Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phần Ba Các Bài Nguyện Bổ Sung

26 Tháng Mười 201000:00(Xem: 3929)
Phần Ba Các Bài Nguyện Bổ Sung
PHẦN BA
CÁC BÀI NGUYỆN BỔ SUNG

9

Ba Bài Nguyện Liên Quan Đến 
Tiến Trình Chuyển Tiếp

BÀI NGUYỆN KHẨN CẦU

Kính lễ các đấng chiến thắng, bổn tôn hiền minh và phẫn nộ.
Đây là lời chủ yếu của sáu loại tiến trình chuyển tiếp:
Than ôi! Vào lúc này, khi tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống xảy đến với con,
Con phải từ bỏ tinh thần lười biếng, vì chẳng có thời gian để lãng phí trong đời này.
Con phải kiên định đi vào con đường lắng nghe, tư duythiền định,
Con phải rèn luyện để hình tướngtâm thức khởi lên như con đường, và ba hiện thân trở thành hiển nhiên.
Trên cơ hội khi có được thân người chỉ một lần này,
Không có thời gian cho việc vẫn sống trong con đường sao lãng.

Cuộc sống làm người quý báu này là rất ngắn ngủi nên không có thời gian để lãng phí cuộc đời này. Cuộc sống bị lãng phí khi chúng ta mong muốn tám mối quan tâm thế gian và nên dùng thời gian để thành công nhờ tự mình áp dụng vào việc lắng nghe, suy nghĩthiền định về Giáo Pháp. Trong hoàn cảnh hiện nay của chúng ta, hiện tượng xuất hiện như các hình tướng bất tịnh và hiểu theo nghĩa thông thường là chúng ta bám chấp vào chúng. Đây là bài nguyện để hình tướng xuất hiện như con đường. Qua rèn luyện như vậy, ba hiện thân – Dharmakaya, Sambhogakaya và Nirmanakaya – trở thành hiển nhiên. Trong tiến trình, vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn cũng trở thành hiển nhiên.

Hãy nhớ lại sự hiếm có phi thường của việc có được cuộc sống làm người với tự dothuận lợi dưới dạng một số loại suy. Chẳng hạn, hãy tưởng tượng việc ném những hạt đậu vào một cây kim mà đầu kim dựng đứng lên. Việc một hột đậu đứng và dính trên đầu kim có thể xảy ra cũng tương tự với việc đạt được cuộc sống làm người trong toàn bộ chu trình sinh tử. Lấy một ví dụ của một loại suy nổi tiếng khác, nếu bạn có một xô hạt đậu và ném chúng vào tường, cơ hội cho một hạt đậu dính lên tường cũng giống như cơ hội có được cuộc sống làm người.

Việc thiền định thấu suốt về bản chấtgiá trị của cuộc sống làm người với nhàn rỗithuận lợi là điều quan trọng. Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về tám loại nhàn rỗi và mười loại thuận lợisuy xét về sự khó khăn to lớn để có được một cuộc sống làm người đạt được tất cả phẩm tính này. Cuộc sống làm người quý báu này đầy đủ nhàn rỗithuận lợi mà bây giờ chúng ta có được, nhưng chẳng bao lâu sẽ bị hủy hoại vì nó vô thường. Sẽ là một thảm kịch nếu sau khi có cơ hội phi thường này chúng ta lại để nó lãng phí. Nếu chỉ mất một hay hai Mỹ kim chúng ta đã bối rối và nghĩ “Ồ, tệ thật! Tôi làm mất tiền!” Hãy tưởng tượng việc lãng phí cuộc sống làm người với nhàn rỗithuận lợi có thể thành tựu trạng thái toàn giác. Nếu mất một hay hai Mỹ kim là quá tệ vậy việc lãng phí cả một cuộc sống như vậy thì sao?

con người, chúng ta có được mức độ thông minh nào đó, mà điều quan trọng là chúng ta sử dụng được nó. Có được cơ hội quý báu này nếu tiếp tục sống cuộc sống tinh thần lười biếng chỉ hăng hái với tám mối quan tâm thế gian thì chúng ta không khôn ngoan; mà là ngớ ngẩn. Người ta có thể tham vọng, đầy nghị lực, và làm việc siêng năng trong ý nghĩa thế gian; nhưng từ bối cảnh Giáo Pháp, người làm việc mười tám giờ trong một ngày lại bị nói là lười biếng. Chúng ta đúng là thuộc bộ phận này nếu phô bày sự khờ dại vì để lãng phí cơ hội này. Điều này liên quan đến tất cả chúng ta; tất cả chúng ta đều trong hoàn cảnh giống nhau. Việc suy nghĩ kỹ về cơ hội của chúng ta là gì là điều quan trọng. Ví dụ, nhiều người trong chúng ta ở đây nỗ lực rất kiên trì để tiếp nhận giáo lý đạo Phật trong quá khứ. Bây giờ đã nhận được giáo lý vậy không phải là thời gian để áp dụng vào thực hành hay sao? Tôi nói điều này không phải là bạn làm cho tôi. Hoàn toàn trái lại, mỗi người chúng ta ở đây đều đau khổ từ chính tâm thức phiền não của mình. Chúng ta mang chúng theo mình mọi lúc. Nếu đi nhập thất, chúng ta mang các phiền não tâm thức với chúng ta vào nhập thất. Nếu sống trong tu viện, chúng ta mang phiền não vào tu viện. Nếu thực hành Giáo Pháp, chúng ta mang phiền não vào thực hành Giáo Pháp. Chúng ta là người chịu đau khổ từ tâm thức phiền não nên cần áp dụng giáo lý này vào thực hành, và chúng ta có cơ hội để làm như vậy.

Chẳng hạn, khi người ta nghe giáo lý về thực hành cần có phối ngẫu, họ hoàn toàn bị thu hút vào lời của vị thầy như thể lỗ tai họ ngày càng phát triển lớn hơn. Mặt khác, khi giáo lý chuyển sang bản tánh của đau khổ và chu trình sinh tử, tai và mắt họ dường như co lại và thụt vào đầu họ. Thậm chí thân họ dường như run rẩy. Tương tự, khi người ta được giới thiệu đến giáo lý về Đại Viên Mãn, mắt họ bắt đầu mở lớn, tai họ đưa ra. Trái lại, Đại Viên Mãntuyệt đối thâm sâu. Mặt khác, Đại Viên Mãn là đỉnh điểm của chín yana, giáo lý cao nhất của việc thu thập tám vạn bốn ngàn giáo lý của Đức Phật. Lắng nghe giáo lý này là tốt nhưng nhai giáo lý này thì thật khó nếu bạn không có răng. Vì các Phật tử thành thật nỗ lực cho giải thoát nên tôi khuyên bạn tập trung vào Bốn Tư Duy Làm Chuyển Tâm. Để tham gia trong thực hành Đại Viên Mãn được hiệu quả, trước tiên hãy nhìn vào nền tảng này.

Cuộc đờivô thường. Để đạt được thấu suốt vào thực tại này bạn nên quan tâm đến người già, người bệnh, người có bệnh rất nặng như ung thư và AIDS. Khi nghe thấy những người này và gặp họ, việc nhận ra rằng cái chết không chỉ gặp ở người già và người bệnh là điều quan trọng. Họ sẽ chết, nhưng chúng ta cũng là chủ thể của cái chết. Mọi người trên thế gian đều là chủ thể của cái chết. Trong thực tế, suốt từ đầu nếu người ta không chết thì có nơi nào đủ chỗ để chứa họ? Cái chết hoàn toàn trong trình tự tất nhiên của sự vật. Điều này đã đúng trong quá khứ, nó cũng đúng trong hiện tại và sẽ đúng trong tương lai. Ở giữa thực tế phổ quát này, nếu chúng ta vẫn cố chấp trong quan niệm rằng cái chết là dành cho người khác và không cho chính chúng ta, điều này thật sự ngu ngốc. Đức Phật đã nói, “Mọi hiện tượng đa hợp đều vô thường,” và chúng ta có thể thấy điều này từ chính kinh nghiệm của mình. Trong quá trình cuộc sống ngay từ lúc chúng ta thụ thai, mỗi giây trôi qua đều vô thường và thay đổi. Chúng ta thường là trẻ sơ sinh rất bé, sau đó thành trẻ em. Chúng ta lớn lên và sau đó sẽ chết. Điều này hoàn toàn là tiến trình tự nhiên của sự vật. Điều này đúng cho tất cả chúng sanh. Sự vô thường là đúng cho vũ trụ hữu tình và cũng đúng với vũ trụ vô tình. Tất cả điều này là chủ thể cho sự tiêu mòn và hủy hoại. Hãy suy nghĩ kỹ điều này. Nếu bạn muốn có sự hiểu biết đầy đủ và phong phú hơn về chủ đề này thì sẽ có lợi ích cho bạn trở lại giáo lý về Tứ Diệu Đế và Bốn Tư Duy Làm Chuyển Tâm. Hãy xem xét các giáo lý đó; rồi thực hành rồi sẽ có lợi ích cho bạn.

Giáo lý về cuộc sống làm người với nhàn rỗithuận lợi xuất phát từ bối cảnh đầu tiên của sáu tiến trình chuyển tiếp, cụ thể là tiến trình chuyển tiếp của lúc sống. Nếu xây dựng được một nền tảng tốt ở đây và đạt được thấu suốt đích thực thì sẽ là kết quả tốt khi bạn tiếp tục thực hành gắn liền với các tiến trình chuyển tiếp khác. Trái lại, nếu bạn bỏ sót giáo lý này trong tiến trình chuyển tiếp của lúc sống đi đôi với cuộc sống con người v.v... thì sẽ rất khó thành công trong các thực hành sau này đi đôi với tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại v.v... Một dấu hiệu mà người ta chưa thiết lập được một nền tảng đầy đủ trong thực hành nền tảng này là do họ thấy quá bận rộn để tiếp nhận giáo lý này, vì người quá bận rộn có nhiều ưu tiên khác. Tương tự, vì các ưu tiên khác của mình, chúng ta quá bận rộn để thiền định, cư xử như thể chúng ta bất tử và cái chết không dính dáng gì với chúng ta. Cái chết dành cho người khác. Với thái độ này, chúng ta không có thời gian lắng nghe giáo lý, suy nghĩ về giáo lý, và không có thời gian để thiền định. Lý do của điều này là chúng ta không có nền tảng cho thực hành. Chính bạn hãy thấy điều này đúng hay không. Nếu bạn có loại thái độ này vào lúc đó, hãy xem xét nó. Ví dụ, với những người trong các bạn đi đến trường có thể bạn tìm thấy rằng việc được đào tạo học tập làm bạn rất bận rộn. Việc học đòi hỏi quá khắt khe, bạn vô cùng bận rộn và rất dễ trì hỗn về mặt thực hành tâm linh. Nếu bạn nghĩ bây giờ bạn bận rộn, vậy bạn mong đợi điều gì xảy ra sau khi bạn tốt nghiệp? Thậm chí bạn còn bận rộn hơn. Trong quá trình đi học và kiếm được việc làm, cuộc sống đã trôi qua. Các cơ hội trôi qua. Cơ hội có thể sử dụngthiết thực trong lúc chúng ta còn trẻ có thể không đến lần nữa khi chúng ta già. Ví dụ, nếu bạn không đi học khi còn trẻ, ở tuổi trung niên hoặc sau này đi học lại và cố kiếm được việc đào tạo là rất khó. Nếu có được cơ hội tốt lúc còn trẻ mà bạn không nhận thì khó làm được khi bạn về già. Nếu đó là trường hợp đi học, thì hãy nhớ trong tâm rằng việc đến với Giáo Pháp còn khó hơn.

Than ôi! Vào lúc này khi tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng xuất hiện đến con.
Con phải từ bỏ tính lơ đễnh và nghĩa địa của ảo tưởng.
Với chú tâm không dao động, con phải đi vào kinh nghiệm của bản tánh chúng sanh.
Hiểu rõ trạng thái mộng, con phải rèn luyện trong lưu xuất, chuyển hóa, và thanh tịnh quang.
Không ngủ như loài vật
thực hành kết hợp giấc ngủ và nhận biết trực tiếp!

Cái đầu tiên của tiến trình chuyển tiếp, cụ thể là tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống, cung cấp cho chúng ta một cơ hội to lớn để tìm thấy hạnh phúc trong đời này và trong các đời sau. Một cơ hội khác như vậy xuất hiện trong tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng, sau đó tham gia trong thực hành chuyển hóa và lưu xuất; và cuối cùng đạt được nhận biết của thanh tịnh quang trong bối cảnh của thực hành yoga giấc mộng này.

Chúng ta ngủ, và trong lúc ngủ chúng ta nằm mộng. Chúng ta đã có giáo lý về điều này và có cơ hội để thực hành. Giờ đây, điều gì bị bỏ lỡ? Chúng ta không tiếp cận nó và chúng ta không cố gắng. Việc lớn về thực hành này là bạn có thể ngủ và thực hành cùng lúc, và trong cách đó đạt được nhận biết của thanh tịnh quang. Vào ban ngày chúng ta có cơ hội dấn thân vào việc nghe, suy nghĩ, thiền địnhkinh nghiệm kết quả của con đường. Và vào ban đêm, chúng ta có cơ hội nghe giáo lý, suy ngẫm chúng và áp dụng vào thực hành suốt đêm để có được kết quả của sự thực hành trong lúc đang ngủ. Nhờ tham gia trong tiến trình này suốt ngày và đêm chúng tađặc quyền đạt được Phật quả. Không phải điều đó đáng ngạc nhiên sao!

Một số trong chúng ta có thể có lý do đó, trong lúc ban ngày chúng ta vô cùng bận rộn có nhiều nhu cầu về thời gian của mình. Thật khó kiếm được thời gian để ngồi xuống, lắng nghe giáo lý, suy ngẫm về chúng và thiền định. Nhưng làm sao người ta có thể nói rằng vào ban đêm khi họ đang ngủ, họ quá bận rộn để thực hành? Một số người có truyền hình màn ảnh lớn kết nối với đầu máy video và họ có quá nhiều kiên trì để thường xuyên xem cho đến hai giờ sáng. Nếu những người này áp dụng loại nhiệt tình đó đến thực hành Giáo Pháp, kết quả họ sẽ đạt được thật đáng kinh ngạc.

Than ôi! Vào lúc này, khi tiến trình chuyển tiếp của thiền quán ổn định xuất hiện đến con,
Con phải từ bỏ sự rối loạn của rất nhiều sao lãng.
Không dao động và không bám chấp, con phải đi vào trạng thái thoát khỏi các cực đoan.
Con phải đạt được sự an định trong giai đoạn phát triểnhoàn thiện.
Hãy từ bỏ sự hoạt động, khi bạn thiền định nhất tâm,
Đừng để chính bạn rơi vào ảnh hưởng của phiền não tâm thức lừa gạt.

Nhóm từ “không dao động và không bám chấp” là điểm trọng yếu của thực hành này. Lý do của điều này là chúng ta đang lang thang trong samsara vì sao lãng. Khi tâm bị lôi kéo vào nhiều hướng khác nhau, sự bám chấp tự nhiên xảy ra. Chúng ta bám chấp vào những gì không thực sự hiện hữu như có thật. Chúng ta bám chấp vào sự phân biệt giữa ta và người khác. Chúng ta bám chấp vào điều thiện chống lại điều ác. Tất cả điều đó là biểu lộ của bám chấp và kết quả là chúng ta thất bại trong việc đạt giải thoátthành công trong việc đem quá nhiều đau khổ lên chính mình. Sự quan trọng của không bám chấp không ngụ ý thực tại là trống không giống như hang động trống mà ám chỉ cực đoan của chủ nghĩa hư vô. Để đi vào kinh nghiệm thoát khỏi các cực đoan, chúng ta phải thoát khỏi cực đoan của chủ nghĩa hư vôvĩnh cửu (thường kiếnđoạn kiến).

Bài kệ này nói đến ba cái đầu tiên của các tiến trình chuyển tiếp; lúc sống, giấc mộngthiền quán ổn định. Nếu bạn rèn luyện thành thạo trong ba cái này, bạn không cần sợ hãi tiến trình chuyển tiếp của cận tử. Thậm chí nếu bạn chưa đem các thực hành này đến tột đỉnh của chúng, nhưng có rèn luyện thật sự trong chúng thì tiến trình chuyển tiếp của cận tử là thật dễ dàng.

Than ôi! Vào lúc này, khi tiến trình chuyển tiếp của cận tử xuất hiện đến con,
Con phải từ bỏ bám luyến, thèm khát và bám chấp vào bất cứ thứ gì.
Không dao động, con phải đi vào kinh nghiệm của các hướng dẫn rõ ràng, thiết thực
Con phải chuyển di giác tánh bất sinh của con đến bản tánh tuyệt đối của không gian.
Con sắp bị tách khỏi sự đa hợp của thân máu, thịt của con.
Biết rằng nó là vô thường và như huyễn!
Than ôi! Vào lúc này, khi tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại xuất hiện tới con,
Con phải từ bỏ nỗi sợ hãikinh hoàng đến bất cứ gì.
Con phải nhận ra rằng bất cứ những gì xuất hiện đều là hình tướng tự nhiên của tánh giác.
Biết được rằng nó là cách xuất hiện của tiến trình chuyển tiếp!
Sẽ đến lúc gặp ngưỡng cửa quyết định.
Đừng sợ hãi tập hội hiền minh và phẫn nộ vì đó là hình tướng của chính bạn!

Trong tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại, nhiều loại âm thanhsắc tướng xuất hiện và việc quyết địnhnhận ra các điều này như chính bản tánh bạn do đó không sợ hãi. Dường như nhiều người can đảm với những kết quả của hành động bất thiện của chính họ. Chúng ta dấn thân vào hành động bất thiện với sự can đảm to lớn và dũng cảm chịu đựng, không có cảm giác xấu hổ. Không may, vào lúc chết sẽ rất khó duy trì loại thái độ anh hùng này. Ngay bây giờ chúng ta đang cầm dây cương của tương lai mình, của định mạng chúng ta. Sau cuộc đời này liệu chúng ta sẽ đến được một cõi tịnh độ không? Có đi đến một trạng thái may mắn của sinh tử không? Hay chúng ta sẽ đi xuống trạng thái thấp của sinh tử? Chúng ta bị trói buộc ở đâu?

Cầm dây cương của chính định mạng mình, ngay bây giờ chúng ta có cơ hội quyết định sẽ đi đâu sau khi chết. Nếu bỏ qua cơ hội hiện tại này và đợi cái chết đến cửa nhà mình, thì rất khó có được loại kiểm soáthiện giờ chúng ta có. Đừng nghĩ rằng bạn phải nghe tôi, vì bạn sẽ đối mặt với chính hoàn cảnh của bạn. Như bản văn nói, “Một ngày nào đó bạn sẽ đến nơi khó khăn này.” Cách diễn đạt này thật đầy ý nghĩa vì bạn sẽ ở trong hoàn cảnh đó. Nó sẽ xảy đến với bạn.

Sự mô tả về tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại này có đúng hay không? Có một số người nghĩ rằng toàn bộ bàn luận về cái thấy các thân lưu xuất hiền minh và phẫn nộ này là niềm tin của đạo Phật và chỉ liên quan cho những Phật tử. Hoàn toàn không phải! Tất cả chúng sanh đều có những kinh nghiệm này. Tin vào việc chỉ có những tín đồ đạo Phật mới chứng kiến hiện tượng khủng khiếp sau khi chết, trong khi chỉ có người khác được kinh nghiệm ánh sáng hạnh phúc v.v... cũng là một sai lầm. Chúng ta hãy xem xét giả thuyết đó. Có thực là chỉ riêng tín đồ đạo Phật có các giấc mơ khủng khiếp còn mọi người khác chỉ có những giấc mơ tốt đẹp? Các Phật tử có những giấc mơ xấu hơn người khác chăng? Dường như chẳng có một chút chứng cớ nào cho điều đó. Nếu điều đó không đúng, thì vì sự kết thúc tương tự giữa tiến trình chuyển tiếp sau khi chếttrạng thái mộng, chứng cứ từ cái này có thể sử dụng cho việc đưa ra kết luận về cái kia. Do đó, giáo lý này không chỉ dành cho các tín đồ đạo Phật, không chỉ cho con người mà dường như nhiều loại súc vật cũng có giấc mộng. Bạn chưa bao giờ thấy một con chó đang ngủ và nghe nó sủa vì giấc mơ xấu hay sao? Thế nên chúng có cùng vấn đề như chúng ta. Bây giờ là lúc chúng ta có cơ hội áp dụng giáo lý này vào thực hành. Nếu lãng phí thời gian để thực hành này, chúng ta sẽ gặp gỡ lúc kết thúc tại “nơi khó khăn này” và chúng ta sẽ có khó khăn lớn.

Kế tiếp, chúng ta đi đến cái thứ sáu của tiến trình chuyển tiếp: tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành. Nếu đã rèn luyện kỹ trong năm tiến trình chuyển tiếp đầu tiên, bạn sẽ có sự kiểm soátđặc quyền để thực hành trong tiến trình chuyển tiếp thứ sáu, trong đó bạn có thể tự do đi đến bất cứ nơi nào bạn muốn – ví dụ, đến một cõi tịnh độ. Điều đó do bạn chọn. Không có bất cứ rèn luyện nào trong bất kỳ năm tiến trình chuyển tiếp trước, bạn sẽ thấy chính mình trong một nơi khó khăn. Nếu tự hỏi bạn sẽ làm ra sao, thì hãy xem xét cách cư xử của bạn trong lúc mộng. Nếu không kiểm soát được trong trạng thái mộng, làm sao bạn mong đợi có được bất cứ sự kiểm soát, lựa chọn, hoặc tự do nào khi bạn trong tiến trình chuyển tiếp sau cái chết? Ngoài ra, tiến trình chuyển tiếp sau khi chết đó sẽ gây ra nhiều đau khổ, nhiều rối loạn, vậy nó sẽ diễn ra như thế nào? Trái lại, nếu đã rèn luyện kỹ trong năm tiến trình chuyển tiếp này thì bạn sẽ đi từ trạng thái tốt đẹp này sang trạng thái tốt đẹp khác. Nó sẽ giống như kết hợp hai đường ống lại với nhau.

Than ôi! Vào lúc này, khi tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành xuất hiện đến con,
Con phải giữ sự quán tưởng tập trung một điểm trong tâm,
Và tha thiết hoàn tất tốt đẹp nhiệm vụ chưa hoàn thành.
Ngăn chận lối vào tử cung và nhớ lại nguyên nhân của sự quay trở lại.
Đây là lúc cần thiết kiến thanh tịnh, thành thật.
Từ bỏ ghen tức và hãy quán tưởng vị thầy tâm linh với phối ngẫu!

Bạn phải thấy hình tướng như bổn tôn nam và tánh không như vị phối ngẫu. Nếu có thể thực hành vào lúc này, hãy quán tưởng người cha và mẹ tương lai của bạn như vị thầy tâm linh với phối ngẫu ở giữa mandala. Bạn đi vào sự hợp nhất đó với tinh thần vị tha để phục vụ người khác và trong cách đó bạn có thể nhận tái sanh như Nirmanakaya. Trong tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành, bạn tự phát sinh trong một thân tướng thanh tịnh, chẳng hạn như Đức Padmasambhva hoặc Vajrasattva. Tự phát sinh trong thân tướng đó, bạn cũng thấy cha và mẹ bạn như vị thầy tâm linh của mình trong thân tướng thiêng liêng và bạn đi vào sự hợp nhất đó. Động cơ vị tha là điều then chốt.

“Với thái độ vô tình không để ý đến cái chết,
Bạn tham gia vào các hoạt động vô nghĩa của cuộc sống này.
Để bây giờ trở về trắng tay vì có dục vọng nhầm lẫn.
Hãy nhận ra rằng những gì cần thiếtGiáo Pháp siêu phàm linh thiêng.
Vậy bạn sẽ không thực hành Giáo Pháp thiêng liêng bây giờ hay sao?”
Vì những lời nói từ ái của vị thầy tâm linh,
Nếu lời khuyên của vị thầy tâm linh không được nhớ trong tâm,
Bạn sẽ không tự lừa gạt chính mình chăng?

Sau đó, hãy nhớ lại các hướng dẫn thiết thực của vị thầy tâm linh.
Samaya.

SỰ GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN CỦA MỌI THÀNH TỰU:
MỘT BÀI NGUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN TIẾN TRÌNH CHUYỂN TIẾP

Bài nguyện cho sự giải thoát qua con đường hẹp của tiến trình chuyển tiếp

Kính lễ đến các vị thầy tâm linh, bổn tôn đã chọn, và chư dakini.
Xin dẫn dắt chúng con đến con đường khoan dung.
Khi con đang lang thang trong chu trình sinh tử vì nhầm lẫn.
Cầu mong các vị thầy tâm linh của dòng truyền miệng dẫn dắt con
Đến con đường rực rỡ của việc lắng nghe, tư duythiền định không dao động.
Cầu mong tập hội các vị phối ngẫu tối cao, chư dakini hỗ trợ con.
Xin giải thoát con khỏi con đường hẹp kinh hoàng của tiến trình chuyển tiếp.
Đem con đến trạng thái Phật quả viên mãn thật sự.
Khi con đang lang thang trong chu trình sinh tử vì thù hận mạnh mẽ,
Cầu mong Đức Thế Tôn Vajrasattva dẫn dắt con
Đến con đường trong sáng, rực rỡ của trí tuệ bổn nguyên như gương.
Cầu mong vị phối ngẫu tối cao Buddhalocana (Phật Lô Xá Na) hỗ trợ con.
Xin giải thoát con khỏi con đường hẹp kinh hoàng của tiến trình chuyển tiếp.
Đem con đến trạng thái của Phật quả viên mãn thật sự.
Khi con đang lang thang trong chu trình sinh tửkiêu mạn mạnh mẽ,
Cầu mong Đức Thế Tôn Ratnasambhava dẫn dắt con
Đến con đường trong sáng, rực rỡ của bình đẳng tánh trí.
Cầu mong vị phối ngẫu tối cao Mamaki hỗ trợ con.
Xin giải thoát con khỏi con đường hẹp kinh hoàng của tiến trình chuyển tiếp.
Đem con đến trạng thái của Phật quả viên mãn thật sự.
Khi con đang lang thang trong chu trình sinh tử vì bám luyến mạnh mẽ,
Cầu mong Đức Thế Tôn Amitabha dẫn dắt con
Đến con đường trong sáng, rực rỡ của trí tuệ bổn nguyên thấu suốt.
Cầu mong vị phối ngẫu tối cao Pandaravasini hỗ trợ con.
Xin giải thoát con khỏi con đường hẹp kinh hoàng của tiến trình chuyển tiếp.
Đem con đến trạng thái của Phật quả viên mãn thật sự.
Khi con đang lang thang trong chu trình sinh tử vì ghen tị mạnh mẽ,
Cầu mong Đức Thế Tôn Amoghasiddhi dẫn dắt con
Đến con đường trong sáng, rực rỡ của trí tuệ bổn nguyên của sự thành tựu.
Cầu mong vị phối ngẫu tối cao Samayatara hỗ trợ con.
Xin giải thoát con khỏi con đường hẹp kinh hoàng của tiến trình chuyển tiếp.
Đem con đến trạng thái của Phật quả viên mãn thật sự.

Khi chúng ta thực sự đi vào tiến trình chuyển tiếp sau cái chết, năm gia đình Phật và năm trí tuệ bổn nguyên sẽ khởi lên và xuất hiện đến chúng ta. Chúng ta sẽ kinh nghiệm cái được gọi là Con đường Ánh Sáng. Chúng ta sẽ nghe những âm thanh nào đó, sẽ thấy các tia sáng và sẽ kinh nghiệm năm bộ Phật với phối ngẫu này. Nếu thực hành bây giờ và trở nên quen thuộc với điều này, thì sau khi chết, khi đi vào tiến trình chuyển tiếp chúng ta sẽ có thể nhận ra năm vị Phật này, năm trí tuệ bổn nguyên và còn nữa.

Mục đích của nhận biết đó là gì? Là để đạt giải thoát. Năm độc của chính bạn trong thực tại là năm vị Phật. Hãy nhận ra điều này, khi các hiện thân khác nhau của năm vị Phật và tùy tùng của các Ngài xuất hiện đến bạn, hãy nhận ra các Ngài bất khả phân với chính bạn; các Ngài là sự tự-hiện. Qua nhận biết đó, sự giải thoát được đạt đến.

Khi con đang lang thang trong chu trình sinh tửảo tưởng mạnh mẽ,
Cầu mong Đức Thế Tôn Vairocana dẫn dắt con
Đến con đường trong sáng, rực rỡ của trí tuệ bổn nguyên của sự thành tựu.
Cầu mong vị phối ngẫu tối cao Akasadhatvisvari hỗ trợ con.
Xin giải thoát con khỏi con đường hẹp kinh hoàng của tiến trình chuyển tiếp.
Đem con đến trạng thái của Phật quả viên mãn thật sự.
Than ôi! Khi con đang lang thang trong chu trình sinh tử vì năm độc mạnh mẽ,
Cầu mong các đấng chiến thắng của năm gia đình dẫn dắt con
Đến con đường trong sáng rực rỡ của sự hợp nhất bốn trí tuệ bổn nguyên.
Cầu mong năm vị đại phối ngẫu của bản tánh tuyệt đối hỗ trợ con.
Xin giải thoát con trên con đường tỏa sáng siêu vượt sáu trạng thái bất tịnh của sinh tử.
Cầu xin dẫn dắt chúng con đến năm cõi tịnh độ cao nhất.

Sự hợp nhất của bốn trí tuệ bổn nguyên là trí tuệ bổn nguyên của bản tánh tuyệt đối của thực tại, vì đó là suối nguồn của bốn cái kia. Khi chúng ta thực sự ở trong tiến trình chuyển tiếp, nhiều tia sáng khác nhau sẽ xuất hiện; điều này tương ứng với sáu cõi bất tịnh của sinh tử, cũng như những tia sáng của ánh sáng thanh tịnh. Giữa hai cái này, các tia sáng của ánh sáng thanh tịnh được kết hợp với cõi tịnh độ v.v... sẽ tỏa sáng rực rỡ hơn, trái lạigắn liền với trạng thái bất tịnh nên ánh sáng kia mờ hơn. Do mờ hơn nên dễ nhìn vào chúng. Kết quả là, người không có bất cứ khuynh hướng thanh tịnh tiềm ẩn nào chỉ có thể dễ dàng đi theo ánh sáng mờ. Trái lại, nếu qua thực hành chúng ta đạt được khuynh hướng tiềm tàng các tia sáng của ánh sáng thanh tịnh thì sẽ dễ dàng đi theo ánh sáng đó. Vì thế, trọng tâm của thực hành là để có thể nhận ra chúng khi chúng xuất hiện.

Khi con đang lang thang trong chu trình sinh tử vì các khuynh hướng tiềm ẩn mạnh mẽ,
Cầu mong các bậc Trì Minh anh hùng dẫn dắt con
Đến con đường trong sáng, rực rỡ của trí tuệ bổn nguyên, bẩm sinh.
Cầu mong các vị phối ngẫu cao nhất, chư dakini hỗ trợ con.
Xin giải thoát con khỏi con đường hẹp kinh hoàng của tiến trình chuyển tiếp.
Đem con đến trạng thái của Phật quả viên mãn thực sự.
Khi con đang lang thang trong chu trình sinh tử vì các hình tướng rối loạn mạnh mẽ,
Cầu mong tập hội bổn tôn phẫn nộ uống-máu dẫn dắt con
Đến con đường trong sáng, rực rỡ khiến loại bỏ sợ hãikinh hoàng.
Cầu mong tập hội Akasadhatvisvaris phẫn nộ hỗ trợ con.
Xin giải thoát con khỏi con đường hẹp kinh hoàng của tiến trình chuyển tiếp.
Đem con đến trạng thái của Phật quả viên mãn thật sự.

Chúng ta phải có một số quan niệm hoàn toàn coi trọng bài kệ này dựa căn bản trên các mô tả trước đây về sáu tiến trình chuyển tiếp. Các câu kệ này đặc biệt gắn liền với tiến trình chuyển tiếp lúc cận tử. Vào lúc đó, chúng ta sẽ nghe nhiều loại âm thanh khác nhau và điều quan trọng là có thể nhận ra các âm thanh này như của chính bản tánh chúng ta. Nếu bạn đã có một số nền tảng và sự quen thuộc trong thực hành giai đoạn phát triển sẽ làm bạn có khả năng nhận ra các âm thanh này như bản tánh chính bạn và nhận ra nhiều bổn tôn phẫn nộ, dakini khác nhau v.v... như bản tánh của chính bạn. Qua nhận thức như thế, giải thoát sẽ đạt được. Nếu chúng ta không thể nhận ra các hình tướng này trong tiến trình chuyển tiếp như chính bản tánh mình và thấy chúng như điều gì khác với chúng ta, thì sẽ có một ít khó khăn vì muốn kiếm ai đó để hỗ trợ, ủng hộ và giúp đỡ chúng ta chạy trốn. Vì chúng ta không đối phó với thực tại thật sự, phản ứng với điều gì đó không có thật và sau đó kêu cầu giúp đỡ để thoát khỏi điều không có thật đó trong lúc bắt đầu.

Ví dụ, nếu đang lang thang trong rừng, bạn bước qua một sợi dây và nhầm lẫn là con rắn, nhưng khi nhận ra là sợi dây bạn không cần bất kỳ ai cứu bạn khỏi sợi dây. Trái lại nếu không nhận ra sợi dây là sợi dây và vẫn nghĩ đó là con rắn, có thể bạn tìm kiếm ai đó bảo vệ mình khỏi đối tượng giống như con rắn đáng sợ này. Đó là vấn đề. Điều tốt nhất là nhận ra bản tánh của chính bạn. Do vậy sẽ không cần ai khác để giải thoát bạn khỏi các vấn đề do tưởng tượng.

Cầu mong các nguyên tố của không gian không xuất hiện như kẻ thù của con,
Và cầu mong con thấy được cõi xanh dương đậm của Đức Phật.
Cầu mong các nguyên tố của nước không xuất hiện như kẻ thù của con,
Và cầu mong con thấy được cõi màu trắng của Đức Phật.
Cầu mong các nguyên tố của đất không xuất hiện như kẻ thù của con,
Và cầu mong con thấy được cõi màu vàng của Đức Phật.
Cầu mong các nguyên tố của lửa không xuất hiẹân như kẻ thù của con,
Và cầu mong con thấy được cõi màu đỏ của Đức Phật.
Cầu mong các nguyên tố của gió không xuất hiẹân như kẻ thù của con,
Và cầu mong con thấy được cõi màu xanh lục của Đức Phật.
Cầu mong các âm thanh, ánh sáng và tia sáng không xuất hiện như kẻ thù của con,
Và cầu mong con thấy được cõi tinh độ của vô số bổn tôn hiền minh và phẫn nộ.
Cầu mong các nguyên tố của màu sắc cầu vồng không xuất hiện như kẻ thù của con,
Và cầu mong con thấy được vô số cõi Phật khác nhau.
Cầu mong con nhận ra tất cả âm thanh như âm thanh của chính con
Cầu mong con nhận ra tất cả ánh sáng như ánh sáng của chính con
Cầu mong con nhận ra tất cả tia sáng như tia sáng của chính con
Cầu mong con nhận ra tiến trình chuyển tiếp như bản tánh của chính con
Cầu mong các cõi của ba hiện thân trở thành hiển nhiên.
Samaya.

Bài Nguyện Bảo Vệ Khỏi Sợ Hãi Trong Tiến Trình Chuyển Tiếp

Kính lễ đến các đấng chiến thắng hiền minh và phẫn nộ!
Than ôi! Khi cuộc sống con đã hết,
Vượt lên thế giới này, người thân của con sẽ chẳng giúp được gì.
Khi con lang thang đơn độc trong tiến trình chuyển tiếp,
Cầu mong sức mạnh bi mẫn của Đấng Đại Bi xuất hiện.
Và cầu mong bóng tối u ám của vô minh được tiêu trừ.
Bị xa cách khỏi bạn bè thương mến, con phải lang thang đơn độc.

Cuộc sống của chúng ta giống như ngọn đèn bơ; chúng có nhiều dầu và khi tất cả dầu bị đốt hết, cuộc sống chúng ta bị tiêu tan. Khi tiến trình sống của chúng ta cạn, thân nhân chẳng giúp được. Chúng ta chết cô độc. Khi đi vào tiến trình chuyển tiếp, chúng ta sẽ tiếp tục cô độc. Để hiểu sự khẳng định này hãy lấy trạng thái mộng của bạn như phép loại suy. Nếu bạn đã lập gia đình, ngay cả dù nằm chung giường khi đi ngủ, khi bạn nằm mộng thì giấc mộng là của chinh bạn. Khi bạn đang mơ, bất kể những gì xảy ra, dù là giấc mơ tốt hay xấu đều là kinh nghiệm của chính bạn. Liệu vợ bạn có bất kỳ lợi ích nào khi bạn đang nằm mơ thấy ác mộng hay không? Cha mẹ hay chồng bạn có bất cứ lợi ích nào trong lúc bạn đang nằm mơ không? Dường như là không. Do vậy, trong tiến trình chuyển tiếp cũng giống như trường hợp đang nằm mơ. Nó là cuộc mạo hiểm đơn độc và vào lúc đó thân nhân của chúng ta trong đời này không thể giúp được gì.

Khi sự phản chiếu rỗng không của sự tự-hiện khởi lên,
Cầu mong sức mạnh của lòng bi chư Phật xuất hiện,
Và con có thể không kinh nghiệm sự sợ hãikinh hoàng của tiến trình chuyển tiếp.

Vấn đề ở đây là sự tự do. Khi chúng ta chết dưới hoàn cảnh bình thường, không rèn luyện trong Giáo Pháp, chúng ta chết không thoải mái. Đó là không được tự do chọn lựa nơi chúng ta đi, mà đúng hơn chúng ta bị đẩy tới bởi cơn bão của nghiệp tích lũy trước đó. Để đánh giá mức độ tự do có thể có vào lúc chết, chúng ta có thể xem xét mức độ tự do ngay bây giờ mình đã có. Về phần cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn có được bao nhiêu tự do? Vào ban đêm trong lúc mộng bạn có được bao nhiêu sự kiểm soát hoăïc tự do trong lúc đang trong trạng thái mộng? Hãy chỉ xem xét mức độ của sự tưởng tượng ép buộc hoặc tư tưởng khuấy động trong tâm thức. Nếu không kiểm soát được, chúng ta có thể nghi ngờ mức độ kiểm soát chúng ta sẽ có khi đi vào tiến trình chuyển tiếp. Quan điểmthực hành bây giờ để đạt được kiểm soát lớn hơn vào ban ngày và ban đêm, để chuẩn bị cho kinh nghiệm giải thoát trong tiến trình chuyển tiếp sau khi chết.

Khi ánh sáng năm màu của trí tuệ bổn nguyên xuất hiện rõ ràng,
Không bị sợ hãi hay kinh hoàng, cầu mong con biết được bản tánh chính con.
Khi các thân tướng hiền minh và phẫn nộ xuất hiện,
Không sợ hãi, cầu mong con đạt được tự tin và nhận ra tiến trình chuyển tiếp.

Mục tiêu của bài nguyện này là hoàn toàn thoát khỏi nghi ngờ vào lúc chết và có tự tin để đạt được nhận biết hoàn toàn về những sự kiện trong tiến trình chuyển tiếp. Điều này giống như việc nhận ra sợi dây thực sự là sợi dây, hoàn toàn loại bỏ bất kỳ ý niệm rằng nó là con rắn.

Khi sự đau khổ bị kinh nghiệm vì hành động xấu,
Cầu mong đau khổ này được Đấng Đại Bi loại bỏ.
Khi sấm sét rỗng không của âm thanh tự nhiên của tự thân thực tại gầm thét,
Cầu mong nó chuyển thành âm thanh của Giáo Pháp Mahayana.
Khi con vô vọng trong việc chạy theo karma,
Cầu mong đau khổ được vị bổn tôn đã chọn loại bỏ.
Khi đau khổ bị kinh nghiệm vì khuynh hướng tiềm ẩn và karma,
Cầu mong samadhi cực lạc của thanh tịnh quang xuất hiện.

Lý do chúng ta kinh nghiệm đau khổ hoàn toàn dù trong cuộc đời này hay trong tiến trình chuyển tiếp là do các hành động bất thiện đã vi phạm trong quá khứ. Nếu thực hành bây giờ và tự chuẩn bị cho tiến trình cận tử, chúng ta có thể sẵn sàng cho tiến trình chuyển tiếp. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tự mình áp dụng đạo đức nền tảng và tránh làm việc bất thiện trong cuộc sống này, khi đi vào tiến trình chuyển tiếp sẽ thật khó cho chúng ta có thể nhận được sự bảo vệ từ Đấng Đại Bi Avalokiteshvara, hoặc bất cứ hiện thân nào của Đức Phật. Những gì chúng ta kinh nghiệm vào lúc đó đều là hậu quả của hành vi mình.

Khi nghe những âm thanh như tiếng sấm trong tiến trình chuyển tiếp, việc nhận ra âm thanh này là của chính bản tánh chúng ta là điều then chốt, nhờ đó đạt được giải thoát. Nếu bám chấp vào âm thanh đó như thông thường và như điều gì đó khác hơn chính bản tánh chúng ta, nỗi sợ hãi sẽ khởi lên và chúng ta sẽ không được giải thoát trong tiến trình chuyển tiếp. Khi nó tiến hành tốt đẹp, âm thanh đó được chuyển thành âm thanh của Giáo Pháp Mahayana. Tương tự, nếu chúng ta có thể nhận ra âm thanh bây giờ như âm thanh tự nhiên của tự thân thực tại và không bám chấp vào chúng như thông thường, với kiến thanh tịnh đó, sự thương, ghét, ảo tưởng sẽ không khởi lên.

Khi bạn bị nghiệp thúc đẩy, hãy nhớ lại vị bổn tôn đã chọn và thọ quy y với vị này. Khi đau khổ khởi lên hãy nhận biết rằng bạn không bị trừng phạt bởi người nào hoặc điều gì khác; mà đúng hơn, sự đau khổ đơn giảnhậu quả của khuynh hướng tiềm ẩn của chính bạn và các hành động đã vi phạm trong quá khứ.

Cầu mong năm nguyên tố không xuất hiện như kẻ thù,
Và cầu mong con thấy cõi tịnh độ của năm gia đình Phật.
Khi con được sinh ra một cách kỳ diệu trong tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành,
Cầu mong không có sự tiên tri hung hiểm về việc con bị rơi trở lại.

Sinh ra trong tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành là không thực sự sinh ra từ tử cung. Đúng hơn, nó có bản tánh kiến thanh tịnh nên được gọi là sinh ra kỳ diệu. Người có khuynh hướng bất lợi tiềm ẩn có thể nhìn thấy hoặc nghe âm thanh dẫn họ đi lạc. Khi đang đi đến một cõi tịnh độ một số sự xen vào có thể xuất hiện gây cho họ đi trở lại ba trạng thái khổ cực của sinh tử hoặc đến một trong các cõi khác của samsara. Bài nguyện này được làm để ngăn chận khả năng đó; để bất cứ tiên tri nào về việc chúng ta bị rơi lại sẽ không thật.

Khi con đến nơi đã dự định,
Cầu mong không sợ hãi vì hành động xấu nhầm lẫn.
Khi tiếng gầm gừ hoang dã của loài thú ăn thịt phát ra,
Cầu mong chúng chuyển thành âm thanh Giáo Pháp của lục tự.

Trong tiến trình chuyển tiếp bạn có thể nghe những âm thanh như thể bị săn đuổi bởi thú vật hung dữ. Bài nguyện này nhằm vào việc chuyển hóa chúng thành âm thanh Giáo Pháp của lục tự, cụ thểOM MANI PADME HUM.

Khi con bị tuyết, mưa, gió và bóng tối dồn đuổi,
Cầu mong con đạt được con mắt thiêng liêng của trí tuệ bổn nguyên trong sáng.
Cầu mong mọi chúng sanh cùng chung số phận57 trong tiến trình chuyển tiếp
Không ghen tị và được sinh ra trong trạng thái may mắn của sinh tử.
Khi con bị phiền não, đói và khát trầm trọng,
Cầu mong sự khổ cực của người đói, khát, nóng, lạnh được tiêu trừ.
Trong tương lai khi con thấy cha và mẹ giao hợp,
Cầu mong con thấy như Đức Đại Bi với phối ngẫu.
Cầu mong con đạt được tự do để sinh vào nơi con dự định,
vì lợi ích của người khác, cầu mong con đạt được thân cao nhất được trang hoàng với những biểu tượng và dấu ấn của giác ngộ.58
Một khi con có được thân cao nhất qua tái sanh,
Cầu mong mọi người thấy hay nghe được con đều nhanh chóng được giải thoát.
Cầu mong con không bị hành động xấu nào đeo đuổi,
Và cầu mong công đức mà con khao khát được gia tăng và con có thể theo đuổi điều này.
Bất cứ nơi nào con được sinh ra,
Trong mỗi đời cầu mong con gặp được vị bổn tôn đã chọn.
Ngay khi con sinh ra, cầu mong con biết cách nói và đi ra sao,
Nhớ lại được tái sanh của con và đạt được sự nhớ lại đầy đủ.
Chỉ đơn giản bằng việc lắng nghe, nhìn thấy hay suy nghĩ,
Cầu mong con biết được nhiều phẩm tính xuất sắc lớn, nhỏ và trung bình khác nhau.59 
Cầu mong con sinh ra ở bất cứ nơi đâu đều thịnh vượng,
Và cầu mong tất cả chúng sanh được hạnh phúc.
Ô, các Đấng Chiến Thắng hiền minh và phẫn nộ, cầu mong con trở thành chính xác
Như thân tướng các Ngài, với tùy tùng, trường thọcõi tịnh độ
Và với các dấu hiệu xuất sắc, tối thượng của Ngài 
Nhờ lòng bi của vô số bổn tôn siêu phàm hiền minh và phẫn nộ,
Nhờ năng lực chân lý của tự thân thực tại bổn nguyên,
Và nhờ sự ban phước của việc thực hành nhất tâm của các Mantradhara,
Cầu mong các cầu nguyện này được thành tựu.

Lời kết

Bài nguyện này hoàn tất “Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Mọi Thành Tựu: Một Bài Nguyện Liên Quan Đến Tiến Trình Chuyển Tiếp,”đã được Đức Padmasambhava soạn thảo, vị Tổ của xứ Orgyen. Samaya.

Đã niêm, đã niêm, đã niêm.

Bài này được đem từ Núi Gampo Dar bởi thành tựu giả Karma Lingpa.

Sarva mangalam! (Nhất thiết cát tường)

BÀI NGUYỆN KÊU CẦU GIÚP ĐỠ ĐẾN CHƯ PHẬT VÀ BỒ TÁT

Kính lễ các bổn tôn chiến thắng hiền minh và phẫn nộ!

Vào lúc chết, sau đây là sự kêu cầu được giúp đỡ đến chư Phật và bồ tát. Hãy làm cúng dường, cả hai chuẩn bị thực tếnghĩ tưởng trong tâm đến Tam Bảo. Hãy cầm một cây nhang thơm trong tay và tha thiết nói những lời này: “Chư Phật và bồ tát mười phương, với lòng bi, trí tuệ, kiến phân biệt, sự khoan dung và các bậc là sự quy y của thế gian, xin hãy đến nơi đây vì năng lực lòng bi các Ngài. Xin chấp nhận sự cúng dường thực tếquán tưởng. Lòng bi của Ngài đều có trí tuệ bổn nguyên của tri kiến, lòng bi mẫn khoan dung, hoạt động giác ngộnăng lực bảo vệ phi thường. Ôi đấng bi mẫn, người này được biết như (người nào đó) đang tiến từ cuộc sống này đến kiếp kế tiếp. Thế gian này bị bỏ lại phía sau. Bậc vĩ đại xin chăm sóc con. Con không có bạn đồng hành, sự đau khổ của con là to lớn. Con không có quy y, không người bảo vệ và không bạn bè. Hình tướng của đời này đang phai mờ, con sắp phải đến nơi khác. Con đang đi vào bóng tối dày đặc. Con đang ngã xuống một dốc đá lớn. Con đang bị năng lực nghiệp dồn đuổi. Con đang đi vào vùng hoang dã to lớn.60 Con bị trôi dạt bởi đại dương. Con bị xua đẩy bởi gió nghiệp. Con đang đi vào chuyến hành trình vô tận. Con đang đi vào một cuộc đại chiến. Con bị đại quỷ bắt giữ. Con sợ hãikinh hoàng vì những sứ giả của Tử Thần. Do nghiệp, con đi từ trạng thái trở thành này đến trạng thái trở thành khác. Con không có quyền tự trị. Đã đến lúc con phải đi một mình, chẳng có bạn đồng hành. Ô, đấng bi mẫn, xin ban quy y cho người này vì họ chưa quy y! Xin ban bảo vệ cho người chưa được bảo vệ! Xin ban tình bạn cho người chưa có bạn! Xin bảo vệ con khỏi bóng tối to lớn của tiến trình chuyển tiếp! Xin xoay chuyển cơn lốc cuốn vĩ đại của nghiệp. Xin bảo vệ con khỏi nỗi kinh hoàng to lớn về các tử thần! Xin giải thoát con khỏi con đường rất dài và hẹp của tiến trình chuyển tiếp! Ngài đấng đại bi, lòng bi của Ngài xin đừng đạm bạc! Xin giúp con! Đừng để con đi đến ba trạng thái khổ cực của sinh tử! Xin đừng xa rời cam kết trước đây của Ngài, xin để năng lực lòng bi của Ngài xuất hiện nhanh chóng! Ô chư Phật và bồ tát, với người này, xin đừng đạm bạc trong lòng bi, phương tiện hoặc năng lực của Ngài! Xin gìn giữ con với lòng bi của Ngài! Xin đừng để chúng sanh rơi vào năng lực của nghiệp xấu! Cầu mong Tam Bảo bảo vệ con khỏi đau khổ của tiến trình chuyển tiếp theo sau cuộc đời này.”

Bài đó nên tụng niệm ba lần bởi mọi người, gồm chính bạn và người khác. Cầu mong “Bài Nguyện Kêu Cầu Giúp Đỡ Đến Chư Phật Và Bồ Tát” không bị biến mất cho đến khi chu trình sinh tử được trống rỗng.

Đã niêm, đã niêm, đã niêm.

Sarva mangalam!

10

Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Rộng Mở Bao La 
Của Ba Hiện Thân
Một Bài Nguyện Của Giải Thoát Tự Nhiên 
Qua Thiền Định Hiền Minh Và Phẫn Nộ

OM AH HUM
Từ sự rộng mở bao la của bản tánh tuyệt đối, toàn khắp, bổn nguyên của thực tại,
Đến Đức Samantabhadra, bậc Dhramakaya của Dharmakaya,
Con cầu nguyện từ lãnh vực rộng mở bao la phi tạo tác;61
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực thanh tịnh bổn nguyên tự phát.
Từ sự rộng mở bao la của bản tánh tuyệt đối phi tạo tác, tự phát của thực tại,
Đến Đức Vajradhara vĩ đại, bậc Sambhogakaya của Dharmakaya,
Con cầu nguyện từ lãnh vực sinh và diệt bất khả phân:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của đại cực lạc tự phát.
Từ sự rộng mở bao la của bindu thanh tịnh, trong sáng, bất tận,
Đến Đức Vajrasattva, bậc Nirmanakaya của Dharmakaya,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của tánh giác và tánh không bất khả phân:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của hình tướng và rỗng không tự phát.
Từ sự rộng mở bao la của phô diễn tự nhiên của tự thân-hình tướng,
Đến Đức Gangchen Vairocana, bậc Dharmakaya của Sambhogakaya,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của hình tướng và rỗng không:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của hình tướng thanh tịnh tự nhiên.
Từ sự rộng mở bao la của đại cực lạc của thanh tịnhtrong sáng tự nhiên,
Đến chư Phật của năm gia đình, các Sambhogakaya của Sambhogakaya,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của trong sáng và rỗng không bất khả phân:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của đại cực lạc tự phát.
Từ sự rộng mở bao la của trí tuệ bổn nguyên, tự-hiện, xác thực,
Đến Đức Vajrapani, bậc Nirmanakaya của Sambhogakaya,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của âm thanh và rỗng không bất khả phân:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của rộng mở bao la của tự do bổn nguyên.
Từ sự rộng mở bao la của thanh tịnh quang của trí tuệ bổn nguyên tự-hiện,
Đến Đức Vajrasattva, bậc Dharmakaya của Nirmanakaya,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của niệm tưởng và rỗng không bất khả phân:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của rộng mở bao la của hình tướnggiải thoát.
Từ sự rộng mở bao la của sự tự-hiện tự nhiên thoát khỏi khái niệm vi tế,
Đến các chủ nhân của năm gia đình,62 các bậc Sambhogakaya của Nirmanakaya,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của sự giải thoát tự nhiên, tự phát:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của tri kiến và lòng khoan dung tự phát.
Từ sự rộng mở bao la của vô số tự-hiện bất tận,
Đến Sáu Vị Đại Uyên Bác, các Nirmanakaya của Nirmanakaya,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của sự giải thoát tự nhiên của vô số niệm tưởng:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của đa dạng giải thoát tự nhiên.
Từ sự rộng mở bao la của liên hoa quang trong sạch,
Đến Đức Padmasambhava, bậc hóa sinh kỳ diệu của Nirmanakaya,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của sự hợp nhất của đại cực lạc:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của hành động tự phát.
Từ sự rộng mở bao la của trí tuệ bổn nguyên tự phát của đại cực lạc,
Đến Đức Yeshe Tsogyal, bà mẹ độc nhất,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của phương tiệntrí tuệ bất khả phân:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của hình tướng thanh tịnh tự phát.
Từ sự rộng mở bao la của kho tàng tâm của trí tuệ bổn nguyên tự-nhận biết,
Đến dòng truyền các vị thầy tâm linh, các bậc khai mật tạng của Nirmanakaya,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của sự tôn kính và sùng mộ chân thành:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của lòng bi bất tận.
Từ sự rộng mở bao la của bản tánh tuyệt đối của thực tại, thanh tịnh như không gian,
Đến “Giáo Pháp Uyên Thâm của Giải Thoát Tự Nhiên về Thiền Định Hiền Minh và Phẫn Nộ”,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của phi đối tượng tỏa khắp:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của giải thoát tự nhiên của tự-nhận biết.
Từ sự rộng mở bao la của tự thân-hình tướng thanh tịnh của nền tảng,
Đến vị thầy tâm linh đầu tiên của con, bậc từ ái không gián đoạn,
Con cầu nguyện từ lãnh vực của niềm tin và lòng tôn kính hùng mạnh:
Cầu mong được ban phước từ sự rộng mở của Dharmakaya của chính tâm con.

Đây là hai loại bản chất của nền tảng. Một là nền tảng như gương của vô số khuynh hướng tiềm ẩnchúng ta đã tích lũyxuất hiện trong kinh nghiệm của mình. Khi nhận ra bản tánh này, nó được thấy như nền tảng của thực tại bổn nguyên, tương đương với Pháp Thân. Báo Thân được lưu xuất từ Pháp Thân, và Hóa Thân được lưu xuất từ Báo Thân. Khi nền tảng này không được nhận ra, thì nó chỉ là nền tảng của vô số khuynh hướng tiềm ẩn.

Con cầu nguyện đến Mahayoga, Anuyoga và Atiyoga,
Ba giáo lý cao nhất của Dharmakaya:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của sự rộng mở bao la toàn giác
Con cầu nguyện đến kriya, upaya và yoga,
Ba giáo lý cao nhất của Sambhogakaya:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của giai đoạn phát triểnhoàn thiện bất khả phân.
Con cầu nguyện đến các tuyển tập của vinaya, sutra và abhidharma,
Ba giáo lý cao nhất của Nirmanakaya:
Cầu mong được ban phước từ lãnh vực của lợi ích thành tựu tự phát của thế gian.
Xin gìn giữ chúng con với lòng bi của Ngài để chúng con có thể nhận ra ý nghĩa của chín thừa.
Con cầu nguyện đến chư Phật nhiều như những vi trần trong vũ trụ, tất cả các vị đều hiện diện trên một vi trần,
Tùy tùng của Dharmakaya:
Ban phước cho chúng con để có thể trở thành như Ngài,
Tùy tùng của Sambhogakaya:
Ban phước cho chúng con để có thể trở thành như Ngài,
Tùy tùng của Nirmanakaya:
Ban phước cho chúng con để có thể trở thành như Ngài.
Đa dạng, bất nhị, trong sáng, rỗng không và không có tự tánh
Ban phước cho chúng con để có thể nhận ra sự thiền định của Sambhogakaya.
Thanh tịnh và tiến đến với sự can đảm của sư tử v.v... –
Ban phước cho chúng con để có thể nhận ra sự thiền định của Nirmanakaya.
Trong không gian tỏa khắp của các cõi tịnh độ của pháp giới
Cầu mong con trở thành đệ tử của Dharmakaya.
Trong nền tảng và bản chất của cõi được trang hoàng bằng hoa,
Cầu mong con trở thành đệ tử của Sambhogakaya.
Trong hàng tỉ thiên hà vĩnh viễn,
Cầu mong con trở thành đệ tử của Nirmanakaya.
Lưu xuất thân để phục vụ trong bất cứ cách nào cần thiết.

Lời kết

Cầu mong Giáo Pháp siêu phàm “Giải thoát Tự nhiên của sự Rộng mở Bao la của Ba Hiện thân: một Bài Nguyện về Giải thoát Tự nhiên qua sự Thiền định về Hiền minh và Phẫn nộ” không bị biến mất cho đến khi thế gian của chu trình sinh tử được trống rỗng. Đây là kho tàng của Ngài Karma Lingpa. Cầu mong được may mắn cát tường!

11

Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Ba Độc
Không Loại Bỏ Chúng:
Một Bài Nguyện Guru Yoga 
Đến Ba Hiện Thân

Bài nguyện này gắn liền với ba hiện thânám chỉ đến tất cả chín thừa. Sự giải thoát tự nhiên của ba độc ám chỉ tham, sân và si. Khi bạn nhận ra bản tánh thật sự của ảo tưởng, bạn thấy nó là Dharmakaya. Khi nhận ra bản tánh của sân, bạn thấy nó như Sambhogakaya. Khi nhận ra bản tánh của tham, bạn thấy nó như Nirmanakaya.

OM AH HUM
Đến vị thầy tâm linh của Pháp Thân bất sinh, thoát khỏi khái niệm vi tế,
Trong cung điện toàn khắp của bản tánh tuyệt đối ban sơ của thực tại
Con cầu nguyện với lòng tôn kính và sùng mộ tha thiết:
Cầu mong vô minhảo tưởng được giải thoát tự nhiên mà không cần loại bỏ chúng,
Và cầu mong con nhận được sự tự-quán đảnh của ban phước thanh tịnh bổn nguyên của Dharmakaya
Với sự thành tựu tự phát không toan tính, trí tuệ bổn nguyên, tự-hiện. 
Đến vị thầy tâm linh của Sambhogakaya bất tận của đại cực lạc,
Trong cung điện của trí tuệ bổn nguyên, thanh tịnh, trong sáng, và đại cực lạc
Con cầu nguyện với lòng tôn kính và sùng mộ tha thiết:
Cầu mong tham luyến và bám chấp được giải thoát tự nhiên không cần loại bỏ chúng,
Và cầu mong con nhận được tự quán đảnh của ban phước tự phát của Sambhogakaya
Với sự giải thoát tự nhiên của tự-nhận biết, trí tuệ bổn nguyên và đại cực lạc.
Đến vị thầy tâm linh của sự vô hạn,64 Nirmanakaya tự-hiện,
Trong cung điện ban sơ, hoàn thiện65
Con cầu nguyện với lòng tôn kính và sùng mộ tha thiết:
Cầu mong sự nhận thức sai lầm và thù hận được giải thoát tự nhiên không cần từ bỏ chúng,
Và cầu mong con nhận được tự-quán đảnh của giải thoát tự nhiên của ban phước Nirmanakaya
Với giải thoát tự nhiên của sự tự-hiện, trí tuệ bổn nguyên và tự-tỉnh giác.
Đến vị thầy tâm linh của ba hiện thân của đại cực lạc không chiều kích,
Trong cung điện của thanh tịnh quang viên mãn và tự-nhận biết
Con cầu nguyện với lòng tôn kính và sùng mộ tha thiết:
Cầu mong bám chấp nhị nguyên vào chủ thể và đối tượng được giải thoát tự nhiên không cần loại bỏ chúng,
Và cầu mong con nhận được tự-quán đảnh của sự ban phước ba hiện thân của đại cực lạc
Với sự tự-hiện thành tựu tự phát, trí tuệ bổn nguyên và ba hiện thân.
Thương thay cho mỗi chúng sanh của ba khổ cực này
Đang lang thang trong chu trình sinh tửảo tưởng và khờ dại,
Không nhận ra chính tâm họ như Dharmakaya, thoát khỏi các cực đoan.
Cầu mong tất cả chúng con đều đạt được Dharmakaya!
Thương thay cho mỗi chúng sanh có khao khát sai lầm
Bị lang thang trong vòng sinh tử vì bám luyến và tham dục
Không nhận ra tánh giác chính họ như đại cực lạc của Sambhogakaya.
Cầu mong tất cả chúng con đều đạt được Sambogakaya!
Thương thay cho mỗi chúng sanhnhận thức sai lầm
Bị lang thang trong vòng sinh tử vì thá độ thù hận và hình tướng nhị nguyên,
Không nhận ra chính tâm họ như sự xuất hiệngiải thoát của Nirmanakaya.
Cầu mong tất cả chúng con đều đạt được Nirmanakaya!
Thương thay cho mỗi chúng sanh chưa đạt được Phật quả,
Người chưa nhận ra chính tâm họ như ba hiện thân bất khả phân,
Và vì thế bám chấp vào chúng do phiền não và che ám nhận thức.
Cầu mong tất cả chúng con đều đạt được ba hiện thân!

Lời kết

“Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Ba Độc Không Loại Bỏ Chúng: Một Bài Nguyện Guru Yoga Đến Ba Hiện Thân,” trong Giải Thoát Tự Nhiên Qua Sự Thiền Định Hiền Minh Và Phẫn Nộ đã được soạn thảo bởi Đức Orgyen Padmasambhava. Cầu mong Giáo Pháp này không biến mất cho đến khi thế giới của vòng sinh tử được trống rỗng. Đây là một kho tàng của Ngài Karma Lingpa. Cầu mong được may mắn cát tường!

Lời Cuối Sách

NHƯ THẾ HOÀN TẤT GIÁO LÝ về sáu tiến trình chuyển tiếp. Tôi đã cố gắng đưa cảm hứng ban giáo lý này cho những người ở đây tại San Francisco nhất là người bị bệnh và người đến đây vì giáo lý này. Họ đã khuyến khích và hỗ trợ tôi giảng dạy. Tôi đã rất cảm hứng bởi những người này, vì họ nhận ra giá trị của thực hành. Họ giống như người đã đi nhiều ngày mà chưa nhận được bất cứ Giáo Pháp nào. Do vậy, khi tiếp nhận giáo lý, họ tập trung trên thực hành cả ngày lẫn đêm, tự họ áp dụng giáo lý này vào thực hành. Họ không có suy nghĩ hoặc quan tâm nào khác. Những người này rất kiên định và luôn đến với giáo lý. Điều này đã cho tôi cảm hứng và khả năng giảng dạy. Đó là hoản cảnh mà giáo lý này đã được ban. Tôi đã cống hiến giáo lý này với hy vọng chúng sẽ lợi ích cho các bạn. Hãy áp dụng chúng vào thực hànhtìm thấy lợi ích từ giáo lý này. Bạn nên mong ước nhận được nhiều giáo lý sâu rộng hơn, bạn có thể đi đến các vị lama khác và các Ngài có thể cho nhiều giải thích sâu rộng hơn về cùng chủ đề này.

Người bị bệnh làm chúng đặc biệt cảm hứng là gì? Những người này giống như tờ giấy mà bạn rót dầu và dầu thấm ngay vào. Với người bị bệnh khi họ nhận giáo lý, giáo lý cũng thấm vào ngay. Trái lại, trong số các đệ tử già hơn, việc ban giáo lý giống như việc ném trái banh mềm vào tường. Giáo lý chẳng làm được gì với trái banh mềm hoặc chẳng làm gì được cho bức tường. Bất kể loại công đức nào bạn đi theo và bất cứ việc không đạo đức nào bạn có thể tránh, nó sẽ là lợi ích của bạn. Tôi đã dẫn giải về người bệnh, nhưng số còn lại trong chúng ta hiện nay chưa bị bệnh thì sao? Chúng ta cũng sắp chết. Chúng ta ngay trên đường đi của cái chết, nên việc suy nghĩ chúng ta vì một lý do chưa biết lại được miễn nhiễm với cái chết chỉ là sự kiêu ngạo. Nếu nghĩ bạn không thể đau khổ, bạn nhiều năng lực, hoặc bạn có được một số con đường bên trong của Yama, tử thần, nên bạn sẽ không bị đau khổ trong tiến trình chuyển tiếp của cận tử và sau đó, thì điều đó tốt; bạn chẳng có vấn đề gì. Nhưng, nếu bạn không có năng lực tránh khỏi cái chết hay bất cứ đau khổ nào của cái chết, thì mọi dẫn giải trước đây phải gắn liền với bạn. Xin hồi hướng công đức của việc nhận được giáo lý này.

Chú thích

1. Zab chos zhi khro dgongs pa rang grol gyi rdzogs rim bar do drug gi khrid yig, một gter ma của Đức Padmasambhava được Karma Lingpa phát hiện (Kar ma gling pa). Quyển 3 của sự xuất bản vòng Kar gling zhi khro từ thư viện của Dudjom Rinpoche (I – Tib – 1440, 75-903780). Một bản dịch khác của phần đầu tiên về tiêu đề Sự Hiện Lên Tự Nhiên Của Hiền Minh Và Phẫn Nộ Từ Sự Nhận Biết Giác Ngộ. Trong lần phiên dịch thứ hai này, thuật ngữ zhi khro ám chỉ sadhana, dgongs pa đến nhận biết giác ngộ của tác giả và rang drol đến sự xuất hiện tự phát của bản văn từ nhận biết giác ngộ đó. 
2. Về cuộc đờiviệc làm của Đức Padmasambhava, hãy xem Đức Liên Hoa Sanh: Tiểu sử cuộc đời Đức Padmasambhava của Yeshe Tsogyal, Erik Pema Kunsang phiên dịch (Boston: Shambhala, 1993).
3. Với nhiều thông tin hơn về truyền thống kho tàng chôn dấu và phát hiện, hãy xem quyển Các Giáo Lý Chôn Dấu Của Tây Tạng: Một Giải Thích Về Truyền Thống Terma Của Phái Nyingma Của Phật Giáo, Tulku Thondup (Boston: Nhà Xuất bản Trí tuệ, 1997).
4. Bar do thos sgrol, hay nguyên nghĩa là Giải Thoát Qua Việc Nghe Trong Trạng Thái Trung Gian. Tác phẩm quan trọng này đã được dịch nhiều lần, gần đây nhất là của Robert A.F. Thurman, Tử Thư Tây Tạng, (New York: Bantam Books, 1994).
5. Khi thuật ngữ Tây Tạng bardo (nghĩa đen, “khoảng giữa”) đặc biệt ám chỉ đến giai đoạn sau khi chết và trước lúc tái sanh, người ta có thể dịch một cách thông dụng là “trạng thái trung gian”. Nhưng trong bối cảnh của sáu bardo, bao gồm tất cả samsara và nirvana, thuật ngữ “trạng thái trung gian” việc dịch cho chữ bardo không còn có ý nghĩa. Trong bối cảnh này, ý nghĩa của thuật ngữ bardo là chỉ mọi giai đoạn của lúc sống, thiền định, giấc mộng v.v... không ngoại lệ đều là sự chuyển tiếp. Mọi giai đoạn của cuộc sống và cái chết đều xảy ra giữa các trạng thái này. Tất cả chúng đều trong tiến trình. Để phản ánh khía cạnh này của thuật ngữ, tiến trình chuyển tiếp trong bối cảnh này đã được dịch là bardo.
6. Bar do’I nyams khrid dgongs pa rang grol gyi sngon ‘gro rang rgyud ‘dul byed lhan thabs.
7. gSang sngags rdo rje theg pa’i chos spyod thun bzhi’i rnal ‘byor sems nyid rang grol.
8. Zab chos zhi khro dgongs pa rang grol las bar do’i smon lam gsum.
9. Bar do’i smon lam thob tshad rang grol.
10. Bar do ‘phra sgrol gyi smon lam.
11. Bar do ‘jigs skyob pa’i smon lam.
12. Sangs rgyas và byang chub sems dpa’ la ra mda’ sbran pa’i smon lam.
13. Zab chos zhi khro dgongs pa rang grol gyhi gsol ‘debs sku gsum klong yangs rang grol.
14. sKu gsum bla ma’i rnal ‘byor gyi gsol ‘debs sku gsum klong yangs rang grol.
15. Tám mối quan tâm thế giantham luyến có được vật chất, khoái lạc tạm thời, được tán dương, và nổi tiếng; và ghét bị mất mát vật chất, khó chịu tạm thời, bị lăng mạ và mang tiếng xấu.
16. Mặc dù ba hiện thân Phật được nhắc đến ở trên, đều không có mâu thuẫn vì Nirmanakaya và Sambhogakaya chỉ là hai phân chia phụ của Rupakaya; Dharmakaya tương tự trong cả hai sắp xếp phân loại.
17. Tham luyến, sân hận, ảo tưởng, ghen tị, và kiêu mạn.
18. Sự thiền định về cuộc sống làm người có nhàn rỗithuận lợi là quý, về vô thường và cái chết, về đau khổ của chu trình sinh tử và về bản chất của hành động với hậu quả đúng quy cách của nó.
19. Chữ kiên trì trong Anh ngữ là tương đối yếu. Ở Tây Tạng, thuật ngữ ám chỉ sự hoan hỷ trong Giáo Phápđạo đức. Cũng thường được dịch là nồng nhiệt hay nhiệt thành kiên trì, nhưng nó thực sự là hoan hỷ và nhiệt thành cho thực hành Giáo Pháp.
20. “Dòng dõi tốt” ám chỉ có tiềm năng to lớn và cơ hội để thực hành Giáo Pháp.
21. Đó là sáu trạng thái của vòng sinh tử.
22. Tri kiến bản thể học bao gồm việc biết mọi sự như “chúng thực sự là” (ji ltar) và tri kiến hiện tượng học bao gồm việc biết sự vật “nhiều như nó là” (ji snyed).
23. “Đấng Chiến Thắng” (Phạn jina, Tạng rgyal ba) là một tên gọi của Đức Phật biểu thị Đức Phật hoàn toàn chiến thắng các trạng thái tâm thức tiêu cực bao gồm vô minh.
24. Tam giớidục giới, sắc giớivô sắc giới.
25. Thuật ngữ tiếng Phạn sugata là một chữ khác cho một vị Phật toàn giác.
26. Thuật ngữ tiếng Phạn arya (Tạng, ‘phags pa) ám chỉ các hành giả đã giác ngộ phi thiền định về chân lý tối thượng.
27. Theo Bod rgya tshig mdzod chen mo (Tse tan zhab drung. Dung kar blo bzang phrin las, và Dmu dge bsam gtan. Mi rigs dpe skrun khang, 1984, Quyển III, trang 2783, thuật ngữ Tây Tạng lu gu rgyud nghĩa đen có nghĩa sợi dây cột các con cừu cùng trong một hàng. Dường như được sử dụng ở đây như một ẩn dụ cho một bộ phận hay các chuỗi hợp thành nối kết với nhau. Ý nghĩa này phản ánh từ nguyên học của thuật ngữ, vì lu gu là phát âm khác của lug gu, có nghĩa “con cừu” [Ibid., trang 2781&2782]; và rgyud có nghĩa tiếp tục. Để đơn giản, tôi dịch lu gu ở đây như bộ phận.
28. Các vị bảo tồn-samaya là một bộ bảo vệ hay bảo hộ giúp duy trì samaya.
29. Một nguồn mà người đọc quan tâm ở đây có thể bắt đầu là quyển Học Phái Nyingma Của Phật Giáo Tây Tạng: Nền Tảng Và Lịch Sử (Boston: Nhà Xuất bản Trí tuệ, 1991) của Ngài Dudjom Rinpoche.
30. Bốn liên tục ở đây là bốn dòng tâm thức phiền não được tịnh hóa bằng phương tiện của bốn quán đảnh.
31. Thực hành nền tảng bao gồm việc lắng nghe, suy nghĩthiền định về Giáo Pháp.
32. Một tư thế đặc biệt của thân hay luyện tập được biết ở Tây Tạng như trul khor (‘phrul ‘khor).
33. Theo nghĩa đen là nhau bơm phồng.
34. Khi quán tưởng chữ trong tiếng Phạn hay Tây Tạng, visarga được quán tưởng là hai chấm (:) bên phải của chữ. Khi quán tưởng chữ trong tiếng Anh, visarga tiêu biểu cho chữ h với dấu chấm ở dưới.
35. Đây là một đồng nghĩa với Phật tánh và tathagatagarbha.
36. “Con mắt duy nhất, không gợn nhơ của trí tuệ bổn nguyên” là một nhóm chữ rút từ bản văn, bày tỏ danh hiệu của Đức Manjusri.
37. “Hoàn toàn trống rỗng” là trống rỗng của đoạn kiến, hoàn toàn không có gì.
38. Chữ “dấu hiệu” ám chỉ điều gì đó gần gũi vơi quan niệm phương Tây của chúng ta về việc xây dựng dựa trên khái niệm. Dharmakaya không đặt nền tảng trên bất cứ khuôn mẫu khái niệm nào hoặc xây dựng dựa trên khái niệm.
39. Trình bày này ngụ ý trí tuệ bổn nguyên của hành giả nhận thức mọi khía cạnh của thực tại một cách bình đẳng.
40. Năm dấu hiệu của thân là năm nguyên tố đất, nước, v.v...
41. “Sự thêm vào” là sự quy vào thực tại về điều gì đó không có ở đó, trong lúc chối bỏ sự phản bác của hiện hữu về điều gì đó có ở đó.
42. Khẳng định này không được nhầm lẫn với khái niệm hữu thần của một đấng sáng tạo bên ngoài, hoặc chúa tể của vũ trụ, vì nhận biết này là bản tánh của toàn bộ samsara và nirvana.
43. Đây là một vấn đề của sự cố gắng quá sức, thực hành thật mãnh liệt khiến chính nhận thức của trạng thái mộng xảy ra khỏi giấc ngủ.
44. Điều này ám chỉ cả hai huyễn thân thanh tịnhbất tịnh.
45. Đó là, sự tính toán của chiêm tinh học không thích hợp với thực hành này; nó được theo sau vào mọi lúc.
46. Bản tánh tưởng tượng được phóng chiếu, nhưng bản tánh chính nó là sự nguyên thủy.
47. Lỗ mở của sự trở thành là lỗ mở cho chất dịch tái sanh của nam và nữ.
48. Trong thực hành như đã dạy ở đây, bạn nói “HIG-KA” cho toàn bộ tiến trình kéo bindu lên trên và đưa nó xuống dưới. Nhưng theo một số truyền thống khác, bạn nói “HIG-HIG-HIG-HIG” khi kéo bindu lên và sau đó nói “KA” khi để nó đi xuống.
49. “Tụ hội trong cuộc sống” ngụ ý đem cuộc sống bạn đến kết thúc một khi dấu hiệu hiển nhiên của cái chết đến gần và bạn đã xác định rằng không thể ngăn được cái chết.
50. “Các đối tượng đặc biệt cho việc tích lũy công đức,” là lãnh vực công đức như việc chọn bổn tôn, tất cả đối tượng quy ysùng kính.
51. Thuật ngữ yaksa bao gồm nhiều loại chúng sanh khác nhau, nhưng ở đây có thể ám chỉ asura hay người khổng lồ có thể giúp đỡ hay ngăn cản những chúng sanh khác. Yaksa cũng là tên của một loại chúng sanhtài sản, và thuật ngữ Tây Tạng tương đương cũng ám chỉ một loại súc vật đặc biệt.
52. Điều này nhắc đến Đức Avalokiteshvara hoặc bất cứ đối tượng niềm tin nào của người sắp chết.
53. “Các lỗ mở” ám chỉ hai mắt.
54. Citta ở đây có nghĩa trái tim.
55. Nói chung, đó là nếu bạn đạt đến giai đoạn này của thực hành, bạn sẽ không phải kinh nghiệm tiến trình chuyển tiếp sau khi chết. Hoặc thậm chí nếu bạn thực sự kinh nghiệm tiến trình chuyển tiếp này, bạn sẽ nhận ra bản tánh của nó và đạt được tỉnh giác lập tức.
56. Điều này ám chỉ người đã rèn luyện thành thạo trong giai đoạn phát triểnhoàn thiện.
57. Chúng sanh có thể so sánh là người có điều gì đó chung với chính mình trong tiến trình chuyển tiếp.
58. Đó là ba mươi hai dấu hiệu và tám mươi biểu tượng đôi khi được gọi là các dấu ấn chính và phụ của một vị Phật.
59. Điều này ám chỉ khả năng nhận ra giáo lý Hinayana, Mahayana và Vajrayana.
60. Trong bối cảnh này, nơi hoang dã là nơi bạn hoàn toàn đơn độc, không bạn bè, người đồng hành, hoặc sự hỗ trợ.
61. Lãnh vực của sự rộng mở bao la phi tạo tác ám chỉ tính phi hiện hữu về đối tượng của bài nguyện này, của tác nhân bài nguyện và hành động cầu nguyện. Nó không phải hoàn toàn không hiện hữu; đúng hơn tất cả chúng đều là bản tánh của sự nhận biết.
62. Chủ nhân của ba gia đình là Vajrapani, Avalokiteshvara và Manjusri.
63. Sáu vị Đại Uyên Bác là sáu bậc giác ngộ, mỗi vị xuất hiện trong một của sáu trạng thái luân hồi sinh tử. Ví dụ, Đức Phật Sakyamuni là bậc Đại Uyên Bác của cõi người, và có những vị khác cho asura, deva, v.v...
64. Thuật ngữ này có nghĩa không thể tiên đoán, nói khác đi, nó không theo một số khuôn mẫu hay trật tự được xác định trước.
65. Nơi này được định vị trong cõi tịnh độ Sukhavati của Phật Amitabha.

Bảng Chú Giải Thuật Ngữ

Abhidharma. Giáo lý A Tỳ Đàm. Hệ thống hiện tượng học và thần học của đạo Phật, bao gồm sự mô tả và phân tích thân và tâm con người, các bộ chúng sanh, bản chất và sự hình thành vũ trụcon đường đến giải thoát.
Adhisara. (Tạng, ‘phrul ‘khor) Các tư thế và luyện tập của thân dùng để nâng cao thực hành thiền quán của hành giả.
Anuyoga. Một loại thực hành tantric của Nyingma, tương ứng với giai đoạn hoàn thiện. Thực hành Anuyoga theo sau Mahayoga và tiến đến Atiyoga.
Lỗ mở của địa ngục. Hậu môn, được gọi như vậy vì khi ý thức rời khỏi thân người vào lúc chết bằng đường hậu môn, chỉ ra rằng người đó sắp tái sanh vào cõi địa ngục.
Arya. Một cá nhân đã đạt được nhận biết bất nhị, thiền định phi khái niệm của thực tại tối thượng hoặc tánh không.
Atiyoga. Đồng nghĩa của Đại Viên Mãn (Tạng, rdzogs chen), một hệ thống lý thuyếtthực hành được đi theo chủ yếu bởi luật của Nyingma, Phật giáo Tây Tạng, mục tiêu đạt giải thoát, trực tiếp biết chắc về bản tánh cốt lõi của sự nhận biết.
Địa ngục Avici. A Tỳ. Theo truyền thống sutra, là nơi hành hạ đau đớn nhất của mười tám tầng địa ngục.
Bardo (Phạn, antarabhava). Trạng thái trung gian theo sau cái chết và trước lúc tái sanh kế tiếp của một người. Nói rộng hơn, thuật ngữ bardo có thể ám chỉ bất kỳ sáu tiến trình chuyển tiếp của lúc sống, nằm mộng, nhập định, cận tử, tự thân thực tại và sự trở thành.
Bindu (Tạng, thig le). Dịch tinh túy, hay “giọt”, đi qua kinh mạch trung ương vi tế trong thân người; hình một quả cầu nhỏ, thường được quán tưởng như bản tánh của ánh sáng.
Bodhicitta. Tâm linh Tỉnh thức, hay khát vọng vị tha để đạt được Tinh thần Tỉnh thức viên mãn vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Trong tantra, bodhicitta trắng và đỏ là hai loại bindu thường định vị trong kinh mạch trung ương tại đỉnh đầu và dưới rốn, hội tụ lại ở ngực trong tiến trình cận tử và trong dạngï nhập định sâu.
Bodhisttva. Một cá nhânTâm linh Tỉnh thức dễ dàng khởi lên như động cơ ban đầu của họ, phát sinh lòng từ ái và lòng bi to lớn.
Lỗ mở Brahma. Nơi mở ra trong kinh mạch trung ương tại đỉnh đầu, được gọi như vậy vì khi ý thức rời khỏi thân vào lúc chết qua con đường của đỉnh đầu, nó ám chỉ rằng người đó sắp được tái sanh vào cõi trời hay Brahma (Phạm Thiên).
Xuyên thấu (Tạng, khregs chod). Giai đoạn đầu tiên của hai giai đoạn chính trong thực hành của Đại Viên Mãn, mục tiêu nhằm đạt được việc duy trì nhận biết trực tiếp của bản tánh cốt tủy của tâm.
Phật tánh. Bản tánh cốt tủy của tâm, theo Đại Viên Mãn là không có gì khác hơn tâm Phật.
Citta. Thuật ngữ tiếng Phạn này thường ám chỉ tâm, nhưng trong giáo lý cao hơn của Đại Viên Mãn, đôi lúc nó chỉ cho ngực.
Thanh tịnh quang. Bản tánh cốt lõi của tâm, đó là không thể nghĩ bàn, tuy nhiên được đặc tính hóa một cách ẩn dụ như bản tánh của tánh không và tánh sáng.
Daka. Đối tác nam của dakini; daka thường biểu hiện như vị bổn tôn bảo vệphục vụ giáo lý đạo Phậthành giả.
Dakini. Người nữ tâm linh tham gia vào các hoạt động giác ngộ cho lợi ích của thế gian.
Damaru. Một loại trống lắc bằng tay dùng trong nghi lễ tantric.
Deva. Chư thiên hay “trời”; thành viên cao nhất của sáu bộ chúng sanh trong vòng sinh tử, họ kinh nghiệm cực lạc, năng lựcnhận biết mạnh mẽ, tất cả điều này sẽ biến mất khi họ chết từ trạng thái hiện hữu đó.
Dharmakaya. Pháp Thân, Tâm của một vị Phật, được nói là vô biên về mặt trí tuệ rộng mở, lòng bi và năng lực.
Nguyên tố của năng lượng sự sống. Năng lượng, hay “gió” chảy khắp cơ thể, có năm loại năng lượng sự sống chính và phụ, mỗi loại có chức năng sinh lý học khác nhau. “Năng lượng duy trì sự sống” được kết hợp đặc biệt mật thiết với chức năng của tâm.
Bốn cực lạc (Tạng, dga’ ba bzhi). Cực lạc, cực lạc cao nhất, cực lạc phi thườngcực lạc bẩm sinh, xuất hiện trong tiến trình thực hành tan tric nâng cao.
Bốn quán đảnh. Cái bình, bí mật, trí tuệ-ngộ đạo, và quán đảnh lời, cho quyền một người tham gia vào thực hành tantric nâng cao.
Bốn vô lượng. Lòng từ ái vô lượng, lòng bi, cảm thông hoan hỷ vô lượng, và bình đẳng, cung cấp nền tảng cho sự trau dồi Tâm linh Tỉnh thức.
Bốn Sự Thật Cao Quý. Tứ diệu đế, Chân lý của đau khổ, nguồn gốc của nó, sự chấm dứt nó và con đường đến chấm dứt đó, cung cấp như toàn bộ cấu trúc của lý thuyếtthực hành của đạo Phật.
Bốn Suy Niệm Làm Chuyển Tâm. Sự thiền định về giá trị và sự hiếm có của cuộc sống làm người với nhàn rỗithuận lợi, về cái chết và vô thường, bản tánh không thỏa mãn của vòng sinh tửluật nhân quả đi đôi với hành động và các hậu quả của nó.
 Năm gia đình Phật. Gia đình các vị Phật: Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Ratnasambhava (Bảo Sanh), Amitabha (A Di Đà), Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu), và Vairocana (Tỳ Lô Giá Na), tương ứng với năm kết tập (ngũ uẩn) tâm sinh lý của ý thức, nhận biết, cảm nhận, hình thành tâm thức và thân tướng (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) trong khía cạnh thanh tịnh của chúng.
Sự đáp ứngsám hối (Tạng,bskang bshags). Một nghi thức thực hành trong đó hành giả cúng dường đến bổn tôn (đáp ứng), với khẩn cầu được bảo vệ khi hành giả thú nhận các vi phạm (sự sám hối).
Cúng dường Ganachakra. Một nghi lễ cúng dường tantric.
Gandhava. (Càn Thát Bà), Các tiên nữ hay các nhạc công của cõi trời.
Garuda. Kim Xí Điểu, một loại chim thần thoại, hoàn toàn trưởng thành khi mới nở và có năng lực phi thường.
Đại Viên Mãn (Tạng, rDzogs chen). Giáo lý cao nhất của phái Nyingma Phật giáo Tây Tạng, bao gồm ba bộ hướng dẫn được biết như Bộ Tâm, Bộ Mở Rộng và Bộ Hướng dẫn Thiết thực.
Guru yoga. Thực hành thiền định trong đó hành giả tự mình hiến dâng đến vị thầy tâm linh như cùng bản tánh với tất cả chư Phật.
Lắng nghe, suy nghĩthiền định. (Văn, Tư, Tu) Ba giai đoạn thông thường của thực hành đạo Phật, mỗi thứ thành công làm phát sinh một hiểu biếttrí tuệ ở cấp sâu hơn.
Hinayana. Tiểu Thừa, cái “nhỏ hơn” hay “cá nhân”, thừa của lý thuyếtthực hành Phật giáo, chủ yếu nhắm đến mục tiêu cuối cùnggiải thoát chính hành giả khỏi vòng sinh tử.
Kinh mạch kati pha lê rỗng. Kinh mạch của trí tuệ bổn nguyên định vị trong ngực của tất cả chúng sanh.
Sự không đồng nhất. Không có tự tánh vốn sẵn, hoặc vật chất. Điều này có hai loại, không đồng nhất của cá nhân và không đồng nhất của hiện tượng, ám chỉ việc thiếu bản chất tự-hiện hữu của con người và của hiện tượng khác theo thứ tự định sẵn.
Jnayakaya. Cũng được biết như Svabhavakaya, theo diễn dịch phổ biến của Nyingma là ám chỉ đến tính bất khả phân của Nirmanakaya, Sambhogakaya và Dharmakaya (Hóa Thân, Báo ThânPháp Thân).
Kriya. Theo sự phân loại của Nyingma, là bộ căn bản nhất của ba bộ ngoại tantra, hai bộ kia là Upaya và yoga.
Lama (Phạn, guru). Vị thầy tâm linh hoặc bất cứ vị tổ tâm linh nào được tôn kính.
Giai đoạn Nhảy-vọt (Tạng, thod rgal ba). Thứ hai của hai giai đoạn trong thực hành Đại Viên Mãn, nhắm đến việc sinh ra nhanh chóng sự hiện diện tự phát, đầy đủ của Phật tánh chính hành giả.
Mara. Ma vương hoặc ảnh hưởng ma quỷ tạo chướng ngại cho sự chín muồi tâm linh. Bản tánh thực tế của “những ma quỷ” như vậy là chính tâm thức phiền não của con người, như tham luyến, sân hậnrối loạn, mặc dù chúng cũng có thể xuất hiện ở bên ngoài.
Mahayana. Đại Thừa, cái “to lớn” hay “phổ quát” thừa của lý thuyếtthực hành Phật giáo, hướng đến việc đạt được Tâm linh Tỉnh thức viên mãn vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
Mandala. 1) Một biểu tượng, biểu tượng đại diện của vị bổn tôn đã chọn với cung điện để trụ và môi trường chung quanh, được quán tưởng bởi hành giả để thăng hoa cảm giác của họ về nhận dạng cá nhânkinh nghiệm của thân, tâm và chung quanh họ. 2) Một biểu hiện, biểu tượng đại diện của thế gian cùng với tất cả sự rộng lớn của một vị vua thế gian, cúng dường đến các đối tượng quy y của hành giả.
Mantradhara (Tạng, sngags ‘chang) nghĩa đen là “người duy trì mantra”, người đã tinh thông khắp các thực hành tantra của đạo Phật.
Núi Meru. Núi Tu Di, ngọn núi thần thoại cao vượt nhất ở trung tâm biểu tượng hóa của thế giới chúng ta, được bao quanh bởi bốn châu lục.
Tự-tâm (Tạng, sems nyid). Nghĩa đen, “sự tỉnh thức,” đây là bản tánh cốt tủy của tâm, đồng nhất với Phật tánh của hành giả.
Dòng-tâm thức (Tạng, rgyud). Tâm thức tương tục của một cá nhân, hiện lên như việc đang xảy ra, luôn thay đổi bất thường suốt quá trình của một kiếp sống và từ kiếp này sang kiếp tới.
Mudra. Thủ ấn, nghĩa đen, “ấn”, đó là biểu tượng tư thế hay chuyển động, thường của hai tay, được thực hành trong thiền định hay nghi lễ thực hành. 2) một phối ngẫu cùng với hành giả thực hành trong giai đoạn nâng cao của thiền định tantric.
Chín yana. Chín “thừa – xe” của thực hành tâm linh, theo sự phân loại của phái Nyingma bao gồm Srvakayana (Thanh Văn Thừa), Pratyekabuddayana (Độc Giác PhậtDuyên Giác Thừa), Bodhisattvayana (Bồ Tát Thừa), Kriya, Upaya, Yoga, Mahayoga, Anuyoga và Atiyoga.
Nirmanakaya. Hóa Thân, có thể sử dụng hơn của hai Rupakaya (Sắc Thân), hay “Thân Hóa Hiện” của một vị Phật (vị khác của Sambhogakaya), biểu hiện trong mọi cách để dẫn dắt chúng sanh đến giải thoáttâm linh tỉnh thức.
Phi-khách quan. Không xuất hiện như một đối tượng trong phạm vi thói quen, cụ thể hóa cấu trúc chủ thể/đối tượng của tri giác và khái niệm nhận biết; không có tự tánh như một đối tượng.
Paramitayana. Nghĩa đen, “Thừa của sự Hoàn Thiện,” ám chỉ Sáu Hoàn Thiện của bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ, hình thành cấu trúc của bồ tát đạo của cuộc sống và con đường đến Tâm linh Tỉnh thức; giống với Bodhisattvayana.
Parinirvana. Giải thoát cao nhất của một vị Phật, được nói là xảy ra sau khi chết.
Pranayama. Một hệ thống kỹ thuật thiền định để kiểm soát hơi thở như phương tiện điều chỉnh năng lượng sự sống trong thân, lần lượt ảnh hưởng đến trạng thái tâm thức của hành giả.
Pratyekabuddha. Độc Giác Phật, người đạt được giải thoát khỏi vòng sinh tử một mình, không dựa trực tiếp vào một vị thầy.
Preta. Ngạ quỷ, tinh linh của sáu bộ chúng sanh trong vòng sinh tử, được đặc tính hóa với sự đói, khát và thèm muốn mãnh liệt.
Lỗ mở preta. Lỗ mở trong vùng bộ phận sinh dục, qua đó ý thức của một người xuất ra khỏi cơ thể vào lúc chết nếu người đó sắp nhận tái sanh như một ngạ quỷ.
Rsi. Một vị tổ thành tựu cao trong thực hành thiền định.
Rakta. Dịch tinh chất đỏ nhận được từ người mẹ, thường định vị ở dưới rốn, nhưng lại đi lên khi người ta chết và trong giai đoạn nhập định sâu.
Bodhicitta trắng và đỏ. Hai loại dịch tinh chất, hay “giọt,” thường định vị ở đỉnh đầu và dưới rốn một cách tương ứng, rồi hội tụ tại ngực trong tiến trình cận tử và trong nhập định sâu.
Rupakaya. “Sắc Thân” của một vị Phật, gồm Báo ThânHóa Thân, đối tác với Pháp Thân.
Samadhi. Sự thiền định tập trung đưa đến trình độ khác thường của sự chú ý ổn định và trong sáng.
Samaya. Giới nguyện tantric đã thọ khi tiếp nhận quán đảnh tantric, hình thành nền tảng cho thực hành của Vajrayana.
Sanbhogakaya. Báo Thân, thân vi tế hơn của hai loại Rupakaya, hay “thân hóa hiện” của một vị Phật, xuất hiện chỉ với hành giả cao cấp hơn.
Sangha. Tăng Đoàn, nói rộng ra là cộng đồng các hành giả của Giáo Pháp hay đặc biệt hơn là cộng đồng của các tăng, ni đã thọ cụ túc giới, hoặc cộng đồng của chư bồ tát.
Siddha. Thành tựu giả, một người đã thành tựu một hay nhiều siddhi thông thường hay phi thường.
Siddhi. Một khả năng siêu nhiên, trong đó có một số của thế gian, bao gồm khả năng đi trên nước, bay trong bầu trời v.v... còn cái khác là xuất thế gian là sự thành tựu của Tâm linh Tỉnh thức viên mãn.
Sáu hoàn thiện. Sự hoàn thiện của bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ, cung cấp cấu trúc của bồ tát đạo đến sự tỉnh thức.
Tâm linh Tỉnh thức. Về mặt chân lý tương đối, là khao khát đạt được Tâm linh Tỉnh thức viên mãn vì lợi ích của tất cả chúng sanh; và về mặt chân lý tuyệt đối là sự nhận biết của bản tánh tối thượng của thực tại.
Sravaka. Nghĩa đen “người nghe,” ám chỉ đệ tử gián tiếp hay trực tiếp của Đức Phật, dấn thân trong thực hành của đạo Phật để đạt giải thoát cá nhân khỏi vòng sinh tử.
Stupa. Tháp, nơi để thánh tích chứa các đồ vật linh thiêng như những gì còn lại của một bậc giác ngộ cao; một nơi để thánh tích như vậy cũng được xem là biểu tượng tiêu biểu cho tâm Đức Phật.
Tantra. Con đường bí mật của Phật giáo, đưa đến việc “nhận kết quả như con đường,” có nghĩa hành giả tưởng tượng hành động theo cách cư xử của thân, khẩu và ý của một vị Phật như một phương tiện để đạt được Tâm linh Tỉnh thức; một luận thư trình bày lý thuyếtthực hành của Vajrayana (Kim Cương Thừa).
Tathagata. Như Lai, một tính ngữ của Đức Phật, nghĩa đen “Đấng Như Lai,” bậc đã giác ngộ chân lý tối thượng.
Terma. Kho tàng của hướng dẫn tâm linh, có hai loại chính: kho tàng đất; được chôn dấu trong đất, và kho tàng tâm được chôn dấu trong tâm thức của vị tổ và được phát hiện vào thời điểm thích hợphiển lộ cho nhân loại.
Thangka. Tranh cuộn Tây Tạng, hường mô tả một hay nhiều bổn tôn hoặc mandala.
Ba hiện thân. Dharmakaya, Sambhogakaya và Nirmanakaya.
Ba độc. Tham luyến, sân hậnrối loạn, là ba phiền não nền tảng của tâm.
Ba yana. Hinayana, Mahayana và Vajrayana.
Nguồn Giáo Pháp ba-góc. Sự quán tưởng ánh sáng tứ diện ở dưới rốn trong các thiền định tantric nào đó.
Torma. Một nghi lễ cúng dường, thường làm bằng bột lúa mạch nướng trong dạnh hình tròn được dâng cúng trong nghi lễ tantric.
Tulku. Hóa thân của một người trong đời trước hoặc các kiếp trước đã hoàn toàn đạt được sự chín muồi tâm linh cao độ.
Upaya. Bộ giữa của ngoại tantra theo phạm trù hóa của phái Nyingma.
Vajra. Một quyền trượng được sử dụng trong nghi lễ tantric, biểu tượng hóa phương tiện thiện xảo, lòng bi, và cực lạc bất biến.
Vajrayana. Thừa cao nhất của ba yana, hay thừa tâm linh, đã chiếm ưu thế trong Phật giáo Tây Tạng.
Huynh đệ vajra. Nam và nữ cùng nhận quán đảnh tantric, do đó được gồm chung là “gia đình” tantric.
Đấng chiến thắng. Một tên khác của chư Phật, chỉ ra sự chiến thắng mọi loại phiền não và che ám tâm thức.
Vidyadhara. Nghĩa đen “người nắm giữ trí tuệ,” (Trì Minh) ám chỉ vị tổ tantric đã thành tựu cao.
Vinaya. Luật tạng. Kỷ luật đạo đức, đặc biệt cho tăng và ni Phật giáo.
Yaksa. Một bộ bán thiên, hoặc ma quỷ thường ở những nơi đi qua núi và thỉnh thoảng gây hại cho người sống trong vùng của họ nếu họ không được khuyên giải.
Yana. Thừa tâm linh trong Phật giáo, mang hành giả đến bờ bên kia của giải thoátTâm linh Tỉnh thức.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant