Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phần Hai ( A ) Giáo Pháp Uyên Thâm Của Giải Thoát Tự Nhiên Qua Sự Thiền Định Hiền Minh Và Phẫn Nộ: Giai Đoạn Hoàn Thiện Các Hướng Dẫn Về Sáu Bardo

26 Tháng Mười 201000:00(Xem: 3864)
Phần Hai ( A ) Giáo Pháp Uyên Thâm Của Giải Thoát Tự Nhiên Qua Sự Thiền Định Hiền Minh Và Phẫn Nộ: Giai Đoạn Hoàn Thiện Các Hướng Dẫn Về Sáu Bardo
PHẦN HAI ( A )

GIÁO PHÁP UYÊN THÂM CỦA 
GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN QUA SỰ THIỀN ĐỊNH HIỀN MINH VÀ PHẪN NỘ

GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN

CÁC HƯỚNG DẪN VỀ SÁU BARDO

3

Sự Giải Thoát Tự Nhiên của Nền Tảng:
Các Hướng Dẫn dựa trên Kinh Nghiệm về

Tiến Trình Chuyển Tiếp của Cuộc Sống

Kính lễ đến Bậc Bảo Hộ nguyên sơ, Đức Samantabhadra bất sinh,
Đến các Báo Thân Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ, các vị là sự diễn tả sáng tạo bất tận của Ngài,
Đến vô hạn lưu xuất của nhiều Hóa Thân xuất hiệngiải thoát khác nhau,

Đến những Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ của ba hiện thân.
Vì lợi ích của những chúng sanh tương lai của một thời đại suy đồi,
Ta, Padmasambhava, không bị nhiễm ô bởi một tử cung,
Đã kết hợp tất cả thiền định của Đấng Chiến Thắng 
Và đã thiết lập chúng như sáu loại bardo.
Tất cả chúng đều tùy thuộc vào thực hành nền tảng,22
Thế nên Ta hiển lộ sự giải thoát tự nhiên qua thiền định này
Các hướng dẫn dựa trên kinh nghiệm của những giáo lý cốt tủy về các bardo.
Này, con người của tương lai, hãy thực hành trong cách này!
Samaya.

Khi tác giả, Đức Padmasambhava nói Ngài “không bị nhiễm ô bởi một tử cung” có nghĩa Ngài không bị nhiễm ô bởi việc sinh ra từ một tử cung, vì Ngài đã sinh ra từ một hoa sen nở rộ. Khi Ngài nói, “Này, những người của tương lai,” Ngài nhắc đến tất cả chúng ta, những chúng sanh đang lang thang trong sinh tử và vẫn chưa giải thoát.

Giữa tất cả hiện tượng của luân hồiniết bàn, không có gì mà không bao gồm trong sáu bardo, hoặc các tiến trình chuyển tiếp. Cách áp dụng chúng vào thực hành được dạy bằng ba chủ đề chính: (1) hai loại thực hành chuẩn bị làm phát sinh trạng thái thiền định ở những người chưa xuất hiện trạng thái này, (2) những hướng dẫn về chánh hành pháp cho những người đã phát sinh trạng thái thiền định này, và (3) và giai đoạn tiếp theo để nâng cao.

Giai đoạn kết thúc; tiếp theo sau này, có mục đích xua tan che ám, để đem lại ân phước, và để nâng cao thực hành.

Trong các thực hành tiên khởi, có những hướng dẫn để rèn luyện dòng tâm thức bạn: gồm bốn phần; các hướng dẫn về quy ytâm linh tỉnh thức; những hướng dẫn về một trăm âm để tịnh hóa tội lỗi; những hướng dẫn về guru yoga; để cho phép bạn nhận được ân phước; và các hướng dẫn về thực hành Pháp của mandala, làm viên mãn hai tích lũy.

“Một trăm âm tẩy tịnh tội lỗi” ám chỉ mantra một trăm chữ của Đức Phật Vajrasattva. Những hướng dẫn về guru yoga là để nâng cấp sự ban phước cho những người đã hoàn toàn tiếp nhận và đem sự ban phước cho những người chưa được nhận. Liên quan đến thực hành mandala, “hai tích lũy” ám chỉ sự tích lũy công đứctrí tuệ.

Các hướng dẫn để điều phục dòng tâm thức bạn có ba phần: suy niệm về sự khó có được thân người với nhàn rỗithuận lợi, suy niệm về những đau khổ của sinh tử, và thiền định về cái chết và vô thường. Thực hành tiên khởi bảy bậc này là để áp dụng vào thực hành. Trong cách đó, bạn thiền định và thiết lập trên các thực hành tiên khởi cho đến khi phát sinh kinh nghiệm.

Trong các thực hành tiên khởi, phần thứ hai gắn liền với việc hàng phục dòng tâm thức bạn. Các thực hành bảy bậc này gồm phần đầu tiên có bốn bậc và phần thứ hai có ba bậc. Chúng ta nên thực hành “cho đến khi kinh nghiệm xuất hiện”. Ví dụ, bạn nên tiếp tục thiền định về những đau khổ của luân hồi cho đến khi tâm bạn chuyển khỏi sinh tử. Tương tự, hãy tiếp tục thiền định về cái chết và vô thường cho đến khi bạn chắc chắn đạt được về các thực tại này. Nói khác đi, hãy thực hành cho đến khi bạn đạt được kết quả.

Nhiều người trong các bạn có thể cảm thấy rất quen thuộc với Bốn Tư Tưởng Làm Chuyển Tâm. Ngoài ra, một số trong các bạn đã thực hiện tụng niệm một trăm ngàn lần thực hành này sang thực hành khác. Một số trong các bạn có thể đã hoàn tất thực hành tiên khởi thậm chí hai hoặc ba lần, và tâm vẫn chưa thực sự thay đổi. Sự chuyển hóa được thiết kế cho điều này chưa chiếm chỗ; hoặc trong một số trường hợp, sự chuyển hóa có chiếm chỗ nhưng sau đó tâm bạn lại quay lại với cách cũ. Bạn vẫn còn bị sinh tử ám ảnh, vẫn bị tham dục thế gian ám ảnh, v.v... Bám chấp và bám luyến lại tiếp tục. Nói riêng, có những hành giả của Pháp lâu năm lúc đầu có một số chuyển hóa tích cực qua thực hành của họ,; nhưng khi thời gian trôi qua họ bị thoái bộ khiến bây giờ họ chẳng tốt hơn lúc ban đầu.

Trong sự thực hành giai đoạn thực tế, có sáu phần: các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của lúc sống, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của nền tảng (các hướng dẫn thực tế giống như chim én bay vào tổ); các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của nhầm lẫn rối loạn (các hướng dẫn thiết thực giống như cầm một ngọn đèn trên cao trong một phòng tối); các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của thiền quán an định, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của tỉnh giác (các hướng dẫn thiết thực giống như đứa bé đi lạc tìm thấy mẹ của nó); các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của sự cận tử, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của việc nhớ lại sự chuyển di tâm thức (các hướng dẫn thiết thực giống như gửi đi mệnh lệnh của một vị vua đã được niêm ấn), các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của cái thấy (các hướng dẫn thiết thực giống như đứa bé bò vào lòng mẹ); và các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành (các hướng dẫn thiết thực giống như nước trong ống được hoà với mạch).

Sự thực hành tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống giống như chim én bay vào tổ. Nếu bạn theo dõi cách một con chim én chuẩn bị tổ của nó, trước tiên nó khảo sát môi trường để chắc rằng gần đó có nước. Sau đó tìm một vị trí an toàn để xây tổ nhằm đem chim con lên. Khi tìm được nó sẽ xây tổ và đem chim con lên, vì chẳng còn lo lắng về bất cứ thứ gì nũa.

Các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp thứ hai liên quan đến tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của rối loạn nhầm lẫn. Các hướng dẫn này giống như cầm một ngọn đèn trên cao trong một phòng tối. Nếu đi vào một phòng tối tăm, hiển nhiên rất khó di chuyển vì bạn không thể thấy bất kỳ thứ gì; nhưng nếu một người bạn đồng hành giơ lên một ngọn đèn, bạn có thể thấy rõ ràng. Giống như sự loại suy này, với việc thực hành Pháp, điều rất quan trọng là dấn thân thực hànhhệ thống của lắng nghe, suy niệm, và thiền định. Nhờ làm như vậy, các che ám trong thực hành tâm linh của bạn được loại trừ, và bạn trau dồi những phẩm tính của sự tỉnh thức, nội quan (tự suy xét nội tâm) và sự tận tụy.

Thứ ba, những hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của thiền quán an định, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của tánh giác, gồm các hướng dẫn thiết thực giống như đứa bé đi lạc gặp được mẹ của nó. Sự loại suy ở đây là của đứa bé lạc mất mẹ. Không biết mẹ ở đâu, nó tìm quanh, trải qua buồn bã và khổ sở. Tuy nhiên, cuối cùng nó gặp được mẹ. Ngay khi người mẹ và đứa con đi lạc gặp nhau, việc đứa con ở bên mẹ là không còn nghi ngờ gì nữa và ngay cả người mẹ cũng vậy. Cả hai phía đều hoàn toàn nhận biết. Tương tự, điều quan trọng là chúng ta thực hành việc lắng nghe, suy niệm, và thiền định theo thủ tục hệ thống. Trong việc làm như thế, chúng ta trước hết phải đạt được sự nhận biết của hai loại không đồng nhất, cụ thể là sự không đồng nhất của cá nhân và sự không đồng nhất của hiện tượng. Nhờ dấn thân vào thực hành như vậy, chúng ta tiến đến việc nhận ra tự tánh mình, và điều này giống như việc loại suy của đứa bé đi lạc nhận ra mẹ của nó.

Sự loại suy này gắn liền với thực hành Atiyoga trong tổng thể. Nhiều người đọc điều này có thể chưa thọ nguyện quy y của đạo Phật, và điều đó cũng tốt. Bạn vẫn được chào đón để đọc giáo lý này. Nếu có khao khát đạt giác ngộ trong chính đời này, bạn được chào đón để đi vào thực hành này. Nếu bạn làm như vậy và thực hành theo hướng dẫn, tôi bảo đảm rằng điều này sẽ lợi ích cho bạn. Tôi đưa ra bảo đảm này, không chỉ dựa trên nền tảng kinh nghiệm của chính tôi hoặc một vài nhận biết mà tôi có, mà do dòng truyền và khởi nguyên của giáo lý này. Các giáo lý này bắt nguồn từ đức Phật Samantabhadra. Và được đức Padmasambhava soạn thảo. Giáo lý dựa trên nền tảng giác ngộ sâu xa của Phật Samantabhadra, Guru Rinpoche, và dòng truyền từ các Ngài đến hiện nay mà tôi nói hoàn toàn chắc rằng, nếu bạn áp dụng giáo lý này vào thực hành, nó sẽ dẫn đến kết quả trong sự giải thoát của chính bạn. Bạn có thể thực hành giáo lý này dù có thọ nguyện quy y hay không. Lý do tôi muốn đưa ra điều này cho tất cả các bạn, vì chúng ta đều là chủ thể cho cái chết. Tất cả chúng ta sẽ chết. Với những người trong chúng ta đã tụ hội để tiếp nhận giáo lý này, chúng ta sẽ đi về đâu khi rời khỏi đây? Chúng ta định đi đến đâu? Có phải chúng ta bắt đầu đến Nga? Có phải chúng ta bắt đầu chiến tranh? Chúng ta có một số chương trình nghị sự lớn? Rõ ràng là không. Chương trình nghị sự của chúng ta là năm độc có trong tâm thức chúng ta, và đó là kẻ thù thật sự. Thực hành này làm chúng ta có khả năng trở thành một chiến binh có thể chiến thắng phiền não của tâm thức của chính chúng ta. Do làm như vậy, chúng ta đạt giải thoát. Nếu muốn đạt giác ngộ, bạn được chào đón để thực hành giáo lý này.

Thứ tư là các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp lúc cận tử, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của việc nhớ lại sự chuyển di tâm thức. Những hướng dẫn thiết thực này giống như việc gửi đi mệnh lệnh được niêm ấn của nhà vua. Nếu một vị vua phái một sứ thần với mệnh lệnh được niêm ấn, thì vị sứ giả chịu trách nhiệm gửi mệnh lệnh này, và làm đúng như mệnh lệnh của nhà vua. Tương tự, khi mỗi người trong chúng ta ở tiến trình cận tử, thậm chí nếu chúng ta chưa đạt được nhận biết trong hai giai đoạn phát triểnhoàn thiện; và ngay cả nếu chúng ta chưa đạt được nhận biết của Đại Viên Mãn; nếu chúng tagiáo lý về sự chuyển di tâm thức này, cũng giống như nhận được mệnh lệnh của nhà vua. Đó là, giáo lý này đủ để mang chúng ta qua tiến trình cận tử trong một cách ích lợi và rất ý nghĩa. Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta nên tham gia trong sự quán chiếu trên Bốn Tư Tưởng Làm Chuyển Tâm và chuẩn bị tâm thức để có thể thực sự tận dụng trong thời điểm của tiến trình cận tử. Suy nghĩ về cái chết, chúng ta có thể tự hỏi, “Vậy, bạn cần thị thực không? Bạn có cần một thông hành đi qua biên giới không?” Câu trả lời là, “Không, bạn chuẩn bị đi ngay lập tức, có hay không có thị thực, bạn phải đi ngay.” Tuy nhiên, những gì chúng ta chưa chuẩn bị để làm ngay bây giờ là chết với sự giải thoát, và giáo lý này cống hiến cho chúng ta cơ hội đó.

Kế tiếp là hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của cái thấy. Hướng dẫn thiết thực này giống như đứa bé sà vào lòng mẹ. Phép loại suy này gắn liền với rèn luyện từng bước một trong sự nhận biết hai loại không đồng nhất, tiếp nhận hướng dẫn đến bản tánh của tỉnh giác của vị thầy tâm linhtham gia trong hai giai đoạn của Atiyoga – cụ thểXuyên Thấu đến thanh tịnh khởi nguyên và Nhảy-Vọt vào hiện diện tự nhiên. Do làm như vậy, một số người có thể đạt giải thoát trong tiến trình của cuộc sống này, trước khi hấp hối. Người khác có thể đạt giải thoát trong tiến trình cận tử; số khác có thể đạt giải thoát trong tiến trình sau cái chết; và số khác có thể đạt giải thoát vào thời điểm thụ thai. Bất kể người ta đạt được nhận thức, điều này cũng giống như đứa bé sà vào lòng mẹ. Như trong sự loại suy trước đó của đứa bé nhận ra mẹ nó, đây là một nhận thức hoàn toàn thoát khỏi nghi ngờ. Hoặc bạn nghĩ trườn vào lòng đức Phật Samantabhadra, hay bò vào lòng của tánh giác, thì đây là con đường để đi theo.

Hướng dẫn cuối liên quan đến tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành, bao gồm giải thoát tự nhiên của sự trở thành. Các hướng dẫn thiết thực này giống như việc vá lại chỗ bể trong một ống nước. Sự loại suy đó gắn liền với hoàn cảnh hiện tại đang lang thang trong luân hồi của chúng ta, không nhận ra được tự tánh mình. Hiện tại chúng ta bám chấp vào những gì không là “cái tôi” như là “tôi” và những gì không thực sự hiện hữu như thực sự hiện hữu. Do không chống nổi sự nhầm lẫn như vậy, chúng ta có vẻ như cắt rời ống mạch cung cấp sự nối kết giữa đức Phật Samantabhadra với chúng ta. Nhờ dấn thân trong thực hành này, chúng ta tự tái kết nối đến suối nguồn này. Nó giống như đặt một ống nước nối với suối dẫn đến cánh đồng mà bạn muốn tưới. Từ viễn cảnh của vô minh, nó trông giống như thể chúng ta cố gắng tái thiết lập một kết nối giữa đức Phật Samantabhadra với chúng ta. Tuy nhiên, về mặt thực tại, Phật Samantabhadra và chúng ta cùng một bản tánh. Do vậy, tiến trình ở đây là là một nhận biết của tự tánh tương tự như của Phật Samantabhadra. Điều này kết thúc nguyên tắc chung của sáu tiến trình chuyển tiếp.

Như đã nhắc đến trước đây, cái đầu tiên của của sáu tiến trình chuyển tiếp – cụ thể là tiến trình chuyển tiếp lúc sống, bao gồm sự giải thoát tự nhiên của nền tảng – chứa đựng các hướng dẫn thiết thực giống như chim én đi vào tổ nó. Giống như chim én quan sát chung quanh trước khi xây tổ, với những thực hành cao hơn, bao gồm các giai đoạn của phát triển hay hoàn thiện, Xuyên Thấu đến thanh tịnh bổn nguyên, và Nhảy-vọt vào hiện diện tự nhiên, thì sự chuẩn bị là yếu tố cần thiết. Về mặt thực hành thì điều đó có nghĩa gì? Chúng ta cần rèn luyện tốt chính mình trong Bốn Tư Tưởng Làm Chuyển TâmTứ Diệu Đế, bằng việc làm như vậy, khiến tâm chúng ta thoát khỏi luân hồi lôi cuốn. Điều này không có nghĩa rằng khi tiến bộ trong rèn luyện này bạn phải từ bỏ vợ hay chồng mình. Những gì bạn phải từ bỏba độc của tâm, và những gì bạn đang chuyển khỏi là luân hồi. Trong tiến trình, thực ra những việc bạn làm là có một người tình mới, đó là sự giải thoát. Điều này trở thành tình yêu thực sự của bạn.

AN ĐỊNH

Đặt Thân, Khẩu, và Ý trong Trạng Thái Tự Nhiên của Chúng

Với sự thực hành các hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống (các hướng dẫn thiết thực giống như chim bồ câu vào tổ của nó, là sự cắt hết những thêm vào bên ngoài và bên trong), đây là một sự thiết lập ý thức nền tảng, và cái đầu tiên của ba phần là sự đặt thân, khẩu, và ý trong trạng thái tự nhiên của nó.

Mục tiêu của thực hành này là chuẩn bị cho tiến trình cận tử của chúng ta khi cái chết sắp xảy đến, chúng ta đã chuẩn bị tốt cho nó, chúng ta vui vẻ tiếp nhận nó, và sẵn sàng đi đến một cõi Tịnh Độ. Đó là mục đích của giáo lý này. Để đi theo hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống, điểm trọng yếu đầu tiên là đặt thân trong trạng thái tự nhiên của nó.

Đặt thân trong trạng thái tự nhiên của nó. Nếu bạn không biết đặt thân bạn trong một tư thế tốt như thế nào, trạng thái thiền định chân thật sẽ không xuất hiện trong dòng tâm thức bạn, hoặc ngay cả có xuất hiện, nó sẽ có vấn đề; do vậy tư thế thật quan trọng. Khi thân thẳng thì kinh mạch thẳng, khi sinh lực tồn tại thẳng, tánh giác được đặt trong trạng thái tự nhiên của nó; và trạng thái thiền định xảy ra tự nhiên.

Trạng thái thiền định xuất hiện khi đặt tư thế trong cách đó, vì tâm phụ thuộc trên sinh lực trong thân và trên kinh mạch, v.v... Trên việc hiểu biết về tư thế đúng, với tư thế bảy điểm Vairocana, gồm ngồi kiết già, bạn có thể nghĩ, “Ồ, không chỉ là đau đớn, mà đơn giản là tôi không thể,” hoặc “thân tôi yếu kém không thể ngồi được tư thế đó. Vậy điều đó có nghĩa là tôi không có hy vọng thiền định?” câu trả lời là, “Không, không nên thất vọng”. Hãy tiến hành và thực hiện. Có niềm tin, hãy làm tốt nhất khi bạn có thể, và điều này có thể dẫn đến kết quả hoàn toàn tốt. Đừng bỏ cuộc vì bạn không thể ngồi trong tư thế đặc biệt đó.

Thế nên, để đặt thân trong trạng thái tự nhiên về mặt hoạt động thân thể, người mới xuất gia hay hành giả mới tu nên hoàn toàn từ bỏ mọi hoạt động thế gian, bên ngoài, như nghề nông. Bên trong, cũng ngưng thực hành tâm linh như đảnh lễđi nhiễu quanh. Một cách bí mật, hãy thiền định kiên cố và không dao động trong tư thế thích hợp, thân thể hoàn toàn không di chuyển. Đó là vì một khi thân được đặt trong trạng thái tự nhiên của nó, trạng thái thiền định phải xuất hiện.
Bên ngoài, hãy làm đơn giản hóa cuộc sống bạn. Bên trong, trạng thái thiền định xuất hiện tự nhiên như kết quả của việc ngồi trong tư thế đúng.

Adhisara23 [23]thực sự của thân được thấm nhuần bảy thuộc tính thân của Vairocana: hai chân đặt trong tư thế vajrasana (kiết già), tay kết định ấn, xương sống thẳng như một mũi tên, bụng ép vào xương sống, cổ hơi cúi, đầu lưỡi đặt trên vòm miệng, và không tập trung vào bất cứ thứ gì, hai mắt nhìn tâïp trung vào khoảng không giữa đầu mũi. Tư thế không lỗi của thân bạn theo đúng bảy thuộc tính này. Nếu bạn biết cách thiết lập adhisara tự nhiên, trạng thái thiền định sẽ xảy ra tự nhiên.

Đặt khẩu trong trạng thái tự nhiên của nó. Trong việc đặt khẩu trong trạng thái tự nhiên của nó, cũng có ba phần: hãy hoàn toàn từ bỏ mọi đối thoại và nói chuyện vô ích, rối loạn và trụ trong im lặng; bên trong, ngưng lại những hoạt động tâm linh và các chuyển động làm phân tán, trụ trong im lặng; bí mật, hãy ngưng hoạt động tụng niệm và mantra. Đặt ngữ của bạn trong im lặng tự nhiên, giống như đàn bị cắt dây.

Đặt ý trong trạng thái tự nhiên của nó. Trong việc đặt tâm trong trạng thái tự nhiên của nó, cũng có ba phần: trong khi giữ thân và khẩu như trước đó, hãy để tâm bạn tỉnh thức, không tham gia bất kỳ tư duy nào liên quan đến các hình tướng lừa dối trước hay sau của ba thời, hãy đặt tâm thăng bằng không tham dự vào bất cứ tư duy thiện nào như thiền quán Bổn Tôn; bí mật, hãy đặt tâm trong trạng thái tự nhiên của nó bằng cách đặt nó đúng như nó là, kiên định, trong sáng, và tỉnh thức trong không gian trước bạn, trong cách thức hiện hữu của tâm, không đem tâm tham gia vào bất cứ tư duy tinh thần nào của cái thấy và thiền định đòi hỏi sự chấp bám của tâm thức. Hãy thực hành điều này ba ngày.

Trong giai đoạn thực hành này, bạn đừng đem vào tâm bất cứ tư duy nào của cái thấy – cái thấy của Atiyoga hay cái thấy của tánh Không... Đó là, bây giờ bạn không suy niệm hai loại không đồng nhất hoặc tham gia vào sự khảo sát bản tánh lan man của tư tưởng xuất hiện, tồn tại và biến mất. Giờ đây đơn giản hãy để tâm ở trong trạng thái tự nhiên của nó không có bất cứ bám chấp tâm thức nào. Hãy thực hành hướng dẫn trên trong ba ngày.

Một số người trong các bạn có thể tự hỏi làm cách nào để “đặt tâm trong trạng thái tự nhiên của nó đúng như nó là, một cách kiên định, trong sáng, và tỉnh thức trong không gian phía trước, trong cách hiện hữu riêng của tâm.” Nó là tỉnh giác bình thường của hiện tại này, đó là bản tánh của tâm, là thật tánh của luân hồiniết bàn. Nó không phải là vật chất trong bản tánh, và không bị nhiễm ô bởi ba thời: quá khứ, hiện tại, và tương lai. Nó không phải là điều gì đó lợi ích hay làm hại bởi sự khái niệm hóa của ba thời. Trạng thái tự nhiên của tâm này là bản chất của tâm. Nó là trạng thái tự nhiên của riêng nó, không phải điều gì đó được tạo tác và không trở thành như nó là theo một số truyền thống đặc biệt. Ngoài ra đây là bản tánh vốn sẵn, tự nhiên của tâm. Đây là những gì lưu xuất khi tâm được để cho an trụ trong trạng thái tự nhiên không rối loạn của nó. Bản tính này là gì? Bản tánh vốn sẵn của tâm là một với sự hiện diện tự nhiên.

Người ta có thể nói rằng tâm không phải là điều gì đó hiện hữu như một sự vật. Nó không có hình tướng, cũng không có chất liệu vật chất. Bất cứ vị Phật nào cũng chưa từng thấy nó như một sự việc hiện hữu thật sự. Mặt khác, tâm cũng không phải không hiện hữu. Đúng như tâm không phù hợp với quan điểm quá khích của hiện hữu, cũng không phù hợp với quan điểm cực đoan của không hiện hữu, hay chủ thuyết hư vô. Tâm này là nền tảng của tất cả luân hồiniết bàn. Bản tánh nguyên sơ của nó là của Pháp Thân. Những phẩm tính của tâm là hai tướng hiện thân: Báo ThânHóa Thân. Về mặt con đường, có ba phẩm tính được trau dồi trong thiền định: cụ thểcực lạc, trong sáng, và phi khái niệm. Đây là những điểm đặc trưng nổi bật của con đường đến giác ngộ, và tương ứng từng cái một với ba hiện thân của đức Phật. Tuy nhiên, nếu xảy ra bám chấp vào ba phẩm tính này – cực lạc, trong sáng, và phi khái niệm – khi chúng xuất hiện, sau đó những phẩm tính tương tự sẽ chỉ dẫn đến một chu trình sinh tử bất tận. Trái lại, nếu hành giả không phản ứng với bám chấp vào những phẩm tính này, thì cực lạc, trong sáng, và phi khái niệm phát sinh lần lượt với ba hiện thân: Nirmanakaya, Sambhogakaya, và Dharmakaya.

Cái được gọi là tâm của chúng ta, đó là sự tỉnh giác liên tục, bận rộn, và nhớ lại mọi sự, hoạt động như căn bản của toàn bộ luân hồiniết bàn; nên nó được ban danh hiệu là nền tảng. Gốc rễ của mọi hạnh phúc và đau buồn là chính tâm bạn, nên điều quan trọng trước tiênthiết lập tâm. Tâm của người mới tu giống như một con ngựa hoang, nếu bạn săn đuổi nó một cách hung hăng, nó sẽ hoảng sợ và không thể bắt được nó. Do vậy, hãy dụ dỗ nó theo nhiều cách khác nhau và giữ nó nhẹ nhàng, sẽ bắt được nó và có thể đưa vào làm việc. Tương tự, nếu tâm hoang dã này bị kiểm soát một cách hùng hổ, thì niệm tưởng càng tuôn chảy nhiều hơn, các chướng ngại sẽ xuất hiện và sản sinh vô số vấn đề như sự mất quân bình của năng lượng sinh lực của trái tim. Bằng cách nhẹ nhàng đặt tâm trong trạng thái tự nhiên của nó, sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, sự an định đích thực sẽ xuất hiện trong dòng tâm thức bạn.

Tâm này được gọi là nền tảng là căn bản của hạnh phúcđau khổ. Chúng ta là những người mới tu trong thực hành này. Do vậy, tâm chúng ta như những con ngựa hoang. Ở đây, chúng ta phải chú ý cách tiếp cận quá hăng hái để điều phục tâm. Nếu bạn không có vị thầy tâm linh đã kinh nghiệm hoặc bạn không đi theo một thực hành tốt, thì có thể bạn tiếp cận cố làm tâm yên tĩnh một cách quá mãnh liệt. Nếu bạn làm điều đó với một con ngựa, nó sẽ lồng lên, hí vang, và bắt đầu nhảy chụm bốn vó. Tương tự, tâm phản ứng rất giống vậy khi bị kềm chế một cách quá hăng háiphản ứng với việc gia tăng khích động dựa trên khái niệm. Nếu khăng khăng trong cách tiếp cận hùng hổ này để hàng phục tâm, thay vì thành công, bạn sẽ chỉ tạo ra những vấn đề về thân và tinh thần cho chính bạn. Vì các lý do này nên một con đường tiệm tiến đã được dạy, trước tiên bắt đầu điều phục tâm bằng ý nghĩa của Bốn Tư Tưởng làm Chuyển Tâm và sau đó từng bước đi vào thực hành này. Như đức Padmasambhava trình bày ở đây, bằng việc sự dụng nhiều kỹ thuật đặt tâm khác nhau, an định chân thực sẽ phát sinh trong dòng tâm thức bạn.

Liên quan đến tâm này, chúng ta có thể hỏi, “Tâm này là gì? Nó là điều gì đó mà người khác có? Nó là điều gì đó đặc biệt chăng?” câu trả lời là “không”; tâm này là cái tất cả chúng ta đều có. Nếu nghĩ rằng tâm bạn hoàn toàn an bình, thì hãy kiểm tra lần nữa, nếu tâm bạn thường xuyên bị nô dịch hóa bởi bất kỳ ba độc bám luyến, sân hận, hay ảo tưởng, thì điều này chỉ rõ tâm không an bình. Tâm giống như dòng chảy của một con sông. Đôi khi nó xuất phát dưới sự thống trị của tức giận, bám luyến, kiêu mạn... Tâm được thảo luận ở đây chỉ là dòng chảy đang xảy ra của ý thức, mà đó là chủ thể cho những phiền não này.

Sự Thực Hành An Định Thực Tế

Những hướng dẫn về an định với các dấu hiệu. Trước tiên, hãy trau dồi động cơ của bạn bằng việc nghĩ, “Cầu mong tất cả chúng sanh khắp không gian đạt được tỉnh thức hoàn toàn. Để điều này có thể xảy ra, trong chính cuộc đời này, ngay tại lúc này, và trên chính đệm này, cầu mong con đạt được trạng thái vô song, quý báu này. Để thỏa mãn nhu cầu của chúng sanh, tuy họ có thể được rèn luyện, con sẽ trau dồi Giáo Pháp Đại Thừa. Trong việc kết hợp với guru yoga, hãy đặt thân, khẩu, và ý của bạn trong trạng thái tự nhiên. Nhận thức rằng tư thế thân với bảy thuộc tính của Vairocana phục vụ như căn bản cho mọi đệ tử thiền định. Trong khi duy trì chúng, hãy đặt trước bạn một vật nhỏ như một que hay một hòn sỏi nhỏ. Nhìn chăm chú liên tục vào nó không chớp mắt, và cùng lúc hãy đặt sự chú ý lên nó một cách liên tục, rõ ràng, và sống động, không bị sao lãng bởi bất cứ thứ gì khác. Đừng đẩy mạnh sự tích cực chú ý vào nó. Hãy đặt sự tỉnh thức sống động của bạn chỉ trên sự hỗ trợ thiền quán không dao động không bị sao lãng bởi bất cứ việc thông thường nào. Hãy an trụ trong sáng, nhẹ nhàng giải thoát vào một cảm giác an nhàn, và thư giãn một chút. Trong lúc đó, để tâm thanh thản một cách tự nhiên, không dao động, và kiên định trên thiền quán hỗ trợ đó, không đi vào sự phân tán của tư tưởng. Bản văn sự Chuyển Hóa Lòng Bi vào Con Đường trình bày, “Thiền định trong sự rõ rànghoan hỷ, cắt đứt tâm thức phân tán trong nhiều thời ngắn”. Đừng thọc ngọn giáo của sự chú ý của bạn vào đối tượng thiền quán. Ví dụ, bạn có thể tập trung chú ý vào thiền quán như thể bạn giương dây cung nhắm mũi tên vào mục tiêu. Đó không phải là cách tập trung tâm bạn ở đây vì chứa đựng quá nhiều cố gắng và mãnh liệt. Đúng hơn, chỉ thanh thản tâm bạn một cách nhẹ nhàng trên đối tượng đó. Ngài Dudjom Lingpa minh họa điểm này với chú giải, “Hãy đơn giản thanh thản việc nhìn chăm chú của bạn để không bị mất tỉnh giác của không gian bạn. Đánh mất sự tỉnh giác của không gian bạn khi mắt bạn bắt đầu nhìn quanh và nhìn vào sự vật khác. Hãy tập trung đủ để cái thấy của tánh giác không bị mất, và không nên mạnh mẽ hơn như vậy.

Do có những thời công phu ngắn, bạn chống lại được các vấn đề của sao lãng và khích động; và nhờ có nhiều thời thiền, trạng thái thiền quán không lỗi xuất hiện, vậy hãy rèn luyện theo cách đó.

Với những người mới bắt đầu như chúng ta, rất khó có được một thời công phu thiền quán dài với chất lượng cao; do vậy tốt hơn nên có nhiều thời ngắn mà chúng ta có thể thực hiện trong một ngày. Bằng viẹâc làm như vậy, bạn tránh được các vấn đề về sao lãng, đó là cảm giác tỉnh giác bị chìm đắm (hôn trầm) khi sự trong sáng bị mất. Đây là một vấn đề chủ yếu trong thiền định. Cái thứ hai là khích động (trạo cử) xảy ra khi mất hoàn toàn sự kiểm soát tâm bạn và đầy dẫy những dạng tư duy khác nhau liên quan đến quá khứ, hiện tại, và tương lai. Vào những lúc như vậy tâm giống như một cái vạc tư tưởng sôi sùng sục, và điều này chỉ gây ra mất ngủ. Để tránh hai vấn đề hôn trầmtrạo cử này, nên tu hành nhiều thời ngắn, và trong cách này Đức Padmasambhva nói, trạng thái thiền định không lỗi sẽ xuất hiện. Do vậy, đây chính là cách thiết thực để tránh chướng ngại.

Khi kết thúc thời công phu đừng xả thiền một cách đột ngột; mà đúng hơn là với một cảm giác chu đáo, hãy nhẹ nhàng hòa nhập nó với sự cư xử của bạn và chuyển điều này vào con đường. Hãy để mọi công đức của bạn giống như một người có một chấn động vì sợ bị va chạm, và tận tâm hướng dẫn đời bạn trong một kiểu thiền định. Làm điều đó trong ba ngày.

Một người có chấn động thì không chạy quanh, mà di chuyển một cách rất cẩn thận. Tương tự, khi bạn xả thiền hãy tránh làm một cách đột ngột. Hãy cố gắng duy trì trạng thái thiền định, bao gồm sự chú tâm, tự xem xét nội tâm, chu đáo và hòa nhập nó vào tỉnh giác của bạn sau đó. Ý nghĩa của việc làm như vậy vào lúc kết thúc thời thiền là gì? Do duy trì các phẩm tính chú tâm, tự xem xét nội tâm, và chu đáo, chúng ta có thể dần dần kiểm soát tâm mình suốt thời gian ban ngày. Trên nền tảng đó, chúng ta có thể học cách kiểm soát nó suốt đêm, và cuối cùng qua tiến trình chuyển tiếp sau cái chết. do đó, thực hành này dẫn đến khả năng kiểm soát được tâm vào mọi lúc cả kiếp này và kiếp tới.

Sự quan trọng của việc duy trì trạng thái thiền định này vượt lên thời thiền theo nghi thức không chỉ giới hạn cho thực hành này. Điều này quan trọng cho mọi loại thực hành thiền định: giai đoạn phát triển, giai đoạn hoàn thiện, v.v...Tiến trình cũng giống như sự phát triển. Chúng ta không đột ngột chuyển từ trẻ em thành người lớn. Mà đúng hơn chúng ta phải cẩn thận nuôi dưỡng từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm khác, và trưởng thành một cách dần dần, cho đến khi chúng ta được như bây giờ.

Kế tiếp, hãy đặt thân bạn trong tư thế thích hợp và mọi thứ như trước. Về đối tượng thiền quán, hãy chỉ hướng trực tiếp sự chú tâm một cách sống động của bạn, không dao động, đến một bindu trắng, trong suốt, rõ ràng, chói sáng, tại điểm giữa hai lông mày. Kích cỡ khoảng một hạt đậu trắng, nó xuất hiện nhưng không có tự tánh. Thư thả một cách nhẹ nhàng trong hoan hỷtrong sáng, và đăït tâm bạn trong trạng thái tự nhiên của nó. Đừng bị tư tưởng làm gián đoạn. Hãy thiền định đúng như vậy, với nhiều thời ngắn như trước. Dấn thân vào thực hành đó trong ba ngày hay theo kinh nghiệm riêng của bạn. Bất cứ kinh nghiệm nào xảy ra từ lúc này sang lúc khác, hãy quán sát chúng.

Nhóm từ được phiên dịch ở đây như “điểm giữa hai chân mày, nguyên nghĩa ám chỉ lọn tóc xoăn giữa hai lông mày, đó là một dấu hiệu giác ngộ của một vị Phật. Nếu có được, bạn đã thật sự trong hảo tướng. Nếu không có, hãy quán tưởng một bindu trắng tại điểm giữa hai chân mày, ỏ đó sẽ có lọn tóc xoăn khi bạn thành Phật

Khi tự giải thoát chính bạn khỏi sự thúc đẩy bởi các tư duy làm gián đoạn, bạn phải buông xả hoàn toàn các tư duy, cả tốt lẫn xấu. Đừng giảm bớt cố gắng nếu tư duy sao lãng là điều tốt. Đúng hơn nên tránh hoàn toàn việc bị gián đoạn bởi các tư duy. Đối với hướng dẫn “dấn thân vào thực hành đó trong ba ngày hoặc khi chính kinh nghiệm của bạn ra lệnh”: nếu có thể đạt được nhận biết này trong cả một ngày thì điều đó thật tuyệt vời. Nếu có thể đạt trong một giờ thì tốt. Trái lại, có thể bạn cần tiêu tốn cả năm làm thực hành này trước khi kinh nghiệm đích thực xuất hiện, nếu thực sự thành thật về nó. Do đó, có thể bạn muốn tiếp tục trong thực hành này cả năm hoặc lâu đến khi nào kinh nghiệm được truy tìm xuất hiện. Điều này nhắc tôi nhớ lại một kinh nghiệm của chính mình đã xảy ra trong một thời gian dài trước đây ở Ashland. Có người đến thăm tôi ở đó và cho biết sáu tháng trước ông ta đã đạt Phật tánh, nhưng trong khoảng thời gian đó ông đã mất nó – điều đó luôn là một sự thất vọng! Kinh nghiệm đích thực thì không giống như vậy. Nó không phải là một trạng thái cao quý bạn đạt được trong một lúc rồi bị mất đi không để lại dấu vết. Sự cố gắng đạt tới ở đây là tính kiên định khởi lên trong tâm. Nó phải được duy trì và trau dồi, không phải kinh nghiệm như một ánh chớp lóe.

Kế tiếp, hãy thực hành các điểm khác như đã trình bày trước đây. Sau đó hãy quán tưởng thân bạn trống rỗng một cách rõ ràngsống động, giống như một quả bóng căng phồng.33 Tại ngực bạn, hãy quán tưởng một bindu sáng rực có kích thước khoảng một đèn bơ trung bình của bản tánh hợp nhất của tâm và năng lượng cần cho sự sống. Nó có màu xanh dương và cảm nhận của nó là sức nóng. Nó không chạm vào lưng và cũng không đụng vào ngực, mà đúng hơn hãy quán tưởng nó tại vị trí của trái tim. Lập tức hướng ý thức của bạn vào đó. Khi có sự sao lãng, hãy cắt bỏ mọi ý thức tán loạn một cách rõ rànghoan hỷ, hãy quán tưởng đối tượng thiền quán. Nếu tâm thức bạn bị khích động và không thể duy trì đối tượng thiền quán, nguyên tố của năng lượng cần cho sự sống sẽ trở nên ưu thế; vậy hãy ăn những thực phẩm bổ dưỡng, buông xả đối tượng thiền quán một chút, và thư giãn. Trong lúc đó, từng lúc một hãy duy trì sự tỉnh thức, tận tâm, không bị sao lãng bởi sự vật thông thường. Tổng quát, sự giải thoát là quan trọng nhất, do vậy hãy giải thoát tâm bạn một cách tự nhiên và thấy rằng đó là việc không bị dao động.

Trong thực hành này hãy quán tưởng thân bạn trống rỗng rõ ràng ở bên trong, và bên ngoài. Bindu ở ngay giữa thân bạn. Nếu bị khích động, điều này có nghĩa năng lượng sự sống bị dâng lên một số khu vực. Để chống lại điều đó, tác giả nói “ăn thực phẩm bổ dưỡng”. Điều này có nghĩa thức ăn béo bổ. Đừng nên ăn nhiều, mà chỉ ăn một số thực phẩm bổ dưỡng, buông xả đối tượng thiền định một chút, hãy thư giãn. Nhưng không nên nghỉ ngơi mà quên đối tượng.

Bạn nên ngăn cản sự chú ý khỏi dao động, vì nó là điều quan trọng nhất để giải thoát tâm. Sự trình bày, “giải thoát là điều quan trọng nhất” là với những người có nguyên tố gió chiếm ưu thế. Những người này cần làm nhẹ đi một chút, buông lỏng, và giải thoát tâm. Những người với các loại biến dưỡng khác nhau nên lấy điều này vào thực hành thiền quán của họ. Ví dụ, nếu bạn là người có nhiều sức nóng, hãy thiền định ở nơi mát mẻ. Nếu nguyên tố gió chiếm ưu thế, điều quan trọng là hướng nhận biết của bạn xuống phía dưới. Nếu bạn có khuynh hướng lười biếng và dễ hôn trầm, điều quan trọng là hướng sự chú ý của bạn nhìn chằm chằm lên trên. Bất cứ khi nào bạn chuyển hướng đến một thái cực khác, hãy tự cân bằng thái cực đó trong kỹ thuật thiền quán của bạn.

Ngoài ra, nếu chán nản hay buồn phiền khởi lên, tâm thức của bạn bị bóp méo, hãy thiền định về sự bất lợi của samsara, sự khó có được thân người với nhàn rỗi và khả năng, sự vô thường, trau dồi lòng sùng kínhtận tâm với vị thầy tâm linh hay lama của bạn. Hãy bằng lòng, suy nghĩ, “Giờ đây, tôi có được cuộc sống làm người với nhàn rỗi và khả năng. Tôi đã gặp được giáo lý quý báu, và thấy được con đường uyên thâm như vậy.” Hãy suy niệm, “Nếu không nỗ lực bây giờ, tôi sẽ lầm lỡ, và tôi không thích phải nghĩ những gì sau đó.” Hãy trau dồi sự nồng nhiệt và hoan hỷ. Những người nào làm như vậy sẽ tìm thấy an định trong dòng tâm thức họ.

Ở đây tác giả đề cập về những chủ đề chính của Bốn Tư Duy làm Chuyển Tâm. Đó chính là phần cần được làm. Khi tâm thức bạn bị “méo mó”, hay bị bẻ cong, bạn nên làm nó thẳng lại vào khuôn mẫu bằng việc thiền định về những bất lợi của luân hồi.

Nếu nó không khởi lên theo cách đó, hãy quán tưởng trong không gian phía trước thân tướng của Phật Vajrasattva một cách sống động cao khoảng một bàn tay. Mặc dù xuất hiện, Ngài vẫn không có tự tánh. Ngài màu trắng giống như pha lê trang nhã, rõ ràng và có bản tánh của ánh sáng. Hãy tập trung nhận biết của bạn vào ngực Ngài, và quán tưởng một cách sống động và rõ ràng, với nhiều thời ngắn như trước. Liên quan đến điều này Kinh Kết Hợp Thiền Định Về Đức Phật nói đó là lợi ích hoàn toàn không thể diễn tả từ việc nhớ tưởng Phật Vajrasattva. Hãy luân phiên quán tưởng trong hư không phía trước trên thân tướng Đức Bhagavan Shakyamuni (Bạc Già PhạmThiện Thệ - Thích Ca Mâu Ni) tỏa ánh sáng như vàng ròng. Vua của Sutra Samadhi nói rằng cũng có vô số lợi ích trong đối tượng thiền quán này. Hoặc có thể hướng sự chú ý sáng suốt của bạn, đơn giản chỉ không dao động, trong hư không phía trước, trên chữ HRIH trắng với một visarga,34 tại ngực của Đức Arya Avalokiteshvara màu trắng lung linh. Kinh Đan Kết Các Ưu Tú nói rằng điều này cũng có vô số lợi ích.

Với các đối tượng thiền quán này, niệm tưởng sẽ giảm xuống ngang nhau. Thoạt tiên, niệm tưởng sẽ gia tăng, và dễ bị hay đi đến khích động. Đó là dấu hiệu trạng thái thiền quán bắt đầu xuất hiện. Vào lúc đó, bạn có thể trở nên bực tức với thiền định và không chống nổi sự mệt mỏi. Đó cũng là một nguy hiểm khiến bạn có thể đầu hàng, nghĩ rằng, “Sự thiền định chẳng đến với tôi. Niệm tưởng trong thiền định càng ngày càng thô hơn!” Không nên chán nản, hãy áp dụng các hướng dẫn một cách nhẹ nhàng. Sự gia tăng niệm tưởng đó, là sự khởi đầu của thiền định. Trước đây ngay cả dù niệm tưởng khởi lên bất tận cũng chẳng có sự lưu tâm canh giữ nào, nên chúng trôi chảy tự nhiên ra ngoài. Khi sự gia tăng của chúng bị phát hiện bởi sự lưu tâm canh chừng, chúng bị nhận ra. Đây là dấu hiệu đáng mong ước khiến trạng thái thiền định khởi lên, vậy hãy nhẹ nhàng nhận biết những niệm tưởng. Thậm chí nếu bạn ngăn cản, chúng sẽ không ngưng. Không chạy theo chúng, hãy tập trung vào đối tượng thiền quán. Nhờ làm như vậy, niệm tưởng sẽ ngày càng vi tế hơn, và số lượng sẽ giảm xuống.

Sử dụng đối tượng thiền quán trên đây, niệm tưởng dần dần thưa thớt và càng ngày càng vi tế. Trong các giai đoạn bắt đầu tâm có thể xuất hiện nhiều khích động hơn trước khi thiền định. Thật ra, nó hoàn toàn bị khích động, đơn giản vì bạn không nhận ra nó. Giờ đây, lần đầu tiên bạn có được nhận thức về tâm bạn suốt từ đầu đã hỗn loạn biết bao. Bạn thực sự tạo được tiến bộ.

Chữ “nhẹ nhàng” ở đây cũng có nghĩa “từ từ”. Tôi được biết đến vì lời khuyên hãy đi “một cách chậm chậm”, nên người thờ ơ bảo vệ lối sống của họ bằng việc nói, “Ồ, tôi đang thực hành đúng như lời Rinpoche nói, ‘chạâm chậm thôi.” Điều này hoàn toàn không phải tôi muốn nói. Điều tôi thực sự nói là bạn nên dần dần thực hiện trong thực hành với sự kiên nhẫn. Đó là những gì cần làm ở đây. Dấu hiệu ban đầu bên ngoài của sự khích động gia tăng trong tâm giống như dòng suối chảy như thác đổ xuống sườn núi. Thậm chí nếu cố ngăn chận các niệm tưởng này bạn cũng sẽ không thành công. Đó đơn giảncách cư xử của tâm trong những giai đoạn đầu thiền định.

Ngay cả dù bạn đang thiền định về đối tượng như trước, nếu thói quen tư duy bất lợi khởi lên, hãy tập trung trên chính tư duy ép buộc đó như sự hỗ trợ cho thiền định bạn. Bất chấp những xu hướng thói quen bất lợi nào của bám luyến, và sân hận khởi lên, hãy nhận biết chúng; và trong một cách thanh thản hãy giải thoát tâm ngay trên chúng. Mỗi khi niệm tưởng khởi lên, hãy nhanh chóng nhận ra nó và buông xả để nó biến mất một cách tự nhiên. Nếu hai niệm tưởng xuất hiện, hãy nhận biết chúng. Đừng chạy theo bất cứ những gì xuất hiện, hãy để chúng xuất hiện và tan biến. Đôi khi, hãy tập trung trên đối tượng thiền quán; và đôi lúc hãy để niệm tưởng khởi lên và tan biến. Trong lúc đó không tạo tác bất cứ những gì về sự xuất hiện, buông lỏng và tan biến của chúng. Do thực hành luân phiên như vậy, chuỗi ý tưởng thúc ép sẽ ngưng kết nối, và niệm tưởng sẽ bị tan vỡ. Do đó, niệm tưởng có hại sẽ ngày càng ít hơn, và cuối cùng sự an định sẽ xuất hiện. Thiền định trong cách này ba ngày hoặc theo kinh nghiệm của bạn. Nếu sự an định đích thực với các đối tượng đó xuất hiện trong dòng tâm thức các bạn, hãy rèn luyện trong việc tìm kiếm sự tỉnh giác của chúng ta. Tổng quát, vì khó hàng phục thói quen gây hại của khuynh hướng tiềm ẩn, việc sử dụng nhiều phương pháp để đặt tâm trong trạng thái tự nhiên của nó là điều quan trọng.

Trong lúc đang thiền định, nếu tư tưởng bám luyến hay sân hận khởi lên, hãy chú tâm trên chính đối tượng của sự bám luyến hay sân hận đó. Hãy để điều đó là đối tượng thiền định của các bạn. Hãy đặt sự tỉnh giác của bạn ngay trên những niệm tưởng này khi chúng xuất hiện. Trong những giai đoạn đầu của thiền định, dường như niệm tưởng xuất hiện như một dòng chảy liên tục, nhưng khi bạn tiến bộ trong thiền định, những niệm tưởng này dần dần giảm bớt. Chúng trở nên vi tế hơn, số lượng ít hơn và bạn bắt đầu phát hiện khoảng thời gian tạm ngưng hoạt động giữa những niệm tưởng thay vì chúng liên tục. Ở đây hoàn toàn là một chuỗi. Trước tiên, hãy để sự an định đích thực khởi lên. Nỗ lực cho điều đó cho đến khi nó thực sự xuất hiện, và sau đó dấn thân vào giai đoạn kế tiếp của thiền định, đưa đến việc tìm kiếm ra bản chất của giác tánh.

Tất cả các thực hànhchúng ta được giới thiệu, bao gồm thực hành chuẩn bị và rất nhiều kỹ thuật trau dồi sự an định được thiết kế để giúp tâm của chúng ta có được sự kiểm soát. Đó là điểm trọng yếu. Tôi đã đề cập rằng điều quan trọng là không nên nhận cách tiếp cận gây hấn để hàng phục tâm, vì nó rất khích động khi chúng ta làm như vậy. Lý do của điều này là những thói quen của rất nhiều độc chất khác nhau từ vô thủy của tâm bao gồm bám luyến, sân hận, và ảo tưởng. Đây là điều tại sao khi Đức Padmasambhava nói điều quan trọng ở đây là sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để điều phục tâm.

Điểm đặc trưng chính của tất cả rèn luyện này là sự tự-giải thoát, hay sự giải thoát tự nhiên của giác tánh. Có nghĩa những phiền não của tự tâm được giải phóng, hay được tháo gỡ, giống như con rắn khoanh tròn tự tháo ra. Sự giải thoát tự nhiên này xảy ra bởi chính nó, không do một số tác nhân khác. Điều quan trọng là nhận ra sự khác biệt giữa giải thoát tự nhiêngiải thoát bổn nguyên. Về mặt giải thoát tự nhiên, chẳng có vấn đề khó khăn nào để tháo gỡ, và do vậy, không có gì để giải thoát; vì tâm là sự giải thoát bổn nguyên. Về mặt con đường, việc nói về sự giải thoát tự nhiên là điều thích hợp. Tuy nhiên, cuối cùng thì tâm là sự giải thoát bổn nguyên.

Sự rèn luyện trong năng lượng cần cho sự sống. Giữ thân trong tư thế bảy điểm Vairocana, hãy để xương sống đứng thẳng, và chống hai bàn tay xuống đất. Trong lúc làm vậy, thở ra ba hơi dài, một qua lỗ mũi phải, một qua lỗ mũi trái, và một từ chính giữa. Cùng lúc đó hãy quán tưởng những tội lỗi và che ám được tịnh hóa, và các tội lỗi được thải ra khỏi mũi bạn trong dạng các con bọ cạp, và sau đó chúng bị đốt ra tro trong ngọn lửa ầm ầm của lửa trí tuệ bổn nguyên trên không gian phía trước. Điều này loại bỏ độc tố của năng lượng sự sống. Kế tiếp, cùng với hơi thở vào, trong lúc nuốt nước bọt một lần, ép xuống thành tiếng ở dưới rốn; và không có bất cứ suy nghĩ về đối tượng thiền quán nào, hãy để giác tánh bạn nghỉ ngơi trong sự sáng sủa. Khi bạn không thể làm như vậy nhiều hơn, hãy hoàn toàn thở ra. Làm điều đó trong ba ngày.

Trong trường hợp bạn không có ba lỗ mũi và tự hỏi về lỗ mũi thứ ba đó – lỗ mũi ở giữa – điều này đơn giản có nghĩa là bạn thở ra qua hai lỗ mũi. Một số ít hành giả Tây Tạng chọn việc hít vào, và khi họ thở ra, một số những gì hít vào sẽ bay ra ngoài, nên sự quán tưởng có thể dễ dàng hơn với họ. Bản văn đề nghị hình dung tội lỗi “trong dạng các con bò cạp”, nhưng điều này chỉ có thể có một khả năng xảy ra. Chẳng hạn, nếu đặc biệt thích con gián, bạn có thể tưởng tượng những con gián thoát ra khỏi mũi bạn.

Rèn luyện trong sự tụng niệm-vajra bất sinh của ba chủng tự. Thải ra những năng lượng sự sống còn dư ra ngoài, và giữ vị trí như trước. Giờ đây khi hít vào, hãy quán tưởng thân của tất cả chư Phật ba thời được rút vào trong chữ OM trắng. Sau đó đẩy năng lượng sự sống phần trên xuống dưới, kéo năng lượng sự sống ở dưới lên trên, và cả hai gặp nhau ở dưới rốn.

Ở giữa “bùa hộ mạng kín” của năng lượng sự sống phía trên và dưới, hãy quán tưởng tinh túy ngữ của tất cả chư Phật ba thời trong bản tánh chữ AH đỏ rõ ràng, rỗng không, sống động, xuất hiện nhưng không có tự tánh. Hãy đặt nhận biết của bạn ở đây càng lâu càng tốt.

Khi không thể làm lâu hơn nữa, hãy thở ra cùng lúc với quán tưởng tinh hoa của tâm tất cả chư Phật ba thời phát ra trong dạng một chữ HUM màu xanh dương, và suy nghĩ của các Ngài như một dòng chảy liên tục của Hóa Thân lưu xuất vì lợi ích của thế gian.

Trong cách đó, hãy kéo dài sự chú tâm của bạn với sự tỉnh giác không dao động, khi hít vào trong bản tánh của chữ OM, khi giữ hơi trong bản tánh của chữ AH, và khi thở ra trong bản tánh của chữ HUM. Làm điều này vào mọi lúc được gọi là sự tụng niệm-vajra bất sinh. Mỗi ngày có hai mươi mốt ngàn sáu trăm chuyển động của năng lượng cần cho sự sống. Vô lượng công đức kết quả từ việc có cùng số lượng tụng niệm-vajra bất sinh của ba chủng tự đó với sự chuyển động của năng lượng sự sống. Làm điều đó trong ba ngày, sau đó làm liên tục. Tất cả điều đó đã được bàn luận liên quan đến sự đạt được an định với các dấu hiệu.

Dĩ nhiên, sự hô hấp của chúng ta trải qua suốt ngày và đêm. Thay vì lãng phí hơi thở trong việc tham gia nói chuyện phiếm vô ích, v.v..., chúng ta có thể áp dụng sự tụng niệm-vajra vào hơi thở, và điều này đã được nói là có lợi ích to lớn. Người ta thường xuyên hỏi tôi, “À, điều gì xảy ra nếu Ngài thực hiện thở bình?” Câu trả lời của tôi là, “Tại sao bạn không thực hành, và bạn sẽ tìm ra cho chính bạn.”

Rèn luyện trong sự an định với các dấu hiệu. Vị trí của thân bạn như trước. Kế tiếp, trong khi kiên định nhìn chằm chằm vào không gian phía trước bạn, không thiền định về bất cứ điều gì, tập trung kiên định trên ý thức bạn trong không gian phía trước, không dao động. Gia tăng sự kiên định và sau đó nghỉ ngơi trở lại. Thỉnh thoảng hãy ghi nhận, “Ý thức được tập trung đó là gì?” kiên định lập lại tập trung và sau đó ghi nhận nó lại lần nữa. Làm điều đó một cách luân phiên. Thậm chí nếu có vấn đề sao lãng hay hôn trầm, phải loại bỏ chúng. Trong mọi hoạt động của bạn, hãy dựa trên sự tỉnh thức không dao động. Làm điều đó trong một ngày.

Trong các thực hành về an định với những dấu hiệu trước đây, có một đối tượng thiền quán như một cây gậy hay một hòn sỏi, nhưng bây giờ không có đối tượng như vậy. Giờ đây hãy đơn giản để cái thấy chằm chằm và tâm thức tỉnh giác nghỉ ngơi trong không gian phía trước bạn, không nhìn quanh. Dù thế nào đi nữa, có gì ở đó để nhìn? Cùng lúc, điều rất quan trọng, nhất là cho người mới tu là duy trì ba phẩm tính: tỉnh thức, tận tâm, và nội quan (tự xem xét nội tâm).

Gia tăng sự kiên định có nghĩa tập trung, hoặc chú tâm, một cách mãnh liệt hơn. Thỉnh thoảng tập trung trong thiền định và sau đó thư giãn lại. Đừng cố tập trung quá mạnh mọi lúc; đúng hơn là thay đổi luân phiên giữa sự tập trung mãnh liệt và sự thư giãn. Có nhiều cách khác nhau duy trì sự tỉnh thức suốt ngày. Một cách là liên tục kéo dài sự nhận biết của hư không. Cách khác để duy trì sự tỉnh thức là sự tụng niệm-vajra. Bất kể kỹ thuật nào bạn đi theo, điều rất quan trọng là giữa thời công phu bạn đừng loại bỏ tất cả thực hành.

Kế tiếp giữ thân bạn như trước, đưa tầm nhìn xuống dưới, giải thoát tâm bạn một cách nhẹ nhàng, và không thiền định về bất cứ điều gì, hãy từ tốn giải thoát thân và tâm bạn vào trạng thái tự nhiên của nó. Không có bất cứ điều gì để thiền định, và không có bất kỳ sự biến đổi hay pha trộn nào, đơn giản hãy đặt sự chú tâm của bạn không dao động, trong trạng thái tự nhiên, sự trong sáng, các đặc tính của chính nó, đúng như nó là. An trụ trong sự trong sáng, và an nghỉ tâm để nó được buông xảtự do. Thay đổi luân phiên giữa sự quán sát ai đang thiền định bên trong và ai đang giải thoát bên ngoài. Nếu nó là tâm, hãy tự hỏi, “Chính tác nhân đó là gì, cái giải thoát tâm và cái tập trung tâm?” hãy kiên định quán sát chính bạn, và sau đó giải phóng trở lại, thậm chí bạn có thể nhận ra tánh giác. Hãy làm điều đó cũng trong một ngày.

Ý nghĩa của việc đặt tâm “không có bất cứ sự biến đổi hay pha trộn” là gì? Sự biến đổi hay pha trộn của nhận biết bao gồm tư duy thiện và ác, các kế hoạch, và mọi loại đánh giá. Bạn cũng phải thực hành “không dao động”, vậy nếu bạn chỉ ngồi đó với một tâm lang thang, thì bạn không đang thực hành. Hãy để tánh giác của bạn an nghỉ “trong trạng thái tự nhiên, trong sáng tự nhiên của nó,” ngụ ý nếu để sự nhận biết của bạn bị lộn xộn trong lúc thiền định thì bạn không thực hành đúng.

Sau đó hãy làm như trước. Bây giờ luân phiên chú tâm chặt chẽ ý thức của bạn, tập trung toàn bộ vào nó không dao động, và sau đó nhẹ nhàng giải thoát nó. Trong cách đó, hãy thiền định với sự thay đổi luân phiên chặt chẽ và buông xả. Đôi lúc, hãy hướng cái nhìn chằm chằm của bạn liên tục vào bầu trời. Kiên định tập trung sự tỉnh giác của bạn với khao khát không có bất cứ điều gì để thiền định. Hãy buông xả lần nữa. Đôi khi, một cách kiên định, không dao động hướng sự tỉnh giác của bạn vào không gian bên phải bạn; đôi lúc hướng nó vào bên trái, và thỉnh thoảng hướng nó xuống dưới. Trong mỗi thời, hãy xoay tròn cái nhìn chằm chằm chung quanh những hướng đó.

Trong giai đoạn thực hành này, bạn kinh nghiệm một cảm giác của hư không, vậy bạn không cần nói với người khác rằng bạn “cần khoảng không”; bạn sẽ có khoảng không. Khi “hướng cái nhìn của bạn lên bầu trời,” bạn ngước cái nhìn chằm chằm của bạn lên, mà không ngửa đầu ra sau. Chỉ nhẹ nhàng nâng tầm nhìn lên hư không. Tánh nền tảng của sự nhận biết mà bạn đem vào không gian này là Phật tánh, giống như hư không, bao la và không có tự tánh. Đây là giác tánh mà bạn đang dần dần tìm kiếm để nhận ra, và đây là tánh giác mà tự thân nó rất rõ ràng.

Thỉnh thoảng tự hỏi, “Tánh giác của người đang tập trung quan tâm là gì?” hãy để tự thân tánh giác tự quán sát nó đều đặn. Đôi khi hãy để tâm bạn đến và nghỉ ngơi ở giữa ngực, và để mặc cả hai ở đó. Thỉnh thoảng, tập trung nó một cách đều đặn trong sự rộng mở của bầu trời và để mặc nó ở đó. Do đó, bằng việc nâng cái nhìn chằm chằm với nhiều cách thay đổi luân phiên, tâm được đặt trong trạng thái tự nhiên của nó. Như một hướng dẫn về điều này, nếu sự nhận biết an trụ một cách đều đặn, minh bạch, và vững vàng, thì bất cứ nó được đặt ở đâu, sự an định sẽ xuất hiện.

“Sự rộng mở của bầu trời,” ngụ ý phẩm tính bao la của giác tánh không ranh giới hay giới hạn. Thuật ngữ “giải thoát” xuất hiện trong những bối cảnh khác nhau ở luận thư này, và nó có ý nghĩa khác nhau trong mỗi bối cảnh. Nó xuất hiện lần nữa với sự liên quan đến tịnh quang của tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng và cũng trong tiến trình chuyển tiếp của sự thiền quán ổn định, mỗi lúc với ý nghĩa có phần khác nhau.

Giác tánh an trụ liên tục là Phật tánh, hay tathagatagarbha (Như Lai Tạng), có nghĩa phôi thai, hoặc tinh túy của Tathagata, Đức Phật. Đây là sự bao la, bản tánh như hư không của giác tánh chính chúng ta. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại của mình, như thể chúng ta nhồi nhét nó vào một đường ống cong queo rồi đem vứt vào thùng rác. Tinh túy của Phật tánh này đưa đến sự bình đẳng của luân hồiniết bàn. Nó là nền tảng của luân hồiniết bàn và siêu vượt ba thời, quá khứ, hiện tại, và tương lai. Do vậy, bản tánh của nhận biết là vượt lên hiện tại. Một số người trong các bạn có thể tự hỏi, “Ngài nói tánh giác đó vượt lên hiện tại, nhưng một chỗ nào đó trong bản văn này có đề cập đến ‘sự nhận biết của hiện tại’ hay ‘tánh giác hiện tiền’. Ngài làm thế nào để hòa hợp hai trình bày này?” có những cách sử dụng khác nhau về thuật ngữ “hiện tại”. Trong trường hợp trước, “hiện tại” ám chỉ những gì đang xảy ra bây giờ, như sự tương phản với quá khứ hoặc tương lai. Trường hợp sau liên quan đến “tánh giác hiện tiền”, có nghĩa tánh giác là sự bổn nguyên không khởi đầu và không kết thúc. Do vậy, giác tánh này là của hiện tại bổn nguyên. Sự phân biệt ở đây là giữa chân lý quy ướcchân lý tối thượng.

Đoạn văn này kết thúc với trình bày, “Do đó, nhờ nâng cái nhìn chăm chú vào nhiều hướng khác nhau một cách luân phiên, tâm được đặt trong trạng thái tự nhiên của nó. Như một chỉ dẫn về điều này, nếu sự nhận biết tồn tại sinh động, liên tục, và ổn định, dù nó được đặt ở bất cứ đâu thì sự an định sẽ xuất hiện. Có những chỉ dẫn nhờ đó bạn có thể biết sự an định đó có khởi lên trong dòng tâm thức mình hay không. Khi đạt được điều đó, bạn sẽ chẳng cần phải nói với mọi người là “hãy cho tôi khoảng không”, và bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cô độc. Bạn đặt sự chú tâm của mình ở bất cứ đâu, nó sẽ được thấm nhuần phẩm tính của thanh thản, giống như ngọn lửa đèn cầy không bị bập bùng vì gió.

Trong tiến trình thực hành, bạn có thể kinh nghiệm bất kỳ trong ba phẩm tính sau: hoan hỷ, trong sáng, và phi khái niệm. Nếu không bám chấp vào chúng, chúng sẽ dẫn đến sự thành tựu của ba hiện thân Phật: Pháp Thân, Báo Thân, và Hóa Thân. Nếu phản ứng chấp bám vào các kinh nghiệm này, thì sự hoan hỷ sẽ dẫn đến tái sanh trong cõi dục giới, sự trong sáng sẽ dẫn đến tái sanh trong cõi sắc giới, và khao khát sự phi khái niệm sẽ dẫn đến tái sanh vào cõi vô sắc. Tất cả ba cõi này đều ở trong chu trình sinh tử, nên trong thực hành thiền định không có quan điểm nào để đạt được bất cứ ba trạng thái này. Quan điểm là “đừng bám chấp vào chúng.” Nếu nhận biết trở nên lộn xộn và không tỉnh thức, đó là vấn đề của uể oải hay mơ hồ (hôn trầm); vậy hãy làm nó rõ ràng, gợi cảm hứng nó và nâng cái nhìn chăm chú của bạn lên. Nếu nó bị sao lãng và khích động (trạo cử), điều quan trọng là bạn hãy hạ thấp tầm nhìn xuống và buông xả nhận biết. Nếu samadhi (đại định) khởi lên thì trong đó chẳng có điều gì mà bạn có thể nói, “đây là sự thiền định,” và “đây là sự khái niệm hóa” điều này là vấn đề của sự không biết. Vậy hãy thiền định với sự thay đổi luân phiên của tập trung và buông xả, và nhận biết ai đang thiền định. Hãy nhận thức các thiếu sót của an địnhlập tức loại bỏ chúng.

Như tôi đã đề cập trước đây, sự uể oải làm tâm bị chìm đắm trong đó tính nhạy bén của tâm bị mất đi. Điều này xảy ra khi chúng ta “bị say thuốc” và mất sự sắc bén, hay sinh động của việc chú tâm. Khi sự hôn trầm gia tăng, nó chuyển thành sự ngủ mê giống như bầu trời u ám. Khi sự ngủ mê gia tăng, sự trong sáng giảm xuống; nên chúng có mối liên hệ đảo ngược. Ngoài ra, khi sự mơ hồ bắt đầu, tâm bị mờ tối và sự trong sáng biến đi. Khi tâm bị hôn trầm trong bất cứ những cách này, nó không tỉnh thức, nên bạn phải áp dụng việc nâng cao sự trong sáng của tâm.

Tại sao chủ thể tâm lại trở nên lộn xộn, không tỉnh thức, lỏng lẻo, mơ hồ, và hôn trầm? Nói chung, trước hết chúng ta đã quen thuộc với những trạng thái không lành mạnh của tâm từ thời vô thủy. Mà khi đang trụ trong thiền định bạn cũng có thể bị dẫn đến uể oảihôn trầm. Thứ hai, thời gian và mùa khi bạn thiền định có thể gây ra mệt mỏihôn trầm. Thứ ba, nếu bạn đang thiền định với người mà giới nguyện mật tông của họ bị hư hoại thì điều này sẽ cản trở sự thực hành của bạn bằng việc phát sinh mệt mỏi hay hôn trầm. Thứ tư, chế độ ăn hàng ngày của bạn cũng có thể tạo ra vấn đề này. Thứ năm, nếu tư thế của bạn kém trong lúc hoặc giữa các thời thiền định, cũng có thể gây ra mệt mỏihôn trầm. Cuối cùng, nếu đang thiền định không đúng cách, tự thân sự thực hành sẽ gây ra mệt mỏihôn trầm. Do vậy, bạn có nhiều lý do cho việc mệt mỏi và hôn trầm!

Về phần môi trường sống của bạn, để tránh mệt mỏihôn trầm, điều quan trọng là bạn đừng thiền định trong một vùng trũng, như trong một thung lũng sâu hoặc ở bất cứ nơi nào thấp hoặc kín. Đúng hơn nên thiền định ở một nơi rộng rãi và thông thoáng. Cũng nên tránh nơi bị nhiều ô nhiễm, ví dụ với những người đã sống ở đó và giới nguyện mật tông của họ bị vi phạm. Nếu thấy môi trường có vẻ cản trở sự thực hành của bạn, hãy tịnh hóa nó. Bạn có thể làm điều này với nghi thức đốt hương trầm, hoặc áp dụng các phương tiện tẩy tịnh khác. Hãy cẩn thận việc chính bạn làm ô nhiễm nó. Về phần thời gian cho thiền định, mùa hè có thể là thời gian dễ hôn trầm vì sức nóng, và mùa xuân dễ phát sinh cảm giác lười biếng, dễ dẫn đến mệt mỏihôn trầm. Do vậy, đây là những mùa không tối ưu để thiền định. Ở Tây Tạng thông thường có sự ưa thích thiền định trong mùa thu và đông.

Nói chung, trên căn bản một ngày, thời gian tốt nhất để thiền định là sáng sớm; và tốt thứ hai là buổi chiều tối. Việc thiền định sẽ không tốt trong sức nóng của ngày vì dễ dẫn đến mệt mỏihôn trầm. Về mặt thực phẩm, điều quan trọng là bạn phải có chế độ ăn thích hợp không làm bạn cảm thấy nặng nề, hôn trầm, và buồn ngủ. Bạn cũng có thể ban phước cho thực phẩm bằng việc tụng niệm cầu nguyện hoặc tối thiểu là niệm OM MANI PADME HUM. Bằng bất cứ phương tiện nào, hãy chắc chắn chế độ ăn của bạn là tốt, hãy tịnh hóa thực phẩm với sự ban phước v.v...

Về mặt tư thế, tốt nhất là không nên nằm để thiền định vì dễ xảy ra mệt mỏihôn trầm, vì khi nằm làm bạn cảm thấy buồn ngủ. Hãy ngồi thẳng lưng, không cong xuống. Cuối cùng về tự thân kỹ thuật thiền quán, nhất là người mới bắt đầu, nếu chỉ cố ngồi đó nhìn chăm chú vào không gian, không có đối tượng thiền quán nào, thì tự thân kỹ thuật – là sự thực hành không khéo léo – có thể dẫn đến hôn trầmtâm thức đi rông, do vậy, bạn bị mất hết thời gian. Trong cách này, bạn có thể bị kẹt vào chướng ngại của niệm tưởng lan man, và có thể thực sự ngủ gật. Để chống lại điều này, điều quan trọng là nhận biết cách thực hành đúng. Trong kỹ thuật đặc biệt này, tánh giác của bạn được thực sự nghỉ ngơi trong không gian phía trước; nhưng sự nhận biết của bạn phải được thấm nhuần với ba phẩm tính của tỉnh thức, nội quán, và tận tâm. Nếu thực hành theo cách đó, các vấn đề sẽ được đẩy lui.

Sự mệt mỏi, hôn trầm, và mơ hồ hình thành một chuỗi suy thoái. Đó là chuỗi tương quan khác của khích động, tán loạn, và sai quấy. Khi sự khích động bắt đầu, bạn có thể nhớ lại mọi loại sự việc từ quá khứ. Ký ức tràn ngập tâm bạn, bạn bám chấp vào chúng và bị chúng lôi đi. Bạn không chỉ thực sự nhớ lại sự việc xảy ra trong quá khứ mà còn làm tồi tệ hơn do tạo tác trên chúng. Sau đó tâm thức còn nhảy vào tương lai và suy nghĩ về mọi sự việc cần làm, và sau đó tâm trụ trong sự việc xảy ra ở hiện tại. Tâm lang thang quanh quẩn trong bối rối lo âu suốt ba thời. Khi điều này tiếp diễn, nó có thể dẫn đến một cảm giác lo lắng trong lòng, và sự lo lắng đó có thể kết hợp với một tâm thức mất thăng bằng. Sự chán nản có thể khởi lên, mà bạn có thể cảm thấy trong ngực mình. Đó là những dấu hiệu của khích động.

Khi sự tán loạn khởi lên, tâm bị tấn công tới tấp với những tưởng tượng có xu hướng ép buộc về các sự việc trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Tâm thức bị ở trong sự náo động của khái niệm hóa, và kết quả là mất ngủ. Điều này cũng có thể là kết quả của cảm giác sự căng thẳng trong vai hay trong ngực, và bạn có thể cảm thấy khích động. Nếu tán loạn tiếp tục không giảm bớt, điều này dẫn đến cảm giác hối tiếc, tự lên án, và phạm tội. Ví dụ, khi bạn thấy thiền định của mình tiến bộ kém, có thể bạn kết luận, “Thiền định của tôi vẫn tồi tệ, chẳng đến được đâu. Tôi sẽ chẳng bao giờ đến được đâu cả. Tôi đã lãng phí thời gian ngay từ đầu. Tôi ngu dại đi quanh quẩn như vậy cho điều gì?” Đó là ba giai đoạn. Tất cả ba giai đoạn này của sự khích động, tán loạn, và hối tiếc bao gồm việc tạo thành tư tưởng ép buộc, ở đó tự bản thân tâm thức chỉ làm cho nó tệ hại hơn. Lẽ dĩ nhiên, trong lúc đó, bạn chẳng đạt được sự an định.

Có nhiều cách khác mà bạn có thể tạo ra những vấn đề trong thiền định của mình. Ví dụ, khi sự thiền định có vẻ tiến triển tốt, bạn có thể tự tán thưởng mình với suy nghĩ, “Tôi đang làm thực sự tốt. Thực hành này chắc chắn sẽ dẫn đến thành tựu, vì tôi là một thiền giả tốt như vậy.” Tất cả tư duy như vậy là sự biểu lộ của bám luyến, níu giữ và chấp bám, điều này cản trở thực hành. Chẳng hạn, bạn có thể níu giữ sự hoan hỷ, trong sáng khởi lên trong thiền định. Sự bám giữ như vậy giống như mùi thơm bám vào quần áo ngay cả khi nguồn của mùi thơm đã được lấy ra. Do đó, tâm bám vào đối tượng của kinh nghiệm giống như mùi thơm bám vào quần áo. Sự bám chấp xảy ra một cách đặc biệt khi bạn không biết về những thành tựu cao hơn trên con đường tâm linh. Nếu không nhận biết về những thành tựu cao hơn này bạn bị buộc phải bám chấp, và nhận biết chỉ với kinh nghiệm của mình, suy nghĩ, “Ồ, điều này là tất cả”. Thái độ này làm ngăn trở sự tiến bộ cao hơn trên con đường. Điều này có thể là một lý do tại sao những hành giả Hinayana tự họ ngừng đi theo con đường của Mahayana. Họ bám chấp vào thực hành của riêng mình, suy nghĩ, “Điều này là tất cả,” và họ khước từ xem xét các thực hành cao hơn, sâu hơn. Tương tự, trong bối cảnh của tantra, một số người bám chấp vào hai giai đoạn phát triểnhoàn thiện (tương ứng với Mahayoga và Anuyoga) và suy nghĩ, “Điều này là cao nhất. Chẳng có gì vượt hơn điều này.” Bởi vì thái độ bám chấp vào hai giai đoạn này của thực hành, họ không thể đi vào thực hành của Atiyoga hay Đại Viên Mãn. Do đó, sự bám chấp có thể xảy ra trong một bối cảnh đa dạng, rộng lớn.

Sự chấp bám có thể xảy ra liên quan đến quốc tịch hay chủng tộc của bạn; đó là bạn có thể bám chấp vào nhân dạng của chính mình, suy nghĩ, “Tôi là người Trung Quốc,” “Tôi là người Mỹ,” hoặc “Tôi là người Anh.” Tất cả các trường hợp nhận dạng này đều là biểu hiện của bám chấp và níu giữ. Trong thiền định, bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình là một hành giả giỏi, hãy nhận thức điều này là một biểu hiện của bám chấp, níu giữ, và bám luyến. Bất cứ lúc nào có sự bám chấp vào bất kỳ ba phẩm tính hoan hỷ, trong sáng, hoặc vô niệm, thì sự bám luyến và chấp giữ chắc chắn hiện diện. Đây là một chướng ngại.

Các vị thầy tâm linh có thể có thiếu sótgiới hạn. Ví dụ, một vị thầy có thể giữ chắc một quan điểm giáo phái, suy nghĩ, “Bất kỳ giáo lý nào chỉ có giáo lý của Nyingma là tốt.” Các vị thầy của những phái khác của Phật giáo Tây Tạng có thể nghĩ chỉ có giáo lý của Kagyupa, Gelugpa, hay Sakyapa là con đường thuần khiết, và tất cả giáo lý khác đều sai. Tương tự, một số giáo lý hệ phái tuyên bố rằng chỉ có giáo lý Mahayana hoặc Hinayana là hiệu lực. Tuy nhiên, có khả năng rằng việc thiếu sót có thể chỉ do sự thiếu kém trong việc tiếp thu về trí tuệtrí thông minh của đệ tử. Do đó, Đức Padmasambhava khuyên đệ tử và những vị thầy nên tránh rơi vào chủ nghĩa hệ phái và tâm thức chật hẹp. Nếu thấy bạn có vấn đề về hệ phái, thì trước hết, bạn nên tiếp nhận giáo lý. Sau đó với chỉ dẫn của một vị thầy tâm linh chân chính, bạn có thể tự mình thoát khỏi lỗi đó. Cũng là việc thích hợp và có ích khi dâng cúng bài nguyện khẩn cầu đến vị thầy tâm linh và vị Bổn Tôn bạn đã chọn. Đây là những cách hiệu quả để loại bỏ những vấn đềchướng ngại của chúng ta. Tóm lại, mọi vấn đề như vậy đều khởi lên từ một nguồn, đó là sự chấp bám.

Tất cả chúng ta đều là chủ thể của sự bám chấp. Nó không xảy ra chỉ với một hay hai người, tất cả chúng ta phải nhận rachống lại nó. Hãy sử dụng các giáo lý đã tiếp nhận để kiểm tra cách cư xửtâm thức của bạn để thấy phạm vi tâm thức của bạn vẫn là chủ thể của ba độc bám luyến, sân hận, và ảo tưởng. Kiểm soát tâm bạn là công việc của bạn. Công việc của bạn không phải là khảo sát và đánh giá người khác. Trong số các đệ tử của Giáo Pháp, không may có một số người tự họ dành hết thời gian để phán xét người khác. Những đệ tử như vậy đã không áp dụng giáo lý vào thực hành, mà chỉ cho phép mình quan tâm đến tám việc thế gian. Do vậy, cho dù mọi giáo lý đã tiếp nhận, trong thực tế họ trở thành người tệ hơn. Một lần nữa, tôi nhấn mạnh lại rằng công việc của chúng taquán sát cách cư xử của chính mình và thấy tâm chúng ta còn là chủ thể của bám luyến, sân hận, và ảo tưởng biết bao nhiêu. Kiểm soát cư xử của người khác không phải là việc của bạn: như khi họ thức dậy, họ ăn thực phẩm gì, khi nào họ đi ngủ, họ thiền định được bao nhiêu, khi nào họ đi tắm, và mọi thứ. Trong mọi vấn đề như vậy, chúng ta nên nhớ công việc của mình. Một mặt, người Mỹ có quá nhiều tự do, và mặt khác, họ chẳng được tự do. Sự thừa thãi tự do làm họ nói chuyện phiếmnói xấu trong mọi mặt. Mà điều này không phải tự do thực sự. Tôi nghĩ rằng tất cả các bạn cần tự do cho chính mình. Nếu muốn tự do chân chính, hãy dâng hiến chính bạn cho thực hành tâm linh chân chính.

Sự an định hoàn toàn giống như một đèn dầu không bị dao động vì gió. Dù đặt nhận biết ở đâu, nó sẽ hiện diện không dao động; giác tánh là sự rõ ràng sống động không bị nhiễm ô bởi mệt mỏi, hôn trầm, hay mơ hồ, dù đặt nhận biết ở bất cứ đâu, nó đều ổn định và tập trung sắc bén; không dao động bởi tư duy bất định, nó là sự chân thật. Do đó, một trạng thái thiền định thuần tịnh khởi lên trong dòng tâm thức bạn; và trước khi điều này xảy ra, tâm phải được đặt trong trạng thái tự nhiên của nó. Nếu khôngan định chân chính khởi lên trong dòng tâm thức, thì ngay cả khi sự nhận biết được chỉ ra, thứ được đơn thuần đưa ra sẽ như lời nói ngoài miệng về quan điểm và sự nguy hiểm là hành giảthể không chống nổi với chủ nghĩa giáo điều. Do đó, gốc rễ của mọi trạng thái thiền định tùy thuộc vào điều này. Vì lý do này, đừng đưa đến nhận biết quá sớm, mà hãy thực hành cho đến khi có một kinh nghiệm ổn định. Cho đến thời điểm ấy, sự chỉ dẫn liên quan đến việc thực hành có dấu hiệu và không dấu hiệu. Samaya.

Sự nói đến nhận biết là “trí tuệ sắc sảo” và “chân thực” đi đôi với sự so sánh của một ngọn lửa không bị dao động bởi gió. Nhóm từ, “quan điểm chỉ là lời nói đãi bôi” có nghĩa đen là “quan điểm chỉ ở trong miệng bạn” thay vì có hiểu biết chân chính của cái thấy. “Chủ nghĩa giáo điều” xảy ra khi bạn cảm thấy, “Ồ, tôi đã đạt được nó,” và bạn chẳng thể lắng nghe bất kỳ ai khác. Khi bạn nói, “Ồ, chỉ một mình tôi có được nó,” thì những gì bạn thực sự có chỉ là quan điểm trong miệng bạn, không phải sự thấu suốt chân chính. Chủ nghĩa giáo điều như vậy xảy ra giống như khi bạn tiếp nhận giáo lý trên bản tánh của nhận thức mà trước hết không có sự an định đích thực.

SỰ THẤU SUỐT (Thiền quán)

Hiển Lộ Bản Chất Của Tánh Giác

Theo cách đó, trước khi an định đích thực khởi lên trong dòng tâm thức bạn, hãy sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đặt tâm bạn trong trạng thái tự nhiên của nó. Như một phép loại suy, nếu bạn muốn nhìn sự phản chiếu của các hành tinh và ngôi sao trong một hồ nước; bạn sẽ không thấy chúng nếu nước bị khuấy động bởi sóng gợn. Nhưng bạn sẽ nhìn thấy rõ ràng khi nhìn vào hồ mà nước thì trong trẻo và không chuyển động. Tương tự, khi tâm bị dao động bởi cơn gió của các đối tượng, giống như cưỡi một con ngựa chưa thuần nhảy chụm bốn vó, ngay cả nếu được giới thiệu vào tánh giác, bạn sẽ không nhận ra nó; vì một khi tâm bị quan điểmxu hướng ép buộc, thì sự điều khiển cũng chẳng giúp được; tâm không thấy được bản tánh chính nó.

Theo tập quán của một số truyền thống giáo lý, trước tiên bạn phải được giới thiệu vào cái thấy, và trên nền tảng đó, bạn tìm kiếm trạng thái thiền quán. Điều này làm khó nhận ra tánh giác. Trong truyền thống được giới thiệu ở đây, trước tiên bạn thiết lập trạng thái thiền quán, rồi trên nền tảng đó bạn được giới thiệu vào cái thấy. Mục đích sâu xa này chắc chắn làm bạn nhận dạng được tánh giác. Do đó, trước hết hãy đặt tâm bạn trong trạng thái tự nhiên của nó, sau đó sinh khởi sự an định đích thực trong dòng tâm thức bạn, và hiển lộ bản chất của tánh giác.

Tư thế của thân bạn cũng trong bảy thuộc tính như trước. Kiên định tập trung cái nhìn chăm chú của bạn vào không gian phía trước, vào khoảng không tại mức đầu mũi bạn, không rối loạn hoặc mang tính nhị nguyên. Đây là lợi ích của việc nhìn chăm chú này; ở giữa ngực tất cả chúng sanh có kinh mạch rỗng kati như pha lê, đó là một kinh mạch của trí tuệ bổn nguyên. Nếu nó hướng xuống và bị đóng kín, trí tuệ bổn nguyên bị che ám, và ảo tưởng tăng trưởng. Do đó, trong loài vật, kinh mạch này hướng xuống và bị đóng kín, nên chúng ngu dại và bị lừa gạt. Trong con người, kinh mạch đó hướng nằm ngang và hơi mở ra, nên trí năng con người được sáng suốtý thức được rõ ràng. Ở người đạt thành tựu và trong chư bồ tát, kinh mạch đó mở rộng và hướng lên trên, nên xuất hiện samadhi (đại định) không thể tưởng, trí tuệ bổn nguyên của tri kiến, và nhận thức thấu thị (ngoại cảm) bao la. Điều này xảy ra tùy theo phẩm tính rộng mở của kinh mạch trí tuệ bổn nguyên đó. Do vậy, khi mắt nhắm lại, kinh mạch đó bị đóng kín và hướng xuống, nên ý thức bị mơ hồ bởi ảo tưởng của bóng tối. Bằng việc kiên định tập trung cái nhìn chằm chằm, kinh mạch đó hướng lên và mở ra; khiến tách nhận biết thanh tịnh khỏi nhận thức bất tịnh. Sau đó, samadhi (đại định) vô niệm xuất hiện rõ ràng, và rất nhiều kiến thanh tịnh xuất hiện. Vì thế, cái nhìn chăm chú là quan trọng.

Trong tất cả luận thư ngoài các quyển Tantra Mặt Trời Rộng Mở Trong Sáng Của Đại Viên MãnGiáo Pháp Uyên Thâm Của Sự Xuất Hiện Tự Nhiên Của Hiền Minh Và Phẫn Nộ Từ Nhận Biết Giác Ngộ Liên Quan Trong Việc Tìm Kiếm Tâm, kinh mạch kati trống rỗng như pha lê được giữ bí mật, và không có sự thảo luận về kinh mạch đặc biệt của trí tuệ bổn nguyên này. Kinh mạch này không giống như kinh mạch trung ương, kinh bên phải, kinh bên trái, hoặc bất kỳ kinh mạch nào của năm luân xa (chakra); và tuyệt đối không giống bất cứ kinh mạch nào. Hình dáng của nó giống như một hạt tiêu gần như mở ra, bên trong không có máu hay bạch huyết, và trong suốt, rõ ràng. Một kỹ thuật đặc biệt để mở kinh mạch này được giữ kín trong các hướng dẫn về sự giải thoát tự nhiên, gắn liền với lỗ mở ở dưới, đại cực lạc, và dục vọng. Các thừa thấp hơn thậm chí không có tên của kinh mạch này.

Vì thế, trong lúc duy trì kiên định cái nhìn chăm chú, hãy đặt sự nhận biết một cách không dao động, vững vàng, trong sáng, rỗng không, và tập trung, không có bất cứ thứ gì để thiền định trong phạm trù của không gian. Khi định lực tăng trưởng, sự kiểm soát ý thức được ổn định. Sau đó nhẹ nhàng buông xả và nghỉ ngơi. Hãy thực hành điều đó (đặt sự nhận biết) một cách đều đặnquán sát ý thức trong lúc đó không dao động. Bản tánh của tâm là gì? Hãy để tự nó quán sát không dao động. Nó là một cái gì đó trong sángvững chắc, hoặc nó là một sự rỗng không chẳng có gì? Có cái gì đó để nhận biết không? Hãy nhìn đi nhìn lại nhiều lần, và tường thuật kinh nghiệm của bạn cho tôi! Vì thế, hãy tham gia vào việc quán sát bản tánh của nó. Làm điều đó trong một ngày.

Tham gia trong việc Tìm kiếm Tâm

Thực hiện adhisara và cái nhìn chăm chú như trước. Đặt tâm bạn kiên định trong không gian phía trước, và để nó hiện diện ở đó. Hãy khảo sát kỹ: điều gì mà bạn đã đặt ở đây hôm nay? Hãy xem nếu người đang đặt và tâm được đặt là một hay hai. Nếu là hai, thì phải có hai tâm, vậy một phải ở trong Phật tánh, trong khi cái kia đi lang thang trong sinh tử. Vậy hãy quán sát dứt khoát liệu nó có hiện hữu như là hai hay không. Nếu nó không hơn một, vậy cái một đó có phải là tâm? Hãy quán sát: thực tại của cái được gọi là “tâm” là gì? Tìm thấy nó bằng việc đi tìm ở các đối tượng bên ngoài là điều không thể.

Người ta dường như có một đam mê tìm kiếm một số sự việc chứ không phải những người khác. Tất cả chúng ta đều có cha mẹ, nhưng chúng ta có khuynh hướng không để ý đến cha mẹ mình. Một số trong chúng tavị thầy tâm linhchúng ta có khuynh hướng phớt lờ vị thầy của mình. Đó là những nguyên nhân để giác ngộ, mà chúng ta có khuynh hướng bỏ qua điều đó. Khi thực sự đi tìm Phật tánh, chúng ta lại tìm kiếm ở bên ngoài. Vậy chúng có thể ở đâu? Chúng ta nhìn ra bên ngoài trong mọi hướng và trong nhiều cách khác nhau để tìm những phẩm tính của Phật tánh. Mà những gì chúng ta thực sự tìm kiếm là chính chúng ta.

Khi hướng nhận biết của bạn vào không gian phía trước, điều này dường như có ai đó đang hướng nó. Dường như có một tâm được tập trung, và dường như có một nơi ở đó tâm được tập trung. Do đó, nếu tâm này bị hướng dẫn như thế nó có trở thành một loại sự vật hay không? Nếu vậy thì loại sự vật đó là gì? Ý nghĩa việc hướng tâm bạn vào không gian phía trước là gì? Nó có giống như đặt một đồ vật, giống như một cái bàn ở phía trước bạn hay không? Loại sự vật bạn đang đặt ở đó là gì?

Loại câu hỏi đưa ra ở đây hoàn toàn tương tự với việc nghiên cứu về một cá nhân không có nhân dạng. Trong sự nghiên cứu hiện tại, bạn hỏi những câu hỏi như, “Tâm có màu sắc không? Nó có hình tướng không? Nó là loại sự vật gì? Nó là một sự vật hiện tại được đặt phải không?” Theo đuổi một loạt các câu hỏi đó, bạn hỏi, “Cái gì ở đó đang đặt tâm?” Nếu có hai tâm – một được đặt và cái kia là người đặt, thì một trong chúng hoàn toàn giác ngộ, trong khi cái kia vẫn lang thang trong samsara hay sao? Nếu có hai, tại sao lại ngưng ở đó? Hay là có cái thứ ba quán sát cả hai? Bạn dừng lại ở đâu trong sự đi ngược lại bất tận này?

Đây là điểm trọng yếu: sự tìm hiểu dựa trên kinh nghiệm vào những vấn đề này cho đến khi bạn đi đến sự hoàn toàn tin chắc. Ngay cả nếu bạn thực hành thiền định này một ít, nếu không đạt được tri kiến nào đó bạn sẽ không đạt được khả năng trong rèn luyện này. Một số người thực sự tiêu tốn nhiều năm dấn thân vào thực hành nghe, suy nghĩ, và thiền định: tuy vậy họ vẫn không đạt được tri kiến nào đó. Lý do là cách nghiên cứu của họ không được kiên quyết.

Liên quan đến việc tâm được đặt và cái để đặt tâm, bạn phải tìm ra loại hiện tượng của tâm này là gì. Nó có phải là một vật? Là một vật chất? Nó có thực hay không? Nếu là một vật vậy nó có màu gì? Nó có hình dáng không? Trong tiến trình của loại tìm hiểu này, bạn cũng hoàn toàn tự hỏi bản tánh mình. Cái “Tôi” này ám chỉ điều gì? Bản tánh của “Tôi” là gì? Chư Phật và bồ tát trong quá khứ chẳng từng tìm thấy tâm trong bất cứ đối tượng bên ngoài nào, nên dường như tâm không hiện hữu trong cách như vậy. Về mặt này, tâm là bất sinh; nó liên tục, và không giữ nguyên tình trạng. Những đối tượng bên ngoài bao gồm năm nguyên tốtoàn bộ môi trường. Chẳng nơi nào có thể tìm thấy tâm ở đó.

Hãy để người đang suy nghĩ, “Tâm giống như gì?” quán sát chính ý thức này và tìm kiếm nó. Hãy kiên định quán sát ý thức của thiền giả và tìm kiếm nó. Quán sát: trong thực tại cái được gọi là “tâm” có hiện hữu không? Nếu có, nó phải mang một hình dáng, vậy loại hình dáng nó có là gì? Hãy nhìn một cách không che đậytìm ra nó. Hãy nhìn một cách kiên quyết để thấy loại hình dáng mà nó có, hoặc nó là hình cầu, hình vuông hay bán nguyệt, hoặc một hình tam giác, v.v... Nếu bạn nói nó hoàn toànhình dáng, vậy hãy chỉ cho tôi thấy hình dáng đó! Nếu bạn nói chẳng có gì để chỉ, hoặc nói với tôi liệu nó có một hình dáng mà không thể chỉ ra hay không? Hãy nhận dạng tánh rỗng không của hình dáng.

Nhìn một cách không che đậy có nghĩa nhìn trực tiếp, không thiền định. Đức Padmasambhava nói, “Nếu có thể tìm thấy một hình dạng cho tâm, hãy cho Ta xem nó là gì!” Có lẽ bạn có thể thực sự tìm thấy. Có thể tất cả chư Phật và bồ tátquá khứ chẳng tìm thấy mà bạn sẽ có khả năng tìm thấy. Nếu vậy, thật tuyệt diệu! Về phần tâm, “hình dáng rỗng không” có nghĩa chẳng có hình dáng nào được tìm thấy với loại tìm hiểu này. Nó không có nghĩa là tâm có một hình dáng trống rỗng.

Tương tự, chính bạn hãy kiểm tra để thấy nó có bất cứ màu sắc, quy mô, chiều kích nào không. Nếu bạn nói nó không có các điều đó, vậy quán sát xem nó có phải là một rỗng không chẳng có gì hay không. Nếu bạn nói tâm là một rỗng không chẳng có gì, vậy làm thế nào một rỗng không chẳng có gì có thể biết cách thiền định ra sao? Nếu nói rằng không thể tìm thấy nó thì có lợi ích gì. Nếu nó hoàn toàn không có gì, vậy cái gì sinh ra sân hận? Có phải không có một ai đó nghĩ rằng tâm chẳng được tìm thấy không? Hãy kiên định nhìn thẳng vào đó. Nếu bạn không phát hiện nó là gì, hãy kiểm tra cẩn thận xem sự nhận biết khi tự hỏi nó ở đâu có phải là chính bản thân của tâm hay không. Nếu đúng vậy, thì nó giống như cái gì? Nếu nó hiện hữu, thì phải có một vật chất và màu sắc, mà chúng có sẵn chưa? Nếu nó không hiện hữu, bạn cũng giống như một xác chết vô ý thức; nhưng không có ai ở đó để suy nghĩ sao? Vì thế, trong phạm vi giới hạn của hiện hữu và không hiện hữu; hãy quán sát kiên định xem nó như thế nào. Trong cách đó hãy rút nhận biết của bạn vào trong và hướng thẳng vào nó.

Trong tìm hiểu này, bạn rơi vào một cực đoan nếu kết luận rằng tâm thực sự hiện hữu và có những tính chất nào đó như hình dáng, màu sắc, chiều kích, v.v... Cực đoan khác là kết luận tâm chẳng có gì. Nhiệm vụ khó khăn là định vị con đường của bạn giữa hai thái cực này. cái đầu tiên là cực đoan vĩnh cửu bám chấp vào tâm như một đối tượng hay đồ vật đang tồn tại. Nhưng khi bạn đổi hướng khỏi cực đoan đó, bạn lại giống như rơi vào thái cực đối nghịch của chủ nghĩa hư vô, suy nghĩ rằng tâm đơn giản là chẳng có gì. Nếu kết luận tâm là không có gì, vậy ai là người nghĩ ra điều đó. Nếu nó chẳng có gì, vậy làm sao cái không có gì có thể kết luận là nó không hiện hữu?

Đối với những khác biệt trong trí thông minh, một số người có thể tường thuật rằng họ chẳng tìm thấy gì trong phạm vi của hiện hữu và không hiện hữu. Hãy để họ khảo sát kỹ lưỡng cái tâm suy nghĩ rằng chẳng có gì được tìm thấy. Có điều gì đó là tĩnh lặng? Có một sự trong sáng không? Có một tĩnh lặng rỗng rang không? Hãy khảo sát! Nếu họ tường thuật rằng có một sự tĩnh lặng, đó là sự an định, vậy điều đó không phải là tâm. Hãy tìm ra tánh giác, và đáp ứng với bản tánh của nó.

Nếu họ nói nó là một sự rỗng không, đó là một khía cạnh, vậy hãy để họ tìm kiếm tánh giác. Nếu họ nói có một ý thức là một loại của tĩnh lặng và của trong sáng, mà không thể diễn tả, thì họ đã nhận dạng nó được một chút, vậy họ nên đi đến sự chắc chắnnhận ra nó. Hãy để giai đoạn thực hành tâm linh này kéo dài trong một ngày hoặc đến chừng nào cần thiết.

Vì bạn là người đang tìm hiểu bản tánh của tâm, nếu kết luận nó là một sự rỗng không, bạn đã đạt được nhận thức của một số khía cạnh về nó. Tuy nhiên, bạn cần đi sâu hơn. Bạn cần đạt được sự chắc chắn lớn hơn trong nhận thức của bản tâm. Bản văn nói điều này có thể làm trong một ngày. Điều đó là tốt. Nếu làm trong một tháng thì thật tốt. Bạn có thể kết thúc phận sự trong nửa giờ. Nếu thật sự sắc bén, bạn có thể kết thúc trong một giây hay trong khoảng thời gian khảy ngón tay. Trái lại, nếu là người chậm chạp thật sự, bạn có thể tiêu tốn cả đời cố thực hiện nó và vẫn không thành công.

Nhận Dạng Tánh Giác

Tất cả các đệ tử của bạn ngồi trước bạn trong tư thế bảy thuộc tính của Vairocana. Bây giờ hãy đặt nhận biết của bạn ngay trong không gian phía trước một cách kiên định không thay đổi, chú tâm không dao động, và trong sáng không có một đối tượng thiền định. Trong lúc làm như vậy, do sự khác biệt trong trí năng, ở một số người sẽ xuất hiện một thực tại dựa trên khái niệm phi cấu trúc, không thiền định, phi khái niệm trong dòng tâm thức họ. Một số khác sẽ có một sự kiên định trong nhận biết. Một số người sẽ có một ánh sáng rực rỡ tự nhiên, vững chắc của tánh Không, đó không phải là một sự trống rỗng không có gì cả; và sẽ có một nhận biết đó là tự thân tánh giác, nó là bản tâm. Một số người sẽ khởi lên một cảm giác của rỗng không minh bạch. Một số người khác, các hình tướng và tâm sẽ hoà nhập: hình tướng sẽ không bị bỏ quên bên ngoài và nhận biết sẽ không bị bỏ quên bên trong. Điều này sẽ xuất hiện một cảm giác rằng chúng trở nên bình đẳng bất khả phân. Chắc chắn những loại kinh nghiệm này sẽ xảy ra.

Giai đoạn rèn luyện này được dự định dành cho các đệ tử đầy đủ phẩm tính, đã hoàn toàn đạt được một số thấu suốt quyết định vào bản tâm, cho dù điều này có thể kéo dài bao nhiêu. Điều này ngụ ý rằng họ đã thiết lập một nền tảng thích hợp của sự trau dồi an địnhthiền quán, và do vậy đã chuẩn bị tốt cho giai đoạn thực hành kế tiếp hướng đến việc nhận dạng tánh giác.

Trong giai đoạn của thực hành này, không có mục tiêu để tập trung tâm và không có đối tượng tạo ra của thiền định hỗ trợ. Chẳng có bất cứ tạo tác nào. Sự khác biệt trong trí thông minh có thể ám chỉ các trình độ thông minh sắc bén khác nhau, sự trong sáng của nhận biết, hay của thanh tịnh. Cũng có những khác biệt trong cách kinh mạch kati bị đóng lại, mở ra một phần, hay hoàn toàn mở ra. Tuy nhiên, điểm cốt lõi là tất cả đệ tử chẳng giống nhau.

Với chúng ta bây giờ, hình tướngnhận biết dường như bị tách rời. Nhưng trong giai đoạn thực hành này, với một số người, hình tướng và tâm hòa nhập. Dường như chẳng còn việc tánh giác ở bên trong, và hình tướng bị tách rời ở bên ngoài.

Vào lúc đó, vị thầy tâm linh nên đưa ra hướng dẫn sau: Nào, bây giờ nên quát sát vững chắc tâm thức này khi đã đặt tâm kiên định không dao động. Này, một khi an định các niệm tưởng ép buộc trong tâm bạn ngay nơi chúng ở, và tâm không biến đổi, có phải đó là một vững chắc bất động hay không? À, điều này gọi là “an định”, nhưng nó không phải là bản tánh của tâm. Bây giờ hãy quán sát kiên định chính bản tánh của tâm bạn là sự tĩnh lặng. Có một tánh Không rực rỡ đó là không có gì, đó là không trau chuốt trong bản tánh của bất cứ vật chất, hình dáng, hay màu sắc nào hay không? Điều đó được gọi là “bản chất rỗng không”. Có phải có một sự huy hoàng của tánh Không, đó là sự bất tận, trong sáng, tinh khiết, êm dịu, và tỏa sáng, như nó là hay không? Điều đó được gọi là “tánh quang minh”. Bản tánh cốt tủy của nó là sự bất khả phân của tánh Không tuyệt đối, không xây dựng bằng bất cứ thứ gì, và trong sự liên tục, sống động rực rỡ của nó như tánh giác là sự chói lọi và tỏa sáng như nó là.

Sự nhận biết ngay lúc này, không lay chuyển, không thể diễn tả trực tiếp bằng lời, được đặt tên là “tánh giác”. Đó là cái tự suy nghĩ nên được đặt tên là “tâm”. Đó là cái luôn lưu tâm đến mọi thứ; nên được đặt tên là “tỉnh thức”. Mặc dù không nhìn thấy, nhưng nó là cái thấy đặc biệt, là trong sáng, kiên định, không thiền định, và vững chắc, nên nó được đặt tên là “thấu suốt”. Nó là cái tạo ra phân biệt giữa mọi hiện tượng cụ thể, giống như tách các lớp của một cái nấm, nên nó được đặt tên là “trí tuệ phân biệt”. Tất cả thuật ngữ như sugatagarbha,35 (Như Lai Tạng) “tinh túy duy nhất”, “bản tánh tuyệt đối,” “trí tuệ bổn nguyên,” “trung đạo,” “chân lý tối thượng,” “Mahamudra – Đại Ấn,” “Atiyoga – Đại Viên Mãn,” và “tánh Không” đều là tên của một thứ mà thôi. Tánh giác vững chắc này hiện hữu, nó là cái thấy hình tướng bằng mắt, kinh nghiệm âm thanh bằng tai, ngửi mùi bằng mũi, nếm bằng lưỡi, v.v... Mọi kinh nghiệm sự vật như vậy chỉ là sự nhận thức hiện tại của giác tánh. Tuy nhiên, vì chúng ta có điều này, và nó xuất hiện đa dạng như không thích, bám luyến, căm thù, v.v... và vì nó biết, nhớ lại, nhận thức được, chúng ta được đặt tên là “chúng sanh”.

Chúng ta phải biết rằng mọi hoạt động tinh thần, mọi nhận thức, và mọi trách nhiệm tâm linh của chúng ta được thực hiện bằng tâm. Trí tuệ phân biệt là khả năng phân biệt giữa các sự vật, để phạm trù hóa, và một trong những khả năng khác là để phân biệt các giai đoạn khác nhau của con đường.

Mặc dù đó là sự lưu tâm nhận biết trực tiếp, liên tục, nó không thể nhận ra chính nó, nên được đặt tên là “vô minh bẩm sinh”. Nó vô minh ra sao? Mặc dù mắt thấy mọi sự ngoài kia, nó không thể thấy chính bản thân nó. Tương tự, tâm không thấy, không biết, và không nhận thức chính nó, nên điều này gọi là “vô minh”. Ý thức xuất hiện đến chính nó được gọi là “tánh giác” và “trí tuệ bổn nguyên”. Tóm lại, nó chỉ là sự trong sáng này, ý thức kiên định đó là sự bình thường, hiện diện tự nhiên ngay chính lúc này.

Chúng ta có khuynh hướng không nhận thấy lỗi lầm của mình, hoặc, thậm chí nếu có thấy, chúng ta có khuynh hướng muốn che giấu chúng. Nếu bản thân chư Phật không che dấu lỗi của các Ngài và nếu Chúa Jesu không cố gắng che giấu lỗi lầm, vậy bạn có thực sự nghĩ rằng mình có thể che giấu lỗi lầm hay không? Người khác có thể tìm thấy lỗi lầm trong chúng ta, và họ có thể phỉ báng các Phật tửPhật giáo. Người phỉ báng người khác chỉ phô bày lỗi lầm của chính họ. Điều này không phải là nói chúng ta không có khuyết điểm; chúng ta thực sự có vì vẫn còn trên con đường. Chúng ta vẫn chưa thành Phật, và vì vậy buộc phải có lỗi lầmgiới hạn. Tuy nhiên, những người tiêu tốn thời gian tìm kiếm lỗi người khác và sau đó loan truyền, chỉ đem lại ô nhục trên chính họ. Ngoài ra, nếu chúng ta làm như vậy và tiêu tốn thời gian tìm kiếm lỗi người khác, đây là sự ô nhục của chính chúng ta. Nếu đi theo con đường Hinayana và thấy lỗi người khác, chúng ta có thể thu rút vào thực hành của chính mình vì lợi ích đạt giải thoát. Nhưng nếu đi theo con đường Mahayana và chúng ta nhận thấy lỗi của người khác, thì phản ứng thích hợp là lòng bi. Nếu đi theo con đường Kim Cương Thừa, dấn thân vào các giai đoạn phát triểnhoàn thiện, thì chúng ta phải trau dồi kiến thanh tịnh, thấy người khác trong khía cạnh thiêng liêng của họ. Trong trường hợp này, thì lỗi lầm của người khác không thành vấn đề, vì kiến thanh tịnh này làm bão hòa toàn bộ nhận thức thế gian của chúng ta.

Ngoài ra, nếu đang tham gia trong thực hành Atiyoga, cái thấy của chúng ta là vượt lên phạm vi của thanh tịnhbất tịnh. Với cái thấy này, chúng ta kinh nghiệm một tính bình đẳng, hay “vị bình đẳng,” của mọi hiện tượng. Khái niệm thanh tịnhbất tịnh thực sự không khởi lên. Về mặt lỗi lầm, chúng ta nên hướng vào chính mình, vì sự tìm kiếm lỗi người khác là sự ô nhục của chính chúng ta. Đức Dalai Lama thường phân biệt giữa tư cách đạo đức danh giá và đáng hổ thẹn. Tìm kiếm lỗi lầm trong người khác là đáng hổ thẹn. Về mặt đạo đứcphi đạo đức, tìm kiếm lỗi người khác và lăng mạ họ là vô đạo đức. Các hành giả của Giáo Pháp làm như vậy là bỏ rơi mục đích nguyện quy y, cũng như tôn giáo họ đang theo, với những người đứng ở vị trí cao thì sự ô nhục càng lớn; với những người ở vị trí trung bình, đây là sự ô nhục trung bình; và với người ở vị trí thấp, thì đây là sự hổ thẹn nhỏ. Trong mọi trường hợp, nó là một sự hổ thẹn. Ngay khi chúng ta hướng vào người khác và nói “bạn nên làm điều này,” chúng ta đã hoàn toàn đi quá xa. Nếu muốn tìm kiếm lỗi lầm, hãy tìm lỗi của chính mình và làm việc trên chính chúng ta.

Khi nghe về tánh giác hay trí tuệ bổn nguyên, người ta dễ nghĩ rằng, “À, loại tâm thức đặc biệt này là gì? Loại sự việc kỳ diệu này là gì? Nó ở đâu? Giá trị của nó là gì? Tôi phải tiêu tốn bao nhiêu để có được nó?” Trong việc so sánh với tánh giác, thậm chí một tỷ tỷ Mỹ kim cũng chẳng có gì đặc biệt; vì nó chỉ là tờ giấy. Ngược lại, tánh giác là nguyên nhân của sự toàn giác. Giác tánh được nói đến chỉ là sự tự nhiên, sự nhận biết bình thường không có bất cứ sự biến đổi, không có bất kỳ tạo tác nào. Nó không có khởi đầu, bất sinh, bất diệtvô trụ. Không nhận biết bản tánh của nó, chúng ta đi vào bám chấp nhị nguyên, bám chấp vào chính mình, bám chấp vào người khác, bám chấp vào nhân dạng chính cá nhân mình, bám chấp vào nhận dạng các hiện tượng khác. Kết quả của điều đó, là chúng ta tiếp tục lang thang trong chu trình sinh tử.

Nó không đặt nền tảng trong bất kỳ hình dạng hay màu sắc nào, nên thoát khỏi cực đoan của thuyết vĩnh cửu (thường kiến). Trong lúc nó không hiện hữu, nó là một sự đều đặn, trong sáng, quang minh tự nhiên không do tạo tác bởi bất kỳ ai, nên nó thoát khỏi cực đoan của thuyết hư vô (đoạn kiến). Nó không bắt nguồn từ một thời điểm nào đó, cũng không xuất hiện từ các nguyên nhânđiều kiện nào đó, nên nó thoát khỏi cực đoan của việc sinh ra. Tâm không chết hay dừng lại ở một thời điểm nào đó, nên nó thoát khỏi cực đoan của cái chết. Trong lúc nó không hiện hữu, năng lực sáng tạo không ngăn ngại của nó xuất hiện trong mọi cách, nên nó thoát khỏi cực đoan của tính duy nhất. Mặc dù xuất hiện trong nhiều cách, nó giải thoát khỏi bất kỳ bản tánh vốn sẵn nào, nên nó thoát khỏi cực đoan của tính vô số. Vì thế, nó được gọi là “cái thấy thoát khỏi các cực đoan”.

Nó được nói là “thoát khỏi thành kiến và thiên vị”. Chỉ riêng điều này được gọi là “tâm của Đức Phật.” Tâm của một chúng sanh, tâm đó trở thành một vị Phật, tâm đó lang thang trong sinh tử, và tâm đó kinh nghiệm hạnh phúcđau khổ, tất cả đều chỉ là điều này. Nếu điều này không hiện hữu, thì không ai kinh nghiệm luân hồi hay niết bàn, hoặc bất kỳ hạnh phúc hay đau khổ nào, mà điều đó ngụ ý một cực đoan hôn trầm của đoạn kiến.

Khi nói tánh giác đó thoát khỏi thành kiến ngụ ý rằng nó không có chiều kích trong không gian, và không thiên vị ngụ ý rằng nó siêu vượt không gianthời gian. Nghĩa là, nó không cư trú trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai, cũng không trong bất cứ phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc nào v.v...

Nếu bạn nhận biết bản tâm, đó là tâm của một vị Phật. Nếu không nhận ra bản tánh của nó, nó là tâm của một chúng sanh. Đó chỉ là vấn đề của phương diện nào. Như một sự loại suy, một người có thể được nhận dạng theo nhiều cách khác nhau tùy theo phương diện họ bị quan sát.

Chỉ riêng điều này chẳng ai tạo ra, mà là sự tự-hiện, bổn nguyên, và tự phát, nên nó được gọi là “trí tuệ bổn nguyên”. Giác tánh này không bắt nguồn từ hướng dẫn thâm sâu của một vị thầy tâm linh, cũng chẳng khởi nguyên từ trí thông minh sắc bén của bạn. Nguyên thủy và khởi nguyên, đặc tánh tự nhiên của tự-tâm hiện hữu giống như vậy, trước khi nó bị che ám bởi vô minh bẩm sinh, nhưng bạn không nhận biết hay biết chắc nó, nên bạn không thỏa mãn, và không tin. Do vậy, cho đến nay bạn vẫn còn trong nhầm lẫn. Nhưng giờ đây hãy chấp nhận nó như chủ nhân giàu có. Hãy biết bản tánh của chính bạn. Hãy biết những thói xấu của bạn. Điều đó được gọi là “nhận dạng tâm”.

“Vô minh bẩm sinh” này là điều tất cả chúng ta đều có, và nó ngăn cản việc tìm kiếm sự thỏa mãnchúng ta đang tìm. Nó cản trở chúng ta khỏi niềm tin; và làm chúng ta vẫn trụ trong sự không rõ ràng và nhầm lẫn. “Chủ nhân giàu có” ám chỉ chính bạn, Phật tánh của bạn, tánh giác của bạn. Bạn là chủ nhân của sự giàu có này, viên ngọc như của giác tánh chính bạn. Khi bản văn nói, “hãy biết bản tánh bạn” và “hãy biết thói xấu của bạn,” là đề nghị chúng ta không hành động giống như con mèo dấu phân của nó. Hãy nhận biết lỗi lầm của bạn và để chúng được hoàn toàn rõ ràng với chính bạn.

Nếu tâm là trống rỗng có nghĩa là không có gì, hoặc bổn nguyên không hiện hữu, vậy ai tạo ra người lang thang trong sinh tử và ai kinh nghiệm đau khổ? Một khi người ta thành Phật, do đâu xuất hiện trí tuệ bổn nguyên của tri kiến, lòng bi của khoan dunghoạt động giác ngộ của hành vi? Tất cả những điều đó được kinh nghiệm và tạo tác chỉ bởi tánh giác liên tục này, đó là sự trong sáng, nhận biết, và rỗng không bất phả phân. Cụm từ, “sự không nhiễm ô, con mắt duy nhất của trí tuệ bổn nguyên”36 ám chỉ điều này. Cụm từ “trong chốc lát mọi hiện tượng đều được thấm nhập và giữ gìn bởi trí tuệ bổn nguyên” và “sự đa dạng của hiện tượng với sắc tướng khởi lên từ tâm” ám chỉ riêng điều này. “Nó là sự kinh nghiệm đối tượng của phân biệt, tự-nhận thức, trí tuệ bổn nguyên” và đó là những trích dẫn có thẩm quyền khác.

Mọi hiện tượng của luân hồiniết bàn được lĩnh hội bằng việc hiểu biết ý nghĩa cái một này. như một loại suy, nếu nhận ra một giọt nước là ẩm ướt, bạn biết rằng tất cả nước đều ẩm ướt. Tương tự, do biết bản tánh của nhận biết, bạn nhận ra bản tánh của toàn bộ luân hồiniết bàn.

Hãy nhận biết rằng giờ đây bạn có được một cuộc sống làm người với nhàn rỗithuận lợi. Bạn đã gặp được giáo lý cốt tủy nếu áp dụng vào thực hành sẽ có khả năng dẫn bạn đến thành tựu giác ngộ viên mãn chỉ trong một đời. Ngoài ra có rất nhiều bậc thánh đến Mỹ mà bạn co cơ hội được gặp. Tự bạn hãy khởi lên suy nghĩ, “Bây giờ là lúc tin tưởng vững chắcáp dụng điều này vào thực hành.” Nếu thấy chính bạn vẫn lãng phí thời gian và không thực hành, hãy tự nhắc nhở; suy nghĩ, “Được rồi, nói thêm là không cần thiết và có thể có hại! Giờ đây mọi thứ đã được sắp đặt cho thực hành, không lẽ bây giờ quay trở lại, bỏ tất cả việc này và chỉ làm điều dại dột, lãng phí thời gian?”

Một số người có thể gặp được giáo lý này lại không có hiểu biết cơ bản về Phật giáo; và với những người này, giáo lý có thể có phần lạ lùng. Bạn có thể tự hỏi, “Bản văn này cho điều gì?” Nếu không có một nền tảng trong lý thuyếtthực hành, sẽ là điều tốt nếu bạn thiết lập điều đó. Cốt tủy của điều đó là hiểu biết ý nghĩa của thuật ngữ samsara, chu trình sinh tử là gì. Trình bày một cách ngắn gọn, hiện nay chúng ta là người, nhưng khó tránh khỏi bị tái sinh thành loài khác, ví dụ như một loài vật. Chúng ta không thích nghe hay suy nghĩ về điều đó, nhưng nếu tích lũy các nguyên nhân cho nó, thì dù có thích hay không, điều đó sẽ xảy ra. Chúng ta có thể bị tái sanh vào địa ngục , thậm chí còn tệ hơn một con vật; hoặc có thể bị tái sanh như tinh linh, mà chúng ta cũng chẳng thích chút nào. Nó không phải là vấn đề chúng ta thích gì; nếu dấn thân vào việc bất thiện, chúng ta dễ bị những tái sanh không may mắn như thế. Nếu tránh việc xấu, nhờ đó chúng ta có thể tránh được kết quả của việc xấu, đó là những dạng tái sanh khốn khổ.

Thậm chí trong cõi người, về mặt phẩm tính của cuộc sống cũng rất đa dạng giữa con người. Trong cuộc sống con người, điều giá trị là có được cuộc sống với nhàn rỗithuận lợi. Trái lại, được tái sanh là một bán thiên là vô giá trị. Họ có nhiều quyền năng nhưng không ích lợi và sinh ra việc không thực sự thỏa mãn. Tương tự, chư thiên có rất nhiều khoái lạc, nhưng khi đối diện với cái chết, họ kinh nghiệm một nỗi lo lắng to lớn vì thấy họ sắp trở lại các cõi thấp. Đó là sáu trạng thái của chúng sanh hiện hữu, điều quan trọng là nhận ra các nguyên nhânđiều kiện dẫn đến tái sanh trong sáu cõi. Giáo lý về chủ đề này được tìm thấy trong tất cả truyền thống của Phật giáo Tây Tạng: Sakya; Gelu, Kagyu, và Nyingma. Tất cả giáo lý đều hoàn toàn chi tiết và thấu đáo về chủ đề này, và bàn luận về những gì là vô thườngvĩnh cửu. Điều này gây ra câu hỏi, “Có thể giải thoát chủ thể chúng sanh khỏi thọ tái sanh nhiều lần trong sinh tử hay không?” câu trả lời là “có”. Điều đó có thể, tùy thuộc lòng từ của Đức Phậtgiáo lý Ngài đã ban.

Đi theo một số thực hành trong phạm vi Phật Pháp, có thể đạt giải thoát trong hai hay ba a tăng kỳ. Theo một số giáo lý khác, có thể đạt giải thoát trong năm hay sáu năm. Trong các giáo lý đạo Phật, có một số lớn các hướng dẫn đa dạng, được truyền dạy theo khả năng của cá nhân. Những người có khả năng sắc bén có thể sử dụng các giáo lýthực hành hùng mạnh, thâm sâu hơn, trong lúc người có khả năng chậm hiểu hơn chọn một con đường chậm hơn. Khuôn khổ căn bản của của giáo lý này là Tứ Diệu Đế, và nền tảng là Bốn Tư duy làm Chuyển Tâm. Một phương diện trọng yếu của nền tảng này là thọ quy y. Nếu bạn không biết bản tánh của thọ quy y thì khó có thể tìm hiểu ý nghĩa của việc đi vào thực hành này.

Tôi cũng muốn nói chuyện về vấn đề các bài nguyện khẩn cầu được làm bởi những vị thầy tâm linh và các hành giả khác của Giáo Pháp. Nếu chỉ có một người hoặc một cộng đồng nhiều người có nghiệp phải kinh nghiệm một số nghịch cảnh, liệu việc cầu nguyện có bất cứ lợi ích nào cho họ hay không? Nếu có, liệu có tùy thuộc vào ai đang cầu nguyện hay không? Đó là, nó hiệu quả chỉ với người thực hiện khẩn cầu như vậy nếu có năng lực tâm linh hay thanh tịnh to lớn hay không? Tôi không thể phán đoán năng lực cầu nguyện của một người trên những người khác. Điều tôi biết bây giờ là Tam BảoĐức Phật, Giáo Pháp, và Tăng Đoàn – thực sự có năng lực có thể giúp con người vào những lúc không may, bằng việc tẩy trừ các che ám của họ và v.v... Thế nên, vì năng lực của Tam Bảo, chắc chắnlợi ích trong việc dâng cúng các cầu nguyện cho hạnh phúc của người khác. Đây là chân lý của cầu nguyện của mọi người, không chỉ dành cho các vị thầy tâm linh, nên việc cầu nguyện cho người khác là rất đáng giá. Một cách cụ thể, bạn có thể tự hỏi liệu có bất kỳ lợi ích nào trong việc cầu nguyện cho những đau khổ từ tai họa tự nhiên v.v... hay không? Câu trả lời của tôi là việc cầu nguyện cho những người đang đau khổ, là người lạ, người thương mến, thân nhân, hoặc bất kỳ ai khác đều chắc chắnlợi ích. Cầu nguyện cho lợi ích của họ góp phần làm nhẹ bớt đau khổ của họ. Năng lực của các bài nguyện này xuất phát từ Tam Bảo, nhưng những cầu nguyện của bạn có thể ảnh hưởng góp phần cho lợi ích này. Những cầu nguyện như vậy có thể hiệu quả trong việc tẩy trừ những che ám tạm thời, cũng như các che ám tâm linh sâu hơn. Cũng nên nhớ trong tâm rằng việc cầu nguyện cho lợi ích người khác cũng là lợi ích cho chính người thực hiện cầu nguyện. Liên quan đến điểm này, tôi khuyến khích các bạn dẹp bỏ nghi ngờ sang một bên, và biết rằng các cầu nguyện như vậy là rất có công đứclợi ích.

Trong phần trước của bản văn, Đức Padmasambhava đã bàn luận về bản tánh của nhận biết bằng chính lời của Ngài. Trong phần sau Ngài sao lưu lại những lời của Ngài bằng sự trích dẫn kinh điển từ các tantra và luận thư vĩ đại, có thẩm quyền nhất về Atiyoga. Chủ tâm của Ngài là giúp thấm nhuần tự tin, xác quyết, lòng tin trong người đọc. Nói khác đi, Ngài phô bày rằng sự hiện diện của Ngài không chỉ là sự tạo tác của chính Ngài, mà dựa căn bản trên sự thấu suốt sâu thẳm nhất của Đức Phật.

Tantra Ba Diễn Đạt Của Giải Thoát Bằng Sự Quán Sát trình bày:

Ôi, Đức Thế Tôn của Bí Mật, xin lắng nghe! Bản tánh thanh tịnh của giác tánh trí tuệ của bạn, tánh Không thanh tịnh này không đặt cơ sở trong bản tánh của bất cứ vật chất hay màu sắc nào, là Đức Phật Samantabhadra (Phổ Hiền). Nếu bản tánh của trí tuệ nhận biết của bạn chỉ là cực lạctánh Không thì nó sẽ không là sự hoàn toàn rỗng không;37 mà đúng hơn, tánh giác trí tuệ của riêng bạn là sự biện biệttrong sáng bất tận, là Phật Samantabhadra. Bản tánh rỗng rang của tánh giác bạn không đặt nền tảng vào bất cứ vật chất nào, và sự hiện diện rõ ràng, phân biệt hiện nay của trí tuệ nhận biết của bạn là hiện diện bất khả phân; nên đây là Đức Phật Dharmakaya (Phật Pháp Thân). Giác tánh của bạn hiện diện như một kết tập vĩ đại của ánh sáng rõ ràngtánh không bất khả phân, là sự bất sinhbất diệt, nên là Đức Phật Bất Biến Quang. Nó có thể được nhận biết.

Ở đây, Vajrapani (Kim Cương Thủ) là bậc được khẩn cầu như “Đức Thế Tôn của sự Bí Mật”. Trình bày về bản tánh của nhận biết ở trên là có lợi chỉ cho những người đã hoàn toàn có một số thấu suốt vào các thực hành trước về việc tìm ra bản tánh của tâm. Do đó, nếu đã tìm thấy bản tánh của tâm và đã đạt được sự thấu suốt về mặt đó, bạn được ưu tiên cho giáo lý hiện tại này. Nếu không tìm kiếm bản tánh của tâm, giáo lý này sẽ không có ích cho bạn.

Bằng việc nhắc đến bản tánh của nhận biết như “sự thanh tịnh rỗng rang” và như sự bất tận, biện biệttrong sáng, Đức Padmasambhava tránh sử dụng cả hai thái cực của thuyết hư vôvĩnh cửu. Khi cố gắng dấn thân vào thực hành này, một số hành giả Tây Tạng và Phương Tây ngồi nhìn chằm chằm vào không gian phía trước với đôi mắt lồi ra như thể sắp thấy điều gì ở đó. Họ tự hỏi, “Khi nào tôi thấy nó? Nó ở đâu?” và hy vọng có thể tìm thấy điều gì đó làm họ hiểu ra điều gì. Họ sẽ không thành công, cái nhìn chằm chằm là để hướng ra không gian phía trước, nhưng không phải là có điều gì đó để thấy ngoài kia. Đúng hơn là cách nhìn chăm chú là phần đơn giản của kỹ thuật, cuối cùng sẽ dẫn đến sự thấu suốt vào sự bất khả phân của không gian bên ngoài và không gian bên trong. Sự hợp nhất của không gian bên ngoài và bên trong thường được nhắc đến trong thuật ngữ của sự loại suy của một đứa bé gặp được mẹ nó.

Và:

Ôi, Đức Thế Tôn Bí Mật, xin ban sự chú tâm trọn vẹn của Ngài cho con! Giác tánh trí tuệ rõ ràng của bạn là vị Phật, nên không cần tìm kiếm Phật ở đâu khác. Tánh giác rõ ràng, lung linh của bạn là liên tục, rõ ràng nên với Đức Phật Dharmakaya, không có thiền định nào phải được thành tựu. Tánh giác của chính bạn, Dharmakaya là không sinh, không chết, nên về mặt hành động không có đạo đức hay đồi bại.

Trích dẫn trên củng cố thêm sự khẳng định trước đó rằng tánh giác của bạn không là điều gì đó mà bạn sở hữu hoặc có được bởi vì bạn có tâm linh rất sắc bén, hay vì bạn có một vị thầy giỏi. Khi bạn đọc, “nên với Phật Dharmakaya (tánh giác của bạn), không có thiền định nào để thành tựu,” bạn có thể nghĩ, “Tốt, vậy tôi không cần thực hành. Tôi giỏi như tôi là.” Đó là một kết luận thích hợp nếu bạn ở tại giai đoạn này của thực hành, nhưng nếu không, bạn không nên nghĩ rằng mình có thể thay việc thiền định bằng sự tiêu tốn thời gian trên điện thoại, máy fax, hoặc máy tính.

Và:

Ôi Đức Thế Tôn! Chính sự rõ ràng, trong sáng liên tục này, và tánh giác hiện tiền của các bạn là vị Phật. Vì nó bất khả phân với tánh giác rõ ràng liên tục của các bạn, với Dharmakaya thì không có gì để thiền định trên đó. Bạn có thể nhận biết rằng giác tánh rõ ràngtrong sáng này của các bạn là vị Phật.

Làm thế nào chúng ta nhận ra tánh giác của chính mình như vị Phật? Một số trong chúng ta có thể nghĩ về Đức Phật như được mô tả trong các thangka (tranh cuộn). Đức Phật được mô tả theo cách đó là thường Nirmanakaya (Hóa Thân), hiện thân của Đức Phậtthân tướng, màu sắc, v.v... Ngược lại, Dharmakaya, bản tánh của giác tánh bạn, không có thân tướng. Nếu có thì sẽ là thân tướng gì? Khi bạn thẩm soát bản tánh của giác tánh mình, bạn có thể tìm ra nó có một thân tướng hay không? Nếu thật sự có một thân tướng, nó có một màu sắc hay không? Nếu có, thật tốt. Nhưng nếu không, nó là một sai lầmnhận ra tánh giác riêng bạn thật sự có một thân tướng với các hiện thân của Đức Phật. Phải nhớ rằng ba bậc loại suy sau đây về mặt trời gắn liền với Dharmakaya, Sambhogakaya, và Nirmanakaya. Mặt trời giống như Dharmakaya, là suối nguồn của những lưu xuất. Tia sáng chiếu ra từ mặt trời giống như Sambhogakaya, và kết quả sự xua tan bóng tối giống như Nirmanakaya.

Về mặt này, sự tỏa sáng và những tia sáng không khác biệt với mặt trời; đúng hơn, chúng cùng bản tánh như mặt trời. Cái này là lưu xuất của cái kia. Tương tự, tánh giác riêng bạn như Dharmakaya, như vị Phật, lưu xuất vô số thân tướng tự nhiên, tự phát vì lợi ích của chúng sanh. Từ một viễn cảnh tối thượng, Đức Phật được xem là vô tướng; và từ bối cảnh tương đối, Đức Phật được xem nhưthân tướng, bao gồm Sambhogakaya và Nirmanakaya. Nirmanakaya bao gồm nhiều thân tướng khác nhau của Đức Phật được phú cho ba mươi hai biểu tượng và tám mươi dấu hiệu của một vị Phật, và có trí tuệ hiện tượng tính và bản thể tính. Thuật ngữ Tây Tạng cho Đức Phật bao gồm hai âm tiết, chữ đầu tiên là sang, có nghĩa tỉnh thức hoặc làm tan biến. Một vị Phật đã tỉnh thức và làm tan biến mọi cảm xúc phiền não, như tham, sân, và si. Chữ thứ hai gye có nghĩa phát triển hay làm thỏa mãn, ngụ ý rằng một vị Phật đã hoàn thiện mọi phẩm tính xuất sắc của giác ngộ.

Người có thể thực sự tìm hiểu ý nghĩa và sự sâu xa của giáo lý này là những người đã đạt được sự thấu suốt đích thực vào giai đoạn phát triểnhoàn thiện, ngụ ý một mức độ cao về sự trưởng thành tâm linh và thấu suốt. Vào lúc nghe những trình bày này về sự nhận ra vị Phật và tánh giác, bạn có thể bị sửng sốt. Nếu vậy, bạn nên biết rằng sẽ có nhiều bàng hoàng sắp xảy đến! Chẳng hạn, trong tiến trình chuyển tiếp của trạng thái-mộng, bản văn sẽ giải thích thậm chí bạn hoàn toàn không hiện hữu ra sao; và sau đó bản văn sẽ khảo sát tỉ mỉ những khía cạnh khác của thực tại gắn liền với trạng thái-mộng. Vậy hãy chuẩn bị.

Và một đoạn văn từ Tantra Ngọn Đèn Của Trí Tuệ Bổn Nguyên trình bày:

Ôi Đức Thế Tôn của Bí Mật, Xin lắng nghe! Vị Phật hoàn toàn viên mãn trụ ở giữa trái tim bạn. Dharmakaya của sự nhận biết liên tục, trong sáng an trụ với hạnh của trí tuệ bổn nguyên tự phát. Đức Thế Tôn Bí Mật, Dharmakaya ở giữa tim bạn không đặt nền tảng trên dấu hiệu, nên nó hiện diện như tánh Không.38 Nó an trụ như sự nhận biết rõ ràng, liên tục. Nó hiện diệnchướng ngại không bị che ám. Vì nó tự phát, nên hiện diện liên tục như một nền tảng không thiên vị của hình tướng. Đức Thế Tôn của Bí Mật, sự hiện diện rỗng rang của Dharmakaya, không đặt nền tảng trên các dấu hiệu, là bản tánh thanh tịnh của ý thức nhận biết chính bạn. Nó không đặt nền tảng trên bất cứ vật chất hay màu sắc nào, nên nó là sự thanh tịnh này, sự hiện diện rỗng rang.

Và:

Đức Thế Tôn của Bí Mật, Dharmakaya, an trụ ở giữa tim bạn như sự nhận biết liên tục, rõ ràng, chính là tánh giác này của bạn, mà bản tánh vốn liên tục, trong sáng, và rõ ràng. Ôi Đức Thế Tôn của Bí Mật, giác tánh chính bạn, không có sinh diệt, trong sáng trong sự bình đẳng của ba thời. Thân của Đức Phật không có trước hay sau, nên trí tuệ bổn nguyên là trong sáng không che ám. Trí tuệ bổn nguyên của tri kiến không thiên vị,39 nên với đôi mắt của trí tuệ bổn nguyên, ý nghĩa của mọi hiện tượngtrong sáng vô song.

Và:

Đức Thế Tôn của Bí Mật, sự hiển lộ của Dharmakaya hiện hữu dựa vào thân bạn. Ngài an trụ giữa trái tim bạn. Sự trong sáng của Ngài là sự trong sáng lưu xuất từ mắt bạn. Vị Phật an trụ trong trái tim bạn, và dù bị bao phủ bởi thân thể bằng máu, thịt, Ngài vẫn không bị ngăn che. Do đó không bị che ám bởi thân, Ngài hiện diện trong sángchướng ngại trong ba thời. Đó là phẩm tính bất sinh bất diệt của giác tánh bạn.

Sự trình bày “trong sáng lưu xuất từ mắt bạn” gắn liền với kinh mạch nối trái tim đến mắt. Sự trong sáng này là một loại tánh sáng, và vì nó vượt lên ba thời quá khứ, hiện tại, và tương lai, nên nó bất sinhbất diệt.

Chỗ của giác tánh là trái tim bạn, vậy xét trong mộ nghĩa nào đó, bạn mang thai với Dharamkaya của chính bạn. Nếu tìm kiếm giác tánh tại vùng tim, bạn không thể thấy nó, vì tánh giác không đặt nền tảng trên hình tướng, cũng không hiện hữu như một thực thể vật chất. Sự xác nhận chỗ của tánh giác tại trái tim là sự ẩn dụ. Trong lúc ngụ ở trái tim, nó là tánh giác tương tự này, hoặc Dharmakaya, làm tỏa sáng toàn bộ luân hồiniết bàn, bao gồm các giấc mộng của bạn. Cho tính chất ẩn dụ của trình bày này rằng tánh giác cư trú ở trái tim, bạn không nên lo lắng tánh giác bị mất khi bị thay tim. Giác tánh không trọ trong trái tim theo nghĩa đen, cũng không trọ trong não, như được người phương Tây hiện đại thường suy nghĩ.

hiện diệnchướng ngại, không bị cản trở bởi năm thân của các dấu hiệu.40 Điều này là phẩm tính không chiều kích của thân Đức Phật. Về mặt hành động, nó là sự hiện diện phi chướng ngại, không bị che ám bởi những xu hướng ngủ ngầm của đạo đức hay đồi bại. Vì ánh sáng rực rỡ của trí tuệ bổn nguyên không có bên ngoài hay bên trong, đây là tính bất nhị trong mối liên quan của đối tượng và trí tuệ bổn nguyên. Không bị chướng ngại bởi các lỗi lầm của vô minh, nó là sự hiện diệnchướng ngại.

Và:

Đức Thế Tôn của Bí Mật, tính tự phát hiện diện ở giữa trái tim bạn như một tập hợp quang minh của tánh giác chính bạn. Nó là nền tảng liên tục của hình tướng cho mọi thứ; vì tánh giác lưu xuất từ mắt bạn, các thân tướng xuất hiện để có thể được thấy một cách liên tục. Vì tánh giác lưu xuất từ mũi bạn, mùi được ngửi một cách liên tục. Sự nhận biết của người ý thức được mùi là Dharmakaya. Tùy theo nhận biết của bạn lưu xuất ra, sinh dục của nam và nữ tiếp xúc nhau, và hỷ lạc khởi lên liên tục. Sự nhận biết của người kinh nghiệm hỷ lạc cũng là Dharmakaya. Hãy biết bản tánh của nó!

Chương 119 của Tantra ngang bằng với hư không, kết hợp với ý nghĩa cuối cùng của Đại Viên Mãn trình bày:

Dhramakaya này, thoát khỏi các thái cực, không phải không hiện hữu, mà là tỉnh thức và nhạy bén. Nó không là thuyết hư vô, mà là sự nhận biếttrong sáng. Nó không là thuyết vĩnh cửu, nhưng không có vật chất. Nó không là sự nhị nguyên, mà là không có đôi. Nó không là một hợp nhất, nhưng tỏa khắp mọi thứ.

Sự trình bày Dharmakaya là “không có đôi” có nghĩa nó không có bạn đồng hành. Bản tánh của nhận biết, Dharmakaya có thể nhận dạng. Nó là Dharmakaya trải qua mọi loại kinh nghiệm này – thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, kinh nghiệm đại lạc của giới tính, v.v... Tuy nhiên, đừng đơn giản đánh đồng nó với nhận thức nhảy quanh như con khỉ từ cửa sổ này sang cửa sổ khác. Chúng không giống nhau. Bạn có thể nói về nhận biết quá khứ, hiện tại, và vị laitrạng thái nhận biết của bạn trong ngày và đêm. Pháp Thân không giống như tất cả các trạng thái nhận biết chỉ xảy ra ở một số thời gian này chứ không phải ở thời gian khác, nhưng các trạng thái đó có thể được xem như phẩm tính của Pháp Thân. Bản tánh của Dharmakaya chính là bản tánh của toàn bộ luân hồiniết bàn. Nó không hiện hữu như một vật chất, cũng như khôngthân tướng. Đúng hơn, Dharmakaya là hiện thân của trí tuệ bổn nguyên. Đừng đúc kết thực tại quy ước với thực tại tuyệt đối thành một, vì chúng không giống nhau. Những hướng dẫn của thực tại quy ước có thể dẫn chúng ta đến chân lý tuyệt đối, nhưng không nên nghiên cứu về thực tại quy ước bằng con đường của các hướng dẫn về thực tại tuyệt đối. Kinh nghiệm hiện tại ngay bây giờ của chúng ta ở đây là quy ước, và chúng ta bắt đầu từ những kinh nghiệm này cho đến lúc rốt ráo. Nếu đơn giản đánh đồng thực tại quy ước với thực tại tối hậu, bạn sẽ chẳng hiểu được cái này hoặc cái kia.

Sự Trong Sáng, Tự Nhiên, Bất Sinh, trình bày:

Nếu bạn biết thực tại của nhận biết bất biến, liên tục này, đó là hiện tại bổn nguyên, đó là sự thiền định của Vajrasattva.

Và:

Vì tự-tâm không sinh hay diệt nên nó hiện diện không khởi đầu và không kết thúc. Do đó, vì tâm bất biến trong ba thời, nó không có thực chất và tỏa khắp, và do vậy nó giống hư không. Thoát khỏi các cực đoan của lấy, bỏ,41 thoát khỏi hiện hữu, không có khái niệm, nó không phải không hiện hữu, và thoát khỏi tính hư vô (đoạn kiến). Thoát khỏi các thái cực của hiện hữu và không hiện hữu, nó là sự tự-hiện. Vì bản tánh của nhận biếtkhông sinh, không diệt, nó là một hiện thân của trong sáng tự nhiên. Thanh tịnh và tỏa sáng, nó không có bên ngoài hay bên trong, nên nó là sự tự-nhận biết của Dharmakaya.

Thảo luận này tiếp tục với đầy đủ chi tiết. Tất Cả Thành Tựu Tối Cao trình bày:

Ôi bậc vĩ đại, xin lắng nghe! Bản tánh của con là như vầy: sự hiện hữu của con không hơn một thực thể; sự phô diễn của con bộc lộ trong khía cạnh nhị nguyên; nguồn gốc của con xuất hiện như chín yana (thừa); sự tổng hợp của con được tổng hợp như Đại Viên Mãn; cuộc sống của con là tinh thần của tỉnh thức; nơi an trụ của con là để an trụ trong bản tánh tuyệt đối của thực tại; sự trong sáng của con là trong sáng trong không gian của nhận biết; sự tỏa khắp của con là để tỏa khắp vũ trụ hữu tình và vô tình; và nguồn gốc của con là để xuất hiện như toàn bộ hiện tượng thế gian. Về phần sự phô diễn của con, con không có các dấu hiệu của vật chất. Về phần cái thấy của con, con thoát khỏi các đối tượng được chú tâm. Về phần ý thức của con, không có lời nào để mô tả nó. Tinh túy này, không khởi lên từ nguyên nhân, thoát khỏi mọi lựa chọn ngôn từ.

Chín yana là chín phương tiện tâm linh trong phạm vi Phật giáo, khởi đầu với Sravakanaya và lên đến tột bậc là Đại Viên Mãn. Có sự phân loại khác về tám, chín, và mười yana, nhưng tất cả đều chỉ cùng hệ thống của thực hành Pháp. Nếu mô tả đầy đủ chi tiết, chúng có chín yana, nhưng tất cả có thể tổng hợp như Đại Viên Mãn. Hãy nhớ rằng mọi sự liên quan đến “không gian của nhận biết” việc sử dụng chữ “không gian” mang tính ẩn dụ. “Toàn bộ vũ trụ vô tình và hữu tình” bao gồm toàn bộ luân hồiniết bàn. “Các đối tượng của chú tâm” là những gì bạn có thể thấy hay thể hiện cụ thể. Ý thức đơn giản là không thể diễn tả được, vì nó vượt lên mọi chọn lựa của ngôn từ. Tất Cả Thành Tựu Tối Cao tiếp tục:

Nếu muốn nhận thức thấu đáo thực tại đó với sự tin chắc, hãy khảo sát nó khi bạn trống rỗng. Thực tại đó là sự bất sinh của tự thân-thực tại. Dựa trên sự khảo sát, tự bản thân-tâm thức là không có sự ngừng dứt; và tự thân-thực tại giống như hư không, là sự ẩn dụ của không gian. Tự thân-thực tại đó là không có đối tượng, được minh họa bằng tính không khách quan. Nó không thể diễn tả bằng lời nói, mà để thốt ra lời nói không thể diễn tả, nó được bộc lộ trong bản tánh của thực tại không khách quan. Nếu ý nghĩa cuối cùng của điều này không được nhận biết, thì bất cứ thuật ngữ nào về thực tại được bộc lộ, bạn sẽ không gặp được tôi; chuyển hướng ngược với tôi, tôi bị che ám; và không đạt được bản tánh của Giáo Pháp.

Và:

Bản tánh của Tâm Linh Tỉnh Thứctinh hoa của mọi hiện tượng không có ngoại lệ. Bất sinh và nguyên sơ, nó không có sự che ám; không có con đường để tiến hành, không có khó khăn cạm bẫy, bổn nguyên tự phát, không cần phải nỗ lực.
Thảo luận này tiếp tục một cách chi tiết. Danh Sách Vajra Trích Dẫn Kinh Điển Về Trí Tuệ trình bày:

Ý nghĩa của bản thân-thực tại là không khác hơn trí tuệ bổn nguyên, trong sáng, tự-hiện. Đừng tìm kiếm viên ngọc như ý quý báu này; chính bản thân bạn đã có nó.

Tất Cả Thành Tựu Tối Cao trình bày:

“Trí tuệ bổn nguyện tự-hiện” là sự tự-xuất hiện, và khởi lên không có nguyên nhânđiều kiện. Nó là trí tuệ bổn nguyên trong sáng bất tận.

Và:

Tinh túy đó, không có nguyên nhân hay điều kiện, chi phối mọi sự và là mọi sự.

Và:

Mọi hiện tượng là tôi, vậy nếu bản tánh này của tôi được nhận biết, thì sẽ biết được mọi hiện tượng.

Và:

Tôi là người phát hiện mọi thành tựu, Tâm Linh của Tỉnh Thức. Tâm Linh Tỉnh Thức là tất cả thành tựu tối cao. Chư Phật ba thời được tạo bởi Tâm Linh Tỉnh Thức. Hiện tượng của thế gian hữu tình và vô tình được tạo ra bởi sự tỉnh thức của tâm linh.42

Mọi thảo luận như vậy trong sutra và tantra chỉ nhắc đến tâm liên tục, trống không, và trong sáng này của hiện tại. Việc không biết bản tánh này của bạn là nền tảng của sự nhầm lẫn; nó là “vô minh”. Nó được gán cho là “sự vô minh là nền tảng nhầm lẫn của chúng sanh trong tam giới.” Biết được bản tánh này của chính bạn được gán cho là “Nền tảng Samantabhadra của giải thoát.” Khi sự hiện diện này như tánh sáng và tánh Không trung lập hợp với đạo lý, thì được đặt tên là “nền tảng.”

Tất cả chúng sanhnhân loại, loài chó, và mọi loài khác – đều có Phật tánh, vì chúng tachúng sanh hữu tình, do vậy tất cả chúng ta đều có loại tâm đã được bàn luận ở đây.

Nền tảng của luân hồi, niết bàn, và mọi hạnh phúc, đau khổ đều không khác hơn chính ý thức nhận biết hiện tiền này. Tùy theo sự hướng dẫn của vị thầy tâm linh, các đệ tử biết được bản tánh của họ, tin tưởng vào nó và đi đến sự tin chắc, nền tảng là sự giải thoát trong chính nơi chốn của nó. Do vậy, đây là hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống được gọi là “sự giải thoát tự nhiên của nền tảng.” Hãy biết điều này trong cách đó. Đây là chương đầu tiên để thành tựu sự an định và được giới thiệu vào tính thấu suốt của trí tuệ bổn nguyên của giác tánh. Samaya.

Đã niêm ấn, niêm ấn, niêm ấn.

4

Sự Giải Thoát Tự Nhiên của Nhầm Lẫn:
Các Hướng Dẫn dựa trên Kinh Nghiệm
về Tiến Trình Chuyển Tiếp Của Giấc Mộng

Chủ đề phổ biến thứ hai, tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng, bao gồm các hướng dẫn thiết thực, có thể so sánh với việc giơ cao một ngọn đèn trong phòng tối. Các hướng dẫn này gắn liền với khuynh hướng tiềm tàng và dẫn đến việc chuyển hóa thanh tịnh quang vào con đường. Trong chủ đề này có ba phần: (1) các hướng dẫn về huyễn thân vào ban ngày và sự giải thoát tự nhiên của hình tướng, (2) các hướng dẫn về giấc mộng vào ban đêm và sự giải thoát tự nhiên về sự nhầm lẫn, và (3) các hướng dẫn kết thúc về thanh tịnh quang và sự giải thoát tự nhiên về ảo tưởng

CÁC HƯỚNG DẪN VỀ THÂN HUYỄN

Ở đây có hai phần: huyễn thân bất tịnhhuyễn thân thanh tịnh.

Huyễn Thân Bất Tịnh

Trong một nơi cô tịch hãy ngồi trên một đệm dễ chịu và trau dồi tâm linh tỉnh thức, suy nghĩ, “Cầu mong tất cả chúng sanh khắp hư không đạt được Phật quả viên mãn! Với mục tiêu đó con sẽ thiền định trên sự giải thoát tự nhiên về hình tướng qua các hướng dẫn về thân huyễn.” Sau đó dâng hiến khẩn cầu, “Xin ban phước để con có thể thực hành huyễn thân. Xin ban phước để con có thể nhận ra samadhi (đại định) như-huyễn.”

Thân của chính bạn là một huyễn thân bất tịnh, và có thể thấy chính bạn có huyễn hay không bằng cách áp dụng giáo lý này vào thực hành. Lý do của việc đi vào nơi cô tịch là để bạn thoát khỏi quấy rầy. Nhưng điều gì quấy rối bạn? Bạn tự quấy rối chính bạn, nếu không tự mình lo âu thì bạn hoàn toàn ổn định. Nói khác đi, sự nhấn mạnh không ở hoàn cảnh mà là cách bạn phản ứng với hoàn cảnh. Tâm chúng ta bị khích động và lo âuchạy theo các đối tượng của năm giác quan. Nếu có thể kiểm soát điều đó, chúng ta hoàn toàn đạt được sự tĩnh mịch. Nếu vấn đề thực sự nằm trong năm đối tượng của giác quan, chúng cũng sẽ có khả năng quấy rối xác chết. Do đó, sống trong một nơi không bị quấy rầy có nghĩa là bạn dừng lại việc quấy rối chính bạn.

Điểm quan trọng đầu tiên của thực hành là trau dồi một động cơ đúng đắn. Việc chỉ ngồi ở đó với động cơ hoàn toàn của thế gian mà tiến hành thiền định là không đủ. Đúng hơn, giữa các khả năng có một động cơ đạo đức, không đạo đức, hay trung lập, điều cần thiết là phát sinh một động cơ đạo đức, đặc biệt là động cơ của Tỉnh thức Tâm linh vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Khi bạn đem đến cho tâm chúng sanh khắp không gian, hãy nhớ rằng tất cả chúng sanh đều mong muốn hạnh phúc mà không biết cách gieo trồng hạt giống hạnh phúc. Tất cả chúng sanh đều mong muốn thoát khỏi đau khổ nhưng không biết làm cách nào tránh các nguyên nhân gây đau khổ.
Sự giải thoát tự nhiên của hình tướngsự giải thoát tự nhiên của mọi sự xảy đến với năm giác quan của bạn. Có thể dâng hiến bài nguyện khẩn cầu đến vị thầy tâm linh của bạn hay đến chư Phật, Pháp, và Tăng Đoàn khi bạn muốn.

Nó cũng giống như vầy: mọi hiện tượng đều không hiện hữu, nhưng chúng xuất hiện để hiện hữu và được thiết lập như đa dạng các sự vật, giống như trắng và đỏ. Điều đó là vô thường lại bị bám chấp là vĩnh cửu, và không thực sự hiện hữu lại chấp là thực sự hiện hữu. Mặc dù người ta nói rằng điều này gây ra sự trói buộc của tất cả chúng sanh là như một ảo ảnh, vì bám chấp vào sự hiện hữu thực sự của hình tướng lừa dối, hiện tượng giờ đây xuất hiện như hiện hữu thật sự. Khởi nguyên này xuất hiện từ tính không có thực, giờ đây chúng xuất hiện ngay cả dù chúng không hiện hữu, và vào lúc cuối chúng sẽ trở thành không có gì. Hãy suy niệm rằng vì những điều này, đó là không có tính vĩnh cửu, ổn định, hoặc bất biến, không có tự tánh, chúng giống như ảo giác.

Hiện tượng được định rõ là đạo đức, không đạo đức, tốt, xấu, v.v.... Mặc dù chúng là huyễn và không thực sự hiện hữu, chúng ta lại chấp vào chúng như có thực hay thực sự hiện hữu. Thế gian này có phải khởi nguyên từ điều gì đó có thật hay không? Không, nó xuất phát từ tính không có thực. Bản tánh đích thực của thực tạinhư huyễn; đây không phải là điều gì đó mà chúng ta giả tạo thêm vào trên hiện tượng. Thậm chí dù hiện tượng xuất hiện như thể chúng hiện hữu thực sự, chúng cũng không thực sự hiện hữu trong cách đó. Đúng hơn, chúng giống như hình ảnh trên một màn ảnh truyền hình: mặc dù bạn thấy mọi loại sự vật trên màn hình, cũng không có thực tại tương ứng bên trong máy truyền hình.

Sau đó hãy buộc một gương thật rõ cao khoảng một sải tay (cubit) treo phía trước bạn. Hãy tắm rửa và nhìn vào gương hình dạng của bạn với các đồ trang sức. Hãy tán thưởng nó v.v..., và thấy nếu có một trạng thái tâm thích hay không thích. Nếu có, hãy tự suy nghĩ, “Mỗi lần khởi lên vui thích vì tán thưởng thân này, cũng giống như một phản chiếu trong gương, bạn đã nhầm lẫn. Thân này chỉ là một hình tướng tùy theo sự kết tập liên quan phụ thuộc vào các nguyên nhânđiều kiện, mà trong thực tại nó chưa từng hiện hữu. Tại sao lại bám chấp vào nó như là chính bạn và vui thích trong nó?: hãy thiền định trong một thời gian dài về sự phản chiếu của thân trong gương.

Một cubit là khoảng cách từ khuỷu tay đến đầu ngón tay bạn, nhưng điểm quan trọng ở đây đơn giản là có điều gì đó yểm trợ cho một gương. Vì bạn có thể có nhiều gương khắp nhà, nên hoàn toàn không cần lo về vị trí. Tuy nhiên, nếu không có gương treo tường, thì hãy làm như bản văn đề nghị. Sau khi tắm rửa, dù bạn là nam hay nữ, hãy mặc quần áo sang trọng, lịch sự; trang sức quý giá, v.v... sau đó nhìn bạn phản chiếu trong gương. Hãy cố nhìn những phần đẹp nhất của bạn. Nếu bạn là một đứa bé có thể sẽ tự vui đùa khi làm trò xấu trong gương. Khi quán sát phản ứng của tâm thức bạn, phải nhớ rằng không có nền tảng thích hay không thích vì không có bản chất, hoặc thực tại trong sự phản chiếu này. Nếu thực sự kinh nghiệm một số vui thích khi tự tán thưởng mình, hãy nhận ra bản tánh nhầm lẫn của phản ứng này. Giống như sự phản chiếu trong gương xảy ra đối với một kết tập liên quan phụ thuộc vào các nguyên nhânđiều kiện, do vậy sự thật này có phải là của chính thân chúng ta. Trong trường hợp phản chiếu trong gương, các nguyên nhânđiều kiện liên hệ phụ thuộc này là gì? Trong sự phụ thuộc vào một gương, là vị trí của thân bạn ở trước nó và sự quán sát phản chiếu xuất hiện của gương. Tương tự, có những nguyên nhânđiều kiện mà cũng từ đó thân xuất hiện, và trên nền tảng của thân có sự bám chấp tinh thần vào một cái tôi. Mặc dù chúng ta bám chấp vào bản ngã, trong thực tại lại chẳng có bản ngã.

Nếu thử thực hành điều này một hay hai lần vì tò mò và sau đó quên nó thì không đủ. Để thực hành này được hiệu quả, chúng ta cần thiền định trong một thời gian dài về sự phản chiếu của thân trong gương. Điều này có hiệu lực mạnh mẽ trên sự bám luyến của chúng ta, thân thể chúng ta, v.v... Chẳng hạn, từ lúc chúng ta còn rất bé, nhiều người trong chúng ta trở nên quen thuộc với sự khen thưởng của cha mẹ mình, và chúng ta học tập sự tán thưởng chính mình theo cách tương tự như vậy. Kết quả là chúng ta trở nên thèm khát nhiều tán thưởng, chấp nhận, và khen tặng, và sợ người khác xem thường, không tôn trọng, và phản đối. Bị lưỡng lự giữa hy vọngsợ hãi liên quan đến sự chấp nhậnphản đối của người khác, chúng ta không e dè làm bất cứ cái gì có thể nhằm có được sự kính trọng của họ. Chúng ta ăn mặc chải chuốt chỉnh tề, cố gắng xuất hiện trong cách thể hiện tốt nhất của chính mình v.v... Trong cách này, chúng ta hoàn toàn tự mình làm mắc bẫy vào tám mối quan tâm thế gian. Sự thèm muốn xảy ra khi chúng ta hy vọng đạt được điều gì đó, và sợ hãi phát sinh với suy nghĩ không có được nó. Hoặc nếu hoàn toàn có nó, chúng ta sợ bị mất và hy vọng có thể giữ được nó. Tất cả mối hy vọngsợ hãi này, thương và ghét xuất phát từ việc bám chấp vào những gì là vô thường mà cho là vĩnh cửu. Ngoài sự nhầm lẫn đó, chúng ta hy vọng lớn lao vào samsara. Nếu mọi người sống vĩnh cửu như chúng ta quan niệm, thì không có ai chết và thế giới này không đủ lớn để chứa tất cả những người bất tử này. Các đối tượng của bám luyến, sân hận, hy vọngsợ hãi tất cả đều khởi lên từ ảo tưởng này, có tác dụng trong trạng thái thức và trong giấc mộng.

Sau đó thốt ra những lời lăng mạ và vạch ra nhiều khuyết điểm, nếu thấy có sự bất mãn hãy suy niệm, “Mọi ca tụng và lăng mạ giống như các khuynh hướng tiềm tàng, và vì thân không có bản chất nên thái độ thích hay không thích là nhầm lẫn.” Hãy thiền định một cách rõ ràng về sự phản chiếu trong gương như đối tượng tâm linh của bạn. Thay đổi luân phiên giữa ca tụng, lăng mạ và đánh đồng chúng. Đó là thời công phu thứ nhất.

Kế tiếp để rèn luyện trong ngữ giống như một tiếng dội, hãy đi đến bất kỳ nơi nào không có bạn đồng hành, ở đó không có tiếng dội. Hãy la lớn những lời tốt đẹpxấu xa. Khi những lời đó vọng trở lại hãy hướng vào tiếng dội hay âm thanh đó, không chấp bám vào việc không có tiếng ồn. Cũng thực hành về ngữ của bạn giống vậy, như một tiếng dội.

Về việc rèn luyện trong ý thức như một ảo ảnh, hãy xem xét hay hình dung một ảo ảnh. Giống như tìm kiếm mà không thể tìm thấy nó, sự tụ hội các tư duy để chuyển tâm cũng không có một tự tánh, giống như một ảo ảnh. Đó là thời công phu thứ hai.

Sau đó hình dung rằng sự phản chiếu trong gương hòa tan vào thân bạn, và thiền định về thân bạn khi nó xuất hiện và vẫn không có tự tánh. Vào lúc đó, hãy suy niệm như vầy, “Đấng Bhagavan (Bạc già Phạm- Như Lai), bậc Đại Uyên Bác đã bàn luận về mọi hiện tượng dưới dạng mười loại suy, mọi hiện tượng được hợp thành cũng giống như một ảo ảnh, giống như một giấc mộng, ảo tưởng, giống như một sự phản chiếu, giống như một thành phố của gandharvas (càn thát bà), như một tiếng dọâi, như sự phản chiếu của mặt trăng trong nước, giống như bọt nước, giống như một ảo giác của mắt, và giống như một bóng ma. Chúng không thực sự hiện hữu.” Vào lúc đó, nếu có bạn đồng hành, hãy để họ nói với bạn; hoặc nếu không có hãy tưởng tượng trong tâm thức tự tán thưởng mình và biểu hiện nhiều sự tôn trọng đến chính bạn. Nếu tư tưởng vui thích khởi lên, hãy làm chúng bình đẳng trong sự không hiện hữu thực sự. Sau đó hãy tưởng tượng bị lăng mạ, bị cướp đoạt và đánh đập. Nếu trạng thái tâm linh bất mãn khởi lên hãy làm chúng bình đẳng trong sự không hiện hữu thực sự. Hãy thiền định trên điều này như không còn cách nào khác hơn việc tán dương hoặc lăng mạ phản chiếu trong một gương. Khi bạn thực sự được ca ngợi hay lăng mạ, hãy xem chúng như nhau như thể sự phản chiếu trong gương. Nếu bám luyến hay sân hận khởi lên, hãy rèn luyện trong các đối tượng thiền định trước đó trong một thời gian dài. Do đó, nếu tất cả tám mối quan tâm thế gian xuất hiện trong dòng tâm thức bạn cũng giống như một ảo giác, bạn được thông thạo trong thực hành huyễn thân bất tịnh. Đó là thời công phu thứ ba.

Sự rèn luyện trên tương đương trong giai đoạn phát triển, trong đó trước tiên bạn hình dung đã chọn Bổn Tôn trong không trung phía trước, và sau đó quán tưởng Ngài tan hòa và trở nên bất khả phân với thân bạn. Vào lúc đó, thân bạn tự nhiên xuất hiện trong thân tướng của Bổn Tôn đã chọn. Giáo lý về sự phản chiếu trong gương này cũng gắn liền với mỗi kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Huyễn Thân Thanh Tịnh

Mục đích của các giai đoạn thực hành khác nhau về yoga giấc mộng, bao gồm giai đoạn đầu tiên của việc thấy rõ giấc mộngdựa trên nền tảng đó, tham gia trong thực hành về sự lưu xuất và chuyển hóa là gì? Có phải nó đơn giảncho phép chúng ta thỏa mãn các dục vọng liên quan đến tám mối quan tâm thế gian hay không? Dĩ nhiên câu trả lời là không. Lý do của rèn luyện này là biết được các nguyên nhân của sự đau khổ liên tục của chúng ta. Do đó, mục tiêu của giáo lý này chuyển hóa tương tự như mục đích của Tứ Diệu Đế và Bốn Suy Niệm Làm Chuyển Tâm.

Huyễn thân bất tịnh không chỉ là chính thân chúng ta; đúng hơn là rèn luyện này gắn liền với toàn bộ môi trường và mọi sự vật trong đó, các thành phố, nhà cửa của các bạn, v.v... Nó không chỉ bao gồm môi trường vô tình mà còn bao gồm mọi chúng sanh trong vũ trụ. Tại sao chúng ta cần giáo lý này? Vì chúng ta có khuynh hướng bám chấp vào nhân dạng cá nhân mình cũng như sự giống nhau của các hiện tượng khác. Trong cách này, chúng ta bám chấp vào những gì không hiện hữu như đang hiện hữu; và ngoài ra còn có hai loại bám chấp: bám chấp vào nhân dạng cá nhân và bám chấp vào một hiện tượng đồng nhất. Để chống lại khuynh hướng tâm thức lừa gạt này, Đức Phật đã dạy mười loại suy về mọi hiện tượng đang tồn tại giống như ảo giác, như tiếng dội, như ảo ảnh, như sự phản chiếu v.v...

Nếu chúng tathể đạt được một nhận biết thực sự về sự không hiện hữu thực sự của hiện tượng, thì thật tuyệt diệu; nhưng ở mức tối thiểu, chúng ta phải có được một số hiểu biết về tính thiếu thực chất của hiện tượng. Một cách để làm điều này là thiền định về thân bạn và hiện tượng khác đều có tính chất huyễn ảo. Trong khi hiện tượng thực chất chẳng hơn sự phản chiếu trong gương, chúng ta lại phản ứng với chúng bằng việc bám chấp vào tính không hiện hữu đó như đang hiện hữu. Trên căn bản đó phát sinh thương và ghét. Đó là phản ứng chủ yếu của chúng ta với hiện tượng kinh nghiệm thế gian của mình; và hai phản ứng bám luyến, thù ghét này phát sinh toàn bộ năm độc. Do không chống nổi năm độc này, chúng ta lang thang trong sáu cõi khác nhau của hiện hữu. Vậy mục đích hay ý nghĩa khác nhau của các loại suy này là gì? Là làm chậm lại để chúng ta có thể nhận ra bản tánh của chính sự hiện hữu chúng ta và các hoạt động của chúng ta giống như một ảo ảnh hay tiếng dội. Tóm lại, sự bất thiệnnguyên nhân của sinh tử vô tận. Trước tiên chúng ta phải nhận ra sự bất thiện đã vi phạmnhận biết các hậu quả có hại của nó. Để chống lại các nguyên nhân này, điều quan trọng là sám hối các vi phạm và tịnh hóa chúng bằng phương tiện của bốn năng lực chữa bệnh. Điều này dần dần dẫn đến việc giải thoát khỏi sinh tử.

Tập trung vào bản tánh huyễn ảo của hiện tượng, hãy thấy chúng giống như một giấc mộngna ná với thực hành trong giai đoạn phát triển, trong đó bạn quán tưởng hay hình dung chính mình là bất cứ vị Bổn Tôn nào đã chọn, như Đức Phật Vajrasattva, Avalokiteshvara, Padmasambhava, Sakyamuni, hoặc bất kỳ thân tướng nào của Đức Phật. Trong thực hành như vậy, hãy quán tưởng chính bạn đang sống trong một cõi tịnh thổ của trí tuệ bổn nguyên; và trong cõi tịnh độ đó bạn hình dung một nơi mà các Bổn Tôn nam và nữ đang trụ, tất cả các Ngài thanh tịnh trong bản tánhhiện hữu như một ảo ảnh. Trong thực hành này, bạn xem chính mình và người khác đều hoàn toàn thanh tịnhhiện hữu phi thực chất, và thấy mọi hiện tượng, hữu tình và vô tình như xuất hiện mà vẫn không thực sự hiện hữu. Đó là bản tánh chung của giai đoạn thực hành phát triển. Mục đích của thực hành này là gì? Sự rèn luyện như vậy gieo trồng hạt giống cho sự thành tựu toàn giác vì lợi ích của chính mình và người khác.

Trau dồi tâm linh tỉnh thức như bạn đã làm trước đó, và ngồi trong tư thế xếp bằng. Vị thầy tâm linh phải ngồi trên một ngai, mặc trang phục của Phật Vajrasattva. Các đệ tử nên cầm một viên pha lê ngang mắt họ và nhìn chăm chú vào thân Đức Phật Vajrasattva. Nhờ làm như vậy, thân của Phật Vajrasattva bao gồm năm loại ánh sáng cầu vồng sẽ xuất hiện trong hai, ba hay nhiều chỗ. Hãy thiền định về thân rực rỡ đó, tuy xuất hiện nhưng không có tự tánh, như đối tượng tâm linh của bạn. Đó là thời công phu thứ tư.

Trong thực hành này, nếu có thể, vị thầy tâm linh của bạn ngồi xếp bằng và mặc trang phục của Phật Vajrasattva. Nếu không thể, vị thầy tâm linh có thể được thay thế bằng một bức họa, tượng, hay một hình vẽ của Phật Vajrasattva. Nếu bạn không có bất cứ thứ gì, bạn có thể chỉ quán tưởng Đức Phật Vajrasattva. Do cầm một viên pha lê ngang mắt trong lúc nhìn vào thân Phật Vajrasattva, bạn có thể thấy Đức Phật Vajrasattva trong một vài nơi như kết quả của quá trình khúc xạ. Nếu có thể vô số chư Phật hiện diện chỉ trên một vi trần thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi có một số vị Phật xuất hiện với một mắt của bạn. Về mặt tất cả chư Phật có thể thích hợp trên một vi trần, không phải là tất cả chư Phật đến từ mọi hướng và tất cả đều cố tụ hội trên một vi trần. Đúng hơn là tất cả chư Phật có thể hiện diện chỉ trên một vi trần, vì bản tánh của một vi trần cũng giống như bản tánh của toàn bộ luân hồiniết bàn. Nó là điều mà trong ngữ cảnh nói rằng tất cả chư Phật có thể thích hợp trên một vi trần. Vậy bản tánh sự nhận biết của chính chúng ta là gì? Có phải bản tánhtương tự như mọi thứ khác hay là điều gì đó tách biệt? Nếu bạn cho rằng bản tánh sự nhận biết của chính mình là điều gì đó tách biệt, vậy thì mọi thiền định gắn liền với sự bổn nguyên, vị trí, sự biến mất của ý thức và mối tương quan với ba thời, v.v... của nó sẽ bị sai lạc.

Sau đó hãy để thân linh thiêng này, một thân xuất hiện nhưng không có tự tánh, xuất hiện rõ ràng như đối tượng tâm thức bạn; hãy quán tưởng nó tan hòa vào chính thân bạn và quán tưởng rõ ràng thân bạn giống như vậy. Khi thiền địnhrèn luyện chính bạn trong cái thấy toàn bộ thế giới hữu tình và vô tình giống như vậy, bạn đã tinh thông trong thực hành của thân thanh tịnh. Trong tiến trình chuyển tiếp khi các thân tướng hiền minh và phẫn nộ xuất hiện, chắc chắn bạn sẽ giải thoát. Vì thế, phần chánh của thực hành tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống chỉ là điều này, và thực hành chuẩn bị cho tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng và của tự thân thực tại tùy thuộc vào cái một này; vậy hãy cố gắng trong điều này một cách kiên trì nhất. Ngoài ra, huyễn thân bất tịnh là cốt yếu cho thực hành chuẩn bị của tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành, do đó cả hai huyễn thân này là thực hành chính của tiến trình chuyển tiếp. Đây là sự giải thoát tự nhiên của hình tướng qua những hướng dẫn về huyễn thân. Samaya.

Nhờ rèn luyện chính bạn trong cái thấy toàn bộ thế gian hữu tình và vô tình như không tự hiện hữu, nó không đơn giản là bạn thêm điều này vào thế gian. Trái lại, thực hành này chỉ hoạt động như chất xúc tác để có được sự thấu suốt vào bản tánh của thực tại. Nó bắt đầu như một tiến trình tưởng tượng, nhưng lại dẫn đến một nhận biết trực tiếp về thực tại.

Nếu bạn đạt được nhận biết trong thực hành của huyễn thân thanh tịnh này, thì trong tiến trình chuyển tiếp sau khi chết, chắc chắn bạn sẽ đạt giải thoát. Tốt nhất là bạn có thể giải thoát khi thân lưu xuất hiền minh xuất hiện, và nếu không thì bạn sẽ giải thoát khi các hình tướng phẫn nộ xuất hiện. Cách khác, nếu bạn lão luyện trong thực hành này, chắc chắn bạn sẽ giải thoát trong tiến trình chuyển tiếp sau khi chết. Do đó, sự thực hành hiện nay về huyễn thân thanh tịnh có thể được xem là thực hành chuẩn bị cho các tiến trình chuyển tiếp khác.

Điều này kết thúc sự mô tả tóm tắt về huyễn thân thanh tịnh. Vào lúc đó nếu bạn thấy chưa thực sự hiểu bản văn và luận giảng này, tôi đề nghị bạn học những mô tả khác chi tiết hơn về chủ đề này. Nền tảng của yoga giấc mộng là các thực hành trước đó về huyễn thân thanh tịnhbất tịnh. Lý do của điều này là trong trạng thái-mộng rất nhiều khuynh hướng ngủ ngầm khác nhau xuất hiện như nội dung của giấc mộng. Chúng ta không có bất cứ sự kiểm soát nào trong lúc đang nằm mộng. Vì thế, nhờ sự rèn luyện trong thực hành như huyễn này vào ban ngày, chúng ta thiết lập một nền tảng cho sự đạt được việc kiểm soát tâm và điều đó cũng dẫn đến việc kiểm soát trong tiến trình mộng. Nếu thiếu cả hai điều đó chắc chắn chúng ta sẽ không kiểm soát được khi thực sự đi vào tiến trình chuyển tiếp sau khi chết.

Một số người nói với tôi rằng họ muốn học thực hành này vì muốn có thể dạy cho người khác. Đó là một cạm bẫy khi lắng nghe giáo lýáp dụng vào thực hành để bạn có thể trở thành một vị thầy. Động cơ đúng là áp dụng giáo lý vào thực hành để có thể là nguyên nhân đưa đến sự giải thoát khỏi đau khổsinh tử cho chính bạn và người khác. Nếu thực hành giống như vậy, thì khi kinh nghiệm đích thực khởi lên trong dòng tâm thức bạn, bạn sẽ là một vị thầy thật sự. Điều này xảy ra không do ước muốn là một vị thầy, mà do trau dồi động cơ ở trên.

NHỮNG HƯỚNG DẪN BAN ĐÊM VỀ GIẤC MỘNG
SỰ GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN CỦA SỰ NHẦM LẪN

Ở đây có ba phần: (a) hiểu rõ trạng thái mộng, (b) lưu xuất và chuyển hóa, (c) xua tan những che ám đến giấc mộng.

Giấc mộng được gây ra bởi khuynh hướng tiềm tàng, vì thế hãy xem tất cả những hình tướng ban ngày như giấc mộngnhư ảo ảnh. Theo sự trình bày trong sự viên mãn của trí tuệ, việc đạt được hiểu biết sâu sắc là “Mọi hiện tượng đều giống như một giấc mộngảo ảnh.” Nói cụ thể nó là điều chủ yếu để thực hành các hướng dẫn về hình tướng ban ngày và huyễn thân. Vào lúc này, hãy hình dung mạnh mẽ rằng môi trường, nhà cửa, thành phố, bạn đồng hành, việc nói chuyện, và mọi hoạt động của bạn đều là giấc mộng; và thậm chí nói lớn lên rằng: “Đây là một giấc mộng.” Hãy tiếp tục hình dung điều này chỉ là giấc mộng.

Sau đó khi đi ngủ vào buổi tối, hãy trau dồi Tâm Linh của Tỉnh Thức với suy nghĩ, “Vì lợi ích của tất cả chúng sanh khắp không gian, tôi sẽ thực hành samadhi-như huyễn, và sẽ đạt được Phật quả viên mãn. Với mục tiêu đó, tôi sẽ rèn luyện trong giấc mộng.” Sau đó khi bạn nằm hãy nằm nghiêng về vai phải, đầu quay về hướng bắc, tay phải áp dưới má, và tay trái đặt lên đùi. Hãy quán tưởng rõ ràng thân bạn như thân Bổn Tôn đã chọn.

Bổn Tôn đã chọn của bạn có thể là Phật Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni), hay vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn, như là Đức H.H. Dalai Lama, H.H. Dudjom Rinpoche, hoặc H.H. Karmapa. Tất cả các vị này đều là những tulku đích thực, nên tôi nghĩ rằng điều này thật hoàn toàn thích hợp. Ngài Thinley Norbu Rinpoche, một trong những con trai của H.H. Dudjom Rinpoche, đã bình luận rằng khái niệm của người Mỹ về một tulku khác với truyền thống khái niệm của đạo Phật. Người Mỹ hiểu tulku (hoá thân) là người nhận tái sanh như một tulku và sau đó sống cuộc sống phục vụ người khác. Rồi ngay sau khi chết, vị này chuyển sang kiếp sau và thọ tái sanh trở lại lần nữa. Sau đó họ sống một cuộc sống như tulku, chết đi, và không để lãng phí bất cứ thời gian nào, lại chuyển đến một cuộc sống khác. Thật là vội vàng, hối hả, gấp gáp – một cách tiếp cận kiểu giao thông vào giờ cao điểm đến quả vị tulku. Ngài Trinley bình luận rằng ngược lại với điều đó, quan điểm của đạo Phật là Dharmakaya (Pháp Thân) lưu xuất dễ dàng và vô lượng như các Sambhogakaya (Báo Thân), giống như những tia sáng chiếu ra từ mặt trời. Tất cả điều này xảy ra một cách tự nhiên và vô hạn. Quan điểm đó rất khác biệt với sự chuyển di thẳng một cách vội vàng của vị tulku nhỏ vượt thời gian, nhảy vọt từ kiếp này sang kiếp khác. Có những tulku đích thực, hiện thân thanh tịnh từ Sambhogakaya một cách dễ dàng. Đức Phật Sakyamuni là một tulku rất vĩ đại. Do đó, chư Phật đơn giản là thân lưu xuất của Sambhogakaya và Dharmakaya.

Cũng có các vị khác lập nguyện vị tha nhận tái sanh và cuộc sống hướng dẫn phục vụ, và bạn cũng có thể nói họ là những tulku. Ngày nay nhất là ở phương Tây, khi chúng ta nghe về một lama hóa thân cùng lúc thành hai hay ba người khác nhau cùng thời gian, chúng ta nghĩ, “Điều này thật ngạc nhiên. Làm sao có thể xảy ra điều này?” Chúng ta hỏi những câu như vậy vì có cái thấy đơn giản và chật hẹp về ý nghĩa của một tulku. Vậy bạn có ngạc nhiên về hay hoặc ngay cả ba tia sáng chiếu ra từ mặt trời cùng lúc hay không? Giống như những tia sáng mặt trời, các vị tulku là vô số.

Nếu sự quán tưởng của bạn không được rõ ràng, hãy thiết lập một suy nghĩ tự hào, “Tôi là vị Bổn Tôn đã chọn.” Hãy hình dung rằng đầu bạn được tựa vào lòng của vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn; và tập trung sự chú tâm một cách sống động vào Đức Orgyen Padma nơi cổ họng bạn, có kích cỡ bằng khớp ngón tay cái của bạn; với vẻ mặt rực rỡ tươi cười, tuy xuất hiện nhưng không có tự tánh. Cúng dường cầu khẩn trong tâm, “Xin ban phước để con có thể hiểu rõ trạng thái mộng. Xin ban phước để con có thể nhận ra trạng thái mộng như trạng thái mộng.” Nằm xuống theo vị trí sư tử ngủ và phát sinh khao khát mạnh mẽ nhận ra trạng thái mộng như trạng thái mộng; và trong lúc làm như vậy, chìm vào giấc ngủ mà không bị gián đoạn bởi bất cứ tư tưởng nào khác. Thậm chí nếu bạn không hiểu rõ nó vào lần thử đầu tiên, hãy lập lại nhiều lần, và tha thiết thực hành với lòng khao khát mạnh mẽ.

Khi thức dậy vào buổi sáng, hãy suy niệm rõ ràng và mạnh mẽ, “Không có bất cứ một giấc mộng nào trong tối hôm qua còn lại khi tôi thức giấc. Tương tự, không có bất kỳ hình tướng ban ngày nào sẽ xuất hiện vào tối nay trong giấc mộng của tôi. Không có khác biệt giữa các giấc mộng ban ngày và đêm, nên chúng là ảo ảnh, là giấc mộng.” Đó là một thời công phu.

Nếu bạn vẫn không hiểu rõ trạng thái mộng thậm chí sau khi đã thực hành nhiều lần, thì với những thực hành trước hãy hình dung chính bạn như vị Bổn Tôn đã chọn, vị anh hùng duy nhất, và quán tưởng một cách rõ ràng, sống động tại cổ họng bạn là vị Bổn Tôn đã chọn lặp lại một lần nữa, có kích thước bằng ngón tay cái của bạn. Hướng ý thức vào nó không thúc ép và rơi vào giấc ngủ trong lúc mường tượng rằng bạn sẽ biết được trạng thái mộng như trạng thái mộng. Đó là thời công phu thứ hai.

Nếu bạn thấy làm như vậy vẫn khó hiểu rõ trạng thái mộng, hãy hình dung tại cổ họng bạn một hoa sen bốn cánh, với chữ OM ở chính giữa, AH ở phía trước, NU bên phải, TA ở phía sau, và RA ở bên trái. Trước tiên hướng sự quan tâm của bạn vào chữ OM ở giữa; sau đó khi trở nênbuồn ngủ hãy tập trung sự nhận thức của bạn vào chữ AH phía trước. Khi rơi vào giấc ngủ, hãy chú tâm vào chữ NU ở bên phải. Khi đã ngủ hoàn toàn, hãy tập trung vào chữ TA ở phía sau. Khi bị rơi nhanh vào giấc ngủ hãy tập trung vào chữ RA ở bên trái. Trong lúc ngủ hãy tập trung chú tâm vào chữ OM ở giữa, và với sự canh chừng giấc mộng không bị gián đoạn bởi bất cứ niệm tưởng nào khác, hiểu rõ trạng thái mộng với sự nhận biết giấc ngủ của bạn. Đó là thời công phu thứ ba.

Nếu những chủng tử tự không rõ ràng và bạn vẫn không hiểu rõ trạng thái mộng theo cách đó, hãy tập trung sự chú tâm của bạn một cách rõ ràngsống động vào một bindu ánh sáng tại cổ họng bạn; và với sự canh chừng giấc mộng lúc rơi vào giấc ngủ và nhờ vậy hiểu rõ trạng thái mộng. Đó là thời công phu thứ tư.

Thiền định luân phiên giữa các đối tượng thiền quán, và thực hành với một hiểu biết mạnh mẽ rằng các hình tướng ban ngày là những giấc mộng. Thậm chí tối thiểu trong vòng một tháng hành giả sẽ hiểu rõ trạng thái mộng.

Thoạt tiên sẽ có nhiều giấc mộng hơn, sau đó chúng sẽ trở nên rõ ràng và rồi chúng sẽ được hiểu rõ. Trong trường hợp của một hoàn cảnh đáng sợ, thật dễ nhận ra “Đây là một giấc mộng.” Thật khó hiểu rõ nó một cách tự phát, nhưng nếu hiểu được thì đây là sự ổn định. Nếu không hiểu rõ nó trong bất cứ cách nào, thì có thể bạn vi phạm giới nguyện tantric, vậy hãy áp dụng việc thọ quy y, trau dồi tâm linh tỉnh thức, hồi phục qua sám hối mantra một trăm âm, cúng dường ganachakra, tránh nhiễm ô, và thiền định theo những cách trước. Nhờ làm như vậy, trạng thái mộng sẽ được hiểu rõ chỉ trong vòng hai hay ba tháng, và cuối cùng bạn sẽ có thể hiểu rõ nó một cách thường xuyên.

Một ác mộng có thể hoạt động như chất xúc tác để hiểu rõ giấc mộng như giấc mộng. Như một loại suy, khi người Tây Tạng hoảng sợ vào lúc Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, nhiều người đã cầu nguyện, “Ôi, Guru Rinpoche, Guru Rinpoche, xin quan tâm đến con! Tara, xin quan tâm đến con! Con thọ quy y!” Nhưng khi mọi sự tốt đẹp, Guru Rinpoche không còn trong tâm họ. Tara không còn trong lòng họ, và Đức Phật cũng chẳng có trong tâm họ. Điều này cũng tương tự như trong trường hợp giấc mộng. Khi kinh nghiệm ác mộng thật dễ nhận ra đây là một giấc mộng, nhưng một nhận biết mạnh mẽ như vậy lại khó đối với giấc mộng bình thường. Tuy nhiên, nếu bằng phương tiện thực hành tha thiết, kéo dài bạn sẽ thật sự nhận ra trạng thái mộng như vậy, đây là một thành tựu nhiều ổn định hơn.

Phục hồi giới nguyện bị đứt qua sám hối thường bao gồm nghi lễ tịnh hóa các giới luật mật tônghành giả vi phạm. Sự tịnh hóa như vậy cũng có thể được hoàn thành nhờ tụng niệm mantra một trăm chữ và cúng dường tiệc ganacakra. Ngoài ra, hành giả phải hết sức tránh những việc bất thiện. Nói khác đi, điều này tùy theo việc vi phạm một hứa nguyện tantric, vậy hãy áp dụng bất kỳ hoặc tất cả các thực hành trước để tịnh hóa vi phạm đó và sau đó quay trở lại thực hành. Một khi hiểu rõ giấc mộng, bạn rèn luyện trong sự chuyển hóa và lưu xuất của giấc mộng, đó là giai đoạn kế tiếp của thực hành này.

Rèn Luyện Trong Sự Lưu Xuất Và Chuyển Hóa Của Giấc Mộng

Trong lúc hiểu rõ trạng thái mộng, hãy suy niệm, “Vì bây giờ là thân giấc mộng, nên có thể chuyển hóa nó trong bất kỳ cách nào.” Bất kể những gì xuất hiện trong giấc mộng, sự xuất hiện của ma quỷ, con người, loài chó, khỉ, v.v..., hãy thiền địnhchuyển hóa chúng thành vị Bổn Tôn đã chọn. Thực hành nhân rộng chúng bằng sự lưu xuất và thay đổi chúng thành bất cứ những gì bạn thích. Đó là thời công phu thứ năm.

Mọi chủ thể và đối tượng trong giấc mộng đều có thể chuyển hóa. Trong giai đoạn này của thực hành, bạn có thể có một trăm thứ và chuyển hóa chúng thành một, hoặc chỉ có một thứ và nhân nó lên hàng trăm lần. Đây là thực hành mà Ngài Milarepa đã làm trong lúc thức, khi Ngài lưu xuất vô số thân tướng của một đối tượng nào đó. Trong một chuyện kể cá nhân, chính Ngài hiện thân trong sừng một con trâu Yak, mà không cần làm sừng trâu yak trở nên lớn hơn hay làm cho Ngài nhỏ đi. Đó là một biểu hiện rằng Ngài đặc biệt thành thạo trong loại thực hành này.

Trong lúc biết rõ trạng thái mộng, bằng việc phát sinh tha thiết mạnh mẽ đi đến cõi Abhirati ở phía đông hay cõi tịnh độ Orgyen ở hướng tây, bạn có thể đi đến đó và cầu thỉnh Giáo Pháp. Để hàng phục những ma quỷ xuất hiện v.v... hãy thực hành chính bạn hiện thân như một garuda (Kim Xí Điểu) hoặc Hayagriva hay tương tự, và chuyển hóa chúng thành bất cứ cách nào bạn muốn. Ngoài ra, hãy thực hành cô đọng nhiều thứ thành một, và nhân lên một thứ thành nhiều thứ. Đó là thời công phu thứ sáu.

Trên việc nhận biết trạng thái mộng về những gì nó là, bạn có thể phát sinh khao khát đến một cõi tịnh độ; hoặc đơn giản bạn có thể thấy môi trường hiện tại của bạn hoàn toàn như một cõi tịnh độ. Bất kể kinh nghiệm hay hiểu biết nào bạn có trong giai đoạn thực hành phát triển đều có thể áp dụng ở đây. Trong lúc mộng bạn có thể quán tưởng năm gia đình Phật, Vajrasattva, Padmasambhava, hoặc Amitabha đang hiện diện ở cõi Abhirati hay bất cứ cõi tịnh độ nào khác.

Cái thấy qua giấc mộng: Hiểu rõ trạng thái mộng và đi đến một bờ sông lớn. Hãy suy niệm, “Vì tôi là một thân tâm thức trong giấc mộng, chẳng có gì để dòng sông cuốn đi.” Bằng việc nhảy xuống sông bạn sẽ được mang đi bởi dòng chảy của cực lạctánh Không. Thoạt tiên, vì sự chấp bám của ngã chấp bạn sẽ không dám nhảy, nhưng điều này sẽ không xảy ra một khi bạn đã quen thuộc dần với nó. Tương tự, nhờ thấy mọi thứ như lửa, vách núi và loài thú ăn thịt, mọi sợ hãi sẽ khởi lên như samadhi (đại định). Điểm then chốt cho tất cả điều đó là rèn luyện trong các hình tướng ban ngày, thân huyễn, và liệu trước một cách mạnh mẽ về trạng thái mộng. Khi sắp ngủ, điều quan trọng là hướng sự chú tâm của bạn đến bất cứ những gì đang cảm thấy rõ tại cổ họng, hãy là vị thầy tâm linh của bạn, vị Bổn Tôn đã chọn, các chủng tự, hoặc bindu, và điều then chốt là không để bị gián đoạn bởi các khuynh hướng tiềm tàng. Đó là thời công phu thứ bảy.

Trong lúc mộng, bạn phải nhớ rằng mọi sự xảy ra đều không có thực chất hơn một giấc mộng. Ở đây thực sự không có việc nhảy vào dòng nước lũ; không có việc nhảy; cũng không có nước để nhảy vào. Với nhận biết đó, bạn nhảy vào dòng sông. Thực hành này không chỉ áp dụng cho việc nhảy vào dòng sông mà còn vào bất cứ hoàn cảnh nguy hiểm nào dính dáng đến bất kỳ bốn nguyên tố nào. Trong trạng thái mộng, bạn có thể gặp loài thú nguy hiểm hay bất cứ hoàn cảnh đáng sợ nào, bao gồm việc thấy mình trong hỏa ngục, địa ngục lạnh, hoặc trong cõi ngạ quỷ. Do vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh khủng khiếp nào, hãy nhận biết trạng thái của chính bạn như thân tâm thức, và nhận ra mọi khía cạnh của giấc mộng là chẳng hơn một giấc mộng. Với nhận biết này hãy đi vào những gì nhìn có vẻ như một hoàn cảnh nguy hiểm. Tôi gấp rút nhấn mạnh rằng đây là một thực hành giấc mộng. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ đi đến Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) và nhảy xuống, với suy nghĩ, “Ồ, chẳng thực sự có người nhảy,” như vậy bạn sẽ tự kết liễu đời mình và sẽ gặp khó khăn tối thiểu trong năm trăm kiếp sau đó. Ngoài ra, trong trạng thái mộng này nếu thực hành đúng bạn sẽ được cuốn đi bởi dòng chảy cực lạctánh Không, sẽ chẳng giống như việc xảy ra nếu bạn nhảy khỏi Cầu Cổng Vàng.

Xua Tan Những Chướng Ngại Của Giấc Mộng

Ở đây có bốn phần: (i) sự xua tan qua lúc thức, (ii) xua tan qua tính hay quên, (iii) xua tan qua nhầm lẫn, và (iv) xua tan qua rỗng không.

Xua tan qua Tỉnh thức. Ngay khi mới nhận ra “Đây là một giấc mộng!” họ thức dậy và đây là sự xua tan của nhận thức đó.43 Để xua tan điều đó, hãy duy trì sự chú ý của bạn ở vị trí tim và phía dưới, và tập trung tâm bạn trên một bindu màu đen có kích cỡ bằng hạt đậu, được gọi là “chủng tự của bóng tối,” trên lòng hai bàn chân. Điều đó sẽ xua tan nó.

Xua tan qua tính Hay Quên. Điều này đòi hỏi phải cảm thấytrạng thái mộng, nhưng đột nhiên trở nên nhầm lẫn và để cho giấc mộng đi tiếp như thông lệ. Để loại bỏ điều đó, hãy rèn luyện trong thân Huyễn vào ban ngày, và tập làm quen với sự hình dung trạng thái mộng. Sau đó, lúc sắp đi ngủ, hãy làm với khao khát “Cầu mong tôi biết được trạng thái mộng như trạng thái mộng, và không bị nhầm lẫn.” Ngoài ra hãy trau dồi sự chú tâm, suy nghĩ, “Cũng thế, khi tôi thấy rõ trạng thái mộng, cầu mong tôi không bị nhầm lẫn.” Điều này sẽ xua tan nó.

Xua Tan Qua Nhầm Lẫn: Nếu giấc mộng của bạn chỉ là các hình tướng lừa gạt của những khuynh hướng tiềm tàng có hại, sự nhận biết của bạn trở nên lộn xộn và không bao giờ hoàn toàn nhận ra trạng thái mộng. Do đó, vào ban ngày hãy hình dung giấc mộng một cách mạnh mẽ và làm nổi bật thân huyễn.44 Hãy áp dụng tịnh hoá chướng ngại, thực hành mong muốn và sám hối, và cúng dường ganachakra. Nhờ thực hành mãnh liệt pranayana với năng lượng sự sống và tiếp tục với toàn bộ điều này, khó khăn sẽ được xua tan.

Xua Tan Qua Sự Mất Ngủ: Nếu giấc ngủ bị xua tanđề phòng mạnh mẽ, và bạn bị rối vì ý thức không chịu ngủ, chống lại việc này bằng cách quán tưởng một bindu màu đen ở giữa ngực bạn. Phát sinh sự đề phòng không cưỡng ép và chỉ trong một thoáng, và nhờ giải phóng sự nhận biết của bạn, không thiền định về giấc ngủ, bạn sẽ rơi vào giấc ngủ và thấy rõ trạng thái mộng.
Xua Tan Qua Sự Lười Biếng: Trước tiên, đối với việc không ảo tưởng (trong chu trình sinh tử) và sự xuất hiện của tinh linh, bạn có thể làm một ít thực hành trong nhập thất v.v... Bạn cũng có thể thấy rõ trạng thái mộng; nhưng sau đó khi không tách khỏi sự thỏa mãn dục vọng, bạn bị nhiễm trong sự tiêu khiển vô ích. Với một tính khí yếu đuối bạn trở nên hoàn toàn bình thường, và vì lười biếng, bạn làm hỏng sự thực hành tâm linh của mình. Không có kiến thanh tịnh về bất cứ Giáo Pháp nào và những thực hành được thực hiện bởi người khác, bạn xét đoán chúng bằng những tiêu chuẩn của mình, và tâm bạn rơi vào sự nhai lại, “Tôi cũng đã làm điều đó và bây giờ tôi cũng giống như vậy. Những người khác cũng giống như tôi.”

Loại thái độ này rất phổ biếnTây Tạng và cũng thường thấy ở phương Tây. Vào lúc bắt đầu thực hành, người ta nhiệt tình lắng nghe giáo lý và nôn nóng thực hành. Nhàm chán samsara, họ tích cực để đạt giải thoát, tiêu tốn thời gian trong nhập thất, và họ có thể thực sự có một số nhận biết. Kết quả là một số người cảm thấy họ hoàn toàn đặc biệt, nghĩ rằng họ trở thành hành giả thực sự. Dù bạn là người Tây Tạng hay phương Tây đều rất dễ rơi vào bẫy rập này.

Những vấn đề này xuất hiện vì người ta vẫn dính líu rất nhiều vào tám mối quan tâm thế gian và điều này làm họ mắc kẹt trong những tiêu khiển vô ích như trước. Sự giải độc cho điều này là thiền định về Tứ Diệu Đế và Bốn Suy Niệm làm Chuyển Tâm. Vấn đề trên xảy ra đặc biệt khi người ta đòi hỏi một ít danh tiếng, khi họ có được một danh hiệu cho chính họ như những thiền giả đã kinh nghiệm. Nó đặc biệt quan trọng cho những vị thầy phải cẩn thận về mặt này, vì nó là hầm hố mà họ có thể dễ dàng rơi vào.

Sự nhắc đến có một tính khí yếu đuối và trở nên hoàn toàn bình thường có nghĩa bạn thụt lùi trong thực hành tâm linh của mình. Người Tây Tạng có thể nói, “Tôi đã tiêu tốn nhiều năm trong tu viện đại học, và sau đó trong một trung tâm thực hành, và tôi đã có những kinh nghiệm như vậy, nhưng tôi cũng chỉ như vậy.” Rồi sau đó họ có thể xét đoán người khác bằng những tiêu chuẩn của họ, nghĩ rằng, “Những người khác cũng chẳng thực hành nhiều hơn tôi, vậy họ cũng chẳng cao hơn tôi được.” Đó là tính tự cao tự đại và không biết xấu hổ trong loại thái độ này, và sự giải độc cho nó là hãy trở lại sự thực hành chuẩn bị.

Về điều đó, hãy thiền định trên sự khó đạt được cuộc sống làm người với nhàn rỗithuận lợi, về cái chết và vô thường. Điều quan trọng nhất là bạn hãy thiền định về những khiếm khuyết của chu trình sinh tửtừ bỏ cuộc sống này về mặt tinh thần. Bằng việc áp dụng chính bạn trong nhập thất đơn độc v.v.., sự nhận biết dựa trên kinh nghiệm trước đây của bạn sẽ phục hồi và sẽ hiểu rõ trạng thái mộng trở lại.

Khi dấn thân tha thiết vào thực hành lần thứ hai hãy chắc rằng bạn sẽ không rơi vào bẫy rập tương tự như trước. Điều này có thể xảy ra rất dễ dàng, như đã minh họa trong một giai đoạn cuộc sống của Ngài Milarepa. Milarepa, một bậc đại giác ngộ, xin được ở trọ tại nhà một vị tu sĩ và được nhận vào nhà vào ban đêm. Ngài Milarepa ngủ ở tầng dưới và vị tu sĩ ngủ ở tầng trên. Đêm đó vị tu sĩ ngủ thiếp đi, ông ta nghĩ, “ Ngày mai ta sẽ giết thịt con bò của ta. Khi nó bị giết thịt ta sẽ làm như thế này và như thế kia với thịt, xương, da, và đầu của nó.” Vị tu sĩ hoạch định mọi chi tiết, ngoại trừ việc ông ta sẽ làm với cái đuôi của con bò, vì điều đó ông ta đã quên. Vị tu sĩ này đã hoàn toàn nổi tiếng, và ông ta mặc quần áo sang trọng của một vi tu sĩ cao cấp, một vị thầy của nhiều đệ tử.

Khi vị tu sĩ thức dậy vào buổi sáng, ông rửa mặt và niệm bài nguyện buổi sáng. Nhìn vào Milarepa và thấy Ngài xem ra vẫn còn ngủ, vị tu sĩ đập vào Ngài Milarepa một cách kiêu căng và nói, “Này, anh kia, tại sao bây giờ vẫn còn ngủ? Tại sao không dậy và thực hành đi?” Ngài Milarepa hé mắt một chút và trả lời một cách chếnh choáng, “Vấn đề là tối qua tôi đã nằm mơ rằng tôi sắp giết một con bò, và tôi mơ tưởng đến việc sẽ làm với mỗi phần của con bò. Nhưng lại chưa nghĩ đến việc tôi phải làm gì với cái đuôi của nó. Đó là điều tại sao tôi ngủ quên.” Đây là một ví dụ về một người mà toàn bộ cách sống có vẻ là một hành giả của Giáo Pháp, trong khi bên trong họ lại hoàn toàn vướng mắc vào tám mối quan tâm thế gian.

Nếu không tôn kính vị thầy tâm linh thì sẽ không hiểu rõ trạng thái mộng; nếu giới nguyện mật tông bị suy thoái, cũng chẳng hiểu rõ trạng thái mộng; nếu khôngquen thuộc sẽ chẳng hiểu rõ được nó, và nếu không có các điểm then chốt của những hướng dẫn thiết thực sẽ chẳng hiểu rõ nó. Do vậy phải biết rõ phương pháp để chữa những vấn đề này.

Có nói rằng nhờ rèn luyện trong tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng này, vì tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại và sự trở thành cũng giống như trạng thái mộng, những tiến trình chuyển tiếp này sẽ được hiểu rõ. Ngoài ra, có nói rằng nếu trạng thái mộng được hiểu rõ bảy lần, tiến trình chuyển tiếp (sau khi chết) sẽ được nhận biết. Đây là những hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng được gọi là “sự giải thoát tự nhiên của nhầm lẫn”. Samaya.

Sự nhắc đến việc nhận biết trạng thái mộng bảy lần ngụ ý hành giả có thể nhận thức trạng thái mộng trên căn bản đều đặn. Nếu duy trì khả năng đó suốt quãng đời còn lại của bạn thì sẽ có nhiều cơ hội rất tốt để bạn có thể nhận biết tiến trình chuyển tiếp sau khi chết. Trái lại, nếu ai đó nhận biết trạng thái mộng bảy lần hoặc thậm chí trên một nền tảng đều đặn và sau đó ngừng thực hành, thì không chắc rằng họ sẽ có khả năng nhận biết tiến trình chuyển tiếp sau khi chết.

SỰ ỔN ĐỊNH TIẾN TRÌNH CHUYỂN TIẾP CỦA GIẤC MỘNG VÀ NHỮNG HƯỚNG DẪN VỀ CHUYỂN HÓA TRẠNG THÁI MỘNG VÀO THANH TỊNH QUANG: SỰ RÈN LUYỆN TRONG GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN CỦA NHẦM LẪN.

Nhập thất nghiêm ngặt và ở trong bóng tối khoảng một tháng. Ăn thực phẩm nhẹ và bổ dưỡng, và xoa bóp... Sau đó đến ngày thứ mười lăm hãy thắp một đèn dầu suốt đêm. Cúng dường ganacakra đến các vị thầy tâm linh của bạn, vị Bổn Tôn đã chọn, và các dakini, rồi bày một nghi lễ cúng dường torma với thịt. Có một bạn đồng hành kinh nghiệm cùng với bạn.

Thực phẩm bổ dưỡng ở đây ám chỉ thực phẩm hoàn toàn phong phú nhưng đừng ăn nhiều. Giai đoạn thực hành này cho những người đã nâng cao trong rèn luyện này, người đã hoàn toàn thành tựu an định và thành thạo trong việc nhận biết trạng thái mộng.

Kế tiếp với thực hành chánh, vào lúc bắt đầu trau dồi tâm linh tỉnh thức, suy nghĩ, “Cầu mong tất cả chúng sanh khắp hư không đạt được Phật quả viên mãn. Với mục đích đó, con sẽ thiền định về thanh tịnh quang, sự giải thoát tự nhiên của nhầm lẫn”, cầu nguyện, “Vì lợi ích của tất cả chúng sanh khắp hư không, xin ban phước cho con để ảo giác có thể xuất hiện như thanh tịnh quang, xin ban phước cho con để con có thể thấy rõ thanh tịnh quang.” Nằm xuống trong tư thế sư tử ngủ, đầu quay về hướng bắc. Nín hơi thở một cách nhẹ nhàng, gập cổ xuống và nhìn chăm chú một cách kiên định lên phía trên. Tập trung sự chú ý của bạn một cách rõ ràngsinh động vào một bindu có hình dáng của ánh sáng trắng tại ngực bạn. Với sự nhận biết rõ ràng, sinh động trong bản tánh của ánh sáng, hãy rơi vào giấc ngủ; và trong trạng thái mộng thanh tịnh quang sẽ xuất hiện giống như bản chất của không gian trong sáng, rõ ràng và trống không, thoát khỏi trí năng.

Nếu đã hoàn toàn thành tựu chỉ và quán giờ đây bạn có thể thấy rõ thanh tịnh quang qua thực hành như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm căn bản trong chỉ và quán, thì việc thành công trong thực hành này là đáng ngờ.

Một người có khả năng siêu việt là người lập tức nhận ra giác tánh không che đậy. Sự nhận biết hiện tiền trong giấc ngủ sâu trong sáng được gọi là “thanh tịnh quang.” Thanh tịnh quang của tiến trình chuyển tiếp khởi đầu xảy ra bên lề của cái chết xuất hiện với tất cả chúng sanh từ loài rệp trở lên. Vào lúc đó tịnh quang sẽ được nhận ra như đứa bé bò vào lòng mẹ nó, và chắc chắn rằng trong chốc lát sự thiền định của Dharmakaya sẽ xuất hiện. Do vậy cái đơn độc này là then chốt nhất của sáu tiến trình chuyển tiếp. Để nhận ra điều này, điều đặc biệt quan trọng là bạn nhận ra sự nhận biết của tiến trình chuyển tiếp trong lúc sống, vì sự nhận biết đó là then chốt cho sự hiểu rõ thanh tịnh quang này trong tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng.

“Một người có khả năng siêu việt” là người lập tức nhận ra bản tánh của sự nhận biết ngay khi vị thầy của họ chỉ ra. Người như vậy đã trau dồi thực hành trong nhiều kiếp, nên bây giờ tâm linh của họ đã chín muồi. Vị thầy tâm linh của bạn hành động như một chất xúc tác để mở ra nhận biết này, giống như người vén màn cửa sổ để ánh sáng nhanh chóng tràn vào.

Thanh tịnh quang không xảy ra trong tiến trình cận tử chỉ với các Phật tử, mà xảy ra cho mỗi chúng sanh. Trong lúc mọi chúng sanh đều có cái nhìn thoáng qua của thanh tịnh quang bên lề cái chết, dù họ có nhận ra hay không lại là vấn đề khác. Tôi tin rằng, thanh tịnh quang của giấc ngủ xảy ra khi bạn ngủ say. Nó xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau khi mọi hình tướng ban ngày biến mất và trước khi bất kỳ hình tướng nào của giấc mộng khởi lên. Tương tự, thanh tịnh quang xuất hiện trong giây lát khi bạn sắp thức dậy và sau khi hình tướng của trạng thái mộng đã trôi qua và chỉ trước khi các hình tướng của trạng thái thức xuất hiện – khi một số năng lực của hình tướng ban ngày bắt đầu khởi lên nhưng hình tướng thực tế chưa xuất hiện.

Có ba kinh nghiệm tương tự. Trước tiên, như các lama của quá khứ đã thường nói, trong khoảng thời gian ngắn sau khi một niệm ngưng lại và trước khi niệm kế tiếp xuất hiện, thanh tịnh quang xuất hiện, nhưng có thể hay không thể nhận ra. Thứ hai, trong khoảng thời gian ngắn sau lúc chấm dứt hình tướng ban ngày và trước khi hình tướng của giấc mộng xuất hiện, có thể nhận ra sự xuất hiện của thanh tịnh quang. Thứ ba, trong khoảng thời gian ngắn sau lúc hình tướng của cuộc sống này biến mất và trước khi hình tướng của tiến trình chuyển tiếp khởi lên, thanh tịnh quang xuất hiện. Tất cả ba điều này là cơ hội để nhận ra thanh tịnh quang; nếu được nhận ra vào bất cứ lúc nào của những cơ hội này, thì cũng giống như đứa bé sà vào lòng mẹ.

Việc phân biệt giữa nền tảng và những gì phụ thuộc vào nền tảng đó là điều quan trọng. Nền tảng là sự rèn luyện trong tiến trình chuyển tiếp lúc sống, cụ thểthực hành vào lúc thức, vị lama chỉ cho bạn bản tánh của sự nhận biết. Bạn thực hành điều này, trau dồi nó, bạn có được khả năng và nhận biết trong nó; và trên nền tảng đó bạn có thể đi vào rèn luyện gắn liền với tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng. Trong bối cảnh đó, điều này là sự nhận biết của thanh tịnh quang. Do đó, sự rèn luyện trước trong tiến trình chuyển tiếp lúc sống là then chốt cho thực hành sau này, sự rèn luyện nâng cao trong tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng.

Để hiểu rõ thanh tịnh quang trong bản tánh của tự thân thực tại, bạn, người nhận ra giác tánh không che đậy, nên đặt vị trí của thân như trước, hãy điều phục nhận biết của bạn, và trong sự sống động, rõ ràng và rỗng không hãy tập trung nhận biết của bạn nơi ngực rồi ngủ thiếp đi. Khi giấc ngủ bạn bị khích động đừng làm mất cảm giác trong sáng và rỗng không bất khả phân. Khi ngủ nhanh chóng nếu sự sống động của ánh sáng và rỗng không bất khả phân của giấc ngủ sâu được nhận biết, thanh tịnh quang được thấy rõ. Người nào giữ nguyên không làm mất kinh nghiệm thiền định trong mọi lúc trong khi ngủ không có giấc mộng xảy đến hoặc các khuynh hướng tiềm tàng là người an trụ trong bản tánh thanh tịnh quang của giấc ngủ. Đó là thời công phu thứ nhất.

Như trước, loại thực hành này dành cho người có khả năng siêu việt. Trong thực hành này dường như không có bất kỳ sự phân biệt dựa trên kinh nghiệm nào giữa bạn như vị thiền giả (người đang hướng dẫn sự nhận biết của bạn), đối tượng của sự nhận biết, và sự nhận biết được hướng đến. Loại phân ranh giới giữa tác nhân, đối tượng của hành vi, và công cụ của hành vi hầu như cùng nhau biến mất.

Những người có thể trụ trong thiền định trong giấc ngủ không mộng đều có khả năng an trụ trong sự nhận biết của bản tánh thanh tịnh quang của giấc ngủ. Với người bình thường, nhiều giấc mộng xảy ra trong quá trình của ban đêm và phát sinh bởi các khuynh hướng ngủ ngầm, hoặc các dấu vết của tâm thức. Các điều này xuất phát từ sự kích hoạt của ba độc, lần lượt từ việc thiếu nhận biết của hai loại không đồng nhất.

Khi có một số giấc mơ xấu, ngay khi thức dậy chúng ta có khuynh hướng cáu kỉnhkhông vui. Lý do cho tính khí xấu này là chúng ta bám chấp vào những nội dung của giấc mộng đó như có thật, và điều này làm ảnh hưởng liên tục suốt ngày. Tương tự, chúng ta cảm thấy vui vẻ khi thức giấc từ một giấc mơ vui thích, và tùy theo sự bám chấp vào giấc mơ đó, chúng ta có thể duy trì tính khí tốt với phần còn lại của ban ngày. Dù là giấc mộng tốt hay xấu, chúng đều không có bản chất hoặc thực tại trong chúng.

Trong suốt toàn bộ tiến trình mộng, ngay cả chủ thể là người chúng ta đang mơ đều không hiện hữu thật sự. Nếu những người nằm mộng chúng ta không hiện hữu thật sự, không cần phải nói thêm rằng các đối tượng được kinh nghiệm trong giấc mộng cũng không có thật. Điều này gắn kết mật thiết với thực hành nhìn chăm chú vào gương trước đó, trước tiên ca tụng rồi sau đó sỉ vả sự phản chiếu của chính bạn trong gương, nhìn xem cách phản ứng của bạn trong cả hai trường hợp. Sau đó trong cuộc sống hằng ngày, hãy xem cách bạn phản ứng như thế nào khi được ca tụng và bị lăng mạ. Nếu bạn phản ứng như trước với sự sung sướngphẫn nộ, điều này đơn giản là do bám chấp, và đó chính là những gì kéo dài mãi mãi sự hiện hữu của chính bạn trong samsara. Sự bắt buộc của nó khiến thực hành tâm linh của chúng ta hoạt động như một đối trị với ba độc, chỉ như vậy mới có lợi ích cho chúng ta. Nếu không áp dụng những giáo lý này như phương thuốc chữa trị phiền não của tâm thức chúng ta, thậm chí nếu học hàng trăm bộ giáo lý của đạo Phật cũng chẳng có lợi ích. Ngay cả nếu chúng ta gặp được mười ngàn hay một trăm ngàn vị thầy và nhận được nhiều giáo lý tâm linh, cũng chẳng có lợi ích. Ngay cả nếu chúng ta gặp được Đức Padmasambhava hoặc Đức Phật Sakyamuni, vẫn không có lợi ích. Có bao nhiêu vô số hóa thân của chư Phật đã từng xuất hiện? Mà chúng ta vẫn còn ở đây, vẫn còn trong ảo tưởng, vẫn bị đau khổphiền não của mình do không áp dụng giáo lý vào thực hành một cách hiệu quả. Sự thậtchúng ta vẫn đau khổ, vẫn là chủ thể cho các độc của tâm do không thích hợp với một số giới hạn hay lỗi lầm về phía chư Phật, mà đúng hơn là chính vì giới hạn của chúng ta. Giống như đức Phật nói, “Bây giờ hãy đi về hướng đông,” mà chúng ta lại quay lưng về hướng đông mà đi về hướng tây. Vậy bạn mong đợi điều gì? Ngay khi bạn định hướng việc áp dụng vào thực hành, thì bất cứ những gì bạn nghe, mọi thực hành của việc nghe giáo lý, suy niệm, và thiền định đều sẽ là lợi ích của bạn.

Sự hòa nhập với thanh tịnh quang của các nguyên tố: Thoạt tiên, khi bạn ngủ thiếp đi với trán được che ấm, đất sẽ tan hòa vào nước. Vào lúc đó, hãy rèn luyện trong cảm giác mạnh mẽ của trong sáng và rỗng không, tập trung chú tâm nơi ngực. Sau đó khi ý thức chìm đắm, nước tan hòa vào lửa; và lúc đó đừng đánh mất cảm giác mạnh mẽ của trong sáng và rỗng không. Khi tâm thức bị khích động, lửa tan hòa vào gió, cũng vậy, hãy rèn luyện trong cảm giác mạnh mẽ của trong sánh và rỗng không. Việc ngủ thiếp đi nhanh chóng tương ứng với gió tan hòa vào ý thức, và vào lúc đó cũng chú tâm một cách rõ ràng và mạnh mẽ nơi ngực bạn, không đánh mất cảm giác trong sáng và rỗng không trước đó. Kế tiếp, trạng thái sáng suốt không mộng tương ứng với ý thức tan hòa vào thanh tịnh quang, vào lúc đó giấc ngủ của bạn vẫn còn rõ ràng trong trong sáng và rỗng không đó là bất sanh và không có ký ức. Nếu bạn nhận ra sự trong sáng và rỗng không vào lúc đó, là sự thoát khỏi trí năng nên được gọi là “sự nhận ra thanh tịnh quang.” Điều đó tương tự với sự tan hòa của ý thức vào thanh tịnh quang vào lúc chết, nên đây là sự rèn luyện cho trạng thái trung gian giữa cái chết và tái sanh. Đó là thời công phu thứ hai.

Khi đi vào trạng thái bất sanh và không có hồi ức, bạn đừng nhớ lại bất cứ điều gì và không tư duy về bất cứ loại nào. Sự rèn luyện nhận biết thanh tịnh quang này trong tiến trình ngủ là một chuẩn bị để có thể nhận ra thanh tịnh quang trong tiến trình cận tử. Điều này giống như trại huấn luyện lính, trong đó người lính được đào tạo và luyện tập cho nhu cầu khi thực tế gặp kẻ địch.

Hãy rèn luyện trong điều đó lặp lại nhiều lần. Sau khi đi vào giấc ngủ một ít, hãy có bạn đồng hành khơi bạn dậy và hỏi, “Bạn có thấy rõ thanh tịnh quang chưa?” Nếu chưa, bạn sẽ lập lại điều này nhiều lần. Điều này được gọi là “thanh tịnh quang của nhận biết,” và nó là thanh tịnh quang cao nhất trong mọi loại thanh tịnh quang.

Nếu không thấy rõ nó bằng bất kỳ phương tiện nào, hãy rèn luyện trong cái thấy thanh tịnh quang của kinh nghiệm. Vị trí của thân bạn như trước, biểu thị một mục tiêu bằng việc chú tâm vào bản tánh bất nhị, rõ ràng, sống động của vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn và Ngài Padma Orgyen ở giữa hoa sen bốn cánh nằm bên trong ngực bạn. Ngủ thiếp đi như trước, với sự tỉnh giác rõ ràng và mạnh mẽ, không đánh mất cảm giác đó cho đến khi ý thức bạn tan hòa vào thanh tịnh quang, trước tiên, vào lúc ngủ sâu, vẫn còn trong sự rỗng không và trong sáng một cách mạnh mẽ, không có sự hồi ức và sau đó thay vì nằm mơ, hãy để thân tướng của Đức Orgyen Padma xuất hiện rõ ràng nơi ngực bạn. Sau đó một cái thấy rõ ràng về toàn thân bạn, rồi đến giường bạn, lều thiền định, rồi môi trường chung quanh sẽ xuất hiện như thể bạn thấy nó trong lúc ban ngày. Vì cái thấy này là rất thanh tịnh, Núi Tu Di cùng với bốn góc của thế gian xuất hiện một cách rõ ràng. Cái thấy như vậy được gọi là, “cái thấy thanh tịnh quang.” Bằng việc hợp nhất điều đó với thanh tịnh quang của nhận biết, thanh tịnh quang nền tảng được nhận ra, và chắc chắn rằng trong tiến trình chuyển tiếp đầu tiên bạn sẽ trở thành một vị Phật. Đó là thời công phu thứ ba.

Nếu vẫn không thấy rõ nó trong cách đó, hãy quán tưởng thân bạn như vị Bổn Tôn đã chọn, và trong sự trong sáng tinh khiết giữa bụng bạn, giống như một trái bóng căng phồng hãy quán tưởng kinh mạch trung ương trong sáng dưới dạng ánh sáng, xuất hiện nhưng không có tự tánh. Tại ngực bạn hãy quán tưởng tinh túy thanh tịnh của một bindu có màu đỏ rực rỡ với ánh sáng chói lọi, bên trong kinh mạch trung ương, đi thẳng từ đầu bạn đến dưới rốn, được hình dung trong dạng ánh sáng lung linh; và hình dung rằng vì sự rực rỡ của nó, toàn bộ phần thân bên trong bạn có bản tánh của ánh sáng chói lọi, rõ ràng. Do duy trì sự nhận biết mạnh mẽ, rõ ràng và rỗng không đó, không làm mất nó từ lúc bạn ngủ thiếp đi cho đến khi đi vào giấc ngủ sâu, thanh tịnh quang sẽ được thấy rõ. Thậm chí nếu không thấy rõ nó trong lần thử đầu tiên, với bạn đồng hành hãy quán tưởng đối tượng thiền quán đó lặp lại nhiều lần; và bằng việc thay đổi luân phiên các đối tượng thiền quán này, sẽ thấy rõ được một trong những loại thanh tịnh quang.

Thậm chí sau khi dòng tư tưởng đã ngừng và bạn đã ngủ, bản tánh của thanh tịnh quang là hiện tượng rỗng không và trong sáng của trạng thái mộng, giống như ở giữa hư không trong sáng, vẫn tồn tại không che đậy không đối tượng. Khi bạn sắp thức dậytiếp tục chuyển thành samadhi (đại định). Cái thấy thanh tịnh quang bao gồm cái thấy hình tướng hiện diện như thể bạn đang nhận thức chúng vào ban ngày, ngay cả dù đang ngủ. Cảnh vật và những thứ khác được thấy rõ ràng. Bạn có thể nghĩ mình chưa ngủ và sẽ thấy rõ ràng đồ vật trong nhà. Nếu điều đó được hợp nhất với thanh tịnh quang của nhận biết thì đây là điều tốt nhất và bạn sẽ chắc chắn đạt giải thoát trong tiến trình chuyển tiếp. Trong các hướng dẫn quan trọng về sáu tiến trình chuyển tiếp, điều này được gọi là, “thanh tịnh quang giải thoát tự nhiên của ảo tưởng.” Samaya.

Trong thực hành này, sự nhận biết xuất ra ngoài thân bạn như vậy, và bạn nhìn xuống thấy thân bạn, phòng bạn, và môi trường chung quanh một cách sống động như thể thấy vào lúc ban ngày. Kinh nghiệm này xảy ra trong lúc bạn ngủ, tương tự với kinh nghiệm trong tiến trình chuyển tiếp sau cái chết, trong đó ý thức rời khỏi thân và có thể nhận thức môi trường chung quanh. Trong thực hành ban đêm này bạn có thể thấy toàn bộ môi trường rất rõ ràng nên rất dễ nghĩ rằng bạn hoàn toàn chưa ngủ. Nhưng bạn có thể thức giấc, và trên sự thức dậy bạn có thể xác nhận hồi ức rằng bạn đã ngủ. Bây giờ chúng takết luận của cả hai giải thích về tiến trình chuyển tiếp của lúc sống và tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant