Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 1: Tổng Quan

24 Tháng Chín 201000:00(Xem: 5719)
Chương 1: Tổng Quan

KHÁI NIỆM VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
(Lý ThuyếtThực Hành)
Thích Viên Trí
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội 2002

Chương Một

Tổng Quan

Duyên khởi

Thành tựu của cái gọi là “nền văn minh khoa học kỹ thuật” của thế kỷ hai mươi đã làm cho nhân loại tin tưởng, có lẽ sai lầm, vào một tương lai sáng chói và triển vọng. Trong thập niên cuối của thế kỷ này hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đã say sưa với khẩu hiệu “bước vào thiên niên kỷ mới bằng đội tiên phong của nền công nghiệp hóa và hiện đại hóa”. Các quốc gia phát triển hy vọng tiến thẳng về phía trước để từng bước thỏa mãn khát vọng của mình ngang qua lợi thế của thành quả của ngành khoa học kỹ thuật không gia điện toán. Trong khi ấy, những đất nước đang phát triển nỗ lực thu hoạch các mẫu mảnh, cả vật chất cũng như kiến thức, do bà con láng giềng phát triển bỏ lại một bên như là loại thặng dư. Nói chung, toàn bộ thế giới đang phô bày tất cả ham muốn của mình trong tiện nghithoải mái vật chất do sự thành tựu của nền công nghiệp và khoa học kỹ thuật mang lại; và dường như họ đang trở thành kẻ miên hành trong thiên đàng của vật chất trần thế.
Tuy vậy, trong khi đại đa số con người trên hành tinh đang tắm mình trong nắng ấm của các thành tựu từ việc ứng dụng trí tuệ khoa học và tôn vinh nó như là một loại tôn giáo mới: “Tôn Giáo Khoa Học Kỹ Thuật”, thì mỉa mai thay đã có một sự nhất trí, ít nhất là giữa giới quan sát phê bình, những chính trị gia tỉnh táo, và ngay cả nhiều khoa học gia, cha đẻ hay trực tiếp hay gián tiếp các sản phẩm này, rằng có một điều gì đó có hại, bất an tiềm ẩn dưới tiến trình khoa học ấy, giống như mầm mống của bịnh Sida đang đe dọa sự sống của nhân loại. Càng ngày càng gia tăng không ngừng số lượng học giả quan tâm đến sự thật vừa nêu. Họ suy nghĩ, tính toán và cân nhắc một cách nghiêm túc việc bảo tồn sự sống và thật sự đã có cảm giác sợ hãi sâu sắc về khuynh hướng chung mà nền văn minh nhân loại đang diễn tiến. Số người ấy cảm thấy nghi ngờ đến chính sự sống còn của nhân loại. Đối với họ, khuynh hướng này đang thực sự đưa nhân loại đến một cuộc đối đầu nguy hiểm: “đối đầu với sự sống còn của toàn bộ cuộc sống trên trái đất này”, nếu nó không sớm được rà soát và đánh giá lại. Trên thực tế, chính ngang qua lối sống hiện đại ấy mà con người đã tạo ra vô số khủng hoảng cho chính họ cũng như cho thế giới tự nhiên. Sau đây là một vài nét điển hình về cuộc khủng hoảng mà các nền văn hoá được mệnh danh là “những quốc gia phát triển hay các miền đất hứa” đã gây ra.

Khủng hoảng lý tưởng sống- Khủng hoảng đời sống con người 

Trước tiên, Erich Fromm đã nêu ra một điểm qua trọng để chúng ta suy nghĩ, khi ông nói rằng:

“Dùng trí năng kiểm soát thiên nhiên và sự sản xuất càng ngày càng nhiều đồ vật đã trên nên mục tiêu tối quan trọng của sự sống. Trong tiến trình này con người đã tự biến mình thành đồ vật, cuộc sống đã bị lệ thuộc vào tài sản; quan niệm “hiện hữu” bị chi phối bởi quan niệm “sở hữu”. Trong khi căn nguyên của nền văn hóa Tây phương, bao gồm cả Hy Lạp lẫn Do Thái, xem mục tiêu của cuộc đờihoàn thiện con người, con người thời đại ngày nay chỉ quan tâm đến hoàn thiện đồ vật, và học cách để tạo ra chúng”.[1]

Hàng loạt rắc rối nối kết theo như là hệ quả hiển nhiên từ quan điểm trên hướng đến cuộc sống như đã được giáo sư tiến sĩ Trover Ling trình bày trong tác phẩm triết học so sánh: “Đức Phật, Max, và Thượng Đế” (Buddha, Max và God). Theo Trover Ling, người phương Tây đã tạo ra vô số vật chất của cải, nhưng đồng thời họ cũng đã giết hại hàng triệu mạng sống của con người qua sự bùng nổ một khối lượng bạo động khủng khiếp, mà một cách bóng bẩy họ gọi là chiến tranh: Đây là cái xã hội được mệnh danh là xã hội tỉnh táo. Nhiều nghiên cứu văn bản học có giá trị đã chứng minh rằng chính xã hội này đã phải chịu sự tổn thương với tỷ lệ cực kỳ cao về hành động tự tử, giết người, và rựợu chè; và các hiện tượng đó đã chứng tỏ rằng phương Tây là một xã hội bệnh hoạn. Sự giàu có gia tăng đi kèm với việc gia tăng số lượng người nghiện rượu và tự vận. Căn cứ vào dữ liệu được Liên Hiệp Quốc thống kê hằng năm, quốc gia có kỷ lục tệ hại nhất về cả việc tự tử lẫn rượu chè là Hoa Kỳ, Đan Mạch, Tân Tây Lan, và Thụy Điển. Nói khác đi, những đất nước được tự cho là dân chủ, an bìnhthịnh vượng nhất đó đang càng ngày càng trở nên khốn khổ với vô số căn bệnh hiểm nghèo. Bình luận về tác phẩm “Xã Hội Tỉnh Táo của Erich Fromm”, Trover Ling nhận định rằng hình ảnh rõ ràng của một xã hội điên cuồng đặc biệt liên quan đến Hoa Kỳ nhiều hơn là những quốc gia Châu Âu; nhưng thực tế, khuynh hướng xã hội của các nước ở Châu Âu đang diễn biến như tình huống ở Hoa Kỳ.[2]

Nhưng đây không phải là tất cả! Trover Ling tiếp tục nói rằng, giả thiết rằng thế giới này tránh được hiểm họa chiến tranh, Erich Fromm đã cảm nhận được sự nguy hiểm khủng khiếp mà nhân loại sẽ phải đối đầu khi thế giới của con người trở thành thế giới người máy. Sự thật có thể là những người mấy ấy sẽ nổi loạn khi chúng không còn có thể chịu đựng được nổi buồn chán của một cuộc sống hoàn toàn vô nghĩa, vì vậy chúng muốn huỷ diệt thế giới và huỷ diệt cả chính mình. Erich Fromm kết luận rằng Hoa Kỳ, đất nước tiến bộ nhất và thịnh vượng nhất về vật chất, đã biểu hiện mức độ to lớn nhất về sự mất cân đối tinh thần.[3]

Ngoài hình thái hủy diệt mang tính thế tục, một số tôn giáo cuồng tín nguy hiểm đã cộng thêm hàng loạt nguy cơ vào kỷ nguyên mà chúng ta đang sống. Những việc làm cực kỳ nguy hiểm của cái gọi là “Giáo Phái Độc Dược” và “Linh Hồn Lưu Lạc”[4] là vài trường hợp điển hình. Giáo chủ của tín ngưỡng ấy là một người Nhật, tên là Shoko Asahara. Giáo phái này nổi lên ở Nhật Bản rồi lan tràn sang Hoa Kỳ, Liên Xô và nhiều nơi khác. Tín đồ của họ không chỉ bao gồm một số lượng lớn sinh viên, học sinh, mà còn có các học giả, bác sĩ, giáo sư từ nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh những khủng hoảng điên cuồng vừa nêu, sự tan rã tinh thần của tập thể Tổ Chức Máy Tính Hoa Kỳ, gọi là “The Maker”[5], cũng đã góp phần chứng minh một cách hùng hồn rằng chúng ta thật sự đang sống trong thời đại nguy hiểm. 

Khủng hoảng thế giới tự nhiên 

Nhân loại ngày nay đang tự đặt mình trong tình huống thật là liều lĩnh ngang qua hàng loạt việc làm vô nghĩa và tàn nhẫn, không chỉ đối với chính họ mà có lẽ toàn bộ đời sống trên hành tinh này cũng chung số phận và sẽ bị tiêu diệt! Chúng ta ắt hẳn sẽ rùng mình khi nhìn thấy thoáng qua các thảm họa mà con người khắp thế giới phải gánh chịu trong thời gian vừa qua. Có lẽ đây là dấu hiệu rõ ràng cho sự kiện trên. Không có gì để nghi ngờ về sự thật rằng, lúc này chính thế giới tự nhiên với tư thế tự vệ đang giận dữ chống lại con người ngang qua những hình thức bão táp, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, v.v… Có lẽ chúng ta sẽ không lạc đề khi trích dẫn lời phát biểu của nhà sử học người Mỹ, Arnold.J. Toynbee, ra đây để minh họa cho lập luận trên:

“Dường như không có gì để ghi ngờ rằng quyền lực kiểm soát môi trường của con người đã đạt tới một mức độ mà ở đó quyền lực này sẽ dẫn đến sự tự diệt vong nếu như người ta tiếp tục sử dụng nó để phục vụ tham vọng của mình…”[6]

Như vậy, thật sự chúng ta đang đối mặt với một tình huống rất đáng sợ! Khủng hoảng là một sự thật không thể chối cãi! Nhưng điều gì thực sự đã tạo ra tình huống như vậy? Để trả lời cho câu đó, chúng ta cần phải nghiên cứu nguồn gốc của cuộc khủng hoảng. Nói cách khác, chúng ta phải tìm cho ra nguyên nhân đưa con người rơi vào cơn rối loạn này.

Nguyên nhân của sự khủng hoảng 

Theo ý kiến của các nhà đạo đức học, nguyên nhân chủ yếu về nguồn gốc của cuộc khủng hoảng chết người này chính là cuộc sống thực dụng, đắm chìm trong xa hoa khoái lạc quá độ của con người khắp hành tinh này, đã đưa nhân loại đến bờ vực của sự hủy diệt, cả vật chất lẫn tinh thần.

Mặt khác, giới học giả trong ngành tâm lý học cho rằng khủng hoảng có lẽ phát sinh từ cái gọi là “malaise, ennui, mal du siècle - phiền muộn, bực dọc, bệnh thế kỷ”. Đó là “sự tê liệt hóa cuộc sống, sự máy móc hóa con người, sự cách ly khỏi chính mình, khỏi đồng loại và khỏi thiên nhiên; và đó là kết quả của kiểu sống “hoàn thiện đồ vật” như đã đề cập ở trên.[7]

Theo ý kiến của giới khoa học xã hội và môi trường học, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng có thể nằm đằng sau nền tảng của triết lý sống; nghĩa là sự khủng hoảng bắt nguồn từ lối sống mất cân đối hiện nay. Điều này ngụ ý rằng nền văn minh hiện đại cải thiện mọi lãnh vực của cuộc sống, bao gồm kỹ thuật, khoa học, công nghệ, để làm thỏa mãn mong ước của con người, nhưng nó lại không hoàn thiện lãnh vực đạo đức nhân văn. Nói khác đi, nhân loại đang thăng tiến về phương diện vật chất, nhưng lại thoái hóa về phương diện tinh thần.

Dĩ nhiên, còn rất nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến vấn đề này; tuy vật, có một sự nhất trí giữa hầu hết các học giả rằng cuộc khủng hoảng hiện nay là khủng hoảng sinh học, như lời của giáo sư Aurelo Peccei, chủ tịch Câu Lạc Bộ Rom của nước Ý, đã phát biểu trong cuộc đàm luận với giáo sư tiến sĩ Daisaku Ikeda của Nhật Bản. Theo ý kiến rất thuyết phục của giáo sư A. Peccei, cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta hiện nay không phải được định sẵn trong bản chất cốt lõi của con người, do vậy không phải không tránh được. Sau khi nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề ở mọi cấp độ, A. Peccei đi đến kết luận rằng đó là cuộc khủng hoảng văn hóa, bắt nguồn từ truyền thống Do Thái giáo thuộc Tây Nam Châu Á và Thiên Chúa giáo, sau đó lan tràn khắp mọi nơi.

Sự thật không thể tranh cãi là, trên thực tế tất cả nền tảng văn hóa khắp thế giới này chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi triết lý tôn giáo của chúng. Nói khác đi, chúng tathể không sai khi nói rằng không có dân tộc nào không có tôn giáo; hoặc là, tôn giáo là nhu cầu của bộ phận quần chúng rất đông đảo, nó tạo nên một mẫu thức sống có định hướng và một đối tựơng để phụng thờ… 

Từ một số giải thích vừa nêu trên, chúng ta có thể an tâm để đưa ra giả thuyết rằng tình trạng tiến thoái lưỡng nan của thời đại ngày nay có gốc rễ từ tôn giáo. Lập luận tiếp theo của giả thuyết này sẽ là: Tôn giáo là sự biểu hiện nhu cầu của một dân tộc và bản chất của một nền văn hóa. Vậy, khi một tôn giáo nào đó không còn thỏa mãn được niềm tin và khát vọng của con người, nó sẽ bị một hình thức tín ngưỡng hay tôn giáo khác thay thế như là một hệ luận tất yếu. Như người ta thường nói, tôn giáo là một nét văn hóa đặc trưng từ sự khám phá hay tưởng tượng của con người ở một thời điểm lịch sử nào đó. Tất cả hình thái tôn giáo giống như một loài hoa quý hiếm trong vườn hoa của địa đàng trần gian, tức thế giới này; nó là một bảo vật cần phải luôn luôn được giữ gìntrân trọng. Tuy vậy, trong thực tế không phải mọi tôn giáo đều có ích và là điều đáng mong muốn đối với nhân loại, vì như lịch sử đã minh chứng, phần lớn các tín ngưỡngtôn giáo là sản phẩm của một số tâm hồn bất toàn, và chúng thật sự đã đưa con người đến những tình huống vô cùng tổn hại, trong cả lãnh vực vật chất lãnh tinh thần. Câu chuyện của một giáo pháiTriều Tiên “Ngày tận thế không đến” do Nhật báo Orange County Register tường thuật lại vào ngày 29 tháng 10 năm 1992, làm hàng trăm ngàn gia đình tán gia bại sản đã khiến người ta sửng sốt; hoặc chuyện thương tâm của hàng ngàn người Đài Loan sống ở Mỹ, như Nhật báo “Times of India” đưa tin, cũng sẽ chứng minh cho lý luận trên. Đó là, sau khi bán nhà cửa đất đai theo lời khuyên của giới lãnh đạo tôn giáo, số người Đài Loan ấy đã chờ đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế ở kinh truyền hình 18 của đài Truyền hình Hoa Kỳ vào tuần thứ hai của tháng ba năm 1998, nhưng cuối cùng họ thất vọng tự tử, vì biết rằng mình đã bị lừa gạt.

Đương nhiên, sau khi bị đau khổ bởi niềm tin lầm lạc, con người có khuynh hướng phản kháng, và sự phản kháng đó đã dẫn đến một quá trình thay đổi hình thái tôn giáo. Ở nền văn hóa Châu Âu, hai đổi thay vô cùng quan trọng đã diễn ra trong lịch sử tôn giáo của nó và hai chuyển biến này cũng là bước ngoặt lịch sử trong sự tiến bộ và phát triển của nền văn minh Tây Âu.

Bước thay đổi đầu tiên xảy ra vào thế kỷ thứ tư sau công nguyên khi Thiên Chúa Giáo thế chân tín ngưỡng La Mã Hy Lạp. Lần chuyển đổi thứ hai là sự xuất hiện của một số loại tôn giáo đặc thù vào thế kỷ thứ 17, đó là: Lòng Tin vào sự tiến bộ khoa học, Chủ Nghĩa Dân Tộc v.v… Hai bước thay đổi trên thật sự đã đưa nhân loại đến tình huống hiện nay. Rõ ràng, mỗi lần khủng hoảng phát sinh ấy là lúc tôn giáo không còn đáp ứng được lý tưởng sống cũng như nhu cầu tâm linh của con người ở một thời điểm cụ thể nào đó. Ví dụ, khi văn minh Hy Lạp-La Mã biểu hiện sự yếu kém của nó trong việc thích nghi với tiến trình mở mang hiểu biết của nhân loại, lập tức nó bị Thiên Chúa Giáo tiếp quản. Cũng thế, khi giới tri thức Châu Âu trở nên thất vọng với các giá trị của đạo Thiên Chúa, sự thất vọng ấy đã khiến họ quay lưng với học thuyết tôn giáo để dạy theo khoa học, và thờ ơ với những xung đột tôn giáo chính trị để rồi say sưa trong tiến bộ của kỹ thuật, như nhiều học giả lỗi lạc đương thời, đặc biệt là hai triết gia và sự học gia Arnold J. Toynbee và Daisaku-Ikeda, nhận địnhđánh giá.

Nhưng nguyên nhân chính yếu nào đã đưa các hình thái tôn giáo tín ngưỡng đương đại đến sự sụp đổ? Tất nhiên, có nhiều giải đáp cho câu hỏi vừa đặt ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu nhất mà người ta thường nghĩ đến là sự hiện hữu không có thật của Thượng Đế, hoặc Đấng sáng thế; hay dùng câu nói thời danh của Nietzche, triết gia vĩ đại của thế kỷ 20, “Thượng Đế đã chết”. Nói cách khác, sau một thời gian dài lang thang và khổ sở trong bức màn tăm tối của sự thiếu hiểu biết, nhân loại đã nhận thức được rằng ý tưởng về một vị Thượng Đế toàn tri, toàn năng chỉ là sự tưởng tượng sai lầmvô ích của con người và chính ý tưởng đó là cội rễ của mọi sợ hãi. Thượng đế được tạo ra do vì con người tự cảm thấy mình quá nhỏ bé và bơ vơ trong cái thế giới vũ trụ lớn lao phía trước họ. Nhưng với sự tiến bộ về tri thức, nhân loại đã liều lĩnh lao vào trong một loại tôn giáo mới: Tôn giáo Trí Năng. Quả thực, cuộc cách mạng này là thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Thực chất, sau khi loại trừ cái ảo giác về Thượng đế, và sau khi cắt bỏ mọi hình bóng thánh thần khỏi tâm tư của mình, con người đã chiến thắng mọi sự vật ngang qua nỗ lựchiểu biết của tự thân, và chính niềm tin mới đó đã đưa đến thành công của nền văn minh hiện nay.

Nhưng bất hạnh thay, khi người ta loại bỏ cái ảo giác về Thượng đế tuyệt đối, cùng lúc họ cũng từ bỏ hoàn toàn nhu cầu thực tế về một tôn giáo chân chính với những mục tiêu chân thật cho cuộc sống với hệ quả là nhân loại bắt đầu sờ soạng trong thế giới không có định hướng. Tuy nhiên, giờ đây con người sớm nhận thức được tính nghiêm trọng của tình huống và cố gắng tối đa để tìm ra giải pháp ngõ hầu thoát khỏi tình trạng đáng buồn này. Lý do chính của vấn đề này là con người thật sự biết rằng một cuộc sống có ý nghĩa không chỉ bao hàm khía cạnh vật chất mà còn có khía cạnh tâm linh. Nhưng, như mọi người đã biết, Tín ngưỡng Khoa học kỹ Thuật, Tín ngưỡng chủ nghĩa dân tộc v.v… những loại tôn giáo mới của cuộc cách mạng thứ hai, cũng không thể đáp ứng được nhu cầu bức thiết cho nhân loại như đã được chứng minh. Tuy nhiên, trong khi bàn thảo lại vấn đề này có lẽ sự trích dẫn sau đây nhằm để cũng cố mạnh mẽ giả thiết trên hy vọng sẽ có ích đối với chúng ta, vì các sự kiện đó đã xảy ra ở Nhật Bản, một đất nước có thể xem là hùng cường nhất trong mọi lãnh vực, không chỉ có thể làm tiêu biểu cho lối sống hiện nay của các nước văn minh châu Âu mà còn tiêu biểu cho Mỹ quốc, “Vùng Đất Hứa” của nhiều quốc gia đang phát triển:

“Những điều tôi đang cố gắng để minh chứng là, mặc dầu chúng là một phần của thế giới hiện đại trong đó người Nhật đang sinh sống và làm việc, ở Nhật Bản niềm tin và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chủ nghĩa dân tộc… đã không lấp đầy được khoảng trống tâm linh do việc suy thoái niềm tin vào các tôn giáo truyền thống gây ra.”[8]

Thực ra, khi sự hiện hữu của ý tưởng về đấng Thượng đế đầy quyền uy không còn tác dụng nhiều đối với đại đa số nhân loại, thì tư tưởng cứu độgiải thoát trên trần thế cũng tự động phai lạt dần trong tâm trí con người. Người ta trở nên thờ ơ với mọi chuyện xảy ra giữa cuộc đời, và sự thờ ơ đó đã mở đường cho một lối sống tàn bạo, không công bằngbạo động khiến Krishnamurti, triết gia nổi tiếng Ấn Độ đã cảm thán như sau: “Người biết cách để tách hạt nguyên tử nhưng không có lòng yêu thương trong trái tim cũng giống như một con quỉ.”[9]

Quả vậy, thật vô cùng mỉa mai khi chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng khuynh hướng của các loại tân tôn giáo khởi sinh trong thế kỷ mười bảy như đã giới thiệu ở trên đã từng bước biến trái tim con người trở thành sỏi đá. Nói khác đi, trên danh nghĩa của những loại tôn giáo này nhân loại đã hoàn toàn tập trung năng lực của mình vào chủ nghĩa vật chất và sự thoải mái của nó, bao gồm dục vọng xác thịt, tiền bạc, danh dự, của cải, v.v… thay cho giá trị của tình yêu thương, lo lắng, lòng trắc ẩn và sự quan tâm. Con người đã đánh mất phương hướng về đời sống tâm linh của họ như Erich Fromm đã từng nói:

“Không thể trích dẫn ví dụ nào hay hơn để chỉ ra những người bị điếc trước câu hỏi được đặt ra cho sự hiện hữu bằng chính chúng ta, con người sống trong thế kỷ hia mươi này.”[10]

Dự Kiến Giải Pháp 

May mắn thay, khác với đại đa số quần chúng đang đắm chìm trong thiên đàng vật chất, có một số lượng người tỉnh táo, dù rất ít ỏi, sống rải rác khắp nơi quan tâm đến tình huống nghiêm trọngnhân loại đang phải đối đầu. Trong số đó, nhà vật lý học lỗi lạc Albert Einstein, một nhân cách đã được nhân loại thừa nhậntiêu biểu nhất của thế kỷ hai mươi, nói rằng:

“Người có thể sáng tạo ra khoa học phải là người hoàn toàn thấm nhuần những ước ao hướng đến chân lý và sự hiểu biết; tuy nhiên, nguồn cảm giác ấy lại bắt nguồn từ lãnh vực tôn giáo. Đối với việc này, chúng ta có thể tin rằng các nguyên tắc có giá trị cho sự tồn tại của cuộc đờidựa trên lý trí, nghĩa là có thể nhận thức được lẽ phải. Tôi không thể tưởng tượng được một nhà khoa học chân chính mà không có niềm tin sâu sắc. Hình ảnh sau đây có thể diễn đạt cho sự kiện này: Khoa học không có tôn giáo là khoa học khập khiễng, tôn giáo không có khoa học là tôn giáo mù quáng”.[11]

Qua việc nghiên cứu cẩn trọng về nguyên nhân của sự xung đột đang diễn ra hiện nay giữa các hình thức tôn giáo và khoa học, tiến sĩ Albert Einstein nhận định rằng nguyên nhân xung đột nằm ở ý niệm về đấng Thượng đế toàn trí toàn năng, bởi vì đấng Thượng đế độc quyền như vậy, có một tên gọi khác là “tôn giáo của sự sợ hãi”, chỉ là nhu cầu nhất thời của nhân loại trong quá khứ khi họ biết rất ít về mình và về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, con người văn minh trong thế kỷ hai mươi rõ ràng đã vượt lên trên cả cấp độ của “tôn giáo đạo đức”, tên gọi khác của các tín ngưỡng Hy Lạp La Mã cổ đại, Do Thái giáoThiên Chúa giáo, vì những tôn giáo, tín ngưỡng vừa nêu chủ yếu xây dựng trên niềm tin.

Như vậy loại tôn giáo nào có thể thích hợp với thời đại hiên nay? Hay dùng câu hỏi của Trevor Ling, giáo sư tiến sĩ môn Tôn Giáo Tỷ Giáo ở đại học Manchester, “Loại tôn giáo nào là thích hợp nhất sinh khởi lên từ cuộc đấu tranh sinh tồn này?” Tiến sĩ Trevor Ling cho rằng có thể sẽ có nhiều lợi ích khi đặt vấn đề đó trong mối quan hệ với Phật giáo, do vì một mặt Phật giáo là một hình thái tôn giáo có thể tương hợp với xu thế thế tục hiện nay hơn hầu hết các tôn giáo khác. Mặt khác, tính chất chuyển hóa tư tưởng mà qua đó giới Phật tử vận dụng để vượt qua những cạnh tranh đầy tính thế tục thì dường như Phật giáo có thể xem là có ý nghĩa đáng kể nhất so với các tôn giáo khác. 

Còn ý kiến của học giả trong các lãnh vực khác thì thế nào? Trong việc đề ra phương pháp giải quyết cuộc khủng hoảng tâm linh trầm trọng của thế giới châu Âu, Nietzche, triết gia lỗi lạc người Đức, đã nói rằng: “Phật giáo là tôn giáo để đạt đến mục tiêu sau cùng và cho một nền văn minh đã mòn mõi…” và “Phật giáo đang phát triển một cách thầm lặng trong toàn bộ lãnh thổ châu Âu.”[12] Cũng thế, nhà bác học vật lý Albert Einstein lập luận rằng thời đại của chúng ta đang cần một loại tôn giáo gọi là “tôn giáo cảm thọ toàn cầu”, và ông nói rằng “Phật giáo, như chúng ta đã học được, đặc biệt từ các bài viết tuyệt vời của Schopenhauer, chứa đựng những yếu tố rất rõ ràng của loại cảm giác này.”[13]

Một số gợi ý đề cập ở trên liên quan đến chủ đề của tác phẩm nghiên cứu này có thể làm sáng tỏ nhu cầu thật sự của thế giới đương thời. Tuy thế, sự kiện này hy vọng sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với mọi người qua việc lắng nghe cuộc đối thoại với chủ đề về nhu cầu tôn giáo của thế giới hiện đại giữa hai học giả lão thành Daisuka Ikeda và A.J. Toynbee. Đề cập đến vấn đề nóng bỏng trên, tiến sĩ D. Ikeda đưa ra lý luận rằng tôn giáo có thể hướng đạo cho một nền văn minh ở cấp độ cao này phải là tôn giáo kết hợp được cả khoa học và triết lý. Theo ông, tôn giáonhân loại ngày nay đang cần phải linh cảm được tinh thần triết học và khoa học của con người và có khả năng đáp ứng được những nhu cầu của thời đại mới. Đó phải là một tôn giáo có thể vượt lên trên các điểm bất đồng giữa Đông và Tây, nối kết nhân loại thành một bộ phận thống nhất, cứu cho thế giới Âu Mỹ ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, và giúp cho thế giới Đông phương vượt qua gian khổ, đói nghèo. D. Ikeda cho rằng phát hiện ra loại tôn giáo vừa nêu hẳn là một kỳ công vĩ đại của nhân loại.

Đáp lại ý tưởng của D. Ikeda, giáo tiến sĩ A.J. Toynbee xác nhận rằng:

“Con đường hướng đến cuộc cách mạng kỹ thuật kinh tế đã mở ra cuộc cách mạng tôn giáo trước đó ở giai đoạn cuối của phương Tây thời cổ đại. Cuộc cách mạng tôn giáo ấy là sự chuyển đổi từ độc thần giáo sang phiếm thần giáo. Tôi tin tưởng rằng nhân loại cần phải trở về với phiếm thần giáo… Tôi cảm nhận rằng những gì mà ngài (tức tiến sĩ D. Ikeda) muốn nói thì rải rác đó đây trong bản chất của Phật giáo, và chính vấn đề này mang tôi trở về với thực chất của điều mà tôi gọi là tôn giáo cao cấp. Bằng chính từ ngữ ấy, tôi muốn ám chỉ đến loại tôn giáo có thể làm cho từng cá nhân tiếp xúc được với thực tại tâm linh tuyệt đối, thay vì chỉ cho họ sự tiếp xúc gián tiếp với thực tại đó ngang qua các phương tiện như năng lực siêu nhân, hay các tổ chức bao gồm sức mạnh của một tập thể con người. Tôn giáo cao cấp như được định nghĩa ở đây là loại tôn giáonhân loại đang cần.”[14]

Xu Hướng Hiện Nay Của Tôn Giáo 

Sau khi điểm xuyết qua một số tử tưởng tiêu biểu trong các lãnh vực nghiên cứu để tìm kiếm một tôn giáo có thể đáp ứng cho nhu cầu khẩn thiết của con người thời đại, đến đây hẳn chúng ta đã có thể yên tâm để đi đến giả thuyết rằng, trong tất cả tôn giáo hiện nay trên thế giới, Phật giáo có lẽ là tôn giáo đầu tiên mà nhân loại văn minh cần phải suy gẫm và chọn lựa cho mục đích giải quyết các thảm họa sắp tới. Trong cái nhìn của chúng tôi, Phật giáo, đặc biệt Phật giáo Bắc Truyền hay còn gọi là Bồ Tát Đạo với nền tảng giáo lý từ bi (Karunà) và trí tuệ (pràjnã), dường như thích hợp nhất trong tình huống tiến thoái lưỡng nan như thế này.

Quả thật, một trong những giáo lý trọng tâm Phật giáo Bắc Truyền là giáo lý Bồ-tát (Sanskrit: Bodhisattva; Pali: Bodhihsatta). Trong thực tế, chỉ vài thế kỷ sau ngày nhập Niết bàn của Đức Phật Gotama (Cù-Đàm) tư tưởng Bồ-tát đã truyền bá khắp các thị trấn, đô thị ở Bắc Ấn Độ cũng như vùng Trung Á và Viễn Đông.

Cũng chính ngang qua giáo lý Bồ-tát mà Phật giáo đã được hoan nghênh đón tiếp, và cắm rễ sâu trong lòng một số lượng lớn các dân tộc. Kể từ ngày xuất hiện, Phật giáo đã có những ảnh hưởng lớn lao nhất định trong nền giáo dục, văn hóa, đạo đức, văn minh của các quốc gia đó từ thời quá khứ cho đến hiện nay.

Mặc dù bắt nguồn từ Phật giáo Ấn Độ, với tinh thần phương tiện thiện xảo (upàya hay upàya-kaúsalya) giáo lý Bồ-tát đã mang nhiều ý nghĩhình ảnh đặc thù ở từng quốc gia khác nhau. Nhưng điều quan trọng cần được cân nhắcsuy nghĩ ở đây là, các vị Bồ-tát được đề cập trong các kinh Bắc Truyền như Văn Thù Sư Lợi (Manjussri), Phổ Hiền (Sàmanatabhadra), Quán Thế Âm (Avalokitésvara), v.v… đã trở thành đối tượng tín ngưỡng. Nghĩa là, số Bồ-tát này đã được tôn lên bàn thờ thần thánh như thánh thần của mọi tôn giáo khác. Nghiêm trọng hơn thế nữa, tất cả Bồ-tát được xem như là lớp người sở hữu quyền lực siêu nhiên, có thể cứu độ chúng sinh đang khốn khổ trong cõi Ta-bà nếu những chúng sinh ấy phụng thờcầu nguyện họ một cách chí thành. Trong thực chất, cách hành trì ấy dường như đã biến Phật giáo thành một loại tôn giáo hữu thần, nhất đẳng thần, độc thần, hoặc đa thần. Nói khác đi, khuynh hướng phát triển trên có thể đưa Phật giáo đến bờ vực sụp đổ giống như tất cả mọi hình thái tôn giáo đương thời đang phải đối mặt, và khiến toàn bộ tín đồ của chúng phải mần mò tìm hiểu nghệ thuật sống của văn hóa châu Á. Trong khi ấy, xuyên qua nền tảng giáo lý vô ngã (anattà) và duyên khởi (pratyàsamutpàda) như là tinh túy của mình, Phật giáo có thể được xem là tôn giáo phiếm thần, và là “con đường tự độ” hay “tự cứu khổ”. Do đó, sự thực hành trên nghe có vẻ khác với tinh thần cốt tủy của Phật giáo. Khuynh hướng này cần phải được đánh giásoi sáng lại ngang qua chính lời dạy của Đức Phật ngõ hầu giúp giới Phật tử quay về với tinh thần từ bi, trí tuệ để có thể cảm nhận được hương vị giải thoát của giáo lý Phật giáo. Bằng việc làm này chúng ta hy vọng rằng Phật giáo có thể giúp nhân loại tìm ra giải pháp khả thi nhằm chế ngự cuộc khủng hoảng hiện nay và hướng họ đến một lối sống hạnh phúc thật sự, tại thế giới này và bây giờ.

Địa Vị Của Con Người 

Theo Phật giáo, vị trí của con ngườitối thượng. Con người là vị thầy riêng của mình, và không có ai hay năng lực nào ngồi để phán xét số phận của họ, vì Đức Phật đã dạy:

“Tự mình làm chỗ nương tựa cho chính mình, chứ không thể tìm cầu nương tựa ở kẻ khác. Ai khéo tu tậpđiều phục mình, người ấy đạt được sự nương tựa chân chính”.[15]

Và:

“Này thanh niên Bà La Môn, chúng sinh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp; nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyết thuộc, nghiệp là nhân tố phán xét”.[16]

Trong khi ấy, đối với hầu hết tôn giáo hữu thần, vị trí của con ngườihoàn toàn khác biệt, ở đó con người được quan niệm là những chúng sanh khốn khổ, cần được giáo chủ tôn giáo của họ, tức số người sở hữu hay được uỷ thác các quyền lực siêu nhiên cứu độ. Ngang qua tín ngưỡng Bồ-tát như là các vị thánh thần, dường như giới Phật tử trong thời đại ngày nay đang thực sự đi trên con đường ngược với lời dạy chân chính của Phật đà. Khuynh hướng này có thể khiến cho Phật giáo suy tàn và biến mất trong một tương lai gần, như đã xảy ra trong một số quốc gia, đặc biệt ở ngay tại Ấn Độ; đồng thời khuynh hướng hiện nay cũng có thể phá tan niềm hy vọng lớn lao nhất của nhân loại trong việc tìm kiếm con đường chế ngự cơn khủng hoảng, nếu như chiều hướng ấy không thể kiểm soát và trả lại hướng đi đúng đắn cho nó.

Vấn Đề Niềm Tin 

Niềm tin là một trong những yếu tố cốt lõi nhất đối với đời sống con người. Chính ngang qua niềm tin mà cuộc sống của người ta trở nên tiêu cực, hay tích cực, năng động hay thụ động; và quan trọng hơn nữa là thất bại hay thành công. Do thiếu niềm tin, hoặc do vì niềm tin sai lạc con người có thể mất phương hướng của cuộc sống như nó đang xảy ra.

Trong lãnh vực tôn giáo, niềm tin lại càng quan trọng hơn. Tín đồ của tôn giáo có cơ sở là niềm tin thì phải luôn luôn tin tưởng rằng giáo chủ của tôn giáo họ là đấng siêu nhiên, là đấng sáng tạo, và học thuyết của tôn giáo họ là tuyệt đối chính xác. Tín đồ chỉ được phép tin và thực hành học thuyết ấy mà không được nghi ngờ hay bối rối. Theo giáo lý của hầu hết mọi tôn giáo, ngang qua niềm tin vào đấng Sáng Tạo hay Thượng Đế mà sự thông hội giữa tín đồđấng Sáng Tạo hay Thượng đế được hình thành; và nhờ ân huệ của họ, giới tín đồ sẽ gặt hái được hạnh phúcmay mắn ngay trong hiện tại cũng như tương lai. Hay dùng lời phát biểu của Bertrall Rusell, nhà toán học và là triết gia lỗi lạc của thế kỷ 20, “Một trong những nhược điểm của tôn giáo truyền thốngchủ nghĩa cá nhân và nhược điểm đó thuộc về giá trị đạo đức kết hợp tôn giáo ấy. Theo truyền thống, trong thực chất của nó, đời sống tôn giáo là cuộc đối thoại giữa linh hồnThượng đế. Vâng lời ý muốn của Thượng đếđức hạnh; và điều này có thể làm cho cá nhân không chú ý tới tình trạng của tập thể.” Như vậy chúng ta có thể nói rằng: “đến và tin” là khẩu hiệu của các tôn giáo đó.

Trong khi ấy, giáo lý Phật giáo hoàn toàn khác với các khái niệm vừa nêu trên. Tuy rằng trong Phật giáo niềm tin cũng có một vị trí quan trọng không kém, nhưng một niềm tin thuần tuý không những đưa người Phật tử đi đến sự đoạn diệt khổ đau, mà cũng không dẫn tín đồ ấy đến chân hạnh phúc. Chỉ có niềm tin được xây dựng trên nền tảng của trí tuệ, tu tập và tự thực nghiệm thì con người mới có thể tự giải thoát khỏi nghiệp lực và khổ đau, để đạt được hạnh phúc chân thật. Đức Phật đã dạy rằng:

“Đúng vậy, này những người Kàlamas, các ngươi bối rối là phải, hoài nghi là phải, vì các vấn đề ấy rất đáng được hoài nghi

Này các Kàlamas, các ngươi đừng để bị lôi cuốn bởi lời đồn, hay bởi truyền thống, hay những lời được tường thuật lại. Các ngươi đừng để bị dắt dẫn bởi thẩm quyền của kinh điển, hay bởi những lý luận suông, hay bởi sư suy diễn, hay bởi sự xét đoán bề ngoài, hay do bởi sự thích thú quan niệm phỏng đoán, hay bởi những gì có vẻ đáng tin, hay vì sự kính trọng, “đây là của thầy ta”. Nhưng này các người dân bộ tộc Kàlamas, khi nào các ngươi tự mình biết rằng những gì là ác, là bất thiện, là xấu xa, và khi thực hành chúng đưa đến phiền muộn, khổ đau, thì hãy từ bỏ chúng…, và khi nào tự thân các ngươi biết rằng những điều đó là thiện, tốt lành, và khi thực hành chúng là có ích lợihạnh phúc, thì hãy chấp nhậnđi theo trong chúng.”.[17]

Và, 

“Này các Tỳ kheo, Ta nói rằng sự đoạn trừ các lậu hoặcbất tịnh là dành cho người biết và thấy, mà không phải dành cho người không biết, không thấy.”[18]

Như vậy, sự khác nhau giữa hệ thống giáo lý Phật giáo và tất cả các hình thái tôn giáo nằm ở sự kiện rằng, trong Phật giáo vấn đề không phải luôn luôn là niềm tin, mà là biết và thấy. Có thể do vậy mà Phật giáo được gọi là tôn giáo “mời bạn ‘đến và thấy’, mà không phải ‘đến và tin’”, như lời bình luận của ngài Nàgàrjuna (Long Thọ) trong kinh Bát-nhã-ba-la-mật (Pràjnãpàramita) “Niềm tin là lối vào biển Thánh Pháp của Đức Phật, và trí tuệ là con thuyền mà người ta dùng để vượt qua biển ấy”.[19]

Vấn Đề Năng Lực Cứu Độ 

Đối với tôn giáo hữu thần, năng lực cứu độ của giáo chủ họ là một sức mạnh siêu thế, là một cái gì đó có thật nhưng con người không thể thấy được. Theo học thuyết của hữu thần giáo, giáo chủ họ có thể ban thưởng ân huệ nhân từ cho tín đồ nào ngoan ngoãn tin tưởngthực hành lời dạy của họ, và có thể trừng phạt bất cứ ai không thành khẩn vâng theo lời răn. Chức năng cứu độyếu tố cơ bản và quan trong nhất cho việc tồn tại và phát triển của loại tôn giáo như thế. Từ đó, bất cứ khi nào mà năng lực cứu khổ này mất đi tính chất thật của nó, lật tức các tôn giáo hữu thần sẽ đánh mất giá trị thực tiễn của chúng trong phạm trù xã hội loài người, như nó đã từng xảy ra trong thế kỷ thứ mười bảy.

Liên hệ đến vấn đề này, trong kinh Pháp Hoa Đức Phật đã dạy như sau:

“Chư Phật, các bậc Thế Tôn, xuất hiện trong đời là nhằm để giúp chúng sanh khai mở tri kiến Phật (của họ), để giúp chúng sanh tự thanh tịnh tri kiến Phật (của họ) mà hiện ra trong đời; các vị xuất hiện trong đời là để chỉ tri kiến cho tất cả chúng sinh; các vị hiện ra trong là để giúp chúng sinh đạt được tri kiến Phật (của họ); các vị vì muốn cho chúng sinh chứng được Phật tri kiến (của họ) mà hiện ra trong đời. Này tôn giả Xá-lợi-phất, đây là mục đích lớn nhất để chư Phật xuất hiện trong cuộc đời.”[20]

Và, 

“Các ngươi hãy tự nỗ lực, chư Như Lai chỉ thuyết giảng (về con đường). Ai tu tập thiền định, người ấy sẽ thoát khỏi sự trói buộc của ma vương.”[21]

Và, 

“Này Cunda, bằng lòng đại bi của người thầy, những gì cần làm vì lợi íchhạnh phúc của chúng đệ tử, Ta đã làm xong. Này, Cunda, đây là gốc cây, đây là ngôi nhà trống, các ngươi hãy tu tập thiền định, chớ để hối hận về sau. Đây là lời giáo huấn cuối cùng của Ta.”[22]

Khuynh Hướng Tu Tập Của Phật Tử Trong Thời Đại Ngày Na

Một sự kiện không thể chối cãi là, bằng niềm tin thuần túy, tín đồ Phật giáo, đặc biệt là giới Phật tử châu Âu thật sự đang có khuynh hướng tin tưởng vào thần thánh. Họ tin rằng thánh thần ấy có khả năng cứu độ và giúp đỡ họ loại trừ các rắc rối, chướng ngại. Từ đó, các vị Bồ-tát đề cập trong các kinh điển Bắc Truyền đã dễ dàng trở thành thần thánh như thánh thần của các tôn giáo khác, như đã được bàn thảo trước đây. Ví dụ, trong nghiên cứu của mình về vấn đề trên, tiến sĩ D. Ikeda nhận thấy rằng khuynh hướng chính của hàng tín đồ Phật giáo ngày nay phần lớn là thực hành nghi lễlễ hội. Sự thật tín đồ Phật giáo thích thờ cúngcầu nguyện thánh thần hơn là hành trì lời dạy của Đức Phật. Kết quả là Phật giáo đang dần dần biến thành tôn giáo hữu thần như đạo Thiên Chúa, Tin Lành, những tôn giáo đang đối mặt với sự chao đảo nghiêm trọng trên bình diện toàn cầu về chân giá trị của nó. Tất nhiên nếu chỉ có niềm tin đơn thuần thì không có chân đứng trong giáo lý Phật Đà. Lão Tử nói rằng:[23]

“Mất đạo, người ta dựa vào đức,
Mất đức, người ta dựa vào nhân,
Mất nhân, người ta dựa vào lễ
Trong cốt lõi, lễ nghi thực chất chỉ là cái vỏ của niềm tinlòng trung thành.
Và đó cũng là sự bắt đầu của tất cả rối loạn và mất trật tự.”

Lời nói trên của Lão Tử sẽ có nhiều ý nghĩa và tính thực tiễn hơn khi diễn đạt song hành với những nghiên cứu của tác phẩm tâm lý học của Erich Fromm, khi học giải này phát biểu:

“Sự thật rằng số lượng hội viên của các giáo hội tôn giáo ngày nay thì nhiều hơn bất cứ lúc nào khác trước đây; sách tôn giáo trở thành loại sách bán chạy nhất, và có nhiều người nói về Thượng đế hơn bất cứ thời điểm nào khác trong quá khứ. Thế nhưng, những cách biểu lộ về tôn giáo ấy chỉ nhằm che đậy thái độ nặng nề vật chất và phi tôn giáo sâu sắc. Chúng ta phải hiểu rằng đó là một phản ứng mang tính ý thức hệ bị gây ra bởi sự bất anchủ nghĩa tuân thủ giáo điều; và xu hướng của thế kỷ thứ mười chín này đã được Nietzche diễn tả một cách đặc biệt qua câu nói thời danh của ông: “Thượng Đế đã chết.”[24]

Trong thực tế, thế giới đương thời của chúng ta đang phô bày vô số rối loạn và mất trật tự trong hầu hết các lãnh vực đời sống của mình, bao gồm cả lãnh vực tôn giáo. Chúng tôi cảm thấy rằng giáo lý Phật giáo, đặc biệtgiáo lý Bồ-tát, có thể giúp nhân loại vượt qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay, và có thể đóng một gia trò quan trọng trong việc thiết lập lại một thế giới an bình, hạnh phúc bằng việc dạy cho con người hiểu biết đúng đắn (chánh kiến), suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy), và hành trì đúng đắn những điều Đức Phật đã dạy. Đây là lý do chính thúc dục chúng tôi trở thành kẻ hành hương trong việc tiến hành tác phẩm nghiên cứu với tựa đề; “Khái Niệm về Bồ-tát Quán Thế Âm: Lý Thuyết và Thực Hành”.

Định Hướng Của Công Trình Nghiên Cứu 

Trước hết, điều quan trọng cần phải làm sáng tỏ ở đây là chúng tôi không xem các vị Bồ-tát như là thần thánh hay bất cứ một thực thể có sự tồn tại thực sự, mà đó chỉ là những hình ảnh biểu tượng, được hàng đệ tử ưu tú của Đức Thế Tôn sáng tạo ra để thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của tín đồ Phật giáo nhằm phù hợp với môi trường xã hội trong một bối cảnh lịch sử nào đó với mục đích là tạo điều kiện thuận lợi cho việc xiển dương Phật pháp. Bằng chính phương pháp trên chúng tôi nỗ lực nghiên cứu chủ đề quan trọng và có ý nghĩa này với niềm hy vọng khiêm tốn rằng sản phẩm của công trình nghiên cứu sẽ đóng góp cho giới Phật tử trong thời đại ngày nay, đặc biệt là trong bối cảnh châu Á, một cách tư duy mới để nhận thức ý nghĩa của lý tưởng Bồ-tát như Đức Phật đã dạy ngõ hầu giúp họ chỉnh lý lại những ngộ nhận của mình về giáo lý Bồ-tát. Kết quả thực tế được chờ đợi là chân hạnh phúcan lạc sinh ra từ việc hành trì giáo lý Bồ-tát sẽ hiện hữu trong từng bước đi của đời sống người Phật tử.

Từ hệ quả của cách tư duy trên, thuật ngữ “concept” trong đề tài này sẽ mang ý nghĩa của một nghệ thuật sống, mà không phải là một ý niệm hay bất cứ ý nghĩa nào như nó thường được hiểu. Lý do cho vấn đề này được dự kiến như sau: Giáo Pháp của Đức Phật luôn luôn được xem là chiếc bè, dùng để vượt qua đại dương sinh tử, và chiếc bè có thể được sử dụng bằng mọi cách, tùy theo tình huống và căn cơ của người dùng, miễn là nó mang lại hạnh phúc thật sự cho người sử dụng theo tinh thần thực tiễn của Phật giáo.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, các vấn đề sau đây sẽ được chúng tôi cố gắng giải quyết:

- Trình bày tóm tắt khái niệm Bồ-tát; cuộc đờihạnh nguyện của vị Bồ-tát theo quan điểm giáo lý của năm bộ Nikàya. Trong phần vừa nêu, sự phát triển của giáo lý Bồ-tát trong một số kinh khác nhau của tạng kinh Nikàya thuộc Phật giáo Nguyên Thủy hy vọng cũng được bàn đến.

- Khảo cứu về tình hình lịch sử cụ thể, chi tiết, và nhu cầu cho việc phát triển giáo lý Bồ-tát.

- Nghiên cứu và phân tích chi tiết sự phát triển về ngôn ngữ và ngữ nghĩa học của từ ngữ “Avalokitésvara” (Quán Thế Âm).

- Khảo bình ý nghĩa biểu tượng và sự thực hành của Bồ-tát Quán Thế Âm qua các kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika) và A Di Đà (Sukhavàti Vyùha).

- Sự ứng dụng thích đáng nghệ thuật sống “Quán Thế Âm” trong đời sống của Phật tửthời đại ngày nay.

- Gợi ý cách học hiểu kinh điển của Phật giáo Phát Triển (hay còn gọi là Đại Thừa hay Bắc Truyền). Cuối cùng là phần trình bày về đời sốnghạnh nguyện của một người Phật tử chân chính.

Cũng cần phải đề cập ở đây rằng chúng tôi quan niệmsử dụng hai thuật ngữ “Theravàda” (Thượng Tọa Bộ) và “Mahàyàna” (Phật giáo Phát Triển hay Bắc Truyền) như là những thuật ngữ chỉ định các thời điểm và vùng địa lý khác nhau của Phật giáo. Nói một cách phổ quát hơn, thuật ngữ “Theravàda” được hiểu là Phật Giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Nam Truyền, và “Mahàyàna” là Phật giáo Phát Triển hay Phật giáo Bắc Truyền. Lý do cho luận điểm trên là như sau: Chỉ có một Giáo Pháp hay Sự Thật được Đức Phật khám phá có thể đưa chúng sanh khổ đau từ vòng sanh tử luân hồi đến bến bờ giải thoát, tức Niết-bàn như chính Thế Tôn đã dạy. Hay như lời phát biểu sau đây của giáo sư Alan Watt: “Vì Phật giáo, dù Tiểu Thừa (Hìnayàna) hay Đại Thừa (Mahàyàna), không phải là một hệ thống học thuyếtquyền lực, đòi hỏi niềm tin và sự phục tùng của chúng ta, mà đó là một phương pháp (một trong những ý nghĩa chính xác của Phật pháp) với mục đích để chỉnh lý các nhận thức của chúng ta và để chuyển hóa ý thức. Phương pháp này triệt để dựa vào kinh nghiệm và thực nghiệm đến nỗi các chủ đề thật tế của Phật giáo phải được nói là kinh nghiệm tức thời và phi ngôn ngữ, hơn là một bộ phận niềm tin, ý tưởng, hay quy tắc hành xử.”

Do đó, hiển nhiên hai nguồn văn học Nam Truyền và Bắc Truyền Phật Giáo sẽ là nền tảng cho nguồn tham khảochúng tôi sẽ dùng để minh họa sự thật hay chứng minh cho qua điểm của tác giả. Ngang qua phương pháp nghiên cứu ấy tác giả hy vọng sẽ trình bày được tinh thần thống nhất giáo lý vốn có trong Phật giáo, nhưng vì một số lý do nào đó, hoặc là hiểu nhầm giáo lý, hoặc bị ảnh hưởng của chủ nghĩa phân biệt bè phái, hoặc do âm mưu của ngoại đạo với mục đích phân hóa sức mạnh của Phật giáo đã khiến Phật giáo, theo dòng thời gian, đã bị rạn nứt, chia chẻ thành nhiều bộ phái, hệ phái nhỏ, tranh cãi lẫn nhau. Mục đích của việc chọn lựa đề tài này là mở ra một con đường nhằm để thống nhất các quan điểm khác nhau về Phật học như các bậc tiền bối của Phật giáo đã nỗ lực thực hiện trong quá khứ. Bên cạnh ấy, qua thành quả của công trình nghiên cứu này, tác giả cũng mong muốn giới thiệu một phương pháp thống nhất về học hiểu và thực hành giáo lý Bồ-tát khiến cho Phật giáo có thể cống hiến trọn vẹn được tinh thần từ bi, trí tuệ vì lợi íchhạnh phúc của nhân loại trong cuộc vật lộn để vượt qua những thảm họa đang gần kề. Với một số phương pháp vừa nên trên, các phương tiếp theo của công trình nghiên cứu này sẽ được chuẩn bị trong hình thức phân tích và bình luận.
 
 

[1] Erich Fromm, Psychoanalysis and Zen Buddhism, tr. 79.
[2] Xem tác phẩm “Buddha, Max and God” của Trover Linh, tr.5.
[3] Xem tác phẩm “Buddha, Max and God” của Trover Linh, tr.6. 
[4] Xem Nhật Báo: “America Time”, April 3, 1995.
[5] Xem Nhật Báo: “America Time”, April 7, 1997.
[6] Xem tác phẩm “Man Himself Must Choose by A.J.Toynbee and D. Ikeda”, tr.43
[7] Xem tác phẩm “Psychoanalysis and Zen Buddhism by E. Fromm, tr. 78-79.
[8] Xem tác phẩm “Man Himself Must Choose by Daisuka Ikeda”, tr. 293.
[9] Xem cuốn “Education and The Significance of Life by Krishnamurti” tr. 16.
[10] Xem tác phẩm “Pscychoanalysis and Zen Buddhism by E.Fromm”. tr. 92.
[11] Xem tuyển tập “Albert Einstein: Ideas and Opinion” Rupa & Co. London, 1973, tr. 46. 
[12] Xem cuốn “Nietzche and Philosophy. Ed. By Gilles Deleuze, Tr. Hugh Tomlinson” tr. 155-156.
[13] Xem tuyển tập “Albert Einstein: Ideas and Opinion”, tr. 38. 
[14] Xem tác phẩm “Man Himself Choose” của D. Ikeda, tr. 302
[15] Kinh Pháp Cú, Kệ số 160
[16] Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trung Bộ Kinh, Tập III, tr. 481
[17] Kinh Tăng Chi Bộ, tập I, tr. 338.
[18] Kinh Trung Bộ, tập I, tr. 19-20.
[19] Xem tác phẩm: “Indian Philosophy” của S. Radhakrishnan tr. 60.
[20] Theo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Trung Hoa ĐạI Tạng Kinh, tập 5, số 252, tr. 7.
[21] Kinh Pháp Cú, kệ số 276.
[22] Kinh Trung Bộ, tập I, tr. 109.
[23] Lao Tzu, Tao Te Ching, Tr, John C.H. Ưu, Shambhala Publication, 1989, tr. 76-77.
[24] Erich Fromm, Psychoanalysis and Zen Buddhism, tr. 79.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant