Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Lịch Sử

27 Tháng Chín 201000:00(Xem: 4614)
Lịch Sử

LỊCH SỬ

13 Dòng Đại Toàn Thiện của Nyoshul Khenpo
Surya Das viết

Những giáo lýthực hành của Ati Dzogchen, Đại Toàn Thiện, truyền xuống từ hai đạo sư không ai sánh kịp người Ấn ở thế kỷ thứ tám là Guru Rinpoche và Vimalamitra qua một dòng phái đặc biệt những đạo sư thành tựuhọc rộng người Tây Tạng, cũng như qua những khám phá phát hiện bằng linh kiến. Trong thế kỷ mười bốn, những giáo lý hợp lại nơi Longchen Rabjam toàn giác, cũng được biết với tên là Gyalwa Longchenpa, con người trổi vượt của Cựu Phái Nyingma. Truyền thống Đại Toàn Thiện này được biết như là Đại Toàn Thiện Nyingthig 

Sơ Kỳ hay Tinh Túy Tâm Yếu.

Rigdzin Jigme Lingpa là người kế thế của Longchen Rabjam. Vào thế kỷ thứ mười tám ngài nhận lãnh những giáo lý và trao truyền trọn bộ của Đại Toàn Thiện Nyingthig trong những linh kiến từ Manjushrimitra (Jampel Shenyen), Guru Rinpoche, Vimalamitra và Gyalwa Longchenpa. Trong ba linh kiến rõ ràng về Longchenpa, Jigme Lingpa nhận những ban phước từ vị guru vô song của mình, ngài là một với Phật Saman-tabhadra nguyên sơ, và đạt đến giác ngộ.

Gyalwa Longchenpa tạo ra hơn hai trăm tác phẩm, một số hiện nay vẫn còn. Những bản văn giác ngộ do Rigdzin Jigme Lingpa viết, như là Yonten Rinpoche Dzeu, chứa đựng tinh túy cô đọng của tất cả những giáo huấn và bình giải vô tận của Gyalwa Longchenpa, bao gồm Bảy Kho Tàng nổi tiếng của Longchenpa. Trong bản chất, những tác phẩm này bao gồm tất cả Phật pháp vô lượng. Những terma, những kho tàng Pháp được khám phá trở lại – mà Jigme Lingpa đã nhận được trong năm (hay bảy) cuộn sách màu vàng, cũng như từ tâm qua tâm – tạo thành nền tảng của truyền thống được biết với tên là Longchenpa Nyingthig, Tinh Túy Tâm Yếu của Pháp Giới Bao La. Cái này cũng được biết như là truyền thống Đại Toàn Thiện Nyingthig Hậu Kỳ.

Những chi tiết về Gyalwa Longchenpa, Rigdzin Jime Lingpa và những vị tổ khác của dòng Đại Toàn Thiện phát xuất từ Samantabhadra và Garab Dorje được diễn tả trong nhiều sách và lời dạy khác. Chương này diễn tả ngắn gọn dòng Longchenpa Nyingthig mà Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje đã nhận lãnh và giảng dạy, truyền từ Rigdzin Jigme Lingpa trong một dòng ban phước tiếp nối tương tục. Đây là tinh túy tâm yếu của Longchenpa và Rigdzin Jigme Lingpa toàn giác, dòng cực kỳ tắt và trực tiếp đặc biệt của Longchen Nyingthig, terma của Jigme Lingpa, hơi thở tươi mới của các dakini, đường tắt kim cương của Dorje Sempa.

Trước tiên, một diễn tả ngắn về dòng Đại Toàn Thiện tổng quát, dòng dài hay ringyu. Dòng này truyền từ Phật Samantabhadra nguyên sơ đến Dorje Sempa, Garab Dorje, Jampel Shenyen, Shri Simha, Jnanasutra, Vimalamitra, Padmasambhava, và bao gồm nhiều lama giác ngộ theo dấu chân của các ngài. Tất cả được ghi chép trong dòng dài kahma, giải thích dưới đây. Với những pháp danh của những lama truyền dòng, xin xem lời cầu nguyện dòng của Nyoshul Khenpo, có tên là Osel sangwa nyingthig gi gyupai soldeb mutig trengwa, Cầu Nguyện Dòng Chuỗi Hạt Trai Tinh Túy Tâm Yếu Bí Mật.

Theo dòng Đại Toàn Thiện Nyingthig tổng quát, giữa pháp sư Vimalamitra thế kỷ thứ tám và Longchenpa, có mười hai vị nắm giữ dòng kiệt xuất và giữa Longchenpa và Jigme Lingpa có mười bốn vị. Điều này chỉ xét về những vị nắm giữ dòng, chứ không kể đến những người thành tựu khác đã học theo các vị. Dòng Đại Toàn Thiện dài này như vậy đi xuống từ Phật Samantabhadra, từ thầy qua trò, trong một dòng chảy không đứt đoạn cho đến ngày nay.

NHỮNG GIÁO LÝ ĐƯỢC TRAO TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO

Những giáo lý của Nyingma hay phái Cựu Dịch được truyền qua hai hệ thống chánh, dòng kahma và terma. Kahma để chỉ mọi giáo lý và trao truyền trải qua những thế kỷ bởi dòng dài những vị thầy và đệ tử. Terma để chỉ những giáo lý đã được cất giấu từ trước rồi được khám phá trở lại của dòng tắt và trực tiếp (nyegyu) từ Guru Rinpoche và những vị giác ngộ khác. Những đạo sư này trao truyền giáo lý một cách trực tiếp, qua các thân-trí huệ bất tử của các ngài, trong kinh nghiệm linh kiến, đến vị terton người khám phá và phát hiện những giáo lý này. Terma Longchen Nyingthig của Jigme Lingpa là một trao truyền cực kỳ mãnh liệt và sâu xa, tươi mới, tắt và trực tiếp như vậy. Trong chín bộ tác phẩm của Jigme Lingpa, có hai bộ là gong ter, kho tàng tâm-trí huệ.

Jigme Lingpa nói rằng có bốn mục đích đối với sự khám phá terma : để cho Pháp không bị biến mất ; để cho những giáo huấn tinh túy không trở nên hư hao qua những thời kỳ lâu dài, khi những lỗi lầmvi phạm các cam kết và sự hiểu lầm xảy ra ; để cho những ban phước gia bị không bị phai nhạt ; và để cho dòng trao truyền trực tiếp được duy trì. Những giáo lý terma do Guru Rinpoche Padmasambhava truyền lại thì thích hợp với những nhu cầu và tính chất khác nhau của đủ loại người ở những nơi chốn và thời gian khác nhau.

Người ta có thể đạt được quả tối hậu của con đường bằng cách thực hành chỉ một terma riêng biệt, bởi vì mỗi cái tự nó đã trọn vẹn. Tuy nhiên để bảo tồn và xiển dương tất cả những giáo lý của Phật pháp trong toàn bộ của chúng, người ta cũng phải nhận sự trao truyền của dòng kahma. Bởi thế, kahma và terma thường được thực hành và chuyển trao không riêng biệt và tách lìa nhau.

Những giáo lý Đại Toàn Thiện thường được xếp thành ba phạm trù : Sem De, Loại Tâm ; Long De, Loại Pháp Giới ; và Men Ngag Gi De, Loại Những Giáo Huấn Cốt Lõi. Sự xếp loại ba phần này do Jampel Shenyen, đệ tử của Garab Dorje làm ra.

Hai mươi mốt tantra chánh tạo thành nền tảng của Sem De. Chín tantra (chia làm ba nhóm : trắng, đen và đủ màu) tạo thành nền tảng của Long De. Phạm trù Men Ngag Gi De phân thành chín loại nhỏ. Cái thứ tư của chín loại này, Gyu Rangshung, là bản văn của những tantra gốc và những tantra giải thích trong hình thức đầy đủ và tinh túy nhất. Chúng đích thực là những giáo huấn cốt lõi.

Loại Gyu Rangshung trong Men Ngag Gi De bản thân nó phân thành bốn nhóm gọi là Thigle Korshi. Bốn nhóm này là Chikor, Vòng Ngoài ; Nangkor, Vòng Trong ; Sangkor, Vòng Bí Mật ; và Yangsang Lame, Tối MậtTối Thượng. Sự phân chia bốn nhóm này do Shri Himsa, đệ tử của Jampel Shenyen làm ra.

Nyingthig là rút ngắn của Nying Gi Thigle, nghĩa là Tinh Túy Tâm Yếu hay Tinh Túy Sâu xa Nhất. Nó ám chỉ đến những giáo huấn cốt lõi tinh túy nhất (men ngag) của Ati Dzogchen. Chữ “nyingthig” chỉ gắn liền với Men Ngag Gi De, nhóm giáo huấn cốt lõi của những giáo lý Dzogchen. Hơn nữa, nó thường ám chỉ đặc biệt đến tâm lõi tận cùng, sâu xabí mật nhất của những giáo huấn cốt lõi này, có tên là Yangsang Lame. Bởi thế, những giáo lý cũng được biết như là Sangwa Nyingthig (Tinh Túy Tâm Yếu Bí Mật), Osel Nyingthig (Tinh Túy Tận Cùng Quang Minh), hay Men Ngag Nyingthig (Tinh Túy Tâm Yếu của Những Giáo Huấn Cốt Lõi). Mỗi từ này ám chỉ đến những giáo lý Nyingthig tìm thấy lúc đầu trong phần Yangsang Lame của Men Ngag Gi De.

Mười bảy tantra chánh của Men Ngag Gi De tạo thành nền tảng cho Yangsang Lame. (Theo truyền thống của Vimalamitra, có mười tám tantra ; theo truyền thống của Guru Rinpoche, có mười chín. Chúng hầu hết cùng là những tantra y nhau, với vài thay đổi chút đỉnh ; cả hai đạo sư đều nhận sự trao truyền từ Shri Simha). Những tantra này được tìm thấy trong ba mươi sáu bộ toàn tập của những tantra Nyingma, được gọi là Nyingma Gyubum, được gom lại bởi Terchen Ratna Lingpa, vị vĩ đại nhất của mười ba lingpa tối cao, những vị terton hay đạo sư kho tàng.

Với người bình thường thật khó khăn để hiểu những tantra mà không có những giải thích của một vị thầy chứng ngộ. Bảy Kho Tàng (Dzodun) của Gyalwa Longchenpa được viết để làm sáng tỏ ý nghĩa cực kỳ sâu xa của mười bảy tantra chính của Dzogchen, cũng như những giáo lý của chín thừa. Vì mục tiêu của sự thực hành hiện thực của Đại Toàn Thiện tùy theo những tantra này, Longchenpa gom các terma riêng của ngài, cũng như của Chetsun Senge Wangchuk (vị về sau tái sanh là Jamyang Khyentse Wangpo), và của Pema Ladrey Tsel (tiền thân của Longchenpa), thành mười ba bộ toàn tập là Nyingthig Yabshi. Yabshi này là phương diện thực hành của những tác phẩm của Longchenpa và là nền tảng của Nyingthig Cổ. Trong đó ngài tổng hợp Birma Nyingthig của Vimalamitra và Khandro Nying-thig của Guru Rinpoche, và giải thích tất cả những chi tiết thực hành trong ánh sáng của sự chứng ngộ của riêng ngài.

Tinh túy cô đọng của mọi giáo lý tantra được soi sáng trong Bảy Kho Tàng của Longchenpa được chứa đựng trong tác phẩm kệ Yonten Dzo, Kho Tàng của những Phẩm Tính Giác Ngộ của Jigme Lingpa. Sự thực hành bao gồm trong Nyingthig Yabshi được cô đọng trong một hình thức dễ áp dụng, trong bốn bộ Nyingthig Tsapod của Jigme Lingpa, trong đó có Triyig Yeshe Lama nổi tiếng. Giáo lý cốt lõi này của Tsapod là nền tảng của sự thực hành Đại Toàn Thiện Togal phi thường của Longchenpa Nyingthig.

Những giáo lý hiếm hoi sâu xaphi thường này giải thích chính xác những phương pháp chính yếu khác nhau để hiện thực hóa trực tiếp những giáo lý tận cùng của Ati Dzogchen, Đại Toàn Thiện, Thừa Tột Đỉnh, nó là phương pháp trực tiếp để chứng ngộ nhanh chóng bản tánh tối hậu của tâm thức, và đạt đến Phật tánh trong một thân ánh sáng cầu vồng. Trong thời đại hiện nay, Longchenpa Nyingthig là thực hành chủ yếu ở trung tâm của mọi giáo lýgiáo huấn cốt lõi của Đại Toàn Thiện.

RIGDZIN JIGME LINGPA

Được biết như là một vidhyadhara toàn giác hay “người nắm giữ tánh giác,” Rigdzin Jigme Lingpa (1729-1798) đã bỏ hai năm trì tụng thần chúcầu nguyện, và rồi nhận những giáo lý Đại Toàn Thiện từ Lama Thugchog Tsel về bản văn sâu xa Drolthig Gongpa Rangdrol, Tinh Túy Giải Thoát của Tâm Trí Huệ Tự Do Vốn Sẵn. Rồi Jigme Lingpa đến ở trong một cái hang gần Samye Chimpu nhiều năm, nơi đó ngài cầu nguyện thường trực đến Gyalwa Longchenpa.

Trong lần ẩn cư nhập thất ba năm lần thứ hai. Jigme Lingpa kinh nghiệm ba linh kiến tỏa sáng về Longchenpa. Trong linh kiến thứ nhất Jigme được ban phước bởi thân trí huệ của Longchenpa, trong lần thứ hai bởi ngữ trí huệ của ngài và trong lần thứ ba bởi tâm trí huệ của ngài. Tâm ngài và tâm Longchenpa hòa lẫn không cách hở, và trong một khoảnh khắc ngài hiểu tất cả kinh và tantra trọn vẹn và không sai lầm. Những chi tiết của câu chuyện này được tìm thấy trong toàn thể những bộ viết về ngài. Có cả một bộ viết hoàn toàn về ngài. Sự thực hànhgiáo lý vẫn còn là nguồn cảm hứng chính yếu của chúng ta trong truyền thống Nyingthig hôm nay. (Tiểu sử ngài được Steven Goodman đề cập trong đề tài, “Rigdzin Jigme Lingpa và Longchen Nyinghtig” trong Phật giáo Tây Tạng : Lý Do và Phát Hiện, của Steven D. Goodman và Ronald M. Davidson.)

Để nhanh chóng đạt đến chứng ngộ, người ta cần sự ban phước gia bị của vị thầy. Điều này gọi là chinlab kyi gyud, dòng ban phước gia bị. Sự trao truyền huyền bí qua tâm của Jigme Lingpa từ Phật Longchenpa, người đã sống trước đó ba thế kỷ, là một thí dụ của những làn sóng cảm ứng như vậy. Sau những kinh nghiệm này những tác phẩm của Jigme Lingpa ngang tầm với của Longchenpa, dù chính Jigme Lingpa hầu như không từng nghiên cứu những bản văn và bình giảng.

Chúng ta cũng có thể xem câu cuyện của Rabjam Orgyen Chodrak, ngài là guru của vị thầy Nyingthig của Jigme Lingpa, Shri Natha (Rabjam Orgyen hay Lama Palgon). Tiếc thay không có những tiểu sử tâm linh viết đầy đủ của cả hai vị đạo sư truyền dòng này.

NHỮNG ĐỆ TỬ CỦA RIGDZIN JIGME LINGPA

Rigdzin Jigme Lingpa có bốn đệ tử chánh giác ngộ, như đã được tiên tri : “bốn Jigme” hay “những vị vô úy”. Họ là Jigme Gyalwai Nyugu, Jigme Thrinley Odzer (Dodrup Chen đệ nhất), Jigme Ngotsel Tenzin và Jigme Kundrol Namgyal. Những dòng của hai vị sau không phát triển rộng rãi ; hiện giờ chúng không phân biệt với hai dòng chủ yếu của Longchen Nyingthig, như ngày nay được đại diện bởi những cháu chắt dòng dõi trực tiếp của Gyalwai và Dodrup Chen đệ nhất.

Đệ tử nổi tiếng của Gyalwai Nyugu là Dza Patrul Rinpoche (1808-1887) có bốn đệ tử chánh, mỗi vị trong họ trở thành chodak hay người kế pháp của một trong những chuyên môn của ngài : Bát Nhã ba la mật, Luật và Luận, luận lý và tranh luận, và Đại Toàn Thiện. Người đệ tử xuất sắc Patrul Rinpoche tên là Nyoshul Lungtok Lama, Tenpai Nyima, là chodak Đại Toàn Thiện. Chính dòng giáo lý của ngài trở thành truyền thống Nyingthig ở Tu viện Kathok. Nyoshul Khenpo đã theo truyền thống Kathok này. Có nói rằng một trăm ngàn thiền giả Kathok đã đạt được thân ánh sáng cầu vồng của giác ngộ viên mãn qua thực hành con đường đặc biệt này.

Tu viện Nyoshul ở Derge, miền đông Tây Tạng, được những đệ tử Kathok của ngài Nyoshul Lungtok xây dựng. Khenpo Ngawang Palzang, vị kế pháp của Nyoshul Lungtok, trở thành vị trụ trì đầu tiên ở đó. Vị khenpo chứng đạo này, Ngawang Palzang, đã nuôi dạy hậu thân (tulku) của Nyolshul Lungtuk là Shedrup Tenpai Nyima, người về sau tiếp tục ngài để trụ trì tu viện Nyoshul Gompa. Dù Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje học với Khenpo Ngawang Palzang, Shedrup Tenpai Nyima mới là guru gốc của Nyoshul Khenpo.

Nyoshul Lungtok, đệ tử của Paltrul Rinpoche, có năm đệ tử xuất sắc : hai vị là lingpa hay đạo sư kho tàng, và ba vị là những khenpo thành tựu Đại Toàn Thiện. Trổi vượt nhất trong số đó là Khenpo Ngawang Palzang đã nói ở trên, ngài cũng có tên là Khenpo Ngakga. Ngài là một hóa thân của cả Longchenpa và Vimalamitra. Toàn bộ tác phẩm của ngài gồm mười bộ, và hậu thân của ngài hiện đang sống ở Tây Tạng.

Khenpo Ngakga là guru gốc của Jatral Rinpoche Sangye Dorje. Ngakga là một đệ tử sáng chói của Azom Drupka, một trong những đệ tử chứng ngộ của Jamyang Khyentse Wangpo, và cũng là người kế pháp của Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima. Bản thân Khyentse Wangpo đã nhận sự trao truyền Longchen Nyingthig từ Jigme Gyalwai Nyugu, cũng như từ những đệ tử của dòng Dodrup Chen, thế nên trong những đạo sư kiệt xuất này cả hai dòng hòa lẫn.

Lerab Lingpa là vị thứ nhất trong năm đại đệ tử của Nyoshul Lungtok, và đã theo ngài nhiều năm. Một trong những vị khenpo Kathok của thời đại đó có ấn tượng mạnh về sự xác tín vĩ đại của Lerab Lingpa về cái thấy, thiền định và hành động của Đại Toàn Thiện – mà ngài đã thành tựu không qua nghiên cứu nhiều về mặt trí thức – đến nỗi ông cũng trở thành một đệ tử sùng tín của Nyoshul Lungtok Lama, sau khi Lerab Lingpa nói với ông rằng ngài đã đạt đến chứng ngộ bằng chỉ Men Ngag Nyengyud Chenmo, những Giáo Huấn Cốt Lõi Truyền Miệng của Nyoshul Lungtok và Patrul Rinpoche. Khi Lerab Lingpa trở thành vị thầy Đại Toàn Thiện của Dalai Lama thứ mười ba, và Jatral Rinpoche dạy cho Nhiếp Chính Reting lên tiếp tục Dalai Lama thứ mười ba, thì dòng này trở nên càng tiếng tăm hơn.

Dòng Longchen Nyingthig này truyền như sau :

Vimalamitra và Guru Rinpoche (thế kỷ thứ tám)
Gyalwa Longchenpa (1307-1363)
Rigdzin Jigme Lingpa (1729-1791)
Jigme Gyalwai Nyugu
Patrul Rinpoche (1808-1887)
Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima
Khenpo Ngawang Palzang (1879-1941)
Nyoshul Lungtok Tulku, Shedrup Tenpai Nyima
Nyoshul Khenpo, Jamyang Dorje (1926-)

Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima xem nyongtri hay những giáo huấn thể nghiệm của Nyingthig quý giá đến nỗi, ngài bắt những lama bác học tầm cỡ – gồm Jamyang Loter Wangpo, Khenpo Tenphel và những khenpo vĩ đại khác – chờ đợi thời gian lâu và hứa thực hành thực sự từng bước, trước khi ngài ban cho họ Triyig Yeshe Lama của Jigme Lingpa theo lối nyongtri, đưa cho những giáo huấn và hướng dẫn từng người căn cứ trên kinh nghiệm tâm linh của mỗi cá nhân hành giả. Về sau, Loter Wangpo – một trong những guru gốc của Dilgo Khyentse Rinpoche, người đã truyền những giáo lý này cho Khyentse Chokyi Lodro và Dilgo Khyentse – đã ghi chép bên lề một bản văn Triyig Yeshe Lama (mà Khenpo Rinpoche đã được thấy), những kinh nghiệm của ngài tiến bộ qua rigpai tsebeb, cái thấy Togal thứ ba.

JIGME GYALWAI NYUGU

Jigme Gyalwai Nyugu là đệ tử lỗi lạc của Rigdzin Jigme Lingpa. Ngài trở thành guru gốc của Dza Patrul Rinpoche. Ngài thường nhận những lời dạy từ Jigme Lingpa, đi vào ẩn cưthực hành hàng tháng trong những nơi vắng vẻ, rồi trở về với vị thầy giác ngộ của mình để có tiếp những giáo huấn khác.

Một lần Jigme Gyalwai Nyugu đang thực hành thiền định Đại Toàn Thiện trong một hang động ở Tsenrong trong hai hay ba năm. Mặc dù những gian khó khắc nghiệt về vật chất, ngài thực hành liên tục với sự chuyên cần vui sướng. Một hôm, sau thời thiền định buổi chiều, ngài rời hang và nhìn vào bầu trời xanh sáng rỡ với một đám mây trắng khổng lồ. Ngài có cảm giác rằng lama của ngài, Rigdzin Jigme Lingpa, và mọi guru của dòng phái ở trong đám mây ấy. Cầu nguyện đến các vị với lòng sùng mộ nhiệt thành, ngài bất tỉnh.

Khi ngài tỉnh lại, tâm thức ngài và của guru hòa lẫn, và ngài nhận biết rigpai nelug, trạng thái bổn nguyên tự nhiên của tánh giác nguyên sơ. Điều này là do sự cầu nguyện sùng mộ không ngần ngừ, những ban phước của dòng phái và sự thực hành mãnh liệt ngài đã dấn thân. Như thế ngài đã chứng ngộ bản tánh tuyệt đối của tâm và của mọi vật. Ba yếu tố tâm linh này là cần thiết để đạt chứng ngộ : sùng mộ, ban phướcthực hành theo tánh Giác. Người ta sẽ không thành tựu nếu chỉ nghiên cứu và phân tích.

Ngay vào lúc tâm ngài Gyalwai Nyugu hòa nhập với tâm của guru tức là pháp thân, ngài chứng ngộ chonyi kyi gong, sự chứng ngộ pháp giới tuyệt đối hay tâm Phật. Đó là nyamshak, thiền định. Như là je thob hay sau-thiền-định, năng lực của trí huệ ngài khai triển rộng lớn bao la, và ngài tự nhiên hiểu tất cả giáo lý của Phật pháp mà không cần được chỉ dạy.

Khi Gyalwai Nyugu đạt đến chứng ngộ, ngài quyết định từ bỏ hang đá đi xuống núi để gặp lama của mình. Ngài đã ở đó trong một cách khổ hạnh nhất, như một yogi vô danh không thí chủ, không có trợ giúp hay giao thiệp, chỉ là một ẩn sĩ trong núi bình thường, không ai hay biết. Về sau, Jigme Lingpa đặt tên cho ngài là Jigme Gyalwai Nyugu, Đứa Con Vô Uý của các bậc Chiến Thắng, vì sự thành tựu của ngài. Nhưng vào lúc ấy, ngài hoàn toàn vô danhmột mình. Ngài đã quyết định ở trong thất, thiền định trên núi, cho đến khi đạt đến tỉnh thức hay chết trong nỗ lực thử thách. Ngài đã đạt đến chứng ngộ, như thế đã hoàn thành lời nguyện của mình.

Khi quyết định xuống núi ngài ở trong một tình trạng sức khỏe tồi tệ. Nửa đường, ngài suy sụp. Ngài nghĩ, “Ta đã thành tựu, nhưng giờ đây ta chẳng có thể làm lợi lạc cho ai. Ta sắp chết ở đây một mình trong hoang vu, nhưng cũng tốt thôi.” Rồi ngài toàn tâm cầu nguyện đến Jigme Lingpa cho ngài có thể làm tròn những mục tiêu và nguyện vọng cho những người khác và cho mình.

Cuối cùng có hai người hoang dã dữ tợn cắm lông chim trên tóc xuất hiện mang đến bắp và thịt. Họ cho ngài thức ăn và sau vài ngày ngài hồi phục. Rồi ngài tiếp tục đi cho đến những làng xóm nơi có thể dừng chân. Khi cuối cùng đến Jigme Lingpa, lama nói với ngài đó là hai vị hộ pháp của vùng Tsari ấy, họ là những hóa thân của Shingkyong và vị phối ngẫu, thành viên của chúng hội của Gonpo Mahakala. Họ đã xuất hiện giả dạng thành hai người hoang dã để che chở và cho ngài thức ăn. Rigdzin Jigme Lingpa nói ngài đã đạt đến mức độ chonyi zaysar của Trekchod (không giống như chonyi zaysar của Togal), cấp độ tối hậu của Trekchod, chứng ngộ bản tánh hiện thực của tánh giác bổn nhiên. Sau đó, Jigme Lingpa ban cho ngài pháp danh Jigme Gyalwai Nyugu, hợp theo lời tiên tri Jigme Lingpa đã nhận được rằng ngài sẽ có bốn đại đệ tử tên là Jigme
.
Jigme Gyalwai Nyugu gốc người xứ Kham. Ngài đã bỏ quê hương nhiều năm trước và dành nhiều năm để thực hành và nhận lãnh những chỉ dạy trong vùng chung quanh Lhasa và Tsari. Sau đại ngộ của Gyalwai Nyugu, Jigme Lingpa bảo ngài trở lại Kham và thiền định nơi một ngọn núi gọi là Tramolung, một ngọn núi có hình dạng núi Zangdok Palri màu đồng đỏ, nói thêm rằng ngài sẽ làm lợi lạc cho đông đảo người. Theo giáo huấn của thầy, Gyalwai Nyugu đến Tramolung.

Ngài đã bỏ xứ Kham lâu đến độ không ai nhận ra hay biết ngài. Ngài một mình, chỉ mang cái bị trên vai, khi đến núi ấy ở phía bắc Derge. Nơi đây hoàn toàn hoang vắng, không người không thú, rải rác một ít thực vật. Những người du mục đem gia súc đến đấy vào mùa hè, nhưng họ sống xa hơn về phía bắc, ở những cao độ thấp hơn suốt những mùa khác.

Những người du mục đã bỏ đi khi ngài đến. Ngài không có đồ cung cấp hay chỗ ở, nhưng ngài theo lệnh thầy và ở trong một cái hang may mắn tìm ra. Những điều kiện sống cực kỳ khắc nghiệt, nhưng ngài quyết tâm chẳng thà chết còn hơn là không đáp ứng ý muốn của guru toàn giác của mình. Và như thế ngài tồn tại, thiền định hầu hết thời gian và tìm kiếm bất kỳ loại cỏ cây nào ăn được.

Sau vài tháng, một nhóm người du hành bằng ngựa đi ngang qua. Một người trong bọn họ, mặc đồ trắng cỡi một con ngựa trắng, gọi ngài và nói, “Ông làm gì ở đây ? Ông cho là đã theo lời của guru bằng cách ở đây ư !” Và ông ta chỉ cho một chỗ lạnh lẽo, hoang vắng còn cao hơn sườn núi lộng gió, nơi không có chỗ ẩn trú hay đời sống hoang dã.

Gyalwai Nyugu biết đó là một vị hộ pháp trách cứ ngài, và lập tức ngài dời đến chỗ đó. Tại đây ngài ở lại trong hai mươi mốt năm, đến khi tiếng tăm lan rộng và những đệ tử tụ hội tới. Về sau, Patrul Rinpoche trách móc các đệ tử, nói rằng, Jigme Gyalwai Nyugu đã ở hai mươi mốt năm, trong khi họ không thể thiền định ở đó chỉ vài năm.

Khenpo Rinpoche nói rằng bản thân ngài chưa hề viếng nơi thiêng liêng đó, vì nó xa chỗ ngài ở, nhưng Dilgo Khyentse Rinpoche có đến thăm chỗ ấy, và nó hoàn toàn không có người ở. Khenpo Rinpoche nhận xét rằng Gyalwai Nyugu, Patrul Rinpoche lẫn Nyoshul Lungtok không một vị nào xây một tu viện hay giữ chứa cái gì, mà chỉ để cho sự vật đến và đi một cách vô tư nhất, chẳng nương dựa vào cái gì ngoài tinh thần sâu xa của Pháp.

Lúc ban đầu Gyalwai Nyugu ở đó, trước khi được biết tiếng, ngài suýt chết vì những khó khăn khắc nghiệt phải chịu đựng. Khi nghĩ mình sắp chết, ngài nhớ lại trước kia có lần những hộ pháp đã xuất hiện để cứu ngài, thế nên ngài lại cầu nguyện nhiệt thành đến guru Jigme Lingpa của ngài.

Thình lình một thiếu nữ xuất hiện trong vùng hoàn toàn trơ trụi này, mang theo một bình da-ua làm ở nhà. Cô hỏi ngài làm gì ở đây. Ngài nói ngài đang thiền định. Cô nói, “Làm sao thầy có thể thiền định, khi thầy không có thức ăn ?”

Gyalwai Nyugu nghi ngờ về sự việc này và không muốn chấp nhận thức ăn cúng dường. Ngài nghĩ đây có thể là một âm mưu của ma để cố gắng đánh lừa và ngăn chặn ngài. Ngài lại cầu nguyện mãnh liệt đến Jigme Lingpa. Bầu trời hoàn toàn trong trẻo và xanh ngắt, nhưng trong một đám mây trắng Jigme Lingpa thình lình xuất hiện và nói, “Nếu những cội gốc của những cam kết Mật thừa (samaya) của người yogi không bị hư hoại, chư thiênthần linh luôn luôn cung cấp nuôi dưỡng.” Rồi ngài biến mất.

Như thế, những nghi ngờ của Gyalwai Nyugu tan biến. Ngài nhận ra cô gái là người bảo hộ Dorje Yudronma. Nhận bình da-ua, ngài lấy lại sức khoẻ và có thể thiền định nhiều tháng nữa.

Cuối cùng, những người du mục trở lại với đàn gia súc của họ. Một người thấy cái đầu của ngài từ đàng sau, trong quang cảnh trống trải trơ trụi này. Người ấy không biết là người hay ma quỷ, không dám đến gần. Người du mục đến làng gần nhất và kể lại điều đã thấy. Người ta hỏi cái đầu còn đó hay biến mất.

Khi ông nói nó vẫn còn, các bạn ông nói rằng phải có một con người ở đó. Người du mục trở lại, và kêu lên từ xa, “Ông là ai ? Ông đang làm gì thế ?”

Ngài trả lời, “Thiền định một chút.” Như thế ngài trở nên được biết tiếng là một yogi đơn độc sống nơi vùng hẻo lánh ấy.

Khi những người du mục từ làng trở lại, họ cúng dường ngài thức ăn, cùng với một tấm chăn dầy dệt bằng lông trâu yak, mà ngài dùng làm một chỗ ẩn náu thô sơ. Ngài đã sống trong một chỗ lõm hay cái hố trong đất, nhưng bây giờ ngài dựng lên một cái lều nhỏ với vài cây chống tấm chăn. Khi họ hỏi tại sao ngài sống ở đây, ngài nói rằng lama của ngài bảo ngài thiền định ở đấy, và như thế ngài có thể làm lợi lạc cho nhiều người, đó là điều ngài làm. Dần dần tiếng tăm của ngài lan xa, vì ngài đã ở trong sự cầu nguyệnthiền định hàng chục năm. Hàng trăm yogi tụ tập quanh ngài trong những lều và chái trên núi ấy suốt đời ngài.

Gyalwai Nyugu được biết đến như một lama với sự chứng ngộ nội tâm và những phẩm tính tâm linh kỳ diệu. Trong hàng ngàn đệ tử của ngài, những người chủ yếu là Dza Patrul Rinpoche và Jamyang Khyentse Wangpo, vị Khyentse thứ nhất danh tiếng. Dòng của ngài – dòng thực hành của những giáo huấn cốt lõi Đại Toàn Thiện – được truyền bá rộng rãi. Qua hai vị đại đệ tử này và những người theo họ, dòng này còn sống đến ngày nay. Theo cách ấy ngài làm lợi lạc cho vô số chúng sanh trong thế giới này. Không thể ước lượng hoạt động Phật sự không thể nghĩ bàn của ngài trong những cõi sống khác.

Khi những người thực hành này thiền định về Đại Toàn Thiện, mục tiêuquan tâm duy nhất của họ là chứng ngộ bản tánh tuyệt đối của tâm thứcđạt đến giác ngộ hoàn toàn. Họ không có mục tiêu nào khác, không làm công việc nào khác. Họ không có nhiều tư tưởng, quan niệmdự tính. Jigme Gyalwai Nyugu tự nghĩ, “Tôi sẽ chứng ngộ bản tánh của tâm thức. Dù tôi có chết, tôi cũng sẽ chỉ làm điều này và không làm cái gì khác.” Ngài không giống như người thế gian họ có nhiều việc để làm. Với những người thực hành như Gyalwai Nyugu, thật rất đơn giản. Họ chỉ nghĩ, “Tôi sẽ ở lại đây và thực hành cho đến khi chứng ngộ.”

Từ một quan điểm thế gian, hình như lạ lùng và khó khăn để hiểu – một ai đó chỉ ngồi và thiền định một mình trên núi gió lồng lộng, không thực phẩm, chỉ ăn cỏ. Thật là kỳ lạ. Milarepa thiền định tám năm trong một cái hang chẳng hạn. Thân thể ngài ốm o, tái xanh, hư hao, dù ngài đến từ một gia đình khá giả. Những người Tây Tạng thường nói, “Làm việc tốt hay mày sẽ kết thúc như Milarepa.” Nhưng đối với Milarepa, đấy là việc duy nhất ngài thấy có ý nghĩaquan tâm. Một lần, Milarepa gặp những cô gái trẻ và hấp dẫn trên đường, họ hoảng sợ với sự xuất hiện khủng khiếp của ngài. Họ có một mong ước không bao giờ sanh lại trong trạng thái ấy. Milarepa nói, “Dù các cô có muốn, các cô cũng không thể nào sanh lại như thế này.”

Đấy là câu chuyện của Jigme Gyalwai Nyugu và như thế nào ngài đạt đến chứng ngộ. Dĩ nhiên có nhiều chuyện khác nữa, Patrul Rinpoche tán thán đạo sư của mình trong bài kệ mở đầu của bộ những giáo huấn cốt lõi truyền miệng về Đại Toàn Thiện của thầy ngài, Tsiksum Nedek, Ba Lời Khuyên Xác Đáng :

Cái thấy thì giống như hư không bao la vô tận, Longchen Rabjam.
Thiền định thì giống như những tia sáng của trí huệtừ bi, Khyentse Ozer (Jigme Lingpa).
Hoạt động Phật giống như những bồ tát.
Jigme Gyalwai Nyugu, con cầu nguyện ngài.

PATRUL RINPOCHE

Dza Patrul là đệ tử chánh của Jigme Gyalwai Nyugu. Ngài là hóa thân lần thứ ba của một thành tựu giả về Quán Thế âm có tên là Palgyi Samten Rinpoche. Hóa thân lần thứ hai đã chết trong những năm hai mươi tuổi. Câu chuyện là trong một lễ quán đảnh (wang), chuỗi hạt ngài đã chạm vào một cô gái đang nhận lễ quán đảnh, một cử chỉ mà đối với một nhà sư Tây Tạng được xem là xấu như chạm đến một xác chết. Vị thầy của ngài trách ngài, nói rằng mọi người đều thấy chuyện xảy ra và giờ đây thanh danh ngài đã sụp đổ. Vị tulku trả lời đó là nghiệp và ngài không thể làm gì để tránh được.

Sau sự việc đó, ngài chết. Cô gái về sau có một đứa con trai, tức là sự tái sanh của vị tulku ấy – Dza Patrul Rinpoche. Ngài là Quán Thế Âm đại bi trong hình thức con người. Hơn nữa, có nói rằng trong một đời trước, ngài là pháp sư Ấn Độ thế kỷ thứ tám Shantideva, tác giả của Bồ tát hạnh.

Patrul nhận pháp danh từ Dodrup Chen Rinpoche thứ nhất, Jigme Trinley Odzer (đệ tử của Jigme Lingpa), người đã xác nhận ngài như là Palgyi Trulku (viết tắt thành Pal-trul hay Patrul). Ngài học ở Tu viện Dzogchen và trở nên rất uyên bác.

Guru gốc của Patrul Rinpoche về những giáo lý và trao truyền Đại Toàn Thiện là Jigme Gyalwai Nyugu. Từ vị này ngài nhận lãnh mọi giáo lý, trao truyền và những giáo huấn cốt lõi nói thầm bên tai của Nyingthig. Ngài cũng nhận vô số giáo lý Dzogchen từ nhiều lama, trong đó có Dodrup Chen Rinpoche thứ nhất, Shenphen Thaye và những vị khác. Ngài nhận sự hướng dẫn thực nghiệm hay nyongtri của Đại Toàn Thiện Longchen Nyingthig từ Jigme Gyalwai Nyugu. (Điều này giống như Dilgo Khyentse Rinpoche, người đã nhận vô số giáo lý Đại Toàn Thiện và những cái khác từ nhiều lama, và nhận sự trao truyền chánh về Đại Toàn Thiện từ Shechen Gyaltsab Rinpoche. Khyentse Rinpoche nhận nyongtri Longchen Nyingthig đặc biệt này từ Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, như vị Dodrup Chen thứ tư hiện tại đã làm.)

Sau khi nhận sự hướng dẫn cá nhân của thầy mình, Patrul Rinpoche đi vào núi để thiền định, rồi thỉnh thoảng trở lại cho những trao truyền thêm nữa. Đôi khi ngài thực hành rushen (một thực hành căn bản độc nhất trong Đại Toàn Thiện) trong nhiều tháng. Đôi khi ngài chỉ đơn giản trông chừng bản tánh của tâm thức. Có nhiều câu chuyện về Patrul Rinpoche, đã cực kỳ nổi tiếng suốt đời ngài, tuy nhiên ngài luôn luôn vẫn là vị khiêm hạ nhất trong các đạo sư.

Patrul Rinpoche có vài vị vua làm đệ tử, dù ngài không cất giữ một cái gì và luôn luôn sống trong những nơi cô quạnh và đi du hành vô danh không ai biết đến. Dù ở những nơi ngài được mong chờ đến dạy, nơi người ta đến từ khắp nơi để nghe ngài, ngài thường đi bộ đến những chỗ ấy, giữa những người bình thường, không ai chú ý.

Trong một dịp như thế, ngài gặp một người đàn bà khi đang hành cước. Cô nhờ ngài mang giúp đứa con nhỏ, và sau vài tuần đi chung, cô nói với ngài, “Ông là một người đàn ông dễ mến. Chúng ta đã cùng đi với nhau rất tốt. Tôi cảm thấy tốt đẹp khi đi với ông. Một người đàn bà góa như tôi cần một người chồng, chúng ta nên lấy nhau chứ ?” Ngài từ chối một cách tao nhã. Cô ấy không biết rằng ngài là một lama học rộng và đã thành tựu hoàn toàn. Về sau, cô rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ngài ngồi trên cái ngai giảng pháp của một vị đại lama trong một tu viện gần đó, với đông người bao quanh.

Một lần Patrul Rinpoche bị các thị giả nấu bếp đuổi đi khi ngài đến thăm một đồng môn, Jamyang Khyentse Wangpo nổi tiếng. Khi Khyentse Wangpo nghe điều gì xảy ra, ngài bảo những thị giả đi tìm ngài Patrul, nhưng vô hiệu. Chính Khyentse Wangpo cũng đã có những kinh nghiệm như thế khi ngài đi hành cước một mình để học hỏi với những đại sư thời mình. Một lần ngài ngủ bên ngoài, gần một cửa một tu viện ngài đã viếng trong cuộc du hành. Vị trụ trì tu viện ấy sau đó đến gặp ngài, chảy nước mắt và xin ngài tha thứ.

Một lần Dza Patrul ở Laotang, trong một nghĩa địa đầy ma quỷ. Chúng tìm cách lừa gạt ngài. Có sấm, chớp, những tiếng nói trên không và những ảo ảnh huyễn thuật. Patrul Rinpoche hàng phục tất cả bằng cách cầu nguyện bổn sư của mình và trụ trong bản tánh tối hậu của mọi sự như chúng thật sự là. Qua thể nghiệm này, sự hiểu biết bao la về tất cả kinh điển tự nhiên khai mở trong lòng ngài. Dù ngài đã nghiên cứu rộng trước đó, sự hiểu biết và thấu hiểu của ngài trở thành vô cùng lớn hơn. Cầu nguyện và sùng mộ rất là quan trọng. Đại thành tựu giả Do Khyentse Rinpoche Yeshe Dorje nói với Patrul Rinpoche rằng cũng như Phật Thích Ca đã hàng phục bốn loại ma trong một khoảnh khắc trước dưới cội bồ đề, ngài Patrul cũng đã làm được như thế.

Tuyển tập của Patrul Rinpoche gồm nhiều bộ, dù nhiều tác phẩm đã không được sưu tập trong đó. Những bài thơ, kệ ngẫu phát ngài tự nhiên viết hay hát thường được đưa cho bạn bè hay những người tín đồ, rồi cũng biến mất như lá trong gió. Ngài là tác giả của Kungzang Lamai Shelung rất phổ biến, cũng như của nhiều tác phẩm sâu xa khác.

NYOSHUL LUNGTOK TENPAI NYIMA

Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima là đệ tử thượng thủ của Patrul Rinpoche. Trong hai mươi lăm năm ngài nhận nyongtri từ guru của mình, thường đi vào núi và rừng để thiền định sau khi nhận những giáo huấn cá nhân. Patrul Rinpoche luôn luôn ở nơi hoang dã, với chỉ vài đệ tử, và Nyoshul Lungtok ở với ngài phần lớn thời gian.

Một lần họ thiền định chung trong núi. Patrul Rinpoche hỏi đệ tử đã chứng biết bản tánh của tâm thức chưa. Nyoshul Lungtok nói rằng ngài chưa thấy biết nó rõ ràng. Họ tiếp tục thực hành. Một buổi chiều họ đốt lửa và nấu vài thức ăn. Thầy lại hỏi đệ tử đã thấu biết bản tánh của tâm thức chưa, và đệ tử lại nói không.

Nyoshul Lungtok đã có một giấc mơ cứ tái đi tái lại, trong đó ngài thấy một hạt đá núi của một xâu chuỗi màu đen và Partul Rinpoche mở ra, lộ ra ở giữa là một tượng Phật Vajra-sattva bằng vàng. Patrul Rinpoche nói, khi ám chỉ đến giấc mộng đó, “Chúng ta hãy làm điều đó bây giờ.”

Trời chiều. Họ đã thực hành namkhai naljor, yoga như hư không, nằm trên đất, nhìn vào bầu trời tối đầy sao. Từ phía dưới thung lũng họ nghe những tiếng chó sủa từ xa ở tu viện Dzogchen. Patrul Rinpoche hỏi ngài, “Con có nghe tiếng chó sủa không ?” Đệ tử bảo có. Patrul Rinpoche hỏi, “Con có thấy sao trên trời không ?” Nyoshul nói có.

Nyoshul nghĩ, “Vâng, ta có thể nghe những con chó sủa ; đó là thức của tai. Vâng, ta có thấy những ngôi sao ; đó là thức của mắt. Đó là toàn thể tánh giác !” Trong khoảnh khắc ấy ngài chứng ngộ rằng tất cả đều bao gồm ở bên trong, chẳng phải ở ngoài. Rigpa, tâm Phật nguyên sơ là vốn sẵn ở bên trong. Mọi sự là trò phô diễn của rigpa, tánh giác vốn sẵn đủ từ xưa nay.

Trong giây phút ấy, xích xiềng của sự bám chấp nhị nguyên sụp đổ, hoàn toàn tiêu hoại, và ngài thể nghiệm bản tánh của tâm. Mọi nghi ngờ đều cắt tuyệt từ bên trong, và ngài thấy biết tánh giác không chướng ngại, tánh Không bổn nhiên. Đây là do sức mạnh thực hành thiền định ngài đã làm – vì ngài đã thực hành rất miên mật – phối hợp với sự gia bị của guru, người mà ngài đã tin tưởngtrông cậy hoàn toàn.

Những câu hỏi của Patrul Rinpoche hỏi vào lúc đó chỉ là chỗ dựa cho sự trao truyền những ban phước tâm linh của ngài. Hỏi đệ tử có thấy và nghe thì không phải là một khảo sát trí thức, một giải thích về Pháp, hay bất cứ thứ gì đại loại như vậy. Đó là một cách thức thân mật, trực tiếp không thể nghĩ bàn để đổ rót những ban phước từ thầy vào trò. Theo cách này, Nyoshul Lungtok đạt đến đại chứng ngộ.

Patrul Rinpoche bảo Nyoshul Lungtok chớ dạy Đại Toàn Thiện cho đến khi ngài hơn năm mươi tuổi. Lúc ấy hãy dạy nó cho bất kỳ người nào ngài muốn dạy. Dza Patrul Rinpoche cũng tiên đoán rằng Nyoshul Lungtok sau này sẽ gặp một hóa thân của Vimalamitra, người sẽ trở thành người nắm giữ dòng phái. Bởi thế, Nyoshul Lungtok thiền định cho đến những năm năm mươi tuổi, và bắt đầu chỉ dạy.

Patrul Rinpoche nói rằng Vimalamitra xuất hóa mỗi một trăm năm, và ngài, Patrul sẽ không gặp được vị ấy, nhưng Nyo-shul Lungtok thì sẽ gặp. Điều này ám chỉ đến Ngawang Palzang, Khenpo Ngakga. Patrul Rinpoche dạy Nyoshul Lungtok hãy giao dòng nyongtri trọn vẹn cho vị ấy. Về sau Nyoshul Lungtok có năm đại đệ tử, hai lingpa hay terton, và ba đại khenpo, trong ấy Khenpo Ngawang Palzang là tối cao.

Như thế Patrul Rinpoche trao truyền dòng nyongtri hay giáo lý thể nghiệm của Đại Toàn Thiện Nyingthig cho Lungtok Tenpai Nyima. Patrul Rinpoche truyền dòng shetri đặc biệt hay giáo lý lý thuyết cho Orgyen Tenzin Norbu. Thực sự, Dza Patrul có bốn đại đệ tử và những người nối Pháp (chodak), mỗi người trong họ giữ một trong những chuyên môn của ngài, như đã nói ở trên. Nyoshul Lungtok nắm giữ dòng Đại Toàn Thiện Men Ngag Nyongtri, dòng sau này Nyoshul Khenpo nhận lãnh. Khi Patrul Rinpoche lấy Nyoshul Lungtok làm người truyền thừa về Đại Toàn Thiện, ngài đưa cho đệ tử bản chép tay của ngài Dzodun, Bảy Kho Tàng của Longchenpa. Tuyển tập này, sau khi Patrul Rinpoche và Nyoshul Lungtok Lama dùng, được lưu giữ như một vật để thờ tại Tu viện Nyoshul cho đến nay, khi chính Nyoshul Khenpo Rinpoche có dịp may thấy và tôn kính nó. Đã không có ai mở nó ra từ nhiều thập kỷ.

Patrul Rinpoche truyền dòng giáo lý giải thích (shetri) cho Orgyen Tenzin Norbu, người cũng được biết với tên là Khenpo Tenga. Vị thầy này sau đó truyền cho Khenpo Shenga và Khenpo Yonten Gyamtso (cũng có tên là Yon-ga), hai đại khenpo của Tu viện Kathok, họ là đệ tử của Orgyen Tenzin Norbu và đã gặp chính Patrul Rinpoche. Khenpo Yonga là tác giả của bình giải tuyệt vời về Yonten Dzod của Jigme Lingpa. Khenpo Shenga cũng viết một bình giải chính thống về nó. Trong nhà của Dilgo Khyentse Rinpoche có một bức tượng của đức bảo hộ Tseringma, do Orgyen Tenzin Norbu an vị. Khenpo Yonga là cháu của Orgyen Tenzin Norbu, và đã viết một bình giải nổi tiếng về Bồ tát hạnh của Shantideva. Tất cả những vị khenpo học rộng này đều là những hành giả vĩ đại cũng như là những học giả và vị thầy năng động.

KHENPO NGAWANG PALZANG

Khenpo Ngawang Palzang là đệ tử và người nối pháp vĩ đại nhất của Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima. Ngawang Palzang cũng được gọi là Ngala hay Ngakga, và ngài cũng có một tên lúc nhỏ là Ngalu. Khi còn là một đứa bé, ngài mang những đôi giày ống bằng da và da trâu yak.

Một hôm mẹ ngài đem ngài đến Nyoshul Lungtok, để nhận những ban phước trong khi Nyoshul Lungtok đang nhập thất. Vào đúng ngày hôm đó, Nyoshul Lungtok nói với thị giả rằng nếu có ai tới ra mắt ngài thì hãy để họ vào, dù theo lệ thường, thời gian ấy khách phải ra về. Khi bà mẹ và đứa con đến ra mắt vị lama và để nhận ban phước, Nyoshul Lungtok nhận họ. Ngài đặt tên đứa bé là Ngawang Palzang và cho nó một tách trái nho đã cúng và một sợi dây bảo vệ màu đỏ để sống lâu. Ngài cũng nói với bà mẹ hãy chăm sóc thật tốt cho đứa bé, tránh cho nó khỏi những chỗ dơ uế và đem nó trở lại sau này để được giảng dạy.

Khi Ngawang Palzang lên tám, ba mẹ của ngài đưa đến gặp lại Nyoshul Lungtok và nhận ban phước. Khi lên mười, đứa bé trở thành người hầu hạ và đệ tử của vị lama vĩ đại này, theo vị ấy đi khắp nơi, đi đàng sau khi đi nhiễu, nghe những bài thuyết pháp ngài ban cho ở những nơi ngài đến, ngồi với ngài trong chỗ riêng, hầu ngài trà và thức ăn, và thực hành những thực hành sơ khởi (ngondro) và trì tụng vào thời gian rỗi.

Khi vào khoảng mười ba tuổi, ngài thực hành mạn đà la như một phần của ngondro. Nyoshul ban cho ngài một thangka – một bức tranh truyền thống của Tây Tạng – của Longchenpa, và vài viên thuốc rilbu, những thánh tích trong những pho tượng nhỏ, và một sợi tóc của Jigme Lingpa. Ngài được dạy cầu nguyện đến Longchenpa với tất cả những vật nâng đỡ này, chắc chắn sẽ có những ban phước lớn lao.

Một hôm, trong khi đang thực hành mạn đà la, ngài có một thị kiến : Có một ngọn núi trắng hình ốc tù và, trên đỉnh là một cánh đồng cỏ phẳng, đẹp, đầy hoa. Và ngài thấy Gyalwa Longchenpa cầm một viên pha lê hình trái tim tỏa ánh sáng năm màu. Rồi Longchenpa ban cho ngài rigpai tsel wang, quán đảnh thứ tư, sự giới thiệu vào bản tánh tuyệt đối của tâm-trí huệ vốn sẵn đủ, rigpa.

Vào khoảnh khắc đó ngài hiểu được bản tánh của tâm ; tuy nhiên ngài còn thấy rằng Longchenpa là khác với ngài, rằng họ là hai. Ngài nói với lama của mình về thị kiến này và trạng thái nội tại của tánh giác ngài đã khám phá. Vị lama bảo, “Đấy có thể là Pháp thân hay alaya (kun shi tiếng Tây Tạng, nền tảng của tất cả các thức). Chúng ta sẽ xét nghiệm sự vi tế này về sau.”

Lungtok bảo Ngawang Palzang thiền định về Bồ đề tâm, và ngài đã làm một thời gian dài. Sau đó vị thầy huấn luyện cho ngài trải qua mọi nhánh của Đại Toàn Thiện, từ những thực hành sơ bộ của ngondro đến Trekchod và Togal.

Trong cái thấy đầu tiên này, ngài nhận ra bản tánh nền tảng của tâm mình. Rồi khi thực hành Bồ đề tâm, ngài kinh nghiệm bản tánh tuyệt đối của thực tại. Về sau, ngài tiếp tục qua mọi thực hành, từng bước, từng bước đến Togal. Sự chứng ngộ ban đầu của ngài là một cái gì chưa trọn vẹn. Ngài còn có nghi ngờ và cần sự làm cho sáng tỏ, thế nên ngài đi qua mọi phần nhánh này của sự thực hành. Đấy là tại sao có những công việc ngondro, ý nghĩa sâu xa càng lúc càng được thăm dò và làm cho sáng tỏ theo kinh nghiệm cá nhân của mỗi hành giả.

Chỉ có những trường hợp hiếm hoi nhất, trong đó chứng ngộgiác ngộ trọn vẹn xảy ra đồng thời. Những hành giả như vậy, như Garab Dorje, được gọi là chik charpa trong tiếng Tây Tạng, nghĩa là sự thức tỉnh tất cả-trong-một lần hay thình lình đốn triệt. Thông thường, người ta có một kinh nghiệm thức tỉnh, sự chứng ngộ tâm linh, và rồi khai triển cho đến Phật tánh trọn vẹn.

SHEDRUP TENPAI NYIMA

Đệ tử chính của Khenpo Ngawang Palzang là Shedrup Tenpai Nyima, guru gốc của Nyoshul Khenpo Rinpoche. Ngài là tulku của Nyoshul Lungtok, và sinh ra làm con của Terton Yeshe Tenzin, một trong những đệ tử của Nyoshul Lungtok. Một lần Nyoshul Lungtok cho Yeshe Tenzin một lời tiên tri, nói rằng mọi sự luôn luôn đổi thay và một ngày kia ngài, Nyoshul Lungtok sẽ được ban phước từ Yeshe Tenzin, đệ tử của mình.

Vào lúc đó. Yeshe Tenzin không hiểu điều thầy mình nói. Nhưng khi có một đứa con trai, một thời gian sau sự ra đi của thầy, và cũng trải qua một giấc mơ rõ ràng về Nyoshul Lungtok, ông nhớ lại lời báo trước của guru và kết luận rằng con mình là hóa thân của ngài. Bởi thế, ông đem đứa bé đến Khenpo Ngawang Palzang và thuật lại cho ngài lời báo trước cũng như giấc mơ của mình. Khenpo Ngawang xác nhận điều đó, nói rằng trước đây ngài đã có mơ thấy đức Quán Thế Âm bốn tay, và rằng Nyoshul Lungtok là một hóa thân của Quán Thế Âm. Như thế, vị tulku đã được xác nhận.

Shedrup Tenpai Nyima lớn lên với cha mình và nhận những lời chỉ dạy từ cha. Khi lên chín, người cha tôn quý của ngài, Terton Yeshe Tenzin, ra đi. Ngày thứ ba sau cái chết của cha, đứa bé có một thị kiến về cha mình, mặc đồ trắng, như một yogi, tóc cột thắt, đưa ngài vào bản tánh của tâm thức ngài. Vào lúc ấy ngài thức dậy, nhận biết thực tánh của tâm.

Về sau, Shedrup Tenpai Nyima học với Khenpo Ngawang Palzang và nhận tất cả giáo lý, từ ngondro đến Trekchod và Togal, theo truyền thống nyongtri và khai triển mọi kinh nghiệm tâm linh, thị kiến v.v… Khi ngài đã thấu hiểu rõ ràng bản tánh của tâm thức. Shedrup Tenpai Nyima nói với Khenpo Ngawang Palzang về kinh nghiệm đã có một cách ngắn ngủi sau cái chết của cha mình, và thảo luận về trạng thái của tâm thức ngài đã chứng nghiệm. Khenpo Ngawang Palzang nói rằng cái ấy quả thậtbản tánh tuyệt đối đích thực, nhưng ngài còn phải đi qua mọi thực hành để làm vững chắc sự chứng ngộ của mình và làm cho nó không lay động.

Shedrup Tenpai Nyima thấy guru của mình, Khenchen Ngawang Palzang và Kunkhyen Longchenpa hoàn toàn đồng nhất : ba lần ngài trải qua những thị kiến về sự bất khả phân của hai vị. Ngài cũng có những thị kiến về Jigme Gyalwai Nyugu, Patrul Rinpoche, Terdak Lingpa và những vị khác. Những sự kiện này không được kể lại trong tiểu sử tâm linh hay namthar của ngài, nhưng được ngài nói riêng với Nyoshul Khenpo Rinpoche.

Dòng nyongtri này truyền trực tiếp từ Rigdzin Jigme Lingpa được vẽ trong bản đồ sau.

NYOSHUL KHENPO

Shedrup Tenpai Nyima truyền thừa cho Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje. Nyoshul sinh ở Derge, miền đông Tây Tạng. Tuổi nhỏ, ngài chăm sóc thú vật, vào một Tu viện Sakya vào lúc còn nhỏ (gia đình mẹ ngài thuộc phái Sakya) và về sau trở thành đệ tử của Shedrup Tenpai Nyima ở Tu viện Nyoshul (trong hệ thống Tu viện Kathok), một gompa ở Derge với khoảng một trăm vị tăng và một trường học tu viện.

Ngài phục vụ guru của mình như một thị giả riêng (shabshu) trong ba năm khi còn là một đứa trẻ, chịu nhiều gian khổ. Một tập sự nghèo, ngài phải thường xuyên chống lại những đàn chó loại lớn thuộc giống Tây Tạng trên đường đi khất thực. Ngài vẫn còn những vết sẹo trên đùi chứng tỏ điều đó. Ngài quá nghèo đến nỗi không có cả một hạt gạo để cúng khi thực hành những cúng dường mạn đà la, trong khi tu hành ngondro vào tuổi mười hai. Sau cùng, vì quyết tâm mạnh mẽ, ngài vượt trội trong việc học và trở nên rất uyên bác, hoàn thành việc huấn luyện để trở thành khenpo ở trường học tu viện chùa Nyoshul dưới sự hướng dẫn của Shedrup Tenpai Nyima, trong khi vẫn tu hành Đại Toàn Thiện và nhiều kỳ nhập thất, gồm trọn một năm thực hành tsalung yoga trong một cái hang. Khenpo Rinpoche là một trong số ít khenpo Đại Toàn Thiện còn lại ở ngày nay.

Ngài là một đệ tử lâu năm của Đức Dudjom Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche và Kangyur Rinpoche (Longchen Yeshe Dorje), và là một huynh đệ kim cương thân thiết của Jatral Rinpoche Sangye Dorje. Ngài cũng là một Rimé hay một vị thầy không bộ phái. Nyoshul Khenpo có hai mươi lăm vị thầy tâm linh. Ngài nhận những lời nguyện Giới luật từ vị trụ trì phái Nyingma Thubten Gomchok Lekden, người đã nhận chúng từ đại khenpo của Nyoshul, Ngawang Palzang. Khenpo Rinpoche đã viết một cuốn sách biên niên về cuộc đời của những vị nắm giữ dòng chủ yếu trong hệ này, từ đức Phật và các đệ tử của ngài cho đến ngày nay.

Khenpo Rinpoche kể lại một câu chuyện về guru Đại Ấn của ngài, Rigdzin Jampel Dorje, vị này đã nhập thất bảy năm tu về Tara, trong thời gian đó ngài hoàn thành một trăm ngàn lần trì tụng Hai Mươi Mốt Tán Thán Đức Tara cho mỗi bài kệ của bài tán ca dài và đẹp đẽ này – hai mươi mốt lần một trăm ngàn trì tụng tất cả. Vị đại lama thấy toàn bộ những cõi Phậtmạn đà la bày hiện của Tara. Khi ngài ra đi, ngài thở ra một hơi thật dài, nói rằng ngài sắp đi đến cõi Phật của Tara, rồi ngài tắt hơi, ngồi ngay thẳng trong thugdam, thiền định tịnh quang, một tuần sau khi chết.

Một vị thầy Đại Ấn khác của Khenpo, Lama Tashi Tsering, vốn xuất thân từ một tu viện Sakya. Về sau, ngài bỏ mọi thứ và sống như Gyalwai Nyugu. Ngài thực hành Đại Toàn Thiện Nying-thig trên một ngọn núi hẻo lánh phía đông Derge và trở thành một đại sư của bốn thị kiến Togal. Khi xác ngài được hỏa táng, nhiều xương xá lợi còn lại trong tro trong hình dạng Dorje Sempa, Hevajra, Tara và những hóa thần bổn tôn khác, cũng như có in khắc những chủng tử tự Mật thừa.

Vị thầy Sakya của Khenpo Rinpoche là Khenchen Kunga Gyaltsen. Khenpo nhận Lam Dray hay những giáo lý Con Đường và Quả và những trao truyền liên hệ từ vị lama này, ngài cũng đồng thời là một nhà Đại Toàn Thiện. Chuyện kể rằng Kunga Gyaltsen đã nhận quán đảnh rigpai tsel từ một người có tính khí điên, vị này để hết thì giờ này này sang ngày khác khiêng những tảng đá từ một con sông ở xa về xây một bức tường bao quanh nhà cầu nguyện, và ai cũng cho rằng người ấy điên khùng. Về sau trở nên rõ ra rằng rushen chính là thực hành chủ yếu của vị ấy, và vị ấy đã làm thế trong hai mươi năm. Điều này giải thích tính khí thái độ kỳ lạ, ngoài quy ước của ngài.

Kunga Gyaltsen cảm thấy con người có vẻ điên khùng này là một người đặc biệt, bởi thế ngài xin vị yogi điên này kiểm nghiệm sự thiền định của mình. Khi lama Kunga Gyaltsen ngồi thiền, vị yogi điên đánh ngài đàng sau lưng bằng một viên đá để xây tường, trực tiếp đưa ngài vào bản tánh của tánh giác vốn sẵn đủ. Rồi con người tu rushen kỳ quái ấy bỏ chạy mất. Kunga Gyaltsen, một đại khenpo với nhiều thầy và nhiều đệ tử, đã xem vị ấy như một trong những lama gốc chánh yếu của mình, do nhờ buổi gặp gỡ đơn sơ ấy mà có một đại ngộ, sau đó ngài không bao giờ được gặp lại vị kia nữa.

Vài lama gốc của Khenpo Rinpoche hiện còn sống ở Tây Tạng. Một trong số đó là đại khenpo tên là Khenpo Munsel từ xứ Golok, đến bây giờ ngài gần một trăm tuổi. Ngài đã ở hai mươi năm trong tù khi xứ ngài bị chiếm đóng, ở trong đó ngài đã bí mật dạy Đại Toàn Thiện cho hàng trăm người bạn tù. Họ đã thực hànhhoàn thành nó mà không có sự nâng đỡ của nghiên cứu hay lễ nghi bên ngoài, trong một thời kỳ mà hình phạt cho sự tuân thủ tôn giáo là tội tử hình. Trong tù, Khenpo Munsel dạy Choying Dzo của Longchenpa và Yeshe Lama của Jigme Lingpa từ trí nhớ.

Nyoshul Khenpo nổi tiếng vì sự thông thạo những tác phẩm của Longchenpa và vì những chỉ dạy liên quan đến chúng. Trong nhiều dịp ngài đã được yêu cầu giữ một địa vị một khenpo tại những tu viện và trường của đức Gyalwa Karmapa, đức Dudjom Rinpoche, Situ Rinpoche, Palyul Rinpoche, Pema Norbu và những vị khác. Ngài là tác giả của cuốn Lịch Sử của Đại Toàn Thiện Nyingthig : những Câu Chuyện Cuộc Đời của Dòng Vidyadhara, cũng như những tác phẩm và bài ca khác. Ngài có nhiều đệ tử ở Bhutan, Nepal, Ấn Độ và châu Âu.

NHỮNG DÒNG TRUYỀN ĐẠI TOÀN THIỆN ĐƯƠNG THỜI

Cả hai Khenpo Ngawang Palzang và Shedrup Tenpai Nyima đã hiểu được bản tánh của tâm thức mình trong khi thực hành ngondro, nhưng các ngài còn đi qua mọi thực hành cho đến Trekchod và Togal. Trong dòng đặc biệt này có vài vị đạođạt đến chứng ngộ tức thời, một lần trọn vẹn. Loại người này được gọi là chik charpa.

Jigme Gyalwai Nyugu cũng truyền nyongtri này cho Jamyang Khyentse Wangpo, vị Khyentse thứ nhất, ngài chứng ngộ bản tánh vốn sẵn trong khi thực hành ngondro. Có kể rằng đại đệ tử của ngài là Azom Drukpa cũng như vậy, và đệ tử của Azom Drukpa là Jatral Choying Rangdrol cũng chứng ngộ theo cách ấy. Rangdrol đã truyền dòng này cho Dodrup Rinpoche hiện thời, vị Dodrup Chen thứ tư. Đức Dudjom Rinpoche nhận dòng Đại Toàn Thiện nyongtri từ Phokang Tulku Gyurmed Ngedon Wangpo, guru của mình, ngài là đệ tử thượng thủ của Dudjom Lingpa, hiện thân trước kia của đức Dudjom Rinpoche. Phokang Tulku nhận nó từ Jamyang Khyentse Wangpo ; ngài cũng biết Patrul Rinpoche và Jamgon Kongtrul Lodro Thaye.

Đức Dilgo Khyentse nhận dòng nyongtri này từ Shechen Gyaltsab, guru gốc của ngài. Vị sau có nhiều đệ tử. Khyentse Rinpoche gặp guru của mình khi ngài còn rất trẻ. Shechen Gyaltsab đã nhận dòng riêng biệt này từ Jamyang Khyentse Wangpo. Trong dòng này có nhiều vị giống như những chik charpa. Trong chính tiểu sử của Jamyang Khyentse Wangpo có nói rằng ngài đã đạt đến chứng ngộ khi đang thực hành ngondro.

Guru gốc của Kangyur Rinpoche, Jedrung Rinpoche, Thrinley Jampa Jungnay, đã nhận sem tri hay những giáo lý Đại Toàn Thiện về bản tánh của tâm từ cả hai vị Jamyang Khyentse Wangpo và Jamgon Kongtrul Lodro Thaye. Jedrung Rinpoche là lama trưởng của Riwoche, một tu viện Rimé vùng Kham ở đó cả hai truyền thống Kagyu và Nyingma được thực hành. Ngài chủ yếu thuộc dòng Taklung Kagyu, dù ngài là một đại terton và hành giả Đại Toàn Thiện. Jedrung Rinpoche trao truyền toàn bộ cho Kangyur Rinpoche, người cha của Tulku Pema Wangyal sau này.

Jatral Rinpoche Sangye Dorje là một đệ tử trực tiếp của Khenpo Ngawang Palzang và sư bác của Shedrup Tenpai Nyima, vị guru của Khenpo Rinpoche. Khenpo Rinpoche cũng đã từng gặp Khenpo Ngawang Palzang khi ngài còn rất nhỏ, dù cho ban đầu ngài học với Shedrup Tenpai Nyima.

Rinpoche Neten Chokling quá cố, người cha tôn kính của Orgyen Tobgyal Rinpoche, hóa thân lần thứ ba của Chokgyur Dechen Lingpa, là một đệ tử của Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, vị Khyentse thứ hai, người chủ yếu là một đệ tử của Azom Drukpa. Như thế dòng nguyên vẹn đi xuống từ ngài, như một ngọn đèn được thắp từ một ngọn đèn khác.

Đấy là những dòng Đại Toàn Thiện chúng ta có đến ngày hôm nay, chủ yếu là kahma hay dòng trao truyền bằng miệng.

NHỮNG TERMA

Chúng ta đã miêu tả dòng kahma. Cũng có những dòng terma. Ở đây chúng ta chỉ giới thiệu ngắn về những terma.

Terma là những kho tàng Pháp được khám phá lại. Có nhiều câu chuyện về Kangyur Rinpoche nhận trao truyền trực tiếp từ Guru Rinpoche, sau đó tâm của hai ngài hòa lẫn. Cũng có những câu chuyện kể những linh kiến của ngài về Vimalamitra, Longchenpa, Jigme Lingpa và những vị khác. Dudjom Rinpoche đã nhận nhiều trao truyền trực tiếp theo cách ấy. Những dòng terma là những trao truyền trực tiếp và vô cùng từ Guru Rinpoche đến đạo sư kho tàng (terton).

Như thế, giữa Guru Rinpoche và chúng ta, chỉ có một người, đó là đại terton ngài là thầy của chúng ta trong dòng terma này. Đây là lý do của thần lực khủng khiếp và sự hiệu quả của những trao truyền như vậy, ngay cả ngày nay. Những giáo lý terma của dòng tắt và trực tiếp thì giống như hơi thở ấm áp và tươi mát của những dakini, trong đó sức mạnh của những ban phước vẫn còn nguyên vẹn. Nói chung, có ba dòng terma. Cộng vào với ba dòng kahma nữa là có tất cả sáu dòng Đại Toàn Thiện Dzogchen. Mọi kahma và terma đều gồm trong sáu cái này. (Tất cả điều này được giải thích rõ ràng trong bình giải của Khenpo Yonga về chương thứ mười của cuốn Yonten Dzo của Jigme Lingpa.)

Những terma thường có hai loại, gong ter hay kho tàng tâm, và dze ter hay kho tàng vật chất. Gong ter được rút ra từ cảnh giới bất khả tư nghì của tánh giác, tâm-trí huệ, bởi vị terton mà kho tàng ấy đã được dành cho ngài. Rồi chúng được dạy và viết ra trong một cách có thể hiểu được cho những người tiếp xúc với một vị thầy và với giáo lý như vậy. Dze ter được khám phá như những đồ vật, chẳng hạn những tấm da hay cuộn giấy màu vàng có chữ của dakini, những đồ thờ, xá lợi, ngọc… Chúng có thể có nhiều hình thức để làm lợi lạc cho chúng sanh.

Trong mọi trường hợp, tất cả mọi loại terma khác nhau đều được chính Guru Rinpoche – hay những người cộng sự như Yeshe Tsogyal, Vimalamitra hay Vairotsana – cất giấu để cho những hậu thân của những đệ tử của ngài tiếp tục khám phá chúng về sau cho lợi lạc của những thế hệ tương lai. Tulku Thondup đã viết một cuốn sách hảo hạng về chủ đề này, cuốn Những Giáo Lý Được Cất Giấu của Tây Tạng.

Như chính Guru Rinpoche đã nói, “Trừ xác chết của một con chó, mọi vật có thể lấy làm ter.” Điều này có nghĩa những kho tàng terma là nguồn mỏ giáo lý vô tận, nó có thể xuất hiện trong bất cứ hình thức nào thích hợp với những nhu cầu của chúng sanh. Chủ đề terma là thực sự rộng lớn, sâu xa và không thể quan niệm nổi.

Đôi khi những kho tàng terma được những hộ pháp giao cho các terton, hay được phát giác trong những giấc mơ và những linh kiến. Đôi khi những terton phải tìm kiếm những terma mà họ đã được tiền định để tìm thấy. Đôi khi những danh sách của những terma và bản đồ được khám phá hay giao cho các terton, liên quan đến những giáo lý dành cho họ phát hiện. Đôi khi những terma được đọc như những cuốn sách bởi những người khám phá. Thường thường họ phải giải mã chúng từ dayig hay chữ tượng trưng bí mật của dakini, hay từ một mật mã đơn lẻ hay chủng tử tự. Đôi khi chỉ có bản thân vị terton đọc được, hay thấy được terma. Những trường hợp khác mọi người đều có thể thấy. Thỉnh thoảng, phải có những nỗ lực lớn lao trước khi kho tàng được khám phá. Một terton làm mòn vài cái đục khi cố gắng moi một terma ra khỏi một vách đá trên một bờ vực thẳm. Những vị khác phải làm nhiều lễ cúng dường (tsok), hay tìm ra người phối ngẫu thích hợp, trước khi đáp ứng mọi điều kiện tốt lành cần thiết cho việc khám phá những kho tàng Pháp.

Trong thế kỷ mười bảy Terdak Lingpa cố gắng sưu tầm và kết hợp tất cả những terma vào thời đó. Tuy nhiên, đến thời Jamyang Khyentse Wangpo và Jamgon Kongtrul Lodro ở thế kỷ mười chín, không có một kết tập nào đã được làm. Vì lý do ấy, hai đạo sư Rimé vĩ đại này, cũng chính là những terton, đã gom lại kho tàng terma vĩ đại Rinchen Terdzo, bao gồm tất cả những terma gốc chính yếu của những terton. Như thế họ giữ nhiều kho tàng Pháp khỏi bị mất mát. Hiện giờ có hơn sáu mươi ba bộ, gồm mười bảy ngàn quán đảnh.

Mỗi terma là một vòng, một chu trình tự đầy đủ, gồm tất cả giáo lý chính yếu cần thiết để đạt đến giác ngộ. Mỗi terma chứa đựng những phần đoạn bao hàm những thực hành sơ khởi, ba cái gốc, Đại Toàn Thiện… dù tất cả mọi phần khác nhau không phải luôn luôn được phát hiện, dạy hay viết ra bởi chính người khám phá. Dựa vào nhiều yếu tố, gồm cả thời gianhoàn cảnh, và hoặc những giáo lý ấy có được các đệ tử yêu cầu hay không, một số terma được hoàn chỉnh về sau bởi những hóa thân.

Một terton vua, tối cao như Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892) đã phát hiện hình thức bao quát nhất của những kho tàng Pháp, bộ Bảy Trao Truyền hay Kabab Dun nổi tiếng. Người đồng thời với ngài, Chokgyur Dechen Lingpa (Choling Rinpoche thứ nhất), cũng có Kabab Dun, trong một hình thức kém đầy đủ hơn nhiều. Những phát hiện và tác phẩm của Khyentse thứ nhất cũng như cuộc đời ngài thì hoàn toàn đáng kinh ngạc.

Kahma Đại Toàn Thiện – gồm tất cả những sadhana được thực hành vào thời Guru Rinpoche và trao truyền từ guru đến đệ tử qua một dòng không đứt đoạn – lần đầu được kết tập, xuất bản và truyền bá trong thế kỷ mười bảy bởi hai huynh đệ của Mindroling, là Terdrak Gyurme Dorje và Lochen Dharma Shri. Một vị là terton rất vĩ đại, và vị kia là một đại dịch giả. Họ thêm vào những truyền thống khẩu truyền những terma riêng và bình giải của họ, tạo thành bốn mươi hai bộ tất cả. Đức Dudjom Rinpoche cũng đã làm như thế. Đối với một dẫn nhập mười hai bộ tác phẩm của Dudjom Rinpoche, xin xem Truyền Thống Nyingma của Phật giáo Tây Tạng.

Những terton nổi bật khác là Guru Chowang, Rigdzen Godem, Pema Lingpa, Ratna Lingpa, Sangyay Lingpa, Dorje Lingpa, Nyangral Nyima Ozer, Jatshon Nyingpo, Terdak Lingpa và Longsel Nyingpo. Có nói năm terton vua vĩ đại, một trăm terton trưởng, một ngàn terton thứ, dù người ta nên hiểu rằng con số những terton thì không thể đếm, và con số những terma, cũng như những tantra thì không thể quan niệm. Người ta có thể đọc về nhiều terton trong cuốn Những Cuộc Đời của Một Trăm Lẻ Tám Terton của Jamgon Kongtrul Lodro Thaye trong bộ Rinchen Terdzo, nhưng còn chưa được dịch.

Hiện thân trước kia của đức Dudjom Rinpoche, Trakthung Dudjom Lingpa, là một đại terton của thế kỷ vừa rồi, vị này đã phô diễn những thần lực đáng kể cũng như có một tính khí rất phẫn nộ. Một đại thành tựu giả Phurba (Vajra Kilaya), ngài gần như không biết chữ, đã dùng mười ba người chép tay để đưa những phát hiện của ngài thành tác phẩm. Ngài giống như những thành tựu giả thông tuệ-điên cuồng thời xưa.

TIÊN TRI

Một lần, Khenpo Ngawang Palzang, đệ tử của Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima có một giấc mộng trong đó ngài thấy một cái tháp lớn ở Ấn Độ. Đó là một cái tháp lớn nhất được vua Ashoka dựng nên, chứa những xá lợi của Phật. Nó đã bị hư hỏng từ đỉnh cho tới đáy. Một dòng sông lớn chảy qua cuốn mọi thứ vào đại dươnghướng tây, nơi đó cả biển trở thành màu đỏ vì cái tháp này rớt vào trong đó, như nó bị vỡ từ một trái núi lớn vào trong nước. Vào lúc đó, có một tiếng nói từ trên trời bảo rằng hằng triệu người sống trong biển sẽ được lợi lạc do cái tháp ấy.

Ngawang Palzang kể lại giấc mơ này cho lama của ngài, Nyoshul Lungtok, vị này không nói gì cả. Về sau, Nyoshul Lung-tok nói về điều này rằng những giáo lý của đức Phật bấy giờ đã được thực hànhĐông phương sẽ bị hủy hoại ở đây, nhưng chúng sẽ qua Tây phương làm lợi lạc cho nhiều chúng sanh. Tiếng nói trong giấc mộng đã nói những chúng sanh sẽ được lợi lạc và sẽ “thấy chân lý.” Điều này có nghĩa là họ sẽ thấy hay hiểu chân lý tuyệt đối. Không nhất thiết có nghĩa là tất cả họ đều chứng ngộ chân lý tuyệt đối, nhưng họ sẽ được lợi lạc lớn lao nhờ nhận những giáo lý và hiểu được chân lý của chúng.

Nyoshul Khenpo Rinpoche bình luận rằng cái tháp này tượng trưng nền tảng của những giáo lý Phật giáo, chúng đang bị hủy hoại ở phương Đông nhưng sẽ lan truyền càng ngày càng rộng lớn ở phương Tây. Khi tiếng nói ở trên trời nói rằng những chúng sanh sẽ được nhiều lợi lạc và thấy chân lý, nó nghĩa là một triệu người sẽ chứng ngộ chân lý tuyệt đối, và tất cả chúng sanh ở phương Tây sẽ được lợi lạc lớn lao nhờ những giáo lý sẽ phổ biến rộng rãi này.

Đây là một tiên tri quan trọng và đầy ý nghĩa, đặc biệt trong liên hệ với dòng và những giáo lý Đại Toàn Thiện riêng biệt của chính Nyoshul Khenpo. Tiên tri ấy đến từ những gương mặt chính của dòng Nyingthig này, người nối Pháp xuất sắc của Patrul Rinpoche, Nyoshul Lungtok và đệ tử thượng thủ của vị này là Khenpo Ngawang Palzang. Nếu người ta thực sự thiền định về thật nghĩa của Dzogchen, người ta sẽ có chứng ngộ chân thật không nghi ngờ gì.

THỰC HÀNH ĐẠI TOÀN THIỆN

Với những người bình thường, Phật tánh có vẻ như rất xa xôi. Tuy nhiên, đối với người thực hành Đại Toàn Thiện, nó không quá đỗi khó. Tất cả những con đường khác, cả trong và ngoài Phật giáo, đều giống như những sơ bộ cho Đại Toàn Thiện, Thừa Chót Đỉnh. Đại Toàn Thiện bao gồm mọi con đường khác và những giáo lý khác, và nó tự trọn vẹn trong chính nó. Tất cả những Pháp khác tìm thấy sự trọn vẹn trong nó và dẫn đến nó, như những dòng sông đổ vào đại dương. Những Pháp khác có những quan điểm xung đột nhau, Đại Toàn Thiện giải quyết hết thảy chúng.

Đại Toàn Thiện là con đường cực kỳ trực tiếp, ngắn, nhanh chóng đến giác ngộ toàn vẹn ngay trong đời này. Nó không có gian khổ, khó nhọc lớn lao. Những con đường khác giống như những đường lộ dẫn đến một ngôi nhà ở xa ; Đại Toàn Thiện giống như sống trong ngôi nhà đó. Đại Toàn Thiện Men Ngag Nyengyud giống-như-cam-lồ này của vidyadhara hay dòng nắm giữ tánh giác rigpa là tinh yếu quý báutinh chất nhất của mọi giáo lý có thể có được. Nó cho phép chúng ta thấy biết những mức độ vi tế nhất của việc sự vật hiện hữu như thế nào và mọi sự hiển lộ đích thực như thế nào, và làm cho chúng ta có thể nhanh chóng trở thành hoàn toàn chứng ngộ, thức tỉnh hoàn toàn, tự do trọn vẹn. Nếu chúng ta thực hành nó bây giờ, chắc chắn sẽ có những lợi lạc cho người Tây phương khắp nơi trong tương lai.

vô số giải thích tinh visâu xa về tất cả những giáo lý Phật giáo, và cũng về cả Đại Toàn Thiện, nhưng tất cả đều dựa vào thực hành thiền định. Đấy là điều chính yếu nhất. Người ta phải kinh nghiệm những giáo lý cho chính mình, và trình bày kinh nghiệm riêng của mình, sự hiểu, hay chứng ngộ với một bậc thầy đã chứng ngộ, với vị thầy tốt lòng của mình, để nhận sự thẩm địnhlời khuyên của thầy. Vị thầy không thể đơn giản trình ra chứng ngộ cho bạn. Nhưng một vị thầy Đại Toàn Thiện đích thực, có thẩm quyền có thể dễ dàng hướng dẫn một đệ tử thích hợp trong đường lối nyongtri đến sự đạt được thành tựu viên mãn mà không có nhiều khó khăn, hay những giáo lý chi tiết và những giải thích trí thứcnghiên cứu. Tất cả mọi giáo lý sẽ gồm trong những giáo huấn cốt lõi cần thiết mang tính cá nhân này. Bởi thế, người ta cần hoàn toàn nương dựa vào đó.

Gyalwa Longchenpa nói về Đại Toàn Thiện : “Nó hòa hợp toàn hảo với tất cả giáo lý, và là tối cao.”

Mục tiêu của thực hành Đại Toàn Thiện là thiết lập một cách rõ ràng một cái thấy, một tri kiến dẫn trực tiếp đến chứng ngộ rằng bản tánh chân thật của tự tâm mình là bản tánh tuyệt đối. Chúng ta phải không bằng lòng với cái hiểu biết thuần trí thức về nó. Cái ấy sẽ không giải thoát chúng ta. Chúng ta phải khai triển một xác tín bên trong, không lay chuyển, vĩ đại về bản tánh bẩm sinh nền tảng này. Mọi thực hành khác nhau là những phương tiện để khai triển, làm tiến bộvững chắc sự xác tín ấy. Sự thực hành giản dị nhưng sâu xa này, liên quan đến Trekchod hay thiền định Cắt Đứt, được giải thích trong Tsiksum Nedek, Ba Điểm Cốt Yếu Phát Hiện Tinh Túy của Patrul Rinpoche.

Dù nếu Gyalwa Longchenpa, hay Phật nguyên sơ Saman-thabhadra xuất hiện thình lình trước chúng ta trong một linh kiến ánh sáng cầu vồng kỳ diệu, điều đó cũng không là gì so với việc có trước mặt chúng ta Tulku Uzgyen Rinpoche và Chatral Rinpoche, những vị Phật sống, như chính Padmasambhava, người có thể nói Đại Toàn Thiện thẳng vào tai chúng ta. Những vị thầy vĩ đại này là những người nắm giữ dòng phái sống không ai sánh hiện thân cho tất cả bổn tôn, thầy và giáo pháp.

NHỮNG DÒNG VÀ THẦY

Đôi khi một lama có thể có nhiều vị thầy và nhận vô số trao truyền mà không chống trái xung đột gì. Không nhất thiết phải chỉ có một lama gốc. Người ta có thể xem tất cả các vị thầy là những biểu lộ hay lưu xuất của lama gốc của mình, ngài thực sự giống như Vajradhara hiện thân. Trong vài trường hợp khác, chỉ có một vị thầy đã đủ. Một guru giống như một tấm gương ; người ta cần để thấy mặt mình, thật tánh của mình. Tất cả những tấm gương chỉ phản chiếu cái xuất hiện trước chúng.

Bởi thế, hầu như không thể diễn tả trọn vẹnliệt kê chính xác tất cả những dòng thuộc về một cá nhân. Nhiều lama nắm giữ nhiều dòng, chánh và phụ. Chẳng hạn Khyentse thứ nhất, ngài đi bộ khắp Tây Tạng một cách vô danh trong mười ba năm để gom góp tất cả mọi giáo lý, có một trăm hai mươi lăm lama gốc. Như thế ngài có thể giữ gìn và trao truyền tất cả mọi dòng phái theo một cách hoàn toàn không bộ phái. Cùng với Jamgon Kongtrul và Chogyur Lingpa, ngài thắp sáng sự phục hưng Rimé ở miền đông Tây Tạng trong thế kỷ vừa qua. Không trộn lẫn các thứ với nhau, Jamyang Khyentse dạy mỗi cái trong nhiều truyền thống theo truyền thống riêng biệt của nó. Đã thực hànhchứng ngộ mọi thứ nhận được, ngài có thể dạy và truyền không sai lầm tất cả Phật pháp vô số, thuận theo những nguyện vọng và khả năng của các đệ tử khác nhau.

Vị thầy của chúng ta, đức Dilgo Khyentse Rinpoche quá cố, ngài mất năm 1991 ở Bhutan, đã nhận những giáo lý và trao truyền chủ yếu của Đại Toàn Thiện từ Shechen Gyaltsab, một đạo sư phi thườngTu viện Shechen xứ Kham. Dilgo Khyentse Rinpoche cũng nhận nhiều trao truyền chính trong chi tiết từ Jamyang Khyentse Chokyi Lodro và Khenpo Pema Losel Ten-kyong. Shechen Rabjam Rinpoche đã tái sanh làm cháu của ngài, tức là Rabjam Tulku. Khyentse Rinpoche là một đạo sư Rimé rất vĩ đại. Dĩ nhiên ngài cũng là một terton, cũng như hiện thân của Jamyang Khyentse Wangpo, là Manjushri (Văn Thù) trong hình thức con người. Ngài là thầy Đại Toàn Thiện của đức Dalai Lama thứ mười bốn, cũng như là guru của hoàng tộc nước Bhutan. Mong rằng ngài sớm tái sanh vào thế giới này !

Có người hỏi Nyoshul Khenpo Rinpoche về dòng của ngài. Ngài nói rằng ngài không có dòng nào đặc biệt, chỉ là dòng Đại Toàn Thiện tổng quát, dòng vidyadhara phác họa ở trên. Người nào tinh tấn trong thực hành Pháp sẽ giống như những vị Khyentse và Kongtrul, đạt đến thái bình của niết bàntrở thành một người nắm giữ dòng. Dòng đặc biệt của Khenpo là dòng thực hành.

Khenpo Rinpoche nói rằng có những tiểu sử đầy đủ về hầu hết những đạo sư của dòng, được viết lại bởi chính các đạo sư hay các đệ tử thân cận, chỉ trừ ba vị : Orgyan Rabjam Chodrak, Orgyan Rabjam Palgon (Shri Natha, guru Nyingthig của Jigme Lingpa là một đệ tử của Orgyan Rabjam Chodrak), và Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima.

Những nguồn tiểu sử này thì khác nhau và phân tán. Chúng chưa bao giờ được gom lại trong một biên niên bao quát và độc nhất. Từ Jigme Lingpa xuống đến ngày nay, sự việc rõ ràng dù hầu hết không được ghi lại mà chỉ dạy miệng. Trước thời kỳ của Jigme Lingpa một số chi tiết khó đưa ra ánh sáng. Lịch sử của dòng Vidyadhara của Khenpo là một cố gắng nhỏ trong chiều hướng đó, dù cho còn những tìm kiếm cần phải làm. Cuốn Chosjung nổi tiếng của đức Dudjom Rinpoche chủ yếu là một biên niên về những khuôn mặt chánh trong lịch sử Nying-ma. (Trong tiếng Anh đó là một bộ chính thống và khổng lồ có tên là Trường Phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng, Gyurme Dorje và Matthew Kapstein dịch và ấn hành). Terdak Lingpa sưu tập và viết lại những tiểu sử của mười một lama trong dòng từ Longchenpa xuống đến ngài, thế nên chúng ta có thể đọc về các ngài trong tác phẩm ấy.

Nyoshul Khenpo Rinpoche luôn luôn lập đi lập lại rằng Pháp không thuộc về một ai, vì bất cứ thực hành thành thật và siêng năng sẽ đạt đến chứng ngộtrở thành người thừa kế vương quốc của đức Thích Ca Mâu Ni, lên ngai của đức Phổ Hiền Samantabhadra. Đấy không có nghĩa là người ta thừa hưởng một địa vị thế gian hay những đồ vật vật chất, mà là bất kỳ ai thật sự đem những giáo lý vào lòng và thực hành đúng như chúng phải được thực hành sẽ trở nên một người nắm giữ dòng, và như thế làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh cũng như chính họ. Đó là điều Khenpo Rinpoche muốn khuyến khích và cổ vũ chúng ta. Mục đích duy nhất của mọi thực hành, giải thíchcâu chuyện này là để khuyến tấn sự thực hành tâm linh, chứ không chỉ bồi dưỡng trí thức.

Những giáo lý Longchen Nyingthig sâu xa này không phải là những chỉ dạy của một con người. Tất cả chúng là những giáo lý của Dorje Chang, Vajradhara. Đặc biệt về dòng nyongtri, nó không chỉ là những giáo lý của Jigme Lingpa, Gyalwa Long-chenpa, hay Guru Rinpoche : nó là giáo lý của Dorje Chang, lối tắt kim cương của Dorje Sempa, tâm-trí huệ của Samantabhadra biểu lộ trong ánh sáng của kinh nghiệmchứng ngộ của mỗi đạo sư giác ngộ trong dòng, thích ứng với các đệ tử của các ngài và những thế hệ tương lai. Chúng ta cần hiểu điều ấy. Trong truyền thống nyongtri, sự hướng dẫn lớn lên từ sự tương tác cá nhân giữa một người thực hành và thầy mình thuận theo kinh nghiệm thiền định có được dọc con đường, mỗi cá nhân có sự thâm nhập trực tiếp vào những giáo lý của Dorje Chang. Đây là phẩm tính trực tiếp, ân phước, thần lựcquý báu của nó, đem lại những kết quả phi thường. Chúng ta hãy sử dụng nó một cách tốt nhất có thể được, cho lợi lạc của mỗi một và tất cả.

Thuật ngữ

alaya (TT kun shi) Nền tảng của tất cả thức hay sem (tâm thức), nó phân biệt với rigpa – cái hiện diện thanh tịnh nguyên sơ, tánh giác bẩm sinh vốn sẵn đủ.

bodhicitta Tâm của giác ngộ. Động lực vị tha đạt đến giác ngộ để làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Bồ đề tâm có hai phương diện : tuyệt đốiquy ước. Bồ đề tâm tuyệt đốichân lý, tánh Không. Bồ đề tâm tương đối là từ và bi.

chakra Vòng tròn, bánh xe. Những trung tâm năng lượng trong thân thể nối kết với nhau bằng kinh mạch trung ương.

Chenrezig (Skt Avalokiteshvara) Bồ tát hiện thân của Đại Bi, tình thươngthiện cảm. Thường được dùng như một hóa thần bổn tôn để thiền định. Om Mani Padme Hung là thần chú của ngài.

chik charpa Những hành giả đạt đến giác ngộ “tất cả trong một lần,” đồng thờithình lình (Đốn Giác). Để phân biệt với rim gyipa, những người đạt đến chứng ngộ theo cách dần dần, cấp bậc (Tiệm Giác).

Chošd Cắt đoạn cái ngã. Một hệ thống thiền định để cắt đoạn những gốc rễ của chấp ngã. Dòng bắt đầu từ thế kỷ thứ mười một, với Padampa Sangye và Machig Lapdron, một người nắm giữ dòng là nữ.

chonyi kyi gong Chứng ngộ pháp giới tuyệt đối, hay Phật tánh.

dakini Năng lực nữ tính thiêng liêng, nhân cách hóa như là những tantrika nữ ; gọi là “người đi trên trời,” họ giống như những thiện thần, thiên thần hay hóa thần. Nguyên lý dakini đưa vào những chuyển động vô cùng hay sự nhảy múa của tánh Không qua mọi hình tướng. “Mọi phụ nữ là dakini, mọi đàn ông là daka.”

dharmakaya (Pháp thân) Thân chân lý của Phật. Phương diện tuyệt đối của Phật, biểu lộ như là tánh Không vô tướngsáng ngời.

doha Một bài ca kim cương tự phát, một bài ca giác ngộ, do những thiền sư trong một dòng khởi từ những thành tựu giả của Ấn Độ cổ thời.Dòng thực hành Đường lối của các thiền giả hơn là đường lối của lý thuyết, học và học giả. Dòng của Milarepa.

Drimé Oser Một danh hiệu của Longchenpa Rabjam, nghĩa đen là “những tia sáng không nhiễm.”

Dzogchen Đại Toàn Thiện hay Đại Viên Mãn. Những giáo lý bất nhị của Phật giáo, thường được gọi là “cái thấy từ trên cao.” Nó ám chỉ đến Ati Yoga trong tiếng Sanskrit, và cũng được biết như Thừa Đỉnh hay Đại Hoàn Thành.

Emaho Một thán từ để biểu lộ ngạc nhiên hay phấn khích ; có thể dịch là “kỳ diệu” hay “lạ lùng.”

guru yoga Thực hành Kim Cương thừa sùng mộ và những ban phước cảm ứng để hòa lẫn với tâm của guru và chứng ngộ sự bất khả phân của mình với Phật tánh.

gyu Dòng tâm thức ; dòng hiện sinh sâu xa của mỗi chúng ta.

kahma Kahma ám chỉ tất cả những giáo lý và trao truyền qua những thế kỷ bởi dòng dài những thầy và đệ tử (xem ringyu). Nó ngược lại với dòng ngắn và trực tiếp của terma (xem nyegyu), những giáo lý của Guru Rinpoche và những bậc giác ngộ khác được khám phá lại.

Kangyur Ba Tạng của Tây Tạng.

Khenpo (Skt acharya) Một tu viện trưởng, người hướng dẫn hay giáo sư.

Kuntuzangpo (Skt Samantabhadra, Phổ Hiền) Đây là bản tánh hay trạng thái của Phật tánh nguyên sơ, nó có nghĩa đen là “Trọn Vẹn Tốt,” một nhân cách hóa của bản tánh bổn nguyên thanh tịnh của chúng ta.

Lam Rim Con đường giác ngộ tiệm tiến, được trình bày rộng rãi bởi Lama Tsong Khapa và những vị khác.

lingpa Terton hay những đạo sư khám phá kho tàng. (xem terma)

Lojong Tu hành tâm thức của Đại thừa. Nó ám chỉ sự mở rộng động lực cá nhân (tìm cầu hạnh phúc cho riêng mình) thành nguyện vọng cứu độ cho tất cả chúng sanh trong vũ trụ và làm nhẹ tất cả khổ đau.

Mahamudra Đại Ấn. Nó ám chỉ bản thân thực tại tuyệt đối : mọi sự thực sự là thế nào. Nó cũng là tên của một dòng và truyền thống giáo lý.

Mahasandhi Một danh từ thay thế của Đại Toàn Thiện hay Thừa Hoàn Thành ; tương đương với Maha Ati, Thừa Đỉnh.

mahasiddha Đại thành tựu giả. Những môn đồ của thiền ; những hiền triết giác ngộ.

mantra Thần chú. Những lời thiêng liêng của năng lực. Trì tụng, ca hát nó được dùng trong thiền định.

namkhai naljor Yoga như hư không ; một thực hành thiền định của Đại Toàn Thiện hòa hợp tâm thức hữu hạn với tánh giác vô hạn như hư không.

namthar Một tiểu sử tâm linh.

namtok Tính ý niệm, tư tưởng diễn dịch ; nó ám chỉ tâm thức nhị nguyênsuy đoán phân biệt.Năm Trang Hoàng của Asanga Năm đại luận mà pháp sư Ấn Độ Asanga nhận được trong một cách linh kiến từ đức Phật tương lai là Di Lặc (Maitreya). Chúng là : Madhyanta-vibhaga, Dharma-dharmata-vibhaga, Abhisamaya-alamkara, Mahayana-sutra-alamkara và Uttaratantra.

ngondro Những thực hành căn bảnsơ khởi. Thực hành ngondro thường bao gồm hàng trăm ngàn lễ lạy, lời nguyện quy yBồ đề tâm, trì tụng thần chú tịnh hóa một trăm âm Vajrasattva, cúng dường mạn đà lathực hành guru yoga. Thường được dùng như tu hành chuẩn bị cho thực hành tantra.

nirmanakaya (TT tulku) hóa thân. Những hiện thân của Phật ở thế giới này, như Phật Thích Ca mâu Ni, đức Dalai Lama và những lama tái sanh khác.

nyegyu Dòng ngắn và trực tiếp của terma từ Padmasambhava và các bậc giác ngộ khác. Những đạo sư này truyền những giáo lý một cách trực tiếp, qua những thân-trí huệ bất tử của các ngài, trong kinh nghiệm linh kiến, cho những terton hay những đạo sư khám phá và phát hiện những kho tàng giáo lý này.

Nyingthig, Longchen Nyingthig Tinh túy tâm yếu của Longchenpa và Jigme Lingpa toàn giác, tinh chất của Đại Toàn Thiện bẩm sinh vốn sẵn. Đây là một sự trao truyền dòng chỉ dành cho một đệ tử vào một thời gian, hiếm khi cho một nhóm. Nó được xem là cực kỳ hiếm và quý.

nyongtri giáo lý chứng nghiệm. Một truyền thống giáo lý trong đó sự hướng dẫn cá nhân được thầy ban cho khi kinh nghiệm thiền định của đệ tử phát triển. Ngược lại với chương trình tổng quát lý thuyết của những giáo lý trong sách hay những bài thuyết giảng.

quán đảnh (Skt abhisheka ; Tây Tạng Wang ; nghĩa đen : xức dầu) Một lễ nghi trao truyền của Mật Thừa, trao quyền cho phép một đệ tử thực hành một sadhana riêng biệt của Kim Cương thừa.

rangjung yeshe Trí huệ tánh giác tự sanh, tự nhiên hay sự tỉnh thức bổn nguyên nội tại trong bản chất chúng ta.

rigpa Trí huệ hay sự tỉnh thức bẩm sinh vốn sẵn đủ ; sự hiện diện thanh tịnh ; hiện thể nguyên sơ.

rigpai tsel wang Quán đảnh thứ tư, sự đưa vào bản tánh tuyệt đối của tâm trí huệ bẩm sinh, rigpa.

rigpai nelug Trạng thái bổn nguyên, tự nhiên của tánh giác nguyên sơ ; cách thế đích thực của hiện thể.

Rimé Dòng thực hành không bộ phái, một phong trào thế kỷ mười chín, do Jamgon Kongtrul và Jamyang Khyentse Wangpo ủng hộ, để bảo tồn và làm sống lại những giáo lý của nhiều trường phái khác nhau của Phật giáo Tây Tạng.

ringyu Dòng dài của Đại Toàn Thiện. Nó truyền xuống từ Phật nguyên sơ Samantabhadra đến Dorje Sempa, Garab Dorje, Jampel Shenyen, Shri Simha, Jnanasutra, Vimalamitra và Padmasambhava, và gồm nhiều lama giác ngộ theo dấu chân của các ngài.

rupakaya sắc thân. Thân sắc tướng của một vị Phật. Chân lý hay thực tại biểu lộ trong hình tướng, hơn là chỉ tánh Không vô tướng, sáng chói hay pháp thân.

rushen Sự chia tách hay phân biệt sanh tử khỏi niết bàntâm thức nhị nguyên khỏi tánh giác-trí huệ bất nhị, trói buộc khỏi giải thoát. Một thực hành độc nhất trong những sơ khởi của Đại Toàn Thiện.

sadhana Những bản văn nghi thức và những thiền định được hướng dẫn trong thực hành Kim Cương thừa.

samaya Những lời thề hay cam kết trong thực hành Mật thừa.

sambhogakaya báo thân. Thân thọ hưởng của một vị Phật. Sắc tướng thấy được mà chư Phật biểu lộ cho những người có tri giác thanh tịnh.

sarva mangalam “Nguyện cho mọi sự đều hoàn toàn tốt lành.” Một lời cầu nguyện thông thường ở đầu hay cuối những bản văn Sanskrit.

sem Tâm thức hữu hạn, nhị nguyên, hợp lý. Tâm thức diễn dịch, ý niệm.

semkye Một từ để chỉ Bồ đề tâm trong tiếng Tây Tạngnghĩa đen “phát sanh Bồ đề tâm” – sự nở hoa của lòng vô ngã đầy đủ trí huệđại bi.

semtri Những giáo lý ‘bản tánh của tâm’ thiết yếu của Đại Toàn Thiện.

shamatha Tập trung an định, dẫn đến tập trung nhất niệm.

shetri Dòng giáo lý lý thuyết hoặc giải thích. (xem nyongtri)
shunyata Giáo lý của Đại thừa nói rằng mọi sự đều trống không và rỗng rang trong bản chất, không có hiện hữu nội tại và riêng biệt (tánh Không).

Tangyur Bộ sưu tập những bình giải của các đạo sư Ấn Độ.

tathagatagarbha Như Lai tạng. Phật tánh bẩm sinh vốn sẵn đủ, phương diện tuyệt đối của Bồ đề tâm ; nó là rigpa, cốt lõi của kinh nghiệmchứng ngộ của Đại Toàn Thiện.

tám dấu hiệu tốt lành Tám biểu tượng truyền thống của sự tốt lành : một cái dù, một đôi cá vàng, một bình kho tàng, một bông sen, một vỏ ốc tù và xoắn về phía phải, một cái nơ không dứt, một ngọn cờ chiến thắng, một bánh xe Pháp.

terma terma ám chỉ những giáo lý trước kia được cất giấu và được khám phá lại của dòng ngắn và trực tiếp (nyegyu) từ Padmasambhava và những bậc giác ngộ khác. Những đạo sư này truyền những giáo lý trực tiếp, qua những thân-trí huệ bất tử của các ngài, trong linh kiến, cho các terton (đạo sư khám phá kho tàng), họ khám phá và phát hiện những giáo lý này.

thanh tịnh nguyên sơ vô cùng (TT kadak) Tri kiến Trekchod của Đại Toàn Thiện rằng tất cả là tự nhiên toàn thiệntrọn vẹn từ khởi thủy, không đòi hỏi phải cải thiện hay chuyển hóa.

thugdam Thiền định Tịnh Quang, thường duy trì sau cái chết lâm sàng.

Togal Siêu vượt (nghĩa đen : nhảy qua). Một thực hành trong các tantra Đại Toàn Thiện để thấy chân lý, còn bí mật hơn Trekchod.

Trekchod Cắt đứt hay Nhìn thấu qua : thực hành tánh giác trần trụi chính yếu của Đại Toàn Thiện. Một thực hành bí mật trong giáo lý bất nhịtruyền thống thực hành của Đại Toàn Thiện.

tsalung yoga Yoga nội của Kim Cương thừa gồm tsa – những nadi hay kinh mạch ; lung – prana, năng lực hay khí ; và tigle – lãnh vực của tâm thức hay bindu.

tulku Sự xuất hóa của một bậc chứng ngộ, thường dùng để ám chỉ sự biểu lộ của một bồ tát hay tái sanh của một lama cao cấp đã chết.

tummo Yoga nội nhiệt bí mật. Một cách dùng hơi thở, các luân xa, áng sáng bên trong và hơi nóng để đun nóng ‘nồi nấu’ thân thểđạt đến giác ngộ.
vidyadhara người nắm giữ tánh giác hay đạo sư rigpa.

Chú thích

1. Lòng.
2. Trung tâm lời nói.
3. Mysore, Ấn Độ.
4. Shedrub Tenpai Nyima là guru gốc của Nyoshul Khenpo.
5. Hai terton là đức Dudjom Rinpoche và đức Khyentse Rinpoche.
6. Ba cửa là thân, khẩu, ý hay thân, ngữ, tâm thức.
7. Năm tri giác ám chỉ những giáo huấn cốt lõi truyền miệng của Đại Toàn Thiện Men Ngag Nyengyud.
8. Ba loại niềm tinniềm tin mong mỏi, niềm tin sáng suốt, và xác tín hoàn toàn.
9. Cái này ám chỉ sự hiện thực hóa trí huệ về Phật tánh viên mãn, và đại bi cho tất cả chúng sanh.
10. Bốn thế lực ma quỷ (mara) là tiện nghi, cái chết, những phiền não che chướng và năm ấm.
11. Năm độc là năm phiền não che chướng : tham, sân, si, kiêu mạnghen ghét.
12. Ba tu hành là giới, định, huệ : ba phần của con đường Bát Chánh.
13. Chokyi Wangpo là Patrul Rinpoche, tác giả của Kunzang Lamai Shelung.
14. Drimé Oser là Longchenpa Rabjam.
15. Samantabhadra, Phổ Hiền.
16. Chín hành động là những hành động tích cực, tiêu cựctrung tính của thân, ngữ và tâm thức ; nói cách khác là tất cả hành động.
17. Sự thanh tịnh ba phần không quy chiếu ám chỉ tính bất nhị hoàn hảo về chủ thể, đối tượng và hành động.
18. “Những vị thầy khác” nghĩa là những vị thầy khác ngoài đức Phật.
19. “Bốn chuyển đổi của tâm thức” là tham thiền về 1) cơ hội quý báu do cuộc sống làm người đem lại ; 2) vô thường và sự tử vong của chúng ta, cũng như những cái chết của tất cả những cái gì được sanh ra ; 3) luật nghiệp báo nhân quả không sai chạy ; 4) những khuyết điểm của sanh tửhiện hữu trong điều kiện.

Một Lời Cầu Nguyện Trường Thọ 
cho Nyoshul Khenpo Rinpoche 
của Đức Dilgo Khyentse Rinpoche

chói sáng như những biểu lộ của Pháp sâu xa và rộng lớn,
Con đường hoan hỷ của Văn Thù và tất cả các bậc giác ngộ.
Nguyện Sư mãi mãi ở trong trạng thái của Amitayus, Vô Lượng Thọ Phật,
Không gian bổn nhiên bất biến của ba kim cương bí mật.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant