Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phần Chính Của Phương Pháp Tu Tập

21 Tháng Chín 201000:00(Xem: 4385)
Phần Chính Của Phương Pháp Tu Tập

Phần chính của phương pháp tu tập

 Mở đầu sự quán tưởng

Trên khoảng không, cách đỉnh đầu khoảng 6”, xuất hiện chủng tử PAM, sẽ biến hóa vào đóa sen ngàn cánh. Trên đỉnh đóa sen này xuất hiện chủng tử AH, sẽ biến hóa vào vầng nguyệt trắng. Trong trung tâm của vầng trăng có chủng tử HUM. Đột nhiên, chủng tử này biến hóa thành chày kim cang trắng ở giữa có chủng tử HUM. Aùnh sáng từ chày kim cangchủng tử Hum tỏa sáng khắp mười phương để hoàn thành hai mục đích. Cả vũ trụ chan hòa vào ánh sáng. Rồi ánh sáng thu hồi vào chủng tử HUM trong chày kim cang. Chủng tử HUM và chày kim cang tan hòa vào ánh sáng rồi chuyển hóa thành Ngài Kim Cang Tát Đỏa.

Thân Ngài màu trắng, một mặt và hai tay. Ngài cầm chày kim cang ở tay phải, tay trái ngài cầm chiếc linh (chuông nhỏ). Ngài ngồi trong tư thế kiết già, tay bắt ấn. Nữ phật tính của Ngài, Dorje Nyem-ma, ôm choàng thân Ngài. Nữ phật tính màu trắng, một mặt và hai tay; tay phải cầm dao hình cong, tay trái cầm ly hình sọ người.

Cảø hai mặc thiên y và đeo nữ trang, chủng tử OM trên luân xa đỉnh đầu, chủng tử AH ở luân xa cổ, chủng tử HUM ở luân xa trái tim. Ánh sáng từ chủng tử HUM ở trái tim Kim Cang Tát Đỏa tỏa sáng, thỉnh cầu nguồn đại lạc của các chư Phật trong mười phương.

Trên đỉnh đầu, xuất hiện chủng tử PAM mầu trắng rồi được biến hóa trong hoa sen trắng ngàn cánh. Trên hoa sen, xuất hiện chủng tử AH, rồi được biến hóa vào vầng trăng sáng. Vầng trăng này không giống như vầng trăng đã được khám phá bởi các khoa học gia mà là ánh sáng tuyệt đối. Trên vầng trăng, ngay ở giữa, xuất hiện chủng tử HUM, sẽ được chuyển hóa vào chày kim cang trắng, ở giữa chày có chủng tử HUM. Chày kim cang tượng trưng cho sự bền chắc không thể hủy diệt. 

Từ chày kim cang, đặc biệt từ chủng tử HUM ở giữa chày, ánh sáng tỏa ra khắp mười phương, bao trùm cả vũ trụ. Ánh sáng được tỏa ra để hoàn thành hai nhiệm vụ: cúng dường Chư Phật và Chư Bồ Tát, đồng thời ban phước lành cho tất cả chúng sinh để thanh tẩy thân khẩu và ý. Tất cả muôn loài chúng sinh hữu tình và vô tình tan hòa vào ánh sáng, rồi lại kết tụ vào chủng tử HUM ở trung tâm chày kim cang.

Chày kim cang cũng tan hòa trong ánh sáng, rồi đột nhiên Ngài Kim Cang Tát Đỏa xuất hiện. Ngài có thân hình màu trắng, một mặt và hai tay. Ngài cầm chày kim cang ở tay phải, tay trái ngài cầm chiếc linh. Ngài ngồi trong tư thế kiết già, hai bàn tay bắt ấn quyết.

Ngài ôm choàng nữ phật tính Dorje Nyem-ma (Tạng ngữ, có nơi gọi là Phật Bà, Phật mẫu, consort, phối ngẫu tính, dù gọi là gì, dịch thế nào đi nữa cũng không diễn tả hết được ý nghĩa BẤT NHỊ của PHẬT TÍNH, đây chỉ là hình ảnh, một biểu tượng của bất nhị - Dg), nữ phật tính cũng màu trắng và ngồi trong tư thế ôm choàng Ngài Kim Cang Tát Đỏa. Nữ phật tính một mặt và hai tay, tay phải cầm dao, tay trái cầm ly rượu thần hình sọ người. Con dao tượng trưng cho trí tuệ, mục đích để cắt đứt những tạp niệm và những bám víu vào những thú vui vật chất. Ly rượu thần tượng trưng cho sự an lạc mà ngài đạt được trong giác ngộ, đây không phải là người đàn bà say sưa của thế gian. Mặc dù đây chỉ là một hình ảnh tượng trưng nhưng nó tạo cho chúng ta một ấn tượng rất sâu đậm.

Nếu chúng ta đi ngược dòng lịch sử, chúng ta sẽ biết người đàn bà trong quá khứ bị coi như khônggiá trị nào cả, mà chỉ là một người phục vụ cho đàn ông. Nhưng thực ra không phải vậy. Truyền thống tâm lý học Phật giáo, nhất là mật tông, chỉ cho chúng ta biết một cách vô cùng rõ ràng rằng đàn ông và đàn bà như nhau, cả hai đều có khả năng khám phá phật tính nằm trong tâm mình. Xa hơn nữa, đàn bà còn có một tiềm lực mãnh liệt để phát triển nguồn sức mạnh của trí tuệ và có thể chia sẻ nguồn an lạc đó cho những yogi (nam). Cùng lúc đó, yogini (nữ) cũng nhận lại nguồn an lạc từ yogi. Do đó, nếu chúng ta có những kinh nghiệm nội tâm về sự tượng trưng của nữ phâït tính, thì mỗi khi chúng ta nhìn thấy tranh ảnh của Đại thừa chúng ta sẽ cảm nhận được những nguồn an lạc, chiều sâu của những cảm nghiệm này tùy theo tâm của mỗi người. Thực ra, những bức tranh này cho chúng ta một sự cảm thông ở bên ngoài ngôn ngữ.

Tâm vô minhtâm giới hạn của chúng ta luôn luôn nghĩ rằng: “ Tôi không thể làm được bất cứ việc gì ... tôi không thể làm cái này, tôi không thể làm cái kia...,” điều này hoàn toàn sai lầm. Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn !!! Khi sinh ra chúng ta đã mang sẵn nhiều khả năng: chúng ta có thể suy nghĩ, chúng ta có thể truyền đạt những tư tưởng của chúng ta cho những người khác và chúng ta có thể phát triển một cách không giới hạn những tài năng của chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ chúng ta lười biếng, chúng ta sẽ lười biếng. Chúng ta sẽ phung phí cuộc đời và sẽ chẳng làm gì cả. Nghĩ như vậy chúng ta sẽ tiếp tục nhận chìm chúng ta xuống. Thực sự, chúng ta không như vậy, chúng ta có khả năng làm được nhiều thứ !

Phương pháp mật tông sẽ chỉ cho chúng ta những khả năng tiềm ẩn sẵn có trong chúng ta và giúp chúng ta ngăn cản những tư tưởng tiêu cực, những tư tưởng này chỉ làm cho chúng ta buồn nản mà không thực hiện được điều gì tốt đẹp trong cuộc đời. Chúng ta đã có nhiều cơ hội để gặp gỡ và học hỏi những lời dạy bảo cũng như những sự hướng dẫn thực hành. Chúng ta hãy tận dụng những cơ hội và những hoàn cảnh thuận tiện này.

Nếu một người bình thường nhìn bức tranh Dorje Nyem-ma cầm ly rượu thần hình sọ người, tượng trưng cho suối nguồn an lạc, biểu tượng cho sự chứng đắc chân tính, họ sẽ nghĩ rằng đây là một ma nữ uống máu. Họ sẽ kinh tởm và sợ hãi, họ sẽ nghĩ rằng đây là một chiếc sọ đầy máu người và cho rằng Đại thừa Phật giáo tin vào sự hiến tế nhân mạng. Họ còn sợ bị chúng ta cắt cổ ! Nếu họ nhìn bức tranh Yamantaka mang bộ xương người, có lẽ họ sẽ sợ đến mang bệnh; chính lòng mê tín của họ tố cáo Yamantaka giết người. Tuy nhiên, ngược lại với lòng mê tín đó, đây là những biểu tượng cho chúng ta một ý nghĩa vô cùng thâm sâu mà nó phản ảnh một sự thực chứng cao độ.

Trong diệu pháp Heruka Vajrasattva hay trong 6 bước tu tập của một đạo sĩ, có một phần mà chúng ta phải quán tưởng chúng taKim Cang Tát Đỏa đang ôm choàng nữ/nam phật tính (phối ngẫu tính). Hiện tại trong các tu viện, các vị sư nam và sư nữ đã thề nguyền không có vấn đề đụng chạm thân xác và có thể hiểu rằng họ không bao giờ thực hành phương pháp này với nhau. Tuy nhiên, nữ phật tính ở đây không phải là một người đàn bà bằng xương bằng thịt mà là một âm tính (năng lượng âm) trong tam ma địa (đại định), và do đó, họ được phép hoà nhập trong lúc thiền định. Phái nữ có thể quán tưởng mình là Kim Cang Tát Đỏa hay là người đang ôm Vajrasattva là Dorje Nyem-ma, một người sẽ trở nên làm một với Heruka Vajrasattva và hoà tan trong đại trí tuệ an lạc của Ngài. Như vậy là chúng ta chuyển hoá những nguồn năng lượng xấu thành Trí Bát Nhã của Vajrasattva.(từ đây sẽ không dịch là Kim Cang Tát Đỏa nữa mà sẽ giữ nguyên âm Vajrasattva cho phù hợp khi tụng mật chú – Dg)

Mục đích của việc thực tập này là để phát triển Trí Bát Nhã Tánh không. Điều này hoàn toàn khác với sự ôm ấp bình thường của đôi trai gái. Để có thể hòa nhập trong sự tỉnh thức của an lạc, một điều vô cùng quan trọng là phải từ từ phát triển tâm tỉnh thức. Do đó, điều trước tiên là những người tu sĩ nam nữ nên cắt đứt tất cả những liên hệ thể xác mà chỉ thực tập phương pháp này với âm/dương tính tam-ma-địa cho đến khi nào đạt được những thực chứng cao hơn. Chỉ khi nào họ đã phát triển tâm thức ở mức độ cao họ mới có thể có những liên hệ bình thường, nhưng cũng không phải là những sự thỏa mãn phàm tục. Phải một thời gian thật lâu chúng ta mới có thể đạt đến đó, mà cũng không cần thiết cho chúng ta phải thực tập như vậy. Vì thế, chúng ta không cần giải thích thêm chi tiết ở đây.

Điểm cần phải nhấn mạnh ở đây là biểu tượng ôm choàng đó giúp người thực tập phát triển Trí Bát Nhã. Nếu phái nữ có thể làm như vậy, không sao, nhưng nếu nó ảnh hưởng đến phái nam như là một sự khêu gợi, ngã lòng, chán nản thì tất cả những tâm trạng đó là tâm trạng phàm tục. Dĩ nhiên nó cũng ảnh hưởng đến phái nữ khi quán tưởng hình ảnh nam.

Heruka Vajrasattva và nữ phật tính của Ngài mặc thiên y và đeo những bảo châu tuyệt đẹp. Dĩ nhiên, “tuyệt đẹp” ở đây có tính cách tương đối. Cái gì làm cho một người ở nước này gọi là đẹp thì lại xấu ở nước kia và ngược lại. Đối với triết lý nhà Phật thì đẹp, xấu, tốt, dở tùy theo tâm của chúng sinh. Cái gì là nữ trang và cái gì không phải là nữ trang đều bắt nguồn từ tâm.

