- Mục Lục Tập Iii Trưởng Lão Tăng Kệ
- Chương I Một Kệ
- Chương Ii - Hai Kệ
- Chương Iii Phẩm Ba Kệ
- Chương Iv Phẩm Bốn Kệ
- Chương V Phẩm Năm Kệ
- Chương Vi Phẩm Sáu Kệ
- Chương Vii Phẩm Bảy Kệ
- Chương Viii Phẩm Tám Kệ
- Chương Ix Phẩm Chín Kệ
- Chương X Phẩm Mười Kệ
- Chương Xi Phẩm Mười Một Kệ
- Chương Xii Phẩm Mười Hai Kệ
- Chương Xiii-xiv-xv
- Chương Xvi Phẩm Hai Mươi Kệ
- Chương Xvii Phẩm Ba Mươi Kệ
- Chương Xviii Phẩm Bốn Mươi Kệ
- Chương Xix Phẩm Năm Mươi Kệ
- Chương Xx Phẩm Sáu Mươi Kệ
- Chương Xxi Phẩm Bảy Mươi Mốt Kệ (Đại Tập)
- Mục Lục Tập Iii Trưởng Lão Ni Kệ
- Phẩm I-ii-iii & Iv
- Phẩm V-vi-vii-viii & Ix
- Phẩm X-xi-xii & Xiii
- Phẩm Xiv-xv & Xvi
KINH TIỂU BỘ TẬP III
Khuddhaka Nikàya
Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999
TRƯỞNG LÃO TĂNG KỆ
Chương IX
Phẩm Chín Kệ
(CCXXXII) Bhùta (Thera. 54)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh tại ngoại thành Sàketa, con một hội viên giàu có trong Hội đồng thành phố, ngài là con út và người con độc nhất được sống sót, các người con khác bị một con Dạ-xoa thù nghịch ăn thịt. Ngài được canh gác cẩn mật, và con Dạ-xoa bận lên hầu Vessavana nên không về nữa. Khi đến tuổi đặt tên, ngài được đặt tên là Bhùta, vì do nguyện cầu được sanh ngài: 'Mong rằng các hàng phi nhân có lòng từ hộ trì cho đứa trẻ'. Nhờ công đức của mình, ngài lớn lên không bị tai nạn gì, được nuôi dưỡng trong ba lâu đài như Yasa. Khi bậc Đạo Sư đến Sàketa, ngài cùng với các cư sĩ khác đến tịnh xá nghe thuyết pháp. Sau khi xuất gia, ngài sống trong một hang động, trên bờ sông Ajakaranì. Tại đấy, ngài chứng quả A-la-hán. Sau đó ngài về thăm các bà con vì lòng từ mẫn và ở trong rừng Anjana. Khi các bà con yêu cầu ngài ở lại, vì lợi ích chung cho các bà con và cho ngài, ngài nói ngài ưa thích đời sống xuất gia và nói lên những bài kệ như sau, trước khi từ biệt các bà con:
518. Khi bậc trí thấy được,
Già chết là đau khổ,
Tại đấy, kẻ phàm phu,
Không thấy, chấp thủ khổ.
Sau khi liễu tri khổ,
Chánh niệm, tu thiền định,
Không tìm thấy lạc nào,
Ưu việt hơn lạc này.519. Khi đoạn tận được ái,
Ái đem khổ, độc hại,
Tạo hý luận trói buộc,
Đẩy mạnh đến đau khổ,
Sau khi đoạn tận ái,
Chánh niệm, tu thiền định,
Không tìm thấy lạc nào,
Ưu việt hơn lạc này.520. Khi với tuệ, thấy được,
Con đường lành vô thượng,
Gồm hai lần bốn phần,
Tịnh trừ mọi phiền não,
Sau khi thấy với tuệ;
Chánh niệm tu thiền định,
Không tìm thấy lạc nào,
Ưu việt hơn lạc này.521. Khi tu tập con đường,
Không sầu, không cấu uế,
Vô vi, an tịnh đạo,
Tịnh trừ mọi phiền não,
Chặt trói buộc kiết sử,
Chánh niệm, tu thiền định,
Không tìm thấy lạc nào,
Ưu việt hơn lạc này.522. Khi trên trời vang rền,
Tiếng trống mây giông tố,
Khắp con đường chim bay,
Dòng mưa dày đặc đổ,
Tỷ-kheo đi đến hang,
Tu tập, ngồi thiền định,
Không tìm thấy lạc nào,
Ư u việt hơn lạc này.523. Khi trên những bờ sông,
Những vòng hoa rừng núi,
Nở lên và chói sáng,
Với nhiều màu nhiều sắc,
Với tâm tư thoải mái,
Ngồi thiền trên bờ sông,
Không tìm thấy lạc nào,
Ưu việt hơn lạc này.524. Khi nửa đêm, rừng vắng,
Trời đổ trận mưa rào,
Loài có ngà có nanh,
Đang sống đang gầm thét,
Tỷ-kheo đến triền núi,
Ngồi yên lặng tọa thiền,
Không tìm thấy lạc nào,
Ưu việt hơn lạc này.525. Khi tầm tứ chế ngự
Giữa núi, trong hang động
Thoải mái tự ngồi thiền,
Không sợ không chướng ngại
Không tìm thấy lạc nào,
Ưu việt hơn lạc này.526. Khi ngồi được hỷ lạc,
Không uế chướng, không sầu,
Không tù túng, thoát ái,
Không bị mũi tên đâm,
Mọi lậu hoặc chấm dứt,
Vị ấy ngồi tọa thiền,
Không tìm thấy lạc nào,
Ưu việt hơn lạc này.