Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phần Bốn Phạm Vi Trung Bình Ngày Mười Bốn

Tuesday, October 5, 201000:00(View: 4770)
Phần Bốn Phạm Vi Trung Bình Ngày Mười Bốn

PHẦN BỐN
PHẠM VI TRUNG BÌNH

NGÀY MƯỜI BỐN

Kyabje Pabongka Rinpoche trích dẫn hai câu thơ trong tác phẩm của Tsongkapa vĩ đại bắt đầu như sau: “Đời sống và thân thể chúng ta giống như bọt nổi trên nước…” Rồi ngài kể một chuyện ngắn để chúng tôi khởi động lực, và nói đến những tiêu đề đã bàn. Ngài còn ôn lại sự phát khởi niềm tin vào Luật nhân quả, phương pháp thực thục để được hạnh phúc trong những đời sau.

2.2. LUYỆN TÂM TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA ĐẠO LỘ CHUNG VỚI PHẠM VI TRUNG BÌNH

Có hai phần: (1) Phát tâm cầu giải thoát. (2) Xác định bản chất con đường đưa đến giải thoát.

2.2.1. PHÁT TÂM CẦU GIẢI THOÁT

Có hai tiêu đề phụ: (1) Nghĩ về những thống khổ nói chung ở trong sinh tử. (2) Nghĩ về những khổ đặc biệt.

Như tôi đã nói, khi bạn tu tập phần Lam-rim chung với Phạm Vi Nhỏ, và giữ giới 10 bất thiện, thì bạn sẽ được tái sinh ở các cõi cao và tạm thời thoát khỏi những đau khổ ở các đọa xứ. Nhưng điều này chưa đủ. Giả sử một tội nhân, đã bị kết án tử, người ta đi xin với một kẻ có thế lực giùm y, và trong vài ngày y không phải chịu những khổ hình phụ trước khi chết như bị đánh đòn, bị đốt bằng sáp nóng, vân vân. Nhưng y vẫn không thoát được án tử hình. Cũng vậy, người ta không vĩnh viễn ra khỏi sinh tử được. Tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh nói:

Bạn có thể lên các cõi cao

Thụ hưởng khoái lạc

Nhưng khi chết, bạn lại rơi vào

Những thống khổ của các đọa xứ

Ở đấy nỗi đau thật khó nhẫn nổi và lại kéo dài.

Nói cách khác, chắc chắn bạn sẽ đi xuống các đọa xứ khi bạn đã hết cái tầm mà nghiệp lành đẩy bạn đi lên. Nếu muốn dừng lại vĩnh viễn sự tuôn chảy của khổ đau thì bạn phải vĩnh viễn ra khỏi sinh tử.

Trong phần Lam-rim Phạm Vi Trung Bình, bạn phải phát triển những ý tưởng cầu giải thoát. Có hai cách làm việc này: Nghĩ về bản chất của bốn diệu đế, hay nghĩ về 12 nhân duyên.

Ở đây “Giải thoát” có nghĩa là hết bị trói buộc. Giả sử bạn hết bị những sợi dây thừng cột bạn, khi ấy bạn được “giải thoát”. Chúng ta bị cột bởi nghiệp và vọng tưởng vào các uẩn. Chúng ta bị trói theo cách sau. Do nghiệp và vọng tưởng, các uẩn được thành hình. Có ba lãnh vực trong đó chuyện này xảy ra, đó là Dục giới, v.v… có 5 hay 6 kiểu luân hồi trong đó chuyện này xảy ra; và có bốn hình thức tái sinh, là sinh từ trứng, từ bào thai…Đấy là bản chất của trói buộc, và giải thoát có nghĩa là khỏi bị buộc vào đấy.

Người ta thường cho “sinh tử” có nghĩa là nhận lấy những thân xác từ cõi trời Hữu đảnh cho đến Địa ngục Vô gián. Người chưa học cứ nghĩ “sinh tử” là quay cuồng những nơi cư trú tạm thời, hay quay qua lộn lại trong sáu nẽo luân hồi. Đây có thể là cách dùng danh từ đúng nhưng không phải là sinh tử thực sự. Vài học giả cho sinh tử là thọ bào thai trở lại nhiều lần, tuy nhiên, với đức Đức Dalai Lama thứ bảy là đúng nhất, ngài bảo sinh tử là sự liên tục tái sinh vào các uẩn bị ô nhiễm. Bởi vậy ta giải thoát khỏi sinh tử khi đã cắt dòng tương tục tái sinh và chui vào bào thai dưới năng lực của nghiệp và vọng tưởng.

Những tù nhân phải phát ý muốn thoát khỏi ngục trước khi họ thoát được. Họ sẽ không phát khởi ước muốn này nếu họ không xét những điều tệ hại của sự ở trong lao ngục. Cũng thế nếu bạn không muốn thoát ly sinh tử thì bạn sẽ không làm một nỗ lực nào để giải thoát. Và khi bạn khởi lên ý muốn giải thoát, thì như Aryadeva nói: “Những bậc hiền trí sợ tái sinh thù thắng cũng như sợ địa ngục.” Nói cách khác, bạn muốn cẩn thận về sinh tử, phải nghĩ về 4 diệu đế hay 12 nhân duyên. Bây giờ tôi sẽ bàn đến 4 diệu đế.

Khi đức Phật Thế Tôn lần đầu quay bánh xe Pháp tại Benares cho 5 đệ tử đầu tiên, Ngài dạy:

“Này các tỷ kheo, đấy là diệu đế về khổ. Đấy là diệu đế về nguồn gốc của khổ. Đấy là diệu đế về diệt khổ. Đấy là diệu đế về con đường diệt khổ…”

Ngài giảng 4 đế mỗi thứ ba lần, làm thành 12 kiểu tất cả. Đây là sự chuyển bánh xe Pháp về Tứ đế: gọi là “Đế” vì đúng theo cái thấy của bậc thánh.

Chân lý về nguồn gốc của khổ đáng phải bàn trước, nếu ta muốn xét cái nhân và hậu quả của nó. Nhưng ở đây bốn đế không theo thứ tự này, vì chân lý về khổ được bàn trước hết. Lý do như sau. Khổ được dạy trước, vì cần phải làm cho bạn bị kích động phải từ bỏ nó. Nếu bạn không bị kích động, bạn sẽ không muốn từ bỏ nguyên nhân của khổ. Khi bạn muốn thành tựu một sự tách rời khỏi những nguyên nhân này, thì bạn sẽ nỗ lực trên con đường tu tập - nguyên nhân của sự thành tựu ấy. Bởi thế 4 đế được bàn theo thứ tự này để phản ảnh sự tu tập của người đệ tử. Như vậy 4 chân lý này là những điều căn bản quyết định người tìm giải thoát nên thay đổi lối hành xử của họ như thế nào.

Đức Di Lặc dạy vài ẩn dụ trong “Dòng tương tục vi diệu của Đại thừa” về khổ, sự cần thiết phải phá hủy nguyên nhân của khổ, v.v…

Bệnh cần được chẩn đoán

Nguyên nhân gây bệnh phải từ bỏ

Sức khỏe cần được phục hồi

Thuốc hay cần được nương theo

Cũng vậy khổ cần chẩn đoán

Nhân khổ cần từ bỏ

Diệt khổ cần đạt được

Con đường diệt khổ cần nương theo.

Khi đau ốm ta chẩn đoán nguyên nhân chứng bệnh, và nương theo một phương thuốc để chữa lành.

Đức Đức Dalai Lama đệ ngũ cho một ví dụ: Khi bạn ngũ trên một mãnh đất, mặt má lưng bị ẩm thì bạn muốn ngăn việc này xảy ra trở lại.

Bạn phải mong muốn cho đừng có các nhân của khổ nếu bạn nỗ lực theo phương pháp diệt khổ. Muốn phát sinh lòng mong muốn này, bạn phải tra tầm nguyên nhân của khổ, và muốn vậy thì bạn phải hiểu bạn bị khổ dày xéo như thế nào - Đức Tsongkapa nói:

Nếu người ta không nghĩ kỹ

Về những lỗi lầm của đau khổ 

Thì người ta không có đủ sự khát khao giải thoát

Nếu người ta không nghĩ

Về nguồn gốc của mọi khổ - cửa ngõ dẫn đến sinh tử

Thì không thể biết đúng sự diệt tận sinh tử

Hãy bị kích động để từ bỏ hiện hữu này.

Hãy chán nó, và yêu mến tri kiến

Về những gì buộc ta vào sinh tử.

Mỗi đế trong 4 đế có 4 sắc thái - Với khổ đế 4 sắc thái là vô thường, khổ, không, vô ngã. Với tập đế (nguồn gốc của khổ) là: nguyên nhân, nguồn gốc, duyên và sự sinh sản mãnh liệt. Với diệt đế là: diệt, an, huy hoàng, ngõ thoát quyết định. Với đạo đế là: con đường, sự hoàn tất, sự chính xác, và sự thoát ly chắc chắn.

Uẩn ô nhiễm có 3 loại cảm thọ: lạc, khổ và xả - Mặc dù bạn có nhận ra được cảm giác đau khổđau khổ, song bạn không nhận ra hai cảm giác kia cũng là khổ.

Có lần một người trì mật tông bảo các bà vợ của ông ta rằng: “Một vài người như ta sẵn sàng đi đến cõi tịnh độ của những bậc trí giả, khi nào các người làm quấy.” Về sau ông ta ốm, và các bà vợ hỏi ông chừng nào chết: “Thưa bậc thầy mật điển, thầy đang sẵn sàng đi đến tịnh độ của người trí. Vậy có phải vì chúng em đã làm gì quấy chăng?”

Ông đáp: “Chỉ vì ta bất lực không sống thêm được nữa. Nếu không, thay vì đi đến các cõi tịnh, ta muốn ở lại với các em hơn.”

Như câu chuyện về vị giáo thọ Manu, chúng ta nghĩ là có hạnh phúc trong sinh tử, mà không biết đấy chỉ là sự trói buộc, và bản chất nó là khổ. Khi ta biết được đó là chân lý về nguồn gốc khổ - nguyên nhân chính của khổ - thì ta sẽ có ý muốn từ bỏ nó.

Có hai nguồn gốc: nghiệp và vọng tưởng. Chân lý về diệt là kết quả của sự vắng bóng đau khổ; chân lý về đạo là phương tiện để đạt đến Diệt. Muốn đạt đến Diệt, ta phải thực hành đạo đế.

Muốn hiểu khổ, ta phải nghĩ về 8, 6, 2 loại khổ.

(CT.- 8 loại khổ trong loài người: sinh, già, bệnh, chết, ái biệt ly, oan tụ hội, cầu bất đắc, có 5 uẩn vật lý tâm lýbản chất là khổ. 6 loại là 6 khổ trong sinh tử nói chung: bất trắc, không toại ý, luôn luôn bỏ thân, luôn luôn thọ thân, di chuyển từ cao xuống thấp, và không bầu bạn. Hai loại khổ trong sinh tử nói chung và khổ trong lục đạo nói riêng).

Những điều này được bàn đến trong tác phẩm của Tsongkapa Những Giai Đoạn Lớn của Đạo Lộ. Khổ của cõi người thuộc về 8 loại. Tất cả 3 mục trên bao hàm cái khổ lan khắp tất cả pháp hữu vi.

a. Nghĩ về khổ sinh tử nói chung

Có 6 đoạn.

a-1. Tính bất trắc

Có thể trong tương lai bạn tái sinh vào thượng giới, nhưng bao lâu bạn còn tái sinh trong sinh tử thì bạn vẫn chưa thoát khổ - vì hạnh phúc trong sinh tử hoàn toàn không đáng tin cậy.

Hãy lấy ví dụ những tái sinh quá khứvị lai của ta. Những kẻ thù, bạn, cha mẹ v.v… của ta đổi chỗ. Ngày xưa một người cha của một cư sĩ thường ăn cá trong cái ao sau nhà. Ông chết và tái sinh làm một con cá trong ao. Người mẹ của cư sĩ tham luyến cái nhà nên tái sinh làm con chó của ông ta. Kẻ thù của ông bị giết vì cưỡng hiếp vợ ông, kẻ ấy quá si mê vợ ông nên tái sinh làm con trai ông. Đứa con trai này bắt được con cá - cha của người cư sĩ - và giết. Trong khi y ăn cá ấy, con chó - mẹ của y - ăn xương cá, và bị con trai y đánh. Kẻ thù y lại ngồi trên đùi y - đó là đứa con út. Ngài Xá Lợi Phất trông thấy cảnh này nói:

Ăn thịt cha, đánh mẹ

Kẻ thù mới giết lại ngồi trên gối

Vợ nhai xương chồng

Đó là trò hề sinh tử.

Long Thụ cũng nói:

Cha, con, vợ, kẻ thù… có thể đổi địa vị

Bạn có thể thành thù

Và ngược lại; sinh tử

Thật không có gì chắc chắn.

Nói cách khác, mặc dù luôn luôn chắc chắn kẻ thù là thù, bạn là bạn, ta thực sự không thể bảo đảm: ở đầu đời là bạn mà cuối đời có thể thành thù, thù có thể thành bạn. Về giàu nghèo cũng thế: người giàu hôm qua có thẻ thành ăn mày hôm nay vì bị cướp, v.v… Những điều này thật rõ: mọi sự luôn luôn thay đổi.

(Khi ấy Pabongka Rinpoche kể chi tiết câu chuyện gia chủ Shrijata.)

Shrijàta trông thấy một con rắn quấn quanh thân một phụ nữ, 1 cây lớn bị côn trùng ăn, 1 người đàn ông bị đánh đập bởi những sứ giả mang nhiều mặt nạ của Diêm vương và bộ xương của một thủy quái to bằng một dãy núi có thể che cả mặt trời.

Mục Liên bảo ông: “Con rắn là tái sinh của 1 phụ nữ quá tham luyến thân xác mình. Cái cây là 1 người lạm dụng gỗ của tăng chúng. Người bị đánh là tái sinh của 1 thợ săn. Bộ xương là chính xương của ngươi trong đời quá khứ, này Shrijàta.”

Ngày xưa 1 vị quan hỏi vua làm sao xử lý một tội nhân. Vua đang mãi mê chơi cờ, nói: “Giết theo luật.” Do vậy người ấy bị tử hình. Khi xong ván cờ, vua hỏi ông ta làm gì với tội nhân, và được trả lời đã hành quyết. Vua rất ân hận, nhưng vẫn bị tái sinh làm 1 thủy quái vì tội để cho người kia bị hành quyết. Một thời gian trôi qua, vài thương gia đi biển tiến về phía cái miệng của con quái vật. Các thương gia kinh hãi quy y Phật. Con quái nghe lời quy y bèn ngậm miệng lại và bị chết đói. Thân nó được các Long vương đưa vào bờ.

Vậy Shrijàta lúc đầu sinh làm vua, sau làm thủy quái, rồi lại làm người trở lại. Sinh tử bất trắc là thế.

a-2. Không toại ý

Loài bướm mê màu sắc, loài nai mê âm thanh, loài ong mê mùi, loài voi mê xúc giác. Cũng vậy hạnh phúc cõi sinh tử như uống nước mặn - uống bao nhiêu cũng không đỡ khát. Giả sử 1 người khi có được 1 đồng vàng sẽ nghĩ “Bao giờ cho tôi có được 10 đồng?” Khi có10 đồng, lại nghĩ chừng nào tôi mới được trăm đồng. Nếu đã được trăm đòng, y lại mong được ngàn đồng. Dù có bao nhiêu y cũng không toại ý. Kinh Màn Kịch Lớn nói:

Nay đại vương, nếu một người

Có được tất cả lạc thú

cõi trờicõi người

Thì nó vẫn chưa thấy đủ

Nó còn khao khát có thêm.

Ta hãy lấy ví dụng hạnh phúc trời, người. Vua Màbhvàtà cai trị cả 4 châu lục và các cõi trời, thế mà ông vẫn chưa thỏa mãn. Cuối cùng khi công đức ông đã khánh tận, ông rời vào lục địa Diêm phù đề và trút hơi thở cuối cùng.

Lạc thú không bao giờ làm thỏa mãn, đó là nỗi sầu khổ không gì lớn hơn.

Khi đã làm chủ một cõi, bạn mong muốn làm chủ hai cõi. Bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn dù có làm vua bao nhiêu xứ sở. Dù giàu cách mấy, bạn cũng muốn giàu thêm và sẵn sàng kiệt lực để có thêm của cải. Nếu bạn không hỷ túc thì dù đã có nhiều tài sản của cải đến bao nhiêu, bạn cũng không khác gì một kẻ ăn xin. Ở Ấn Độ ngày xưa có một người ăn mày Sùrata lượm được 1 viên ngọc vô giá, và bảo rằng y phải đem cho một kẻ ăn mày khác. Y đem đến cho vua Ba tư nặc (Prasenajit) mà nói: “Này đại vương, vua không biết đủ, nên là người nghèo nhất.”

Nếu bạn hài lòng với cái mình có, thì mặc dù không có tài sản bạn vẫn giàu. Long Thụ nói:

Hãy luôn luôn hỷ túc

Dù bạn không tài sản

Nếu bạn biết hỷ túc

Là bạn có tài sản thanh tịnh nhất.

Drogoen Tsangpa Gyarae nói:

“Người hỷ túc ấp những cái trứng của tài sản trong nhà ấp. Những người nhiều ham muốn thì không thể cảm nghiệm điều này.” Nói cách khác, nếu bạn không hỷ túc thì sự bất mãn của bạn thực vô bờ bến. Sự thiếu hỷ túc, sự bất mãn là điều hại lớn nhất.

a-3. Nỗi tệ hại là cứ phải bỏ lại thân xác

Bạn có mang thân xác như thế nào đi nữa, nó cũng không đáng tin cây cậy. Long Thụ nói:

Dù bạn có được phúc lạc to lớn

Của các vị vua trời, ngay cả đến

Lạc thú không ràng buộc của Phạm thiên -

Thì sau đó bạn vẫn làm mồi

Cho lửa địa ngục Vô gián

Ở đấy sự thống khổ liên miên bất tận.

Dù bạn có là chúa tể mặt trời, trăng

Thân thể bạn tuôn ra ánh sáng

Chiếu khắp mọi thế gian

Về sau bạn không trông rõ được bàn tay mình.

Nói cách khác, trong quá khứ bạn đã có vô số tái sinh vào những thân Phạm vương, Đế thích, v.v… nhưng không có được lợi ích gì. Về sau bạn bị sinh vào địa ngục Vô gián v.v… hoặc làm nô tỳ v.v… Thỉnh thoảng bạn sinh làm thần mặt trời, mặt trăng, thân bạn chiếu sáng khắp châu lục. Rồi bạn chết và tái sinh và những đáy sâu thẳm của đại dương giữa 2 châu lục, ở đấy không trông thấy được đến cả tay chân bạn chuyển động.

Không một tài sản cõi trời cõi người nào mà bạn có thể nói rằng mình chưa từng trải qua, song không có một thứ tài sản nào trong đó chứng tỏ đáng tin cậy. Bạn đã từng tái sinh vào các cõi trời, ngồi trên những chiếc ngai nạm hột xoàn v.v… những cái nhà của bạn cũng đã từng làm bằng ngọc châu báu. Đã nhiều lần bạn đã hưởng những điều như vậy. Thế mà bây giờ bạn toàn ngồi trên đệm bằng da thuộc. Bạn cũng đã từng làm Đế thích rồi làm kẻ ăn xin; những kiếp làm Đế thích chẳng ích gì cho bạn.

Trong các cõi tái sinh cao,

Bạn đã dùng nhiều thời gian vào lạc thú

Vuốt ve ngực và eo của phụ nữ

Rồi ở địa ngục bạn cảm thấy những hình cụ tra tấn

Nghiền nát, cắt, xẻ bạn ra

Ôi thật đau đớn liên miên khó kham nổi.

Nói cách khác bạn đã từng sinh vào các cõi trời và trong thời gian dài, trải qua dục lạc với những thiên nữ. Rồi bạn phải từ giả đời sống ấy mà tái sinh vào địa ngục bị vây quanh với những ngục tốt hung dữ, và trải qua nhiều nỗi thống khổ - Bạn đã uống cam lồ bất tửcõi trời, rồi khi từ giã cõi ấy bạn phải uống nước đồng sôi của địa ngục - bạn đã từng làm Chuyển luân vương cai trị nhiều trăm ngàn thần dân nam, có bảy dấu hiệu của vương quyền để sử dụng, nhưng bây giờ không còn một chút gì chứng tỏ những điều ấy, không một dấu vết nào của sự lợi lạc. Như tôi đã nói, lỗi là do sự bám víu của bạn vào những đối tượng giác quan ngày càng tăng, làm bạn bất mãn; khi ấy bạn tích lũy tội ác và càng lúc càng đi xuống cõi thấp hơn.

Bậc tôn sư tôi, người bảo hộ, nơi nương tựa của tôi, đã kể cho tôi nghe câu chuyện này.

Có lần một vị Lama chết và có người hỏi ông muốn trối trăn điều gì không. Vị ấy lặp đi lặp lại: “những chuyện trong sinh tử không có thực chất.”

Bất kể bạn có tài sản bao nhiêu, bạn sẽ không rút ra được tinh hoa nào từ đấy, cũng như trong quá khứ. Tất cả tài sản của thế gian này không bằng giá một chiếc giày của ta lúc làm Chuyển luân; song những y phục đẹp đẽ của ta lúc ấy không lợi ích gì cho ta bây giờ.

Khi một ông vua và một kẻ ăn xin đi vào cõi Trung ấm cả hai đều được đối xử ngang nhau. Điều lợi hay hại đều có thể đến với họ một cách bình đẳng.

Geshe Chaen Ngawa nói:

“Đức Đạo sư tôn quý cả chúng ta đã không có một thân như vậy từ vô thỉ kiếp rồi sao? Chúng ta từ nay phải nỗ lực, vì ta chưa hành đạo đại thừa.”

Nói cách khác, chúng ta nên cẩn thận.

a-4. Nỗi khổ cứ phải liên tiếp vào bào thai và sinh ra.

Long Thụ nói trong Bức Thư:

Nếu đem đất vo lại từng hột như hột anh đào.

Để đếm tất cả những bà mẹ của ta

Thì cả quả đất cũng không đếm đủ…

Thay vì rũ bỏ những đau buồn,

Bạn đã cứ phải rơi lại vào địa ngục mãi mãi.

Để uống nước đồng đun sôi

Nước ấy còn hơn cả nước 4 bể.

Nghĩa là bạn đã từng sinh vào địa ngục và uống nhiều nước đồng sôi nhiều hơn nước ở đại dương. Và nếu bạn không cắt đứt dòng tương tục vào sinh ra tử này, bạn còn phải uống nhiều hơn nữa.

Khi bạn làm chó và heo

Số lượng đồ dơ mà bạn ăn

Có thể lớn hơn

Núi Tu di, vua các núi.

Bạn đã từng làm chó, heo và đã ăn nhiều phân dơ hơn núi Tu di. Nhưng nếu không dứt ra khỏi sinh tử thì bạn còn phải ăn nhiều hơn nữa.

Biết bao nước mắt bạn đổ ra

Vì khóc những người thân lúc chia tay

Nước mắt bạn đổ xuống

Có thể tràn đầy đại dương.

Bạn đã chia lìa với cha mẹ, con cái, anh em v.v… và khóc nhiều hơn nước biển. Nhưng nếu không dứt ra khỏi dòng sinh tử, thì bạn còn phải khóc nhiều hơn.

Từ khi người ta chiến đấu

Đống đầu bị chặt của bạn

thể chất cao

Hơn cõi Phạm thiên.

Bạn đã vướng vào chuyện đánh nhau và những cái đầu bạn bị kẻ thù chặt chất cao hơn núi Tu di. Nhưng nếu không dứt khỏi dòng tương tục tái sinh vào sinh tử thì bạn có thể bảo đảm rằng sẽ còn nhiều lần bị chặt đầu nữa.

Khi bạn làm giun đất

Bạn quá đói

Tất cả phân và đất bạn ăn

Có thể lấp đầy biển cả.

Nói cách khác, chúng ta đã từng làm trùn và ăn nhiều phân, đất hơn số lượng đất cần để lấp đại dương. Nhưng nếu ta không thoát khỏi ra sinh tử ta còn phải ăn nhiều hơn nữa.

Long Thụ nói:

Mỗi người đã uống nhiều sữa mẹ

Hơn cả bốn biển

Nhưng khi còn làm phàm phu

Trong cõi sinh từ

Thì bạn còn uống nhiều hơn nữa.

Nghĩa là bạn đã liên tục thọ thân trong sinh tử và uống nhiều sữa mẹ hơn nước biển. Nhưng nếu bạn không thể chấm dứt tái sinh vào sinh tử thì bạn còn uống nhiều hơn.

Nếu theo những gì đã quán sát trong phần Phạm Vi Nhỏ, bạn đã rất đau khổ và phải trải qua những kinh hoàng khi tái sinh vào đọa xứ sau mỗi lần chết, thì nói gì đến những đau đớnkinh hoàng còn hơn thế nhiều mà bạn sẽ phải trải qua, vì chắc chắn bạn sẽ kinh nghiệm những nõi đau sinh, già, bịnh, chết, v.v… vô số lần.

Chúng ta sợ hãi mỗi khi trông thấy một con bò cạp, nhưng nếu ta đem các thân bò cạp mà chúng ta đã làm trong những tái sinh quá khứchồng chất lại, thì nó sẽ cao hơn núi Tu di. Thế mà chắc chắn ta phải có nhiều tái sinh hơn như thế, bao lâu ta không dứt dòng tương tục sinh tử của chúng ta trong cõi luân hồi.

a-5. Nỗi khổ vì lăn lóc lên xuống mãi.

Truyền thừa Luật tạng nói:

Mọi cái gì do tích lũy mà thành,

Thì cuối cùng đều phải khánh tận.

Lên cao cuối cùng sẽ xuống thấp

Gặp gỡ cuối cùng phải chia ly

Sống cuối cùng phải chết.

Điều này nói đến 4 sự chấm dứt của cá pháp hữu vi: sự tích tụ tài sảnsở hữu chấm dứt bằng sự khánh tận, lên voi rồi xuống chó, gặp gỡ rồi ly biệt, và chết chấm dứt sự sống của một đời. Dù bạn có được sự dồi dào đến đâu trong sinh tử, thì cũng không có một chút gì trong đó thoát khỏi sự tàn tạ, không gì là không đi đến chấm dứt. Geshe Sangtpuba nói: “Trong sinh tử, ta phải chất chứa nhiều thứ, nhưng đừng gắn hy vọng nào vào đấy - chúng ta sẽ suy tàn.”

Lại nữa, chúng ta nỗ lực để xây dựng nhà cửa và tích chứa tài sản nhưng chúng ta không chắc gì sẽ hoàn tất được những gì ta muốn: kẻ thù có thể mang đi, hoặc ta sẽ chết. Thầy trò có thể cùng nhau dự tính những kế hoạch, nhưng chúng ta chắc chắn phải chia ly trong vòng vài năm.

Đức Đức Dalai Lama thứ 7 nói: “Chỉ trong một thời gian ngắn, những người ở trên cao có thể trở thành những kể nô lệ.” Và Bức Thư của Long Thụ nói:

Bạn có khi là Đế thích được cả thế gian cúng dường

Nhưng do nghiệp lực, bạn sẽ rớt xuống.

Bạn có thể là vua Chuyển luân

Nhưng trong sinh tử bạn sẽ trở thành nô lệ.

Nói cách khác, đây là những gì xảy đến cho những chúng sinh cao cấp như Phạm Vương, Đế thích v.v…

Còn về những người thấp kém thì bất cứ tài sản, chức vị của thế gian đều không thực chất. Gungstang Rinpoche nói:

Khi bạn leo lên ngọn cây “Danh tiếng”

Thì thật đau khi bạn trợt té xuống đất.

Tốt hơn nên ở lưng chừng.

Nghĩa là không những các đời quá khứ là không đáng tin cậy, mà ngay đời này cũng thế: có những ông vua phải ở tù v.v…

Ngày xưa Sanyae Gyatso, một vị nhiếp chính của Tây Tạng, đã làm nhiều cải cách ở chính phủ Trung ương, ngài vừa là một người giàu và có thế lực, lại là một trong những học giả lớn nhất. Nhưng cuối cùng ngài làm cho Lhazang Khan bất mãn và thế là ngài suy vong. Ngài bị thả ra giữa cầu Trizang ở Tvelung trong nhiều ngày, không ai dám giúp đỡ. Vợ ngài phải đi lang thang khắp nơi như kẻ ăn xin. Chính Lhazang Khan về sau cũng bị bại về tay đạo quân xâm lược Dzungarian và bị giết.

a-6. Nỗi khổ không ai cứu giúp

Lúc đầu khi sinh ra bạn cũng chỉ sinh một mình. Giữa đời, khi đau ốm, cũng chỉ mình bạn nếm mùi đau khổ. Cuối cùng khi chết bạn cũng chết một mình, như một sợi tóc lôi ra khỏi thỏi bơ. Không có ai giúp bạn. Hành Bồ Tát Hạnh nói:

Khi sinh, bạn sinh ra một mình

Khi chết bạn cũng chết một mình

Bạn bè ruột ra có thể làm được gì

Khi họ không thể san sẻ khổ đau?

Tsongkapa nói: “Những vẻ huy hoàng của thế gian không đáng tin cậy. Hãy biết rõ khuyết điểm của chúng. Nghĩa là dù bạn có huy hoàng hạnh phúc đến đâu trong sinh tử, những chuyện ấy dều không bảo đảm; cuối cùng không một người bạn nào trong sinh tửđáng tin cậy.”

Như thế đấy là cách bạn kinh quá nỗi khổ của sinh tử, và nếu bạn xét kỹ nỗi khổ ấy thực bất tận như thế nào, thì bạn sẽ đâm ra mệt mõi. Bởi vậy, tất cả sinh tử nói chung có cùng tận, hay không cùng tận, bạn phải đặt một giới hạn cho sinh tử của riêng mình. Nếu muốn giới hạn lại những sinh tử của mình và chấm dứt nó, thì bạn phải tìm cách dứt dòng tương tục của những tái sinh trong sinh tử.

b. Nghĩ về những khổ đặc biệt của sinh tử.

Có hai tiêu đề phụ: (1) Nghĩ về khổ của các đọa xứ; (2) Nghĩ về khổ ở các thượng giới.

b-1. Nghĩ về nỗi khổ ở các thượng giới

Có ba đoạn: (1) Nghĩ về nỗi khổ con người; (2) Nghĩ về nỗi khổ của tu la; (3) Nghĩ về nỗi khổ của chư thiên.

b-2.1. Nghĩ về nỗi khổ con người.

Có bảy tiêu đề phụ.

b-2.1.1. Khổ về sinh.

Nếu những nỗi khổ ở đọa xứ là như những gì tôi đã mô tả, thì có lẽ bạn nghĩ cái khổ cõi người cõi trời là nhỏ nhặt không thấm gì. Nhưng bạn hoàn toàn không thoát được khổ dù có đạt đến một tái sinh cao siêu. Chúng ta đã được sinh làm người, nhưng nếu ta không biết tu hành là có lợi ích lớn, thì ta vẫn còn những thống khổ to tát. Do sự muội lược vì bị sinh ra từ bào thai, chúng ta đã hoàn toàn quên lãng những đau đớn ta phải chịu trong quá trình sinh ra. Nếu ta lại cố mà tái sinh lần nữa, thì ta lại phải kinh quá tất cả những đau đớn của sự sinh ra, mặc dù bây giờ ta không nhớ được.

Sau khi đã vào bào thai mẹ và cho đến khi ra đời, bạn trải qua từng nỗi đau liên kết với năm giai đoạn phát triển bào thai và với từng thời kỳ thân thể phát triển. Đầu tiên, khi thần thức bạn bị đặt vào tâm điểm của tinh cha huyết mẹ, thì thân bạn giống như một giọt sữa đông, bạn đau đớn như thể bị luộc trong một nồi đồng ở địa ngục. Khi cái đầu và những mô tế bào phồng lên cho chân tay xuất hiện, bạn đau như thể bị kéo trên một cái trăn (dụng cụ tra tấn). Mỗi phần thân mình là thêm một nỗi thống khổ. Khi bà mẹ uống cái gì nóng, khi bà di chuyển, ngủ, vân vân, thì bạn đau đớn như thể bị buộc trong dòng suối nóng, bị gió mang đi, hay bị nghiến dưới một ngọn núi. Thư Gửi Môn Đệ của Chandragomin nói:

Bị nhốt trong mùi hôi thối kinh khủng,

Bạn sống trong màu đen như mực;

Sau khi chui vào cái bào thai như địa ngục ấy,

Bạn phải chịu đựng thống khổ lớn

Thân thể co quắp lại.

Hãy tưởng tượng bạn bị đặt trong một cái nồi sắt đầy những thứ nhơ uế khác nhau, đậy nắp. Không cách gì bạn có thể ở lại đấy một ngày, vậy mà bạn phải ở trong cái thai đầy mùi hôi và bóng tối ấy trong chín tháng rưỡi.

Rồi bạn phát sinh năm thái độ liên hệ đến những khía cạnh nôn mửa của bào thai, làm cho bạn muốn nổi lên. Nhưng ngay cả khi bạn bị đẩy qua cửa tử cung.

Bạn dần dần bị nén lại thật mạnh

Như người ta chà mè

Khi sinh ra: còn khổ nào bằng?

(Thư Gửi Môn Đệ)

Nghĩa là, bạn đau như là thân thể bị siết bằng đinh ốc. Khi bạn chui ra, dù bạn giống như da bò bị lột; và khi bạn được đặt trên một cái gối dù mềm mại đến đâu, cũng như thể bị ném trên gai. Khi gió thổi, bạn nghe như gươm đâm. Khi mẹ bạn bế bạn vào lòng, thì giống như diều hâu đang tha một con chim sẻ. Những điều ấy làm cho bạn kinh hãi.

Mọi sự học tập trong đời quá khứ đều bị xóa mờ, bạn không có một chút trí tuệ nào cả. Bạn phải học ngay cả chuyện ăn, ngủ, học ngồi, học đi.

Khi thiền quán về sự sinh ra của mình, thì không nên làm như đang nhìn một kẻ nào khác: bạn phải triển khai tuệ quán đi sâu vào sự tình chắc chắn mình sẽ sinh ra như thế, và nó sẽ ra sao. Bạn phải nghĩ về những đau đớn nói trong kinh Nan Đà Nhập Thai.

Một vài người nghĩ rằng nỗi khổ về Sinh không hại gì, vì nó đã qua rồi. Nhưng nếu ta không đặt một giới hạn cho sinh tử của chính mình, thì ta còn phải trải qua nỗi khổ về sinh vô số lần nữa.

b-2.1.2. Khổ về già

Trích từ Màn Kịch Lớn:

Tuổi già làm cho thân thể đẹp thành xấu;

Già cướp mất vẻ sáng, cướp mất sức mạnh;

Già cướp mất hạnh phúc, đem lại tủi nhục;

Già cướp mất sự sống, cướp mất làn da.

Nói cách khác, những khổ về già là: thân thể héo mòn, sức khỏe tàn tạ, các căn suy sụp, sự thưởng thức ngũ dục thoái hóa, mạng sống giảm dần, vân vân.

Những giác quan, trí tuệ v.v… đều mờ dần, thân thể bạn cong xuống như cây cung; bạn ngồi xuống đứng lên một cách khó nhọc; tóc bạn bạc trắng; da nhiều nếp nhăn - bạn trở nên xấu xí như một kẻ ăn mày chết. Milarepa nói:

Một là bạn sẽ đứng lên như người bị trói vào cọc.

Hai, bạn bước như một con mèo rình mồi.

Ba, bạn ngồi như thể đất vỡ ra từ một cái bị.

Khi đã đến lúc bà ngoại có cả ba điều ấy.

Sự tàn tạ của thân xác ảo ảnh này sẽ làm bạn buồn sầu…

Bên ngoài, da bạn nhăn thành nhiều nếp.

Bên trong thịt và máu cạn dần, khiến xương lồi ra.

Ngoài ra, bạn còn ngớ ngẫn, đui điếc và lẩm cẩm

Khi đã đến lúc bà ngoại có cả ba điều n ày

Bạn sẽ trông xấu xí, nhăn nheo và giận dữ.

Tất cả những điều ấy là những lỗi lầm của sinh tử.

Tiến sĩ Kamaba phái Kandampa nói:

Thật may làm sao vì tuổi già tiến lại từ từ.

Sẽ không thể nào chịu nổi

Nếu nó đến cái rụp.

Nói cách khác, nếu một thanh niên mạnh khỏe đang tuổi xuân xanh và ngủ qua một đêm thức dậy bổng thấy mình lưng còng, giác quan suy sụp v.v… thì anh ta không thể nào chịu nổi.

Bạn phải tu tập ngay bây giờ, trước khi các giác quan, trí tuệthân thể suy tàn. Về sau, khi những nỗi đau tuổi già thắng lướt, bạn sắp từ giả thân xác, thì tình trạng cơ thể của bạn đã thay đổi. Các giác quan bạn khi ấy đã tàn tạ, bạn còn không thể ngồi xuống đứng lên. Làm sao bạn thực hành Pháp được?

Gungtang Rinpoche Taenpa Droenme nói:

Người già như thể đang tiếp nhận

Lễ quán đảnh về tuổi già trên đầu.

(CT. Trong lễ quán đảnh, người thọ pháp được thầy đặt cái bình trên đỉnh đầu, tưởng tượng nước cam lồ tràn và chảy vào sọ thấm xuống khắp châu thân. Tác giả muốn nói ở đây người già cũng như được quán đảnh vì cái già từ từ thấm khắp cơ thể)

Tóc bạc trắng như vôi

Nhưng không phải là màu trắng tinh khiết

Mà vì thần chết đã khạc nhổ lên đấy

Làm cho nó có màu trắng như sương.

Những nếp nhăn phủ đầy trán

Nhưng không như đường nhăn của hài nhi bụ bẫm

Sứ giả thời gian đã ghi dấu lại

Để đếm bao nhiêu năm đã trôi qua trong đời.

Từng giọt nước nhầy nhỏ xuống từ lỗ mũi

Không giống như những hạt ngọc trai

Tuổi hoa niên, thời vô tư lự

Bây giờ như băng tan dưới ánh mặt trời.

Những hàng răng đã rơi rụng,

Nhưng không có răng nào khác mọc lên:

Chúng dã ăn hết thực phẩm của đời sống

Nên nghề cắt nghiến của nó đã bị thu hồi.

Những nét mặt nhăn nhúm màu tro bụi

Không phải là những chiếc mặt nạ khỉ họ đeo vào

Mà vì tuổi thanh xuân vay mượn đã trả lại

Nếu bây giờ chân diện mục họ đang hiển bày.

Những chiếc gật gật

Không phải họ đang cười khẩy với nhau

diêm vương đang dùng roi quất 

Khiến họ không thể giữ cho đầu khỏi lung lay.

Gương mặt nhìn xuống đường không phải họ đang tìm kim

Mà vì trí nhớchâu báu tuổi trẻ

Đã đổ xuống đất.

Họ sử dụng cả bốn tay chân khi đứng dậy

Nhưng không phải vì muốn giả làm con bò:

Hai chân họ không mang nổi thân hình

Nên hai tay phải giúp.

Họ ngồi xuống cái phịch,

Nhưng không phải giận bạn bè

Mà vì sức khỏe và hỉ lạc nội tâm

Không còn đủ làm chỗ tựa

Khi bước đi, họ lắc qua lắc lại,

Nhưng không phải như vua đi:

Họ bị oằn xuống vì sức nặng tuổi tác

Không còn có thể giữ thăng bằng.

Tay họ run rẩy thộp lấy đồ vật

Không phải đang hốt tiền đánh ăn trong canh bạc

Mà họ đang sợ thần chết

Sẽ cướp lấy những gì trong tầm tay.

Họ ăn uống rất ít

Không phải và hà tiện miếng ăn:

Hỏa đại trong bao tử đã suy tàn

Nên người già sợ sẽ ngã gục

Họ chỉ mặc đồ mỏng nhẹ

Nhưng không phải vì sắp đi dự khiêu vũ:

Họ đã mất sức mạnh trong cơ thể

Đến nỗi y phục cũng trở thành gánh nặng

Họ thở phì phò một cách khó nhọc

Không phải như ông thầy đang thổi thần chú

Tiếng gió họ sắp tan vào hư không.

Cái kiểu họ làm công việc hàng ngày

Không phải cố ý chọc cười kẻ khác

Ác ma tuổi già đã tóm lấy họ

Nên ho không còn tự do làm theo ý muốn.

Họ thường quên làm mọi công việc

Không phải vì nông cạn bất cần

Mà vì các giác quan suy sụp

Làm cho trí nhớ cùng ý thức lu mờ.

Nói cách khác, những nếp nhăn và tóc bạc là điềm báo họ sắp bị thần chết mang đi. Và lại còn nhiều nỗi khổ khác: nỗi phập phồng lo sợ vì cái chết gần kề, vân vân

b-2.1.1.3. Khổ vì bệnh

Kinh Màn Kịch Lớn nói:

Giữa mùa đông giá rét, gió nổi, tuyết rơi

Cướp mất vẻ huy hoàng của cây cỏ

Tuổi già cũng vậy,

Cướp vẻ sáng chói của hữu tình;

Thân thể, sức mạnh, các quan năng đều tàn tạ.

Nói cách khác, bạn đau khổ vì nhiều nỗi bản chất cơ thể thay đổi, càng ngày càng lo sợ và đau đớn: bạn không còn ham muốn những gì kích động giác quan; bạn lo sợ vì có thể mất đi sự sống, v.v… Cơ thể mất đi hết sức lực, miệng và mũi lún vào, khô héo. Bạn có thể đang tuổi xuân xanh nhưng khi nằm liệt giường thì cơ thể cùng kiệt sức và vẻ rạng rỡ cùng tàn phai.

Nếu cần nhiều chi tiết hơn, bạn hãy quán tưởng mỗi loại bệnh hành hạ một kiểu, và có thể rằng bạn không còn thì giờ mà viết di chúc khi một cơn bệnh đột ngột đưa đến tử vong.

(Khi ấy Pabongka Rinpoche nói về thái tử Tất Đạt Đa đã đạt giải thoát nhờ quán tưởng sau khi trông thấy một người già, một người bệnh và một thây chết, vân vân.)

b-2.1.4. Khổ về chết

Kinh Màn Kịch Lớn nói:

Thời gian đưa đến chết, sinh ly,

biệt ly vì cái chết.

Mãi mãi bạn xa lìa

Nhưng người dễ chịu mà bạn yêu mến;

Họ sẽ không trở lại,

Sẽ không bao giờ tái ngộ.

Như lá lìa cành

Như dòng nước chảy xuôi.

Nghĩa là, bạn sẽ chia ly với vẻ đẹp và sự dồi dào - tài sản, thân bằng quyến thuộc, và thân thể của mình. Khi chết bạn kinh quá nỗi đau đớn mãnh liệt của thân xác và sự sợ hãi trong tâm. Khi đã đến thời chết thì bạn không thể ngăn nổi, như kinh Giáo Giới Một Vị Vua đã nói. Tôi đã bàn điều này trong chương niệm chết.

b-2.1.5. Khổ vì xa lìa cái đẹp

Bạn sẽ bị tách lìa khỏi thầy, khỏi đệ tử, bà con, bè bạn và những người thân - những người mà bình thường chia tay nhau một giờ bạn cũng không chịu nổi - và khỏi địa vị uy quyền, tài sản, sở hữu, sự dồi dào của bạn. Vài người tu còn nỗi khổ như phải sống không giới luật.

Những sự tình ấy xảy đến không phải vì ta đáng bị trừng phạt, mà chỉ vì ta còn ở trong sinh tử.

b-2.1.6. Khổ vì phải gặp gỡ cái xấu xa.

Xấu xa nghĩa là khó chịu. Gặp gỡ kẻ thù thì bạn bị đánh cướp, gặp bệnh hay ác quỷ thì bị hành hạ. Có vô lượng nỗi khổ như bị thưa kiện, bị thất sủng, bị trộm, v.v…

Nếu một hoàn cảnh bất hạnh xảy đến làm bạn mõi mệt cả thể chất lẫn tinh thần trong khi đang làm phận sự, ấy cũng vì bạn đang ở trong sinh tử. Ví như khi một con lừa phải chở nặng đến nỗi lưng sinh những ung nhọt, ấy là do nghiệp riêng của nó - điều này không xảy đến nếu nó đã không gây nghiệp. Geshe Potowa nói:

“Bao lâu chúng ta còn sinh vào sáu nẽo luân hồi, thì vẫn còn phải chịu nóng, chết, v.v… Bệnh và nguyên nhân gây bệnh chỉ là một, mà nó là đặc biệt của sinh tử, nằm trong bản chất của sinh tử. Chúng ta chưa vượt qua sinh tử một lúc nào. ta cần phải bị kích động để từ bỏ những điều ấy và do thế từ bỏ tái sinh. Ta phải từ bỏ nguyên nhân của chúng.”

Nghĩa là, nếu ta muốn trải qua những khổ sinh tử thì phải dùng những phương tiện để giải thoát khỏi chúng.

b-2.1.7. Nghĩ về nỗi khổ vì cầu gì cũng không toại ý

Đấy là cái khổ nóng lạnh, hay khổ vì phải kiếm sống bất chấp nóng lạnh mệt mỏi lo sợ v.v…

Điều ấy cũng như xin một điều gì quan trọng từ một ông lớn. Trước hết và hy vọng có được điều bạn muốn, mà bạn đâm ra bất an, sau đó bạn đau khổ vì không đạt được mục đích.

Vài người nghĩ rằng giới địa chỉ là sung sướng, nhưng họ cũng không sung sướng gì. Chủ trại phải dậy sớm để làm việc; ban ngày thì bị ánh nắng thiêu đốt, gió bụi hành hạ. Khi hạt giống đã gieo thì còn phải gặt hái; khi chưa đem lúa vào kho, nông phu lo sợ sương mù, mưa đã, nắng hạn có thể xảy đến. Mà nếu không gieo thì không gặt được mùa. Những lo lắng ấy đem lại cho họ khổ đau.

Bạn có thể nghĩ làm thương gia sung sướng hơn nông phu, nhưng thương gia cũng khổ. Họ phải bỏ cha mẹ, con cái, bạn bè lại và liều mạng ra đi đến những vùng đất xa xôi. Họ không thể nghỉ ngơi dù ngày hay đêm. Họ qua sông, vượt đèo, đi những con đường chật hẹp. Một số không lời mà còn mất hết vốn. Họ còn có thể bị kẻ thù, cướp hay trộm giết mất.

Ngay cả nếu bạn không có tài sản gì bạn cũng khổ. Kẻ ăn xin khổ vì hôm nay được ăn thì lo ngày mai không biết lấy gì ăn. Điều ấy làm họ đau khổ, họ đi tìm thực phẩm nhưng đôi khi không được chút gì. Dù có tiền của, bạn cũng khổ vì tiền. Kẻ ăn xin mang đi một ít, người mượn tiền mang đi một ít, quan quyền mang đi một ít, chuột mèo tha bớt một ít. Người giàu khổ vì tích chứa được tài sản mà không thể bảo vệ được nó.

Bạn có thể đau khổ vì mất của, bị người nói xấu. Những người buôn bán, thợ mộc, thợ may… thì có khi làm không đủ sắm thực phẩm, y phục, tiền nhà; khổ vì không ai kính trọng, vì kiêu mạn ganh ghét; vì có khi không kiếm được cái ăn.

Có thể chúng ta đã thụ giới, nhưng nếu không tu hành chân chính, thiểu dục tri túc, thì nội một việc đi cúng bái tại nhà cư sĩ cũng là một hình thái đau khổ.

Khi nhà nước đi điều tra họ cứ nghĩ dân hạnh phúc, nhưng không. Thức ăn họ đạm bạc, áo rách, tài sản bị đánh thuế nên không được tự do; họ có thể bị nhục mạ, đánh đập v.v… Một số người không có thức ăn quần áo gì cả và buộc lòng phải đi đến cha mẹ bà con hay cả đến người lạ để xin. Một số người lại không còn phương tiện để làm bột lúa mạch, thế nhưng họ vẫn bị đóng thuế. Tai nạn có thể giáng xuống đầu họ, họ có thể bị trừng phạt nặng v.v… Tóm lại là họ bị bức bách cả ngày lẫn đêm.

Dân chúng có thể nghĩ rằng những nhân viên nhà nước thật sung sướng, nhưng không phải vậy. Àryadeva nói:

Người trên cao thì có nỗi khổ tâm;

Người thường thì bị khổ thân.

Hai nỗi khổ này xâm chiếm thế gian

Từng ngày một.

Nghĩa là bạn dù làm vua cũng vẫn khổ: bạn mang lấy gánh nặng nỗi khổ của cả nước bởi vì những tranh chấp và những đề tài khó chịu trong nước thường được mang đến trước bạn. Bạn sẽ có kẻ thù chưa được hàng phục: những người thân chưa được che chở; bạn lo sợ luật pháp không thể trị dân; bạn lo sợ mất uy quyền v.v…

Những người xuất gia chúng ta chỉ ăn một bữa trưa nhưng lại phải mỏi mòn vì quá nhiều công việc.

Nói tóm lại dù bạn chỉ có một con ngựa bạn có thể bảo rằng có một con ngựa là một hình thức khổ đau.

Khi người ta mới gặp nhau lần đầu họ nói với nhau những lời rất tử tế; nhưng không bao lâu họ chỉ cãi nhau, dùng những lời châm chọc. Đức Dalai Lama thứ 7 nói:

Bất cứ người nào bạn gặp - người sang kẻ hèn,

Tăng hay tục, nam hay nữ -

Dù họ có hoàn cảnh tốt đẹp hay không

Nỗi đau kiếp nhân sinh nơi họ vẫn là một…

Đối với bạn bè và người ngang hàng, họ có vẻ bất hạnh.

Nói cách khác, nhìn bên ngoài có người trông bảnh bao có kẻ trông tồi tàn, nhưng bên trong tất cả mọi người đều khổ như nhau.

Nơi cư trú của chúng tathể không vừa ý, có thể có nhiều điều không ổn: không có bàn ghế, bạn bè v.v… Tuy nhiên dù ta có chỗ ở tốt nhất, bạn bè tốt nhất, ta cũng không thoát khỏi khổ đau. Ngay dù chúng ta thay thế tất cả hàng trăm hay hàng ngàn tôi tớ, học trò, bằng hữu, họ vẫn không làm chúng ta hài lòng tất cả. Không ai thực sự giống ai, và đây là một dấu hiệu cho thấy dù làm bạn với bất cứ ai, ta cũng chỉ tăng thêm nỗi khổ.

Bất cứ gì bạn sử dụng, ngay cả trà, bạn cũng đang mở cửa để đón lấy khổ đau. Bất cứ bạn ở đâu, dù trong tu viện, đó là một nơi ẩn cư, hy vọng sẽ khá hơn. Nhưng ngay đến đấy chúng ta cũng gặp một vài người ta không chịu nổi. Bởi thế chúng ta đi hành hương, nhưng điều này cũng không làm cho ta hạnh phúc, nên ta trở về quê cũ cứ nghĩ rằng việc này sẽ tốt hơn. Cuối cùng chúng ta đâm ra nóng nảy.

Khi nói chuyện, chúng ta chỉ thảo luận về những điều đáng chán, như thực phẩm, thời trang, danh tiếng của người khác - và điều này chính là sự tai hạisinh tử đã đem đến cho ta.

Tôi đã kể cho bạn nghe nỗi khổ của cõi người. Không không biết được như vậy, thì bạn dễ cho rằng chỉ vì chỗ bạn ở, những người bạn quen đã gây khổ cho bạn, hoặc nỗi khổ sinh tử là một cái gì chiếm một không gian rộng lớn. Bởi thế bạn phải hiểu vấn đề sinh tử và biết rõ gốc rễ khổ đau như tôi đã giải thích. Khi bạn chưa quay lưng với sinh tử, thì bạn vẫn còn kinh quá vô lượng khổ đau, dù bất cứ gì xảy đến.

b-2.2. Nghĩ về nỗi khổ loài tu la

Bạn có thể nghĩ: “Nhưng nếu tôi sinh làm loài tu la thì có sung sướng không?” Ngay cả trong tái sinh ấy, bạn cũng chỉ có đau khổ. Bức thư Long Thụ nói:

Loài tu la bản chất là rất khổ

Vì chúng ganh tị với sự vinh quang của chư thiên.

Chúng phân biệt, nhưng không thấy được chân lý.

luân hồi làm cho mờ mịt.

Loài tu la cư trú trên phần núi Tu di nằm dưới biển. Chúng có 4 đô thị: đô thị Sáng chói, đô thị Nguyệt - tràng, đô thị Chỗ Cao quý, đô thị Bất động. Bốn tầng đô thị này cách nhau cũng như khoảng cách bốn tầng của chư thiên ở trên phần trên núi Tu di.

Thông thường loài tu la không thể cạnh tranh vói chư thiên trừ một vài điểm ngang nhau. Và chư thiên thường ăn trộm những tu la nữ sinh đẹp. Chư thiên thường có của cải nhiều hơn, chẳng hạn như cam lồ bất tử, và bởi thế tu la mãi mãi bị dày vò bởi ngọn lửa ganh ghét. Nếu chúng ta thường bất hạnh khi ganh tị với những kẻ thù chỉ dồi dào hơn ta một ít, thì hãy tưởng tượng sự dồi dào to lớn của chư thiên khó chịu thế nào đới với tu la. Khi những tu la không chịu đựng nổi sự ghen tức, chúng gây chiến. Con voi lớn của chư thiên dùng vòi tung những tảng đá vào tu la. Tu la ném khí giới vào chư thiên, những chư thiên chỉ chết khi cổ bị thương; còn tu la có thể chết khi bị khí giới đánh trúng bất cứ chỗ nào trên thân thể, bởi vậy chúng luôn luôn bại trận, không bao giờ thắng được chư thiên. Ở cõi người, chúng ta thường kinh hãi khi thấy hai đạo quân đánh nhau không cân sức, vậy mà loài tu la phải đánh một trận chiến như thế chống lại chư thiên. Điều ấy có làm chúng sợ hãi không? Chúng vô cùng kinh hãi. Những đạo quân của tu la phải chiến đấu liên tục như thế cho tới chết, nên chúng rất đau khổ. Những tu la nữ ở nhà cũng bị nỗi khổ dày xéo, vì chúng có thể chứng kiến mọi sự trên mặt hồ Sudarshana - sự thất bại của đạo quân tu la, cái chết của chồng họ v.v…

Mặc dù loại tu la cũng có trí tuệ nhưng khi tái sinh chúng bị nghiệp che lấp nên không thấy được chân lý.

b-2.3. Nghĩ về nỗi khổ chư thiên.

Bạn có thể hỏi: Chư thiênsung sướng không? Không, chư thiên cõi dục cũng kinh quá nỗi khổ: khổ vì phải sa đọa khi rời khỏi tái sinh ấy, khổ vì bị đe dọa, khổ vì bị què quặt, khổ vì bị đọa đày. Nỗi khổ bị đọa là như sau:

Bức thư của Long Thụ nói:

Màu da thân thể họ trở nên xấu xí,

Những chiếc ngai không làm họ vui lòng,

Hoa trênđầu họ úa tàn,

Y phục họ thấm vết bẩn

Và lần đầu tiên họ toát mồ hôi.

Đấy là năm suy tướng báo hiệu cái chết;

Chứng tỏ rằng họ sẽ rời khỏi tái sinh thù thắng này.

Khi điều này xảy đến cho chư thiênthiên giới.

Họ công bố rằng.

Khi điều này xảy đến cho chư thiênthiên giới

Họ công bố rằng ngay những người ngoài trái đất cũng sẽ chết

Họ như những điềm báo sự chết chóc.

Nói cách khác, có năm dấu hiệu báo cái chết từ xa và năm dấu hiệu báo cái chết tiến lại gần, và khi mười dấu hiệu ấy xuất hiện thì chư thiên đau khổ. Vẻ sáng chói trên thân họ phai tàn; ho không chịu ngồi trên ngai; hoa họ mang bị héo úa; y phục bắt đầu thấm dơ; họ ra mồ hôi, thân thể họ ít sánh sáng, nước dính vào thân họ khi họ tắm rửa; đồ trang sức họ đeo phát ra những âm thanh khó chịu; mặt họ chớp nháy; và họ cứ ở lì một chỗ. Khi mười dấu hiệu này xuất hiện, họ đi đến một nơi khuất nẻo để than khóc, quằn quại như cá cạn nước. Chư thiên trải qua những đau khổ này trong bảy ngày ở cõi trời. Trong cõi Tứ thiên vương chẳng hạn, nỗi khổ này kéo dài một thời gian bằng ba trăm năm mươi năm ở cõi người.

Chư thiên trải qua ba giai đoạn: tái sinh về trước đã khiến họ sinh vào cõi trời, tình trạng hiện tại là làm trời, và nơi họ đi đến sau khi chếtcõi trời. Họ biết cả ba điều ấy, nên họ biết rõ kế tiếp mình sẽ tái sinh ở đâu. Chư thiên không sử dụng phần thời gian đầu của tái sinh cõi trời để tạo dù chỉ một loại phước hành nào, như là tự xét nỗi khổ của mình và phát sinh từ bỏ, hay xét những khổ của người khác để phát sinh xót thương. Do vậy những công đức họ tích lũy từ trước cạn dần. Chẳng hạn bạn mang một khăn quàng giá trị mười đồng trong khi những tu sĩ khác mang khăn quàng chỉ giá trị một đồng, thế là bạn đã tiêu phí gấp mười kẻ khác. Cũng tương tự như thế, phúc lạccõi trời cường liệt đến nỗi nó tiêu mòn một số lớn công đức. Vì vậychư thiên thường tái sinh xuống những cõi thấp. Đó là lý do tại sao thời gian hiện tại là tốt nhất cho ta tích lũy công đức, chứ không pahỉ cho ta phung phí quả báo của công đức. Chư thiên biết họ sẽ đọa nên rất đau khổ. Họ thấy rõ mình sẽ mất hết những huy hoàng - cung điện, thân thể, sở hữu, bạn bè, vân vân - và sẽ bị tái sinh trong những cõi thấp kém. Nỗi khổ tâm của họ gập mười sáu lần nỗi khổ địa ngục. Chúng ta cũng đau khổ lo sợ như thế khi chết, mặc dù ta không chắc tái sinh kế tiếp của mình xấu hay tốt. Nhưng chư thiênthiên nữ khác không thể nào chịu nổi khi nhìn những hiện tướng của cái chết; họ tránh né chúng như né một thây chết, và để mặc những vị trời sắp chết trong cô độc. Những vị này bảo bằng hữu: “Tôi chỉ còn sống một thời gian ngắn rồi sẽ đi đến tái sinh mới, một cõi đau khổ; bởi thế bây giờ tôi muốn gặp gỡ các bạn.” Họ nói những lời van nài đứt ruột như thế, nhưng những vị trời khác không thể nào chịu nổi ngay cả chuyện nhìn thẳng vào mắt họ.

Bạn bè cố cựu đã từng thân thiết với họ, bây giờ đặt những cái hoa ở đầu một cây sào và đứng từ xa mà đặt hoa lên đầu họ và bảo: “Sau khi bạn chết từ cung trời này, bạn sẽ tái sinh vào cõi người; mong bạn tích lũy công đức để lại lên đây.” Họ chỉ làm được đến thế là cùng, nhưng điều ấy cũng chỉ tăng thêm nỗi khổ của những vị trời đang chết và đau khổ lo lắng nhiều hơn.

Những vị trời ít công đức trông thấy sự vinh quang dư dật của những vị nhiều công đức, làm cho họ càng khiếp sợ và đau khổ lo lắng nhiều hơn.

Khi chư thiêntu la đánh nhau, họ kinh quá nỗi khổ bị mất chân tay, bị què quặt, và bị tử trận. Những vị trời ít thế lực đau khổ vì những vị trời nhiều thế lực hơn đẩy họ ra khỏi trú xứ.

Ở cõi Sắc và Vô sắc, chư thiên không bày dấu hiệu chết, nhưng vẫn bị bức bách của các pháp hữu vi: họ vẫn còn vọng tưởngchướng ngại, và họ khổ vì sẽ bị tái sinh vào cõi xấu hơn: họ không có năng lực để lưu lại trong cõi này, không có năng lực để kiểm soát cái chết hay để biết mình sẽ đi đâu sau khi chết. Thế Thân (Vasubandhu) nói:

Những chư thiên cõi Sắc và Vô sắc

Tạm thoát “khổ khổ” trong một thời gian,

Nhưng những vị chúa tể của định nhất tâm này

An trú bất động trong nhiều thời kiếp

Bởi thế là điều chắc chắn là họ không được giải thoát,

Và về sau sẽ đọa khỏi cõi ấy.

Nói cách khác, khi bạn sinh làm một vị cõi trời Vô sắc chẳng hạn, bạn biết đã được tái sinh. Rồi bạn nhập định trong nhiều kiếp, và cuối cùng chét rơi xuống cõi thấp. Bạn đau khổ vì nỗi bất lực không duy trì được tình trạng của mình. Những tái sinh làm chư thiên đã tiêu xài hết công đức, và khi không còn công đức nào nữa thì những vị trời phải từ giã đời sống ấy mà tái sinh vào một cõi thấp hơn. Nhưng vì tính tương tục của trí tuệ nơi họ đã bị gián đoạn, những vị trời này còn ngu ngốc và thiếu trí tuệ hơn những chúng sinh khác.

Nhiều người lầm lẫn trạng thái thiền định chứng là giải thoát, và tưởng rằng khi đạt đến những trạng thái ấy là họ đạt giải thoát. Về sau, khi họ thấy mình sắp tái sinh, họ lại phủ nhận rằng “không có giải thoát” và bởi thế họ tái sinh vào địa ngục Vô gián. Bởi thế tái sinh vào các cõi cao những không khác gì ở trong nồi đồng của địa ngục - bạn chỉ có lạc đường một lúc. Quả thực, chẳng thà làm một bà già niệm Phật còn hơn!

Đức Dalai Lama thứ bảy nói:

Cái gọi là “ba cõi luân hồi”

Là một nhà sắt nóng chảy:

Đi khắp cả mười phương hướng

Bạn vẫn bị đốt cháy.

Tim bạn đau nhói

Nhưng thế đấy là cảnh ngộ của bạn

Khi lang thang trong nơi xấu ác này

Thì hoàn cảnh bạn là rất đáng buồn.

Nói cách khác, dù bạn tái sinh vào đâu trong cõi sinh tử, từ địa ngục A tỳ lên tận cõi trời Hữu đảnh, cũng đều như thẻ là ở trong mọt cái nhà bằng sắt nóng chảy có sáu tầng (lục đạo luân hồi - DG) - nghĩa là bạn tuyệt đối vẫn chưa thoát khổ. Có lần, vào một thời đói kém, trẻ con đòi bột lúa mạch nhưng người ta cho chúng nhiều của cải. Chúng nhất định không động tới và bảo “Ôi, đấy chỉ là của cải!”. Cũng thế, dù bạn tái sinh ở đâu, bản chất vẫn là khổ, chỉ có khác nhau ở vài phương diện, và mọi người đều có sung sướngbất hạnh ngang nhau.

Tóm lại bạn luôn luôn bị dằn vặt bởi ba loại khổ, bởi thế ba loại khổ này này được gọi là chiều dài và chiều rộng của đau khổ.

Trong cõi luân hồi chúng ta khởi lên những ý nghĩ: “Tôi sung sướng”. Nhưng những ý tưởng này tự bản chất cũng là khổ. Những ý nghĩ cho rằng “Tôi dửng dưng” cũng là đau khổ tự bản chất. Khi chúng ta dội nước lạnh lên một vết thương, chúng ta tạm thời cảm thấy sung sướng của chúng ta cúoi cùng cũng chuyển thành đau khổ, đó là nỗi khổ của sự biến đổi. Không những các lạc thọ bị ô nhiễm này mà tất cả những tâm và tâm sở tương ưng với chúng và bất cứ đối tượng ô nhiễm nào đưa đến những lạc thọ ấy - tất cả đều thuộc về nỗi khổ của sự biến dịch.

Khi bạn mới bị bỏng lửa, bạn không thực sự bị hơi nóng hành hạ, mặc dù bản chất của vết bỏng là hơi nóng. Điều này chỉ tạm thời trong khi chưa có cảm giác gì nóng hay lạnh tiếp xúc với vết thương. Cũng vậy, những cảm thọ xả cùng với những tâm sở và đối tượng của nó, được liên kết với những hạt giống của khổ đau và vọng tưởng vị lai; chúng cũng liên kết với những bất thiện tâm sở luôn luôn có mặt. Bởi thế cảm thọ “xả” là sự khổ lan khắp các pháp hữu vi.

Khi da bạn bị bỏng mà còn bị chạm vào nước sối thì bạn cảm thấy một nỗi khổ rõ rệt, và đây là nỗi đau đớn tệ nhất. Cảm thọ “khổ” cũng như thế. Cảm giác đau khổ hoành hành thân và tâm - tâm vương tâm sở và đối tượng cảm thọ - là khổ khổ. Khi ta có cảm giác “tôi khổ” thì gọi đó là khổ khổ.

Khái niệm của bạn về hạnh phúc chính nó cũng là nỗi khổ của sự biến dịch. Một dấu hiệu rằng đấy không phải là hạnh phúc mà chỉ là quan niệm của bạn về hạnh phúc, do bởi sự kiện nỗi khổ của bạn sẽ tăng sau một thời gian. Nỗi khổ của bạn lúc đầu chỉ là một giọt ở dưới ngưỡng cửa; về sau nó sẽ lên quá ngưỡng cửa, và thời gian xen vào giữa là khái niệm của bạn về hạnh phúc.

Giả sử chúng ta đang ngồi bóng im, sau một lúc ta sẽ cảm thấy lạnh, bởi thế ta dời ra dưới ánh nắng. Chúng ta dường như cảm thấy hạnh phúc trong một lát, nhưng đấy không phải là hạnh phúc. Khi chúng ta khổ sở, thì bất cứ gì chúng ta làm chỉ tăng thêm nỗi khổ của ta; cũng thế nếu sự đi ra ngoài nắnghạnh phúc thì đáng lẽ ta sẽ không bao giờ cảm thấy khổ sở dù có ngồi bao lâu dưới nắng. Nhưng sự thật không phải vậy: chúng ta lại khổ sở, và chỉ một lát sau ta phải đi trở lại vào bóng im. Nỗi khổ của chúng ta đã vượt lên trên lằn mức của nó mặc dù điều này trong thực tế là không rõ rệt.

Điều tương tự cũng xảy đến khi bạn đi bộ: khi mệt bạn ngồi xuống và dường như cảm thấy sung sướng trong một lúc, những nỗi khổ phải đứng lâu chỉ có giảm xuống dưới mức chịu đựng, nỗi khổ của sự ngồi chưa xuất hiện rõ rệt mặc dù nó sẽ vượt lên trên lằn mức khi bạn ngồi đã chán. Rồi bạn nghĩ rằng, tôi muốn đi dạo. Khi bạn đứng lên, nỗi khổ của sự ngồi lại tụt xuống dưới lằn mức, còn nỗi khổ của sự đứng thì chưa lên đến lằn mức báo động v.v… Aryadeva nói:

Bạn có thể thấy rằng dù hạnh phúc tăng lên bao nhiêu

Nó cũng sẽ chấm dứt

Cũng vậy đau khổ cũng tăng thêm

Những không có cùng tận.

Các uẩn bị ô nhiễm là một trường hợp của nỗi khổ lan khắp các pháp hữu vi: sự sinh ra các uẩn này khiến người ta trở thành một dụng cụ để chứa khổ. Bạn kinh quá những nỗi khổ nóng lạnh của địa ngục bởi vì bạn đã nhận các uẩn của một chúng sinhđịa ngục; bạn kinh quá những nỗi khổ của một ngạ quỷ đói khát bởi vì bạn đã nhận các uẩn của một quỷ đói; khi bạn tạo cho mình thân thể của một con lừa chẳng hạn, thì bạn mang trên lưng một gánh nặng, bị quất bằng roi da, v.v… vì bạn đã tạo cho mình khí cụ để kinh quá những nỗi khổ này.

Nói tóm lại, ngay cả nỗi khổ không thể chịu đựng khi bị gai đâm xảy ra cũng vì bạn bị nhiễm một bộ sậu các uẩn. Cũng như một người mang một gánh nặng trên lưng trần và không bao giờ hết khổ khi đặt gánh nặng xuống, bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi bất cứ loại khổ nào cho đến khi bạn thoát khỏi gánh nặng của các uẩn bị ô nhiễm.

Kyabje Pabongka Rinpoche kể chuyện Mục Kiền Liên đưa Shrìjàta đến bờ biển và chỉ cho ông xem những bộ xương, những thây người v.v… từ những đời quá khứ của mọi người, làm cho Shrìjàta bị kích động đến nỗi phát tâm từ bỏ.

Sỡ dĩ gọi là “các uẩn bị nhiễm ô” vì ba lý do:

Lửa phát xuất từ dăm bào thì gọi là “lửa dăm bào” các uẩn xuất phát từ vọng tưởng quá khứ - nghĩa là nguyên nhân chính gây ô nhiễm - nên hậu quả được đặt tên theo nguyên nhân.

Một người lệ thuộc vào vua là “người của vua.” Vọng tưởng - nguyên nhân gây ô nhiễm - là một hậu quả được đặt tên theo nguyên nhân.

Một người lệ thuộc vào vua gọi là “người của vua.” Vọng tưởng - nguyên nhân gây ô nhiễm - là một hậu quả của các uẩn bị ô nhiễm; vật được chống đỡ mang tên của cái chống đỡ.

Một cây sản xuất ra thuốc hay một loại hoa được gọi là “cây thuốc” hay “cây hoa”. Bạn sẽ bị si mê nên bị ảnh hưởng bởi các uẩn này - vì vậy tên của hậu quả được gán cho nguyên nhân.

Những uẩn này là nỗi khổ lan khắp tất cả pháp hữu vi, vì những ác pháp khổ và mê lầm luôn luôn đi liền với chúng. Bao lâu người ta còn có những uẩn này thì mỗi lần người ta không có cảm giác đau khổ người ta đều sẽ phải phát sinh nhiều đau khổ sau đó bằng những cách khác nhau. Bởi thế nỗi khổ của các pháp hữu vi (hành khổ - DG) lan khắp tất cả khổ, và là căn bản của hai loại khổ kia (khổ khổhoại khổ). Các uẩn tạo ra dụng cụ chứa khổ trong tái sinh này bởi vì chúng tạo ra dụng cụ chứa khổ trong tái sinh tương lai đưa đến đau khổ. Trong tất cả loại khổ, khổ về các uẩn là tệ nhất; sinh tử là một tình trạng vô phương cứu chữa ở trong đó người ta phải chịu gánh nặng các uẩn bị ô nhiễm do nghiệp và vọng tưởng. Điều này có nghĩa rằng ta phải tái sinh từ cõi trời Hữu Đảnh xuống cho đến địa ngục Vô Gián, và luân chuyển giữa hai cõi này trở đi trở lại nhiều lần. Cho nên thật đúng để nói rằng chính các uẩn bị ô nhiễmsinh tử. Muốn chán ngấy sinh tử thì ta phải chán ngấy ô nhiễm. Khi người ta chưa chán ngấy cái khổ thấm khắp các pháp hữu vi thì ta chưa chán ngấy cái khổ thấm tháp các pháp hữu vi thì ta chưa thật tình chán ngấy sinh tử.

(Kyabje Pabongka còn thảo luận về tất cả điều này một cách chi tiết.)

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant