Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 10: Quan Điểm Của Đức Phật Về Sự Quyết Định

20 Tháng Tám 201000:00(Xem: 5109)
Chương 10: Quan Điểm Của Đức Phật Về Sự Quyết Định

LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
Về Sự Thành Tựu Trong Gia Đình, Nơi Công Sở, Ngoài Xã Hội

Tỳ Kheo Tiến Sĩ Basnagoda Rahula
Chuyển Ngữ sang tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Thanh 2010

Chương 10

Quan Điểm Của Đức Phật Về Sự Quyết Định

Ta không thấy một pháp nào khác hơn là sự có mặt của tà kiến, làm cản trở sự phát sinh của pháp thiện và làm các pháp thiện đã sanh trong tâm đi đến lụn bại. Ta không thấy pháp nào khác hơn là sự có mặt của chánh kiến, làm sanh khởi các pháp thiện, và làm các pháp thiện đã sanh khởi trong tâm đi đến tăng trưởng, quảng đại.[1]

Tăng Chi Bộ Kinh

 Việc đi đến một quyết định đã được thảo luận rộng rãi trong giáo lý của Đức Phật đối với hàng đệ tử tại gia. Ngài thường nói đến sự tai hại của việc ra quyết định sai và đưa ra các nguyên tắc giúp chúng ta có những quyết định khôn ngoan. Nhưng để đi đến được những quyết định hợp lý, Đức Phật dạy ta phải loại trừ cách lý luận sai lạc –có thể nói là sự diệt trừ những con vi-rút nội tâm.

NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ SỰ QUYẾT ĐỊNH

 Trước khi nói đến quan điểm của Đức Phật về sự ra quyết định, trước tiên chúng ta cần xem xét các quan điểm khác biệt của những vị đồng thời với Đức Phật. Một đằng, các vị cổ súy cho truyền thống bác bỏ quyền được quyết định của cá nhân. Họ cho rằng truyền thống, quyền lực của chư thiên, kinh điển, và các vị thầy với quyền lực siêu nhiên, đã quyết định cho con người nói chung, do đó, xã hội phải chấp nhận những quyết định này như là những sự thật không thể chối cãi.

 Thí dụ, thành viên của giai cấp quý tộc phải là những người cai trị hay các vị tướng lãnh, chứ không bao giờ được là các vị thầy tâm linh. Người ta cho rằng các vị thần thánh đầy quyền lựctruyền thống đã giao các nhiệm vụ này cho giai cấp quý tộc, và không ai được quyền chống đối họ. Theo quan điểm truyền thống này, cá nhân không có sự lựa chọn nào khác hơn là tuân theo các quyết định đã dành cho họ.

 Trái lại, các nhà duy vật bác bỏ những quan niệm theo truyền thống này. Họ khẳng định rằng quyền lợi riêng của cá nhân cần được xem là yếu tố quan trọng trong việc quyết định. Họ lý luận rằng nếu một quyết định đem đến hạnh phúc cho cá nhân, thì cá nhân đó không nên do dự gì mà không đi đến quyết định –không cần biết đến những hậu quả tai hại mà nó có thể mang đến cho người khác. Thí dụ, họ cổ xúy người ta mượn nợ để hưởng thụ cuộc sống; vì theo họ, chết là kết thúc cuối cùng, nên sự thỏa mãn cá nhân cần được xem là mục đích chánh yếu trong cuộc đời. Và họ đã sử dụng các lý thuyết suy diễn và logic để củng cố quan điểm của họ về việc xem quyền lợi riêng của cá nhâncăn bản cho việc quyết địnhĐức Phật bác bỏ cả hai quan điểm: sự chối bỏ quyền quyết định của cá nhân của các nhà theo truyền thống và sự quá đề cao quyền lợi cá nhân, xem đó là căn bản của việc ra quyết định của các nhà duy vật. Thay vào đó Đức Phật đã giới thiệu cho ta những nguyên tắc mới trong việc quyết định, bao gồm sự hợp lý (suy luận kỹ càng), tính nhân văn (sự có mặt của những tư tưởng thiện) và tính thực dụng (những ích lợi thực tế).

 Dầu Đức Phật sẵn sàng chấp nhận quyền và tự do của một cá nhân trong việc quyết định, Ngài khẳng định rằng các quyền lợitự do đó cần được sử dụng một cách đúng đắn. Hơn thế nữa, Đức Phật dạy rằng trước khi đi đến quyết định gì, chúng ta cần phải cân nhắc để không có suy nghĩ sai lầm gì có thể ảnh hưởng đến sự phán đoán của ta.

SUY LUẬN SAI, QUYẾT ĐỊNH LẦM

 Từ ngữ moba (ảo tưởng), theo nghĩa rộng, gợi ý đến sự có mặt của những lập luận sai lạc trong lý luậnSai lầm này làm tâm trí ta u tối, không thể nhìn thấy sự thật, khiến cho quyết định của ta trở nên vô lýthiển cận. Để có thể phán đoán một cách khôn ngoan, trước tiên ta phải ý thức rằng moba là mối đe dọa cho sự ra quyết định đúng đắn.

 Một số kinh –Kalama, Bhaddiya, Canki, vân vân- mô tả mười loại sai lầm trong suy luận.

SAI LẦM 1: NHỮNG ĐIỀU ĐƯỢC THÔNG TIN LÀ ĐÚNG

 Đức Phật quán sát thấy một sai lầm có thể ảnh hưởng đến khả năng quyết định đúng đắn của chúng ta là sự tự động coi bất cứ điều gì được thông tin là đúng. Điều này bao gồm cả việc chúng ta sẵn sàng công nhận lời đồn đãi, báo cáo, lời được nghe người khác nói, hay bất cứ điều gì có nguồn gốc khác hơn là kinh nghiệm trực tiếp của bản thân.

 Nên nhớ, điều này không có nghĩa là chúng ta phải bác bỏ mọi thông tin gián tiếp mới có thể có những quyết định hợp lý. Đúng hơn, nó có nghĩa là chúng ta cần phản ứng với những thông tin đó một cách thận trọng và với tâm cởi mở. Như Đức Phật đã giải thích: “Những điều được trình bày lại một cách thuyết phục có thể trống rỗng, vô nghĩa [và] sai trong khi những gì không được nói ra có thể [thực sự] là đúng, là sự thật”.[2] Nói khác đi, những thông tin được nói ra có thể đưa đến “kết quả hai chiều”, nghĩa là thông tin đó có thể đúng hay sai.[3] Do đó, “người trí cần phải quán xét” đến khả năng rằng thông tin được truyền đạt có thể đúng, có thể sai.[4]

 Vì thế, Đức Phật khuyên chúng ta cẩn thận khi đối mặt với bất cứ hình thức thông tin gián tiếp nào. Đức Phật bảo, một phản ứng dè dặt chắc chắn sẽ hỗ trợ khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt của chúng ta.

SAI LẦM 2: CÁC GIÁ TRỊ, NIỀM TINNGHI THỨC TRUYỀN THỐNG CHÍNH LÀ CHÂN LÝ

 Đức Phật cũng dạy rằng việc chấp nhận truyền thống như là chân lý, từ đó tuân thủ một cách mù quáng theo uy lực truyền thống sẽ càng làm yếu đi khả năng có những quyết định hợp lý của ta. Như chúng ta đã biết, trong kinh Agganna, Đức Phật đã dạy rõ ràng rằng các chân lý truyền thống thực ra chỉ là sản phẩm của xã hội và lịch sữ. Việc ta phụ thuộc vào các chân lý truyền thống này khi quyết định đồng nghĩa với việc chối bỏ sự suy luận của con người, điều kiện tối thiểu cho những quyết định thận trọng.

 Đức Phật nhận xét thấy một trong những quyết định dựa trên sự sai lầm này là việc tiếp tục ngâm vịnh các bài thánh ca để làm đẹp lòng nhiều vị thần thánh. Chỉ vì những thế hệ cha ông đã ngâm vịnh các bài ca này, mà thế hệ hiện đại cũng làm như thế, mà không cần xác định các vị thần thánh đó có hiện hữu hay không. “Khi một đoàn người mù dắt díu nhau đi, thì người đi đầu không thấy, mà người đi giữa và người đi cuối cùng cũng chẳng thấy gì”.[5] Tương tự, những kẻ mù quáng tin theo truyền thống cũng sẽ đi luẩn quẩn trong cái vòng của chân lý truyền thống, không thấy được sự phù phiếm của nó.

 Tuy nhiên, nên nhớ là sự khẳng định này không có nghĩa là Đức Phật bảo các đệ tử của mình hãy hoàn toàn bỏ truyền thống qua một bên mới có thể quyết định một cách khôn ngoan. Thí dụ, Ngài lưu ý rằng một số cha mẹ muốn con cái phải tuân theo một số truyền thống gia đình và con cái phải tôn trọng sự đòi hỏi đó.[6] Tuy nhiên, một số niềm tinnghi thức truyền thống đòi hỏi một sự đánh giá dựa trên lý trí trước khi chúng ta có thể dựa vào chúng để đi đến những quyết định quan trọng. Tóm lại, bài học cơ bản ở đây là quyền lực truyền thống không phải là chân lý tuyệt đốichúng ta phải dựa vào khi quyết định.

SAI LẦM 3: CHÂN LÝ XÃ HỘICHÂN LÝ THỰC SỰ

 Vào thời Đức Phật, quyền lực xã hội, bên cạnh quyền lực truyền thống, cũng là một yếu tố mạnh mẽ khác để một số nhóm xã hội dựa vào đó mà biện minh cho các quan điểm của họ. Dầu tương quan nhau, nhưng quyền lực xã hội khác với quyền lực truyền thống. Những người ủng hộ quyền lực xã hội cho rằng một điều gì đó đúng hay sai, là vì xã hội nói chung công nhận nó là thế. Họ nhắc đến quyền lực xã hội trong những câu như là “bởi vì họ nói thế”, “bởi vì đó là chân lý”, hay “bởi vì đó là cách nó phải là”.

 Trường hợp của Vasettha, một người Bà-la-môn trẻ, là thí dụ điển hình của một chân lý xã hội trọng yếu trong thời Đức Phật. Vasettha đã trở thành đệ tử của Đức Phật, nhưng các huynh đệ Bà-la-môn của ông không thể chấp nhận sự chuyển đổi của Vasettha. Họ chỉ trích ông rằng, “Một hành động như thế không thể chấp nhận được; điều đó không hợp lý”.[7] Họ còn nói thêm rằng một người Bà-la-môn, thuộc tầng lớp xã hội được coi là cao nhất, không được tu tập dưới sự dìu dắt của Đức Phật, một người thuộc giai cấp cai trị.[8]

 Trong thí dụ này, chân lý theo một số người Bà-la-môn –rằng người Bà-la-môn không được theo học với người thuộc tầng lớp cai trị- là một chân lý xã hội, hay một niềm tin được các nhóm xã hội hay toàn thế xã hội nói chung công nhậnDĩ nhiên, các chân lý này cũng được truyền thống ủng hộ, nhưng sự công nhận của xã hộilý do nồng cốt củng cố cho các quan điểm này.

 Đức Phật xác nhận việc tùy thuộc vào quyền lực xã hội là một trở ngại lớn cho việc có những quyết định khôn ngoan. Để giải thích cho sự quan tâm của Vasettha, Đức Phật khẳng định rằng khi nghiên cứu, đánh giá lịch sữ phát triển của tư tưởng Bà-la-môn, ta sẽ khám phá ra sự sai lầm của quan điểm đó. Ngài khuyên các đệ tử của mình bác bỏ quyền lực xã hội, mà theo Kacchana[9], một đệ tử của Đức Phật, thì đó “chỉ là âm vang của vũ trụ”. Cụm từ Pali ma itikiraya –ma, “không chấp nhận hay công nhận”; và itikiraya, “[bởi vì] do nó đã được nói hay công nhận, như là sự thật” –có nghĩa là sự chấp nhận hay bài bác của xã hội không thể là một lý do đáng tin cậy để chấp nhận hay bài bác điều gì đó.

 Vậy mà, các chân lý xã hội thường được xem nhưchân lý rốt ráo dầu chúng không phải là như thế. Chân lý xã hộiảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi, trừ phi chúng ta chánh niệm về sức mạnh của chúng, nếu không chúng sẽ nhanh chóng xâm lấn, chiếm hữu ta. Đức Phật khuyên chúng ta không nên để mình trở thành nạn nhân của những chân lý xã hội vô lý, để có thể duy trì khả năng có những quyết định đúng.

SAI LẦM 4: VĂN BẢN LÀ ĐÚNG

 Tùy thuộc vào ảnh hưởng của văn bản, kinh điển là một sai lầm khác nữa mà Đức Phật đã xác định là chướng ngại cho những quyết địnhlý tríTruyền thống Vệ Đà trong thời Đức Phật đã không ngừng sử dụng sức ảnh hưởng của kinh sách để củng cố những niềm tin như cơ chế giai cấp là do thần thánh tạo ra và sự đặt để các bổn phận của từng giai cấp cũng là do thần thánh. Những người ủng hộ truyền thống Vệ Đà tranh luận rằng xã hội phải chấp nhận các tư duy này như là những sự thật tuyệt đối đơn giản chỉ vì chúng đã được công nhận trong các kinh điểnĐức Phật đã thách thức sự suy luận này. Ngài khẳng định rằng quyết định dựa trên ảnh hưởng của văn bản không thể hỗ trợ cho trí tuệ của người ra quyết định.

 Đức Phật bảo rằng các văn bản, kinh điển được cho là thiêng liêng là sản phẩm do con người tạo ra. Lời tuyên bố này khiến Đức Phật trở thành có thể là nhà tư tưởng đầu tiên cho rằng các chân lý tôn giáo là sản phẩm của xã hội. Như Đức Phật đã giải thích, sau khi các vị Bà-la-môn thời cổ xưa bắt đầu hành đạo, họ mới chuẩn bị, lập ra các văn bản, kinh thánh.[10] Do đó, các chân lý được coi là tuyệt đối trong các kinh sách đó cũng có thể sai. Như vậy các quyết định dựa trên kinh sách cũng có thể sai.

 Xã hội vẫn có khuynh hướng sử dụng văn bản, nhất là các kinh sách, như là một tiêu chuẩn đáng tin cậy để ra quyết định. Kết quả là người ta có thể đi đến những kết luận không hợp lý, không đáng tin cậy. Phá thai, đồng tính, và hôn nhân đồng tính là một số đề tài phổ biến cho ta thấy ảnh hưởng của văn bản, kinh điển nào nổi trội nhất.

 Đối với Đức Phật, văn bản, kinh điển, không bao giờ là yếu tố để biện chứng cho một quan điểm, vì một quyết định chỉ dựa trên ảnh hưởng sách vở, văn bản không phản ánh trí tuệ của người ra quyết định. Do đó, việc bác bỏ ảnh hưởng, uy lực của văn bản, kinh sách, là một dấu hiệu rõ nét để tiến tới những kết luận khôn ngoan.

SAI LẦM 5: LÝ LUẬN HỢP LÝ (LOGIC) BAO GIỜ CŨNG ĐÚNG

 Đức Phật dùng từ takka để chỉ loại lý luận logic mà Ngài muốn đệ tử của mình phải thận trọng về chúng. Việc dựa trên một số loại lý luận logic có thể làm người ta suy nghĩ sai lạc. Trong các cuộc tranh luận thời nay, phần lớn các cái bẫy trong lý luận, hay những hình thức lý luận hời hợt, được gọi là ngụy biện.

 Việc dựa vào những sự phân tích logic hấp dẫn nhưng nông cạn là một hình thức của lý luận logic mà Đức Phật cho là cản trở sự suy nghĩ rõ ràng. Trong thời Đức Phật, một số nhà tư tưởng đã sử dụng phép loại suy (so sánh) để củng cố quan điểm của họ. 

 Sự so sánh dưới đây được Makkhali Gosala, một nhà tư tưởng nổi tiếng trong thời đó đề ra, là một thí dụ rất thích hợp:

 Khi người ta đứng trên đỉnh núi và ném một ống dây thừng, nhưng giữ lại một đầu dây, dây sẽ tuột hết ống, rồi dừng lại.

 Cũng thế, mọi người sẽ tiếp tục được tái sinh trong một số kiếp sống sau khi chết, rồi sự hiện hữu của họ cũng sẽ dừng lại.[11]

  Mới nghe thoáng qua, pháp cú câu này có vẻ rất logic, nhưng quán sát kỹ lại ta thấy sự so sánh này hoàn toàn vô nghĩa và trống rỗng. Cơ bản là chúng ta không thấy có sự liên hệ gì giữa một ống dây, là vật ta có thể nhìn thấy được, và tái sinh, là một khái niệm siêu hình. Thật ra sự so sánh này chỉ là trò lừa bịp để củng cố quan điểm cho rằng một cá nhân sẽ tiếp tục được tái sinh trong một số lần. Chúng ta sẽ không thể có quyết định khôn ngoan nếu ta chấp nhận sự so sánh logic này như một lẽ đương nhiên.

 Để kết luận, dưới đây là các dẫn dụ về một số loại lý luận logic khác mà Đức Phật nhận thấychướng ngại cho sự suy nghĩ hợp lý:

 + Các vị đạo sĩ rất có giới luật. Họ đã được chứng ngộ.[12]

 + Tổ tiên của cả hai bên nội và ngoại của người ấy đều là Bà-la-môn. Do vậy, anh ta phải là người cao quý.[13]

 + Nếu Đức Phật thực hiện được phép lạ, thì Đức Phật có thể chứng tỏ Ngài là người đã Giác Ngộ.[14]

 Trong thí dụ thứ nhất, Đức Phật cho ta thấy rằng lý do đưa ra không đủ minh chứng cho lập luận đó. Chúng ta cần phải quán sát các vị đạo sĩ đó kỹ hơn để xem họ có chứng đắc hay chưa.

 Trong lập luận thứ hai, lý do đưa ra là vô căn cứĐức Phật không thấy sự liên hệ gì giữa việc có tổ tiên là người Bà-la-môn với việc là một người cao quý.

 Lý do trong lập luận thứ ba hoàn toàn không liên quan gì đến lời tuyên bốĐức Phật không cho rằng có sự liên hệ gì giữa việc đạt được Giác Ngộ với khả năng tạo ra phép lạBám víu vào các lý luận sai lầm này chắc chắn là sẽ trở ngại cho sự phán đoánlý trí của chúng ta.

 Dầu vậy, sự cảnh báo này không có nghĩa là Đức Phật khuyên chúng ta phải bác bỏ tất cả mọi lý luận logic. Ngài chỉ khuyên chúng ta cẩn trọng. Trong một số trường hợp, Đức Phật cũng sử dụng lý luận logic để củng cố quan điểm của Ngài, và để phản bác lại những quan điểm đối nghịch. Tuy nhiên, Đức Phật đã chỉ rõ rằng sự tùy thuộc hoàn toàn vào logic có thể cản trở chúng ta có được những kết luận hợp lý:

 Người sử dụng logic có thể tranh luận một cách đúng hay sai; cuộc tranh luận có thể sai hay đúng. Do đó, người trí cần quán chiếu rằng: “Người này sử dụng logic để lập luận. Logic có thể đúng hay sai, nó có thể là thế này hay thế khác”.[15]

 Điều Đức Phật muốn nhấn mạnh xuyên suốt giáo lý của Ngài là chính kinh nghiệmtri giác, chứ không phải những sự suy diễn logic, là chìa khóa đưa ta đến cửa trí tuệChúng ta cần đánh giá các giả định đầy logic một cách cẩn trọng, dành ưu tiên cho kinh nghiệm bản thântrí tuệ của mình để có thể quyết định đúng hay sai trong bất cứ hành động nào.

SAI LẦM 6: LÝ LUẬN DỰA TRÊN SỰ TƯỞNG TƯỢNG VÀ SUY DIỄN LÀ ĐÚNG

 Việc chấp nhận lý luận bắt nguồn từ sự tưởng tượng và suy diễn có thể đưa chúng ta đến những quyết định thiếu sáng suốt. Trong thời Đức Phật truyền thống Bà-la-môn có quan điểm sau đây: Những người thuộc giai cấp Shudra (Thủ-đà-la) phải phục vụ các giai cấp khác vì Phạm Thiên đã tạo ra người Shudra đầu tiên từ bàn chân của Phạm ThiênKết luận rằng người Shudra phải làm nô lệ chỉ dựa vào một giả thuyết đầy tưởng tượng rằng người Shudra đầu tiên được sinh ra từ chân của đấng sáng tạo. Trong lý luận này, người Shudra phải thuộc giai cấp thấp kém vì bàn chân của Phạm Thiên là nơi không xứng đáng để con người được sinh ra. Đây là một thí dụ hùng hồn của quan điểm sai lầm này. Do đó, Đức Phật dạy rằng việc chấp nhận quan điểm này không phải là một sự phán đoán khôn ngoan, vì lý do đưa ra để biện minh cho nó chỉ là sự suy diễn.

 Hai từ ‘tưởng tượng’ và ‘suy diễn’ cần được bàn rộng thêm ở đây. Chúng ta thấy cơ bản có hai loại lý thuyết trong xã hội: một dựa vào lý trí và sự hiểu biết; một dựa vào sự suy diễn và trí tưởng tượng. Thí dụ, lý thuyết về sự Tiến Hóa (Theory of Evolution) được coi là dựa trên tri thứclý trí, trong khi lý thuyết về Sự Tạo Dựng (Theory of Creation) thì dựa vào trí tưởng tượng và suy diễn, hay nói cách khác, vào sức mạnh của kinh điểnĐức Phật không cho phép các đệ tử tại gia của Ngài tin vào bất cứ lý thuyết nào, nhất là không được dựa vào các lý thuyết do suy diễn hay tưởng tượng để quyết định điều gì.

 Dầu vậy, Đức Phật khuyên các đệ tử phải coi trọng các lý thuyết dựa trên lý trí để phán đoán, quyết định. Trong kinh Agganna[16], khi xét về sự khác biệt trong xã hội loài người, Đức Phật kết luận rằng xã hội tiến hóa có thể là lý do tạo ra những sự khác biệt đó. Trong cùng một bản kinh, Đức Phật đã khẳng định rằng chế độ giai cấp là một sản phẩm của xã hội. Rồi Ngài sử dụng tư duy của xã hội tiến hóa để kết luận rằng tất cả mọi người thuộc nhiều giai cấp khác nhau cần phải có quyền bình đẳng.

 Đức Phật xem lý thuyết dựa trên lý trí là quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Dầu luôn cẩn trọng đối với tất cả mọi lý thuyết, Đức Phật vẫn coi trọng những lý thuyết hợp lý như là một phương tiện để giúp ta dễ dàng có những quyết định sáng suốt.

 Theo lời Đức Phật, các lý thuyết suy diễn “bị chính dòng tư tưởng của nó dập tắt”.[17] Các lý thuyết phát sinh chỉ do động não, sẽ chạy theo khả năng suy diễn của người tạo ra chúng, chứ không phải là sự hiểu biết chân thực. Do đó, những quyết định dựa trên suy diễn và tưởng tượng cho thấy là ta thiếu sự cẩn trọng.

SAI LẦM 7: LÝ LUẬN DỰA TRÊN GIẢ THUYẾT LÀ ĐÚNG

 Tin vào lý luận dựa trên giả thuyết, theo nhận xét của Đức Phật, là một trở ngại khác của việc có được những quyết định sáng suốt. Những người dựa vào loại lý luận này sẽ tìm được những câu trả lời nhanh chóng và dễ dàng cho những vấn đề phức tạpTuy nhiên, những câu trả lờigiải pháp này thường là không thực dụng, thiếu thực tế, và không hợp lý, do đó một quyết định dựa vào lý luậntính cách giả thuyết biểu lộ sự thiếu khôn ngoan.

 Lập luận sau đây của một số người trong xã hội thời Đức Phật là điển hình cho lý luận dựa trên giả thuyết:

 Những kẻ sinh vào tầng lớp xã hội thấp kém không thể phát triển đủ trí tuệ để có cuộc sống thánh thiện. Do đó, họ không được phép dự vào đời sống thánh thiện.[18]

 Đức Phật đã đặt câu hỏi để làm rõ hơn yếu điểm của lập luận này: “Dựa vào sức mạnhquyền lực nào mà họ có thể nói như thế?”[19] Nói cách khác, câu tuyên bố rằng một số nhóm xã hội không có khả năng phát triển tâm trí chưa bao giờ được minh chứng hay thử nghiệm. Các vị học giả dỏm, an vị trên các ghế bọc nhung, có thể chấp nhận loại lý luận này, nhưng nó thật xa rời chân lý.

 Bằng những việc làm của mình, Đức Phật đã chứng tỏ rằng quyết định dựa trên lý luận sai lầm này thiếu sự suy nghĩ chín chắnThí dụ, Ngài đã thế phát cho rất nhiều người thuộc tầng lớp xã hội thấp kém, và đã giúp họ chứng đắc trong đời sống tâm linh. Làm như thế, Đức Phật đã bác bỏ quan điểm rằng chỉ có những người thuộc giai cấp thượng lưu mới có thể đạt được tiến bộ trong đời sống tâm linhtrở thành những nhà hoạt động xã hội thành đạt.

 Các nhà truyền thống trong xã hội thời Đức Phật sử dụng từ parisuddha (tẩy trần) để chỉ sự tiến bộ tinh thần. Nhắc đến từ này, Đức Phật đã nhận xét rằng, cũng giống như người thuộc giai cấp thượng lưu, bất cứ ai vào trong nhà tắm cũng có thể dùng xà-phòng và bàn chải để “tẩy trần”. Do vậy, Đức Phật từ chối chấp nhận lý luận dựa trên giả thuyết làm tiêu chuẩn trong quyết định.

 Mặt khác, sự bác bỏ của Đức Phật đối với lý luận dựa trên giả thuyết, không có nghĩa là tất cả mọi giả thuyết đều không ích lợi gì cho những quyết định hợp lýDĩ nhiên, chúng ta cũng thường đặt ra các giả thuyết để chuẩn bị cho việc quyết định, nhưng ngay cả một giả thuyết có vẻ có giá trị cũng có thể trở thành hoàn toàn sai lạc khi chúng ta tiếp tục quán sát nó. Lời khuyên của Đức Phậtchúng ta cần quán sát các giả thuyết của mình chặt chẻ để có thể biết được tính hợp lý của chúng.

SAI LẦM 8: CHÚNG TA NÊN CHẤP NHẬN MỘT QUAN ĐIỂM VÌ NÓ PHÙ HỢP VỚI SỰ SUY NGHĨ CỦA MÌNH

 Đức Phật xác định phương cách “vì tôi thích/không thích điều đó” là một chướng ngại cho sự phán đoán sáng suốt. Ta thường có khuynh hướng chấp nhận các quan điểm chỉ vì chúng phù hợp với sự suy nghĩ của bản thân mình. Theo Đức Phật, thái độ đó không thể phản ảnh trí tuệ của người ra quyết định.

 Phản ứng của đạo sĩ Keniya sau khi lắng nghe Đức Phật là một thí dụ điển hình của việc làm thế nào mà sự sai lầm này có thể cản trở ta trong việc có những quyết định hợp lý.[20]

 Keniya thăm viếng Đức Phật để nghe Pháp, và Đức Phật đã giảng cho ông nghe về sự Giác Ngộ. Để tỏ lòng ngưỡng mộ, Keniya đã mời Đức Phậtđệ tử của Ngài đển nhà dùng bữa. Tuy nhiên, Keniya không thừa nhận lý luận của Đức Phật vì ông (Keniya) đã “vừa lòng với những gì ông đã học qua các thầy Bà-la-môn”.[21] Nói cách khác, Keniya thừa nhận rằng ông không muốn bài bác những gì đã được nghe từ các thầy Bà-la-môn, vì ông đã vừa lòng với chúng, dầu lý luận phản bác của Đức Phật đã làm rõ sự vô lý trong những điều mà Keniya chấp nhận.

 Cần nói rõ là sự sai lầm này không ngừng đưa chúng ta đến những quyết định thiếu chín chắn trong đời sống hằng ngày. Phần lớn những phán đoán chỉ dựa trên sự ưa thích của cá nhân rơi vào loại ngụy biện này. Những người sử dụng loại lý luận sai lầm này có thể củng cố quan điểm của họ bằng những lý luận sau đây:

  • Bởi vì tôi thích/không thích điều đó
  • Bởi vì tôi muốn/không muốn điều đó
  • Bởi vì tôi nghĩ/không nghĩ như thế

 Dĩ nhiên, việc chú trọng đến tự do cá nhân khi quyết định là một đặc tính nổi bật trong giáo pháp của Đức Phật, nhưng chỉ đơn thuần dựa vào sở thích cá nhân thì không được. Nói cách khác, Đức Phật khẳng định rằng, ngoài việc xem xét khuynh hướng thiên về một quyết định nào đó, chúng ta cũng cần đánh giá các lý do khác nữa. Trong chương kế tiếp chúng ta sẽ bàn về đề tài này sâu hơn, chi tiết hơn, nhưng ở đây nói tóm lại là nếu quyết định chỉ dựa vào sở thích cá nhân thì Đức Phật không cho đó là một tiêu chuẩn cho những quyết định sáng suốt, khôn ngoan.

 Khi quán xét kỹ hơn, chúng ta thấy rằng sở thích cá nhân đối với một số quyết địnhliên quan đến chủ nghĩa bản năng, tự nhiên (naturalism) trong khi sự sẵn sàng để phân tích sâu sắc hơn về những hậu quả có thể xảy ra của một quyết định lại liên quan đến lý tríCon người khi sinh ra đã có một số hành độno bản năngTuy nhiên, chỉ hành động theo bản năng mà không xét đến những hậu quả có thể xảy ra sẽ mang đến bao tai hạiSử dụng tư duy “bởi vì tôi thích làm vậy” để biện minh cho một hành động là bản năng tự nhiên của con người, một khuynh hướng không màng đến hậu quả của bất cứ hành động cá biệt nào đó. Đến đây có lẽ chúng ta đã hiểu rõ hơn sự nguy hiểm của một quyết định chỉ được thúc đẩy bởi sở thích cá nhân.

 Như Đức Phật đã dạy nhiều lần, lòng khát khao được thỏa mãn dục vọng một cách bản năng chế ngự mọi hành vi của con người. Trong điều kiện đó, chúng ta thấy có bao nhiêu quan điểm, tư duyhoạt động hấp dẫn đúng theo ý mình thích. Tuy nhiên, Đức Phật đã dạy rằng việc tuân theo các dục vọng bản năng đó sẽ không giúp ích gì cho trí tuệ của chúng ta, những người quyết định. Người trí sẽ có đủ kiên nhẫn để đánh giá các yếu tố khác nữa thay vì chỉ chạy theo các xu hướng nội tại của mình.

SAI LẦM 9: LỜI CỦA NGƯỜI HÙNG BIỆN ĐẦY GIÁ TRỊ

 Quan điểm sai lầm này có nghĩa là người có khả năng trình bày tư duy của mình một cách thiện xảo thì sự suy nghĩ của họ cũng chinh xác. Đức Phật khuyên các đệ tử của Ngài nên bác bỏ quan điểm này. Ngài dạy rằng chúng ta không nên để khả năng hùng biện hay sức mạnh của lời nói (sự khéo nói) ảnh hưởng đến quyết định của mình.

 Đức Phật nhận thấy trong xã hội của Ngài nhiều người cố tình gây ảnh hưởng đến quyết định của đám đông thính giả nhiệt tình. Những người có tài hùng biện, giỏi thuyết phục này tranh luận về nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo, xã hộitâm linh. Họ sử dụng khả năng hùng biện, tài sử dụng mỹ từ để ảnh hưởng người khác. Họ diễn thuyết lưu loát, bẻ gãy lý luận của đối phương, tỏ ra rất thuyết phục đối với thính giả của họ. Một số những người này rất nổi tiếng, dành thắng lợi trong đại đa số các cuộc tranh luận với đối phương. Thí dụ, Saccaka đã khoe khoang, “Ngay cả một cây trụ vô hồn cũng phải run sợ khi bị tôi thách thức tranh luận; thì làm sao mà con người không sợ chứ!”[22]

 Cụm từ “khả năng thuyết phục” bao gồm không chỉ khả năng tranh luận, mà cả những thủ thuật dùng từ. Để có những quyết định hợp lý, chúng ta không nên để mình trở thành nạn nhân của các thủ đoạn này. Đức Phật biết rất rõ về những kỷ thuật này nên Ngài khuyên chúng ta tốt hơn nên thuyết phục người nghe bằng việc nói đúng thời và có sự hiểu biết đúng đắnTuy nhiên, những người giỏi thuyết phục –hay những kẻ khéo lôi kéo người khác, là tên gọi thích hợp nhất cho họ- có thể lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để gài bẫy chúng ta có những quyết định thiếu sáng suốtVì vậy, Đức Phật nhắc nhở chúng ta nên chánh niệm về những mánh khóe này.

 Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là việc sử dụng các mỹ từ, cách nói năng khéo léo luôn thất bại trong việc giúp ta có những quyết định sáng suốtĐức Phật đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng việc tranh luận hợp lý luôn đưa ta đến những quyết định đúng đắn. Ngài chỉ quan tâm đến sự lôi kéo, manh động của những kẻ khéo thuyết phục, sử dụng các mánh khóe trong lời nói để khoe trương họ như là những người đầy đủ khả năng nhất trong việc dẫn dắt đám đông đi đến những quyết định đúng đắn. Những kẻ có vẻ đầy khả năng này, nhưng thực sự là những cá nhân bịp bợm dùng tài nói khéo, hoa mỹ của mình để thuyết phục người nghe –vì vậy người nghe cần phải luôn chánh niệm rằng chỉ có tài nói khéo (thì) chưa đủ để giúp ta có những quyết định sáng suốt.

SAI LẦM 10: PHẨM CÁCH CÁ NHÂN LÀ MỘT YẾU TỐ ĐÁNG TIN CẬY ĐỂ QUYẾT ĐỊNH

 Đức Phật cũng nhắc nhở chúng ta rằng việc tuân theo phẩm cách, quyền lực cá nhân có thể làm cản trở khả năng quyết định sáng suốt của chúng taSai lầm này và sai lầm vừa kể trên liên quan với nhau, nhưng lại khác nhau ở điểm sau đây. Trong khi người có tài hùng biện muốn lôi kéo người nghe bằng cách chú trọng đến cách nói năng khéo léo của mình, thì người sử dụng quyền lực cá nhân lại nhấn mạnh đến những uy lực đứng sau cá tính của mình. Xã hội có khuynh hướng chấp nhận các quan điểm và nể trọng lời nói của những người có cá tính, nhân cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo Đức Phật, thái độ xã hội này không hẳn là đúng.

 Nhiều yếu tố khác nhau có thể được kết hợp để đề cao phẩm chất, uy lực cá nhânThí dụ, cá tính, tri thức, vị thế xã hội, kinh nghiệm, khả năng, vẻ bề ngoài, văn bằng, trình độ chuyên môn, vân vân, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một nhân cách mạnh mẽ. Người có những phẩm chất đó dường như có quyền lực kỳ diệu: họ sở hữu khả năng thuyết phục rất lớn. Đức Phật đã nhận ra sự nguy hiểm của việc chạy theo sau uy lực cá nhân. Ngài quan sát thấy có nhiều khả năng rằng những người thực sự có phẩm chất như thế, cũng như những kẻ tự cho là mình có phẩm cách, có thể đưa xã hội đến những quyết định sai lầm.

 Các thí dụ sau đây cho ta thấy những người có ảnh hưởng trong xã hội thời Đức Phật đã sử dụng quyền lực cá nhân để gây ảnh hưởng đến người khác như thế nào:

  • Phạm Thiên tiết lộ với ta rằng chế độ giai cấp là sự sáng tạo của thần thánh. Do đó, các ngươi không được chống đối chế độ này.
  • Sau khi phát triển tâm bằng những nỗ lực cá nhân đầy gian khổ, ta nhận ra rằng không thể chuyển đổi nghiệp. Do đó, các bạn phải chấp nhận số mệnh của mình.
  • đệ tử của một vị thầy nổi tiếng, người này đã thấu đạt được tất cả mọi tri thức cần có để trở thành một vị thầy. Vì thế ông ta có khả năng truyền dạy cho bạn phương cách tu tập đúng đắn.

 Quyền lực được thừa nhận trong các thí dụ trên là quyền lực cá nhân: trong thí dụ đầu là ân sủng của thần thánh, trong thí dụ thứ hai là sự chứng đắc của cá nhân, và trong thí dụ thứ ba là vị thế xã hội và sự tự hoàn thiện.

 Quyền lực thể hiện trong hai thí dụ đầu có thể khiến ta nghi vần: không ai biết hay có thể xác chứng xem điều được tuyên bố có thực hay không. Trong thí dụ thứ ba, quyền lực đó có thể đúng hay ít nhất có thể được xác chứng. Nói chung, tất cả những lời tuyên bố trong các thí dụ đều dựa trên quyền lực cá nhân, dầu giả dối hay chân thực. Do đó, để có thể quyết định một cách sáng suốt, người nghe trước hết phải có những câu hỏi như sau:

  • Quyền lực được tuyên bố có thực không?
  • Nếu là thực, quyền lực đó có phù hợp với khả năng của người nói?
  • Động cơ hành động của người đó có chân thật hay không?

 Chúng ta hẳn biết chuyện Đức Phật đã yêu cầu Upali - một doanh nhân, người đang rất sẵn sàng để nhận Đức Phật làm vị thầy tâm linh mới của mình - tìm hiểu thêm về Ngài và giáo lý của Ngài.[23] Sự tìm hiểu đó sẽ giúp Upali chọn lựa người thầy tâm linh của mình một cách sáng suốt. Đặt lòng tin vào những người dối trá khi cho rằng họ có khả năng và phẩm cách, có thể đưa chúng ta đến những quyết định thiếu sáng suốt.

 Lời khuyên của Đức Phật không ngụ ý là chúng ta phải bác bỏ mọi ý nghĩ về quyền lực cá nhân. Trong một số bài giảng, Đức Phật nhấn mạnh rằng ta chỉ nên dựa trên quyền lực cá nhân sau khi đã có những sự tìm hiểu thấu đáo, cặn kẻ. Đức Phật cũng nhiều lần khuyên chúng ta nên dựa vào những người có quyền lực, có hiểu biết trong một số lãnh vực, thay vì tự quyết định một cách mù mờ. Nhưng trước tiên chúng ta phải chắc chắn rằng quyền lực, phẩm cách được tuyên bốchính xác, và rằng những người có quyền lực đó sở hữu khả năng và ý hướng dẫn dắt người khác đi theo con đường chân chánh.

SỰ KẾT HỢP CỦA LÝ LUẬN NGỤY BIỆN –VÀ HƠN THẾ NỮA

 Đức Phật cũng nhận thấy một số các vị đương thời với Ngài, cùng lúc sử dụng nhiều phương cách lý luận sai lạc để làm tăng giá trị lời tuyên bố của họ. Thí dụ, một số các nhà thuộc phái truyền thống sử dụng kinh điển, quyền lực cá nhân, logic, và lý luận càn bướng để khẳng định một cách mạnh mẽ rằng họ cao cả hơn các tầng lớp xã hội khác. Trong cuộc đối thoại với Bharadvaja, một người Bà-la-môn trẻ muốn tìm hiểu về giáo lý của Ngài, Đức Phật đã phân tích từng loại lý luận ngụy biện và nói: “Trước hết, ông nói về quyền lực cá nhân, giờ ông lại nói về sức mạnh của kinh điển”.[24] Đức Phật đã quán xét từng loại ngụy biện để chứng minh rằng chúng có thể khiến ta lạc lối đến dường nào. Sau đó, Đức Phật đã kết luận:

 Đối với người có trí muốn khám phábảo tồn chân lý, thì điều này [việc sử dụng lý luận ngụy biện] không đủ để họ kết luận rằng đây là chân lý, và những cái khác là giả tạo.[25]

 Chúng ta thấy rằng hiện nay nhiều tổ chức xã hội sử dụng một cách rộng rãi sự kết hợp giữa nhiều phương pháp lý luận ngụy biện để bổ sung, để làm tăng thêm sức mạnh cho những lời tuyên bố của họ. Dĩ nhiên, đôi khi họ cũng thành côngThí dụ, sự khẳng định rằng chúng ta cần phải tranh đấu để bảo vệ tôn giáoUy lực của kinh điển, truyền thốngxã hội là những yếu tố đã được sử dụng để hỗ trợ cho sự khẳng định này.

 Chỉ một loại rượu đủ làm người ta say, thì sự pha chế nhiều loại còn gây hậu quả tai hại hơn. Tương tự, chỉ một loại lý luận sai lầm đã có thể ảnh hưởng đến sự phán đoán sáng suốt của ta, thì khi nhiều loại được kết hợp lại -nếu chúng được chấp nhận vô điều kiện- sẽ làm mê hoặcchế ngự tâm trí con ngườiChúng ta dùng từ “tẩy não” để chỉ trạng thái tâm của người đã sa vào bẫy của nhiều hình thức lý luận ngụy biện. Sự thoái hóa tâm trí, kết quả cuối cùng của việc ta hoàn toàn chạy theo nhiều loại quyền lực, có thể dồn ta đến việc từ chối có những quyết định độc lập –nói gì đến những quyết định khôn ngoan!

GIÁC NGỘ CHÂN LÝ

 Khi Đức Phật giải thích cho Bharadvaja rằng lý luận ngụy biện có thể dẫn người ta đến những quyết định sai lầm, thì Bharadvaja có yêu cầu như sau:

 Bạch Thế Tôn, người ta có thể nhận ra chân lý ở mức độ nào? Điều gì có thể giúp người ta giác ngộ chân lý? Chúng con xin hỏi Thế Tôn về việc giác ngộ chân lý.[26]

 Câu trã lời chi tiết cho câu hỏi này đáng được coi là một lời hướng dẫn vượt thời gian để giải thoát cá nhân khỏi gánh nặng của lý luận sai lầm. Nội dung của bản kinh còn được duy trì có thể đã được sắp xếp lại, nhưng những bước căn bản để đi đến lý luận vững chãi vẫn còn nguyên vẹn.

 Trong bản kinh này, Đức Phật trước hết xác định việc tự giam mình trong suy nghĩ riêng tư là chướng ngại lớn nhất trong việc giải thoát bản thân ra khỏi lý luận sai lầm.

 Sau đó Đức Phật giới thiệu một số những phương cách hữu ích để tiến tới sự tự do nội tại. Có lòng ham thích học hỏi, phấn đấu tìm đến chân lý, lắng nghe, tiếp xúc, thử nghiệm những gì đã học, và đánh giá các quan điểm, cách thực hành khác nhau là một số các phương cách hỗ tương lẫn nhau để giúp ta tránh được việc lý luận ngụy biện. Để làm rõ hơn lợi ích của các phương cách này, chúng cần được bàn kỹ hơn.

 Đức Phật luôn thừa nhận khả năng con người trong việc tự hoàn thiện và khả năng buông bỏ lý luận sai lạc cũng là một phần trong đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cởi mở, chỉ dựa vào các lý luận sai lạc, thì ta khó thể tìm đường thoát ra. Sự quan tâm và cởi mở là hai điều kiện tiên quyết nhất để có được tự do tư tưởngLòng ham muốn ở bên trong sẽ thúc đẩy ta cố gắng, là bước kế tiếp để tiến bộ. Khác với suy nghĩ của nhiều người, Đức Phật thực sự cũng nói về những nhu cầu cá nhândục vọng bên trong.

 Nhu cầu, ước muốn giúp rất nhiều cho sự tinh tấn. Nếu nhu cầu, ước muốn không phát xuất từ bên trong, ta không muốn nỗ lực. Nếu ước muốn phát xuất từ bên trong, ta sẽ cố gắng nỗ lực. Do đó, ước muốn rất hữu ích cho nỗ lực [tìm được chân lý].[27]

 

 Đức Phật khuyên chúng ta biết đến cả một thế giới bao la của tư tưởng, quan điểmthực hành như một sự chuẩn bị cho việc dứt bỏ lý luận sai lạc. Một khi hạt giống của ước muốn đã nẩy mầm, phát triển bên trong, thì tâm tự nhiên sẽ tìm tòi, quán sát, so sánh, tương phản –và dần dần chọn những yếu tố khôn ngoan để ra quyết định. Như Đức Phật đã quán sát, việc tìm kiếm, tiếp cận, lắng nghe, thử nghiệm, và đánh giá nhiều yếu tố khác nhau sẽ chuẩn bị cho chúng ta có thể chọn lựa các tiêu chuẩn tiến bộ khi quyết định.

 Thông điệpĐức Phật muốn nhắn gửi cho những người thích nhiều hình thức lý luận ngụy biện khác nhau, rất lạc quan: Ngài tin rằng các cá nhân đó có khả năng thoát ra khỏi sự lý luận sai lầm. Thái độ cởi mở sẽ cho phép ta tiếp cận với nhiều quan điểm khác nhau, và là cách tốt nhất để thể hiện khả năng lý luận hợp lý. Khi chân trời của ta được mở rộng, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều lý do tốt hơn và sâu sắc hơn để bảo vệ hay bài bác vô số tư tưởng và hành động.

TÓM TẮT

 Đức Phật đã xác định lý luận ngụy biện là một mối đe dọa lớn đối với việc suy nghĩ sáng suốt. Bị mê mờ bởi nhiều loại ngụy biện, lý luận sai lầm, phần đông chúng ta không thể có những phán đoán sáng suốt trong việc quyết địnhĐức Phật đã định danh mười loại lý luận sai lầm luôn khởi lên trong tâm để thui chột trí tuệ khi chúng ta cần quyết định. Mỗi loại lý luận sai lầm riêng lẻ cũng đã tai hại, vậy mà đôi khi chúng còn được kết hợp để khiến sự phán đoán của ta thêm rối rắm. Thái độ cởi mở đối với nhiều quan điểm hay tư duy khác biệt là một bước hữu hiệu để tiến đến sự giải thoát khỏi những lý luận sai lầmLý luận sai lầm sẽ nới lỏng tay trong nội tâm khi ta tiếp tục quán sát cả thế giới tư tưởng bao la -và dứt khoát từ bỏ các lý luận sai lầm là cửa ngõ đưa ta đến các quyết định sáng suốt.



[1] Câu trích từ: Tăng Chi Bộ Kinh I: Ekadhamma Pali: Phẩm Dutiya: 3-4; dựa trên bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, Phẩm Chủng Tử, 15-21, NXB Tôn giáo 2005

[2] Trung Bộ Kinh II: 95: Kinh Canki; 775-785

[3] Như trên

[4] Trung Bộ Kinh II: 76: Kinh Sandaka; 618-628

[5] Trường Bộ Kinh I: 13: Kinh Tevijja; 187-195

[6] Trường Bộ Kinh III: 31: Kinh Sigalovada; 461-469

[7] Trường Bộ Kinh III: 27: Kinh Agganna; 407-415

[8] Như trên

[9] Trung Bộ Kinh II: 84: Kinh Madhura; 698-703

[10] Trường Bộ Kinh III: 27: Kinh Agganna: 407-415

[11] Trường Bộ Kinh I: 2: Kinh Samannaphala; 91-109

[12] Tương Ưng Bộ Kinh I: Kosala Samyutta: Kinh Sattajatila; 173-174

[13] Trường Bộ Kinh I: 4: Kinh Sonadanda; 125-132

[14] Trường Bộ Kinh I: 11: Kinh Kevaddha; 175-180

[15] Trung Bộ Kinh II: 76: Kinh Sandaka; 618-628

[16] Trường Bộ Kinh III: 27: 407-415

[17] Như trên

[18] Trường Bộ Kinh I: 3: Kinh Ambattha; 111-124

[19] Như trên

[20] Trung Bộ Kinh II: 92: Kinh Sela; 755-762

[21] Như trên

[22] Trung Bộ Kinh I: 35: Kinh Culasaccaka

[23] Trung Bộ Kinh II: 56: Kinh Upali; 477-492

[24] Trung Bộ Kinh II: 95: Kinh Candi; 775-785

[25] Như trên

[26] Như trên

[27] Như trên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant