Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phần Bốn : Nâng Cấp Sự Thực Hành Của Con

26 Tháng Chín 201000:00(Xem: 4009)
Phần Bốn : Nâng Cấp Sự Thực Hành Của Con

PHẦN BỐN : 
NÂNG CẤP SỰ THỰC HÀNH CỦA CON

PHỐI HỢP ĐẠI ẤN 
VỚI NHỮNG THỰC HÀNH KHÁC 

VÀ BỐN HOẠT ĐỘNG

Phần ba là phần kết, nói về việc nâng cấp sự thực hành của con. Trong thời hành thiền của con, hãy chánh niệm kiểm soát để không có vọng tưởng lang thang. Nếu những tư tưởng của con thêm nhiều, hãy bỏ sự hành thiền qua một bên và nghỉ ngơi. Trong thời kỳ xuất định, nếu con sa vào phóng dật, hãy xen kẽ với những thời hành thiền để trau dồi tâm không phóng dật.

Như thế bạn phải tự đánh giá và biết khi nào cần nghỉ ngơi một lát nếu bạn tự thúc đẩy quá sức trong hành thiền và khi nào cần hành thiền nếu tâm bạn quá phân tán trong hoạt động hàng ngày. Nhờ một sự luân phiên như vậy bạn sẽ nâng cấp sự phát triển chứng ngộ Đại Ấn của bạn mọi lúc.

Khi nghĩ về cái chết và vô thường, con cần có một tâm thái thế này, “Về phần cái chết, thân, ngữ, tâm phối hợp của mình đang đi đến cái chết”. Bấy giờ, con cần nhận biết bản tánh của cái chết và của tâm nghĩ về cái chết và như thế thoát khỏi bám níu vào thường và vô thường, chúng không là gì cả ngoài sự đặt tên do tâm mà ra. Tương tự khi nghĩ về mọi tai hại của sanh tử luân hồi, con cần chứng ngộ rằng sanh tửNiết Bàn giống như hai ngọn núi gần và xa trong một giấc mộng.

Với những thực hành như vậy bạn nâng cấp sự chứng ngộ tính đồng thời của hai cấp độ của chân lý. Trên cấp độ tương đối hay quy ước, bạn có cái chết, vô thường, khổ đau của sanh tử..., tất cả đều là những hình tướng hư vọng nhưng được kinh nghiệm như vậy. Trên cấp độ tối hậu, cách thế hiện hữu của những hình tướng này là tánh Không ; chúng không có tự tánh. Hai cấp độ của chân lý, tương đốitối hậu, hình tướngtánh Không, là không thể tách lìa. Bạn cần sự chứng ngộ đồng thời của cả hai như hai cánh để bay. 
Chớ đi đến cực đoan rằng những hình tướng này là hoàn toàn không hiện hữu hay thực sự hiện hữu. Cái trước là chấp đoạn hay chấp không, cái sau là cực đoan của xác định, hay chấp hữu. Chứng ngộ tánh Không nhiều đến đâu cũng không làm cho bạn kém chánh niệm về những thực hành sơ bộ chung như hành thiền về cái chết.

Hơn nữa, khi con hành thiền về từ hay bi căn cứ trên sự thấu hiểu rằng tất cả chúng sanh đã từng là cha mẹ của con, và tương tự khi con hành thiền về ước muốn và gan dạ của Động Lực Giác Ngộ của Bồ đề tâm cho đến khi đạt đến Tâm Giác Ngộ, con cần nhận biết bản tánh của tất cả những cái ấy. An trụ trong một trạng thái không tạo tác, hãy đặt mình vào một trạng thái chứng ngộ trong đó có hai phương diệnBồ đề tâm tương đốiBồ đề tâm tối hậu không do tạo tác và vượt khỏi mọi tác ý. Làm như vậy là sự không thể tách lìa của tánh Khôngđại bi.

Từ là ước muốn cho mỗi người được hạnh phúc và bi là cho họ thoát khỏi khổ. Vì bạn đã chịu những tái sanh từ vô thủy, lúc nào đó mỗi người từng là cha mẹ của bạn. Nhớ lòng tốt của họ và muốn đền đáp, bạn cần khai triển Bồ đề tâm nguyện, tư tưởng đạt đến Phật tánh để có thể giúp đỡ họ một cách hiệu quả nhất. Sự gan dạ của Bồ đề tâm là dấn thân vào những thực hành sẽ đem lại cho bạn Giác Ngộ, như sáu ba la mật v.v... Tất cả các cái ấy là Bồ đề tâm tương đối. Bồ đề tâm tối hậu là sự chứng ngộ tánh Không.

Điều được đòi hỏi là một chứng ngộ đồng thời Bồ đề tâm tương đốiBồ đề tâm tối hậu cùng như nhau như hai cấp độ của chân lý. Như khi bạn thiền định về Guru Yoga bạn quán tưởng Guru của bạn trong hình dạng Phật Vajradhara với bản tánh của đức Phật Vajradhara, bạn làm điều như nhau đó ở đây. Có hình dạng cho thiền định của bạn là lòng bi, trong khi thấu hiểu bản tánh của hình dạng đó là tánh Không. Đây là cách để khai triển sự chứng ngộ tính bất nhị của lòng bi và tánh Không.

Cũng thế, khi con nhận quán đảnh cái bình trong bốn quán đảnh tantra, bấy giờ con được cho phép thực hành giai đoạn phát triểnquán tưởng bản thân con là một bổn tôn. Bấy giờ khi con nghĩ về bản thân con như vị nào trong bốn hóa thần bổn tôn thiền định chánh và con thành tựu sự sáng tỏ trong thiền định của con về quang cảnh chung quanh và mọi chúng sanh trong đó như là những hóa thần và mọi âm thanhthần chú, hãy nhìn vào bản tánh của điều này. Thực hành trong một trạng thái hợp nhất hai giai đoạn phát triểnthành tựu, thoát khỏi mọi tư tưởng ý niệm là Đại Ấn của giai đoạn phát triển.

Có nhiều hóa thần bổn tôn thiền định tantra hay những Yidam như Heruka hay Cakrasamvara, Hevajra, Guhyasamaja và Kalacakra. Ở giai đoạn phát triển bạn quán tưởng bản thân bạn như những hóa thần bổn tôn, quang cảnh chung quanh là mạn đà la nơi cư ngụ cõi tịnh độ của các ngài, lời của bạn là thần chú của các ngài, những tư tưởng của bạn là tánh giác nguyên sơ, những hành động của bạn là hoạt động giác ngộ của đức hạnh của các ngài v.v... Điều này để loại bỏ sự bám chấp ám ảnh vào những hình tướng bình thường và sự bám trụ vào chúng cho là thật có và hiện hữu tự thân.

Giai đoạn thành tựu, theo sự xếp loại của Đại Ấn, được chia thành giai đoạn có dấu hiệu và giai đoạn không có dấu hiệu. Cái trước là những thiền định về những hệ thống năng lực của thân vi tế trong bối cảnh của những quán tưởng thuộc giai đoạn phát triển và được làm để dẫn mọi khí-năng lực vào kinh mạch trung ương cho sự chứng nghiệm phúc lạc của tánh Không. Cái sau là những thiền định Đại Ấn được làm trong trạng thái này.

Trong thiền định, có hình tướng hay hình dạng sáng tỏ của một bổn tôn hay thần chú trong khi thấu hiểu bản tánh Không của nó, đó là sự phối hợp giai đoạn phát triển và giai đoạn thành tựu hay sự hỗn hợp của Đại Ấn với giai đoạn phát triển. Bất cứ cái gì bạn quán tưởng đều là sự hợp nhất không thể phân của hình tướngtánh Không.

Bấy giờ con cần thiền định bằng cách áp dụng Tịnh Quang. Nhận biết tự tánh mọi lúc, đi, ngồi, nằm hay nói, đó là sự hỗn hợp của mọi sự với Đại Ấn.

Bạn cần áp dụng sự chứng ngộ Tịnh Quang của mọi sự như là một giấc mộng vào bất cứ điều gì bạn làm. Nếu trong một giấc mộng bạn thấu hiểu bạn đang mộng, thì bạn có thể kiểm soát hoàn toàn giấc mộng của bạn. Bạn có thể bay hay làm điều gì bạn muốn. Cũng thế trạng thái thức của bạn chỉ là một giấc mộng đánh lừa. Khi bạn thấu hiểu rằng không có cái gì có hiện hữu tự thân thật sự, thì không có giới hạn nào cho điều bạn có thể làm. Với sự xác tín tuyệt đối sự bất nhị của tánh Khônghình tướng, thoát khỏi mọi nghi ngờ nhỏ nhất, bạn sẽ không còn vô minh giới hạn và có thể kiểm soát các nguyên tố và v.v...

Hơn nữa, thực hành nhất tâm trong một trạng thái hai giai đoạn phát triểnthành tựu không tách biệt, hay định và quán bất nhị, là hoàn hảo. Khi điều này trở nên vững chắc, bấy giờ con có thể ẩn mình trong những nơi hoang vắng đáng sợ và với tỉnh giác hãy tu theo cái thấy (tri kiến), những thiền định và những hoạt động. Thực hành như vậy gọi là hoạt động bí mật.

Hoạt động bí mật là đến những nơi như nghĩa địa, sa mạc hay núi hoang, và ngủ gối đầu lên một xác chết hay phơi ra giữa chốn hoang dã. Điều này để tự kiểm chứng bạn xem những trạng thái mê tínmê lầm của tâm có còn khởi lên không, và để có thể khảo sát chúng. Thử thách với hoạt động như vậy mà chưa đạt đến định tâmquán chiếu thấu suốt là dại dột và có nguy cơ là bạn sẽ điên. Bởi thế đòi hỏi phải thận trọng cùng cực.

Khi con đã trở nên rất vững vàng trong đó, không xao lãng phóng dật, bấy giờ con có thể rong chơi và hòa nhập với những đám đông. Việc dùng điều này như con đườngthực hành nó được gọi là hoạt động trong những đám đông.

Đây là một loại thực hành tương tự với cái trước theo nghĩa nó tạo ra một cơ hội để kiểm tra sự tiến bộ của bạn và khảo sát những mê lầm, bám luyến và những ác cảm khởi lên trong cảnh ồn ào, đông đúc và hỗn độn.

Theo những khác biệt này của hoàn cảnh, tâm con vững vàng an trụ hay không, mà có ba loại người : lớn, trung bình và nhỏ.

Có một số người có thể ở một mình nhưng không thể giáp mặt với những đám đông và sự bận rộn. Những người khác sung sức trong hoạt động với nhiều người, nhưng không thể chịu đựng được sự cô đơn một mình. Cốt yếu là có thể ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào với an địnhquán chiếu phối hợp.

Không có dấu hiệu đặc biệt nào phân biệt những người loại lớn. Nhưng khi họ đạt đến con đường lớn lao của sự chuẩn bị và thực hành với sự hiển xuất của những hình tướng, họ có phong cách của Heruka và hòa lẫn với hoàn cảnh đáng sợ mà không có bất kỳ tư tưởng nào về cái nên ăn hay không, cái sạch hay dơ, cái đúng hay sai. Thực hành theo cách này, họ tiến bộ dần dần qua con đường chuẩn bị, và khi họ đạt đến con đường thấy họ chiến thắng những thúc đẩy của Ma, những mê lầm và những phát tâm theo thừa nhỏ. Như thế, đấy được gọi là hoạt động đem lại chiến thắng khắp mười phương.

Theo sự diễn tả chung của Đại thừa, có năm con đường tiệm tiến đến Giác Ngộ. Với sự khai triển của Bồ đề tâm, bạn đi vào con đường thứ nhất, con đường tích tập trên đó bạn khai triển định tâm. Trên con đường thứ hai của sự chuẩn bị bạn hoàn thiện quán chiếu để cho trên con đường thấy bạn có được một thấu hiểu trần trụi không ý niệm về tánh Không trong thời tham thiền. Đến đây bạn đi vào địa thứ nhất của mười địa Bồ tát. Trong con đường thứ tư, con đường tham thiền, bạn hành thiền hơn nữa để loại bỏ những chướng ngại ngăn cản bạn thấy tánh Không suốt mọi thời. Ở con đường không học nữa, bạn đạt được trạng thái giác ngộ của một vị Phật.

Heruka là một danh từ chung cho bất kỳ hóa thần thiền định nam giới nào, hay có thể ám chỉ riêng Cakrasamvara. Những người căn cơ lớn nhất, như Tilopa và Naropa, có đồ trang sức bằng xương và y phục da cọp của một Heruka khi ở trên con đường chuẩn bị. Các ngài hành động như những người điên, ăn bất kỳ thứ gì đến, không khác con heo. Có nhiều câu chuyện của các Đại Thành Tựu giả (Mahasiddha), ăn những đồ bị cự tuyệt hay ruột cá. Thực hành theo cách ấy, các ngài chiến thắng đối với mọi mê tín, thành kiến và bám chấp vào hiện hữu nội tại, gồm chung là “những quỷ Ma”. Đây là một thực hành cực kỳ cao cấp để có thể đạt được tri giác trần trụi về tánh Không.

Về mặt những người khác, họ làm việc cực kỳ năng nổ cho sự lợi lạc của chúng sanh khi dấn thân vào hoạt động ở trong những đám đông. Bởi thế hoạt động này cũng được xem là tiến bộ với chính bản thân Đại Ấn.

Đối với những người bén nhậy đặc biệt, không cần phải nâng cấp (sự thực hành của họ), vì họ ở trong Pháp thân, trong đó không có cái gì để tham thiền về hay có ai để tham thiền. Đối với những người không như vậy, có nhiều phương pháp để nâng cấp sự thực hành của họ và cần học chúng từ miệng Guru của họ. Những phương pháp chung là luân phiên giữa thiền địnhxuất định (sau thiền định), thực hành con đường của thừa chung (tham thiền về vô thường v.v... theo Đại Ấn), theo đuổi những phương pháp tantra (theo Đại Ấn), và dấn thân vào bốn loại hoạt động. Nỗ lựcthực hành theo cách này là điểm thứ nhất để nâng cấp.

NĂM TÀ KIẾN, BA THIỆN XẢO 
VÀ BỐN THÂN PHẬT

Hơn nữa, để loại bỏ những nhiễu loạn con cần xa lìa sự hấp dẫn ám ảnh với những sự vật như những đối tượng tốt và xấu.

Một cách quy ước, quả là có những hành động thiện và bất thiện. Nhưng một cách tối hậu, những sự vật này không có hiện hữu nội tại, chân thật như vậy. Nếu bạn nhìn một số hành động tự thân là thiện, bạn bị lôi cuốn ám ảnh bởi chúng, hay những cái khác là “tội lỗi”, bạn cố đẩy xa chúng, sự bám chấp như vậy sẽ ngăn chặn tiến bộ của bạn.

Cũng thế, vì ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai không thể kiến lập được (như là thực có), con phải từ bỏ dù một ý nghĩ, “Tôi sẽ làm việc từ ngay lúc này cho đến khi Giác Ngộ.” Hãy xác quyết rằng có Giác Ngộ (tức thời) ở trong mỗi khoảnh khắc.

Một cách quy ước, có quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhưng nếu những phạm trù này có thực thể như vậy, bấy giờ quá khứ vẫn luôn luôn ở trong quá khứ và không bao giờ đã xảy ra. Tương lai thì luôn luôn chưa tới và không bao giờ tới. Và hiện tại phải mãi mãi như vậy và không bao giờ chấm dứt. Bởi thế, dầu bắt buộc phải phát Bồ đề tâm, bạn không nên quan niệm làm việc từ bây giờ cho đến Giác Ngộ khi điều này đặt nền trên một ý tưởng bạn đang thực ở trong một “hiện tại” và Giác Ngộ là ở đâu xa “ngoài kia” trong một tương lai có thực xa xôi.

Do chính sự kiện những tư tưởng khởi lên và tan biến đúng trong cùng một khoảnh khắc, Giác Ngộ là ở trong mỗi khoảnh khắc. Nếu bạn rõ biết về điều này, đó gọi là “Giác Ngộ trong khoảnh khắc, Giác Ngộ tức thời”. Trong những thừa khác, bạn đạt đến Giác Ngộ bằng một tiến trình kéo dài tích tập công đức trải qua ba vô số kiếp. Đã hẳn sự chứng ngộ tánh KhôngGiác Ngộ là kết quả của tích tập công đức, nhưng vì tâm điều khiển thân và ngữ, thiền định Đại Ấn về tâm là một thừa tối thượng để tích tập công đức lớn lao một cách nhanh chóng. Giác Ngộ tức thời hay trong khoảnh khắc không có nghĩa rằng vô minh bị trừ diệt một cách thần diệu mà không có nguyên nhân và rằng bạn không cần thực hành đức hạnh, thiền định hay không làm cái gì để trở nên Giác Ngộ. Nó có nghĩa rằng trong mỗi khoảnh khắc bạn có thể Giác Ngộ nếu bạn rõ biết tánh thường trụ chân thật của thực tại trong khoảnh khắc đó. Và nếu bạn không biết, bạn rớt lại trong sanh tử.

Chớ có chấp tâm con là tầm thường và đời thường. Hãy nhận ra rằng từ thời vô thủy nó vốn là bản tánh của năm trí huệ nguyên sơ.

Trí huệ nguyên sơ biết sự bất nhị của hình tướngtánh Không, biết hai cấp độ của chân lý, biết tánh thường trụ của thực tại. Nó là hiện trạng tự nhiên của tâm bạn và có năm phương diện hay chức năng, tức là năm loại trí huệ nguyên sơ. Khi bạn không rõ biết chúng và phủ lên chúng sự chấp vào thực có, chúng biến thành những mê lầm chánh.

Trí huệ nguyên sơ biết tánh Không của thực tại thì phân biệt đúng đắn giữa cái giả dối và cái chân thật. Bị che phủ bởi chấp thật, bạn muốn thoát khỏi những đối vật mà bạn cho là có thật và như thế bạn có tức giận. Không biết trí huệ nguyên sơ như tấm gương bạn tự che phủ mình thành nhỏ hẹp và làm mờ tối những đối vật thay vì rõ ràng phản chiếu hình tướng của chúng, và như thế bạn có vô minh ngu si. Không biết trí huệ nguyên sơ thấy tự tánh của sự vật là tánh Không, bạn chọn một số đối vật là có bản chất đáng ưa hơn những vật khác. Đó là tham muốn. Không biết trí huệ nguyên sơ thấy sự bình đẳng của những sự vật trong sự bất nhị của tánh Khônghình tướng..., bạn tự xem mình tốt hơn những người khác và như thế là kiêu mạn. Không biết trí huệ nguyên sơ thành tựu không nỗ lực mọi sự, bạn bị ám ảnh bởi sự thành công của những người khác và tự mình không làm gì. Đó là đố kỵ. Hay bạn giữ những sở hữu cho riêng bạn và không chia xẻ hay để cho những sự vật trôi chảy. Tuy nhiên, khi bạn thấy rằng tánh của những mê lầm khác nhau này là một với tánh của năm trí huệ nguyên sơ – và tất cả năm trí huệ đó trọn đủ trong một mê lầm – bạn chuyển hóa được mê lầm thành trí huệ nguyên sơ.

Chớ chấp vào những uẩn, những xứ, những giới như là bất tịnh. Hãy chắc chắn rằng từ vô thủy chúng đã là những hóa thần thiền định nam và nữ và những Bồ tát nam và nữ.

Những uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Những xứ là sáu căn và những đối tượng của chúng. Những giới là sáu căn, sáu trần, sáu thức.

Trong những tantra khác nhau có nhiều hệ thống liên kết, xem mỗi một cái trên tương đương với một hóa thần thiền định nam hay nữ. Một hệ thống như vậy về một trăm hóa thần được tìm thấy trong “Tử Thư Tây Tạng” (Bardo Thodol). Vào lúc chết những hóa thần này được phát hiện và xuất hiện rõ ràng. Nếu bạn nhận ra bản tánh thật sự của các ngài, bạn được giải thoát, nhưng nếu bạn sợ hãi bạn sẽ chạy trốn vào một trong những tái sanh bất hạnh.

Hãy từ bỏ mong muốn được giải thoát chỉ từ nghe và tư duy. Hãy quyết tâm được giải thoát từ sức mạnh của tham thiền và của những ban phước của Guru.

Để tu hành tâm thức của bạn và chiến thắng khổ đau, bạn phải dựa vào sức mạnh của nghe, tư duytham thiền. Trước hết bạn phải nghe một giải thích đúng đắn về những giáo lý, chẳng hạn về bản tánh của tâm, và rồi tư duy về chúng để xác định nghĩa của chúng. Tư duy là giống như nhìn vào tâm và chất vấn, phân tích về nó tận cùng. Cuối cùng, khi bạn đã đạt được một xác quyết về bản tánh của tâm, bạn phải tham thiền và thực sự kinh nghiệm nó là thế nào. Nhờ sự giúp đỡ của Guru của bạn, bạn tiến đến chỗ nhận ra nó từ tham thiền của bạn. Như thế cả ba cái ấy (Văn, Tư, Tu) cần thiết để Giác Ngộ.

Nói cách khác, hãy từ bỏ năm ý niệm méo mó sai lầm về những đối tượng, thời gian, bản tánh (của những mê lầm của con), hiện trạng thực sự của năm uẩntrí huệ phân biệt (đến từ nghe, tư duytham thiền).

Có thân trong tư thế căn bản và tâm ban đầu nhất niệm tập trung, nhìn vào bản tánh của tâm an định khi nó an định và của tâm chuyển động khi nó chuyển động, đó gọi là thiện xảo lúc bắt đầu tham thiền. Thoát khỏi mệt mỏi (bằng cách nghỉ ngơi một tí) khi có sự hợp nhất trọn vẹn của tâm tập trung và thân trong tư thế căn bản thì gọi là sự thiện xảo cắt đứt khỏi sự phân tán ở chặng giữa. Không bị ám ảnh hay hấp dẫn bởi bất cứ ân điển tuyệt vời nào khởi lên (như lạc, sáng tỏ hay vô niệm) thì gọi là thiện xảo trong sự trau dồi những ân điển vào lúc chót. Con cần tự tu hành ba thiện xảo này.

Bốn thân Phật có thể được hiểu theo tâm.

Những hình tướng khác nhau đến với tâm và từ tâmHóa thân. Trí huệ của Hóa thânBáo thân. Tánh Không của Hóa thânTự Tánh thân hay Thân Tự Nhiên và sự không tách biệt của cả ba cái là Pháp thân hay Thân Chân Lý.

Rất thường, những định nghĩa Pháp thânTự Tánh thân đổi lẫn nhau. Một thí dụ tương tự nổi tiếng để hiểu ba thân này là Pháp thân như hư không, Báo thân như mặt trăngHóa thân như ảnh phản chiếu của mặt trăng trong nước. Bạn không thể có mặt trăng mà không có hư không và không thể có ảnh mặt trăng phản chiếu độc lập với mặt trăng. Cũng thế tánh Không, tánh giác và hình tướng xuất hiện của tâm là tương quan và không thể tách lìa.

Khi con đã xác định rằng đây là hiện trạng thực sự của mọi sự vật – hình tướng, hiện hữu, sanh tử, Niết Bàn – và đã xác quyết rằng mọi sự thoát khỏi mọi cực biên hiện hữu do tâm tạo tác ra và lìa sanh, diệt và trụ, bấy giờ hãy đặt tâm con nhất niệm vào một trạng thái thoát khỏi mọi mong cầu và lo toan, lấy và bỏ. Đây là điểm thứ hai của nâng cấp thực hành.

BA CHỖ CON CÓ THỂ LẠC 
VÀ BỐN CHỖ CON CÓ THỂ MẤT 
TÁNH KHÔNG

Hơn nữa, vì con sẽõ lạc vào Ba Cõi nếu con bị ám ảnh bởi ba thứ lạc, sáng tỏvô niệm, thế nên chớ bám níu vào những ân điển này như là tối thượng, bất kể cái gì khởi lên, tốt hay xấu.

Nếu bạn bị hấp dẫn bởi ân điển lạc và bám nắm nó cho là thật, bạn sẽ tái sanh làm một vị trời trong cõi dục ; nếu với sáng tỏ, trong cõi sắc ; và nếu với vô niệm trần trụi, trong cõi vô sắc.

Một khi con đã xác quyết tánh Không nhờ quán chiếu rằng những sự vật vốn không phải một cũng không phải nhiều (chẳng hạn tâm và thân không phải hoàn toàn là một cũng không hẳn là khác), con có thể nghĩ rằng mọi sự bản chất trọn vẹn là không hay phủ định theo trí thức rằng mọi sự hoàn toàn là không và không có cái gì hiện hữu dù một cách quy ước. Nếu con lấy quan điểm này làm sự tham thiền, con lạc mất tánh Không về mặt thực tánh của nó. Bởi vì con có thể trở nên bác bỏ nhân quả, con phải từ bỏ những thiền định bám vào mọi sự hoàn toàn không và đặt nền trên một cái không do trí thức tạo ra như vậy. Hãy nhìn vào bản tánh của sự bám chấp hoàn toàn không này và không kiến lập một cách giả tạo bất cứ loại tưởng nào.

Nếu bạn nhìn vào bản tánh của tư tưởng bám chấp vào hoàn toàn không, nó sẽ tự động chìm lặng và tan biến ngay tại chỗ của nó như bất kỳ tư tưởng nào khác. Bản tánh của mọi tư tưởng, dầu vi tế như chấp không, chính là tánh tỉnh giác trong sáng, sống động.

Khi con không có quán chiếu rằng mọi sự là trống không – cả những vọng tưởng cần đoạn trừ cũng như đối thủ của chúng (tức là tánh Không), bấy giờ khi nhiều vọng tưởng hay tư tưởng xấu khởi lên trên dòng tâm thức, con có thể xem chúng như kẻ thù và nghĩ, “Chúng đang giết chết cơ hội giải thoát của ta.” Rồi con nghĩ, “Những cái này cần được hủy diệt bởi tánh Không”, con chấp cả hai thứ ấy là vật có thật cần phải đoạn trừ và cái có thật để giúp đỡ. Thiền định về tánh Không như thế này là lạc mất tánh Không do tạo ra cho nó một đối thủ. Hãy nhận biết bản tánh của chính tư tưởng bám chấp vào những vọng tưởng hay cái cần đoạn trừ và cái giúp đoạn trừ như là tách biệt trong bản chất, và hãy tự đặt con vào trong một trạng thái trong đó không có gì thật sự có để phủ nhận hay kiến lập.

Khi con không có quán chiếu rằng nền tảng (tức là bản tánh thường trụ của thực tại), con đường (hay tham thiền về bản tánh ấy) và quả (sự chứng ngộ Pháp Thân) cả ba đều Không (tự bản chất), con có thể nghĩ rằng tánh Khôngcon đường tối thượng để đạt Phật quả. Con có thể nghĩ rằng nếu con hiểu tánh Không, đó là con đường tối thượng và ngoài nó ra, mọi con đường khác của Phật giáo đều thấp kém. Không nghĩ những con đường khác này thuộc về những phương tiện được đức Phật dạy là lạc mất tánh Không với tư cách nó là một con đường. Hãy nhận ra bản tánh của chính tư tưởng bị tánh Không ám ảnh và bám chấp vào nó như con đường tối thượng. Do nhìn thẳng vào nó như vậy con sẽ thấu hiểu rằng mọi sự là Không (nền tảng, con đường, cũng như quả) và rằng trong tánh Không không có tối thượng hay thấp, không có cái gì để đoạn trừ hay giúp đỡ.

Chỗ tiếp theo bạn có thể lạc mất tánh Không là khi làm những thực hành giai đoạn phát triển của tantra làm tan biến mọi sự vào tánh Không với một thần chú trước khi quán tưởng một hóa thần thiền định.

Nếu con không có kinh nghiệm vững chắc về tánh Không, con có thể tưởng tượng một hình ảnh về nó do trí thức tạo dựng hay thần chú của nó tản ra trên mọi sự (như thể đó là một vật). Rồi vì con nghĩ riêng rằng mọi vậttánh Không này hay không có cái gì có thể được kiến lập một cách quy ước bởi vì mọi sự là không, con có thể bác bỏ nghiệp báo nhân quả, nghĩ rằng, “Những thiện hạnh có thể đem lại gì khi chúng chỉ là những hiện tượng hữu vi.” Đây là lạc mất tánh Không do tản nó ra như thể nó là một vật. Hãy nhìn vào chính tư tưởng “Đây là tánh Không” và một khi con đã nhận ra bản tánh của nó, hãy tự đặt mình nhất tâm vào bản tánh trống không thực sự của bản thân tánh Không và không có những tư tưởng ý niệm.

Đây là những ý niệm được tạo tác một cách trí thức về tánh Không, tuy nhiên, không phải là hoàn toàn sai trong mọi trường hợp. Nếu người mới học không tham thiền với những diễn đạt trí thức, họ sẽ không thể có được quán chiếu về tánh Không dù họ có được dạy nó từ ban đầu. Nhưng do quen với ý niệm tánh Không, cuối cùng họ sẽ có được một quán chiếu không ý niệm, không cố gắng vào tánh Không. Bởi thế dù tham thiền về một tánh Không được tạo tác một cách trí thức thì sự việc ấy vẫn được cho phép. Tuy nhiên, cuối cùng một cái hiểu theo ý niệm như vậy phải được từ bỏ vì nó có thể là một cơ hội cho sự lạc mất Đại Ấn.

Một người mới học ám chỉ người chưa hoàn thành con đường thấy và tri giác vô niệm trần trụi về tánh Không, nói cách khác, một con người chưa vào bậc Thánh. Nếu có người đã tích tập một số công đức khổng lồ trong những đời trước, người ấy có thể nhảy thẳng vào và có được tri giác trần trụi tức thời khi tham thiền. Điều này hiếm hoi. Tiến trình thông thường hơn là như sau.

Trước tiên bạn phát triển một cái hiểu giả định về tánh Không dựa trên sự nghe một giải thích đúng. Giả định là đi đến một kết luận đúng cho một lý luận đúng hay thậm chí sai nhưng bạn không hiểu kết luận đó. Guru của bạn dạy bạn về tánh Không và dù cho bạn không thật sự hiểu điều ngài dạy, bạn lập lại lời ngài và có một ý niệm về tánh Không căn cứ trên điều được nghe.

Tiếp theo, bằng cách không ngừng suy nghĩ và phân tích một cách hợp lý điều ngài nói, bạn có được một cái hiểu do suy luận vững chắc về tánh Không căn cứ trên tiến trình trí thức, ý niệm của lý luận hợp lý. Lập đi lập lại tiến trình lý luận này và tập trung vào tánh Không bằng cách hòa lẫn cái hiểu thật sự về tánh Không với một cái hiểu ý niệm hỗ trợ, như một hình ảnh tâm thức về hư không, để bạn có một đối tượng sẵn sàng thuận lợi hơn cho sự tập trung vào tánh Không, cuối cùng bạn sẽ thành tựu cái tri giác vô niệm, trần trụi về nó. Điều này xảy ra không phải bởi một cái nhảy huyền bí của đức tin, mà nhờ luật nhân quả như kết quả của sự tích tập công đức. Bởi thế một hình ảnh tâm thức về tánh Không như một hình ảnh về hư không và một cái hiểu ý niệm đặt nền trên lý luận là những hỗ trợ cần thiết cho sự chứng ngộ trọn vẹn tánh Không. Nhưng cuối cùng chúng phải được từ bỏ, vì chúng có khuynh hướng làm cho tánh Không thành một “vật” và có thể là một chỗ làm lạc mất nó khi mở rộng hình ảnh được tạo dựng một cách trí thức như vậy như thể nó là một vật.

Đấy là bốn chỗ con có thể lạc mất tánh Không. Bởi vì chúng là những can thiệp gây nhiễu (cho tham thiền Đại Ấn đích thực), con phải không lầm lẫn cái cần từ bỏ và cái cần thâu nhận theo những lời dạy này. Rồi trong trạng thái này, không có bất kỳ cái hiểu giả định nào, hãy chú tâm không giả tạo trên bất cứ cái gì khởi lên. Chớ lạc khỏi cái bây giờ và ở đây. Phải mẫn cảm, lưu thông mà không giữ thân trong một tư thế cứng ngắt hay giữ hơi thở v.v...

Những phương pháp này, như được tìm thấy trong “Sáu Yoga của Naropa”, là ích lợi để thành tựu cái quán chiếu Đại Ấn, nhưng một khi thành tựu rồi thì không cần đến nữa.

Bất kỳ tư tưởng nào khởi lên – tốt, xấu hay trung tính – chớ ngăn chặn chúng hay thiết lập chúng, chớ bỏ hay lấy. Bất cứ cái gì khởi lên, chớ theo nó, mà hơn nữa đặt chú ý của con vào nó mà không nắm bắt. Đây là điểm thứ ba để nâng cấp thực hành.

NHỮNG ĐIỂM NGUY HIỂM NƠI SỰ VẬT 
CÓ THỂ KHỞI LÊN NHƯ KẺ THÙ 
VÀ NHỮNG NHIỄU LOẠN KHÁC

Hơn nữa, hãy giả thiết rằng con đang mãn nguyệnsung sướng vì những tư tưởng và những mê lầm không làm đứt đoạn tham thiền của con. Rồi thình lình nhiều tư tưởng thô làm đảo lộn con dữ dội và con không thể kiểm soát chúng trong tham thiền. Con có thể nhìn những tư tưởng này như những kẻ thù đã sanh ra. Hãy cố gắng nhận chân những tư tưởng này và bản tánh của chúng. Chớ nhìn chúng như những lỗi lầm. Mà nghĩ về chúng với tâm từ.

Chẳng hạn, nếu một tư tưởng sân hận khởi lên, hãy nhìn nó như một cơ hội để tu hành nhẫn nhục hay nếu là tham muốn, để tham thiền về tính vô thường của cái bạn muốn. Tuy nhiên, một cách rốt ráo, nếu bạn chỉ chú tâm vào chúng, chúng sẽ tự nhiên lặng mất.

Đem chúng vào lĩnh vực tham thiền của con, hãy thấy rằng bản tánh của chúng là thoát khỏi mọi tạo tác của tâm thức (những cực biên) và chúng khởi lên như trò chơi của Pháp Thân. Hãy trau dồi (cái quán chiếu) rằng chúng là như thế.

Giả thiết rằng trước kia bất kỳ vọng tưởng nào khởi lên, con có thể xóa sạch nó bằng tánh Không.

Điều này ám chỉ có thể loại bỏ một vọng tưởng nhờ một phân tích lý luận, tạo ra một cách trí thức về tánh Không của vọng tưởng đó. Chẳng hạn, nếu bạn tham muốn một người hay một đồ vật. Sau khi phân tích nó là một hay khác về phần nó, bạn kết luận rằng nó là không cả hai và do vậy không có tự tánh, sự tham muốn của bạn sẽ rơi rụng khi bạn thấy không có đối tượng cứng đặc, cụ thể nào cho tham muốn đó.

Nhưng rồi bỗng nhiên một vọng tưởng khởi lên như một tham muốn. Con có thể nhìn vọng tưởng đó như một kẻ thù. Về việc này, bất cứ vọng tưởng nào khởi lên, hãy nhận ra bản tánh của nó. Đặt mình trong một trạng thái không ngăn cản cũng không thiết lập, chúng trở nên thanh tịnh và lặng tan vào chính nơi của chúng mà con không cần đoạn trừ chúng. Nói cách khác, hãy đi vào tánh thanh tịnh của chúng như đã được giải thích trong những phương pháp dùng những tư tưởng như là một con đường, tức là chú tâm vào bản tánh trống không của hình tướng tư tưởng. Bản tánh ấy là lạc, sáng tỏvô niệm trần trụi. Hãy tự tu hành theo cách này.

Khi con tìm kiếm tâm bằng cách phân tích và thấy rằng nó không thể tìm thấy và rằng mọi sự vật không thể được kiến lập như thực có, bây giờ con có thể bác bỏ sự hiện hữu quy ước của mọi sự, cái cần đoạn trừ và cái cần hỗ trợ, cái thiện và cái bất thiện. Xem ân điển kinh nghiệm được về sự trần trụi là cái chính, con có thể cảm thấy rằng bản thân con và tất cả những người khác đã tan biến vào một hư không và bởi thế con không nên làm cái gì cả. Sự bám chấp vào tánh Không như vậy gọi là tánh Không khởi lên như một kẻ thù hay như một sự đen tối lan tỏa rộng khắp.

Cả hai cực đoan có và không cần phải được bác bỏ. Nhưng nếu bạn phải chọn, thì tốt hơn rơi vào chấp có thay vì chấp không. Nagarjuna đã nói tánh Không bác bỏ mọi hiện hữu thật có, nhưng nếu bạn không hiểu nó, thì tốt hơn hãy hiểu thế giới hiện tượng. Hãy xem thí dụ một con rắn. Nếu bạn nói nó là không, không có gì cả, và không tôn trọng bản chất tương đối của nó, nó có thể cắn bạn và bạn sẽ chết. Cũng thế bạn có thể rơi vào một tái sanh thấp hơn ở địa ngục do bất chấp sự kiện những hành động bất thiện sẽ đem lại những kết quả tai hại.

Vì thế, con cần nhận ra bản tánh của sự chấp thủ vào bản thân tánh Không. Tự đặt mình vào một trạng thái không ngăn chặn hay kiến lập, con sẽ loại bỏ cái chấp này. Thế nên hãy tập trung nhất tâm như vậy.

Nói cách khác, trong cùng một cách như trước, hãy chú tâm vào bản tánh của tư tưởng bám nắm tánh Không hay chấp không, và nó sẽ tự nhiên lặng mất.

Cho dù con có một cái hiểu còn vấn vương trí thức rằng những hình tướng là những duyên sanh tương thuộc, con có thể còn bị ám ảnh hấp dẫn bởi những hình tướng trống không này, bám nắm chúng cho là vật có thật. Nếu như vậy, con sẽ trở nên bồn chồn và hoặc sợ hãi hoặc bị lôi cuốn bởi những hình tướng khác nhau mà con thấy. Đối với người bất hạnh và kích động như vậy, (chứng hoang tưởng của tâm) này gọi là những hình tướng khởi lên như một kẻ thù. Để chữa trị con cần nhận ra bản tánh của những hình tướng và của sự bám nắm chúng cho là thật có. Đặt mình vào một trạng thái không ngăn cản cũng không thiết lập chúng, con sẽ loại bỏ chúng.

Bạn có thể có một cái hiểu trí thức, giả định rằng, chẳng hạn một người cha và người con là tương thuộc : không thể có con nếu không có cha... Tuy nhiên bạn còn có thể bám níu chúng là hiện hữu tự thân như những duyên sanh tương thuộc. Từ sự chấp thủ này, những đối tượng bắt đầu xuất hiện như những kẻ thù. Đối với chúng sanh địa ngục bị khổ đau do bệnh hoang tưởng tột độ, họ thấy mọi ngườikẻ thù của họ và mọi vật là vũ khí.

Một thí dụ cổ điển là một người thợ may mất cây kim, và cảm thấy rằng anh đã nuốt nó, phát sanh đau bao tử dữ dội. Bạn anh thấy anh chỉ đánh rơi cây kim trên mặt đất, nhưng không làm anh tin đó là cây kim đã mất. Bởi thế người bạn bảo người thợ may chuyển bụng, và kín đáo bỏ cây kim trong phân. Vừa thấy cây kim, bao tử anh hết đau. Cũng thế, khi bạn thấy thật tánh của sự bám chấp của bạn vào những hình tướng, chúng và sự khổ đau của bạn biến mất.

Khi con tham thiền như thế, dù con có phát triển niềm tin, lòng bi ái kiến nhiều hơn các cái khác, thì chúng cũng tan biến vào chính chỗ của chúng, nếu chúng chưa được tịnh hóa bởi Đại Ấn (sự thấu hiểu tính không thể phân của lòng bi và tánh Không). Hãy giả thiết con phát triển lòng bi (xúc tình phiền não) với người nào đó không có những tính tốt của Pháp và trong trạng thái (xúc tình) đó con nghĩ rất cần giúp y. Dù điều này không đem lại lợi lạc tối hậu nào, nếu con buông bỏ những phẩm tính tốt của Pháp của chính con và cố gắng giúp đỡ nó, bấy giờ lòng bi khởi lên như một kẻ thù.

Một thí dụ được giả thiết là khi bạn thấy một thợ săn đang khó khăn khi giết một con hươu và cảm thấy lòng bi với người độc ác này, bạn quyết định giúp y. Nếu bạn từ bỏ lòng bi của bạn cho thú vậtlời nguyện không giết hại của bạn và giúp đỡ anh ta bắn con vật, bấy giờ lòng bi xúc tình khởi lên như một kẻ thù.

Với điều này cũng như vậy, con cần nhận ra bản tánh của thái độ lòng bi ái kiến này. Đặt mình vào một trạng thái không ngăn cản cũng không thiết lập, hãy rõ ràng về bản tánh của lòng bi theo Đại Ấn. Rồi bằng cách dâng những lời cầu nguyện lớn rộng vì tất cả những chúng sanh khác trong khi ở trong trạng thái ấy, con sẽ loại bỏ lòng bi khởi lên như một kẻ thù và đem đến lợi lạc cho những người khác phù hợp với lý duyên sanh (tương thuộc).

Có thể giúp đỡ một cách không cố gắng những người khác có duyên gặp gỡ theo nhân quả bằng kết quả của sự cầu nguyện, cũng như từ sự chứng ngộ lòng bi nối kết với tánh Không. Khi bạn đang tu hành hướng tới Giác Ngộ, thiết yếu phải có lòng bi và giúp đỡ những người khác, nhưng bạn phải dùng trí huệ.

Có một sự khác biệt lớn lao giữa một Bồ tát dùng cách cư xử khác quy ước để giúp đỡ ai đó vì ngài thấy cái gì là lợi lạc tối hậu và một người mới học không có chứng ngộ, người này rất bị ảnh hưởng bởi xúc tình, giúp đỡ những người khác theo một cách vụng về và chỉ làm hại cho sự thực hành riêng của mình. Chớ giả tưởng là một Bồ tát khi bạn không phải và dùng sự bi mẫn như một lý do để hành động một cách nông nổi theo những xúc tình phiền não của bạn. Nhưng dĩ nhiên nếu có ai sắp ngã, bạn phải giúp đỡ nó. Bạn phải dùng lương tri thông thường.

Hơn nữa, giả sử con không xác quyết cái thấy đúng về tánh Không, mà cảm thấy nhờ học văn phạm, luận lý học... một cách chi tiết, nhờ đó con có được quán chiếu vào cái thấy đúng đắn, ban sơ. Lúc đó nếu con bỏ tham thiền, điều này gọi là nhân và quả khởi lên như một kẻ thù.

Sai lầm khi cảm thấy rằng kết quả của sự học những khoa học thế gian sẽ là cái hiểu của bạn về tánh Không. Đó là một cách lòng vòng khác. Khi bạn đã có được quán chiếu vào tánh Không, mọi cái hiểu biết khác sẽ theo sau. Điều này không có nghĩa là bạn không nên nghiên cứu cái gì cả cho đến khi nào bạn có được sự thấu hiểu trọn vẹn tánh Không, mà bạn cần giữ những cái ưu tiên cho cái quan trọng.

Về điều này con cần nỗ lực xác quyết cho được cái thấy đúng và tham thiền về cái thấy đó. Tu hành như vậy mà không có bất kỳ hy vọng hay lo toan nào, con sẽ loại bỏ chướng ngại này. Thế nên con cần thực hành như vậy.

Thêm nữa, bất kỳ khi nào bệnh tật, ma quỷ và những nhiễu loạn như vậy cản trở sự tập trung nhất tâm cũng như hôn trầm, loạn động, mù mờ khởi lên – dù đó là cái gì, hãy khảo sát bản tánh cá thể của nó để xem nó có màu sắc gì, hình dạng gì hay có sanh, trụ, diệt chăng. Không ngăn cản hay thiết lập chúng, hãy kết luận rằng chúng không thể được kiến lập như có thật, nội tại.

Cũng hãy thực hành cho đi (hạnh phúc của con) và nhận lấy (sự khổ đau của những người khác). Không hy vọng hay lo toan, không sợ con sẽ bệnh hoạn hay hy vọng con sẽ làm lợi lạc cho người khác, hãy thực hành bằng cách đem bệnh tật và sự tác hại của ma quỷ thành một con đường để chứng ngộ bốn thân của Phật.

Tánh Không của bệnh tật là Tự Tánh thân, sự sáng tỏtỉnh giác của nó là Báo thân, hình thể của nó là Hóa thân và sự không thể tách lìa của ba cái ấy là Pháp thân.

Đối với hôn trầmxao động, nếu con trở nên hôn trầm về những đối tượng... trong hoạt động hàng ngày của con, hãy dùng xao động như là một phương tiện để làm sinh động con trở lại và đối với xao động hãy dùng hôn trầm như một phương tiện để an định.

Đây là những phương thuốc tạm thời và giống như Santideva trong Bồ tát hạnh dùng ghen tỵ như một đối thủ cho kiêu mạn và v.v... Nếu bạn cảm thấy kiêu mạn, hãy đặt mình vào vị thế người nào khác và ghen tỵ với chính bạn. Theo cách này bạn sẽ hàng phục sự kiêu mạn của bạn. Cũng thế nếu bạn có hôn trầm, hãy kích thích một số xao động để đem bạn lại sự quân bình.

Hơn nữa, nếu con nhìn vào bản tánh của hôn trầm hay xao độngchú tâm vào nó, chúng sẽ bị loại bỏ.

Dù có nhiều cách loại bỏ những nhiễu loạn như vậy, ta không viết hết chúng ra vì sẽ lắm lời. Những cái ấy nên học từ miệng của Thầy con. Cũng như đối với những người bén nhạy không cần loại bỏ những nhiễu loạn vì họ có quán chiếu rằng mọi sự vốn thoát khỏi mọi tạo tác của tâm thức

Những điểm nguy hiểm này xảy ra vào lúc con đang ở trong giai đoạn gọi là “Độc vị”.

Giai đoạn này sau khi bạn đã vào dòng Thánh với tri giác trần trụi vô niệm về tánh Không và khi bạn đang ở trong bảy giai đoạn đầu của Bồ tát trên con đường thiền định. Nói cách khác, những điểm nguy hiểm này xảy ra khi bạn đã thấy tánh Không, nhưng bởi vì những bản năng của mê lầmvô minh, những tư tưởng quấy nhiễu và sự chấp thủ tiếp tục sanh khởi, đặc biệt là trong thời kỳ sau thiền định (xuất định).

Đại Ấn nói rằng những mê lầm v.v... tiếp tục khởi lên do bản năng của vô minh trong dòng tâm thức và khi chúng khởi, chúng phải được xem như là những dấu hiệu (của Hóa thân) cần tẩy sạch bởi tánh Không.

Một xâu chuỗi làm bằng những hạt, tuy nhiên không có hạt nào là xâu chuỗi, cũng không phải tất cả hạt gom đống thành xâu chuỗi. Một xâu chuỗi là một đặt tên hay gán nhãn của tâm thức cho một tập hợp các hạt xâu lại với nhau. Cũng thế cái gì là một tập khí thói quen hay những bản năng không ngừng làm khởi sanh một khuôn mẫu tính khí quen thuộc ? Một tập khí chỉ là một đặt tên, một dán nhãn của tâm thức trên một lô biến cố tương tự mà nếu bạn bám nắm vào như là thật, sẽ làm cho sự tiếp diễn của nó trở thành kinh niên.

Bởi thế hãy thấy tánh Không của những tập khí thói quen và những bản năng của sự mê vọng. Khi một vọng tưởng khởi lên, hãy hiểu rằng hình thể của nó là Hóa thân, phương diện giác của nó là Báo thân, tánh Không của nó là Tự Tánh thân và sự không thể phân chia của nó là Pháp thân. Theo cách này chúng có thể được “tẩy sạch” bởi tánh Không.

Về những giáo lý tổng quát của những con đường và những kết quả của chúng v.v... chung cho mọi truyền thống Phật giáo, có nói rằng vào lúc con đang thực hành giai đoạn thành tựu anuttarayoga tantra với những dấu hiệu, mọi phẩm tánh tốt đẹp sẽ khởi lên từ sức mạnh của những mê lầm và những tư tưởng được hòa lẫn với chúng trong phạm trù của chúng và những phẩm tính ấy sẽ xảy đến như một duyên khởi tương thuộc từ sự hỗn hợp đó bằng những thực hành kinh mạch-năng lực, khí-năng lực, những năng lực sáng tạo và tâm.

Điều này ám chỉ đến những phương pháp khác được sử dụng để chiến thắng những tư tưởngmê lầm quấy nhiễu. Ở giai đoạn thành tựu của anuttarayoga tantra với những dấu hiệu, bạn tiếp xúcđiều phục hệ thống năng lực của thân vi tế. Hệ thống này bao gồm những kinh mạch-năng lực (nadi) tương đương với thân, những khí-năng lực (prana) tương đương với ngữ, và những năng lực sáng tạo (bindu) tương đương với tâm.

Thức cỡi trên những khí-năng lực của hệ thống này và khi khí chạy vô trật tự tạo ra những tư tưởng mê lầm của bạn. Khi những khí này được dẫn vào kinh mạch trung ương ở trung tâm trái tim, những tư tưởng ấy sẽ tự động lặng mất.

Hơn nữa, mỗi sự mê lầm tương đồng với một phẩm tính tốt tương ứng. Như thế có một số thực hành như “Sáu Yoga của Naropa” trong đó một mê lầm và phẩm tính tốt trong phạm trù của nó trở nên hòa lẫn và như thế trở nên năng lực của sự mê lầm thật sự được chuyển hóa thành cái gì hữu ích. Điều này xảy ra theo duyên khởi tương thuộc, nói cách khác như một kết quả của sự thực hành đặc biệt được sử dụng. Như thế tham được hòa lẫn với lạc nhờ những thực hành nhiệt tâm linh (tummo), sân với sự chứng ngộ vô tự tánh nhờ những kỹ thuật thân huyễn, si với Tịnh Quang nhờ yoga giấc mộng v.v... Những thực hành như vậy dùng hệ thống năng lực như phác họa ở trên.

Dầu có nhiều thứ như vậy – những chỗ con có thể lạc mất tánh Không, những điểm nguy hiểm (nơi sự vật có thể khởi lên như kẻ thù), bệnh tật, ma quỷ gây hại, những nhiễu loạn xảy đến với tập trung nhất tâm... – ở đây chỉ tổng lược. Con cần biết những cách thức này, những phương tiện để loại bỏ những lỗi lầm như vậy khỏi sự tham thiền của con.

Chúng là những giai đoạn để loại bỏ ba chỗ con có thể lạc hướng, bốn chỗ con có thể lạc mất tánh Không, năm điểm nguy hiểm và ba nhiễu loạn. Thấu hiểu những lỗi lầm của các thứ ấy và những lợi lạc khi loại bỏ chúng như được giải thích ở trên, con cần nỗ lực và không lầm lẫn giữa cái cần nhận lấy và cái cần trừ bỏ. Đây là điểm thứ năm trong nâng cấp sự thực hành.

NHỮNG LỢI LẠC CỦA NHỮNG 
THỰC HÀNH VÀ NHỮNG GIAI ĐOẠN 
VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG THEO ĐẠI ẤN

Về những lợi lạc (hay những phẩm tính tốt đẹp), thì những lợi lạc của những thực hành sơ bộ đem lại sự thành tựu những mục tiêu tạm thời và tối hậu cho con. Đó là vì chúng là nền tảng cho con đạt được một tái sanh tương lai tốt hơn cũng như những con đường đến Giác Ngộ.

Tham thiền về sự khó khăn có được thân người và về cái chết và vô thường, con sẽ xoay tâm con khỏi những tư tưởng về cuộc đời này. Suy nghĩ về nghiệp và nhân quả, con sẽ có được sự tin chắc sâu xa vào chúng và năng lực bảo vệ (những lời nguyện giới luật) dù với cái giá mạng sống của con. Suy nghĩ về những tai hại của sanh tử, con sẽ phát triển sự chán sợ sanh tửba cõi của nó. Đã phát triển từ bỏ, con sẽ mong đạt đến duy nhất trạng thái Giác Ngộ của Phật. Tham thiền về từ, bi và Bồ đề tâm, con sẽ thoát khỏi những tham muốn hạnh phúc cho riêng mình và sẽ có những tư tưởng chỉ vì lợi lạc của chúng sanh.

Nỗ lực trong yoga thần chú một trăm âm, con sẽ nhận được những dấu hiệu thật sự và ở trong giấc mộng, biết rằng con đã được tịnh hóa để khỏi phải trải qua những nghiệp xấu của những hành vi các đời trước. Nhờ đó con dễ dàng khai triển những kinh nghiệm và những quán chiếu. Cúng dường mạn đà la, thân thể con sẽ hoan lạc, tâm thức con trong sáng, tham muốn ít và con sẽ được công đức vô lượng. Thiền định về guru yoga, mong cầu thành khẩn và sự tôn kính thương yêu của con sẽ sáng mạnh hơn nhiều nữa. Con sẽ nhận những ban phướccảm ứng của ngài cũng như sự tập trung. Con sẽ khai triển không cần cố gắng những kinh nghiệmquán chiếu. Sự tiến bộ của những thực hành có hay không tùy thuộc vào sự sùng mộ Guru của con.

Đối với những thực hành thật sự (so với những thực hành sơ bộ), những lợi lạc của định tâm là con khai triển không lầm lỗi những ân điển lạc, sáng tỏvô niệm trần trụi. Sự khao khát thức ăn và đồ mặc của con sẽ giảm. Thân con sẽ trở nên rực rỡ và chiếu sáng, tâm con uyển chuyển và con sẽ đạt được những cái như các năng lực siêu giác quan và năm nhãn. Những mê lầmvọng tưởng sẽ mờ đi và biến mất.

Chúng sẽ mờ đi bởi ánh sáng rực rỡ của định tâm, như những ngôi sao không còn xuất hiện bởi có mặt trời.
Năm nhãn là : (1) nhục nhãn thấy những vật ở xa, 
(2) thiên nhãn thấy những tái sanh quá khứ và tương lai, (3) huệ nhãn tri giác trần trụi về tánh Không, (4) pháp nhãn thấy căn cơ của những người khác khiến bạn biết làm sao và dùng cái gì để dạy họ, (5) Phật nhãn hiểu thấu mọi sự một cách toàn giác. Theo Abhisamayalamkara của Maitreya, mỗi nhãn này được đạt đến một cách tuần tự trên năm con đường đến Giác Ngộ.

Về những lợi lạc của quán chiếu, những người bén nhạy sẽ vượt qua những giai đoạn và những con đường tất cả một lần (đốn giác). Những người trung bình đôi khi đi thẳng hết một lần và đôi khi đi theo những giai đoạn, tiệm tiến theo cách nhảy vọt. Những người kém thì tiến bộ dần dần theo những giai đoạn, đi từ người mới học đến địa thứ mười của Bồ tát. Con đường họ đi phù hợp với con đường họ khai triển bốn lần ba, tức mười hai yoga.

Năm con đường và mười giai đoạn (địa) của Bồ tát đến Giác Ngộ, như đã phác họa ở trước, có thể chia thành nhiều đường và được vượt qua bằng nhiều kỹ thuật. Có những phương pháp tổng quát của mỗi đường của những phái Phật giáo Ấn Độ và những loại khác nhau của tantra. Theo hệ thống do Gampopa vạch ra trong “Trang Hoàng Châu Báu của Giải Thoát”, những giai đoạn này có thể chia thành mười ba : ước nguyện, thành khẩn mong cầu, mười địa Bồ tátPhật quả. Trong hệ thống Đại Toàøn Thiện lại có cách chia khác. Ở đây trong Đại Ấn năm con đường và mười địa được chia thành mười hai yoga. Nhưng bất kể cái bánh được cắt như thế nào, chất nền tảng, những quán chiếu và quả thành tựu là như nhau.

(Tổng quát khi con đạt được định tâm) con có thể đặt mình trong bao lâu tùy ý muốn trong một trạng thái lạc, sáng tỏvô niệm trần trụi. Dù con có thể an trụ trong một trạng thái tham thiền như vậy, nếu đôi khi chúng không đến mặc dù con đang thiền định và vào lúc khác chúng lại đến khi con không tham thiền, đó là bởi vì con chưa đạt được sự kiểm soát lớn đối với tập trung nhất tâm. Đây là giai đoạn sơ cấp hay nhỏ của nhất tâm. Nếu con có một sự an định tâm trong đó con không bị quấy nhiễu bởi bất kỳ sự xao lãng nào và bất kỳ khi nào con tham thiền (những ân điển – lạc, sáng tỏvô niệm) đều đến, bấy giờ con đã làm chủ đối với tập trung nhất tâm. Đây là giai đoạn giữa của nhất tâm. Nếu (sự tập trung của con) không có gián đoạn và con không xao lãng ngay cả trong những trường hợp dữ dội, nếu tất cả tư tưởng của con được bình lặng trong trạng thái này, nếu con hòa lẫn vào trạng thái này khi ngủ và không bao giờ rời khỏi nó trong tất cả các hoạt động của con, đây là giai đoạn cao cấp hay lớn của nhất tâm.

Đến đây bởi vì những ân điển hiện diện trong mọi lúc, con có thể nghĩ rằng đó là giai đoạn vĩ đại của “không tham thiền nữa” (nói cách khác là Giác Ngộ). Nhưng ngoài việc thấy có những ân điển ấy, đó không phải là một quán chiếu thật sự (tánh Không). Những giai đoạn nhất tâm ấy còn ở trên con đường tích tập và chuẩn bị. Bởi vì con chưa hoàn toàn chứng ngộ bản tánh của tâm, ân điển mà con bám lấy như sự trần trụi trống không chỉ là đặc trưng chính của sự định tâm. Do tu hành một thời gian lâu không bị hấp dẫn ám ảnh bởi ân điển ấy, những kinh nghiệm ấy sẽ trở nên thanh tịnh. Mọi phương diện kéo dài của lạc, sáng tỏvô niệm trần trụi sẽ tan rã, tiêu tan, (đến nỗi trạng thái ấy khởi lên và lặng mất đồng thời trong mỗi khoảnh khắc) và rồi con thấy chân lý (tối hậu) của bản tánh trống không của sự vật. Nói cách khác, khi (sự ám ảnh và bám chấp vào sự thực có của những ân điển) đã được bình lặng vào trong một trạng thái không đối tượng hóa của tánh Không có ba đức tính lạc, sáng tỏvô niệm trần trụi, thật tánh của tánh giác (hay của tâm) hiển lộ nơi con một cách thanh tịnh như một trái cây lột vỏ, hay như một kho tàng được tìm thấy.

Ở đây vỏ là sự ám ảnh của bạn đối với những ân điển hay những kinh nghiệm chớp sáng và sự bám níu vào sự hiện hữu thực của chúng. Khi những cái đó tan rã và được lột bỏ, bạn đạt đến quả bên trong, tức là bản tánh trống không của tâm, có đặc tính là lạc, sáng tỏvô niệm trần trụi, tuy trống không nhưng khởi và lặng đồng thời trong từng khoảnh khắc.

Đây là sự đạt đến con đường thấy (tánh) của Đại thừa và cũng gọi là trạng thái tự do khỏi những tạo tác tâm thức. Đến đây, nếu con còn chưa hoàn toàn tách lìa thói quen bám chấp vào sự trống trơn và bị nó ám ảnh và nếu con chỉ thực thấy thật tánh của tâm một chút ít, đây là giai đoạn sơ cấp thoát khỏi những tạo tác tâm thức. Khi con đã tịnh hóa điều này từ gốc rễ của nó, nếu trạng thái bình thường của thức trở nên không có đối tượng mà sáng rỡ tương hợp với huệ quán của con, đây là giai đoạn giải thoát khỏi những tạo tác tâm thức. Khi điều này đã trở thành vững chắc và con đã được tịnh hóa khỏi trạng thái ấy, sự thanh tịnh dễ có về mặt những tư tưởng nhưng khó có về mặt những hình tướng, bấy giờ con đã đạt được huệ quán rằng mọi sự là không và không có một vật gì không là không. Khi con đã cắt mọi đánh giá so đo cao thấp về tánh Không của tất cả những hiện tượng bên ngoài và bên trong, đây là giai đoạn cao cấp thoát khỏi những tạo tác tâm thức.

Trong những thời kỳ sau thiền định của những giai đoạn này, những hình tướng xuất hiện đều giống như ảo ảnh. Con có được huệ quán (thấy) thật tánh của của Bồ đề tâm và trừ bỏ tám mươi hai mê lầm thô được đoạn trừ trong con đường thấy. Con không còn tái sanh trong ba cõi của sanh tử luân hồi bằng bốn loại sanh trừ khi bởi nguyện lực (tiếp tục sanh để giúp đỡ chúng sanh). Đây gọi là sự chứng đắc con đường thấy hay sự chứng đắc địa thứ nhất của Bồ tát gọi là Hoan hỷ địa. Tiếp tục trau dồi con đường thấy này một thời gian lâu, con sẽ đến giai đoạn Độc vị.

bước đầu của giai đoạn Độc vị này, vẫn còn một ít khó khăn để trụ trong cái bây giờ và ở đây (cái hiện tiền) tự động lặng dứt, trong đó bất kỳ tư tưởng nào khởi lên đều là một phúc lạcvô tự tánh. Nhưng khi điều này đã được tịnh hóa, bấy giờ dù con đã thoát hay chưa thoát khỏi sự tạo tác của tâm thức rằng những sự vật thật sự là không hay không phải là không, chỉ cần nhận ra lại bản tánh của cái bây giờ và ở đây này.

Dầu bạn phải thoát khỏi mọi cực đoan như chấp tánh Không, đó là đoạn kiến, hay chấp không phải là tánh Không, đó là chấp có, thường kiến, thì những tạo tác tâm thức cách nào cũng chỉ được tịnh hóa bằng việc nhìn thấy tánh của cái ở đây và bây giờ, trong đó những tư tưởng méo mó như vậy đồng thời khởi và lặng như những bánh vẽ trên mặt nước.

Khi con đã đạt được quán chiếu thật tánh của mọi sự, bấy giờ con thấy mọi sự đều là một vị trong bản tánh và con có thể hiểu trọn vẹn về mặt hình tướng hay về mặt tánh Không, bất cứ giáo lý nào có thể có của những con đường.

Nền tảng thường trụ của cái ở đây và bây giờ là cái một vị độc nhất của cả hình tướngtánh Không trong trí huệ nguyên sơ của sự bất nhị của hai cái ấy. Như thế dù bạn đang tỉnh giác về một hình tướng hay tánh Không của nó, bạn thấy cái độc vị của cả hai, tức là nền tảng thường trụ của trí huệ nguyên sơ trong mọi giáo lý của những con đường.

Đây là giai đoạn sơ cấp của độc vị.

Ở giai đoạn này, kinh nghiệm (về vị độc nhất của tướng và tánh này) vẫn còn trộn lẫn với một ít ý niệm.

Ý niệm này là “đây là kinh nghiệm về cái ở đây và bây giờ”, như thế có chứa sự bám chấp của bạn vào nó như là một “vật”.

Khi kinh nghiệm đó được tịnh hóa, bấy giờ mọi sự đều hòa tan thành một vị độc nhất của bản tánh thanh tịnh của mọi sự vật – thức và trí, tướng và tâm, không có gì là ở ngoài, ở trong. Khi tánh bình đẳng của sanh tửgiải thoát, sự bất nhị của sanh tửNiết Bàn, xuất hiện trực tiếp và chân thật, đây là giai đoạn giữa của độc vị.

Khi mọi sự đã xuất hiện như là độc vị, bấy giờ một vị độc nhất này xuất hiện trở lại như là nhiều qua những hình tướng phát hiện bởi một tiến trình duyên khởi như là phương tiện thiện xảo, đây là giai đoạn cao cấp của độc vị.

Trong quá trình tan biến của những nguyên tố thân thể như phác họa ở trước, thức tuần tự nương dựa vào ít nguyên tố hơn. Như thế nếu tan biến vào nước, nghĩa là thức không còn nương dựa vào nguyên tố đặc biệt là đất nữa. Rồi nước tan vào lửa, lửa vào không khí hay gió-năng lực và gió vào không gian. Ba giai đoạn tiếp theo đó : những kinh nghiệm màu trắng, đỏ và đen khi những năng lực sáng tạo trắng và đỏ hay chất Bồ đề tâm rơi xuống từ trung tâm đỉnh đầu, khởi từ trung tâm rốn và gặp nhautrung tâm trái tim. Sau đó là kinh nghiệm Pháp thân Tịnh Quang, nó có thể có vào lúc chết, khi đi vào giấc ngủ, bất tỉnh hay trong những thiền định tantra cao cấp. Qua tiến trình này bạn đến chỗ chứng ngộ một vị độc nhất của mọi sự trong Pháp thân.

Sau đó tiến trình tiến hóa trở lại của những nguyên tố xảy ra trong đó thức trải qua những kinh nghiệm màu đen, đỏ và trắng và rồi dần dần nương dựa vào những nguyên tố như gió-năng lực, lửa, nước và đất khởi lên trở lại trong quá trình đi vào trung ấm, tái sanh, thức dậy và một số thực hành tantra cao cấp. Điều này xảy ra nhờ duyên sanh, ở đây ám chỉ đến nhân quả, và được thúc đẩy bởi những phương tiện thiện xảo để bảo đảm cho một sắc tướng hầu làm lợi lạc cho những người khác.

Chứng ngộ một vị của hình tướngtánh Không qua cả hai tiến trình tan biến và tiến hóa trở lại là giai đoạn cao cấp của độc vị.

Giờ đây con đã đạt được nhẫn với mọi sự bởi vì con đã hoàn toàn chứng ngộ thực sự không có sự sanh khởi. Việc này bao trùm từ địa thứ hai đến địa thứ bảy, với một số tác giả thì nó gồm cả địa thứ tám.

Có nhiều cách định nghĩa mười hai yoga của hệ thống Đại Ấn. Theo những giải thích tổng quát trong những công trình của Kongtrul Rinpoche thứ Ba, cách định nghĩa đơn giản hơn là như sau.

Những giai đoạn tập trung nhất tâm có sự thành tựu định tâm. Ở giai đoạn sơ cấp, những ân điển xuất hiện lần lượt, khi có khi không. Ở giai đoạn giữa chúng đến một cách tự động và ở giai đoạn cao cấp chúng trộn lẫn không thể tách lìa với Tịnh Quang dù trong giấc mộng.

Những giai đoạn thoát khỏi tạo tác của tâm thứcthoát khỏi bám chấp vào tâm như là thuộc bốn cực đoan – thực có, hoàn toàn không có, vừa có vừa không, không có cũng không không. Cặp cực đoan vừa có vừa không nói lên sự bám chấp vào những hiện tượng là có thật trên góc độ tương đốihoàn toàn không có trên cấp độ tối hậu. Dù những hiện tượng không thật cũng không hoàn toàn không có, cặp cực đoan không có cũng không không là bám chấp một cách ý niệm vào sự kiện này như nó là một “vật”. Ở giai đoạn sơ cấp thoát khỏi tạo tác của tâm thức bạn chứng ngộ tâm là không có sự sanh khởi nội tại, sự trụ và diệt nội tại. Ở giai đoạn giữa, bạn không có bám níu vào cả hình tướng lẫn tánh Không. Ở giai đoạn cao cấp bạn hoàn toàn cắt đứt vọng tưởng so đo có không, thường đoạn tạo tác bởi tâm thức.

Trên những giai đoạn một vị độc nhất, những hình tướng và tâm trở nên hoàn toàn hòa lẫn. Ở những giai đoạn sơ cấp tất cả những sự vật nhị nguyên hòa lẫn với một vị bình đẳng của tánh Không. Ở giai đoạn giữa, những hình tướng và tâm như nước hòa lẫn với nước. Ở giai đoạn cao cấp bạn thấy sự khởi lên của năm trí huệ nguyên sơ từ cùng một vị.

Mọi định nghĩa như vậy không mâu thuẫn và căn cứ trên kinh nghiệm cá nhân của một thiền sư.

Hơn nữa dù có nhiều đặc tính phân biệt trong mỗi địa trong mười địa của Bồ tát, một đặc tính ấy là ở mỗi địa bạn hoàn thiện trọn vẹn một trong mười ba la mật. Như thế ở địa thứ nhất là bố thítiếp theo trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ phân biệt, phương tiện thiện xảo, năng lực, nguyện và trí huệ nguyên sơ. Trí huệ phân biệt (prajna) biết về tánh Không, phân biệt đúng và sai giữa những cách thế hiện hữu. Trí huệ nguyên sơ (jnana) biết tính bất nhị của hai cấp độ chân lý, của hình tướngtánh Không. Đôi khi được nói mơ hồtrí huệ.

Giờ đây những trạng thái thiền định và sau thiền định trở nên hòa lẫn. Trước kia vẫn còn một số dấu vết nhiễm ô của sự bám chấp vào sự trống không trong thời gian sau thiền định. Nhưng khi điều đó đã được tịnh hóa, mọi sự trở nên thanh tịnh trong cõi giới trống trải bao la trong đó không có gì để chứng đắc, không có một chút khác biệt nào giữa động niệm và vô niệm trong khi thiền định và sau thiền định. Khi con thoát khỏi mọi dấu vết của nhị nguyên giữa cái được tham thiền và người tham thiền, đây là giai đoạn sơ cấp của “không thiền định nữa”. Đây là đệ bát địa Bồ tát.

Đến đây đôi khi vẫn có thể có những dấu vết nhiễm ô nhẹ của sự bám chấp năng sở khởi lên khi ngủ. Khi điều này đã được tịnh hóa, và mọi sự trở nên nhất như giống như trạng thái đại định của trí huệ nguyên sơ, đây là giai đoạn giữa của không-thiền định. Đây là địa thứ chín và thứ mười.

Bấy giờ khi lưỡi kiếm của trí huệ phân biệt và nguyên sơ cắt sạch tận gốc những chướng ngại tiềm ẩn ngăn che Toàn Giác (những bản năng của tất cả vô minh), Tịnh Quang mẹ, cõi giới hoàn toàn thanh tịnh rỗng rang của mọi sự, và Tịnh Quang con, trí huệ nguyên sơ như tấm gương, hòa lẫn thành một. Đây là sự chuyển hóa hoàn toàn thành Giác Ngộ viên mãn của một vị Phật, trạng thái Hợp Nhất không còn gì để học nữa. Đây là giai đoạn cao cấp của không thiền định nữa hay Phật quả.

Do đi qua địa thứ tám, thứ chín và thứ mười đến địa thứ mười một này, tánh thanh tịnh tự nhiên của trạng thái bổn nguyên (sự hợp nhất đồng thời cõi giới của tánh Khôngtrí huệ nguyên sơ như tấm gương) là Pháp thân mà con đã làm hiển lộ.

Những thân Phật có thể chia thành hai : Pháp thânSắc thân, hay thân Trí huệthân Sắc tướng. Cái trước là kết quả của sự đoạn trừ rốt ráo mọi ngăn chướng của một vị Phật và đáp ứng cho những mục tiêu riêng của ngài. Cái sau là do sự hoàn thành rốt ráo mọi phẩm tính tốt và từ Bồ đề tâm của ngài để đáp ứng những mục tiêu của những chúng sanh khác.

Pháp thân thoát khỏi sanh, trụ, diệt. Nó là bản tánh thường trụ, tự nhiên thanh tịnh, thường hằng, không do duyên của tâm và mọi trần cảnh. Trí huệ nguyên sơ của cõi giới rỗng rang của mọi sự luôn luôn thấy tánh Không. Trí huệ nguyên sơ của cõi giới nguyên sơ như tấm gương thì phản chiếu mọi hiện tượng không chướng ngại. Như thế Pháp thân là sự hợp nhất đồng thời của hai trí huệ nguyên sơ này, Tịnh Quang mẹ và con, trong những bản văn khác là tâm toàn giác của một vị Phật và tánh Không của tâm ấy.

Tánh thanh tịnh tự nhiên của tư tưởng, nó là tâm thức của chúng sanh, là Báo thân mà con đã làm hiển lộ.

Sự định nghĩa kinh điển chung về Báo thânSắc thân với năm đặc tính chắc chắn. (1) Sắc tướng, thân thể có một trăm hai mươi tướng chánh và phụ của một vị Phật. (2) Giáo lý, luôn luôn dạy giáo lý Đại thừa. (3) Đệ tử, chư thánh Bồ tát. (4) Nơi chốn, luôn luôn trong cõi Tịnh độ. (5) Thời gian, cho đến khi sanh tử chấm dứt. Ở đây Báo thân được định nghĩa là tánh thanh tịnh tự nhiên của tư tưởng. Hai định nghĩa này không đồng nhất.

Các thánh Bồ tát là những vị với Bồ đề tâm, có tri giác trần trụi, không ý niệm về tánh Không. Do đức hạnh của một huệ quán như vậy, môi trường chung quanh của các ngài trở thành một cõi Tịnh độ của Phật. Tánh thanh tịnh tự nhiên của tư tưởng là cái gì chỉ có những vị như vậy có thể tri giác được. Bởi thế Báo thân là sự thanh tịnh này của tư tưởng chỉ có những thánh Bồ tát thấy. Tuy nhiên, nếu bạn mê mờ về tánh thanh tịnh tự nhiên này, bấy giờ những tư tưởng đánh lừa bạn khiến bạn tin chúng thực có và như thế bạn không thể thấy Báo thân.

Và tánh thanh tịnh của những hình tướng như là những đối vật tùy duyênHóa thân mà con đã làm hiển lộ.

Cũng như nếu một sàn bằng đá da trời mà không được lau bóng láng, sự xuất hiện của vua Trời Đế Thích không xuất hiện trong đó được, nếu tâm của chúng sanh không thanh tịnh, họ sẽ không thấy Phật dù ngài đang đứng trước mặt họ. Như thế những Hóa thân của một vị Phật là sự thanh tịnh tự nhiên của những hình tướng xuất hiện đối với tâm của chúng sanh bình thường. Chúng xuất hiện như những hiện tượng khởi lên từ những nhân duyên và có thể xếp thành ba phạm trù.

Những Hóa thân tối thượng, như Phật Thích Ca Mâu Ni, có đủ tướng chánh và tướng phụ, thực hiện mười hai công hạnh của một vị Phật : xuống từ cõi trời Đâu Xuất, sanh ra trong một gia đình hoàng tộc, giỏi việc thế gian, từ bỏ, khổ hạnh, Giác Ngộ dưới cây Bồ đề, chuyển pháp luân v.v... Nếu không đầy đủ công đức và sự thanh tịnh, có thể thấy Thích Ca Mâu Ni là một vị Phật, ngài chỉ xuất hiện như một người cao lớn với hai tai dài. Nếu có đầy đủ tâm thanh tịnh, Guru của bạn sẽ xuất hiện với bạn như một vị Phật.

Những Hóa thân bình thường xuất hiện dưới hình thức khỉ, chim... Vì những mục tiêu đặc biệt để dạy những chúng sanh đặc biệt. Một số Hóa thân xuất hiện như những bậc thầy nghệ sĩ, y sĩ, nhạc sĩ... Để dạy qua trung gian nghề đặc biệt của họ. Như thế hình tướng thanh tịnh của một Hóa thân tùy thuộc vào sự thanh tịnh của tâm của người nhìn.

Ba thân Phật và sự hóa hiện vô số thân từ đó thì vượt khỏi mọi tưởng tượng và hóa độ cho chúng sanh mà không có tạo tác tư tưởng và không có cố gắng. Vì không cố gắngđáp ứng những mục tiêu của tất cả chúng sanh vô biên như không gian và làm như thế cho đến khi sanh tử luân hồi trống trơn, đây là phẩm tính thiện tối hậu.

Có nhiều cách liệt kê và định nghĩa những thân Phật. Trong những giáo lý tantra tổng quát, thân, ngữ, tâm giác ngộ được giải thíchHóa thân, Báo thânPháp thân. Trong một số hệ thống ngoài bốn thân thường được biết, còn thêm vào Kim cương thân (tánh bất biến của Giác Ngộ), Trí Huệ thân... Nhưng dù có nhiều thân được diễn tả, đức hạnh của chúng trong việc giúp đỡ chúng sanh là như nhau.

Một vị Phật thì thoát khỏi mọi tư tưởng, mọi tiến trình ý niệm. Ngài biết mọi sự qua tri giác trần trụi. Như thế khi giúp đỡ những người khác, ngài làm như thế một cách tự phát không có tư tưởng. Thiện hạnh của ngài, bởi thế, là không cố gắng. Điều ấy bởi vì khi một vị Phật còn trên những con đường đến Giác Ngộ ngài đã phát vô số nguyện có thể làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Thành thử khi Giác Ngộ, khả năng đó của ngài là kết quả của những lời nguyện này và không cần sự cố gắng của thức hay tư tưởng nữa. Như một đám mây không có ý làm lợi lạc cho cây cỏ, tuy nhiên khi mưa điều đó tự động xảy ra, cũng thế một vị Phật làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh.

Có vài khía cạnh của thiện hạnh của một vị Phật, là giải thoát nhờ thấy, nhờ nghe, nhớ lại và nhờ xúc chạm. Chỉ thấy một vị Phật, nghe lời ngài, nhớ lại chúng hay được tay ngài xúc chạm, bạn có thể được giải thoát khỏi khổ. Điều này không có gì thần bí và về phần bạn không cần làm gì cả. Một giải thoát tức thời như vậy có thể xảy ra trong những trường hợp rất hiếm hoi nhờ sự tích tập công đức khổng lồ trước kia. Nhưng một sự thấy, nghe... như vậy nhất định gieo hạt giống nghiệp lành nối kết với Giác Ngộ và gây cảm hứng cho bạn nỗ lực đạt đến trạng thái ấy.

Tuy nhiên, mọi sự như vậy xảy ra không có nỗ lực cố ý về phần Phật. Chẳng hạn, chỉ nhìn thấy đức Dalai Lama có thể làm bạn tràn đầy cảm hứng để thực hành Pháp, mà về phần ngài không cần phải làm điều gì cả. Tháp hay công trình kỷ niệm ở Bồ Đề đạo tràng nơi đức Phật Thích Ca biểu lộ Giác Ngộ thì không có tư tưởng hay cố gắng nào, nhưng nhiều người thấy nó đã xúc động đi nhiễu quanh và được những tư tưởng tôn giáo gây cảm ứng.

Thí dụ cổ điển của việc giải thoát qua thấy và nghe là của vua Trời Đế Thích. Đế Thích ngồi trong cung điện pha lê của mình và không làm gì cả nhưng hình tướng của ngài phản chiếu trên mọi khía cạnh của những bức tường cung điện. Người trên trái đất thấy hình ảnh phản chiếu đẹp đẽ của ngài và được cảm hứng để làm việc cho sự thành tựu trạng thái của ngài. Cũng thế, Đế Thích có một cái trống trời, âm thanh của nó gây xúc động đến độ người ta phát triển những quán chiếu sâu xa khi nghe tiếng trống.

Như mặt trời mặt trăng không có ý định làm lợi lạc cho con người, một vị Phật đáp ứng những nguyện vọng của chúng sanh không cần cố gắng, qua thiện hạnh không có tư tưởng của ngài.

Những cái trên là những lợi lạc từ những thực hành sơ bộ suốt hết con đường cho đến giai đoạn không còn thiền định. Nếu con cố gắng khai triển những chứng đắc đó lần lượt, không để cho cái nào đã có bị suy thoái mà bao giờ cũng tăng trưởng, những lợi lạc ấy sẽ đến. Tăng trưởng sự tinh tấn của con như vậy và thực hành là điểm thứ sáu để nâng cấp.

NHỮNG ĐỊNH NGHĨA KẾT THÚC

Từ ban sơ vô thủy cho đến tối hậu vô chung, mỗi người đều có phần riêng của mình là cái được gọi là bản tánh của tự tâm, thực tánh của sự vật hay Đại Ấn của tánh Không, tánh đó không sai khác gì dù con có chứng ngộ hai sự thanh tịnh của nó hay không.

Bản tánh của tâm cũng là Phật tánh. Hai sự thanh tịnh của nó là sự thanh tịnh tự nhiên của bản tánh thường trụ – vốn thanh tịnh từ vô thủy – và sự thanh tịnh được viên thành khi những dấu vết nhiễm ô tạm thời che mờ được loại bỏ. Nó giống như vàng có hai sự thanh tịnhtrạng thái tự nhiên của nó cũng như sự thanh tịnh được hoàn thành khi mọi cấu bẩn được loại trừ.

Cái mà mọi chúng sanh đều sở hữu như phần của nó là cái nền tảng (Đại Ấn nền tảng). Trên nền tảng đó con đi vào những thiền định trên những con đườngbản tánh của tự tâm suốt từ lúc thực hành đến địa thứ mười là con đường. Rồi khi con đã thức giấc khỏi giấc ngủ vô minh, bản tánh thanh tịnh tối hậu được chứng ngộ là Đại Ấn quả.

Nền tảng, con đường và quả là tương thuộc và không thể hiện hữu một mình, như trường hợp một đứa bé, thành người trưởng thành và người già. Bạn không thể là một người già mà chưa từng là một đứa bé hay một người trưởng thành. Cũng thế, Đại Ấn quả đến qua nền tảng và con đường.

Thấy tánh thường trụ, thanh tịnh, hiện tiền của thực tạithoát khỏi mọi ý niệm năng sở bám nắm là Đại Ấn kiến (cái thấy Đại Ấn). Tham thiền về ý nghĩa của cái thấy này không có tư tưởng xao lãngtham thiền (Đại Ấn).

Bạn cần một sự hợp nhất của cái thấy và tham thiền. Có tham thiền mà không có cái thấy thì giống như một người mù đi trên đồng trống, bạn không thể đi đâu cả. Chỉ có cái thấy đúng nhưng không tham thiền thì giống như một người keo kiệt ; cái hiểu biết của bạn không đem lại lợi lạc cho chính bạn hay cho những người khác. Nhưng với cả hai, bạn có hai cánh để bay đến Giác Ngộ.

Làm bốn hoạt động thích hợphoàn toàn thoát khỏi mọi ý niệm có cái được làm và có người làm là hoạt động (Đại Ấn).

Bốn hoạt động này là hoạt động toàn thiện, hoạt động bí mật, trong đám đông và chiến thắng trong khắp mọi hướng, như đã giải thích ở trên.

Thoát khỏi mọi ý niệm có cái để tham thiền và người tham thiền, không có hy vọnglo lắng như sợ rơi vào sanh tử, hay muốn chứng đắc Phật quả là quả (Đại Ấn). Khi con đã chứng ngộ theo cách này nghĩa của cái thấy, tham thiền, hoạt động và quả, con cần nâng cấp nỗ lực tinh tấn nhiệt thành của con.

Hãy kính mến nhiệt thành và kính trọng thương yêu đối với những Guru, với đức tin trọn vẹn, hoàn toàn đặt bản thân con vào trong đó. Hãy xa lìa những ám ảnh bằng cách thoát khỏi sự hấp dẫn của sanh tửcuộc đời này. Trong mọi lúc hãy nương dựa vào chánh niệm để không có bất kỳ sự lang thang nào của tư tưởng. Hãy có những chương trình ngắn hạn và thực thi chúng đều đặn như cái ống bễ lên xuống. Bất cứ khi nào những thái độ như muốn giữ thể diện hay những tư tưởng về cuộc đời hay tám cảm giác thế gian khởi lên, chúng hoàn toàn vô bổ, hãy triệt hạ chúng. Hãy chặt đứt mạnh mẽ sợi dây mối quan tâm ích kỷ của con đối với đời này. Và bất cứ cái gì con khai triển trong tham thiền, chớ nhàm chán nó, mà hãy nỗ lực trau dồi nó trong mọi lúc.

Như thế bạn cần luôn luôn chánh niệmcảnh giác. Nếu học mà không có thực hành thì ích lợi gì ? Nếu bạn đòi hỏi một vật quý giá mà không chăm sóc nó, nó sẽ hư hoại hay bị mất.

Có nhiều khác biệt giữa một kinh nghiệm lóe sáng và một huệ quán. Nếu thiền giả cảm thấy có tâm bên này và đối tượng của tham thiền bên kia, tức là tánh Không an lạc, sáng tỏ, vô niệm trần trụi, cái mà nó đang tham thiền hay kinh nghiệm, đây là một kinh nghiệm chớp sáng nhất thời.

Cần chú ý rằng cùng một từ kỹ thuật được dùng cho những kinh nghiệm nhất thời và những ân điển. Chúng đầy tính nhị nguyên và dù đẹp đẽ hấp dẫn, chúng vô thường như những đóa hoa trên sườn núi. Những quán chiếu hay huệ quán, ngược lại, là vững chắc kiên cố hơn.

Nếu con chứng ngộ, thấu hiểu với tri giác trần trụi và không giả định rằng không có người tham thiền và cái để tham thiền, đó là một huệ quán. Bởi thế, đã phân biệt giữa một kinh nghiệm chớp sáng nhất thời hay ân điển với một huệ quán, con hãy tự đặt mình trong một trạng thái không bị ám ảnh với những ân điển này và không bám chấp chúng như là tối thượng. Bấy giờ hãy trau dồi chúng với nỗ lực trong mọi lúc. Điều này quan trọng.

Dù những ân điển (lạc, sáng tỏ, vô niệm) không là tối thượng, chúng là nền tảng cho quán chiếu thấu suốt. Bởi thế bằng cách tăng cường và trau dồi chúng mà không bám luyến, những huệ quán nhất định sẽ đến.

Trong bốn loại ấn, ấn hoạt độngcon đường cho những người căn cơ cùn lụt. Qua nó con hoàn thành những chứng đắc thần lực của Dục giới.

Có nhiều mức độ ý nghĩa về bốn ấn. Đây là ấn hoạt động, karmamudra, ám chỉ thực hành (1) những hoạt động an bình làm bình lặng bệnh tật và những quấy nhiễu, (2) những hoạt động làm tăng tuổi thọ, những phẩm tính tốt và công đức, (3) những hoạt độngquyền năng đối với các đại, và (4) những hoạt động hung nộ để trừ sự làm hại và những chướng ngại. Kết quả của những hoạt động này là bạn có thể có được sức khỏe tốt, sống thọ, giàu có, thần lực... chúng là những chứng đắc thần lực của Dục giới.

Ấn những cam kết và ấn của Pháp là những con đường cho những người căn cơ trung bình. Qua chúng con hoàn thành những chứng đắc thần lực tối hậu của cõi cao nhất của sanh tử, cõi trời Akanistha (Og-min), ở trên tất cả các cõi khác.

Ấn những cam kết, samayamudra, là sự giữ gìn những lời nguyện và cam kết của các bộ Phật. Ấn của Pháp, dharma-mudra, là quán tưởng chính bạn là một hóa thần thiền định. Áp dụng những cái này mà không có sự chứng ngộ tánh Không thì chỉ có thể đem bạn đến đỉnh của sanh tử, nhưng không đến Giác Ngộ. Bạn có thể hoàn thành những chứng đắc thần lực thông thường và v.v..., nhưng không phải là cái tối thượng.

Nhưng Đại Ấn của tánh Khôngcon đường cho những người căn cơ sắc bén. Nó là phương tiện để hoàn thành sự chứng đắc tối thượng (Giác Ngộ).

Bởi thế, do áp dụng tất cả bốn ấn lần lượt cho sự thực hành của bạn, bạn sẽ đạt đến trạng thái toàn giác của một vị Phật.

Đại Ấn là sự bất nhị của hình tướngtánh Không, lạc và Không, giác và Không, sáng tỏ và Không, thoát khỏi mọi cực đoan do tâm thức tạo tác. Nó không phải là cái gì có thể chỉ ra được bởi một Guru, hiểu một cách trí thức bởi một đệ tử, hay có thể làm cho hiểu được bằng lời. Nó thoát khỏi tất cả mọi ý niệm “cái này và không phải cái kia”. Không có cái gì mà nó không thấu suốt, hình tướng, hiện hữu, sanh tử hay Niết Bàn. Nó là trạng thái vĩ đại siêu vượt trí thức (hay tâm thức quy ước). Tính đồng thời của tâm, tư tưởngPháp thân đã có từ vô thủy. Nhưng bởi vì nó không được thấu hiểu, các vị Guru bèn giải thích bằng những chỉ dạy truyền khẩu rằng cả ba cái ấy phải được hòa lẫn làm một như một nhất thể không thể phân lìa. Điều này được biết như là Đại Ấn của đồng thời khởi lên và lặng mất.

Khi bạn hòa lẫn tâm, tư tưởngPháp thân, đó không phải giống như trộn bột với xi măng, mà hơn nữa như rót nước vào trong nước. Bản tánh của tư tưởng chính là bản tánh của tâm : cả hai cùng là Pháp thân. Những tư tưởng dù gây ra mê lầm nhưng không phải để đoạn trừ cũng không cần cố gắng dứt diệt. Bằng cách nhận ra bản tánh của chúng, chúng tự nhiên thanh tịnh và bạn chứng ngộ Pháp thân và là một vị Phật. Khi không hiểu chúng, bạn mê lầm đối với những tư tưởng và là một chúng sanh.

Những tư tưởng, tâm và Pháp thân đồng thời từ vô thủy. Nếu đặt câu hỏi, mê lầm hay Giác Ngộ cái nào có trước, thì cũng chẳng khác gì hỏi, gà con hay trứng có trước ? Không phải trước tiên bạn có Giác Ngộ rồi sau đó trở nên vô minh về nó, cũng không phải trước tiên bạn vô minh rồi sau đó Giác Ngộ. Chúng đồng thời và không có lúc bắt đầu. Tuy nhiên, một vị Phật không có tư tưởng và không mê lầm. Thế nghĩa là gì ?

Tư tưởng tỏa khắp cùng Pháp thân, bởi thế không thể nói rằng một vị Phật đã đoạn trừ tư tưởng, vì như thế có nghĩa là ngài đã đoạn trừ Pháp thân. Nhưng bởi vì một vị Phật nhận biết tư tưởngPháp thân nên những tư tưởng không khởi lên nơi dòng tâm của ngài và mọi hoạt độngbiểu lộthiện hạnh tự nhiên không có tư tưởng.

Dòng Đại Ấn bắt nguồn từ đức Phật Vajradhara đến Tilopa, Naropa, Marpa, Milarepa và rồi đến Gampopa, dòng thiền định từ những đệ tử trực tiếp của Gampopa là những dòng Đại Ấn Zhang, Barom và Drikung Kagyu, dòng sau là từ Pagmo Drupa. Những dòng trực tiếp từ Pagmo Drupa là Đại Ấn Taglung, Channga, Marye, Shubsewa, Tropu, Yazang và Drugpa Kagyu, dòng sau này là dòng từ Lingrapa và Gyarapa. Đặc biệt có dòng Karma Kamtsang Kagyu không suy hoại của hơi thở chư vị Dakini và hơi ấm của những ban phước không đứt đoạn từ Gampopa qua Karmapa thứ Nhất Dusum Kyenpa xuống đến Guru của tôi (Shamar Rinpoche thứ Năm) là Konchog Yenlag. Đó là một dòng truyền thừa phối hợp thành một những đặc trưng của tất cả giáo lý Đại Ấn. Được biết như là Đại Ấn của đồng thời khởi lên và lặng dứt, nguồn của mọi phẩm tính tốt lành, nó sáng danh trong thế giới như mặt trờimặt trăng. Nếu thực hành nó một cách có ý thức, chắc chắn hành giả sẽ tự động khai triển những kinh nghiệmhuệ quán. Thực hành theo cách này là điểm thứ bảy.

 

LỜI CHÚ CỦA TÁC GIẢ

Không gom những trích dẫn kinh điển..., tôi đã giải nghĩa Đại Ấn bằng cách xem điều chính yếu là việc nhận ra bản tánh của tâm, chỉ thẳng vào sự thực hành. Dù bản thân không có kinh nghiệm, tôi, Mipham Cho-wang hay Vajresvara (Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje, 1556-1603), đã mượn lời của chư Guru đời trước viết ra bản văn này ở tu viện Zhokawor trong những thời thiền định theo sự yêu cầu khẩn khoản của Samde Lama Rabjam Mawa Samtan Kunga. Nó gồm hai mươi, hai mươi hay hai mươi lăm chủ đề tham thiền.

Công đức này, nguyện tôi và tất cả chúng sanhcha mẹ nhiều đời của tôi thoát khỏi sự hấp dẫn ám ảnh của hình tướng thế gian và thấy tánh.

Shubham satu sarvajagatam, nguyện toàn thế giới được thanh tịnh.

Bản văn này đã được giải thích với sự bình giảng miệng của Jamyang Khyentse Wangpo Rinpoche thứ Ba, hợp theo những lời dạy của Guru của mình là Đức Karmapa thứ Mười Sáu, Rangjung Rigpai Dorje. Nó được dịch sang tiếng Anh và kết tập bởi Alexander Berzin, và được dạy bằng tiếng Tây TạngBồ Đề đạo tràng, Ấn Độ, giữa tháng Mười Hai năm 1976 và tháng Giêng 1977.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant