Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Lời Dịch Giả

09 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 4175)
Lời Dịch Giả

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN 
DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

Ngài Mã Minh Bồ Tát tạo Luận 
Ngài Chơn đế Tam Tạng dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Sa môn Thích Thiện Hoa lược dịch và lược giải 
Giảng lần thứ nhứt tại Phật Học Đường Nam Việt Ngày 12 tháng 9 năm Tân Sửu (11 10 61) 

MỤC LỤC 

Lời Dịch Giả
01 Nhơn duyên
02 Tâm Chơn như (Chơn tâm)
03 Tâm Sanh diệt (Thức A lại da)
04 Nói về nghĩa "Giác"
05 Nói về nghĩa "Bất giác"
06 Nói về nghĩa "Bất giác" Ý tương tụcÝ thức
07 Nói về nghĩa "Bất giác" Tâm nhiễm ô
08 Nói về nghĩa "Bất giác" Bốn món huân tập
09 Nói về nghĩa "Bất giác" Bốn món huân tập (Tiếp Theo)
10 Nói về nghĩa "Bất giác" Chơn nhưvô minh, thỉ và chung
11 Nói về nghĩa "Bất giác" Ba đại nghĩa của tâm
12 Đối Trị Các Chấp Sai Lầm-Chấp Ngã và Chấp Pháp
13 Ba Món Phát Tâm
14 Ba Món Phát Tâm (Tiếp theo và hết)
15 Tín tâm, Tu Hành-Bốn món tín tâm và năm môn tu hành
16 Tín tâm, Tu Hành-Các thứ ma chướng và mười điều lợi ích tu Thiền

THÔNG BẠCH

Các loại sách của tôi phiên dịch hoặc sáng tác đều không giữ bản quyền. Song, Quí vị nào muốn ấn tống, xin theo bản sửa chữa cuối cùng cua tôi. Nếu vị nào muốn sửa đổi nội dung hay hình thức hoặc in để phát hành (bán) đều đều phải được sự chấp thuận của tôi 

Sa môn THÍCH THIỆN HOA 

LỜI DỊCH GIẢ

Chúng tôi tường không cần phải giới thiệu dài dòng, chắc độc giả cũng đã biết rằng bộ Luận "Đại thừa Khởi Tín" là một trong số những bộ Luận có một nội dung hàm súc, sâu sắc nhứt và một lối lý luận rốt ráo bén nhọn và tế nhị nhứt. Vì lẽ đó nên chúng tôi đã khổ công rất nhiều, trong khi đem dịch Luận này. Lần đầu chúng tôi đã dịch hơn phân nữa bộ, nhưng vì thấy nhiều đoạn chưa được vừa ý, nên chúng tôi đã bỏ tất cả, và dịch lại lần thứ hai. Tính tất cả hai lần dịcu thuật, thời gian trên một năm (từ tháng 11 năm Canh Tý đến tháng 12 năm Tân Sửu, tức là từ năm 1960 đến năm 1962). 

Bộ luận này do Bồ Tát Mã Minh soạn ra bằng chữ Phạn. Những nhà dịch giả có danh tiếng, đã dịch sanh chữ Hán. Chúng tôi că cứ vào bản dịch bằng Hán văn của Ngài Chơn đế Tam tạng Pháp sư, để dịch sang chữ Việt. Về Phần chú giải, thì sau khi tham khảo nhiều bản khác nhau của các dịch giả Trung hoa, chúng tôi đã căn cứ một phần lớn vào bản trực giải của Ngài Đức Thanh, mà chúng tôi nhận thấy rõ ràng và gọn gàng hơn hết. 

Tuy thế, trong khi phiên dịch sang Việt ngữ, để cho ý luận được biểu lộ rõ ràng, gãy gọn và mạch văn thích hợp với cú pháp Việt Nam, nên có nhiều đoạn, chúng tôi chỉ dịch cho rõ ý, hoặc đảo ngược trước sau, hoặc thêm bớt một vài chữ. Mong quý độc giả thông cảmlượng thứ cho. 

Nói riêng về chương trình Phật học phổ thông, mà Ban Hoằng pháp Phật giáo Nam Việt đã chủ trương từ trước đến nay, thì bộ luận này thuộc về khóa thứ IX; nhưng sau khi phiên dịch và giảng dạy, chúng tôi nhận thấy, vì ý nghĩa thâm sâu của nó nên sắp vào khoá thứ X và XI, thì mới đúng trình độ, lợi ích cho độc giả và những vị theo học các lớp Phật học Phổ thông

Thưa quý vị độc giả

"Lời của dịch giả", đến đây có thể xem như đã chấm dứt. Nhưng chúng tôi xin phép quý vị, để nói thêm lên đây lòng nguyện ước thiết tha của chúng tôi trước khi dừng bút

Trong khi chúng tôi đang dịch thuật bộ Luận này, thì Bổn sư chúng tôiHoà thượng Thích Khánh Anh, nguyên Thượng Thủ Giáo hội Tăng già toàn quốc kiêm cố Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, viên tịch. Trong nỗi niềm đau xót lớn lao trước một cái tang chung và riêng ấy chúng tôi rất ngậm ngùi và nhớ tưởng lại hồng ân của Bổn sư, người đã hướng dẫn và thúc đẩy chúng tôi trong công tác phiên dịch này. 

Vậy, hôm nay công việc dịch thuật đã xong xuôi, chúng tôi kính cẩn dâng công đức này hồi hướng lên Giác linh Bổn sư chúng tôi sớm đăng Phật địa, ngõ hầu báo đáp hồng ân pháp hóa trong muôn một. 

CHÙA PHƯỚC HẬU TRÀ ÔN 

Dịch xong ngày khởi công trùng tu chùa Phước Hậu 
(Ngày Phật thành đạo năm Tân Sửu, nhằm ngày 13/1/1962). 

Sa môn THÍCH THIỆN HOA. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant