Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 25: Quán Niết-bàn

03 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 4132)
Chương 25: Quán Niết-bàn

LONG THỌ BỒ TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003

CHƯƠNG XXV: QUÁN NIẾT BÀN

Hỏi: 

Nếu tất cả pháp không,

Không sanh cũng không diệt;

Đoạn cái gì, diệt gì,

Mà gọi là Niết-bàn? [1] 

Nếu tất cả pháp Không thì không sanh, không diệt. Không sanh, không diệt, thì đoạn cái gì, diệt cái gì mà gọi Niết-bàn? Thế nên, tất cả pháp không thể Không. Bởi vì pháp là bất không, cho nên đoạn các phiền não, diệt ngũ ấm gọi là Niết-bàn.

Đáp:

Nếu các pháp bất không,

Thì không sanh, không diệt.

Đoạn cái gì, diệt gì,

Đó gọi là Niết-bàn ?[1] [2] 

Nếu tất cả thế gianbất không, không có sanh diệt; đoạn cái gì, diệt gì mà gọi là Niết-bàn? Thế nên, hai cánh cửa có và không chẳng mở vào Niết-bàn. Được gọi là Niết-bàn:

Không đắc cũng không đến[2],

Không đoạn cũng không thường;

Không sanh cũng không diệt,

Ấy gọi là Niết-bàn. [3] 

Không đắc, không có gì là sở đắc đối với hành và đối với quả. Không đến, là không chỗ nào để đạt đến. Không đoạn, là năm ấm từ trước đến giờ rốt ráo Không; khi đắc đạo, nhập Vô dư Niết-bàn cũng không có cái bị đoạn trừ. Không thường là, nếu có pháp nào có thể phân biệt được tức gọi là thường. Niết-bàn là tịch diệt, không có pháp nào có thể phân biệt, nên không gọi thường. Sanh diệt cũng vậy. Tướng như thế gọi là Niết-bàn.

Lại nữa, Kinh nói Niết-bàn chẳng phải có; chẳng phải không; chẳng phải vừa có vừa không; chẳng phải vừa chẳng có vừa chẳng không. Đối tất cả pháp mà không thọ, nội tâm tịch diệt; đó là Niết-bàn. Vì sao?

Niết-bàn không gọi có,

có tức tướng lão tử.

Không hề có pháp có,

Lìa tướng lão tử ra.[3] [4] 

Nhận thấy thực tế rằng tất cả vạn vật đều sanh diệt, là tướng già chết. Niết-bàn nếu có thì cũng phải có tướng già chết. Song điều ấy không đúng. Cho nên Niết-bàn không gọi là có. Lại không thấy lìa sanh tử riêng có pháp cố định nào gọi là Niết-bàn. Nếu Niết-bàn là Có, tức có tướng sanh diệt, già chết. Bởi vì lìa tướng già chết mà gọi là Niết-bàn.

Lại nữa:

Nếu Niết-bàn là hữu,

Niết-bàn tức hữu vi.

Không có pháp hữu nào,

Mà gọi là vô vi. [5] 

Niết-bàn chẳng phải là hữu. Vì sao? Tất cả vạn vật từ các duyên sanh khởi, đều là hữu vi không có một pháp nào gọi là vô vi. Tuy pháp thường hằng được giả danhvô vi, nhưng dùng lý suy xét, pháp vô thường còn không có huống là pháp thường hằng. Vì không thể thấy, không thể đắc.

Lại nữa:

Nếu Niết-bàn là hữu,

Làm sao gọi vô thủ[4]?

Không có một pháp nào,

Chẳng từ thủ mà hữu.[5] [6] 

Nếu nói Niết-bàn là pháp có (hữu thể) thì kinh tất không nên nói Vô thủ là Niết-bàn, Vì sao? Chẳng có pháp có (hữu thể) nào không có thủ mà hiện hữu. Thế nên Niết-bàn chẳng phải có (hữu thể).

Hỏi: Nếu có chẳng phải Niết-bàn thì không là Niết-bàn chăng?

Đáp:

Có[6] còn chẳng Niết-bàn,

Huống là không[7] ấy ư!

Niết-bàn không có Hữu,

Chỗ nào sẽ có Vô? [7] 

Nếu có (hữu) chẳng phải Niết-bàn thì không (vô) làm sao là Niết-bàn? Vì sao? Nhơn có hữu nên có vô; nếu không cái hữu làm gì có cái vô. Như kinh nói, “Trước có nay không thì gọi không (vô).” Niết-bàn không phải thế. Tại sao? Vì chẳng phải là pháp có (hữu) biến đổi thành không (vô), nên cái không (vô) cũng chẳng trở thành Niết-bàn.

Lại nữa:

Nếu Niết-bàn là không(vô),

Làm sao nói không thủ? 

Chưa từng có vô thủ,

Mà gọi là pháp không (vô)[8]. [8] 

Nếu nói không (vô) là Niết-bàn; thì kinh tất đã không nói, “không chấp thủ là Niết-bàn.” [9] Vì sao? Không có trường hợp nào không chấp thủ mà được gọi là pháp không (vô pháp). Thế nên Niết-bàn chẳng phải không (vô ).

Hỏi: Nếu Niết-bàn chẳng phải hữu chẳng phải vô, thì cái gì là Niết-bàn?

Đáp:

Chấp thủ các nhân duyên,

Luân chuyển trong sanh tử.

Không thủ các nhân duyên,

Ấy gọi là Niết-bàn[10]. [9] 

Bởi không biết như thật những điên đảo, nhơn năm thủ ấm mà qua lại trong sanh tử. Vì biết như thật các thứ điên đảo thì không trở lại chấp thủ năm thủ ấm qua lại sanh tử. Do năm ấm vốn không tự tánh chẳng còn tiếp nối trở lại, gọi đó là Niết-bàn.

Lại nữa:

Như trong kinh Phật dạy:

Đoạn hữu, đoạn phi hữu.

Thế nên biết, Niết-bàn

Chẳng có cũng chẳng không. [10] 

Hữu chỉ cho ba cõi. Phi hữu chỉ cho sự đoạn diệt của ba cõi. Phật dạy đoạn trừ hai sự này, nên biết Niết-bàn chẳng phải hữu cũng chẳng phải vô.

Hỏi: Nếu hữu hay vô đều không chẳng phải là Niết-bàn, nay hữu và vô chung hiệp, đó là Niết-bàn chăng?

Đáp:

Nói sự hữu và vô,

Hiệp lại thành Niết-bàn.

hữu, vô tức giải thoát,

Điều ấy thì không đúng. [11] 

Nếu nói sự hợp nhất hữu và vô là Niết-bàn; tức là hợp nhất hai điều hữu và vô thành giải thoát; điều ấy không đúng. Vì sao? Hai sự thể hữu và vô trái nhau, làm thế nào cùng tồn tại ở một chỗ?

Lại nữa:

Nếu nói hữu và vô,

Hiệp lại thành Niết-bàn.

Niết-bàn phi vô thủ,

Hai sự từ thủ sanh. [12] 

Nếu hữu và vô hiệp thành Niết-bàn thì kinh không nên nói Niết-bàn là vô thủ. Vì sao? Hai điều hữu và vô từ thủ mà sanh, đối đãi nhau mà có; thế nên hai điều hữu và vô chẳng thể hiệp thành Niết-bàn.

Lại nữa:

Hữu, vô chung hiệp thành,

Làm sao gọi Niết-bàn?

Niết-bàn là vô vi,

Hữu vôhữu vi. [13] 

Hai sự thể hữu và vô chung hiệp không thể gọi Niết-bàn. Niết-bàn là vô vi. Hữu và vô là hữu vi. Thế nên hữu và vô chẳng phải Niết-bàn.

Lại nữa:

Hai sự hữu, vô hiệp,

Làm sao là Niết-bàn?

Hai sự không cùng chỗ,

Như sáng, tối bất đồng. [14] 

Hai điều hữu và vô, chẳng thể gọi Niết-bàn, Vì sao? Hữu và vô mâu thuẫn nhau, không thể có chung một chỗ. Như sáng và tối không cùng chung. Thế nên, lúc có thì chẳng thể không, khi không thể chẳng thể có. Làm thế nào Có và Không chung hiệp mà gọi Niết-bàn?

Hỏi: Nếu hữu và vô chung hiệp chẳng phải Niết-bàn; nay chẳng phải hữu chẳng phải vô, nên là Niết-bàn chăng?

Đáp:

Nếu phi hữu phi vô,

Gọi đó là Niết-bàn;

Phi hữu phi vô này,

Do đâu mà phân biệt? [15] 

Nếu Niết-bàn là phi hữu phi vô; phi hữu phi vô này do đâu mà phân biệt? Thế nên, phi hữu phi vô là Niết-bàn, điều ấy không đúng.

Lại nữa:

Phân biệt phi hữu vô,

Như thế là Niết-bàn.

Nếu hữu, vô thành tựu,

Phi hữu phi vô thành. [16] 

Ông phân biệt phi hữu phi vô là Niết-bàn; điều ấy không đúng. Vì sao? Nếu hữu vô mà thành nhiên phi hữu phi vô mới tựu thành. Trái hẳn với hữu gọi là vô; trái hẳn với vô gọi là hữu. Hữu vô ấy, trong cú nghĩa thứ ba đã phá. Vì không có hữu vô, làm thế nào có phi hữu phi vô? Thế nên, Niết-bàn chẳng phải phi hữu, chẳng phải phi vô.

Lại nữa:

Như Lai sau diệt độ,

Không nói Có cùng Không.

Cũng không nói Có Không,

Chẳng Có và chẳng Không. [17] 

Như Lai đang hiện tại,

Không nói Có cùng Không.

Cũng không nói Có không.

Chẳng Có và chẳng Không. [18] 

Như Lai sau khi diệt độ, hoặc đang hiện tại, mà nói rằng có Như Lai, không được thừa nhận[11]; nói rằng không có Như Lai, cũng không được thừa nhận; vừa có Như Lai vừa không có Như Lai, cũng không được thừa nhận; chẳng phải có Như Lai, chẳng phải không Như Lai cũng không được thừa nhận. Bởi vì không chấp thủ, không nên phân biệt Niết-bàn là hữu hay vô. Lìa Như Lai ra, ai sẽ chứng đắc Niết-bàn? Khi nào, ở đâu? bằng pháp gì mà nói đắc Niết-bàn? Thế nên, tất cả thời, và mọi cách, tìm tướng Niết-bàn không thể được.

Lại nữa:

Niết-bàn cùng thế gian,

Không có chút phân biệt.

Thế gian và Niết-bàn,

Cũng không chút phân biệt. [19] 

nhân duyên năm ấm tương tục qua lại mà gọi là thế gian. Tánh của năm ấm hoàn toàn không, không chấp thủ, tịch diệt; nghĩa này trước đã nói. Bởi vì tất cả pháp không sanh, không diệt; nên thế gian không khác biệt Niết-bàn; Niết-bàn cũng không khác biệt thế gian.

Lại nữa:

Thật tế của Niết-bàn,

thật tế Thế gian.[12]

Như thế hai thật tế

Không hào ly sai biệt. [20] 

Cứu cánh tìm kỹ, thật tế của Niết-bàn và thế gian đều là biên tế vô sanh; bởi vì bình đẳng, bất khả đắc, không hào ly sai biệt.

Lại nữa:

Sanh diệt, có hay không,

Hữu biên, thường vân vân.

Kiến chấp y Niết-bàn,

Đời quá khứ, vị lai. [21] 

Như Lai sau khi diệt độ, Như Lai tồn tại, hay Như Lai không tồn tại, hay Như Lai vừa tồn tại vừa không tồn tại, hay Như lai chẳng phải vừa tồn tại vừa không tồn tại. Thế gianhữu biên; thế gianvô biên; thế gian vừa hữu biên vừa vô biên; thế gian chẳng hữu biên chẳng vô biên. Thế gian là thường; thế gianvô thường; thế gian vừa thường vừa vô thường; thế gian chẳng phải vừa thường vừa vô thường. Ba thứ này cộng thành mười hai kiến chấp. Như Lai sau khi diệt độ, có hay không các thứ, bốn kiến chấp này y trên Niết-bàn mà sanh khởi. Thế gian hữu biên, vô biên các thứ, bốn kiến chấp, y đời vị lai phát khởi; thế gian Thường, Vô Thường v.v.. 4 kiến chấp này y theo đời quá khứ sanh khởi. Như Lai sau khi diệt độ còn tồn tại hay không tồn tại, không thể nhận thức được. Niết-bàn cũng như thế. Như thế gian tiền tế, hậu tế, hữu biên, vô biên, hữu thường, vô thường các thứ; đều không thể nhận thức. Niết-bàn cũng vậy. Thế nên nói, Thế gian và Niết-bàn v.v.. không có sai biệt.

Vì hết thảy pháp Không,

Nào có biên, vô biên.

Vừa biên vừa vô biên,

Chẳng hữu chẳng vô biên. [22] 

Cái gì là nhất, dị?

Nào có thường, vô thường,

Vừa thường vừa vô thường,

Phi thường, phi vô thường. [23] 

Các pháp bất khả đắc,

Diệt tất cả hí luận.

Không người cũng không xứ,

Phật cũng không tuyên thuyết. [24] 

Tất cả pháp, tất cả thời, tất cả mọi thứ, đều từ các duyên sanh, cứu cánh là Không, nên không có tự tánh. Trong các pháp như thế, cái gì là hữu biên? cái gì là vô biên? ai là vô biên? cái gì vừa hữu biên vừa vô biên? cái gì là phi hữu biên phi vô biên? ai là phi hữu biên phi vô biên? cái gì là thường? ai thường? cái gì là vô thường; vừa thường vừa vô thường; phi thường phi vô thường? ai là phi thường phi vô thường? Sao là thân tức ngã; sao là thân khác ngã? Như thế trong tất cả sáu mươi hai thứ tà kiến cứu kính Không, thảy đều bất khả đắc, những gì là sở đắc đều dứt bặt, mọi hí luận đều diệt. Vì hủy diệt hí luận nên không đạt thật tướng các pháp, đạt được con đường an ổn.

Từ chương “Nhân duyên” cho đến đây, phân biệt quán sát các pháp, hữu cũng không; vô cũng không; hữu vô cũng không; phi hữu phi vô cũng không; đó gọi thật tướng các pháp, cũng gọi là Chân như, là Pháp tánh, là Thật tế, là Niết-bàn. Thế nên Như Lai không thời gian, không xứ sở, vì người nói Niết-bàn là tướng cố định, thế nên nói: ‘Những gì là sở đắc đều dứt bặt, mọi hí luận hủy diệt.”



--------------------------------------------------------------------------------

[1] Niết-bàn tiếng Phạn gọi là Nirvana. VANA nghĩa là dục vọng đau khổ, như thế Niết-bàn là nơi an tịnh tuyệt đối. Nói thế chúng ta đừng nghĩ Niết-bàn có một cảnh giới riêng có vị trí thanh tịnh an lạc. Niết-bàn được nhận thức bằng chân không (Sùnya), nó không nằm trong cái hữu hay vô, siêu việt đối đãi. Vì phương tiện đối với chúng sanhđức Phật dùng ngôn ngữ để diễn tả thế nào là cảnh giới Niết-bàn. Chúng ta nhờ giải thích để hiểu biết cụ thể Niết-bàn. Do đó không nên nghĩ ngôn ngữ là có hay không. Như người dùng ngón tay chỉ mặt trời để người khác trông mặt trời. Ngón tay người chỉ, không phải mặt trời, song nhờ ngón tay chỉ mặt trời, người khác có thể nương nơi đó nhìn hướng mặt trời. Khi đã trông thấy rõ mặt trời rồi, thì ngón tay kia không cần dùng nữa. 

[2] Hán: vô đắc diệc vô chí. Bát nhã đăng: vô thối diệc vô đắc. Phạn: aprahìịam asampràptam, không có cái gì bị đoạn trừ, không có cái gì được chứng đắc.

[3] sau khi Đức Như Lai nhập Niết-bàn, nghĩa là trở về bản tính tịch tịnh, chúng sanh sinh nhiều vọng chấp, nói Niết-bàn, cảnh giới Niết-bàn thường trú vô biên. Niết-bàn khác với thế gian v.v. tất cả bàn bạc như thế nào cũng đều sai lầm. Vì Như Lai Niết-bàn là ly ngôn ngữ văn tự, ly tâm duyên tướng, bất khả đắc, bất khả tư nghì. Như Kinh Kim Cang Bát Nhã nói: “Niết-bàn vô Niết-bàn thị danh Niết-bàn”, “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.

[4] Hán: vô thọ. Phạn: anupàdàya, không chấp thủ; không y chỉ (các uẩn).

[5] Hán dịch của Bát-nhã đăng: Niết-bàn nhược hữu thể, vân hà thị vô nhân? Diệc vô hữu nhất pháp, ly nhân nhi đắc hữu, “Niết-bàn nếu là hữu thể, làm sao lại không nhân? Cũng không một pháp nào, không cần nhân mà hiện hữu.” Phạn: bhàvaz ca yadi nirvàịam anupàdàya tat kathaư, nirvàịaư nànupàdàya kazcid bhàvo hi vidyate, “ Nếu Niết-bàn là hữu thể, làm sao cái đó lại không chấp thủ (không y chỉ)? Không có bất cứ hữu thể không chấp thủ nào được nhận thức như là Niết-bàn.”

[6] Hán: hữu. Phạn: bhàva (hữu thể).

[7] Hán: vô. Phạn: abhàva: vô thể.

[8] Hán dịch của Bát nhã đăng: Nhược Niết-bàn vô thể, vân hà thị vô nhân, “Niết-bàn nếu là vô thể, làm sao đó lại là vô nhân?” Phạn: nirvàịaư na hy abhàvo ‘sti yo ‘nupàdàya vidyate, “Niết-bàn là vô thủ nên hoàn toàn không phải là vô thể.” Về cách dùng từ upàdàya (và anupàdàya) trong bản Phạn, và cách dịch của bản Hán, xem cht. 1 tr. 150 chương XXII.

[9] Hán: Bất thọ danh Niết-bàn. Xem Pali, Sn. 638: anupàdàya nibbuto, “Sau khi không còn chấp thủ (không thủ trước hay không sở y), vị ấy chứng tịch diệt (tức Niết-bàn).

[10] Bát nhã đăng: Nhược vô nhân vô duyên, thị danh vi Niết-bàn. Phạn: so’ pratìtyànu- pàdàya nirvàịam upadiwyate, “Không lệ thuộc các duyên, không còn chấp thủ, cái đó được nói là Niết-bàn.”

[11] Hán: bất thọ; cũng hiểu là không chấp thủ.

[12] Phạn: nirvàịasya ca yà koỉihï koỉihï saưsarasya ca: biên tế của Niết-bàn và biên tế của sanh tử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant