Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phụ Lục 1 Nhìn Lại Lá Rừng

04 Tháng Tám 201000:00(Xem: 3901)
Phụ Lục 1 Nhìn Lại Lá Rừng
NGUYÊN NGUYÊN
GÓP NHẶT LÁ RỪNG

Phụ lục 1

NHÌN LẠI LÁ RỪNG

« Lá Rừng » được nhặt một cách ngẫu nhiên, không có định ý trước. Nay ngừng nhặt, bày ra xem thì thấy đó là những lá « Rừng Thiền ». Tạm phân loại thì có thể đọc trên đó những hàm ý sau : Ngôn ngữ Thiền, cảnh Thiền, tâm Thiền, hành Thiền, sống Thiền.

1. Ngôn ngữ Thiền có thể thấy trong các bài (1, 2)

 . Bài (1), « Thơ hài cú », cho thấy ngôn ngữ Thiền được đặc biêt thể hiện trong thơ hài cú. Hài cú không vẽ vời hoa mỹ, đơn sơ như tranh thủy mặc mà lung linh sinh động, diễn tả vận động của thiên nhiên.

 . Bài (2), « Tâm điểm của Thiền », cho thấy ngôn ngữ Thiền thường sử dụng chữ « Không », hoặc « không biết ». « Không » / « Không biết » chỉ về cái « Một » ẩn vi, cái huyền, suối nguồn của vạn vật. Trong Đạo học « Nó » cũng được gọi là « Đạo », tức là con đường vận hành , cũng gọi là dòng chảy của cái Một huyền vi. Thiền đạo cốt là thảnh thơi hòa nhập vào dòng chảy đó.

2. Thiền cảnh  có thể thấy trong các bài (7, 10, 15, 17, 18, 22 ).

 . Bài (7), « Mênh Mênh Mông Mông », cho thấy một nét của cảnh giới Thiền. Ấy là nó mênh mông ! Đó cũng là cảnh giới của « Không », chỉ về cái mênh mông vô hạn. Từ đó mà có từ « biển Thiền ». Mênh mông vô hạn, nhưng mà trong đó tất cả đều thông suốt. Trang Tử diễn tả bằng từ « Đại thông ».

 . Bài (10), « Mộng chăng ? Thực chăng ? », cho thấy thêm một nét đặc biệt nữa của cảnh giới Thiền : «như mộng, như huyễn ! Tuy vậy tính như mộng, như huyễn đó không có ý nghĩa tiêu cực.

 . Bài (15), « Thấy sự vật như-chúng-là », chỉ cho thấy một cách nhìn để thấy Thiền cảnh. Ấy là nhìn xuyên qua cái tên, xuyên qua khái niệm. Ấy là nhìn sự vật để thấy sự vật sống động lung linh trong cuộc « Đại thông » !

  . Bài (17), « Học đọc thơ tình », nói rằng Phật đạo không chỉ chứa đựng trong kinh kệ. Phật đạo còn phải được thấy, dưới hình thức thật sinh động, tươi tắn, trử tình, trong hiện tiền của mưa, gió, tuyết sáng, trăng trong. Ấy là trực tiếp thấy cái diệu kỳ.

 . Bài (18), « Tôi chẳng giấu ông điều gì », nối tiếp ý bài (17) , cho thấy rằng Phật pháp biểu thị khắp nơi nơi ! Đâu chỉ riêng ở cành tre dài hay ngắn ; đâu chỉ riêng ở tiếng chó sủa hay ở vô số ánh sao trời !

 . Bài (22), «Trúc xanh hoa vàng », bày ra Thiền cảnh. Nhưng thực ra Thiền cảnh chỉ xuất hiện trước Thiền tâm. Đảo lại, khi Thiền tâm thấy thông suốt thì thấy mọi Thiền cảnh đều là thị hiện của toàn chân.

Thiền tâm  có thể thấy rõ nét trong các bài ( 8, 9, 10, 13, 14, 16, 20 ).

 . Bài (8), « Ryokan và kẻ trộm », cho thấy cái tâm của Thiền tăng Ryokan. Đó là cái tâm xả kỷ tuyệt vời ! Hơn thế nữa, đó là cái tâm « thấy trăng » ! Thấy trăng thanh tịnh, mênh mông ! Cũng có nghĩa là cái tâm kia cũng thanh tịnh, mênh mông !

 . Bài ( 9), « Thế à ? », cho thấy Thiền tâm nơi Thiền sư Bạch ẩn. Đó là cái tâm nhẫn nhục ba-la-mật. Bên trong cái tâm nhẫn nhục đó có thể thấy có đủ cả trí huệ, từ bi , cũng như đại hùng, đại lực.

  . Bài (13), “Vạn vật hòa một điệu”, cho thấy Thiền tâm trong trạng thái thanh tịnh, rộng mở, an nhiên, tự tại. Ấy là đã thấy vạn vật hòa trong cái Một vậy.

  . Bài (14), “Chung ánh trăng vàng”, cho thấy tâm của bậc giác ngộ có cái đức nay thường được gọi là “bao dung tôn giáo”. Khi lên đến đỉnh cao tri kiến thì cho dù xuất phát từ khởi điểm nào, và đi theo lộ trình nào, hành giả đều cùng có cơ may thấy và ngắm cùng “chung ánh trăng vàng”- ánh trăng cuả Đạo Lớn mênh mông!

 . Bài (16), “Tìm xuân”, chỉ ra một nét thật thú vị của Thiền tâm. Đó là cái tâm “vô ý”. Ngẫm lại thì thấy ra rằng giữa đất trời bao la thì cái “ý” giới hạn cái thấy vậy!

Có nghĩa rằng ta không thấy cái gì ngoài cái “ý” của mình!

 . Bài (20), “Tuyệt học vô vi”, cho thấy Thiền tâm của người đắc pháp bất-nhị, tức là người đã vượt lên trên cái thấy nhị biên. Thấy nhị biên thì chẳng hạn như thấy có đượcmất, có phảiquấy. Vượt lên bằng cách “buông” cả đôi bên.

  . Bài (21), “Tiếng vô thanh”, chỉ ra độ nhạy cảm của Thiền tâm. Độ nhạy cảm đó khiến cho Thiền tăng nghe được “tiếng vô thanh”. Cũng theo cách đó mà Bồ Tát nhạy cảm đối với cái khổ của chúng sinh đó chăng?

 . Bài (24), “Không lời, không dây”, bằng những hình tượng khác, cũng chỉ ra độ tinh tế của Thiền tâm. Tinh tế, Thiền tâm đọc được sách không lời và nghe được tiếng nhạc của đàn không dây.

 . Bài (28), “Thiền không nghiêm chỉnh”, có phần gợi nhớ nguồn gốc Lão Trang của Thiền. “Không nghiêm chỉnh”, vì là xuất phát từ phản ứng của một số Thiền giả muốn bẻ gãy bệnh hình thức đó chăng? Tuy vậy, chân Thiền thì thong dong, an nhiên tự tại. An nhiên tự tạinghiêm chỉnh, hay an nhiên tự tại mà không nghiêm chỉnh. Không làm ra vẻ vậy!

  . Bài (34), “Để làm chi”, cho thấy chiều kích vô hạn của Thiền tâm. Thiền tâm không bị hạn định trong những khuôn khổ của tư tưởng. Thiền tâm thấy sự vật như-chúng-là, tức là thấy sự vật là như chúng tự nhiên là như vậy, không biết đến những tính toan của con người.

  . Bài (35), “Tấm lòng trẻ thơ”, cho thấy tiến trình trưởng thành của tâm: từ cái tâm vô phân biệt thời thơ ấu, kinh qua cái tâm phân biệt và tính toán, để rồi trở về với tâm vô phân biệt.

4. Hành Thiền tức là thực hành thiền định, là vấn đề hàng đầu trong Thiền học. Bởi cớ sao? Bởi vì qua hành thiền mà tâm hiện tiền hợp nhất với bản tâm thanh tịnh. Các bậc thầy đều qua con đường nầy. Tuy vậy, phép thực hành thì không rập khuôn. Hành thiền được thấy trong các bài ( 3, 4, 5, 11, 12, 33, 36).

 . Bài (3), “Tỉnh thức”, là chính lời Phật tổ dạy các đệ tử về phép thực hành thiền định. Thật giản dị, mà thực là cơ bản. Và cũng thật là hiệu quả trong việc gọi trở về cái cái tâm lưu lạc. Để Thiền giả sống trong hiện tiền thường thường an lạc.

  . Bài (4), Thực hành thiền định”, đi sâu vào một số điểm cơ bản của việc hành thiền. Điều quan trọng nhất là đính chánh một quan niệm sai lầm khá phổ biến: Thiền định để đạt mục đích giác ngộ thành Phật. Phải thấy rằng hành thiền là sự thể hiện của bản tánh, gọi là Phật tánh, vốn tự nhiên thanh tịnh.

 . Bài (5), “Tạc tượng Phật”, nói về sự thành tựu Phật tánh. Đây là thứ công phu liên tục và không có điểm dừng. Đây cũng chính là chỗ người xưa nói là mỗi ngày mỗi mới. Đây cũng chính là sự sống: sống Thiền.

  . Bài (11), “Chúng sinh tức là Phật”, đơn giản là nhắc lại một chân lý cơ bản: chúng sinh vốn có Phật tánh. Tuy vậy, giữa Phật tánh tiềm thể và Phật tánh hiện thể có một khoảng cách. Khoảng cách đó dù là mỏng tanh - chỉ bằng khoảng cách giữa niệm trước với niệm sau - cũng có khả năng là kiên cố như “tường thép bảy lớp”! Bài nầy nhắc lại phương pháp làm cho bức tường thép đó tan chảy: “buông”! Buông trọn vẹn vào biển cả tâm Phật đại bi.

 . Bài (12), “Hãy tin nơi cái đầu của chính mình”, có ý nói: đừng sao chép của người khác. Dĩ nhiên là có thể học ở những bậc giác ngộ, như thể là để khơi mối. Nhưng mà mỗi người phải trở về với chính mình, thấy Phật tánh nơi chính mình đang vận động. và quy phục sự vận động cụ thể đó. Ấy là “kiến tánh cũng là suất tánh”.

 . Bài (33), “Chướng ngại ở tại tâm”, có ý cải chánh lại một quan niệm khá sai lầm vốn có, cho rằng cảnh ồn ào làm trở ngại việc tu. Vì thế mà đi tìm nơi vắng vẻ.

“Chướng ngại ở tại tâm”, ấy là cốt ở đặc điểm nào của tâm? Cốt ở tại “tâm viên ý mã” đó chăng? Vậy thì cột cái tâm đó lại, bằng công thức: “Chú tâm, chú tâm và chú tâm”!

 . Bài (36), “Đơn giản là Phật”, có nội dung là Thiền đốn ngộ. Tuy vậy cũng không hẳn là vượt quá tầm lĩnh hội của một hành giả bình thường. Điều quan trọng là hành giả thấy tâm an lạc khi thực hành thiền định. Tâm an lạc đó là dấu chỉ cho thấy rằng hành giả đang đi đúng đường.

5. Sống Thiền Thiền chỉý nghĩasinh lực khi có “sống Thiền”. có thể thấy một số nét về sống Thiền trong các bài (6, 19, 23, 25, 26, 27, 29, 31, 32) .

 . Bài (6), “Lắng nghe”, chỉ ra hai thứ bậc của “lắng nghe”. Thông thường thì là lắng nghe người hoặc vật mình tiếp xúc để hiểu sâu, cảm thôngđáp ứng. Khi lắng nghe đủ sâu thì tự nhiên phát tâm từ bi. Ở bậc cao hơn là lắng nghe ý huyền, để nghe thấy sự vật như-chúng-là.

 . Bài (19), “Bà lão và ông sư”, chỉ ra rằng trong sống Thiền ta không nên theo pháp “đoạn diệt”, tức là không sử dụng nguồn năng lượng vốn có để đè nén cái “bất tịnh”.Nếu làm thế thì chẳng khác nào là “quân ta đánh quân mình”! Thay vì thế nên tập trung nguồn năng lượng kia để nuôi dưỡng mầm từ bitrí huệ vốn có.

 . Bài (23), “Cư trần lạc đạo”, chỉ ra một cách sống Thiền: “tùy duyên”, tức là thuận duyên. Tùy duyên thì không có xung đột trong ngoài, do đó mà có “thân tâm thường an lạc”.

 . Bài (25), “Trong ngoài thanh tịnh”, nói về hành vi thiền định. Cũng có hàm ý nói rằng sống Thiền là thiền định không ngừng.

 . Bài (26), “Vui và tỉnh thức”, cho thấy vui thông với chú tâm tỉnh thức. Tuy vậy, cũng thấy ra rằng có hai thứ vui tỉnh thức, ở hai bình diện khác nhau.

 . Bài (27), “Thiền không xa”, nối tiếp ý bài trước, chỉ cho thấy Thiền ở ngay trong việc mình đang làm. “Không xa” là vậy.

  . Bài (29), “Đạo đời không-hai”, chỉ cho thấy rằng đạo ở ngay trong đời, không tách rời ra được. Đạo ở ngay trong từng công việc, cho dù là đơn giản nhất, chẳng hạn như trong việc quét rác.

 . Bài (31), “Phải sống như cuộc sống nó sống”, chỉ ra rằng cuộc sống là “dòng chảy Một”. Sống Thiền là buông cái ta để hợp lưu vào dòng chảy đó. Điều nầy không thể hiểu được bằng trí, chỉ có thể trải nghiệm.

 . Bài (32), “Buông”, mô tả cuộc sống thong dong và thi vị của một Thiền giả đạt nhân, qua đó thấy rằng sống Thiền không hề là cách sống nghèo nàn hay khô khan. Ngược lại!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant