Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Một Cái Nhìn Thoáng Qua Về Tâm Lý Học Phật Giáo

01 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 3891)
Một Cái Nhìn Thoáng Qua Về Tâm Lý Học Phật Giáo
MỘT CÁI NHÌN THOÁNG QUA
 VỀ
 TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

 Người ta thường nghĩ, nghiên cứu Phật giáo thì không khô khan, đó là một sự chọn lựa khôn ngoan hay là một sự phân tích hời hợt về một vài điểm của tôn giáo hoặc đó là những học thuyết về triết lý, đạo học. Nhưng trái lại, khi chúng ta nghiên cứu Phật giáo, học hỏi về thiền địnhchúng ta đi thẳng vào vấn đề cốt tủy của con người: tâm bản nhiên của chúng ta là gì? bản tính nguyên thủy của chúng ta là gì?

 Phật học là một phương pháp kiểm soát tâm rối loạn, tâm vô kỷ luật, để hướng dẫn nó đi từ đau khổ đến hạnh phúc. Trong một lúc nào đó, tất cả chúng ta đều có một cái tâm rối loạn, nhưng nếu chúng ta trau dồi một sự hiểu biết đúng đắén về bản tính tự nhiên của tâm, thì sự kiểm soát sẽ đến một cách tự nhiênchúng ta có thể cởi bỏ được những cảm xúc vô minh cùng những đau khổ mà chúng đã mang lại. Vì thế, không cần biết chúng tatín ngưỡng hay không có tín ngưỡng, theo đạo hay không theo một tôn giáo nào, dù là Thiên Chúa giáo, Aán độ giáo hay là một khoa học gia, dù là đen hay trắng, dù người Đông phương hay người Tây phương..., một điều vô cùng quan trọng cần biết là tâm của chúng ta là gì? nó làm việc như thế nào?
 
 Nếu chúng ta không hiểu tâm của chúng ta, thì tất cả những ý niệm sai lầm của chúng ta sẽ ngăn cản không cho chúng ta nhìn thấy được sự thật. Mặc dầu chúng ta nói rằng chúng ta đang thực hành giáo lý tôn giáo này, tôn giáo kia, nếu chúng ta thành thật khám nghiệm sâu xa hơn nữa, chúng ta sẽ thấy chúng ta chẳng theo một tôn giáo nào cả. Hãy thận trọng! Không có một tôn giáo nào ngăn cấm chúng ta tìm hiểu bản tính tự nhiên của chính chúng ta, nhưng phần đông chúng ta chỉ đổ xô đi tìm hiểu những vấn đề như lịch sử tôn giáo, giáo lý tôn giáo hay những vấn đề triết học mà quên hẳn đi vấn đề tự tìm hiểu chính chúng ta là gì, chúng ta hiện hữu như thế nào? Thay vì dùng tôn giáo để thực hiện những mục đích như -làm việc thiện, tự do nội tại, giải phóng tâm, phúc lạc trường cửu- họ lại chơi những đòn tiểu xảo qua tôn giáo của họ như xây dựng công danh, tích tụ tài sản vật chất.
 
 Nếu không hiểu tâm của chúng ta tham gia vào đời sống như thế nào thì làm sao chúng ta có thể khám phá ra phúc lạc vĩnh cửu cho chúng ta? Phúc lạc thường hằng ở đâu? Nó không ở trong bầu trời kia cũng không ở trong rừng sâu, chúng ta không thể kiếm nó trong không khí hay trong lòng đất sâu. Hạnh phúc vĩnh cửu đang nằm trong chúng ta, ở bên trong nội tâm của chúng ta, nó chính là tâm thức của chúng ta. Đó là lý do vô cùng quan trọng tại sao chúng ta phải nghiên cứu, phải tìm hiểu tâm bản nhiên của chính mình.
 
 Nếu những lý thuyết tôn giáochúng ta đã học không mang lại phúc lạc cho đời sống thường ngày của chúng ta, thì mục đích chính của nó là gì? Mặc dầu chúng ta vẫn thường nói: “ Tôi đang thực hành giáo lý tôn giáo này, tôn giáo kia,” hãy kiểm soát những gì chúng ta đã làm, chúng ta đã hành động như thế nào, chúng ta đã khám phá được những gì từ khi chúng ta theo nó? Đừng sợ, hãy tự hỏi mình trong từng chi tiết. Nó rất có lợi ích vì nó sẽ cho chúng ta những kinh nghiệm của riêng chúng ta. Hãy thành thật tự hỏi tất cả những gì chúng ta đã làm, nếu không, chúng ta sẽ không hiểu được chúng ta đã làm như thế nào và đã làm những gì? Và tôi chắc chắn rằng chúng ta đã biết tất cả, đã hiểu tất cả, niềm tin mù quáng vào bất cứ một tôn giáo nào sẽ không bao giờ giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề rắc rối của chúng ta.
 
 Có rất nhiều người trả lời không được tự nhiên về sự thực hành tâm linh của họ: “ Dễ thôi, tôi đi chùa, đi nhà thờ mỗi tuần. Thế là đủ rồi! ” Đó không phải là câu trả lời. Mục đích của tôn giáo chúng ta theo là gì? Chúng ta có câu trả lời cho những câu hỏi, cho những thắc mắc của chúng ta hay không? hay đó chỉ là một sự thực hành hời hợt, thực hành cho có lệ? Chúng ta hãy kiểm soát xem. Tôi không muốn diễu qúy vị, tôi không muốn làm buồn lòng qúy vị, nhưng chúng ta phải biết chắc chắn rằng chúng ta đang làm gì? Chúng tađi lạc đường không? chúng ta có vào mê hồn trận không? hay chúng ta đang đi đúng đường? Nếu con đường chúng ta đang theo dạy chúng ta hành động, khuyến khích và hướng dẫn trực tiếp chúng ta đến lãnh vực tâm linh như phát triển trí tuệ, tình yêu thươnglòng từ bi đến muôn loài chúng sinh thì đó thực là có gía trị, thật là tuyệt hảo. Nếu không như vậy, chúng ta chỉ mất thời giờ vô ích.
 
 Một tinh thần bị ô nhiễm bởi những ý niệm sai lầm thì nguy hiểm hơn là ảnh hưởng bởi ma túy rất nhiều. Tư tưởng sai lầm, thực hành không đúng cách tạo nên những căn bản sai lầm sâu đậm trong tâm, rồi cứ tiếp tục như vậy, chúng ta mang ra áp dụng trong đời sống từ thế hệ này qua thế hệ khác. Điều đó cho chúng ta thấy nó còn nguy hiểm hơn những nguyên nhân vật chất rất nhiều.
 
 Tất cả chúng ta, dù theo tôn giáo hay không theo một tôn giáo nào, dù Đông hay Tây, chúng ta đều muốn sống hạnh phúc. Ai cũng tìm kiếm phúc lạc, nhưng chúng ta có đi tìm đúng chỗ hay không? Có khi hạnh phúc ở đây, chúng ta lại đi tìm ở kia. Hãy chắc chắn rằng chúng ta đi tìm đúng chỗ, đúng nơi.
 
 Chúng ta nên biết rằng những lời dạy bảo của Đức Phật rất gần với tâm lý học và triết học hơn là những giáo điều, những mơ tưởng cao siêu của tôn giáo. Hình như rất nhiều người quan niệm rằng tôn giáo phần nhiều đòi hỏi sự tin tưởng, nhưng nếu việc thực hành tôn giáo của chúng ta chỉ đặt trên lòng tin thì đôi khi cũng chỉ vì một lời nói nghi ngờ của bạn bè như: “ Hãy thực tế, anh chị đang làm cái gì trên qủa đất này? ” là chúng ta sẽ bị lung lay, gẫy đổ ngay: “ Trời ơi, vậy là những gì tôi đã làm đều sai hết rồi! ” Vì thế, trước khi chúng ta quyết định đi theo một con đường tâm linh nào, chúng ta phải hiểu cho thấu đáo, phải biết chắc mình sẽ làm gì.
 
 Tâm lý học Phật giáo dạy rằng tất cả những tình cảm bám víu vào những rung cảm thế gian đều bắt nguồn từ vật chất và từ những rung động tinh thần. Năm giác quan của chúng ta cung cấp những dữ kiện cho tâm, kèm theo sự rung cảm của chính nó, tất cả những sự kiện này được chia thành ba nhóm: hài lòng (cảm thọ dễ chịu, lạc thọ), bất mãn (không hài lòng, cảm thọ khó chịu, khổ thọ) và dửng dưng (cảm thọ trung tính, không hài lòng cũng không bất mãn). Những loại cảm xúc này xẩy ra để đáp ứng những kích thích của vật chất hay tinh thần.
 
 Mỗi khi chúng ta kinh nghiệm (có) loại cảm xúc hài lòng là tình cảm bám víu xuất hiện liền theo đó, rồi nó lắng đọng, khi lòng ham muốn phát khởi, chúng ta lại muốn kinh nghiệm (có) nó nữa. Bản tính của cái tâm tham này không bao giờ được thỏa mãn, nó luôn luôn quấy rầy sự yên tĩnh tinh thần của chúng tabản tính của nó là náo động. Mỗi khi chúng ta kinh nghiệm loại cảm xúc không hài lòng, thì tự nhiên (một cách rất tự nhiên) chúng ta không thích và muốn chạy xa chúng; sự kinh tởm, chán ghét liền phát khởi (sân), nó lại quấy rầy sự yên tĩnh tinh thần của chúng ta. Mỗi khi chúng tathái độ dửng dưng, chúng ta liền (rất tự nhiên) bỏ qua những sự kiẹân đang xẩy ra và không muốn nhìn sự thật (si). Do đó, bất cứ một loại tình cảm nào khởi lên trong đời sống hàng ngày của chúng ta -hài lòng, bất mãn, dửng dưng- cũng đều quấy phá sự yên tĩnh, như vậy là có một tình trạng mất cân bằng hay mất thanh tịnh hiện diện ở trong tâm rỗng lặng của chúng ta.
 
 Như vậy, sự khám xét những cảm xúc riêng của chúng ta bằng cách này sẽ chẳng liên hệ gì đến vấn đề đức tin một chút nào, phải không quý vị? Cũng chẳng dính dáng gì tới những người Đông phương hay những người trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Đó chính là chúng ta, sự việc của chúng ta, tâm của chúng ta. Quý vị không thể bắt bẻ những điều tôi vừa trình bày bằng cách trả lời: “ tôi không có cảm nghĩ, không có ý kiến gì cả.” Nó quá đơn giản phải không quý vị? 
 
 Nói xa hơn, có rất nhiều hành động tiêu cực của chúng ta là những phản ứng của tình cảm. Hãy thử nhìn vào chúng ta, khi chúng ta cảm thấy hài lòng về sự quen biết với một vài người hay một vài sự việc vừa ý, hãy thành thật phân tích xem tại sao chúng ta hài lòng. Sự cảm thấy hài lòng đó không phải ở những đối tượng bên ngoài, phải không? Nó ở trong tâm chúng ta. Tôi chắc chắn rằng chúng ta đều đồng ý sự hài lòng này không phải ở bên ngoài chúng ta. Vậy, tại sao chúng ta lại cảm thấy như thế? Nếu chúng ta thí nghiệm như vậy, chúng ta sẽ khám phá ra rằng phúc lạc, đau khổ hay tình cảm dửng dưng đều ở trong tâm của chúng ta. Chúng ta sẽ nhận ra rằng chính chúng ta trực tiếp có trách nhiệm về tất cả những cảm xúcchúng ta kinh nghiệmchúng ta không thể đổ lỗi cho người khác: “ anh ta làm tôi đau khổ, cô ta làm tôi đau khổ, sự việc đó làm tôi đau khổ.” Chúng ta không thể đổ lỗi cho xã hội về những vấn đề của chúng ta, mặc dầu chúng ta vẫn thường đổ lỗi như vậy, phải không? Điều đó không hợp lý chút nào, không thật chút nào.
 
 Có rất nhiều người, ngay cả một số tâm lý gia cũng nghĩ rằng chúng ta có thể dập tắt những tình cảm tham muốn bằng cách thay thế chúng bằng những sự vật khác hay người khác, như: “ nếu anh khổ vì vợ anh, chị khổ vì chồng chị, hãy đi kiếm người khác là hết khổ ngay.” Điều đó không thể được, chắc chắn không giải quyết được gì. Nếu chúng ta không hiểu tận gốc rễ bản tính của tình cảm hài lòng, của bất mãn và của tình cảm dửng dưng, chúng ta sẽ không bao giờ khám phá ra được những căn nguyên cốt tủy của những thái độ tinh thần của chúng ta; nếu không khám phá ra chúng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ dập tắt hoặc chuyển hóa được những ngọn lửa cảm xúc này.
 
 Thí dụ, Phật giáo dạy chúng ta nên cảm nhận, nên gửi lòng từ bi, tình yêu thương đến muôn loài chúng sinh; làm sao chúng ta có thể cảm nhận được điều đó trong khi sự vô minh, lòng kỳ thị đang hoành hành trong tâm của chúng ta, mặc dù chúng ta chỉ cảm nhận một cách kín đáo, thầm lặng? Không thể được, chúng ta không thể làm được bởi vì tâm chúng ta đang náo động. Với một đối tượng mà chúng ta đang say mê, đang có thiện cảm với nó thì nó rất dễ làm tăng cường độ hài lòng, tăng sự vừa ý của chúng ta lên, ngay chính chúng ta cũng muốn những cảm xúc này tăng lên. Khi chúng ta gặp được đối tượng là tất cả những tình cảm này diễn ra một cách mãnh liệt, nồng nàn. Nhưng chúng ta nên biết rằng “cái-tâm-này” của chúng ta không thể tăng theo như vậy được, “cái-tâm-này” có giới hạn, nó vô thường, nó nhất thời, nó chóng qua, nó thay đổi, nên chẳng bao lâu tình cảm này sẽ tan vỡ. Lúc đó, cũng một cách rất tự nhiên, cái tâm không cân bằng của chúng ta sẽ rơi vào tình trạng bất an, hụt hẫng, đau khổ, trầm uất. Chúng ta đã tốn rất nhiều năng lực cho loại tình cảm này, cũng như đã tiêu phí rất nhiều sức lực để chạy trốn nó, chúng ta nên thấu hiểu sự kiện này. Như vậy là chúng ta đã đi đến đầu của một cực điểm, đã mất cân bằng. Chúng ta nên đi con đường trung dung, trung đạo thì cân bằng hơn.
 
 Nếu nhìn vào sâu hơn một chút, chúng ta sẽ nhận thấy những loại tình cảm này ảnh hưởng đến tất cả những sinh hoạt, những xung đột trên thế giới, từ sự kiện hai đứa trẻ tranh nhau một cục kẹo đến việc hai đại cường đánh nhau vì muốn có sự hiện diện của mình. Họ gây chiến vì lý do gì vậy? Chỉ vì một lý do: tình cảm ham muốn vừa lòng. Ngay cả những đứa bé còn rất trẻ cũng nói rằng chúng đánh nhau vì chúng muốn vui, muốn vừa lòng.
 
 Qua thiền định, chúng ta sẽ nhìn ra được sự thật này một cách dễ dàng. Thiền định sẽ phát hiện ra tất cả những sự kiện này trong tâm của chúng ta: tất cả những rác rưởi, tất cả những điều tốt, tất cả những hiện tượng đều được nhìn ra trong thiền định. Đừng nghĩ rằng thiền là kiếm một chỗ nào đó, ngồi trong thế liên hoa rồi chẳng làm gì cả. Ý thức, tỉnh thức trên tất cả mọi vấn đề trong khi đi, trong lúc làm việc, trong lúc nói chuyện, trong khi đang ăn....vân vân.... đó là thiền! Càng nhìn ra được vấn đề này sớm bao nhiêu, càng nhận ra được trách nhiệm của chúng ta trong từng hành động nhanh bấy nhiêu. Chính chúng ta tự mang trách nhiệm trên tất cả những tình cảm vui mà chúng ta muốn cũng như những tình cảm bực bội, bất mãnchúng ta không muốn. Chẳng ai gây ra, chẳng ai mang lại cho chúng ta cả, cũng như chẳng ai kiểm soát chúng ta cả. Chính chúng ta là chủ nhân của tất cả những tình cảm đó.
 
 Khi một tình cảm vui chợt đến -như bản tính tự nhiên của nó- rồi nó lắng chìm xuống, làm cho chúng ta buồn chán khi chúng ta muốn nó trở lại mà không được. Điều này chẳng phải tại Chúa, chẳng phải tại Phật, chẳng phải tại Krishna, cũng chẳng phải tại một lý do bên ngoài nào... Nó tại chính chúng ta. Điều này khó phát hiện ra phải không? Những người có tâm mềm yếu thường nghĩ rằng: “ Ồ, anh ta làm tôi buồn qúa, cô ta làm tôi đau khổ qúa! ” Những tâm hồn yếu đuối thường đổ lỗi cho người khác, vật khác. Một điều hợp lý, theo tôi nghĩ, chúng ta nên khám nghiệm đời sống thường ngày của chúng ta để nhìn ra được những tình cảm vật chất hay tinh thần khởi phát ra như thế nào, đó là một công việc vô cùng quan trọng và hữu ích. Chúng ta luôn luôn học hỏi, không có một giây phút nào trong đờichúng ta không học hỏi, không gặp những điều mới lạ. Trong chiều hướng đó, qua việc áp dụng kinh nghiệm của riêng chúng ta, chúng ta sẽ khám phá ra những nguồn an lạc, những nguồn hạnh phúc vĩnh cửu đang ở trong tâm của chúng ta. Đáng tiếc thay, những tâm hồn yếu đuối không có được những nguồn trí tuệ đó, chúng ta hãy thực tập, chúng ta hãy nuôi dưỡng, chúng ta hãy phát triển những nguồn năng lực này ra trong tâm của chúng ta.
 
 Tại sao Phật giáo Đại thừa lại dạy chúng ta nên phát triển loại tình cảm thanh tịnh, an bình này đến muôn loài chúng sinh? Trong đời sống thường ngày, chúng ta hay có thói quen chọn một hành vi coi như có vẻ đơn giản, một “hạt-nhân-tí-hon”, một sự kiện “đơn-giản-kinh-khủng”, chúng ta nghĩ: “ cái này dành cho tôi, đây là cái tốt nhất.” Có phải chúng ta đang sáng tạo một gía trị cực đoan một chiều: chúng ta thêu dệt một gía trị quá lố cho cái mà chúng ta thích, đồng thời chúng ta tạo ra một sự khinh miệt cho những cái còn lại? Điều này không tốt, hoàn toàn không tốt cho sự an bình, cho sự cân bằng của nội tâm. Thay vì như thế, chúng ta nên kiểm chứng tư cách của chúng ta: “tại sao tôi làm như vậy? Đó là một cái tâm gỉa dối, một cái tâm ngã chấp đang che lấp, đang đánh lừa tâm thức của tôi! ” Rồi cùng với sự thiền định về thanh tịnh - tất cả muôn loài chúng sinh cũng đều muốn an tịnhhạnh phúc - chúng ta sẽ học cách làm giảm bớt từ từ những bám víu mạnh mẽ vào một đối tượng hay giảm bớt những bực bội với người khác. Bằng cách này, chúng ta có thể dễ dàng giữ tâm của chúng ta cân bằng và khỏe mạnh. Rất nhiều người đã có kinh nghiệm này.
 
 Do đó, tâm lý học của Đức Phật rất có lợi cho chúng ta trong những sinh hoạt thường ngày mà chúng ta phải đối diện với, như những khổ đau và rắc rối của cuộc sống. Hãy nhớ rằng, mỗi khi tình cảm vui tươi xẩy ra thì lòng ham muốn, lòng khao khát thụ hưởng và sự bám víu cùng xẩy ra một lúc (tham); mỗi khi tình cảm bất mãn (không hài lòng) xẩy ra thì sự ganh ghét, sự bực tức và sự nóng giận (sân) cũng xuất hiện ngay ở đó và khi tình cảm dửng dưng, hờ hững xẩy ra thì vô minhmù quáng (si) cũng tràn ngập tâm chúng ta ngay lúc đó. Nếu qua bài diễn giảng này, qúy vị có thể học hỏi được một sự thật về sự phát khởi của tình cảm ở trong nội tâm chúng ta và làm thế nào để phản ứng lại mỗi khi nó xuất hiện thì đời sống của chúng ta sẽ tinh tiến hơn, sẽ vui tươi hơn và an lạc hơn.
 
 Qúy vị có câu hỏi gì không?

 Hỏi: Thưa Lạt ma, Phật giáo luôn luôn nói về nghiệp, nghiệp là gì?

 Lạt ma: Nghiệp (karma) là những kinh nghiệm của chúng ta qua thân khẩu và ý. Đó là một danh từ chữ Phạn, nó có nghĩa là nhân qủa. Những kinh nghiệm của chúng ta về những vui buồn của tinh thần lẫn vật chất là hậu qủa của một nguyên nhân nào đó, nhưng chính những hậu qủa này lại trở thành nguyên nhân cho một kết qủa khác trong tương lai. Một hành động (action) sản xuất một phản ứng (reaction), đó là nghiệp. Cả triết học Đông phương cũng như khoa học ngày nay đều giải thích rằng tất cả sự vật đều có một sự liên hệ nội tại. Nếu chúng ta hiểu được điều này, chúng ta sẽ hiểu được nghiệp làm việc như thế nào. Tất cả mọi hiện hữu, dù bên trong hay bên ngoài, đều không xẩy ra một cách không có lý do; năng lực của tất cả mọi hiện tượng bên trong hay bên ngoài đều liên quan, tùy thuộc lẫn nhau (duyên khởi). Thí dụ, năng lực của thân xác chúng taliên hệ đến năng lực của thân xác cha mẹ chúng ta; năng lực của thân xác cha mẹ chúng taliên hệ đến năng lực của thân xác ông bà chúng ta...vân vân...Sự phát triển nối tiếp này gọi là nghiệp.

 Hỏi: Thưa ngài, niết bàn là gì, có nhiều người đạt được không?

 Lạt ma: Mỗi khi chúng ta dồn hết năng lực vào sự tập trung tại một điểm thì chúng ta sẽ từ từ hóa giải được những ngã chấp cho tới khi chúng tan biến, hoà nhập cùng với nhau. Tại thời điểm đó, chúng ta sẽ chuyển hóa được “cái tôi” của chúng ta, đồng thời chúng ta sẽ khám phá được một sự bất diệt, thường hằng, đó là cảnh thanh tịnh, an lạc của tâm chúng ta. Cảnh giới đó chúng tôi gọi là niết bàn. Đã có rất nhiều người đạt được cảnh giới này và cũng có rất nhiều người khác đang trên đường tiến tới đó.

 Hỏi: Trong niết bàn, chúng ta có thoát ra khỏi thân xác này không, phải chăng hình thể con người biến mất?

 Lạt ma: Không, chúng ta vẫn còn hình thể, nhưng nó không có một hệ thần kinh bấn loạn, không có một hệ thần kinh vô ý thức như chúng ta đang có. Đừng qúa lo lắng, chúng ta vẫn hiện hữu khi chúng ta đạt cảnh giới niết bàn, một cảnh giới hoàn toàn hạnh phúc. Hãy cố gắng đạt được cảnh này càng sớm càng tốt.

 Hỏi: Có phải Đức Phật nói rằng Ngài sẽ không tái sinh khi Ngài đã nhập niết bàn?

 Lạt ma: Có thể là như vậy, nhưng Ngài có ý nói gì đây? Ngài có ý nói rằng Ngài sẽ không tái sinh dưới sự lôi cuốn, ảnh hưởng của nghiệp lực, đây là con đường tái sinh vào các cõi giới luân hồi như chúng ta và các chúng sinh khác. Thay vì như vậy, Ngài có thể tái sinh một cách hoàn toàn được kiểm soát, hoàn toàn tỉnh thức với mục đích duy nhất để cứu độ chúng sinh

 Hỏi: Ngài đã nói rất nhiều đến vấn đề lạc thúhạnh phúc, tôi đã cố gắng hiểu hai vấn đề này. Thưa ngài, chúng có giống nhau không? Một người có thể bám víu vào khoái lạc mà không bám víu vào hạnh phúc không?

 Lạt ma: Chúng giống nhau, chúng ta bám víu vào cả hai. Hãy kinh nghiệm niềm hạnh phúc nhưng đừng bám víu vào chúng. Chúng ta nên hưởng hạnh phúc trong khi hiểu thấu được bản tính tự nhiên của chủ thể, tâm chúng ta, của đối tượng và của những tình cảm này. Những người đạt cảnh niết bàn có thể làm được những việc này.

 Hỏi: Tôi muốn hiểu rõ ràng vấn đề thiền của Phật giáo. Thưa ngài, có phải như là “ quan sát sự di chuyển, sự chuyển hoá của tâm ?”

 Lạt ma: Đúng, có thể hiểu như vậy. Như tôi đã trình bày trước đây, thiền của Phật giáo không chỉ có nghĩa là ngồi khoanh chân, nhắm mắt. Một cách rất đơn giảnchúng ta hãy theo dõi, quan sát xem tâm của chúng ta phản ứng như thế nào mỗi khi nó đối diện với thế giới cảm xúc; giống như một người đang ngồi quan sát những người đang đi siêu thị, đang nói chuyện, đang mua hàng, đang làm việc...vân vân.... Đó có thể là một sự thiền định hoàn hảo mang lại rất nhiều kết qủa.

 Hỏi: Về vấn đề tái sinh, cái gì tái sinh? Thưa ngài.

 Lạt ma: Khi chúng ta chết, thần thức của chúng ta tách rời khỏi thân xác, nó vào một trạng thái trung gian (cõi trung ấm, bardo) và từ đó nó sẽ đi vào một thể vật chất khác. Chúng ta gọi là tái sinh. Năng lực tinh thần khác năng lực vật chất. Năng lực vật chất thì rất giới hạn trong khi năng lực tinh thần thì liên tục không ngừng.

 Hỏi: Thần thức có thể phát triển sau khi chết không? hay nó chỉ có thể phát triển trong đời sống mà nó đang sống?

 Lạt ma: Trong tiến trình của sự chết, thần thức của chúng ta tiếp tục, liên tục trôi chạy, như dòng điện từ máy phát điện cứ tiếp tục trôi chảy đến từng nhà, đến từng chiếc máy...vân vân... nó chiếm cứ từng sự vật khác nhau. Như vậy, nó có thể phát triển ở cõi trung gian.

 Hỏi: Nếu vậy, tâm thức có thể phát triển mà không cần một thân xác? 
 
 Lạt ma: Có một cái thân ở cõi trung gian, nhưng không giống thân của chúng ta. Nó rất nhẹ, đó là thể tinh thần.

 Hỏi: Khi ngài tụng mật chú, ngài có tập trung vào những cơ quan trong người không? hay chỉ tập trung vào tâm? Ngài có tập trung vào những luân xa hay vào những trung tâm năng lực không?

 Lạt ma: Có thể là như vậy, nhưng chúng ta cần nhớ một điều là có rất nhiều phương tiện, có rất nhiều phương pháp khác nhau cho những mục đích khác nhau. Đừng nghĩ rằng Đức Phật chỉ dạy, chỉ để lại một phương pháp. Phật giáo có hàng ngàn, hàng ngàn, không đếm hết được, hàng ngàn cách thiền định khác nhau, tất cả chỉ với một mục đích là để thích hợp với từng căn cơ, từng khuynh hướng của mỗi chúng sinh.

 Hỏi: Có phải thần thức phát triển trong lúc sống và rời thân xác lúc chúng ta chết là một phần của siêu thần thức? như Thượng Đế hay một loại thần thức siêu vũ trụ nào đó?
 
 Lạt ma: Không phải vậy, nó rất bình thường, rất đơn giản trong một chiều hướng liên tục không ngừng với tâm mà chúng ta đang có ngay bây giờ. Sự khác biệt là nó sẽ tách rời khỏi thân xác và đi tìm một thân xác khác. Ở cõi trung gian, nó chịu ảnh hưởng, chịu sự kiểm soát của nghiệp, ở đây rất náo động, nên rất dễ có những nhận xét lầm lẫn. Chúng ta không thể gọi nó là siêu việt tính được.

 Hỏi: Thưa ngài, ngài có quan niệm gì về một Atman (linh hồn) hay một Brahman của Aán Độ giáo ?

 Lạt ma: Trong khi Aán Độ giáo chấp nhận tư tưởng có một linh hồn, thì Phật giáo không chấp nhận chúng ta có một linh hồn. Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý chúng ta có một linh hồn độc lập, một tự ngã hiện hữu, thường hằng, bất biến. Tất cả những cảnh giới của tâm và của thân đều vô thường: thay đổi, thay đổi và luôn luôn thay đổi....Phật giáo cũng phủ nhận, không chấp nhận có một hỏa ngục đời đời kiếp kiếp. Tất cả những đau khổ, tất cả những khoái lạc mà chúng ta kinh nghiệm được đều nằm trong một thể liên tục chuyển biến không ngừng nghỉ; rất thay đổi, vô thường, luôn luôn chuyển hóa, không bao giờ ngừng. Do đó, chúng ta hãy nhận diện ra những đặc tính tự nhiên hay thay đổi của bất mãn trong đời sống hàng ngày và đừng bám víu vào những gía trị vật chất, đó chỉ là những đối tượng cảm xúc nhất thời, tác động trên những cơ quan xúc cảm nhất thời của cơ thể, để cho chúng ta những tình cảm cũng nhất thời. Tất cả những sự kiện đó đều không có một gía trị vĩnh cửu để chúng ta bám víu vào, thay vào đó, chúng ta hãy đi tìm những gía trị thường hằng, phúc lạc trường cửu trong sự giác ngộ hay trong niết bàn.

 Hỏi: Để giúp những người Tây phương cố gắng thực hành Phật Pháp như người Đông phương, ngài có nghĩ rằng họ cần những nghi lễ đặc biệt không?

 Lạt ma: Nó tùy thuộc vào từng hoàn cảnh đểø chúng ta áp dụng. Thiền định Phật giáo không đòi hỏi chúng ta phải kết hợp nó (thiền) với những đối tượng vật chất, chỉ có một điều quan trọng duy nhất là tâm của chúng ta. Chúng ta không cần phải rung chuông hay phất cờ. Đó có phải là ý của anh về nghi lễ không? --(Dạ phải)-- Tốt, anh không cần phải bận tâm qúa về vấn đề này, nếu cần, nó sẽ được áp dụng giống nhau cho cả người Đông phương cũng như người Tây phương. Vì thế, có những người cần những nghi lễ này, có những người không cần, mỗi người cần một phương tiện khác nhau. Thí dụ, anh đang đeo kính. Nó không quan trọng nhưng có người không có nó là không được. Cũng giống như vậy, những tôn giáo khác nhau trên thế giới giảng dạy những phương pháp khác nhau để thích hợp với khả năng của mỗi người, với trình độ hiểu biết khác nhau của mỗi tín đồ. Vì thế, chúng ta không thể tuyên bố: “Đây là sự thật, tất cả mọi người phải theo đạo của tôi ! ”

 Hỏi: Có cần một phương pháp mới cho người Tây phương không?

 Lạt ma: Không. Theo tôi nghĩ, chúng ta không cần một phương pháp mới nào nữa. Tất cả mọi phương pháp cần thiết đã có rồi, chúng ta chỉ cần tìm ra chúng.

 Hỏi: Tôi đã cố gắng tìm hiểu mối liên quan giữa thân và tâm trong Phật giáo. Phải chăng tâm quan trọng hơn thân xác? Thí dụ, trường hợp một số tu sĩ mật tông tụng kinh bằng những âm điệu rất cao, họ hát để khai mở những trung tâm năng lực trong cơ thể, vậy, thân thể quan trọng như thế nào?

 Lạt ma: Tâm quan trọng hơn thân, nhưng có một vài phương pháp thực hành thiền được thăng tiến bằng cách thực tập thân xác. Nếu thân xác chúng ta bệnh tật, tâm chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Như vậy chúng ta hãy cố gắng giữ thân xác khoẻ mạnh luôn. Nhưng nếu chúng ta chỉ lo săn sóc thân thểthiếu sót trong vấn đề tìm hiểu bản tính của tâm thì đó là một điều chẳng khôn ngoan chút nào, nó không được cân bằng, không thực tế. Tất cả chúng ta đều đồng ý tâm quan trọng hơn thân, nhưng chúng ta nên quan tâm đến cả hai. Tôi biết có rất nhiều người Tây phương qua Đông phương để học hỏi, khi họ biết có nhiều vị Lạt ma Du gìa Tây Tạng sống trên những đỉnh núi cao mà không cần ăn, họ liền thốt ra: “ôi, tuyệt diệu qúa! Tôi cũng muốn như Milarepa!” Đó là một ý nghĩ sai lầm. Nếu anh sinh ra là người Tây phương, cơ thể anh đã thích hợp với môi trường sinh sống ở đây, để được khỏe mạnh, anh chỉ cần sống thích hợp với những điều kiện anh đang có. Hãy khôn ngoan, đừng qúa cực đoan!

 Hỏi: Có phải khi mới sinh ra, tâm chúng ta hoàn toàn trong sạch và vô tội?

 Lạt ma: Như chúng ta đã biết, khi mới sinh ra, tâm chúng ta không qúa bận rộn với những phiền phức trí thức. Khi khôn lớn hơn, chúng ta bắt đầu suy nghĩ. Do đó, tâm chúng ta bắt đầu nhồi nhét rất nhiều thứ: triết học, tôn giáo, cái này cái kia, cái này tốt cái này xấu, tôi nên có cái này tôi không nên có cái kia; chúng ta thông minh hoá tất cả mọi vấn đề một cách qúa độ, chúng ta dồn vào tâm toàn rác rưởi. Những cái đó làm cho tâm chúng ta càng ngày càng trở nên tồi tệ. Lại nữa, điều đó không có nghĩa là chúng ta sinh ra hoàn toàn trong sạch và tất cả những điều tồi tệ kia đều là kết qủa của công việc học đòi trí thức. Nó hoàn toàn không có nghĩa như vậy. Tại sao? Bởi vì nếu ngay từ ban đầu chúng ta không vô minh, không bám víu thì bất cứ loại rác rưởi nào đến cũng không thể lọt vào tâm chúng ta được. Đáng tiếc thay, chúng ta đã không như vậy. Từ căn bản, chúng ta không những mở cửa cho tất cả mọi loại rác rưởi vào mà chúng ta còn cắm bảng đón chào chúng một cách rất nồng nhiệt. Thế rồi với thời gian, càng ngày càng nhiều rác rưởi thấm nhập vào tâm của chúng ta. Do đó, chúng ta không thể nói rằng một đứa trẻ sinh ra là hoàn toàn trong sạch. Điều đó sai. Đứa bé vừa mới chào đời đã bật lên tiếng khóc, bởi vì chúng có cảm giác. Khi một cảm giác không vừa ý xẩy ra - có thể vì đói, đòi sữa mẹ- là chúng khóc.

 Hỏi: Chúng ta biết thần thức di chuyển từ thân này qua thân khác, từ đời này qua đời khác, đó là một sự di chuyển liên tục không ngừng nghỉ, vậy tại sao chúng ta không nhớ được những kiếp trước của chúng ta?

 Lạt ma: Có lẽ có qúa nhiều tin tức về chợ, về thị trường, về siêu thị... dồn vào tâm chúng ta làm chúng ta quên đi những kinh nghiệm của kiếp trước chăng? Mặc dầu khoa học nói rằng bộ óc của chúng tagiới hạn nên những dữ kiện mới tới sẽ khai trừ những dữ kiện cũ. Họ nói vậy nhưng không hoàn toàn đúng. Vấn đề căn bản là tâm của con người thường vô ý thức, vô minh, không tỉnh thức, lại có qúa nhiều lo lắng, bận bịu về những vấn đề mới nên chúng ta quên đi những chuyện cũ. Hãy thử ôn lại trong tháng vừa qua, những gì đã xẩy ra, những cảm xúc nào, những tình cảm nào đã xẩy ra trong từng ngày? Chúng ta không nhớ nổi phải không? Hãy kiểm chứng xa hơn một chút nữa về qúa khứ, về thời gianchúng ta mới chỉ có một vài bộ phận nhỏ xíu trong bụng mẹ; rồi lại trở về xa hơn nữa, xa hơn nữa... Khó qúa phải không qúy vị? Nhưng nếu chúng ta cứ cố gắng thực tập như vậy, từ từ, từ từ, tiếp tục từ từ, từ từ kiểm chứng trong tâm của chúng ta, thì một lúc nào đó chúng ta có thể nhớ được những kinh nghiệm của chúng ta từ những kiếp trước.

 Có rất nhiều người trong chúng ta kinh nghiệm được những hành động lạ lùng, khác thường hoặc những phản ứngchúng ta chưa hề học, chưa hề biết qua. Những sự kiện này chứng minh một điều là có những vấn đềchúng ta hoàn toàn không có một căn bản hiểu biết nào trong hiện tại. Trong những lúc đó, chúng ta thường hay nói: “ thật là lạ lùng, tại sao tôi lại phản ứng được như vậy, tại sao tôi lại hành động được như vậy, tôi hoàn toàn không có ý kiến gì về những điều xẩy ra đó.” Những điều đó xẩy ra vì chúng ta đã có kinh nghiệm trong những kiếp trước. Tâm lý học ngày nay không thể giải thích được những hiện tượng này vì họ không hiểu sự liên tục của tinh thần, bản tính tự nhiên không có khởi đầu của tâm mỗi cá nhân. Họ không hiểu được những phản ứng tinh thần có thể là kết qủa của những rung động đã phát ra từ hàng ngàn, hàng ngàn năm về trước. Nếu chúng ta tiếp tục theo dõi tâm qua việc thiền định, chúng ta có thể hiểu được tất cả những sự kiện này qua kinh nghiệm riêng của mỗi người chúng ta.

 Hỏi: Phải chăng biết được qúa khứ là một điều không tốt? Nó có quấy rầy, có ảnh hưởng đến đời sống hiện tại không?
 
 Lạt ma: Nó có thể là những kinh nghiệm tốt mà cũng có thể là những kinh nghiệm xấu. Nếu chúng ta biết được kiếp trước, đó là một điều rất tốt. Bị ảnh hưởng là do vô minh. Chúng ta nên cố gắng tìm hiểu tất cả những đặc tính tự nhiên của những hiện tượng xấu, của những sự kiện tiêu cực. Khi làm như vậy, những rắc rối, những vấn đề sẽ được giải quyết ngay. Hiểu được bản tính của sự kiện, hiểu được những căn nguyên của sự kiện thì sẽ chặn đứng được những hậu qủa mà nó mang lại. Do đó, hiểu đúng là một phương thuốc tốt nhất để diệt trừ mọi rắc rối của cả thân và tâm. Chúng ta hãy luôn luôn tỉnh thức trong tất cả mọi hành động của chúng ta: nó có đem lại hạnh phúc cho chúng ta không? Trách nhiệm này vô cùng quan trọng, qúy vị có đồng ý như vậy không? Đây là sự chọn lựa: đi con đường trí tuệ hay đi con đường vô minh?

 Hỏi: Ý nghĩa của đau khổ là gì?

 Lạt ma: Một tinh thần loạn độngđau khổ, bất mãnđau khổ. Thực ra, điều quan trọng là nên tìm hiểu những cấp độ khác nhau của sự đau khổ, một số người nói rằng: “tại sao Đức Phật nói mọi người đều đau khổ mà tôi lại hạnh phúc qúa!” Khi Đức Phật nói về khổ đau, Ngài không có ý nói về cái đau của vết thương hay những kiểu đau tinh thầnchúng ta thường gặp. Chúng ta nói rằng chúng ta hạnh phúc, nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn một chút, chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều điều không vừa ý, rất nhiều bất mãn đang chồng chất trong tâm của chúng ta. Nói một cách đơn giản, theo quan điểm của Phật giáo thì tất cả những sự kiện không được kiểm soát bởi tâm đều mang lại đau khổ. Cái đau của tinh thần thì khổ gấp nhiều lần cái đau của thể xác, đó là một sự thật! Do đó, khi Phật giáo nói về đau khổ, nó nhấn mạnh đến lãnh vực tinh thần hơn là vật chất, đó là lý do tại sao Phật giáo luôn luôn đặc biệt chú trọng đến những vấn đề căn bản tâm lý trong việc thực hành Phật Pháp. Phật giáo dạy về bản tính tự nhiên của khổ đau trong lãnh vực tinh thần và dạy những phương pháp chế ngự nó cũng như tẩy trừ nó.

 Hỏi: Chúng ta ai cũng có kinh nghiệm về khổ đau mà tại sao chúng ta không học hỏi được gì về những kinh nghiệm đó?

 Lạt ma: Điều đó qúa dễ hiểu, phải không? Tại sao chúng ta khổ? Bởi vì chúng ta tham gia vào những hành động vô minh, vô ý thức và chỉ biết tranh giành, bám víu. Nếu chúng ta biết được khổ đau đến từ đâu và biết chính xác cái gì làm chúng ta đau khổ thì chúng ta sẽ học hỏi được nó. Trong những kiếp dài vô tận, chúng ta đã có biết bao kinh nghiệm, nhưng chúng ta vẫn chẳng học được bao nhiêu. Rất nhiều người thường tự hào họ đã học được rất nhiều kinh nghiệm nhưng thực sự họ chẳng học được gì. Họ có cả một kho tàng kinh nghiệm vô tận trong vô thức nhưng họ vẫn chẳng biết gì về bản tính chân thật của tâm họ.

 Hỏi: Tại sao chúng ta có cơ hội để bám víu?

 Lạt ma: Bởi vì chúng ta mơ tưởng hão huyền; chúng ta không nhìn ra được sự thật của cả chủ thể lẫn đối tượng. Mỗi khi chúng ta thấu triệt được bản tính tự nhiên của vật (đối tượng) bị bám víu thì cái tâm bám víu (chủ thể) sẽ tự động biến mất. Tâm bám víu là một cái tâm đầy sương mù che phủ, nó bị lôi cuốn, bị hấp dẫn bởi những đối tượng, từ đó nó tạo ra những dự phóng không thực, tạo ra những giấc mộng không bao giờ đến (vọng tưởng), điều đó làm chúng ta khổ. Tất cả chỉ là như vậy, qúa đơn giản! phải không qúy vị?

 Hỏi: Tôi có được chứng kiến những cảnh thần linh của người Tây Tạng xuất hiện, mặc dầu trông họ có vẻ hung bạo nhưng họ không giống ma qủi. Điều này làm tôi ngạc nhiên, phải chăng Phật giáo chú trọng đến ma qủi và những hình ảnh xấu?

 Lạt maPhật giáo không bao giờ chú trọng đến sự hiện hữu ngoại tại của ma qủi. Ma qủi là những phóng chiếu của chính tâm chúng ta. Nếu ma qủi có thực, hiện hữu, thì nó đến từ tâm của chúng ta. Không có một con qủi thực nào ở ngoài đời. Những vị thần hung bạo là sự thị hiện của trí giác ngộ, với mục đích giúp những người không kiểm soát được sự hung dữ của chính họ. Trong thiền định, một người có tâm nóng giận sẽ chuyển hóa sự nóng giận vào trí tuệ, khi đó nó được quán tưởng như một vị thần hung bạo; như vậy năng lực của sự nóng giận sẽ được tiêu hóa bởi trí tuệ. Tóm lại, đó là tất cả sự thực hiện, sự làm việc của phương pháp! Phương pháp chuyển hóa là như vậy !

 Hỏi: Ngài cảm thấy thế nào khi một người phải giết người vì tự vệ? Ngài có nghĩ rằng con người có quyền bảo vệ chính họ, ngay cả việc xâm lấn vào mạng sống?

 Lạt ma: Trong hầu hết các vụ giết người đều lấy lý do tự vệ, đó vẫn là hành động của một cái tâm không kiểm soát được sự nóng giận. Chúng ta vẫn có thể bảo vệ chúng ta một cách tốt đẹp mà không cần phải giết người. Thí dụ, nếu anh tấn công tôi, tôi có trách nhiệm phải bảo vệ, nhưng tôi không giết anh.

 Hỏi: Nếu giết tôi là một phương cách duy nhất để ngài có thể ngăn cản hành động của tôi, ngài có thực hiện không?

 Lạt ma: Nếu vậy thì tốt hơn anh hãy giết tôi.

 Nếu không còn một câu hỏi nào nữa, xin kính chào qúy vị và cũng xin cám ơn qúy vị rất nhiều.
 

 Lama Yeshe thuyết giảng tại Christchurch, New Zealand, ngày 14 tháng 6 năm 1975

 
 
 

 MUỐN GIẢI THOÁT: HÃY TỰ CHỮA BỆNH TÂM
 Nguyên tác Becoming your own therapist của Lama Yeshe,
 do Trung Tâm Lama Yeshe Wisdom Archive xuất bản.
 Vô Huệ Nguyên dịch.
 Email: josephdynh@hotmail.com
 
 

 XIN HỒI HƯỚNG TẤT CẢ CÔNG ĐỨC ĐẾN MUÔN VÀN CHÚNG SINH TRONG MƯỜI PHƯƠNG PHẬT VÀ MƯỜI PHƯƠNG BỒ TÁT, CON KHÔNG GIỮ LẠI MỘT CHÚT GÌ CHO RIÊNG CON.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant