Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Phần Một Con Đường Chữa Lành

02 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 3964)
Phần Một Con Đường Chữa Lành

PHẦN MỘT

CON ĐƯỜNG CHỮA LÀNH

VÀO ĐỀ


Tôi sinh ra trong căn lều một gia đình du mục tầm thường trên một cao nguyên cỏ xanh hoang dã phía Đông Tây Tạng, giữa thế giới của những ngọn núi cao và những con sông rộng. Mặt đất bao phủ đầy tuyết suốt tám tháng một năm. Gia đình tôi thuộc bộ lạc du mục sinh sống trong lều, chăn nuôi gia súc như trâu Yak, ngựa và cừu. Nhiều lần trong năm chúng tôi cắm trại trên những thung lũng khác nhau để có đủ cỏ tươi cho gia súc.

Lúc lên năm tuổi, một thay đổi mạnh mẽ làm lay chuyển cuộc sống tôi. Tôi được công nhậntái sanh của một vị thầy nổi tiếng thuộc tu viện Dodrupchen, một học viện quan trọng ở miền Đông Tây Tạng. Người Phật tử công nhận nguyên lý về nghiệp và tái sanh, vì vậy người Tây Tạng tin rằng : khi một Đại Sư viên tịch, Ông hay Bà ấy sẽ tái sanh như một người có khả năng lớn lao làm lợi ích cho kẻ khác. Vì tôi là đứa con duy nhất, nên cha mẹ tôi rất buồn, tuy nhiên họ đã dâng cúng tôi cho tu viện không một chút lưỡng lự. Cha mẹ tôi đã tự hào và cảm thấy được vinh dự sâu xa rằng con họ sẽ nhanh chóng trở thành một trong những người được tôn kính trong thung lũng của họ.

Mọi phương diện của cuộc sống tôi đột nhiên thay đổi. Tôi không có tuổi thơ bình thường được chơi đùa với những đứa trẻ khác. Thay vào đó, những vị Thầy phụ đạo phẩm giá săn sócđối đãi tôi với sự tôn kính, vì tôi được công nhận là vị Thầy tái sanh của họ. Tôi cảm thấy quen thuộc với cuộc sống mới, vì trẻ em luôn luôn dễ dàng thích nghi với những hoàn cảnh mới hơn người lớn. Tôi thương cha mẹ tôi, đặc biệt là bà ngoại, nhưng dù họ được đặc biệt tạm thời cho phép, tôi bảo họ không nên vào tu viện. Người ta cho rằng đây là một dấu hiệu khác chứng tỏ rằng tôi đã từng sống ở tu viện trong đời trước của tôi.

Từ bình minh đến khi chiều xuống, vòng thời gian của tôi đầy ắp việc học tập và cầu nguyện. Trong môi trường này, phần lớn thời gian tôi tràn đầy hoan hỷan bình. Những vị Thầy phụ đạo của tôi rất từ bi, thấu hiểu và thực tế. Họ không phải là những tu sĩ kỷ luật cứng ngắt như bạn đã hình dung, dù đôi lúc có thể như vậy. Trái lại, họ hiền từ, khiêm tốn và mang lại cho mọi người niềm hoan hỷ và nụ cười. Sau một thời gian, tôi không còn ham chơi đùa, chạy nhảy vô ích. Tôi cũng cảm thấy không cần thiết phải nhìn quanh nhiều, và tôi có thể ngồi yên trong nhiều giờ. Trước tiên tôi thọ những lời nguyện cho người mới tu và sau đó là tu sĩ. Mỗi một tháng được cạo tóc, và sau bữa trưa chúng tôi không ăn cho đến sáng hôm sau. Những ngày của chúng tôi đều đặn theo chu kỳ mặt trờimặt trăng. Cho đến tuổi mười tám, tôi vẫn chưa thấy máy bay hay xe gắn máy. Một cái đồng hồ đeo tay là sản phẩm tinh vi nhất của kỹ thuật hiện đại mà tôi tình cờ thấy được trước khi rời tu viện.

Với chúng tôi, đạo Phật không chỉ là thiền định, học tập hay nghi lễ, mà là một cách sống hàng ngày và toàn bộ cuộc đời. Đạo Phật dạy rằng đặc tính thiết yếu của tất cả chúng sanh là tâm, mà trong bản tánh chân thật của mình, tâm thì thanh tịnh, an bìnhhoàn thiện đầy đủ. Tâm là Phật. Như chúng ta biết, khi tâm thức chúng ta thoát khỏi áp lực của cảm xúchoàn cảnh bên ngoài, tâm trở nên an bình, rỗng rang, sáng suốtlồng lộng hơn.

Trong tu viện, tôi đã được dạy về sự quan trọng của việc buông xả cái thái độđạo Phật gọi là “chấp ngã”. Nó là một nhận thức sai lầm về một thực thể thường hằng, cứng chắc trong chính mình, trong những chúng sanh khác và sự vật. “Cái ta” là một ý niệm được tạo tác bởi tâm trí thông thường, không phải là tâm trong thực tánh của nó. Chấp ngã là gốc rễ của rối loạn tâm trí và tình cảm, là nguyên nhân của đau khổ của chúng ta. Đây là điểm ở đó chúng ta có thể hiểu cốt lõi, tinh thầnmùi vị của đạo Phật. Bạn có thấy đạo Phậtcăn bản như thế nào không ? Phật Giáo nói rằng đau khổ do tâm thức chúng ta gây ra, thậm chí trước khi chúng ta có một cách ứng xử nào không khéo léo hay rắc rối, hoặc ngôn ngữ bất hòa, trước khi chúng ta lao vào đau khổ, bệnh tật, tuổi già và cái chết chúng là sự nghiệp của tất cả chúng sanh. Trong đạo Phật, tất cả những phiền não xáo trộn đều do từ, đều gắn chặt vào sự chấp ngã. Ngài Shantideva một Đại Sư của Phật Giáo đã mô tả cái bản ngãchúng ta bám víu vào như “con quái vật độc ác” :

Mọi bạo lực, sợ hãiđau khổ
Hiện hữu trên thế gian
Đều do chấp ngã.
Vậy, con đại ác quỷ này có ích gì cho các bạn ?
Nếu bạn không buông bỏ bản ngã
Thì khổ đau của bạn không khi nào chấm dứt.
Giống như bàn tay mình không lìa bỏ lửa
Thì bàn tay không bao giờ ngừng bỏng.

Nhưng, làm thế nào chúng ta có thể buông bỏ bản ngã ? Với tôi, việc chứng ngộ thật tánh không thể thực hiện lúc tôi còn quá bé và mới bắt đầu giai đoạn tu hành. Nhưng, khi đã tiến bộ qua nhiều mức độ rèn luyện thân thểtâm linh khác nhau, tôi đã có cảm hứng với sự tỉnh thức, lòng bi mẫn, sùng mộ, tham thiềntri giác thanh tịnh. Điều đó có từ những mức độ tiệm tiến của việc nới lỏng sự siết chặt tâm thứccảm xúc của sự chấp ngã của tôi, và tôi thu hoạch sức mạnh, tỉnh giác và sự rộng mở bên trong nhiều hơn. Vì tôi dần dần đưa tâm mình vào bản tính bình an của nó, và tự rèn luyện buông xả trong nó, sự rối loạn của môi trường bên ngoài bắt đầu ít tác động đến cảm nghĩ của tôi và trở nên dễ xử lý. Những kinh nghiệm về bản tánh bình an và rỗng rang của tâm giúp tôi chữa lành những biến cố khó chịu của cuộc sống, duy trì sức mạnhhạnh phúc trong cả hai môi trường tốt và xấu.

Vào năm tôi mười tám tuổi, vì những thay đổi chính trị ở Tây Tạng, tôi đã đào thoát vất vả hàng ngàn dặm trong vòng nhiều tháng với hai vị Thầy và tám người bạn của tôi từ Tây Tạng đến Ấn Độ. Giữa đường, tại một hang động thiêng liêng trong một thung lũng trống, ở đó những ngọn núi xám sừng sững mọi hướng, Thầy tôi, Ngài Kyala Khenpo, người đã săn sóc tôi như cha mẹ từ khi tôi năm tuổi đã thở hơi cuối cùng. Đột nhiên tôi nhận thấy mình là một người mồ côi, một kẻ đào thoát và một người tỵ nạn không nhà.

Cuối cùng, chúng tôi đến Ấn Độ, một miền đất giàu trí huệvăn minh. Lần đầu tiên trong nhiều tháng, tôi có thể hưởng thụ cảm giác mát mẻ dưới những bóng cây và thoải mái trong sự ấm áp của những chỗ ở. Trong khoảng một trăm ngàn người tỵ nạn Tây TạngẤn Độ, nhiều người đã chết vì sự thay đổi của khí hậu, thực phẩm, nước và độ cao. Với những người còn sống, nỗi đau khổ của những người thân còn ở lại Tây Tạng vẫn tiếp tục ám ảnh chúng tôi cả ngày lẫn đêm.

Trong những ngày đen tối đó, tất cả những gì tôi phải sống và an ủi tôi là ánh sáng trí huệ của đạo Phật trong tâm tôi. Nếu một vấn đề rắc rối có thể giải quyết và xứng đáng để thử thách, tôi cố gắng dâng hiến cuộc sống mình để giải quyết nó với một tâm thức an bình, một thái độ rộng mở, một tính cách hoan hỷ. Nếu vấn đề không giải quyết được, tôi cố gắng không nóng nảylãng phí thời giannăng lực của tôi vô ích. Trong bất kỳ tình huống nào, tôi cố gắng buông xả những phiền não, những bám chấp của tâm thức, bằng cách không bám vào, không trụ nơi chúng, không lo âu về chúng, vì điều đó chỉ làm tình huống tồi tệ hơn. Ngài Shantideva đã nói :

Nếu bạn có thể giải quyết những vấn đề của mình,
Thì cần gì phải lo nghĩ ?
Nếu bạn không giải quyết được chúng,
Thì lo nghĩ có ích gì ?

Suốt từ lúc tôi đào thoát đến Ấn Độ, tôi không còn sống trong cộng đồng tu viện hay dưới sự giám sát của kỷ luật tu viện. Nhưng ấn tượng về sự an bìnhhoan hỷ về tu viện thiêng liêngTây Tạng vẫn sống động mạnh mẽ trong tâm trí tôi. Tiếng vọng của những lời từ ái, êm dịu của những vị thầy đầy từ bitrí huệ tột cùng hồi tôi còn bé vẫn vang lên trong tai tôi. Quan trọng hơn nữa, cái kinh nghiệm về sự rỗng rang, an bình, sức mạnh mà tôi đã trau dồi rồi được tinh lọc và chiếu sáng trong lòng tôi, qua việc đối mặt những gian khó trong cuộc sống tôi, giống như vàng ròng được tinh luyện bằng sự nấu chảy và trui đập. Những hình ảnh, lời nóikinh nghiệm ấy luôn luôn là ánh sáng dẫn đườngnăng lực chữa lành qua những đau khổ, rối loạnyếu đuối của đời tôi.

Che trú cho ánh sáng của tâm thức an bình khỏi gió bão của những trận chiến cuộc đời, và tỏa ra ánh sáng của sự rỗng rang và thái độ tích cực để đến với những người khác, là hai yếu tố giúp cho tôi tiếp tục sống qua những lúc khó khăn. Bằng nhiều cách, những bi kịch lớn của đời tôi đã chuyển thành những gia hộ ban phước. Chúng làm rõ những giáo lý đạo Phật về tính như huyễn của cuộc sống, lột bỏ tấm màn che của sự an toàn giả tạo. Không có những nghi ngờ gì nữa về quyền lực chữa lành của việc từ bỏ chấp ngã.

Tôi đến nước Mỹ năm 1980, một xứ sở của tự do và dư dả. Nói chung, thật khó cho tâm trí an bình sống được qua những tấn công của dục vọng và sự quyến rũ của vật chất hơn là những nỗi đau đớn, khổ đau. Nhưng hiệu lực của sự tu hành Phật giáo là trong lúc tôi hưởng thọ sự thịnh vượng vật chất của phương Tây, tôi mến phục hơn cuộc sống khiêm tốn, tự nhiên, trần thế của đạo Phật thời còn bé. Cũng vậy, tôi càng được hưởng thụ cuộc sống tâm linh của đạo Phật, tôi càng đánh giá cao lòng tin, lòng bi mẫn, sự rộng lượng đặt nền trên những giá trị của Do Thái Cơ Đốc Giáo kết hợp với sự thịnh vượng của phương Tây làm phong phú cho sức mạnh tâm linh tôi. Sống trong ánh sáng trí huệ của đạo Phật, tôi nhìn thấy những phẩm tính tích cực của mỗi hoàn cảnh qua cánh cửa của bản tánh an bình của tâm thay vì để cho những phẩm tính tiêu cực tràn ngập. Đây là trái tim của con đường chữa lành.

Năm 1984, lần đầu tiên trong hai mươi bảy năm, tôi có thể về thăm quê nhà Tây Tạng. Đó là lúc tôi sung sướng gặp lại một số bạn cũ, những người thân còn sống sót, và một thời khắc buồn rầu nhớ lại những người tôi thương mến, những khuôn mặt thân yêu ấy đã ở trong ký ức tôi nhiều năm, và những vị thầy tôn kính, mà lời dạy của các vị là nguồn chữa lành của tôi đã qua đời. Tu viện, trong ký ức tôi là nơi tu học, qua mấy chục năm yên lặng, nay còn lại là những bức tường vỡ. Gần đây một số tu sĩ đã bắt đầu trở lại xây dựng lại tu việnđời sống tu viện của họ.

Đa số họ có thể chấp nhận và tự chữa lành khỏi những kinh nghiệm không may của mình mà không cần trách cứ ai khác. Rõ ràng người ta có thể tạm thời hài lòng bằng cách trách cứ, đổ lỗi những sự không may của mình về những người khác, nhưng điều này luôn dẫn đến kết quả là rối loạnđau khổ lớn hơn. Bằng lòng, không phiền trách là điểm chuyển hướng thật sự của việc chữa lành. Nó là sức mạnh chữa lành của tâm. Đó là tại sao Ngài Shantideva viết :

Nếu bạn không thể phát sinh lòng bi mẫn
Hướng tới những người bị bắt buộc phải hại bạn
Vì những phiền não của họ (của vô minh và sân giận)
Việc cuối cùng bạn có thể làm là trở nên phẫn nộ với những phiền não ấy.

Tây Tạng, người ta đến với những vị thầy tôn giáo để được ban phước và chỉ dạy về tâm linh hay xin cầu nguyện để chữa lành những khó khăn hay để thành tựu những mục tiêu trần thế hay tâm linh của họ. Hiếm khi họ đến để tham khảo về những vấn đề tâm lý, xã hội hay vật chất của họ. Tuy nhiên, trong nền văn hóa phương Tây, giới tăng lữ lại được tham khảo về tất cả các loại vấn đề đời sống. Từ khi tôi đến Mỹ, bất cứ khi nào gặp khó khăn, những người bạn đều đến gặp tôi để nhận lời khuyên. Thật lạ lùng, tôi lại có thể đề nghị những giải pháp chữa lành cho nhiều khó khăn của họ. Điều bí ẩn không phải là tôi đã được trang bị bằng bất cứ sự khéo léo y học, nghệ thuật chữa lành hay năng lực thần bí nào, mà do tôi đã tự tu hành trí huệ của đạo Phật, và có được khéo léo trong việc chữa lành những hoàn cảnh đau đớn của đời sống của chính mình. Phát hiện đó tạo cảm hứng cho tôi giới thiệu những cái nhìn và những tu hành của đạo Phật về sự chữa lành trong hình thức một quyển sách.

Quyển sách này là một hướng dẫn thực hành cho bất cứ ai mong muốn tìm thấy an vui và chữa lành cho lo lắng, căng thẳngđau khổ. Nó là bản tóm tắt những lời dạy về trí huệ chữa trị mà tôi đã được nghe từ những lời êm dịu của những vị đại sư. Trí huệ này trở thành nguồn chữa lành năng lực nhất cho tôi và những người bạn tôi. Đó là những giáo lý đạo Phật về sự chữa lành, và tôi chỉ cố thử đem chúng đến với bạn mà không làm lu mờ chúng bằng giọng điệu và ý niệm của riêng tôi.

Quyển sách này có ba phần. Phần đầu là một cái nhìn tổng quan về cuộc sống hàng ngày và thiền định, những thành tố cần thiết cho việc chữa lành. Phần hai giới thiệu những bài tập đặc biệt để chữa lành những vấn đề tâm trí, tình cảm, xã hộitâm linh. Những vấn đề về thân xác là khó chữa lành nhất, nhưng chúng cũng có thể được giúp đỡ bằng những bài tập làm phát sinh an bình, sức mạnh, và năng lực tích cực, suối nguồn tối hậu của sự khỏe mạnh thân thể của chúng ta. Phần cuối giới thiệu một số thiền định của đạo Phật không những liên quan đến những vấn đề trong đời sống hàng ngày mà còn với việc đánh thức Phật tánh mà tất cả chúng ta đều sở hữu và với sự mở rộng sức mạnh chữa lành vô tận của Tâm Phật cho chính chúng ta và người khác.

Sự khuyên bảo và hướng dẫn trong tập sách này bắt nguồn từ những giáo lý đạo Phật, đặc biệt từ một bản văn ngắn nhưng độc nhất vô nhị mang tựa “Chuyển hạnh phúcđau khổ vào con đường giác ngộ” do Ngài Dodrupchen, Jigme Tenpe Nyima (1865-1926) một trong những vị Lama lãnh đạohọc giảthẩm quyền của phái Nyingma của đạo Phật Tây Tạng và từ những luận thư khác như “Một hướng dẫn phương cách sống của Bồ tát” do Ngài Shantideva (thế kỷ thứ tám) một trong những vị thầy vĩ đại Ấn Độ của Phật giáo Đại thừa.

Trên tất cả, bất cứ những lời dạy về trí huệ chữa lành nào được thấy trong những trang giấy này đều được cảm hứng từ một người bằng xương bằng thịt tốt lòng và trí huệ nhất mà tôi đã từng gặp, là vị Thầy nhân từ Kyala Khenpo Chochošg (1892-1957) của tôi. Dưới sự chăm sóc của Ngài tôi đã được nuôi dưỡng trong suốt mười bốn năm như một người con. Nếu có bất cứ lỗi lầm nào trong sách đều do những lơi lỏng của tâm trí vô minh của tôi, và với trách nhiệm tinh thần, tôi cầu mong được sự tha thứ của tất cả các vị thầy đã giác ngộ và của những người đọc bi mẫn.

Nếu bạn theo những bài tập trong sách này, bạn có thể chữa lành những đau khổvấn đề của mình, phục hồi niềm vui và sức khỏe trong cuộc sống bạn. Ít ra, chúng có thể giúp bạn giảm bớt mức độ đau khổ, nỗi khó khăn và làm gia tăng niềm hoan hỷsức khỏe của bạn. Hơn thế nữa, sự an vui và sức mạnh phát xuất từ năng lực chữa lành của tâm sẽ trang bị cho bạn đón nhận những đau khổ và khó khăn thật dễ dàng, thoải mái như một phần của cuộc sống, cũng giống như chúng ta chào đón đêm tối như một phần của chu kỳ một ngày.

Tôi hy vọng rằng quyển sách này sẽ giúp mọi người học làm thế nào để được hạnh phúcmạnh khỏe hơn. Bất cứ người nào tâm thức rộng mở với năng lực chữa lành sẽ được lợi lạc bằng cách thực hành theo những bài tập chữa lành trong sách này. Không cần thiết phải tự cho mình là Phật tử. Tuy nhiên, những bài tập này không có nghĩa là những thay thế cho sự điều trị thông thường. Thuốc men thích hợp, cách sinh hoạt, chế độ ăn uốngthực tập luôn luôn là thiết yếu cho sự chữa lành.

PHẦN MỘT
CON ĐƯỜNG CHỮA LÀNH


1
NHỮNG NỀN TẢNG CỦA SỰ CHỮA LÀNH


Tâm chúng ta sở hữu sức mạnh chữa lành đau khổ và tạo ra hạnh phúc. Nếu chúng ta sử dụng sức mạnh này cùng với lối sống đúng đắn, một thái độ tích cực và việc thiền định, chúng ta có thể chữa lành không chỉ những phiền não tâm trí và tình cảm mà ngay cả những rắc rối của thân thể.

Khi chúng ta đã bám vào những mong muốn và lo nghĩ với tất cả năng lực của ta, chúng ta chỉ tạo ra căng thẳngmệt mỏi. Bằng cách buông xả cái ý niệmđạo Phật gọi là “chấp ngã”, chúng ta có thể mở ra với thật tánh của mình, đó là sự an vui và giác ngộ. Quyển sách này là một lời mời đánh thức trí huệ nội tại vốn có của chúng ta, nguồn chữa lành mà chúng ta đều có. Giống như một cánh cửa mở ra với trí huệ này, chúng ta có thể đem vào ánh nắng, sự ấm áp và làn gió êm dịu của sự chữa lành. Nguồn năng lực này là của chúng ta để tiếp xúcchia xẻ bất cứ lúc nào, một tài sản vũ trụ có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngay cả trong một thế giới biến dịch không ngừng và đau khổ này.

Trong đạo Phật, trí huệ được dạy trong kinh điển chủ yếu nhằm đến việc thực hiện sự giác ngộ. Tuy nhiên, những luyện tập tinh thần cũng có thể giúp chúng ta tìm được hạnh phúc và khỏe mạnh trong đời sống hàng ngày. Có những bài thuyết pháp dài trong đạo Phật về sự cải thiện cuộc đời bình thường của chúng ta và cách có được một đời sống an vui, hoan hỷlợi lạc ngay trong thế giới này.

NHỮNG LỢI LẠC CỦA SỰ CHỮA LÀNH

Đạo Phật ủng hộ sự buông bỏ những căng thẳng không lành mạnh và không cần thiết do chúng ta tạo ra trong cuộc sống bằng cách nhận ra chân lý sự vật thật sự là thế nào. Tôi đã thấy nhiều ví dụ về sức mạnh chữa lành của tâm trong những vấn đề cảm xúc, tinh thần và cả bệnh về thể xác.

Một ví dụ về chính cuộc đời của tôi. Khi được mười tám tuổi, vị Thầy thân yêu Kyala Khenpo và tôi quyết định rời bỏ Tây Tạngrối loạn chính trị, dù biết rằng chúng tôi phải mất đất nước, nhà cửa, bạn hữu và cách sinh sống. Trong một thung lũng trống trải nhưng linh thiêng, Thầy Kyala Khenpo đã viên tịch vì bệnh tật và tuổi già. Ngài không chỉ là người Thầy giác ngộ từ ái mà còn là người chăm sóc từ khi tôi được năm tuổi như là cha mẹ ruột của tôi. Đây là khoảng thời gian đau buồn và bối rối nhất. Tuy nhiên, sự hiểu biết về vô thườngsự kiện rằng mọi sự luôn luôn thay đổi trong đời sống khiến tôi dễ dàng chấp nhận. Những kinh nghiệm tâm linh giúp tôi duy trì tĩnh lặng, và ánh sáng trí huệ của giáo lý làm cho cuộc sống tương lai trong sáng hơn với tôi. Nói khác đi, nhận biết bản tánh của sự việc đang xảy ra, mở ra với nó và dùng những nguồn sức mạnh mà tôi đã được trao cho giúp tôi chữa lành những mất mát một cách dễ dàng hơn. Chúng ta sẽ thấy có ba bước cơ bản – nhận ra những khó khăn và đau khổ, mở rộng ra với chúng, và trau dồi một thái độ tích cực – là toàn bộ quá trình chữa lành.

Lama Pushul, một vị Thầy khác của tôi, suốt thời còn bé đã có những vấn đề tinh thần. Vào tuổi thiếu niên, Ngài là người phá phách, gia đình đã trói Ngài lại để bảo vệ cho chính Ngài và người khác khỏi sự bạo hành đó. Qua những thiền quán chữa lành, chủ yếu là lòng bi mẫn, Ngài đã tự chữa lành và sau đó trở thành một vị Thầy, một học giả vĩ đại. Ngày nay, tôi biết rằng chưa có một ai vui vẻ, an bìnhnhân từ hơn Ngài.

Khi tôi sống ở Tây Tạng, việc chữa lành thân thể bằng thiền địnhthái độ đúng là một phần thông thường trong cuộc sống hàng ngày. Thế nên bây giờ có ai hỏi tôi cho những ví dụ về việc chữa lành thân thể, tôi cũng không dễ hình dung ra chuyện nào để kể. Đối với những người từ Tây Tạng, họ chấp nhận như một sự kiện bình thường rằng tâm có thể chữa lành cho thân thể. Tâm dẫn dắt những năng lực của cơ thể đó là lý do tại sao tâm có thể chữa lành. Có nhiều sự chữa lành, khi còn bé tôi không để ý đến. Tuy nhiên, tôi thực sự biết một ví dụ gần đây, nhiều người cho đó là chuyện lạ, nhưng với quan điểm của đạo Phật cũng không đáng ngạc nhiên lắm.

Hai năm trước, Ngài Dodrupchen Rinpoche, một vị Lama có tâm linh cao, trong lúc đến vùng ngoại ô xa xôi của Bhutan, đã bị một cơn đau ruột thừa nghiêm trọng. Một phó thủ tướng đã sắp xếp một trực thăng để đưa Ngài đi bệnh viện. Những bác sĩ sợ rằng ruột thừa của Ngài sẽ vỡ và sự đau đớn rất là lớn. Ngược lại với lời khuyên mạnh mẽ của các bác sĩ, Ngài từ chối giải phẫu và tự chữa lành cho mình bằng thiền định và những chân ngôn (Mantra).

BẤT CỨ AI CŨNG ĐƯỢC LỢI LẠC

Khả năng chữa lành những bệnh nặng nhờ thiền định tùy thuộc vào mức độ lòng tinkinh nghiệm tâm linh của người đó. Dĩ nhiên, phần lớn chúng ta sẽ rất vui được giải phẫu khi bị viêm ruột thừa sắp vỡ. Tôi kể câu chuyện này để minh họa sức mạnh của tâm, và vì người ta quan tâm mạnh mẽ về việc duy trì sức khỏe thân thể của họ. Một số chúng ta là những vị thầy tâm linh. Nhưng bất cứ ai cũng có thể được lợi lạc từ thiền định và từ thái độ tích cực. Bắt đầu từ ngay bây giờ, chúng ta có thể sống một cuộc sống hạnh phúcmạnh khỏe hơn.

Mặc dầu bệnh tật thân thể là một chủ đề bạn sẽ đọc ở đây, quyển sách này như một sách giáo khoa, giúp chúng ta ứng xử với những phiền não hàng ngày. Đây là nơi bắt đầu tốt nhất cho phần lớn chúng ta. Nếu chúng ta có thể học cách đem sự bằng lòng lớn hơn vào bất cứ việc gì mình làm, những ban phước khác sẽ tự nhiên tuôn chảy.

Những quan niệm và bài tập thiền quán trong sách này được bắt nguồn từ những giáo lý Nyingma của đạo Phật, một phái lâu đời nhất của Tây Tạng, có từ thế kỷ thứ chín, một học phái gồm đủ cả ba truyền thống chính của Phật giáo : Tiểu thừa, Đại thừaKim Cương thừa. Tuy nhiên, bạn không cần phải là một Phật tử để sử dụng quyển sách này. Không may, nhiều người xem Phật giáo như là một tôn giáo được truyền bá bởi một đạo sư đặc biệt của lịch sử, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tôn giáo đó chỉ làm lợi lạc cho những người theo truyền thống này.

Đạo Phật là một con đường phổ quát chung khắp. Mục tiêu của nó là chứng ngộ chân lý phổ quát, trạng thái toàn giác, Phật tánh. Theo chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có vô số những chúng sanh chứng ngộ Phật tánh trước khi Ngài đản sanh. Đang có, đã có, và sẽ có đạo Phật, con đường và những vị Phật (những người đã giác ngộ) trong thế giới này cũng như trong nhiều thế giới khác ở quá khứ, hiện tạivị lai. Có thật rằng cách đây hơn 2.500 năm, đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền bá những giáo lý được gọi là Phật giáo. Phật giáo được dạy bởi đức Thích Ca Mâu Ni là một trong những hình tướng biểu hiện của đạo Phật, nhưng không phải là loại đạo Phật độc nhất. Người nào với tâm thức rộng mở sẽ nghe được con đường thực sự, mà người Phật tử gọi là Pháp, thậm chí ngay trong thiên nhiên. Dharmasamgiti nói : “Người nào có tâm thức tốt, ngay cả vào thời không có Phật, sẽ nghe được Pháp từ bầu trời, tường vách và cây cỏ. Với những người tìm cầu mà tâm thanh tịnh, những giáo pháp và những giáo huấn sẽ hiển lộ theo những mong muốn của người đó.”

Đạo Phật nhận biết những khác biệt trong những văn hóathực hành của mọi người trong thế gian, và trong những nuôi nấng và nhân cách cá nhân. Nhiều nền văn hóatôn giáo khác có những truyền thống chữa lành, và đưa ra những lời khuyên đặc biệt về đau khổ. Ngay cả ở Tây Tạng, có nhiều cách tiếp cận với đạo Phật. Có nhiều sự khác biệt về cách tiếp cận là tốt, ngay cả nếu đôi lúc chúng có vẻ mâu thuẫn với nhau, bởi vì con người thì khác nhau. Toàn bộ mục đích là làm cho thích hợp với những nhu cầu của cá nhân.

SỰ THIỀN ĐỊNH, TÂM THỨC, THÂN THỂ

Chữa lành bằng thiền định không giới hạn cho một niềm tin tôn giáo nào. Ngày nay, nhiều thầy thuốc được đào luyện trong truyền thống y khoa phương Tây đã giới thiệu những phương thức thiền định truyền thống như một cách hồi phụcduy trì sức khỏe tinh thần và cơ thể. Những thực hành này hiếm khi biết đến kinh nghiệm về cái mà đạo Phật gọi là Thật tánh hay sự rộng mở vĩ đại, mà chỉ nhấn mạnh vào việc quán tưởng, sự phát triển thái độnăng lực tích cực. Bệnh cao huyết áp, trong nhiều trường hợp được tạo ra và tiến triển nặng hơn do những căng thẳng tinh thần, đặc biệt phù hợp với những điều trị thay đổi luân phiên như vậy (thiền quán, thái độ tích cực...). Một số thầy thuốc đã giới thiệu việc chú tâm vào một điểm trên cơ thể ở những vùng bị co cơ và sau đó chủ động buông lỏng những cơ đó, kết quả đạt được sự bớt đau và thư giãn. Phương pháp này theo cùng nguyên lý của đạo Phật về cách nhận biết một vấn đề và sự nới lỏng bám chấp vào nó.

Sự chữa lành có hiệu quả nhiều nhất nếu có bất kỳ niềm tin tâm linh nào hay kinh nghiệm thiền quán đi cùng. Tiến Sĩ Herbert Benson, khoa y trường Đại học Harvard, người khởi đầu Liệu Pháp Thư Giãn đã viết như sau : “Nếu bạn thật sự tin tưởng vào triết lý cá nhân hay niềm tin tôn giáo – nếu bạn gắn chặt tâm hồn bạn với thế giới quan của bạn – bạn có thể đạt được những kỳ diệu khác thường của tâm và thân mà thường chúng ta chỉ suy đoán về chúng.”

Tiến Sĩ Y Khoa Bernie Siegel, giáo sư và phẫu thuật gia của Đại học Yale, mô tả một số lợi ích của thiền định : “Thiền định làm bình thường hay giảm áp huyết, nhịp tim, những mức độ nội tiết tố căng thẳng trong máu, làm thay đổi những mẫu sóng não, cho thấy não ít bị kích thích... Thiền định cũng làm nâng cao ngưỡng chịu đau và giảm sự già sinh học của con người. Tóm lại, nó làm giảm sự hao mòn của thân, tâm, giúp con người sống khỏe mạnh và lâu hơn.”

Nhiều nhà báo như Bill Moyers, đã ghi nhận chi tiết về sự liên hệ giữa thân, tâm với sức khỏe. Ông đã nói trong phần giới thiệu quyển sách Tâm và sự chữa lành trên một loạt các buổi phát hình công cộng :

Tôi cho rằng mình luôn quan tâm về mối liên hệ giữa thân và tâm, mặc dầu tôi đã lớn lên trong một nền văn hóa phân chia tách biệt tâm và thân. Tuy vậy, hàng ngày trong thế giới phân chia dứt khoát tâm và thân này, ngôn ngữ chúng ta đã phản bội lại những giới hạn của những phạm trù của chúng ta.

Bà quả phụ Brown đã chết vì một cơn vỡ tim – bà ta không bị bệnh tim trước khi chồng bà qua đời. Cha mẹ tôi nói chuyện về người bạn bán tạp hóa của họ, người “hay tự lo rằng mình bệnh hoạn.” Chú tôi, Carl tin rằng cái cười có thể làm dịu sự đau khổ, trước thời gian Norman Cousins xuất bản câu chuyện của Ông về cách thế nào để đối phó với những bệnh hiểm nghèo bằng cách xem những phim Anh Em nhà Marx và những bộ phim video “Ống Kính Bộc Trực.”

Trong những năm gần đây, Y học phương Tây đã bắt đầu có cách nhìn xác thực hơn về thân và tâm, khảo sát sự liên hệ giữa tâm trí, những cảm xúcsức khỏe. Trong những năm 70, những nhà nghiên cứu tìm ra bằng chứng ở não có những cái mà họ gọi là chất dẫn truyền thần kinh, là những sứ giả hóa chất đến và từ bộ não. Một số chất này có tên là Endorphins và Enkaphalins với chức năng làm hết đau. Một số khác dường như có liên quan đến trạng thái cá biệt của tâm trí như : giận dữ, sự bằng lòng, hay bệnh tâm thần.

Sự nghiên cứu tiếp tục tìm thấy những liên hệ sinh học giữa não bộ, hệ thần kinh và hệ miễn nhiễm. Mặc dầu y học phương Tây không phải là chủ đề của quyển sách này, thì những phát minh trong lãnh vực này rất đáng quan tâm. Bằng chứng mới về tâm và thân luôn luôn được đón nhận và có thể lợi ích cho nhiều người. Tuy nhiên, ý niệm căn bản đàng sau những cuộc nghiên cứu này thật ra là rất xưa. Đạo Phật tin vào sự quan trọng của tâm nhiều thế kỷ đã lâu trước khi có những học thuyết về sinh học phân tử hiện đại.

ĐƯỜNG LỐI CỦA Y HỌC TÂY TẠNG TRONG VIỆC
CHỮA LÀNH TÂM LINH


Trong đạo Phật, tâm phát sinh những năng lực chữa lành, trong lúc thân vốn là cứng đặc và vững chắc, làm nền, quy tụ và làm mạnh cho chúng. Bản văn chính của y học Tây Tạng là Bốn Tantra (Gyud Zhi), người Tây Tạng coi là Terma hay là sự Mặc Khải huyền bí, được Ngài Trawa Ngonshey tìm ra ở thế kỷ mười một. Theo những bản văn cổ này, gốc rễ mọi bệnh tật của thân và tâm là sự chấp ngã. Những độc của tâm thức khởi lên từ sự bám chấp này là tham, sân, si.

Những bệnh tật của thân phân làm ba loại chính. Sự mất hài hòa của khí hay năng lượng, thông thường tập trung ở phần dưới cơ thể và có tính lạnh là do tham dục gây ra. Mất hài hòa của mật, thường tập trung ở phần trên cơ thể và có tính nóng là do sân hận gây ra. Mất hài hòa về thủy dịch, thường tập trung ở đầu, mang tính lạnh là do si (vô minh) gây ra. Ba phạm trù : tham, sân, si này cũng như nhiệt độ phối hợp của chúng, ngày nay còn có thể rất ích lợi trong việc xác định những bài tập thiền quán nào có hiệu quả nhất, theo những tính chấttrạng thái cảm xúc cá nhân.

Theo y học Tây Tạng, sống trong an vui tự tại với phiền nãobuông xả ngã chấp là phương thuốc tối hậu cho sức khỏe tinh thần lẫn vật chất.

Bản ngã là gì mà chúng ta hay gặp trong sách này ? Quan điểm của đạo Phật đôi lúc khó hiểu cho những người không phải đạo Phật. Dù bạn có thể thiền định mà không cần biết bản ngã là gì, một số hiểu biết về bản ngã sẽ làm dễ dàng hơn việc thực tập những bài tập chữa lành được giới thiệu ở phần sau.

Ngôn ngữ có thể lừa dối chúng ta khi nói về chân lý tối hậu. Trong ý nghĩa hàng ngày, khi chúng ta nói về “bản thân tôi” hay “bản thân bạn” là hoàn toàn tự nhiên. Tôi nghĩ chúng ta có thể đồng ý rằng tự hiểu biết là tốt, và tính ích kỷ có thể làm chúng ta không hạnh phúc. Nhưng hãy đi xa hơn một chút và thử nghiệm sự thật sâu hơn về bản ngã như đạo Phật thấy nó.

TẠI SAO CHÚNG TA ĐAU KHỔ

Tâm chúng ta tạo ra kinh nghiệm hạnh phúc lẫn đau khổ và khả năng tìm thấy an vui nằm trong chúng ta. Trong thật tánh của nó, tâm thì an bìnhgiác ngộ. Bất cứ ai hiểu được điều này là đã ở trên con đường đến trí huệ.

Đạo Phật đặt trọng tâm trên nguyên lý hai chân lý, chân lý tuyệt đốichân lý tương đối. Cái tuyệt đốithật tánh của tâm thức chúng ta và của vũ trụ thì giác ngộ an bình, và toàn thiện. Thật tánh của tâm với đạo Phật Nyingma nghĩa là sự hợp nhất giữa tỉnh giác và rỗng rang, hay tánh giác và tánh không.

Chân lý tương đối hay quy ước là trong toàn bộ đời sống bình thường – cuộc sống trần tục vô thường qua đi của sanh, tử mà đạo Phật gọi là luân hồi (Samsara) – thế giới được kinh nghiệm như là nơi chốn của đau khổ, của sự thay đổi không ngừng và vọng tưởng, vì khuôn mặt của thật tánh bị che mất do những thói quen tâm thứcphiền não mọc rễ trong sự chấp ngã của chúng ta.

Trong tư tưởng phương Tây, “bản ngã” thường mang nghĩa cá nhân hay ý thức bản ngã về “tôi, là tôi và của tôi”, đạo Phật bao gồm ý nghĩa bản ngã này mà cũng hiểu “bản ngã” là bất cứ hiện tượng hay đối tượng nào – tất cả mọi sự – mà chúng ta bám chấp như thể chúng là một thực thể đang hiện hữu thực sự. Nó có thể là bản ngã của người khác, bản ngã của cái bàn, của đồng tiền hay bản ngã của một ý niệm.

Nếu chúng ta bám chấp vào những sự vật đó, chúng ta đang kinh nghiệm chúng theo cách nhị nguyên, như một chủ thể bám chấp một đối tượng. Bấy giờ tâm trí bắt đầu phân biệt, chia tách và dán nhãn sự vật như ý niệm rằng “tôi” thích “cái này”, hay “tôi” không thích “cái này”. Chúng ta nghĩ “cái này” đẹp, vậy là trói buộc đến, hay “cái kia” không đẹp, thế là đau khổ đến. Chúng ta khao khát những gì mình không có hoặc cảm thấy buồn rầu khi mất chúng. Khi tâm thức chúng ta càng nắm siết hơn, càng cảm thấy gia tăng kích thích hay đau khổ và đây là chu trình đau khổ.

Với tâm “tương đối” hay tâm bình thường, chúng ta chấp ngã như thể nó vững chắc và có thực. Tuy nhiên, bản ngã là một ảo giác, vì mọi kinh nghiệm trong luân hồi đều tạm thời, thay đổi và chết mất. Tâm bình thường của chúng ta nghĩ bản ngã như là một cái gì đó thực sự hiện hữu như một thực thể độc lập. Nhưng trong quan điểm đạo Phật, bản ngã không thực sự hiện hữu. Nó không cố định hoặc là một cái gì bền vững, mà chỉ là một mệnh danh, dán nhãn bởi tâm. Bản ngã cũng không là một thực thể độc lập. Trong quan điểm Phật giáo, mọi pháp vận hành tùy thuộc lẫn nhau, bởi thế không có gì thực sự có một phẩm chất hay bản tính độc lập.

Trong đạo Phật, luật nhân quả được gọi là nghiệp (karma). Mỗi một hành động đều có một hậu quả tương ứng, mọi sự tùy thuộc lẫn nhau. Hạt nẩy mầm thành cây, đơm hoa, kết trái rồi tạo ra hạt trở lại. Đó là một ví dụ rất đơn giản về nguyên nhân. Nhờ nghiệp, hành vi của chúng ta đã định hình thế giớichúng ta sống. Ngài Thế Thân (Vasubandhu), nhà viết luận thư vĩ đại của Đại thừa đã nói : “Do nghiệp, những thế giới khác nhau được tạo ra.”

Bám chấp tạo ra nghiệp tiêu cực – những thói quen và khuynh hướng tiêu cực của chúng ta. Nhưng không phải mọi nghiệp đều xấu, dù có một số người suy nghĩ nhầm lẫn về nó. Chúng ta cũng có thể tạo ra nghiệp tích cực và đó gọi là sự chữa lành. Sự bám chắc bản ngã tạo ra nghiệp tiêu cực. Nghiệp tích cực tháo gỡ sự bám chấp này, và khi buông lỏng sự nắm chặt ấy, chúng ta tìm thấy sự an vui trong mình và trở nên hạnh phúc, mạnh khỏe hơn.

TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ PHẬT

Đạo Phật tin rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Trong thật tánh của mình, tất cả chúng ta đều là chư Phật. Tuy nhiên, khuôn mặt Phật tánh của chúng ta bị che lấp bởi nghiệp và những tì vết của nó, mà gốc rễ là sự chấp ngã giống như mặt trời bị mây che phủ.

Tất cả chúng sanh đều giống nhau và đều là một sinh linh toàn thiện trong thật tánh của chúng. Chúng ta biết, khi tâm thức được tự nhiên, thoải máitự tại trước những tình huống, những áp lực tinh thần hoặc cảm xúc làm rối loạn, chúng ta thể nghiệm được sự an vui. Điều này hiển nhiên là tâm bản nhiên không bị nhiễm ôan bình và không đau khổ. Dù rằng, trí huệ, thật tánh thường an trú trong chúng ta, bị che phủ bởi sự nhiễm ô tinh thần, nó vẫn hoàn thiệntrong sáng. Tổ Long Thọ (Nagarjuna), người đặt nền tảng của học phái Trung Đạo của Phật giáo Đại thừa, viết :

Nước trong trái đất không bị biến thể.
Cũng vậy, trong phiền não.
Trí huệ vẫn không biến thể.

Tổ Long Thọ nói về sự an bìnhgiải thoát như là “cõi giới tối hậu” của chính nó luôn luôn ở trong chúng ta mọi lúc nếu chúng ta nhận ra nó, chứng ngộ nó :

Trong bụng bà mẹ mang thai
Dù có một đứa trẻ, ta không thể thấy.
Tương tựï, ta không thấy tự tánh mình
Nó bị che lấp bởi phiền não của chúng ta.

An bình là ở trong chúng ta, chúng ta không cần phải tìm kiếm nó ở đâu khác. Bằng cách dùng cái mà đạo Phật gọi là “phương tiện thiện xảo” gồm sự thực hành thiền định, chúng ta có thể mở bày ra điện thờ thiêng liêng tối hậu này. Tổ Long Thọ mô tả cõi giới tối hậu này – sự rỗng rang vĩ đại, sự hợp nhất giữa tâm và pháp giới – theo cách sau :

Khi khuấy sữa, bơ tinh chất sẽ hiện ra,
Tịnh hóa phiền não, cõi giới tối hậu sẽ hiển lộ toàn vẹn
Như đèn trong bình, ánh sáng không xuất hiện.
Phật tánh bị che phủ trong cái bình của phiền não
khiến ta không thể thấy.
Nếu ta đục một lỗ trên bất cứ chỗ nào của bình
Từ chỗ đó ánh sáng chiếu ra mạnh mẽ
Khi cái bình của những phiền não
Bị hủy diệt bởi định như Kim Cương
Ánh sáng chiếu soi vào hư không vô tận.

Thích Ca Mâu Ni, đức Phật lịch sử, nói trong Haivajra :

Chúng sanh là Phật trong bản tánh chân thật của họ,
Nhưng bản tánh của họ bị che ám bởi những phiền não duyên sanh
Khi những phiền não được trừ sạch, chúng sanhChân Phật.

Phật tánh hay giác ngộ là “vô ngã”. Nó là sự an vui, rỗng rang, vô ngã, nhất thể và niềm vui toàn thể, vĩnh viễn, toàn khắp. Với đa số người, viễn cảnh đạt đến toàn giác là rất xa lạ và khó hiểu. Mục đích của quyển sách này là không vượt khỏi bản ngã, cũng không phải là toàn giác, mà chỉ là buông xả việc chấp chặt bản ngã một ít để được hạnh phúcmạnh khỏe hơn. Dù thế, nó giúp ta có được một ý niệm về cái có nghĩa là sự rộng mở và nhất thể toàn triệt.

Những câu chuyện chúng ta được nghe về “những kinh nghiệm cận tử” lúc hấp hối, hay trở về từø cõi chết, có thể cung cấp cho chúng ta sự quán chiếu. Nhiều người đã sống lại từ quá trình hấp hối đã mô tả việc di chuyển qua một đường hầm, gặp ánh sáng trắng xúc chạm cho họ một cảm giác đại lạc, đại an bình. Tuy vậy, ánh sáng không phải là một cái gì tách rời khỏi kinh nghiệm này. Ánh sáng là sự an bình. Và họ là ánh sáng. Họ không kinh nghiệm và thấy ánh sáng theo lối nhị nguyên thông thường, như chủ thể và đối tượng. Thay vào đó, ánh sáng, sự an bìnhcon người là một.

Trong một câu chuyện lúc cận tử, một người đàn ông đã thấy lại mọi việc xảy ra trong đời sống mình, từ lúc mới sinh ra cho đến khi chết, không chỉ là một sự kiện này tiếp theo một sự kiện khác, mà toàn bộ cuộc sống xảy ra cùng lúc. Và ông ta không thấy bằng mắt hay nghe bằng tai, ngay cả biết bằng ý, ông ta có một tỉnh giác sinh độngthuần khiết về cái thấy, biết và cảm nhận mà không có sự cách biệt giữa chúng. Trong trường hợp như vậy, khi những giới hạnhạn chế không còn, đó là cái một. Với cái một, không có đau khổ hay xung đột, vì xung đột chỉ hiện hữu khi nào ở đó có hơn một.

Với Phật tử, những kinh nghiệm như vậy được đặc biệt quan tâm, vì chúng có thể là một thoáng thấy “trung ấm quang minh của bản tánh tối hậu” là một giai đoạn chuyển tiếp sau khi chết, cho người nào có một nhận biết nào đó về chân lý, vượt được khỏi phạm vi không gian, thời gian và những ý niệm thông thường. Những chuyện như vậy không chỉ là về kinh nghiệm chết, mà chúng còn có thể cho chúng ta biết về sự giác ngộ có thể thực hiện được trong lúc ta còn sống.

Tâm giác ngộ thực sự không xa lạ lắm đâu. Tánh không hay sự rỗng rang, thì ở đây với chúng ta, dù chúng ta thường không nhận ra nó, chúng ta có thể thể nghiệm toàn bộ về nó vào những thời điểm quan trọng trong cuộc sống, hay thậm chí là một cái thoáng thấy giữa cuộc sống hàng ngày của ta. Chúng ta không cần phải đợi tới lúc cận tử. Dù cho những câu chuyện cận tử có thể gây cảm hứngthích thú, giác ngộ không phải chỉ là một câu chuyện này hay câu chuyện khác. Nó không phải là kinh nghiệm “này” hay cách nhìn “kia” hay chúng sanh này chúng sanh kia. Toàn bộ tánh rỗng rang vượt khỏi những đối cực “hiện hữu” và “không hiện hữu”, cũng không vừa “hiện hữu” vừa “không hiện hữu” hay “không hiện hữu” vừa “không phải không hiện hữu”. Nói cách khác, toàn thể tánh rỗng rang không thể ở trong mô tảý niệm.

CON ĐƯỜNG CHỮA LÀNH

Giác ngộnhất như (oneness) vượt lên sự chấp ngã, nhị nguyên, hạnh phúc hay phiền muộn, nghiệp xấu hay tốt. Tuy nhiên, khi ta nói về sự chữa lành như trong sách này, không cần thiết phải quá quan tâm đến giác ngộ. Chứng ngộ thật tánh của tâm ta là sự chữa lành tối hậu, nhưng với tâm thông thường cũng có những năng lực chữa lành. Chúng ta có thể dùng tâm nhị nguyên, thông thường để tự giúp đỡ chính mình. Phần lớn những bài thực hành trong sách này dùng những tiếp cận hàng ngày để trở nên thong donghạnh phúc hơn.

Vậy, mục đích chúng ta đơn giản là đi từ tiêu cực đến tích cực, từ bệnh tật đến chữa lành. Nếu lúc này chúng ta đã ở trong một trạng thái tích cực, chúng ta có thể học làm sao để duy trì và hưởng thụ nó. Tuy nhiên buông xả bám chấp nhiều đến đâu chúng ta sẽ cảm nhận nhiều tốt đẹp đến đó.

Trên một hành trình dài, chúng ta có thể luôn ghi nhớ đích đến tối hậu, nhưng thật là tốt nếu mỗi ngày chúng ta sống trọn vẹn và nghỉ ngơi suốt dọc con đường. Nếu muốn buông lỏng sự chấp chặt bản ngã, chúng ta không nên quá cố gắng. Tốt hơn nên có một lối tiếp cận nhẹ nhàng. Bất cứ những bước mà ta đi, dù là những bước ngắn, điều quan trọng nhất là thích thú với những bước nhỏ đó, và rồi chúng sẽ trở nên đầy sức mạnh. Luôn luôn chúng ta phải hân thưởng những gì mình có thể làm, và không nên cảm thấy điều chúng ta không làm được là xấu.

Hãy rộng mở, tích cực, buông xả hơn một tí. Đây là những mục tiêu của quyển sách này. Nếu chúng ta là người mới thiền địnhtu hành tâm linh, điều quan trọng là thực hành, dùng kiến thức của ta để thấy con đường đúng mà đi. Khi ta giữ một thái độ rộng mở, những khơi gợi về những thiền định đặc biệt chữa lành giúp chúng ta tiến nhanh. Sự hướng dẫn tốt nhất của tất cả là trí huệ trong chúng ta. Chúng ta không nên hạn chế trong vài phương pháp thiền định. Thay vào đó, tất cả đời sống suy nghĩ, cảm nhận, những hoạt độngkinh nghiệm hàng ngày – có thể là một phương tiện của sự chữa lành.

2
SỨC MẠNH CHỮA LÀNH CỦA TÂM


Khi tôi được sáu hay bảy tuổi, đôi lúc tôi chơi đùa với các bạn trên những đồng cỏ mênh mông, nơi người du mục Tây Tạng sinh sống. Đó là những ngày đầy nắng hạ trên cao nguyên phía Bắc Tây Tạng. Mặt đất bao phủ cỏ xanh trông mút tầm mắt. Khắp nơi, ngập đầy mắt là khung cảnh ngoạn mục của những bông hoa đầy màu sắc. Không khí tĩnh lặng, chim muông bay lượn, hót những điệu nhạc êm dịu, những con bướm nhảy múa dập dờn trong gió, những con ong bận rộn hút mật từ những bông hoa. Trên bầu trời xanh thẳm, đó đây có những đám mây che bóng trên đất mẹ đầy quyến rũđẹp đẽ. Sự xúc chạm dịu dàng của không khí và ánh sáng, không cảm giác nào có thể so sánh. Khung cảnh hoàn toàn thanh tịnhan bình, không có một dấu vết nào của nhiễm ô hay không hài hòa, chỉ có những âm thanh ngọt ngào, những khúc nhạc êm dịu của thiên nhiên. Mọi việc xảy đến tự nhiên, không có thời hạn để theo đuổi. Không có tiếng của đồng hồ hạn chế chúng ta, chỉ có những chu kỳ mặt trời, mặt trăng làm nhịp điệu và định lượng cuộc sống chúng ta.

Toàn thể cảnh vật hoàn toàn tự do, mở rộngan bình ngây ngất. Tôi không nghĩ đến mùa đông lạnh giá liên tục chờ đợi chụp xuống đầu chúng tôi. Tôi lăn tròn trên đất mẹ đầy khoan dung, luôn chào đón và chạy chân trần trên cánh đồng, thưởng thức những nụ hôn của cỏ ướt. Toàn bộ hiện hữu của tôi, cả thân và tâm thể nhập toàn bộ vào một kinh nghiệm duy nhất – niềm vui.

Đột nhiên, chân phải tôi đau nhói, toàn thân tôi co cứng vì đau. Lúc này tất cả những gì tôi cảm thấy đã chuyển thành kinh nghiệm đau đớn. Thoạt tiên, tôi chưa có ý niệm gì về việc xảy ra, sau đó một âm thanh vù vù từ chân tôi, một con ong nghệ bị kẹt giữa hai ngón chân, nhưng tôi không thể mở ngón chân ra được. Con ong càng chích đau, chân tôi càng xiết chặt, cơn đau lại gia tăng. Cuối cùng, một người bạn chạy đến và mở những ngón chân tôi cho con ong bay ra. Chỉ có làm như vậy mới chấm dứt cơn đau.

Nếu chúng ta có thể thấy rõ ràng tâm thức bám chấp đã tạo ra những rối rắm của chúng ta như thế nào ! Khi chúng ta bám chặt vào bản ngã, thân thể, tâm thứctâm linh chỉ làm gia tăng cơn đau. Trong sự lầm lộn của mình, chúng càng bám chặt hơn và tự vận hành một chu kỳ đau khổ là đặc trưng của thế giới luân hồi sinh tử. Ngay khi chúng ta hạnh phúc, đau khổ có thể đến bất cứ lúc nào, và vì thế chúng ta thường bám chặt vào cái mình có e rằng sợ mất.

Theo triết học Phật giáo Đại thừa, chúng ta lang thang trong thế giới này vô mục đích, không thấy được sức mạnh nội tại có thể giải thoát chúng ta. Tâm chúng ta tạo tác tham muốn và ghét bỏ và giống như người say, chúng ta nhảy nhót lung tung vì bị điều khiển bởi vô minh, bám chấp và thù hận. Hạnh phúc thì thoáng qua, sự không hài lòng lại săn lùng chúng ta. Tất cả giống như một cơn ác mộng. Chừng nào còn tin vào giấc mơ là thật, chúng ta còn là nô lệ của nó.

Để thức tỉnh dậy, phải xua tan những đám mây khỏi bản tánh chân thật của tâm ta. Nhiều thế kỷ trước, một hoàng tử là Sĩ Đạt Đa Cồ Đàm (Sidharta Gautama) đã từ bỏ quyền lợi hoàng tộc, và sau khi thiền định lâu dàisâu xa, Ngài thấu biết chân lý đời sống như nó thực sự là. Ngài đã được biết đến như là một vị Phật. Trong Phạn ngữ, từ Phật có nghĩa là thức tỉnh. Chúng ta cũng có thể thức tỉnh. Quá trình chữa lành là thức tỉnh sức mạnh của tâm chúng ta.

TÂM LÀ NHÂN TỐ CHÍNH

Giống như người thầy thuốc, chúng ta phải chẩn đoán ra bệnh, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và dùng thuốc để chữa lành bệnh. Ngài Vô Trước (Asanga), người đặt nền tảng cho học phái Duy Thức của đạo Phật viết :

Cần phải chẩn đoán bệnh, để loại bỏ nguyên nhân của nó,
Và dùng thuốc để đạt được khỏe mạnh
Đau khổ phải được nhận biết, nguyên nhân phải được loại bỏ,
Phương thuốc để chấm dứt bệnh phải được áp dụng, và sự chấm dứt đạt được (diệt đế).

Trong đạo Phật, việc chẩn bệnh và phương thuốc được chứa trong Bốn Chân Lý : Chân lý rằng chúng ta đang khổ đau, chân lý về tại sao chúng ta khổ đau, chân lý rằng ta có thể chấm dứt sự khổ đau của chúng ta, và chân lý về con đường dẫn đến giải thoát. Chúng ta có thể chọn đi theo con đường này. Ngay khi đối phó với những khó khăn hàng ngày, chúng ta có thể cải thiện đời sống mình. Tâm là chìa khóa. Bằng sự hướng dẫn và tu tâm thích hợp, chúng ta có thể kinh nghiệm được sức mạnh chữa lành. Kinh Pháp Cú (Dharmapada) nói :

Tâm dẫn dắt mọi hiện tượng.
Tâm là nhân tố chính, đi trước mọi hành vi.
Nếu nói hay làm với một tâm độc ác,
Khốn khổ sẽ theo sau, giống như xe theo sau do ngựa kéo.
Mọi hiện tượng do tâm dẫn dắt.
Tâm là nhân tố chính, đi trước mọi hành vi.
Nếu nói hay làm với một tâm thanh tịnh,
Hạnh phúc theo sau, như bóng theo hình.

Hạnh phúc thật sự và trường cửu không đến từ môi trường vật chất hay bên ngoài, mà qua sự bằng lòng và sức mạnh của tâm. Ngài Dodrupchen viết :

Người có học nhận ra rằng mọi hạnh phúcđau khổ đều tùy thuộc vào tâm, do vậy, phải tìm hạnh phúc từ chính tâm. Bởi vì họ hiểu rằng mọi nguyên nhân của hạnh phúc hoàn toàn ở trong chúng ta, nên họ không dựa vào những nguồn bên ngoài. Nếu chúng ta thấu biết điều này, thì dù chúng ta có đối mặt với những vấn đề khó khăn gây ra bởi người hoặc vật, chúng cũng không thể làm thương tổn chúng ta. Hơn thế nữa, chính sức mạnh của tâm này cũng sẽ ở với chúng ta để cung cấp cho chúng ta an vui và hạnh phúc vào lúc chết.

Thật tánh của tâm chúng taan bình. Học cách buông bỏ những lo nghĩ, căng thẳng không cần thiết, chúng ta đã để cho hạnh phúc có cơ hội tỏa sáng. Tất cả đều tùy thuộc vào tâm ta. Đạo Phật tin rằng tâm thức có thể chuyển hóa cảm xúc, và hạnh phúc không chỉ có thể mà là thuộc quyền của chúng ta. Chúng ta không cần phải để sự lo nghĩ làm chủ. Buông bỏ là một đường lối thông thường, nó không phải là một thái độ lạ thường nằm riêng trong một tôn giáo hay triết học nào, như trong Kinh Thánh (Eccles 30:5) nói :

Không nên buông thả mình cho buồn rầu,
tự hành hạ mìnhlo nghĩ.
Sự vui vẻ của lòng là đời sống của mọi người,
niềm vui là cái làm cho cuộc sống kéo dài.
Cẩn thận với sơ suất, an ủi lòng mình,
xua tan phiền muộn ;
phiền muộn là sự hủy hoại của nhiều người
và không ích lợi gì cho ai.
Ghen tỵ và thù hận làm ngắn đi cuộc sống,
lo nghĩ chỉ đem lại già sớm.
Một trái tim vui vẻ chan hòa giúp ăn nhiều,
cho những ai muốn thưỏng thức bữa ăn ngon.

SỐNG NHƯ THẾ NÀO TRONG THẾ GIỚI

Một số người nghĩ đạo Phật là một tôn giáo cho những ai muốn đạt đến trạng thái an lạc, và rồi biến mất vào một loại không hiện hữu nào đó đối với những người khác. Đây không phải là một hình ảnh chính xác của đạo Phật. Người Phật tử tin vào sự nhập cuộc hoàn toàn trong đời sống. Con đường chữa lành không loại trừ những vấn đề và khó khăn, mà nó ôm lấy chúng như là một phương tiện để chứng ngộ thật tánh của chúng ta.

Chúng ta có thể dùng một tiếp cận thực tế đối với những vấn đề có vẻ hoàn toàn tiêu cực. Nếu chúng ta đang ở trong hoàn cảnh căng thẳng, chúng ta phải nhận ra và tự làm hòa với nó, nghĩ rằng : “xấu đấy, nhưng cũng tốt thôi”. Nếu chúng ta không trở nên cuồng loạn nơi hoàn cảnh, tự kéo dài một chuỗi nhận thức tiêu cực, thì ảnh hưởng của chúng sẽ tiêu dần đi, vì giống như mọi sự trong cuộc sống, hoàn cảnh này là vô thường, không sớm thì muộn sẽ thay đổi. Biết như vậy, chúng ta có thể an nhiên tiến đến bước kế tiếp của sự chữa lành, với một cảm nhận tự tin rằng những hoàn cảnh bên ngoài không thể chế ngự trí huệ nội tại của chúng ta.

Trong quan điểm Phật giáo, rốt ráo những cảm xúc không tốt cũng không xấu. Chúng ta phải chấp nhận và chào đón tất cả cảm xúc của ta. Đồng thời, chúng ta cần không bị chi phối bởi những cảm xúc hoang dã hay phá hoại. Nếu chúng ta bị tổn thương bởi thèm muốn, vướng mắc, rối ren hay sân hận, tốt hơn nên nghĩ về “cái đúng để tôi làm” hơn là về “cái tôi muốn làm”. Khi ta đi vào con đường chữa lành, chúng ta nên làm mạnh mẽ những ý định của mình. Chúng ta phải để tâm trí chúng ta hướng dẫn mọi cảm xúc.

Nếu dựa vào bất cứ những gì bên ngoài chúng ta như chúng là nguồn thỏa mãn tối hậu, chúng ta sẽ cảm thấy như trên con thuyền chòng chành giữa sự mãn nguyện và không thỏa mãn. Sự bám chấp phó mặc chúng ta cho sự luân chuyển mãi của bánh xe luân hồi, một thế giới thoáng qua của hoan lạcđau khổ. Khi chúng ta buông bỏ bản ngãtìm thấy trung tâm an bình thật sự của chúng ta, ta thấy rằng không cần phải bám víu vào những ý niệm tốt, xấu, hạnh phúc, đau buồn, cái này hay cái kia, “tôi” và “họ”. Nhiều tôn giáotriết học khuyên chống lại sự đồng hóa mạnh mẽ với bản ngã. Bản văn nổi tiếng của Ấn Độ giáo, Áo nghĩa thư (Upanishads) đã so sánh sự tự đồng hóa này với một cái bẫy : “nghĩ ‘đây là tôi’ và ‘đó là của tôi’, người ta đã tự trói buộc với bản ngã và hành động như con chim mắc bẫy.”

Chăm sóc những nhu cầu thực sự của chúng ta và người khác là con đường tìm thấy an bình, và khi làm điều này chúng ta đã tham gia vào cuộc sống. Đấu tranh không phải là điều xấu. Chúng ta có thể học để thấy sự đấu tranh với đời sống là một thách thức thích thú. Tuy nhiên, phải nhận ra rằng, trong việc tìm kiếm bất kỳ một mục đích nào trần tục hay tâm linh, việc bám chấp sẽ làm mệt mỏitrói buộc chúng ta trong sự ích kỷ. Khi chúng ta biết cái mình thực sự cần để sống, việc khéo léo sống trong một cách thế quân bình trở nên dễ dàng hơn.

ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG CHO CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

Thực phẩm, quần áo, chỗ ở, sức khỏe, sự chăm sóc và giáo dụccần thiết để kéo dài cuộc sống quý giá của con người. Là thành viên của xã hội con người, chúng ta cần tôn trọng người khác, tôn trọng những nhu cầu căn bản, những thể chế làm lợi lạc cho người khác. Ngoài ra, không có gì ở bên ngoài đáng giá bằng thời gian, an bình, năng lựctrí huệ của chúng ta – những tặng phẩm lớn của cuộc sống chúng ta. Những tiện nghi khác của đời sống phần lớn là công cụ để thỏa mãn tâm khát khao của chúng ta, tôn sùngđánh bóng bản ngã của chúng ta, và siết chặt thêm sự bám chấp của chúng ta. Khi tích lũy những lạc thú thế gian, sự ham muốn chạy theo của chúng ta càng lúc càng nặng hơn. Kinh Lalitavistara khuyên :

Hưởng thụ những lạc thú của tham dục,
Như uống nước muối, sẽ không bao giờ đem lại thỏa mãn.

Giàu và nghèo đều đau khổ như nhau, vì những lo nghĩ bên ngoài liên hệ với tham dục. Thậm chí có hàng tỷ đau khổ do giận dữ, thất vọng, buồn chán. Họ có hưởng thụ một ít an bình, nghỉ ngơi thật sự nhưng chỉ lo lắng mất những gì họ có hoặc kiếm cho được những gì họ không có. Họ không thể hưởng thụ người mà họ đang là, mà chỉ sống cho cái mà họ bị lôi cuốn và bị nô lệ. Không phải bản thân việc kiếm tiền gây ra đau khổ, mà việc trao cuộc đời mình cho sự bạo ngược của những sở hữu bên ngoài là sự giết mất của an vui.

Trong một cách tương tự, người nghèo mắc bẫy vào cuộc chiến đấu để sống còn. Họ không dám hưởng thụ một chút nào mà họ có, vì sợ mắc phải đau khổ hơn. Khi Mẹ Teresa nhận giải Nobel hòa bình, Bà kể câu chuyện này : “Một ngày, những Soeur truyền giáo ở Calcutta đem về một đứa bé mồ côi và họ đưa cho đứa bé một miếng bánh mì. Đứa bé chỉ ăn phân nửa. Khi hỏi tại sao đứa bé trả lời : “Nếu con ăn hết, vậy đâu còn bánh mì nữa để con ăn.” Chỉ sau khi chắc chắn sẽ có bánh mì, đứa bé mới chịu ăn hết phần bánh còn lại.

Mặc dù sự tiến bộ và phát triển vật chất của văn minh hiện đại, nhiều người đã trật đường khỏi ý nghĩa cuộc sống. Dù giàu hay nghèo, hoặc thoải mái giữa giàu và nghèo chúng ta phải thận trọng, không nên quý chuộng những lạc thú vật chất với cái giá mất đi bản tánh chân thật của chính mình. Nếu sử dụng năng lực của mình để chỉ nghĩ đến những việc trần tục và làm sao để có được nhiều hơn – thức ăn ngon hơn, nhiều tiền hơn, nổi tiếng và được biết đến nhiều hơn, bất cứ thứ gì ở bên ngoài chúng ta – thì chúng ta sẽ mất đi cái giá trị nhất.

Chúng ta tập trung chú ý đến tất cả mọi thứ cách xa chúng ta – càng xa con người chân thật của chúng ta, chúng ta càng cho là quan trọng. Chúng ta định giá trị những gì mình có và thân xác ở trên tâm thức, vẻ bề ngoài của ta lên trên sức khỏe, sự nghiệp đặt lên trên cuộc sống gia đình. Chúng ta đồng hóa với thân thể và xem tâm chỉ là công cụ của thân, như một người nào đó đã mô tả một cách hài hước “nấm trên bộ não.” Chúng ta tự cắt mình ra khỏi nguồn hạnh phúc thực sự, tích lũy những sở hữu cho nhà cửa mình mà không chăm sóc cho thân, tâm, mặc dù điều kiện quan trọng nhất cho cuộc sống trong nhà là một tâm hạnh phúc và một thân khỏe mạnh.

Khi tôi trưởng thànhTây Tạng, một người quen đã dùng rìu để đốn củi và chặt phải đôi giày mới. May thay, chân anh ta không bị thương mà lại rách giày da, chiếc giày có một giá trị với một xứ nghèo như Tây Tạng. Anh ta nói thật lòng : “Nếu tôi không mang giày, chân tôi bị thương rồi sẽ lành. Tệ thật, đây là đôi giày mới và chúng không bao giờ lành.” Đây là cách nhìn rất buồn cười về sự vật. Nhưng nó cũng phổ biến với những người đặt vấn đề vật chất lên trên hết, rồi tới thân và cuối cùng là tâm, sự việc đã hoàn toàn bị đảo ngược.

Mặc dù chúng ta có thể nói : “Tôi muốn được an bình và khỏe mạnh”, chúng ta thực sự coi trọng thành quả của sự năng nổ trong việc kiếm được những nhu cầu vật chất hơn là làm thăng bằng hay an bình để nuôi dưỡng sức mạnh bên trong chúng ta. Chúng ta tiêu tốn nhiều thời giansinh lực cho sự nghiệp hơn việc xây dựng cuộc sống trong gia đình, dù chúng ta làm việc là để cho gia đình hạnh phúc.

Chúng ta sống giống như những con ong, chúng bỏ cả đời gom góp mật, nhưng cuối cùng lại để cho kẻ khác hưởng thành quả suốt đời lao động của chúng. Chúng ta đặt giá trị trên việc kiếm được nhiều tiền hơn và trên cách sống khoa trương dùng tiền mua sắm hơn là làm việc có mục đíchđể ý xem việc làm ấy có ích lợi cho mình và người khác hay không. Chúng ta chấp nhận sự nguy hiểm cho cuộc sống quý giá của mình để kiếm tiền, giống như uống rượu để xoa dịu sự căng thẳng của công việc làm mắc bệnh đau bao tử. Đồng tiền trở nên người chủ, ý nghĩamục đích tối hậu cho quá nhiều người.

Nếu chúng ta cố gắng làm việc trên tâm để cải thiện những thái độ, phẩm chất của mình, xã hội hiện đại gán cho chúng taích kỷ, không thực tế và lười biếng. Người sản xuất ra vật chất được đánh giá, ca ngợi cao, mà không phải là người tìm kiếm con đường tâm linh. Nếu chúng ta ở nhà chăm sóc phần bên trong và cuộc sống thiêng liêng, người ta đối xử chúng ta như một kẻ bất tài, thất nghiệp và vụng về. Căn nhà bị giảm xuống thành nhà trọ, một nơi để nghỉ qua đêm.

Chúng ta phải từ bỏ những cái gì đó để được những cái khác. Làm sao chúng ta có thể nghĩ đến việc đánh mất trung tâm an bình quý giá và cuộc đời vui tươi tự nhiên chiếu sáng từ đó, chỉ để có kinh nghiệm một cuộc sống đầy những khó khăn ? Hiện nay, hình như không chỉ người bình thường mà thậm chí còn có những vị thầy tâm linh cảm thấy bị thúc dục theo đuổi nền văn hóa vật chất hiện đại. Có một câu chuyện cổ châm biếm về tình trạng này :

Ngày xưaẤn Độ, những nhà tiên tri tiên đoán rằng trong bảy ngày nữa sẽ có một cơn mưa lớn, ai uống nước mưa sẽ bị điên. Khi mưa xuống, vị Vua đã trữ đầy nước sạch cho mình nên không bị điên. Dân chúng dùng hết nước sạch, phải dùng nước mưa nên bị điên. Sau đó, họ coi ông Vua là điên. Do đó, để hiểu và cảm thông với dân, ông Vua phải uống nước mưa và bị điên giống thần dân của mình.

Tôi không đề nghị rằng chúng ta có thể hay phải lờ đi hệ thống của đời sống hiện đại. Chúng ta không thể tồn tại nếu không có những nhu cầu cơ bản, chúng ta cần thực tếtôn trọng những quan điểm chung. Nhưng chúng ta cần đặt mọi sự vào viễn cảnh tổng quan. Thiết yếu là hiểu được chúng ta là ai, chúng ta đứng ở đâu, cái gì là giá trị thật sự và làm thế nào để sống trong thế giới.

Nếu chúng ta không thận trọng và để cho tâm bám chấp trở thành siết chặt và khô cứng, những thói quen tiêu cực sẽ ăn mòn cảm thức an bình của ta. Kinh Udanavarga nói :

Từ sắt, rỉ sét xuất hiện, và
Rỉ sét ăn mòn sắt
Cũng vậy, những hành vi không thận trọngchúng ta làm,
Do bởi nghiệp, dẫn ta xuống những cuộc sống địa ngục.

Trong thời gian đầu của cuộc sống tỵ nạn, một biến cố đơn giản tạo một ấn tưởng mạnh trong tôi. Tôi đã đến Kalim-pong với vài người bạn, một thị trấn dễ chịu nằm trên những ngọn đồi thuộc dãy núi Hy Mã Lạp Sơn Ấn Độ. Trên đỉnh đồi, chúng tôi dừng lại ở một nghĩa trang để uống trà vì mệt và đói, cũng không đủ tiền để ăn tại nhà hàng.

Tôi đi tìm một số cây và đá để tạo một cái bếp. Khi qua phía bên kia của ngọn đồi, tôi gặp một nhà sư già có khuôn mặt lớn và đôi mắt nhỏ chiếu sáng khoảng dưới tám mươi tuổi. Tôi nhận ra Ngài là một Lama từ Mông Cổ đến vì khuôn mặt tròn và lưỡng quyền cao. Ngài ngồi trong một căn phòng rất nhỏ đàng sau một căn nhà cũ, cửa sổ và cửa ra vào mở rộng. Căn phòng mỗi bề rộng tám bộ (khoảng 2,43 m). Ngài thiền định, đọc sách, nấu ăn, ngủ và nói chuyện với mọi người, ngồi xếp bằng trên cái giường suốt ngày trong một căn phòng nhỏ tương tự. Ngài có một bàn thờ nhỏ, với một ít tượng tôn giáo và vài quyển kinh trên một cái kệ nhỏ trên tường. Cạnh giường là một bàn ăn rất bé và cũng là bàn làm việc, gần bàn là một bếp than nhỏ, trên đó Ngài đang nấu một ít thức ăn cho mình.

Ngài nở một nụ cười hoan hỷ và hỏi tôi : “Anh tìm gì ?” Tôi đáp : “Chúng tôi vừa tới đây và tôi đi tìm một ít củi nấu trà.” Ngài nói một cách êm dịu : “Không có nhiều thức ăn, nhưng anh và tôi hãy chia với nhau bữa cơm tôi đang sửa soạn nhé ?” Tôi cám ơn nhưng từ chối lễ phép. Các bạn tôi đang đợi. Rồi Ngài bảo : “Đợi một chút, tôi sắp nấu xong và bạn có thể mượn cái lò. Cũng còn ít than cho bạn đủ để nấu trà.”

Những điều đã thấy làm tôi sửng sốt. Ngài rất già, nhưng Ngài dường như khôngthời gian để tự chăm sóc. Tuy vậy, cặp mắt nhỏ của Ngài đầy nhân từ, nét mặt trang nghiêmduyên dáng đầy niềm vui, tấm lòng Ngài rộng mở đầy nhiệt tình chia xẻ, tâm ngài an bình. Ngài nói chuyện với tôi như một người bạn cũ dù rằng mới gặp tôi lần đầu. Một cảm giác an bình, hoan hỷ, lạ lùng xuyên suốt thân tôi. Tôi cảm thấy như vậy vì tinh thần tự nhiênsức mạnh tâm linh của Ngài tỏa ra như một người giàu cóhạnh phúc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, theo cách nói của thế giới duy vật, Ngài là kẻ không nhà, không việc làm và không có hy vọng. Ngài không có một sự giúp đỡ, không lợi tức thu nhập, không trợ giúp của gia đình, không tín dụng xã hội, không có sự giúp đỡ của chính quyền, không đất nước, không tương lai. Hơn hết, Ngài là một người tỵ nạn ở nước ngoài, thậm chí còn khó giao thiệp được với dân địa phương. Ngay cả ngày nay, khi tôi nhớ đến Ngài, tôi không thể làm gì khác mà chỉ lắc đầu trong nỗi kinh ngạc và tôn vinh Ngài trong tâm. Tôi cũng muốn nói thêm rằng, Ngài không phải là người duy nhấttính chất ấy mà tôi đã gặp. Có nhiều người đơn giản mà vĩ đại như vậy.

KHỞI ĐẦU CON ĐƯỜNG CHỮA LÀNH

Buông lỏng chấp ngã đem đến cho ta tâm an bình, và với nó không gì có thể tổn hại được chúng ta. Ngay cả nếu có đau khổ, thái độ đúng sẽ giúp chúng ta chịu đựng phiền não một cách nhẹ nhàng hơn. Để được ích lợi từ những kỹ thuật thiền quán nhằm làm mạnh tâm, ngay lúc khởi đầu, điều quan trọng là nghe những lời chỉ dạy mà không có những định kiến hay phán đoán. Nếu chúng ta tìm điều gì đó có thể hiểu và có ý nghĩa cho nhu cầu của mình, chúng ta cần hướng mọi ý định, cảm nghĩ vào việc đem kỹ thuật vào trong thực hành, không ngần ngại, trông chờ hay nghi ngờ. Niềm tintác nhân của sức mạnh chữa lành. Đơn giản bằng việc mở rộng tâm, chúng ta sẽ ngạc nhiên bởi sức mạnh bên trong của chính ta.

Rèn luyện tâm thức khiến phát triển sự nồng ấm của tinh thần và có thể dẫn chúng ta đến một nhận biết rộng mở và linh hoạt hơn. Mặc dù không phải mọi kỹ thuật tôi hướng dẫn ở đây đều nguyên dạng như trong kinh điển, nhưng mọi đề nghị gợi ý đều đặt nền trên những nguyên lý và trí huệ của đạo Phật. Mục đích nhằm đem lại sức mạnh an bình nội tại bằng việc phát triển những phẩm tính như nhận thức tích cực, sự khéo léo (thiện xảo) chuyển mọi sự xảy đến cho chúng ta thành sự hỗ trợ thay vì là một chướng ngại.

Phẩm tính quan trọng khác nữa là sự sùng tín, rất cần thiết trong bất kỳ việc thực hành tâm linh nào, tuy vậy không cần thiết phải mang ý nghĩa tôn giáo. Với những ai thích một tiếp cận thế tục hơn, sự sùng tín đơn giản có nghĩa là một sự trau dồi trí huệ nội tại và một sự cảm kích sâu xa về chính chúng ta, về người khác và về thế giới nói chung. Cầu nguyện là cách mà một người thực hành tâm linh làm để dẫn năng lượng vào việc biểu lộ sùng tín hơn là hao phí năng lực đó trong những chuyện phiếmmục đích. Kiểu cầu nguyện thế tục là sự diễn đạt những cảm giác hạnh phúc hay hoan hỷ bằng ngôn ngữ của chính chúng ta, mà chúng ta có thể nói thầm hay lớn tiếng.

Với Phật tử Đại thừa, những ai quan tâm trong việc chuyển hóa những khó khăn và làm tan biến tự ngã, lòng bi mẫn được xem là công cụ chữa lành đặc biệt. Khi chúng ta đến với những người khác, sự chấp cứng bản ngã bắt đầu mềm dần. Mặc dù mục tiêu tối hậu của việc đào luyện tâm linhthoát khỏi sự nương dựa vào bất cứ cái gì ngoài tâm, đạo Phật khuyên bảo rằng tham gia vào thế giới là một sự thực hành tích cực trên con đường chân thật. Điều này bao gồm việc phụng sự những người khác, tạo ra những cơ sở, những viện để giúp đỡ người khác, che chở, biếu tặng, cầu nguyệntôn trọng. Thậm chí những gặp gỡ xã hội nhỏ nhặt của đời sống cũng có một lợi lạc mạnh mẽ khi chúng ta biết vui thíchtôn trọng bất cứ ai mình gặp. Ngài Shantideva viết :

Khi bạn nói, hãy nói với sự thanh thản, trong sáng,
thích hợpthoải mái,
Không có tham dục và thù hận,
Với ngữ điệu dịu dàngôn hòa vừa phải.
Khi bạn nhìn, hãy nhìn với đôi mắt yêu thương
trung thực, nghĩ rằng :
“Nhờ vào người này
Tôi sẽ trở thành toàn giác.”

Bằng cách để cho chúng ta lưu tâm chăm sóc, bình anbuông xả, thì những công việc và hoạt động hàng ngày, ngay cả đến hơi thở, cũng có thể trở thành một phần của việc thực hành chữa lành, và chúng ta sẽ đạt được sức mạnh một cách tự nhiên. Nếu chúng ta mở rộng với nó, đời sống bình thường của chúng ta sẽ chuyển thành một đời sống chữa lành. Bấy giờ, dù không chính thức ngồi thiền, cuộc sống chúng ta sẽ là sự thiền định trong hành động.

Phần lớn những bài tập trong cuốn sách này nhằm vào việc chuyển hóa những xúc cảm bằng việc nhận ra những vấn đề và đi từ tiêu cực đến tích cực. Một tiếp cận khác đi đến thiền định là vượt trên cả xấu lẫn tốt, bằng việc mở rộng chúng ta với những cảm nhận và kinh nghiệm tâm chúng ta đúng “như nó là”. Thật ra, thiền định nhằm vào sự chuyển hóa những vấn đề khó khăn được hiệu quả nhất khi nó bao gồm những cảm nghĩ tốt và sự rộng mở. Trước tiên, chúng ta tập trung, sau đó lúc kết thúc thời khóa công phu bằng buông xả và làm một với bất kỳ cái gì chúng ta đang kinh nghiệm.

Sau khi học một số những thiền định truyền thống và bài tập, chúng ta có thể khéo léo áp dụng những phương thuốc riêng của mình trong những vấn đề hàng ngày. Cái ý niệm “tôi” sẽ mềm dẻo nhiều hơn ta nghĩ. Chúng ta có thể thí nghiệm và học cách đùa bỡn hơn, ít chú tâm vào viễn cảnh tiền đồ của mình. Chẳng hạn, khi một vấn đề có vẻ nghiêm trọng, chúng ta có thể tìm thấy sự giảm nhẹ bằng việc nhận ra một cái gì hài hước trong đó. Hoặc nếu dưới áp lực của công việc, chúng ta có thể cảm thấy thư giãn và thông thoáng hơn. Vì ngôn từsức mạnh lớn, chúng ta có thể tự nhủ “áp lực vẫn còn đó, nhưng tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái.” Chúng ta có thể nhận biết hơi thở của mình trong cách thư giãn và chú ý cảm nhận khoảng trống và không khí quanh ta, và trong cách này chúng ta thực sự ít bị áp lực và được nhiều khoảng không hơn.

Khi cảm thấy phiền não quá mạnh, một số người thấy ích lợi khi thực hành sự rộng mở hơn là cố gắng chuyển hóa khó khăn. Hòa nhập vào sự rộng mở rỗng rang sẽ được thảo luận ở chương kế tiếp, nhưng nó sẽ không làm ngạc nhiên bất cứ ai vì cái nguyên lý đàng sau sự tiếp cận này là buông bỏ tự ngã.

Nếu có người rớt xuống biển mà không biết bơi, người đó sẽ nắm chặt nước và sẽ chìm như một tảng đá. Một người bơi giỏi vì đã được rèn luyện, biết cách buông lỏng và hòa nhập làm một với đại dương bao la. Tu hành giống như học bơi và cần có một số hướng dẫn khi bắt đầu. Tu tâm cũng cùng một cách như vậy, đó là phần còn lại của quyển sách này.

3
BƯỚC KHỞI ĐẦU


Trải qua nhiều thế kỷ, đạo Phật đã phát triển cả một kho bao la kiến thức về tâm. Đặc biệt khi chúng ta bắt đầu học thiền định, tất cả những đề nghị và quan niệm có thể làm cho ta cảm thấy tràn ngập. Tốt nhất là giữ cho sự thực hành của chúng ta đơn giản. Hãy đặt những mục tiêuthể đạt đến và nỗ lực với năng lực tích cực. Đừng lo âu về những khó khăn, mà nên cảm thấy vui thích với bất cứ những lợi lạc nào xảy đến. Ngay cả những kinh nghiệm tiêu cực hay những cái gọi là khuyết điểm cũng lợi lạc nếu chúng ta nhìn chúng một cách tích cực.

Khi thiền định, nên thoải máibuông xả, hơn là xua đuổi những lo nghĩ và ước muốn của mình. Chúng ta thường ngồi để thiền định, nhưng phần lớn những gì chúng ta biết từ thiền định phải được đem vào trong những sinh hoạt thường ngày. Ngôn từcần thiết để diễn tả thiền định như thế nào và đem thái độ đúng vào cuộc sống của chúng ta ra sao. Tuy nhiên, điều quan trọng là thực hành và cảm nhận, không có sự quan tâm quá mức về những ý niệm, phạm trù hay quy tắc. Hãy nhẫn nại, rộng mở và làm việc với những gì đời sống của riêng bạn đem lại cho bạn.

CHỌN ĐỊA ĐIỂM

Chỗ tốt nhất để thực hành rèn luyện tâm linh trong việc chữa lành là một nơi an bình, thoải mái và ít bị xao lãng, là chỗ tâm trí có thể tĩnh lặng và thân thể dễ chịu, là chỗ ta cảm thấy tỉnh giác, thông thoáng và vui thích.

Những nhà hiền triết thời xưa, đã ca ngợi nhiều nơi, tùy thuộc vào tính cách của hành giả, sự thực hành và mùa. Được ưa thích là những nơi cô tịch có tầm nhìn rộng trong sáng, như đỉnh núi chọc trời hay giữa cánh đồng phì nhiêu. Một số hành giả tìm niềm vui trong rừng, giữa cây cối, động vật hoang dã và chim muông ca hát những khúc hát niềm vui không tuổi tác và chơi đùa không sợ hãi. Những người khác lại thích thực hành ở vùng biển với những cơn sóng nhảy múa liên tục hay một con sông với dòng chảy tự nhiên, mạnh mẽ. Một số lại chọn những hang động khô ráo trong những thung lũng trống mà không gian ở đó an tĩnh tuyệt vời.

Nếu không sống trong cảnh thiên nhiên như vậy, chúng ta nên tìm một chỗ thoải mái trong nhà, sửa soạn thật tốt và vui thích với nó.

Chọn một căn phòng hay một góc phòng yên tĩnh nhất, ít bị quấy rối bởi điện thoại, trẻ em, người trong nhà, hay bạn bè. Bấy giờ hãy cảm thấy tốt : tốt về nơi chốn, thời gian và cơ hội có được nơi chốn và thời gian đó. Hãy khởi lên lòng hoan hỷ với dịp may này co thể thấu hiểu ý nghĩa tâm linh của cuộc đời bạn.

Nói chung, với người mới bắt đầu nên thực hành một mình, ở một nơi không có những chướng ngại. Sau khi đạt được sức mạnh trong tu tập, chúng ta có thể tìm những hoàn cảnh khó khăn hơn, đòi hỏi sự chịu đựng và kỷ luật nhiều hơn – với những chướng ngại như người khác quấy rối hay tiếng ồn của giao thông – chúng ta sử dụng những gian khó này để làm mạnh mẽ mình. Cuối cùng, khi sẵn sàng, chúng ta có thể thực hành khi ở trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất, với mọi loại quyến rũ tinh thần và những cảm xúc hỗn loạn. Thực hành siêng năng theo cách này, chúng ta có thể đối diệnchuyển hóa bất kỳ hoàn cảnh nào thành một nguồn sức mạnh mà không mất đi tâm an bình của mình. Chúng ta sống ở bất cứ nơi đâu, nơi đó trở thành một lâu đài của giác ngộ và sự thanh tịnh. Mỗi một sự kiện sẽ là một lời chỉ dạy. Sau đó, nơi chốn sẽ không còn là vấn đề, chỉ cần duy nhất một việc là chọn nơi để ta có thể phụng sự người khác một cách tốt nhất.

CHỌN THỜI GIAN

Mặc dù bất cứ nơi nào tu tập cũng tốt, với người mới bắt đầu, sự an bình và tĩnh lặng là có lợi. Sáng sớm thì tốt vì là ngày mới mẻ và tâm trí trong sáng. Tuy nhiên, có một số người cảm thấy thư giãn và sẵn sàng thiền định vào buổi chiều. Chọn thời gian, tuân thủ đều dặn và hãy hạnh phúc với thời gian đó. Nếu có thể, chớ để cho việc gì làm phiền nhiễu việc thực hành đều đặn của bạn.

Bất kể thiền định hay luyện tập chữa lành, chúng ta phải trọn vẹn với chúng. Chúng ta không nên mơ tưởng đến tương lai và lập chương trình trong đầu. Không theo đuổi quá khứ, không bám níu vào hiện tại. Nhiều loại tư tưởng hay kinh nghiệm tâm linh có thể khởi lên trong thiền định, nhưng thay vì bám chấp, hãy để chúng đến và đi một cách tự nhiên.

Hãy thực hành hàng ngày. Thậm chí nếu chúng ta thiền quán trong một thời gian ngắn, tính kiên định sẽ giữ kinh nghiệm thiền định sống độngvững chắc nơi chúng ta trên con đường chữa lành.

Chúng ta nên thiền định bao lâu ? Tâm thức bạn là người chữa lành, vậy câu trả lời tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của bạn. Có thể trong vài phút, hai mươi phút hay một giờ. Bạn có thể thiền định trong nhiều giờ, với những khoảng thời gian nghỉ, trong suốt một thời gian dài. Không nên quan tâm thời gian quá đáng, mà nên cảm thấy điều gì là đúng.

Khi chúng ta hạnh phúc, khỏe mạnh và không có những vấn đề bận tâm, đây là điều thật tốt cho sự thực hành. Do vậy, khi đối mặt với đau khổ, chắc chắn sẽ xảy đến, chúng ta sẽ có những phương tiện thiện xảo sẵn sàng sử dụng. Không may, nhiều người trong chúng ta phải cần trải qua đau khổ mới có thể chuyển hóa tâm thức đến những giải quyết tâm linh. Khi ở trong sự bối rốiđau khổ, chúng ta có ít cơ hội, năng lựcsáng suốt để tu tập. Ngài Dodrupchen khuyên :

Khi chúng ta thực sự mặt đối mặt với những tình huống khó khăn thật rất khó cho ta thực hành việc chữa lành. Do đó, thật quan trọng nếu có những kinh nghiệm từ những tu tập tâm linh, để khi những hoàn cảnh bất lợi phát sinh, chúng ta đã sẵn sàng. Có một sự khác biệt lớn nếu chúng ta sử dụng một sự tu tập mà mình đã có kinh nghiệm trong đó.

TƯ THẾ

Mục tiêu thiết yếu của bất cứ loại tư thế thiền định nào là để thư giãn những bắp thịt và khai mở những kinh mạch trong thân để cho năng lựchơi thở trôi chảy tự nhiên qua chúng. Bất kỳ tư thế nào làm thân thể được thẳng và thoải mái, không gồng cứng, sẽ phát sinh sự trôi chảy tự nhiên của năng lực giúp tâm trí tĩnh lặng và sinh động. Mục đích của những tư thế của thân được giản lược trong câu nói phổ thông của Tây Tạng :

Nếu thân bạn thẳng, những kinh mạch của bạn sẽ thẳng.
Nếu những kinh mạch của bạn thẳng, tâm bạn sẽ thẳng.

Một trong những tư thế thiền định của đạo Phật được nhiều người biết đến nhất là thế Hoa Sen (kiết già), người ta ngồi xếp bằng, chân phải đặt lên đùi trái và chân trái đặt lên đùi phải. Đa số người phương Tây thích ngồi bán già vì dễ hơn, với một mắt cá chân đặt lên nếp gấp của chân đối diện (háng). Nếu ngồi trên một đệm nhỏ, nửa thân trên hơi vươn lên một chút để có sự rỗng rang và buông lỏng.

Hai bàn tay đặt trong lòng (dưới rốn một chút), lòng bàn tay ngửa lên, tay phải đặt trên tay trái với hai đầu ngón cái chạm nhau. Hai khuỷu tay cách thân trong thế tự nhiên giống như cái cánh, không gồng cứng hay ép vào thân, cằm hơi hạ xuống để cổ hơi cúi, giúp mắt có thể nhìn rõ phía trước khoảng một đến hai mét, ngay chóp mũi, đầu lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng. Yếu tố quan trọng nhất là giữ xương sống thẳng.

Một số người có những vấn đề ở lưng nên rất khó ngồi theo kiểu này. Bạn có thể ngồi trên ghế để thiền định, nhưng phải chắc rằng giữ được xương sống thẳng thay vì khom xuống. Dù chọn bất cứ tư thế nào điều cần thiếtthoải mái. Bản thân Đức Phật, sau nhiều năm kinh nghiệm tu hành khổ hạnh đã từ bỏ sự hành xác. Bạn phải được đầy đủ thoải mái để tâm trí có thể buông lỏng và dễ tập trung.

Tư thế ngồi để thiền định là tốt nhất, nhưng tâm chúng ta thật sự có khả năng chữa lành dù bất cứ đâu và ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chừng nào mà chúng ta còn tỉnh biết.

SỰ BUÔNG LỎNG

Để thoát khỏi những gắng sức đấu tranh của tâm thức – những áp lực của ý niệmcảm xúc bám chặt chúng ta – khi thiền định, chúng ta phải buông lỏng các bắp thịt. Nếu sự căng thẳng tập họp ở đâu đó trong những bắp thịt hãy đưa tỉnh giác đến vùng đó và cởi mở sự siết chặt. Sự buông lỏng đem lại một tâm trạng tĩnh lặng, trong đó ta có thể thắp lên ngọn nến của năng lực chữa lành. Tuy vậy, sự buông lỏng không có nghĩa buông thả trong lười biếng, vô ý, nửa tỉnh nửa mê hay giấc ngủ. Có những lúc ta cần nghỉ và ngủ, nhưng sự thiền định hiệu quả nhất là với sự tỉnh thức, linh mẫn và trong sáng. Đây là cách để tiếp xúc với bản tánh an bình, hoan hỷ của chúng ta.

Hãy để cho bạn buông xả trong sự chuyển dịch từ thiền định trở lại với hàng ngày. Hãy thức dậy chậm rãi và thư giãn tâm trong nhữnh hoạt động của bạn. Theo cách này bạn đem một tâm thức trống rộng vào cuộc sống của bạn.

TẠO KHOẢNG KHÔNG TÂM THỨC

Một số trong chúng ta hoàn toàn hiến mình cho điều chúng ta làm. Chúng ta đem những vấn đề của công việc về nhà, vì vậy không có cơ hội hưởng thụ cuộc sống gia đình. Sau đó, lại đem những vấn đề ở nhà đến nơi làm việc, nên không thể tận tâm với công việc. Trong lúc thiền định, chúng ta để hình ảnhcảm giác mơn trớn tinh thần khiến không có cơ hội để tập trung. Rốt cuộc, chúng ta không có đời sống nào để sống vì ta luôn ở trong quá khứ hoặc tương lai.

Nếu để đồ đạc trong nhà bừa bãi và nhiều quá, chúng ta không còn chỗ để sống. Nếu tâm trí đầy những chương trình, những bận tâm, những tư tưởng, những cảm xúc, chúng ta không còn khoảng trống cho chính cái thật sự là chúng ta.

Nhiều người cảm thấy cuộc sống họ quá hỗn độn để thiền định, thậm chí khi họ có thời gian ở nhà để tập thiền họ vẫn cảm thấy bị xao lãng. Để đem tất cả sự chú tâmnăng lực trong cuộc sống gia đìnhthiền định, chúng ta cần khoảng không tâm thức.

Chúng ta có thể tạo ra khoảng không cho mình một cách có ý thức. Quyết định gạt bỏ những lo nghĩ về công việc lại đàng sau. Nếu có thể được, hãy hình dung những lo nghĩ đó dưới dạng giấy tờ hay trong máy vi tính được cất giữ an toàn trong văn phòng. Ngay cả việc hình dung ra ranh giới phân chia công việc và cuộc sống ở nhà. Hay chúng ta có thể tạo ra một lều bảo vệ bằng năng lực hay ánh sáng trong tâm ta bao quanh chúng ta trong nhà làm cho chúng ta hoàn toàn riêng biệt với chuyện chúng ta đang làm.

Thiền định có thể là một nơi chốn ấm cúng và trống trải, nhưng chúng ta có thể cảm thấy sự cưỡng chống lại thiền định hay nghĩ thiền định là việc vặt hàng ngày. Một cách để tạo cảm giác rộng mở và thoải máitrở về không gian lúc ta còn bé.

Từ lúc còn trẻ thơ, chúng ta đã học hỏikinh nghiệm một số việc lạ lùng trong thế gian phong phú này. Tuy vậy cũng thật dễ nhiễm thói quen sống điên cuồng hiện nay. Chúng ta giống như con tằm nhả tơ tự trói mình, tiến đến giai đoạn tự làm ngộp mình với những cách nhìn, cảm giác, thói quenphản ứng của riêng chúng ta.

Hồi tưởng lại lúc còn bé, một ngày kéo dài như một tháng của chúng ta bây giờ, một năm kéo dài như không có ngày cuối. Dần dần tri giác của chúng ta thay đổi, những lo lắng bận rộn, ý niệm, bám chấp của chúng ta tăng dần ngày này qua ngày khác. Giờ đây, khoảng không rộng mở không còn trong tâm trí ta nữa. Khi lớn lên, ta cảm thấy thời gian trở nên ngắn hơn và ngắn hơn nữa, và một năm trôi qua trong chớp mắt. Đó không phải là thời gian ngắn đi, mà vì ta không có khoảng trống trong tâm thức để cảm nhận sự rộng mở và tự do. Chúng ta thường chạy lòng vòng hết tốc độ và làm dầy đặc tâm trí mình với những tư tưởng, ý niệmcảm xúc. Khi tâm thức tĩnh lặng, ta cảm thấy thời gian từng phút một, nhưng nếu tâm trí theo đuổi bất cứ việc gì xảy quanh ta, chúng ta cảm thấy ngày đã hết thậm chí trước khi nó thực sự bắt đầu.

Tiếp xúc với những hồi ức lúc còn bé có thể giúp ta rộng mở hơn. Khi thiền định, hãy nhớ lại lúc còn bé và có ít lo nghĩ, đam mê hay căng thẳng. Việc nhớ chính xác không quan trọng bằng việc cảm nhận khoảng không và tự do. Hơn là đứng ngoài sự nhớ lại mà chỉ suy gẫm về nó, hãy để cảm nhận trải rộng và thể nhập vào nó. Hãy kinh nghiệm việc cảm nhận này và an trú trong nó, không có những niệm tưởng khác. Hãy cảm nhận và hòa nhập vào chính bạn lúc còn bé. Quá khứhiện tại, đứa trẻ và “tôi”, tất cả là một trong sự hợp nhất trống trải. Hãy tham thiền và nghỉ ngơi trong cảm giác rộng mở này nhiều lần. Cuối cùng, đem cảm nhận này vào khoảnh khắc hiện tại của cuộc sống bạn.

Nếu có những kinh nghiệm xấu lúc còn bé đến với bạn thay vì những cảm giác an bình và trống trải, bấy giờ bạn có thể dùng cách tiếp cận được phác thảo ở sau trong những bài tập chữa lành để thanh lọc, nuôi dưỡng và chữa lành những hình ảnh bị thương tổn và quán tưởng đứa bé bên trong của bạn trở nên hạnh phúc, mạnh khỏehoan hỷ.

Chúng tathể đạt được cảm giác về khoảng không này bất cứ lúc nào : chẳng hạn, nếu chúng ta có khó khăn, chúng ta ngồi thiền, hoặc bất kỳ lúc nào chúng ta muốn đem cảm giác tự do hay hoan hỷ vào cuộc sống. Để hòa nhập với đứa bé trong ta, có thể thưởng thức những hoạt động trẻ thơ như trò chơi nhảy bao, tung hứng... hoặc thưởng ngoạn cây cối, hoa quả, sông nước hay những vẻ đẹp của thiên nhiên. Chúng ta có thể ngắm sao trên bầu trời và thưởng thức không khí ban đêm, đem cảm giác này vào giây phút hiện tại. Làm như vậy giúp ta quên đi những lo nghĩ trong một lúc và hòa nhập vào trong bào thai của tuổi bé thơ một lần nữa.

Dùng thời gian trong sự cô tịch với thiên nhiên, đặc biệt như đứng trên một đỉnh núi nhìn khoảng không gian vô tận của bầu trời sẽ giúp việc tạo khoảng không trong tâm thức. Nhưng cách hiệu quả nhất để mở ra không gian an bình trong tâm tríthiền định. Thay vì nhồi nhét vào tâm trí bằng những cảm nhận và quan niệm tiêu cực, nếu chúng ta có thể trở về với bản tánh như bầu trời của tâm, an bìnhtrí huệ bấy giờ có thể khởi hiện.

THỞ

Trong bất kỳ loại thiền định nào, việc quan trọng là thở một cách tự nhiênbình an. Nhìn ngắm hơi thở, sự tỉnh giác của tâm thức về hơi thở ra, vào, tự nó là nền tảng cho sự nhận ra thật tánh. Nhiều thiền giả có kinh nghiệm cao dùng phương pháp này như là phương tiện để chứng ngộ vô ngã. Dù rằng trong bài tập chữa lành của ta không quan tâm đến việc vượt qua ý niệm về bản ngã, nhận biết hơi thở có thể rất ích lợi cho những mục đích khác. Ví dụ, nó là một cách tốt để chúng ta tự an bình, tập trung tâm trí và thiết lập dòng năng lực chữa lành để tiến bộ.

Vào lúc đầu, có thể bạn thấy khó tập trung hoàn toàn vào sự việc đơn giảnhơi thở ra, vào. Bạn có thể bị sốc khi thấy tâm thức hoạt động quá nhanh. Chớ có lo nghĩ về niệm tưởng hay hình ảnh đến và đi. Đem nhận thức của mình nhẹ nhàng trở lại hơi thở và hãy tỉnh giác hoàn toàn vào việc nhận biết hơi thở. Chỉ bằng cách để tâm thức tiếp xúckết hợp với quá trình thở tự nhiên, chúng ta có thể thoát khỏi căng thẳngcảm thấy thư giãn hơn.

Vì sự quan trọng trong việc thực hành thiền định cao hơn, sự quán sát hơi thở sẽ được bàn luận nhiều chi tiết hơn trong chương 12. Và bây giờ hãy xem việc dùng sự quán sát hơi thở như bước đầu với bất cứ bài tập chữa lành nào. Tỉnh giác về hơi thở cũng là một phương pháp rất mạnh để thoát khỏi bất cứ cảm xúc khó khăn nào giữ chặt chúng ta như một tật xấu. Chúng ta sẽ thấy trong những bài tập chữa lành, một kỹ thuật đặc biệt hữu ích là tập trung vào những hơi thở ra được buông lỏng. Trong cách này, việc bám chấp được buông xả.

QUÁN TƯỞNG

Một trong những công cụ tốt nhất của chữa lành là quán tưởng, nó có thể chuyển hóa những khuôn khổ tâm thức của chúng ta từ tiêu cực thành tích cực. Một số người mới bắt đầu thiền định cho rằng việc quán tưởng là khó khăn hay nó là những hoạt động tinh thần không thông dụng. Thật ra, điều này hoàn toàn tự nhiênchúng ta suy nghĩ qua hình ảnh mọi lúc. Khi nghĩ về bạn bè hay gia đình hoặc hình dung mình đang ở trên một bãi biển đẹp, một cái hồ trên núi, chúng ta thấy những hình ảnh này trong tâm thức hoàn toàn sống động. Trong thiền định, chúng ta quán tưởng vì một mục tiêu đặc biệt, nhưng quá trình tâm thức bình thường cũng giống như vậy. Với thực hành chúng ta sẽ đạt được tốt đẹp hơn.

Mặc dù, sự quán tưởng có một thừa kế lâu dài trong thực hành của đạo Phật Tây Tạng, người không biết hay không quan tâm đến Phật giáo cũng tìm ra kỹ thuật cực kỳ ích lợi. Chẳng hạn, một số vận động viên chuyên nghiệp quán tưởng việc cải thiện thành tích của họ, đã nhận ra tiềm năng đầy đủ của họ.

Những hình ảnh tích cực gây cảm hứng cho mọi người trong tất cả các loại hoạt động. Tôi biết một cô giáo dạy nhạc ở Boston đã vượt qua giai đoạn sợ hãi bằng việc dùng ứng biến của mình. Dù đã được đào tạo và có một giọng ca phong phú, cô vẫn sợ vì mình là người hát chính hàng tuần trong ca đoàn ở nhà thờ địa phương. Trước lễ Sabbath cô đã khóc dữ dội, đến nỗi đột nhiênnhận ra sự sợ hãi đã phá hoại cô như thế nào. Vì vậy, thay vì sợ cô chuẩn bị cho tâm vui thích với chính cô. Để tự giúp mình làm điều đó, cô ngồi yên lặng và tưởng tượng mình đang hướng dẫn buổi cầu nguyện được thành công, hát thật tốt, không lo nghĩ quá đáng vào giai điệu vốn rất khó trong biểu diễn. Cô tưởng tượng mình rất tự tin vào khả năng hát. Trong tâm thức cô nghe âm thanh tuyệt vời của giọng hát mình, tạo nên sự thích thú cho chúng hội. Cô hình dung toàn cảnh công việc, cầu nguyệncảm thấy một cảm thức thương yêu, lan tỏa của niềm vui cảm hứng có thể chia xẻ âm nhạc với mọi người.

Bây giờ cô hạnh phúc trong việc ca hát của mình và không còn phiền toái nếu còn thấy một ít khích động trước lúc biểu diễn. Trong lớp học, cô đề nghị học trò có thể dùng trí tưởng tượng của mình để biết cách làm thế nào được thoải mái và đem niềm vui vào trong việc ca hát của họ.

Trong thiền định, tốt nhất nên mở mắt hay mở một phần, để có thể tỉnh thức trong thế gian này. Tuy vậy, với người mới bắt đầu, thoạt tiên có thể nhắm mắt lại. Điểm quan trọng nhất trong quán tưởng là gợi lên hình ảnh tích cực với sự toàn tâm nhiệt tình. Hãy chú tâm trọn vẹn vào đối tượng của tâm thức, trở nên hoàn toàn thể nhập vào nó. Hãy để tâm và đối tượng hòa nhập làm một. Nếu chúng ta thấy hình ảnh trong tâm lợi lạc hoặc bị xao lãng, đó là sự tập trung của chúng ta bị hạn chế. Thế là chúng ta chỉ nhìn đối tượng bằng mắt một cách trống không, thay vì bằng toàn thể con người. Tsong Khapa, người sáng lập phái Gelug của đạo Phật Tây Tạng đã viết : “Đạo sư Yeshe De đã đúng khi phủ nhận cách thiền định của một số người bằng cách nhìn bằng mắt hình ảnh trước mặt họ mà với sự trống trơn. ‘An trú trong thiền’ phải phát triển trong tâm, không phải ở nơi những giác quan như con mắt.”

Đặc biệt với người mới bắt đầu, điều then chốtcảm thấy sự hiện diện của cái mình đang hình dung. Sự quán tưởng của bạn không cần phải mô tả tỉ mỉ từng chi tiết, mà vấn đề là sự trong sáng và ổn định của hình ảnh quán tưởng trong tâm.

SỰ TẬP TRUNG

Với bất cứ sự tu tập tâm linh hay hoạt động tinh thần nào, chúng ta cần phải tập trung. Biết cách tập trung làm tâm thức chúng ta mạnh mẽ, trong sáng và tĩnh lặng. Sự tập trung bảo vệ trí huệ bên trong của chúng ta, giống như ngọn lửa nến được chắn gió.

Với đạo Phật, việc tập trung trên một đối tượng với ý nghĩa tâm linh sẽ phát sinh năng lực tích cực, những ban phước và nghiệp thiện. Tuy nhiên chúng ta có thể tu tập tâm trí để tập trung bằng việc thực hành một cách đức hạnh trên bất cứ việc gì, hoặc là đối tượng thuộc vật chất hay hình ảnh tâm thức mà không kể nó có ý nghĩa tâm linh hay không.

Tu tập Phật giáo để làm mạnh sự tập trung gồm hai phương pháp : bên trong và bên ngoài. Phương pháp bên trong là tập trung trên thân thể mình, chẳng hạn nhìn thân mình dưới dạng bổn tôn hay một thân bằng xương thịt. Chúng ta cũng có thể chú tâm trên những yếu tố của thân như hơi thở, hay với một thân dưới dạng thanh tịnh như ánh sáng hay hỷ lạc. Phương pháp bên ngoài là tập trung trên những hình tượng, cõi “tịnh độ” của Phật, hay những quán tưởng khác.

Nếu chúng ta không tập trung tâm trí, cho dù thực hành nhiều năm cũng chỉ mang lại một ít nội quán, dù cho có những phước đức của tinh tấn. Ngài Shantideva nhắc chúng ta :

Đức Phật, Người đã thấu rõ chân lý đã nói :
“Mọi tụng niệmtu hành khổ hạnh
Dù con thực hành trong một thời gian dài,
Nếu con làm chúng với một tâm lang thang,
Sẽ mang lại ít kết quả.”

Bước đầu trong việc phát triển sự tập trung là đem tâm lộn xộn không ngưng nghỉ trở lại thực tế. Trong những bài tập chữa lành được giới thiệu sau này, chúng ta sẽ thấy một số kỹ thuật để tập trung tâm thức phân tán hầu có thể cải thiện khả năng thiền định cũng như quan điểm cảm tính của mình.

Một khi chúng ta cảm thấy được đặt nền về mặt tâm thức chúng ta có thể tập trung sâu hơn. Đôi khi những thiền giả có kinh nghiệm thực hành mài dũa sự tập trung của họ bằng cách quán tưởng một ống dài và hẹp rồi dùng trí tưởng tượng nhìn xuyên qua nó. Có những bài tập tâm thức khác liên quan đến việc tập trung vào một điểm nhỏ thay vì một hình ảnh lớn.

Nếu chúng ta cần tiếp tục tập trung, đánh thức tâm hay làm cho sắc bén các giác quan, chúng ta phải chú tâm vào việc phát triển kỷ luật tâm thức. Tuy nhiên, tâm ta thường quá phân biệtnhạy cảm. Nếu cảm thấy tâm trí bị đè nén hay mắc kẹt, tốt nhất không nên tự ép mình phải tập trung. Những người cảm thấy bị đè nặng bởi căng thẳnglo nghĩ có thể thấy rất sự dễ chịu bằng việc mở rộng tỉnh giác của họ thay vì chú tâm theo một kiểu tập trung.

SỰ RỘNG MỞ

Một cách phá tan cảm giác dầy đặc của cảm xúc là đến một vùng cao để có thể nhìn xa như trên đỉnh núi hay nóc nhà cao. Nếu bầu trời trong sáng, bạn ngồi quay lưng về phía mặt trời, tập trung vào chiều sâu của bầu trời rộng mở mà không di động mắt. Thở ra thật chậm và thể nghiệm sự rộng mở, bao la và cái trống không.

Cảm nhận toàn thể vũ trụ trở thành một trong sự rỗng rang bao la. Hãy nghĩ rằng mọi hiện tượng – cây cối, đồi núi, sông ngòi – hòa tan tự nhiên vào bầu trời rộng mở. Thân và tâm ta cũng hòa tan vào đó. Tất cả đều tan biến giống như mây tan trong bầu trời. Thư giãn trong cảm giác rộng mở, thoát khỏi những ranh giớihạn chế. Bài tập này không những hiệu quả cho tâm được tĩnh lặng mà còn có thể phát sinh sự chứng ngộ cao hơn.

Nếu bạn không thể đến một nơi như thế, hãy chọn bất kỳ nơi nào có thể nhìn lên bầu trời được tốt hoặc tối thiểu có thể quán tưởng được bầu trời mở rộng.

HÒA NHẬP VÀO NHẤT THỂ

Hòa nhập với nhất thể nghĩa là trở thành một với bất cứ những gì ta đang kinh nghiệm. Đôi lúc nó giúp ích trong lúc bắt đầu bằng cách mô tả bằng lời : chẳng hạn, giống như một người bơi lội hòa nhập làm một với đại dương mênh mông. Nhưng thật ra, từ ngữ không cần thiết cho kinh nghiệm về nhất thể và rỗng rang. Chúng ta chỉ đơn giản buông bỏ những cuộc chiến đấu của chúng tabuông bỏ nhu cầu đặt tên như “xấu” hay “tốt” trên kinh nghiệm, và thay vào đó hãy để chúng ta hiện diện với cảm giác hay đi vào trong nó. Bằng cách hòa nhập với những kinh nghiệm hay cảm giác, tính chất của kinh nghiệm có thể thay đổi. Bằng cách để cho chúng ta hiện hữu như chúng ta thực là trong khoảnh khắc hiện tại, những bức tường phân biệtcảm giác của chúng ta sẽ mềm đi hay cùng nhau tan biến. Tâm thức và trái tim ta rộng mở, và năng lực của chúng ta tuôn chảy. Đó là một sự chữa lành đầy năng lực.

TỈNH THỨC

Học cách sống trong khoảnh khắc hiện tại là một thiện xảo vĩ đại và mạnh mẽ giúp chúng ta trong mọi việc chúng ta làm. “Hiện hữu ở đây và bây giờ”, buông xả trong bất cứ việc gì ta làm chính là sống và khỏe mạnh. Trong đạo Phật, tỉnh giác nhận biết cái đang xảy ra ngay lúc này, gọi là chánh niệm tỉnh thức.

Trong đời sống hàng ngày, tỉnh thức là một tâm cảnh giác nhận biết mọi khía cạnh đang diễn tiến, cái gì cần làm mà không bị phân tán. Trong thiền định, tâm tỉnh thức là trao trọn vẹn chính chúng ta cho hơi thở của mình, hay cho bất cứ bài tập nào.

Tỉnh thứcchú tâm trọn vẹn vào hiện tại, không lo nghĩ về quá khứ hay tương lai. Thường thì, chúng ta mượn phiền não từ tương lai bằng cách suy nghĩ liên tục về những gì ngày mai sẽ xảy đến với chúng ta, thay vì ứng xử với một ngày trọn vẹn.

Trong đạo Phật sự nhấn mạnh là ở vào khoảnh khắc hiện tiền này. Chúng ta có thể hướng dẫn tâm thức chúng ta sống trong hiện tại. Để làm điều này, chúng ta cần xây dựng vững chắc một thói quen chú tâm hoàn toàn vào những gì ta đang làm bây giờ. Với mỗi công việc, chúng ta phải quyết định một cách có ý thức không để cho những ý tưởng, cảm nghĩ, và hoạt động khác xen vào, và đặt chúng ta vào cái mà ta đang làm.

Trở nên tỉnh thức không có nghĩa là trở nên căng thẳng xúc động hay khuấy động vô số ý niệm để nhìn ngắm cái chúng ta nghĩ hoặc làm. Trái lại, tâm được buông xả và bình lặng, và do đó tâm thức nhận biết sắc bén mỗi một sự kiện như nó là, không có sự vật lộn của xúc cảm và ý niệm. Tuy nhiên, khi chúng ta thấy tâm trí mình đi rông, phải nhẹ nhàng và vững chắc đem tâm về hiện tại, về cái chúng ta đang làm. Phần lớn chúng ta, nhất là trong lúc bắt đầu, cần lập đi lập lại điều này. Như Ngài Shantideva đã nói :

Khảo sát trở đi trở lại
Mỗi khía cạnh những hoạt động thân và tâm,
Tóm lại, đó thực sự là cách tỉnh thức quan sát.

chúng ta đã được dạy về thiền định hay tu tâm, chúng ta cũng cần chánh niệm và tỉnh giác, nếu không tâm chạy rông như thú hoang, không thể giữ sự chú tâm hay an nghỉ thậm chí trong vài phút. Lúc ấy chúng ta sẽ được gì từ việc chỉ có thể xác tham gia thiền định ? Sự tỉnh giác là sự sống nên Ngài Shantideva yêu cầu :

Tôi chắp tay cầu xin
Những ai muốn bảo hộ tâm mình
Hãy giữ gìn chánh niệm và tỉnh giác
Thậm chí bằng cả cái giá của cuộc sống mình.

Quả của sự tỉnh thức là sự bảo vệ, nó giúp đỡ ta trong mọi rối loạn và khó khăn. Theo Ngài Shantideva :

Như vậy, tôi phải nắm giữ và bảo vệ
Tâm tôi một cách thích hợp
Không có kỷ luật bảo vệ tâm tôi
Vậy còn ích gì các giới luật khác ?
Nếu tôi ở giữa một đám đông rối loạn không kiểm soát
Tôi phải cảnh giáccẩn thận để khỏi bị đụng vào những vết thương của tôi.
Tương tự, trong lúc tôi sống giữa những người không giới luật
Tôi phải bảo vệ tâm mình khỏi bị đụng vào những vết thương của nó.

Với sự chánh niệm và tỉnh giác, chúng ta học nhẫn nhục hay hành động khi hoàn cảnh đòi hỏi. Nhẫn nhục trở thành năng lượng chuyển hóa. Ngài Shantideva nói :

Khi bạn muốn cử động hay nói
Trước tiên khảo sát tâm mình
Sau đó, với sự an vững, hãy hành động theo cách thích đáng.
Khi cảm thấy tham dục, sân hận trong tâm
Không nên nói hay làm, mà hãy ở yên như một khúc củi.

Sự thực hành tỉnh giác không nên thành ra căng thẳng. Nếu có, chỉ là dấu hiệu ta quá cố gắng, rằng chúng ta đang bám chấp vào chính sự tỉnh thức, ta cần buông xả một ít và ít tự ý thức lại. Thượng Tọa Rahula viết :

Chánh niệm hay tỉnh giác không có nghĩa rằng bạn cần nghĩ hay ý thức “Tôi đang làm cái này” hay “Tôi đang làm cái kia.” Không. Chính là ngược lại. Phút giây bạn nghĩ “Tôi đang làm cái này”, bạn trở thành ý thức của tự ngã, và rồi bạn không sống trong hành động mà bạn sống trong ý niệm “Tôi là” và kết quả là công việc của bạn bị ung thối. Bạn phải hoàn toàn quên chính bạn và mất chính bạn trong cái bạn làm.

Bằng cách ở trong một cách thế buông lỏng và trống không, chúng ta sống trong dòng tự nhiên của chánh niệm và tỉnh giác. Tâm ta trở thành vững vàng hơn, thay vì bị đứt đoạn liên tục thành những tư tưởng phân tán và đuổi bắt điên cuồng quá khứ hay tương lai. Sau một lúc, sự tập trung sẽ được cải thiệnchúng ta thấy dễ thiền định hơn. Học cách làm thế nào để hưởng thụ và hiện hữu trong khoảnh khắc hiện tiền sẽ dẫn đến sự rỗng rang và thời gian phi thời gian. Bằng sự tỉnh thức, chúng ta tìm thấy an vui trong chính mình.

THÁI ĐỘ GIÁC NGỘ (BỒ ĐỀ TÂM)

Trong Phật giáo Đại thừa, thực hành tâm linh được hoàn thiện qua tâm bi. Chúng ta phải phát triển thái độ “Tôi làm việc tu tập tâm linh này cho sự phục vụ, hạnh phúc, lợi lạcgiác ngộ của tất cả chúng sanh” hoặc “Tôi tu hành để tạo mình thành công cụ phục vụ cho lợi ích, nhu cầu của tất cả chúng sanh.” Trong kinh điển, điều này gọi là thái độ giác ngộ hay Bồ đề tâm.

Ý định hiến dâng sự tu tập của chúng ta cho những người khác là một việc đầy năng lực để mở rộng tâm hạn hẹp, đóng kín của ta. Nó tạo ra một năng lực tâm linh mạnh mẽ – một sự ban phước – và gieo hạt giống giác ngộ trong chúng ta. Nếu chúng ta phát triển và duy trì “tâm giác ngộ” này, bất cứ chúng ta làm gì tự nhiên sẽ trở thành sự tu tập tâm linh, thành phương tiện tạo lợi ích cho tất cả. Ngay cả những ai không tôn giáo, sẽ rất ích lợi để suy nghĩ về liên hệ với gia đình, bạn bè, cộng đồng của họ và tất cả mọi ngườimọi nơi, thay vì chỉ theo đuổi việc tu tập chỉ vì mục tiêu ích kỷ cá nhân mình.

Trải rộng tâm bi có thể khó khăn, và chúng ta có thể bị lệ thuộc vào những thái độcảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, quyết tâm tự nó là điều quan trọng. Bằng sự phát triển tâm bi, dòng công đức sẽ trôi chảy cả ngày lẫn đêm, dẫn dắt chúng ta đến chỗ hoàn toàn chứng ngộ thật tánh của mình. Ngài Shantideva nói :

Ngay từ lúc
Phát triển trọn vẹn một thái độ như vậy,
Cho dù bạn ngủ hay không chú tâm
Sức mạnh của công đức sẽ gia tăng không ngừng.

Khi một tâm như thế đã phát triển trong chúng ta, ta phải nhận ra và xiển dương để làm gia tăng sức mạnhnăng lực của nó lên cực đại. Ngài Shantideva công bố :

Hôm nay, cuộc sống tôi kết trái,
Và đã hoàn thành tốt cái của đời người.
Hôm nay, tôi được sinh trong gia đình chư Phật,
Và giờ đây, tôi là một trong những cháu con của Chư Phật.
4
PHÁT TRIỂN NIỀM TIN


Niềm tin là đồng minh tốt nhất của chúng ta, giúp ta biết cách tu tâm và khai mở những sức mạnh của chúng ta. Chúng ta cần tin vào chính mình và con đường mình theo đuổi. Nếu chúng ta không có lòng tin, thì thậm chí tâm nửa vời của ta cũng chẳng làm nổi một cái bánh nướng dở dang.

Một số chúng ta thiếu tự tin. Chúng ta cảm thấy không hy vọng và không đầy đủ – quá yếu đuối để phấn đấu cho mục đích cao hơn. Thiếu tự tin có thể là kết quả của đặc tính tinh thần hay sự giáo dục. Nếu là do đặc tính tinh thần, điều này khó thay đổi, nhưng nếu do sự dạy dỗ, làm chậm việc phát triển của chúng ta, thì nó không khó để thay đổi và tăng trưởng.

Chướng ngại chung cho những lợi lạc của những chỉ dạy là thái độ tội lỗi. Nền văn minh hiện đại đã đem lại cho chúng ta những thuận lợi nổi bật, nhưng hình như nhiều người, đặc biệt trong xã hội cạnh tranh, có cảm giác phạm tội và không giá trị. Một số trong chúng ta có thể nói : “Tôi không xứng đáng được hạnh phúc, cái ấy phải để cho người khác, những người may mắn hơn” hoặc “Công việc này dành cho người khác, không phải cho tôi” hay “Thật không tốt khi tôi trải nghiệm an bình trong khi nhiều người khác phải đấu tranh.”

Nếu chúng ta thành thật lo nghĩ về sự ích kỷ, chúng ta đáng được khen vì thái độ tuyệt vời này. Nếu chúng ta tôn trọng và chăm sóc người khác hơn bản thân mình, đó là cốt lõi của việc thực hành đạo Phật, và một thái độ như vậy tự nhiên giúp chúng ta nhiều sức mạnh và rộng mở. Nhưng phần lớn những cảm giác tội lỗi ấy chỉ che đậy cho sự không an toàn của mình, một dạng khác của sự chấp ngã, một sự bào chữa cho việc không cố gắng cải thiện cuộc sống của chúng ta. Cảm thấy không giá trịchống lại hạnh phúcan bình thì phi lý như nói, “Vì tôi đói, tôi không muốn ăn.”

Một lý do khiến chúng ta thiếu tự tin là không khí cạnh tranh chung quanh mình. Bắt đầu ở mẫu giáo, nhiều đứa bé xây dựng thói quen cảm thấy chúng không đủ tốt, vì trong lớp có bạn nào tốt hơn thì được cho phần thưởng. Trở nên tốt nhất là hàng hóa giá trị cao trong thế giới hiện đại.

Trẻ em bị người lớn la mắng với sự buộc tội và khiển trách, chúng cảm thấy bị áp lực lớn về tâm lýtội lỗi. Một số cha mẹ khiển trách con cái vì không làm được việc, và thậm chí khi họ khuyến khích, vẫn chỉ là một dạng áp lực nếu không cho chúng một tình thươngđiều kiện.

Bất cứ những nguyên nhân nào gây ra cảm giác vô giá trị, phương thuốc mạnh mẽ là ở trong sự thấu biết rằng chúng ta toàn thiện trong thật tánh của mình. Nếu hiểu điều này, sự tự tin và sung mãn sẽ phát khởi tự nhiên trong chúng ta. Cốt yếu cần nhận ra sự quan trọng của việc hiểu biết này, tối thiểu trên mức độ khái niệm. Sau đó, nếu chúng ta có bất cứ phẩm tính tốt nào trong cuộc sống, cho dù nhỏ, chúng ta phải tự tu tập để nhận racảm thấy tốt đẹp về nó. Đây là cách thiết lập thói quen của một tâm tích cực. Khi chúng ta kinh nghiệmtiếp nhận năng lượng tích cực, dù nó nảy sinh từ một kinh nghiệm đơn giản thôi, nó sẽ mang lại cảm giác thỏa mãn cho phép chúng ta khai triển hạnh phúcsung mãn lớn lao hơn.

Nhiều thế kỷ trước, nạn đói nghiêm trọng quét qua một thung lũng ở Tây Tạng. Một người cha thấy rằng mình và đứa con không thể sống lâu hơn được vì thực phẩm đã cạn, và ông ta nhét đầy tro vào các túi, buộc lại và treo lên trần rồi bảo với những đứa con còn bé : “Chúng ta có nhiều tsampa trong những túi này, nhưng phải để dành cho những ngày sau” (tsampa là bột mì nướng, một thực phẩm chủ yếu của Tây Tạng). Sau cùng người cha chết vì đói, nhưng những đứa bé vẫn sống sót cho đến khi có người đến cứu. Mặc dù chúng yếu hơn người cha nhưng vẫn còn sống được vì chúng tin rằng còn thức ăn, còn cha chúng chết vì mất hy vọng.

Dĩ nhiên, luân lý của câu chuyện là sự tự tin giúp sức mạnh cho thân và tâm. Tuy nhiên, chân lý như nó liên hệ với cuộc sống chúng ta thì khơi gợi nhiều hơn sự cá biệt của câu chuyện. Không giống như những túi tsampa, bản tính thanh tịnh của chúng ta không chỉ là sự tưởng tượng nhằm vào việc xây dựng tự tín mà nó đặt nền trên chân lý rốt ráo nhất.

Không dễ dàng phát triển niềm tin vào chính chúng ta và những bài tập chữa bệnh, vì chúng ta bị chất đầy những nỗi nghi ngờ, sợ hãi vô tận. Nhưng nếu phá vỡ được những thói quen hàng ngày và đi vào tu tập, thậm chí trong thời gian ngắn, chúng ta có thể kinh nghiệm một số lợi ích thật sự.

Không an trú trong cảm giác tội lỗi, chúng ta phải tự hiến mình để cải thiện những khéo léo của chúng ta, phát triển tâm bi và rộng mở. Sau khi thực hành được một lúc, chúng ta sẽ tìm thấy bình thản và thái độ tích cực sẽ tăng trưởng.

NHÌN VÀO SỰ TIẾN TRIỂN CỦA MÌNH

Nhận ra tiến triển của mình, chúng ta cảm thấy sự tự tin tự nhiên trong khả năng chúng ta. Vậy, tự hiến mình cho một cơ hội mà không sợ hãinghi ngờ là cách tốt nhất có được tự tin.

Sau khi thực hành được một thời gian, nếu cảm thấy chán hay mỏi mệt, vì cảm thấy chúng ta sao còn quá xa với mục đích của cuộc hành trình tâm linh, chúng ta phải nhìn lại cuộc sống trước ngày bắt đầu tu tập và tán thưởng bất cứ tiến triển nào đạt được. Thậm chí khi có cảm giác thụt lùi so với sự tiến bộ của mình, điều này vẫn cần được tán thưởng. Bước tụt hậu hay đi đường vòng, thử nghiệm hay lầm lỗi, là tất cả thu góp phần vào quá trình phát triển. Đau khổ tăng trưởng có thể có vẻ như tiêu cực, nhưng chúng ta có thể thấy chúng tích cực bằng cách tự nhủ : “Tôi đã lùi một bước, và đây là một phần của hành trình về phía trước.”

Suy nghĩ tích cựcthực hành tâm linh lành mạnh, và nó cũng tạo ra lương tri. Khi chúng ta xây một căn nhà, nếu ta chỉ nghĩ về công việc to lớn chưa được hoàn tất thì chúng ta thấy nản lòng, mệt mỏi, thất vọng. Nhưng nếu ta nghĩ nhiều hơn về những gì ta đã hoàn tất hơn là những gì còn phải làm thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc và điều đó cũng cho ta năng lực, cảm hứng để làm nhiều việc hơn.

Trên một hành trình dài, nếu chúng ta cứ nhìn hướng đến mục đích xa xôi của mình, chúng ta có thể cảm thấy chán nản vì con đường có vẻ vô tận. Nhưng nếu ta ngồi xuống, nhìn vào con đường chúng ta đã đi được, cái nhìn có thể đầy thỏa mãn và khuyến khích.

PHÓNG LỚN NGAY CẢ TIẾN BỘ ĐƠN GIẢN

Trong bất kỳ việc tu tập nào, sự khuyến khích rộng lượng có thể phóng lớn kết quả và đưa chúng ta đi xa hơn. Khả năng của ta được phóng lớn vượt khỏi cố gắng lúc đầu, giống như tiền vốn phát triển và tăng lên nhiều lần trong một cuộc đầu tư tốt, ngược lại với đồng tiền không được đầu tư gì cả.

Cho dù tiến bộ của ta bé nhỏ, nếu chúng ta tán thưởng nó như là cái gì có ý nghĩa và có giá trị, nó trở nên một thành tựu đầy năng lực. Vậy, hãy nhận ra những phẩm cách tốt của mình và những bước nhỏ mình đã đi. Hãy tự nhủ, “Tuyệt thay ! Tôi đã tạo ra tiến bộ này !” Sau đó, một cách tự phát, sự tiến triển sẽ được phóng lớn và những chướng ngại sẽ bị giảm thiểu.

Việc phóng lớn tiến bộvui thích làm mạnh mẽ sự an bìnhthỏa mãn và trang bị cho chúng ta làm bình lặng với những khó khăn. Giả sử, chẳng hạn có một tiếng ồn từ cửa sổ kế bên, và chúng ta nhiều giờ không ngủ được, nhưng sau một lúc, âm thanh ồn giảm dần. Nếu chúng ta nhận ravui thích với sự giảm âm thanh thay vì lo nghĩ về tiếng ồn vẫn tiếp tục, nó sẽ làm cho chúng ta thoải máichúng ta ngủ dễ dàng, vì đó là năng lực của sự hân thưởng.

Sự hân thưởng và bằng lòng, khả năng sung sướng trong mọi việc dù lớn hay nhỏ, là sự tu tập chính yếu của đạo Phật. Kinh Pháp Cú (Dharmapada) dạy :

Sức khỏe tốt là thành tựu tuyệt hảo nhất.
Bằng lòng là giàu có tuyệt hảo nhất.
Bạn hòa hợp là bạn tuyệt hảo nhất.
Niết Bànhạnh phúc tuyệt vời nhất.

TRI GIÁC THANH TỊNH

Thói quen nhìn sự vật là xấu hay tốt, được tạo ra trong tâm ta. Chuỗi cảm xúc trong tâm ta – thích và không thích, thèm muốnsân hận – tạo ra thêm đau khổ hay thèm khát. Cách chuyển hóa những phản ứng thói quen của ta là đem một thái độ tích cực vào mỗi tình huống và cảm nhận sâu xa năng lượng tích cực.

Tri giác trong sạch có nghĩa là thấy tất cả mọi sự đều thanh tịnh, toàn thiện, hỷ lạcgiác ngộ. Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, có vẻ chúng ta bị phiền não đè nặng. Tuy nhiên, quan điểm đạo Phật cho rằng những phiền não, trong bản tánh tối hậu của chúng, cũng giống như những ngọn sóng trên bề mặt đại dương. Một cơn bão có thể thổi những ngọn sóng trên bề mặt, nhưng đại dương bên dưới vẫn tĩnh lặng.

Chúng ta có thể tìm thấy an bình trong một kinh nghiệm khó khăn và thấy việc gì đó tích cực ngay cả nếu nó dữ dội trong sự biểu lộ bề mặt của nó. Nếu chúng ta thấy điều gì đó là an bình, cho dù nó có vẻ như rất tiêu cực, chúng ta phải nhận biết cảm giác an bình trong tâm một cách có ý thứcan trú trong kinh nghiệm đó.

Tiêu cực hay tích cực, tri giác này tùy thuộc vào tâm ta. Nếu chúng ta thấy vật gì đó tích cực, thậm chí nếu chỉ là một tách trà nó cũng có thể trở thành đối tượng của niềm vui nhờ tri giác của chúng ta. Nếu chúng ta thấy cũng cùng tách trà đó một cách tiêu cực, thì nó là khó chịu.

Thay vì luôn áp đặt quan điểm theo thói quen của ta lên sự vật, nó có thể giúp ta tự nhắc nhở làm thế nào để mở ra một thế giới thay vì giải thích nó. Chẳng hạn, nhìn một cái cây, một bác sĩ có thể thấy là vị thuốc hay chất độc. Một nhà buôn tính toán giá trị tiền bạc của nó, và người thợ mộc đo lường khả năng xây dựng của nó. Một nhà khoa học phân tích xung lực hóa học và điện năng của nó. Người say rượu thấy cái cây như một bánh xe quay trên đầu anh ta. Nhà thơ có thể đắm mình trong vẻ đẹp của nó. Một người Công giáo có thể thốt ra lời cầu nguyện ca ngợi sự sáng tạo của Thượng Đế. Một Phật tử thấy cây như là một biểu hiện của duyên sinh hay một biểu hiện của an bình tối hậu.

Mở rộng cái nhìn của chúng ta có thể nới lỏng sự chấp ngã của chúng tacho phép chúng ta nhận những tạo tác của riêng tâm thức chúng ta và những thói quen che tối bản tánh an bình của chúng ta như thế nào. Ngài Tsultrim Lodroš viết :

Do đạt đến giải thoát khỏi những thói quen của ba
che chướng –
Của thân, tâm, và những đối tượng –
Chúng xuất hiện như những thân Phật, trí huệ,
và những cõi Phật.

Ở đây chúng ta phải nhớ rằng mục đích tu tập của đạo Phật không phải là rời bỏ thế gian này để đến một thế giới tốt hơn hay ở cõi trời. Chúng ta có thể tìm thấy an bình trong chính thế giới này, nhưng bởi vì bản tính an bình bên trong chúng ta thường bị che lấp, chúng ta choáng váng giống như người bị thương phải đối phó với những trận chiến của cuộc đời. Tri giác thanh tịnh có thể chữa lành chúng ta. Nếu chúng ta tu tập tâm mình chấp nhận những khó khăn là tích cực, thì ngay cả những vấn đề rất khó khăn cũng có thể trở thành nguồn hạnh phúc thay vì đau khổ.

Đau khổ có thể là vị Thầy lớn. Sự thất vọng, chán nản có thể đánh thức chúng ta dậy. Nếu đời sống quá dễ dàng, chúng tathể không bao giờ nhận ra an bình đích thực. Nhưng nếu chẳng hạn chúng ta bị mất tiền, nó có thể gây cho ta tìm thấy sự thật (chân lý). Có thể chúng ta biết cách không quan tâm quá nhiều về tiền bạc, và sẽ biết an bình, sức mạnh là gì. Một số người rất nghèo nhưng rất vui vẻ. Điều này nói lên đau khổtương đối biết bao và tâm có thể tìm thấy hạnh phúc ở bất kỳ hoàn cảnh bên ngoài như thế nào.

Chúng ta phải nhớ rằng dưới những cơn bão lo nghĩ trên bề mặt là sự an bình. Chúng ta có thể chữa lành đau khổ của mình bằng cách ứng xử khéo léo với những khó khăn của đời sống. Mọi việc đều vô thường và thay đổi. Thay vì xem thay đổi là tiêu cực, hãy thấy nó là tích cực và rút ra lợi lạc từ nó. Việc nó là vô thường, vì tính chất thay đổi của nó, cho phép chúng ta cải thiện cuộc sống mình, nếu chúng ta chọn lựa như thế.

Ngay cả những vấn đề khó khăn nhất, như bệnh tật nghiêm trọng, thân xác lão hóa, có thể được nhìn một cách tích cực. Chúng ta có khuynh hướng xem “bản ngã” là thường, nhưng thật ra bản ngã, với mọi tham dục và bám níu, là không bền vững. Khi đau đớn xảy đến, tất cả ảo tưởng của ta sụp đổ và bị cuốn đi như lâu đài bằng cát bị cơn sóng lớn đầu tiên cuốn xuống biển. Gia đình, nhà cửa, đồng nghiệp, mọi cái yêu thích của đời sống sẽ biến mất.

Nhưng chúng ta có thể thấy ngay cả những khoảnh khắc cùng cực, khi cơ thể chịu đựng bệnh tật tàn phá hoặc cái chết tiến gần, là những cơ hội vui vẻtích cực. Chính lúc bấy giờ chúng ta có thể thấy chân lý về sự buông bỏ bản ngã.

Jigme Gyalwe Nyugu thuật lại một cuộc hành hương lúc còn thanh niên với người Thầy và là sư huynh của mình, Rinpoche Dodrupchen Thứ Nhất, đi qua một vùng đất không người vùng Yadrog trung Tây Tạng. Vị Thầy của ngài trở bệnh nặng nhưng vẫn rất vui vẻ, Ngài Jigme Gyalwe Nyugu viết :
Khi chúng tôi, thầy và trò đi xuống phía thung lũng Yadrog, Đức Lama Dodrupchen trở bệnh trầm trọng vì không khí ẩm thấp và bệnh thấp khớp. Ngài bị đau đớn, nhức nhối liên tục và trở nên yếu đi hầu như gần chết. Chúng tôi không còn gì nhiều để ăn ngoại trừ một mẩu thịt mỡ đã nát và một bình dầu. Chúng tôi không có đến một muỗng tsampa. Chúng tôi uống trà đen.

Sau khi Ngài ngồi xuống nghỉ, để giúp Ngài đứng dậy tôi dùng hai tay đem hết sức mạnh đỡ Ngài. Mặc dầu thân xác đang trong một tình trạng nguy kịch, thay vì buồn chán, Ngài lại nói : “À, hôm nay tôi có dịp mang theo một ít khổ hạnh trong thực hành pháp bằng cách áp chế thân xác hoang dã phải chết và tâm tham lam, gây thương tổn của tôi. Tôi đang đạt đến cái tinh túy của đời sống con người quý giá. Không còn nghi ngờ rằng những kinh nghiệm khó khăn này tôi đang trải qua là kết quả may mắn được tạo ra bởi sự tích lũy công đức và là sự tịnh hóa những che chướng ở nhiều kiếp trong quá khứ.” Đó là đại hỷ lạc trong tâm Ngài.

Tôi cũng vui vẻ theo, nghĩ rằng : “Tuyệt vời thay ngài Lama đang đưa vào thực hành lời Phật dạy :

‘Hãy giữ gìn mãi mãi Pháp,
Cho dù phải trả giá bằng việc
Vượt qua tường lửa hay đi trên cánh đồng đầy lưỡi dao’.”

Đôi khi vị Lama không nhìn thấy, tôi khóc và nghĩ : “Vị thánh nhân này đang hấp hối ở một nơi mà nhân loại không được thấy hay nghe về Ngài.”

Chúng ta có thể học buông xả bám chấp qua thiền định và qua tu tập. Sau đó một khi những khó khăn thân xác quấy rối, chúng ta sẽ cảm thấy ít nghiêm trọng, hay thậm chí biến mất hoàn toàn. Tất cả chúng ta biết rằng có một số người lại dễ dàng chịu đau đớn hành hạ hơn những người khác. Một số người không cần thuốc giảm đau (Novocaine) khi nha sĩ nhổ răng họ, trong lúc những người khác bắt đầu cảm thấy đau trước khi đến nha sĩ.

Chúng ta không nói đến thói bạo dâm ở đây, tìm kiếm đau đớn chỉ vì thích đau đớn. Trái lại, mục tiêu của chúng ta là phát triển một thái độ có thể chuyển đổi tác độngtri giác về đau khổđau đớn. Nếu chúng ta bị đau răng khiến tim hồi hộp và chưa thể gặp nha sĩ ngay được, chúng ta cố gắng buông xả tri giác về sự hồi hộp như là việc tiêu cực. Bằng cách không chú tâm nhiều quá hay lo nghĩ về nó, chúng ta tiếp nhận cơn đau ít nghiêm trọng hơn.

Tri giác thanh tịnh về đau khổđau đớn có nghĩa rằng chúng ta thực sự chào đón đau đớn như một cơ hội tích cựccảm hứng để thực hành buông xả bản ngã. Ở một mức độ thiện xảo rất cao, có thể không những hiểu được đau khổ như một việc tích cực mà còn trực tiếp cảm nhận tất cả mọi sự việc đều là hỷ lạcbao gồm phạm vi những kinh nghiệm từ những vui thích hàng ngày cho đến cái mà đa số người ta xếp loại là tiêu cực như cơn đau của thể xác.

Một người đã thành tựu sự hoàn thiện của mỗi một kinh nghiệm như là phúc lạc, ngay cả nếu họ có vẻ yếu đuối về thể xác, bị thương tổn, hay hư nát, vẫn có tâm thức an bình. Ngài Tsele Natshog Rangtrol nói về vị Đại Lama Zhang Rinpoche, một Đại Đạo Sư của phái Kagyu :

Vì Ngài Zhang Rinpoche đã hoàn thiện sự chứng ngộkinh nghiệm về “con đường của phương tiện thiện xảo”, tất cả mọi kinh nghiệm, như chân đau do gai đâm và đầu bị thương vì đụng phải đá, đều phát sinh trong Ngài sự hợp nhất tự nhiên sanh khởi của lạc và tánh không (sự rỗng rang).

Với phần lớn chúng ta, việc thực hành tri giác thanh tịnh phải có thời gian và nhẫn nại. Nhưng ngay cả nếu chúng ta không thành tựu được sự thực hành ở mức độ cao nhất, một thái độ tích cực sẽ cải thiện cuộc sống chúng ta và cho chúng ta đối phó nhẹ nhàng và hiệu quả hơn với mọi loại khó khăn.

Tuy nhiên, cần phải mở rộng tâm chúng ta với những lợi ích của việc thực hành này trước khi chúng ta thật sự làm chín muồi chúng. Nhiều người trong chúng ta không thừa nhận tính thực tế của nó để nhìn mọi việc trong cuộc sống mình là tích cực. Chúng ta nói : “Nó không đáng tin, đời sống không phải như vậy” hay “Tôi không đủ mạnh hay không đủ tốt để cảm nhận theo cách này” hoặc “Một số hoàn cảnh thật quá khủng khiếp.”

Có vài điểm để ghi nhớ trong tâm trí. Thứ nhất, nhớ rằng vấn đề lớn là sự khăng khăng áp đặt những ý niệm của mình trên những kinh nghiệm mà trong bản tánh thật sự là rỗng rang. Ngày và đêm không xấu cũng không tốt, nhưng nếu chúng ta quyết định chỉ thích ban ngày và ghét ban đêm, bấy giờ ban đêm trở thành đáng ghét.

Thứ hai, chúng ta không nên tự đồng hóa mình với những phiền não và những kinh nghiệm xấu của chúng ta trong một cách thức bám chấp. Chúng ta vốn thực sự an bìnhtoàn thiện từ bên trong, cho dù có những đám mây che lấp thật tánh mình. Chúng ta phải cảm thấy tốt về mình và người khác, và hãy hạnh phúc với chính mình như mình đang là.

Cuối cùng, chúng ta phải biết rằng, thực sự có thể cải thiện cuộc sống và quan điểm của chúng ta, để tìm ra hạnh phúcan bình, đi từ tiêu cực đến tích cực. Chúng ta có nhiều cách để làm điều này – mặt trí huệ, mặt tình cảm và mặt tâm linh. Mỗi một việc chúng ta kinh nghiệm đều có thể giúp chúng ta trên con đường chữa lành.

Trong Phật giáo, Bồ tát là một người giác ngộ, sống và giúp đỡ những người khác trong thế giới này với tất cả nỗi vui buồn của nó. Ngài Đại Bồ tát Văn Thù (Manjushri) có lần chỉ dạy một đệ tử khác, trước sự hiện diện của đức Phật, rằng bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể khơi nguồn năng lực chữa lành trong tâm mình. Đây là lời của Ngài Văn Thù nói trong Kinh Avatamsaka (Kinh Hoa Nghiêm) :

Khi một Bồ tát thấy chúng sanh có nhiều tình thương, Ngài nên nghĩ : “Mong cho tất cả chúng sanh có nhiều tình thương và sùng mộ pháp.” Khi một Bồ tát thấy chúng sanh có nhiều sự không thích, Ngài phải nghĩ : “Mong sao tất cả chúng sanhcảm giác không thích đối với mọi hiện tượng quy định bởi nhân duyên để họ sẽ nỗ lực cho giải thoát.” Khi một Bồ tát thấy chúng sanh hạnh phúc, Ngài phải nghĩ : “Cầu cho tất cả chúng sanh được hạnh phúc tột cùng bằng việc đạt được sự giàu có của đại hoan hỷ của Phật tánh.” Khi một Bồ tát thấy chúng sanh đau khổ, Ngài phải nghĩ : “Mong rằng sự đau khổ của tất cả chúng sanh được bình lặng bằng sự gieo trồng gốc trí huệ trong họ.”

KIÊN ĐỊNHTINH TẤN

Trong lúc đối mặt với khó khăn, chúng ta vội vã chạy tìm những giải pháp. Nhưng lúc những khó khăn đó dịu đi, chúng ta lơ là kỷ luật cần thiết để làm mạnh mẽ và bảo tồn những năng lượng chữa lành của ta. Khi những khó khăn lại nổi lên, chúng ta trách móc sự thực hành : “Tôi đã tu tập nhiều năm, nhưng vẫn còn những khó khăn như vậy.” Lỗi lầm không nằm ở sự thực hành, mà là ở con người đã rời xa những phương pháp chữa bệnh và những ích lợi của chúng.

Một khi bạn huấn luyện một chú chó con không được nhảy lên bàn, bạn phải kiên định không cho nó lên bàn. Nếu không nó sẽ xao lãngthói quen kỷ luật bị quên đi. Vậy chúng ta phải duy trì mọi thói quen tốt nào mà mình đạt được trong bất cứ sự tu tập nào, giống như hàng tháng chúng ta trả bảo hiểm hạng nhất để bảo đảm an toàn cho bệnh tật và tuổi già.

Việc chữa bệnh sẽ đến chỉ do chính chúng ta nỗ lựckiên định hướng năng lực đời mình vào thực hành. Dù nếu chúng ta thực hành ở nơi cô tịch nhiều năm, nếu chúng ta phá vỡ sự liên tục tu tập trong vài tháng, chúng ta có thể thụt lùi và thấy mình như lúc mới bắt đầu.

Một khi chúng ta thực sự đạt được một sự đột phá, nếu chúng ta tiếp tục kiên trì thực hành thậm chí vài phút trong một ngày – sự kiên cố của tâm sẽ không mất mà sẽ tiếp tục được mạnh hơn.

Ngay cả nếu chúng ta không là học trò sáng ý hay là thiền giả thông tuệ, nếu kiên trì thực hành, chúng ta có thể tiến bộ nhanh hơn những người tự xưng là học giả và những người thuyết pháp. Trích dẫn lời Ngài Jigme Lingpa, người sáng lập truyền thống Longchen Nyingthig của Phật giáo Tây Tạng, Ngài Paltrušl Rinpoche viết :

Với một người không chuyên cần,
Thì thông minh, năng lực, tài sản và cả sức mạnh không giúp gì nó được.
Nó giống như thuyền trưởng một con thuyền không có buồm.
Một tục ngữ của Tây Tạng nói :
Những học giả kết thúc với hai bàn tay trắng trong nách mình.
Trong lúc người tận tụy đập tan cả những thách thức lớn như núi Tu Di thành bụi.

Nếu chúng ta chuyên cần, thậm chí là một người có tâm đơn giản, chúng tathể đạt được mục đích của mình. Cũng giống như một câu chuyện về Ngài Lamchungpa trở thành một trong những nhà hiền triết danh tiếng của đạo Phật được biết như trong mười sáu vị A La Hán. Đơn giản chỉ rửa sạch những đôi giày của những vị sư khác, Ngài đã có thể hiểu được lời dạy đức Phật. Đức Dalai Lama Thứ Nhất kể lại câu chuyện này :

Tâm trí Ngài Lamchungpa rất chậm lụt, nhiều đệ tử của đức Phật cố gắng dạy Ngài nhưng rồi phải bỏ cuộc. Sau đó đức Phật hướng dẫn Ngài rửa những đôi giày của các tăng chúng và lập lại hai câu, “Bụi bặm đã được rửa sạch, nhơ bẩn đã được rửa sạch”, Ngài cố nhớ hai câu ấy với sự khó khăn vô cùng. Sau khi làm công việc ấy một thời gian lâu dài, rồi một ngày nọ, một tư tưởng xuất hiện trong tâm trí Ngài : “Ồ đức Phật nói ‘lau sạch bụi’ và ‘rửa sạch dơ bẩn’ là cái gì ? Có phải bụi và dơ bẩn bên trong (tâm) hay của đồ vật bên ngoài (giày) ?” Ngay lúc đó ba câu thơ kệ đến trong tâm Ngài :

Đây không phải là bụi của đất, mà là của tham dục.
Bụi là tên của tham dục, không phải tên của bụi đất.
Ai học được cách lau sạch bụi
Đạt được tỉnh giác trong giáo lý của Như Lai.

Đây không phải là bụi của đất, mà là của sân hận.
Bụi là tên của sân hận, không phải tên của bụi đất.
Ai học được cách lau sạch bụi
Đạt được tỉnh giác trong giáo lý của Như Lai.

Đây không phải là bụi của đất, mà là của vô minh (si)
Bụi là tên của vô minh, và không phải là tên của bụi đất.
Ai học được cách lau sạch bụi
Đạt đến tỉnh giác trong giáo lý của Như Lai.

Bấy giờ Ngài chuyên cần thiền định về ý nghĩa của những vần kệ trên và chẳng bao lâu đạt được quả vị A La Hán, một trạng thái loại trừ toàn triệt những đau khổ tình cảm và tâm trí.

SỰ QUÂN BÌNH

Sự cân bằng cần thiết cho cả thiền địnhđời sống hàng ngày. Quá ép buộc và thúc bách chỉ tạo ra căng thẳng, cứng rắn, hoang tưởng và đau khổ. Quá buông lung hay lười biếng thành ra thiếu tập trung, thiếu sức mạnh, ảo giác, mơ tưởng hão huyền. Để biết cách thiền định như thế nào, Ngài Patrušl Rinpoche khuyên chúng ta hãy lưu ý đến câu chuyện trong kinh như sau :

A Nan, một đệ tử chính của đức Phật, dạy Shravana làm sao để thiền định. Tuy nhiên, Shravana không thể thiền định được tốt vì đôi khi tâm trí quá kềm chặt và lúc khác lại buông lỏng. Khi trường hợp này được trình lên đức Phật, Ngài hỏi Shravana : “Này ông, khi còn ở nhà, ông đánh đàn rất hay phải không ?”

Shravana trả lời : “Vâng, con đánh hay.”
Đức Phật hỏi : “Âm thanh hay của đàn do lên dây chặt hay lỏng ?”
Shravana trả lời : “Bạch Phật, không phải cả hai thứ đó, âm thanh hay là do sự cân bằng của dây đàn.”
Bấy giờ, đức Phật bảo : “Vậy tâm của ông cũng cần phải như vậy.”
Sau này, bằng sự thiền định trong một cách thức cân bằng, Shravana đã đạt được thành quả của việc tu tập.

Trong thiền định, chúng ta hoàn toàn chú tâm và đem hết năng lực để thiền định, và trong cách này là gắng sức. Nhưng chúng ta không cảm thấy căng thẳng và trong cách này thiền định là sự không cố gắng. Giống như dây đàn, chúng ta vừa chặt vừa lỏng. Nói khác đi, tỉnh táo mà không căng thẳng. Nếu lười biếng, tâm ta không vững chắc và tĩnh lặng. Nếu cưỡng ép, chúng ta đốt hết năng lựckết thúc trong bám chấp. Trích dẫn Ngài Machig Labdron, một nữ đạo sư nổi tiếng của Tây Tạng, Ngài Patrušl Rinpoche viết :

Điểm thiết yếu của quan điểm thiền định
Nằm trong thắt chặt và buông lỏng.
(Đầu tiên làm chặt được ở mức chặt
Sau đó nới lỏng ra ở mức lỏng
Như vậy tinh hoa của sự thấy ở đó.)

Sự linh hoạt là chìa khóa duy trì sự thăng bằng của tâm chúng ta trong những tình huống hàng ngày. Ngài Atisha, một trong những Đại Sư Phật giáo Ấn Độ ở thế kỷ thứ mười viết :

Bất cứ khi nào tâm bạn quá cao,
Cần thiết đánh tan kiêu mạn đó
Bằng cách nhớ lại những lời dạy của Thầy.
Bất cứ lúc nào tâm bạn quá thấp,
Cần phải có nguồn cảm hứng.
Bất cứ lúc nào đối mặt với đối tượng thèm muốn hay sân hận,
Hãy thấy chúng như những ảo giác hay những xuất hiện huyễn hóa.
Bất cứ lúc nào nghe điều không hấp dẫn,
Hãy xem chúng như những tiếng vang.
Bất cứ khi nào thân thể bị tổn thương,
Hãy nhận lấy như kết quả của nghiệp.

Giống như một chuỗi động tác của người trượt băng, vẫn thăng bằng trong lúc quay tròn và làm những kỳ công đáng ngạc nhiên trên băng, chúng ta cần nhận biết trung tâm của mình. Nếu chúng ta đi vào những cực đoan, chúng ta sẽ mất trung tâm bình an và trở nên mất thăng bằng. Chẳng hạn, trong mối liên hệ giữa chúng ta và người khác, chúng ta cần tình bạn và trợ giúp, và chúng ta cũng cần độc lập.

Người ta rơi vào cực đoan trong liên hệ giữa họ và người khác. Một số cha mẹ làm ngộp con cái mình trong những liên hệ quá phụ thuộc lẫn nhau. Những bậc cha mẹ khác lại sợ tình cảm thân mật và không cho con cái họ sự trợ giúp đầy đủ. Đúng là mỗi một người đều có thể tự đứng trên hai chân mình. Nhưng nhìn chung, sự thân mật nuôi dưỡngcho phép con cái – và cha mẹ – lớn mạnh về mặt tình cảm. Cha mẹ phải nói chuyện và tham gia vào những trò chơi trong cuộc sống của con mình và bày tỏ tình thương nồng ấm với chúng. Họ cũng phải để cho con mình thành một người độc lập không phụ thuộc. Đây là sự thăng bằng mà chúng ta cần.

Nhiều đứa trẻ trưởng thành trách móc cha mẹ về những vấn đề thuộc tình cảm, hay nổi loạn chống lại bất cứ ai áp dụng quyền lực trên chúng. Chúng ta cần phải hiểu quá khứ của mình, nhưng trách móc không mang lại tự do. Nếu chúng ta vướng mắc vào bực tứcgiận dữ, chúng ta có thể tạo ra những chất độc bên trong ta và bám vào chúng để bị tổn hại. Sự chữa lành là câu trả lời. Hãy nhìn quá khứ xem là cái gì, rồi tha thứ và quên đi. Đây là cách để tìm thấy an bình.

Tự tin thái quá, sợ phải dựa vào người khác làm cằn cỗi sự tăng trưởng tình cảm và tâm linh của chúng ta. Một số người bác bỏ ý tưởng dựa vào ai khác ngoại trừ chính họ. Nhưng bằng sự quá kiêu mạn hay quá sợ hãi, họ chối bỏ lợi ích của chính họ về sự đào luyện tâm linh. Họ nghi ngờ vị thầy hay giáo lý có thể giúp họ, và những nghi ngờ này khiến họ cách xa sự chữa lành. Hoàn toàn tự do không phụ thuộc vào những người khác là có thể được, nhưng với phần đông chúng ta sự cố gắng được hoàn toàn độc lập khi chúng ta học làm sao đối xử với những khó khăn là một sai lầm.

Chúng ta cần người khác giúp đỡ để đời sống bớt là một cuộc chiến đấu. Sự trợ giúp của gia đình, bạn bè, và cộng đồng là rất tốt. Đồng thời, trong sự cố gắng phát triển tâm linh và tình cảm, chúng ta phải đi trên chính bước chân và những khả năng của mình, không theo lịch trình của người nào khác. Trong mỗi hoàn cảnh, cuối cùng nếu chúng ta có thể tĩnh lặng và buông lỏng, thì chúng ta sẽ tìm thấy cân bằng.

CẢM NHẬN

Khi chúng ta nghe kể một câu chuyện gây hứng thú, không phải việc nghe nó, mà chính việc cảm nhận chúng mang lại cảm hứng. Cách hiệu quả của việc nối kết với bất cứ nguồn chữa bệnh nào không phải chỉ là nhìn hay tri giác một đối tượng để chữa bệnh, mà cảm nhận nó với toàn bộ con người của chúng ta.

Cách thực hành những bài tập chữa bệnh là tập trung vào lòng bạn – vào những cảm nhận tích cực của bạn. Không chỉ là nghĩ, mà cũng cảm nhận nó. Quả thực là giai đoạn cao nhất của chứng đắc tâm linh thì vượt khỏi những tri giác và cảm nhận hạn chếnhị nguyên – vượt khỏi chủ thể và đối tượng, vượt khỏi tích cực (tốt) và tiêu cực (xấu), vượt khỏi một cái “tôi” quán tưởng một hình ảnh. Tuy nhiên, với những người như chúng ta đang vật lộn với đau khổ và kích động, thì mục tiêu tức thời, thích hợpcố gắng chuyển những quan điểm tiêu cực thành tích cực, để chữa lành những cảm nhận đau khổ và cảm nhận sự niềm vui dịu dàng từ những chiều sâu của trái tim chúng ta.

THẤY HAY CẢM NHẬN VỚI TOÀN THỂ THÂN VÀ TÂM CHÚNG TA

Khi chúng ta tu tập, đặc biệt trong lúc đầu, tự nhiên ta sẽ tập trung năng lực bằng cách nhìn hình tượng quán tưởng với mắt của chúng ta, hay nghĩ về một đối tượng với đầu óc hay cảm nhận điều gì đó bằng tấm lòng của chúng ta.

Đối với một số thực hành, phương pháp này là có ích. Tuy nhiên, đôi khi nó gây ra khó khăn nếu thực hành với quá nhiều rán sức hay căng thẳng theo cách khu trú năng lực chỉ ở trong một phần của cơ thể.

Ví dụ, có thể chúng ta tập trung quá nhiều năng lực ở cặp mắt khi quán tưởng, hay tập trung cảm nhận quá mạnh ở vùng tim. Ở Tây Tạng, điều này được diễn giải trong một thuật ngữ “Khí” hay năng lực, chảy đến bất cứ đâu trong thân thể khi tâm tập trung vào. Quá nhiều năng lực trong một vùng có thể gây ra căng thẳng và ngay cả bệnh tật.

Giải pháp đơn giản là thả lỏng và hoàn toàn chú tâm vào sự tập trung bằng cả con người của chúng ta, mà không gắng sức. Theo cách này, chúng ta thấy và cảm nhận bằng cả con người, và năng lực được phóng lớn hơn là khu trú cục bộ. Trong đời sống hàng ngày, nếu bạn nhìn chăm chú vào màn hình vi tính, bạn có thể nhức đầu, trừ khi bạn nhìn bằng một cách buông lỏng hơn. Tương tự, ca sĩ có thể làm căng thẳng dây thanh âm trừ khi họ biết cách đem âm thanh lên từ hơi thở vùng dưới bụng. Nếu thiền định là một sự gắng sức, đó là dấu hiệu cần được nới lỏng và để tâm và thân thiền định theo cách buông lỏng trong một lúc.

NĂNG LỰC CỦA SỰ BÍ MẬT

Thường sự rèn luyện tâm linh trở nên hiệu quả hơn khi được trao cho như một giáo huấn bí mật được giữ như một kho tàng bí mật, và thực hành trong bí mật không thố lộ cho bất cứ ai ngoài vị thầy của mình. Mục tiêu tối hậu của giáo lýmở rộng cho chúng ta, không giới hạn hay tự tách biệt mình trong ẩn dật. Nhưng đặc biệt, trong lúc bắt đầu, chúng ta cần phải tập gom tụ năng lực và sự tập trung của mình. Sự bí mật giúp ta làm điều đó.

Nếu chúng ta sử dụng cái chúng ta đã học để nói huyên thuyên ở bàn ăn hay như là một nhà buôn hàng hóa, một công cụ cho những mục đích tầm thường, chúng ta có nguy cơ phân tán năng lực và nguồn cảm hứng của mình. Khi ta giữ việc thực hành được bí mật, năng lực được tập trung phát triển hiệu quả hơn, giống như một bộ máy khai thác năng lực để phóng một hỏa tiễn ra khỏi sức hút của trái đất bởi vì nhiên liệu được đốt cháy này được giữ dưới áp suất lớn lao hơn là để thoát ra một cách ngẫu nhiên.

BIẾT ĐƯỢC NHỮNG SỰ MẠNH MẼ
YẾU ĐUỐI CỦA CHÚNG TA


Tất cả chúng ta đều khác nhau, với những khí chất cá nhân và phẩm tính tâm thức riêng biệt, nhưng tất cả chúng ta đều có thể tìm thấy an bình. Ngài Shantideva nói :

Khi nhìn thấy máu mình, một số người trở nên can đảm và mạnh mẽ hơn.
Một số người khi thấy máu người khác,
Lại lả đi hay ngất xỉu.
Những phản ứng này là do sức mạnh
Hay sự yếu đuối của tâm.
Vậy bằng cách chẳng để ý đến những khó khăn
Hãy để tâm mình trở nên bất bại với những khổ đau.

Tất cả chúng ta đều toàn thiện trong bản tánh chân thật của mình, và đó là sức mạnh vĩ đại của chúng ta. Sau khi hiểu được điều này, chúng ta phải xây dựng sức mạnh và chữa lành mọi yếu đuối của mình.

Đôi khi, việc nhận ra những yếu đuối của mình rất khó khăn. Một số chúng ta vô cảm và kiêu ngạo. Một số hay nổi giậntiêu cực về tất cả mọi thứ. Một số say sưa với tiền bạc, quyền lực và nuông chiều mình thường trực trong sự tự mãn và những ý niệm hoang dã. Nếu có bất cứ những phiền não này đến với mình, chúng ta cần phải làm dịu đi bản ngã thô lỗ, ngoan cố và tự tìm thấy thăng bằng. Những thiền quán trên những nỗi buồn, mất mát và những khó khăn của thế giới này có thể mở rộng tâm chúng ta.

Không may, nếu chúng ta kiêu mạnngoan cố, thì chúng ta tự biến thành kẻ thù tệ hại nhất của chính mình, vì sẽ khó khăn để nhận ra những vấn đề của mình. Vậy nhận ra những lỗi lầm của mình là bước khởi đầu quan trọng.

Và rồi có một số trong chúng ta bị buồn chán, yếu đuối, hoang mang và ngay cả tự tử. Nếu chúng ta không tin tưởng vào bất cứ cái gì, tốt hơn hết là tham thiền về những tu tập gây cảm hứng như sùng mộ, thái độ tích cực, tri giác thanh tịnh, tâm bitâm từ. Chúng ta phải xua đi những lo nghĩnghi ngờ, phải tự tin vào chính mình và sức mạnh của những giáo lý.

Để biết mình, rất có ích lợi là nhận lời dạy bảo của một vị thầy hay người cố vấn khéo léo. Chúng ta không cần đi một mình, chúng ta có thể chấp nhận sự giúp đỡ khuyến khích của bạn bè và người khác. Đồng thời, sự chữa lành tối hậu nằm trong chúng ta. Trong cái thật sự là chúng ta, chúng ta có thể tìm thấy những câu trả lời chúng ta cần. Những lời dạy của những thời đại cung cấp cho ta những bảng chỉ đường. Chúng ta cần phải đem lòng nhiệt tình và sự sáng tạo vào cách thức mà chúng ta theo những dấu hiệu chỉ đường đó.

5
ĐỐI XỬ VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN
NHƯ THẾ NÀO


Chúng ta đã nhận thấy sự chấp ngã tạo ra những khó khăn như thế nào, và chúng ta có thể làm dịu những khó khăn bằng việc phát triển những thái độ và những khéo léo để buông bỏ sự chấp ngã này. Bây giờ chúng ta hãy tập trung kỹ lưỡng hơn nữa về một số kỹ thuật thực hành trong việc ứng xử với những vấn đề khó khăn.

SỰ TRÁNH NÉ

Thông thường chúng ta đối mặt với khó khăn để chữa lành chúng, nhưng không phải là luôn luôn. Đôi khi sự giải quyết tốt nhất là tránh né. Chẳng hạn, nếu khó khăn của bạn nhẹ nhàng hay tạm thời – không phải là thói quen có gốc rễ sâu hay một cảm giác đau trầm trọng – bỏ qua (lờ đi) chúng sẽ là giải pháp thích hợpđúng đắn. Không cần thiết hay đáng giá để phải tận lực làm mất nhiều năng lực với những vấn đề như vậy. Nếu chúng ta không để ý tới chúng, những vấn đề đó sẽ bỏ ra đi.

Vào những thời điểm khác, phải né tránh những khó khăn nếu chúng ta không sẵn sàng đối diện với chúng, giống như một người lính tạm thời về hậu phương hay nghỉ ngơi trước khi giao tranh. Nếu khó khăn mạnh mẽ, gay gắt và mới mẻ trong tâm trí, bạn không đủ sức mạnh để đối diện hay áp dụng bất cứ sự luyện tập nào trực tiếp xoa dịu chúng. Đối mặt với chúng quá sớm có thể làm kích động mạnh đau đớn và làm cho vấn đề khó khăn hơn là chính bản thân nó. Trong trường hợp này, tối thiểu vào lúc đó, cách thích hợp để làm việc với chúng là tránh nghĩ về chúng. Sau đó, khi bạn lấy lại bình tĩnhsức mạnh tinh thần, bạn phải cố gắng giải quyết khó khăn hay giải phóng nó qua thiền định.

Tuy nhiên, với một số người trong chúng tatâm thức mạnh mẽ và hoang dã, sẽ có ích lợi khi không chỉ nhìn thấy khó khăn của mình mà còn cảm nhận và kinh nghiệm đau khổ một cách sâu sắc. Nếu chúng ta thuộc loại người cảm thấy rằng mình luôn luôn đúng và người khác sai, sự kiêu mạn làm chúng ta mù quáng không thấy những vấn đề của mình. Vậy việc đối diện tức khắc với đau khổ hơn là lẫn tránh nó, có thể xúc chạm đến cái cốt lõi của đời sống của bạn, đem bạn trở lại với những nhận thức xác thực của mình và tập trung sự chú tâm của bạn theo hướng đúng.

Đôi lúc, sự tránh né là cách giải quyết tốt nhất cho những thương tổnquá khứ. Thậm chí nếu bạn còn tàn dư của một sự đau đớn, hiệu quả sẽ giảm bớt nếu cái kinh nghiệm tiêu cực được một kinh nghiệm tích cực mạnh mẽ theo sau nó. Trong trường hợp đó, khó khăn có thể phần nào trung hòa. Sau đó, thay vì tái tạo lại khó khăn, điều tốt nhất là chỉ tiếp tục với những kinh nghiệm tích cực.

SỰ CÔNG NHẬN VÀ SỰ NHẬN LẤY

Đôi khi chỉ nhìn vào một vấn đề, chúng ta có thể gạt bỏ nó trong một cái nhìn thoáng qua như một việc không quan trọng và tiếp tục với cuộc sống mình. Nhưng những vấn đề khác cần phải hoàn toàn đối mặt để chữa lành. Những bài tập chữa lành nhằm mục đích này. Nhưng trước khi chữa lành, bước đầu tiên là sự công nhận và nhận lấy.

Nhiều người cố thử xua đi hay kềm chế những vấn đề lớn hay đè nén chúng. Chúng ta biết rằng bám chấp làm cho vấn đề tồi tệ hơn, và sự đè nén cũng vậy. Nó là một dạng khác của chấp ngã, vì chúng ta đang gán tên vấn đề như là một cái gì đó phải tránh bằng mọi giá. Chừng nào còn bám vào quan điểm tiêu cực này, chúng ta tự bó hẹp thật tánh mình bằng sự xua đi cái ta không muốn. Cố gắng vứt bỏ đi những vấn đề cần được chữa lành, có thể ngó lơ chúng trong một lúc, nhưng chúng thường tái xuất hiện dưới một dạng mạnh mẽ và độc hại hơn với sự lơ là của chúng ta.

Nếu chúng ta không nhận ra vấn đềcố gắng che đậy chúng, đó cũng giống như thực hiện một cuộc phẫu thuật mà lại nhắm mắt. Để tìm thấy phương thuốc, chúng ta cần nhìn thấy và chấp nhận vấn đề rõ ràng nó là gì.

Cùng lúc, không cần phải làm rắc rối thêm vấn đề của mình, ngay cả khi chúng có vẻ nghiêm trọng, bằng cách phóng đại những khó khăn trong tâm trí mình. Thậm chí nếu phiền não làm đảo lộn chúng ta, có thể sử dụng trí năng để tự nhủ rằng chúng ta có thể đối xử với khó khăn, có thể tự nhắc mình rằng nhiều người khác đã ứng xử thành công với những khó khăn giống như chúng ta. Thậm chí việc nhớ lại rằng chúng tatrí huệ, sức mạnh, khả năng hồi phục bên trong lớn lao đã có thể giúp ích nhiều hơn, dù chúng ta không luôn luôn cảm thấy hay biết được điều này vì những phiền não trên bề mặt ngoài của ta. Nếu chúng ta nhạy cảm và xúc cảm quá mức về những vấn đề của mình, bánh xe đau khổ chỉ chạy nhanh hơn. Ngài Shantideva viết :

Nóng, lạnh, mưa, gió và bệnh tật
Băng bó, đánh đập và v.v...
Với chúng, bạn không nên quá nhạy cảm
Còn nếu bạn như vậy, những khó khăn do chúng tạo ra
sẽ gia tăng.

Sau khi nhận ra một vấn đề, chúng ta cần phải sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để bốc thuốc cho nó. Chúng ta phải thiết tha và tự tin có thể cải thiện được cuộc sống mình. Một số người vô ý thức, hay thậm chí ý thức, bám chấp vào những vấn đề của họ. Một số người nói : “Tôi thích sự rối loạn, nó thêm gia vị cho cuộc sống.” Nhưng có lẽ, cái thực sự họ nói có nghĩa họ chịu đau khổ nhiều hơn. Mục đích của chúng ta là phải chữa lành sự đau khổ của mình.

Nếu chúng ta quyết tâm chữa bệnh, mỗi một vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn để đối xử và để dung thứ, và có thể những cái khác mà chúng ta nghĩ rằng thường còn và không giải quyết được sẽ biến mất không dấu vết. Trước khi đối mặt với những khó khăn lớn, chúng ta cần phải khéo léo và hết mình, và khi đó là lúc chúng ta có thể tự giúp mình bằng cách bắt đầu ngay lập tức. Như Ngài Shantideva nói :

Nếu bạn đã tu tập,
Không có cái gì không trở nên dễ dàng.
Trước hết, tập chịu những vấn đề nhỏ
Về sau bạn có thể chịu những vấn đề lớn lao.

TÌM THẤY NGUỒN

Khi gốc rễ của mọi đau khổchấp ngã, chúng ta sẽ muốn tìm ra nguồn gốc đặc biệt của vấn đề trong tầm tay. Như một sự trợ giúp để nhận ra một vấn đề, bài tập này có ích lợi. Hãy ngồi ở một nơi tiện lợi, ít bị xao lãng. Thả lỏng thân và tâm. Hít vài hơi thở sâu và hình dung mọi lo nghĩ thoát ra khỏi cùng với hơi thở. Cảm thấy an bình, trong sáng và trống trải. Hãy buông lỏng trong trạng thái an bình này trong một lúc. Rồi, chầm chậm nhìn vào vấn đề bạn đang đối mặt. Hãy thấy và cảm nhận nó. Hãy nhận biết sự hiện diện của nó.

Hãy nhớ lại vấn đề này bắt đầu phát xuất ở đâu, khi nào, như thế nào. Trong tâm thức bạn, chậm chậm đi lui lại thời gian ban đầu có thể được, nơi chốn và ngọn nguồn của đau khổ. Hãy thấy hình dạng, màu sắc, nhiệt độ và định vị vấn đề tới mức có thể.

Việc trở lại nguồn gốc khởi thủy của những vấn đề có một số lợi ích. Trước hết, chỉ bằng tham thiền về những nguyên nhân và cảm nhận chúng, chúng ta đã chữa lành. Thứ hai, việc trở lại quá khứ phát sinh một cảm thức và khoảng không lớn hơn sự nhận biết hiện giờ của chúng ta, và bằng sự mở rộng khoảng không nhiều hơn và viễn cảnh rộng lớn hơn chúng ta sẽ cảm thấy ít lo lắng về những vấn đề đặc biệt này. Cuối cùng, bằng việc đi đến tận gốc rễ, chúng ta có thể nắm vững vấn đề trần trụi tại nguồn gốc của nó và nhổ gốc nó như nhổ cỏ, nhờ những bài tập chữa lành.

Chúng ta không phải bị ám ảnh bởi sự tìm thấyhoàn toàn hiểu rõ được gốc rễ của mỗi vấn đề ; hơn nữa chúng ta phải làm việc với nguyên nhân như nó tự bộc lộ vào lúc đó.

Bên cạnh đó, chúng ta phải thực hành tâm bi hướng về chính chúng ta và những người khác trong quá trình này. Ví dụ, nếu chúng ta thấy cha mẹ tạo ra những lầm lỗi làm tổn hại đến chúng ta thì chúng ta phải thấy rõ ràng điều này. Đồng thời chúng ta cũng phải nhớ rằng họ cũng nô lệ cho tham, sân, si như mọi người khác, trong đó có chúng ta. Chúng ta phải cảm thấy thiện cảm đối với họ, và cũng vui thích có cơ hội để phá vỡ xiềng xích vô minh nó đã làm hại những cha mẹ và con cái trong gia đình chúng ta trong nhiều thế hệ. Phản ứng của chúng ta là : “Thật tuyệt vời khi tôi thấy được điều này bây giờ và có thể chữa lành được độc tố đã làm hại đến gia đình chúng ta cả một thời gian dài !”

GIẢI THOÁT NHỮNG VẤN ĐỀ QUA CẢM NHẬN

Khi quan hệ giữa những vấn đề và nguồn gốc của chúng, chúng ta phải thấy chúng một cách khách quan – chúng là gì và xuất hiện thế nào – mà không phải chúng ta gán tên cho chúng một cách tiêu cực. Nếu không thì sự tu tập của chúng ta có thể phát động một chu kỳ phiền nãođau khổ khác.

Đây là một ví dụ đơn giản : Nếu bạn bị đau đầu, bạn cần biết cái gì là sai và nguyên nhân là cái gì. Tương tự, nếu bạn có một vấn đề với một người bạn, cần biết và hiểu rõ vấn đề sẽ tốt để bạn có thể bắt đầu đối xử với nó. Nhưng bạn thấy và cảm giác vấn đề một cách ý niệm và tình cảm như là “xấu”, “khủng khiếp” và “không thể chịu được” v.v... bấy giờ một khó khăn tương đối nhỏ sẽ phát triển thành đám cháy rừng. Cách để đối xử với những vấn đề tình cảm là nói “Tôi nhức đầu, nhưng tốt thôi” hay tối thiểu là “Tôi nhức đầu, nhưng tôi kiểm soát được nó”, hoặc “Nó khá đau, nhưng bất cứ ai cũng có thể bị, không lúc này thì lúc khác.”

Trong việc chữa bệnh, không có cảm xúc nào hay những nhu cầu căn bản nào là sai lầm hoặc cần phải từ bỏ. Chúng ta phải chấp nhận sự hiện hữu của cảm giác của chúng ta, tiếp đón và đem chúng lên bề mặt để chúng có thể giải thoát. Nếu việc luyện tập khuấy dậy đau đớn phiền não, hãy nhìn nó là tích cực, vì sự đau khổ ám chỉ rằng sự tu tập có một tác động và quá trình làm lay động này đang xảy ra. Việc cảm thấy buồn về những vấn đề khó giải quyết là tốt. Hãy cho phép bạn tự cảm nhận và diễn tả nỗi buồn theo cách tiếp xúc được với gốc rễ của vấn đề, để nhổ bật gốc rễ của đau khổ khỏi hệ thống của bạn. Nếu nước mắt chảy, hãy để cho mình khóc. Khóc giải thoát cho căng thẳng tinh thần, áp lực thân xác và những chất độc tạo ra khi chúng ta kềm giữ đau khổ bên trong.

Kể lại những vấn đề của mình cho người biết lắng nghe cũng giúp cho đau khổ giảm nhẹ. Nếu chúng ta diễn tả tư tưởng của mình tự nhiên và thật thà mà không bám chặt, che dấu hay phòng thủ trước sự đau khổ thì việc chữa lành sẽ tốt hơn cho chúng ta. Nếu chúng ta giải phóng áp lực bằng việc thở sâu và khóc, đó cũng là một phần của việc chữa lành.

Chúng ta phải cảm thấy những phiền não khi chúng khuấy động, nhưng không được vướng mắc vào đau khổ hay để vấn đề gây tác động mạnh hơn mức cần thiết lên chúng ta, làm cho những gốc rễ mọc sâu hơn vào tâm thức và làm mạnh mẽ những thái độ tiêu cực và có lẽ thậm chí những biểu hiện trên thân thể. Vậy ý tưởng là phải xóa đi đau khổ, không nên đào quá sâu đến độ chúng ta tự làm tổn thương mình. Lo nghĩ về những bối rối của mình chỉ làm những vấn đề thêm tồi tệ chứ không tốt hơn. Như Ngài Dodrupchen nói :

Nếu chúng ta không cảm thấy lo lắng về những vấn đề, sức mạnh của tâm có thể giúp chúng ta chịu đựng ngay cả những đau khổ to lớn một cách dễ dàng. Chúng ta sẽ có thể cảm nhận chúng là ánh sáng và không thể chất như bông vải. Nhưng nếu chúng ta chất chứa lo lắng, nó sẽ tạo ra dù những đau khổ nhỏ nhưng khó chịu đựng. Ví dụ, khi ta nghĩ về vẻ đẹp của một cô gái, dù nếu chúng ta cố gắng thoát khỏi tham dục, ta cũng bị đốt cháy. Tương tự, nếu chúng ta tập trung trên những đặc tính của đau khổ, chúng ta sẽ không thể phát triển sự chịu đựng với chúng.

Khi đau khổ, chúng ta cần phải rộng mở và chớ cố gắng đẩy cảm giác ta vào một số dạng ước ao khô cứng. Một số vấn đề được chữa lành trong chốc lát, một số khác có thể mất một thời gian dài. Ví dụ, buồn phiền có thể là một cảm xúc rất lớn, chúng ta phải để cho nỗi buồn có khoảng không tự nhiên của nó để lành và không phải tự đặt thời khóa biểu cho mình. Cố gắng hối hả làm giảm nỗi buồn cũng giống như ta mong muốn dòng sông ngừng chảy theo ý mình. Dòng sông phải chảy và cuối cùng theo hướng của nó. Nếu chúng ta đòi hỏi thu xếp nhanh chóng hay loại bỏ nỗi buồn gấp gáp, nó có thể trở nên chìm lặn xuống khiến chúng ta tổn thương trong nhiều năm.

ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ MỘT CÁCH BÌNH AN

Chúng ta cần thăng bằng trong việc đối xử với những vấn đề, đặc biệt nếu có người khác liên quan vào vấn đề đó. Nếu chúng ta đang ở dưới một áp lực lớn của xúc động, tốt nhất đừng nên nói hay làm bất cứ điều gì. Nếu bạn cảm thấy giận dữ, kích động hoặc hạnh phúc tột cùng, hãy đợi một lúc. Nếu khác đi, cái mà bạn nói có thể không đúng hay chỉ đúng một phần, và giống như gây tổn thương. Khi bạn cảm thấy bình an hơn, hãy nghĩ về những lựa chọn của mình, cái nào thực tế, cái nào không. Thời gian để nói hết sự việc hoặc có những quyết định là khi nào chúng ta bình an.

Trong liên hệ với những vấn đề, nhận ra vấn đề là điều quan trọng. Nhưng chính trong viễn cảnh rộng hơn mà mỗi người nhận ra những khuyết điểm và lỗi lầm của mình. Thay vì châm ngòi cho cơn bão xúc cảm, hãy đợi cho đến khi bình anrõ ràng, khi bạn có thể suy nghĩ hợp lý : “Cái gì gây ra vấn đề cho mình ?” Khi bạn bắt đầu thấy nó, thậm chí nếu vấn đề xem ra khó khăn, bạn phải nhận ra nó theo cách thư giãn, nghĩ rằng : “Vâng, nó đây. Nhờ trời, tôi đã sát gần được với nguyên nhân của vấn đề rồi !” Không mất đi sự tương tục an bình của tâm, chấp nhận và đối mặt vấn đề với quyết định chữa lành nó, nghĩ rằng : “Tôi không được, vợ hay chồng tôi không được, quan hệ giữa chúng ta không được, nhưng tất cả đều được. Chúng ta sẽ làm việc về nó. Chúng ta có thể chữa lành nó.”

Ở giai đoạn này, nếu bạn không thể tránh sự lo lắng nổi lên trong lòng, chớ lo nghĩ về mối lo lắng. Nếu bạn không lo nghĩ về những mối lo lắng, những lo lắng tự chúng sẽ hết day dứt, thay vào đó là sự gom tụ được sức mạnh.

NHÌN NHỮNG VẤN ĐỀTÍCH CỰC

Nếu chúng ta bám vào và vật lộn theo thói quen với khía cạnh tiêu cực của hoàn cảnh, toàn thể tinh thần, tri giáckinh nghiệm của ta sẽ trở thành tiêu cực đầy đau khổ không cách gì chuyển đổi. Nhìn vấn đề theo cách tiêu cực, thường suy nghĩ và nói về nỗi đáng sợ hay đau khổ của nó, ngay cả những vấn đề nhỏ cũng khó vượt qua giống như quả núi vững chắc và to lớn, bén nhọn như lưỡi dao và tối tăm như ban đêm. Ngài Dodrupchen viết :

Bất cứ khi nào những vấn đề xảy đến với chúng ta từ con người hay vật thể vô tri, nếu tâm chúng ta làm quen với việc chỉ tri giác đau khổ hay những khía cạnh tiêu cực của chúng, bấy giờ ngay cả từ một việc tiêu cực nhỏ sẽ tạo ra nỗi đau đớn tinh thần lớn lao. Vì đó là tính chất của việc buông lung trong bất cứ loại ý niệm nào, dù là đau khổ hay hạnh phúc, cái kinh nghiệm này do đó sẽ gia tăng cường độ. Cái kinh nghiệm tiêu cực này dần dần trở nên mạnh hơn, sẽ đến một lúc khi hầu hết những gì xuất hiện trước chúng ta sẽ trở thành nguyên nhân đem lại bất hạnh, và hạnh phúc sẽ không còn cơ hội khởi lộ. Nếu chúng ta không thấu hiểu rằng lỗi lầm nằm trong cách sở đắc kinh nghiệm của tâm thức của chúng ta, và nếu chúng ta trách móc đổ lỗi mọi vấn đề cho chỉ những điều kiện bên ngoài, bấy giờ ngọn lửa không ngừng của những hành vi tiêu cực thói quen như sân hậnđau khổ sẽ gia tăng trong chúng ta. Điều đó được gọi là : “Mọi hình tướng khởi sanh trong hình thức những kẻ thù.”

Bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta phải cố gắng nhìn thấy mặt tích cực của nó, ngay cả khi nó có vẻ là tiêu cực. Tuy nhiên, nếu chúng ta có một suy nghĩ hay cảm nhận tiêu cực, điều quan trọng là hãy nhẹ nhàng với mình. Đừng tạo cảm giác tiêu cực thêm bằng cách nói rằng : “Ôi, tôi lại lặp lại rồi”, hay “Sao tôi ngu thế này.” Nếu chúng ta làm thế, bánh xe của sự tiêu cực bắt đầu chuyển động không ngừng. Thay vì vậy, chúng ta cần tỉnh biết những tư tưởngcảm giác của chúng ta, nói rằng, “Ôi tốt”, và chuyển sự chú ý của chúng ta vào những bài tập chữa bệnh, nếu có thể, chúng ta chuyển hướng tâm ta hay làm một cái gì khác từ chu kỳ tiêu cực đến con đường đúng. Ngài Dodrupchen nhấn mạnh :

Chúng ta không những làm cho tâm trí không thể thẩm thấu với bất hạnhđau khổ, mà còn đem an lạc vào tâm trí chúng ta từ chính những thăng trầm. Để cho điều này xảy ra, chúng ta phải ngăn ngừa sự khởi lên của những lực lượng xấu đối nghịch và những lời không hòa hợp. Chúng ta phải quen phát sinh chỉ cảm giác yêu thích sự an lạc. Để làm điều này, chúng ta phải chấm dứt việc nhìn hoàn cảnh gây tổn hạitiêu cực, và phải cố gắng rèn luyện để nhìn thấy chúng là có giá trị. Sự việc có làm hài lòng ta hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào cách tâm thức chúng ta tri giác chúng.

Năng lực tích cực mạnh mẽ có thể ngăn chận hay làm dịu bớt đau khổ. Nhưng kết quả ý nghĩa nhất của một thái độ tích cực không nhất thiết giữ gìn cho đau khổ khỏi xảy ra, mà để giữ chúng không trở thành một lực lượng tiêu cựcđau khổ khi nó xảy đến. Ngài Dodrupchen viết :

Như vậy, để không bị khuất phục bởi những chướng ngại như kẻ thù, bệnh tật và những lực lượng gây tổn hại như là kết quả của việc rèn luyện tâm linh, không có nghĩa rằng chúng ta xua đuổi chúng hay chúng sẽ không tái diễn. Mà hơn thế nữa có nghĩa rằng : chúng không thể khởi lên như là những chướng ngại cho việc theo đuổi con đường hạnh phúcgiác ngộ.

Chúng ta có thể làm bạn với những vấn đề của mình. Khi phiền não gay go xảy ra, chúng ta có thể hỏi chúng cần gì. Bằng cách trở nên thân thiện hơn với những vấn đề của mình, chúng ta có thể tìm ra cái mình cần làm. Chúng ta cần phải buông lỏng và thôi bám chấp, để tự chăm sóc mình và những nhu cầu thật sự của mình, hoặc thay đổi cách cư xử theo một cách đặc biệt một cách tốt hơn. Vấn đề tự nó nắm giữ chìa khóa cho việc chữa lành của chính nó nếu chúng ta đem tỉnh giác của chúng ta đến với nó, hơn là xua đuổi hay bám víu mù quáng vào nó. Bằng việc cho phép đủ khoảng không cho một vấn đề lớn, chúng ta đã sẵn sàng cho việc chữa lành của mình.

Mục tiêu chính yếu của thực hành tâm linh là làm trong sáng khoảng không tâm thức của mớ rác rưởi tri thức cảm xúcchúng ta đã gom góp từ khi còn bé, và cung cấp khoảng không cho cái kinh nghiệm của sự buông xả thật sự và hoan hỷ. Chúng ta phải nhận ra rằng tư tưởng hay nguồn cảm hứng tích cực trở thành sự nuôi dưỡng cho tâm, giống như thực phẩm lành mạnh. Những quan điểmđam mê tiêu cực giống như những cặn bã vô dụng đều có những hiệu quả gây độc.

Vậy chúng ta phải tự thấy mình và những vấn đề của mình một cách rõ ràng, mà không tự lôi kéo mình dấn sâu vào đau khổ. Nếu chúng ta gấp gáp giải quyết vấn đề, chúng ta có thể làm kích động chúng. Đôi khi cần phải kiên nhẫn để cho những vấn đề bộc lộgiải phóng khi chúng đã sẵn sàng.

Thăng bằng và tích cực không luôn luôn dễ dàng. Thế nên rất quan trọng cần tạo ra một cố gắng quyết tâm không để tâm trí ta bám vào những vấn đề như chúng là tiêu cực, giải pháp là để cho tâm trí được bận rộn với một điều gì khác như đọc sách, làm vườn, vẽ hay vẻ đẹp của thiên nhiên, của nghệ thuật hoặc âm nhạc.

Tâm chập chờn của ta cần được thực hành trong thái độ tích cực, và điều này xảy đến trong cách ta đối xử với những chi tiết của đời sống hàng ngày như thế nào. Nếu trời mưa, chúng ta có thể thưởng ngoạn cơn mưa. Những ngày nắng tốt đẹp như thế nào thì những ngày mưa cũng đẹp như thế đó. Nếu cơn mưa có vẻ như làm phiền mình, hãy mặc áo mưa và mang dù, không nên chìm trong tiêu cực. Chúng ta nhìn cơn mưa như nó là nó và tiếp tục với cuộc sống mình.

Khi chúng ta tạo ra một hoàn cảnh tốt nhất, tâm thức ta trở nên mạnh hơn. Khi chúng ta biết cười về mình và những vấn đề của mình, chúng ta chữa lành. Khi chúng ta biết hoan hỷ với chính mình và kềm chế nhìn vấn đề theo lối tiêu cực, chúng ta trở nên tích cực hơn với mọi sự. Suy nghĩ tích cựcthói quen tuyệt vời cần phát triển, vì nó chữa lành chúng ta và làm chúng ta hạnh phúc trong cuộc sống mình. Ngài Dodrup-chen giải thích :

Bằng việc thực hành loại tu tập này, tâm ta trở nên nhân từ dịu dàng. Thái độ chúng ta sẽ rộng mở chúng ta trở nên dễ dàng sống với mọi sự. Chúng ta sẽ có một tâm can đảm. Việc rèn luyện tâm linh của chúng ta sẽ thoát khỏi những chướng ngại. Mọi hoàn cảnh xấu sẽ phát lộ một cách rạng rỡ và nhiều tốt lành. Tâm thức ta sẽ luôn luôn được hài lòng bởi hạnh phúc của sự an bình. Để tu hành con đường giác ngộ trong thời đại nhiều loại cặn bã này, chúng ta phải có lớp vỏ bọc của sự tu tập để chuyển hạnh phúcđau khổ trở thành con đường giác ngộ. Khi chúng ta không bị phiền não bởi khổ đau của nỗi lo lắng, những khổ đau tinh thần và tình cảm không chỉ biến mất giống như những vũ khí rơi khỏi tay những người lính, mà trong hầu hết những trường hợp, ngay cả những lực tiêu cực thực sự như bệnh tật, cũng sẽ tự động biến mất.

Những vị thánh thời quá khứ đã nói : “Bằng sự không cảm thấy bất cứ ghét bỏ hay không bằng lòng nào về bất cứ sự gì, tâm ta sẽ ở yên không rối loạn. Khi tâm thức ta không rối loạn, năng lực sẽ không rối loạn và do đó những yếu tố khác của thân thể cũng không rối loạn. Vì sự an bình và hài hòa này, tâm ta sẽ không bị rối loạn, như thế bánh xe của niềm vui sẽ chạy đều.” Các vị cũng nói : “Chim muông dễ làm tổn thương ngựa và lừa vì những vết thương trên lưng chúng, những lực lượng tiêu cực sẽ dễ dàng tìm thấy cơ hội để gây hại cho những người có tính sợ hãi với những lo lắng tiêu cực. Nhưng sẽ khó làm tổn hại những người mà bản chất họ mạnh mẽ với thái độ tích cực.”

Khi chúng ta không quan tâm về việc bảo vệ hay bám víu vào bản ngã, đau khổ trở thành một phương tiện để chứng thực an bìnhhạnh phúc. Với thái độ tích cực, đau khổ có thể trở nên giống như kẹo ngọt. Trong đạo Phật, sự tương tự được ví với ladu, loại bánh kẹo ngọt nhưng rất nóng từ Ấn Độ. Ngài Dodrupchen chỉ cho chúng ta lợi ích to lớn của việc phát triển một sự nhẫn chịu dễ dàng :

Chúng ta phải nghĩ, “Những đau khổ mà tôi trải qua trong quá khứ đã giúp tôi rất nhiều để đạt được hạnh phúc ngày nay dưới nhiều dạng phi thường... rất khó đạt được. Cũng vậy, đau khổ mà tôi trải qua sẽ tiếp tục giúp tôi đạt đến những kết quả kỳ diệu tương tự. Vậy ngay cả nếu đau khổ của tôi trầm trọng, nó cũng là sự dễ chịu cực kỳ.” Như có nói :

Như ladu bằng mật mía
Trộn với bạch đậu khấu và hạt tiêu.

Hãy suy nghĩ lập đi lập lại về điều này và nuôi dưỡng kinh nghiệm hỷ lạcan bình của tâm. Qua sự rèn luyện theo cách này, sẽ khởi lên một tính chất tràn ngập hay sự dồi dào hoan lạc tinh thần nó làm cho những khổ đau của các thức giác quan nhẹ nhàng như không có. Như vậy, có một tâm không thể bị tổn thương bởi đau khổđặc tính của những ai vượt qua được sự đau yếu bằng nhẫn chịu.

“Đảo ngược tư tưởng ghét đau khổ” là nền tảng của “việc chuyển đau khổ thành con đường (giác ngộ).” Vì trong lúc tâm trí ta bị rối loạn, và sự can đảm, hoan hỷ bị dập tắt bởi lo lắng, chúng ta không thể chuyển đổi đau khổ thành con đường giác ngộ.

Dĩ nhiên, nhiều người trong chúng ta chỉ thích vùi đầu trong cát khi đau khổ xảy đến. Nếu chúng ta không có nhiều kinh nghiệm trong thái độ tích cực, chúng ta có thể tự hỏi có người nào có thể hoàn toàn chấp nhận cuộc sống, tiêu cực cùng với tích cực. Nó giống như người chơi môn thể thao nhào lộn trong bầu trời biết cách trôi nổi trong bầu trời bao la. Khi chúng ta thấy người nào hào hứng biểu diễn trong lúc rơi trong không trung, chúng ta tự hỏi làm thế nào có thể được như vậy. Bí quyết là thư giãn buông thả. Sau một lúc, chúng ta có thể trở nên rộng mở hơn với đời sống.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc mở rộng viễn cảnh những kinh nghiệm tiêu cực của mình. Ví dụ, chúng ta thường nghĩ nỗi buồntiêu cực. Tuy nhiên, khi buồn phiền đúng đắn, nó không thực sự là tiêu cực, vì chúng ta đang chữa lành một vết thương. Trong một số trường hợp, nỗi buồn có thể thực sự xuất hiện hoàn toàn đẹp đẽ. Chẳng hạn, nhiều người tin rằng những bản nhạc buồn trong nhạc opera hay nhạc phổ thông là đẹp. Vậy xúc cảm buồn không nhất thiết “xấu”, trừ khi ta thấy nó như vậy.

Vượt lên tiêu cựctích cực, rốt ráo mọi hiện tượng là rỗng rang. Thế nên vì hiện tượng là rỗng rang, chúng ta có thể chọn lựa một cách nhìn tích cực và không cảm thấy lo lắng ngay cả khi một hoàn cảnh xem ra xấu. Nó cũng có thể giúp nhìn và cảm thấy vấn đề theo cách hoàn toàn rộng mở rỗng rang. Chúng ta có thể thiền định trong sự rộng mở, rỗng rang.

NHÌN THẤY SỰ RỘNG MỞ RỖNG RANG CỦA NHỮNG
VẤN ĐỀ CỦA BẠN


Khi chúng ta cảm thấy tràn ngập bởi những vấn đề như buồn phiền hay cô đơn, chúng ta có thể hòa nhập vào sự rộng rang của nỗi buồn. Hãy để hơi thở trở nên thoải mái. Thay vì cố gắng xua đuổi nỗi buồn, hay gán tên cho chúng như một điều xấu, hãy an trú tâm thức bạn ở chỗ rỗng rang mà tĩnh lặng. Hãy để cho ngọn gió của nỗi buồn lướt đến, giống như bạn chào đón nó với hai tay mở rộng. Hãy cảm nhận nó mà không bám víu hay phán xét, mà chỉ như nó là nó. Hãy thoải mái càng nhiều càng tốt nếu bạn có thể. Hãy chậm chậm trải nghiệm và nếm hương vị của chính nỗi buồn.

Buông lỏng và hòa nhập với cảm nhận, tự tan biến mình trong nó, hư không nhập vào hư không. Hãy thấy và chấp nhận nó, trở thành một với nó. Bạn phải vượt qua những ý niệm về buồn phiền, và bạn sống với thật tánh của nỗi buồn, chính là cái an bình tối hậu. Sau một lúc, bạn có thể tìm thấy dễ dàng hơn khi ở cùng với nỗi buồn. Có lẽ nó bắt đầu hòa tan vào một cảm giác an bình. Buông lỏng trong cảm giác an bình này càng lâu nếu có thể được.

Chúng ta có thể ứng xử với đau khổ thân xác trong cùng cách như vậy. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta phải sử dụng cảm thức thông thường về sự đau, và với cơn đau bất thường hay nghiêm trọng điều hợp lý là phải đi khám bác sĩ nếu có thể được. Những cách tiếp cận với đau đớnđau khổ bằng thiền định không gạt bỏ những điều trịbiện pháp khác vì những phương pháp này có lợi ích.

Trong việc đối xử với cơn đau, đôi khi nó đột nhiên giảm bớt nếu chúng ta không chú ý tới nó quá nhiều hay nghĩ tiêu cực về nó. Vào những lúc khác, cần thiết phải hoàn toàn đối diện với nó. Những người với cơn đau mãn tính (kinh niên), có thể thấy cơn đau có phần giảm bớt nếu họ thực hành thiền định trên nó. Hãy hòa nhập với cơn đau. Tự cho mình cơ hội để nhìn thấy cơn đau mà không có sự gán tên của sự ghét bỏ thông thường. Trong một cách thư giãn chầm chậm, tiếp cận với cái cảm giác của thân thể mà bạn đang cảm nhận và đơn giản chỉ ở với nó. Khi bạn duy trì hơi thở buông lỏng, hãy kinh nghiệm cảm giác của thân thể. Ở với cảm giác trong cách an bình này trong một thời gian lâu, dù phải thời gian dài bạn mới cảm thấy thoải mái khi làm thế. Cuối cùng từ từ đem tỉnh giác của mình trở về sự yên nghỉ của cơ thể và môi trường quanh bạn.

Bạn có thể thấy rằng cái kinh nghiệm cảm giác thân thể trong cách này không phiền toái như thông lệ, và bạn có thể đem kinh nghiệm này vào những khía cạnh khác của cuộc sống mình. Nó có thể giúp bạn tiêu dùng một số thời gian với cơn đau mỗi ngày trong cách an bình và nhẹ nhàng này.

Sự tiếp cận rỗng rang với những vấn đề khó khăn là một trong những cách thực hành cao nhất của đạo Phật, mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng trong đời sống hàng ngày, cùng với việc trau dồi quan điểm tích cực.

ĐỐI XỬ VỚI SỢ HÃI

Nhiều người xáo trộnsợ hãilo lắng, và họ muốn giải thoát khỏi mình khỏi những cảm xúc bức bách cuộc sống của họ. Phương thuốc cho sợ hãi, cũng như nhiều vấn đề khác nằm trong chúng ta. Tùy theo hoàn cảnh và khí chất, có nhiều cách tiếp cận. Ở đây có thể ích lợi khi thảo luận một số cách tiếp cận nào đó như là một cách xem lại một số phương tiện khéo léo về thực hành được giới thiệu trong sách này.

Có lẽ một trong những nhận thức trước tiênsợ hãi có thể là một người bạn và một người giúp đỡ. Trong lúc nguy hiểm, sợ hãi có thể giúp sức mạnh cho đôi chân chúng ta, cho phép chạy nhanh hơn ta từng nghĩ. Chúng ta cũng có thể đánh giá cao hơn khuôn mặt rất tầm thường của sợ hãi trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, nếu chúng ta sợ bị thi trượt, chúng ta phải cảm thấy động cơ để học siêng năng đủ để thi đậu.

Nếu sợ hãi hoặc lo âutriệu chứng của một vấn đề sâu hơn, chúng ta không được che dấu chúng. Bằng việc chú tâm đến lo âu có vẻ như bức báchgay gắt, chúng ta có thể tìm thấy chìa khóa cho vấn đề khiến chúng ta có thể đi đến việc chữa lành.

Thường chúng ta có thể đối diện đơn giản với sợ hãi và nó có thể tan đi. Sau cùng, sợ hãilo lắng là những cái gì được tạo ra trong tâm thức chúng ta. Biết được rằng những cảm xúc đó là những tạo tác giả tạo có thể cho phép chúng ta xua tan chúng. Khi lo lắng trở thành một thói quen, một khuôn mẫu tiêu cực của tư tưởng, chúng ta phải tự nhớ lại rằng nó không thực và không bền vững. Chúng ta nghĩ lo lắng là thực vì chúng ta nắm bắt nó, nhưng nếu buông xả nắm bắt này, chúng ta có thể ngạc nhiên thấy rằng sợ hãi cuối cùng là con cọp giấy.

Vậy chúng ta có thể đối diện với sợ hãitìm thấy chìa khóa chữa lành trong nó. Hoặc chúng ta thoát khỏi vô minh hay giải tan sợ hãi. Hay chúng ta có thể tránh né sợ hãi khi nó quá lớn để xử lý tại chỗ, và sau đó trở lại chữa lành nó khi chúng ta đã sẵn sàng.

Đôi lúc, chúng ta không thể tránh né sợ hãi, vì dường như những hoàn cảnh áp đặt lên chúng ta. Bấy giờ, chúng ta có thể cố gắng để hiểu được sợ hãi trong thực tánh của nó như là năng lực thanh tịnh mà không có sự dán nhãn tiêu cực. Những diễn viên giỏi và diễn giả trước công chúng biết rằng sự sợ hãi sàn diễn có thể làm họ lanh lợi, mẫn cảm sẵn sàng cho việc biểu diễn đầy cảm hứng. Những quân nhân được nhiều huy chương vì lòng can đảm trong trận chiến kể lại rằng họ cảm thấy sợ hãi, nhưng sợ hãi được chuyển hóa thành lòng can đảm. Nếu chúng ta thể hòa nhập vào kinh nghiệm thì sự sợ hãi lớn lao có thể làm cho chúng ta cảm thấy đầy sống động, mặc dù chúng ta chỉ còn một vài phút phải rời bỏ cõi trần. Bất cứ hoàn cảnh nào, chìa khóa là không bám lấy sợ hãi.

GIẢI PHÓNG NHỮNG SỢ HÃI MẠNH MẼ

Người ta phát triển đủ loạïi ám ảnh, giống như sự lo sợ không bình thường khi ở một nơi bị đóng kín hay nỗi sợ đi máy bay. Trong những trường hợp này, vấn đề là lo sợ nỗi sợ hãi, sự siết chặt của tâm thức phóng đại và nhân lên nỗi sợ ban đầu cho đến khi miệng khô, cổ họng thắt chặtthân thể run rẩy. Cách thực hành để đối phó với những nỗi sợ kịch liệt này cho chúng ta những bài học rộng hơn về cách chúng ta có thể tự rèn luyện như thế nào để đối phó với bất kỳ khó khăn.

Chúng ta hãy nhìn vào một ví dụ, chứùng sợ khoảng rộng, có nghĩa “sợ hãi nơi chợ búa” và được kinh nghiệm như chứng sợ khoảng không và những nơi công cộng. Nỗi sợ có vẻ như thật đến độ người ta đôi lúc trở thành tù nhân trong chính căn nhà của họ.

Trước hết, giải pháp là thấy trên cấp độ ý niệm, rằng lo sợ về sự sợ hãi là một bóng ma ảo ảnhchúng ta có thể nhẹ nhàng rèn luyện để chiến thắng. Thiền địnhquán tưởng tích cực là cách có ích.

Chúng ta cũng có thể dùng kinh nghiệm của cuộc sống hàng ngày để rèn luyện thân, tâm thoát khỏi chứng sợ hãi không căn cứ. Sự rèn luyện phải thực hiện trong những bước nhỏ đủ để dễ dàng xử lý. Thoạt tiên, đi ra ngoài cách một quãng ngắn, đủ xa trước khi sợ hãi đến. Hãy chào đón nỗi sợ. Buông lỏng hơi thởthân thểcho phép nỗi sợ khởi lên. Hãy kinh nghiệm nỗi sợ ; cố gắng rỗng rang với nó. Hãy tự nhắc mình : “Đây chỉ là cái ngã sợ hãi của ta. Ta có thể buông bỏ cái sợ này.” Nếu thân bạn run, đừng cố ép ngưng lại. Cứ để mình run, buông bỏ mong muốn xua nó đi, cùng lúc duy trì thân thểhơi thở buông lỏng. Hãy để nỗi sợ đi xuyên qua bạn, đây là cách để giải phóng nó. Hãy để cho sợ hãi làm công việc tồi tệ nhất của nó, biết bạn sẽ còn sống và rằng nó không thể gây tổn hại bạn cho dù nó có vẻ cứng chắc và đau đớn.

Khi bạn sống qua được nỗi sợ hãi của bạn, hãy đánh dấu điều này, dù bạn còn rất sợ và tiếp tục sợ đi đến những chỗ ấy. Hãy vui mừng vì bất cứ tiến bộ nào đạt được. Mỗi ngày tiến xa hơn một chút, nhưng đôi khi cũng phải nghỉ luyện tập. Khi bạn bước bước lùi vì sợ hãi, hãy chấp nhận những bước lùi như là một phần của quãng hành trình đi về phía trước. Tự động viên mình đều đặn, và một ngày nào đó bạn sẽ có thể đi trọn vẹn trên con đường đến nơi nào mà bạn đã lựa chọn làm một mục đích. Hãy tự thưởng mình, có lẽ bằng việc tự thiết đãi hay vui mừng ở tại đó. Sau chiến thắng lớn lao này, hãy giữ sự thực hành với sự khéo léo mới. Hãy củng cố sức mạnh của mình cho đến khi bạn hoàn toàn thoát khỏi sợ hãi.

Giải pháp này được sử dụng trong khoa tâm lý học cư xử hiện đại, như là phương thuốc cho bệnh sợ hãi không căn cứ (phobias) và nó cũng phù hợp với sự tu hành tâm linh của đạo Phật. Một số chúng ta đủ may mắn không bị bệnh sợ hãi dạng đặc biệt này (phobia) sẽ nhận ra tính phổ quát của kỹ thuật và sự liên quan của nó với cuộc sống và sự thực hành tâm linh của chúng ta.

Chúng ta cần phải đi từng bước nhỏ, tự động viên mình, và thực hành kiên định. Chúng tacon người và cần sự giúp đỡ khi phiền não. Nguồn giúp đỡ lớn nhất và sức mạnh là tâm ta. Chúng ta có thể khơi dậy năng lực chữa bệnh nằm trong chúng ta. Đây là mục đích của những bài tập chữa bệnh, nó sẽ giúp chúng ta đối phó với sợ hãi và những vấn đề khác.

6
ĐỐI XỬ VỚI NHỮNG ĐAU ỐM THÂN XÁC
NHƯ THẾ NÀO


Với nhiều người trong chúng ta, bệnh tật của thân thể giống như một cục nam châm thu hút những lo lắng. Đôi khi chúng ta cảm thấy cơn đau nhắc nhở con người chúng ta mong manhgiới hạn biết bao. Điều này không nhất thiết phải xấu vì mùi của sự tử vong có thể cho chúng ta một đánh giá tốt hơn cho cái tại đây và bây giờ. Thậm chí những bệnh nhẹ như cảm lạnh có thể giúp chúng ta thực hành việc buông bỏ bản ngã, và trong khi làm như vậy nó cho chúng ta sự tự do để thực hiện mọi mặt cuộc sống của chúng ta.

Mặc dù những bệnh tật thân thể có thể khó chữa lành hơn những vấn đề cảm xúc bằng những sức mạnh của tâm, tuy nhiên tâm thức giữ một vai trò lớn trong sự chữa lành bệnh tật thân thể. Trong một vài trường hợp, với một tâm đơn thuần có thể chữa khỏi những bệnh tật thân thể, thậm chí với những bệnh mà thuốc men thông thường đã thất bại.
Đạo Phật tạo rất ít phân biệt giữa thân và tâm. Thật vậy, Bốn Tantra, quy tắc của y học cổ truyền Tây Tạng công bố rằng tất cả bệnh tật là kết quả của sự chấp ngã. Shedgyud, một trong những Tantra này nói :

Nguyên nhân chung của bệnh tật,
Nguyên nhân duy nhất của mọi bệnh tật,
vô minh do không nhận ra bản tánh thật sự của vô ngã.
Chẳng hạn, con chim sẽ không bao giờ tách rời khỏi bóng mình
Ngay cả nếu nó bay trong bầu trời (và bóng không thể thấy) ;
Cũng như vậy, người không giác ngộ sẽ không bao giờ thoát khỏi bệnh tật,
Thậm chí dù họ vẫn đang hưởng thụ hạnh phúc.
Những nguyên nhân đặc biệt của bệnh tật là sự không sáng suốt tạo ra
Tham dục, sân hận, và vô minh,
Và nó tạo ra bệnh đường mật, khí, và đờm dãi như là kết quả.

Ngài Zurkharpa Lodroš Gyalshen bình luận về những bản văn y học cổ, đã viết :

Y học đồng nghĩa với chữa lành.
Nó chữa lành những rắc rối của khí (năng lượng), mật,
thủy dịch của thân,
Nó là sự chữa lành những phiền não của tham, sân, si của tâm.

Nếu tâm bạn khỏe mạnh, thân bạn cũng sẽ mạnh. Tuy nhiên, thậm chí có người tâm linh sâu thẳm cũng bị bệnh. Chúng ta giải thích điều này như thế nào ?

Đức Phật đã chứng đắc toàn giác, vượt khỏi đau khổluật nhân quả được biết là nghiệp báo. Nhưng đức Phật cũng vẫn là một con người, giống như tất cả chúng ta, Ngài cũng có một thân lệ thuộc vào sự hư hoại và cái chếát. Tuy vậy, một người đã giác ngộ, thoát khỏi chấp ngã và như thế không kinh nghiệm bệnh tật như đau khổ. Nó là thái độ của tâm thứcgiá trị nhất.

Ngay cả với chúng ta, về những người chưa chứng ngộ, thì chúng ta càng buông xả, bệnh tật của chúng ta càng bớt nghiêm trọng. Đây là bài học thực tiễn tất cả chúng ta có thể hiểu được và nhớ trong tâm. Với quan điểm tích cực, bạn sẽ không cảm thấy tồi tệthân thể có thể tự chữa lành chính nó tốt hơn.

Có vẻ rất kỳ lạ, nhưng thực tế chúng ta có thể chào đón bệnh tật khi nó đến. Đạo Phật xem bệnh tật như một cái chổi quét đi những tích tập của những thái độphiền não tiêu cực. Ngài Jigme Lingpa viết :

Không có một nhiên liệu nào tốt hơn bệnh tật để đốt tiêu nghiệp xấu.
Không nên chấp nhận một tâm buồn phiền hoặc quan điểm tiêu cực lên bệnh tật,
Mà hãy xem chúng như những dấu hiệu tiêu hao nghiệp xấu của mình và hoan hỷ với chúng.

Với những người không phải Phật giáotương tự Phật giáo, sự đau yếu có thể cung cấp một cơ hội làm giảm bớt, buông xả và hưởng thụ cuộc sống thậm chí đang ở giữa đau khổ.

Đôi lúc, khi thân thể bạn bắt đầu cảm thấy mất thăng bằng, bạn có thể thoát khỏi bệnh tật trước khi nó bám rễ vững chắc vào thân, tâm của bạn. Nhưng dù bạn xuống cấp vì lạnh hay cúm, đừng để ý quá nhiều vào nó. Hãy cố gắng đừng cảm thấy mình là nạn nhân, như thể bệnh cúm chọn riêng bạn. Đa số người đều bị bệnh và bằng cách nhớ lại điều này bạn có thể đặt đau khổ vào trong viễn cảnh tổng quan và phát triển tâm bi cho gia đình nhân loại mà bạn thuộc vào.

Mọi sự đều vô thường, bao gồm cả bệnh tật, thậm chí có lúc bạn cảm thấy nó xấu vĩnh viễn. Hãy nhớ rằng cảm giác xấu cuối cùng rồi cũng tan biến đi.

Khi bạn bệnh, hãy cố tìm cách cảm thấy một cái gì tốt trong đó. Hãy thiền định trong lúc nằm trên giường, hoặc đọc một cuốn sách thích thú. Hoặc nếu lúc đó bạn thấy khó chịu, với sự đơn giảnthưởng thức, bạn có thể nhìn ra cửa sổ xem những dải ánh sáng trong phòng, hay lắng nghe những âm thanh sinh hoạt bên ngoài. Nếu bạn cảm thấy khổ sở vì những triệu chứng như buồn nôn, đừng tiên liệu trước trong thời gian tới sẽ đau đớn hay khổ sở hơn. An trú một cách tĩnh lặng bên trong thân thể bạn và đơn giản cảm thấy thư giãn đến mức có thể. Nếu bạn phải ở trong phòng bệnh, có thể đem vào một vài thứ tạo cảm hứng như bức tranh hay hoa tươi bên cạnh bạn để tạo niềm an ủi.

Bạn phải tự chăm sóc tốt cho chính bạn và sức khỏe của bạn. Lời khuyên này hoàn toàn hiển nhiên ; tại sao một số người trong chúng ta không biết nó ? Ngay cả một việc đơn giản là đi tắm khi ta mệt nhọc có thể làm phấn chấn và thoải mái. Một số người thiếu thận trọng với sức khỏe của họ. Một số khác lại tin tưởng lầm lẫn rằng tự chăm sóc sức khỏe bằng cách nào đó là ích kỷ. Nhưng thái độ này là bám chấp vào bản ngã mà lại gọi là quên mình, không ích kỷ. Thái độ đúng đắn là biết thương yêu mình, không bám chấp. Trước tiên chúng ta phải biết tự thương mình thực sự là gì ? Nói cách khác là làm sao chúng ta có thể thương yêu người khác nếu không thương mình ?

Khi người ta mắc bệnh nặng, tinh thần họ có thể chìm đắm. Họ có thể cảm thấy vô vọng. Họ tự trách mình vì những nguyên nhân gây ra đau yếu hay bị thuyết phục bởi những người khác bảo rằng đó là lỗi của chính họ.

Trách móc không có chỗ trong sự chữa lành bệnh. Nếu bạn có thể tìm thấy điều gì đó trong cách sống của mình trực tiếp gây ra bệnh tật, điều đó là tốt. Sau đó, thái độ của bạn sẽ là : “Tôi bị tổn hại do lối sống, nhưng giờ đây tôi có động cơ để thay đổi.” Tuy nhiên, trong lúc chấp ngãnguyên nhân tối hậu của đau khổ và bệnh tật, thì luật nhân quả bảo chúng ta rằng có thể có vô số nguyên nhân cho bất cứ sự kiện đơn giản nào – và chúng ta không thể nhận ra toàn bộ chúng. Chỉ cần biết đơn giản rằng chúng ta là người, và bây giờ chúng ta bệnh. Thái độ đúng là tiếp tục chữa bệnh.

Nếu có thể, chớ quá nghiêm trọng hóa bệnh tật, dù những bệnh trầm trọng. Khi định mệnh và bóng tối giáng xuống, đó có thể là khoảnh khắc cực kỳ để đùa vui. Nếu bạn có thể khôi hài khi mắc bệnh nặng, lòng can đảm sẽ gây hứng khởi cho bạn và mọi người khác. Tôi có một người bạn Tây TạngẤn Độ, anh ta luôn mang đến cho những người bạn của mình những tràng cười vui vẻ khi anh nói và làm bất cứ về điều gì. Một ngày nọ anh ta bị tai nạn xe hơi ở Darjeeling. Khi bạn bè vội vã vào bệnh viện, anh ta trong tình trạng không thể đùa giỡn. Mặc dù rất thích gặp bạn bè, anh ta giả vờ bị rối loạn và quay mặt. Đột nhiên, một tràng cười lớn đầy cả căn phòng và bạn bè nhận ra anh trêu chọc họ và một không khí sống độngthoải mái tràn ngập.

Hãy chọn phương thức khôn ngoan và hợp lý để quyết định cách điều trị tốt nhất và mở rộng với bất cứ phương thức nào có thể giúp ích. Điều này chắc chắn bao gồm nền y học quy ước thông thường. Đôi khi một số người thích thú trong việc chọn thiền định để chữa bệnh, họ nghĩ từ chối thuốc men hay những tiện ích của khoa học hiện đại, với ấn tượng sai lầm rằng họ phải dựa duy nhất vào tâm thức hơn là bất cứ cái gì bên ngoài. Nhưng ngay cả đa số những thầy thuốc y khoa giỏi của Phật giáo Tây Tạng cũng cho toa bằng “chất liệu” bên ngoài. Không có gì sai khi dùng thuốc nếu chúng có thể giúp chúng ta.

Sự thăng bằng đến trong tầm tay khi chúng ta bệnh. Nếu muốn nghỉ ngơi, cứ lên giường. Mặt khác, ngay cả đối với bệnh nặng, đừng quá xem là nghiêm trọng những giới hạn về sức khỏe do người khác hay chính mình tự đặt ra. Thậm chí có thể lấy làm ngạc nhiên khi ta bắt đầu đi đi lại lại sớm sau khi mổ. Một tâm thức tích cực tốt và sẽ phục hồi nhanh chóng dù bị bất cứ bệnh nào. Tâm có thể giống như một vị tướng với thái độ không sợ hãi chuyển đội quân thất bại quay lại và dẫn dắt họ chiến thắng.

Nếu bạn thấy cô đơn bởi bệnh tật, hãy đi ra ngoài. Cố gắng liên hệ với bạn bè, gia đình, hay bất cứ người nào chung quanh bạn. Hãy đứng lên và hội nhập với thếá gian. Điều này là phương thuốc tuyệt vời, thậm chí nếu bạn không thể đứng dậy hoặc đang trong cơn đau, hãy gọi điện thoại nói chuyện với bạn bè, người thân, thầy tu hay những người làm việc xã hội (từ thiện). Nếu có thể, hãy đọc sách để gây cảm hứng, lắng nghe âm nhạc vui tươi, ngắm xem vẻ đẹp của những bông hoa hay tranh ảnh, hoặc ánh sáng đẹp đẽ chiếu qua cửa sổ. Nếu bạn không thể thấy bất cứ gì tạo cảm hứng, hãy nghĩ về điều gì hay người nào mà bạn yêu thương và hưởng thụ chúng. Nếu tâm bạn vui vẻ, bạn đang trên con đường chữa lành. Cũng vậy, bạn có thể nghĩ về những người bị bệnh khác. Hãy hình dung rằng sự đau khổ của bạn làm những đau khổ của họ có thể chịu đựng được, rằng bằng cách nào đó bạn có thể cất đi những lo nghĩ của họ và ôm chúng vào trong sự đau khổ của mình. Điều này là sự thiền định về tâm đại bi của đạo Phật mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Nó có thể làm nhẹ gánh nặng cảm xúc của bạn. Trong một số trường hợp năng lực của nó có thể thực sự giải thoát giúp bạn chữa lành những vấn đề thân xác.

Hãy thân thiện với giận dữ, sợ hãi hoặc thiếu can đảm nếu nó khởi lên, bất kể nó mạnh mẽ và dai dẳng, vì một tiếp cận kiên nhẫn có thể cho phép ngay cả những cảm xúc hỗn loạn nhất chuyển thành năng lực chữa bệnh. Nếu bạn không kiên nhẫn, có thể xem chúng là tích cực vì điều đó có nghĩa là bạn muốn được tốt hơn.

Thái độ thân thiện tốt lòng này có thể trải rộng ra với bệnh tật trong cơ thể bạn cho đến khi được chữa khỏi. Trong đạo Phật, thân xác được coi là một cõi trời thanh tịnh. Một thiền định Phật giáo tôn trọng ngay cả con vi khuẩn (hay “côn trùng” như người Tây Tạng suy nghĩ về chúng) bình thường vẫn sống trong cơ thể người khỏe mạnh. Nếu chúng tavi khuẩn hay virus không tốt lành, và mục đích là chữa lành, nhưng chúng ta không cần phải ghê sợ nó hoặc cảm thấy bị nhiễm trùng. Chúng ta có thể biết rằng một bệnh nguy hiểm đang tham dự vào cơ thể mình mà không trở nên quá đồng hóa với nó.

Phần lớn chúng ta sợ hãi viễn cảnh xấu nhất đối với thân thể là quá bệnh hay không thể chuyển động. Tuy vậy, hãy nghĩ rằng có bao nhiêu người tàn tật thậm chí có khả năng vượt lên giới hạn nhờ thái độ tích cực. Một ví dụ nổi tiếng về Stephan Hawking, nhà vật lý thiên thể học danh tiếng người Anh, mà lòng nhiệt tình đối với cuộc sống tâm thức đã vượt qua căn bệnh liệt toàn thân và không nói được. Một người bạn của tôi, đức Cha Nellie Greene bị tổn thương thần kinh trầm trọng, nhưng với một tâm thức trong sáng và qua thái độ kiên nhẫn, đã trở thành người trợ tế của nhà thờ Espicopal. Nhờ vậy trong lúc thân thể rất yếu nhưng tâm thì không phải thế.

Không phải bệnh tật nào cũng có thể chữa lành hay làm đứng lại. Sau cùng thân thể chỉ là một nhà trọ, chúng ta đã được định phần ở đó và cuối cùng phải ra đi. Tất cả chúng ta đều phải chết, nhưng ngay cả khi chúng ta chỉ còn sống một vài tháng hay vài ngày, chúng ta có thể thấy ngay cả cơn bệnh kết thúc cuộc đời mình như là một cơ hội. Biết rằng, chúng ta đang chết có thể là một ban phước đích thực, vì khi đó chúng ta có thể hoàn toàn lo lắng cho chính mình và mở ra một con đường mà khi mạnh khỏe chúng ta thấy là khó khăn. Chúng ta có thể bảo với người thân rằng ta thương họ biết bao nhiêu và nối lại những mối quan hệ đã bị căng thẳng. Chúng ta có thể tìm thấy giá trị trong những khoảnh khắc nhỏ bé của đời sốngchúng ta có.

Tự thân cái chết có thể là một chữa lành sâu xa. Ngay cả nếu hoàn cảnh dẫn đến cái chết là rất khó khăn hay đau đớn, an bình vẫn có thể đạt được. Mọi việc trong đời sống kể cả cái chết, đều có thể buông xả.

Nhưng chớ rời bỏ cuộc sống quá sớm ! Đó là tài sản và là tặng phẩm quý giá của đời sống, và nếu có một cơ hội để sống hãy quyết định chắc chắn rằng mình sẽ sống tốt hơn. Trong trật tự tự nhiên của sự vật. Tử thần cuối cùng sẽ làm chủ thân thể. Khi cái chết vẫy gọi, chúng ta sẽ đi : đây là điều đương nhiên. Tuy vậy, đôi khi chúng ta có thể lừa gạt thần chết một chút, chúng ta chớ lập tức trả lời ngay khi ông ta gọi.

Khi tôi đang học trường Đại học Kinh Điển tại tu viện Dodrupchen, một người bạn cùng lớp tên là Chojor, anh ta là một tu sĩ trẻ, vui vẻ, dịu dàng, chăm chỉ, đã chịu đựng căn bệnh động kinh nặng. Vài tháng hay vài lần trong ngày anh ta đã phải trải qua cơn động kinh dữ dội. Những cơn co giật của anh đem lại sự sợ hãirối loạn vào đời anh và hỗn loạn trong lớp và những buổi lễ của chúng tôi.

Cuối cùng, Ngài Tulku Jiglo một Lama thâm niên, Ngài mập mạp và rất vui nhộn, giống như hình tượng bình dân là Ông Phật cười của Trung Quốc (Phật Di Lặc). Dù ngài không còn một cái răng nào, ngài luôn cười rất tươi cũng như hay đùa giỡn và chọc phá mọi người – trong khi vẫn tụng những lời cầu nguyện không ngớt. Ngài Tulku biết cách cầu nguyện đặc biệt để điều trị bệnh động kinh. Với một lễ quán đảnh, ngài truyền trao kiến thức này cho Chojor và bọn chúng tôi. Từ ngày đó đến suốt một tháng, mỗi buổi chiều trước khi mặt trời lặn, chúng tôi cầu nguyện nửa giờ và cúng dường một cái bánh đơn giản. Sự cầu nguyện gồm nghi lễ cúng dường đến các hành tinh hay những vị thiên trong bối cảnh thiền định của đạo Phật. Người Tây Tạng tin rằng bệnh động kinh gây ra bởi ảnh hưởng của các hành tinh. Kể từ đó Chojor đã thoát khỏi cơn động kinh. Sự chữa bệnh như vậy là kết quả của sự mở rộng tâm với thái độ tích cực, mời gọi năng lực chữa lành từ nhiều nguồn năng lực (trong trường hợp này là từ những hành tinh) và tin tưởng vào những hiệu quả chữa bệnh. Đây là sự chữa lành không qua những phương tiện vật chất, mà qua những sức mạnh tâm linhtinh thần.

Không phải chỉ có những vị thầy tâm linh hay những tu sĩ có thể hồi phục lại từ bệnh tật nặng nề. Một người bạn tốt của tôi đã sống sót nhờ thiền định khi được tuyên bố mắc bệnh sắp chết, và trường hợp của anh ta không phải là phi thường. Harry Winter năm 1988 đã bảy mươi tư tuổi, được chẩn đoán là ung thư phổi. Ông ta chỉ còn sống được sáu tháng, nhưng là một thiền giả, Harry rất tin tưởng tâm mình có thể tối thiểu làm căn bệnh chậm lại. Thêâm vào sự thiền định nhằm vào việc buông lỏng tâm thức và tẩy trừ những chướng ngại tâm thức, ông ta bắt đầu một quán tưởng chữa lành nửa giờ trong một ngày.

Ông ta đã giải phẫu hai lần, các bác sĩ rất ngạc nhiên vì bệnh ung thư của ông đã giảm hẳn. Khi bệnh ung thư tái phát sau năm năm, ông đã từ chối lần giải phẫu thứ ba vì có thể làm ông nằm liệt giường. Ông tiếp tục thiền định sâu xa mỗi ngày, đem những cảm nhận an bình và nồng ấm vào những ngày cuối đời. Trong một quãng thời gian, ông đã thiền định tám giờ một ngày.

Vào ngày sinh nhật thứ tám mươi, Harry hoàn toàn thoát khỏi bệnh ung thư và sức khỏe hoàn toàn tốt hơn sáu năm trước với sự ngạc nhiên của các bác sĩ. Sự gặt hái của thiền định đem đến cho ông một tâm linh phong phú và sâu sắc.

Sự thiền định Harry áp dụng là đến quán tưởng cam lồ chữa lành từ Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva), vị Phật của sự tịnh hóa. Trong tâm thức, ông thấy vị bổn tôn ngồi trên đỉnh đầu và cam lồ rót xuống thân thể mình. Harry nghĩ đến cam lồ như là “những người trợ giúp” tiếp xúc và chữa lành những tế bào ung thư trong thân thể, và cũng tịnh hóa mọi phiền não nhiễm ô. Sự thiền định của Harry luôn luôn bao gồm ước muốn tịnh hóa tất cả chúng sanhtoàn thể pháp giới. Những bài tập chữa bệnh mà Harry đi theo là một trong những nguyên lý chính mà cuốn sách này hướng dẫn trong các chương sau.

7
NHỮNG NĂNG LỰC CHỮA LÀNH


NGUỒN SỨC MẠNH

Với hầu hết việc thiền định chữa bệnh, điều rất quan trọng là dựa vào một sự ban phước hay năng lực từ “nguồn sức mạnh” như là một trợ giúp trong việc chuyển hóa đau khổ.

Nguồn sức mạnh là một công cụ – một phương tiện thiện xảo – có thể khơi dậy năng lựctrí huệ bên trong chúng ta để chữa bệnh. Một Phật tử có thể dùng hình tượng, sự hiện diệnnăng lực ban phước của một vị thiêng liêng như đức Phật. Những người khác có thể dựa vào bất cứ thị kiến nào về Thượng Đế hay hình ảnh thiêng liêng theo sự tin tưởng của họ. Nguồn của sức mạnh có thể là bất cứ hình tướng tích cực, thiên nhiên, tinh túy, năng lực nào – mặt trời, mặt trăng, hư không, nước, sông ngòi, đại dương, không khí, lửa, cây cối, bông hoa, người, thú vật, ánh sáng, âm thanh, mùi, vị – bất cứ khía cạnh nào của năng lực mà người ta có thể tìm thấy cảm ứng và sự chữa lành. Ví dụ, người ta có thể quán tưởng trong bầu trời một quả cầu ánh sáng trong sáng, thanh tịnh, chiếu sáng và tưởng tượng nó là tinh túy thanh tịnh của vũ trụ và là hiện thân của tất cả những năng lực chữa lành.

Nói chung, những hình tướng của những bậc tâm linh (như Đức Phật, Đức Mẹ Đồng Trinh ban ơn, Thánh Krishna, hay Đức Mẹ) hiệu quả hơn những hình tướng thông thường. Vì những hình tướng đó biểu hiện và hiện thân sự an vui tối hậu của chân lý vũ trụ. Tuy nhiên, nguồn sức mạnh tốt nhất cho bạn là cái bạn cảm thấy thích hợp nhất : bất cứ hình ảnh quán tưởng nào hoặc sự hiện diện gây cảm ứng ấm áp, an bìnhnăng lực tích cực.

Sau khi xác định một nguồn sức mạnh, điều quan trọng là để nhiều ngày suy nghĩ về nguồn sức mạnhthiết lập một mối liên kết với năng lực của nó, trước khi chúng ta bắt đầu tu tập thiền định này. Về sau, khi thực hành những bài tập chữa bệnh thực tế (được diễn giải ở phần hai cuốn sách), chúng ta có thể làm mới lại sự liên kết với năng lực của nó bằng quán tưởng, kinh nghiệmthâm tín nó.

Nếu quán tưởng một nguồn sức mạnh đặc biệt lại gây ra gò bó, chật hẹp và căng thẳng, bấy giờ cho dù đó là đối tượng thiêng liêng thật sự, chúng ta vẫn đang nhìn nó trong cách sai lầm, với một tâm thức bám chấp đặt nền trên nhầm lẫn và chấp ngã, và nó sẽ không giúp chúng ta xoa dịu vấn đề. Mặt khác, dù khi chúng ta tìm thấy điều gì đó cảm thấy đúng cho mình, có thể thay đổi nó, tùy theo vào nhu cầu và sự lớn mạnh tâm linh và tình cảm của chúng ta.

Khi chúng ta nối kết với nguồn sức mạnh, chúng ta cần cảm thấy và nắm giữ sự bình annăng lực mà nó cho chúng ta. Với thái độ đúng, bất cứ một đối tượng nào cũng có thể trở thành mạnh mẽ phi thường. Ngài Paltrul Rinpoche kể câu chuyện sau :

Một người đàn bà với tấm lòng sùng tín lớn lao dặn con trai mình (thường xuyên đi Ấn Độ lo công việc buôn bán) đem về cho bà một vật thiêng liêng từ Ấn Độ – xứ sở của đức Phật. Người con đã quên đi, cho đến khi về gần tới nhà. Anh ta bèn lấy một cái răng từ xác con chó, gói lại trong túi lụa thêu kim tuyến, rồi đưa cho mẹ của mình và bảo : “Mẹ ơi ! con mang cho Mẹ chiếc răng của Phật mà Mẹ tôn kính đây !” Từ đó đến cuối đời, người Mẹ thờ phụng chiếc răng với toàn bộ lòng tintôn sùng như thể đó là răng của đức Phật. Những biểu hiện kỳ diệu xuất hiện từ chiếc răng, và đến lúc người Mẹ chết, ánh sáng cầu vồng bao quanh cơ thể của Bà như một biểu hiện của sự chứng đắc tâm linh cao.

Một số người có thể nghĩ rằng họ quá “khôn ngoan” để dựa vào một hình ảnh có thể giúp đỡ họ. Họ cảm thấy rằng bất cứ hình ảnh hay quán tưởng nào cũng chỉ là một sự “trang điểm”, là một vật bên ngoài họ. Nhưng trái lại, việc sử dụng hình ảnh tưởng tượng giúp chúng ta rút ra được sức mạnh chưa được khai thác mà chúng ta vốn đã sở hữu. Cái mà chúng ta chọn như là hình tướng hay hình ảnh của nguồn sức mạnh cũng không thành vấn đề gì nhiều, vì nó thực sự là trí huệ vốn có bên trong chính chúng ta mà ta đang tiếp xúc. Vấn đề là ở chỗ chúng ta tin tưởngmở rộng ra với trí huệ đó, như là một sự tôn vinh thật tánh của vũ trụ. Trong việc trau dồi nguồn sức mạnh, chúng ta phải nới lỏng những thái độ chật hẹp, cứng rắn và những cảm nhận chúng tạo nhiều khó khăn cho chúng ta, và phát triển một tâm tích cực mở rộng với sự chữa lành.

Nếu nguồn sức mạnh đem đến một cảm giác ấm áp, an bìnhsức mạnh cho ta khi quán tưởng về nó, chúng ta biến nó thành của ta. Giờ đây chúng ta có thể áp dụng sức mạnh của nó để chữa lành những khó khăn tình cảm, tâm thứctâm linh của chúng ta, và phát triển sức mạnh của tâm.

ÁNH SÁNG NHƯ LÀ MỘT PHƯƠNG TIỆN CHỮA BỆNH

Thêm vào sự thiền định về một nguồn sức mạnh, chúng ta cũng có thể sử dụng trí tưởng tượng của chúng ta để quán tưởng những biểu hiện của đất, nước, gió, lửa, hư không hay ánh sáng như một cách đem lại những ban phước và những năng lực chữa bệnh cho chúng ta. Ví dụ, chúng ta có thể thấy và cảm nhận năng lực của đất làm vững chắc và làm mạnh mẽ. Không khí có thể loại bỏ, tẩy rửa và tạo cảm ứng. Lửa có thể làm ấm áp nồng nhiệt, chuyển hóa, tinh lọc và truyền sức mạnh. Nếu một vấn đề đặc biệt, đòi hỏi phải được làm nguội đi những cảm xúc, chúng ta có thể quán tưởng sức mạnh của nước làm êm dịu và tịnh hóa.

Về tất cả những sức mạnh của những yếu tố trên, ánh sáng là phương tiện đầy sức sống nhất, được kê đơn trong kinh điển đạo Phật để chữa bệnh và tiếp nhận những ban phước.

Tất cả chúng ta đều biết theo trực giác ánh sáng là lực tích cực, và dựa trên một mức độ thực nghiệm, chúng ta có thể thấy ánh sáng quan trọng trong thiên nhiên và quanh chúng ta biết bao. Ánh sáng làm ngũ cốcthực vật phát triển trên trái đất. Chúng ta có thể thấy lá cây cối trồng trong nhà hướng theo để nhận sự nuôi dưỡng của ánh sáng. Ngay cả với những người không tôn giáo, một ngày nắng đẹp họ cũng cảm thấy như một sự ban phước, và những người làm việc văn phòng hạnh phúc hơn khi họ ngồi gần cửa sổ, ở đó họ có thể nhận biết ánh sáng ban ngày và sự rộng mở bên ngoài.

Theo tính chất tâm linh, ánh sáng là trung tâm của nhiều truyền thống, việc hành lễ tại những buổi hội và lễ kỷ niệm khác với những ngọn nến, ngọn đèn trang trí hay lửa thiêng. Ánh sáng được nối kết với thiêng liêng ở một số tin tưởng. Ví dụ, trong Chí Tôn ca (Bhagavad Gita) của Ấn Độ giáo, Đấng Chí Tôn hiển lộ như một hiện hữu tràn ngập ánh sáng rực rỡ. Và trong Tân Ước, Đức Jesus Christ công bố : “Ta là ánh sáng của thế giới.”

Trong quan điểm Phật giáo, ánh sáng được hiểu theo hai cấp độ, tương đốituyệt đối. Chúng ta có thể thấy những dạng của ánh sáng tương đối trong thế giới tự nhiên, cảm nhận sự ấm áp, quan sát và đo lường ánh sáng bằng những dụng cụ. Vượt lên ánh sáng tương đối là ánh sáng tuyệt đối hay Phật quang của nhất thể và rỗng rang. Chúng ta có thể thu thập một số hiểu biết về ánh sáng tuyệt đối từ những câu chuyện kể của người có kinh nghiệm cận tử về sự hòa nhập và trở thành một với ánh sáng rực rỡ, không còn cảm giác bản ngã bị tách biệt với sự an vui của ánh sáng phi thường này. Mặc dù chúng ta cố gắng mô tả chúng, ánh sáng tuyệt đối vượt qua giới hạn không gian, thời gian, đo lường hay khái niệm. Nó không tách biệt với tâm giác ngộ và sự rộng mở toàn bộ.

Theo những giáo lý mật truyền của phái Nyingma Phật giáo, toàn bộ thiên nhiên là một biểu lộ của ánh sáng tuyệt đối. Tuy nhiên, vì sự chấp ngã và những tri giác nhị nguyên của chúng ta làm khởi lên từ sự bám chấp này – ý niệm về một cái “tôi” tách biệt khỏi chung quanh, về “chủ thể” khác biệt với “đối tượng” – mà thiên nhiên xuất hiện trước chúng ta như là cứng chắc và tách biệt. Trích dẫn trong Chuỗi Tràng Hạt Vàng (gSer Phreng) một luận thư Tantric cổ, Ngài Kunkhyen Long-chenpa cho một sự mô tả thần bí về năm “ánh sáng thuần khiết” của trí huệ chư Phật trong sự xuất hiện thế gian của chúng :

Do bám chấp vào cái ngã,
Của ánh sáng xanh, trắng, vàng, đỏ và lục,
Mà chúng xuất hiện như năm nguyên tố thô (năm đại)
Hư không, nước, đất, lửa, và gió.

Mặc dù những lời dạy ấy về ánh sáng có thể khiến những Phật tử quan tâm, bất cứ ai tập trung chính vào sự chữa bệnh hàng ngày của tâm không cần thiết phải lưu tâm lớn lao đến chúng. Điểm cần hiểu là ánh sáng có thể là nguồn chữa bệnh và hoan hỷ vĩ đại, mà người ta thực hành trong thiền quán để làm dịu đi những vấn đề của họ.

Trong những bài tập chữa bệnh rút từ những giáo lý đạo Phật, bất cứ những hình ảnh ánh sáng gì sống động và gây cảm hứngchúng ta có thể quán tưởng đều giúp mình, ngay cả nếu chúng ta tri giác ánh sáng như là tương đối hơn là tuyệt đối. Vì trong đa số khái niệm của mọi người, ánh sáng thiên về rộng mở và phát triển, thiền quán về ánh sáng có thể làm buông lỏng sự chấp ngã và đem đến cho chúng ta cảm nhận an bình và rỗng rang.

QUÁN TƯỞNG ÁNH SÁNG

Luôn luôn khi chúng ta mời gọi ánh sáng hay bất cứ những phương tiện chữa bệnh nào khác, chúng ta cần phải quán tưởng một hình ảnh hay sự hiện diện, để cảm nhận những phẩm tính tích cực tốt lành của nó, và tin vào năng lực chữa lành của nó. Khi bạn thực hành, có thể thấy rằng khả năng thiền định của bạn trên ánh sáng sẽ sâu thẳm và mạnh mẽ thêm.

Bạn có thể thấy ích lợi khi cách quán tưởng ánh sáng rớt xuống như mưa trên bạn, tràn ngập và chiếu sáng thân, tâm bạn với sự nồng ấm chữa lành của nó, đem lại rộng mở và thơ thới cho bất cứ cái gì nó xúc chạm. Hay bạn có thể quán tưởng ánh sáng đến từ nguồn sức mạnh của mình. Có thể ánh sáng có hình dạng những tia sáng có màu sắc cầu vồng. Hãy cảm nhận rằng nó hoàn toàn tràn ngập trong tâm và thân, đem lại hỷ lạc, an bình, và sức khỏe mạnh, làm ấm áp và chữa lành những vùng có vấn đề trong chốc lát, hoặc hòa tan chúng trong ánh sáng và an bình. Mỗi một phần trong cơ thể của bạn, xuống đến tận những tế bào cuối cùng, đều tràn ngập ánh sáng một cách không cố gắng. Bấy giờ hãy cảm nhận thân mình được chuyển hóa thành một thân ánh sáng, hay có thể là ánh sáng ngọn lửa rực rỡ ấm áp nếu hình ảnh này giúp đỡ được cho bạn.

Thỉnh thoảng, bạn cảm thấy cần sự an toànbảo vệ về mặt tình cảm. Bấy giờ bạn có thể quán tưởng ánh sáng như một hào quang hay cái lều bọc quanh thân bạn, hay ánh sáng giống như một hình vỏ trứng che chở. Những quán tưởng như vậy làm bạn thoải mái và rộng mở, thậm chí được bảo vệ. Nếu cảm thấy bị bó buộc hay bao bọc, hoặc tách biệt, bị cô lập với thế giới và người khác, hãy cố gắng mở rộng sự thiền định này hoặc buông lỏng hay làm một điều gì khác.

Thiền quán về ánh sáng có thể dùng để chữa lành những khó khăn đặc biệt, hoặc có thể giúp chúng ta cảm thấy rỗng rang và rộng thoáng hơn. Khi thiền quán về ánh sáng, chúng ta có thể quán tưởng ánh sáng phát triển vượt ra ngoài thân và chiếu ra ngoài không dứt. Chúng ta có thể thấy toàn thể thế giới xúc động, tràn ngập và được chuyển hóa thành ánh sáng thuần khiếtan bình. Nếu thiền quán về ánh sáng theo một cách thực sự rộng mở, chúng ta nhận ra rằng ánh sáng là vô tận, không có những ranh giới, giới hạn của thời gian, không gian.

Tùy theo nhu cầu, chúng ta có thể thấy ánh sáng chữa bệnh trong nhiều hình thức khác nhau. Nếu bạn có một cảm xúc khó khăn gắn chặt vào một vùng đặc biệt như ngực hay cổ họng, bạn có thể đặt tay lên đó với sự quan tâm chăm sóc chữa bệnh. Chỉ bằng sự tiếp xúc nhẹ nhàng, xoa bóp hoặc chà xát những vùng đó khi bạn thở trong một cách bạn có thể xoa dịu những khó khăn. Thêm nữa, có thể quán tưởng ánh sáng chữa bệnh với nhiều màu sắc từ bàn tay của mình. Một nhà thần bí Thiên Chúa giáo đương thời, Omraam Mikhael Aivanhov có lời khuyên :

Khi bạn đang khổ đau lớn lao, hãy cầu xin ánh sáng giúp đỡ bạn. Hãy quán tưởng rằng từ những ngón tay của mình phát ra những tia sáng đủ màu và nhắm những ánh sáng đó đến những vùng đau. Bạn sẽ sớm cảm thấy một sự nhẹ đi từ từ khỏi đau đớn.

Với một số người, thiền quán về ánh sáng tạo ra quá nhiều cảm giác bay bổng hoặc trôi bềnh bồng. Nếu điều này xảy đến, hãy trở lại bằng cách quán tưởng rằng mặc dù ánh sáng chữa lành là thuần khiết, trong sáng và phổ quát, bản chất bất động, bất biến của nó làm cho nó có sức nặng.

ĐÁNH THỨC NĂNG LỰC CHỮA BỆNH

Tất cả chúng ta sở hữu năng lực vật chấttâm linh dữ dội hơn nhiều so với ta nhận thức. Chúng ta có thể đánh thức sinh lực này để sử dụng trong thiền định và cuộc sống hàng ngày. Rốt ráo năng lực và ánh sáng là như nhau. Để hưng vận đời sống của chúng ta, tinh thần và thể xác, chúng ta có thể làm bùng cháy và làm lớn mạnh năng lực, ánh sáng và trí huệ vốn sẵn của chúng ta.

Như là một thực tập đánh thức sức mạnh này, hãy thiền định về thân thể bạn như một nguồn năng lực vĩ đại. Hãy ngồi chỗ thích hợp và ấm áp, với mắt nhắm hay mở phân nửa. Thở tự nhiên và bình lặng. Từ từ quán tưởng thân thể mình như một sự vật kỳ diệu, tuyệt vời, với da, xương, cơ bắp, thần kinh và những cơ quan khác và hàng tỷ tế bào của nó đủ loại cần thiết cho phép lạ của đời sống.

Bạn có thể tưởng tượng tất cả điều này với sự chính xác của khoa học càng nhiều nếu bạn muốn, dù rằng một cách tiếp cận như vậy là không cần thiết. Với sức mạnh chữa bệnh của thiền quán, điều then chốtsử dụng bất cứ sự tưởng tượng nào có thể giúp bạn cảm nhận và tin tưởng rằng thân thể mình là một nơi chốn tích cực của sự phục hồinăng lực bao la.

Lúc bắt đầu, việc quán tưởng về một tế bào trong cơ thể thật sự có lợi ích, đi vào trong tế bào đó, thấy và cảm nhận sức sống tuyệt diệu của nó. Hãy hình dung sự bao la của nó. Nó có thể lớn như toàn bộ vũ trụ.

Bạn phải thấy lợi lạc khi đem một số những phẩm tính của các nguyên tố đất, nước, gió, lửa vào sự tham thiền này – như sự phì nhiêu hay sức mạnh của đất, hay sự trong sạch, tẩy tịnh của không khí. Bạn cũng có thể thưởng thức sự phong phú và vẻ đẹp của một tế bào này bằng cách hình dung âm nhạc hay một âm thanh an bình khác, hoặc bằng sự tiếp xúc với tế bào và cảm nhận nó cách sống động hay rung động với sức mạnh.

Sau khi dành một số thời gian cho một hay hai hoặc ba tế bào này, dần dần mở rộng sự thiền định của bạn để cảm nhận sự mênh mông của thân bạn, sức mạnh và khả năng chữa bệnh đáng ngạc nhiên của nó. Hãy cảm nhận bạn đang ở một nơi đẹp đẽ, kỳ diệuphong phú vô tận.

Bấy giờ, trở lại và nhìn một hay vài tế bào rực rỡ và sáng sủa với ánh sáng. Hãy ghi nhận ánh sáng an bình, tuyệt diệu này, có thể thêm bằng cách tưởng tượng âm nhạc hay âm thanh vinh hiển. Hãy mở rộng sự thiền định của bạn bao gồm toàn thân bạn đang tỏa sáng rực rỡ với sức khỏe và sự ấm áp.

Sau đó, hình dung và cảm nhận rằng bất cứ sự tối tăm, lạnh giá, đau đớn, buồn phiền, căng thẳng hay sự mất hài hòa của thân, tâm được chữa lành bởi ánh sáng rực rỡ ấm áp này, bởi những cảm nhận của sự an bình, của những âm thanh. Tất cả mọi tế bào đều sinh động trong một tiếp thông với sự nồng ấm và hỷ lạc, giống như hàng tỷ tia sáng của mặt trời tràn đầy thân thể bạn. Hãy trở lại với cảm giác này nhiều lần, an trú và sưởi ấm trong nó.

Cuối cùng bạn có thể tưởng tượng ánh sáng và năng lực chiếu ra từ cơ thể bạn, giống như ánh sáng của lửa trại trong đêm tối. Bạn phải hình dung những tia sáng phát ra từ thân thể trong một vòng hào quang bảo vệ của năng lực chữa bệnh. Sau đó năng lực chữa bệnh phát triển rộng ra tiếp xúc với những người khác hay những nơi chốn khác, tràn ngập chúng trong ánh sáng và an bình. Dần dần, nếu bạn là một thiền giả có kinh nghiệm, năng lực này có thể mở rộng ra toàn thể vũ trụ. Dù bạn thiền định cách nào đi nữa, hãy kết thúc bằng sự buông lỏng và hòa nhập làm một với những cảm nhận của mình.

Một bài tập khác để đánh thức năng lực chữa bệnh là quán tưởng chính bạn là bổn tôn, như đức Phật hay một vài bậc kỳ diệu khác. Hãy quán tưởng bổn tôn trong bạn và kêu gọi trí huệ hiện đến trong hình thức năng lượngsức mạnh.

ÁNH SÁNG CHỮA BỆNH VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG
ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY


Chúng ta có thể thể hiện một tỉnh giác về ánh sáng và năng lượng vào từng phần đời sống chúng ta. Sự tỉnh giác này có thể chuyển cuộc sống bình thường của chúng ta thành một chu kỳ chữa lành.

Một sự thực hành tốt cho bất cứ ai, không kể khí chất hay khéo léo của họ trong thiền địnhthưởng thức ánh sáng của thiên nhiên – ánh sáng mặt trời, sự chuyển đổi tinh tế của ánh sáng trong ngày và những mùa khác nhau trong năm, những buổi hoàng hôn đẹp đẽ, ánh sáng của trăng sao, ánh sáng dịu của một ngày nhiều mây.

Chúng ta cũng có thể trau dồi một tỉnh giác về ánh sáng thuần khiết tuyệt đối trong thế giới hàng ngày của chúng ta, tối thiểu trên ý niệm. Khi chúng ta sống trong cuộc sống quen thuộc hàng ngày, bất cứ sự tỉnh giác nào về ánh sáng của vũ trụ có thể giúp chúng ta lòng tự tin và sức mạnh.

Vậy khi bạn ngồi, đừng ngồi giống như một cục đá. Hãy ngồi trong một sự thoải mái nhưng linh hoạt, với một cảm nhận thưởng thức ánh sáng và năng lượng, giống như bạn là một ngọn nến tỏa sáng.

Khi bạn suy nghĩ, đừng nghĩ với một tâm hỗn độn, tranh chấp hay thù ghét. Hãy biết rằng ánh sáng của tâm có thể khơi gợi sự trong sáng của rỗng rang và thanh bình.

Khi bạn nói, hãy nói với một giọng không thô bạo cũng không yếu đuối. Giống như ánh sáng và năng lượng, giọng bạn phải mạnh mẽ, rõ ràng và êm dịu.

Khi bạn đi, đừng đi như một con rối bằng xương bằng thịt bị lôi kéo theo nhiều hướng bởi những sợi dây của đam mê hay dục vọng. Nếu bạn cảm nhận sự hiện diện của ánh sáng chữa bệnh và năng lượng, bạn có thể đi với cách thưởng thức chúng. Thay vì chỉ đi chậm chạp và nặng nề, nhưng qua tỉnh giác về ánh sáng, bạn có thể cung cấp năng lựcduyên dáng cho những cử động của bạn. Hãy thưởng thức cảm giác trải rộng của một người đang sống, và mở rộng thân thể trong một tư thế thoải mái, ngay ngắn.

Khi bạn tiếp xúc với đồ vật, không nên tiếp xúc giống như người máy cầm nắm dụng cụ. Hãy đưa tay tới như thể năng lực chữa lành từ bàn tay bạn phát ra, tiếp xúc với một đồ vật mà đồ vật đó tự nó là một nguồn ánh sáng.

Ánh sáng không chỉ ở trong chúng ta mà ở mọi nơi quanh ta. Mặc dù ánh sáng tuyệt đối của nhất thể vượt khỏi khái niệm hay hình ảnh, chúng ta có thể cảm nhận hay hình dung ánh sáng dưới dạng tương đối của nó có thể thấy được một cách tinh tế trong không khí và môi trường quanh ta hàng ngày. Mọi cử chỉtư tưởng của bạn có thể hòa hợp với một thế giới của ánh sáng. Ngay cả một động tác của ngón tay bạn cũng có thể là sự phô bày, hưởng thụ và tán thưởng của ánh sáng và năng lượng.

Cũng như với sự thiền định về ánh sáng, tỉnh giác về ánh sáng trong cuộc sống hàng ngày đôi khi có thể thành một dạng cảm giác trôi nổi hay khó chịu. Bấy giờ bạn có thể quán tưởng ánh sáng trong thân bạn, hay chỉ ở đôi chân, ánh sáng trĩu nặng. Hãy cảm nhận thân thể bạn nặng vừa đủ để không bị trôi bềnh bồng và chân bạn tiếp xúc vững chãi với nền đất chắc chắn.

Chúng ta phải nhận biết một bài tập đặc biệt nào thích hợp với nhân cách và những khả năng của chúng ta. Một số trong chúng ta có thể khó khăn trong việc tiếp xúc với những cảm giác thật sự của mình, và chúng tathể không sẵn sàng cho việc thực hành trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn cảm nhận gò bó và khép kín, bạn đang làm sự thực hành này sai cách. Nếu cảm thấy bị choáng váng hay tâm trạng thất thường, hãy chuyển sang một thực hành bình thản hơn hay đơn giản là có thể làm một việc gì khác.

Những thiền sinh thường hỏi tôi là những bài tập chữa bệnh này có “đúng cho họ không” hoặc họ đang làm “đúng cách” không. Luôn luôn chúng ta phải làm cái gì khiến chúng ta cảm thấy thoải mái và rộng mở, đây là sự hướng dẫn của chúng ta.

Tỉnh giác với ánh sáng là một cách khơi dậy năng lực chữa lành. Cũng có nhiều phương pháp khác. Những hoạt động thân thể là cách đem lại quân bình lớn cho cuộc sống và khơi dậy năng lực chúng ta. Đi bộ, tập Hatha Yoga hay những bài tập khác, khiêu vũ, ca hát – tất cả những điều đó là tôn vinh đời sống và đem lại sức khỏe.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant