Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 8, 9, 10

Monday, November 15, 201000:00(View: 4141)
Chương 8, 9, 10
CHƯƠNG TÁM
THIỀN QUÁN


1. Phát huy tinh tấn rồi
Bồ Tát tu thiền quán ;
Người mà tâm tán loạn
Bị giam chốn buồn phiền.
 

Sống ẩn dật

2. Nhờ thân, tâm xa lìa
Với cuộc đời trần thế
Bồ tát sống ẩn dật
Nên tán loạn không sinh.
 

Thân sống thoát ly

3. Vì luyến ái tự ngã
tham lợi tham danh
Nên bám víu trần thế;
Hãy theo bậc trí tuệ
Quán chiếu điều sau đây:

4. “Ai có tâm vắng lặng
Với trí tuệ sáng suốt
Mới diệt được buồn phiền”
Vậy cần phải bắt đầu
Bằng tu tập an định;
Những vị đã hoan hỷ
Sống ly cách thế gian
Tu theo phương pháp này
Đã đạt tâm an định.
 

Từ bỏ luyến ái

5. Thân ta đã giới hạn
Vậy ta đâu thể nào
Yêu người cũng hạn định
tái sinh ngàn lần
Cũng khó gặp người xưa.

6. Tìm không gặp, sẽ buồn
Không giữ được chánh định
Nếu gặp, cũng đau khổ
Vì tâm tư sục sôi
Bao đòi hỏi thuở xưa.

7. Vì không thấy thực tại
Nên con người lãng quên
Nỗi sợ hãi địa ngục ;
luyến ái người yêu
Đành chịu tiếp khổ lụy.

8. Mãi bận bịu người thân
Đời trôi qua vô nghĩa
Vì bè bạn không bền
Đành xa Pháp vĩnh cửu.

9. Ai sống như người ngu
Số phận sẽ tồi tàn
Ai không sống giống họ
Họ không thèm trọng vọng
Nhưng được lợi ích
Khi thân cận kẻ ngu?

10. Phút trước còn là bạn
Phút sau thành địch thù
Vui cũng chuốc oán cừu
Khó thỏa lòng nhân thế.

11. Ta khuyên họ điều phải
Họ giận, kéo ta lui
Nếu không nghe lời họ
Họ bừng bừng nổi sân
Và rơi vào ngõ ác.

12. Ganh ghét người hơn mình
Cạnh tranh kẻ bằng mình
Khinh thị người thua mình
Được khen thì khoái trá
Bị chê lại giận dữ
Với kẻ ngu như vậy
Làm bạn có ích chi?

13. Giao du với kẻ ngu
Sẽ tự tâng bốc mình
Và hạ thấp người khác,
Ưa bàn chuyện thế tục
Những trò vô ích này
Quanh quẩn với người ngu.

14. Những giao du như vậy
Chỉ sản sinh bất hạnh
Tốt hơn, sống một mình
Tâm hạnh phúc, sáng trong.

15. Hãy lánh xa người ngu
Nếu gặp chỉ vui chào
Không phải để thân mật
Mà vì lòng an nhiên.

16. Như ong lấy mật hoa
Tôi sống với mọi người
phục vụ chánh pháp
Bình thản như trăng soi.
 

Từ bỏ lợi danh

17. “Ta giàu có, danh vọng
Ai cũng cầu cạnh ta »
Kẻ nào nghĩ như vậy
Sẽ sợ trước thần chết.

18. Vì tâm ý lỗi lầm
Không biết chân hạnh phúc
Nên khoái lạc tầm cầu
Đều biến thành đau khổ
Gấp ngàn lần lớn hơn.

19. Do đó bậc Hiền giả
Không vướng bận tham ái ;
Tham ái gây lo sợ
Chúng đều đáng buông bỏ
Hãy giữ vững thiền quán.

20. Nhiều người thật giàu sang
Danh vang khắp thiên hạ
Cuối cùng họ về đâu
Với những lợi danh ấy?

21- 22. Thiếu gì kẻ khinh tôi
Sao tôi vui được khen?
Thiếu gì kẻ khen tôi
Sao tôi buồn bị chê ?

Chúng sinh muốn đủ điều
Phật cũng không chiều nổi
Huống chi tôi ngu đần
Lo lắng làm sao được
Cho trần thế đảo điên?

23. Kẻ nghèo họ khinh khi
Người giàu họ nói xấu
Bản chất tráo trở đó
Khiến tôi không thể gần.

24. Đức Như Lai từng dạy
Người ngu không có bạn
Họ thân thiện với ai
Đều chỉ vì tư lợi.

25. Cỏ cây không nghĩ xấu
Cũng không khó kết bạn
Ôi chừng nào tôi được
Sống an lành với chúng?
 

Sống nơi hoang vắng

26. Chừng nào tôi thảnh thơi
Đến ở nơi am vắng
Dưới tàng cây, hang động
Không lưu luyến trần gian.

27. Bao giờ tôi mới được
Đến những vùng nguyên sơ
Không ai giành làm chủ
Không nhà cửa, tự do.

28. Bao giờ tôi mới được
Ở yên không sợ hãi
Vỏn vẹn một bình bát,
Một chiếc áo cà sa
kẻ trộm không thèm
Thậm chí không che thân
Đến, đi đều tự tại.

29. Bao giờ tôi đến gần
Bãi tha ma đầy xác
Để quán tưởng thân này
Chẳng khác nào xương kia
Tất cả đều hoại diệt.

30. Mai kia tôi chết đi
Thân tôi sẽ vữa nát
Hơi thối bốc nồng nàn
Khiến chó cũng tránh chê

31. Thân này, lúc đang sống
Thịt xương dính với nhau
Lúc chết thì tan rã
Quyến thuộc nào khác chi.

32. Lúc sinh đã một mình
Lúc chết vẫn đơn độc
Thống khổ này ai chia
Thân quyến nào ích gì
Chỉ cản trở tu tập.

33. Lữ khách trên đường dài
Tạm trú nơi lữ quán
Người đi trong luân hồi
Tạm trú trong một đời.

34. Lúc nào tấm thân này
Chưa được bốn người khiêng
Chưa ai đưa tiễn khóc
Thì nên vào rừng tu.

35. Ở đó không người than
Cũng chẳng có kẻ thù
Một mình sống ẩn dật
Với đời như đã chết
Không ai buồn đớn đau.

36. Chung quanh đều vắng vẻ
Chẳng ai phiền khóc than
Nên khi tưởng niệm Phật
Tâm tán loạn liền ngưng.

37. Hãy nên sống ẩn dật
Ít bận, dễ an lành
Giữa đồi nương xinh đẹp
Tâm định tĩnh khinh an.
 

Tâm sống thoát ly

38. Buông bỏ mọi lo âu
Tâm sẽ được chuyên chú
Tinh tấn tu thiền định
Chế ngự mọi đảo điên.
 

Ái dục

39. Ái dục sinh ra họa
Cho đời này, kiếp sau
Đây tù tội chết chóc
Kia địa ngục khổ sầu.

40. Cũng chỉ vì ái dục
Mà ngươi đã khẩn cầu
Bao ông tơ bà nguyệt
Xe chỉ kết lương duyên
Hãy xem xét thật kỹ
Điều ấy có nên không
Hay đem đến tiếng xấu?

41. Tính mạng dù hiểm nguy
Gia tài dù khánh tận
Tất cả vì ái dục
Tất cả vì khoái lạc
Chỉ ôm được người đẹp
Là khoái chí tiêu hồn.

42. Kẻ ngươi ôm ngày xưa
Cũng chỉ là bộ xương
Vô chủ, không tự tính.
Nay chết hiện nguyên hình
Sao ngươi không ôm tiếp?

43. Mãi đến ngày lễ cưới
Người đẹp mới ngẩng đầu
Ngươi kéo khăn che mặt
Mới thấy được khuôn trăng
Lúc chết quấn vải liệm
Ngươi thấy mặt ấy không?

44. Dung mạo sau khăn che
Xưa làm mê hoặc ngươi
Nay kên kên mở ra
Ngươi hãy ngắm kỹ đi!
Sao ngươi lại bỏ chạy?

45. Ngày xưa ai lén nhìn
Ngươi vội vàng che dấu
Nay kên kên mổ ăn
Hỡi kẻ ghen nhan sắc
Sao không bảo vệ đi?

46. Ngươi nhìn khối thịt vữa
Kên kên tranh giành ăn:
Xưa kia ngươi nhọc công
Trang điểm bằng vòng hoa,
Hương liệu và nữ trang.

47. Nhìn xương trắng bất động
Sao ngươi lại hãi kinh
Mà trước kia không sợ?
Sao không nghĩ rằng đó
tử thi di chuyển!

48. Xưa nàng mặc xiêm y
Xinh đẹp làm ngươi thích
Nay xác thân trơ trụi
Ngươi có thích hay chăng
Mê chăng thây choàng áo?

49. Nước miếng và phân tiểu
Do thức ăn sinh ra
Sao ngươi thích nước miếng
Mà lại ghê tởm phân?

50. Những kẻ thương yêu nhau
Không thích gối nệm sạch
Vì thiếu hơi người tình
Từ thân thể tỏa ra.

51. Kẻ mê nhục dục nói:
“Cái gối tuy mềm mại
Nhưng không thể tạo được
Giấc nồng đôi uyên ương”.
Họ giận cả cái gối!

52. Ngươi không ưa thứ bẩn
Sao lại ôm thân người
Có gân xương kết nối
Với da thịt đắp lên?

53. Thân thể ngươi không sạch
Ngươi chưa hài lòng sao
Còn ham chi túi da
Không sạch của người khác?

54. Nếu bảo chỉ thích nhìn
vuốt ve da thịt.
Sao ngươi không vuốt ve
Xác chết chẳng còn hồn?

55. Vậy ngươi thích cái gì
Là tâm người yêu chăng?
Tâm không thể sờ, thấy
Mọi thứ được cảm nhận
Qua tất cả giác quan
Đều không phải là tâm!
Vậy ôm ấp thân kia
Chẳng nghĩa lý gì hết!

56. Nếu không nhận thức được
Thân người khác không sạch
Đó chưa phải lạ kỳ
Nhưng chẳng biết mình
Mới thực là kỳ lạ.

57. Hỡi cái tâm suy đốn
Sao lại bỏ đóa sen
Vừa mới nở trong nắng
Để thích túi da dơ?

58. Ngươi không muốn sờ mó
Đất cát đầy dơ bẩn
Sao ngươi muốn mó sờ
Tấm thân tiết đồ dơ?

59. Ngươi không thích dơ bẩn
Tại sao ôm vào lòng
Tấm thân của người khác
Tiết đủ thứ không sạch?

60. Con dòi sống trong phân
Ngươi không thể ưa thích
Tại sao thích thân này
Đầy chất phế thải dơ?

61. Ngươi đã không ghê tởm
Thân không sạch của mình
Sao khát khao cơ thể
Không sạch của người khác?

62. Long não và gia vị
Gạo thơm, thức ăn ngon
Từ miệng khạc nhổ ra
Làm đất bị ô nhiễm.

63. Thân không sạch cũng vậy
Ai ai cũng tự thấy
Nếu lòng còn nghi ngờ
Hãy đi vào nghĩa địa
Quan sát những thây chết.

64. Sao ngươi thích thân người
Mặc dù đã ý thức
Khi da bị lóc ra
Trông thật đáng kinh hãi!

65. Thân không tự nhiên thơm
Ngát hương nhờ nước hoa
Chỉ vì mùi hương lạ
Mà đắm say thân nàng!

66. Mùi hôi hám tự nhiên
Không kích thích lòng dục
Không khiến mê thân thể
Đó là niềm hạnh phúc
Bày chi chuyện độc hại
Xức dầu thơm lên thân!

67. Mùi hương trầm tỏa ngát
Can hệ gì đến thân?
Tại sao nhân mùi hương
Mà sinh lòng thích nàng?

68- 69. Thân người để tự nhiên
Với mặt, da trần trụi
Móng, tóc dài lê thê,
Răng vàng khè lốm đốm
Thân tự nhiên như thế
Trông đáng sợ vô cùng !

Tại sao phải mệt nhọc
Bỏ công săn sóc nó ?
Vậy khác chi mài gươm
Để tự giết bản thân!
Ôi! Đời đầy lũ điên
Lúc nào cũng hồ hởi
Tự mê hoặc chính mình!

70. Thấy xương ngoài nghĩa địa
Lòng ngươi sinh khiếp sợ
Sao lại vui khi thấy
Những bộ xương di chuyển
Đầy dãy khắp xóm làng.

71. Hơn nữa tấm thân này
Dầu cho không được sạch
Phải trả tiền mới có
Đời này phải phục dịch
Đời sau càng khổ hơn
Trong các cõi địa ngục.

72. Trẻ con không khả năng
Làm việc kiếm ra tiền
Nhờ đâu chúng hạnh phúc?
Lớn lên đời trôi qua
Trong công việc kiếm sống
Tuổi già đến bên chân
Sắc dục làm chi nữa?

73. Có kẻ tham nhục dục
Suốt ngày làm kiệt sức,
Tối về nhà mệt mỏi
Lăn ngủ say như chết.

74. Có kẻ vào quân đội
Khổ sầu xa vợ con
Tháng năm lòng dằn vặt
Mong đoàn tụ mỏi mòn.

75. Có kẻ vì lợi lộc
Ngu si tự bán thân
Lợi lộc chưa hề thấy
Chỉ biết hầu hạ người.

76. Có một số bà vợ
Bán thân làm tôi tớ
Trên bước đường đi xa
Phải sinh đẻ cấp bách
Dưới cây chốn rừng hoang.

77. Có kẻ tìm vinh quang
Xông pha giữa chiến trường
Không màng đến tính mạng,
Vì đi tìm vinh quang
Mà gặp cảnh tù đày!

78. Vì tham lam lợi danh
Nên thân bị tàn tật
Bị gươm đâm, tù đày
Hoặc giáo đâm, lửa đốt.

79. Hãy nên nhận rõ rằng
Tài sảnbất hạnh
Vì nhọc nhằn tom góp
Sợ mất phải giữ ôm
Vì say mê tài sản
Nên không có phút giây
Tâm giải thoát khổ đau .

80. Tham dục sinh phiền não
Khoái ít, khổ đau nhiều
Khác chi bò kéo xe
Được thưởng cho nhúm cỏ.

81. Chỉ vì chút cảm khoái
- Mà thú vật dễ đạt -
Nhưng người phải bôn ba
Đày đoạ thân, tâm mình!

82.- 83. Vì tấm thân bèo bọt
Mà chịu khổ trường kỳ
Rơi vào các địa ngục
Chịu số phận hẩm hiu.

Trong khi chỉ cố gắng
Chịu đựng một ít khổ
Vì công việc tu hành
Thì sẽ thành Chánh giác.
So với hàng Bồ Tát
Kẻ tham dục phải chịu
Khổ cực nặng nề hơn
Mà chẳng đạt chánh quả.

 84. Dù dao kiếm, kẻ thù
Dù thuốc độc, vực sâu
Nếu so với ái dục
Không thể nguy hiểm bằng.

85. Nên nhàm chán ái dục
Lìa tranh chấp, nhọc nhằn
Vui với cảnh ruộng đồng
núi rừng an tịnh.

86. Đi bộ giữa gió rừng
Như được quạt êm mát
Thong dong trên phiến đá
Như sân thượng cung vua
Dưới ánh trăng tịnh thanh
Mùi hương trầm ngan ngát
Nghĩ đến việc giải thoát
Cho tất cả chúng sinh.

87. Tùy ý ở lâu mau
Trong căn nhà hoang vắng
Hay tại một gốc cây
Hoặc trong những hang đá
Tâm không bận giữ của
An nhiên đi đó đây.

88. Tự tại ở hay đi
Không vướng bận một ai
Đó là niềm hạnh phúc
Mà ngay cả Vua Trời
Cũng không thể hưởng được.
 

Thiền quán

89. Nhờ quán chiếu lợi ích
Của đời sống ẩn tích
Nên vọng tưởng tiêu trừ
Tập trung tu thiền định :
 

Quán chiếu bình đẳng

90. Trước hết nên quán chiếu
Tôi với người bình đẳng (15)
Ai ai cũng giống nhau
Đều tìm vui, tránh khổ
Vì vậy phải bảo vệ
Chúng sinh cũng như mình.

91. Thân gồm nhiều bộ phận
Nhưng khi bảo vệ chúng
Tôi xem chúng như “một” ;
Cũng vậy với chúng sinh
Tuy phân biệt nhiều loài
Song cùng chung sướng khổ
Nên xem chúng như “một”.

92. Dù cái khổ của tôi
Không hành thân kẻ khác
Nhưng vì yêu “cái Ta”
Nên thật khó kham nỗi.

93. Và cái khổ người khác
- Mà tôi không cảm nhận -
Nhưng vì yêu “cái Ta”
Nên họ cũng khó kham.

94. Phải trừ khổ cho người
Như trừ khổ cho tôi
Phải giúp đỡ người khác
Vì họ cũng như tôi
Đều cùng là chúng sinh.

95. Tôi và người giống nhau
Đều mưu cầu hạnh phúc
Vậy có gì khác biệt
Khi đều tìm hạnh phúc?

96. Tôi và người giống nhau
Đều sợ nguy, sợ khổ
Vậy vì lý do nào
Khiến tôi chỉ cứu tôi
Mà không cứu người khác?

97. Đừng nói : “Không cứu người
Vì nỗi khổ của họ
Không liên quan đến tôi,
Tại sao tôi bảo vệ
che chở cho họ?"
Cũng vậy, nỗi đau khổ
Của thân thể kiếp sau
Sẽ không hành hạ tôi
Nếu kiếp này tôi tu.

98. Nếu bảo rằng : “Kiếp sau
Thân tôi vẫn là tôi”
Điều ấy e không đúng
Vì thân lúc chết đi
Không phải thân tái sinh!

99. Bảo rằng: “Kẻ nào đau
Thì họ phải tự chữa”
Vậy khi chân bị đau
Tay không can hệ gì
Sao tay phải xoa chân?

100. Bảo: “Điều vừa biện minh
Mặc dù phi lý thật
Song bởi vì chấp ngã
Nên nó được sinh ra”.
Nhưng những gì phi lý
Dù của ta hay người
Phải cực lực trừ bỏ.

101. Tràng hạt và đội quân (16)
Thật ra là ảo tưởng
Của sự nối liên tục
Và của sự kết hợp.
Đau khổ cũng như vậy
Không ai là chủ thể
Của những sự khổ đau?
Vì vậy, ai là kẻ
Cảm nhận được khổ đau ?

102. Khổ đau không có chủ
Nó chẳng thuộc về ai.
Chỉ riêng tính khổ đau
Mới cần được tiêu trừ
Vậy cần chi phân biệt
Giữa tôi và kẻ khác?

103. - (Hỏi) “Nhưng nếu không có ai
Là người gánh chịu khổ
Tại sao phải diệt khổ ?”

(Đáp) Vì chúng sinh bình đẳng
Nếu cấn phải diệt khổ
Ta phải diệt khắp nơi.
Nếu không thì không cả.
Không thể diệt cho mình
Mà bỏ lơ người khác.

104. - (Hỏi) “Mở lòng từ như vậy
Nỗi khổ chỉ to thêm
Vậy từ bi làm chi! ”

(Đáp) Nỗi khổ dù to hơn
lòng từ mở rộng
Song thấm thía gì đâu
So với khổ muôn loài.

105. Nếu một người chịu khổ
Để nhiều người khỏi khổ
Thì kẻ có lòng từ
Sẽ gánh trọn khổ ấy.

106. Bồ tát Diệu Hoa Nguyệt (17)
Biết vua sắp hại mình
Dù vậy vẫn hy sinh
Chấp nhận chịu đau khổ
Để cứu khổ nhiều người.

107. Với tâm được điều phục
Nhờ tu hạnh bình đẳng
Thấy chúng sinh như mình
Bồ Tát vào địa ngục
Để cứu độ chúng sinh
Nhẹ nhàng như thiên nga
Sà xuống ao sen mát.

108. Giải thoát cho riêng mình
Đâu có nghĩa gì lớn;
Giải thoát cho chúng sinh
Bồ Tát đươc niềm vui
Dạt dào như biển cả.

109. Giúp người được giải thoát
Bồ Tát không kiêu căng
Chuyên tâm làm công đức
Không mong được đáp đền.

110. Tôi biết bảo vệ mình
Trước bao sự nhục mạ
Vậy với tâm từ bi
Tôi càng bảo vệ người.

111. Tuy không là thực thể
Song nương theo tập quán
Nên ta đã chấp nhận
Tinh huyết của người khác (18)
Cấu tạo thành “cái Ta”.
 

Hoán vị giữa ta với người

112. Vậy tại sao không nhận
Thân người là thân ta?
Hoán đổi thân của mình
Thành ra thân của người
Đâu phải là chuyện khó?

113. Nếu thấy mình xấu xa
Người là biển công đức
Thì nên tập thương người
từ bỏ chấp ngã.

114. Ai cũng nhận tay chân
Là bộ phận thân thể
Sao không thừa nhận rằng
Chúng sinhthành phần
Của toàn bộ thế giới.

115. Thói quen khiến ta nhận
Thân vô ngã là “Ta”
Sao không tập thói quen
Xem người cũng là ta ?

116. Nhờ thực hiện vô ngã
Ta sẽ không kiêu căng,
Không đợi chờ đền đáp
Khi làm lợi cho người.

117. Trước đớn đau lo lắng
Ta biết bảo vệ mình.
Vậy đối với chúng sinh
Cũng phải luyện tâm ý
Biết bảo vệ, yêu thương.

118. Vì vậy đấng Bảo Vệ
Đại Bi Quán thế Âm
Đã tặng danh hiệu mình
Để giúp đỡ chúng sinh
Tiêu trừ bao sợ hãi.

119. Trước nhiệm vụ khó khăn
Ta không nên trốn chạy
Với thói quen như thế
Ta không sợ một ai
xưa kia nghe tên
Ta đã từng khiếp vía.

120. Ai muốn nhanh cứu mình
Và cứu nhanh người khác
Nên đổi người thành ta
Và đổi ta thành người
Đó là bí quyết tốt.

121. Vì yêu quí thân mình
Nên sợ bị nguy hiểm.
Thân là gốc sinh sợ
Sao không ghét nó đi?

122. Cũng chỉ vì thân này
Mà ta đã chống chọi
Với đói khát, đau bệnh.
Dùng trăm phương nghìn kế
Bắt giết cá, chim, thú
Rình đường và cướp giựt.

123. Hoặc vì cầu lợi danh
Nhẫn tâm giết cha mẹ
Trộm tài vật Tam Bảo
Đến nỗi bị đốt thiêu
Trong địa ngục Vô gián

124. Đã là kẻ thông minh
Thì không thể bảo vệ
Và cưng dưỡng thân này
Phải xem nó là địch
Và hãy khinh khi nó.

125. Ai nghĩ rằng: “Nếu cho
Thì còn gì để ăn?”
Với lòng ích kỷ ấy
Sẽ vào đường ngạ quỷ;
Ai nghĩ rằng: “Ta ăn,
Vậy bố thí gì đây?”
Với lòng thương người đó
Sẽ vào đường Vua Trời.

126. Vì mình mà hại người
Sẽ vào cõi địa ngục;
Vì người mà chịu cực
Sẽ hưởng được hạnh phúc.

127. Vì tham địa vị cao
Nên kiếp sau thấp hèn ;
Cầu cho người được trọng
Kiếp sau được tôn sùng.

128. Sai người khác phục dịch
Kiếp sau làm tôi đòi ;
Hiến mình để phụng sự
Kiếp sau được quan quyền.

129. Ai lo hạnh phúc riêng
Sẽ khổ vì ích kỷ
Ai sung sướng trên đời
Đều nhờ nghiệp hy sinh
Đem hạnh phúc cho người.

130. Đâu cần nói nhiều lời
Hãy nhìn sự khác biệt
Giữa người ngu, bậc thánh
Người ngu vì lợi riêng
Thánh nhân vì lợi người.

131. Không đổi vui của mình
Lấy khổ đau kẻ khác
Thì ta sẽ không thể
Thành tựu quả Chánh giác,
Sẽ trôi trong luân hồi
Và mãi không an vui.

132. Tạm gác chuyện đời sau
Ngay trong đời hiện tại
Làm tôi tớ biếng lười
Thì không được lợi lộc
Vì chủ không trả công.

133. Kẻ mê muội từ chối
Việc giúp nhau tạo phúc
Lại chuyên làm khổ nhau
Nên chuốc lấy tai ương
Thật vô cùng khủng khiếp.

134. Bao bất hạnh ở đời
Như thống khổ, hiểm nguy
Đều sinh từ chấp ngã.
Vậy sao ta chấp ngã?

135. Nếu khư khư chấp ngã
Thì không thoát được khổ
Như chưa tránh xa lửa
Có lúc bị đốt thiêu.

136. Để xoa dịu khổ đau
Của tôi và của người
Tôi phải hiến thân mình
Cho bao nhiêu kẻ khác
Và xem họ là tôi.

137. Này tâm ý ta ơi!,
Ngươi nên phải tin rằng
“Ta buộc ngươi với người”
Vậy ngươi chỉ được quyền
Nghĩ đến lợi cho người.

138. Mắt và các giác quan
Chúng đã thuộc về người
Mắt không còn nhìn thấy
Những lợi riêng cho tôi
Bàn tay này cũng vậy
Nó thuộc kẻ khác rồi
Nên không còn hoạt động
Làm lợi ích cho tôi.

139. Từ nay thân thể này
Tôi hiến cho muôn loài
Hãy đem nó sử dụng
giải thoát chúng sinh.

140. Hãy chọn người thấp hơn
Rồi đặt tôi vào họ
Và đặt họ vào tôi.
Nhờ vậy tôi không ngại
Khi tu tập thiền quán
Về kiêu căng, ghen ghét.

141. Hãy nghĩ như thế này (19) :
“Tôi không được kính trọng
“Tôi không giàu bằng người;
“Kẻ ấy được khen thưởng
“Còn tôi bị chê trách
“Kẻ ấy được hạnh phúc
“Còn tôi lại khổ sở.

142. “Tôi làm lụng nhọc nhằn
“Kẻ ấy sống nhàn hạ
“Tôi thân bại danh liệt
“Kẻ ấy được tán dương.

143. “Ta phải làm gì đây
“Với kẻ bất tài ấy?
“Ai cũng có tài riêng.
“Đối với rất nhiều người
“Tôi còn kém thua họ
“Nhưng cũng hơn nhiều người.

144. “Sự suy yếu giới luật
“Và kiến giải của tôi
“Phát sinh từ ái dục
“Chứ không sinh từ tôi.
“Nếu nó chữa giúp tôi
“Dù đau đớn thế nào
“Tôi cũng sẵn sàng chịu.

145. “Với tôi nó [cái Ta] không chữa
“Sao lại khinh miệt tôi?
“Nó có nhiều ưu điểm
“Song lợi gì cho tôi?

146. “Nó không có lòng từ
“Đối với kẻ xấu số
“Đang kẹt trong đường ác.
“Hơn nữa nó hãnh diện
“Về ưu điểm của mình
“Cao hơn bậc hiền đức.

147. “Đối với kẻ ngang hàng
“Nó [cái Ta] tìm cách lấn lướt
“Thậm chí bằng tranh cãi
“Để nâng cao ưu điểm
“Và thắng lợi, thanh danh.

148. “Tôi sẽ bằng mọi cách
“Tuyên dương khắp thiên hạ
“Tính ưu việt của mình
“Và không cho ai biết
“Tính ưu việt của nó.

149. “Tôi lại phải che dấu
“Những lỗi lầm của mình
“Để tôi được trọng vọng
“Thế là tôi giàu sang
“Và được người cung kính
“Chứ không phải là nó.

150. “Tôi hoàn toàn thoả mãn
“Vì nó bị khinh khi
“Bị thế gian biếm ngạo
“Bị phỉ báng đó đây.

151. “Bởi kẻ khốn cùng này
“Muốn so đọ với tôi
“Thử hỏi xem sắc đẹp
“Hay trí tuệ, hiểu biết
“Dòng họ, tài sản
“Làm sao bằng tôi được?”

152. “Mỗi khi nghe mọi người
“Ca tụng ưu điểm tôi
“Tôi sướng ran cả người
“Vui dựng cả tóc gáy.

153. “Nếu nó còn tài sản
“Tôi sẽ dùng bạo lực
“Để chiếm đoạt tất cả.
“Nếu nó phục dịch tôi
“Tôi cho nó đủ sống.

154. “Tôi phải đuổi nó khỏi
“Niềm hạnh phúc an vui
“Và chất lên lưng nó
“Những nhọc nhằn của tôi.
“Nó phải bị chìm nổi
“Trong sinh tử luân hồi
“Vì nó hàng trăm lần
“Đã làm tôi thiệt hại“.

155. Hỡi này tâm ý ơi !
Trải qua vô số kiếp
Ngươi tầm cầu tư lợi
Chịu bao nhiêu nhọc nhằn
Chỉ để gặt đau khổ.

156. Hãy nhận lấy lời khuyên
Hoán vị với người khác
Làm đúng theo Phật pháp
Tất được lợi mai sau.
Lời Phật dạy không sai.

157. Nếu xưa tôi tu tập
Hoán đổi mình với người
Tất thành bậc giác ngộ
Không khổ như ngày nay.

158. Ngươi bám chặt ý thức
Rằng cái “Ta” kết tụ
Từ tinh huyết mẹ cha
Vậy ngươi cũng nên tập
Xem kẻ khác là ta.

159. Hãy như điệp viên lạ
Quan sát kỹ thân này
Thấy có gì lợi ích
Hãy đem cho chúng sinh.

160. Cái Ta luôn nghĩ rằng :
Ta tốt, họ xấu xa
Họ hèn, ta cao trọng
Ta làm, họ ở không
Vì vậy với cái “Ta”
Hãy hoàn toàn ghét nó.

161. Cần phải đuổi cái “Ta”
Ra khỏi niềm hạnh phúc
Và trói chặt nó vào
Đau khổ của người khác.
Hãy canh chừng cẩn mật
Việc mờ ám của nó.

162. Hãy đổ lên đầu nó
Mọi lỗi lầm kẻ khác
Và khai trước đức Phật
Mọi sai trái của nó
Dù nhỏ nhặt đến đâu.

163. Hãy dìm tiếng tốt
Bằng cách nâng cao lên
Tiếng tốt của người khác ;
Hãy bắt nó hầu hạ
Làm tôi tớ chúng sinh
Đáp ứng mọi nhu cầu.

164. Không vì vài hạnh tốt
Của “cái Ta” lỗi lầm
vội vàng khen ngợi.
Nếu nó có hạnh tốt
Cũng đừng cho ai hay.

165. Tóm lại, cần phải đổ
Lên đầu của “cái Ta”
Tất cả những phương hại
Mà nó mang đến người

166. Đừng cho nó quyền hành
Để thành kẻ lắm miệng
Hãy bắt nó e thẹn
Kín đáo và rụt rè
Như cô dâu mới cưới.

167. “Phải làm như thế này”
“Phải đứng như thế kia”
“ Không được làm gì cả”
Phải khống chế “cái Ta“
Bằng cách đối xử ấy
Và nếu nó vi phạm
Phải trừng phạt nó ngay.

168. Này tâm của tôi ơi!
Nếu ngươi không làm vậy
Như đã được ủy thác
Thì sẽ bị trừng trị
Vì bao nhiêu lỗi lầm
Rốt cuộc nằm tại ngươi.

169. Ngươi muốn đi đâu đó?
Ngươi không thoát ta đâu!
Ta đập tan tành hết
Thói kiêu ngạo của ngươi
Thời ngươi hủy hoại ta
Nay đã qua lâu rồi.

170. Ngươi hãy bỏ hy vọng
Tìm lợi riêng cho mình
Ngươi đã bị bán rồi
Dù ngươi rất tuyệt vọng
Cũng chẳng ai quan tâm.

171. Nếu ta thiếu thận trọng
Không bán ngươi cho người
Chắc chắn ngươi trao ta
Cho quỷ sứ địa ngục.
Không nghi ngờ gì nữa !

172. Đã bao nhiêu lần rồi
Ngươi bán ta cho chúng
Ta đã bị hành hạ ;
Nay nhớ lại thù xưa
Ta quyết tiêu diệt ngươi ;
Hỡi cái tâm ích kỷ
Chỉ biết làm nô lệ
Cho lợi riêng của mình!

173. Nếu ngươi muốn yêu ngươi
Và muốn bảo vệ mình
Đừng chiều chuộng “cái Ta”
Đừng che chở “cái Ta”.
 

Tổng kết

174. Thân càng được che chở
Nó càng nhỏng nhẽo hơn
Nó càng bị sa đọa.

175. Và nó càng sa đọa
Ái dục nó càng tăng
Cả tài sản quả đất
Cũng không thỏa mãn nó.

176. Ai ham đắm điều gì
Mà không thể có được
Thì chuốc lấy thất vọng ;
Kẻ dứt hết cầu mong
Sẽ được phước vô biên.

177. Hãy ngăn chận phóng túng
Trong vấn đề hưởng lạc
Để phục vụ thân xác.
Hãy mong cầu những gì
Mà ta không muốn nhận.

178. Thân xác này không sạch
Trông đáng sợ làm sao !
Cuối cùng chết cứng đơ
trở thành tro bụi.
Tại sao ôm giữ nó
Và xem nó là “Ta” ?

179. Dù sống hay là chết
“Bộ máy” này ích gì?
Nó khác gì cục đất?
Ôi ý thức chấp “Ta”
Hãy diệt đi cho rồi !

180. Vì phục dịch thân này,
Tôi chịu bao đau khổ.
Dù bị ghét, được thương
Nó cũng như khúc gỗ.
Tôi cũng không được gì !

181. Dù che chở thế nào
Hay vứt cho quạ ăn
Nó chẳng biết thương, ghét
Một tấm thân như thế
Thương mãi để làm chi?

182. Nó không hay, không biết
Khi nó bị lăng nhục
Song tôi sôi tiết lên
Khi nó được tôn vinh
Thì tôi rất hả dạ
Vì ai tôi như thế?

183. Ai thương thân xác tôi
Kẻ ấy trở thành bạn
Ai thương thân của họ
Sao không là bạn tôi?

184. Bởi thế, tôi thản nhiên
Cống hiến thân xác này
sự nghiệp giải thoát
Cho tất cả chúng sinh.
Từ nay tôi mang nó
Như là một công cụ
Dù nó đầy lỗi lầm.

185.-186 Thôi đã đủ lắm rồi
Nếp sống kẻ phàm phu
Nay theo chân Hiền giả
Khắc ghi lời giáo huấn
Chánh niệm luôn giữ gìn
Chống lại tính dã dượi
Và lừ đừ ngủ gật.

187. Để chướng ngại tiêu trừ
Tâm phải rời tà kiến
Tinh tấn luôn phát huy
Chuyên cần tu chánh định.
 
 


CHƯƠNG IX
TRÍ TUỆ


DẪN NHẬP
 

1. Đức Phật tuyên bố rằng
Các hạnh Ngài khuyên dạy
Đều đưa đến trí tuệ.
Bồ Tát mong trừ khổ
Phải phát huy trí tuệ.
 

HAI CHÂN LÝ

Định nghĩa

2. Có hai loại chân lý
Tương đối của thế gian (20)
chân lý tuyệt đối (21)
Tuyệt đối vượt tương đối;
Đối tượng của trí thức
Không phải là chân lý;
Nhưng chân lý thế gian
Được xem là trí tuệ.
 

Trình độ nhận thức khác nhau

3.-4.Tương ứng hai chân lý
Cũng có hai hạng người
“Thiền gia” và “người thường”
Thiền gia hay bác bỏ
Quan niệm của người thường;
Thiền gia có hai cấp
“Thấp”, “cao” tuỳ trí tuệ;
Thiền gia và người thường
Cả hai đều công nhận
Hiện hữu của các pháp
Nhưng người thường khẳng định
Các pháp là chân lý;
Song thiền gia quan niệm
Thế giớimộng ảo
Tất cả là hiện tượng
Chúng không có tự tính
Nhưng vì muốn giác ngộ
Thiền gia phải tu học
Dùng chúng làm phương tiện
Để dần dần tiến lên.

5. Người thường nhìn các pháp
Xem chúng là có thật;
Ngược lại, các thiền gia
Xem chúng là ảo tưởng
Đó là sự khác biệt
Giữa thiền gia, người thường.
 

Phản bác lập trường
chấp vào thật hữu

6. Theo quy ước thế gian
Mọi đối tượng cảm nhận
Được xem như có thật
Song dưới mắt trí tuệ
Thì quy ước ấy sai
Như xem bẩn là sạch.

7. Để người thường hiểu đạo
Phật giảng pháp vô thường.
Nhưng trong mỗi sát na
Pháp cũng không có thật.

- (Hỏi) Phải chăng ý ấy nói
Pháp có trong thoảng chốc
chân lý thế gian?
Điều này thật mâu thuẫn
[Đối với sự cảm nhận
Về chân lý tuyệt đối].

8. (Đáp) Mâu thuẫn ấy không có
thiền gia nhận thức
Rằng chân lý thế gian
Vốn không có tự tính
Mọi pháp đều vô thường
Có đó liền tan biến
Khác nhận thức người thường
Nếu không anh mâu thuẫn
Với quan niệm thế gian
Khi anh đánh giá rằng
Nữ sắc không sạch sẽ
[Trong khi người thế gian
đánh giá họ là sạch]

9.- (Hỏi) Làm sao đạt công đức
Khi thờ một vị Phật
Được xem như ảo tưởng?
Và sẽ như thế nào
Đối với vị Phật thật?

(Đáp) Cúng dường vị Phật thật
Sẽ có công đức thật
Cúng dường vị Phật ảo
Sẽ có công đức ảo.

- (Hỏi) Nếu như một hữu tình
Được xem như ảo tưởng
Làm sao nó chết được?
Và có thể tái sinh?

10. (Đáp) Người ảo chỉ tồn tại
Cho đến khi nhân duyên
Còn phối hợp đầy đủ.
Đâu vì sự liên tục
Của nhân duyên kéo dài
Mà có thể khẳng định
Con người hiện hữu thật!

11. Khi giết hại người ảo
Không thể bị tội lỗi
Vì họ thiếu tâm ý.
Song với một hữu tình
Trang bị tâm ý ảo
Thì tội phước phát sinh.

12.-13. – (Hỏi) Thần chúảo thuật
Không thể có công năng
Tạo tác ra tâm ảo!

(Đáp) Tâm ảo vốn đa dạng
Sinh từ nhiều loại duyên
Chỉ một duyên đơn độc
Không thể sinh tất cả.

14.-15. - (Hỏi) Theo chân lý tuyệt đối
Thì tất cả chúng sinh
Đều ở trong Niết Bàn
Và chúng chỉ luân hồi
Theo chân lý thế gian,
Vậy Phật cũng luân hồi,
Như thế ích lợi chi
Khi tu hạnh Bồ Tát?

(Đáp) Chừng nào duyên chưa dứt
Ảo tưởng vẫn tồn tại.
Khi duyên bị gián đoạn
Thì ảo tưởng không còn,
Nhưng Phật đã dứt sạch
Mọi nhân duyên ảo tưởng
Nên không còn luân hồi.
 

Phản bác lập trường Duy Thức

Duy Thức (viết tắt: DT)
Trung Quán (viết tắt :TQ)

16. (TQ) Nếu pháp không có thực (22)
Cả tâm ảo cũng không
Vậy ai biết được ảo?

(DT) Mặc dù pháp bên ngoài
Chỉ là hiện tượng ảo
Song là bóng dáng tâm
Nên vẫn tồn tại riêng!

17. (TQ) Nếu ngay cả tâm thức
ảo tưởng là một
Vậy cái gì bị biết?
Đức Thế Tôn từng dạy
Tâm không thấy được tâm!

18. Cũng như một lưỡi gươm
Không thể tự chém mình.
Tâm không thể quán tâm.

(DT) Tâm tự chiếu rọi tâm
Như ánh đèn tự chiếu!

19. (TQ) Điều ví dụ này sai
Ánh đèn không tự sáng
Vì không bị tối che!

(DT) Màu xanh tự nó xanh
Như ngọc lưu ly xanh
Không lệ thuộc vật khác.

20. Cũng thế ta nhận thấy
Có cái tùy nhân duyên
Và có cái độc lập!

(TQ) Ví dụ này cũng sai.
Màu xanh không tự tánh
Xanh nhờ ngọc lưu ly (làm duyên)
Nếu nó thiếu nhân duyên
Không thể tự hóa xanh!

21. (DT) Nếu nói tâm tự biết
Thì cũng có thể nói
Ánh đèn tự chiếu sáng!

(TQ) Ví như thừa nhận rằng
Ánh đèn tự chiếu sáng
Nhưng ai biết điều ấy?
Ai nói tâm tự chiếu?

22. Nếu không có đối tượng
Nhận biết tâm tự chiếu
Thì tâm chiếu hay không
Đều chẳng thành vấn đề.
Giống như bàn chuyện phiếm
Về sắc đẹp bé gái
Của phụ nữ vô sinh (23) !

23.-24.(DT) Nếu tâm không hiện hữu
Làm sao nhớ chuyện xưa?

(TQ) Ký ức được xuất hiện
Vì nhờ mối tương duyên
Với cảnh vật bên ngoài
Mà đã từng trải nghiệm
Như gấu nhiễm độc chuột (24) .

25. (DT) Người có tâm siêu nhiên (25)
Thấy được tâm người khác
Chẳng lẽ họ không thấy
Tâm của mình hay sao?

(TQ) Mắt nhờ bôi nước phép
Thấy kho tàng dưới đất
Nhưng mắt không thể thấy
Nước phép bôi trên mắt.

26. Trong thế giới kinh nghiệm
Chúng tôi không phủ nhận
Những điều được nhận biết
Từ giác quan cảm thụ
Từ lưu truyền đáng tin.
Song chúng tôi bác bỏ
Giả định chúng là thật
Vì đó là nguyên nhân
Tạo nên sự khổ đau.

27. Nếu các anh nghĩ rằng
Ảo tưởng chẳng khác tâm
Song chúng tôi nhận xét
Chúng không thể giống nhau
Nếu ảo tưởng thật có
Thì nó phải khác tâm
Nếu ảo tưởng giống tâm
Nó đâu còn là nó.

28. (TQ) Dầu cảnh ảo không thật
Song nó vẫn bị thấy
Dầu tâm không thật có
[Theo chân lý thế gian]
Tâm vẫn thấy cảnh ảo.

(DT) Luân hồi của hiện hữu
Phải dựa vào hiện thực
[Tức là dựa vào tâm]
Nếu không thì luân hồi
Chẳng khác nào hư không
[Tức là không thể có
Tác dụng của nghiệp quả].

29. (TQ) Làm sao cái không thực
[Như luân hồi chẳng hạn]
Phải dựa nền tảng thật
Để có được tác dụng
[Tạo ra vật có thật]?
Như vậy theo các anh
Tâm không cần đối tượng
Vậy là tâm độc lập.

30. Và nếu tâm độc lập
Với tất cả đối tượng
Thì tất cả chúng sinh
Đều đã thành Phật rồi.
Và nếu thật như vậy
Thì được công đức
Khi chỉ có tâm thôi?
 

Phương pháp của Trung Quán

31. (Hỏi) Làm sao dứt phiền não
Một khi biết được rằng
Thế gianảo tưởng
Giống như người phù thủy
Say mê một ảo nữ
Do mình tạo tác ra?

32. (Đáp) Trong trường hợp như vậy
Người phù thủy chưa dứt
Sự luyến ái đối tượng
Gán người mình tạo ra
hữu thể thật sự.
Hơn nữa có nhận thức
Yếu ớt về Tánh Không
Nên khi thấy ảo nữ
Liền khởi lên say mê.

33. Khi tu tập Tánh Không
Đến trình độ kiên định
Sẽ trừ được cái thấy
Sự vật vốn thực có
Tu tập càng nhuần nhuyễn
Sẽ nhận thức rõ rằng
Không pháp nào thực có
Thì cuối cùng ý niệm
Về Tánh Không cũng tan.

34. Đến khi hết vấp phải
Bất cứ hiện hữu nào
Mà có thể phủ nhận
Thì cái không-hiện-hữu
Cũng tan biến trong tâm.

35. Khi cái có, cái không
Không còn khởi trong tâm
Thì đâu còn cái gì
Có thể khởi lên nữa
Và tâm thật thanh tịnh.

36. Cũng như cây như ý (26)
Làm thoả mãn ước vọng
Của bao nhiêu chúng sinh
lời nguyện của Phật
[Thuở tu hạnh Bồ Tát]
lòng thành chúng sinh
Mà thân Phật ảnh hiện
[Để giải thoát chúng sinh]

37. Có người Bà La Môn
Xây tháp chim đại bàng
[Để giải trừ chất độc]
Dù ông chết đã lâu
Xá lợi Garuda
Do ông đã trì chú
Vẫn tác dụng trị độc.

38. Lúc còn là Bồ Tát
Đức Phật đã thành tựu
Bao hạnh nguyện bồ đề
Dù Ngài đã nhập diệt
Nhưng xá lợi của Ngài
Vẫn luôn luôn tiếp tục
Đem lợi đến chúng sinh.

39.- 40. (Hỏi) Thờ lạy tượng vô tri
Sao lại được công đức?

(Đáp) Theo kinh điển đã dạy
Nơi chân lý tương đối
Hay chân lý tương đối
Công đức của thờ lạy
Hoàn toàn giống như nhau
Dù với Phật tại thế
Hay sau khi nhập diệt.
 

MỤC ĐÍCH GIẢI THOÁT CỦA
TIỂU THỪA CŨNG CẦN PHẢI
NHẬN THỨC VỀ TÁNH KHÔNG
TL: Thắng Luận
TQ: Trung Quán

41. (TL) Nhờ tu Tứ Diệu Đế
Cũng đủ đạt giải thoát
Cần chi đến trí tuệ
Thấy rõ được Tánh Không?

(TQ) Kinh Bát Nhã dạy rằng
Thiếu tuệ giác Bát Nhã
Thì không thể giác ngộ
 

Tính chân chánh của Đại thừa

42. (TL) Song giáo lý Đại Thừa
Không do Phật thuyết giảng
Nên không đáng tin cậy.

(TQ) Vậy vì lý do nào
Khiến Tiểu Thừa đáng tin?

(TL) Vì tất cả hai phái
[Tiểu ThừaĐại Thừa]
Đều xác nhận như vậy.

(TQ) Vậy thì lúc trước đây
Các anh chưa chấp nhận
Không lẽ kinh điển ấy
Không phải lời Phật dạy?

43. (TL- Thắng Luận) Chúng vẫn đáng tin cậy
Vì chúng được truyền thừa
Liên tục không gián đoạn.

(TQ) Lý do các anh tin
Kinh điển của Tiểu Thừa
Chẳng khác chúng tôi tin
Kinh điển của Đại Thừa;
Chúng cũng được các Tổ
Nối tiếp nhau truyền thừa
Không bao giờ gián đoạn;
Lại nữa theo các anh
Tất cả kinh điển nào
Được hai phái chấp nhận
Cũng đều là chân lý,
Vậy thì phải chấp nhận
Cả kinh điển Vệ Đà
kinh điển ngoại đạo.

44. (TL-Thắng Luận) Kinh điển của Đại Thừa
Thường hay bị tranh cãi
Vì vậy không đáng tin.

(TQ) Vậy kinh của các anh
Cũng nên từ bỏ luôn
Vì chúng bị ngoại đạo
Và nội phái tranh cãi.
 

Sự chưa trọn của Tiểu Thừa

45. Gốc rễ của giáo lý
đức Phật giảng dạy
Bắt nguồn từ Niết Bàn
đời sống tu hành
Của các vị xuất gia
[Đã sạch mọi phiền não].
Điều này hiếm người đạt
Bởi vì tâm của họ
Còn bám víu đối tượng (27)

46.- 47. (TL) Các bậc A La Hán
Dù không hiểu Tánh Không
Cũng vẫn được giải thoát
Vì đã diệt phiền não
Nhờ tu Tứ Diệu Đế.

(TQ) Dù phiền não chấm dứt
Song chắc gì hết khổ?
Nhiều vị vẫn thọ khổ
Do nghiệp lực quả báo
Từ quá khứ vẫn còn
[Thông qua sự lưu truyền
chúng tôi được biết
Chính ngài Mục Kiền Liên
Tuy thành A La Hán
Song vẫn còn thọ khổ].

48. (TL-Thắng Luận) Ái sinh từ cảm thọ
Những A La Hán ấy
Vẫn còn có cảm thọ
Tâm còn bám đối tượng
[Nên không đạt Niết Bàn]

48. (TQ) Không hiểu biết Tánh Không
Thì tâm bám sự vật
Tâm chỉ tạm lắng yên
Trong những khi nhập định
Rồi trở lại như trước.
Vậy muốn chấm dứt khổ
Phải tu quán Tánh Không.
 

Chớ sợ Tánh Không

Câu 49-52.: Bỏ (28)

53. (Hỏi) Vừa chấp vào hiện hữu
Vừa sợ hãi Tánh Không
Nên không thể giác ngộ
Vẫn nhận lấy đau khổ
Chìm đắm trong luân hồi.

54. (Đáp) Sự phản bác như vậy
Thực không có căn cứ
Vậy không nên ngại ngần
Thiền quán về Tánh Không.

55. Tánh Không là liều thuốc
Dùng đối trị Vô minh
Của chướng ngại phiền não
chướng ngại hiểu biết (29)
Muốn đạt “Nhất Thiết Trí”
Phải thiền quán Tánh Không.

56. (Phản bác) Tánh Không gây đau khổ
Nó khiến tôi lo sợ.

(Đáp) Tánh Không làm lắng dịu
Tất cả mọi khổ đau
Tại sao lại sợ nó?

57. Chừng nào còn tin rằng
“Cái Ta” là có thật
Chừng ấy còn sợ hãi
Về cái này cái kia.
Nếu nhận thức rõ rằng
"Cái Ta" không có thật
Vậy ai gánh nỗi sợ?
 
 

CHỨNG MINH VỀ TÁNH KHÔNG

Chứng minh về sự Vô ngã của một "Cái Ta" có thật

"Cái Ta" không phải vật chất
Phản bác lại chủ nghĩa vật chất

58-60. Răng, tóc, móng, máu xương
Đều không phải là "Ta"
Mủ, đờm, nước miếng, mỡ
Nước tiểu, phân, thịt, gân
Hơi nóng, chín lỗ hổng …
Và tất cả sáu thức
Cũng không phải là “Ta”
 

Ngã cũng không phải là tinh thần
Phản bác phái Số Luận (30)

61. (TQ) Nếu nhĩ thức là “Ta”
Thì luôn nghe âm thanh (31)
Cả lúc nó vắng mặt
[Vì các anh cho rằng
"Cái Ta" là vĩnh cửu]
Nếu đối tượng cái biết (32)
Không còn có mặt nữa
Làm sao có cái biết?
Vậy vì lý do nào
Gọi đó là nhĩ thức?

62. Nếu xem rằng cái biết
Là những gì không biết
Thì gỗ cũng phải biết
Vậy có thể khẳng định
Nếu không có quan hệ
Với đối tượng nào đó
Thì không có cái biết.

63. (Số Luận) Vì lẽ nào "Cái Ta"
Khi thấy biết màu sắc
Lại không nghe âm thanh?

(TQ) Tại sao cùng một lúc
Thấy được mà không nghe?

(Số Luận) Vì âm thanh lúc ấy
Không có mối quan hệ.

(TQ) Như vậy thì "Cái Ta"
Không phải là nhỉ thức.

64. Cái mà bản tánh
Vốn thâu nhận âm thanh
Sao lại thấy hình sắc?

(Số Luận) Cùng một người đàn ông
Có thể xem là cha
Vừa cũng xem là con.

(TQ) Như thế là giả danh
Theo chân lý tuyệt đối
Không thể nào như vậy.

65. Bởi vì theo các anh
Thực tại là ba đức (33)
Từ bi, mê, bóng tối
Đã tạo ra vật thể
Chẳng là cha hay con
Cả ba không sẵn có
Tính chất nghe âm thanh.

66. (Số Luận) Cũng như một diễn viên
Đóng nhiều vai thay đổi
Tánh thâu nhận âm thanh
Có thể chuyển thành ra
Tánh nhận thấy hình sắc.

(TQ) Thường thay đổi tính chất
Thì không thể vĩnh hằng.
Vậy điều anh nói rằng
Trong cùng một cái ta
[Hay trong một diễn viên]
Chứa đựng nhiều tính chất
Là điều chưa từng có.

67. Nếu tánh chất đổi khác
Thì không thực có được.
Vây xin anh chỉ giúp
Thực tánh nó là gì?
Bản chất nó là gì?

(Thường Luận)
Đó chính là tánh biết (32)

(TQ) Nếu thức là bản chất
Thì chúng sinh như nhau
Cùng một thứ độc nhất!

68. Vã lại mọi chúng sinh
Hữu tâm hay vô tâm
Đều như nhau là “Một” (34)
bản chất hiện hữu
Của chúng đều giống nhau.
Nếu hình thái khác biệt
[Các tánh nghe, thấy, ngửi…]
Được xem là không thực
Thì nền tảng của nó ["cái Ta"]
Làm sao có thực được.
 

Phản bác phái Thường Luận

69. Hơn nữa cái vô tâm
Cũng không phải là “Ta”
Vì nó không hay biết
Như khúc gỗ vô tri.

(Thường Luận)
Dầu bản chất vô tri
Song khi kết với tâm
Liền có ngay nhận thức.

(TQ) Điều này thật vô lý
Vì khi không có tâm
Nhận thức cũng bị diệt.

70. Nếu "Cái Ta" không đổi
Thì tâm giúp được gì
Cho "Cái Ta" như thế?
Nếu xem cái bất động,
Không nhận thức là “Ta”
Vậy thì hư không kia
Cũng phải xem là “Ta”!
 

Không cần có "Cái Ta" cũng có
được nhân quả của công đức

71. (Thường Luận) Nhưng không có "cái Ta"
Thì không có liên hệ
Giữa nhân và quả được.
Vì khi làm xong việc
Kẻ tạo nghiệp ("cái Ta") không còn
Vậy ai nhận quả đây?

72. (TQ) Tạo nghiệp và nhận quả
Thuộc hiện hữu khác nhau
[Năm Uẩn (35) của đời này
Là kẻ đã tạo nghiệp
năm Uẩn đời sau
Là người nhận quả báo]
Anh bảo có "cái Ta" (có Ngã)
Song không ai nhận quả
Tôi bảo không có “Ta” (Vô Ngã)
Và không ai tạo nghiệp
Cũng không ai nhận quả
Vậy tranh luận "cái Ta"
Chỉ là một việc thừa.

73. (Thường Luận) [Như trong kinh có nói]
Ai đã tạo ra nghiệp
Thì phải nhận quả báo.

(TQ) Theo lời Phật đã dạy
Trong một dòng tương tục
[Của đời sống một người]
Thì ai làm nấy chịu
[Vì muốn ngăn người ấy
Chối bỏ luật nhân quả]
Chứ Phật không phải dạy
"Cái Ta" là vĩnh hằng.

74. Ý niệm của quá khứ
Cũng như của tương lai
Đều không phải là “Ta”
Vì chúng không có thực
Nhưng ý niệm hiện tại
Cũng không phải là “Ta”.
Ví dù nó là “Ta”
Nghĩ xong nó biến mất
Và “Ta” cũng mất luôn.

75. Ví như thân cây chuối
Khi bẹ bị lột hết
Nó không hiện hữu nữa.
"Cái Ta" chẳng khác hơn
Khi bị phân tích kỹ
Thì không thấy nó đâu
Vậy nó không thật có.
[Không thể nào tìm thấy
"Cái Ta" trong năm Uẩn]
 

Không có “Cái Ta” cũng có thể
phát triễn được tâm từ bi

76. - (Hỏi) Nếu chúng sinh không thực
Vậy xót thương ai đây?

(TQ) Đó là những chúng sinh
Được nêu từ mê lầm
Của chân lý thế gian.
Tuy chúng không có thật
Song là đối tượng tốt
Của mục đích tu tập
[Để đạt quả Bồ Tát].

77. - (Hỏi) Nếu chúng sinh không thật
Vậy thì ai là người
Theo đuổi mục đích ấy?

(Đáp) [Theo chân lý tuyệt đối]
Thực khôngchúng sinh.
Tất cả mọi nỗ lực
Đều dựa trên si mê.
[Theo chân lý tương đối]
Ta không nên khước từ
Sự mê mục đích ấy
[Tức tu hạnh Bồ Tát]
Vì muốn dứt khổ đau.

78. Phát sinh từ si mê
Nên bám víu "cái Ta". (27)
Ý thức chấp “Ta” tăng
nguyên nhân khổ đau
Vậy phải trừ diệt nó.
Do đó cách tốt nhất
tu quán Vô ngã.
 
 

Chứng minh về tính Vô ngã của
vạn pháp thông qua Bốn Niệm
Xứ: thân, thọ, tâm, pháp

Về thân

Tranh luận với trường phái Thường Luận

79.-80. Thân không phải là chân
Đùi, vế, eo, lưng, bụng
Thân không phải là tay
Ngực, nách, vai, cổ, đầu…
Vậy thứ nào là thân?

81. Nói thân là tất cả
[Thì không thể đúng được]
Vì mỗi một bộ phận
Đều ở vị trí riêng.
Còn cái thân độc lập
Thì nằm ở chỗ nào?

82. (Với Tiểu Thừa)
Nếu thân xem là “Một”
Nằm riêng trong mỗi phần
Vậy có bao nhiêu phần
Phải có bấy nhiêu thân.

83. Vậy thì thân không nằm
Bên ngoài hay bên trong
[Của tất cả bộ phận]
Song lìa các bộ phận
Tâm cũng không hiện hữu.
[Vậy các anh hãy chỉ]
Thân hiện hữu cách nào?

84. Thân thể không thực có
cấu tạo đặc biệt
Nên lầm nhận có thân
[Ví như đầu, mình, chân …]
Như trong tối lầm nhận
Cây cột là hình người.

85. Chừng nào duyên còn hợp
Cột vẫn trông như người.
Bao lâu mà tay chân
Đầu mình… còn tập hợp
Chừng ấy còn nhận lầm
Đó chính là thân người.

86. Và bàn chân là gì?
Là tập hợp các ngón
Mỗi một ngón là gì
Nếu không là các lóng?

87. Chẻ lóng chân thành bụi
Rồi chẻ mãi không ngừng
Nhỏ tựa như hư không
Vậy tìm đâu lóng chân?

88. Bởi vậy muôn hình sắc
Khác nào bóng chiêm bao!
Ai là bậc có trí
Không thể bám víu chúng
Thân còn không có thật
Huống chi sự phân biệt
Giữa đàn ông, đàn bà.
 

Về cảm nhận (cảm thọ)

89. (TQ) Nếu đau đớn có thật
Sao nó không hành hạ
Một kẻ đang sướng vui?
Nếu thú vui có thật
[Như các món ăn ngon]
Sao không gây thích thú
Cho kẻ đang u sầu?

90. Nếu bảo rằng cảm giác
Khổ vui vẫn tồn tại
Song không thể nhận ra
Khi chúng bị lấn áp
Bởi cảm giác mạnh hơn.
Nhưng đâu là cảm giác
Khi không cảm nhận được?

91. (Đáp) Vẫn cảm nhận được chứ!
Vì trong khi đang vui
Khổ vẫn còn tồn tại
Trong trạng thái cực yếu
[Vì khổ bị lấn áp
Bởi cái vui mạnh hơn].

(TQ) Vậy cái khổ cực yếu
Không thể gọi là khổ
Bởi vì một cảm giác
Không thể cùng một lúc
Vừa khổ cũng vừa vui.

92. [Theo một quan niệm khác]
Khổ không thể xuất hiện
Khi cảm giác đối lập (vui)
Đang xuất hiện trong tâm.
Điều này cũng sai lầm
Vì đó là ảo tưởng (36)
[Xem khổ chưa hiện hữu
Cũng là một cảm giác]

93. Để trừ khử ảo tưởng
Cần trao dồi trí tuệ
Để thấy “tánh không thực”
Của tất cả sự vật.
Vì vậy các Thiền gia
Luôn tự nuôi dưỡng mình
Bằng nhập định quán xét
Về ảo tưởng cảm nhận.

94. Giác quan và đối tượng (37)
Khi chúng xúc chạm nhau
Sẽ sinh ra cảm nhận (cảm thọ)
Nếu chúng có khoảng cách
Làm sao chúng chạm nhau?
Nếu không có khoảng cách
Ắt chúng phải là một.
Như vậy thì cái nào
Gặp gỡ với cái nào?

95. Các hạt bụi cực nhỏ (38)
Không thể chia nhỏ nữa,
Khép kín và đồng dạng
Không thể xuyên nhập nhau.
Vì không xuyên nhập nhau
Nên không thể hoà hợp
Nếu khônghòa hợp
Thì không có cảm nhận.

96. Nếu vị nào thấy có
Hai vật hết chia được
Mà xuyên nhập với nhau
Làm ơn chỉ cho xem!

97. Nhận thức vốn vô hình
Không thể nào kết nối
Với đối tượng vật chất.
Càng không thể nối kết
Với tất cả giác quan
Như phân tích bên trên (39)
Vậy những gì thành tựu
Thông qua sự tập hợp
Đều không thể có thật.
Cũng không có sự vật
Của tổ hợp vi trần
Vì chúng không thực có. (40)

98. Xúc chạm không có thật
Thì cảm giác tìm đâu?
Cảm giác không thật
Thì tội gì hành thân
Để tìm cầu khoái lạc?
Vậy ai chịu đau khổ?
Cái gì gây khổ đau?

99. Không có người cảm nhận
Cảm giác cũng không nốt
Đứng trước cảnh ngộ này
Ôi hỡi lòng tham ái
Sao không tan biến đi?

100. Ta thấy và cảm được
Vì tất cả đối tượng
Và tâm giao tiếp nhau
[Trong tổng hợp nhân duyên]
biến thành cảm giác
Chúng đều không thật
Như ảo ảnh cơn mơ.

101. Cảm giác trong quá khứ
[Mà ta hồi tưởng lại]
cảm giác tương lai
[Mà ta đang mong cầu]
Đều là sự nhớ tưởng
Chúng không phải cảm giác
Có được nhờ trải nghiệm
Hơn nữa chính cảm giác
Không thể tự trải nghiệm
Cũng như mọi đối tượng
Cũng không thể nào có
Kinh nghiệm của cảm giác.

102. Thế nên không có người
Trải nghiệm những cảm giác
Và không cảm giác nào
Có thể xem thật có.
Vậy cái nhóm năm Uẩn
Không thể là "Cái Ta".
Vậy sao có cảm giác
Khoái lạc hay đau khổ?
 

Về tâm

103. Tâm không nằm trong mắt
Không nằm trong đối tượng
Hay giữa hai thứ ấy
Tâm không thể tìm thấy
Trong thân hay ngoài thân
Hay bất cứ nơi nào.

104. Tâm không phải là thân
Cũng không phải khác thân
Nó cũng không hòa hợp
Hoặc khác biệt với thân
Tâm không là gì hết,
Hoàn toàn không thực có
Vậy bản chất chúng sinh
Vốn đã là Niết Bàn.

105. Nếu nhận thức đã có
Trước đối tượng của nó
Vậy nó dựa vào đâu
Để có thể phát sinh?
Nếu nhận thức phát sinh
Cùng lúc với đối tượng
Như vậy thì cả hai
Dựa vào đâu để sinh?

106. Nếu sinh sau đối tượng
Nhận thức dựa vào đâu
Để có thể khởi sinh?
[Vì đối tượng không còn].
 

Về pháp (đối tượng)

107. Qua sự phân tích trên
Thì tất cả sự vật
Đều không thực khởi sinh.

(Hỏi) Nếu sự vật không sinh
Thì chân lý thế gian
Cũng không thể có được.
Song tại sao lại có
Cả hai loại chân lý
[Là chân lý thế gian
chân lý tuyệt đối
Theo truyền thống Trung Quán?]
Vậy chân lý thế gian
Có phải được sinh từ
Chân lý thế gian khác?
[Tức là được nhận thức
Đã có sẵn tạo ra?]
Vậy làm sao chúng sinh
thể đạt Niết Bàn?.

108. (TQ Đáp) Sự nhận xét như vậy
Phát xuất từ suy nghĩ
Của người chưa giác ngộ
Một chân lý thế gian
Không thể độc lập có;
Một sự vật nào đó
Nếu nó là hệ quả
Của một chuỗi nhân duyên
Thì chân lý thế gian
Có mặt ngay tức khắc.
Không có nhân quả ấy
Thì chân lý thế gian
Cũng không thể hiện hữu.

109. (Phản bác) Bởi vì tâm nhận xét
Và vật bị nhận xét
Đều lệ thuộc lẫn nhau.

(TQ) Quả thực đúng như vậy
Đó là nhận xét chung
Thế gian ai cũng biết

110. Nếu dùng một nhận xét
Để tiếp tục nhận xét
Cái đã được nhận xét
Thì quá trình nhận xét
Không bao giờ chấm dứt.

111. Nếu đối tượng nhận xét
Không còn cơ sở nào
Cho nhận xét tiếp theo
[Vì nó thật trống rỗng]
Thì cái tâm nhận xét
Không còn nương vào đâu
Để có thể tồn tại
[Vì hết sạch đối tượng]
Tâm cũng không sinh nữa
Đây chính là Niết Bàn.

112. Nếu ai chủ trương rằng (41)
Vật và tâm có thật
Sẽ gặp tình trạng rối:
Nếu đối tượng thật có
Nhờ nương vào nhận thức
Vậy thì bằng cách nào
Để nhận thức có thật?

113. Hoặc nhận thức có thật
Nhờ nương cái nó biết
Vậy thì bằng cách nào
Cái được biết có thật?
Và nếu như cả hai
Nương nhau để mà có
Thì chúng không thật có.

114. Ví như người không con
Không được gọi là cha
Và con từ đâu sinh
Nếu không có người cha?
Cũng vậy, tâm và vật
Không hiện hữu độc lập.

115. (DT) Mầm phát sinh từ hạt.
Nhờ mầm mà thấy hạt
Tại sao không chấp nhận
Nhận thức là có thực
Vì nó được phát sinh
Từ sự vật được biết?

116. (TQ) Có thể chấp nhận rằng
Sự hiện hữu của hạt
Được biết nhờ thấy mầm;
Nhưng mà nhờ cái gì
Để có thể biết rằng
Nhận thức là thực có
Thông qua sự hay biết
Từ cái bị nhận thức?
 
 

Chứng minh bằng biện luận
Với 4 vị thế

Sự vật không thể tự sinh
nếu khôngnguyên nhân

117. Thuyết Vô nhân (42) chủ trương
Tất cả mọi sự vật
Tự sinh không cần nhân.

(TQ) Qua tri giác ta biết
Thế giới được hình thành
Từ nhiều nhân khác nhau
Như sen từ hoa, cọng ...

118. (Hỏi) Cái gì đã tạo ra
Sự khác biệt của nhân?

(TQ) Đó là sự khác biệt
Của các nhân trước nữa.

(Hỏi) Tại sao nhân sinh quả?

(TQ) Qua năng lực nhân trước.
 

Sự vật không được sinh ra từ
một nguyên nhân vĩnh cửu
- không từ Trời - phản bác phái Thường Luận

119. Thuyết Thường Luận (43) chủ trương
Tất cả mọi sự vật
Đều do Trời sinh ra.

(TQ) Nếu Trời là nguyên nhân
Sáng tạo ra sự vật
Vậy vị ấy là ai?

120. (Thường Luận) Chính là năm Đại chủng (44)

(TQ) Vậy đâu cần chứng minh
Sự hiện hữu của Trời
Và đâu cần mệt nhọc
Để tìm cách đặt tên
Năm Đại chủng là Trời!

121. Hơn nữa năm Đại chủng
Vô thườngbất động,
Không cần được quan tâm,
Không linh thiêng, không sạch
Trời đâu phải như thế?

122. Hư không cũng bất động
Nên không phải là Trời
Cũng không phải Tự ngã.
Nếu như bảo rằng Trời
Không thể nghĩ bàn được
Vậy nói đến làm chi
[Sự sáng tạo của Trời]?
 

(Hỏi) 123. Trời sáng tạo những gì?

(TL Đáp) Ngài tạo ra Tự ngã
[Tức "Cái Ta" vĩnh hằng],
Tạo quả đất, Đại chủng

(TQ) Sáng tạo Tự ngã ư?
- Theo như các anh nói
Đại chủng là vĩnh hằng
Vậy đâu cần tạo ra!

Sáng tạo Đại chủng ư?
- Chúng đều vĩnh cửu mà!

Sáng tạo nhận thức ư?
- Nhận thức được phát sinh
Thông qua các đối tượng!

Sáng tạo vui, khổ ư?
- Chúng đều là kết quả
Của nghiệp lành, nghiệp dữ!
Vậy Trời tạo gì nữa?

124. Nếu tất cả nguyên nhân
Không có sự bắt đầu
Thì làm sao kết quả
Có sự bắt đầu được?

125. Nếu sinh nhờ duyên hợp
Thì duyên là nguyên nhân
Chứ không phải là Trời
Nhân duyên phối hợp đủ
Thì sự vật sinh ra;
Không có phối hợp ấy
Sự vật sẽ không thành
Dù có Trời hay không.

126. Nếu sự vật sinh ra
Không do ý của Trời
Thì Trời đâu có quyền!
Nếu do ý của Trời
Thì Trời lệ thuộc ý!
Vậy không có vị Trời
Độc lậpsáng tạo.
 

- Không từ vi trần (nguyên tử)

127. Những ai chủ trương rằng
Vi trầnnguyên nhân
Mãi mãi tạo muôn vật.
Vi trần không thực có
Nên đã bị bác bỏ (39)
 

- Không từ vật chất tối sơ
vĩnh cửu - Phản bác phái Số Luận

128. Số Luận chủ trương rằng
Chủ thể của vạn vật
Chính là sự quân bình
Của ba đức nguyên thỉ
Đó là lòng từ bi,
Say mê và bóng tối;
Khi chúng mất cân bằng
Thì thế giới được sinh (33)

129. (TQ) Một vật nếu thực có
Thì không thể cùng lúc
Có cả ba bản tính;
Ba đức không thực có
Bằng không thì mỗi đức
Phải gồm đủ cả ba.

130. Ba đức đã không thực
Thì cái gì được tạo
[Như âm thanh, hình sắc]
Sẽ không được nghe thấy;
Hơn nữa vật vô tri
Như quần áo chẳng hạn
Không thể có vui, khổ.

131.- (Số Luận) Phải các anh nói rằng
Bản chất vật vô tri
[Ví dụ như quần áo]
nguyên nhân vui, khổ?

(TQ Đáp) Chúng tôi đã dẫn chứng
Là chúng không có thực
Nên đã chỉ trích rồi;
Hơn nữa theo các anh
Khoái lạc là nguyên nhân
Của áo quần vô tri
Chứ đâu phải áo quần
nguyên nhân khoái lạc?

132. Thực ra thì khoái lạc
Cũng sinh từ áo quần
nếu không có chúng
Cũng chẳng có khoái lạc
Vả lại nào ai thấy
Khoái lạc là trường tồn.

133. Nếu khoái lạc trường tồn
Sao không cảm nhận mãi?
Nếu bảo nó lúc ấy
trạng thái cực yếu
Vậy vì lý do nào
Có lúc mạnh lúc yếu?

134. Nếu trạng thái khoái lạc
Chuyển mạnh sang thành yếu
Vậy hai trạng thái ấy
Đương nhiên là vô thường;
Sao không thừa nhận đi
Vạn vật là vô thường?

135. - (Số Luận) Mặc dù các trạng thái
Yếu mạnh đều vô thường
Song bản chất khoái lạc
Vốn thật là vĩnh hằng.

(TQ) Dù ở trạng thái nào
Chúng vẫn là khoái lạc
Trạng thái đã vô thường
Nên khoái lạc vô thường.

136. Theo như các anh nói
Từ cái toàn rỗng không
Chẳng thể sinh gì cả
Thế mà lại chấp nhận
Các trạng thái mạnh yếu
Tiềm ẩn trong khoái lạc
Nếu quả có trong nhân
Thì hoá ra ăn cơm
Có khác gì ăn phân.

137. Và các anh nên mua
Hạt bông vải mà mặc
Thay vì mua vải vóc.

- (Số luận) Vì thế gian si mê
Nên không thể nhận thấy
Y phục trong bông vải
[Tức quả nằm trong nhân].

(TQ) Và ngay cả những kẻ
Nhận mình thấy chân lý
Cũng có thái độ ấy.

138. Ngay cả người thế gian
Cũng có nhận thức này
Qua nhận thức như vậy
Nên thấy quả trong nhân
Nếu cái thấy họ sai
Thì những gì thấy biết
Đều là không thực có.

139. - (Số Luận) Vậy theo phái Trung Quán
Thì tất cả nhận thức
Dắt dẫn đến trí tuệ
Đều vô giá trị sao?
Như vậy thì Tánh Không
Của tất cả sự vật
Đương nhiên cũng là sai!

140. (TQ) Nếu như không hiểu được
Một sự vật là sai
Thì không thể suy ra
Cái sai ở chỗ nào;
Vì vậy khi biết được
Cái sai nằm ở đâu
Thì cái sai rành rành.

141. Ví như người nằm mộng
Thấy đứa con mình chết
[Mà y vốn không con]
Thì ý nghĩ con chết
Ngăn chận được ý nghĩ
Rằng con mình còn sống
Dù là điều ấy sai.

142. [Tóm lại] phân tích trên
Đã trình bày rõ rằng
Mọi sự vật hiện hữu
Đều phải có nhân duyên
Và bên trong mỗi duyên
Hay tập hợp của duyên
Đều hoàn toàn trống rỗng.
[Những gì] ngoài nhân duyên
Không đến từ đâu cả
Không ở cũng không đi.
 

Biện luận về sự phát sinh qua “duyên”

143. Vật sinh từ ảo tưởng
Hoặc sinh từ nhân duyên?
[Lúc sinh] từ đâu đến?
[Lúc diệt] đi về đâu?
Đó là điều phải xét.

144. Đủ duyên chúng xuất hiện
Hết duyên chúng rã tan
Thực tại là giả tạo
Như bóng hiện trong gương
Vậy thứ gì chân thật?
 

Bác thuyết Hữu Nhân và Vô Nhân
- Biện luận về sự phát sinh của Hữu và Vô -

145. Một vật nếu thực có
Thì cần gì đến nhân
Nếu nó không thực có
Cần nhân để làm gì?

146. Dù với muôn triệu nhân
Cũng không thể biến đổi
Cái không thành cái có.

147. Nếu một vật hiện hữu
Đang ở trạng thái không (Vô)
Vậy lúc nào thành có (Hữu)?
Cái không chẳng thể mất
Nếu cái có không sinh.

148. Cái có không xuất hiện
Vì cái không chẳng mất.
Mọi chúng sinh cũng vậy
Không thể có hai tính
Vừa có lại vừa không.

149. Bởi vậy diệt hay sinh
Không hề có thực chất
Cũng vậy, toàn thế giới
Rốt ráo không sinh diệt.

150. Với sự quán sát kỹ
Thì bao nhiêu số phận
Chỉ là những ảo ảnh
Chẳng khác bóng chiêm bao
Tương tự như cây chuối
Không hề có cốt lõi;
Bởi vậy trong Tánh Không
Không có sự khác biệt
Giữa những kẻ đã vào
Hay chưa vào Niết Bàn.
 
 

TỔNG KẾT
LỜI KHUYÊN CUỐI CÙNG

151. Vậy thì trong Tánh Không
Sự vật không thực có
Vậy có gì để mất?
Nào ai được khen, chê?
Người nào kính lễ tôi?
Kẻ nào khinh miệt tôi?

152. Ai vui và ai khổ?
Ai kẻ trọng, người khinh?
Hãy phân tích thực tính
Còn ai là kẻ tham
Còn gì để mà tham?

153. Quán sát kỹ nhân gian
Thì ai là hữu tình?
Ai chết và ai sinh?
Ai là người đã sống?
Ai là mẹ, là cha
Và ai là bè bạn?

154. [Hỡi người tìm sự thật]
Hãy cùng tôi nhận chân
Sự vật như hư không
Tất cả đều trống rỗng
Vì mưu cầu hạnh phúc
Nên lâm cảnh tranh giành
Chuốc buồn vui tán loạn.

155. Do khoái lạc đòi hỏi
Nên tạo ra nghiệp ác
Phải trải qua tháng ngày
Đầy lo âu, thất vọng
Hành hạ, giết hại nhau!

157. Đôi khi sinh cõi lành (45)
Hưởng thụ nhiều lạc thú
Rồi đến khi nhắm mắt
Nhận số phận hẩm hiu
Tràn đầy bao thống khổ.

157-158. Hố thẳm của đoạ đày
Nhan nhản trong cuộc sống
Rơi vào khó thoát ra.
Nhưng đang trong luân hồi
Làm sao tránh khỏi nó?

159. Hơn nữa sự mê chấp
Về sự vật thực có
Lại luôn luôn trái ngược
Với sự hiểu Tánh Không;
Nếu trong cuộc đời này
Tôi không thể thấu đạt
Về chân lý tuyệt đối
Thì tôi phải tiếp tục
Chìm đắm biển luân hồi.

161. Cuộc sinh tồn đời này
Dẫy đầy bao khủng khiếp
Như biển khổ mênh mông;
Sức người lại quá yếu,
Mạng sống ngắn, mong manh
Đua chen sống vội vã
Lo chăm sóc thân thể
Mệt nhọc vì mưu sinh
Chịu đói khát, suy yếu
Quanh quẩn chuyện ngủ, ăn;
Hứng bao điều bất hạnh
Giao du kẻ ngu đần
Vô nghĩa ngày tháng trôi
Rất khó tìm giờ giấc
Để suy nghĩ thực tại
Vậy tìm đâu phương thức
Ngăn chận tâm tán loạn?

162. Đây Ma vương rình rập
Xô ta vào bất hạnh
Kia nẻo tà dọc ngang
Thật khó hòng thắng vượt.

163. Không dễ sinh cõi phước (45)
Gặp Phật càng hiếm hoi
Sóng thần của phiền não
Làm sao cản ngăn đây?
Ôi triền miên khổ đau !

164.-165. Đáng thương thay chúng sinh
Lăn lộn trong sóng khổ
Mà không hề hay biết
Như người tu khổ hạnh
Nhúng người vào nước lạnh
Hoặc lao vào lửa nóng
vô cùng khổ đau
Song nghĩ là an vui!

166. Có kẻ nghĩ rằng mình
Không bao giờ già chết
Song họ sẽ chóng gặp
Khi Thần Chết đứng bên
Và Thần Chết lấy mạng.

166. Chừng nào tôi dập tắt
Lửa khổ đốt chúng sinh
Bằng trận mưa công đức
Trút xuống từ tầng mây
Phước lành tôi tích lũy?

167. Chừng nào tôi có thể
Trình bày về Tánh Không
Về tích lũy công đức
Cho tất cả chúng sinh
Bỏ quan niệm sai lầm
vạn vật thực có?
 
 

CHƯƠNG X
HỒI HƯỚNG


1. Công đức do viết luận
„Nhập Bồ Tát Hạnh“ này
Xin hồi hướng chúng sinh
Mong tất cả bước vào
Con đường của Bồ Tát.

2. Nguyện nhờ công đức này
Mà tất cả chúng sinh
Đang chịu bao đau bệnh
Hành hạ thân và tâm
Được an vui vô tận.

3. Nguyện họ luôn hạnh phúc
Suốt sinh tử luân hồi.
Nguyện họ luôn an lạc
Như chư vị Bồ Tát.

4. Nguyện chúng sinh khắp nơi
Đang ở trong địa ngục
Được niềm vui cực lạc
Cõi Sukhavati.

5. Nguyện kẻ bị run rét
Trong địa ngục giá băng
Đều được hơi sưởi ấm;
Nguyện chúng sinh nóng nực
Trong địa ngục đốt nung
Được mây lành Bồ Tát
Giáng mưa làm dịu mát

6. Nguyện rừng lá gươm đao
Thành vườn hoa tráng lệ;
Nguyện cây cành giáo mác
Biến thành cây như ý
[Làm thoả mãn ước mơ].

7. Nguyện địa ngục thành vườn
Với hồ sen tỏa hương
Với thiên nga, nhạn, hạc
Hát ca vui rộn ràng.

8. Nguyện địa ngục đốt nung
Biến thành kho châu ngọc;
Nguyện cho nền sắt nóng
Thành thủy tinh lung linh ;
Nguyện địa ngục xay nghiền
Thành điện đền thờ Phật.

9. Nguyện mưa đá núi lửa
Biến thành trận mưa hoa ;
Nguyện chiến trường gươm giáo
Thành lễ hội tung hoa.

10. Nguyện chúng sinh chìm nổi
Trong dòng sông địa ngục
Nước nóng bỏng sục sôi
Nấu tiêu tan thịt da
Xương lòi ra trắng hếu
Nhờ công đức của tôi
Được sinh lên cõi trời
Sông Madukini.

11. Nguyện ngục tốt Diêm Vương
Và kên kên, chim quạ
Hình dáng thật dữ dằn
Trong bóng đen thâm u
Bỗng nhiên tan biến hết;
Chúng ngẩng lên hỏi nhau
“Ánh sáng kỳ diệu này
Từ đâu chiếu rọi đến?”
Và tất cả bỗng thấy
Bồ Tát Kim Cương Thủ
Uy nghiêm đứng trên không.
Nhờ năng lực hoan hỷ
Rửa sạch hết lỗi lầm
Chúng cùng bay theo Ngài.

12. Nguyện tội nhân địa ngục
Gặp được mưa hoa sen
Chan hoà với nước thơm
Rơi xuống rưới tắt lửa
Liền hân hoan, khoan khoái.
Các tội nhân tự hỏi
“Ai đã làm thế này?”.
Chúng ngẩng nhìn hư không
Thấy Bồ Tát Quan Âm
Tay cầm hoa sen vẫy.
Chúng vô cùng cảm phục
Nhận hạnh phúc bất ngờ.

13. Nguyện hữu tình địa ngục
Vui thấy Đức Văn Thù.
Chúng lớn tiếng gọi nhau:
“Bạn ơi! Mau lại đây
Chiêm ngưỡng Đức Văn Thù
Ngài đến cứu chúng ta !
Ngài Văn Thù Đồng Tử
Trong hào quang tỏa rạng
Đã phát tâm Bồ Đề
năng lực diệt khổ
Và đưa đến an vui.
Ngài với tâm từ bi
Triệt để cứu muôn loài“.
14. "Bạn ơi! Hãy nhìn kia
Dưới gót sen của Ngài
Vương miện trăm vị Trời
Đang cúi xuống đảnh lễ
Tiếng Thiên nữ ca ngợi
Mê ly khắp điện đền
Mưa hoa rắc đầu Ngài
Mắt Ngài óng từ bi”
Bao tội nhân địa ngục
Đều đứng dậy reo hò.

15. Nguyện chúng sinh địa ngục
Nhờ công đức của tôi
Thấy Phổ Hiền Bồ Tát
Hoá hiện vầng mây lành
Trút mưa thơm dịu mát
Khiến chúng đều hân hoan.

16. Nguyện tất cả chúng sinh
Lià sợ hãi, đau đớn
Như tại châu Kuru.

17. Nguyện loài vật hết sợ
Cảnh ăn thịt lẫn nhau
Nguyện cho loài ngạ quỷ
An vui như những người
Ở Bắc Câu Lưu Châu.

18. Nguyện Đức Quán Thế Âm
Rưới nước cam lồ mãi
Khiến ngạ quỷ no ấm
Tắm được dòng sữa mát.

19. Nguyện kẻ mù được thấy
Nguyện người điếc được nghe
Nguyện các bà mang thai
Sinh nở không đau đớn
Như Hoàng Hậu Ma-gia.

20. Nguyện người trần thân trụi
Áo cơm có đầy đủ
Được những gì cần thiết
Cho cuộc sống yên bình.

21. Nguyện người đau thoát bệnh
Tù nhân được tự do
Kẻ yếu được mạnh ra
Mọi người thương mến nhau.

22. Nguyện người sợ hết sợ
Người trói được tháo dây
Người yếu được mạnh lên
Nguyện người người nhớ đến
Giúp nhau làm việc thiện.

23. Nguyện cho khách lữ hành
Đến đâu cũng an lành
Nguyện cho người buôn bán
Thu lợi nhuận dễ dàng.

24. Nguyện những kẻ đi thuyền
Đạt được nhiều mục tiêu
Thuyền bình an cập bến
Đoàn tụ cùng thân quyến.

25. Nguyện hành khách lạc đường
May gặp đoàn đi buôn
Thoát lo sợ bị cướp
Hay thú dữ cọp beo
Hành trình được xuôi thuận.

26. Nguyện chư Thiên, Thánh Thần
Hộ trì kẻ bệnh hoạn
Kẻ say sưa, cùng bấn
Người già yếu, trẻ thơ
Kẻ ngu si, quẫn trí.

27. Nguyện chúng sinh thoát khỏi
Tám hoàn cảnh hiện hữu
Không thuận cho việc tu (46)
Nguyện họ đủ đức tin
Đủ từ bi, trí tuệ
Hoàn hảo trong hình tướng
Thuần thục cách hành xử
Nhớ lại được đời trước.

28. Nguyện chúng sinh có được
Những kho tàng vô tận
hư không, tự do
Nguyện họ sống hoà hợp
Không tuyệt vọng, lệ thuộc.

29. Nguyện chúng sinh yếu đuối
Được trở thành mạnh mẽ;
Nguyện khất sĩ tiều tụy
Được đẹp tươi vô cùng.

30. Nguyện tất cả thiếu nữ
Được trở thành nam nhi;
Nguyện kẻ địa vị thấp
Đạt được địa vị cao
Không thành kẻ kiêu mạn.

31. Nguyện tất cả chúng sinh
Nhờ phước đức của tôi
Mà dứt sạch điều ác
Luôn thích làm điều lành.

32. Nguyện tất cả chúng sinh
Không lìa tâm Bồ Tát
Hiến thân cho giải thoát
Thường được Phật gia hộ
Không vướng bẫy ma vương.

33. Nguyện tất cả hữu tình
Được sống lâu vô tận
Luôn luôn được hạnh phúc
Chữ “chết’ không hề nghe .

34. Nguyện mười phương thế giới
Đầy rừng cây như ý
Vang diệu âm thuyết pháp
Của chư Phật, Bồ tát.

35. Nguyện toàn cõi địa cầu
Không gồ ghề sỏi đá
Bằng phẳng như lòng tay
Dịu êm đầy ngọc báu.

36. Nguyện pháp hội Bồ Tát
Mở ra khắp nơi nơi
Điểm trang cho mặt đất
Bằng hào quang các ngài.

37. Nguyện tất cả chúng sinh
Nghe pháp âm vi diệu
Vang bất tận từ rừng
Từ chim muông, ánh sáng
Từ trời rộng mênh mông.

38. Nguyện chúng sinh kề cận
Chư Phật và Bồ Tát
Với lễ vật cúng dường
Nhiều như mây bốn phương
Dâng lên đấng đạo sư.

39. Nguyện chúng sinh được mưa
Rơi xuống đúng thời vụ
Mùa màng được sung túc;
Nguyện thế giới giàu sang
Vua quan đều chính trực.

40. Nguyện thuốc thang công hiệu
Nguyện thần chú ứng linh
Nguyện quỷ ma, phù thủy
Đều phát tâm từ bi.

41. Nguyện tất cả chúng sinh
Không gặp điều bất hạnh
Bị tội lỗi, đau bệnh
Bị đàn áp khinh khi
Không còn tâm độc ác.

42. Nguyện tu viện, chùa chiền
Tu học được hưng thịnh
Tăng chúng sống vững bền
Mọi việc đều thành tựu.

43. Nguyện tăng sĩ siêng tu
Đạt trí tuệ càng nhiều
Thích giữ gìn giới luật
Diệt trừ sạch tán loạn
Tâm trí được khinh an.

44. Nguyện cho các ni cô
Không tranh chấp lẫn nhau
Thu lợi từ giáo pháp ;
Nguyện những vị khất sĩ
Luôn đầy đủ giới hạnh.

45. Nguyện người bị phạm giới
Biết ăn năn sám hối
Nguyện họ sinh cõi lành
Không còn phạm giới thêm.

46. Nguyện những vị xuất gia
Học rộnguyên thâm
Được tặng phẩm, bố thí
Được tâm ý sạch trong
Vang mười phương tiếng tốt.

47. Nguyện chúng sinh không khổ
Và không gặp gian nan
số kiếp tồi tàn
Với thân người duy nhất
Trở thành bậc Chánh giác.

48. Nguyện tất cả chúng sinh
Luôn cúng dường chư Phật
Được hạnh phúc khôn lường
Nhờ phước Phật vô biên.

49. Nguyện Bồ Tát hoàn thành
Ước nguyện cứu thế gian;
Nguyện tất cả chúng sinh
Được chư Phật, Bồ Tát
Xót thươngcứu độ.

50. Nguyện cho hàng Độc Giác,
Thanh Văn an lạc
Luôn luôn được Trời, người,
A Tu La cúng dường.

51. [Cuối cùng] Nguyện cho tôi
Nhận được sự gia hộ
của Văn Thù Bồ Tát
Nhớ lại những đời trước.
Nguyện đời nào cũng tu
Để chứng Cực Hỷ Địa (47)

52. Nguyện suốt mọi thời gian
Định lực đều duy trì;
Nguyện đời đời kiếp kiếp
Có được chốn thanh tịnh
Để thuận lợi tu hành.

53. Nguyện khi tìm học Pháp
Đều được Đức Văn Thù
Giải ngộ những chướng ngại
Và được ngài hộ trì.

54. Nguyện như Đức Văn Thù
Đi khắp mọi chân trời
Làm lợi cho chúng sinh
Tôi mong được như ngài.

55. Ngày nào hư không còn
Ngày nào quả đất còn
Ngày đó tôi tiếp tục
Diệt khổ của trần gian.

56. Nguyện đau khổ chúng sinh
Chín muồi nơi thân tôi;
Nguyện phước đức Bồ Tát
Mãi mãi đem hạnh phúc
Đến tất cả chúng sinh.

57. Nguyện giáo pháp Như Lai
linh dược duy nhất
Trừ đau khổ thế gian
Được trường tồn, ca ngợi
Được xuyển dương, hộ trì.

58. Nay tôi xin kính lễ
Đức Văn Thù Sư Lợi
Nhờ ân đức của ngài
Mà tâm tôi hướng thiện;
Kính lễ thiện tri thức
Nhờ ân đức các vị
Mà tâm tôi lớn lên.
 
 

***

CHÚ THÍCH :

(01) Phật: Trong Luận „ Nhập Hạnh Bồ Tát“, ngài Santideva đã dùng nhiều danh hiệu khác nhau để thay cho danh hiệu „Phật“, ví dụ như: đức Thế Tôn, bậc Chiến Thắng, đức Như Lai, bậc Đạo Sư, Hiền Giả v..v..
(02) Những vị Thừa Kế đức Phật bao gồm những vị thừa kế lời Phật dạy như hàng Thanh Văn, Độc Giác Phật và những vị thừa kế tâm của Phật như hàng Bồ tát.
(03) Các nơi Bồ tát ở: Là những nơi chốn và địa điểm sống và tu tập của Bồ tát Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm (Siddhàrtha Gautama) trước khi giác ngộ thành vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.
(04) Tam Bảo: gồm có Phật, Pháp và Tăng
(05) Phạm Thiên: Là một hình thái hiện hữu của thế giới các vị Trời tối thượng
(06) Ba ruộng phước (Phước điền): Là những vị mà Phật tử nên cúng dường để được phước đức lớn cho đời này và đời sau. Thứ nhất là cúng dường Phật, Pháp Tăng (Kỉnh điền). Thứ hai là cúng dường cha mẹ (Ân điền). Thứ ba là cúng dường những kẻ nghèo khó (Bi điền)
(07) Pháp cạn, sâu: Chỉ cho Tiểu ThừaĐại Thừa
(08) Chú thuật Mật tông: Đó là những câu tụng niệmâm thanh chứa đựng một sức mạnh huyền bí của vũ trụ hay của Phật tính với công năng ủng hộ kẻ tu niệm
(09) Kinh Ba Phần: Là kinh gồm có ba phần: sám hối, phát nguyệnhồi hướng
(10) Truyện Cát Trường Sinh: Trong Kinh Hoa Nghiêm
(11) Nữ thần Durga: Là Nữ thần của Đạo Karnapa, Nam Ấn Độ
(12) Đổi vị trí cho nhau: Là một trong những phương tiện giúp đỡ tu tập, được miêu tả rõ trong Chương 8, từ câu 90-100 và từ câu 101-139
(13) Hoá sinh trong lòng sen: Đây là cảnh hóa sinh tại cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà
(14) Chiến công trọn thành: Tức là đạt được sự giác ngộ, thành Phật và truyền dạy giáo lý (Chuyển Pháp Luân)
(15) Xem chương VII, câu 16
(16) Xem chương IX, câu 73
(17) Bồ tát Diệu Hoa Nguyệt (Supuspacandra): Mặc dầu biết vua Curadatta rất ác độc, song vẫn cương quyết thuyết pháp vì lợi ích cho chúng sinh và đã bị vua hành hạ.
(18) Tinh huyết của cha mẹ
(19) Từ câu 141 đến câu 154 (trong ngoặt kép): Nơi đây ngài Santideva đã tự đặt mình vào địa vị của một người khác rồi hướng về „cái Ta“ (ngã) mà nói
(20) Chân lý thế gian: Còn gọi là tục đế, chân lý tương đối, chân lý bao phủ
(21) Chân lý tuyệt đối: Còn gọi là chân đế, thắng nghĩa đế
(22) Đây là cuộc tranh luận giữa Tôn giả Santideva (Trung Quán) và phái Duy Thức. Duy thức chủ trương rằng mỗi sự vật và hiện tượng bên ngoài đều là ảo tưởng. Chúng không có thật mà chỉ là bóng dáng của tâm. Chỉ có tâm mới hiện hữu thật sự
(23) Phụ nữ vô sinh: Là phụ nữ không thể nào sinh con được. Vì vậy sự bàn luận về sắc đẹp của đứa con gái của một phụ nữ vô sinh chỉ là chuyện vui đùa
(24) Đây là ví dụ về một con gấu bị chuột cắn làm độc. Gấu ngủ suốt mùa đông. Đến mùa xuân, khi nghe tiếng sấmtỉnh dậycảm thấy đau đớn mới nhớ lại đã bị chuột cắn. Ký ức của con người cũng tương tự như vậy
(25) Tâm siêu nhiên = Tha tâm thông
(26) Nơi đây Tôn giả Santideva phản bác lại phái Tiểu thừa đã quan niệm rằng sau khi đức Phật nhập Niết Bàn thì Ngài không còn làm lợi ích cho chúng sanh được nữa.
(27) Bám víu đối tượng hay sự vật = chấp pháp. Bám víu cái Ta = Chấp ngã
(28) Theo Prajanàkarumati thì các câu 50, 51 và 52 là những câu đã được tác giả khác từ ngoài đưa vào
(29) Chướng ngại hiểu biết = Sở tri chướng
(30) Số luận (Samkhya) là một học thuyết phi Phật giáo do Rishi Kapila thành lập vào thời cổ Ấn Độ, tin rằng mọi hiện tượng - trừ cái ngã trường cửu bất biến - được tạo thành từ một thần ngã Prakrti hay là thực chất tối sơ thấm khắp mọi sự. Khi tiếp xúc với thực chất này thì một loạt những biểu hiện như tri thức, cảm quan và đối tượng cảm giác phát xuất từ đấy và được cái ngã cảm thọ. Thực chất tối sơ là một chất liệu trường cửu, phổ biến tạo nên mọi sự và là bản chất của các pháp trong thế giới kinh nghiệm. Ngã là nguyên lý tâm bất biến trở nên liên kết với ngoại giới do sự đồng nhất sai lầm của nó với biểu hiện của thực chất tối sơ. (Theo: Thích Nữ Trí Hải: Nhập Bồ Tát Hạnh, Trang nhà Quảng Đức, Chương 9: Trí Tuệ, câu 60). Xem thêm Tìm hiểu sáu phái Triết học Ấn Độ, Thích Mãn Giác, 2002, Trang nhà Quảng Đức.
(31) Âm thanh: Là đối tượng của sự nghe = Trần cảnh
(32) Cái biết, Tánh biết= nhận thức
(33) Ba đức (nguyên lý) tối sơ của Số luận là: rajah, sattwa và tamah. Tùy theo dịch gỉa mà có nhiều cách dịch khác nhau. Cách dịch ở đây dựa theo E. Steinkellner với ba thuật ngữ: Güte, Leidenschaft và Finsternis (Santideva: Eintritt in das Leben zur Erleuchtung - Bodhicarỳavatàra. Eugen Diederichs Verlag, 1981, trang 125.)
 Thích Nữ Trí Hải dịch là: ưu, hỷ, ám. Sách đã dẫn, câu 64
 Thích Trí Siêu dịch là thanh tịnh, tạo tác u mê (Thích Trí Siêu: Bồ Tát Hạnh, Trang Nhà Quảng Đức, chương 9: Trí huệ, câu 64)
(34) “Một”: Theo Trung Quán, một sự vật có thật (có tự tính) còn được gọi là “Một”. Tự nó là nó, không do nhiều điều kiện khác (nhân duyên khác) phối hợp mà thành
(35) Năm Uẩn: Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
(36) Ảo tưởng: Được sinh ra từ tưởng tượng, từ tà kiến hoặc do chấp trước
(37) Giác quan = Căn: tai mắt, mũi, lưỡi thân
 Đối tượng: ví dụ như sự vật = Trần: như âm thanh, màu sắc, mùi vị, va chạm
(38) Hạt bụi cực nhỏ = vi trần hoặc cực vi trầnlân hư trần, nhỏ đến mức dường như không có gì cả
(39) Xem lại các câu 86 – 88 của chương chín
(40) Xem lại các câu 58 – 88 của chương chín
(41) Phản bác phái Hữu Bộ. Phái này quan niệm rằng tâm và vật là hai thực thể khác biệt
(42) Phái Vô Nhân: Phái này chủ trương rằng tất cả các pháp không do nhân gì sinh ra, họ bảo: “Mọi sự vật như mặt trời mọc, nước chảy xuống núi, hạt đậu tròn, gai nhọn và lông đuôi con công … không do ai làm ra cả, chúng tự nhiên sinh (Thích Nữ Trí Hải, sđd, chương 9, câu 116)
(43) Thường Luận: Phái này tin rằng mọi sự do thần Tự Tại Thiên sinh ra. Vị này có năm đức là thiêng liêng, trong sạch, đáng kính, trường cửu, độc nhất và là sáng tạo chủ của mọi sự (Thích Nữ Trí Hải, sđd, chương 9, câu 118)
(44) Bốn Đại chủng: gồm có đất, nước, lửa, không khí và không gian
(45) Cõi lành, Cõi phước = Bát phước sanh xứ: Tám cõi nhờ có phước đức mà được sinh đến đó, gồm có cõi người giàu sang, cõi trời bốn vị Thiên Vương, cõi trời Đao-lỵ, cõi trời Dạ-Ma, cõi trời Đâu-Suất, cõi trời Hoá-Lạc, cõi trời Tha-Hoá và cõi trời Phạm Thiên (Theo Đoàn Trung Còn: Phật học Từ điển, Saigon 1966, tập I, trang 243)
(46) Tám hoàn cảnh xấu (Bát nạn): Tám cảnh ngộ ngăn chận sự tu học để được giác ngộ, gồm có Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Châu Uất đan việt (Châu Bắc-cu-lư) người ở châu này sung sướng mãi nên tu học không được, cảnh trời Trường thọ (Vô tưởng thiên), nơi đây không có tâm tưởng nên không tu học được, đui, điếc, câm, Thế trí biện thông (ỷ mình thông minh biện bác theo thế sự mà không lo tu học, trước Phật và sau Phật, hai thời này không có sự bành trướng của đạo Phật nên không thể tu học (Đoàn Trung Còn, sđd, tr. 235)
(47) Cực Hỷ Địa: Sơ Địa của Bồ Tát

Links: Về Ngài Tịch Thiên

http://www.daouyen.com/Data/Ph_T/T184.htm
http://www.daouyen.com/Data/Ph_T/T185.htm
http://www.quangduc.com/BoTat/index.html
http://www.namsebangdzo.com/category_s/2418.htm
http://www.kagyu-asia.com/t_bodhicaryavatara.html

Sàntideva
(Tôn giả Tịch Thiên)
Bodhicaryàvatàra
NHẬP HẠNH BỒ TÁT
Việt dịch: Nguyên Hiển
Hiệu đính: Lê Triều Phương
 

Liên Lạc
Tuệ Quang Wisdom Light Foundation
PO Box 91748
Henderson, NV 89009, USA
(702)564-9186
Email: info@daitangvietnam.com
WEBSITE: WWW.DAITANGVIETNAM.COM
Ấn bàn điện tử, Xuân 2009

Chịu trách nhiệm ấn bản điện tử lần 2 : Nguyên Định (2/2009).
Xin hồi hướng công đức đến hương linh đạo hữu TS Lê Văn Tâm, pd. Nguyên Thái, bút hiệu Lê Triều Phương, nguyên giáo sư Đại học Göttingen (CHLB Đức), mãn phần ngày 12/06/2008 tại Gò Vấp, Việt Nam, hưởng thọ 70 tuổi.

Người gửi: Nguyên Định
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant