Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

2 Sự Thực Hành Ban Đêm

Sunday, October 3, 201000:00(View: 5170)
2 Sự Thực Hành Ban Đêm

2 Sự Thực Hành Ban Đêm

Đêm là rất quan trọng đối với người ta bởi vì một nửa đời người đi qua trong đêm ; nhưng thường chúng ta hoàn toàn ngủ mất suốt thời gian đó mà không có bất kỳ cố gắng hay sốt sắng nào. Phải có tỉnh giác đích thực để cho sự thực hành có thể xảy ra mọi lúc, dù khi ngủ hay khi ăn. Nếu không được như vậy, tiến bộ trên con đường là điều khó. Bởi thế, sự thực hành ban đêm là rất quan trọng, và tôi sẽ giải thích lý thuyết và sự thực hành của nó.

Khi có ai nói “thực hành ban đêm”, chúng ta thường nghĩ đến sự thực hành mộng minh bạch. Có nhiều giải thích về sự mộng minh bạch. Nhưng trong giáo lý Dzogchen, sự thực hành làm việc với giấc mộng, và sự phát triển sự minh bạch, không là căn bản. Đó là một thực hành phụ. Trong trường hợp thực hành giấc mộng, phụ nghĩa là sự thực hành này có thể tự phát hay tự nhiên sanh khởi từ sự làm thực hành chính yếu, cái này được gọi là sự “thực hành ánh sáng tự nhiên”.

Thực hành ánh sáng tự nhiên này thực ra liên quan với trạng thái trước giấc mộng. Chẳng hạn, một người ngủ ; ngủ nghĩa là tất cả những giác quan tan biến vào trong mình, và như thế là người ấy ngủ. Từ điểm này trở đi có một lối qua, một thời kỳ chuyển tiếp, cho đến khi những giấc mộng bắt đầu. Thời kỳ này có thể dài hay ngắn.

Với một số người, trạng thái mộng hầu như bắt đầu ngay sau khi ngủ. Thế nhưng trạng thái mộng bắt đầu, thế nghĩa là sao ? Nghĩa là tâm bắt đầu vận hành trở lại.

Ngược lại, cái gọi là trạng thái của ánh sáng tự nhiên không phải là một chốc lát hay một trạng thái trong đó tâm đang vận hành. Nó là thời kỳ bắt đầu khi bạn ngủ và chấm dứt khi tâm bắt đầu vận hành trở lại. Cái gì hiện hữu sau đó ? Sau cái này là cái mà chúng ta gọi là bardo của trạng thái mộng, milam bardo.(1)

Có một tương đương giữa trạng thái ngủ và mộng với những kinh nghiệm khi chúng ta chết. Khi một người chết, trước hết những giác quan tan biến. Nói theo những bardo, giây phút khi những giác quan tan biến vào trong mình là bardo của giây phút chết, chokyi bardo. Vào lúc đó người ta có nhiều cảm giác về sự tan biến hay rút lui của các giác quan.

Sau đó đến một trạng thái như vô thức ; nó tương tự với một sự bất tỉnh. Bấy giờ bắt đầu cái được gọi là sự sanh khởi của bốn ánh sáng. Những tantra(2) khác nhau giải thích cái này với đôi chút khác biệt. Một số chia nó thành bốn ánh sáng ; số khác nói đến năm ánh sáng. Sự thật là bạn như thể đã bất tỉnh và – với sự sanh khởi của những ánh sáng – dần dần, dần dần ý thức bắt đầu tỉnh lại.

Có sự hiện diện của trạng thái của tỉnh giác, tuy nhiên tâm chưa bắt đầu đi vào những vận hành như suy nghĩ. Đây là lối qua nhờ nó người ta đi vào trạng thái được gọi là trạng thái của ánh sáng tự nhiên. Chính là luôn luôn trong thời kỳ này mà hành giả của Tantra tự thành tựu hay tự chứng ngộ. Trong Tantra (Mật thừa) thời kỳ này cũng được diễn tả như là khoảnh khắc trong đó chúng ta gặp ánh sáng mẹ hay tịnh quang mẹ.(3) Chính xác trong khoảnh khắc này sau khi bất tỉnh mà tỉnh giác khai triển trở lại, hay tỉnh dậy trở lại.

Trong nhập môn hay quán đảnh Mật thừa, có bốn quán đảnh bậc thấp, và cái cuối cùng của bốn quán đảnh đó được gọi là quán đảnh của lời nói. Nếu bạn đã hiểu, vào thời gian đó vị thầy ban cho một loại giới thiệu vào tâm tự nhiên.(4) Dù bạn chưa chứng ngộ tâm tự nhiên nhưng bạn có một phần tham dự, cam kết và niềm tin, và bạn thực hành một cách tận tụy, đôi khi có thể trong giây phút thức dậy sau chót của tâm thức sẽ có một tia chớp của sự nhận biết tâm tự nhiên hay rigpa. Điều đó không dễ dàng, nhưng nếu bạn đã thực sự hiểu biết, nó là có thể. Khi bạn đi qua hay chuyển di qua, có một số những phát triển của những ánh sáng, về điều này có nhiều giải thích.

Trong giáo lý Dzogchen, cái cuối cùng của giai đoạn này, ánh sáng thứ năm được gọi là lhundrub,(5) trạng thái tự-toàn thiện, tự-viên mãn. Trong khoảnh khắc đó bạn có một sự thức dậy trở lại của tâm thức. Bạn có thể nhận ra rằng đó là cái đã được trao truyền cho bạn qua sự giới thiệu, khai thị trực tiếp bởi vị thầy. Kinh nghiệm của sự trao truyền này là cái chúng ta gọi là kinh nghiệm của trí huệ.

Chúng ta hãy dùng thí dụ mặt trời. Hãy tưởng tượng bầu trời phủ bởi những đám mây, và giữa những đám mây đó bạn bắt đầu được một tia sáng mặt trời. Dù mây không cho phép ánh sáng mặt trời có đầy đủ, bạn cũng đã có một kinh nghiệm về mặt trời và ánh sáng mặt trời là gì. Kinh nghiệm này giống với kinh nghiệm của trí huệ.

Sự hiểu biết này được nói như là hiểu biết “con”, so với hiểu biết “mẹ” hay kinh nghiệm đầy đủ viên mãn. Khi thực hành, chúng ta nỗ lực phát triển cái hiểu biết con này. Cái hiểu biết này là con của mẹ.

Một số người thành công trong thực hành và phát triển trọn vẹn cái hiểu biết này, và như thế tự thành tựu hoàn toàn trong đời này. Có nói rằng một người như vậy có thể thành tựu Thân Ánh Sáng.(6)

Nhưng dù bạn chưa thành tựu, tự chứng ngộ hoàn toàntuy nhiên đã có kinh nghiệm của thực hành, bấy giờ vào khi chết, trong trạng thái này của lhundrub khi bạn gặp ánh sáng mẹ, bạn sẽ nhận ra sự hiện diện tròn vẹn của trí huệ trước khi bạn trở lại vào những công việc của tâm. Những cuốn sách nói đến sự gặp gỡ giữa ánh sáng con và ánh sáng mẹ, nhưng thực ra chúng ta mới chỉ có một ví dụ về điều đó, còn bây giờ chúng ta gặp nó trong sự trọn vẹn của nó.

Trạng thái này – khi chúng ta tiến qua những ánh sáng đến ánh sáng tối hậu, lhundrub, hay ánh sáng của cái tự toàn thiện – là trạng thái bất kỳ mỗi hành giả nào của Mật thừa đều tự thành tựu trong đó. Chỉ sau kinh nghiệm này mà trạng thái của sipa bardo bắt đầu. Qua điểm đó, chúng ta kinh nghiệm chonyid bardo, bardo của Pháp tánh. Tại sao chúng ta gọi nó là Pháp tánh ? Bởi vì nó thể hiện trạng thái thực nằm bên dưới, hay thức nằm bên dưới.

Chỉ sau đó sipa bardo bắt đầu, bardo như người ta bình thường biết, bardo của cuộc sống. Nói cách khác, nó là nơi những công việc của tâm bắt đầu trở lại. Nó như thể bây giờ chúng ta đi vào trạng thái của giấc mộng. Khi trong giấc mộng bạn có thể mộng thấy mọi thứ và rồi ở một lúc nào đó bạn tỉnh dậy và một ngày khác bắt đầu, thế nên điều đó được xem như bạn ra khỏi bardo, và cuộc sống khác bắt đầu. Cuộc sống này do cái nhìn thấy thuộc nghiệp quy định, và do cái nhìn thấy thuộc nghiệp ấy mà bạn chuyển di qua như thế nào. Đây là cách chúng ta ra ra vào vào ngày đêm.

Thế nên chúng ta thấy rằng trạng thái của những bardo không phải là cái gì để đọc hay hiểu một cách trừu tượng. Nó liên quan với thực hành. Đường lối thực hành cho cái chết và sipa bardo là làm thực hành ánh sáng tự nhiên này. Nếu bạn đã hiểu biết, hay có tỉnh giác, về trạng thái của ánh sáng tự nhiên, bạn cũng sẽ có sự tỉnh giáchiện diện này trong lúc chết. Nếu bạn có thể chết với sự hiện diệntỉnh giác, thế có nghĩa là bạn hiểu biết về những biểu lộ của ánh sáng. Trong trường hợp này bạn sẽ không có khó khăn để nhận biết ánh sáng mẹ.

Lập lại : Với sự bắt đầu của bardo cuộc sống, sự vận hành hay công việc của tâm, cái được gọi là thân tâm thức, cũng bắt đầu. Điều này tương đương với sự sanh khởi của trạng thái mộng. Trong thực hành, cần có một tỉnh giác về, hay làm chủ, trạng thái ánh sáng tự nhiên. Khi người ta có một tỉnh giác về sự hiện diện của trạng thái ánh sáng tự nhiên này, bấy giờ dù sau đó trạng thái của những giấc mộngsanh khởi, người ta vẫn tự nhiên ý thức một cách minh bạch rằng người ta đang mộng khi nằm mộng, và một cách tự nhiên người ta hoàn thành sự làm chủ với giấc mộng của mình. Điều này có nghĩa giấc mộng không quy định người ta, mà người ta cai trị giấc mộng của họ. Vì lý do này, sự thực hành giấc mộng là phụ, và tôi không thể nhấn mạnh hơn sự thực hành ánh sáng tự nhiên là cực kỳ quan trọng như thế nào.

Khi chúng ta bắt đầu mộng, chúng ta có thể có một trong hai loại mộng tổng quát. Một loại là những giấc mộng nghiệp và loại kia là những giấc mộng sáng tỏ. Thêm vào những giấc mộng phản ảnh nghiệp từ cuộc đời đang sống, những giấc mộng nghiệp cũng nối kết với những đời quá khứ của chúng ta. Chẳng hạn, nếu có người giết tôi trong một đời quá khứ, tôi có thể còn có những giấc mộng bị giết trong đời này. Không chắc rằng điều chúng ta mộng luôn luôn là những kinh nghiệm từ đời này. Nếu một biến cố rất nặng nề, bạn có thể cảm thấy nó đời này sang đời khác. Khi bạn ngủ rất sâu, bạn có thể tạo ra một tiềm năng hoàn hảo cho nghiệp quá khứ biểu lộ trong những giấc mộng của bạn.

Nếu bạn chỉ có căng thẳng nặng nề, nó có thể lập lại trong những giấc mộng của bạn. Chẳng hạn khi còn là một cậu bé có ai gây cho bạn một rắc rối, nó có thể lập lại trong những giấc mộng của bạn. Hay nếu hôm nay tôi có một vấn đề gì với ai, nó có thể lập lại trong giấc mộng của tôi đêm nay. Nguyên tắc là nếu bạn có căng thẳng mạnh mẽ, và bạn ngủ sâu, căng thẳng có khuynh hướng lập lại. Đây là một loại mộng, một giấc mộng nghiệp của những bhaksha. Bhak-sha có nghĩa những dấu vết của cái gì để lại. Chẳng hạn, nếu có một cái chai trống không một khi đã chứa chất thơm, bạn còn có thể ngửi thấy mùi hương. Đó là bhaksha.

Loại giấc mộng kia là giấc mộng của sáng tỏ. Tại sao chúng ta có những giấc mộng của sáng tỏ ? Bởi vì mỗi người từ khởi thủy có khả tính vô tận ; đó là một khả năng của tâm tự nhiên mà tất cả chúng ta đều có. Đôi khi, thậm chí chúng ta không làm một thực hành đặc biệt nào, một giấc mộng của sáng tỏ sẽ biểu lộ bởi vì chúng tabản tánh đó. Nếu bạn làm thực hành ban đêm và trở nên quen thuộc hơn, rồi không chỉ thỉnh thoảng, mà trên một căn cứ thường xuyên, bạn sẽ trở nên quen thuộc với những biểu lộ của những giấc mộng của sáng tỏ.

Một giấc mộng của sáng tỏ là gì ? Một giấc mộng của sáng tỏ biểu lộ khi có những nguyên nhân phụ ; qua những nguyên nhân phụ nó biểu lộ như sự sáng tỏ. Chúng ta có thể có được lời khuyên và những báo trước cho tương lai bởi vì có những nguyên nhân phụ cho những biến cố tương lai. Một giấc mộng của sáng tỏ thường biểu lộ vào sáng sớm. Tại sao ? Bởi vì ban đầu khi chúng ta ngủ, chúng ta ngủ rất sâu. Dần dần chúng ta tiêu bớt sự nặng nề này và giấc ngủ của chúng ta trở nên nhẹ hơn. Khi nhẹ hơn, sự sáng tỏ có thể biểu lộ dễ dàng hơn. Nếu sự thực hành của bạn về sự hiện diện liên tục được thành công, bấy giờ những giấc mộng nghiệp giảm bớt. Đó bởi vì chúng nối kết với những căng thẳng. Trạng thái tham thiền hay hiện diện thể hiện sự thư giãn toàn diện. Thay vì những giấc mộng nghiệp, bạn có thể có nhiều giấc mộng của sáng tỏ.

Bây giờ bạn hiểu lý thuyết là sao và tầm quan trọng của nó là thế nào. Giờ đây tôi sẽ giải thích làm sao chúng ta thực hành nó.

Nếu bạn là một người xáo động, bấy giờ trước khi ngủ, bạn có thể làm một ít hơi thở sâu để điều hòa sự lưu thông của khí và làm an tĩnh mình. Rồi tập trung vào một chữ Tây Tạng màu trắng ở trung tâm thân bạn. Nếu bạn thích một chữ A tiếng Anh cũng có thể chấp nhận được. Điều quan trọng là trong tâm bạn chữ đó vang lên âm Ahhh. Quan trọng là khi bạn thấy chữ ấy bạn tự động biết âm thanh của nó.

Nếu bạn không thành công trong việc tập trung và thấy chữ này, đó là bạn chưa biết cách quán tưởng. Hãy cố gắng viết chữ hay chữ A trên một miếng giấy, đặt trước mặt bạn và nhắm vào nó một lúc. Hãy nhắm mắt lại và chữ này sẽ hiện lên lập tức trước tâm bạn. Theo cách này bạn sẽ có một hình ảnh chính xác hơn.

Như vậy, khi bạn tập trung vào chữ trắng này. Hay bạn chú tâm vào sự hiện diện của chữ A trắng này, và bạn ở yên với nó càng lâu càng tốt.

Bạn cũng có thể làm một loại tập luyện rõ ràng lớn hơn trong cảm nhận sự hiện diện này : Hãy tưởng tượng từ chữ hay A trung tâm, một chữ khác khởi sanh, và từ chữ thứ hai, một chữ thứ ba khởi sanh cho đến khi bạn có thể thấy một chuỗi chữ hay (A) lên đến đỉnh đầu. Rồi bạn quán tưởng những chữ đó xuống phía dưới. Bạn có thể lập lại điều này một số lần nếu bạn không ngủ ngay. Bất cứ lúc nào bạn có khó khăn khi cảm nhận sự hiện diện của chữ , rất cần thiết và quan trọng làm chuỗi chữ này. Đây là một cách để nạp thêm cho sự sáng tỏ của bạn.

Điểm quan trọng nhất là khi bạn rơi vào giấc ngủ, bạn cố gắng có chữ này hiện diện. Ban đầu, nó có thể rõ ràng và sắc nét ; sau đó bạn thư giãn. Bạn giữ một cảm giác về sự hiện diện của nó, và bạn thư giãn, và như thế bạn đi vào giấc ngủ.

Với những người không thực hành điều này trước đây, lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba bạn cố thử nhưng không thành công chút nào. Thật vậy, bạn thấy bạn cố gắng làm nó một chút rồi thình lình bạn rơi vào giấc ngủ. Như bất cứ điều gì, trừ phi bạn đã học nó, còn không thì phải khó khăn, nhưng nếu bạn sử dụng năng lực ý chí của bạn, nó sẽ trở nên quen thuộc với bạn.

Nếu người ta có thể đi vào giấc ngủ như cách này, người ta sẽ tìm thấy sự hiện diện tròn đầy của trạng thái ánh sáng tự nhiên. Người ta đi vào giấc ngủ, và người ta ngủ với sự tỉnh giác gần như trọn vẹn. Nếu người ta có sự hiện diện này của tâm khi người ta đi vào trạng thái của những giấc mộng, khi ấy dễ dàng nhận biết là người ta đang mộng. Có thể điều này chưa xảy ra ngay ; một số người dần dần mới đến kết quả.

Thậm chí nếu ánh sáng tự nhiên này không xảy ra một cách trực tiếp, những kết quả đầu tiên sẽ bắt đầu tự bày lộ trong trạng thái mộng. Bạn có thể thấy mình mơ những giấc mộng lạ. Tôi nói những giấc mộng lạ là sao ? Như đã nói ở trên, chúng ta bình thường có hai loại giấc mộng. Loại nghiệp đến từ những dấu vết của những khó khăn, những vấn nạn, những ký ức và lo lắng của chúng ta. Rồi có loại mộng trong đó sự sáng tỏ tự nhiên của chúng ta biểu lộ. Chẳng hạn, gần sáng, những giấc mộng lý thú về những sự việc bạn không bao giờ nghĩ đến có thể xảy ra, những sự việc không có mối quan hệ nào với những dấu vết của tư tưởng bạn và quá khứ mà nối kết nhiều hơn với sự sáng tỏ của bạn. Nếu bạn đã thực hành ánh sáng tự nhiên, những giấc mộng của sự sáng tỏ tự nhiên sẽ biểu lộ thường hơn.

Nếu bạn kiên trì thực hành sự nhận biết trạng thái ánh sáng tự nhiên, dần dần sẽ dễ dàng hơn khi lập lại sự nhận biết sáng tỏ rằng bạn đang mộng. Sẽ sanh khởi một tỉnh giác vững chắc trong giấc mộng, và bạn sẽ biết rằng bạn đang mộng. Bất kể đẹp đẽ hay xấu xí, bạn biết đó là một phản chiếu. Điều này tương tự với việc biết một giấc mộng là một giấc mộng, tương tự với tự mình sáng tỏ. Giấc mộngbi thảm hay hưng phấn, bạn ý thức rằng đó chỉ là một giấc mộng.

Tỉnh giác trong trạng thái mộng trở thành một cách để tự phát triển và phá vỡ sự bị quy định nặng nề của mình. Với tỉnh giác này, người ta có thể điều khiển việc mộng. Chẳng hạn, người ta có thể mộng bất cứ điều gì người ta muốn hay có thể chọn một chủ đề mình thích. Người ta có thể tiếp tục từ chỗ người ta đã rời bỏ giấc mộng vào một dịp trước đó.

Trong hệ thống Mật thừa, thực hành yoga giấc mộng đặc biệt là để nhắm đến việc sửa soạn cho hành giả đối với bardo sau khi chết. Đây không phải là trường hợp của hệ thống Dzogchen. Trong hệ thống Dzogchen, không cần thiết người ta phải làm việc về những giấc mộng. Cái đó sẽ sanh khởi tự nhiên từ sự thực hành ánh sáng tự nhiên. Điều quan trọng nhất cho thực hành, như tôi đã diễn tả, là làm quán tưởng riêng chữ màu trắng trước khi ngủ. Khi làm quán tưởng này chúng ta dùng sự làm việc của tâm để sau đó vượt khỏi tâm.

Tư thế nào bạn dùng quán tưởng này không quan trọng triệt để. Nhiều người thực hành quán tưởng này sau khi họ nằm trên giường. Bạn phải thấy mình thuộc loại người nào. Một người có thể đi vào giấc ngủ chỉ bằng cách nhắm hai mắt, trong khi người khác cần một viên thuốc ngủ.

Chúng ta hãy lấy thí dụ người nằm xuống và ngủ ngay. Nếu người này xao lãng khỏi sự thực hành của họ một lát, thế là họ đã ngủ. Đây là loại người mà một tư thế riêng biệt là ích lợi. Nếu người thực hiện là đàn ông, người ấy sẽ lợi lạc khi nằm trên phía phải. Nếu không bị cảm làm nghẹt thở, cũng ích lợi cho anh ta khi bịt lỗ mũi phải bằng bàn tay mình.

Đối với đàn bà, tư thế thì ngược lại. Một người đàn bà nên nằm bên trái và cố gắng bịt lỗ mũi trái. Tôi không nói là ngừng thở, nếu bạn bị cảm. Dĩ nhiên điều này là không tốt. Nhưng thường xảy ra là khi bạn nằm xuống bên phía của bạn và lỗ mũi không bịt bị nghẹt, thì trong ít phút lỗ mũi đó sẽ thông.

Lý do đàn ông nằm bên phải đàn bà nằm bên trái thì liên quan đến những kinh mạch mặt trờimặt trăng.(7) Lý do chúng ta dùng những tư thế này là để làm cho việc đi vào trạng thái tham thiền, sự hiện diện của ánh sáng tự nhiên, dễ dàng hơn. Nếu chúng làm cho giấc ngủ của bạn khó khăn hơn, bấy giờ chúng không được yêu cầu. Đó là tại sao tôi nói rằng những tư thế này cốt cho một người có khuynh hướng ngủ dễ dàng.

Chúng ta hãy xem xét qua trường hợp ngược lại, một người có những khó khăn để đi vào giấc ngủ. Trong trường hợp này người ấy không được khuyên làm loại thực hành quán tưởng hay tư thế này. Nếu áp dụng cho loại người này thì chỉ làm cho căng thẳng thêm và có thể không ngủ được chút nào. Một thay thế cho loại người này là quan sát những tư tưởng. Bất kỳ tư tưởng nào khởi lên chỉ cần quan sát. Rồi trong trạng thái quan sát những tư tưởng mà không dấn thân theo hoặc bị quy định bởi chúng, người ta ngủ. Bao giờ vẫn không bị xao lãng, đây là điều mà ai cũng có thể làm nhưng không gây ra những chướng ngại cho sự ngủ.

Nếu bạn khó ngủ ban đêm, có những thực hành khác bạn có thể dùng để trợ giúp bạn. Chẳng hạn, có khó khăn này thường có nghĩa là bạn cần phối hợp năng lựctác dụng của những nguyên tố khác nhau trong thân thể bạn. Nếu năng lực của bạn bị rối loạn, nó ngăn cản bạn ngủ được. Trong trường hợp này, một sự thực hành hơi thở sâu được làm lập đi lập lại có thể ích lợi. Bạn làm hơi thở tịnh hóa chín phần(8) trước khi đi ngủ. Cũng có những bài tập về thân như một bộ tám động tác(9) trong Yantra Yoga giúp cho phát triển khả năng thở đúng và cũng điều hòa những năng lực như là một hỗ trợ cho giấc ngủ. Hơn nữa, có những thuốc của Tây Tạng giúp cho người khó ngủ. Khác với thuốc ngủ, chúng không gây ra những hiệu ứng phụ.

Những thuốc này, như Agar 35 và Vimala,(10) có thể dùng trong một hay hai tháng – thật ra thì khi nào bạn còn cần – và sẽ không gây những phản ứng phụ tiêu cực. Hơn nữa, chúng sẽ giúp cho sức khỏe và điều phối năng lực của bạn. Khi bạn không cần thuốc nữa, bạn có thể ngưng mà không có hậu quả xấu nào. Đó là lợi ích của thuốc Tây Tạng.

Nếu bạn đã quen với thuốc Tây, ban đầu bạn có thể dùng luân chuyển nó với thuốc Tây Tạng để làm giảm bớt sự lệ thuộc. Một đêm dùng thuốc Tây, đêm sau dùng thuốc Tây Tạng. Sau một hay hai tuần luân chuyển như thế, bạn có thể ngừng thuốc Tây mà không sao.

Bạn không nên chỉ nghĩ đến thuốc Tây Tạng khi nó bảo đảm cho bạn một giấc ngủ tốt. Bạn cũng cần làm việc với hơi thở theo cách nói ở trên, điều này rất liên quan đến giấc ngủ.

Đôi khi bạn không thể ngủ bởi vì một trong ba khí chất(11) của bạn bị rối loạn. Khi khí chất “gió” bị rối loạn, giấc ngủ của người ta bị rối loạn đặc biệt. Gió nối kết với prana hay năng lực. Khi prana bị rối loạn thì khó mà ngủ. Để có thêm thông tin về điều này bạn có thể tham khảo những sách y học Tây Tạng. Trong một cuốn sách tôi đã viết(12) về chủ đề này, có một giải thích về ba khí chất và làm thế nào vượt qua những khó khăn này. Chẳng hạn, để vượt qua những vấn nạn liên hệ đến bệnh gió, nên lên giường sớm vào buổi tối, ngủ với quần áo ấm, và phải có cái gì như xúp để ăn trước khi đi ngủ. Nếu bạn không ngủ vào lúc tối và thay vì thư giãn bạn làm việc nhiều đến khuya, hay bạn ăn rau sống, việc ấy có thể làm nặng thêm vấn đề. Có nhiều điều để học trong các sách y học Tây Tạng.

Mọi sự đều liên quan. Trước tiên hãy thử những chuẩn bị này để bạn có thể ngủ. Nếu thành công, bấy giờ bạn có thể làm thực hành ban đêm. Nếu tình trạng của bạn là giữa sự ngủ ngay và không thể đi vào giấc ngủ, bấy giờ hãy quán tưởng một chữ hay A màu trắng, nhưng không sáng lắm. Nếu bạn khó ngủ, phải quán tưởng chữ không quá sáng, và cũng có thể quán tưởng nó trong một quả cầu năm màu. Điều này làm cho dễ ngủ. Có nhiều loại người với nhiều loại hoàn cảnh ; chúng ta cần biết hết.

Nếu người ta làm thực hành này với sự sốt sắng, người ta dần dần trở nên một người chủ của giấc mộng của mình. Khi người ta tỉnh giác hơn và có nhiều giấc mộng của sáng tỏ hơn, lúc ấy mộng trở thành một thực hành. Chẳng hạn, như tôi đã nói, nếu người ta làm chủ đầy đủ giấc mộng, người ta có thể chuyển hóa nó. Nếu tôi mộng thấy cái gì xấu xí, tôi có chuyển hóa nó thành cái gì đẹp đẽ, tôi có thể làm cho giấc mộng hợp với chủ đề nào tôi chọn, hay tôi có thể thấy cái gì theo tưởng tượng của mình. Người ta có thể thăm viếng một cõi trời hay tiếp xúc với một vị thầy. Có nhiều điều người ta có thể làm ; người ta thường có thể biến giấc mộng như mình muốn. Điều này có thể trở nên một thử nghiệm cho sự tiến bộ thực sự của người ta.

Chúng ta hãy thảo luận chuyện này chi tiết hơn. Như đã nói ở trước, có những chuẩn bị cho sự làm việc với giấc mộng cũng như thực hành đích thật. Về chuẩn bị, có lời khuyên cho người đang sống nhập thất trước hết thực hành tập trung vào sáu âm(13) và sự tịnh hóa của chúng. Sau khi làm thực hành này một thời gian, nhiều giấc mộng lộn xộn có thể xuất hiện. Sự sanh khởi của nhiều giấc mộngtrật tự này là một dấu hiệu sự chuẩn bị đã đầy đủ và rồi người ta có thể tiến hành sự thực hành.

Về thực hành có ba điểm chính. Điểm thứ nhất là khảo sát giấc mộng ; thứ hai là kiểm soát nó ; và thứ ba là phân biệtnhận biết bag-chag hay những dấu vết nghiệp.

Mỗi đêm trước khi ngủ nên thư giãn thân thể, như tắm rửa, xoa bóp chẳng hạn. Rồi người ta phải quyết tâm tiến bộ trên con đường đến sự tỉnh giác trọn vẹnsáng tỏ trong những giấc mộng.

Tiếp theo, người ta bắt đầu dùng những tư thế hiệu quả nói ở trên để hỗ trợ cho thực hành. Như vậy người ta nằm bên phía của mình – phía phải liên hệ với tánh Không, phía trái với sự sáng tỏ – và bịt lỗ mũi tương ứng với một ngón tay của bàn tay tương ứng, bàn tay nằm dưới má. Phía phải thực sự cai quản hay cho phép tánh Không tác động, và phía trái giúp cho sự tác động của sự sáng tỏ. Ban đầu thích hợp hơn khi nằm bên trái, như thế đẩy mạnh sự sáng tỏ – công việc của phía phải không bị ngăn cản. Về sau, khi sự thực hành của người ta đã vững chắc, tư thế sẽ không quan trọng.

Nếu có vẻ như bạn không mộng, hay chỉ có một trí nhớ mờ nhạt về một giấc mộng, điều đó chỉ ra rằng giấc ngủ quá sâu. Trong trường hợp này, hãy đặt gối cao hơn, dùng chăn đắp nhẹ hơn và ít hơn, để cho không khí và ánh sáng đi vào chỗ ngủ hay hướng đến một nơi mở rộng hơn. Nếu những giấc mộng không đến thường, bạn có thể thí nghiệm ngủ theo cách nào bạn thấy dễ chịu, hoặc bên phải hoặc bên trái. Nếu những giấc mộng vẫn không đến, hãy tập trung vào luân xa cổ họng, và quán tưởng một chữ (A) đỏ ; nếu điều này khó khăn, một quả cầu đỏ cũng đủ. Nếu bạn vẫn không nhớ những giấc mộng, hãy quán tưởng chữ màu đỏ hay chuỗi hạt mỗi đêm càng sáng thêm. Nếu còn khó khăn, hãy nghĩ đến một chuỗi hạt trắng trên trán, ở chỗ con mắt thứ ba. Nếu vẫn không có gì cả, hãy quán tưởng chuỗi hạt trắng với sự rực rỡ tăng thêm mỗi đêm. Những sự tập trung này chỉ được làm nếu những giấc mộng không nhớ được.

Nếu bạn không làm chủ được được sự sáng tỏ – sự tỉnh giác mà người ta làm chủ khi đang mộng – thì ban ngày bạn cần liên tục nhắc nhở rằng mọi cái bạn thấy và mọi cái được làm không khác gì hơn một giấc mộng. Bằng cách thấy mọi sự suốt ngày như một giấc mộng, giấc mộngtỉnh giác sẽ trộn lẫn triệt để. Sau cùng, trước khi ngủ, hãy tiếp tục chú tâm trọn vẹn vào chữ đỏ nơi cổ họng. Như thế, bạn sẽ ngủ khi định vào chữ . Chú tâm theo cách này trước khi vào giấc ngủ sẽ hợp nhất lung (khí) hay prana ở đó với sự tập trung.

Đôi khi một ác mộng đáng sợ sanh khởi. Nếu nhờ cú sốc mà bạn lập tức trở nên minh bạch, đây gọi là “phân biệt giấc mộng bởi những phương tiện bạo liệt”. Hoàn thành sự sáng tỏ theo kiểu này thì tương đối tầm thường ; cho nên bạn phải tiếp tục thực hành tập trung vào chữ màu đỏ, và dần dần cũng sẽ phát triển khả năng tỉnh giác minh bạch trong những giấc mộng với những chủ đề an bình.

Tiếp tục tiến bộ trong sự làm việc với giấc mộng, thậm chí sau khi tỉnh giác minh bạch thường hoàn thành, tùy thuộc rất nhiều vào những hoạt động ban ngày. Sự tập trung mạnh mẽ vào một chủ đề hay đề mục gì sẽ khiến nó sanh khởi. Nếu bạn muốn làm cho mình mộng thấy chẳng hạn một bổn tôn, hãy nghĩ đến sự chuyển hóa chính bạn thành bổn tôn ấy bằng cách tập trung mãnh liệt vào bổn tôn. Tương tự, tưởng tượng bạn du lịch hay làm những chuyến đi chơi đến những chỗ chưa biết hay thậm chí đã biết sẽ tác động lên những giấc mộng của bạn. Về sau, bạn có thể kéo dài những chuyến du lịch đến cõi trời, làm cho nó xuất hiện thực sự trong giấc mộng.

Nếu ban ngày, bạn tập trung rất nhiều, tưởng tượng bạn đang sống trong một giấc mộng, thì ban đêm bản thân giấc mộng cũng sẽ bớt thực. Chủ thể kinh nghiệm giấc mộng là tâm. Bằng cách duy trì tư tưởng rằng tất cả là một giấc mộng, bạn bắt đầu làm tan biến “chủ thể” này. Tâm bắt đầu làm tan biến chính nó, một cách tự động.

Hay làm theo một cách khác, khi đối tượng hay cái nhìn thấy tan biến, hành động quay lại phía chủ thể, gây ra sự tan biến hoàn toàn. Như thế, không có cái nhìn thấy cũng không có giấc mộng hiện hữu nữa.

Người ta thấy rằng chủ thể là không cụ thể và cái nhìn thấy chỉ là “những phản chiếu”. Như vậy người ta biết bản chất thật của cả hai. Cái nhìn thấy tạo ra bởi nghiệp và cái “đuôi” tâm thức hay dấu in đàng sau hậu cảnh là nguồn gốc mọi vọng tưởng ; nếu tỉnh giác đích thực về sự hư vọng huyễn hoặc sanh ra, người ta đạt đến sự biến mất của “thực tại cứng đặc”. Chứng ngộ là thấu hiểu thực sự trạng thái thức và trạng thái mộng.

Biết thật tánh của giấc mộng, bạn bèn có thể chuyển hóa nó. Chẳng hạn bạn mộng thấy một con rắn, ngay đó nhận biết mình đang mộng, bạn chuyển hóa con rắn thành cái gì bạn thích, như một con người. Vậy đó, không phải giấc mộng chỉ huy người mộng, mà người mộng chỉ huy giấc mộng. Khi bạn có thể thay đổi giấc mộng, phát triển sự khéo léo của bạn bằng cách trộn lẫn những yếu tố của giấc mộng hơn nữa – chẳng hạn, đặt cái ở phía đông thành phía tây, biến ra nhiều hay thu rút lại, đưa cái cao xuống thấp, đặt cái thấp lên cao, hay làm lớn, làm nhỏ. Tiến trình này áp dụng không chỉ cho hình thể vật chất, mà cũng cho những cảm giác. Nếu bạn mộng cái gì thích thú, hãy chuyển hóa nó thành cái khó chịu. Một cách hệ thống, hãy đảo ngược mọi sự.

Nếu bạn có khó khăn trong việc chuyển hóa cái nhìn thấy trong mộng, có thể là trong những giấc mộng của bạn khởi lên quá nhiều hình ảnh của quá khứ, của tuổi ấu thơ, chẳng hạn, hay thậm chí của những đời khác. Trong trường hợp này người ta có thể nói rằng những giấc mộng bị ảnh hưởng bởi cái “đuôi” tâm thức hay hậu cảnh. Người ta thấy khó khăn đáng kể trong sự chuyển hóa một giấc mộng như vậy, trong khi nếu người ta mộng những việc hay chủ đề liên hệ với những tình huống hay sự kiện hiện tại hay mới đây thì sự chuyển hóa dễ dàng hơn nhiều.

Nếu người ta mộng những sự kiện không bao giờ đã xảy ra – hay chẳng hạn, những xứ sở và người không từng biết – cũng rất khó để chấm dứt giấc mộng hay làm hết trạng thái mộng. Nếu tất cả ba hiện tượng này sanh khởi, hòa trộn và lẫn lộn (bag-chag suma), đó là một chỉ dẫn rằng tiến trình siêu vượt trạng thái mộng sẽ lâu dài và cực kỳ khó khăn. Nếu chúng ta có những chướng ngại ngăn chặn chúng ta với sự chiến thắng sau cùng đối với những giấc mộng (ja-lu-pho-wa-chen-mo), chúng ta phải làm một sự phát nguyện sâu xa hơn và cầu nguyện cho sự tiến bộ.

Giữa sự chuyển hóaý định, những hình ảnh tự phát có thể sanh khởi. Chẳng hạn, nếu bạn mộng thấy mình đang ở trong một khu rừng, và chọn thay đổi tình huống và đặt mình trong một sa mạc, một số chủ đề có thể xuất hiện khác với cái định phóng chiếu ra. Khi người ta tiến bộduy trì được tỉnh giác thiền định, những kinh nghiệm của sáng tỏ khởi lên một cách tự phát.

Tiếp tục tiến đến sự kiểm soát làm chủ trạng thái mộng, kỹ thuật chính yếu tiếp theo là hòa trộn những cái nhìn thấy ban ngày và những giấc mộng. Ngay khi giấc mộng sanh khởi, tức khắc hãy biết rằng đó là “không thật” (sha-dro). Người ta cũng phải đem sự nhận biết tương tự này về tính chất không thật vào cái nhìn thấy hàng ngày của mình.

Khi chúng ta phát triển tỉnh giác về bản chất mộng, chúng ta có thể dùng những giấc mộng để làm sâu thêm tỉnh giác thiền định của chúng ta. Chẳng hạn, một thiền giả thâm nhập vào bản chất của “cái nhìn thấy” (hiện hữu theo hiện tượng) sẽ thấy nó là trống không. Tri giác về tánh Không này của cái nhìn thấy bây giờ có thể được chuyển thành giấc mộng. Nếu đang mộng, bạn không chỉ biết là đang mộng, mà còn ý thức rằng mọi cái nhìn thấy là một ảo ảnh, bạn thâm nhập tánh Không vào tận trái tim nó. Như vậy một giấc mộng có thể chuyển hóa thành hiểu biết về tánh Không, shunyata.

tỉnh giác về thực chất của giấc mộng có thể làm mạnh thêm sự tỉnh giác thiền định, nhưng cũng có mối nguy hiểm rằng khi trở nên khéo léo trong việc chuyển hóa những hình ảnh người ta có thể trở nên bám luyến. Phải chiến thắng sự bám luyến này.

Những biện pháp chính yếu để cắt đứt bám luyến vào những kinh nghiệm mộng có ba cái. Thứ nhất, suốt trong ngày, chớ bám vào những giấc mộng bạn có. Thứ hai, khi thực sự đang mộng, hãy nhìn xem mà không phê phán, không thích hay sợ, bất kể những cái nhìn thấy có vẻ tích cực hay tiêu cực để gây ra vui hay khổ – nghĩa là sự bám luyến. Thứ ba, khi mộng và rồi sau đó, chớ phân biệt cái gì là “chủ thể” với cái gì là “đối tượng” – nghĩa là, chớ xem những hình ảnh xuất hiện là thật. Bằng cách tiến hành theo ba lối này, bạn sẽ thấy rằng những giấc mộng phức tạp dần dần trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn và cuối cùng biến mất hoàn toàn. Như thế mọi cái bị quy định sẽ được giải thoát. Tới điểm này, những giấc mộng chấm dứt.

Bạn cần cố gắng thực hành ánh sáng tự nhiên mỗi đêm, cũng như bạn cần cố gắng ở trong trạng thái tham thiền liên tục. Đối với mỗi giây phút và mỗi hoạt động có những cách để thực hành Dzogchen. Tuy nhiên, nếu thực hành Dzogchen của ban đêm là khó đối với bạn, và bạn có kinh nghiệm hơn trong sự thực hành giấc mộng theo lối tantra và đã có một quán đảnh nhập môn đối với một bổn tôn riêng biệt, thì có lẽ ích lợi hơn cho bạn khi tiếp tục với sự thực hành tantra này. Chẳng hạn, nếu bạn thực hành Vajra-yogini,(14) thì khi ngủ bạn cần cố gắng quán tưởng một Vajrayogini rất nhỏ ở trung tâm thân thể bạn. Chúng ta gọi hiện thể nhỏ bé này là jnanasattva, có nghĩa là biểu lộ của trí huệ.

Bạn giữ sự hiện diện này và tiếp tục ngủ. Có những thực hành quán tưởng khác tương tự với guru yoga(15) trong những thực hành giấc mộng theo tantra. Chẳng hạn, bạn quán tưởng Vajradhara(16) như là sự thống nhất của tất cả những guru của bạn và biểu lộ sự quán tưởng này trong trung tâm thân thể bạn. Bạn giữ sự hiện diện của quán tưởng này, thư giãn và chầm chậm, chầm chậm đi vào giấc ngủ. Vì đấy là những thực tập tantra, bạn nên chỉ thực hành những giáo huấn đặc biệt đã nhận được từ thầy của bạn.

Ngược lại, trong Dzogchen chúng ta quán tưởng một chữ trắng, để phối hợp năng lực. Chúng ta quán tưởng chữ trắng này ở trung tâm thân thể. Sau khi làm biểu lộ chữ trắng và sáng rỡ này, chúng ta từ từ thư giãn. Chúng ta thư giãn chầm chậm nhưng hoàn toàn khi chúng ta làm quán tưởng này, để cho khôngcăng thẳng. Nếu chúng ta không thư giãn hoàn toàn, chúng ta không thể ngủ. Chúng ta phải biểu lộ một cách tự phát chữ trắng mà không suy nghĩ, không tạo dựng, và rồi thư giãn mọi cố gắng và vào giấc ngủ.

Để nhắc nhở mình quán tưởng chữ trắng và làm thực hành Dzogchen ban đêm, rất ích lợi khi đặt một tấm hình hay một dấu hiệu chữ trắng gần giường bạn. Không có ai biết cái đó là gì ; có thể họ sẽ nghĩ đấy là một mẫu trang trí. Tuy nhiên, bạn sẽ biết công dụng chính xác của nó.

Cũng rất quan trọng cần nhớ sự thực hành chữ trắng khi bạn thức dậy buổi sáng. Nếu có thể bạn làm âm vang “Ah” một cách tức thời. Nếu bạn không thể nói ra âm “Ah” này vì người khác đang ngủ, bạn thở ra với “Ah”, cho đến khi bạn có thể tự mình nghe và cảm thấy sự hiện diện của chữ trắng này. Đây là một phương pháp guru yoga. Không cần thiết nói nhiều lời hay cầu nguyện ; chỉ đơn giản có sự hiện diện của chữ trắng và nhận biết rằng là sự thống nhất tâm của tất cả các guru là đủ. Bấy giờ bạn có thể nhập vào một trạng thái tham thiền hay rigpa.

Bắt đầu yoga buổi sáng của bạn theo cách này là tuyệt diệu và sẽ giúp cho mọi thực hành của bạn và đặc biệt thực hành ban đêm của bạn. Có một loại nối kết mà bạn làm khi nhớ chữ trắng trong buổi sáng và khi sắp đi ngủ. Nếu bạn duy trì sự hiện diện của chữ trắng trong giấc ngủ của bạn, bạn sẽ có những giấc mộng rõ ràng hơn. Những giấc mộng của bạn sẽ trở nên phối hợp với sự sáng tỏ, và dần dần, dần dần bạn phát triển tỉnh giác lớn hơn.

Nếu bạn biết trong giấc mộng, bạn có thể kinh nghiệm nhiều điều trong trạng thái mộng. Phát triển những thực hành của bạn trong giấc mộng thì dễ hơn trong lúc ban ngày. Trong ngày chúng ta bị giới hạn bởi thân thể vật chất của chúng ta, nhưng trong mộng sinh hoạt của tâm và các thức giác quan của chúng ta không bị ngăn ngại. Chúng ta có thể có nhiều sáng tỏ hơn. Như thế có nhiều khả năng hơn. Chẳng hạn, có thể thực hành những thực hành Dzogchen cấp cao là togel và longde.(17) Nếu bạn thực hành những cái này vào ban ngày chắc chắn bạn có thể có những kinh nghiệm thiền định, nhưng trong một giấc mộng bạn có thể có những kinh nghiệm vượt khỏi giới hạn của thân xác. Đó là tại sao sự thực hành là rất quan trọng. Vào ban ngày mọi kinh nghiệm chúng ta có bị quy định rất nhiều bởi sự bám luyến và căng thẳng của chúng ta. Chúng ta cảm thấy mọi sự là cụ thể. Trong một giấc mộng, ban đầu chúng ta cảm thấy mọi sự là cụ thể, nhưng rồi thình lình nhớ lại rằng đây là một giấc mộng. Khi bạn tỉnh biết trong một giấc mộng, bạn biết bạn đang mộng và điều đó là không thật. Bạn biết rằng bạn đang ở trong một trạng thái không phải thực tại. Một khi bạn có kinh nghiệm này, bạn cũng có thể có những sự khám phá về đời sống hàng ngày của bạn cũng như về những bám luyến chủ yếu của bạn. Kết quả tối hậu là giảm căng thẳng của bạn.

Đối với những người khó tìm thấy một loại hiện diện tôi vừa mô tả, sự thực hành nhập thất trong bóng tối(18) là rất có ích. Sau hai hay ba ngày ở trong bóng tối, bạn mất cảm giác ngày và đêm. Giấc ngủ của bạn dần dần nhẹ hơn. Bạn ngủ và thức dậy, ngủ và thức dậy. Một nhập thất như vậy cho cơ hội tốt để phát triển sự hiện diệnsáng tỏ của bạn. Trong môi trường này bạn có thể dễ dàng khám phá hơn cái có nghĩa là “có hiện diện” khi bạn đang ngủ. Những trạng thái thức và ngủ của bạn như vậy được trở nên hòa nhập.

Thông thường, đối với một hành giả, một trong những cách chính để biểu lộ những dấu hiệu của tiến bộ là ở trong giấc mộng. Đôi khi trong giấc mộng xảy ra một sự can thiệp vì lợi ích của hành giả. Chẳng hạn, tôi đang thực hành sai điều gì đó, tôi có một sự truyền thông qua một giấc mộng. Điều này có thể đến nhờ sự trao truyền giáo lý. Nó cũng có thể đến qua những vị bảo vệ giáo lý, hay những dakini.

Nhiều vấn nạn có thể được giải quyết qua sự trao truyền đến trong giấc mộng. Bạn không thể hy vọng có vị thầy bằng xương bằng thịt luôn luôn sẵn sàng ở bên bạn.

Khi tôi ở Ý đã khoảng ba năm, tôi có một giấc mộng về thầy tôi là Changchub Dorje.(19) Trong giấc mộng tôi thực sự cảm thấy rằng tôi trở về Tây Tạng. Nó có vẻ rất thực, và thật ra tôi cảm thấy hơi sợ người Trung Quốc. Tôi lo âu, và tự nhủ, “Ai biết họ sẽ để tôi ra đi trở lại.” Rồi tôi gặp thầy tôi. Tôi cảm thấy bối rối, vì ý định của tôi là gặp ngài nhanh thôi rồi đi khỏi chỗ đó, và trở về Ý. Thầy tôi nói với tôi, “Đã nhiều năm chúng ta không gặp nhau. Sự thực hành của con tiến thế nào ?” Tôi nói, “Thưa thầy, như vậy và như vậy.” Và ngài hỏi, “Con đang làm thực hành nào ?” Tôi giải thích rằng tôi đang làm hết sức để đem thực hành trechod(20) vào đời sống mỗi ngày. “Con không làm thực hành togel(21) nào cả sao ?” Tôi trả lời, “Không, con không làm thực hành togel.” Ngài hỏi, “Tại sao không ?” Tôi trả lời, “Dạ bởi vì thầy nói con phải hoàn thiện trechod trước. Con phải được rất vững chắc. Thế nên con đang hoàn thiện và làm cho trechod thành rất vững chắc.” Ngài nói, “Tốt lắm, con có nghi ngờ nào nơi sự hiểu biết của con về togel ?” Tôi nói, “Không, không, con không có nghi ngờ nào cả. Con chỉ chưa làm thực hành đó.” Ngài nói, “Tốt hơn là con hãy làm nó. Hãy thực hành togel. Nó rất quan trọng.” Tôi nói, “Vâng, con sẽ làm từ đây trở đi.” Ngài nói, “Hãy nghe đây, nếu con có nghi ngờ nào về togel, hay điều gì con không hiểu rõ, hãy đến hỏi Jigme Lingpa.”(22) Tôi nói, “Jigme Lingpa ở đâu ?” “Trên ngọn núi này, trong hang”, ngài trả lời. “Ở trên nào ?”, tôi hỏi, bởi vì ngay sau làng nơi đạo sư ở, có một vách núi dựng đứng. Khi tôi còn sống với thầy, tôi đã lên đó nhiều lần hái thuốc. Tôi biết rõ không có cái hang nào ở đó. Tôi thầm nghĩ, “Tại sao thầy lại nói với mình có cái hang ở đó ?” Thầy trở nên dữ dằn. Ngài nói, “Nếu thực con muốn hiểu điều gì, con sẽ leo lên đó và tìm thấy Jigme Lingpa trong hang.”

Thế nên tôi không dám biện bác gì nữa. Tôi rất tò mò về điều này. Tôi đi ra và bắt đầu leo núi để tìm cái hang. Một phần của mặt đá màu trắng, nhưng trong giấc mộng tôi thấy nó hơi khác với mình đã từng thấy. Tất cả mặt đá đều được khắc vô số chữ mà tôi có thể đọc bằng tiếng Tây Tạng. Nó giống như một tantra. Tôi nghĩ, “Điều này thật lạ lùng. Nó không giống trước kia.” Và tôi tự nghĩ, “Nếu mình đi, leo trên tantra này, mình sẽ tích tập những hành động xấu.” Đây là một cách suy nghĩ theo người Tây Tạng. Thế nên với sự lo xa này, tôi bắt đầu trì tụng chú một trăm âm.(23) Rồi từ từ tôi tiếp tục leo.

Ở một chỗ nào, có một tảng đá cong và tôi leo lên ; tảng đá này giống như một trang giấy nhỏ, với đầu đề của tantra mà tôi đã leo lên trên. Nó có chữ là Todral donsal ningpo gurd. Trodral nghĩa là vượt khỏi ý niệm ; donsal là làm sáng tỏ nghĩa ; ning-po là tinh túy. Về sau tôi khám phá thực sự có một tantra tên như vậy.

Thế rồi tôi trèo lên và dần dần đến một mỏm núi có một cái hang. Đến gần, tôi nhìn vào trong cái hang khá rộng này. Ở ngay chính giữa, có một hòn đá – một hòn đá trắng, cứng như thạch anh. Ngồi trên hòn đá lớn này là một cậu bé. Tôi chắc rằng cậu không hơn bảy hay tám tuổi. Tôi nhìn chung quanh. Không có ai khác nữa ở đây. Tôi tự nhủ, “Khá lạ lùng. Jigme Lingpa sống vào thời đã khá lâu. Ngài không thể là một cậu bé như vầy.” Trong khi đó cậu bé cứ nhìn tôi. Tôi nghĩ, “Vì thầy mình nói mình đến đây gặp Jigme Lingpa, biết đâu, có thể đây là một thân hóa xuất của ngài chăng.” Tôi nghĩ tốt hơn là phải cư xử lễ phép với cậu bé.

Thế nên tôi đi thẳng đến cậu bé. Cậu mặc bộ áo quần màu xanh trong suốt. Cậu không mang cái gì khác. Cậu có bộ tóc dài, nhưng không cột như các yogi. Cậu trông như một cậu bé bình thường. Tôi thấy điều này khá lạ lùng. Tôi đến trước mặt cậu. Tôi nói, “Đạo sư Changchub Dorje gởi tôi tới thăm ngài.” Cậu bé nhìn tôi. Hầu như cậu ngạc nhiên khi nghe nói vậy. Nhìn vào cậu bé tôi bắt đầu nghi ngờ cậu, nhưng tôi xem cậu bé làm gì. Cuối cùng cậu ra dấu bảo tôi ngồi xuống. Khi tôi ngồi xuống, cậu đưa tay ra sau đầu, lấy ra một cuộn giấy. Cậu mở cuộn giấy và bắt đầu đọc. Khi cậu đọc, đó là giọng của một chú bé, nhưng cậu không cho một lời dạy hay giải thích. Cậu đọc. Cậu đọc bốn hay năm câu. Ngay khi nghe tiếng cậu, tôi hiểu rằng cuộn giấy là một tantra. Vào lúc đó tôi chợt nhận ra, “Ồ quả thật, đây là Jigme Lingpa. Bởi vì một cậu bé bình thường nào đó thì khó có thể tạo ra một cuộn giấy và đọc theo lối này.” Và với cảm xúc này, ý nghĩ sửng sốt này, tôi thức dậy khỏi giấc mộng. Sau đó tôi tìm kiếm công phu những bản văn ấy, và tôi tìm thấy những bản văn đặc biệt về thực hành togel của Dzogchen. Đây là một thí dụ về sự kiện rằng một mối liên hệ giữa thầy và trò luôn luôn hiện hữu bất chấp thời gian và khoảng cách. Thầy tôi ở rất xa, rất xa ở Tây Tạng ; còn tôi đang sống ở châu Âu.

Đấy là một số những khả năng có thể xảy ra trong những giấc mộng khi sự thực hành của người ta tiến bộ.

Nếu bạn ngủ với sự hiện diện của chữ , bạn thấy mình thức dậy buổi sáng với nó vẫn hiện diện. Bấy giờ bạn có thể cho rằng bạn đã để cả đêm để thực hành. Vì đêm thì khá dài, và bạn không có cái gì khác ngoài việc ngủ, thì sử dụng thời gian là điều rất quan trọng. Ban đêm có thể thậm chí trở nên còn quan trọng hơn sự thực hành ban ngày đối với một hành giả.

Mục đích cuối cùng của thực hành giấc mộng là những giấc mộng trở thành tỉnh giác và đến điểm tối hậu, những giấc mộng thực sự chấm dứt. Bạn dùng sự thực hành của bạn để cho những giấc mộng của bạn ảnh hưởng đời sống hàng ngày. Đây là sự thực hành chính yếu của thời gian ban đêm.

CHÚ THÍCH CHƯƠNG HAI

1. Bardo : nghĩa đen, “trạng thái trung gian”. Có sáu bardo. Cái thứ nhất là bardo của trạng thái thức bình thường (TT. kye ne bardo). Đó là kinh nghiệm khi thức và có ý thức như chúng ta đều biết. Cái thứ hai là bardo của trạng thái mộng (TT. milam bardo). Đó là kinh nghiệm thời gian mộng khi ngủ. Thứ ba, bardo thiền định (TT. samten bardo), gồm mọi kinh nghiệm thiền định, từ thiền định của người mới học đến chứng ngộ hoàn toàn. Thứ tư, bardo của tiến trình chết (TT. chilkai bardo), là tiến trình trong đó năm nguyên tố tạo thành thân thể của chúng ta (không gian, không khí, nước, lửa, đất) tan biến cái này vào cái kia. Theo Tử Thư Tây Tạng, trước hết nguyên tố đất màu vàng tan vào nguyên tố nước. Người đang chết đồng thời thấy màu vàng và cảm thấy yếu ớt không đứng dậy được, và mọi thứ chung quanh tan rã. Thứ hai, nguyên tố nước tan vào nguyên tố lửa. Ở bên trong, người đang chết thấy màu trắng và bên ngoài thấy như ngập lụt. Vào lúc này mặt và cổ họng cảm thấy khô và khát dữ dội. Thứ ba, nguyên tố lửa tan vào nguyên tố không khí. Bên trong người đang chết thấy màu đỏ trong khi bên ngoài thì cảm thấy chung quanh nóng. Người ta có thể cảm thấy một cảm giác cháy nóng khi hơi nóng của thân tan biến. Thứ tư, nguyên tố không khí tan vào nguyên tố không gian. Người đang chết thấy màu lục ở bên trong và chung quanh bên ngoài như bị hủy diệt bởi gió và sấm dữ dội. Vào giai đoạn thứ năm, không gian tan vào thức, những hiện tượng trở nên tối tăm, và thức tạm thời mất, như khi bất tỉnh.

Bardo thứ năm (TT. chonyid bardo), bardo của thực tại, bao gồm sự sanh khởi của những xuất hiệnkinh nghiệm như ảo ảnh, là một hậu quả của những khuynh hướng nghiệp. Sử dụng tỉnh giác thiền định, cá nhân có cơ hội nhận biết những hình ảnh này trong bản chất không thật, như huyễn của chúng. Những cái nhìn thấy như ảo ảnh này có bản chất tương tự với những hình ảnh trong những giấc mộng. Từ đó khả năng có được giấc mộng minh bạch có thể được dùng để hiểu chúng là như huyễn. Theo Tử Thư Tây Tạng, một kinh nghiệm giác ngộ là có thể nếu người ta có thể duy trì cái thấy rằng những kinh nghiệm đáng sợ không gì khác hơn là những biểu lộ của chính tâm mình.

Bardo thứ sáu, (TT. sipa bardo), bardo của sự tìm kiếm tái sanh trong sanh tử, liên hệ đến quan điểm về tái sanh của Phật giáo Tây Tạng. Sipa bardo gồm tiến trình nhờ đó một cá nhân sẽ được tái sanh trong một của sáu cõi, theo nghiệp của mình. Với một tương đồng thú vị với lý thuyết phân tâm học, truyền thống Phật giáo Tây Tạng xác nhận rằng cá nhân khi còn trong một thân tâm thức (thần thức), sẽ bị hấp dẫn theo tình dục đến cha mẹ khác phái tính, và có một ghét bỏ đối với cha mẹ cùng phái tính. Thật vậy, theo triết học Phật giáo Tây Tạng, tất cả điều mà thần thức lúc ấy thấy là những cơ quan sinh dục của những người sắp làm cha mẹ mình. Đây có lẽ là nền tảng căn bản nhất của cái mà chúng ta gọi là mặc cảm Oedipus.

2. Tantra : nghĩa đen, “tiếp tục”, theo nghĩa dù mọi hiện tượng là trống không, tuy nhiên những hiện tượng tiếp tục biểu lộ. Mọi phương pháp tantra đều vận hành với nguyên lý chuyển hóa tư tưởng mê lầm thành tri giác thanh tịnh. Tantra cũng ám chỉ những bản văn diễn tả những phương pháp này.

3. Ánh sáng Mẹ : Trong Đại Toàn Thiện, người ta thực hành yoga giấc mộng hay thực hành Tịnh Quang vào lúc rơi vào giấc ngủ và trước khi giấc mộng sanh khởi. Kinh nghiệm Tịnh Quang này được biết như là kinh nghiệm “con”. Nếu qua thực hành thiền định hay tham thiền đúng, Tịnh Quang đã được nhận biết rõ ràng trong đời sống, bấy giờ vào lúc chết hành giả một lần nữa nhận biết và hợp nhất với Tịnh Quang “mẹ”. Tịnh Quang mẹ là quang minh tự nhiên, bẩm sinh, xuất hiện trong sự biểu lộ trọn vẹn nhất của nó trong trạng thái sau khi chết. Xem John Reynolds, Tự Giải Thoát Qua Thấy Tánh Giác Nguyên Sơ (Barrytown, N.Y : Station Hill Press, 1989) trang 153, chú thích 63.

4. Giới thiệu vào tâm tự nhiên : Trong nhiều phương pháp khác nhau giới thiệu vào tâm tự nhiên của người ta, vị thầy cộng tác với học trò trong việc triển khai tánh giác, cũng gọi là rigpa hay tánh giác vốn sẵn của trạng thái tự nhiên của người ta, ám chỉ đến hiện diện thanh tịnh.

5. Lhundrup : nghĩa đen, “tự toàn thiện”. Chữ này ám chỉ trạng thái hay hiện hữu tự nhiên của người ta, nó là toàn thiện từ vô thủy và là tất cả những gì biểu lộ. Những biểu lộ hay phản chiếu này sanh khởi một cách tự phát, và trọn vẹn trong chính chúng. Lhundrup ám chỉ đặc biệt đến sự sáng tỏ bẩm sinh của trạng thái tự toàn thiện.

6. Thân Ánh Sáng : Tây Tạng, ja-lus. Cũng được biết như là “thân cầu vồng”. Một số người đã chứng đắc (những người thực hành những cấp độ Longde và Managede của Dzogchen) hoàn thành sự chuyển hóa những thân thể bình thường của họ thành một Thân Ánh Sáng vào lúc chết. Trong tiến trình này thân vật chất tan vào trạng thái tự nhiên của nó, trạng thái này là trạng thái của Tịnh Quang. Những nguyên tố của thân được tịnh hóa, chúng chuyển hóa từ biểu lộ thô của chúng (thân, thịt, xương v.v...) thành tinh túy thanh tịnh của chúng là năm màu sắc : xanh, lục, trắng, đỏ và vàng kim. Khi thân tan thành năm màu này, một cầu vồng được tạo thành và mọi cái còn lại chỉ là móng tay và tóc. Những người thực hành Dzogchen của thế kỷ hai mươi đã đạt đến Thân Ánh Sáng trong đó có những vị thầy và những thành viên gia đình của Nam-khai Norbu Rinpoche – chẳng hạn, chú của ngài là Orgyen Danzin, hai vị thầy của ngài Changchub Dorje và Ayu Khandro, và thầy của Changchub Dorje là Nyala Pema Dendul.

7. Những kinh mạch mặt trờimặt trăng : Trong những luận bí truyền tsa-lung tìm thấy trong những bản văn Anu-Yoga của Phật giáo Tây Tạng, có những giải thích tỉ mỉ về những kinh mạch (TT. tsa) trong đó khí lưu thông. Những kinh mạch mặt trờimặt trăng ở hai bên kinh mạch trung ương (uma), chạy song song với xương sống. Những kinh mạch mặt trờimặt trăng này tiêu biểu năng lực âm dương. Màu sắc của chúng – đỏ và trắng – cũng như nơi chốn, bên trái hay phải, khác nhau trong các Tantra.

8. Hơi thở tịnh hóa chín phần : Tây Tạng, lungro salwa : Một thực tập hơi thở trước một thời thiền định hay trước lúc thực hành Yantra Yoga. Trong những thực tập này người ta tự quán tưởng hít vào không khí trong sạchthở ra cái xấu và không trong sạch. Nó được dùng như một thực hành sơ bộ trước khi thiền định để quân bình năng lực và ổn định tâm thức.

9. Tám động tác : Tây Tạng, lung sang : Những thực tập yoga để tịnh hóa prana hay hơi thở. Tám động tác được diễn tả trong bản văn Yantra Yoga, “Sự Thống Nhất của Hệ Mặt Trời và Hệ Mặt Trăng”, được viết ở thế kỷ thứ tám bởi đạo sư Vairocana. Xem Namkhai Norbu, Yantra Yoga (Tsaparang, 1988).

10. Agar 35 và Vimala : dược thảo Tây Tạng. Agar 35 được làm bằng ba mươi lăm chất thiên nhiên ; cả hai Agar 35 là Vimala để chữa mất ngủquân bình khí, một tình trạng khí mất trật tự.

11. Ba khí chất : lung (không khí hay khí), dripa (mật) và badkan (đờm). Sự quân bình ba khí chất này là cần yếu cho sức khỏe. Một sự mất quân bình sẽ dẫn đến nhiều loại bệnh tật.

12. Namkhai Norbu, Về sự Sanh và Đời Sống : Một Khảo Luận về Y Học Tây Tạng.

13. Tập trung vào sáu âm và sự tịnh hóa của chúng : Sáu âm – A, Aaah, Ha, Sha, Sa, Ma –, mỗi âm tượng trưng cho một trong sáu cõi, trời, a tu la, người, thú vật, quỷ đói và địa ngục. Những khuynh hướng nghiệp tái sanh một trong sáu cõi này phải được tịnh hóa. Thiền định về sáu âm hợp nhất khí (prana) và định tâm để tịnh hóa những khuynh hướng này. Sự thực hành tập trung vào sáu âm dùng sự quán tưởng và thần chú hướng đến những điểm đặc biệt của thân thể nơi những khuynh hướng này được cho là tập trung ở đó.

14. Vajrayogini : Một hóa thần thiền định trong dạng báo thân, tiêu biểu phương diện nữ tính của trí huệ bổn nguyên.

15. Guru Yoga : Sự hợp nhất với tâm của guru (thầy của mình), ngài được xem là một biểu lộ của những tâm của tất cả các bậc giác ngộ. Tâm của guru được xem là đồng nhất với tánh giác nội tại của người ta. Qua thực hành guru yoga người ta nhận những ban phước từ guru, như thế khiến người ta ở trong trạng thái bổn nguyên. Có những hình thức guru yoga chi tiếtđơn giản. Trong Tantra, người ta thấy một kiểu chi tiết hơn, trong khi trong Dzogchen một kiểu đơn giản hơn.

Một trong những hình thức guru yoga rất thường được Namkhai Norbu Rinpoche dạy là : dùng một chữ “A” màu trắng, chữ Tây Tạng. Chữ được quán tưởng trong trung tâm thân mình như là sự hợp nhất của mọi vị thầy của mình. Bằng cách phát âm “Aaa...h” và cảm thấy những ban phước của những vị thầy, người ta có thể đi vào một trạng thái hợp nhất với tỉnh giác giác ngộ của họ.

16. Vajradhara : Một hóa thần thiền định nam, hình tướng qua đó Phật Thích Ca Mâu Ni phát lộ những giáo lý Mật thừa.

17. Longde : Một trong ba bộ của những giáo lý Dzog-chen. Ba bộ là : “Managede”, hay bộ tinh túy ; “Longde”, hay bộ không gian ; “Semde”, bộ tâm. Những bộ giáo huấn Dzogchen này cuối cùng đều có một mục tiêu như nhau là đem hành giả vào sự tham thiền tuyệt đối. Bộ Longde hoạt động đặc biệt với sự đưa vào bằng biểu tượng và được biết rộng rãi là có những thực hành đem người ta đến tham thiền nhờ những tư thế đặc biệt của thân và giữ áp lực lên những điểm. Xem Norbu, Pha Lê và Đường của Ánh Sáng.

18. Nhập thất trong bóng tối, cũng gọi là Yangtik. Một kỹ thuật thiền định Dzogchen cao cấp được thực hành trong bóng tối hoàn toàn. Nhờ thực hành Yangtik, một người nhập môn đã có thể duy trì tham thiền có thể tiến bộ nhanh chóng đến chứng ngộ hoàn toàn.

19. Changchub Dorje : Vị thầy chính của Namkhai Norbu Rinpoche. Changchub Dorje là một terton và vị thầy Dzogchen. Ngài là vị thầy mà Namkhai Norbu Rinpoche công nhận là đã thực sự đưa mình vào trạng thái Dzogchen. Ngài cũng cho Namkhai Norbu Rinpoche sự trao truyền Semde, Longde và Managede. Dù là một vị thầy phi thường, Changchub Dorje có một lối sống giản dị, mặc áo quần dân quê bình thường. Ở Nyalagar, vùng Derge, Đông Tây Tạng, ngài hướng dẫn một cộng đồng nhỏ những người thực hành Dzogchen. Ngoài sự việc là một lama, ngài là một y sĩ giỏi. Người ta đến từ những nơi xa xôi để nhận lãnh cả những giáo pháp và những chẩn bệnh. Vào lúc cuối đời, ngài đạt được Thân Ánh Sáng Cầu Vồng.

20. Trechod : Nghĩa đen là “cắt đứt”, từ ngữ này ám chỉ kinh nghiệm thư giãn, buông bỏ toàn diện. Trechod là phương pháp duy trì trạng thái rigpa của mình qua suốt mọi hoàn cảnh. Trechod là khả năng cắt đứt tư tưởng lan man và nhị nguyên vào bất kỳ khoảnh khắc nào, đem mình đến sự hiện diện thuần khiết

21. Togel : “Vượt qua chỗ trên hết” hay “nhảy qua”. Sau khi thành công hoàn toàn sự thực hành trechod, người ta thực hành togel. Togel là vô ích khi không có một thực hành trechod hoàn hảo và do vậy là bí mật cho đến khi đó. Togel được xem là cái nhanh nhất trong những phương pháp để thành tựu chứng ngộ toàn diện. Thực hành togel đem lại sự hợp nhất của cái nhìn thấy và tánh Không. Người ta tiếp tục phát triển tham thiền trong thiền định nhờ cái nhìn thấy cho đến khi Thân Ánh Sáng biểu lộ. Xem Pha Lê và Đường của Ánh Sáng, trang 101 và John Reynolds, Tự Giải Thoát Qua Thấy Tánh Giác Nguyên Sơ, trang 136, chú thích 33.

22. Jigme Lingpa (1729-1798) : Một tái sanh của Vima-lamitra, Jigme Lingpa là một Đạo sư vĩ đại của Dzog-chen Nyingma từ vùng Đông Tây Tạng. Ngài là một đại học giả và đã sưu tập và xuất bản Longchen Nying-thig, những giáo lý sưu tập của Longchenpa. Jigme Lingpa cũng viết nhiều về y học và lịch sử Tây Tạng, và hoạt động cho sự phát triển của phái “Rimed” không bộ phái của Phật giáo Tây Tạng trước khi hoàn thành Thân Ánh Sáng.

23. Thần chú một trăm âm của Vajrasattva : người ta tịnh hóa nghiệp xấu và những che chướng nhờ trì tụng thần chú này, một trong những thần chú được biết tiếng nhất trong Phật giáo Tây Tạng.

 

2 Sự Thực Hành Ban Đêm

Đêm là rất quan trọng đối với người ta bởi vì một nửa đời người đi qua trong đêm ; nhưng thường chúng ta hoàn toàn ngủ mất suốt thời gian đó mà không có bất kỳ cố gắng hay sốt sắng nào. Phải có tỉnh giác đích thực để cho sự thực hành có thể xảy ra mọi lúc, dù khi ngủ hay khi ăn. Nếu không được như vậy, tiến bộ trên con đường là điều khó. Bởi thế, sự thực hành ban đêm là rất quan trọng, và tôi sẽ giải thích lý thuyết và sự thực hành của nó.

Khi có ai nói “thực hành ban đêm”, chúng ta thường nghĩ đến sự thực hành mộng minh bạch. Có nhiều giải thích về sự mộng minh bạch. Nhưng trong giáo lý Dzogchen, sự thực hành làm việc với giấc mộng, và sự phát triển sự minh bạch, không là căn bản. Đó là một thực hành phụ. Trong trường hợp thực hành giấc mộng, phụ nghĩa là sự thực hành này có thể tự phát hay tự nhiên sanh khởi từ sự làm thực hành chính yếu, cái này được gọi là sự “thực hành ánh sáng tự nhiên”.

Thực hành ánh sáng tự nhiên này thực ra liên quan với trạng thái trước giấc mộng. Chẳng hạn, một người ngủ ; ngủ nghĩa là tất cả những giác quan tan biến vào trong mình, và như thế là người ấy ngủ. Từ điểm này trở đi có một lối qua, một thời kỳ chuyển tiếp, cho đến khi những giấc mộng bắt đầu. Thời kỳ này có thể dài hay ngắn.

Với một số người, trạng thái mộng hầu như bắt đầu ngay sau khi ngủ. Thế nhưng trạng thái mộng bắt đầu, thế nghĩa là sao ? Nghĩa là tâm bắt đầu vận hành trở lại.

Ngược lại, cái gọi là trạng thái của ánh sáng tự nhiên không phải là một chốc lát hay một trạng thái trong đó tâm đang vận hành. Nó là thời kỳ bắt đầu khi bạn ngủ và chấm dứt khi tâm bắt đầu vận hành trở lại. Cái gì hiện hữu sau đó ? Sau cái này là cái mà chúng ta gọi là bardo của trạng thái mộng, milam bardo.(1)

Có một tương đương giữa trạng thái ngủ và mộng với những kinh nghiệm khi chúng ta chết. Khi một người chết, trước hết những giác quan tan biến. Nói theo những bardo, giây phút khi những giác quan tan biến vào trong mình là bardo của giây phút chết, chokyi bardo. Vào lúc đó người ta có nhiều cảm giác về sự tan biến hay rút lui của các giác quan.

Sau đó đến một trạng thái như vô thức ; nó tương tự với một sự bất tỉnh. Bấy giờ bắt đầu cái được gọi là sự sanh khởi của bốn ánh sáng. Những tantra(2) khác nhau giải thích cái này với đôi chút khác biệt. Một số chia nó thành bốn ánh sáng ; số khác nói đến năm ánh sáng. Sự thật là bạn như thể đã bất tỉnh và – với sự sanh khởi của những ánh sáng – dần dần, dần dần ý thức bắt đầu tỉnh lại.

Có sự hiện diện của trạng thái của tỉnh giác, tuy nhiên tâm chưa bắt đầu đi vào những vận hành như suy nghĩ. Đây là lối qua nhờ nó người ta đi vào trạng thái được gọi là trạng thái của ánh sáng tự nhiên. Chính là luôn luôn trong thời kỳ này mà hành giả của Tantra tự thành tựu hay tự chứng ngộ. Trong Tantra (Mật thừa) thời kỳ này cũng được diễn tả như là khoảnh khắc trong đó chúng ta gặp ánh sáng mẹ hay tịnh quang mẹ.(3) Chính xác trong khoảnh khắc này sau khi bất tỉnh mà tỉnh giác khai triển trở lại, hay tỉnh dậy trở lại.

Trong nhập môn hay quán đảnh Mật thừa, có bốn quán đảnh bậc thấp, và cái cuối cùng của bốn quán đảnh đó được gọi là quán đảnh của lời nói. Nếu bạn đã hiểu, vào thời gian đó vị thầy ban cho một loại giới thiệu vào tâm tự nhiên.(4) Dù bạn chưa chứng ngộ tâm tự nhiên nhưng bạn có một phần tham dự, cam kết và niềm tin, và bạn thực hành một cách tận tụy, đôi khi có thể trong giây phút thức dậy sau chót của tâm thức sẽ có một tia chớp của sự nhận biết tâm tự nhiên hay rigpa. Điều đó không dễ dàng, nhưng nếu bạn đã thực sự hiểu biết, nó là có thể. Khi bạn đi qua hay chuyển di qua, có một số những phát triển của những ánh sáng, về điều này có nhiều giải thích.

Trong giáo lý Dzogchen, cái cuối cùng của giai đoạn này, ánh sáng thứ năm được gọi là lhundrub,(5) trạng thái tự-toàn thiện, tự-viên mãn. Trong khoảnh khắc đó bạn có một sự thức dậy trở lại của tâm thức. Bạn có thể nhận ra rằng đó là cái đã được trao truyền cho bạn qua sự giới thiệu, khai thị trực tiếp bởi vị thầy. Kinh nghiệm của sự trao truyền này là cái chúng ta gọi là kinh nghiệm của trí huệ.

Chúng ta hãy dùng thí dụ mặt trời. Hãy tưởng tượng bầu trời phủ bởi những đám mây, và giữa những đám mây đó bạn bắt đầu được một tia sáng mặt trời. Dù mây không cho phép ánh sáng mặt trời có đầy đủ, bạn cũng đã có một kinh nghiệm về mặt trời và ánh sáng mặt trời là gì. Kinh nghiệm này giống với kinh nghiệm của trí huệ.

Sự hiểu biết này được nói như là hiểu biết “con”, so với hiểu biết “mẹ” hay kinh nghiệm đầy đủ viên mãn. Khi thực hành, chúng ta nỗ lực phát triển cái hiểu biết con này. Cái hiểu biết này là con của mẹ.

Một số người thành công trong thực hành và phát triển trọn vẹn cái hiểu biết này, và như thế tự thành tựu hoàn toàn trong đời này. Có nói rằng một người như vậy có thể thành tựu Thân Ánh Sáng.(6)

Nhưng dù bạn chưa thành tựu, tự chứng ngộ hoàn toàntuy nhiên đã có kinh nghiệm của thực hành, bấy giờ vào khi chết, trong trạng thái này của lhundrub khi bạn gặp ánh sáng mẹ, bạn sẽ nhận ra sự hiện diện tròn vẹn của trí huệ trước khi bạn trở lại vào những công việc của tâm. Những cuốn sách nói đến sự gặp gỡ giữa ánh sáng con và ánh sáng mẹ, nhưng thực ra chúng ta mới chỉ có một ví dụ về điều đó, còn bây giờ chúng ta gặp nó trong sự trọn vẹn của nó.

Trạng thái này – khi chúng ta tiến qua những ánh sáng đến ánh sáng tối hậu, lhundrub, hay ánh sáng của cái tự toàn thiện – là trạng thái bất kỳ mỗi hành giả nào của Mật thừa đều tự thành tựu trong đó. Chỉ sau kinh nghiệm này mà trạng thái của sipa bardo bắt đầu. Qua điểm đó, chúng ta kinh nghiệm chonyid bardo, bardo của Pháp tánh. Tại sao chúng ta gọi nó là Pháp tánh ? Bởi vì nó thể hiện trạng thái thực nằm bên dưới, hay thức nằm bên dưới.

Chỉ sau đó sipa bardo bắt đầu, bardo như người ta bình thường biết, bardo của cuộc sống. Nói cách khác, nó là nơi những công việc của tâm bắt đầu trở lại. Nó như thể bây giờ chúng ta đi vào trạng thái của giấc mộng. Khi trong giấc mộng bạn có thể mộng thấy mọi thứ và rồi ở một lúc nào đó bạn tỉnh dậy và một ngày khác bắt đầu, thế nên điều đó được xem như bạn ra khỏi bardo, và cuộc sống khác bắt đầu. Cuộc sống này do cái nhìn thấy thuộc nghiệp quy định, và do cái nhìn thấy thuộc nghiệp ấy mà bạn chuyển di qua như thế nào. Đây là cách chúng ta ra ra vào vào ngày đêm.

Thế nên chúng ta thấy rằng trạng thái của những bardo không phải là cái gì để đọc hay hiểu một cách trừu tượng. Nó liên quan với thực hành. Đường lối thực hành cho cái chết và sipa bardo là làm thực hành ánh sáng tự nhiên này. Nếu bạn đã hiểu biết, hay có tỉnh giác, về trạng thái của ánh sáng tự nhiên, bạn cũng sẽ có sự tỉnh giáchiện diện này trong lúc chết. Nếu bạn có thể chết với sự hiện diệntỉnh giác, thế có nghĩa là bạn hiểu biết về những biểu lộ của ánh sáng. Trong trường hợp này bạn sẽ không có khó khăn để nhận biết ánh sáng mẹ.

Lập lại : Với sự bắt đầu của bardo cuộc sống, sự vận hành hay công việc của tâm, cái được gọi là thân tâm thức, cũng bắt đầu. Điều này tương đương với sự sanh khởi của trạng thái mộng. Trong thực hành, cần có một tỉnh giác về, hay làm chủ, trạng thái ánh sáng tự nhiên. Khi người ta có một tỉnh giác về sự hiện diện của trạng thái ánh sáng tự nhiên này, bấy giờ dù sau đó trạng thái của những giấc mộngsanh khởi, người ta vẫn tự nhiên ý thức một cách minh bạch rằng người ta đang mộng khi nằm mộng, và một cách tự nhiên người ta hoàn thành sự làm chủ với giấc mộng của mình. Điều này có nghĩa giấc mộng không quy định người ta, mà người ta cai trị giấc mộng của họ. Vì lý do này, sự thực hành giấc mộng là phụ, và tôi không thể nhấn mạnh hơn sự thực hành ánh sáng tự nhiên là cực kỳ quan trọng như thế nào.

Khi chúng ta bắt đầu mộng, chúng ta có thể có một trong hai loại mộng tổng quát. Một loại là những giấc mộng nghiệp và loại kia là những giấc mộng sáng tỏ. Thêm vào những giấc mộng phản ảnh nghiệp từ cuộc đời đang sống, những giấc mộng nghiệp cũng nối kết với những đời quá khứ của chúng ta. Chẳng hạn, nếu có người giết tôi trong một đời quá khứ, tôi có thể còn có những giấc mộng bị giết trong đời này. Không chắc rằng điều chúng ta mộng luôn luôn là những kinh nghiệm từ đời này. Nếu một biến cố rất nặng nề, bạn có thể cảm thấy nó đời này sang đời khác. Khi bạn ngủ rất sâu, bạn có thể tạo ra một tiềm năng hoàn hảo cho nghiệp quá khứ biểu lộ trong những giấc mộng của bạn.

Nếu bạn chỉ có căng thẳng nặng nề, nó có thể lập lại trong những giấc mộng của bạn. Chẳng hạn khi còn là một cậu bé có ai gây cho bạn một rắc rối, nó có thể lập lại trong những giấc mộng của bạn. Hay nếu hôm nay tôi có một vấn đề gì với ai, nó có thể lập lại trong giấc mộng của tôi đêm nay. Nguyên tắc là nếu bạn có căng thẳng mạnh mẽ, và bạn ngủ sâu, căng thẳng có khuynh hướng lập lại. Đây là một loại mộng, một giấc mộng nghiệp của những bhaksha. Bhak-sha có nghĩa những dấu vết của cái gì để lại. Chẳng hạn, nếu có một cái chai trống không một khi đã chứa chất thơm, bạn còn có thể ngửi thấy mùi hương. Đó là bhaksha.

Loại giấc mộng kia là giấc mộng của sáng tỏ. Tại sao chúng ta có những giấc mộng của sáng tỏ ? Bởi vì mỗi người từ khởi thủy có khả tính vô tận ; đó là một khả năng của tâm tự nhiên mà tất cả chúng ta đều có. Đôi khi, thậm chí chúng ta không làm một thực hành đặc biệt nào, một giấc mộng của sáng tỏ sẽ biểu lộ bởi vì chúng tabản tánh đó. Nếu bạn làm thực hành ban đêm và trở nên quen thuộc hơn, rồi không chỉ thỉnh thoảng, mà trên một căn cứ thường xuyên, bạn sẽ trở nên quen thuộc với những biểu lộ của những giấc mộng của sáng tỏ.

Một giấc mộng của sáng tỏ là gì ? Một giấc mộng của sáng tỏ biểu lộ khi có những nguyên nhân phụ ; qua những nguyên nhân phụ nó biểu lộ như sự sáng tỏ. Chúng ta có thể có được lời khuyên và những báo trước cho tương lai bởi vì có những nguyên nhân phụ cho những biến cố tương lai. Một giấc mộng của sáng tỏ thường biểu lộ vào sáng sớm. Tại sao ? Bởi vì ban đầu khi chúng ta ngủ, chúng ta ngủ rất sâu. Dần dần chúng ta tiêu bớt sự nặng nề này và giấc ngủ của chúng ta trở nên nhẹ hơn. Khi nhẹ hơn, sự sáng tỏ có thể biểu lộ dễ dàng hơn. Nếu sự thực hành của bạn về sự hiện diện liên tục được thành công, bấy giờ những giấc mộng nghiệp giảm bớt. Đó bởi vì chúng nối kết với những căng thẳng. Trạng thái tham thiền hay hiện diện thể hiện sự thư giãn toàn diện. Thay vì những giấc mộng nghiệp, bạn có thể có nhiều giấc mộng của sáng tỏ.

Bây giờ bạn hiểu lý thuyết là sao và tầm quan trọng của nó là thế nào. Giờ đây tôi sẽ giải thích làm sao chúng ta thực hành nó.

Nếu bạn là một người xáo động, bấy giờ trước khi ngủ, bạn có thể làm một ít hơi thở sâu để điều hòa sự lưu thông của khí và làm an tĩnh mình. Rồi tập trung vào một chữ Tây Tạng màu trắng ở trung tâm thân bạn. Nếu bạn thích một chữ A tiếng Anh cũng có thể chấp nhận được. Điều quan trọng là trong tâm bạn chữ đó vang lên âm Ahhh. Quan trọng là khi bạn thấy chữ ấy bạn tự động biết âm thanh của nó.

Nếu bạn không thành công trong việc tập trung và thấy chữ này, đó là bạn chưa biết cách quán tưởng. Hãy cố gắng viết chữ hay chữ A trên một miếng giấy, đặt trước mặt bạn và nhắm vào nó một lúc. Hãy nhắm mắt lại và chữ này sẽ hiện lên lập tức trước tâm bạn. Theo cách này bạn sẽ có một hình ảnh chính xác hơn.

Như vậy, khi bạn tập trung vào chữ trắng này. Hay bạn chú tâm vào sự hiện diện của chữ A trắng này, và bạn ở yên với nó càng lâu càng tốt.

Bạn cũng có thể làm một loại tập luyện rõ ràng lớn hơn trong cảm nhận sự hiện diện này : Hãy tưởng tượng từ chữ hay A trung tâm, một chữ khác khởi sanh, và từ chữ thứ hai, một chữ thứ ba khởi sanh cho đến khi bạn có thể thấy một chuỗi chữ hay (A) lên đến đỉnh đầu. Rồi bạn quán tưởng những chữ đó xuống phía dưới. Bạn có thể lập lại điều này một số lần nếu bạn không ngủ ngay. Bất cứ lúc nào bạn có khó khăn khi cảm nhận sự hiện diện của chữ , rất cần thiết và quan trọng làm chuỗi chữ này. Đây là một cách để nạp thêm cho sự sáng tỏ của bạn.

Điểm quan trọng nhất là khi bạn rơi vào giấc ngủ, bạn cố gắng có chữ này hiện diện. Ban đầu, nó có thể rõ ràng và sắc nét ; sau đó bạn thư giãn. Bạn giữ một cảm giác về sự hiện diện của nó, và bạn thư giãn, và như thế bạn đi vào giấc ngủ.

Với những người không thực hành điều này trước đây, lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba bạn cố thử nhưng không thành công chút nào. Thật vậy, bạn thấy bạn cố gắng làm nó một chút rồi thình lình bạn rơi vào giấc ngủ. Như bất cứ điều gì, trừ phi bạn đã học nó, còn không thì phải khó khăn, nhưng nếu bạn sử dụng năng lực ý chí của bạn, nó sẽ trở nên quen thuộc với bạn.

Nếu người ta có thể đi vào giấc ngủ như cách này, người ta sẽ tìm thấy sự hiện diện tròn đầy của trạng thái ánh sáng tự nhiên. Người ta đi vào giấc ngủ, và người ta ngủ với sự tỉnh giác gần như trọn vẹn. Nếu người ta có sự hiện diện này của tâm khi người ta đi vào trạng thái của những giấc mộng, khi ấy dễ dàng nhận biết là người ta đang mộng. Có thể điều này chưa xảy ra ngay ; một số người dần dần mới đến kết quả.

Thậm chí nếu ánh sáng tự nhiên này không xảy ra một cách trực tiếp, những kết quả đầu tiên sẽ bắt đầu tự bày lộ trong trạng thái mộng. Bạn có thể thấy mình mơ những giấc mộng lạ. Tôi nói những giấc mộng lạ là sao ? Như đã nói ở trên, chúng ta bình thường có hai loại giấc mộng. Loại nghiệp đến từ những dấu vết của những khó khăn, những vấn nạn, những ký ức và lo lắng của chúng ta. Rồi có loại mộng trong đó sự sáng tỏ tự nhiên của chúng ta biểu lộ. Chẳng hạn, gần sáng, những giấc mộng lý thú về những sự việc bạn không bao giờ nghĩ đến có thể xảy ra, những sự việc không có mối quan hệ nào với những dấu vết của tư tưởng bạn và quá khứ mà nối kết nhiều hơn với sự sáng tỏ của bạn. Nếu bạn đã thực hành ánh sáng tự nhiên, những giấc mộng của sự sáng tỏ tự nhiên sẽ biểu lộ thường hơn.

Nếu bạn kiên trì thực hành sự nhận biết trạng thái ánh sáng tự nhiên, dần dần sẽ dễ dàng hơn khi lập lại sự nhận biết sáng tỏ rằng bạn đang mộng. Sẽ sanh khởi một tỉnh giác vững chắc trong giấc mộng, và bạn sẽ biết rằng bạn đang mộng. Bất kể đẹp đẽ hay xấu xí, bạn biết đó là một phản chiếu. Điều này tương tự với việc biết một giấc mộng là một giấc mộng, tương tự với tự mình sáng tỏ. Giấc mộngbi thảm hay hưng phấn, bạn ý thức rằng đó chỉ là một giấc mộng.

Tỉnh giác trong trạng thái mộng trở thành một cách để tự phát triển và phá vỡ sự bị quy định nặng nề của mình. Với tỉnh giác này, người ta có thể điều khiển việc mộng. Chẳng hạn, người ta có thể mộng bất cứ điều gì người ta muốn hay có thể chọn một chủ đề mình thích. Người ta có thể tiếp tục từ chỗ người ta đã rời bỏ giấc mộng vào một dịp trước đó.

Trong hệ thống Mật thừa, thực hành yoga giấc mộng đặc biệt là để nhắm đến việc sửa soạn cho hành giả đối với bardo sau khi chết. Đây không phải là trường hợp của hệ thống Dzogchen. Trong hệ thống Dzogchen, không cần thiết người ta phải làm việc về những giấc mộng. Cái đó sẽ sanh khởi tự nhiên từ sự thực hành ánh sáng tự nhiên. Điều quan trọng nhất cho thực hành, như tôi đã diễn tả, là làm quán tưởng riêng chữ màu trắng trước khi ngủ. Khi làm quán tưởng này chúng ta dùng sự làm việc của tâm để sau đó vượt khỏi tâm.

Tư thế nào bạn dùng quán tưởng này không quan trọng triệt để. Nhiều người thực hành quán tưởng này sau khi họ nằm trên giường. Bạn phải thấy mình thuộc loại người nào. Một người có thể đi vào giấc ngủ chỉ bằng cách nhắm hai mắt, trong khi người khác cần một viên thuốc ngủ.

Chúng ta hãy lấy thí dụ người nằm xuống và ngủ ngay. Nếu người này xao lãng khỏi sự thực hành của họ một lát, thế là họ đã ngủ. Đây là loại người mà một tư thế riêng biệt là ích lợi. Nếu người thực hiện là đàn ông, người ấy sẽ lợi lạc khi nằm trên phía phải. Nếu không bị cảm làm nghẹt thở, cũng ích lợi cho anh ta khi bịt lỗ mũi phải bằng bàn tay mình.

Đối với đàn bà, tư thế thì ngược lại. Một người đàn bà nên nằm bên trái và cố gắng bịt lỗ mũi trái. Tôi không nói là ngừng thở, nếu bạn bị cảm. Dĩ nhiên điều này là không tốt. Nhưng thường xảy ra là khi bạn nằm xuống bên phía của bạn và lỗ mũi không bịt bị nghẹt, thì trong ít phút lỗ mũi đó sẽ thông.

Lý do đàn ông nằm bên phải đàn bà nằm bên trái thì liên quan đến những kinh mạch mặt trờimặt trăng.(7) Lý do chúng ta dùng những tư thế này là để làm cho việc đi vào trạng thái tham thiền, sự hiện diện của ánh sáng tự nhiên, dễ dàng hơn. Nếu chúng làm cho giấc ngủ của bạn khó khăn hơn, bấy giờ chúng không được yêu cầu. Đó là tại sao tôi nói rằng những tư thế này cốt cho một người có khuynh hướng ngủ dễ dàng.

Chúng ta hãy xem xét qua trường hợp ngược lại, một người có những khó khăn để đi vào giấc ngủ. Trong trường hợp này người ấy không được khuyên làm loại thực hành quán tưởng hay tư thế này. Nếu áp dụng cho loại người này thì chỉ làm cho căng thẳng thêm và có thể không ngủ được chút nào. Một thay thế cho loại người này là quan sát những tư tưởng. Bất kỳ tư tưởng nào khởi lên chỉ cần quan sát. Rồi trong trạng thái quan sát những tư tưởng mà không dấn thân theo hoặc bị quy định bởi chúng, người ta ngủ. Bao giờ vẫn không bị xao lãng, đây là điều mà ai cũng có thể làm nhưng không gây ra những chướng ngại cho sự ngủ.

Nếu bạn khó ngủ ban đêm, có những thực hành khác bạn có thể dùng để trợ giúp bạn. Chẳng hạn, có khó khăn này thường có nghĩa là bạn cần phối hợp năng lựctác dụng của những nguyên tố khác nhau trong thân thể bạn. Nếu năng lực của bạn bị rối loạn, nó ngăn cản bạn ngủ được. Trong trường hợp này, một sự thực hành hơi thở sâu được làm lập đi lập lại có thể ích lợi. Bạn làm hơi thở tịnh hóa chín phần(8) trước khi đi ngủ. Cũng có những bài tập về thân như một bộ tám động tác(9) trong Yantra Yoga giúp cho phát triển khả năng thở đúng và cũng điều hòa những năng lực như là một hỗ trợ cho giấc ngủ. Hơn nữa, có những thuốc của Tây Tạng giúp cho người khó ngủ. Khác với thuốc ngủ, chúng không gây ra những hiệu ứng phụ.

Những thuốc này, như Agar 35 và Vimala,(10) có thể dùng trong một hay hai tháng – thật ra thì khi nào bạn còn cần – và sẽ không gây những phản ứng phụ tiêu cực. Hơn nữa, chúng sẽ giúp cho sức khỏe và điều phối năng lực của bạn. Khi bạn không cần thuốc nữa, bạn có thể ngưng mà không có hậu quả xấu nào. Đó là lợi ích của thuốc Tây Tạng.

Nếu bạn đã quen với thuốc Tây, ban đầu bạn có thể dùng luân chuyển nó với thuốc Tây Tạng để làm giảm bớt sự lệ thuộc. Một đêm dùng thuốc Tây, đêm sau dùng thuốc Tây Tạng. Sau một hay hai tuần luân chuyển như thế, bạn có thể ngừng thuốc Tây mà không sao.

Bạn không nên chỉ nghĩ đến thuốc Tây Tạng khi nó bảo đảm cho bạn một giấc ngủ tốt. Bạn cũng cần làm việc với hơi thở theo cách nói ở trên, điều này rất liên quan đến giấc ngủ.

Đôi khi bạn không thể ngủ bởi vì một trong ba khí chất(11) của bạn bị rối loạn. Khi khí chất “gió” bị rối loạn, giấc ngủ của người ta bị rối loạn đặc biệt. Gió nối kết với prana hay năng lực. Khi prana bị rối loạn thì khó mà ngủ. Để có thêm thông tin về điều này bạn có thể tham khảo những sách y học Tây Tạng. Trong một cuốn sách tôi đã viết(12) về chủ đề này, có một giải thích về ba khí chất và làm thế nào vượt qua những khó khăn này. Chẳng hạn, để vượt qua những vấn nạn liên hệ đến bệnh gió, nên lên giường sớm vào buổi tối, ngủ với quần áo ấm, và phải có cái gì như xúp để ăn trước khi đi ngủ. Nếu bạn không ngủ vào lúc tối và thay vì thư giãn bạn làm việc nhiều đến khuya, hay bạn ăn rau sống, việc ấy có thể làm nặng thêm vấn đề. Có nhiều điều để học trong các sách y học Tây Tạng.

Mọi sự đều liên quan. Trước tiên hãy thử những chuẩn bị này để bạn có thể ngủ. Nếu thành công, bấy giờ bạn có thể làm thực hành ban đêm. Nếu tình trạng của bạn là giữa sự ngủ ngay và không thể đi vào giấc ngủ, bấy giờ hãy quán tưởng một chữ hay A màu trắng, nhưng không sáng lắm. Nếu bạn khó ngủ, phải quán tưởng chữ không quá sáng, và cũng có thể quán tưởng nó trong một quả cầu năm màu. Điều này làm cho dễ ngủ. Có nhiều loại người với nhiều loại hoàn cảnh ; chúng ta cần biết hết.

Nếu người ta làm thực hành này với sự sốt sắng, người ta dần dần trở nên một người chủ của giấc mộng của mình. Khi người ta tỉnh giác hơn và có nhiều giấc mộng của sáng tỏ hơn, lúc ấy mộng trở thành một thực hành. Chẳng hạn, như tôi đã nói, nếu người ta làm chủ đầy đủ giấc mộng, người ta có thể chuyển hóa nó. Nếu tôi mộng thấy cái gì xấu xí, tôi có chuyển hóa nó thành cái gì đẹp đẽ, tôi có thể làm cho giấc mộng hợp với chủ đề nào tôi chọn, hay tôi có thể thấy cái gì theo tưởng tượng của mình. Người ta có thể thăm viếng một cõi trời hay tiếp xúc với một vị thầy. Có nhiều điều người ta có thể làm ; người ta thường có thể biến giấc mộng như mình muốn. Điều này có thể trở nên một thử nghiệm cho sự tiến bộ thực sự của người ta.

Chúng ta hãy thảo luận chuyện này chi tiết hơn. Như đã nói ở trước, có những chuẩn bị cho sự làm việc với giấc mộng cũng như thực hành đích thật. Về chuẩn bị, có lời khuyên cho người đang sống nhập thất trước hết thực hành tập trung vào sáu âm(13) và sự tịnh hóa của chúng. Sau khi làm thực hành này một thời gian, nhiều giấc mộng lộn xộn có thể xuất hiện. Sự sanh khởi của nhiều giấc mộngtrật tự này là một dấu hiệu sự chuẩn bị đã đầy đủ và rồi người ta có thể tiến hành sự thực hành.

Về thực hành có ba điểm chính. Điểm thứ nhất là khảo sát giấc mộng ; thứ hai là kiểm soát nó ; và thứ ba là phân biệtnhận biết bag-chag hay những dấu vết nghiệp.

Mỗi đêm trước khi ngủ nên thư giãn thân thể, như tắm rửa, xoa bóp chẳng hạn. Rồi người ta phải quyết tâm tiến bộ trên con đường đến sự tỉnh giác trọn vẹnsáng tỏ trong những giấc mộng.

Tiếp theo, người ta bắt đầu dùng những tư thế hiệu quả nói ở trên để hỗ trợ cho thực hành. Như vậy người ta nằm bên phía của mình – phía phải liên hệ với tánh Không, phía trái với sự sáng tỏ – và bịt lỗ mũi tương ứng với một ngón tay của bàn tay tương ứng, bàn tay nằm dưới má. Phía phải thực sự cai quản hay cho phép tánh Không tác động, và phía trái giúp cho sự tác động của sự sáng tỏ. Ban đầu thích hợp hơn khi nằm bên trái, như thế đẩy mạnh sự sáng tỏ – công việc của phía phải không bị ngăn cản. Về sau, khi sự thực hành của người ta đã vững chắc, tư thế sẽ không quan trọng.

Nếu có vẻ như bạn không mộng, hay chỉ có một trí nhớ mờ nhạt về một giấc mộng, điều đó chỉ ra rằng giấc ngủ quá sâu. Trong trường hợp này, hãy đặt gối cao hơn, dùng chăn đắp nhẹ hơn và ít hơn, để cho không khí và ánh sáng đi vào chỗ ngủ hay hướng đến một nơi mở rộng hơn. Nếu những giấc mộng không đến thường, bạn có thể thí nghiệm ngủ theo cách nào bạn thấy dễ chịu, hoặc bên phải hoặc bên trái. Nếu những giấc mộng vẫn không đến, hãy tập trung vào luân xa cổ họng, và quán tưởng một chữ (A) đỏ ; nếu điều này khó khăn, một quả cầu đỏ cũng đủ. Nếu bạn vẫn không nhớ những giấc mộng, hãy quán tưởng chữ màu đỏ hay chuỗi hạt mỗi đêm càng sáng thêm. Nếu còn khó khăn, hãy nghĩ đến một chuỗi hạt trắng trên trán, ở chỗ con mắt thứ ba. Nếu vẫn không có gì cả, hãy quán tưởng chuỗi hạt trắng với sự rực rỡ tăng thêm mỗi đêm. Những sự tập trung này chỉ được làm nếu những giấc mộng không nhớ được.

Nếu bạn không làm chủ được được sự sáng tỏ – sự tỉnh giác mà người ta làm chủ khi đang mộng – thì ban ngày bạn cần liên tục nhắc nhở rằng mọi cái bạn thấy và mọi cái được làm không khác gì hơn một giấc mộng. Bằng cách thấy mọi sự suốt ngày như một giấc mộng, giấc mộngtỉnh giác sẽ trộn lẫn triệt để. Sau cùng, trước khi ngủ, hãy tiếp tục chú tâm trọn vẹn vào chữ đỏ nơi cổ họng. Như thế, bạn sẽ ngủ khi định vào chữ . Chú tâm theo cách này trước khi vào giấc ngủ sẽ hợp nhất lung (khí) hay prana ở đó với sự tập trung.

Đôi khi một ác mộng đáng sợ sanh khởi. Nếu nhờ cú sốc mà bạn lập tức trở nên minh bạch, đây gọi là “phân biệt giấc mộng bởi những phương tiện bạo liệt”. Hoàn thành sự sáng tỏ theo kiểu này thì tương đối tầm thường ; cho nên bạn phải tiếp tục thực hành tập trung vào chữ màu đỏ, và dần dần cũng sẽ phát triển khả năng tỉnh giác minh bạch trong những giấc mộng với những chủ đề an bình.

Tiếp tục tiến bộ trong sự làm việc với giấc mộng, thậm chí sau khi tỉnh giác minh bạch thường hoàn thành, tùy thuộc rất nhiều vào những hoạt động ban ngày. Sự tập trung mạnh mẽ vào một chủ đề hay đề mục gì sẽ khiến nó sanh khởi. Nếu bạn muốn làm cho mình mộng thấy chẳng hạn một bổn tôn, hãy nghĩ đến sự chuyển hóa chính bạn thành bổn tôn ấy bằng cách tập trung mãnh liệt vào bổn tôn. Tương tự, tưởng tượng bạn du lịch hay làm những chuyến đi chơi đến những chỗ chưa biết hay thậm chí đã biết sẽ tác động lên những giấc mộng của bạn. Về sau, bạn có thể kéo dài những chuyến du lịch đến cõi trời, làm cho nó xuất hiện thực sự trong giấc mộng.

Nếu ban ngày, bạn tập trung rất nhiều, tưởng tượng bạn đang sống trong một giấc mộng, thì ban đêm bản thân giấc mộng cũng sẽ bớt thực. Chủ thể kinh nghiệm giấc mộng là tâm. Bằng cách duy trì tư tưởng rằng tất cả là một giấc mộng, bạn bắt đầu làm tan biến “chủ thể” này. Tâm bắt đầu làm tan biến chính nó, một cách tự động.

Hay làm theo một cách khác, khi đối tượng hay cái nhìn thấy tan biến, hành động quay lại phía chủ thể, gây ra sự tan biến hoàn toàn. Như thế, không có cái nhìn thấy cũng không có giấc mộng hiện hữu nữa.

Người ta thấy rằng chủ thể là không cụ thể và cái nhìn thấy chỉ là “những phản chiếu”. Như vậy người ta biết bản chất thật của cả hai. Cái nhìn thấy tạo ra bởi nghiệp và cái “đuôi” tâm thức hay dấu in đàng sau hậu cảnh là nguồn gốc mọi vọng tưởng ; nếu tỉnh giác đích thực về sự hư vọng huyễn hoặc sanh ra, người ta đạt đến sự biến mất của “thực tại cứng đặc”. Chứng ngộ là thấu hiểu thực sự trạng thái thức và trạng thái mộng.

Biết thật tánh của giấc mộng, bạn bèn có thể chuyển hóa nó. Chẳng hạn bạn mộng thấy một con rắn, ngay đó nhận biết mình đang mộng, bạn chuyển hóa con rắn thành cái gì bạn thích, như một con người. Vậy đó, không phải giấc mộng chỉ huy người mộng, mà người mộng chỉ huy giấc mộng. Khi bạn có thể thay đổi giấc mộng, phát triển sự khéo léo của bạn bằng cách trộn lẫn những yếu tố của giấc mộng hơn nữa – chẳng hạn, đặt cái ở phía đông thành phía tây, biến ra nhiều hay thu rút lại, đưa cái cao xuống thấp, đặt cái thấp lên cao, hay làm lớn, làm nhỏ. Tiến trình này áp dụng không chỉ cho hình thể vật chất, mà cũng cho những cảm giác. Nếu bạn mộng cái gì thích thú, hãy chuyển hóa nó thành cái khó chịu. Một cách hệ thống, hãy đảo ngược mọi sự.

Nếu bạn có khó khăn trong việc chuyển hóa cái nhìn thấy trong mộng, có thể là trong những giấc mộng của bạn khởi lên quá nhiều hình ảnh của quá khứ, của tuổi ấu thơ, chẳng hạn, hay thậm chí của những đời khác. Trong trường hợp này người ta có thể nói rằng những giấc mộng bị ảnh hưởng bởi cái “đuôi” tâm thức hay hậu cảnh. Người ta thấy khó khăn đáng kể trong sự chuyển hóa một giấc mộng như vậy, trong khi nếu người ta mộng những việc hay chủ đề liên hệ với những tình huống hay sự kiện hiện tại hay mới đây thì sự chuyển hóa dễ dàng hơn nhiều.

Nếu người ta mộng những sự kiện không bao giờ đã xảy ra – hay chẳng hạn, những xứ sở và người không từng biết – cũng rất khó để chấm dứt giấc mộng hay làm hết trạng thái mộng. Nếu tất cả ba hiện tượng này sanh khởi, hòa trộn và lẫn lộn (bag-chag suma), đó là một chỉ dẫn rằng tiến trình siêu vượt trạng thái mộng sẽ lâu dài và cực kỳ khó khăn. Nếu chúng ta có những chướng ngại ngăn chặn chúng ta với sự chiến thắng sau cùng đối với những giấc mộng (ja-lu-pho-wa-chen-mo), chúng ta phải làm một sự phát nguyện sâu xa hơn và cầu nguyện cho sự tiến bộ.

Giữa sự chuyển hóaý định, những hình ảnh tự phát có thể sanh khởi. Chẳng hạn, nếu bạn mộng thấy mình đang ở trong một khu rừng, và chọn thay đổi tình huống và đặt mình trong một sa mạc, một số chủ đề có thể xuất hiện khác với cái định phóng chiếu ra. Khi người ta tiến bộduy trì được tỉnh giác thiền định, những kinh nghiệm của sáng tỏ khởi lên một cách tự phát.

Tiếp tục tiến đến sự kiểm soát làm chủ trạng thái mộng, kỹ thuật chính yếu tiếp theo là hòa trộn những cái nhìn thấy ban ngày và những giấc mộng. Ngay khi giấc mộng sanh khởi, tức khắc hãy biết rằng đó là “không thật” (sha-dro). Người ta cũng phải đem sự nhận biết tương tự này về tính chất không thật vào cái nhìn thấy hàng ngày của mình.

Khi chúng ta phát triển tỉnh giác về bản chất mộng, chúng ta có thể dùng những giấc mộng để làm sâu thêm tỉnh giác thiền định của chúng ta. Chẳng hạn, một thiền giả thâm nhập vào bản chất của “cái nhìn thấy” (hiện hữu theo hiện tượng) sẽ thấy nó là trống không. Tri giác về tánh Không này của cái nhìn thấy bây giờ có thể được chuyển thành giấc mộng. Nếu đang mộng, bạn không chỉ biết là đang mộng, mà còn ý thức rằng mọi cái nhìn thấy là một ảo ảnh, bạn thâm nhập tánh Không vào tận trái tim nó. Như vậy một giấc mộng có thể chuyển hóa thành hiểu biết về tánh Không, shunyata.

tỉnh giác về thực chất của giấc mộng có thể làm mạnh thêm sự tỉnh giác thiền định, nhưng cũng có mối nguy hiểm rằng khi trở nên khéo léo trong việc chuyển hóa những hình ảnh người ta có thể trở nên bám luyến. Phải chiến thắng sự bám luyến này.

Những biện pháp chính yếu để cắt đứt bám luyến vào những kinh nghiệm mộng có ba cái. Thứ nhất, suốt trong ngày, chớ bám vào những giấc mộng bạn có. Thứ hai, khi thực sự đang mộng, hãy nhìn xem mà không phê phán, không thích hay sợ, bất kể những cái nhìn thấy có vẻ tích cực hay tiêu cực để gây ra vui hay khổ – nghĩa là sự bám luyến. Thứ ba, khi mộng và rồi sau đó, chớ phân biệt cái gì là “chủ thể” với cái gì là “đối tượng” – nghĩa là, chớ xem những hình ảnh xuất hiện là thật. Bằng cách tiến hành theo ba lối này, bạn sẽ thấy rằng những giấc mộng phức tạp dần dần trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn và cuối cùng biến mất hoàn toàn. Như thế mọi cái bị quy định sẽ được giải thoát. Tới điểm này, những giấc mộng chấm dứt.

Bạn cần cố gắng thực hành ánh sáng tự nhiên mỗi đêm, cũng như bạn cần cố gắng ở trong trạng thái tham thiền liên tục. Đối với mỗi giây phút và mỗi hoạt động có những cách để thực hành Dzogchen. Tuy nhiên, nếu thực hành Dzogchen của ban đêm là khó đối với bạn, và bạn có kinh nghiệm hơn trong sự thực hành giấc mộng theo lối tantra và đã có một quán đảnh nhập môn đối với một bổn tôn riêng biệt, thì có lẽ ích lợi hơn cho bạn khi tiếp tục với sự thực hành tantra này. Chẳng hạn, nếu bạn thực hành Vajra-yogini,(14) thì khi ngủ bạn cần cố gắng quán tưởng một Vajrayogini rất nhỏ ở trung tâm thân thể bạn. Chúng ta gọi hiện thể nhỏ bé này là jnanasattva, có nghĩa là biểu lộ của trí huệ.

Bạn giữ sự hiện diện này và tiếp tục ngủ. Có những thực hành quán tưởng khác tương tự với guru yoga(15) trong những thực hành giấc mộng theo tantra. Chẳng hạn, bạn quán tưởng Vajradhara(16) như là sự thống nhất của tất cả những guru của bạn và biểu lộ sự quán tưởng này trong trung tâm thân thể bạn. Bạn giữ sự hiện diện của quán tưởng này, thư giãn và chầm chậm, chầm chậm đi vào giấc ngủ. Vì đấy là những thực tập tantra, bạn nên chỉ thực hành những giáo huấn đặc biệt đã nhận được từ thầy của bạn.

Ngược lại, trong Dzogchen chúng ta quán tưởng một chữ trắng, để phối hợp năng lực. Chúng ta quán tưởng chữ trắng này ở trung tâm thân thể. Sau khi làm biểu lộ chữ trắng và sáng rỡ này, chúng ta từ từ thư giãn. Chúng ta thư giãn chầm chậm nhưng hoàn toàn khi chúng ta làm quán tưởng này, để cho khôngcăng thẳng. Nếu chúng ta không thư giãn hoàn toàn, chúng ta không thể ngủ. Chúng ta phải biểu lộ một cách tự phát chữ trắng mà không suy nghĩ, không tạo dựng, và rồi thư giãn mọi cố gắng và vào giấc ngủ.

Để nhắc nhở mình quán tưởng chữ trắng và làm thực hành Dzogchen ban đêm, rất ích lợi khi đặt một tấm hình hay một dấu hiệu chữ trắng gần giường bạn. Không có ai biết cái đó là gì ; có thể họ sẽ nghĩ đấy là một mẫu trang trí. Tuy nhiên, bạn sẽ biết công dụng chính xác của nó.

Cũng rất quan trọng cần nhớ sự thực hành chữ trắng khi bạn thức dậy buổi sáng. Nếu có thể bạn làm âm vang “Ah” một cách tức thời. Nếu bạn không thể nói ra âm “Ah” này vì người khác đang ngủ, bạn thở ra với “Ah”, cho đến khi bạn có thể tự mình nghe và cảm thấy sự hiện diện của chữ trắng này. Đây là một phương pháp guru yoga. Không cần thiết nói nhiều lời hay cầu nguyện ; chỉ đơn giản có sự hiện diện của chữ trắng và nhận biết rằng là sự thống nhất tâm của tất cả các guru là đủ. Bấy giờ bạn có thể nhập vào một trạng thái tham thiền hay rigpa.

Bắt đầu yoga buổi sáng của bạn theo cách này là tuyệt diệu và sẽ giúp cho mọi thực hành của bạn và đặc biệt thực hành ban đêm của bạn. Có một loại nối kết mà bạn làm khi nhớ chữ trắng trong buổi sáng và khi sắp đi ngủ. Nếu bạn duy trì sự hiện diện của chữ trắng trong giấc ngủ của bạn, bạn sẽ có những giấc mộng rõ ràng hơn. Những giấc mộng của bạn sẽ trở nên phối hợp với sự sáng tỏ, và dần dần, dần dần bạn phát triển tỉnh giác lớn hơn.

Nếu bạn biết trong giấc mộng, bạn có thể kinh nghiệm nhiều điều trong trạng thái mộng. Phát triển những thực hành của bạn trong giấc mộng thì dễ hơn trong lúc ban ngày. Trong ngày chúng ta bị giới hạn bởi thân thể vật chất của chúng ta, nhưng trong mộng sinh hoạt của tâm và các thức giác quan của chúng ta không bị ngăn ngại. Chúng ta có thể có nhiều sáng tỏ hơn. Như thế có nhiều khả năng hơn. Chẳng hạn, có thể thực hành những thực hành Dzogchen cấp cao là togel và longde.(17) Nếu bạn thực hành những cái này vào ban ngày chắc chắn bạn có thể có những kinh nghiệm thiền định, nhưng trong một giấc mộng bạn có thể có những kinh nghiệm vượt khỏi giới hạn của thân xác. Đó là tại sao sự thực hành là rất quan trọng. Vào ban ngày mọi kinh nghiệm chúng ta có bị quy định rất nhiều bởi sự bám luyến và căng thẳng của chúng ta. Chúng ta cảm thấy mọi sự là cụ thể. Trong một giấc mộng, ban đầu chúng ta cảm thấy mọi sự là cụ thể, nhưng rồi thình lình nhớ lại rằng đây là một giấc mộng. Khi bạn tỉnh biết trong một giấc mộng, bạn biết bạn đang mộng và điều đó là không thật. Bạn biết rằng bạn đang ở trong một trạng thái không phải thực tại. Một khi bạn có kinh nghiệm này, bạn cũng có thể có những sự khám phá về đời sống hàng ngày của bạn cũng như về những bám luyến chủ yếu của bạn. Kết quả tối hậu là giảm căng thẳng của bạn.

Đối với những người khó tìm thấy một loại hiện diện tôi vừa mô tả, sự thực hành nhập thất trong bóng tối(18) là rất có ích. Sau hai hay ba ngày ở trong bóng tối, bạn mất cảm giác ngày và đêm. Giấc ngủ của bạn dần dần nhẹ hơn. Bạn ngủ và thức dậy, ngủ và thức dậy. Một nhập thất như vậy cho cơ hội tốt để phát triển sự hiện diệnsáng tỏ của bạn. Trong môi trường này bạn có thể dễ dàng khám phá hơn cái có nghĩa là “có hiện diện” khi bạn đang ngủ. Những trạng thái thức và ngủ của bạn như vậy được trở nên hòa nhập.

Thông thường, đối với một hành giả, một trong những cách chính để biểu lộ những dấu hiệu của tiến bộ là ở trong giấc mộng. Đôi khi trong giấc mộng xảy ra một sự can thiệp vì lợi ích của hành giả. Chẳng hạn, tôi đang thực hành sai điều gì đó, tôi có một sự truyền thông qua một giấc mộng. Điều này có thể đến nhờ sự trao truyền giáo lý. Nó cũng có thể đến qua những vị bảo vệ giáo lý, hay những dakini.

Nhiều vấn nạn có thể được giải quyết qua sự trao truyền đến trong giấc mộng. Bạn không thể hy vọng có vị thầy bằng xương bằng thịt luôn luôn sẵn sàng ở bên bạn.

Khi tôi ở Ý đã khoảng ba năm, tôi có một giấc mộng về thầy tôi là Changchub Dorje.(19) Trong giấc mộng tôi thực sự cảm thấy rằng tôi trở về Tây Tạng. Nó có vẻ rất thực, và thật ra tôi cảm thấy hơi sợ người Trung Quốc. Tôi lo âu, và tự nhủ, “Ai biết họ sẽ để tôi ra đi trở lại.” Rồi tôi gặp thầy tôi. Tôi cảm thấy bối rối, vì ý định của tôi là gặp ngài nhanh thôi rồi đi khỏi chỗ đó, và trở về Ý. Thầy tôi nói với tôi, “Đã nhiều năm chúng ta không gặp nhau. Sự thực hành của con tiến thế nào ?” Tôi nói, “Thưa thầy, như vậy và như vậy.” Và ngài hỏi, “Con đang làm thực hành nào ?” Tôi giải thích rằng tôi đang làm hết sức để đem thực hành trechod(20) vào đời sống mỗi ngày. “Con không làm thực hành togel(21) nào cả sao ?” Tôi trả lời, “Không, con không làm thực hành togel.” Ngài hỏi, “Tại sao không ?” Tôi trả lời, “Dạ bởi vì thầy nói con phải hoàn thiện trechod trước. Con phải được rất vững chắc. Thế nên con đang hoàn thiện và làm cho trechod thành rất vững chắc.” Ngài nói, “Tốt lắm, con có nghi ngờ nào nơi sự hiểu biết của con về togel ?” Tôi nói, “Không, không, con không có nghi ngờ nào cả. Con chỉ chưa làm thực hành đó.” Ngài nói, “Tốt hơn là con hãy làm nó. Hãy thực hành togel. Nó rất quan trọng.” Tôi nói, “Vâng, con sẽ làm từ đây trở đi.” Ngài nói, “Hãy nghe đây, nếu con có nghi ngờ nào về togel, hay điều gì con không hiểu rõ, hãy đến hỏi Jigme Lingpa.”(22) Tôi nói, “Jigme Lingpa ở đâu ?” “Trên ngọn núi này, trong hang”, ngài trả lời. “Ở trên nào ?”, tôi hỏi, bởi vì ngay sau làng nơi đạo sư ở, có một vách núi dựng đứng. Khi tôi còn sống với thầy, tôi đã lên đó nhiều lần hái thuốc. Tôi biết rõ không có cái hang nào ở đó. Tôi thầm nghĩ, “Tại sao thầy lại nói với mình có cái hang ở đó ?” Thầy trở nên dữ dằn. Ngài nói, “Nếu thực con muốn hiểu điều gì, con sẽ leo lên đó và tìm thấy Jigme Lingpa trong hang.”

Thế nên tôi không dám biện bác gì nữa. Tôi rất tò mò về điều này. Tôi đi ra và bắt đầu leo núi để tìm cái hang. Một phần của mặt đá màu trắng, nhưng trong giấc mộng tôi thấy nó hơi khác với mình đã từng thấy. Tất cả mặt đá đều được khắc vô số chữ mà tôi có thể đọc bằng tiếng Tây Tạng. Nó giống như một tantra. Tôi nghĩ, “Điều này thật lạ lùng. Nó không giống trước kia.” Và tôi tự nghĩ, “Nếu mình đi, leo trên tantra này, mình sẽ tích tập những hành động xấu.” Đây là một cách suy nghĩ theo người Tây Tạng. Thế nên với sự lo xa này, tôi bắt đầu trì tụng chú một trăm âm.(23) Rồi từ từ tôi tiếp tục leo.

Ở một chỗ nào, có một tảng đá cong và tôi leo lên ; tảng đá này giống như một trang giấy nhỏ, với đầu đề của tantra mà tôi đã leo lên trên. Nó có chữ là Todral donsal ningpo gurd. Trodral nghĩa là vượt khỏi ý niệm ; donsal là làm sáng tỏ nghĩa ; ning-po là tinh túy. Về sau tôi khám phá thực sự có một tantra tên như vậy.

Thế rồi tôi trèo lên và dần dần đến một mỏm núi có một cái hang. Đến gần, tôi nhìn vào trong cái hang khá rộng này. Ở ngay chính giữa, có một hòn đá – một hòn đá trắng, cứng như thạch anh. Ngồi trên hòn đá lớn này là một cậu bé. Tôi chắc rằng cậu không hơn bảy hay tám tuổi. Tôi nhìn chung quanh. Không có ai khác nữa ở đây. Tôi tự nhủ, “Khá lạ lùng. Jigme Lingpa sống vào thời đã khá lâu. Ngài không thể là một cậu bé như vầy.” Trong khi đó cậu bé cứ nhìn tôi. Tôi nghĩ, “Vì thầy mình nói mình đến đây gặp Jigme Lingpa, biết đâu, có thể đây là một thân hóa xuất của ngài chăng.” Tôi nghĩ tốt hơn là phải cư xử lễ phép với cậu bé.

Thế nên tôi đi thẳng đến cậu bé. Cậu mặc bộ áo quần màu xanh trong suốt. Cậu không mang cái gì khác. Cậu có bộ tóc dài, nhưng không cột như các yogi. Cậu trông như một cậu bé bình thường. Tôi thấy điều này khá lạ lùng. Tôi đến trước mặt cậu. Tôi nói, “Đạo sư Changchub Dorje gởi tôi tới thăm ngài.” Cậu bé nhìn tôi. Hầu như cậu ngạc nhiên khi nghe nói vậy. Nhìn vào cậu bé tôi bắt đầu nghi ngờ cậu, nhưng tôi xem cậu bé làm gì. Cuối cùng cậu ra dấu bảo tôi ngồi xuống. Khi tôi ngồi xuống, cậu đưa tay ra sau đầu, lấy ra một cuộn giấy. Cậu mở cuộn giấy và bắt đầu đọc. Khi cậu đọc, đó là giọng của một chú bé, nhưng cậu không cho một lời dạy hay giải thích. Cậu đọc. Cậu đọc bốn hay năm câu. Ngay khi nghe tiếng cậu, tôi hiểu rằng cuộn giấy là một tantra. Vào lúc đó tôi chợt nhận ra, “Ồ quả thật, đây là Jigme Lingpa. Bởi vì một cậu bé bình thường nào đó thì khó có thể tạo ra một cuộn giấy và đọc theo lối này.” Và với cảm xúc này, ý nghĩ sửng sốt này, tôi thức dậy khỏi giấc mộng. Sau đó tôi tìm kiếm công phu những bản văn ấy, và tôi tìm thấy những bản văn đặc biệt về thực hành togel của Dzogchen. Đây là một thí dụ về sự kiện rằng một mối liên hệ giữa thầy và trò luôn luôn hiện hữu bất chấp thời gian và khoảng cách. Thầy tôi ở rất xa, rất xa ở Tây Tạng ; còn tôi đang sống ở châu Âu.

Đấy là một số những khả năng có thể xảy ra trong những giấc mộng khi sự thực hành của người ta tiến bộ.

Nếu bạn ngủ với sự hiện diện của chữ , bạn thấy mình thức dậy buổi sáng với nó vẫn hiện diện. Bấy giờ bạn có thể cho rằng bạn đã để cả đêm để thực hành. Vì đêm thì khá dài, và bạn không có cái gì khác ngoài việc ngủ, thì sử dụng thời gian là điều rất quan trọng. Ban đêm có thể thậm chí trở nên còn quan trọng hơn sự thực hành ban ngày đối với một hành giả.

Mục đích cuối cùng của thực hành giấc mộng là những giấc mộng trở thành tỉnh giác và đến điểm tối hậu, những giấc mộng thực sự chấm dứt. Bạn dùng sự thực hành của bạn để cho những giấc mộng của bạn ảnh hưởng đời sống hàng ngày. Đây là sự thực hành chính yếu của thời gian ban đêm.

CHÚ THÍCH CHƯƠNG HAI

1. Bardo : nghĩa đen, “trạng thái trung gian”. Có sáu bardo. Cái thứ nhất là bardo của trạng thái thức bình thường (TT. kye ne bardo). Đó là kinh nghiệm khi thức và có ý thức như chúng ta đều biết. Cái thứ hai là bardo của trạng thái mộng (TT. milam bardo). Đó là kinh nghiệm thời gian mộng khi ngủ. Thứ ba, bardo thiền định (TT. samten bardo), gồm mọi kinh nghiệm thiền định, từ thiền định của người mới học đến chứng ngộ hoàn toàn. Thứ tư, bardo của tiến trình chết (TT. chilkai bardo), là tiến trình trong đó năm nguyên tố tạo thành thân thể của chúng ta (không gian, không khí, nước, lửa, đất) tan biến cái này vào cái kia. Theo Tử Thư Tây Tạng, trước hết nguyên tố đất màu vàng tan vào nguyên tố nước. Người đang chết đồng thời thấy màu vàng và cảm thấy yếu ớt không đứng dậy được, và mọi thứ chung quanh tan rã. Thứ hai, nguyên tố nước tan vào nguyên tố lửa. Ở bên trong, người đang chết thấy màu trắng và bên ngoài thấy như ngập lụt. Vào lúc này mặt và cổ họng cảm thấy khô và khát dữ dội. Thứ ba, nguyên tố lửa tan vào nguyên tố không khí. Bên trong người đang chết thấy màu đỏ trong khi bên ngoài thì cảm thấy chung quanh nóng. Người ta có thể cảm thấy một cảm giác cháy nóng khi hơi nóng của thân tan biến. Thứ tư, nguyên tố không khí tan vào nguyên tố không gian. Người đang chết thấy màu lục ở bên trong và chung quanh bên ngoài như bị hủy diệt bởi gió và sấm dữ dội. Vào giai đoạn thứ năm, không gian tan vào thức, những hiện tượng trở nên tối tăm, và thức tạm thời mất, như khi bất tỉnh.

Bardo thứ năm (TT. chonyid bardo), bardo của thực tại, bao gồm sự sanh khởi của những xuất hiệnkinh nghiệm như ảo ảnh, là một hậu quả của những khuynh hướng nghiệp. Sử dụng tỉnh giác thiền định, cá nhân có cơ hội nhận biết những hình ảnh này trong bản chất không thật, như huyễn của chúng. Những cái nhìn thấy như ảo ảnh này có bản chất tương tự với những hình ảnh trong những giấc mộng. Từ đó khả năng có được giấc mộng minh bạch có thể được dùng để hiểu chúng là như huyễn. Theo Tử Thư Tây Tạng, một kinh nghiệm giác ngộ là có thể nếu người ta có thể duy trì cái thấy rằng những kinh nghiệm đáng sợ không gì khác hơn là những biểu lộ của chính tâm mình.

Bardo thứ sáu, (TT. sipa bardo), bardo của sự tìm kiếm tái sanh trong sanh tử, liên hệ đến quan điểm về tái sanh của Phật giáo Tây Tạng. Sipa bardo gồm tiến trình nhờ đó một cá nhân sẽ được tái sanh trong một của sáu cõi, theo nghiệp của mình. Với một tương đồng thú vị với lý thuyết phân tâm học, truyền thống Phật giáo Tây Tạng xác nhận rằng cá nhân khi còn trong một thân tâm thức (thần thức), sẽ bị hấp dẫn theo tình dục đến cha mẹ khác phái tính, và có một ghét bỏ đối với cha mẹ cùng phái tính. Thật vậy, theo triết học Phật giáo Tây Tạng, tất cả điều mà thần thức lúc ấy thấy là những cơ quan sinh dục của những người sắp làm cha mẹ mình. Đây có lẽ là nền tảng căn bản nhất của cái mà chúng ta gọi là mặc cảm Oedipus.

2. Tantra : nghĩa đen, “tiếp tục”, theo nghĩa dù mọi hiện tượng là trống không, tuy nhiên những hiện tượng tiếp tục biểu lộ. Mọi phương pháp tantra đều vận hành với nguyên lý chuyển hóa tư tưởng mê lầm thành tri giác thanh tịnh. Tantra cũng ám chỉ những bản văn diễn tả những phương pháp này.

3. Ánh sáng Mẹ : Trong Đại Toàn Thiện, người ta thực hành yoga giấc mộng hay thực hành Tịnh Quang vào lúc rơi vào giấc ngủ và trước khi giấc mộng sanh khởi. Kinh nghiệm Tịnh Quang này được biết như là kinh nghiệm “con”. Nếu qua thực hành thiền định hay tham thiền đúng, Tịnh Quang đã được nhận biết rõ ràng trong đời sống, bấy giờ vào lúc chết hành giả một lần nữa nhận biết và hợp nhất với Tịnh Quang “mẹ”. Tịnh Quang mẹ là quang minh tự nhiên, bẩm sinh, xuất hiện trong sự biểu lộ trọn vẹn nhất của nó trong trạng thái sau khi chết. Xem John Reynolds, Tự Giải Thoát Qua Thấy Tánh Giác Nguyên Sơ (Barrytown, N.Y : Station Hill Press, 1989) trang 153, chú thích 63.

4. Giới thiệu vào tâm tự nhiên : Trong nhiều phương pháp khác nhau giới thiệu vào tâm tự nhiên của người ta, vị thầy cộng tác với học trò trong việc triển khai tánh giác, cũng gọi là rigpa hay tánh giác vốn sẵn của trạng thái tự nhiên của người ta, ám chỉ đến hiện diện thanh tịnh.

5. Lhundrup : nghĩa đen, “tự toàn thiện”. Chữ này ám chỉ trạng thái hay hiện hữu tự nhiên của người ta, nó là toàn thiện từ vô thủy và là tất cả những gì biểu lộ. Những biểu lộ hay phản chiếu này sanh khởi một cách tự phát, và trọn vẹn trong chính chúng. Lhundrup ám chỉ đặc biệt đến sự sáng tỏ bẩm sinh của trạng thái tự toàn thiện.

6. Thân Ánh Sáng : Tây Tạng, ja-lus. Cũng được biết như là “thân cầu vồng”. Một số người đã chứng đắc (những người thực hành những cấp độ Longde và Managede của Dzogchen) hoàn thành sự chuyển hóa những thân thể bình thường của họ thành một Thân Ánh Sáng vào lúc chết. Trong tiến trình này thân vật chất tan vào trạng thái tự nhiên của nó, trạng thái này là trạng thái của Tịnh Quang. Những nguyên tố của thân được tịnh hóa, chúng chuyển hóa từ biểu lộ thô của chúng (thân, thịt, xương v.v...) thành tinh túy thanh tịnh của chúng là năm màu sắc : xanh, lục, trắng, đỏ và vàng kim. Khi thân tan thành năm màu này, một cầu vồng được tạo thành và mọi cái còn lại chỉ là móng tay và tóc. Những người thực hành Dzogchen của thế kỷ hai mươi đã đạt đến Thân Ánh Sáng trong đó có những vị thầy và những thành viên gia đình của Nam-khai Norbu Rinpoche – chẳng hạn, chú của ngài là Orgyen Danzin, hai vị thầy của ngài Changchub Dorje và Ayu Khandro, và thầy của Changchub Dorje là Nyala Pema Dendul.

7. Những kinh mạch mặt trờimặt trăng : Trong những luận bí truyền tsa-lung tìm thấy trong những bản văn Anu-Yoga của Phật giáo Tây Tạng, có những giải thích tỉ mỉ về những kinh mạch (TT. tsa) trong đó khí lưu thông. Những kinh mạch mặt trờimặt trăng ở hai bên kinh mạch trung ương (uma), chạy song song với xương sống. Những kinh mạch mặt trờimặt trăng này tiêu biểu năng lực âm dương. Màu sắc của chúng – đỏ và trắng – cũng như nơi chốn, bên trái hay phải, khác nhau trong các Tantra.

8. Hơi thở tịnh hóa chín phần : Tây Tạng, lungro salwa : Một thực tập hơi thở trước một thời thiền định hay trước lúc thực hành Yantra Yoga. Trong những thực tập này người ta tự quán tưởng hít vào không khí trong sạchthở ra cái xấu và không trong sạch. Nó được dùng như một thực hành sơ bộ trước khi thiền định để quân bình năng lực và ổn định tâm thức.

9. Tám động tác : Tây Tạng, lung sang : Những thực tập yoga để tịnh hóa prana hay hơi thở. Tám động tác được diễn tả trong bản văn Yantra Yoga, “Sự Thống Nhất của Hệ Mặt Trời và Hệ Mặt Trăng”, được viết ở thế kỷ thứ tám bởi đạo sư Vairocana. Xem Namkhai Norbu, Yantra Yoga (Tsaparang, 1988).

10. Agar 35 và Vimala : dược thảo Tây Tạng. Agar 35 được làm bằng ba mươi lăm chất thiên nhiên ; cả hai Agar 35 là Vimala để chữa mất ngủquân bình khí, một tình trạng khí mất trật tự.

11. Ba khí chất : lung (không khí hay khí), dripa (mật) và badkan (đờm). Sự quân bình ba khí chất này là cần yếu cho sức khỏe. Một sự mất quân bình sẽ dẫn đến nhiều loại bệnh tật.

12. Namkhai Norbu, Về sự Sanh và Đời Sống : Một Khảo Luận về Y Học Tây Tạng.

13. Tập trung vào sáu âm và sự tịnh hóa của chúng : Sáu âm – A, Aaah, Ha, Sha, Sa, Ma –, mỗi âm tượng trưng cho một trong sáu cõi, trời, a tu la, người, thú vật, quỷ đói và địa ngục. Những khuynh hướng nghiệp tái sanh một trong sáu cõi này phải được tịnh hóa. Thiền định về sáu âm hợp nhất khí (prana) và định tâm để tịnh hóa những khuynh hướng này. Sự thực hành tập trung vào sáu âm dùng sự quán tưởng và thần chú hướng đến những điểm đặc biệt của thân thể nơi những khuynh hướng này được cho là tập trung ở đó.

14. Vajrayogini : Một hóa thần thiền định trong dạng báo thân, tiêu biểu phương diện nữ tính của trí huệ bổn nguyên.

15. Guru Yoga : Sự hợp nhất với tâm của guru (thầy của mình), ngài được xem là một biểu lộ của những tâm của tất cả các bậc giác ngộ. Tâm của guru được xem là đồng nhất với tánh giác nội tại của người ta. Qua thực hành guru yoga người ta nhận những ban phước từ guru, như thế khiến người ta ở trong trạng thái bổn nguyên. Có những hình thức guru yoga chi tiếtđơn giản. Trong Tantra, người ta thấy một kiểu chi tiết hơn, trong khi trong Dzogchen một kiểu đơn giản hơn.

Một trong những hình thức guru yoga rất thường được Namkhai Norbu Rinpoche dạy là : dùng một chữ “A” màu trắng, chữ Tây Tạng. Chữ được quán tưởng trong trung tâm thân mình như là sự hợp nhất của mọi vị thầy của mình. Bằng cách phát âm “Aaa...h” và cảm thấy những ban phước của những vị thầy, người ta có thể đi vào một trạng thái hợp nhất với tỉnh giác giác ngộ của họ.

16. Vajradhara : Một hóa thần thiền định nam, hình tướng qua đó Phật Thích Ca Mâu Ni phát lộ những giáo lý Mật thừa.

17. Longde : Một trong ba bộ của những giáo lý Dzog-chen. Ba bộ là : “Managede”, hay bộ tinh túy ; “Longde”, hay bộ không gian ; “Semde”, bộ tâm. Những bộ giáo huấn Dzogchen này cuối cùng đều có một mục tiêu như nhau là đem hành giả vào sự tham thiền tuyệt đối. Bộ Longde hoạt động đặc biệt với sự đưa vào bằng biểu tượng và được biết rộng rãi là có những thực hành đem người ta đến tham thiền nhờ những tư thế đặc biệt của thân và giữ áp lực lên những điểm. Xem Norbu, Pha Lê và Đường của Ánh Sáng.

18. Nhập thất trong bóng tối, cũng gọi là Yangtik. Một kỹ thuật thiền định Dzogchen cao cấp được thực hành trong bóng tối hoàn toàn. Nhờ thực hành Yangtik, một người nhập môn đã có thể duy trì tham thiền có thể tiến bộ nhanh chóng đến chứng ngộ hoàn toàn.

19. Changchub Dorje : Vị thầy chính của Namkhai Norbu Rinpoche. Changchub Dorje là một terton và vị thầy Dzogchen. Ngài là vị thầy mà Namkhai Norbu Rinpoche công nhận là đã thực sự đưa mình vào trạng thái Dzogchen. Ngài cũng cho Namkhai Norbu Rinpoche sự trao truyền Semde, Longde và Managede. Dù là một vị thầy phi thường, Changchub Dorje có một lối sống giản dị, mặc áo quần dân quê bình thường. Ở Nyalagar, vùng Derge, Đông Tây Tạng, ngài hướng dẫn một cộng đồng nhỏ những người thực hành Dzogchen. Ngoài sự việc là một lama, ngài là một y sĩ giỏi. Người ta đến từ những nơi xa xôi để nhận lãnh cả những giáo pháp và những chẩn bệnh. Vào lúc cuối đời, ngài đạt được Thân Ánh Sáng Cầu Vồng.

20. Trechod : Nghĩa đen là “cắt đứt”, từ ngữ này ám chỉ kinh nghiệm thư giãn, buông bỏ toàn diện. Trechod là phương pháp duy trì trạng thái rigpa của mình qua suốt mọi hoàn cảnh. Trechod là khả năng cắt đứt tư tưởng lan man và nhị nguyên vào bất kỳ khoảnh khắc nào, đem mình đến sự hiện diện thuần khiết

21. Togel : “Vượt qua chỗ trên hết” hay “nhảy qua”. Sau khi thành công hoàn toàn sự thực hành trechod, người ta thực hành togel. Togel là vô ích khi không có một thực hành trechod hoàn hảo và do vậy là bí mật cho đến khi đó. Togel được xem là cái nhanh nhất trong những phương pháp để thành tựu chứng ngộ toàn diện. Thực hành togel đem lại sự hợp nhất của cái nhìn thấy và tánh Không. Người ta tiếp tục phát triển tham thiền trong thiền định nhờ cái nhìn thấy cho đến khi Thân Ánh Sáng biểu lộ. Xem Pha Lê và Đường của Ánh Sáng, trang 101 và John Reynolds, Tự Giải Thoát Qua Thấy Tánh Giác Nguyên Sơ, trang 136, chú thích 33.

22. Jigme Lingpa (1729-1798) : Một tái sanh của Vima-lamitra, Jigme Lingpa là một Đạo sư vĩ đại của Dzog-chen Nyingma từ vùng Đông Tây Tạng. Ngài là một đại học giả và đã sưu tập và xuất bản Longchen Nying-thig, những giáo lý sưu tập của Longchenpa. Jigme Lingpa cũng viết nhiều về y học và lịch sử Tây Tạng, và hoạt động cho sự phát triển của phái “Rimed” không bộ phái của Phật giáo Tây Tạng trước khi hoàn thành Thân Ánh Sáng.

23. Thần chú một trăm âm của Vajrasattva : người ta tịnh hóa nghiệp xấu và những che chướng nhờ trì tụng thần chú này, một trong những thần chú được biết tiếng nhất trong Phật giáo Tây Tạng.

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant