Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

15. Hữu Tình: Xúc ĐộngLý Trí

07 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 4052)
15. Hữu Tình: Xúc Động Và Lý Trí

VIỆN CAO ĐẲNG PHẬT HỌC HẢI ĐỨC
Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
LUẬN GIẢI TRUNG LUẬN
TÁNH KHỞI VÀ DUYÊN KHỞI
PL.2547 - DL.2003 - Ban tu thư Phật học

15. Hữu tình: Xúc độnglý trí
Xúc động tình cảm.

Đến nay, càng ngày càng đông khoa học gia sử dụng kỹ thuật tính toán để phát hiện các mối quan hệ giữa những tâm sở và những vùng đặc thù của não. Dẫu có ghi thâu xung động của các neuron suốt tháng, đo lường nồng độ của từng phân tử, và quan sát hết thảy mọi mẫu hình cọng hưởng của mạng lưới não phức tạp, họ cũng phải nhìn nhận không thể vin vào đó mà giải thích khái niệm tâm thức rõ ràng và đúng như thật. Dầu sao sự phát minh mạng lưới quan hệ giữa hai hệ thống, hệ neuron và hệ tâm sở, không phải là không cần thiết trong việc tạo dựng một thế nền cho một học thuyết về tâm. Những khám phá mới chẳng những giúp sáng chế nhiều liệu pháp mới để chữa loạn thần kinh mà còn tiết lộ gốc rễ và sự diễn biến tiến hóa của những hoạt động tâm lý không thể tách biệt với gốc rễ và sự diễn biến tiến hóa của những hiện tượng sinh lý vật lý trong cơ thể con người. Hệ viền hay não cổ thú tức là những trung tâm thần kinh xúc động chiếm một vị trí rất quan trọng trong cấu trúc của não vì các trung tâm suy tưởng nảy chồi ở phía trên và phát xuất từ chúng, mở rộng tầm hoạt dụng của chúng. Những trung tâm thần kinh xúc động kết liên, bện chặt, và giao thiệp không ngừng với vô số mạch nối của vỏ não mới. Do đó chúng có vô hạn quyền năng chi phối sự vận hành của vỏ não, kể cả những trung tâm thần kinh suy tưởng tức vỏ não mới.

Một trong những thành quả quan trọng của thần kinh học hiện đại là xác định được trong phần não loài cổ thú chỗ ẩn trú của các tâm sở sợ hãi, sân hận, khát ái, và dục vọng. Bất kỳ tâm sở nào trong số đó cũng luôn luôn sẵn sàng nhảy ngay ra khỏi hang núp mọi khi có cơ hội. Hang ẩn trú đó chính là amiđan (hạch hạnh; chữ Hy Lạp amygdala có nghĩa là hạnh nhân), một bộ phận nằm dưới đáy sâu của hệ viền, kế cạnh một bộ phận khác có tên là đồi hà mã (hippocampus), ngay phía trên cuống não. Cả đồi hà mã và amiđan là chỗ phát khởi não loài cổ thú và sau đó là vỏ não mới. Chúng là nơi diễn ra các hoạt động học hỏi và ghi nhớ. Nói riêng amiđan thời nó là chuyên viên về xúc động tình cảm, là chủ thể theo dõikiểm soát hầu hết những cảm giácphản ứng cơ bản của não. Nó dẫn khởi hành động đối ứng tùy theo sự nhớ lại những kinh nghiệm đã qua cất giữ trong nó và trong đồi hà mã. Đã có trường hợp một người trai trẻ bị chứng kinh giản trở thành thờ ơ, lạnh lùng, tìm cách lánh xa mọi người sau khi được giải phẫu cắt bỏ amiđan. Amiđan tham dự một phần lớn làm chảy nước mắt khổ đau hay sung sướng. Thiếu mất amiđan, con người hình như mất đi sự hay biết về cảm giác, không còn cảm thấy những cảm xúc của mình nữa. Amiđan hoạt động như kho tàng trữ ức niệm xúc động, do đó đời sống thiếu amiđan là một đời sống không có ý nghĩa.

Thường amiđan phối hợp với những vùng của não suy tưởng tức não loài thú mới, trước khi giải thích hay báo hiệu một phản ứng đáp trả lại một kích thích hay biến cố. Nhưng amiđan cũng có khả năng tác dụng độc lập không cần chia xẻ quyết định với những cơ quan suy tưởng, nhất là những lúc sinh mệnh lâm nguy. Nhà thần kinh học Joseph LeDoux khám phá ra mối quan hệ cấu trúc giữa amiđan và não suy tưởng tức vỏ não mới. Mối quan hệ cấu trúc này giải thích nguyên nhân vì sao amiđan trong nhiều cảnh huống cướp đoạt quyền đoán định của não suy tưởngđơn độc ra lệnh chúng ta hành động. LeDoux là nhà thần kinh học đầu tiên tìm thấy con đường phát khởì những xung động tình cảm thiếu lý trí

Theo sự hiểu biết cổ điển, mọi tín hiệu truyền từ ngoài vào qua các giác quan như mắt, tai, mũi,... đều được truyền dẫn đến khâu não (thalamus), một “căn phòng” giữa cuống não và vỏ não. [Chữ thalamus gốc Cổ Hy lạp có nghĩa là phòng trước, thường là phòng đợi] Khâu não có chức năng giống như một cửa kiểm soát, thâu nhận, và sắp xếp mọi tín hiệu liên quan mỗì thứ cảm giác lại thành bó để chuyển lên vỏ não đến những vùng nhận cảm tương hợp. Những vùng nhận cảm này phối hợp với những vùng liên hợp của vỏ não xử lý các thông tin truyền đến, và tựa vào những ức niệm, gán cho những tín hiệu đã được chọn lọc phân loại một ý nghĩa, tạo nên những cái gọi là tri giác biểu tượng, tưởng tượng biểu tượng, hay ký ức biểu tượng, hiện lên hình thái trong tâm tư. 

Như vậy, tác dụng của não suy tưởng có thể mô tả bằng danh từ lục tưởng của Phật giáo. Lục tưởng chỉ cho tri giác phát sinh từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý. Năm phần trước chính là tưởng do sự kích thích từ bên ngoàì. Phần thứ sáu là ý thời chính là ký ức hay tưởng tượng phát sinh ngay từ bên trong. Tính chất của tưởng rất tương tợ tác dụng của thức, mặc dầu có sự khu biệt giữa thức và tưởng: “Cái biết tất cả thể của các cảnh giới đó gọi là thức, cái thủ riêng danh tướng gọi là tưởng.” (Thuận chính lý luận quyển 11) Tri giác, đại khái, là tác dụng của thức. Biểu tượng cụ thểý nghĩa của tưởng. Vậy tưởng chỉ vào tác dụng của vỏ não liên quan mật thiết với suy lý, phân biệt, và phán đoán.

Theo thần kinh học cổ điển, sau khi nhận định sự xuất hiệný nghĩa của biểu tượng, vỏ não ra tín hiệu cho hệ viền phát xuất những phản ứng thích nghi truyền qua não bộ và thân thể. Thông thường những tín hiệu vào được xửû lý theo lộ trình nói trên, từ giác quan chuyển đến khâu não, rồi đến vỏ não tức là não suy tưởng, và cuối cùng đến hệ viền là nơi amiđan tọa lạc, kết quả đưa đến tác dụng đáp ứng của cơ thể tùy theo hoàn cảnh.

Nhưng kích thích từ bên ngoài vào không phải luôn luôn được nhận thức theo lộ trình xuyên qua não suy tưởng. LeDoux phát hiện một chùm nhỏ neuron chạy dài từ khâu não xuống amiđan, ngoài nhiều chùm neuron khác lớn hơn nối liền khâu não với vỏ não. Chính chùm nhỏ neuron đó tạo ra con đường khẩn cấp cho phép amiđan trực tiếp thu nhận các tín hiệu kích thích giác quan và tự động phản ứng trước khi não suy tưởngthời giờ ghi nhậnphán đoán những thông tin liên hệ từ khâu não chuyển đến. Do sự phát hiện của LeDoux, các nhà thần kinh học không còn tin tưởng quan niệm cho rằng amiđan phải hoàn toàn lệ thuộc các tín hiệu do não suy tưởng chuyển đến mới thành dựng được các phản ứng xúc động.

Amiđan tự nó dẫn khởi tác dụng xúc động qua ngã đường khẩn cấp, dội phản lại song song với con đường giữa amiđan và vỏ não. Ngã đường khẩn cấp ấy hình như biến amiđan thành một kho tàng trữ những ức niệm xúc độngchúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn thông suốt hiểu biết. Nhiều công trình nghiên cứu thần kinh học theo chiều hướng LeDoux cho thấy chúng ta bắt đầu tri nhận tự tướng của một vật thể ngay ở trong khoảnh khắc đầu tiên của quá trình nhận thức. Tuy vô thức, nghĩa là thấy vật thể ấy một cách đơn thuần, không có phẩm tính, danh tính, thuộc tính,... nhưng chúng ta đã quyết định thích hay không thích nó. Như thế, cảm giác (xúc) chẳng những là hình thái nhận thức tự tướng của sự vật, mà hơn nữa đưa tác dụng tâm đến chỗ phức tạp, biến thành căn để của toàn thể tâm, là cảm tình, tức thọ. Nhân thể nói về thọ, tưởng cũng nên biết đến lời xác quyết của Kimura Taiken viết trong Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận rằng: “Cứ theo chỗ tôi biết, trong lịch sử tư tưởng Ấn độ, đức Phật chính là người đầu tiên đã chia tình cảm con người thành ba trạng thái là khổ, vui (lạc), và không khổ không vui (xả).”

Theo trên, hết thảy xúc động tình cảm đều là tác dụng của não xúc động, chính yếu là của amiđan. Amiđan luôn luôn ở thế phòng thủ. Các tín hiệu từ ngoài không ngớt truyền vào. Nếu một hình thấy hay một tiếng nghe đánh thức cùng một loại cảm giác đã kinh nghiệm trước kia khi gặp nguy biến, amiđan lập tức phát động một phản ứng xúc động. Nếu là một sự đe dọa, thời trong thời gian chưa đầy nháy mắt amiđan ra tín hiệu ngưng lại mọi chuyển động không liên can đến trường hợp khẩn cấp, đồng thời ra lệnh các bắp thịt nơi mặt tạo ra nét mặt sợ hãi hay giận dữ. Mặc dầu amiđan hành động kịp thời trong mọi trường hợp nguy cấp, nhưng rất tiếc là về phương diện đoán định nó thường không nhận xét đúng một tín hiệu vào thật có tính cách báo nguy hay không. Chẳng hạn, có khi tín hiệu vào chỉ na ná giống chứ không thực sự là một sự hăm dọa, nó vẫn quyết định đó là một trường hợp khẩn cấp cần báo động. Vì amiđan thường báo động sai lầm cho nên nhiều xúc động phản ứng của chúng ta thật ra không cần thiết. Nói một cách khác, não xúc động có thể vô duyên cớ gây ra nhiều tác dụng tâm, nhất là những tâm sở sợ hãi, sân hận, hay đam mê.

Nằm bên cạnh amiđan, đồi hà mã có chức năng ghi nhớ giống như amiđan, nhưng chỉ ghi nhớ những dữ kiện khô khan từ trạng huống phát xuất biểu tượng hay quan niệm, còn phần xúc động tình cảm câu khởi cùng với những dữ kiện ấy thời do amiđan đảm trách. Khi đồi hà mã tìm kiếm dữ liệu thông tin, thời amiđan xác định dữ liệu thông tin ấy có giá trị tình cảm xúc động hay không. Như LeDoux nói: “Đồi hà mã rất cần thiết để anh nhận ra một cái mặt như cái mặt của ngườì chị họ chẳng hạn. Nhưng chính amiđan nhớ thêm rằng anh không ưa thích cái mặt đó.” 

Trên đây sự phát sinh những xúc động tình cảm được giải thích tựa vào mô hình não vận hành như một mạng lưới dây điện. Mạng lưới này chằng chịt các đường dây nối kết neuron truyền dẫn các thế tác động (action potentials) hay xung thần kinh do neuron phát xạ xuyên qua các diện tiếp hợp. Đồng thời với hoạt dụng của mạng lưới dây điện, các nhà thần kinh học phát hiện một dòng hóa chất chảy sóng đôi tương ứng với tâm tình và tập tính của chúng ta. Theo mô hình não hóa chất này, sự phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan là do các hợp chất hóa học khuếch tán cùng khắp các dung dịch của cơ thể. Khuếch tán có nghĩa là tất cả nguyên tử, phân tử, hay ion trong một dung dịch mặc dầu luôn luôn chuyển động ngẫu nhiên nhưng có khuynh hướng tự nhiên di chuyển từ vùng nồng độ cao đến vùng nồng độ thấp đến khi nồng độ khắp dung dịch không còn sai biệt nữa. 

Mô hình não hóa chất chuyên khảo một loại protein của màng tế bào gọi là “phân tử nhận thu” (receptor molecules). Chúng là tai mắt của thế giới nội tâm, rất nhạy cảm đối với các tín hiệu phát ra từ các phân tử khác, những phân tử này khuếch tán cùng khắp các dung dịch của cơ thể. Các phân tử nhận thu còn được gọi là “lỗ khóa”, vì khi có một hóa chất tương ưng được dung dịch ngoài tế bào chuyển đến nơi chúng thời chúng thay đổi hình dạng thành như một lỗ khóa để tiếp nhận cái chìa khóa là hóa chất tương ưng đó. Quá trình thu nhận hóa chất tương ưng theo kiểu ấy được chỉ danh là “hiện tượng liên kết” (binding). Nhà thần kinh học Candice Pert nhận xét: “Đó là cách làm tình ở tầng mức phân tử”.

Khi thu nhận được tín hiệu hóa chất tương ưng, phân tử nhận thu liền chuyển vào bên trong tế bào, khởi đầu một chuỗi biến cố sinh hóa do đó tế bào chế tạo nhiều protein mới, hay chế tiết một hóa chất đặc thù. Các hóa chất tương ưng, gọi chung là hóa chất liên kết (ligand), phân làm ba loại. Loại thứ nhất gọi là thần kinh dẫn truyền (neurotransmitter) như dopamine, serotonin, và norepinephrine được giao phó nhiệm vụ di chuyển các thông điệp băng qua các diện tiếp hợp. Loại thứ hai là các thứ steroid như các homon dục tính testosterone, progesterone, và estrogen. Cuối cùng, loại peptid chiếm phần lớn trong số các hóa chất liên kết, có công dụng điều tiết hầu hết mọi quá trình sinh lý căn bản của sự sống. Tất cả phân tử nhận thu và hóa chất liên kết được xem như là thông tin phân tử (information molecules) vì nhờ chúng mà hết thảy mọi tế bào của cơ thể thường xuyên liên lạc giao thiệp với nhau. Mạng lưới sinh hóa này có khả năng truyền thông qua khắp các hệ, hệ thần kinh suy tưởng, hệ tuyến nội tiết, hệ miễn dịch, hệ dạ dày-ruột, nhờ vậy cơ thể mới có thể phối hợpđiều hành hết thảy mọi sinh hoạt của nó.

Hệ thần kinh hóa chất là một phần di vật do quá trình tiến hóa lưu lại đến nay trong cơ thể con người. Nhiều loại phân tử nhận thu và hóa chất liên kết trong cơ thể con người được tìm thấy trong cơ thể của hết thảy động vật có xương sống khác và của một số côn trùng. 

Não bộ áp dụng phương thức nào để amiđan ghi nhớ các xúc động tình cảm một cách sâu đậm và lâu dài? Mỗì khi quá lo âu hay mừng quýnh, những khi thần kinh bị căng thẳng, một dây thần kinh chạy từ não đến các tuyến trên thận xúc khởi sự tiết ra các homon adrenaline và norepinephrine. Các homon này truyền tín hiệu khẩn cấp khắp thân thể và chuẩn bị mọi cơ quan sẵn sàng ứng phó một nguy biến sắp xảy đến, hoặc chạy trốn hoặc chống trả (fight-or-flight response). Chúng kích động những cơ quan nhận cảm của dây thần kinh X (vagus nerve) nơi sọ. Amiđan là bộ phận tiếp nhận những tín hiệu khẩn cấp do dây X chuyển lại. Những tín hiệu này được các neuron của amiđan biến cải thành những hiệu lệnh truyền bảo các vùng não lân cận ghi nhớ kỹ lưỡng và sâu đậm những xúc động cảm giác kinh nghiệm.

Như vậy, não bộ có hai hệ thống ký ức. Một, về những biến cố thông thường rất dễ quên. Hệ thứ hai, về những biến cố gây những xúc động mãnh liệt lâu ngày vẫn còn nhớ. Vấn đề ở đây là sự ghi nhớ xúc động tình cảm của amiđan không được chính xác vì đường dây khẩn cấp từ khâu não đến amiđan là một chùm nhỏ so với những chùm neuron cỡ lớn gấp bội nối liền khâu não với não suy tưởng. Bởi thế cho nên đường dây khẩn cấp không chuyển hết mọi thông tin cần thiết. Mặt khác, trong đầu óc của một đứa bé, đồi hà mã và não suy tưởng phát triển chậm so với sự phát triển của amiđan. Amiđan của đứa bé sơ sinh hầu như đã ở trạng thái chín muồi gần toàn vẹn. Nó bắt đầu thâu nhận những xúc động tình cảm rất sớm, ngay khi đứa bé chưa đủ khả năng nhận biết, chưa đủ khả năng phát biểu. Những xúc động in dấu sâu đậm trong amiđan của đứa bé vào thuở ban đầu sau này khi hiện khởi trở lại thời không bao giờ có thể dùng trí năngngôn từ của người lớn mà giải thích chúng được. Giải thích được chăng là công nhận rằng mọi cảm giáccảm tình của chúng ta hiện giờ không thoát khỏi ảnh hưởng và sự ràng buộc của các nghiệp tích tụ trong quá khứ

Theo như trình bày trên, ký ức của amiđan thiếu chính xác và quá thời. Các tế bào của amiđan tuy hết sức nhanh nhẹn trong cơn nguy biến nhưng thường rất mù mịt không phân biệt rõ ràng lúc nào nên báo động và lúc nào không nên. Tính chất này đối với loài thú như chim, cá, sóc, rắn thật tối cần thiết, vì dù có lầm lẫn về tình hình khẩn cấp, hiệu lệnh phát ra từ amiđan vẫn luôn luôn để báo nguy và tạo nên những phản ứng bảo toàn sinh mệnh. Nhưng đối với loài người thời sự ghi nhớ không chính xác của amiđan đưa đến những tác dụng rất tai hại. Nếu amiđan tự động quyết định không phối hợp với não suy tưởng thời sinh hoạt tình cảm phóng túng của con người luôn luôn bị ba độc tham, sân, si thống ngự. Ba độc này thích ứng với ba trạng thái khổ, lạc, và xả. Đối với lạc, sinh tham, đối với khổ, sinh sân, và đối với bất khổ bất lạc, sinh si. Sự kích thích trên thận và vỏ não gây ra bởi một xúc động mãnh liệt không biến đi ngay mà tiếp tục kéo dải ảnh hưởng một thời gian rất lâu. Thần kinh hệ tiếp tục ở trong tình trạng báo động, chực đón nhận thêm nhiều mối đe dọa hay nhiều vấn đề khác phải giải quyết, sinh ra một tâm trạng thường xuyên xao xuyến bất an. Do đó, tập tính xao xuyến bất an của đa số đang sống tại các nước tân tiến, nhất là ở các thành thị lớn, có thể giải thích là do vỏ não của họ bị amiđan hoảng sợ kiếp đoạt.

Lý tríxúc động.

Dòng tín hiệu giác quan đưa vào khâu não được chọn lọc, phân phối, một phần chuyển đến amiđan nhưng phần lớn đến vỏ não mới. Vỏ não mới hay não suy tưởng ở bên trên não xúc động gồm hai bán cầu, trái và phải. Mỗi bán cầu được chia thành nhiều vùng gọi là thùy (lobe). Tiền thùy trán (prefrontal lobes) ở ngay đằng sau trán là một vùng liên hợp liên can đến dẫn khởi động cơ và điều hòa tập tính xúc động. Tiền thùy trán không những có mạch nối liền với amiđan mà còn qua một mạng lưới quan hệ rộng lớn nó nối kết với khắp hệ viền tức não xúc động. Chính qua các mạch và mạng lưới này, tiền thùy trán hoạt động đối đầu với amidan mỗi khi xảy ra sợ hãi hay phẫn nộ, nén lại hay chế ngự xúc cảm để đối phó với tình hìnhhiệu quả hơn. Tiền thùy trán cũng đáp ứng rất nhanh chóng những lúc ta thấy cần xét định lại cách ta phản ứng.

Vỏ não mới tác dụng điều biến amiđan và những trung tâm xúc động của hệ viền. Trong vỏ não mới có nhiều tầng nối tiếp neuron đảm trách công việc thâu nhận, phân tích, và tìm cách biểu tượng thông tin do khâu não chuyển tới. Với sự tham gia của tiền thùy trán, vỏ não mới đề khởi một phản ứng thích nghi. Mọi thông tin đã được xử lý cũng như phản ứng của ta đối vớì chúng đều do tiền thùy trán kiểm soát điều chỉnh. Tiền thùy trán là nơi trù liệu kế hoạch và tổ chức các tác độngmục tiêu, kể cả những tác động xúc cảm. Nếu cần một phản ứng xúc động, tiền thùy trán luôn luôn phối hợp với amiđan và với những trung tâm xúc động khác của hệ viền để quyết định phải phản ứng như thế nào. Ngoại trừ những trường hợp xúc độngtính cách khẩn cấp, vỏ não mới thường hoạt động theo một quá trình hợp tác với amiđan, và phát khởi những phản ứng đắn đo cân nhắc. Khi một xúc động kích thích, tiền thùy trán trong khoảng thời gian rất ngắn tính toán sự lợi hại của vô số phản ứng nên có hay không nên có và quyết định đề bạt một trong chúng như là phản ứng thích nghi nhất.

Vì phải vận dụng nhiều mạch dây thần kinh hơn nên vỏ não mới đáp ứng chậm thua cơ cấu kiếp đoạt của amiđan. Những phản ứng nó đề khởi nặng lý tính hơn cảm tính. Mỗi khi buồn rầu vì mất mát, hoặc sung sướngđắc thắng, hoặc nổi giận hay cảm thấy tổn thương sau khi suy gẫm về một lời nói hay cử chỉ của người đối thoại, đó chính là do kết quả hoạt động của não suy tưởng. Nếu tiền thùy tráng hay các dây thần kinh nối kết tiền thùy trán với não xúc động bị cắt bỏ, như đã từng được thực hiện để chữa bệnh loạn trí trước đây, con người mất hẳn đời sống tình cảm của mình. Để chế ngự những xúc động thiếu lý trí, tiền thùy trán chận đứng hay tắt lần những tín hiệu do amiđan và các trung tâm thần kinh xúc động khác phát ra.

Không phải chỉ có một nhịp cầu neuron nối liền amiđan, các trung tâm thần kinh xúc động khác của hệ viền, và tiền thùy trán. Ngoài ra còn có một dòng sinh hóa nối kết chúng. Quả vậy, cả tiền thùy trán lẫn não xúc động có một nồng độ rất cao về các phân tử nhận thu liên kết với hóa chất thần kinh dẫn truyền tương ưng là serotonin. Serotonin ảnh hưởng nhiều chức năng cần yếu cho sự sống, trong số đó đáng kể ở đây là tập tính hợp tácphản ứng kiềm chế xúc động.

Các mạch nối vỏ não mới với amiđan và những cấu trúc hệ viền liên hệ lưu chuyển các tín hiệu xung đột hay hợp tác giữa tim và óc, giữa cảm tìnhtư tưởng. Chúng cho thấy nếu được kiểm soát thời xúc động tình cảm rất cần thiết để suy tư xác đáng, có hiệu quả, và đi đến những quyết định khôn ngoan. Bác sĩ Antonio Damasio, giáo sư Y khoa ở Đại học Iowa, cho biết các bệnh nhân bị hư hoại các mạch nối ấy mất hết khả năng quyết định về bất cứ vấn đề gì. Lý do là vì các mạch nối ấy là con đường dẫn họ đến các kho kinh nghiệm xúc động quá khứ nay bị cắt đứt, nên trong hiện tại họ không có cách nào học hỏi kinh nghiệm quá khứ để suy lường và chọn lấy một quyết định. Họ vẫn nhận ra mọi sự vật quen thuộc, nhưng những sự vật này không còn gây nơi họ những phản ứng xúc động như trước. Trong cuộc sống hàng ngày ta thường phải đối đầu vấn đề phải lựa chọn. Bạn trăm năm của ta phải như thế nào? Ta phải đầu tư vào đâu để chuẩn bị ngày hưu trí? Thường nhờ vào kinh nghiệm từng trải, như nhớ lại đau khổ về một mối tình đổ vỡ hay một lần bỏ vốn lỗ lã, ta trở nên khôn ngoan hơn trong sự tính toán suy lường. Do đó, trước khi áp dụng luận lý khô khan ta cần xúc động tình cảm chỉ đường dẫn lối. Mặt khác, não suy tưởng thường giữ vai trò thực hiệnđiều hành các mối xúc cảm, ngoại trừ những khi bất lực không kiềm chế chúng nổi và não xúc động giựt mất đi vai trò tác dụng.

Tóm lại, hệ viền và vỏ não mới, amiđan và tiền thùy trán hoạt dụng bổ túc nhau. Theo Phật giáo, tình ýtrí tính phải được điều hòa và cân bằng, nếu không thời rất khó mà đạt đến chỗ an tâm lập mệnh. Lý tínhPhật giáo nói đến ở đây không phải là lý luận lý tính, mà là thực tiễn lý tính. Mọi lý luận không ngoài tiêu chuẩn thực tu và thể nghiệm. Vì thế muốn làm cho lý luậnthực tiễn được nhất trí, tuy lý luận được tôn trọng, nhưng cuối cùng phương diện tình ý vẫn chiếm phần quan trọng.

Thực vậy, lập trường của Phật giáo là lấy giải thoát làm mục đích và đàng sau đó dự tưởng một cuộc sống tự chủ tuyệt đối, một sinh mệnh vô hạn. Vì yêu cầu giải thoát và lòng mong muốn một cuộc sống vô hạn, tất cả đều phát sinh từ nội tâm nên sự giải quyết tối hậu tất nhiên phải tìm ngay trong tự tâm. Đó là lời dạy cuối cùng của đức Phật: “Hãy tự mình thắp đuốc lên. Hãy tự mình nương tựa nơi mình, nương tựa Chánh pháp, chứ đừng nương tựa vào một nơi nào khác.” Như thế, vô hạn sinh mệnh chỉ được thể nghiệm nội tại chứ không biến nó thành một hình thái nhất định để biểu tượng hóa. Nghĩa là, tất cả đều quy về nhất tâm, do nơi tự tâm để tìm cầu sự siêu việt và cái cảnh giới siêu việt đó nhất trí với nội tâm. Do đó, tất cả lý luận đều nhằm hợp lý hóa tiêu chuẩn thực tu và thể nghiệm, căn cứ vào yêu cầu kết hợp giữa tự dogiải thoát.

Trong kinh Bảo Tích, đức Phật bảo ngài Đại Ca Diếp rằng: “Lại nữa, này Đại Ca Diếp! Các ông nên quán sát chính mình, chớ nên dong ruỗi tìm cầu bên ngoài.” Phải tự kỷ nội tâm mới thấy rõ phiền não của mình để hàng phục chúng. Phải hay nội quán mới có thể tấn nhập Phật pháp, mới có thể tu Tam học, Giới, Định, Huệ, đắc chơn giải thoát.

Về vấn đề tu luyện cảm tình, đức Phật cực lực chủ trương phải ức chế tình cảm. Bởi vì tình cảm vốn liên quan chặt chẽ với ý dục. Ý dục được thỏa mãn thời vui, không thỏa mãn thời khổ, thành thử ý dục càng bị những tình cảm vui khổ ràng buộc bao nhiêu thời càng trở nên lớn mạnh bấy nhiêu. Trong những phiền não căn bản là ba nọc độc tham, sân, si, tham và sân thuộc phạm vi tình cảm. Đến cái tôi, cái của tôi, nếu đứng trên bình diện lý tríquan sát thời đó là một nhận thức sai lầm, nhưng chính đó cũng lại là một loại tình cảm. Tuy một mặt hết sức chế ngự tình cảm, nhưng đồng thời, mặt khác, lại cố gắng bồi đắp những cảm tình cao thượng như cảm tình tôn giáo (chí tâm quy y Tam Bảo), cảm tình đạo đức (Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả), cảm tình thẩm mỹ (ký thác tâm hồn vào cảnh trời mây non nước mà tu luyện thiền quán), v..v... Những tình cảm này tuy cũng lấy khổ vui làm bản vị mà thành lập, nhưng khi chúng được tịnh hóa thời chúng siêu việt cả khổ vui, và có khả năng đi tới chỗ siêu việt cả ngã chấp, ngã dục.

Theo các nhà thần kinh học, khát ái hay dục liên quan đến hạ khâu não (hypothalamus), một bộ phận ở đáy não xúc động, phía dưới khâu não. Do tiếp cận với cuống não tức não loài bò sát nên nó thu nhiếp hết thảy mọi hoạt động sinh mệnh như dục tính, đói, khát, sợ hãi, phẫn nộ, và lấn lướt. Các tập tính tự nhiên này đã hiện thành mấy triệu năm về trước trong quá trình tiến hóa của sự sống để bảo toàn sự tồn tại của cá thể và sự tương tục của nòi giống. Nhưng đến khi phát sinh não loài cổ thú tức não xúc động thời chúng ảnh hưởng mọi hoạt động tâm lý của não xúc động, làm duyên sinh mọi thứ phiền não. Tuy nhiên, do sự phát triển vỏ não mới, các tập tính bản năng không những có thể chế ước (conditioning) mà ngoài ra còn phát sinh khả năng vong khước (unlearn) tức khả năng quên mất mọi sở đắc, buông bỏ mọi tập tính tai hại do hoạt động sinh mệnh gây ra.

Phần hai bên của hạ khâu não có những mạch dây phân cực các phản ứng. Nghĩa là, trong số các mạch ấy, có mạch đáp ứng lạc thọ, có mạch đáp ứng khổ thọ. Những phản ứng phân cực này tiếp chuyển lên não trên cuối cùng bám chặt vào những khái niệm thiện hay ác, trái hay phải, được hay mất, làm nguyên nhân biến đổi tập tính. Lấy thí dụ một người nghiện thuốc lá muốn bỏ mà không được. Tại sao bệnh ghiền đối với người ấy khó bỏ đến thế? Bởi vì không chỉ riêng hạ khâu não mà còn vô số vòng mạch khác ở não trên, ở não dưới vướng mắc với hạ khâu não tạo thành một mạng rộng lớn, tăng cườngcủng cố các phản ứng phân cực. Muốn dứt bỏ bệnh nghiện thời phải vong khước những mẫu hình thói quen đã trở thành cố định, như quẹt lửa, chuyển động môi và miệng, hít khói thuốc,... Do đó, phải biến đổi não theo ba cách. Một, cách nó nhận thức các kích thích. Hai, cách nó đáp ứng kích thích ở tầng mức cơ quan như chảy nước dãi, nhịp tim đập, hay huyết áp. Và ba, cách những tầng lớp não khác tăng cườngcủng cố những hỗ tương tác dụng giữa hai cách đầu.

Cần lưu ý rằng khoa học áp dụng phương pháp đối tượng hóa để quan sát, tức là phân biệt chủ thể với đối tượng, do đó khác hẳn với phương pháp thiền quán. Tuy nhiên, công trình quan sát phân tích của các nhà thần kinh học như trình bày trên vẫn có tác dụng quán chiếu cội nguồn các pháp. Tác dụng này có ít nhiều tính cách của trạch pháp, yếu tố giác ngộ trọng yếu của Thất bồ đề phần. Sáu yếu tố kia của sự ngộ đạo là niệm, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, và hành xả. Trạch phápquyết trạch về các pháp, nghĩa là nghiên cứu tường tận về cội nguồn và tự tính của các hiện tượng, sinh lý cũng như tâm lý. Hiểu được cội nguồn và tự tính các pháp tức là đạt đến tâm ý không mê muội. Phần lĩnh vực đối tượng tâm thức, kinh Bốn lĩnh vực quán niệm, có nói đến trạch pháp. Trong lĩnh vực này, hành giả quán niệm về những yếu tố của sinh mệnh là sắc, thọ, tưởng, hành, và thức, các giác quan và đối tượng của chúng, các yếu tố gây chướng ngại cho trí tuệgiải thoát, các yếu tố đưa đến giác ngộ và bốn sự thật về khổ đau và giải thoát.

Phương pháp của kinh Bốn lĩnh vực quán niệmthực tập hơi thở ý thức để nhận diện những cảm thọ, tư tưởng, lời nói và hành động của mình, nhất là những cảm thọ, tư tưởng, lời nói và hành động phát khởi một cách tự nhiên để phản ứng lại những sự việc đang xảy ra. Thần kinh học cho biết rằng thở ratụng kinh giảm thiểu rất nhiều hoạt động phát xạ (firing) của tế bào thần kinh trong khắp hệ viền, nhất là trong amiđan. Vì vậy thân thể ta nhờ thiền tọatụng kinh mà nhẹ nhàng và an lạc. Mặt khác, khi tâm tĩnh lặng, thời các phân tử nhận thu trong hệ thần kinh không còn bị kích thích quấy động quá mức. Theo các nhà thần kinh học, khát ái biểu hiện một “nhu cầu” sinh lý. Khát ái xảy ra khi ta ngưng kích động các phân tử nhận thu trước kia đã bị kích thích quá mức bởi ma túy chẳng hạn. Chính bản năng ngã chấp, ngã dục là nguồn gốc phát xuất cảm giác có nhu cầu về một cái gì.

Bản chất của thiền quán là nhìn và thấy được tự tính duyên khởi của vạn pháp. Mọi hiện tượng trong vũ trụ đều cần được quán sát như thế. Lúc thiền quán, tâm vừa là chủ thể vừa là đối tượng quán sát, như vậy quán sát đây không phải quán sát một đối tượng độc lập. Hãy nhớ lại công án của thiền sư Bạch Ẩn: tiếng vỗ của một bàn tay. Tâm thực nghiệm về tâm ngay chính trong bản thân của tâm. Lẽ cố nhiên, tâm tánh không thể nắm bắt bằng trí suy luận thông thường mà đặc tínhphân biệtchấp ngã, đặc chất là tán loạnưu tư. Chủ thể quán chiếuchánh niệm. Chánh niệm hay tâm quán chiếu tham dự vào, soi sáng, và chuyển hóa đối tượng nó quán chiếu. Chánh niệm là một trong những tâm hành quan trọng nhất vì duy nhất nó mới có khả năng can thiệp vào quá trình nhận thức. Điều này phù hợp với đặc tính tự tạo tự sanh của não như trình bày trong phần trên. Não là một hệ thống hở, thích nghi với sự biến chuyển của môi trường, học hỏi, và thay đổi. Não tự tổ chức, nghĩa là tự thay đổi chính nó.

Nhưng bộ phận nào trong cơ thể chủ động tiến trình diễn biến sự thay đổi của não? Đến nay không một nhà sinh học nào tìm ra khắp các cơ quan nơi ngự trị của vị chúa tể điều khiển quá trình nhận thức của con người. Hãy đọc các đoạn văn sau đây trích từ Bồ tát hạnh (Bodhicaryàvatàra), Thích Trí Siêu dịch, thuật lại lời của tôn giả Santideva (Bình Thiên) thuyết giảng về sự không có thật của cảm giác, của sáu thức, của tâm và vật.

“Cảm thọ được xem là kết quả của một sự xúc chạm. Nhưng giữa căn và trần có một khoảng cách, vậy chúng làm thế nào xúc chạm được nhau? Và nếu không có khoảng cách thì chúng là một, nói giao hội đâu còn nghĩa lý?

Không thể nói đó là một sự xuyên nhập giữa các nguyên tử được, bởi vì nguyên tử không trống rỗng, cũng không có khía cạnh nên không có gì xuyên nhập được. Mà không có xuyên nhập thì không có hòa hợp, nếu khônghòa hợp thì không có cảm thọ.

Làm sao có được sự xúc chạm giữa hai vật không khía cạnh? ...

Nói tâm xúc chạm vật cũng vô lý, vì tâm vô hình chất, không thể xúc chạm được với vật hữu chất. 

Sự xúc chạm không thể có thì lấy đâu ra cảm thọ? Cảm thọ không có thật thì tội gì nhọc cầu khoái lạc? Lấy đâu ra đau khổ, và ai đau khổ? Không có ai là người cảm thọ và cũng không có gì là cảm thọ. Trước sự kiện này, ôi lòng khát ái, sao ngươi chưa tan biến đi?

Ta thấy và sờ mó được trần cảnh nhưng cảm giác chỉ là những ý niệm phát xuất từ tâm, chẳng khác gì ảo ảnh, giấc mơ. Nó không có thật!

Ta có thể nhớ lại cảm giác quá khứ hoặc thèm muốn cảm giác tương lai, nhưng đó không phải là một cảm giác mà là sự nhớ tưởng.

Cho nên không có người cảm thọ (thọ giả) nào có thật, cũng không có một cảm thọ nào thật có. Làm sao cái đám uẩn vô ngã này lại có thể có được cảm thọ khoái lạc hay khổ đau?

Thức không nằm trong căn, không ở nơi khác cũng không chính giữa. Tâm cũng thế, không nằm trong thân, ngoài thân hay ở nơi khác.

Không phải là thân cũng không phải khác; không phải trộn lẫn cũng không phải khác biệt (với thân) nên tâm không có thật. Do đó nói rằng tất cả chúng sinh đã Niết Bàn.

Ý thứcthể không có thật, nhưng chẳng lẽ năm thức kia (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) cũng không có thật à? Muốn biết thì hãy phân tích xem năm thức đó có trước, cùng lúc hay sau cảnh vật? Nếu bảo có trước khi gặp cảnh vật thì nó nương đâu mà khởi? Nếu thức và đối tượng của nó phát sinh cùng lúc thì cũng thế, cả hai nương đâu mà khởi? Vì nếu cùng một lúc thì không thể nói cái này nương cái kia khởi. Và nếu thức phát sinh sau đối tượng thì nó nương đâu mà khởi? Vì khi nó khởi thì đối tượng đã không còn.

Qua sự phân tích trên, ta hiểu là không có pháp nào thực sự phát sinh. Nhưng như thế làm sao có được Nhị Đế (Chân ĐếTục Đế)? Và làm sao chúng sinh đến được Niết Bàn?

Thật ra Niết Bàn thường hằng, nhưng vì không hiểu nên người ta lầm lẫn (khái niệm) cho rằng nó sinh khởihoại diệt. Chính sự khái niệm này là chân lý bao phủ (Tục Đế). Người vào được tánh Niết Bàn vẫn hiện hữu qua sự ảo tưởng của kẻ khác (nhưng y không còn ảo tưởng).

Tâm năng quán và vật sở quán nương nhau hiện hữu, nếu vật không có thật thì tâm cũng không có thật. ... 

Thật ra cả tâm và vật đều không có thật, nhưng không phải vì thế mà sự phân tích bị coi là sai. Bởi vì tất cả những tâm phân tích được xem là ý thức tương đối, dựa đặt trên nền tảng lập luận chấp nhận bởi thế gian. Khi vật sở quán bị phân tích và xác nhận là trống rỗng thì cái tâm năng quán (phân tích) kia trở nên mất đối tượng. Không có đối tượng thì tâm năng quán lấy đâu mà khởi? Trong trạng thái yên lặng, không còn vật sở quán và tâm năng quán, đó gọi là Niết Bàn.

Kẻ nào cho tâm và vật có thật thì kẻ đó lâm vào tình trạng khó xử. - Vật có thật vì căn (là nơi thức phát sinh) có thật. - Nhưng sao một vật lại được xem là có thật nếu nó tùy thuộc vào thức? - Mặt khác, có thể nói thức có thật vì nó dựa trên vật. - Nếu cả hai nương nhau mà có thì cả hai đều không có thật. Thí dụ: một người không có con thì không thể được xem là cha; nếu không có cha thì làm gì có con? Như vậy tâm và vật không thể hiện hữu độc lập, riêng biệt.”

Cũng như trong Bồ tát hạnh, trong Giáo tập yếu (Siksàsamuccaya), ngài Santideva thường xuyên nhắc nhủ chúng ta cần trau dồi trí huệ quán chiếu tánh không thật có của các pháp. Sau đây là một đoạn văn giải thích thế nào là quán niệm tâm ý, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trích dịch. Nội dung của tâm ý là những hiện tượng tâm lý được gọi là tâm hành hay tâm sở. Cảm thọ cũng là tâm hành nhưng được xếp riêng ra một loại, vì phạm vi của cảm thọ rất rộng. Tất cả những hiện tượng tâm ý khác như tưởng (tri giác), hành (tâm tư), và thức (nhận thức) đều là những tâm hành, đối tượng của phép quán niệm tâm ý trong tâm ý.

“Hành giả tìm tâm bên trong cũng như bên ngoài không thấy. Không thấy tâm nơi ngũ uẩn, nơi tứ đại, nơi lục nhập. Hành giả không thấy tâm nên tìm dấu của tâm và quán niệm: Tâm do đâu mà có? Và thấy rằng: Hễ khi nào có vật là có tâm. Vậy vật và tâm có phải là hai thứ khác biệt? Không, cái gì là vật, cái đó cũng là tâm. Nếu vật và tâm là hai thứ thì hóa ra tâm có hai từng. Cho nên vật chính là tâm. Vậy thì tâm có thể quán tâm không? Không, tâm không thể quán tâm. Một lưỡi gươm không thể tự cắt mình, ngón tay không thể tự sờ mình, tâm không thể quán mình. Bị dằn ép tứ phía, tâm phát sinh, không có khả năng an trú, như con vượn chuyền cành, như hơi gió thoảng qua. Tâm không có tự thân, chuyển biến rất chóng, bị cảm giác làm dao động, lấy lục nhập làm môi trường, duyên thứ này, tiếp thứ khác. Làm cho tâm ổn định, bất động, tập trung, an tĩnh, không loạn động, đó gọi là quán niệm tâm ý.”

Nhờ chánh niệm soi sáng, tự tính tức tánh Không của đối tượng quán chiếu hiển lộ. Ngài Santideva xác quyết: “Khi luyện tập, quán chiếu thành thói quen thấy được Tánh Không của các pháp thì sự bám víu, cho rằng chúng thực có, sẽ tan biến. Nhờ lập đi lập lại trong tâm: các pháp không thực có, cuối cùng ngay cả ý niệm về tánh Không cũng tan biến. Khi nói một vật không thực có (hiện hữu) có nghĩa là không thể tìm thấy nó sau cuộc khảo sát tối hậu. Khi không còn tìm ra được một sự hiện hữu nào có thể phủ nhận, thì nói chi đến sự không-hiện hữu? Khi Có và Không không còn khởi lên trong tâm thì không còn gì khác có thể khởi lên được nữa là lúc đó tâm sẽ hoàn toàn vắng lặng.”

Khi đó là Tri kiến Phật. Và nói theo Thiền sư Thần Hội: “Tri tức tri tâm không tịch. Kiến tức kiến tánh vô sanh. Tri kiến phân minh, bất nhất bất dị. Cố năng động tịch, thường diệu lý sự giai như như, tức xứ xứ năng thông đạt, tức lý sự vô ngại. Lục căn bất nhiễm tức định huệ chi công. Lục thức bất sanh tức như như chi lực. Tâm như cảnh tạ, cảnh diệt tâm không. Tâm cảnh song vong, thể dụng bất nhị. Chân như tánh tịch, Huệ giám vô cùng.” (Hiển tông ký. Đại tạng Hán quyển 51 trang 459)

Thiền sư Thích Thanh Từ giảng: “Khi mình đạt được tri kiến Phật là biết được tâm lặng lẽ, thấy được tánh vô sanh. Có nghĩa là tuy ở trong lặng lẽ mà vẫn thấy biết rõ ràng, nên không thể nói là hai cũng không thể nói là một. Tuy có động có tịch mà thường ở trong diệu lý, tuy có lý có sự mà thường được như như. Mỗi mỗi đều thông suốt không ngăn ngại nhau. Do chúng ta có tu định, huệ, nên sáu căn không nhiễm theo sáu trần, và sống được với sức yên lặng. Tâm thể yên lặng nên sáu thức không sanh, không dong ruỗi theo sáu trần, nên hằng sống với bản thể như như.

âm mà như thời bặt cảnh, cảnh mất thời tâm không. Cảnh và tâm tương quan với nhau. Hễ tâm chạy theo cảnh thời cảnh thành có. Nếu tâm không chạy theo cảnh thời cảnh thành không. Đây là hai lối tu đặc biệt. Một là lối tu hướng vào tâm, chỉ làm chủ nơi tâm; tâm lặng lẽ thời bao nhiêu cảnh trở thành vô nghĩa, trở thành lặng lẽ. Hai là nhìn thấy cảnh thấy người, biết là do duyên sinh, tự tính là Không. Người cảnh đều không thời tâm còn đâu mà bám. Người cảnh không thật thời hết phân biệt, hết phân biệt thời tâm trở thành không.

Thấy nghe hiểu biết là cái dụng của tâm thể. Một khi trở về tâm thể rồi thời tuy cũng thấy, cũng nghe, cũng hiểu, cũng biết mà thường vắng lặng không có chấp dính vào náo động như phàm phu. Tức tâm cảnh vắng lặng thời thể dụng chẳng khác. Trí tuệ soi sáng vô cùng vô tận, diệu dụng thấy nghe hiểu biết vô lượng vô biên.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant