Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

1 Bản Chất Và Những Loại Giấc Mộng

03 Tháng Mười 201000:00(Xem: 4476)
1 Bản Chất Và Những Loại Giấc Mộng

Bản Chất và những Loại Giấc Mộng

Trong một kinh đức Phật Thích Ca Mâu Ni dùng nhiều ẩn dụ để diễn tả thế giới hiện tượngchúng ta thường xem là thực. Những diễn tả ẩn dụ này ví thực tại của chúng ta như sao băng, một ảo ảnh, một ngọn đèn bơ nhấp nháy, những hạt sương buổi sớm, bong bóng nước, tia chớp, một giấc mộng, và mây. Theo đức Phật, mọi hiện hữu hợp tạo, tất cả các pháp, và tất cả các hiện tượng thực ra là không thực và biến đổi trong khoảnh khắc như những thí dụ này.

Một kinh khác dùng những ẩn dụ thi ca phụ thêm để chỉ ra bản chất của tình trạng không thực của chúng ta. Những ẩn dụ đó là sự phản chiếu của mặt trăng trong nước, một ảo ảnh, một thành phố bằng những âm thanh, một cầu vồng, một sự phản chiếu trong gương và cũng một giấc mộng.

Thí dụ giấc mộng trong những kinh điển này bởi vì tất cả chúng ta đều biết rằng nếu chúng ta khảo sát một giấc mộng chúng ta sẽ chẳng tìm ra cái gì cụ thể. Dù những nguyên nhân chánh và phụ cho sự sanh khởi của nó có tìm thấy được, vẫn chẳng có gì thực về bản thân giấc mộng.

Dù có nhiều điều kiện khác nhau dẫn đến việc mộng, sản phẩm của những điều kiện, những giấc mộng của chúng ta, nói chung có thể gom vào hai phạm trù chính : những loại thường hơn là những giấc mộng xuất hiện từ những dấu vết nghiệp(1) và những loại giấc mộng xuất hiện từ sự sáng tỏ của tâm.

Trong phạm trù những giấc mộng gây ra bởi nghiệp, có những giấc mộng chủ yếu liên hệ đến ba trạng thái của hiện hữu, nghĩa là thân, năng lực hay ngữ, và những căng thẳng của tâm của cá nhân ; và có một loại khác liên hệ đến những dấu vết nghiệp. Cái sau có ba nguyên nhân, tức là những dấu vết của nghiệp phát sanh trong đời quá khứ, trong tuổi thơ và trong lúc gần đây của cá nhân.

Trong truyền thống y học Tây Tạng, một y sĩ truy tìm nguồn gốc một căn bệnh cũng sẽ xem xét những giấc mộng của người bệnh thuộc cái nào trong ba hiện hữu. Với thông tin này, ông có thể khám phá tình trạnghoàn cảnh đích thực của thân, năng lực, và tâm của người bệnh. Đôi khi một cá nhân có một bệnh nặng khó chữa, trường hợp đó có thể do những nguyên nhân nghiệp phát sanh trong thời trẻ hay thậm chí đời quá khứ. Cũng có thể bệnh là kết quả của một nguyên nhân nghiệp biểu lộ từ những hành động mới đây. Như thế, phương pháp khảo sát những giấc mộng trở thành một trong những phương tiện quan trọng nhất để phân tích và khám phá những nguyên nhân chánh và phụ của vấn đề.

Những giấc mộng liên hệ đến ba hiện hữu là sao ? Những giấc mộng này sanh khởi do một loại kinh nghiệm của thân, ngữ, tâm. Như thế, những kinh nghiệm trực tiếp liên hệ đến những nguyên tố, năng lực và những xúc cảm có thể trở thành những nguyên nhân tức thời cho sự biểu lộ của kinh nghiệm mộng nào đó, tốt, xấu hoặc trung tính.

Chẳng hạn, một người ngủ trên một cái giường trong một tư thế bất tiện có thể khó chịu hoặc đau. Sự gây khó chịu trở thành một nguyên nhân tức thời cho một giấc mộng xấu. Hay nếu một người ngủ không tốt do bị chặn sự thở, những giấc mộng bị ngạt hay bị bóp cổ có thể khởi lên. Hơn nữa, không khó để hiểu rằng những cảm xúc như vui hay buồn phối hợp với tâm cũng có thể là nguyên nhân phụ tức thì sanh ra giấc mộng. Những thí dụ này về giấc mộng liên hệ đến những điều kiện của ba hiện hữu của cá nhân.

Về những giấc mộng liên hệ đến những dấu vết của nghiệp, có một loại giấc mộng bao gồm những dấu vết của nghiệp mà nguyên nhân phát sanh trong một đời trước. Trong loại giấc mộng này, những sự vật không quen thuộc có thể xuất hiện và người ấy không hề kinh nghiệm chúng trong đời này, như những cái nhìn thấy xứ sở khác hay những người dân xa lạ. Những giấc mộng này có thể lập lại thường đến độ người mộng trở nên thông thạo với thế giới không quen thuộc kia. Những kinh nghiệm như vậy hàm ý sự có mặt của một thói quen rất mạnh từ một đời quá khứ đã để lại một dấu vết nghiệp trong cá nhân. Hay một giấc mộng xuất hiện về một xứ sở lạ với một người lạ muốn quấy nhiễu hay giết người nằm mộng ; kết quả người nằm mộng rất sợ hãi. Điều này đôi khi có nghĩa một tình huống tương tự xảy ra trong một đời trước – những tình trạng của người đó bị ảnh hưởng rất mạnh và để lại một dấu vết nghiệp. Dấu vết này xuất hiện lại khi những điều kiện phụ đã chín. Loại giấc mộng nghiệp thứ nhất này xảy ra, dù không phải tất cả mọi người đều thường kinh nghiệm nó.

Những giấc mộng nghiệp loại thứ hai có những nguyên nhân được phát triển trong thời trẻ của người nằm mộng. Nếu lúc nhỏ, người ấy thình lình sợ hãi hay bị một tai nạn, kinh nghiệm ấy có thể để lại một dấu vết, và như vậy những giấc mộng có thể tái diễn về sau trong đời liên hệ đến biến cố một cách rõ nét hoặc hao hao. Hoặc chẳng hạn, một người khi còn nhỏ kinh nghiệm một trận động đất với sự sợ hãi lớn lao, thì về sau trong cuộc đời dấu vết ấy có khả năng sống lại với những nguyên nhân phụ thích hợp như kinh nghiệm một trận động đất khác.

Loại giấc mộng nghiệp thứ ba gồm những giấc mộng phát sanh từ những hành động mới đây nhưng làm xúc động người ấy một cách sâu xa. Người ấy có thể giận dữ cực độ trong thời gian mới đây, và như một hậu quả, có thể đã đánh nhau với ai đó. Sự tức giận mạnh mẽ này để lại một dấu vết ; vì thế một giấc mộng khởi sanh tương tự với tình huống hay chủ đề đó.

Những nguyên nhân của ba loại giấc mộng này chủ yếu là nghiệp, nghĩa là, liên hệ với một biến cố gây cho con người xúc động sâu xa và để lại những dấu vết của sự căng thẳng, sợ hãi hay cảm xúc mạnh mẽ khác. Khi những dấu vết còn tồn tại, những giấc mộng với một chủ đề tương ứng sanh khởi thường hơn là một điều hợp lý.

Có nhiều giấc mộng tương tự liên hệ đến sự sáng tỏ của một cá nhân, nghĩa là, những giấc mộng liên hệ đến ba hiện hữu thân, ngữ, tâm và những giấc mộng liên hệ đến những dấu vết nghiệp của cá nhân.

Về loại giấc mộng sáng tỏ liên hệ đến ba hiện hữu, tất cả chúng sanh người có trong bản tánh đích thực của họ tiềm năng vô cùng và những phẩm tính không biểu lộ. Dù mặt trời thường trực chiếu soi, đôi khi chúng ta không thể thấy nó vì mây che, và có lúc chúng ta có thể thấy nó giữa những đám mây trong vài khoảnh khắc. Tương tự, đôi khi sự sáng tỏ của cá nhân tự nhiên xuất hiện ; một kết quả của điều này là sự xuất hiện của những giấc mơ của sự sáng tỏ.

Người đang thực hành Pháp cần cố gắng thư giãn, buông lỏng. Qua thư giãn thân, năng lực, và tâm, những nguyên tố và những năng lực trở nên quân bình và qua nguyên nhân phụ và tức thời này những loại giấc mộng sáng tỏ sẽ sanh khởi. Điều này đặc biệt đúng cho hành giả đang làm những thực hành liên hệ đến những luân xa(2) và những kinh mạch,(3) chúng kiểm soát khí prana(4) và năng lực.

Với một số cá nhân, những loại giấc mộng sáng tỏ này sanh khởi nhờ sự sáng tỏ của tâm họ, thậm chí không cần những biện pháp phụ là thư giãn thân hay kiểm soát năng lực. Khi một người thực hành đã trưởng thành hay đã phát triển, có một sự giảm thiểu những chướng ngại thường ngăn ngại sự sáng tỏ tự nhiên của tâm. Theo thí dụ về mặt trời, những đám mây giờ đây biến mất đi nhiều và vô số tia sáng mặt trời có thể biểu lộ trực tiếp.

Khi mọi điều kiện được đúng và thân, ngữ, tâm được thư giãn nhờ một thực hành phát triển, bấy giờ nhiều loại giấc mộng sáng tỏ xuất hiện, một số có thể báo trước biến cố tương lai. Cũng như những giấc mộng bình thường có những nguyên nhân nghiệp từ những đời quá khứ, những giấc mộng của nghiệp trước kia có thể thức dậy trở lại. Dựa vào khả năng của người mộng, có thể nhớ lại một đời quá khứ trong toàn bộ của nó. Một trăm hay thậm chí một trăm ngàn đời có thể được nhớ lại trong một giấc mộng. Chúng ta có thể đọc trong những cuộc đời các vị bồ táta la hán loại giấc mộng phi thường này xuất hiện qua sự sáng tỏ không bị ngăn che.

Một thí dụ về những giấc mộng của sự sáng tỏ mà người thực hành có thể có như một kết quả của những dấu vết nghiệp được tích tập trong thời trẻ có thể như sau. Vào lúc nhỏ, một người có thể có nhiều vị thầy phi thường, hay đã nhận được những giáo pháp và lễ nhập môn, hay đã học những phương pháp thực hành. Về sau người đó có thể có những giấc mộng về những việc này trong đó đi sâu hơn vào sự hiểu biết ấy. Người ấy thậm chí có thể có những hiểu biết hay những phương pháp thực hành trong giấc mộng mà nó chưa từng nghe. Người ta có thể có nhiều giấc mộng lý thú thuộc loại này.

Những giấc mộng liên hệ đến những kinh nghiệm mới đây có thể sanh khởi như sau : Một người đọc cái gì đó, có thể là một bản kinh văn rất quan trọng, hay có một buổi nói chuyện sâu xa về thực hành Pháp. Điều này có thể là nguyên nhân để có những giấc mộng về quá khứ, hiện tại và thậm chí về tương lai.

Đấy là những loại giấc mộng sáng tỏ. Chúng là một sự tiếp tục và phát triển của loại mộng bình thường và chủ yếu sanh khởi đối với những người thực hành đã có kinh nghiệm nào về sự làm việc với những giấc mộng của họ hay với người có kinh nghiệm duy trì sự sáng tỏtỉnh giác trong giấc mộng. Chúng là loại những giấc mộng biểu lộ qua sự sáng tỏ của bản tâm mình, hay rigpa.(5)

Có nhiều phương pháp thực hành Pháp được học khi thức có thể được áp dụng trong tình trạng mộng, dựa trên sự phát triển tỉnh giác trong mộng. Thật ra, người ta có thể phát triển những thực hành này dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn trong giấc mộng nếu người ta có khả năng sáng tỏ, minh bạch. Thậm chí có một số sách nói rằng nếu một người áp dụng một thực hành trong một giấc mộng, sự thực hành sẽ hiệu quả hơn chín lần so với khi nó được áp dụng trong những giờ thức.

Trạng thái mộng là không thực. Khi chúng ta tự khám phá điều này trong giấc mộng, năng lực bao la của sự thể nghiệm này có thể loại bỏ những chướng ngại liên hệ đến cái nhìn thấy bị quy định. Vì lý do này, sự thực hành giấc mộng là rất quan trọng để giải thoát chúng ta khỏi những thói quen. Chúng ta đặc biệt cần sự trợ giúp đầy năng lực này, bởi vì những luyến ái tình cảm, sự quy định và sự làm lớn mạnh thêm cái ta, những cái ấy tạo thành cuộc sống bình thường của chúng ta đã được tích tập, tăng cường từ bao năm.

Trong một nghĩa đích thực, mọi cái nhìn thấy mà chúng ta thấy trong cuộc đời mình thì giống như một giấc mộng lớn. Nếu chúng ta khảo sát chúng kỹ càng, giấc mộng lớn của cuộc đời và những giấc mộng nhỏ hơn của một đêm không khác nhau lắm. Nếu chúng ta thực sự thấy bản tánh cốt yếu của cả hai, chúng ta sẽ thấy rằng thực ra không có khác biệt nào giữa chúng. Nếu chúng ta cuối cùng giải thoát mình khỏi chuỗi xích của những xúc cảm, những bám luyến, và cái ta nhờ sự chứng ngộ này, chúng ta có khả năng giác ngộ rốt ráo.

CHÚ THÍCH CHƯƠNG MỘT

1. Những dấu vết nghiệp : Theo giáo lý về nghiệp, mọi hành động đều có những hậu quả kèm theo, chúng không thể tránh được, nhưng không nhất thiết tức thời. Từ ngữ “những dấu vết nghiệp” ám chỉ những “hạt giống” hiện hữu như những tiềm năng không biểu lộ và chúng sẽ chín khi có những điều kiện phụ mà cần thiết.

2. Luân xa (chakra) : Những trung tâm không phải vật chấttâm linh ở trong thân thể vào những nơi đặc biệt. Theo siêu hình học Phật giáo, những luân xa chính tìm thấy ở đỉnh đầu, cổ họng, trái tim, rốn và cơ quan sinh dục.

3. Kinh mạch : Những đường kinh qua đó khí bên trong gọi là prana chảy khắp thân thể.

4. Prana : Những khí bên trong, theo Norbu Rinpoche, chảy trong thân thể và có thể được điều khiển để tăng cường năng lực, sự lưu thông và tập trung bởi những hành giả cao cấp của Yoga Yantra.

5. Rigpa : Tánh giác hay sự hiện diện thuần túy của tâm tự-toàn thiện tự nhiên. Có thể xem thêm, Chu Kỳ Ngày và Đêm của Namkhai Norbu.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant