Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 2 Thế Giới Quan Của Bà La Môn Giáo

Sunday, July 4, 201000:00(View: 4273)
Chương 2 Thế Giới Quan Của Bà La Môn Giáo

TIỂU THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN
Tác Giả: Kimura Taiken

Hán Dịch: Thích Diễn Bồi - Việt Dịch: Thích Quảng Độ
Xuất Bản: Viện Đại Học Vạn Hạnh Việt Nam 1969 - Chùa Khánh Anh, France 

CHƯƠNG THỨ II
THẾ-GIỚI-QUAN CỦA BÀ-LA-MÔN-GIÁO

(Đặc biệt về vật khí thế gian)

1- LỜI TỰA.

Như đã nói ở trên, cơ sở của thế-giới-quan Phật giáo là nhân-sinh-quan. Cái lý do tại sao chủ ý của Phật giáo Nguyên thủy có thể nói là luân-lý-duy-tâm-luận, do tâm trạng và hành vi thiện ác mà khia triển các loại thế giới cũng do đó. Cái gọi là Tam-giới chính là kết quả sản sinh từ nhân-sinh-quan, tức là tùy theo trạng thái tinh thần của ta mà đặt ra những giai đoạn thiền định tu hành, và để thích ứng điểm này, đem chia hữu tình giới thành ba thái là dục giới, sắc giớivô sắc giới, đại thể đó là cách phân loại hữu tình. Cứ theo cái danh nghĩa ấy thì toàn chỉ cho cảnh giới tinh thần, cho nên, đối với vật lý cổ truyền, dĩ nhiên nó mang một ý nghĩa rất khác.

Nhưng giáo pháp của Phật giáo Nguyên thủy đã dần dần được chỉnh lý, và các phân loại trên không còn chỉ hạn định ở cảnh giới tinh thần nữa, mà để thích ứng, đã nói có những thế giới đặc thù: đó là nguyên do đã từ nhân sinh quan mà khoáng trương thế-giới-quan vậy. Sự chuyển hướng này đã có rất sớm, đến Trung-A-Hàm, quyển 43, trong Phân-Biệt-Ý-Hành-Kinh thì cho ý nghĩa giữa tam giới của cảnh địa thiền địnhtam giới của địa vị hữu tình tiên thiên là tương đồng, không có sai khác. Như vậy, vũ-trụ-hình-thái-luận của Phật giáo là kết quả của sự thống hợp giữa tam giới sống này với thần thoại không tưởng được lưu hành ở thời bấy giờ,cho đến thiên văn học và vật lý học để thuyết minh. Đương nhiên, trong tam giới, vô sắc giới là sự tồn tại tinh thần, không thuộc vật chất giới vì không có hình thái, cho nên không ở trong thế giới hiện tượng luận.

2-THẾ-GIỚI-QUAN CỦA VỆ-ĐÀ VÀ ÁO-NGHĨA-THƯ.

Vũ-trụ-quan của Lê-Câu-Vệ-Đà hoàn toànvật lý. Lúc đầu chia thế giới thành trời và đất để quan sát, rồi dần để khảo sát đến trung-gian-giới, và cuối cùng đã đi đến sự thành lập thuyết Tam giới. Tức là, trên cõi đất này gọi là địa giới, nơi nào có hiện tượng khí lưu thì gọi là không giới; và nơi nào có mặt trời, mặt trăngtinh tú thì gọi là thiên giới; hay còn gọi bằng một danh từ riêng là Svar, bhuvar, bhùr. Tam giới này trở thành xứ sở có giai đoạn, mà trong đó lấy các loại thần làm đầu và thần được nhận là nơi y chỉ của hết thày sinh vật.

Song, sự tưởng tượng của người ta còn đi xa hơn mà chia tam giới thành những khu biệt nhỏ nữa. Trong Lê-Câu--Vệ-Đà (R, Vô-vi-pháp, VII, 87, 5), đã chia thành trời ba gia đoạn, đất ba giai đoạn, và cứ theo luận lý ấy, không cũng có ba giai đoạn, đó là manh nha thuyết Tam-giới-cửu-địa (ba cõi, chín nơi) vậy. Địa vị của các thần và các loại hữu tình sống trong ba cõi này có cao có thấp khác nhau, đó là cách phân loại đã phát xuất từ thuyết trên. Đương nhiên, theo chỗ tôi biết, trong các văn thư Vệ Đà vẫn chưa nói rõ chư thần và hữu tình phối hợp với tam giới, cửu địa như thế nào. Việc lấy thái dương phối với trời, lấy gió phối với không, lấy lửa phối với đất mà làm vị chủ thần thì chỉ đã manh nha trong Lê-Câu-Vệ-Đà để rồi được thành lập vào thời đại Phạm Thư. Đấn Phạm Thư hoặc Áo-nghĩa-thư thì lại chia ra tám cõi (bát giới) hay chín cõi (cửu giới) để nói rõ địa vị của thần và hữu tình. Chẳng hạn như trong Bách-Đạo-Phạm-Thư kể có tám thần: 1-Hỏa thần, 2-Địa thần, 3-Phong thần, 4-Không thần, 5-Thái đương thần, 6-Thiên thần, 7-Nguyệt thần, 8-tinh thần. Lại trong Bá-lị-cáp-áo-nghĩa-thư thì, phía trên cõi địa giới, kể có chín cõi là: 1-Phong giới, 2-Không giới, 3-Càn thát bà giới, 4-Thái dương giới, 5-Nguyệt giới, 6-Tinh giới, 7-Thiên giới, 8-Nhân đà la giới, 9-Sinh chủ giới. nhìn một cách đại quan thì chư thần trong các cõi đó không có từng bậc, nhưng trong tam giới thì mỗi thần thì chiếm địa vị riêng, mà trung tâmSinh chủ. Có thể nói đó là thế-giới-quan từ thời đại Phạm Thư cho đến Áo-nghĩa-thư.

Nhưng, cái hình thái của thế giới này như thế nào? Dĩ nhiên, vào thời đại Lê-câu-vệ-đà, vấn đề này vẫn chưa biểu hiện một các rõ ràng. Trên đại thể, tựa hồ nó không ngoài tưởng pháp trời che, đất chở. Trong Lê-câu-vệ-đà có chỗ ví trời đất như hai bánh xe mà trong đó có cái trục làm liên lạc, nhưng đến Bách-Đạo-Phạm-Thư thì lại nói hình thái thế giới như con rùa và con voi. Nghĩa là, trời xanh tương đương với mai rùa, đất tương đương với bụng, còn trung gian tương đương với không giới. Rồi lại nếu tiến lên một bậc nữa mà chỉnh lý là thế-giới-quan trong Ái-đà-lệ-da-áo-nghĩa-thư. Thuyết này cho rằng thế giới này trên dưới đều có nước bao bọc, trong đó có không (ánh sáng) và đất (chết). Song, ở thời đại cổ Bà-la-môn-giáo (tức là Lê-câu-vệ-đà đến thời đại Kinh Thư), những sản vật không tưởng do đời sau sáng tạo như những thuyết về các núi, các sông và các châu, vẫn chưa phát đạt một cách rõ rệt. Danh từ Tu-di-sơn ta đã thấy Suy-đề-lợi-da-áo-nghĩa-thư, nhưng nó chưa được làm trung tâm để nói về hình trạng của thế giới. Về điểm này, bất luận tại đâu cũng đều như thế cả. Chẳng hạn như thế-giới-hình-thái-luận của dân tộc cổ đại thì lấy chỗ đất thực tế là nơi đang cư trú làm cơ sở, nên đối với những truyền thuyết không tưởng, luôn luôn dựa vào thực tế để quan sát rồi sau mới đúc kết. Như vậy, dĩ nhiên là đối với các nước khác, tức toàn cõi Ấn Độ, người cổ đại vẫn chưa có một dự tưởng toàn thể. Thế-giới-hình-thái-luận đại quy mô thật sự chỉ phát sinh sau thời đại các học phái xuất hiện mà thôi. Tức là, khi dân tộc cổ đại đi xuống phía nam, biêt có núi tuyết, có biển, thì lúc đó, ít ra, mới biết ngoài Ấn Độ còn có các nước khác.

3-THẾ-GIỚI-QUAN TÂN-BÀ-LA-MÔN-GIÁO.

Thế-giới-quan Ấn Độ vào thời đại các học phái phát đạt đại thể có ba loại: 1) Thế-giới-quan Tân-bà-la-môn-giáo, 2) Thế-giới-quan Phật giáo, 3) Thế-giới-quan Kỳ-na-giáo. Trong khoảng hỗ tương giữa ba tổ chức này tuy có ít nhiều điểm cộng thông, nhưng cũng có chỗ bất đồng rất lớn. Bởi vì tuy cũng lấy tư tưởng cổ đại kể trên làm bối cảnh, nhưng cũng có phái khảo sát riêng, do đó dần dần đã đi đến chỗ bất đồng. Tựu trung, thuyết của Phật giáo đã có nhiều điểm bất đồng với thuyết Kỳ-na và Tân-bà-la-môn-giáo để rồi cuối cùng để hình thành một loại phát đạt đặc hữu. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thế-giới-quan của Phật giáo chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm được biến chế từ cái thế-giới-quan lưu hành ở đương thời, cho nên, muốn hiểu rõ thế-giới-quan Phật giáo, tất nhiên ta phải biết qua thế-giới-quan của Tân-bà-la-môn-giáo hay của Kỳ-na-giáo.

Song, ở đây vì vấn đề quá phức tạp, không thể nói hết được, nên chúng tôi chỉ có dụng ý là trình bày một cách đơn giản thế-giới-quan của Tân-bà-la-môn-giáo để tiện việc so sánh sau này mà thôi.

Nhưng tài liệu về thế-giới-quan của Tân-bà-la-môn-giáo như thế nào? Những tài liệu xưa nhất trong Ma-ha-bà-la-da và thế-giới-quan trong Ma-nô. Kế đến là những tài liệu được chế tác trong các loại Bá-Lạp-Na luận về vấn đề này. Bá-Lạp-Na (phạm) chủ yếu có 18 loại: 1-Đa-ca-ngõa-tha-bá-lạp-na, 2-Ba-quy-bá-lạp-na, 3-Bà-la-mãn-đa-bá-lạp-na, 4-Bá-la-man-ngõa-y-ngõa-nhĩ-tha-bá-lạp-na, 5-Đức-duy-ba-ca-ngõa-tha-bá-lạp-na, 6-Ca-nhĩ-ca-bá-lạp-na, 7-Khố-lư-mã-bá-lạp-na, 8-Lăng-già-bá-lạp-na, 9-Ma-lư-can-dề-da-bá-lạp-na, 10-Ma-ca-bá-lạp-na, 11-Phạ-đà-ma-bá-lạp-na, 12-Thấp-bà-bá-lạp-na, 13-Tư-can-đà-bá-lạp-na, 14-Ngõa-ma-na-bá-lạp-na, 15-Ngõa-lạp-cáp-bá-lạp-na, 16-Ngõa-do-bá-lạp-na, 17-Duy-tư-nô-bá-lạp-na, 18-Na-lạp-lị-bá-lạp-na.

Những đề tài mà tất cả Bá-lạp-na trên đều nói đến là: 1-Đại khởi nguyên của thế giới, 2-Phá hoại, tân tạo, 3-Thần phổ luận, 4-Sự chi phối của Ma-Nô (Manu) và, 5-Lịch sử của các Thiên-tô-hệ. Năm đề này được coi là năm tướng của các Bá-lạp-na (nhưng trongNa-lạp-lị-da không thấy thuyết minh về thế-giới-quan). Các giáo phái Ấn Độ lấy Bá-lạp-na làm nên tảng để thành lập, bởi thế nó được coi là Thánh điển của Tân-bà-la-môn-giáo. Nhưng người ta không rõ niên đại thành lập Bá-lạp-na. Còn về tên sách thì trong Bà-lợi-cáp-đức-áo-nghĩa-thư tuy đã nói đến tên Bá-lạp-na, nhưng thời gian nào nó được trở thành định hình thật sự thì người ta vẫn chưa được rõ. Theo tôi, bất luận loại nào đi nữa cũng đều được thành lập sau kỷ nguyên. Vì tư tưởng nền tảng của Bá-lạp-na ta thấy rải sác khắp nơi trong cách thuyết pháp của Số Luận. Nhưng từ đó trỡ về trước tất kính như thế nào thì hiện nay tựa hồ chưa thể quyết định được.

A-ma-la-câu-cáp bảo đặc sắc của Bá-lạp-na là ngũ tướng, nhưng A-ma-la-câu-cáp này là một trong chín thứ của báu của Vương Triều Duy-khắc-la-ma-loi-tha. Uy-nhĩ-tốn nói: cốt-tử của Bá-lạp-na được thành lập trước kỷ nguyên. Nhưng trong phần chú thích lại bảo điềunày không đúng. Do đó, nếu bảo thế-giới-quan trong bá-lạp-na là uyên nguyên của vũ-trụ-quan Phật giáo thì không đúng, mà coi vũ-trụ-quan Phật giáo ngang hàng với thế-giới-quan Bá-lạp-na mới thích đáng. Tuy nhiên, nói theo cách thức, về mặt hệ thống tư tưởng, ta vẫn có thể coi là tiên khu của Phật giáo. Bởi thế, ở đây tôi tưởng nên trình bày qua những yếu điểm của nó.

4- THẾ GIỚI KHỞI NGUYÊN LUẬN CỦA BÁ LẠP NA.

Trước hết, hãy nói một cách đơn giản về thế giới khởi nguyên luận. Từ Lê-câu-vệ-đà đến Khởi nguyên luận của Áo Nghĩa Thư, tôi đã có dịp trình bày qua, nhưng về Khởi nguyên luận của Bá-lạp-na thì chưa lần nào đề cập đến.

Bắt đầu từ áng thơ tự sự vĩ đại là Ma-ha-ba-la-đa (Mahabharata), nhất là Bá-lạp-na, có thể nói người ta đã lấy tín ngưỡng thông tục làm trung tâm. Tức là xuất phát từ Đa thần giáo đương thời, người ta muốn lấy Tỳ-nữu-noa hay Thấp bá làm cơ sở tín ngưỡng thống nhất, rối từ đó tiến lên mà kế thừa Bà-La-Môn-Giáo cổ phong, đồng thời ở một phương diện khác, lại muốn gây một sự cải tạo trong dân tâm. Do đó, đối với thế giới khởi nguyên luận này, trong đó dĩ nhiên cũng đã đưa ra một lập trường mới, nếu nói đến yếu tố của nó là kết hợp một nền triết học mới. Kết quả, trong nền thần thoại mới, Phạm Thiên đã dần dần mất thế lực mà Tỳ-nữu-no và Thấp-bà lại chiếm địa vị ưu việt, nhất là thần thoại Tỳ-nữu-noa được ứng dụng một cách rất phổ biến. Tức là Tỳ-nữu-noa quyền hiện (avatàra) rất nhiều hình để cứu chúng sinh. Đặc biệt là về thế-giới-sáng-tạo-quan, khi Tỳ-nữu-noa nhập thiền định tại Tây-sa-la-dà, thì từ rốn (rún) sinh ra bông sen, rồi từ bông sen đó sinh ra Phạm Thiên mà tạo dựng thế giới. Song, khi nhiều triết thuyết đã phát sinh nếu chỉ thuyết minh thế giới khởi nguyên luận theo thần thoại thông tục, thì không thể làm thỏa mãn tâm ý của người ta. Để bổ cứu cho khuyết điểm đó mà triết học hóa thần thoại chính là Số-luận-hữu-thần. Tức là, thuyết này lấy thần Tỳ-nữu-noa (cũng gọi là Phạm) làm nguyên lý tối cao, rồi dưới đó thống hợp hai nguyên lý tự tínhthần ngã, rồi từ đó mở rộng ngã mạn, ngũ duy, mười một căn, v.v… mà tạo dựng thế giới này. Từ cuối thời kỳ Áo-nghĩa-thư đến thời đại các học phái, về mọi phương diện, tư tưởng Số Luận, tựa hồ đã chi phối tư tưởng giới Ấn Độ. Và thế lực này cũng liên hệ đến cả thế giới khởi nguyên luận của Bá-lạp-na.

Nhưng tư tưởng Số Luậnthần thoại thông tục đã được thống hợp dưới hình thái nào để mới trở thành Khai-tịch-luân của Tân-bà-la-môn-giáo? Nghĩa là, giữa Ma-ha-bà-la-đa, Ma-nô hay Bá-lạp-na tuy có rất nhiều điểm bất đồng, nhưng lẽ tự nhiên là cũng có những quan niệm cộng thông, điều đó tưởng không cần nói ai cũng biết. Giờ tôi hãy thử trình bày khai-tịch-luân của Ma-nô và khai-tịch-luận của Tỳ-nữu-noa-bá-lạp-na như sau (căn cứ theo Hasting ‘sắc, thanh, hương, vị, xúc Encyclopaedia of Religon and Ethics vol. VI, phàm phu, 155-161).

Pháp-điển Ma-nô chương thứ nhất, nói từ sự sáng lập thế giới đến quá trình phát sinh các chế độ xã hôi. Theo thuyết này thì ban sơ vũ trụmột thể hỗn mang, nghĩa là tất cả ở trong trạng thái mờ mịt. Trong thời gian này, đấng vĩnh viễn tự tồn muốn phá tan màn hắc ám để triển khai vạn hữu, bèn trước hết từ tự thể sinh ra nước (ta có thể so sánh các thuyết như Nguyên thủy thuyết từ thời đại Lê-câu-vệ-đà đến Phạm Thư, A-tỳ-tư-thuyết của A-tỷ-luân, dự ưởng nước Tha-lệ-tư, đất Hy-bá-lai bảo từ đấng tự tồn sinh ra nước). Rồi trong nước ấy đấng tự tồn lại gieo hạt giống để trở thành quả trứng sáng chói như ánh thái dương, và trong trứng đó Phạm Thiên hiển hiện (ở đây ta có thể tưởng tượng được cái nguyên lý tối cao của thời đại Vệ-Đà: sự quan hệ vật chấtnhân cách thần = “vật chất => nhân cách thần”. Phạm Thiên ở trong quả trứng vàng này trải qua một năm sau thì chia nó thành hai phần: phần trên là trời, phần dưới là đất, ở giữa là không, như thế đã tạo thành tam giới, Phạm Thiên lại muốn thành lập hữu tình giới, bèn trước hết từ tự thể tạo ra ý, từ ý tạo ra ngã mạn, rồi bắt đầu từ ngã mạn đại ngã (giác) mà tạo ngũ duy, ngũ căn, rồi lại từ ngũ duy, ngã mạn tạo nơi y chỉ của sinh mệnh, rồi sau hết từ đó tạo thành ngũ đại để hoàn thành hết thảy. Về điểm này, thuyết Số Luận tuy có chỗ rất bất đồng, nhưng trên tinh thần không sai biệt mấy: đó là điều ta cần ghi nhận. Từ đó, qua đặc chất của những tác dụng hữu tình, đã phát sinh hết thảy, như núi, sông, cỏ, cây, cho đến Tam-vệ-đà, từ tính và thiện, ác, v.v… tôi cho rằng đây là một thuyết minh rất nhất quán.

Nhưng, theo Ma-nô, hay Ma-ha-bà-la-da thì thế giới này không phải vĩnh cửu, tương tục, mà sau khi được sáng tạo, nó phải trải qua các giai đoạn tuần hoàn, biến thiên để rồi cuối cùng lại trở vể cái trạng thái bản lai mờ mịt của nó. Điều này đến các học phái đã đề xướng cái gọi là Kiếp-diệt-thuyết. Về năm, tháng, theo Ma-nô, xã hội nhân gian xoay vần trong bốn tời kỳ gọi là bốn du-dà: khố-lợi-tha, thoát-lợi-tha, la-ngõa-bà-la và khải-lợi. Khố-lợi-tha du-dà đi trong thời đại hoàn toàn chính pháp, tức là thự-quang thời đại (thời kỳ rạng đông – 400 năm), bản-kỳ-thời-đại (4000 năm), hoàn hôn thời đại (400 năm) tổng cộng 4800 năm, lúc đó người thọ 4000 tuổi. Thoát-lợi-tha du-dà thời đại chỉ còn ba phần tư chính pháp, thêm thự-quang và hoàng hôn nữa thì kéo dài được 3600 năm; thời đại này người thọ 3000 tuổi. La-ngõa-bà-la-du-dà là thời kỳ chính pháp chỉ còn hai phần tư, kéo dài 2400 năm; người thọ 2000 tuổi. Sau hết đến khải-lợi-du-dà là thời kỳ chính pháp chỉ còn lại một phần tư, tức là chính pháp thời bấy giờ kéo dài 1200 năm; tuổi thọ của người vào thời kỳ này không nhất định. Cứ như thế khi thời kỳ khải-lợi-tha-du-dà và xoay vần như cũ (về niên số của du-dà, tham chiếu Wilsons Visnu Puràna Vol, pp. 50-54 Note). Ở đây chúng ta có thể liên tưởng đến bốn thời kỳ của Ân-tỳ-la-khố-lợi-tư (1-Duy-ái, 2-Tăng-sinh, 3-Duy-tăng, 4-Ái-tái-sinh).

Song, đến thời kỳ tuần hoàn nào thì thế giới băng hoại. Theo Ma-nô, cứ bốn du-dà của nhân gian, nghĩa là 12000 năm (tức 4800 + 3600 + 1200 = 12000 năm) là một du-dà của các thần. Một nghìn du-dà này, và cứ theo công thức trên, thêm lên một nghìn nữa là một ngày của Phạm Thiên. Một ngày ở đây chỉ kể ban ngày mà thôi. Lúc đó Phạm Thiên ngưng mọi hoạt động mà nghĩ đêm; ấy là kiếp diệt. Như vậy, chỉ trong một đêm, thế giới chìm trong cảnh tối tăm, và sau Phạm Thiên lại tiếp tục hoạt động: ấy là sự tái tạo thế giới (Deussen, Allgemeine Geschte der Philosophie I, 3, ss, 45-47).

Thuyết trên đây tuy do sự hoạt động một ngày một đêm ở nhân gian mà tưởng tượng ra, nhưng nếu đặt nó vào căn để của lý luận, thì tôi cho rằng nó muốn điều hòa giữa sự sáng tạo thế giớiluân hồi vô tận. Tại sao? Vì thuyết sáng tạo thế giới ngay từ thời đại Lê-câu-vệ-đà đã được quy định rồi, bỏ đi không thể được, nhưng nếu thế thì luân hồi vô tận không thể thành lập được, cho nên phải điều hòa nó để tỏ rằng không ngoài thuyết tuần hoàn. Nhưng, đứng về mặt sự thực mà nói thì thuyết này là do sáng kiến của các nhà tìm tòi nghiên cứu M-ha-ba-la-da, hay là sản phẩm của các học phái khác? Vấn đề này vì không thể phán định ngay được, nên cần phải có sự nghiên cứu tinh xác nữa. Tuy vậy, điều ta cần ghi nhận là, bất luận từ đâu đến, thuyết này dưới nhiều hình thái, từng đã chi phối toàn thể tư tưởng giới Ấn Độ.

Trên đây là khai-tịch-luận của pháp điển Ma-nô, còn khai-tịch-luận của Bá-lạp-na thì thề nào? Khai-tịch-luận của Bá-lạp-na tuy là đại đồng, tiểu dị, nhưng ở đây tôi cũng xin trình bày những điểm cương yếu, căn cứ theo khai-tịch-luận của Tỳ-nữu-noa.

Đấng Tự-Tồn dĩ nhiênduy nhất, thế nhưng cũng lại triển khai ra ba loại yếu tố lớn là: thần ngã, tự tính và thời. Thần ngã là nguyên lý tinh thần; tự tính là nguyên lý vật chất; còn thời là nguyên lý kết hợp cả hai. Do thời kết hợp cả hai, nên đấn tự-tồn tự nhập vào trong, thì từ tự tính triển khai giác, ngả mạn, ngũ đại và mười một căn. Khi ngũ đại triển khai rồi lại kết hợp với nhau mà thành Phạm-noãn (trứng phạm = khí thế giới), đứng trên nước, nhờ có nước, lửa gió, không, ngả mạn, giác, tự tính mà đứng vững. Đấng tự-tồn tự hình thành Phạm Thiên, mà do đức lo mà tạo vạn vật, do đức mừng lấy Tỳ-nữu-noa mà bảo tồn, và cuối đức tối lấy Lỗ-la-lạp mà phá hoại, tức là kiếp diệt.

Ta có thể thuyết này tuy đại thể cũng tương tự như thuyết Ma-nô, hay Ma-ha-bà-da-đa, nhưng đã để lộ sắc phái tôn phái, vả lại muốn điều hòa mọi tư tưởng: có thể nói đây là d0iểm xuất sắc nhất ban (Allegegemeime Geschichte der Philosophie I, 3, SS.38-47; Hasting ‘s Encyelopacdia of Religion and Cosmology by jacobbi; Wilson ‘s Visnu Puràna IV. 30).

5- DIÊM PHÙ ĐỀ CHÂU.

Thứ đến là hình thái của vũ trụ được thành lập như thế nào? Tức cũng là vấn đề thế giới hình tượng luận như thê nào?

Theo Bá-lạp-na thì trong không gian vô hạn này có vô hạn tổ chức vũ trụ. Gồm tất cả tổ chức này gọi chung là một Phạm noãn. Nghĩa là, phát sinh luận phạm noãn về phương diện hình thái luận, cũng có thể dùng một cách uyển chuyển. Song, điểm chủ yếu của Bá-lạp-na không phải luận cứu tất cả những tổ chức vũ trụ vô hạn mà lấy một tổ chức trong số đó, tức là hình thái vũ trụ trong đó chúng ta đang sống làm mục đích luận cứu. Lý do là tất cả vũ trụ, bất luận loại nào, đều là một tổ chức đồng nhất. Theo ý nghĩa ấy, ta có thể hiểu Phạm noãn là một vũ trụ.

Phạm noãn, như đã nói ở trên, được bao quanh bằng những vòng đai nước, lửa, gió, không, ngã mạn, đại (giác) và tự tính. Lớp dày của nó dần dần được tăng lên gấp mười. Xem đồ biểu bên cạnh.

blank 

Nghĩa là tự tính, giác, ngã mạn hỗn hợp với Phạm, không, gió, lửa, nước và đất do Áo-nghĩa-thư phát triển, và gọi cái hình thái đồng thời tồn tại của tất cả yếu tốvũ trụ quan.

Nhưng trung-khu-bộ từ bộ phận nào mà được thành lập? Thôn thường chia nó thành bà-lỗ, bá-ngõa-tư, tư-ngõa-lỗ, mã-cáp-lỗ, ca-na-tư, tha-ba-tư và tát-đỏa-dạ-ma gồm bảy tầng, tức là thế giới từ cõi đất này trở lên. Tựu trung, bá-lỗ, bá-ngõa-tư, tư-ngõa-lỗ, ở thời đại Phạm Thư đã được gọi là Thiên, Không, Địa tam giới; cho đến thái-cơ-lợi-da, a-nan-da-đà, rồi lại thêm mã-cáp-lỗ, ca-na-tư, Bá-lạp-na lại dùng hình thức này để nói rõ sự khu biêt về địa vi của chư thiên. Đối lại với bảy cõi trên cõi đất còn có bảy cõi dưới cõi đất. Đó là trụ xứ của Ba-tha-lạp là: A-tha-lạp, duy-tha-lạp, tư-tha-lạp, tha-lạp-tha-lạp, mã-cáp-tha-lạp, lạp-tát-tha-lạp và ba-tha-lạp. Nếurõ tất cả các cõi này một cách chi tiết thì rất phiền tạp, cho nên ở đây tôi chỉ đề cập đến những điểm trọng yếu mà thôi.

Cõi đất mà chúng ta ở đây dĩ nhiên là cõi Bá-Lỗ (Bá-Lỗ giới) và được thành lập từ bảy châu, bảy biển, và bất luận loại nào, đều là trạng thái vòng tròn. Xem đồ biểu trang 27.

 blank

Tựu trung, Diêm-phù-đề châu là trung tâm của bảy châu và được bao bọc bởi biển La-ngõa-nô-lạp (I avanodà). Châu này bao hàm toàn châu Ấn Độ thời bấy giờ. Vì Bà-la-môn-giáo cũng như Kỳ-na-giáo đều coi toàn Ấn Độtrung tâm của thế giới. Điểm này có khác với Phật giáo, vì Phật giáo cho núi Tu Ditrung tâm, còn Diêm-phù-đề chỉ là một bốn châu và ở phía nam mà thôi. Đường trực kính của châu Diêm-phù-đề là mười vạn do tuần, chu vi ba mươi vạn do tuần (Phật giáo thì nói trực kính hai nghìn do tuần, và chu vi sáu nghìn do tuần - Lập-thê-A-tỳ-đàm-luận, quyển 2, Đại chính, 32, trang 179, hạ). Đông, tây chạy đều nhau và sơn mạch lại chia thành bảy nước. Đó là: 1) Ba-lạp-tha (núi Hi-ma-ngõa-đà), 2) Kim-bà-lỗ-sa (núi Hải-mã-khố-tha), 3) Cáp-lợi-ngõa-lỗ-sa (núi Ni-sa-lạp),4) Đông – Ba-độc-lập-tư-ngõa; Trung – y-lạp-ngõa-lỗ-tha (núi Nị-lạp); và, Tây - Khắc-tư-mã-lạp. 5) Nam-da-đà (núi Tư-duy-tha). 6) Hi-thương-mã-da (núi Tú-đốn-tạp-ngõa-tha), 7) Trung tâm địa của ưu-đa-la-khố-ô-bà-la-môn, lấy Bát-lạp-đà (ở phía bắc Kim-đề-lợi) làm trung tâm, xem đồ biểu trang 29:

 blank

Sự phân loại trên đây, một phần căn cứ vào sự thật, một phần do theo tưởng tượng mà thành toàn cõi Ấn Độ.

Giờ hãy nói về đặc sắc của các nước, Bá-lạp-đà là nước trong đó thiện ác hỗ tương giao tạ, để thích ứng với điều này, thọ mệnh hay quay quả báo cũng có sai biệt: đó là đặc sắc của nước này.

Thứ đến là nước Kim-bá-di-sa, nước này chạy dài giữa khoảng núi Hi-mã-ngõa-độc và núi Hải-mã-khố-tha. Người trong nước ăn trái (quả), Bá-lạp-khố-tha, không đau ốm, thọ một vạn tuổi. Con trai thì sắc vàng, con gái thì như a-bá-sa-lạp-tư. Căn cứ theo Bá-lạp-ngõa-tha-bá-lạ-na thì Tỳ-nữu-noa ở nước này, thủ hình lạp-mã và được Cáp-nô-mã-tha tôn kính.

Thứ ba là Cáp-lợi-ngõa-nhĩ-sa, ở giữa khoảng núi Hải-mã-khố-tha và Nị-sa-lạp. Dân cư trong nước này đều từ thần giới xuống. Sống bằng mía ngọt, và thọ một nghìn tuổi, không có bệnh tật và già yếu. Tỳ-nữu-noa ở đây và thủ hình Nô-lộ-tây mã. Và đây cũng là trụ xứ của quỷ thần như Lạp-na-ngõa hay Thái-đà-da, v.v…

Thứ tư là Y-lap-vũ-lợi-tha ở trung tâm châu Diêm-phù-đề; tức nam, bắc ở vào khoảng giữa núi Nị-xa-tha và núi Nị-lạp, đông, tây thì ở khoảng giữa Mã-nhĩ-ba-ngõa-tha và núi Á-tha-mã-lạp-na. Núi Mê-lư ở chính giữa, cao mười vạn do tuần (từ đất trở lên, 84000 do tuần, từ đất trở xuống, 16000 do tuần). Đường trực kính dưới chân núi là một vạn sáu nghìn do tuần, và trên đỉnh núi là ba vạn hai nghìn do tuần. Bốn châu Tu-di là bốn phương của nước Y-lạp-vũ-lợi-tha, thứ tự như sau: phương bắc có Ưu-đa-la-khố-nhĩ, phương nam có Ba-la-tha, phương có ba-đà-la tây-ngõa và phương tây có khải-tư-mã-lạp (nhưng trong Mbh. VI, 226, Padma P,III, 3,49 thì bảo phương nam là Diêm-phù-đề, điểm này tương hợp với Phật giáo – Kirfel; Die Kosmographie der Inder Sắc, thanh, hương, vị, xúc, 93). Chung quanh núi Tu-di có bốn ngọn núi, mỗi ngọn cao một vạn do tuần. Phía đông là Mạn-du-lạp, phía nam là Án-tha-mã-lạp-na, hay Mê-lư-mạn-đa-la, phía tây có Tỳ-bá-lạp, và phía bắc có Tư-ba-nhĩ-tư-ngõa. Trên đỉnh của bốn ngọn núi này có bốn cây đại thụ đại biểu cho mỗi núi, mỗi cây cao một nghìn một trăm do tuần. Tức ở phía đông là Khải-nam-lạp, phía nam là Khương-bá, phía tây là Tỳ-ba-la, phía bắc là Ngõa-tha; châu này gọi là Diêm-phù-đề là đặt theo tên cây của ngọn núi pjía nam (danh từ Khương-bá có rộng, hẹp khác nhau; tư tưởng thời kỳ đầu thì nói nó ở phía nam Tu-di, còn tư tưởngthời kỳ sau này thi nói toàn thể là Khương-bá. ở đây có thể đem so sánh với danh sưng của Đại-Hòa).

Chính giữa ngọn núi Tu di là thủ đô của Phạm Thiên rộng một vạn bốn nghìn do tuần; chung quanh thủ đô này có tám thần thủ hộ, và mỗi vị thần đó lại có thủ đô riêng. Tức là: phương đông có thần Nhân-đà-la, kinh đô là thành A-mã-lạp-ngõa-cơ; phương đông nam, thần A-cổ-nị, thành Đề-kiêu-ngõa-cơ; phương nam, thần Da-mã, thành Tham-da-mã-nị; phương tây nam, thần vũ-y-lộ-ba-khố-sa, thành Khố-lộ-tư-nam-a-na; phương tây, thần ngõa-lộ-na, thành Tú-lạp-ngõa-cơ; phương tây bắc, thần Tô-tha, thành Mã-yết-lạp-na; và phương đông bắc, thần y-sa-na, thành Da-tầu-ngõa-cơ. Tóm lại, nước Y-lạ-duy-lợi-tha là địa phương có núi lớn nhất trong châu Diêm-phù-đề, lấy Phạm Thiên làm trung tâm, và lấy chỗ ở của thần minh thủ hộ thế giới làm đặc sắc.

Lại ở phía đông và phía tây nước Y-lạp-duy-lợi-tha còn có nước Ba-la-lạp-tú-ngõa (đông) và nước Hải-tự-mã-lạp (tây). Đặc sắc của nước Ba-la-lạp-tú-ngõa ở chỗ dân cư tuy có nhiều giống, nhưng bất luận giống nào đều có đức hạnh tự nhiên, không biết có sự phân biệt pháp và phi pháp là gì. Người thọ một vạn tuổi, không có tai họa và luôn luôn tươi trẻ. Tỳ-nữu-noa ở đây và được tôn kính dưới hình tái mã-đầu. Còn nước Hải-tự-mã-lạp ở phía tây cũng có nhiều giống dân, con trai sắc đen, con gái thì sắc xanh nhạt. Người cũng thọ một vạn tuổi. Ở đây Tỳ-nữu-noa thủ hình thái Tạp Mã Thiên.

Thứ năm là nước lạp-mật-đa-khải, ở khoản ggiữa Ni lạp và núi Tú-vệ-đà. Dân cư giàu có sung sướng, sống một vạn nghìn năm trăm năm. Tỳ-nữu-noa thủ hình Mã-tự-da.

Thứ sáulà nước Tỷ-man-mã-da ở khoảng giữa Tú-vệ-đà và núi Tú-lâm-lạp-ngõa-độc. Tại đây có sông tỷ-nam-ngõa-cơ, hoa sen đầy sông, dân chúng khỏe mạnh, giàu có; sống lâu một vạn hai nghìn năm trăm tuổi. Ở đây tỳ-nữu-nô cũng dùng hình Ma-lộ-mã để chi phối.

Thứ bảy là Ưu-đa-la-câu-tư, tức là Bắc-câu-lư-châu (Ái-lạp-ngõa-tha), ở phía bắc núi Tú-lam-tạp-ngõa-độc. Trong số bảy nước, nước này là tiên cảnh lớn nhất, có hai ngọn núi là Nguyệt-quang-huy và NHật-quang-huy, ở giữa là sông Ba-đá-lạp-tẩu-mã. Tất cả sông ngòi đều tràn đầy sữa và ms65t lai láng, gió thoảng hưong đưa, đất toàn bằng ngọc quý, các bụi cũng là vàng ròng. Đây là nơi tái sinh của những người rời bỏ thiên quốc, vợ chồng cùng sinh một lúc, cùng một tư thái, cùng một tính cách, và khi chết cũng cùng một lúc. Sống lâu 14500 tuổi. Trong thời gian đó hoàn toàn hạnh phúc, không có bệnh hoạn, không có tội ác, (có điểm tương tự như truyền của Phật giáo). Ở đây Tỳ-nữu-noa thủ hình Mã-tư-da (trở lên, theo Kirfel, Die Kosmographieder Jnder S. 5700).

Trên đây là một sự quan sát đại thể của châu Diêm-phù-đề. Nó là kết quả được tạo thành bởi sự khảo sát kỳ quái về địa lý trộn với thần thoại không tưởng: điều tưỡng không cần nói ai cũng biết.

6- SÁU CHÂU KHÁC.

Thứ bốn, tình của sáu châu kia như thế nào? Đến đây lại càng không tưởng nữa, vả lại cực kỳ phức tạp, cho nên có thể đề cập đến một cách nhất ban, chứ không thể đi sâu vào từng chi tiết được. Duy có điểm hơi thú vị là thuyết nói về cái biển Lạp-ngõa-nhu-lạp bao quanh châu Diêm-phù-đề này. Theo thuyết đó thì có nước biển Lạp-ngõa-nhu-lạp mặn và trong biển có rất nhiều đảo. Tựu trung, hòn đảo cách Ba-lạp-tha về phía nam 10000 do tuần là hòn đảo hiển trứ nhất. Tại đảo này có nhiều ngọc quý, dân cư sắc đen và rất sung sướng. Tôi cho rằng tưởng tượng của đảo Tích Lan, hoặc Qua-oa, Tô-môn-đáp-lạp hiện nay. Theo Bá-lạp-na thì Lan-tạp, tức đảo Tích Lan, là đảo phụ thuộc của châu Diêm-phù-đề, do đó, giữa Tích Lan thực tếTích Lan tưởng tượng, có thể nói không có sự khu biệt. Cũng trong biển này, về phía bắc của Bắc-câu-lư-châu có một đảo Khương-đà-đạp-ta-ngõa-ba (nguyệt châu) là nơi cư trụ của mặt trăng, vì là trên trời nên đặt tên như thế. Mặt trăng lấy đấy làm chỗ nghĩ ngơi. Nhưng, như sau đây sẽ nói, đứng trên lập trường thiên văn học mà khảo sát, thì mặt trăng so với thái dương vẫn cao hơn, cho nên lấy Nguyệt châu làm chỗ nghĩ ngơi của mặt trăng chẳng qua chỉ là bảo tồn một loại truyền thuyết mà thôi.

Lấy biển Lạp-ngõa-nhu-lạp này làm khởi điểm, nằm ở phía ngoài cùng là châu bá-tư-tạp-lạp-đà-duy-ba, ở phía ngoài biển khố-tây-la-lạp, và ở phía trong biển Tư-ngõa-lạp-tạp (nước ngọt). Trong châu này có núi Mã-na-tô-đà-lạp, cao năm vạn do tuần, quốc nội được chia thành hai phần. Dân cư đều bình đẳng, không có bốn giai cấp khác nhau (tất cả là Bà-la-môn); không có ưu, bi, khổ, não; Vệ-đà, luân lý, chính trị; tất cả đều không có. Người thọ một vạn tuổi. Có cây Ni-câu-lư-đà trên đó Phạm Thiên cư ngụ, một mặt được chư thần sùng bái, một mặt bảo hộ nhân dân. Lại có núi Na-mã-na-tô-lạp-đà là trụ xứ của bốn thần thủ hộ: phương đông là thần Nhân-đà-la (Đế Thích), kinh đô gọi là Ngõa-tư-ngõa-vũ-tạp-sa-lạp, hoặc là A-mã-lạp-ngõa-cơ; phương nam là thần Da-mã, kinh đô là Tham-da-mã-ni; phương tây là Ngõa-lỗ, kinh đô là Tư-tạp, hoặc là Ma-hạ; phương bắc là Tô-mã, kinh đô là Duy-lạp-ngõa-lợi.

Nước này là châu cuối cùng của vũ trụ. Biển Tư-thái-tư-lạp-tạp bao quan châu này và là chung kết của thế giới. Nhất là trong biển nước ngọt có đảo làm bằng hoàng kim, nhưng xa mặt trời mặt trăng quá, nên không có người ở.

Vũ trụ này là một hình tròn lớn, có năm ức do tuần đường trực kính, được bao bọc bởi bảy châu, bảy biển và lấy châu Diêm-phù-đề làm trung tâm đó là ý kiến của Bá-lạp-na.

7- KHÔNG GIỚITHIÊN GIỚI.

Trở lên mới là đại-quan về địa giới, nhưng còn không giới, tức là khí lưu giới thì thế nào? Theo Ngõa-lạp-ngõa-tha-bá-lạp-na thì địa phương từ Thái-dương trở xuống một nghìn do tuầnkhông giới, gồm Da-cổ-sa, Lạp-ma-sa, Tỳ-sa-khâu, Bá-lệ-tha, và Bá-tha. Nhưng trong Bá-lạ-na không nói rõ về cõi này, vì hình thái của nó không được rõ ràng lắm.

Điều mà các Bá-lạp-na nói rất rõ là Thiên giới, tức là ký sự Nhật, Nguyệt, Tinh thần, v.v… Theo Bá-lạp-na thì độ cao nhật, nguyệt, tinh thần không phải nhất luật; thấp nhất là thái dương, cao nhất là bắc cực, trong đó đại ước còn nói về nguyệt cầu, thất tinh và nhị-thập-bát-tú, v.v… Giờ xin biểu thị sự sai biệt về độ cao của nhật, nguyêt, tinh thần như sau:

Thái dương cách trái đất mười vạn do tuần; mặt trăng hai mươi vạn do tuần; Hằng tinh ba mươi vạn do tuần; Thủy tinh năm mươi vạn do tuần; Kim tinh bảy mươi vạn do tuần; Hỏa tinh chín mưoi vạn do tuần; Mộc tinh một trăm vạn do tuần; Thổ tinh một trăm ba mưoi vạn do tuần; Đại hùng tinh một trăm bốn mươi vạn do tuần; Bắc cực tinh một trăm mươi vạn do tuần.

Theo Bá-lạp-na thì trong những hiện tượng thiên thể này là nơi ở của các loài hữu tình, đặc biệt là các thần. chẳng hạn như nhật, nguyệt và hành tinh được chở trong xe do ngựa hoặc thần kéo: dĩ nhiên đây là sự quan sát cực ấu trĩ. Tuy nhiên,nếu giả định cho đây là môt loại thiên văn học cổ xưa để quan sát, và đứng trên lập trường văn minh sử mà nhận xét, thì những quan điểm trên đây đích thực là một thuyết minh rất nhiều thú vị.

8- NĂM VÀ GIỜ LẤY THÁI DƯƠNG LÀM TRUNG TÂM.

Trước hết hãy nói về thái dương. Như đã trình bày ở trên, thái dương là một viên thể có đường kính chín nghìn do tuần và cách cõi đất mười vạn do tuần. Nó gồm hai bánh xe, chiều dài một nghìn chín trăm bảy mươi vạn do tuần, ngắn bốn vạn năm nghìn năm trăm do tuần. Theo Bá-lạp-na thì trong bánh xe ấy có mười hai vị thần mặt trời là nguồn gốc phát ra ánh sáng (trong thái dương có mười hai vị nhật thần, mười hai vị Mâu-ni, mười hai vị tiên, mười hai Càn-thát-bà, mười hai A-bá-sa-lạp-tư, mười hai Ma-lạp-mã-ni, mười hai con rắn và mười hai La-sát).

Thái dương này lấy núi Tu-di làm trung tâm, từ phương đông xoay qua phương tây và đó là nguyên nhân của ngày, đêm. Tức lấy n1ui Tu-di là làm trung tâm thì thuận-tự sẽ là: giữa trưa ở châu phương nam là lúc trời mọc ở châu phương tây, nửa đêm ở châu phương bắc là lúc trời lặn ở châu phương đông. Về tên các châu tuy khác nhau, nhưng sự giải thích của Phật giáo về điểm này cũng tương đồng (Câu xá quyển 11).

 blank

Tại Ấn Độ, ngày đêm được chia thành ba mươi mâu-hô-lật-đa. Mỗi mâu-hô-lật-đa là 1440: 30 = 48 phút. Trong mỗi mâu-hô-lật-đa, thái dương đi được ba trăm mười vạn do tuần. (tính đến chu vi núi Mã-na-tư thì là chín nghìn bốn trăm năm mươi vạn do tuần).

Nhưng, về sự dài, ngắn của ngày, đêm và sự bất đồng vủa bốn mùa thì tính như thế nào? Theo Bá-lạp-na thì thái dương lấy núi Tu-di làm trung tâm, tuy xoay theo một đường tròn nhưng đường đó chưa hẳn đã là đồng nhất. Tất cả có 180 đường mà thứ tự của chúng so núi Tu-di thì cách xa. Lấy núi Tu-di là trung tâm, thái dương đi 180 vòng trên một đường hình tròn ốc. Khi đường này gần núi Tu-di nhất thì tại Ấn Độ, tức nước Ba-lạp-tha, gần thái đương nhất, và lúc đó là hạ chí, thời gian ban ngày là 18 mâu-hô-lật-đa, ban đêm có 12 mâu-hô-ật-đa. Từ đây, ban ngày so với núi Tu-di, thái dương vẫn xa đến chín mươi ngày thì ngày đêm vẫn bình phân, và lúc đó là ngày thu phân. Khi tiến đến đường thứ 180 thì thái dương cách xa nước Ba-lạp-na nhất, và lúc đó là đông chí, ngày có 12 mâu-hô-lật-đa và đêm cũng 12 mâu-hô-lật-đa. Thán đó là tháng Mã-ca, tương đương với tháng giêng, tháng hai. Cuộc hành trình này gọi là nam đạo. Đến ngày thứ 181 thì gọi là bắc đạo, tứ clà cuộc hành của thái dương dần dần xích lại gần núi Tu-di. Đến ngày thứ 270, hay khi trở lại đến ngày đêm bình phân là ngày xuân phân. Rồi đến ngày 360 mà lại trở lại đến hạ chí thì, đến đây đã hoàn thành một năm.

Do đó, ở đây vấn đề được đặt ra là: tháng dương, nếu trong khoảng nửa năm, mỗi ngày xoay một đường tròn bán kính khác nhau, do mùa, tiết mà ngày, đêm dài, ngắn khác nhau thì còn có lý, chứ đàng này thì thường nhất định là 30 mâu-hô-lật-đa, mà tại sao cũng cùng lấy núi Tu-di làm trung tâm tròn mà xoay vần? Và tại sao không những do đường bán kính mà ngày đêm có thể thành bình phân, mà còn do nơi mùa, tiết mà ngày đêm có dài ngắn khác nhau? Về vấn đề này, tác giả của Bá-lạp-na bảo rằng, để thích ứng với sự bất đồng của bán kính mà tốc độ của thái dương cũng có sự bất đồng; bởi thế, cũng là 30 mâu-hô-lật-đa, lấy đó làm một vòng, nhưng không có sự khu biệt vể thời gian. Có sự bất đồng vể ngày đêm là vì: khi thái dương đi vể nam (tức về phương diện xa dần) thì ban ngày đi nhanh, ban đêm đi chậm, nên đêm dài; trái lại, khi đi vể bắc, thì ban ngày đi chậm, ban đêm đi nhanh, cho nên dần dần trở nên dài. Nhưng về điểm này, đối với sự tự chuyển, công chuyển của địa cầu, cái trạng thái đường quỹ đạo của nó vẫn chưa được biết, vậy mà tưởng định ra giờ giấc thì đó chẳng qua sự giải thích bất đắc dĩ mà thôi, và, như thế, dĩ nhiên nó cũng là sự thuyết minh rất lỏng lẻo. Bởi thế, vì sự sai biệt vể mùa, tiết có lạnh ấm khác nhau, thay vì cho đó là do sự bất đồng về khoảng cách của thái dương thì Bá-lạp-na lại đứng về mặt thần thoại mà bảo rằng đó là do tính chất của các vị thần chi phối mặt trời mà có.

Sau đây, xin đồ biểu theo Khắc-lỗ-bái-lỗ, căn cứ vào Phạm thư và Ba-lạp-ngõa-tha-bá-lạp-na:

Hiên nay

Tháng

Aditya

Nhiệt lượng

1 – 2 (tháng)
2 – 3
3 – 4
4 – 5
5 – 6
6 – 7
7 – 8
8 – 9
9 – 10
10 – 11
11 – 12
12 – 1

Màgha
Phàlguna
Caitra
Vaisàkha
Jyaistha
Àsàdha
Sràdha
Prausthapada
Àsvayuja
Kàrtlika
Mãrgasirsa
Pausa

Varuna
Pùsan
Amsu
Dhàtr
Indra
Savitr
Vivasvar
Bhaga
Parjanya
Tvastr
Mitra
Visnu

5000 Sirira
6000 Rất lạnh
7000 Vasanta
8000 Xuân
9000 Gnisma
10000 Gnisma
11000 Vrsa
10000 Vrsa
9000 Sarad 8000 Sarad
7000 Hemanta 6000 Hemanta

9- MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO.

Thứ đến là mặt trăng à các vì sao chủ yếu: mặt trăng cách trái đất hai vạn do tuần, cao gấp đôi mặt trời; đường kính của mặt trăng là một vạn tám nghìn do tuần, cũng gấp đôi thái dương. Nhưng quỹ đạo đó ngắn nhất trong các thiên thể: chỉ có 28 ngày là một vòng.

Theo Bá-lạp-na thì sự tròn khuyết của mặt trăng là: bạch phân (tức là quá trình dần dần thành thể tròn), là lúc quá trình ánh thái dương uống nước cam lộ tù Tư-tú-na, ngày thứ 28 (ngày 15 ta) là ngày tròn đầy. Khi ấy có nhiểu thần (36.333 thần) đến uống nước cam lộ, đó là bắt đầu hắc phân, tại Ấn Độ lấy đó là đầu tháng. Vì các thần uống nước cam lộ nên mặt trăng dần dần khuyết đi, và cuối cùng chỉ còn lại một phần mười sáu (gọi là tạp-lạp) thì các thần đi hết. Lúc đó, tổ tiên mới đến để uống một phần còn lại, và đến 14 thì hoàn toàn uống hết. Đó tức là trăng mới. Lúc này, mặt trăng đi vào quỹ đạo mặt trời ở trong quang tuyến A-mã, do đó, ẩn trong nước một ngày một đêm. Tiếp sau, mầm cây sinh ra cánh, đi trong thái dương rồi lại uống cam lộ như trước, tức lại trở vể bạch phân.

Trong khoảng 28 ngày, khi mặt trăng đi vòng quanh một vòng, qua cái gọi là nhị-thập-bát-tú. Đây tức là các vị sao. Bắt đầu từ cuối thời đại Vệ-đà (như Atharva Veda XIX, 7, 1, Kàthaka Samnità XXXIX, 13. Taittirlyabrahmana I, 5, 1… tham chiếu Kirfel, Die Kosmographie der Inder S, 36), thuyết tinh tọa đã trường kỳ chi phối Ấn Độ, kể cả trang Phật giáo. Tinh tọa tức là tinh diệu, có 27 hay 28, do một hoặc nhiều tinh tọa hợp thành. Xin kể những tên như sau:

1-Mão, 2-Tất, 3-Tuy, 4-Sâm, 5-Tỉnh, 6-Quỷ, 7-Liễu, 8-Tinh, 9-Trương, 10-Dực, 11-Chẩn, 12-Dốc, 13-Cáng, 14-Thị, 15-Phòng, 16-Tâm, 17-Vĩ, 18-Kỳ, 19-Đẩu, 20-Ngưu, 21-Nữ, 22-Hư, 23-Ngụy, 23Thất, 25-Bích, 26-Khuê, 27-Lâu, 28-Vị.

10- THIÊN GIỚI (phần 2).

Trở lên mới chỉ là đại thể của Tư-ngõa-lỗ-đà-tạp. Từ đây trở lên nữa, còn thích ứng với công đức của người cư trụ mà chia thiên giới thành các cõi như: Mã-cáp-lỗ-đà-dà, Đa-ta-lỗ-dà-dà, Tha-ba-đà-dà, Sa-cơ-da-lỗ-đà, v.v… Tựu trung, Mã-cáp-đà-dà là trụ xứ của những người ở kiếp trụ. Dà-na-lỗ-đà-dà là chỗ của con Phạm Thiên, như Sa-nan-đà-na, v.v…Lại theo Tú-bá-lạp-na thì các nhà hiền triết của Số Luận như Ca-tỳ-la, A-tư-lợi, Nga-túc, Bang-ca-thi-dà, v.v… cũng ở cõi này. Đây đại khái có nghĩa là cõi tịnh độ của những người giải thoát ở. Tha-ba-đà-dà, theoLâu-ca-bá-lạp-na là Sa-la-cá-ba-ca-lạc-dà. Người ở cõi này thân dài tám nghìn vạn do tuần (48 koti), duy chỉ là những người Bà-la-môn đã được chân tri.

Còn điều nữa nên chú ý là: căn cứ theo phần chú thích kinh Du Dà của Da-Xá thì: 1-Nhĩ-lạc-ca, 2-An-đa-nhã-xá-lạc-ca, 3-Mã-đàm-đà-lạp-lạc-ca, 4-Bá-lạp-xá-ba-già-lạc-ca, 5-Dà-na-lộ-lạc-ca, 6-Tha-ba-lạc-ca, 7-Tác-già-lạc-ca, gọi là thất giới (bảy cõi). Lại theo phần chú thích Du-dà-tất-đát-đa-khương-đa-lợi-ca của Bá-da-na-cơ-lợi-tha thì vị thần ở cõi thứ tư Bá-lạp-xá-ba-dà-lạc-ca là A-di-đà-bá: đây là điểm rất đáng chú ý khi nghiên cứu thần thoại Di-Đà trong Phật giáo.

Lại nữa, thế-giới-quan trong phần chú thích kinh Du-Dà và thế-giới-quan Phật giáo có chỗ tương tự: đây cũng là điểm có giá trị về mặt nghiên cứu. Tức như trong Dà-na-lỗ-đà-ca lập Phạm-phụ-thiên, Phạm-chúng-thiên; rồi trongTa-ba-lạc-ca thì lập Quan-âm-thiên chính la điểm đó (tham chiếu Kirfel, Die Kosmographie der Inder ss. 142-143).

11- HẠ GIỚI.

Về thượng giới, đại thể đã được trình qua như trên, sau đây ta hãy đề cập đến hạ giới, tức nói về Ba-tha-lạp.

Như trên đã nói, Ba-tha-lạp (có nghĩa là rơi xuống) gồm có bảy tầng là: A-tha-lạp hay Tha-lạp, Duy-tha-lạp, Ni-tha-lạp, Tư-tha-lạp, Tha-lạp-tha-lạp, Lạp-tát-tha-lạp và Mã-cáp-tha-lạp. Mỗi tầng này lấy một nghìn do tuần ngoài vỏ cõi đất làm cảnh, tổng cộng là bảy vạn do tuần. Tất cả các tầng này đều là chỗ ở của A-tu-la, La-sát và rồng, v.v… Những đô thị trong đó có thể nói cũng trang nghiêm như ở Thiên quốc. Về địa vị, những cõi này tuy ở dưới nhân gian, nhưng về phương diện lực (sức) thì lại ở trên nhân gian, cho nên thế giới này được cấu tạo dưới mặt đất. Về sự khu biệt của mỗi tầng tuy không được rõ lắm, nhưng đại khái thì chẳng qua chỉ là đem phối hợp các quỹ thần thoại trong đó, bởi thế tôi tưởng sau đây nên nói sơ qua về mỗi tầng.

Tầng thứ nhất, có cung điện Nam-cơ, tức A-tu-la.

Tầng thứ hai, có cung điện của Cáp-đa-khố-lợi-ngõa.

Tầng thứ ba, có thành đô của Tư-lợi-hi-lạp-tư, Hi-hữu-mã-lạp, Khổn-tỳ-lạp,hay có cung điện của Tạp-ti-lạp, v.v…

Tầng thứ tư, có đô thành Tạp-lạp-nại-mễ.

Tầng thứ năm, có đô thành Đãi-kỷ-da, Vũ-la-ca-na.

Tầng thứ sáu, là chỗ ở Quãng-tài-tử-long-vương. 

Tầng thứ bảy, có đô thành Ba-lợi, A-tu-la và Độc Long ở.

12- ĐỊA NGỤC.

Sau hết là địa ngục. Địa ngục tuy tuy được bảo là ở dưới Ba-tha-lạp, nhưng lúc đầu nó được coi ngang với Ba-tha-lạp. Điều này cứ xem Kỳ-na-giáo thay Ba-tha-lạp mà lập bảy địa ngục thì đủ rõ.

Tư tưởng địa ngục tuy đã manh nha từ thời đại Lê-câu-vệ-đà nhưng vẫn chưa rõ ràng, đến A-thát-bà-vệ-đà và Phạm-thư nó mới được biểu hiện dần, và cuối cùng đến thời đại Phật giáo thì tư tưởng trở nên rất thịnh. Những ký tải của nó liên tục trải qua các niên đại và dần dần đã được phô bày một cách tinh tế. Trong các kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo, hoặc Ma-ha-bà-la-đa thứ 12, cho đến Pháp-điển Ma-nô 4,88, cũng đều đã nói đến, nhất là đến Bá-lạp-na, có thể nói đến điểm viên thục. Về cách Trình bày, trên đại thể, tuy cộng thông, nhưng nếu đi vào rừng chi tiết, thì trong đó không khỏi sự sai biệt. Bởi thế, ở đây chỉ nói một cách đại yếu mà thôi.

Trước hết xin nói về số mục. Địa ngục có 28 loại, con số này tuy là thông lệ, nhưng trong Ma-nô-đạt-ma-xá-kinh, Vu-tuần-tư-ô-lợi-để, v.v… thì chỉ có 21. Tôi cho rằng con số 21 so với 28 vẫn còn là nguyên thủy.

Bây giờ căn cứ theo Ma-nô để liệt kê những tên như sau:

1-Tha-di-tự-lạp (Ám hắc), 2-An-lạp-tha-di-tư-lạp (Manh ám), 3-Ma-ha-lao-lạp-ngõa (Đại khiếu hoán), 4-Lao-lạp-ngõa (Khiếu hoán), 5-Nại-lạc-ca (nại-lạc-ca?), 6-Tạp-lạp-tư-đà-la (Hắc thắng), 7-Ma-ha-nại-lặc-ca (Đại-nại-lạc-ca), 8-Tam-địa-ngõa-na (Dẳng hoạt), 9-Ma-ha-vu-cơ (Đại-a-tỳ), 10-Tha-ba-na (Viêm nhiệt), 11-Tam-ba-la-tha-biên-na (Dẳng nhiệt), 12-Tam-cáp-tha (Chúng hội), 13-Tát-lạp-câu-lạp (?), 14-Khố-đặc-mã-lạp (ác xú), 15-Phụ-cơ-mộc-lợi-kỷ-tạp (Thiết đinh) 16-La-cáp-hương-khố (Phũ nhập), 17-Lợi-kỳ-xá (?), 18-Bản-tha-na (?), 19-Xá-lộ-mã-lợi (Lạt), 20-A-tư-ba-đà-la-ngõa-na (Kiếm-diệp-lâm), 21-La-cáp-lạp-la-tạp (?).

Con số 28 đại khái cũng có thể là do số 21 trên đây mà thêm lên, hoặc ũng có thể là chính con số 21 đã thiếu mất: điều này chưa đoán định được. Giờ hãy tạm căn cứ theo Bà-tạp-ngõa-tha-bá-lạ-na và Đề-vu-ba-tạp-ngõa-tha-bá-lạp-na để liệt kê những tên sau đây:

1-Ám-hắc-địa-ngục, 2-Đại-hắc-ám-địa-ngục, 3-Khiếu-hoán-địa-ngục, 4-Đại-khiếu-hoán-địa-ngục, 5-Bình-chử-địa-ngục, 6-Hắc-thằng-địa-ngục, 7-Đạo-diệp-lâm-địa-ngục, 8-Tư-khẩu-địa-ngục, 9-Ám-tỉnh-địa-ngục, 10-Thực-trùng-địa-ngục, 11-Hỏa-trứ-địa-ngục, 12-Thiết-quản-địa-ngục, 13-Kim-cương-thích-thương-địa-ngục, 14-Thỉ-niệu-cấu-địa-ngục, 15-Bất-khiết-trì-địa-ngục, 16-Tă-tức-địa-ngục, 17-Sát-thương-địa-ngục, 18-Thóa-ẩm-địa-ngục, 19-Ngục-khuyển-địa-ngục, 20-Vô-gián-địa-ngục, 21-Thiết-ẩm-địa-ngục, 22-Diêm-thủy-địa-ngục, 23-La-sát-quần-thực-địa-ngục, 24-Thương-tuy-địa-ngục, 25-Xỉ-thương-địa-ngục, 26-Huyệt-diệt-địa-ngục, 27-Phản-báo-địa-ngục, 28-Châm-khẩu-địa-ngục.

Địa ngục trong Du-dà-tất-đàm-đa-khương-đà-lợi-dà (trang 127) đã thoát thai từ con số trên. Giờ xin tạm vào căn cứ vào những địa ngục trên để tả sự khổ trong mỗi địa ngục.

1 – Ám-hắc địa-ngục là chỗ ở của những người chuyên nghề ăn trộm (trộm vợ người khác cũng thế). Nỗi khổ là đói khát, bị đánh đập bằng dao gậy, luôn luôn chết ngất đi.

2 - Đại-ám-hắc địa-ngục là nơi đi đến của những kẻ làm hại mạng sống của người khác để cuớp giật vợ con, tài sản của người ta. Kẻ ấy thường chịu đau khổ cũng như cây lớn bị mất gốc.

3 - Khiếu-hoán địa-ngục là chỗ đi đến của những người chỉ biết lợi mình, không đoái hoài gì của chúng sinh. Nỗi khổ là do rắn hành hạ.

4 - Đại-khiếu-hoán địa-ngục, so với địa ngục trên, trình độ còn kịch liệt hơn nữa.

5 – Bình-chử địa-ngục là nơi ở của những kẻ giết người hay thú vật. Nỗi khổ là bị chưng trong chõ dầu.

6 - Hắc-thằng địa-ngục là nơi đi của những người giết cha mẹ hay giết Bà-la-môn. Địa ngục này rộng một vạn do tuần, trên dưới đồng nóng đốt cháy. Tội nhân chịu khổ trải qua vô số kiếp.

7 - Đạo-diệp-lâm địa-ngục là chỗ của những người bỏ kinh Vệ đà để chạy theo những kẻ mê tín dị đoan.

8 – Trư-khẩu địa-ngục là chỗ ở của hàng vua chúa, đại thần đã xử tử hình những người vô tội. Nỗi khổ là do sứ giả của Diêm-ma là Tư-ca-lạp cắt đứt chân tay.

9 – Ám-tỉnh địa-ngục là nơi ở của những người làm tổn hại sinh vật của kẻ khác. Trong cái giếng tồi tăm này, tội nhân thường chịu khổ do sinh vật hành hạ.

10 - Thực-trùng địa-ngục là nơi đi đến của những người không tế lễ, không bá thì cho người khác. Nỗi khổ là bị ác trùng ăn thịt.

11 - Hỏa-chử địa-ngục là chỗ ở của những người ăn trộm vàng bạc của người ta. Nỗi kihổ là do ngục tốt đốt những cây đũa lửa xiên vào người.

12 - Thiết-quản địa-ngục là nơi đi đến của những kẻ gian dâm. Nỗi khổ là bị đánh bằng gậy sắt nung đỏ.

13 – Kim-cương-thích-thương địa-ngục chỗ ở của những kẻ giao tiếp với mọi loài sinh vật. Theo Bá-lạp-phu-mã-bá-lạp-na thì đây là chỗ ở của những người đàn bà hoang dâm.

14 - Thỉ-niệu-cấu địa-ngục là nơi ở của hàng quốc vương, đại thần dùng pháp luật đối với nững kẻ dị đoan. Bao quanh địa-ngục này là những cừ, rãnh đầy dẫy vật nhơ nhớp.

15 – Bât-thiết-trì địa-ngục là chỗ ở của những người thông dâm với đàn bà vô hạnh. Nỗi khổ là phải ăn những đồ nhơ bẩn trong ao nước tù hãm.

16 – Hàn-tức địa-ngục là nơi đi đến của những người Bà-la-môn hay người ngoài, vì săn bắn mà giết lầm sinh vật. Lính gác ngục dùng những người đó làm đích để bắn.

17 – Sát-thương địa-ngục là chỗ ở của những người giết động vật để tế lể bậy bạ. Nỗi khổ là ngục tốt cắt hết chân tay.

18 – Thóa-ẩm địa-ngục là nơi đi đến của những người Bà-la-môn bỗng vì dục tình mà cùng đàn bà đồng chủng tộc giao tiếp. Chịu khổ ở địa ngục tinh dịch.

19 - Ngục-khuyển địa-ngục là chỗ ở của những người giặc cướp, bóc lột người khác. Nỗi khổ là do 720 chó của sứ giả Diêm-ma cắn xé.

20 – Vô-gián địa-ngục là nơi của những kẻ giả dối, lừa gạt. Nỗi khổ là đứng trên một mỏn đá cao 100 do tuần mà lộn nhào xuống, và cứ thế tiếp tục không bao giờ ngừng.

21 - Thiết-ẩm địa-ngục là chỗ ở của những kẻ tu hành mà uống rượu say sưa. Nỗi khổ là ngục tốt bắt uống nước sắt nóng.

22 – Diêm-thủy-trì-địa-ngục là nơi mà những kẻ lúc sống chuyên khen mình chê người, đến lúc chết phải đọa vào đó.

23 – La-sát-quần-thực địa-ngục là chỗ ở của những người giết người để làm vật tế lễ, hoặc đàn bà ăn thịt của người bị giết là vật tế lễ. Nỗi khổ là bị La-sát ăn thịt. La-sát ăn thịt, uống máu họ và vừa ăn vừa nhảy.

24 – Thương-tuy địa-ngục là nơi đi đến của những người đem đày người khác ra hoang đảo trong khi họ không có tội. Nỗi khổ là do các loài chim dùng mỏ mổ căn.

25 - Xỉ-thương địa-ngục là chỗ của những người thịnh nộ bắt ép người theo mình. Sau khi chết bị con rắn lớn dùng răn mà cắn xé

26 - Huyệt-duyệt địa-ngục là nơi đi của những kẻ khi còn sống bắt người nhốt trong hang động u ám. Khi chết bị giam vào hang núi, núi biến thành lửa.

27 - Phản-báo địa-ngục là nơi đi đến của những nhà tỏ vẻ khinh ghét khách nhân. Bị ác điểu moi mắt.

28 – Châm-khẩu-địa-ngục là nơi đi đến của những kẻ khi còn sống, vì tham dục, duy chỉ chý ý đến của báu. Nỗi khổ là bị ngục tốt dùng kim đâm vào chân tay.

13- THẾ GIỚI DIÊM MA.

Trở lên đã giải thích một cách đại khái về các tên của địa-ngục. Trong các Bá-lạp-na, ngoài những con số trên đây, còn có nhiều số mục và tổ hợp nữa. Nhưng ở đây không đủ thì giờ trình bày một cách tỉ mỉ, mong độc giả đọc thêm Die Kosmographie der Inder sa, 147-137 của Kitfel sẽ rõ. Tuy nhiên, ở đây không thể không nói qua những điểm này: Tức là, người tống giam vong hồn kẻ chết vào địa-ngục ấy cứu kính là ai?

Vấn đề này, nếu đứng trên lập trường tự nghiệp, tự đắc mà nói, thì cái gọi là địa ngục chẳng qua chỉ là “tự nghiệp sở cảm”, nhưng Bá-lạp-na lại cho đó là sự tồn tại vật lý nên cần phải có người hướng đạo. Người lãnh công việc đó là Diêm ma. Thành này rộng mười vạn do tuần, bốn góc cao một vạn do tuần, và tường thành đúc bằng vàng. Nhưng đó thành của Diêm-ma không phải chỉ là nơi đi đến của những ác nhân, mà cả thiện nhân cũng được đưa đến đây, sau khi chết. Nhưng lối vào của những người này có khác nhau. Nghĩa là cửa đông được trang trí bằng tràng phan, dải đá quý, ngâm vịnh Kiện-đạt-phược, A-bá-tát-lạp-tư để đón rước: đó là lối vào của các thần, tiên, người tu Du-Dà và các thánh nhân. Cử bắc được trang hoàng tràng hoa, ngọc trai, có tiêu, địch và đọc tụng Vệ Đà: đó là lối vào của những người có đức hạnh, có làm phúc, có lòng chân thật và hiếu kính cha mẹ. Cửa tây, so với cửa bắc kém hơn một chút, nhưng vẫn có trang hoàngâm nhạc: đó là lối vào của những người lễ bái Thấp-bà, hành hương thánh tíchthờ phụng hỏa thần. Cử nam là đường vào của những kẻ làm ác, vừa bước đến cửa đã nghe tiếng kêu gọi, đã thấy các loài ác thú, ác trùng trông rất đáng sợ đang đi đi bại lại. Linh hồn kẻ ác phải đi qua cửa đó để đến chỗ Diêm-ma. Lấy Diêm-ma là ông quan tòa rất đáng sợ. Ngồi cạnh Diêm-ma là viên thư ký tên là Cơ-đà-la-cô-bá-tha, tuyên độc tội trạng của tội nhân ở Sa-bà, diêm-ma theo đó mà xét xử thích đáng, và cuối cùng, tùy theo tội trạng nặng nhẹ mà truyền lệnh tống giam vào những địa-ngục như đã kể ở trên trong một hời kỳ nhất định cho xứng đáng với tội trạng. Trong Bá-lạp-phu-mã-bá-lạp-na còn nói rõ địa ngục có lớn nhỏ và thời gian dài ngắn, v.v…nhưng ở đây tôi không đề cập đến.

Tại diêm-ma còn có phương diện chủ Thiên-quốc, đây là điểm ta cần lưu ý (tham khảo thêm Kirfel, Die Kosmagrphie der Inder sa, 163-4).

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant