- Mục Lục
- 01– Luận Về Sự Cảm Ứng
- 02– Sự Thiết Yếu Của Niệm Phật Cùng Tham Thiền
- 03– Khai Thị Đại Chúng
- 04– Khai Thị Về Những Điểm Thiết Yếu Khi Niệm Phật
- 05– Khai Thị Về Tịnh Độ
- 06– Pháp Môn Tịnh Độ
- 07– Khai Thị Cho Thị Giả Đẳng Ngu
- 08– Khai Thị Cho Thiền Nhân Huệ Cảnh
- 09– Khai Thị Cho Nhân Trung Tiên Trì Chú Chuẩn Đề
- 10– Khai Thị Cho Từ Tịnh Chi
- 11– Khai Thị Cho Ngô Khải Cao
- 12– Bài Tựa Về Tịnh Độ Chỉ Quy
- 13- Quy Chế Niệm Phật Trong Mười Hai Thời Tại Chùa Hồ Tâm
- 14– Thư Đáp Đức Vương
- 15– Khai Thị Tham Thiền Thiết Yếu
- 16– Khai Thị Cho Tiêu Huyền Đoàn
- 17– Khai Thị Cho Cư Sĩ Vương Hiển Ngung
- 18– Đáp Quan Trung Thừa Trịnh Côn Nham
- 19– Khai Thị Phùng Sanh Văn Phụ
- 20– Khai Thị Thiền Nhân Trí Vân
- 21– Khai Thị Thiền Sư Thừa Mật
- 22– Khai Thị Cho Sa Di Tại Tịnh
- 23– Khai Thị Cho Thầy Đại Tịnh
- 24– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Lang
- 25– Khai Thị Cho Thiền Nhân Thạch Ngọc
- 26– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Thường
- 27– Khai Thị Cho Thiền Nhân Khánh Vân
- 28– Khai Thị Cho Thiền Nhân Vô Sanh
- 29– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Tông
- 30– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Giác
- 31– Khai Thị Đại Chúng
- 32– Khai Thị Cho Thiền Nhân Bảo Quý Bổn Tịnh
- 33– Khai Thị Cho Thiền Nhân Chân Ngộ
- 34– Khai Thị Cho Thiền Nhân Pháp Cẩm
- 35- Khắc Bài Tựa Về Phật Sự Du Già
NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN
(Trích : Đường Mây Trong Cõi Mộng
Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong Phóng tác)
BÀI 8 : KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN HUỆ CẢNH.
Đức Phật thuyết pháp dùng nhất tâm làm tông chỉ. Vô luận trăm ngàn pháp môn, chẳng ngoài hạnh liễu ngộ nhất tâm. Quan trọng nhất chỉ là tham thiền và niệm Phật. Nơi đây, chư tổ sáng lập pháp tham thiền liễu ngộ chân tâm. Pháp môn niệm Phật, do Phật khai thị chung cho chư Bồ-tát tam hiền thập địa, dùng niệm Phật làm hạnh thiết yếu thành Phật. Bồ-tát thập địa đã chứng chơn như, chẳng chưa ngộ sao ? Các ngài đều dạy rằng không rời niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng.
Thiện Tài đồng tử tham vấn năm mươi ba vị thiện tri thức. Vị thứ nhất là Tỳ kheo Đức Vân. Ngài dạy Thiện Tài đồng tử môn niệm Phật giải thoát. Đến gần cuối, tham kiến Phổ Hiền bèn nhập vào biển diệu giác của thiện tri thức, rồi hồi hướng qua cõi Tây Phương Tịnh Độ ; Thiện Tài đồng tử bảo rằng tự thân trông thấy đức Như Lai vô lượng quang, hiện ra trước mắt, thọ ký cho đạo Bồ Đề. Do được thấy như thế, bèn thành nhất thừa tối thượng của kinh Hoa Nghiêm, mà xưng tu pháp giới hạnh, trước sau không rời niệm Phật. Thập địa thánh nhân đã chứng chân như, cũng chẳng bỏ niệm Phật, mà vọng nhân đời mạt pháp lại huỷ báng cho là hạnh thấp kém. Sao lại nghi rằng tham thiền cùng niệm Phật là khác nhau ? Đa văn khiếm khuyết, không biết ý Phật, vọng sanh phân biệt. Ước theo duy tâm tịnh độ, tâm tịnh thì cõi nước tịnh. Lúc tham thiền chưa liễu ngộ, ngoài niệm Phật ra, chẳng có pháp nào để thanh tịnh tự tâm ; một khi tâm được thanh tịnh, thì sẽ liễu ngộ chân tâm. Bồ Tát đã ngộ, mà không xả bỏ sự niệm Phật. Thế nên, ngoài việc niệm Phật ra, không thể thành chánh giác. Phải biết chư tổ, không dùng niệm Phật mà liễu ngộ chân tâm. Nếu niệm Phật đến độ nhất tâm bất loạn, thì phiền não tiêu trừ, tự tâm sáng soi, tức gọi là ngộ. Niệm Phật như thế, tức là tham thiền. Từ xưa chư tổ đều không xả bỏ cõi Tịnh Độ như thế. Niệm Phật là tham thiền. Tham thiền cũng sanh cõi Tịnh Độ. Đây là việc của người xưa và nay, chớ có nghi ngờ. Lời này phá tận tiêu tan kiến chấp phân biệt Thiền và Tịnh. Chư Phật xuất thế cũng không thuyết khác những lời này. Nếu bỏ qua lời này mà sanh vọng nghị luận, tức là lời của ma, chứ chẳng phải Phật Pháp.