Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

34– Khai Thị Cho Thiền Nhân Pháp Cẩm

22 Tháng Chín 201000:00(Xem: 6449)
34– Khai Thị Cho Thiền Nhân Pháp Cẩm

NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN

(Trích : Đường Mây Trong Cõi Mộng
Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong Phóng tác)

Bài 34 : KHAI THỊ CHO THIỀN NHÂN PHÁP CẨM.

Pháp Cẩm tự bảo tánh nhiều sân hận. Lão nhân vì thế mà chỉ dạy phương tiện để điều phục, tức là pháp môn nhẫn nhục.

Đại sư Vĩnh Gia có dạy : - Thầy của Ta được thấy Phật Nhiên Đăng nhiều kiếp, do vì làm tiên nhẫn nhục. Do đó, biết rõ nhẫn nhụcdiệu hạnh thành Phật bậc nhất. Vì thế, thầy của Ta, tức Phật Thích Ca, sanh sanh thế thế, bị Đề Bà Đạt Đa phỉ báng hãm hại, cho đến đời nay cũng dùng bao cách phá hoại Phật Pháp, chẳng có việc gì mà không dám làm. Đề Bà Đạt Đa đã giết hại thân mạng tiền thân của Phật chẳng phải là một. Song, trong pháp hội giảng kinh Pháp Hoa, đức Phật lại thọ ký cho ông ta :

- Ta được ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, công đức thù thắng vi diệu, đều nhờ thiện tri thức Đề Bà Đạt Đa hỗ trợ mà thành tựu. Đây chẳng phải do yếu hạnh nhẫn nhục sao !

Phật lại bảo :

- Xưa kia, lúc bị vua Ca Lợi cắt đứt thân thể, Ta không thấy có tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nếu còn có tướng ngã, chúng sanh, thọ giả thì chắc có lẽ Phật Nhiên Đăng sẽ không thọ ký cho Ta.

Do đó, quán xem tất cả chúng sanh, sanh tử khổ não tràn đầy, đều do có bản ngã. Thành tựu đạo Bồ Đề vô thượng, trang nghiêm phước huệ, đều do vô ngãđạt được. Do ngã địch đối với vật nên sanh thị phi. Thị phi sanh khởi tức thương ghét lập ra. Thương ghét lập rồi thì thêm nhiều vui buồn giận tức. Tự tánh vẫn đục thì tâm địa hôn mê. Tâm địa hôn mê thì các việc ác sanh trưởng. Các việc ác sanh trưởng thì các khổ hội tập. Các khổ hội tập thì sanh tử dài lâu. Tất cả đều do chấp ngã mà ra. Cái ngã này thật rất lợi hại, giống như quân binh giữ thành trì nghiêm ngặt, không thể phá dễ dàng.

Lão Tử có bảo : 

- Đem nhu thắng cương. Lấy yếu thắng cường bạo. Đây là chỗ hành sơ khởi nhất của hạnh nhẫn nhục.

Chúng sanh nương nhờ vào cái ngã kiến kiên cố khó phá này. Vì vậy, một lời nào trái tai thì không thể nhẫn thọ được ; một việc trái ý thì không thể an nhẫn. Một lạnh một đói cũng không thể chịu nổi. Một niệm dục không thể tẩy tịnh. Tất cả đều không biết phương dược của nhẫn nhục, cứ mãi tăng thêm kiến chấp về bản ngã. Vì vậy, Phật dạy chư đệ tử phải nên tu hạnh hoà hợp. Lại bảo :

- Khổ pháp nhẫn, khổ pháp trí.

Lại bảo : 

- Vô sanh pháp nhẫn. Bồ Tát bát địa mới đắc được.

Vì vậy, biết rõ sanh khởi pháp nhẫn, nhẫn đến vô sanh, tức là thành tựu diệu hạnh viên giác Phật quả. Hạnh nhẫn nhục, há thô thiển sao !

Thế nên bảo rằng làm tất cả mọi việc, đều phải dùng sức nhẫn nhục ; nghĩa là nơi cử tâm động niệm đều là chỗ thử thách tâm nhẫn nhục. Nơi cử chân động bước, phải lấy hạnh nhẫn nhục làm đầu. Nơi xoay sở động tịnh, phải trì nhẫn nhục. Nơi buồn vui giận tức, phải dùng nhẫn để thử nghiệm. Hành được như thế, thì tâm không tán loạn vọng động. Thân không tán loạn vọng tác. Sự không tán loạn vọng hành. Tình không tán loạn vọng phát.

Thế nên Lão Thị bảo :

- Bất tán loạn là hạnh đầu tiên của thiên hạ. Bất tán loạn tức là tên khác của nhẫn, và là hạnh đầu tiên của thiên hạ. Vì thế, nhẫn là hạnh thành Phật bậc nhất. Hành được thì nhẫn nhục thêm lớn và bản ngã lại nhỏ đi. Nhẫn có khả năng che khuất bản ngã và sự vật. Đức tự lợi lợi tha, không ngoài hạnh nhẫn nhục. Y phục nhu hoà nhẫn nhục là như thế đó.

Thiền nhân cầu pháp ngữ, nên tôi đề viết : “Hãy lấy nhẫn nhục làm y giáp”.

Thiền nhân nên gắng sức mà hành. Đây chẳng phải là lời lẽ trên đầu môi chót lưỡi, cũng chẳng phải. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant