Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Lời Giới Thiệu

Tuesday, October 5, 201000:00(View: 5106)
Lời Giới Thiệu

Lời giới thiệu 

Năm 1921, khoảng bẩy trăm tăng ni cư sĩ tụ họp tại am thất Chuzang gần Lhasa để nghe pháp tu Lam-rim do bậc thầy Kyabie Pabongka Rinpoche giảng. Suốt ba tuần lễ kế tiếp họ được hấp thụ những thời pháp nổi tiếng nhất đã từng được giảng ở Tây Tạng.

Từ ngữ “Lam-rim” có nghĩa là những bước tiến đến giác ngộ. Nó ám chỉ một số giáo lý đã được phát huy tại Tây Tạng trong một ngàn năm qua, dựa trên tác phẩm cô đọng khúc chiết của bậc thầy Atisha người Ấn, nhan đề Dipankàra Shrijnàna (Ngọn Đèn Soi Đường) soạn vào khoảng năm 982-1054. Tác phẩm Giải Thoát Thoát Trong Lòng Tay này là tinh túy truyền thống Lam-rim Tây Tạng. Đối với người Tây phương, sách này đã thành một trong những giáo lý ý nghĩa nhất về Lam-rim.

Trên hai ngàn năm trăm năm trước, Phật Thích Ca đã trải qua bốn mươi lăm năm giảng dạy giáo lý một cách rộng rãi cho vô số người thuộc nhiều hạng khác nhau. Ngài không thiết kế sẵn những bài giảng, mà tùy theo nhu cầu tâm linh của thính giả. Bởi thế, bất cứ ai khảo cứu toàn bộ tác phẩm của Đức Phật cũng thấy thực khó tìm cho ra một con đường rõ rệt để áp dụng thực hành. Tầm quan trọng của pháp Lam-rim do Atisha kết tập là, ngài đã sắp xếp lại những lời giảng dạy của đức Phật theo một trât tự hợp lý, vẽ ra một đường lối từng bước một để bất cứ ai muốn theo cũng có thể hiểu và thực hành được, dù người ấy thuộc trình độ nào.

Không những luận sư Atisha y cứ vào những gì Phật thuyết, mà ngài còn mang theo đến Tây Tạng những giáo lý truyền khẩu còn lưu hành qua một hệ truyền thừa không gián đoạn, cả về lý thuyết (tuệ giác) lẫn thực hành (pháp tu để đạt tuệ giác ấy), truyền từ đức Phật đến hai ngài Di Lặc (Maitreya) và Văn Thù (Manjusri) xuống đến Vô TrướcLong Thụ (Nagarjuna) và nhiều luận sư vĩ đại khác của xứ Ấn cho đến những bậc thầy của luận sư Atisha. Như vậy, không những Atisha đã viết những van bản Lam-rim đầu tiên, mà ngài còn thu thập những giáo lý khẩu truyền vô cùng quan trọng tồn tại đến ngày nay, được giảng dạy cho người tây phương nhờ những vị tu sĩ vĩ đại đương thời như đức Dalai Lama thứ mười bốn.

Đồ đệ của Atisha lập thành một tông phái lấy tên là Kadam, phần lớn những truyền thống của phái này được phái Gelug (mũ vàng hay Hoàng mạo) của Phật giáo Tây Tạng hấp thụ. Phái Gelug do Tsongkapa (1357-1419) sáng lập. Nhiều tu sĩ phái Kadam và Gelug viết những luận giải Lam-rim, nổi tiếngkiệt tác của Tsongkapa nhan đề Những giai đoạn chính của Con đường tu tập (Lam-rim Chen-mo): năm 1921 Pabongka Rinpoche đã giảng dạy dựa trên cơ cấu của tác phẩm này, những bài pháp mà về sau đã được tập hợp thành tác phẩm GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY. Tuy nhiên, trong khi tác phẩm của Tsongkapa có tính bác học thì tác phẩm của Pabongka lại tập trung nhiều hơn vào việc đáp ứng nhu cầu thực hành cho những hành giả. Tác phẩm này đi vào chi tiết khi bàn các vấn đề như làm thế nào để chuẩn bị cho thiền, pháp ĐạoDu già và sự phát bồ đề tâm. Bởi thế sách Giải thoát này là một tác phẩm đặt trọng tâmthực hành, phù hợp với những hành giả phương tây trong thời đại này cũng như với Phật tử Tây Tạng sống ở tây phương.

Trong số những người có mặt tại pháp hội vào năm 1921 là Kyabje Trijang Dorje Chang (1901-1981) một trong những đệ tử thân cận Pabongka Rinpoche, về sau là thầy giáo đạo cho đức Dalai Lama thứ 14 và là bổn sư của nhiều lạt ma thuộc phái mũ vàng (Gelug) đào thoát khỏi Tây Tạng vào năm 1959. Trijang Rinpoche ghi chú những lời giảng dạy của thầy mình, và suốt 37 năm sau đó đã khổ công duyệt lại những ghi chú ấy cho đến khi tác phẩm sẵn sàng để được ấn loát thành tác phẩm Giải thoát trong lòng tay, bằng Tạng ngữ.

Pabongka Rinpoche có lẽ là vị lạt ma mũ vàng có nhiều ảnh hưởng nhất của thế kỷ này. Ngài nắm giữ tất cả những trường phái quan trọng về kinh giáomật điển, và truyền lại cho hầu hết những tu sĩ xuất sắc nhất của Hoàng mạo phái trong hai thế hệ kế tiếp. Bảng kê những bài thuyết giảng khẩu truyền của ngài thật vĩ đại cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Ngài cũng là bổn sư của Kyabje ling Rinpoche (1903-1983), vị phó đạo của đức Dalai Lama thứ 14, và của nhiều bậc tôn sư khác rất được kính nể. Toàn bộ tác phẩm của ngài chiếm mười lăm pho sách lớn, bao gồm mọi khía cạnh giáo lý Phật. Ai đã từng thụ giáo với một vị tu sĩ thuộc Hoàng mạo phái, đều chịu ảnh hưởng của Pabongka Rinpoche. Một tác phẩm tương tự quyển sách này có lẽ sẽ không bao giờ được viết trở lại, vì lẽ đó mà tôi nói sách này là cao điểm của giáo lý thuộc truyền thống Lam-rim.

Có bốn trường phái chính trong Phật giáo Tây Tạng, trường phái nào cũng có giáo lý Lam-rim riêng, nhưng phái Nyingma, Sakya và Kagyn không nhấn mạnh nhiều đến Lam-rim như phái Gelug. Mặc dù thông thường, trong chương giảng dạy ở các tu viện Hoàng mạo pháp, pháp Lam-rim chỉ được giảng dạy cho các tu sĩ vào giai đoạn thuần thục của họ trên đường tu tập, song với người tây phương, pháp này lại thường được giảng dạy trước tiên. Và đấy là giáo lý mà những bậc thầy thuộc Hoàng mạo phải thường giảng dạy nhiều nhất; nó là sở trường của đức Dalai Lama, của hai vị giáo đạo ngài Serkong Rinpoche, Song Rinpoche, và những vị pháp sư uyên bác như geshe Ngawang Dhargyey, geshe Rabten, geshe Sopa, Lama Thubten Teshe và Lama Thubten Zopa Rinpoche.

Trong lời Dẫn nhập ngắn gọn của ngài, Kyabje Trijang Rinpoche cho độc giả thấy thực diễm phúc như thế nào để được dự pháp hội năm ấy. Quả thế, sách này là tác phẩm rất hiếm có trong số những kinh sách Tây Tạng, ở chỗ nó là bút ký của một nền giáo lý khẩu truyền chứ không phải là một luận văn. Do vậy, không những chúng ta nhận được một số lời dạy rất quý báu, nghĩa là tinh yếu của tám Lam-rim nòng cốt, mà chúng ta còn thấy được bằng cách nào những lời giảng ấy đã được giảng dạy ở Tây Tạng. Những điểm chi tiết về những nét đặc sắc của giáo lý này có thể tìm thấy trong phần giới thiệu của Trijang Rinpoche vào cuối Ngày thứ Nhất.

Mỗi chương tương ứng với một ngày giảng dạy, thường khởi đầu bằng một mẫu chuyện ngắn để khơi dậy nơi người nghe một động lực tốt. (Muốn biết qua chi tiết toàn thể tiến trình đưa đến giác ngộ theo cách trình bày trong sách này, xin xem dàn bài trang 5). Trong đây, phần động lực tu tập đã được giản lược, những chương đầu, Ngày thứ Nhất, nói đầy đủ về động cơ và trình bày một cách tuyệt hảo toàn thể pháp Lam-rim. Có thể nói toàn bộ tác phẩm chỉ là một bình giảng về chương này. Pabongka Rinpoche luôn luôn khai thị sự phát bồ đề tâm là cách ý nghĩa nhất để lèo lái cuộc đời ta, và những nhận thức tuần tự được đúc kết trong Ngày thứ Nhất đưa ta đến mục đích ấy. Ở phần cuối sách, ngài nói, “Hãy làm bất cứ gì bạn có thể làm, để chứng tỏ sự giảng dạy của tôi không là công uổng... Nhưng trên hết, hãy làm sao để việc phát bồ đề tâm là pháp tu chính yếu của bạn.

Những giáo lý này chứa đựng nhiều điều mới mẻ xa lạ, nhất là đối với người tây phương, nhưng nếu kiên trì học hỏitư duy, hành giả sẽ được sáng tỏ.

Ghi chú về bản dịch Anh ngữ:

Tôi (Michael Richards) đã cố làm cho bản dịch càng dễ đọc càng hay, mà không mất sự chính xác. Tuy nhiên, vì tác giả Trijang Rinpoche vốn là một thi sĩ nổi tiếng, chắc chắn bản dịch này đã mất đi một phần vẻ đẹp của bản văn Tạng ngữ. Dù sao tôi nghĩ tôi cũng đã duy trì được bản chất bình dị tự nhiên của những bài giảng của Pabongka Rinpoche, và đem lại cho bản dịch tính chất trực chỉ đầy năng lực của nguyên tác.

Để giúp độc giả tây phương dễ hiểu, tôi đã trình bày tài liệu này theo một cơ cấu có hệ thống mà bản Tạng ngữ không có. Có tất cả mười một phân đoạn mà nguyên bản không phân chia. Những tiêu đề tóm tắt đại ý được trình bày trong phần Phụ lục 1, có thể xem như một bảng mục lục chi tiết.

Tôi không dịch tất cả những tiếng Phạn, mà để nguyên từ nào không có tương đương Anh ngữ. Chẳng thà như vậy còn hơn là đặt ra một từ Anh mà có lẽ đối với độc giả còn xa lạ hơn danh từ tiếng Phạn. Vả lại càng ngày càng có nhiều từ Phạn ngữ về Phật học trong các từ điển Anh ngữ.

Xin chân thành tri ân Bổn sư Gen Rinpoche Geshe Ngawang Dhargyey người đã giảng dạy bản văn này tại Thư viện tàng trữ những tác phẩmvăn khố của Tây Tạng, và đã khẩu truyền cho tôi toàn bộ tác phẩm vào năm 1979. Tôi cũng rất tri ân Amchok Rinpoche, người đã nổ lực làm việc suốt năm năm để duyệt lại toàn bộ tác phẩm, cải thiện bản dịch này với những đề nghị tuyệt hảo. Gala Rinpoche cũng đã giúp tôi khi dịch Ngày thứ 11 và 12 tại Úc vào năm 1980-1981, và Rilbur Rinpoche, một trong số ít những đệ tử còn sống sót của Pabongka Rinpoche, đã cho tôi những hồi ức về bậc thầy của mình; đối với cả hai vị, tôi đều chân thành ghi ân.

Tôi cũng cảm ơn nhiều bằng hữu và cọng sự ở Dharamsala về sự trợ giúp, khuyến khích và nâng đỡ của họ: Losang Gyatso, lúc bấy giờ là người thông dịch cho Geshe Dhargyey, đã đề nghị tôi dịch sách này; Gyatsho Tshering và các cọng sự tại thư viện Tây Tạng; Jean Pierre Urolixes, Mervyn Stringer cùng tất cả mọi người ở bệnh viện Delek về sự giúp đỡ của họ trong thời gian tôi bị tai nạn giao thông vào năm 1983; cám ơn David Stuart đã lấy lại bản dịch thảo Ngày Chín và Mười từ Jammu, ở đấy bản dịch được hoàn tất sau tại nạn; cảm ơn Cathy Graham và Jeremy Russell đã có những gợi ý quý giá để cải thiện bản thảo; cảm ơn mẹ tôi và cha đã quá cố, những người luôn nâng đỡ tôi: cảm ơn Alan Hanlay, Lisa Heatdh và Michael Perrott; cảm ơn các bạn Keith Kevan và Andy Brennand; và Angela người vợ thân yêu đã san sẻ tất cả những khó nhọc mà công việc lâu dài đem lại. Nàng luôn luôn kiên nhẫnhy vọng; sự khuyến khích và hy sinh của nàng là vô bờ bến.

Cuối cùng, tôi xin ghi ơn Eva Van Dam và Robert Beer về những minh họa tuyệt hảo của họ, Gareth Sparham và Trisha Donnelly về cuộc phỏng vấn Rilbur Rinpoche, ghi ơn thầy Sonam Jampa đã viết chỉ mục (Index) và những vị trong nhà xuất bản Widom về ian ấn sách này: Nick Ribush, Robina Courtin, Sarah Thresher, Lydia Muellbaauer và Maurice Walshe. 

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant