Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Ít Tham Muốn Thì Ít Đau Khổ

19 Tháng Chín 201000:00(Xem: 5382)
Ít Tham Muốn Thì Ít Đau Khổ

ÍT THAM MUỐN THÌ ÍT ĐAU KHỔ

Như Đức Nagarjuna (Long Thọ) giảng trong bài kệ mà Dromtonpa thường trì tụng:
Được hay mất; sướng hay khổ; vinh hay nhục; khen hay chê: tám pháp thế gian này không phải là những đối tượng của tâm ta. Đối với ta chúng đều như nhau.

Thật dễ thấu hiểu làm thế nào việc bị mất mát, đau khổ, nghe những âm thanh không thú vị, bị tiếng xấu (nhục), bị chỉ trích (chê) có thể trở thành một vấn đề. Những điều này thường được coi là những vấn đề. Nhưng bạn có thể không nhận ra được rằng việc thâu đạt (được), hạnh phúc, nghe những âm thanh hay, có tiếng tốt (vinh) và được khen ngợi là những vấn đề. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn như nhau; chúng hoàn toàn là những vấn đề.

Nhưng tự thân đối tượng không phải là một vấn đề. Giàu có không phải là một vấn đề. Như thế cái gì là vấn đề? Vấn đề là tâm tham muốn và bám luyến vào của cải – đó là vấn đề. Có một người bạn thì không phải là vấn đề; tâm bám luyến vào bè bạn làm cho việc có một người bạn trở thành một vấn đề.

Sự tham muốn làm cho việc sở hữu bốn điều này – vật chất, sự tiện nghi thoải mái, âm thanh thú vị, lời khen – trở thành một vấn đề. Nếu khôngtham muốn, không có sự quan tâm thế tục, thì việc có hay không có những đối tượng này không trở thành một vấn đề.

Có thể một đêm kia khi bạn đang ngủ thoải mái thì bất thần bạn bị quấy rầy vì bị một con muỗi đốt. Nếu bạn có sự quan tâm thế tục mạnh mẽ, tham muốn mãnh liệt sự tiện nghi, bạn sẽ hết sức bực mình vì bị muỗi đốt. Chỉ vì bị mỗi một con muỗi đốt. Điều này chẳng có gì nguy hiểm, không thể gây nên một căn bệnh trầm trọng. Con muỗi chỉ hút một giọt máu nhỏ xíu từ thân thể bạn. Nhưng khi nhìn thấy thân con muỗi căng đầy máu của chính bạn thì bạn bị choáng váng. Bạn trở nên tức giận con muỗi và khó chịu cả đêm. Ngày hôm sau, bạn phàn nàn về con muỗi suốt cả ngày: “Đêm qua tôi mất ngủ nhiều giờ đồng hồ!” Mất ngủ một đêm, hay thậm chí vài tiếng đồng hồ, thì giống như mất một viên ngọc quý. Bạn bực dọc giống như người mất một triệu đô la. Đối với một số người, ngay cả một vấn đề nhỏ bé như thế cũng trở thành to lớn.

Cũng có những người quá mong muốn được người khác ngợi khenkính trọng. Nếu bạn không để ý tới họ và ngước mặt lên khi đi ngang qua họ, hoặc nói một hai lời thiếu tôn kính là những điều họ không mong chờ để nghe, thì điều đó tạo nên nỗi đau khổ ghê gớm trong tâm họ. Hoặc nếu bạn tặng cho họ món gì đó với một cung cách thiếu tôn kính, dù có cố ý hay không, thì đó cũng là nỗi đau khổ to lớn. Đối với những người quá nhiều mong đợi, quá nhiều bám luyến như thế, ngay cả sự đau đớn từ một hành động vật lý nhỏ bé mà họ không thích cũng trở thành to lớn. Có vẻ như một mũi tên được bắn vào tim họ.

Sân hận thình lình phát khởi mạnh mẽ. Thình lình thân thể họ trở nên hết sức căng thẳng. Gương mặt họ trước đây thanh thảnan bình, giờ đây hầu như trở thành khủng khiếp – phồng căng ra, tai và mũi họ đỏ bừng lên và những gân máu nổi rõ trên trán họ. Bất thình lình toàn bộ tánh khí của họ trở nên hết sức thô lỗ và khó chịu.

Người càng muốn được nhận sự khen ngợi và kính trọng thì khi không nhận được chúng nỗi đau khổ trong lòng họ càng lớn. Những đối tượng khác của sự tham muốn thì cũng tương tự như thế. Càng tham muốn thâu đạt vật chất, sự tiện nghi, hạnh phúc, những âm thanh thích ýlời khen, thì khi phải trải nghiệm điều đối nghịch, người ta càng đau khổ.

Nếu bạn hy vọng rằng một người bạn sẽ luôn luôn vui vẻ, tươi cười, tôn kính, tử tế, và luôn luôn làm những gì bạn muốn, nhưng một hôm họ bất ngờ làm một việc trái ý nhỏ bé nào đó thì điều nhỏ tí xíu đó tạo nên một nỗi đau khó thể tin nổi trong tim bạn.

Tất cả những điều này có liên quan tới sự bận tâm thế tục, tới việc bạn mong muốn quá mạnh mẽ một điều gì. Càng ít tham muốn bốn đối tượng đáng ao ước thì sẽ càng ít vấn đề khi bạn gặp bốn đối tượng không mong muốn. Ít tham muốn có nghĩa là ít đau khổ. Nếu bạn cắt đứt việc bám luyến vào cuộc đời này, thì bạn sẽ chẳng đau đớn khi kinh nghiệm sự chê bai chỉ trích hay không nhận được điều gì đó, bởi bạn không bám luyến vào sự khen ngợi hay thọ nhận các sự vật.

Cùng cách thức đó, khi bạn không bám luyến vào việc trông chờ bằng hữu của bạn sẽ luôn luôn dễ thương với bạn, luôn luôn mỉm cười với bạn, luôn giúp đỡ khi bạn yêu cầu, thì bạn không đau đớn khi những người bạn ấy thay đổi và làm trái ngược những gì bạn mong muốn. Trái tim bạn không đau đớn. Tâm bạn điềm tĩnh và yên bình. Nhờ cắt đứt sự tham muốn bám luyến vào bốn đối tượng đáng ao ước, bạn không gặp vấn đề gì khi xảy ra bốn tình huống không mong muốn. Chúng không làm bạn đau đớn, không thể làm tâm bạn xáo trộn.

Tư tưởng về các pháp thế tục bám luyến vào bốn đối tượng đáng ao ước của cuộc đời này. Không có tư tưởng này, tâm bạn rất điềm tĩnhan bình đến nỗi bạn không buồn phiền khi gặp bốn điều không mong muốn. Và việc gặp bốn đối tượng đáng ao ước cũng không làm phiền bạn. Nếu có ai khen ngợi bạn, chẳng thành vấn đề gì; nếu có người chê bai bạn, điều đó không thể làm tâm bạn rối loạn. Cuộc đời bạn vững chãi và tâm bạn an bình. Không có sự thăng trầm. Điều này san bằng tám pháp thế gian.

Bạn làm thế nào để giữ tâm an bình khi những vấn đề xảy ra? Bạn bảo vệ tâm ra sao để việc kinh nghiệm bốn điều không mong muốn không làm bạn rối loạn? Đó là nhờ nhận ra rằng việc bám luyến vào bốn đối tượng đáng ao ước này là vấn đề. Bạn phải nhận ra những khiếm khuyết của bốn đối tượng mong muốn này và từ bỏ sự bám luyến vào chúng. Đây là tâm lý học căn bản. Nếu bạn sử dụng phương pháp này, những tình huống không mong muốn sẽ không quấy rầy bạn.

Geshe Chen-ngawa san bằng tám pháp thế gian bằng cách tụng bài kệ sau:

Hạnh phúc khi đời sống thoải máiđau khổ khi nó phiền phức: mọi hoạt động nhắm tới hạnh phúc của cuộc đời này cần được từ bỏ như thuốc độc. Đạo đức và không đạo đức chỉ là những chức năng của tâm. Hãy chặt đứt những động lực không-đạo đức và những động lực không đạo đức cũng không không-đạo đức.

Câu sau cùng ám chỉ những hành động của thân và ngữ với những động lực không rõ ràng; những hành động này được gọi là những hành động “không thể đoán trước được.” 

Cách thức hay nhất để tu hành tâm thức ta là trông đợi bốn đối tượng không mong muốn hơn là bốn đối tượng mong muốn. Hãy mong đợi bị chỉ trích và không được tôn kính. Thực hành từ bỏ này, nó cắt đứt tham muốn, là tâm lý học tối hảo. Khi đã tu hành tâm ta để trông đợi những điều không mong muốn, khi điều không mong muốn thực sự xảy ra thì nó không trở thành một cú sốc cho chúng ta; nó không làm ta tổn thương vì ta đang trông chờ nó.

Trước khi hiểu biết Pháp, trước khi thực hành thiền định, bạn đã nhìn sự phiền phức (khổ), những âm thanh không thú vị, sự phê bình chỉ trích, và sự mất mát như những vấn đề không mong muốn. Bây giờ, nếu bạn khảo sát kỹ lưỡng bản tánh của tâm bám luyến vào vật chất, sự thoải mái, những âm thanh thú vị, sự khen ngợi, bạn sẽ không thấy đó là hạnh phúc; bạn sẽ thấy rằng nó cũng đau khổ. Nó không phải là hạnh phúc mà bạn cho là thế trước khi hiểu Pháp. Nó không an bình – nó đau khổ.

Tâm bám luyến vướng kẹt vào đối tượng của tham muốn. Khi bạn nhận lời khen – “Anh quá thông minh,” “Anh nói rất hay,” “Anh hiểu Pháp thật uyên thâm” – tâm bạn vướng kẹt trong sự ngợi khen và không còn tự do nữa. Giống như một thân thể bị giây xích trói chặt, tâm bị cột trói bởi sự tham luyến. Tâm bị vướng kẹt giống như keo dính vào đồ vật. Hoặc giống như con bướm đêm bay vào ngọn nến nóng chảy: toàn thân nó, đôi cánh và tứ chi hoàn toàn bị đẫm ướt trong ngọn nến sáp. Thân thểtứ chi của con bướm mỏng manh tới nỗi hết sức khó khăn để gỡ chúng ra khỏi chất sáp nến. Hay giống như một con ruồi vướng kẹt trong một mạng nhện: tứ chi của nó bị quấn chặt trong mạng lưới, và gỡ chúng ra khỏi chỗ đó thì rất khó khăn. Hay như những con kiến trong mật ong. Tham luyến là tâm bị vướng kẹt vào một đối tượng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant