- Lời Của Dịch Giả
- Chương 01: Quán Nhân Duyên
- Chương 02: Quán Khứ Lai
- Chương 03: Quán Lục Tình
- Chương 04: Quán Ngũ Ấm
- Chương 05: Quán Lục Chủng
- Chương 06: Quán Pháp Nhiễm Người Nhiễm
- Chương 07: Quán Ba Tướng
- Chương 08: Quán Tác, Tác Giả
- Chương 09: Quán Bổn Trụ
- Chương 10: Quán Nhiên, Khả Nhiên
- Chương 11: Quán Bổn Tế
- Chương 12: Quán Khổ
- Chương 13: Quán Hành
- Chương 14: Quán Hiệp
- Chương 15: Quán Hữu Vô
- Chương 16: Quán Phược Giải
- Chương 17: Quán Nghiệp
- Chương 18: Quán Pháp
- Chương 19: Quán Thời
- Chương 20: Quán Nhơn Quả
- Chương 21: Quán Thành, Họai
- Chương 22: Quán Như Lai
- Chương 23: Quán Điên Đảo
- Chương 24: Quán Tứ Đế
- Chương 25: Quán Niết-bàn
- Chương 26: Quán Thập Nhị Nhơn Duyên
- Chương 27: Quán Tà Kiến
LONG THỌ BỒ
TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo -
CHƯƠNG XXVI: QUÁN THẬP NHỊ NHƠN DUYÊN.
Hỏi: Ông đã thuyết con đường đệ nhất nghĩa bằng pháp Đại thừa. Nay tôi muốn nghe pháp Thanh văn để vào đạo đệ nhất nghĩa.
Chúng sanh bị si phủ,
Về sau khởi ba hành.
Bởi vì khởi ba hành,
Theo hành vào sáu nẽo[1]
Do nhân duyên các hành,
Thức thọ thân sáu đạo. [1]
Vì do các thức nhiễm,
Tăng trưởng nơi danh sắc. [2]
Vì danh sắc tăng trưởng,
Nhân đó sanh sáu nhập.
Tình, trần,thức hòa hiệp,
Mà sanh ra sáu xúc.[2] [3]
Vì nhân nơi sáu xúc,
Liền sanh khởi ba thọ.
Bởi do sanh ba thọ,
Mà phát sanh khát ái. [4]
Nhân ái có bốn thủ,
Nhân thủ nên có hữu.
Nếu thủ ấy không thủ,
Thì giải thoát không hữu. [5]
Từ hữu mà có sanh,
Từ sanh có lão tử.
Từ lão tử mà có,
Ưu bi các khổ não. [6]
Như thế tất cả sự,
Đều từ sanh mà có.
Chỉ là do nhân duyên,
Tụ tập đại khổ ấm. [7]
Ấy gọi là sanh tử,
Căn bản của các hành.
Tạo tác là vô minh,
Người trí không tạo tác. [8]
Vì do cái này diệt,
Nên cái ấy không sanh.
Chỉ là tụ khổ ấm,
Như thế là chánh diệt. [9]
Phàm phu vì bị
vô minh làm mù tối. Với ba nghiệp thân, khẩu, ý mà sanh khởi các hành dẫn vào
sáu nẽo tạo thành thân đời sau. Sự phát khởi sáu hành có ba bậc, thượng, trung,
hạ. Thức đi vào sáu nẽo, tùy theo hành mà thọ thân. Do bởi nhân duyên thức đắm
nhiễm mà có danh sắc tụ tập. Vì danh sắc tụ tập, nên có sáu nhập. Do nhân duyên
sáu nhập mà phát khởi sáu xúc. Bởi nhân duyên sáu xúc, mà có ba thọ. Vì nhơn
duyên ba thọ mà phát sanh khát ái. Do nhân duyên khát ái, mà có bốn thủ. Khi
chấp thủ bốn thủ, do thân, khẩu, ý khởi nghiệp tội phước, khiến cho có tương
tục của ba cõi ở đời sau. Từ hữu mà có sanh; từ sanh mà có lão tử; từ lão tử mà
có ưu bi khổ não, đủ mọi sự đau khổ, chỉ là tụ tập của khổ ấm. Thế nên kẻ phàm
phu vô trí khởi căn bổn của các hành dẫn đến sanh tử này. Người trí không khởi
những hành đó. Do thấy biết như thật nên vô minh diệt. Do vô minh diệt, các
hành cũng diệt. Bởi nhân duyên diệt nên quả cũng diệt. Như thế, tu tập Trí quán
mười hai nhân duyên sanh diệt, nên sự ấy diệt. Do sự ấy diệt, cho đến, sanh,
lão tử, ưu bi, đại khổ ấm, đều như thật chánh diệt. Chánh diệt là cứu cánh diệt
tận. Nghĩa mười hai nhân duyên sanh diệt ấy, như trong Kinh, Luận đã nói rộng.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Phần Quán Thập nhị nhân duyên có tính cách quan trọng trong bộ T.Q.L. nhưng vì chương I Quán nhân duyên trước kia Ngài Thanh Mục đã luận bàn nhiều về vấn đề Nhân duyên rồi nên chương này chỉ giải thích sơ lược những từ ngữ và Pháp số mà thôi. Mười hai nhân duyên là: vô minh, hành,thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, sanh và lão tử.
[2] Ba nghiệp là thân khẩu và ý. Sáu đường là ngạ quỷ, súc sanh, Thiên, Nhơn, A tu la, sắc: là sắc pháp. Tâm là thọ, Tưởng, hành và thức. Sáu thứ xúc: Chỉ sáu căn tiếp xúc sáu trần mà có cảm xúc: thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc và pháp. Ba thọ: là khổ thọ, lạc thọ và xả thọ. Bốn ái thủ: Dục thủ, ngã thủ, kiến thủ và giới cấm thủ.
Nguồn gốc sanh từ là vô minh. Khi vô minh đoạn diệt, thì các khổ phiền não ngũ ấm theo đó tiêu diệt hết.