Chúng ta có thể hiểu cái điều đơn giản này khi nhìn vào sự phát triển văn hóa của người Tây phương và vào những thời điểm mà người ta cho là đẹp hay xấu. Qúy vị có thể hiểu điều này rõ hơn tôi. Tôi chỉ có thể biết được những điều này qua sự học hỏi triết lý Phâït giáo; còn qúy vị đã trực tiếp biết và quan sát chúng. Chúng ta chỉ cần quan sát những người làm ở những cửa hàng, họ thay đổi cách trang trí, cách trưng bày hàng hóa mỗi ngày. Cái gì đẹp của ngày hôm qua, hôm nay đã xấu rồi! Qúy vị thật may mắn! Vì qúy vị chứng nghiệm được lời dạy bảo của Phật ngay ở đó, nó luôn luôn xảy ra chung quanh qúy vị. Qúy vị vừa được hưởng đời vừa được hiểu chân lý

Như vậy, người từ những quốc gia khác nhau sẽ có những quan niệm về cái đẹp khác nhau; có thể qúy vị không đồng ý với tôi về lối diễn tả vẻ đẹp của Vajrasattva và nữ phật tính cuả Ngài. Tuy nhiên, qúy vị có thể quán tưởng vẻ đẹp và đồ trang sức của các Ngài tùy theo ý kiến riêng của qúy vị. Nhưng những biểu tượng trang sức là những quán tưởng nội tại và do đó nên quán tưởng theo sự diễn tả trong bài thực tập này. Điều quan trọng là chúng ta không nên bỏ nó và không quán tưởng đến nó, vì chúng ta thường nghĩ rằng nó qúa phức tạp cho việc quán tưởng.

Heruka Vajrasattva có tất cả 6 loại trang sức khác nhau, nữ phật tính của ngài có 5 loại. Vật trang sức thứ 6, màu sáng trắng, chính là thân thể của Ngài, nó nói lên Ngài đã đạt nguồn chân hỏa (kundalini). Nguồn năng lượng chân hỏa này không lem luốc đầy người như chúng ta thường thấy ở những ông đạo sĩ Aán độ có một lớp tro trắng trên thân thể họ. Có những ông trông yếu xìu chẳng có một chút năng lực nào, dương tính của họ không hoạt động. Nguồn năng lượng nội hỏa của Vajrasattva hoạt động mãnh liệt nên thân thể Ngài sáng, điều này chứng tỏ Ngài đã đạt nguồn chân hỏa (kundalini), cũng là nguồn đại lạc. (Tôi nói “nguồn năng lượng nội hỏa” thay vì chỉ nói “ nội hỏa” để qúy vị đừng hiểu lầm đây là sức lực bình thường của phái nam).

Cả Heruka Vajrasattva và nữ phật tính của Ngài đều có chủng tử OM trên đỉnh đầu (luân xa 7), chủng tử AH ở cổ họng (luân xa 5), và chủng tử HUM ở trái tim (luân xa 4). Chủng tử HUM ở trung tâm của vầng trăng. Vầng trăng rất tròn và là biểu tượng của niềm đại lạc, của Trí Tuệ. Trong những đêm trời nóng, chúng ta ra ngắm vầng trăng tròn đầy tự nhiên chúng ta cảm thấy khoan khoái dễ chịu. Đó là một trong những lý do tại sao vầng trăng lại được chọn làm biểu tượng cho sự an lạc. Chung quanh vầng trăng là những mật tự của Heruka Vajrasattva, được đọc theo ngược chiều kim đồng hồ. Thường thường trong những phương pháp mật tông, mật tự được đọc theo chiều kim đồng hồ, từ trái qua phải; nhưng ở đây lại đọc ngược chiều kim đồng hồ, từ phải qua trái, điều này nói lên Heruka Vajrasattva đặc biệt để ý đến nguồn năng lượng âm hơn là dương. Lý do này nói lên phái nữ dùng năng lượng bên trái của cơ thể hơn là bên phải, trong khi đó phái nam lại dùng năng lượng ở bên phải của cơ thể nhiều hơn là bên trái. 

Khi Phật tử đi vòng quanh một ngôi tháp, họ thường đi theo chiều kim đồng hồ, nên ngôi tháp bao giờ cũng ở bên tay phải của họ. Là một người thực hành phương pháp tính âm của mật tông, chúng ta nên sáng suốt trong từng sự việc chúng ta làm, chúng ta có thể đi theo hướng ngược lại. Những người không có một sự hiểu biết sâu rộng sẽ cho là chúng ta làm sai và thường thường họ làm khác đi; nhưng những người có một tâm cởi mở, hiểu biết rộng rãi, họ sẽ thông cảm những sự hiểu biết của chúng ta về mật chú. Tuy nhiên, chúng ta không nên khoe khoang, mà nên khiêm tốn, đơn sơ và hành động đúng theo nghi thức được dạy bảo.

Từ chủng tử HUM ở tim của Heruka Vajrasattva, có rất nhiều tia sáng chiếu ra muôn phương để thỉnh cầu phước tuệ từ các Chư Phật rồi những tia sáng này lại trở về tim và hòa tan trong chủng tử HUM. 

 
Lễ cúng dường Heruka Vajrasattva

OM KHANDA ROHI HUM HUM PHAT
OM SVABHAVA SHUDDAH SARVA DHARMA SVABHAVA SHUDDHO HAM

Tất cả đều vắng lặng. Chủng tử AH xuất hiện trong Tánh Không rồi biến thành một ly hình sọ người rất lớn đựng 5 loại thịt và 5 loại rượu thần. Chúng hòa tan vào nhau thành một biển trí lực siêu việt.

OM AH HUM HA HO HRI

Tiếp theo chúng ta niệm mật chú để thanh tẩy và cúng dường, đồng thời nguyện cho những vật cúng dường không mất đi những phẩm chất của nó (OM KHANDA...) , giống như sự cúng dường từ nội tâm. Nhớ rằng chúng ta đang là hình ảnh của Heruka Vajrasattva nên chúng ta ban phướcđộ trì cho những hiến vật này.

Rồi hãy tụng chú Tánh Không (OM SVABHAVA ...). Tất cả trở thành Tánh Không. Với mật chú này và với một quan niệm đúng đắn về Tánh Không, chúng ta chuyển hóa tất cả những vật được dâng hiến và toàn thể các hiện tượng trong vũ trụ thành trí tuệan lạc. Trong tinh thần bất nhị, xuất hiện chủng tử AH trắng sáng, rồi biến thành một ly hình sọ vĩ đại. Bên trong chứa đựng 5 loại thịt và 5 loại rượu thần. Chúng hòa tan vào nhau rồi biến thành một đại dương của an lạctrí tuệ

Sau đó tụng OM AH HUM HA HO HRI ba lần. Ở đây chúng ta thanh tẩy những năng lượng không thanh khiết của những phẩm vật dâng hiến để trừ khử những mùi vị, màu sắc dơ bẩn và để thăng tiến chúng.

Tôi nghĩ rằng rất nhiều người trong chúng ta đã có một số kinh nghiệm về Tánh Không trong khi thiền định, nhưng trí phân biệt của chúng ta tự động nắm bắt vấn đề mỗi khi có một ý niệm xuất hiện, để rồi chúng ta lại trở về những thói quen của đời sống thường ngày. Nhưng khi chúng ta đã đạt được niềm an lạc của thần trí thì nó lại hoàn toàn khác, bất kể những gì chúng ta nhận được, tâm của chúng ta vẫn không hề bị lay chuyển, vẫn không bị vướng mắc và nắm giữ; ngược lại chúng ta hoàn toàn an lạc, chúng ta nhận ra được tuyệt đối tính của tất cả những hiện tượng trong vũ trụ và cảm nghiệm được chúng trong niềm an lạc tự nhiên.

OM VAJRASATTVA ARGHAM...SHABDA PRATICCHA HUM SHAVA

Như vậy là chúng ta đã thực hiện 8 lần dâng cúng Heruka Vajrasattva. Chúng ta cần có trí tuệ để biến chúng thành hoàn mỹ, tuyệt diệu; chúng ta cần một sự hiểu biết thật sâu sắc để hiểu thấu vấn đề

Bình thường những người du lịch khi nhìn thấy những ảnh tượng trong chùa hay trong các tu viện tại Tây tạng, họ đều phê bình bằng những cảm quan bề ngoài theo những thói quen sẵn có. Họ thực sự tin rằng chúng ta dâng cúng thịt, giấy, nước và quần áo cho những hồn ma. Đôi khi họ còn bực mình khi thấy những ảnh tượng được xếp đặt chung với những hình tượng kỳ quái khác và họ không thế nào hiểu được tại sao lại có những người đi dâng cúng cho những hình tượng này. Hãy thận trọng: nếu đức tin của chúng ta quá yếu, nếu trí tuệ của chúng ta quá mù mờ thì chúng ta cũng sẽ nghĩ như vậy.

Do đó, dâng cúng phẩm vật là một cách thực hành mang lại nhiều ơn ích. Đây là cách để đối trị những sự lười biếng, đạo đức giả và đầu óc duy lý: “ôi, đạo tại tâm mà”, rồi chẳng bao giờ dám bỏ ra một xu để mua phẩm vật. Tôi mong rằng quý vị hiểu những điều tôi muốn nói. Khi chúng ta dâng cúng phẩm vật, dù chỉ là một cây nến, bằng tất cả tấm lòng chân thành, hiểu biếtcung kính thì nó có giá trị như là dâng hiến trọn vẹn tất cả những gì chúng ta có trong toàn thể vũ trụ này. Nhưng vì chúng ta thường có những ý nghĩ nhỏ mọn nên không bao giờ chúng ta có thể tưởng tượng được chúng ta dâng cúng cả vũ trụ. Vì thế tám lần dâng cúng tạo cho chúng ta những điều căn bản để dễ dàng chuyển hóa tâm thức hòa nhập vào vũ trụ.

Chúng ta không nên dâng cúng theo thói quen thông thường kiểu thế gian; thay vì làm như vậy, chúng ta hãy chuyển hóa tất cả những phẩm vật vào sự an lạc thanh tịnh mà chúng được thị hiện như là nước, ánh sáng, âm thanh, mùi vịcảm giác. Qua sự thực hành này, chúng ta có thể chuyển hóa tất cả mọi sự vật trên thế gian này thành niềm an lạc tuyệt diệu, mặc dù chúng mang bất cứ hình thái, sắc tướng bên ngòai nào. Khoa học đã chứng minh rằng tất cả năng lượng đều là sự biến đổi trạng thái không ngừng nghỉ; một năng lượng luôn luôn biến chuyển thành một năng lượng khác. Thí dụ như năng lượng của mặt trời tác dụng hỗ tương trên cây cối và những đóa hoa tươi đẹp. Tất cả mọi sự vật trên vũ trụ đều có thể thay đổi !

chúng ta quán tưởng niềm an lạc dưới bất cứ hình thức nào, hình dạng nào, tâm của chúng ta cũng tự động phản ảnh nó; như thế, tất cả những năng lượng xấu, những ô nhiễm của những ý niệm sai lạc đều được thay thế bằng những năng lượng tốt; những nguồn năng lượng tươi vui này sẽ tự nhiên phát khởi lên trong tâm của chúng ta, chẳng phải vì có một cục kẹo hay một thỏi chocolate ở trong tay. Nếu chúng ta làm một thử nghiệm, chúng ta sẽ rất dễ dàng nhận ra được sự hiệu nghiệm của vấn đề tâm lý này.

Nhiều người muốn tự tử. Vấn đề của họ là do những gì họ tưởng tượng ra, nghĩ ra. Họ chỉ thấy toàn là đau khổ, trở ngại; họ không thể quên được những nỗi khắc khoải, những phiền muộn, họ không thể ngủ được hoặc chẳng bao giờ có được một giấc ngủ an lành. Tự tử không phải là lối giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Họ cắt tay, bắn vào đầu. Đây là một điều quan trọng mà chúng ta phải thấu hiểu tâm lý sâu xa của vấn đề tự tử.

Tâm lý sâu xa trong việc dâng cúng cũng vậy, phải hiểu rõ mục đích chính của cúng dường là gì, nếu không hiểu được, nếu không nhìn ra được phật tính của sự vật thì sự vật cũng chỉ là sự vật vật chất mà thôi và sự dâng cúng cũng chỉ là vật chất như vậy. Nhưng nếu chúng ta hiểu được siêu việt tính này, chúng ta có thể giao cảm sâu xa khi thực hành sự dâng cúng để công việc tu tập của chúng ta đạt được thành qủa, tâm trở nên an lạc hơn, trí tuệ phát triển hơn. Nếu chúng ta tu tập theo chiều hướng này thì chúng ta sẽ không bao giờ còn buồn phiền, uất ức và sẽ nhìn cuộc đời hoàn toàn đổi mới tươi đẹp hơn.

Đừng bao giờ bi quan trong việc thực hành phương pháp chuyển hóa. Uống một ngụm nước cam lồ sẽ tươi mát hơn một ly nước bình thường rất nhiều. Một ly trà hay một ly cà phê chỉ cho chúng ta một chút mùi vị khoan khoái ở miệng và bao tử. Sự khoan khoái này chỉ nhất thời và chẳng bao lâu chúng ta lại phải đi tiểu. Ngược lại, sự an lạc sẽ tác động sâu xa vào toàn thể hệ thần kinh, làm thanh tịnh năm giác quan và nguồn năng lượng này không có gì có thể so sánh được. Đó là sự thật! Tôi không hề nói quá đáng.

Một số người nghĩ rằng quý vị tăng ni đã không còn màng gì tới âm nhạc, đã từ bỏ tấât cả. Chúng tôi không từ bỏ gì cả!!! Chúng tôi thưởng thức, hưởng thụ và chia sẻ tất cả mọi loại âm nhạc trong vũ trụ. Chúng tôi vẫn ca hát và nhảy múa với nhau. Chúng tôi có thể ca hát và nhảy múa khi nào chúng tôi thích, khi nào chúng tôi còn ở trong tình trạng tỉnh thức, còn trên con đường giải thoát và còn biết rằng chúng tôi không gây bực bội cho hệ thần kinh của chúng tôi. Trong những tu viện nam cũng như nữ ở Tây tạng, chúng tôi vẫn chơi những loại nhạc khí trong những dịp hội hè và ngay cả trong những lễ nghi tôn giáo nữa. Chúng tôi không thiếu sóttrong đời sống, chúng tôi thưởng thứcan hưởng tất cả!!!

Dĩ nhiên, nếu chúng ta cứ mãi giải thích những điều này cho người đời thì họ sẽ nghĩ rằng chúng ta điên hoặc mơ mộng. Nhưng điều này chẳng điên khùng chút nào, đó là sự thật. Nếu họ không đồng ý, hãy hỏi họ, “vậy thì cái gì mới là sự thật?” Họ không trả lời được. Họ nghĩ rằng họ rất thông minhhãnh diện vì họ cho rằng những gì họ đã làm đều là sự thật còn những gì chúng ta làm đều là những điều kỳ dị, không tưởng. Đó là một ý niệm sai lạc. Nếu chúng ta phân tích vấn đề bằng trí tuệ, chúng ta sẽ thấy rằng cả hai bên đều làm cùng một công việc: huyễn ảo, vọng tưởng; tất cả chúng ta đều làm những việc hão huyền. Vì thế, cái gì đúng cho người này thì cũng có cái đúng cho người khác.

Những phẩm vật ta dâng cúng mang lại ba đặc tính: thứ nhất là niềm an lạc, thứ hai là sự an lạc này được thể hiện qua những hiến vật và mỗi hiến vật có những đặc tính riêng vô tận của chính nó, thứ ba là nó không bao giờ chấm dứt sự phúc lạc nơi ta.

Chúng ta có thể tưởng tượng tám hiến vật được làm bởi tám vị thần. Khi chúng ta bắt đầu bắt ấn quyết để dâng cúng phẩm vật thì một vị thần tương ứng với phẩm vật đó liền xuất hiện từ trái tim của chúng ta để làm việc dâng cúng, rồi ngay sau khi chấm dứt ngài lại tan biến trở lại trái tim của chúng ta. Vị thần chính là sự thị hiện của trí siêu việt, khi các ngài tan biến trong tim của chúng ta, các ngài thanh tẩy và làm cho trái tim của chúng ta trở nên tốt đẹp, an lạc, những nguồn năng lượng này không thể bị phá hủy. Mỗi vị đều có bốn tay: hai tay trên cầm chày kim cang và chiếc linh (chuông nhỏ) còn hai tay kia dâng cúng phẩm vật.

Tám hiến vật và 8 vị thần tương ứng là:
argham Nữ thần rượu tiên mang mầu trắng
padyam Nữ thần chân sạch trắng
pushpe Nữ thần hoa trắng
dhupe Nữ thần nhang mầu khói
aloke Nữ thần ánh sáng đỏ
gandhe Nữ thần hương thơm xanh lục
naivedya Nữ thần thực phẩm nhiều mầu
shabda Nữ thần âm thanh xanh lam

JAH HUM BAM HO. Trở nên làm một, trở thành bất nhị.

Trong lúc dâng cúng hiến vật, chúng ta tụng mật chú JAH HUM BAM HO. Với JAH, Trí Tuệ được kêu gọi; với HUM, Trí Tuệ đi vào; với BAM, nó được hòa nhập làm một; và với HO, nó trở nên phúc lạc không thể bị phá hủy.

Như vậy, nguồn lực trí tuệ từ chư Phật mà chúng ta đã kêu gọi được thu hút bởi những tia sáng từ chủng tử HUM ở trái tim của Heruka Vajrasattva. Ngay lập tức và rất dễ dàng, nó hòa tan vào trái tim của Ngài, nó liền trở nên niềm an lạc của thần trí Ngài, như giọt nước hoà tan trong đại dương, chẳng còn cách biệtphân chia nữa.

Thực ra, Heruka Vajrasattva không cần phải hoà tan trong thần trí bởi vì Ngài đã là một với các chư phật. Thực là sai lầm nếu chúng ta nghĩ rằng Heruka Vajrasattva là một thực thể riêng biệt đối với các chư phật. Chỉ vì tâm nhị nguyên của chúng ta đã không hiểu nổi hình ảnh thần linhchúng ta quán tưởng trên đỉnh đầu và sự thị hiện của thần trí là một. Chính chúng ta đã phân biệt, đã chia rẽ sự kiện này. Vì thế, chúng ta cần thay đổi tâm nhị nguyên của chúng ta bằng phương cách quán tưởng này.

Nhưng nếu nói: “ Ồ, chúng là một và hoàn toàn giống như nhau,” thì cũng không được, vì sự hiểu biết này, lời nói này hoàn toàn do trí thông minh mà ra. Nó không giúp gì cho tâm của chúng ta. Nhưng, nếu chúng ta kinh nghiệm sự hợp nhất qua sự thực tập phương pháp du gìa này thì sự nhận thức của chúng ta sẽ hoàn toàntrực giác. Heruka Vajrasattva là sự hợp nhất giữa các nguồn năng lượng đang được thị hiện của các chư Phật trong trạng thái thần thánh để nói chuyện với chúng ta. Một khi chúng ta đã hoàn toàn thanh tẩy tâm nhị nguyên thì chính chúng ta cũng sẽ trở nên làm một với sự an lạc của thần trí.

Sự quán đảnh 

Lại nữa, những tia sáng từ chủng tử HUM tại trái tim của Ngài đang kêu gọi các vị thần quán đảnh của gia đình năm vị thiền Phật.

OM PANCHA KULA SAPARIVARA ARGHAM... SHABDA PRATICCHA HUM SVAHA

“Kính lạy Đức Như Lai, xin ban phước cho sự quán đảnh của con [Heruka Vajrasattva].” Theo lời cầu khẩn này, tất cả chư Như Lai cầm bình nước cam lồ trên tay, bình nào cũng tràn đầy tuệ lực sẵn sàng chảy ra. Mỗi khi câu mật chú OM SARVA TATHAGATA ABHISHEKATA SAMAYA SHRIYE HUM được tụng lên là sự quán đảnh được ban phát.

Thánh thể toàn tri, Heruka Vajrasattva, được tràn ngập bởi nước cam lồ, nguồn tuệ lực tiên thiên. Những giọt nào chảy tràn ra ngoài liền thấm nhập lại vào Đức Phật A Súc Bệ (Akshobhya), đang ngự trên đỉnh đầu Ngài.

Chủng tử HUM ở tại trung tâm của vầng trăng trong trái tim Ngài, vòng chung quanh là một trăm mật tự (đứng vòng chung quanh vầng trăng theo ngược chiều kim đồng hồ).

Một lần nữa, tại trái tim của Heruka Vajrasattva, chủng tử HUM lan tỏa ánh sáng chiếu rạng khắp mười phương để kêu gọi những vị thầy quán đảnh - năm vị thiền phật (xem phần phụ lục về gia đình thiền Phật)- và các chư phật trong cảnh giới bí mật riêng của các ngài chứng giám cho sự quán đảnh. Được hướng dẫn bởi ánh sáng, các ngài liền hiện diện ngay trên đỉnh đầu của Heruka Vajrasattva.

Bây giờ, trước khi cầu xin các ngài chấp nhận sự quán đảnh, chúng ta hãy dâng lên các ngài tám phẩm vật như đã trình bày ở trên. Khi chúng ta tụng PRATICCHA HUM SVAHA là chúng ta xin các ngài chấp nhận tất cả những phẩm vật này, mà bản tính tự nhiên của chúng cũng là thần trí và những cảm nghiệm tuệ lạc tiên thiên cũng hiện diện nơi thánh tâm của các ngài.

Khi dâng hiến những phẩm vật, chúng ta xin được quán đảnh. Mỗi khi tụng mật chú OM SARVA TATHAGATA...., thì những vị thần quán đảnh sẽ nhận lời cầu xin của chúng ta, các ngài nâng những chiếc bình nước cam lồ lên rót nước thanh tịnh của thần trí tiên thiên vào đường kinh mạch chính của Heruka Vajrasattva và Dorje Nyem-ma qua luân xa đỉnh đầu của hai vị này.

Thần quán đảnh nhìn xuống chúng ta như chúng ta ở dưới này đang quán tưởng Heruka Vajrasattva ở trên kia, nhận lễ quán đảnh cho chúng ta. Nhắc lại, đây chỉ là dấu ấn phân biệt nhị nguyên đã in sâu trong tâm khảm chúng ta: “Tôi là thế này, ngài là thế kia.” Để phá tan những ý niệm thông thường này và những vọng tưởng của tâm nhị nguyên, chúng ta cần thanh tẩy sự quán tưởng như đang được dậy bảo.

Tất cả sự dạy bảo thực tập phương pháp này là để thanh tẩy tâm của chính chúng ta. Mặc dầu chúng ta quán tưởng Heruka Vajrasattva trong sáng nhưng thực ra chúng ta đang thanh tẩy chính chúng ta, ảnh hưởng tâm lý, chuyển hóa tự nhiên. Sự quán tưởng của chúng ta về Heruka Vajrasattva là cái nhìn không trong sáng của chính chúng ta. Bởi vì thanh tẩy ngài trong tầm mức sâu thẳm, nguồn năng lực trong sáng của giác ngộ, nên chúng ta sẽ tự trở nên trong sáng. Sự kiện này sẽ ghi lại một dấu ấn thật sâu đậm trong tâm thức của chúng ta và sẽ giải thoát chúng ta khỏi những nguồn năng lượng xấu một cách rất tự nhiên

Sau khi quán đảnh, Thánh thể Heruka Vajrasattva tràn đầy năng lượng của thần trí, được vị thần quán đảnh đổ trên luân xa đỉnh đầu đi vào kinh mạnh chính của ngài. Nếu chúng ta đạt được nguồn đại trí qua mật điển du gìa, chúng ta cũng sẽ có những kinh nghiệm giống như vậy. 

Tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng toàn hệ thần kinh của chúng ta đã tràn ngập nguồn an lạc này, đúng như vậy. Nhưng bởi vì, chúng ta luôn nghĩ rằng chúng ta qúa nghèo nàn thấp kém, đời sống chúng ta luôn luôn thiếu: “Tôi không có cái này, tôi không có cái kia, tôi chẳng có gì cả.” Nên, chúng ta nghĩ: “Nếu tôi có cái đó, tôi đã vui biết chừng nào.” Tự chúng ta, chúng ta đã bất mãn, nên chúng ta luôn luôn đi kiếm tìm bất cứ cái gì chúng ta cho là chúng ta đang thiếu, đang không có.

Luân xa dưới cùng của chúng ta đang bị tắc nghẽn, đen tối, đau và không có nguồn an lạc. Luân xa rốn (luân xa số 3, hoả đại --Dg) của chúng ta đang bị đóng, đen tối và bị đè nén. Luân xa trái tim (luân xa số 4, phong đại --Dg) đang tan vỡ vì máu bị ô nhiễm bởi những cảm xúctuyệt vọng. Luân xa cổ họng (luân xa số 5, không đại --Dg) thì tràn đầy ô nhiễm, không có điều gì chúng ta nói mà tốt lành. Còn luân xa đỉnh đầu (luân xa số 7 --Dg) thì bị đông đặc, cứng, lạnh ngắt, không cởi mở, không hòa tan trong nội hỏa được. Toàn thân đắm chìm trong ô trược nên nguồn đại lạc không thể đổ vào, không thể thấm vào chúng ta và cho chúng sinh khác. Hoàn toàn đen tối, hoàn toàn bị tắc nghẽn và dầy đặc nhiễm ô.

Vì thế, qua phương pháp thực tập thanh tẩy này, chúng ta mới có thể nhận được nguồn đại trí và đem nguồn đại lạc miên viễn này vào sâu thẳm trong trái tim ta. Chúng ta có thể dùng phương pháp thanh tẩy tuyệt diệu này từ bây giờ cho đến khi qua đời. Ngay cả trong lúc chết chúng ta cũng vẫn dùng được, bởi vì tự nó thường phát triển. Nếu ta không phát triển, tâm ta luôn luôn thay đổi, lúc thế này lúc thế khác, khi lên khi xuống, như thế chúng ta sẽ chẳng vui được. Hãy nhìn thẳng vào chính ta: mặc dầu đã được học Đạo pháp mà chúng ta vẫn còn chạy lòng vòng làm cái này làm cái kia. Những sinh hoạt trong cõi luân hồi không bao giờ ngừng. Ngay cả những người đang sống trong những tu viện hay trong những thiền viện, những nơi đó đáng lẽ phải là những nơi thanh tịnh, an lành mà cũng luôn luôn bận bịu, rộn ràng. Cuộc sống chắc chắn sẽ chấm dứt một ngày nào đó. Thế thôi.

Theo nghi quỹ tu tập, Tây Tạngtừ ngữ ku; kaya theo Sanskrit (Phạn ngữ). Chúng ta dịch sang Anh ngữ là “holy body”, Việt ngữ là “thánh thể”, nhưng thực ra nên dịch là “hệ thần kinh thanh khiết, hệ thần kinh trong sáng” thì đúng hơn. Tôi không biết tự điển khoa học dịch thế nào cho chính xác danh từ này của Tạng ngữ hay Phạn ngữ nhưng tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã có những kinh nghiệm, những chứng nghiệm rõ ràng về ý nghĩa của nó. Ku ám chỉ hệ thần kinh trong sáng của Heruka Vajrasattva đã thấm nhập, thẩm thấu được đại lạc của nguồn tâm hỏa (kundalini).

Hệ thần kinh của chúng ta cũng được thấm nhuần đại lạc này, nhưng chúng ta đã không biết đến nó. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều cảm nhận được niềm hạnh phúc trong tâm và trong hệ thần kinh mỗi khi năng lượng xấu được chuyển hóa thành an lạc và mỗi khi chúng ta không còn đeo dính, bám víu vào đối tượng ở bên ngoài và mỗi khi còn tỉnh thức. Nhưng mỗi khi chúng ta trở lại với những ảnh hưởng của nghiệp lực hay của những ý niệm cũ là chúng ta lại tự hủy hoại những kinh nghiệm an lạc này. Dĩ nhiên, vì biết những ý niệm này rất mạnh, nên chúng ta phải cố gắng vượt qua chúng càng mạnh hơn nữa càng tốt, tuỳ theo sự hiểu biết thâm sâu của chúng ta về kinh nghiệm đại lạc này như thế nào. Thật đáng nghi ngờ những lợi lạc này, thật dễ thắc mắc về những cơ hội ơn ích này, phải không? Chúng ta nên học hỏi, suy gẫm từ chính những kinh nghiệm an lạc đơn giản trong chúng ta

Thí dụ, nếu có người hỏi ta nên chọn ăn trưa ở một nhà hàng sang trọng 5 sao trong một khách sạn hay một cửa hàng xập xệ trong khu bình dân Aán độ, chúng ta sẽ không ngần ngại gì mà không chọn cửa hàng sang trọng kia. Cũng giống như vậy, ở đây chúng ta có cơ hội để kinh nghiệm niềm an lạc vô biên 5 sao trong hệ thần kinh của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn cứ chọn cái quán tồi tàn kia. Tại sao? Lý do chính yếuchúng ta còn bám víu vào tình cảm của chúng ta, vào những thói quen và những ý niệm sai lầm đã tích tụ trong chúng ta. Sự kiện này cho chúng ta biết chúng ta đã vô minh u tối như thế nào và hệ thần kinh của chúng ta thực sự ra sao. Hãy tìm hiểu xem sao, hãy thử suy nghĩ xem sao, quý vị sẽ nhận ra, qúy vị sẽ nhìn thấy!

Và giờ đây nước cam lồ không những chỉ tràn ngập trong hệ thần kinh của Heruka Vajrasattva mà nó còn tràn ngập trong vị Thiền Phật Akshobya (A súc bệ Phật) nữa, Ngài đang ngự trên đỉnh đầu của Vajrasattva. Có nhiều cách để diễn tả trạng thái này, nhưng ở đây chỉ nên hiểu rằng Heruka Vajrasattva đang ở trong dòng đại lạc của A súc bệ Phật. Nên biết rằng trong lễ quán đảnh sẽ có một lúc mà chúng ta sẽ khám phá ra vị thiền Phật nào mà chúng ta cảm thấy gần nhất, thích hợp nhất, có duyên nhất trong 5 vị thiền Phật, rồi sau đó, chúng ta nên gìn giữ sự liên lạc với dòng năng lượng của vị Phật này. Sự cảm nhận của chúng taliên hệ đến điều đó. 

Đã chấp nhận sự quán đảnh, chư Phật đã hòa nhập vào thánh tâm thanh tịnh của Heruka Vajrasattva, niềm đại lạc tiên thiên của các ngài trở nên là một và không bao giờ xa rời Heruka Vajrasattva. Lại nữa, linh ảnh của chư vị quán đảnh Phật không bị phai nhòa đi mà sẽ hòa nhập vào trái tim của Heruka Vajrasattva, tâm đang tràn đầy tuệ lực và ơn phước, rất cần cho sự trưởng dưỡng, sự hòa nhập.

Tại trung tâm của vầng trăng nơi thánh tâm thanh tịnh của Heruka Vajrasattva có chủng tử HUM, chung quanh là 100 mật tự của Ngài, đọc theo ngược chiều kim đồng hồ trên viền của vầng trăng.

HIẾN DÂNG VÀ CẦU NGUYỆN HERUKA VAJRASATTVA

OM VAJRASATTVA ARGHAM... SHABDA PRATICCHA HUM SVAHA
OM VAJRASATTVA OM AH HUM

Trong thần trí bất nhị, trong cảnh huy hoàng rực rỡ nơi nội tâm thanh tịnh của các bà mẹ của tất cả chúng sinh; trong niềm tuyệt diệu không thể thay đổi, trong niềm đại lạc viên mãn; cùng thần trí không thể huỷ hoại sẽ giải phóng tất cả chúng sinh khỏi mọi sự xấu của thân khẩu và ý, đặc biệt cho cả những lỗi lầm của lời nguyện ước này, thưa Thầy con xin qui y Thầy.

Đạo Tràng Bí Mật

Quan điểm chính xác của tánh không là sự hợp nhất trong tuệ lạc. Trí tuệ này chuyển biến vào núi Tu Di, mặt trời, mặt trăng và vào tất cả những hiện tượng trong vũ trụ. Con xin dâng tất cả những gì tốt đẹp nhất lên cho Thầy, đấng tràn đầy lòng từ ái, đấng đã tự giải thoát và đang cứu giải muôn loài.

Nội Đạo tràng

Xin Ngài hãy giải thoát con và muôn loài chúng sinh ra khỏi biển trầm luân của tam độc ngay bây giờ, con xin dâng lên Ngài không một chút sợ hãi và không một chút gì bám víu vào tham lam, ganh ghétvô minh; con xin dâng lên Ngài tất cả bạn con, kẻ thù của con và những người xa lạ với con; thân xác con đây cùng tất cả những gì con có. Kính xin Thầy chấp nhận.

Hãy hiến dâng tám phẩm vật như chúng ta đã làm ở trên. Tiếp theo là sự hiến dâng trong nội tâm

Tâm trần tục, vọng tâm của chúng ta quan niệm tất cả các hiện tượngthanh tịnh hoặc không thanh tịnh, có tốt và xấu, rồi chúng ta bám víu vào đó hoặc đeo đuổi chạy theo sự nhị nguyên của đối tượng mà cấu tạo nên tính cách vô thường của ngũ uẩn. Qua sự thực hành phương pháp du già chúng ta chuyển hóa ngũ uẩn của chúng ta vào đại lạc của trí siêu việt, trí này vượt ra ngoài nhị nguyên tính và đây chính là bản tính uyên nguyên của năm vị thiền phật, chúng ta hãy hiến dâng cho tuệ lạc này. Đó là lý do tại sao gọi là sự hiến dâng trong nội tâm.

Tiếp theo, chúng ta cầu nguyện trí siêu việt bất nhị, những bảo châu tráng lệ nội tại của tất cả các bà mẹ của tất cả chúng sinh, bản tính không thể thay đổi, đại lạc thường hằng. Đây chính là Heruka Vajrasattva, Ngài với quyền năng của tuệ lạc sẽ giải thoát tất cả các bà mẹ của tất cả chúng sinh thoát khỏi những nguồn năng lượng xấu của những hành động xấu của thân khẩu ý và ngay cả sự bất toàn của lời nguyện hứa này. Chúng ta qui y và khấn lạy trí thường hằng siêu việt .

Rồi chúng ta dâng mạn đà la. Trong lễ hiến dâng mạn đà la bí mật, chúng ta khấn nguyện rằng trí siêu việt, tánh không là sự hợp nhất của tuệ lạc, trí tuệ tự hữu. Tuệ này cũng chuyển hóa vào núi Tu Di, vào mặt trăng vào mặt trời và vào tất cả những hiện tượng trong vũ trụ. Chúng ta hiến dâng tất cả lên Heruka Vajrasattva, Ngài là biển nhân ái, Ngài đã tự giải thoát, Ngài sẽ cứu độgiải thoát tất cả muôn loài chúng sinh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant