Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Vòng Tròn Viên Mãn

Friday, October 8, 201000:00(View: 4506)
Vòng Tròn Viên Mãn

VÒNG TRÒN VIÊN MÃN

Bao giờ không gian còn tồn tại,
Và bao giờ chúng sinh còn hiện hữu,
Cầu mong tôi cũng tồn tại
Để tiệt trừ nỗi khổ của thế gian.
Shantideva

Vào ngày 28 tháng Mười Hai năm 1995, một số đông khác thường những Lạt Ma, tu sĩPhật tử từ những miền trên thế giới đã tụ hội ở Maratika thuộc miền Đông xứ Nepal, một thánh địa của Guru Padmasambhava. Trulshik Rinpoche, một bậc hiền minh bảy mươi hai tuổi đứng đầu một đoàn diễu hành đầy màu sắc gồm những tu sĩ và người sùng mộ, mỗi người cầm một cây nhang chày đỏ, đang đứng đợi và hướng mắt lên trời. Tiếng gầm lớn dần của một chiếc trực thăng Nga Sô lớn phá vỡ sự yên lặng tinh khôi của những rặng núi. Trong số hai mươi hai hành khách là Hoá Thân trẻ tuổi mới được công nhận của Khyentse Rinpoche.

Khi em bé hai tuổi rưỡi xuất hiện trong vòng tay của mẹ, Trulshik Rinpoche đã dâng cho cậu một chiếc khăn lễ dài màu trắng. Như thể hoàn toàn thông thạo lối chào mừng truyền thống này, cậu bé chăm chú đặt nó quanh cổ Trulshik Rinpoche.

Đây không phải là một cuộc hội họp thông thường. Trulshik Rinpoche là vị Lạt Ma, từ tu viện cô tịch xa xôi gần Núi Everest, đã công nhận cậu bé là Hoá Thân của vị Thầy yêu quý của ngài, Dilgo Khyentse Rinpoche.

Sau khi Khyentse Rinpoche viên tịch vào năm 1991, những đệ tử thân thiết của ngài đã tự nhiên hướng về Trulshik Rinpioche, đệ tử lâu năm và thành tựu nhất của ngài, để tìm kiếm Hoá Thân của Khyentse Rinpoche.

Từ lúc đó, Trulshik Rinpoche đã có những giấc mơ và thị kiến biểu thị một cách rõ ràng nhân dạng của vị Hoá Thân. Đặc biệt là có một thị kiến bao gồm một bài kệ bốn dòng tiết lộ năm sinh của em bé, tên cha mẹ, và nơi có thể tìm thấy em bé. Tuy nhiên, ngài đã giữ bí mật những chi tiết này cho tới tháng Tư năm 1995, khi ngài gởi một lá thư cho cháu ngọai của Khyentse Rinpoche là Shechen Rabjam Rinpoche. Khi được giải mã, bài kệ đã tiết lộ rằng người cha tên là Choling Rinpoche Mingyur Dewai Dorje (chính là con trai của Tulku Urgyen Rinpoche, một trong những bằng hữu tâm linh thân thiết nhất của Khyentse Rinpoche), và mẹ là Dechen Paldron. Con trai của họ, sinh vào sinh nhật của Guru Padmasambhava, ngày mồng mười tháng năm Năm Dậu (30 tháng Sáu, 1993), như bài kệ đã nói, là Hoá Thân không thể nhầm lẫn của Paljor” (một trong những danh hiệu của Khyentse Rinpoche). Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xác nhận đứa trẻ này là Hoá Thân của Khyentse Rinpoche.

Vào ngày 29 tháng Mười Hai, một buổi lễ đơn giảncảm động được tổ chức trong hang động Maratika. Đối với những người tụ hội ở đó, một số đã đi bộ nhiều ngày từ Kathmandu hay Bhutan, mặt trời đã ló rạng từ trong trái tim họ vào thế giới nói chung. Như thế lời cầu nguyện mà Đức Đạt Lai Lạt Ma viết chỉ một ngày sau khi Khyentse Rinpoche lìa bỏ thế giới này đã được đáp ứng:

Chúng sinh càng cần được cứu giúp,
Thì chân tánh của ngài càng thêm thương yêu họ.
Vì thế, để làm thuần thụcgiải thoát mọi chúng sinh trong thời đại tối ám này,
Xin nhanh chóng hiển lộ dung nhan như vầng trăng của Hoá Thân ngài!

Vòng tròn viên mãn đã được vẽ ra.

[1] Từ lama có nghĩa là một vị Thầy tâm linh. Những Lạt Ma quan trọng, thường là những vị Hóa Thân, được ban cho danh hiệu Rinpoche, có nghĩa là “bậc tôn quý.” Nhiều Lạt Ma, mặc dù không phải tất cả, là những tu sĩ (có nghĩa là đã thọ giới nguyện độc thântuân theo những giới luật khác). Ngược lại, có nhiều tu sĩ không nhất thiết được coi là Lạt Ma, mặc dù cách sử dụng của từ ngữ thường được mở rộng trong ngôn ngữ thường ngày là một hình thức xưng hô lễ độ đối với bất kỳ tu sĩ thâm niên nào.

[2] Mỗi vị Phật được kết hợp với một mẫu tự hay chữ Phạn đặc biệt là một hình thức cô đọng của thần chú được nối kết với vị Phật này. Khi quán tưởng một vị Phật, ta bắt đầu bằng cách quán tưởng một chữ như thế, sau đó nó tan thành ánh sáng và tự chuyển hóa thành vị Phật – do đó có thuật ngữ “chủng tự.”

 [3] Trong truyền thống Tây Tạng, nếu ta sắp nghiên cứu hay thực hành một bản văn thì trước tiên ta nên lắng nghe một Lạt Ma đọc to bản văn này. Bản thân vị Lạt Ma đã được nghe nó từ vị Thầy của ngài. Thông thường thì những nghi lễ khai tâm được gọi là “các lễ quán đảnh” cũng phải được ban cho, cũng như sự giảng dạy khẩu truyền bản văn.

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant