Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Bài Giảng Của Ngày Thứ Bảy

27 Tháng Chín 201000:00(Xem: 4330)
Bài Giảng Của Ngày Thứ Bảy

NHỮNG BÀI GIẢNG TÓM TẮT
của KHOÁ THIỀN MINH SÁT MƯỜI NGÀY
Thiền sư Goenka - Thích Minh Diệu dịch
Nguyên tác: "The Discourse Summaries", S.N. Goenka (1994)

BÀI GIẢNG CỦA NGÀY THỨ BẢY

Tầm quan trọng của sự xả ly đối với các cảm thọ thô và tế
Sự duy trì tỉnh thức liên tục
Năm người bạn (năm lực): niềm tin, nổ lực , chánh niệm, thiền định , trí tuệ

Bảy ngày đã qua. Các bạn còn lại ba ngày nữa để tu tập. Hãy sử dụng tốt nhất những ngày còn lại bằng nổ lực hành trìliên tục, hiểu cách thức mà các bạn phải thực hành.

Có hai vấn đề của phương pháp hành trì: sự tỉnh giác và bình thản (tâm xả). Chúng ta phải phát triển sự tỉnh thức ở tất cả những cảm thọ xảy ra trong thân của chúng ta, và đồng thời chúng ta cũng phải duy trì bình thản đối với những cảm thọ ấy. Bằng sự duy trì bình thản, tự nhiên chúng ta sẽ thấy, sớm hay muộn, rằng những cảm thọ bắt đầu xuất hiện trong những khu vực không nhìn thấy, và những cảm thọ thô, cứng ngắt, bất lạc bắt đầu phân tán thành những dao động vi tế. Chúng ta bắt đầu kinh nghiệm mỗi dòng an lạc vận hành của năng lượng xuyên suốt cơ thể.

Sự nguy hiểm, khi tình huống này sinh khởi, là rằng chúng ta nắm giữ kinh nghiệm lạc thọ bằng cảm nhận này như mục đính hướng đến cái mà chúng ta đã đang hành trì. Thực tế, mục đính của sự hành trì vipassana không phải để kinh nghiệm một loại cảm thọ đặc biệt nào đó, mà cốt yếu để phát triển sự bình thản hướng đến tất cả cảm thọ. Những cảm thọ luôn luôn chuyển đổi, hoặc thô hoặc vi tế. Tiến trình tu tập của chúng ta có thể được đo đạt duy chỉ bằng sự bình thản mà chúng ta phát triển hướng đến mỗi cảm thọ.

Ngay sau khi chúng ta đã kinh nghiệm một dòng vận hành giải thoát của những dao động vi tế xuyên suốt khắp thân thể, rất có thể rằng lại nữa một cảm thọ thô có thể sinh khởi lên ở một nơi nào đó, hoặc một khu vực không thấy được. Đây là những dấu hiệu không phải là sự phản hồi mà tiến trình phát triển. Khi chúng ta phát triển sự tỉnh thức và bình thản, tự nhiên chúng ta thâm nhập sâu hơn vào tâm vô thức, và khám phá những phiền não ẩn núp ở đó. Bao lâu những phức tạp tiềm ẩn này còn tồn tại trong vô thức, chúng nó sẽ mang lại đau khổ trong tương lai. chỉ có phương cách đoạn trừ chúng nócho phép chúng nó sinh khởi lên bề mặt của tâm rồi ra đi. Khi san’khaaraa có gốc rễ sâu như vầy sinh khởi lên bề mặt, Nhiều San’khaaraa được kết hợp do những cảm thọ bất lạc, thô hoặc những khu vực không nhận ra trong thân thể. Nếu chúng ta tiếp tục quan sát không phản ứng lại, cảm thọ qua đi, và với nó san’khaaraa của nó chính là một sự biểu hiện.

Mỗi cảm thọ, dù thô hay tế, có cùng đặc tính vô thường giống nhau. Mỗi cảm thọ thô (thuộc bất lạc thọ) sinh khởi, dường như kéo dài khoảng một thời gian, nhưng sớm muộn gì nó cũng trôi qua. Một cảm thọ vi tế sinh khởitiêu tan rất là nhanh chóng, nhưng nó vẫn có chung một đặc tính. Không có cảm thọ nào thường tồn cả. Vì vậy chúng ta không nên có những ưu thích hoặc định kiến gì đối với bất cứ cảm thọ nào. Khi một cảm thọ thô, bất lạc sinh khởi, chúng ta quan sát nó không khởi lên chán nản. Khi một cảm thọ vi tế, một cảm thọ lạc sinh khởi, chúng ta chấp nhận nó, ngay cả hoan hỷ với nó, nhưng đừng khởi lên kiêu hãnh hoặc tham đắm nó. Trong mỗi trường hợp chúng ta hiểu bản chất vô thường của tất cả cảm thọ; do đó chúng ta có thể mỉm cười khi chúng nó sinh khởi và khi chúng nó hoại diệt.

Sự bình thản phải được hành trì ở cấp độ cảm thọ bằng thân để tạo ra một sự thay đổi thật sự trong cuộc sống của chúng ta. Ơû mỗi sát na(một đơn vị đo thời gian nhỏ nhất theo quan điểm Phật giáo), những cảm thọ đang sinh khởi trong thân. Thông thường tâm nhận thức không tỉnh giác đối với chúng, nhưng tâm vô thức cảm nhận những cảm thọphản ứng lại chúng bằng tham ái hoặc sân giận. Nếu tâm thức được luyện tập để tỉnh giác hoàn tòan tất cả những gì xảy ra trong thân thểđồng thời duy trì sự bình thản, thì những thói quen cũ của những phản ứng mù quángõ sẽ bị phá vỡ. Chúng ta học cách để duy trì sự bình thản trong mỗi tình huống, và vì vậy chúng ta có thể sống một cuộc đời hạnh phúc thanh bình.

Ơû đây chúng ta đang hành trì để kinh nghiệm chân lý trong mỗi chúng ta, các hiện tượng này làm việc như thế nào, nó tạo ra khổ đau như thế nào. Có hai vấn đề về hiện tượng con người: vật chấttinh thần, thân thểtâm thức. Chúng ta phải quan sát cả hai. Nhưng chúng ta không thể kinh nghiệm thực tế về thân thể mà không tỉnh giác về những gì sinh khởi trong thân thể, đó là, cảm thọ. Tương tự chúng ta không thể quan sát tâm tách ra khỏi những gì sinh khởi trong tâm, đó là, ý niệm. Khi chúng ta đi sâu vào sự kinh nghiệm chân lý của thân và tâm, vấn đề khởi lên rất rõ ràng rằng bất cứ những gì sinh khởi trong tâm đều được kết hợp với một cảm thọ. Cảm thọ có tầm quan trọng trung tâm cho sự kinh nghiệm thực tại của thân thểtâm thức, và nó là điểm ở đó những phản ứng bắt đầu. Để quan sát sự thật nơi chúng ta và để chấm dứt sự tạo ra những tâm phiền não, chúng ta phải tỉnh giác với những cảm thọduy trì sự bình thản càng nhiều càng hữu hiệu.

lý do này, trong những ngày còn lại của khóa tu, các bạn phải thực tập liên tục với cặp mắt đóng lại trong suốt những giờ thiền định; nhưng trong suốt thời gian nghỉ ngơi cũng vậy, các bạn phải nổ lực duy trì sự tỉnh giác và sự bình thản ở cấp độ của những cảm thọ. Hành trì bất cứ hành động các bạn phải thực hành trong phương thức thông thường, hoặc đi bộ, ăn cơm, uống nước hoặc tắm giặc; đừng để sự hành trì bị trì hõan. Tỉnh giác những cử động của thân thể, và đồng thời của những cảm thọ, nếu có thể trong một phần của thân thể trong sự hoạt động của nó, ngoài ra những phần khác của thân thể cũng vậy. Duy trì tỉnh giác và bình thản.

Tương tự, buổi tối khi các bạn lên giường ngủ, khép mắt lại và cảm nhận cảm thọ bất cứ nơi nào trong thân các bạn. Nếu các bạn ngủ với sự tỉnh giác như vầy, tự nhiên ngay lúc các bạn thức dậy vào buổi sáng, các bạn sẽ tỉnh giác về cảm thọ. Có thể các bạn không thể ngủ đầy đủ, hoặc các bạn có thể duy trì tỉnh giác hoàn toàn suốt đêm. Đây là một điều vi diệu, ggiúp các bạn nằm trên giường duy trì tỉnh giác và sự bình thản. Thân thể sẽ nhận sự nghỉ nngơi nó cần thiết, và không có nghỉ ngơi nào hơn cho tâm thức về sự duy trì tỉnh giác và bình thản. Tuy nhiên, nếu các bạn bắt đầu lo lắng các bạn đang bị chứng mất ngủ thì các bạn sẽ tạo ra những căng thẳng, và sẽ cảm thấy mệt mỏi vào ngày kế tiếp. Các bạn cũng không nên ép thúc cố thức, duy trì thế ngồi suốt đêm; điều đó sẽ dẫn đến một sự cực đoan. Nếu thời giờ ngủ đến, tốt hơn; hãy ngủ. Nếu giấc ngủ chưa đến, cho phép thân thể nghỉ bằng cách nằm ở tư thế nghiêng một bên, và cho phép tâm nghỉ ngơi bằng sự duy trì tỉnh giác và bình thản.

Đức Phật nói: "khi một thiền giả thực hành tinh tấn, không sao lãng với mỗi sát na tỉnh giác và bình thản đối với những cảm thọ, một hành giả như vầy phát triển trí tuệ chân thậthiểu rõ những cảm thọ". Hành giả biết thế nào một người thiếu trí tuệ phản ứng lại những cảm thọ, và tăng trưởng khổ đau. Hành giả cũng hiểu rằng thế nào một người ghi nhớ trong tâm về bản chất vô thường của tất cả những cảm thọ sẽ không phản ứng lại chúng, và sẽ loại trừ khổ đau. Đức phật nói tiếp: "với sự tuệ tri thông suốt này, hành giả có thể kinh nghiệm trạng thái vượt qua thân và tâm- niết bàn (Nibbaana)." Chúng ta không thể kinh nghiệm niết bàn cho đến khi nào san’khaaraa nặng nhất được đoạn trừ- những san’khaaraa đó sẽ dẫn đến một đời sống tương lai ở một hình thức thấp hơn nơi đó khổ não sẽ ngự trị. May mắn, khi chúng ta bắt đầu thực hành Vipassana, chính những San’khaaraa sinh khởi trước. Chúng ta duy trì bình thản, chúng nó sẽ trôi qua. Khi tất cả những San’khaaraa này được đoạn trừ, thì tự nhiên chúng ta kinh nghiệm niết bàn lần đầu tiên. Sau khi kinh nghiệm niết bàn, tất cả đều thay đổi ở chúng ta, và có thể không còn tạo ra bất cứ hành độngnào dẫn đến một đời sống tương lai trong một hình thức thấp hơn của sự sống. Tuần tự chúng ta tiến đến những trạng thái cao hơn, cho đến khi tất cả san’khaaraa đều được đoạn trừ nó sẽ dẫn đến một đời sống tương lai ở bất cứ nơi nào trong thế giới hữu vi (chịu qui luật sinh diệt) . Một người như vầy được giải thoát hoàn toànvì vậy, Đức Phật đã kết luận: " thấu rõ toàn bộ chân lý của thân và tâm, khi vị ấy qua đời vị ấy vượt qua thế giớiđiều kiện (thế giới chịu qui luật sinh diệt), vì vị ấy đã thấu hiểu hòan toàn các cảm thọ".

Các bạn đã thi hành một sự bắt đầu trên con đường này bằng sự thực hành để phát triển sự tỉnh giác về những cảm thọ xuyên khắp cơ thể. Nếu các bạn cẩn trọng không phản ứng lại chúng, các bạn sẽ thấy rằng từng lớp một, những san’khaaraa cũ được đoạn trừ. Bằng sự duy trì bình thản đối với cảm thọ bất lạc, thô, các bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm những cảm thọ vi tế hơn và an lạc. Nếu các bạn tiếp tục duy trì sự bình thản, sớm muộn gì các bạn cũng sẽ đạt đến một giai đoạn được Đức phật mô tả, ở trong đó toàn bộ cấu trúc thân thể, thiền giả kinh nghiệm không có gì ngoài sự sinh khởihoại diệt. Tất cả những cảm thọ thô, cứng ngắt bị tan vỡ; tòan bộ thân thể không có gì khác hơn những dao động vi tế. Tự nhiên giai đoạn này rất an lạc, tuy nhiên nó vẫn không phải là mục đích cuối cùng và các bạn không được đắm chấp vào nó. Một số những phiền não thô được đoạn trừ, nhưng những phiền não vi tế vẫn còn tồn tại trong những cấp độ chiều sâu của tâm thức. Nếu chúng ta tiếp tục quan sát một cách bình thản, một các tuần tự tất cả những san’khaaraa sâu hơn sẽ sinh khởi rồi qua đi. Khi tất cả chúng nó được đoạn ttrừ hoàn tòan, lúc đó các bạn thể nghiệm'sự bất tử'-một vài cái gì đó vượt qua thân và tâm, nơi đó không có gì sinh khởi, và vì vậy cũng không có gì qua đi- trạng thái không thể diễn bày của nibbaana.

Mọi người đều thực hành thích hợp để phát triển sự tỉnh thức và sự bình thản họ sẽ chắc chắn đến trạng thái này; nhưng mỗi người phải tự tu tập với chính mình.

Ví như có năm kẻ thù, năm sự ngăn trở ngăn cản tiến trình tu tập của các bạn, cũng có năm người bạn, năm năng lực tốt của tâm, chúng nó sẽ giúp và ủng hộ các bạn. nếu các bạn giữ năm người bạn này mạnh và thanh tịnh, không có kẻ thù nào có thể chế ngự các bạn.

Người bạn thứ nhất là niềm tin, trung thành, xác tín. Không có niềm tin chúng ta không thể thực hành, luôn bị dao động bởi nghi ngờhoài nghi. Tuy nhiên, nếu niềm tinmù quáng, nó trở thành một kẻ thù nguy hiểm. Nó trở nên mù quáng nếu chúng ta mất đi tư duy phân biệt, hiểu một cách đúng lý về những gì của lòng trung thành có được. Chúng ta có thể có niềm tin ở bất cứ vị trời hoặc vị thánh nào, nhưng nếu nó là niềm tin đúng, với sự hiểu biết thích hợp, chúng ta sẽ nhớ những đặc tính tốt của vị ấy, và sẽ tăng thêm sự cảm hứng để phát triển những đặc tính này trong chính chúng ta. Sự thành tâm như vầyniềm tiních lợi và ý nghiã. Nhưng nếu chúng ta không nỗ lực phát triển những đặc tính của con người hướng đến người mà chúng talòng thành kính, nó là niềm tin mù quáng, nó rất có hại.

Ví dụ: khi chúng ta qui y với Đức Phật, chúng ta phải nhớ những phẩm chất của một Vị phật, và chúng ta phải thực hành để phát triển những phẩm chất này trong chúng ta. Phẩm chất cốt lõi của một vị Phật là sự giác ngộ; vì vậy, qui y là một yếu tố cho sự giác ngộ, sự giác ngộchúng ta phát triển nơi mỗi chúng ta. Chúng ta tôn kính với bất cứ ai đã đạt trạng thái của giác ngộ hoàn toàn; đó là, chúng ta đưa ra tầm quan trọng đối với phẩm chất bất cứ nơi nào nó có thể biểu hiện, không bị ép buộc đối với một đảng phái đặc biệt hoặc con người. Và chúng ta tôn kính Đức phật không phải bằng lễ nghi hoặc cúng kiến, mà bằng sự thực hành theo lời dạy của Ngài, bằng cách đi trên con đường của giáo pháp từ bước đầu tiên, giới (siila), đến định đến trí tuệ, đến niết bàn , giải thóat.

Bất cứ vị Phật nào đều phải có những đặc tính sau đây. Vị ấy đã đoạn tận tham, sân và si mê. Vị ấy đã chiến thắng tất cả những kẻ thù của mình, kẻ thù bên trong, đó là, tâm ô nhiễm. Vị ấy hoàn hảo không chỉ bằng lý thuyết của Giáo pháp, mà còn bằng cách áp dụngthực hành. Vị ấy thuyết giảng những gì vị ấy thực hành và những gì v ị ấy nói vị ấy thực hành; không có sự chênh lệch giữa lời nóiviệc làm của vị ấy. Mỗi tiến trình mà vị ấy sử dụng là tiến trình chính đáng, dẫn đến phương hướng đúng. Vị ấy đã thấu rõ mọi thứ trong vũ trụ, bằng sự khám phá bên trong vũ trụ. Vị ấy tràn đầy với tình thương, từ bi, hoan hỷ cảm thông đối với mọi người, và luôn ggiúp những người đang đi lạc lối tìm ra con đường đúng đắn. Vị ấy viên mãn sự bình thản. Nếu chúng ta thực tập để phát triển những đặc tính này trong chính chúng ta để đến mục đích tối hậu, đó là ý nghĩachúng ta qui y với Đức phật.

Tương tự chúng ta qui y với Giáo pháp không liên quan gì đến chủ nghĩa đảng phái; nó không phải là một vấn đề của việc cải đổi từ một tổ chức tôn giáo này sang một tổ chức tôn giáo khác. Qui y pháp có nghĩa là qui y với đạo đức, với sự điều khiển tâm thức của chúng ta, với trí tuệ. Đối với một lời dạy trở thành Giáo pháp, nó cũng phải có những tính chất xác định như vậy. Thứ nhất nó phải được giải thích rõ ràng để mọi người có thể hiểu. Chúng ta có thể thấy nó ở trước mắt chúng ta, chúng ta có thể kinh nghiệm bằng thực tại không phải bằng sự tưởng tượng. Ngay cả chân lý của niết bàn không được chấp nhận đến khi nào chúng ta đã kinh nghiệm về nó. Giáo pháp phải mang lại kết quả lợi ích hiện tại, và tại đây, không chỉ bằng lời hứa có ích để được hưởng thụ trong tương lai. Nó có tính chất của 'đến và xem'; chính chúng ta quan sát nó, thực nghiệmû nó ở chính chúng ta, không chấp nhận một cách mù quáng. Và một khi chúng ta đã nổ lực và kinh nghiệm nó và sự lợi ích của nó, chúng ta không thể không khuyến khích và ggiúp người khác đến để mà thấy giáo pháp cũng như chúng ta. Mỗi bước trên con đường dẫn đến gần hơn mục đích tối hậu; không nỗ lực sẽ không có kết quả. Giáo pháp lợi ích ở sự bắt đầu, giai đoạn giữa và giai đọan cuối. Cuối cùng bất cứ ai với khả năng hiểu biết trung bình (những người bình thường), với bất cứ tầng lớp nào đều có thể thực hànhkinh nghiệm sự lợi ích của Giáo pháp. Với sự hiểu biết này về những gì bản chất thật chính nó hiện hữu, nếu chúng ta qui y Giáo pháp và bắt đầu thực hành theo Giáo pháp, sự thành tâm của chúng ta thật sự là có ý nghĩa.

Cùng một cách, qui y Tăng già không phải là vấn đề của việc lên hệ đến một đảng phái nào. Bất cứ ai đã đi trên con đường giới, định và tuệ và bất cứ ai đã đạt ít nhất giải đọan đầu tiên của giải thóat, vị ấy trở thành một Vị thánh, là một thành viên của Tăng già. Vị ấy có thể là bất cứ ai, bất cứ hình thức nào, bất cứ màu sắc, chủng tộc; tất cả đều không có sự khác biệt. Nếu chúng ta hân hoan qua việc thấy một vị như vậy và để tu tập đi đến cùng một mục đích cho chính chúng ta, thì sự qui y tăng già của chúng rất có ý nghĩa, sự thành tâm chân chánh.

Một người bạn khác là sự tinh tấn nổ lực. Như niềm tin, nó không được mù quáng. Ngược lại sẽ có nguy hiểm cho chúng tachúng ta sẽ tu tập sai con đường, và sẽ không thành tựu kết quả như chúng ta đã mong muốn. Tinh tấn phải được kết hợp với sự hiểu biết thích hợp cách thức để chúng ta thực tập; từ đó nó sẽ rất có ích cho tiến trình hành trì của chúng ta.

Một người bạn khác là sự tỉnh giác chánh niệm. Sự tỉnh giác chỉ có thể có ở sát na hiện tại. Chúng ta không thể tỉnh giácquá khứ , chúng ta chỉ có thể nhớ đến nó. Chúng ta không thể tỉnh giác ở tương lai, chúng ta chỉ có thể có những cảm hứng hoặc những sợ hãi ở tương lai. Chúng ta phải phát triển khả năng tỉnh giác về thực tại để biểu lộ ở nơi chúng ta ngay sát na hiện tại.

Người bạn kế tiếp là sự nhất tâm (định), duy trì sự tỉnh giáchiện tại trong mỗi sát na, không để gián đọan. Nó phải thoát khỏi mọi sự tưởng tượng, tham đắm, sân giận; chỉ như thế nó mới gọi là chánh định.

Và người bạn thứ năm là trí tuệ- không phải trí tuệ thu nhập bằng sự lắng nghe những bài pháp, hoặc đọc một số sách, hoặc phân tích bằng tri thức; chúng ta phải phát triển trí tuệ nơi chúng ta ở cấp độ kinh nghiệm, vì chỉ có trí tuệ kinh nghiệm này mới có thể đưa chúng ta giải thóat. Và để có trí tuệ thật sự, nó phải được căn cứ vào những thân cảm thọ: chúng ta duy trì sự bình thản đối với những cảm thọ, hiểu bản chất vô thường của chúng nó. Đây là sự bình thản ở cấp độ của tâm thức, nó sẽ giúp chúng ta duy trì sự bình an giữa những sự thăng trầm trong cuộc sống chúng ta.

Tất cả sự hành trì Vipassana có vì mục đích của nó để có thể giúp chúng ta sống một lối sống thích hợp, thực hành đầy đủ trách nhiệm thế gian của chúng ta trong lúc duy trì tâm bình an, duy trì sự an lạchạnh phúc trong chính chúng ta và làm cho người khác an vui và hạnh phúc. Nếu các bạn giữ năm người bạn có sức mạnh này, các bạn trở thành toàn hảo trong nghệ thuật sống, và sẽ dẫn đến một cuộc sống lành mạnhhạnh phúc.

Tiến hành bằng con đường Chánh pháp, vì sự tốt đẹplợi ích cho các bạn và cho số đông.

Cầu mong tất cả những chúng sanh đang bị khổ đau được tiếp xúc với giáo pháp, để xóa tan khổ đau và an hưởng hạnh phúc thật sự.
Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều được hạnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant