Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phần Một Những Nguyên Tắc Nuôi Dạy Tâm Thức

22 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 4171)
Phần Một Những Nguyên Tắc Nuôi Dạy Tâm Thức
PHẦN MỘT
NHỮNG NGUYÊN TẮC NUÔI DẠY TÂM THỨC


VÀO ĐỀ


Sau hai mươi năm ở Tây phương để dạy thiền định, hay chỉ có những lời khuyên cho những người đến hỏi, tôi đi đến kết luận rằng điều nhiều người chờ đợi từ tôi không luôn luôn hoàn toàn là cái họ cần. Họ đến gặp tôi, nói rằng họ muốn nghiên cứu đạo Phật hay thiền định. Nhưng khi hỏi những chuyện đó, hay dần dần biết rõ họ hơn, tôi hiểu họ cảm thấy một sự không thỏa mãn nào đó đối với cuộc đời của họ và thế giới và họ thường không biết phải làm sao đối diện với những khó khăn của đời thường.

Thật vậy, họ tìm kiếm một phương tiện để vượt qua chúng, hay đôi khi một “bằng chứng không phạm tội” để phớt lờ chúng đi. Hơn là cơn mơ mộng, thứ tâm linh mơ hồ, triết học, tôn giáo và những lễ nghi, họ cần phải hiểu : hiểu tại sao cuộc đời họ không thỏa mãn cho họ, hiểu tại sao đôi khi họ thấy quá khó khăn để sống với chính mình và với những người khác, trong một thế giới đang bại trận tháo chạy. Và để thật sự hiểu điều đó, trước tiên họ phải học để tự biết mình, bởi vì chính từ bản thân mình mà người ta nhận biết thế giới.

Để tự biết mình, phải đi đến cội rễ của bản thể mình, nghĩa là tinh thần mình, tâm thức mình, bởi vì đó là nguồn gốc của tất cả những kinh nghiệm của chúng ta. Chính qua tâm thức mà người ta nhận biết, người ta suy nghĩ, và người ta cảm nghiệm, điều đó muốn nói rằng chính tâm thức đã tạo ra bản chuyển dịch riêng của chúng ta về thực tại. Nhưng chính đó là cái mà hiện giờ phần đông chúng ta không biết, hay thích không biết thì hơn ; quả là thoải mái, dễ dàng khi nghĩ rằng mọi cái khó chịu đến với chúng ta là do lỗi của những người khác, của xã hội hay của nhà cầm quyền, hơn là tự hỏi phải chăng cái hình ảnh người ta tự tạo về những sự vật quả có liên hệ với cái nhìn mà người ta chiếu rọi trên chúng. Một vấn đềchúng ta sẽ có dịp khám phá chi tiết bởi vì đó là một chủ đề chính của sự chuẩn bị “nuôi dạy con cọp”. Con cọp là một ẩn dụ về tình trạng hoang dã và không hợp lý của tâm thức chừng nào nó không nhận biết bản tánh chân thật của nó là gì. Vậy thì phải dạy cho thuần tính cái năng lực hoang dã và bất kham này để hiểu cái gì xảy ra trong chính mình, và trong những tương quan với những người khác và thế giới bao quanh chúng ta. Chính khi nuôi dạy con cọp, nghĩa là khi học làm chủ tâm thức mình để nhận ra sự toàn thiện vốn có của nó, mà người ta sẽ có thể sống an vui với chính mình và với thế giới.

Vậy thì cần yếu phải biết tâm thức, vừa như nó xuất hiện trong chức năng bình thường của nó, mà cũng như nó hiện hữu trong bản tính thật sự của nó. Cái hiểu biết này nằm ở ngay tâm của đạo Phậtđạo Phật đã đề nghị vô số phương tiện và kỹ thuật để nắm được cái hiểu biết đó. Có đủ loại phương pháp thích hợp với những nhu cầu của mỗi người, theo những ước muốn cá nhân, mức độ trưởng thành, những vấn đề và những bổn phận riêng của họ. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh một điểm quan trọng : những dụng cụ này góp phần vào gia sản của loài người, cùng một danh nghĩa như sự sáng chế ra bánh xe hay sự khám phá những định luật hấp dẫn, chúng không chuyên biệt là “Phật giáo” hay dành riêng cho những người “Phật giáo”. Thật vậy, Phật nghĩa là “thức tỉnh” – thức tỉnh khỏi giấc ngủ của vô minh về bản tánh thật sự của tâm thức. Và trong ý nghĩa đó, một người Phật tử là người thí nghiệm theo cùng con đường ấy để cùng đến sự hiểu biết ấy về chính mình. Nếu người ta chỉ quan niệm “đạo Phật” như một tôn giáo được tổ chức, người ta nhấn mạnh những yếu tố phân chia ; trong khi nói đến một con đường dẫn đến sự thức tỉnh của tâm thức, người ta làm mạnh những yếu tố hợp nhất. Luôn luôn trong ý nghĩa đó mà tôi dùng những danh từ Phật và đạo Phật trong cuốn sách này. Những dụng cụ được thừa hưởng từ đạo Phật chỉ tạo thành một hệ thống hiểu biết cao cấp về tâm thức con người và về những cơ cấu vận hành của nó, bất cứ ai cũng có thể dùng – mà không cần nhãn hiệu “Phật tử” hay nhãn hiệu nào khác – để học tự biết mình, hầu sống tốt hơn với chính mình và với mọi người. Vả lại đó chính là điều tôi luôn luôn đặc biệt nhớ cho riêng tôi : tôi nghĩ rằng tính tâm linh (đạo) không phải ở trong nhà thờ tôn giáo này hay tôn giáo nọ, mà nó là một sự đóng góp sống động đem đến cho xã hội hiện thời, bằng cách cung cấp cho những ai muốn có phương tiện để sống cuộc đời hạnh phúc hơn và bừng nở hơn, bởi vì ít ích kỷvật chất hơn, và có phương tiện để giúp đỡ những người khác cũng làm như thế. Chính trong tinh thần đó mà Nghệ thuật nuôi dạy con cọp bên trong đã được tạo thành, để cho những người sử dụngcảm thấy hoàn toàn tự do với mọi sự phục tùng một hệ thống hay một tín điều đã được ban cho.

Vậy tôi cũng đi đến chỗ đề nghị cho những ai đến với tôi làm theo những bài thực tập căn cứ trên hiểu biết của tôi về “Phật tử” – theo nghĩa tôi đã định nghĩa ở trên – và về người trị liệu, cũng như trên kinh nghiệm của tôi về việc dạy thiền định, và cũng trên sự đánh giá của tôi về những nhu cầu và những khó khăn đặc biệt của người Tây phương sống trong xã hội hiện thời. Phần đông người ta có đời sống đã khá đầy ắp, phức tạpcăng thẳng ; vậy tôi đã đề nghị với họ những bài thực tập đơn giảncụ thể, đặt nền trên sự thư giãn, buông xả, thích hợp với cuộc đời hành nghềgia đình của họ.

Việc này hình thành trên một nền tảng cá nhân, trong nhiều năm, và rồi càng ngày người ta càng rút được lợi lạc từ bước đi này và rồi nhiều người khác cũng muốn tự mình thực hành, tôi đã tìm cách hệ thống hóa một ít những bài thực tập trong một chương trình “trị liệu” mà những bài thực tập được trình bày ở đây trong Nghệ thuật nuôi dạy con cọp bên trong là một phần trong số đó. “Trị liệu” là nói đến “chăm sóc, điều trị, phương cách để chữa lành” ; ở đây phải hiểu nó trong nghĩa đồng thời phòng ngừa và chữa bệnh. Đó là tự chữa lành khỏi sự tha hóa của chính mình, khỏi sự không tự biết chính mình, điều này là gốc rễ của tất cả những vấn đề phiền não khác của chúng ta, như chúng ta có dịp xác định nó suốt trong cuốn sách này. Chữa lành nhưng cũng là phòng ngừa, bằng cách rút được cái sức mạnh và những phương tiện để đối mặt với mọi thứ có thể đến với chúng ta sau đó từ sự hiểu biết về tâm thức.

Những thực tập mà tôi đề nghị ở đây có mục đích dẫn dắt những người thực hành chúng đến một mức độ nào đó của sự thức tỉnh tâm linh bằng cách học điều phục tâm thức họ để loại bỏ những méo mó thức tình luôn luôn ngăn cản tâm thức thấy biết thế giới và những người khác như chúng thật sự là. Một khi tâm thức đã nhận biết bản tánh toàn thiện của nó, cái tri giác của nó về thế giới phản ánh cái nó tri giác về chính nó, bấy giờ tất cả đều được chuyển hóa, mặc dầu xung quanh bên ngoài, tất cả mọi sự không có gì thay đổi. Thông điệp rõ ràng và cốt yếu : chính nơi mình mà sự chuyển hóa xảy ra, hơn là tìm cách làm thay đổi con ngườithế giới quanh ta. Nếu người ta thay đổi bên trong mình, bên ngoài sẽ tự động được chuyển hóa, biến chất. Người ta mở con mắt với cái đẹp bên trong của chính mình và của thế giới, để cuối cùng người ta khám phá toàn thể cái đẹp trong sự toàn thiện nội tại của nó.

Việc hệ thống hóa những bài thực tập được làm dần dần, với sự hợp tác của Edie Irwin, một nhà trị liệu Hoa Kỳ cũng đã hình thành những kỹ thuật khác nhau về xoa bóp mà bà đã thực hành ở Edimbourg. Từ năm 1984, dưới sự chỉ huy của tôi bà đã trông coi những nhóm người muốn thực hành hệ thống này, ở Anh, Ái Nhĩ Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Nam Phi và Hoa Kỳ. Hiện giờ bà đã để thời gian của mình cho việc tiến hành chương trình trị liệu này. Chính từ kinh nghiệm thực tiễn này có được trong nhiều năm, đã sinh ra chương trình những thực tập trong nhiều giai đoạn, mà Nghệ thuật nuôi dạy con cọp bên trong là chương trình thứ hai (cái đầu là “Trở về nơi khởi đầu”). Bản thân cuốn sách đáp ứng cho sự mong mỏi của nhiều nhóm và những cá nhân để có thể dùng một thực hành cẩm nang hướng dẫn họ giữa những khóa tham thiềntheo đuổi công việc.

Tôi muốn nói đến “trị liệu” hơn là thiền định, dù cho những kỹ thuật được sử dụng đôi khi là như nhau, bởi vì điều đó cho phép tránh một số quan niệm sai lầm và những ám ảnh. Tôi luôn cố gắng làm cho những người đến tham vấn tôi hiểu rằng tâm linh không phải là một phương tiện để trốn tránh thực tại, mà ngược lại để học giáp mặt với nó, để học không trốn tránh trong chính mình hay ngoài mình ; bằng cách trở nên thăng bằng hơn và ít quy ngã hơn, người ta đóng góp trực tiếp vào sự an vui của những người khác và tôi cầu chúc Nghệ thuật nuôi dạy con cọp bên trong có thể mang lại sự đóng góp khiêm tốn của tôi trong chiều hướng đó.

 Akong Rinpoche
 Samye-Ling, tháng tám 1989

CHƯƠNG I
NGHỆ THUẬT NUÔI DẠY
CON CỌP BÊN TRONG


Sự điều phục tâm thức tán trợ cho hạnh phúc.
Đức Phật Thích Ca


Tâm thức là chìa khóa của mọi kinh nghiệm của chúng ta, vì chính nó quyết định cái nhìn của chúng ta về thế giới, mặc dầu thường thì người ta không biết điều đó. Không biết cái cơ cấu vận hành này làm cho chúng ta có một tri giác khá lầm lộn về những sự vật, bởi vì tính chủ quan của chúng ta có khuynh hướng làm méo mó đáng kể thực tại, cũng hơi giống với những người bị những rối loạn thị giác hay những người mắc chứng hoang tưởng luôn luôn tin rằng mọi người đều tấn công mình. Hiện thời, nơi phần đông chúng ta, tâm thức giống như một con cọp hoang dã gieo rắc kinh hoàng và tàn phá cho những thôn làng. Chúng ta hoàn toàn bị cái tâm trí điên cuồng này thống trị, nó lôi kéo chúng ta đi mọi hướng, theo những tham muốn và những ghét bỏ của nó, phá nát trên đường đi mọi cái có thể ngăn ngại nó, không ý thức gì về những xung động của riêng nó cũng như thực tại bao quanh nó. Nó dẫn dắt cuộc múa nhảy theo ý nó và chúng ta phải trả đền cho những đổ vỡ, không hiểu điều gì đã xảy ra : chính đó là nơi chúng ta phải tìm kiếm lý do cho những khổ nhọc và những thất vọng của chúng ta.

Để tìm thấy lại sự tự do đã bị giam hãm, phải bắt con cọp hoang dã này và thuần hóa nó : nó phải phục vụ chúng ta mà không phải ngược lại. Điều đó không dễ dàng gì, vì trước tiên phải tìm ra vị trí của nó, và thường thường người ta quá đỗi mù quáng để biết rằng con cọp đang xỏ mũi chúng ta kéo đi. Phải biết mình đã bị bệnh trước khi quyết định tự chăm sóc mình. Vậy mà người ta không biết chút gì về tình trạng rối loạn mà người ta đang lâm vào. Khi những sự việc xấu đi, người ta đặt nguyên nhân của sự việc lên lưng của những người khác hay những hoàn cảnh, nhưng người ta không bao giờ nghĩ đến việc quét tước trước cánh cổng của chính mình – nhìn vào chính mình. Khi người ta muốn thoát khỏi thế lực của cái tâm thức hoang dã này mà những trò ngông cuồng của nó làm cuộc đời nhiễm độc, phải bắt đầu bằng cách xem thẳng mặt nó. Điều đó sẽ khó khăn và nhọc mệt lúc đầu, nhưng chúng ta bắt buộc phải đi qua đó. Phải phóng tới, dầu người ta không cảm thấy có đủ tầm cỡ để chạm trán với nó, bởi vì chính làm như thế mà người ta sẽ tìm thấy sức mạnh để tiếp tục.

Nghệ thuật nuôi dạy con cọp bên trong nhằm giúp đỡ những ai muốn có chủ quyền đối với cái tâm thức nổi loạn này mà những trở chứng của nó gây ra biết bao tai hại trong đời chúng ta. Đó không phải là một cuốn sách dành riêng cho những người Phật giáo và người Đông phương, cho dù tôi là một người như vậy. Những vấn đề và những khó nhọc của cuộc đời là như nhau một cách căn bản cho tất cả, không liên hệ gì đến màu da, dòng giống hay tín ngưỡng của họ, bởi vì sự kiện chỉ hiện hữu thôi đã tự động phơi bày chúng ta cho sự khổ đau. Bản chất con người là phổ quát : từ ái hay ác độc, cũng gây ra những phản ứng không sai chạy trong bất cứ xã hội nào, vì những tình cảm là như nhau, dầu mỗi nền văn hóa diễn tả mỗi khác. Tâm thức thì chẳng phải Tây phương, Đông phương, vàng, đen hay trắng, nó là nhân loại : mỗi chúng ta đều muốn hạnh phúc và tránh khổ đau.

Cuộc đời một người thường theo cái luận lý của tham muốn : tôi muốn, tôi ham thích, tôi không muốn, tôi ghét. Những tham muốn của chúng ta mâu thuẫn hay không thỏa mãn làm sao, và người ta cảm thấy bị lừa dối và bất hạnh ; nhưng ngay dù người ta có thể có cái người ta muốn, hạnh phúc đó cũng quá ngắn ngủi, vì người ta đã muốn một cái khác. Tham muốn là không thể thỏa mãn, không có giới hạn : khi người ta thỏa mãn nó, nó mang lấy một hình thức khác và lao vào một đối tượng khác. Và tuy nhiên, người ta không bao giờ từ chối ý nghĩ phải thỏa mãn nó một ngày nào đó : đứa trẻ chạy theo mống cầu vồng để bắt những màu sắc đẹp đẽ của nó, nhưng càng đến gần, mống cầu càng có vẻ rời xa và thoát khỏi tầm tay.

Tham muốn là động cơ của cuộc sống chúng ta, luôn luôn thay đổi và thường trực được làm mới. Khi người ta còn nhỏ, người ta muốn cái đồ chơi ấy ; rồi khi có nó, phải có một cái khác, rồi một cái khác nữa, để lại chuyển qua một cái khác. Về sau người ta sưu tầm giữ lấy và nuối tiếc những đồ chơi khác : bạn bè, bằng cấp, du lịch, áo quần, xe cộ, âm nhạc, truyền hình, rượu, những bữa ăn ngon, những chế độ ăn uống... Điều đó không cùng.

Tham muốn luôn luôn mâu thuẫn : vừa khi có cái người ta muốn người ta lại không mong có nó. Chẳng hạn khi đói, người ta muốn bất cứ giá nào lấp đầy bao tử trống rỗng, nhưng khi đã ăn – thường là quá nhiều – người ta lại muốn trở lại cái bụng trống. Đấy là vì luôn luôn có một tham muốn mới lập tức đến thay thế tham muốn cũ : một khi thỏa mãn tham muốn được cảm thấy no nê, tức thì nó được thay thế bằng tham muốn được cảm thấy nhẹ nhõm. Tham muốn cũng là một con tắc kè đổi màu rất ranh mãnh : người ta có thể muốn vẫn đẹp đẽ, trẻ trung và hấp dẫn suốt cuộc đời, nhưng người ta cũng có thể để cho ngã bệnh để lôi kéo sự chú ý và những chăm sóc của những người khác vào chính mình ; và nếu người ta đã thành công làm cho mình bệnh, người ta chỉ còn nghĩ đến một cuộc phục hồi kỳ diệu. Và cứ như thế... Hãy chú ý, một tham muốn luôn luôn che dấu một tham muốn khác, như những con búp bê Nga. Vả lại không có cái gì thoát khỏi sự thèm ăn không thể thỏa mãn được này : cho đến cơn khao khát tâm linh cũng có thể là một hình thức vi tế do tham muốn bao bọc, nó thúc đẩy chúng ta sưu tầm – mà không thực hành – những giáo huấnnhiệm vụ giải tỏa bí mật công việc tìm cầu huyễn mộng này về một hạnh phúc không thể nào tìm thấy...

Không thể tìm thấy, bởi vì thật ra có sự lộn sòng. Ý tưởng người ta có về hạnh phúc y cứ trên một lầm lộn điên đảo : người ta chờ đợi thấy nó ở bên ngoài mình, mà không hề biết rằng nó bắt đầu ở chính trong mình. Người ta có thể tìm cách thỏa mãn cho những tham cầu của mình đến vô tận, nhưng chẳng bao giờ thỏa mãn, vì sự thỏa mãn không đến từ bên ngoài, mà là từ bên trong. Đó là một vấn đề thái độ : tham muốn thì không cùng, và không phải cứ để cho nó dẫn dắt không cùng mà người ta sẽ tìm ra hạnh phúc. Để có được thái độ đúng, cần thiết phải học nhận diện sự có mặt của tham muốn trong mình và chấp nhận nó – sự đè nén không phải là một giải pháp – mà không hiến dâng cho nó cả thể xác lẫn tâm hồn.

Nếu tham muốn là không cùng, đó chính bởi vì mạch nguồn của nó cũng thế : tham muốn phát xuất từ tâm thức mà bản thân tâm thức thì thoát khỏi mọi giới hạn, mọi định nghĩa theo không gian hay thời gian. Tham muốn chỉ là một hiện tượng phụ, một biểu lộ của tâm thức ; nếu người ta muốn thoát khỏi sự chuyên chế của nó, phải đi ngược lại đến nguồn cội, bởi vì không phải chăm sóc cho những triệu chứng một căn bệnh mà người ta có thể chữa lành nguyên nhân gây bệnh. Chúng ta hãy biết nhận diện chính xác con cọp gieo rắc kinh hoàng trong cuộc sống chúng ta : không phải là bản thân tham muốn, mà chính là tâm thức làm phát sanh tham muốn một cách liên tục. Không có cái gì có thể dùng để đè nén một cách hệ thống tất cả những tham muốn ; có lẽ người ta sai lầm khi tin rằng giải thoát được khỏi chúng, cho đến một ngày nào tất cả những tham muốn bị dồn nén này nhảy lên trên bề mặt với sự hung dữ còn mạnh hơn. Vô ích khi cắt những cỏ dại trong vườn, chúng sẽ tiếp tục mọc chừng nào người ta chưa nhổ sạch gốc. Thế nên chỉ có một cách để ra khỏi tình trạng không thỏa mãn thường trựctham muốn ném chúng ta vào : chế ngự con cọp tâm thức này chừng nào nó còn không biết bản tánh thật sự của nó.

Sẽ sai lầm khi nói rằng chúng ta không có sự điều phục tâm thức nào, vì chúng ta đều có một hiểu biết về một quá trình tập sự dài lâu. Thật vậy có một thế giới kinh nghiệm giữa em bé khóc oa oa theo bản năng thuần túy và người lớn chúng ta : người ta đã thâu hóa mọi cái cần thiết cho sự sống của con người, rồi cuộc sống trong xã hội. Lớn lên, người ta học tự biết chính mình ít nhiều và xử sự với chung quanh tốt hơn. Trong một nghĩa nào, người ta đã bắt đầu một ít huấn luyện con cọp, nhưng rất bề mặt, vì người ta chưa thấy tận mặt nó. Bản chất hoang dã của nó vẫn không được chế ngự, tuy nhiên người ta có thể làm cho nó chấp nhận tạm thời, một thỏa hiệp ngấm ngầm và giới hạn, chẳng hạn như không ăn thịt những người trong vườn nhà chúng ta : một loại quy ước chừng mực nó không đặt vấn đề với sự thống trị của con cọp.

Người ta không thể hy vọng thuần dưỡng một con cọp mà không biết khía cạnh hoang dã của bản chất nó ; như thế sẽ nguy hiểm cũng như không hiệu quả. Sự việc như vậy cũng đúng với chúng ta : cần phải tự thấy mình và tự chấp nhận như mình là vậy. Tố cáo, buộc tội toàn thể thế giớinguyên nhân của những rắc rối khó khăn của chúng ta thì chẳng có nghĩa gì cả : đến một lúc nào người ta phải tự nhìn mình mặt đối mặt và đảm trách chính mình như mình thực sự là, toàn khối, không ma mãnh chọn lựa giữ lấy cái hình ảnh mà người ta thích thấy về chính mình và che dấu mọi thứ còn lại. Người ta không thể ném tất cả những thứ mình không thích vào một bao rác và dấu nó vào một góc : cái bao sẽ đầy ứ đến độ nổ bùng. Sự dồn nén có hệ thống không bao giờ là một giải pháp, mà ngược lại : nó có thể thành một nguyên nhân của tâm bệnh. Phải chơi thẳng thắn với chính mình : người ta đặt tất cả lá bài của mình trên bàn – cái tốt và cái kém tốt, cái tốt nhất và cái rất đáng ghét. Vâng, chắc chắn đó không phải là những con bài lý tưởng, những con bài người ta chọn lựa cho một ván ngon lành ; mà đấy chỉ là những cái người ta thật sự có trong tay, và chính đối với chúng mà ta phải chơi phần mình, dù có ra sao. Dù sao, không có ai khác làm điều đó nơi chỗ ngồi của bạn, và chính bạn phải sống trò chơi đó trong bàn tay.

Người ta bắt đầu trưởng thành khi thôi tạo những ảo tưởngchạy theo những giấc mộng hão huyền, thôi cho những tham muốn của mình là những thực tại. Người ta có nhận xét đơn giản : “Tôi là thế đó ; điều này không làm tôi khoái, nhưng đó là tất cả những gì tôi có. Tốt hơn tự xoay xở để rút ra phần tốt nhất có thể có từ cái trò chơi khập khiễng này.” Nếu người ta có thể tự chấp nhận mình như người ta là vậy, người ta sẽ có thể chấp nhận mọi cái còn lại – những người khác, thế giới, cuộc đời. Dù sao, không có cái gì là mãi mãi lý tưởng : mỗi thời, mỗi hoàn cảnh đều có những khó khăn của nó : tuổi nhỏ, thiếu niên, trưởng thànhtuổi già. Vậy thì không phải là nổi loạn với hoàn cảnh của chúng ta mà sự việc trở nên tốt hơn : nguồn của hạnh phúc và khổ đau không nằm ở đâu khác ngoài chính mình, người ta đã thấy điều đó. Khi chấp nhận hoàn cảnh như nó là, người ta tác động lên thực tế của những sự việc, thay vì bì bõm trong những ý niệm thành kiến. Phần lớn thì người ta không thể thay đổi gì cả những hoàn cảnh, vì chúng độc lập với ý chí của chúng ta. Cái mà chúng ta có thể thay đổi chính là cách phản ứng của chúng ta.

Nếu người ta không hiểu lầm, chúng ta không đang tán dương cho sự thụ động ! Có một sự quân bình giữa sự không hoạt độnghệ thống và sự hoạt động cưỡng bách : sẽ là ngu si nếu không cải thiện cái có thể làm, nhưng cũng vô ích để hết thời gian chạy theo những điều kiện lý tưởng của cuộc sống mà dù sao cũng chỉ hiện hữu trong đầu óc chúng ta : danh từ “lý tưởng” chẳng phải đến từ danh từ “ý tưởng” sao ? Ý thức rõ ràng hoàn cảnh con người và những giới hạn của nó, người ta chấp nhận chúng. Tiếp theo, người ta đối mặt với cái hàng ngày theo cách tốt nhất người ta có thể mà không chờ đợi thế giới phù hợp với những tham muốn hay những ước mong của chúng ta. Đã biết chỗ của con cọp và ý thức bản chất hoang dã của nó, người ta sắp học cách nuôi dạy nó.

Dù người ta so sánh tâm thức không trưởng thành với một con cọp hay một con ngựa hoang, như Gurdjieff ví von, thì những nguyên tắc nuôi dạy vẫn như nhau : người dạy phải tìm thấy chỗ ở giữa của cái quá độ bắt buộc và quyền uy, và quá tự do, như chúng ta sẽ thấy chi tiết khi nói đến sự phát triển chú tâm. Nhưng cũng phải yêu thương nó, biểu lộ thiện cảm với nó, nếu không nó không để cho chúng ta nuôi dạy. Chắc hẳn người ta biết rằng con cọp chịu trách nhiệm về mọi vấn đề khó khăn của chúng ta, nếu không người ta chẳng cần huấn luyện nó làm gì. Nhưng không phải với sự cau có gắt gỏnghiềm oánchúng ta nuôi dạy nó ; phải tỏ ra thông hiểu, chấp nhận nó như nó là, với những phẩm tính và những khuyết điểm của nó, và tiềm năng người ta cảm thấy nơi nó. Như vậy, chúng ta biết rằng chính tâm thức chúng ta là nguồn của tham muốn, nguyên nhân của sự không thỏa mãn căn để và những khổ đau của chúng ta. Điều đó không có nghĩa là người ta cảm thấy phạm tội và tự trừng phạt mình, mà chỉ là có được đủ sự nắm quyền trên tâm thức để không gây ra những khổ đau cho riêng mình nữa, chứ chưa nói đến những khổ đau của người khác. Phải tỏ ra thông cảm với chính mình. Loại chấp nhận với tình thương này phát xuất từ lòng bi, một trong những động cơ chính yếu của sự tiến bộ tâm linh, như người ta sẽ thấy, và chính trước tiên với chính mình mà người ta áp dụng lòng bi đó : sự nhân từtrật tự phải bắt đầu từ chính mình... Rồi nhờ kinh nghiệm có được khi thuần hóa con cọp của mình, người ta sẽ hiểu sự cần thiết tất yếu biểu lộ cùng một lòng bi ấy và cùng một sự thông cảm ấy đối với những người khác.

Sự nuôi dạy con cọp bên trong là một công việc dài hơi mà người ta không thể dấn mình sơ sài. Đó không phải là có một kỹ thuật ngoại quốc, như một đồ vật đẹp người ta để trong tủ kính, giữa những chiến lợi phẩm và những bộ sưu tập khác. Trái lại, người ta chấp nhận ngừng sưu tập, chơi đùa và đi quanh co để nhìn thẳng vào mắt con cọp. Để tự nhìn mình. Người ta có thể hoàn toànvăn hóa và bằng cấp, và có một huyết thống tốt đẹp về nghề nghiệp, nhưng điều đó không khỏi có lúc họ thấy hoàn toàn không có vũ khí và bất lực đối mặt với những vấn đề của cuộc sống cá nhân, bởi vì kiến thức và những danh hiệu cuộc đời không ích lợi gì lắm trong việc thuần hóa con cọp bên trong. Đó là cả một nghệ thuật, nó đòi hỏi nhiều kiên nhẫnkiên trì để tìm ra chỗ con cọp, nhiều can đảm và khôn khéo để giáp mặt với nó, nhiều sáng suốt để nhìn rõ nó và học cách nhận biết nó. Phải luân phiên chuyển đổi cách êm dịu rồi mạnh mẽ, theo từng lúc, nhưng luôn luôn đầy đủ sự kính trọngtình thương để tạo thành những mối liên hệ bạn bè với nhau và để cho con cọp chấp nhận người dạy nó và điều người dạy muốn làm với nó. Một ngày kia nó sẽ được thuần hóa đến nỗi người ta sẽ tự hỏi làm thế nào mà người ta đã có thể sợ nó như vậy...

CHƯƠNG II
GIÁ TRỊ CỦA ĐỜI SỐNG :
ĐỜI NGƯỜI QUÝ GIÁ


Cũng hiếm hoi như một ngôi sao giữa ban ngày,
Cuộc đời làm người quý giá như vậy.
Gampopa
(Trang Hoàng của sự Giải Thoát)


Phẩm chất của cuộc sống là một trong những quan tâm lớn lao của những xã hội hiện đại giàu có nhất, những xã hội nơi đó có những ưu thế được cái bụng đầy để đòi hỏi làm sao làm đầy nó thoải mái hơn. Để biết điều đó chính xác là gì, đó là một chuyện khác, vì mỗi người giải thích nó theo cách riêng. Tuy nhiên người ta rút ra cảm tưởng chung về một ý chí muốn sống tốt hơn, lợi dụng tốt hơn những khả tính mà đời sống ban cho. Trong ý nghĩa đó, quan niệm “phẩm chất đời sống” đã quen thuộc với chúng ta có thể giúp chúng ta tiếp cận với quan niệm “đời người quý giá”, một quan niệm Phật giáo chúng ta chưa quen. Nhưng sự giống nhau không đi xa quá : những giá trị mà người ta theo đuổi khi nói đến phẩm chất đời sống không phải như nhau với những giá trị ẩn dưới ý tưởng một đời làm người là quý báu.

Khi người ta lưu tâm đến phẩm chất đời sống, người ta mặc nhiên nhận ra giá trị của những sự vật nào đó : giản lược một cách thô thiển, người ta thích – và cứ mãi – luôn luôn trẻ, đẹp, thông minh, khỏe mạnh, giàu có, được yêu và sung sướng, trong một môi trường dễ chịu, yên lành. Vậy thì người ta có một ý nghĩ nào đó về cái quý giá, nhưng tiếc thay, người ta lại cho một mớ tạp nhạp là kim cương. Hầu hết những sự vật mà chúng ta cho là đáng giá đều phù du và dễ vỡ kinh khủng, thế mà người ta đầu tư năng lực lớn lao cho sự theo đuổi một cái gì cũng không thể nắm bắt như cầu vồng. Ý tưởng phẩm chất đời sống trở thành một nguồn thất vọng thường xuyên khi người ta biết rằng người ta không thể làm cho nó vững bền. Thế mà người ta để suốt cả cuộc đời mình mong đạt đến đó.

Đấy rõ ràng là một cách nhìn vào hiện hữu, nhưng nó giới hạn đáng kể tiềm năng của chúng ta. Tổng quát nếu mọi nỗ lực của một cuộc đời chỉ dùng để sống tiện nghi càng nhiều càng tốt, người ta cũng không hơn gì một con côn trùng hay một con thú. Đời sống như vậy bị hạ giá, so với những khả tính mà cuộc đời một người đàn ông hay đàn bà mang lại. Một con người có thể rút được phần tốt nhất của sự hiện hữu của nó, về phương diện phát triển cá nhân cũng như sự đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Đó không phải là một phẩm chất giả thiết đem lại giá trị cho đời người, đó là tiềm năng kinh khủngđời người mang giữ. Mỗi người chúng ta giàu có những tài năng và phẩm chất và chính khi phát triển tốt nhất những khả tính của chúng mà người ta tìm thấy hạnh phúc và đóng góp tốt nhất vào hạnh phúc của người khác. Chỉ một người thành tựu chính mình, những lợi lạc từ người đó tuôn trào trên tất cả những người khác. Vả lại, người ấy càng không chấp thủ và vị tha trong đường tiến của mình, thì càng có nhiều người hưởng lợi lạc từ những kết quả trong nỗ lực của người đó. Không phải ngẫu nhiêncuộc đời và những lời dạy của Phật, của Chúa hay của Tiên Tri Mahomet đã gây cảm hứng, đã hướng dẫn và giúp đỡ bao nhiêu người qua các thời đại. Ngoài lĩnh vực tâm linh, những con người như khoa học như Pasteur hay Edison cũng có một đóng góp rất giá trị cho nhân loại. Nếu mọi người không hẳn được kêu gọi đến một số phận như vậy, thì mỗi người vẫn có thể nỗ lực để phát triển tốt nhất tiềm năng của mình, để tự thực hiện theo bản chất của mình. Tốt đẹp biết bao nhiêu khi đạt được một sự làm chủ tâm thức đủ để không còn là nguyên nhân cho những khổ đau của riêng mình và của những người khác. Và một khi người ta đã học cách thu xếp những vấn đề của mình, người ta có thể thật sự giúp đỡ những người khác thoát khỏi những vấn đề của họ.

Chính khi nuôi dạy con cọp bên trong mà người ta có thể biến đời người thành cái gì thật sự quý báu. Chắc chắn chúng ta tự do không sử dụng tiềm năng này và cứ ngoan cố chạy theo mống cầu vồng ; người ta sẽ giống như một người ăn xin đói rách chìa tay xin trong khi ngồi ngay trên một đống vàng. Ngược lại, người ta kiếm được tất cả khi điều phục tâm thức : người ta sẽ tìm thấy trong đó một phẩm chất bình an bên trong nó sẽ chuyển hóa một cách hạnh phúc cuộc đời và những mối tương quan của người ta với những người khác. Bình thường, nếu có ai nổi giận với ta, ta có khuynh hướng làm cùng một việc như vậy. Nhưng khi người ta dấn thân vào việc điều phục con cọp, người ta không để cho con cọp đó tức thời chụp lấy cổ của người khác nữa, dầu chính y đã tấn công chúng ta. Người ta có sự nhẫn nhục không phản ứng một cách bản năng và biết tình trạng rối rắm của người kia đang tệ hại khi không chế ngự nổi mình. Khi hiểu rõ, người ta thậm chí có thể biểu lộ một sự bi mẫn nào đó đối với kẻ rõ ràng đang còn rất khốn khổ trong những vấn đề khó khăn của y, và như vậy rất bất hạnh so với chúng ta, những người bắt đầu – và rất dịu dàng – thấy mọi việc rõ ra.

Nếu toàn bộ đời người là có giá trị, thì người ta càng biết rút lợi lạc từ đó, nó càng có giá trị hơn. Rất tốt nếu có thể tự đảm đương một mình, không là gánh nặng cho những người khác. Nhưng đời sống có thể mở ra một chiều hướng khác khi người ta quyết định thay vì tự giới hạn trong việc gỡ rối cho chính mình, người ta thử giúp đỡ những người khác thoát khỏi rối rắm của họ. Một cuộc đời như thế quả thực là quý báu vì nó phụng sự cho số lượng đông người, không chỉ cho một cá nhân. Và người ta càng biết dùng đời mình, nó càng phong phú giàu có và có giá trị. Đấy cũng giống như bình điện của một chiếc xe hơi càng được sạc điện khi người ta lái xe nhiều, và sẽ không hữu dụng nếu xe luôn luôn ở trong ga-ra. Người ta chẳng mất gì khi rút được lợi lạc lớn nhất từ cuộc đời mình, trái lại người ta càng ngày càng trích chiết được sức mạnh từ nó.

Có lẽ người ta đặt ra câu hỏi là khi vị tha, người ta có bỏ quên an vui lợi lạc của mình không. Chúng ta hãy rõ ràng điều đó : có một lý tưởng vì người khác không có nghĩa là chểnh mãng sự chăm lo cho chính mình. Không phải vì cớ giúp đỡ những người khác mà phải thôi ăn mặc đúng cách, lơ là hình thức bên ngoài hay sức khỏe mình ; như thế người ta chỉ làm cho những người lân cận báo độnglo âu – một cách giúp đỡ họ thật buồn cười... Không cần phải hy sinhhành hạ mình để làm những điều tốt đẹp cho những người khác. Một khi người ta có thể tự đảm đương một cách đúng đắn, người ta có thể dùng những sức mạnh, tài năng, và những tài nguyên bản thân để phục vụ cho người khác, để giúp đỡ họ bằng sự tốt đẹp nhất của mình, không ưu đãi cho ai, không loại trừ ai. Chắc chắn người ta không cảm thấy tức khắc một tình cảm về lòng bi trùm khắp vũ trụ, nhưng người ta có thể thử vươn đến đó. Trong giả thiết tệ nhất, điều đó sẽ giúp ta ít nhất là không rơi vào sự trói buộc của thói ích kỷ.

Để làm cho đời mình thành “quý báu”, người ta không cần trở nên một người tử đạo ; chỉ cần biết quan tâm đến cái gì khác với con người nhỏ bé của mình. Người ta có thể lợi lạc từ cuộc đời ; đơn giản, người ta sẽ tránh dấn mình vào những lạc thú có thể đe dọa sự toàn vẹn cơ thể hay đạo đức của mình, hay sự toàn vẹn của những người khác, như ma túy, hút thuốc hay uống nhiều rượu.

Cũng xứng đáng chịu khó suy nghĩ một lát về giá trị của đời người, người ta không luôn luôn thấy rõ giá trị đó bởi vì người ta đánh giá thấp sự hiếm có của nó. Có lẽ hơi lạ lùng khi nói đến sự hiếm có trong khi thế giới có hơn ba tỷ người ! Phải hiểu sự hiếm có đó theo nghĩa tương đối : con số người trên hành tinh này hoàn toànthiểu số so với số lượng thú vật và côn trùng ở khắp mọi nơi. Chỉ cần nhớ đến những con nòng nọc lúc nhúc trong một cái ao nhỏ, hay những đám mây muỗi trong bầu trời mùa hạ là hết nghi ngờ về điều này. Con người thuộc về một thiểu số trên hành tinh này, và hơn nữa, một thiểu số được đặc ân : khác với loài có lông, nó không hoàn toàn nằm dưới sự thống trị của một quyết định luận sinh học hay môi trường. Nó được phúc bẩm một khả năng suy nghĩ và một ý chí tự do cho phép chọn lựa : chẳng hạn quan niệm cuộc đời nó khác với một lịch sử đơn giản của sự thỏa mãn những nhu cầu và sản sinh loài giống. Đời người là hiếm hoi ở nhiều mặt : trong liên hệ với những hình thức sống khác trên hành tinh chúng ta, và trong tương quan với mức độ tự do cho cá nhân chọn lựa cách sống mình thích. Đó là cái làm cho đời ngườigiá trị riêng biệt. Nhưng nó trở nên thật sự “quý báu” khi có một ai đó quyết định thực hiện tiềm năng con người của nó, điều mà trong tương quan với toàn thể nhân loại còn lại, cũng hiếm hoi như thấy một ngôi sao giữa ban ngày. Theo sự phán đoán này, người ta chắc chắn sẽ đánh giá cao sự may mắn của cuộc đời làm người và người ta cảm thấy được động viên hơn để thực hiện tiềm năng của nó.

Thật vô ích khi điên cuồng lên nếu người ta có cảm tưởng rằng đời họ chẳng đáng gì trong lúc này và những cứu cánh của nó không có gì rõ ràng. Những khó khăn và khổ nhọc trong đó người ta đang vùng vẫy hiện giờ không nên làm cho chúng ta quên cái tiềm năng mà người ta đang mang trong bản thân mình, bởi vì chính từ đó người ta sẽ tìm thấy những phương cách để giải quyết những vấn đề của họ và đem đến sự đóng góp, dù khiêm tốn, vào thế giới người ta đang sống. Phẩm chất thì quan trọng hơn số lượng. Chẳng hạn, sự tốt đẹp mà người ta có thể làm không tùy thuộc duy chỉ vào số tiền được đưa vào : có thể thực hiện những việc lớn lao với rất ít tiền bạc, khi người ta biết dấn thân với tấm lòng và sự thông minh, như công việc kiểu mẫu của mẹ Teresa hay của tu viện trưởng Pierre, trong khi người ta vẫn thấy luôn luôn có hàng triệu đô la được đầu tư vào những công trình đem lại sự sai lầm hơn là điều tốt đẹp. Vậy chớ để cho mình nản lòng khi có cảm tưởng mình chẳng có gì lớn lao để dâng tặng cho thế giới ; điều đó sẽ trở thành một nguyên cớ cho sự ù lì bất động, trong khi một việc nhỏ mà người ta làm với tấm lòng và sự thông minh sẽ đem đến những kết quả tốt.

Một khi người ta hiểu rõ giá trị của cuộc đời mình, người ta không phải chờ đợi những điều kiện giả thiết lý tưởng hội tụ đầy đủ để làm một cái gì đó. Cuộc đời và phẩm chất của nó tùy thuộc vào chúng ta, và chính bây giờ mà điều đó xảy ra, trong cuộc sống hàng ngày : trong tàu điện, trong văn phòng, trong bếp, trong một phòng nhỏ tu viện, ở bệnh viện hay trong tù. Mọi người đều có cái gì để cho ; hãy dừng lại để tìm thấy đó là cái gì và làm thế nào để thực hiện – một trong những cứu cánh của việc nuôi dạy con cọp.


CHƯƠNG III
CHỈ MỘT CÁI THƯỜNG HẰNG :
SỰ VÔ THƯỜNG


Như những vì sao, sương mù và ngọn lửa,
Những ảo ảnh, hạt sươngbong bóng nước,
Như những giấc mộng, tia chớp và những đám mây,
Những hiện tượng hợp tạo như vậy, và tôi học nhìn thấy chúng như vậy.
Lời cầu nguyện của truyền thống Kagyupa


Tỉnh thức về vô thường, về sự mong manh nội tại của mọi vật, là một giai đoạn cần thiết của sự phát triển của chúng ta. Nếu người ta lơ là với sự thực này, người ta sẽ chỉ làm chậm sự tiến hóa cá nhân của mình, dù cho người ta có biết tiềm năng của trí huệ người ta đang mang trong bản thân. Thế nên trước tiên phải tìm hiểu vô thường này là gì, để học đối mặt với sự hợp tạo không thể tránh được của đời sốngtiếp theo áp dụng một cách có ích sự hiểu biết này vào cuộc sống hàng ngày.

Vô thường là một hiện tượng phổ quát tác động lên mọi mặt của hiện hữu. Người ta có thể chẳng hạn xem xét những hậu quả của nó trong môi trường vật chất của chúng ta – tất cả những cái là đối tượng của tri giác chúng ta. Mỗi năm mỗi mùa liên tục nối tiếp nhau, mỗi mùa có những thay đổi đặc trưng : sự chuyển đổi của nhiệt độ, dài ngắn của ngày đêm, phong cảnh thiên nhiên. Những thay đổi ấy không thể tránh, dù có thích mùa hè, cái lạnh mùa đông cũng tới. Không ích gì mơ mộng cái không thể. Tốt hơn là thử nếm hương vị và vẻ kiều diễm của mỗi mùa. Và chu kỳ cứ thế lại bắt đầu. Vô thường hoạt động khắp nơi, vì tất cả thay đổi không ngừng nghỉ một khoảnh khắc. Đối với người biết nhận ra nó, thậm chí có một vẻ đẹp vĩ đại trong sự biến chuyển thường hằng này.

Sự chuyển biến cũng cảm thấy trong cuộc đời chúng ta. Giàu hôm nay có thể chuyển sang nghèo ngày mai và ngược lại. Người ta mất việc làm, rồi kiếm lại chỗ khác, chủ rồi thợ, thợ rồi chủ. Không có cái gì bất động.

Đời sống bên trong và những tình cảm của chúng ta cũng không thoát khỏi những cơ chế của vô thường. Tính khí chúng ta thay đổi không ngừng từ sáng đến tối ; có những sự việc người ta thích thú nhiều, những cái khác người ta e ngại, những cái khác người ta thản nhiên. Nhưng cách gì đi nữa, trạng thái tâm thức chúng ta bập bềnh xao động với điều xảy ra quanh chúng ta. Chẳng hạn chỉ cần gặp một người bạn xa cách nhiều năm, thế là có niềm vui. Rồi phút tiếp theo, thấy một người mình ghét đi đến, điều đó đủ làm chúng ta đảo ngược hẳn lại. Để biết tâm thức chúng ta hiện giờ giống cái gì, chúng ta hãy tưởng tượng một con khỉ bị nhốt trong một căn nhà trống, nó không ngừng nhảy nhót mọi phía và chạy đến hết cửa sổ này đến cửa sổ nọ để xem cái gì xảy ra ngoài kia. Như con khỉ, những xúc tình của chúng ta không ngừng cử động, không ngừng ném chúng ta từ những đỉnh cao xuống những vực sâu và ngược lại.

Không có gì thường hằng. Người ta sinh ra, lớn lên, đến trường, làm việc, già đi và sớm hay muộn cũng chấm dứt bằng cái chết. Vài ba vòng nhỏ rồi đi mất. Cuộc đời trốn thoát từng khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác mà người ta chẳng làm gì được. Và khi cái chết đến : phải từ bỏ tất cả : gia đình, bè bạn, tài sản, những sự vật người ta giữ. Một số người kinh hoàng, hay tuyệt vọng khi chỉ nghĩ đến nó, và thế nên văn hóa Tây phương cố công giãy dụa để thoát hiểm khỏi câu hỏi căn bản này, lấy cớ rằng nói đến nó là một việc bệnh hoạn. Đó hầu như một điều húy kỵ, đến nỗi cả danh từ cái chết thường được ngụy trang : người ta thích nói “người ấy đã từ bỏ chúng ta” hơn là “nó đã chết”. Một phản ứng tự vệ vừa tức cười vừa vô ích, bởi vì nó tuyệt đối chẳng thay đổi được gì trước vô thường. Tốt hơn là nhìn những sự việc ngay thẳng mặt : tiến trình biến dịch là không tránh khỏi, chúng ta hãy lợi dụng nó để rút ra cái tốt nhất có thể từ những năm còn lại, không làm con đà điểu vùi đầu vào cát và sống như người ta có cả vĩnh cửu trước mặt mình. Ai lại không cảm thấy sự mãnh liệt mà người ta đang sống từng khoảnh khắc vào giờ phút chia tay hay một cuộc ra đi gấp rút : lúc đó người ta ý thức mạnh mẽ thời gian được tính như thế nào, và thường vào lúc đó người ta nói với nhau hay làm những điều mà một cách vô thức hay không, người ta luôn luôn muốn kéo dài. Đó là giờ của sự thật – sự biểu lộđúng lúc ; chỉ còn ít thời gian để cuối cùng người ta đến cái chính yếu, đến cái tuyệt đối không thể cho qua trước khi rời xa. Không làm cho tình thế nặng nề hay khó nhọc, tình cảm khẩn cấp này, nó thật ra chỉ là một ý thức tức thời và sắc bén về vô thường, đã cho một cường độ, một sự thật và một sự giàu có bất ngờ vào tình huống. Sự cảm nhận tính vô thường, tính cách độc nhất của khoảnh khắc người ta đang sống, làm mạnh thêm tri giác về cái gì đang trôi quachuyển biến những sự vật tầm thường nhất. Đó cũng như luôn luôn là lần đầu tiên, đồng thời là lần cuối cùng. Hãy tưởng tượng rằng bạn biết rằng tất cả những cây cối trên trái đất sẽ chết hết trong một tháng hay vài tuần. Ngay khi nghe tin này, bạn sẽ nhìn những cái cây với một con mắt mới ; thình lình cái bóng màu lục mơ hồ này mà thói quen khiến bạn thu vào một cách tự động hầu như vô thức sẽ tự rõ nét một cách phi thường. Bạn sẽ thấy cây dầu ở góc đường, hay cây ổi trong vườn bạn như bạn chưa từng bao giờ thấy nó : bạn sẽ tri giác sự hòa điệu tổng thể của nó, hình dáng những chiếc lá, cách dệt của vỏ, kiến trúc của thân và những cành, tiếng xào xạc của lá, sự hiện diện nhẹ nhàng, bóng mát, những con chim nhỏ trú ngụ ở đó. Không gây sợ hãi, ý thức về sự phù du, sự mong manh của sự vật và con người làm cho bạn cảm kích hơn và gợi ra sự kính trọng, tình thương, lòng bi mẫn. Biết bao đôi cặp thường cãi nhau không thể khuây nguôi khi cái chết hay sự rời xa của một người khiến họ cảm thấu được chiều sâu của một tình cảm mà họ đã thường lơ là không trau dồi, bởi vì họ đã sống như thể họ có cả vĩnh cửu trước mặt. Khi người ta chết, tất cả mọi người đồng thuận chỉ thấy những phẩm chất của người ấy, dù họ không ngừng bị chỉ trích khi còn sống. Tán dương họ và thương yêu họ khi họ còn đó không tốt hơn là cái tên sau khi chết sao ? Hiểu vô thường có thể giúp chúng ta việc đó. Không chán nản và làm mình bệnh hoạn, trái lại nó gây cảm hứng cho chúng ta sống trọn vẹn hơn và giúp đỡ tất cả những bạn đồng hành mong manh này trên trái đất làm được như vậy.

Thời đại chúng ta khao khát sự rỗi rãnh, thường xem đó là cơ hội tốt nhất để thỏa mãn sự tham muốn. Trong khi người ta tràn ứ sự rỗi rãnh – ít nhiều thỏa mãn – người ta để con người bên trong mình chết đói. Người ta thích thú với tất cả ngoại trừ có một sự làm chủ nào đối với tâm thức của họ, cái sức mạnh man dã này – bao giờ mà sức mạnh đó chưa tự biết chính nó – tuy nhiên chính nó là động cơ của mọi kinh nghiệm của chúng ta. Và nếu người ta có nghĩ đến, người ta hỗn nó đến vô hạn định. Rõ ràng tất cả chúng ta đều cần thư giãn và vui chơi một ít, nhưng điều đó không phải là người ta phải lưu tâm đến mọi cái phóng dật. Ý thức vô thường có thể cho đời sống vị muối ; người ta sẽ muốn lợi dụng tối đa thời gian của mình và dùng nó theo cách tốt nhất, thay vì để nó trôi qua một cách ngu xuẩn, không biết đến giá trị của nó.

Ý nghĩa thật sự của vô thường luôn luôn bị hiểu sai. Một số người thử giải thích nó có hơi hư vô chủ nghĩa : vì mọi sự thế nào cũng qua đi, thì không có gì quan trọng cả. Ích gì mà làm việc và theo một nghề nghiệp ; không tốt hơnbuông bỏ hết cả sao ? Đó là một thí dụ hoàn hảo của việc bẻ quặt một chân lý căn bản để biến nó thành một cớ cho sự biếng, nhác, để tránh phải đương đầu với những thực tế của đời sống. Nếu người ta phải đi giặt và người ta tự nhủ : “Hơi đâu, biết đâu ngày mai tôi chết”, người ta chắc chắn sẽ tiến bộ nhiều trên con đường lười biếng, mà chẳng bao nhiêu trên con đường trí huệ. Ý thức về vô thường không có nghĩa là bỏ công việc làm hay việc học hành của mình ; chỉ đơn giảnnhận thấy những sự kiện, biết rằng tất cả là sự biến dịch mãi mãi.

Nghe nói đến vô thường không phải là một lý do để sợ hãi hay có những phản ứng thái quá ; sự hiểu biết này trái lại phải được dùng để làm cho cuộc đời chúng tagiá trị. Người ta có thể quan sát rõ ràng tình trạng biến dịch thường hằng của đời sống, mà vẫn tiếp tục thương yêu đời sống và hân thưởng nó.

Vô thường không phải luôn luôn là một tin tức xấu, nó cũng có mặt tốt : nếu hạnh phúc không tồn tại mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh ; và người ta trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, chấp nhận chúng như vậy, dù cho những xúc tình chúng khơi dậy nơi chúng ta. Mỗi khoảnh khắc của đời sốngđộc nhất vô nhị và không bao giờ trở lại nữa, và người ta có thể làm giàu lớn lao kinh nghiệm sống của mình bằng cách không lẩn trốn bất cứ phần nhỏ nào của kinh nghiệm. Một số thì khó nhọc, số khác dễ chịu, nhưng mỗi cái có kết cấu và màu sắc riêng của nó, và người ta sẽ được nhiều khi không lẩn tránh chúng.

Đã rõ bản chất vô thường của tất cả mọi hiện tượng, trong và ngoài chúng ta, người ta thôi gán cho chúng một hiện hữu vững chắc. Người ta càng làm cho ý tưởng mà người ta tự tạo trên những sự vật vững chắc bao nhiêu, người ta càng khổ đau bấy nhiêu khi chúng thay đổi, vì chúng tất yếu phải thay đổi. Nếu người ta có những ý tưởng chấp cứng, người ta sẽ có khuynh hướng có những tham muốn và ghét bỏ rõ ràng và mạnh mẽ và chọn lựa những kinh nghiệm của mình theo những ý tưởng thành kiến, nắm lấy cái làm mình ưa thích và chối bỏ cái còn lại. Nhất là người ta sẽ từ chối rằng những sự vật biến đổi và người ta cố chống lại điều đó. Hoàn toàn thất bại, rõ ràng thôi. Nhưng khi người ta bị nhốt kín trong một thái độ ngưng đọng như vậy, chính những phiền não sẽ dẫn dắt người ta : cứ không ngừng đi từ cực này sang một cực khác, và người ta tự làm cho mình bất ổn và mất sự quân bình bên trong. Từ đó là sự quan trọng của việc học bớt bám níu – vào những sự vật, những con người và điều người ta làm – bằng cách chấp nhận sự thật của vô thường. Bao giờ nó cũng hiện hữu, dù người ta muốn hay không, thì tốt hơn là bơi theo dòng chảy : người ta sẽ có lợi từ sức mạnh đẩy tới của nước, thay vì vật lộn với nó.

Tất cả chúng ta đều có khuynh hướng nghĩ rằng người ta nên kiếm lợi từ cuộc đời và từ những tham muốn của mình, và rồi người ta sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ sau này. Thời gian trôi đi, tâm thức chúng ta không chế ngự được tiếp tục xỏ mũi dắt chúng ta đi và người ta lại hỏi tại sao người ta khổ. Trong thời đó, mặt trái nợ nần đi theo và không có gì bảo đảm cho chúng ta rằng ngày mai sẽ tốt đẹp khi người ta trì hỗn tất cả cái gì làm cho người ta phiền muộn. Dù sao đó là một tính toán tệ hại : người ta không lập tức lo toan cho tâm thức mình, lấy cớ rằng người ta muốn không bỏ qua thời vận tốt và lợi dụng cuộc đời. Vậy mà chính tình trạng hoang dã của tâm thức chúng ta ngăn cản chúng ta thật sự lợi dụng được đời sống và nó làm chúng ta phí phạm đời sống vì những trò điên cuồng không kiểm soát được của nó và những thiệt hại mà các trò đó gây ra. Chẳng phải là do sự tính toán kiểu khoái lạc chủ nghĩa này, người ta thích học thuần dưỡng con cọp của mình càng nhanh càng tốt sao ? Chúng ta hãy biết nắm lấy ân sủng khi nó đến : điều này không có nghĩa là người ta luôn luôn có cơ hội hay khả năng từ đó.

Một tri giác lành mạnh về vô thường có lẽ là món quà tốt nhất mà người ta có thể làm cho chính mình : trong ngắn hạn để đánh giá tốt hơn những mặt tốt đẹp của hoàn cảnh hiện thời của mình, không quá bám níu, và để xem những mặt xấu với nhiều triết lý hơn, thậm chí những sự việc xấu nhất cũng có một cứu cánh. Về dài hạn, để không chậm trễ với cái không thiết yếu và đi trực tiếp đến cội nguồn của những sự vật bằng cách thuần hóa con cọp bên trong của mình. Như thế người ta thường có được nhiều khi đối mặt với một số sự thật thanh tẩy cho mình...


CHƯƠNG IV
SỐNG ĐỂ CHO CÁI GÌ ?
“ĐỘNG CƠ CHÂN CHÁNH”


Mong rằng tất cả chúng sanh được hạnh phúctìm thấy những nguyên nhân của hạnh phúc,
Được miễn khỏi khổ đau và nguyên nhân của khổ đau,
Rằng không ai thiếu hạnh phúc chân thật – mọi khổ đau dứt bặt,
Và họ luôn luôn cảm nghiệm sự bình đẳngđại không biết luyến ái những người thân, không ghét bỏ những người khác.
Bốn Đức Hạnh Vô Lượng


Bài kệ này dùng làm lời cầu nguyệntham thiền, xác định thái độ thích hợp khi người ta muốn dấn thân vào con đường hiểu biết bản tánh thật sự của sự vật. Nếu hình thức của nó hơi khó hiểu, nhưng thông điệp của nó hoàn toàn rõ ràng và giản dị. Mỗi chúng ta vốn có trong mình tinh túy của sự toàn thiện – cái tột bực của trí huệtình thương này có thể gọi là “Phật tánh”, “tâm giác ngộ”, hay Chúa Trời bên trong theo quan điểm Thiên Chúa giáo – nhưng chúng ta không biết nó. Chính sự không biết này, cái vô minh này – sự không nhìn ra bản tánh thiết yếu của tâm thứcthực tại – làm cho những tư tưởng, những lời nói, và những hành vi của chúng ta rất thường trái nghịch với thật tánh bên trong của chúng ta và tạo thành một loại sương mù càng lúc càng che mờ nó và ngăn cản nó được tri giác. Vậy thì có một sự tiến hành phải làm để đi từ trạng thái tâm thức hiện thời của chúng ta đến trạng thái “giác ngộ” – sự nhận biết thật tánh của mọi sự. Cuộc du hành có thể dài, có lẽ với một số người hơn là với những người khác, nhưng cái chính yếu là thật sự có những phương tiện cho phép thành tựu một cách trọn vẹn cái tiềm năng của một đời người. Lời cầu nguyện trích ra ở đây chỉ cho chúng ta vừa mục đích của cuộc du hànhtrạng thái tâm thức người ta tìm cách trau dồi – và hành trình của nó – những phương tiện để dùng.

Trong thuật ngữ Phật giáo, có một “động cơ đúng” cốt ở mong muốn hạnh phúc và sự tốt đẹp cho tất cả, mong muốn họ tìm thấy bình anthoát khỏi những nguyên nhân của khổ đau. Đó là một tham vọng cao cả, một nguồn cảm hứng trong những giờ phút tốt đẹp cũng như xấu số. Chắc chắn lời cầu nguyện này nhắm rất cao, nhưng có lợi khi định nghĩa rõ ràng, ngay từ bước khởi hành, những mục tiêu sẽ còn giá trịphù hợp với mỗi giai đoạn của cuộc du hành.

Bây giờ có nhiều người quan tâm đến thiền định, nhưng thường vì những động cơ tò mò. Phần còn lại của nhân loại có thể đang sống trong lửa và máu hay chết vì đói, như người bên cạnh của họ đang chết vì cô đơn, họ không cảm thấy quan tâm. Tất cả cái mà họ chờ đợi từ thiền định là một phương tiện để vinh danh hơn cho bản ngã của họ : họ muốn trở thành những người có thiên nhãn, xuất hồn đi du hành, có mọi loại thần lực siêu nhiên. Tổng kết : cái ta mập ù ra một cách êm ả trong khi tấm lòng héo úa. Còn về phần trí huệ thì... Sự phát triển cá nhântâm linh không cốt tạo ra những kinh nghiệm dị thường, mà ở chỗ học tâm thức mình vận hành như thế nào và ở quan tâm nhiều hơn đến những người khác. Nếu đôi khi người ta có vài kinh nghiệm đến với mình, thì chúng không đáng để người ta lần lựa, chậm trễ với chúng, trong mức độ chúng chỉ là một sự sa ngã của những kỹ thuật điều tâm thức mà không phải là một mục đích tự thân – chưa nói đến chướng ngại trầm trọng mà chúng có thể tạo ra nếu người ta bám luyến quá nhiều vào chúng.

Một ý tưởng sai lầm khác là thấy trong thiền định một phương tiện, hay một sự biện minh để tự cắt đứt với phần còn lại của xã hội. Một thái độ như vậy cho thấy có cái gì khập khiễng trong động cơ : người ta tìm cách sử dụng thiền định để duy trìcủng cố sự căm hờn của họ đối với xã hội.

Nếu hạnh phúc là một trạng thái thường hằng và người ta không bao giờ cảm nghiệm những khó khăn hay khổ đau, có lẽ người ta không cần tiến bộ về tâm linh. Thực ra, những vấn đề và những khó nhọc người ta chạm mặt hết ngày này qua ngày khác là hậu quả của vô minh chúng ta về những cơ cấu vận hành của tâm thức và về bản tánh của nó. Chính vì thế người ta cần một con đường, một hành trình, và trong nhận định này mà chúng ta phải phát động lực dấn thân vào chiều hướng này.

Hiếm khi người ta hành động mà không có động cơ : chính sự phát động của chúng ta thúc đẩy chúng ta hành động. Nếu trời lạnh, người ta đốt lửa để sưởi ấm, rõ ràng người ta không khó nhọc như vậy nếu người ta không lạnh. Trong chiều hướng này, người muốn tìm ra một công việc tốt sẽ không ngần ngại theo đuổi một sự huấn luyện lâu dài và khó khăn để đạt được. Và cũng như thế trong mọi lĩnh vực : trước hết phải cảm thấyđộng lực để có ý định hành động và để sẵn sàng nỗ lực. Điều này cũng đúng với với thiền định. Phải được phát động một cách nghiêm túc để phóng mình vào một công việc đòi hỏi nỗ lực khổng lồ về phần mình : phải có một lý do thật sự xứng đáng với khó nhọc. Đó là trường hợpchúng ta trù định ở đây : người ta sẽ không tự giới hạn vào một dự định cá nhân, mà thấy những sự việc lớn lao hơn. Vào cuộc chơi, người ta hiến mình trong mục tiêu chính là giúp đỡ những người khác : người ta muốn chế ngự con cọp bên trong, không chỉ để tự sống tốt hơn, mà cũng bởi vì một khi người ta làm chủ tốt hơn tâm thức mình, người ta sẽ có thể thật sự ích lợi cho những người khác – giúp đỡ theo nhu cầu đích thực của họ mà không phải theo những phóng tưởng ích kỷ của chúng ta. Người ta đặt thanh ngang rất cao, nhưng tốt hơn luôn luôn nhắm cao hơn một chút, phải tính đến sự yếu sức của chúng ta. Một khi mục tiêu này được xác định rõ ràng và được chấp nhận, nó sẽ định hướng tất cả cuộc đời chúng ta, hơi giống như một từ trường tổ chức, sắp xếp những yếu tố phân biệt thành một toàn thể cố kết. Một ý tưởng như vậy sẽ thổi sức mạnh của nó vào tất cả những gì người ta sắp suy nghĩ, nói hay làm. Chỉ giữ trong tâm ý định ban đầu cũng đủ để cho những lo toan bận rộn nhỏ nhất hàng ngày của chúng ta góp phần hòa vào mục tiêu của chúng ta. Khi động cơ này rất mạnh, biên giới giữa cái thường tục và cái thiêng liêng tan biến và không còn sự phân tán năng lực nữa : dù người ta làm việc, chăm sóc con cái hay thiền định, từ nay tất cả đều góp phần vào sự thực hiện mục đích của chúng ta.

Người ta có thể cảm thấy những lý tưởng vừa được gợi ra đó là hơi vượt cao : “Ích gì khi thử rút cái gì đó từ tâm thức mình ? Làm sao tôi sẽ có thể hy vọng thay đổi khi tôi có tham và sân chốt cứng trong thân ?” Trái lại, đó là lý do hơn nữa để triệt để tận cùng. Nếu người ta có thể nhìn thấy những sự vật theo cách trong sángtích cực, mở mình ra với những người khác và luôn luôn hành động trong ích lợi của họ, người ta sẽ ở trong trạng thái đại bi tự nhiên vốn có và người ta không cần tập sự. Khi một thái độ như vậy chưa là tự phát, phải làm việc trên động cơ của nó, động cơ này là nền tảng cần thiết của nó. Người có thái độ tự lo cho mình trước hết thì không luôn luôn tự nhiên nghĩ đến những người khác. Vậy thì một phản xạ cần phải được giáo dụcnuôi dưỡng, dầu cho ban đầu nó có vẻ hơi giả tạo. Khác đi, ích gì nói đến lòng bi nếu ít ra người ta không có ý muốn giúp đỡ những người khác ? Chính điểm khởi hành cần thiết này mà người ta nói là “động cơ đúng” : có ý định giúp đỡ những người khác, không phải chỉ những người mà ta yêu mến.

Vào lúc này, chắc chắn có một điều làm chúng ta lưu ý : thoát khỏi những khổ đau riêng của chúng ta – một tình cảm rất tự nhiên. Vả lại người ta có thể đến đó không cần thiền định, ít ra với danh nghĩa tạm thời. Nhưng ở đây chúng ta nói tới một tham vọng lớn lao hơn rất nhiều : thay vì chỉ lo cho những tham muốn riêng của chúng ta, sự an vui hạnh phúc cá nhân của chúng ta, không lưu tâm gì đến cái có thể xảy ra cho những người khác, người ta sắp tìm cách khai triển nơi bản thân một tình cảm đích thực của sự nhân từ và bi mẫn đối với tất cả mọi người. Người ta sẽ thử trau dồi nuôi dưỡng thái độ tích cực này bằng mọi phương tiện và trong mọi cơ hội, và vẫn chú ý “không bước nhanh quá trước âm nhạc”. Mỗi sự có lúc của nó : một khi có thể có một thái độ tích cực hơn đối với chính mình, người ta sẽ có thể trải rộng ra đến những người thân cận, rồi dần dần càng lúc càng đến những người khác.

Tất cả tiến bộ tâm thức thật ra bắt đầu bằng một công việc trên chính mình, và quan trọng phải biết công việc đó. Trước tiên phải học tập trở nên tự chủ, tự đảm đương chính mình để không là gánh nặng cho những người khác. Những trách nhiệm và những khó khăn của họ sẽ nhẹ bớt bao nhiêu, và họ sẽ có một không gian nào đó của tự do cho chính họ. Dù sao, không ích gì khi đặt cái cày trước con trâu : người ta có thể làm nhiều cái xấu hơn cái tốt khi tìm cách giúp đỡ một ai trước khi đã hiểu biết một ít người ta tự vận hành mình như thế nào – một người mù dẫn dắt một người mù khác. Đó là cái người ta gọi là lòng bi trói buộc, giới hạn, nó không được nuôi dưỡng bởi trí huệ. Rõ ràng phải biết bơi để có thể cứu người sắp chết đuối, còn không thì tai hại cho cả hai. Cũng thế, người ta chỉ có thể giúp đỡ thật sự những người khác – hơn những việc phục vụ nhỏ nhặt đơn giản hàng ngày – khi người ta đã thuần hóa tâm thức mình và biết quản lý khổ đau cũng như hạnh phúc.

Cũng phải biết tỏ ra một cảm thức lành mạnh nào đó để không rơi vào sự sốt sắng thái quá. Rất tốt khi muốn giúp đỡ những người khác, nhưng như thế không có nghĩa là phải không ngừng quấy rối họ để ép buộc họ nhận sự giúp đỡ bằng tất cả sức mình, dù họ có muốn hay không. Ngược lại, cũng không phải khó nhọc đợi đạt được sự toàn thiện rồi mới có ích. Đó là vấn đề của cảm thức lành mạnh, của lương tri : người ta phải tìm một biện pháp trung đạo, biết đầu tư năng lực của mình với sự tinh tếthông minh. Người ta không cần phải là một đại thánh để có thể mang giùm những cái bao bị của một bà già đi đứng khó khăn, hay giúp bà bước lên xe buýt hay để biết rằng tốt hơn là không dự phần vào những cãi lộn của những người hàng xóm. Với một chút trông nom cẩn thận, người ta có thể có ích, khi chờ đợi một ngày người ta sẽ biết hành động một cách hoàn toàn trong sạch và tất cả điều người ta làm sẽ tự động tốt đẹp cho những người khác. Trong thời gian đó, người ta có thể ít ra thử làm ở mức độ tốt nhất, nhờ những khả năng hiện thời của họ. Dầu việc đó không rốt ráo, đó là một phương tiện để làm sâu thêm sự hiểu biết những sự vật và những con người và làm vững chắc động cơ của họ – ít ra đó là một thái độ nó sẽ đổ ra lòng bi đích thực về sau.

Lòng nhân ái chỉnh tề bắt đầu từ chính mình, người ta trước tiên học biểu lộ lòng bi đối với chính mình, trước khi có thể áp dụng nó cho những người khác. Có lẽ vài người cho rằng người ta có thể miễn giai đoạn trung gian này nếu người ta đã tự cảm thấy có thể thương yêunhân từ với những người khác. Nhưng nếu quả đúng là đôi khi có những liên hệ sâu xa và mãnh liệt giữa vợ chồng, anh em hay giữa bạn bè, thì tình thương đích thực chúng ta nói ở đây nhằm khiến cho chúng ta có thể thương yêu mạnh mẽ bất kỳ ai. Những xã hội hiện đại có một quan niệm kỳ quặc về thương yêu : người ta dễ dàng yêu – bạn bè, tình nhân, hay thậm chí những vật người ta có – nhưng tình thương yêu này có cái gì chật hẹp và giới hạn, bởi vì căn bảních kỷsở hữu. Hẳn rằng không có gì xấu khi yêu thương bạn bè và gia đình mình, trái lại đó luôn luôn là điều tốt, vì đó là điểm khởi hành để khai triển tình thương thật sự. Nhưng nếu người ta giữ sự đặc biệt của những yêu mến của mình cho những người đó, người ta sẽ chỉ rèn thêm những xiềng xích. Những mối liên hệ của người đó luôn luôn có hai mặt : chúng có thể làm ngạt thở cũng như khích lệ.

Thế nên tốt đẹp là thử không giới hạn tình thương và lòng bi vào một phạm vi những người nào, vì sẽ thiệt hại cho tất cả những người khác. Dễ dàng để cho mình xúc động bởi những người nghèo và người đói, nhưng có lẽ người ta sẽ khó cảm thấy lòng bi đối với những người sung túc và được nuôi dưỡng no đủ. Vậy mà những người này cũng có khổ đau riêng phần họ, có lẽ kém rõ ràng hơn, vì khổ đau ấy thuộc về tâm thức hơn là thân xác, nhưng không hề kém nặng nề khổ nhọc : những lo âu, những căng thẳng, sợ hãi mất mát sụp đổ chẳng hạn.

Điều đó đơn giản muốn nói rằng mỗi người đều có những vấn đề riêng và những khổ đau riêng của mình, và phải học cảm thấy cùng phẩm chất lòng bi cho tất cả, giàu hay nghèo, trắng hay đen – bất cứ ai. Một con đường tiến bộ như vậy có thể chuyển hóa cuộc đời chúng ta : người ta sẽ cảm thấy sung sướng hơn và quân bình hơn, và tất cả những ai bao quanh chúng ta cũng sẽ được thọ hưởng một cách tự động sự bừng nở trong chúng ta một lòng bi hiến tặng rộng rãi cho tất cả. Cái gì đến trong một người trong chúng ta sẽ tự động ảnh hưởng mọi người khác. Về cá nhân, người ta sẽ thấy tiềm năng và những năng lực của mình tăng trưởng : người ta sẽ đến chỗ tự đầy đủ với chính mình hơn và ít cần đi kiếm sự trợ giúp và an ủi của những người khác. Nhưng chú ý không bị cái đầu cứng lừa gạt và rơi vào cái bẫy của kiêu ngạo !

Người ta có thể bị thử thách nghĩ rằng một sự dấn thân tâm linh như vậy đưa chúng ta vào một giới thượng lưu – những người hơi tách biệt một tí, hơi cao hơn cộng đồng người thường. Vậy chớ bỏ quên cái thấy rằng nếu chúng ta tiến hành một bước đường như vậy, đó chính là để chúng ta phụng sự cho những người khác, mà không phải để cho chúng ta được họ phụng sự : điều này đã được xác định lúc khởi hành. Không phải vì người ta thử làm nảy sinh nơi mình lòng bi mà phải tự cho mình là một loại vua chúa hay hoàng hậu nào đó xứng được nằm dài nghỉ ngơi và để người khác nuông chiều. Sự kiêu mạn thực là một chướng ngại tệ nhất mà người ta có thể gặp trên con đường phát triển bên trong. Tại sao tự tin là mình cao hơn những người khác, với lý do người ta đã tiến hóa một chút, và coi thường những người khổ đau hay đang trong mê lầm, như thể họ mắc bệnh dịch hạch. Sự hạ cố này trái lại là bằng chứng chúng ta còn rất nhiều khoảng đường để đi ! Khiêm hạ là một đức hạnh cốt yếu ; hơn nữa, không thể có lòng bi chân chính nếu không có nó. Nếu người ta thành thật trong đường đi tâm linh của mình, người ta phải sẵn sàng chứng tỏ nó bằng những hành động, không ngần ngại trả bằng giá của con người mình.

Sự tiến bộ cốt ở phát triển cái tiềm năng nó là của riêng chúng ta, trong khi vẫn khiêm tốn và nhân từ. Dĩ nhiên, không có gì hoàn toàn và người ta có thể tự lừa dối mình. Nhưng đó không phải là một lý do để tự trừng phạt mình và để cho mình bị che phủ bởi những sai lầm của mình. Cái cốt yếu là làm hết sức mình, hoàn toàn giản dị, thành thật, nhờ những khả năng của mình. Sự hối tiếc càng có một vai trò tích cực bằng cách giúp chúng ta làm mạnh thêm quyết tâm, thì càng vô ích để mình bị bào mòn bởi những hối hận không ngừng chúng chỉ có thể ngăn trở sự phát triển tốt đẹp của chúng ta.

Việc đầu tiên cần làm khi mở mắt ra vào buổi sáng là nhớ lại sự dấn thân của mình : “Tôi muốn rằng tất cả mọi sự tôi sắp làm, nói hay nghĩ hôm nay phải ích lợi cho những người khác.” Lòng bi phải trở thành sợi dây truyền dẫn và điều khiển cuộc đời chúng ta, vì nếu người ta mất nó, người ta sẽ tự đóng lại con đường của sự tiến bộ đích thực – tâm linhcá nhân. Lòng bi không phải là sự thương hại hay hạ cố, đấy không phải là một tình cảm nước mắt giả vờ hay nước hoa hồng như một số người tưởng tượng. Đó là tình thương yêu trong tất cả uy quyền của nó, thoát ngoài mọi trói buộc của những biệt đãi và những loại trừ mà bản ngã đặt lên nó. Đó là một sức mạnh vĩ đại có thể làm sập núi, chẳng hạn như câu chuyện một người đàn bà Mỹ đã một mình nâng lên một chiếc xe hơi đang đè đứa con mình chứng tỏ. Khi người ta được phát động bởi lòng bi, người ta mang trong mình một kho tàng năng lượng không hề cạn kiệt. Đó là cái đối trị tuyệt đối đối với sự mệt mỏi và nản lòng : khác với những sức mạnh vật lýsinh khí dễ dàng cạn kiệt, lòng bi là một nguồn năng lượng thường trực được làm mới lại bởi sự mong muốn giúp đỡ những người khác – “bổn phận trách nhiệm cháy bỏng” này luôn luôn được hừng hừng bởi vô cùng những nhu cầu và khổ đau. Một khi một ngọn lửa như vậy làm bạn sống động, sự năng động của lòng bi nâng đỡ bạn không ngưng nghỉ và không vơi cạn, ngày này sang ngày khác suốt cuộc đời bạn. Quả là hơi khó tưởng tượng, trừ khi người ta có dịp gặp một một ví dụ sống về chuyện đó – và nó luôn luôn có. Ngọn lửa người ta thấy trong mắt mẹ Teresa hay tu viện trưởng Pierre chẳng hạn, vừa là một dấu hiệu vừa là một khích lệ : mỗi chúng ta đều có cái tiềm năng này của tình thương và có thể làm những điều kỳ diệu nhờ nó.

Người ta có thể so sánh động cơ chân chính với một cành cây ghép. Hiếm khi một sự ghép cành thành ngay cú đầu tiên : phải làm nhiều lần để việc đó thành công. Sự làm thử ban đầu có lẽ có những bước giả vờ : làm sao đòi hỏi giúp đỡ những người khác khi phần nhiều những tương quan của chúng ta được gợi thành từ bám luyến hay ghét bỏ ? Tuy nhiên, dù sự dấn thân của chúng ta vẫn còn chỉ trên ngôn từ, ít ra nó cũng có lợi lạc là không làm hại một ai. Nhưng chúng ta chớ quên rằng động cơ này được ghép cành trên cái tiềm năng lòng bi nó luôn luôn ở nơi chúng ta, để cho động cơ đó được biểu lộ qua một khả năng thật sự thương yêu những người khác. Và động cơ chúng ta càng mạnh, năng lực của lòng bi càng dẫn nước tưới cho cuộc đời chúng ta. Cho đến khi trở thành hoàn toàn tự nhiên và luôn luôn sẵn sàng vận động – một bản chất thứ hai.
CHƯƠNG V
ĐỐI MẶT


Chớ vui thích khóc than cho số phận mình !
Bảy Điểm Tu Tâm của Atisha


Giữa khoảnh khắc người ta gặp đạo lần đầu tiên và giờ phút tâm thức thức tỉnh hoàn toàn trong sự trọn vẹn những phẩm chất tự nhiên của nó, cuộc du hành có thể lâu dài và gian khổ. Nếu người ta trù tính một cách nghiêm túc để ra đi, phải suy nghĩ đến sự tổ chức thực tiễn của cuộc du hành của mình. Chẳng hạn, chỉ nói : “Tôi muốn đi từ Việt Nam sang Ấn Độ” thì không đủ để đến đó. Phải chọn một phương tiện chuyên chở – xe hơi, xe lửa hay máy bay và khó nhọc tổ chức hành trình. Nếu người ta không cố gắng một chút cần thiết khi khởi hành, người ta không bao giờ đi đến đâu cả, và người ta sẽ cứ giam hãm trong nhà mình – và thất vọng.

Khi muốn đi đâu, phải xác định điểm khởi hành của mình, phương tiện di chuyểnhành trình của mình, rồi phải ra đi. Điều đó cũng đúng với sự du hành tâm linh : mục đích của nó là đưa ta đến chỗ sống một cuộc đời hoan hỷ hơn và bừng nở hơn, đồng thời hữu ích hơn cho những người khác, và điểm khởi hành là cái đời sống bình thường hàng ngày của chúng ta. Cái hàng ngày đầy dẫy những sự kiện đủ mọi loại tạo thành nguyên liệu cho công việc tâm linh, bởi vì chính qua sự đa dạng của những kinh nghiệm mà người ta có thể học và tiến hóa. Đời sống hàng ngày là một mỏ những bài học của trí huệ ban cho những ai muốn học chúng, bất kể trình độ giáo dục hay văn hóa.

Bài học đầu tiên chắc chắn cốt ở quên đi những thói quen xấu của chúng ta. Người ta có khuynh hướng lẩn tránh hay bỏ lơ những vấn đề đặt ra cho chúng ta trong môi trường xã hội, nghề nghiệp hay gia đình, như thể người ta thử che dấu sự không thỏa mãn và khổ đau mà người ta cảm thấy nơi mình. Nếu người ta muốn thành thật với chính mình, người ta sẽ bắt buộc nhận ra rằng trong một nghĩa nào đó người ta vẫn còn tập đánh vần trong việc quản lý những khó khăn của cuộc sống hàng ngày. Có lẽ người ta thích thực hành những kỹ thuật thiền định ngoại lai trong hy vọng ngày nào có thể khinh thân hay bay lên, trong khi chắc hẳn ích lợi hơn nếu trước tiên học đứng vững trên đôi chân của mình. Một số người tự đánh giá đã nhiều tiến hóa, nghĩ rằng họ chẳng cần gì một lời giáo huấn, khuyên bảo, trong khi một cách vô thức họ tái sản xuất không ngừng cùng những bản in như nhau trong cuộc sống và luôn luôn tự tạo cùng những khó khăn. Thế nên ở đây chúng ta nhắm đến mục tiêu chính yếu là học chấp nhậnđiều hành những tình huống thông thường của cuộc đời hàng ngày. Người ta không thể chờ đợi những tiến bộ thật sự trước khi biết rằng người ta cần một sự tập sự như vậy.

Đã hiểu sự cần thiết của một con đường, còn phải lên đường. Trong một thế giới lý tưởng, có lẽ có thể ăn ở một cách tiện nghi, một điếu xì gà trong tay, một ly rượu vang trong tay kia, bao quanh bởi những cô nàng lộng lẫy hay những tình nhân nồng nhiệt, và thanh thản chờ đợi tâm thức tỉnh dậy một mình. Thực tại không phải cũng mộng mơ như vậy : người ta chẳng đến đâu cả nếu không có một cố gắng tối thiểu. Không có giấc mộng nào, không có ám ảnh hoang đường nào có thể che chở cho chúng ta khỏi những khổ đau đang chờ đợi chúng ta nếu chúng ta không học đối mặt với cái hàng ngày bằng cách bình định tâm thức chúng ta.

Vậy người ta cần xét xem những phương tiện để thực hiện cuộc hành trình tâm linh. Việc đầu tiên là thuần hóa tâm thức mình để có một căn cứ vững chắc từ đó người ta có thể tiến bộ. Đó là căn bản. Thiếu một căn cứ như vậy, người ta sẽ không thể lợi dụng đầy đủ cơ hội hãn hữu cho sự phát triển mà cuộc đời làm đàn ông hay đàn bà mang lại. Điều phục tâm thức là một ưu tiên tuyệt đối : đối với chính mình, bởi vì đó là cách duy nhất để học điều hành một cách tích cực tất cả những gì cuộc đời mang lại cho chúng ta, bằng cách dùng mọi chất liệu của cuộc hiện sinh để làm sanh trưởng trong chính mình trí huệ và lòng bi. Nhưng cũng đối với những người khác, bởi vì một trong những mục tiêu chính của sự nuôi dạy tâm thức là thu hoạch lòng bi, cái cho chúng ta có thể giúp đỡ người khác, không phân biệt chúng sanh nào.

Một khi căn cứ này đã được lập, người ta sẽ có thể tiến hóa một cách xây dựng nhưng tiệm tiến, vì người ta không thể đốt giai đoạn. Dù người ta có thành công trong nghề nghiệp hay trong xã hội, phải chấp nhận rằng người ta chưa thật tiến hóa trên bình diện làm chủ tâm thức – những xúc động, những tư tưởng, những tình cảm của mình. Nếu người ta cần chế ngự tâm thức mình, đó là bởi vì bao giờ người ta còn sợ mất cái người ta có – tiền bạc, đồ vật, người thân, chưa nói đến chính cuộc đời mình – thì người ta còn khổ đau. Phải bắt đầu bằng sự bắt đầu.

Hãy tưởng tượng bạn tìm ra một cục kim cương nguyên sơ ; nếu bạn biết mài giũa đẽo gọt, bạn có thể phát giác tất cả vẻ đẹp của nó và làm thành một đồ trang sức huy hoàng. Nhưng nếu bạn không làm chủ một cách khéo léo những kỹ thuật đẽo gọt, bạn sẽ làm hỏng hay làm vỡ nó, nó sẽ trở nên vô dụng và không giá trị. Những thực tập và những kỹ thuật thiền định được đề nghị ở đây là những công cụ cho phép làm việc với viên kim cương nguyên sơ là tâm thức ; nếu người ta biết thao tác những dụng cụ đó khéo léo và cẩn trọng, người ta sẽ gọt giũa và đánh bóng nó để làm hiển lộ tất cả sự rực rỡthuần khiết của nó.

Có lẽ không phải là một viễn cảnh đặc biệt vui thích hay đầy khích lệ khi mỗi ngày đối diện với những người bao quanh bạn và những hoàn cảnh của cuộc đời thường nhật. Người ta thích nghe nói rằng người ta chẳng phải làm gì và mọi sự sẽ tự dàn xếp, ổn định, như trong những phim của Hollywood. Người ta có thể luôn luôn mơ mộng, nhưng chuyện đó chẳng tới đâu, người ta biết thế. Một ngày nào cũng phải bắt đầu nhìn thấy những sự vật như chúng là, và phải chấp nhận chúng như vậy, nghĩa là rất tầm thường, đối với đa số người. Đời sống hàng ngày được tạo thành bằng vô số sự việc rất bình thường : mỗi ngày chưng cất một ít liều bất hạnh hay hạnh phúc nhỏ hay lớn. Đôi khi người ta cảm thấy cả hai cùng lúc : sự vật có thể vừa chua chát vừa ngọt ngào. Không phải mùi vị của những sự việc là quan trọng, mà chính sự kiện chúng xảy đến : đó là chất liệu thô sơ, nguyên phác của sự sống, cái mà người ta đối mặt.

Nghịch lý thay, chỉ có những hoàn cảnh khó nhọc mới đặt vấn đề với chúng ta. Người ta có thể cảm thấy lo âu ngay cả khi mọi sự tiến hành tốt đẹp, bởi vì người ta sợ nó thay đổi. Người ta phải có thể hiểu và điều hành, xử lý mọi cái xảy đến, dù tốt hay xấu. Đôi khi người ta sẽ bắt buộc uốn mình theo những hoàn cảnh, trong khi những lúc khác có lẽ cần làm cái gì đó để cải thiện chúng. Nhưng cách nào thì chính chúng ta nắm những sự việc trong tay, không có ai làm điều đó thay chỗ chúng ta, dù đôi khi người ta nhờ được sự nâng đỡ và những khuyến khích của người khác. Rốt cuộc, người ta là người độc nhất có thể làm cái gì đó cho chính cuộc đời mình.

Một số người tỏ ra thành thạo trong nghệ thuật lẩn tránh những khó khăn, và mỗi người chúng ta có kỹ thuật ưa thích của mình : thay đổi công việc hay địa chỉ, có một người tình, đổi vợ, lao đến y sĩ, ăn mải miết những thẻ sô-cô-la hay để thì giờ gọi điện thoại cho bạn bè. Người ta cũng có thể tự ám ảnh hơn, dính chặt với truyền hình, dùng ma túy, ăn không biết no hay say sưa. Chẳng có cái gì hiệu quả ; người ta đến mức không thể ngủ hay suy nghĩ ; bỏ ăn bỏ uống và cảm thấy bất hạnh như đã bị bệnh nặng. Thậm chí người ta có thể định tự vẫn, điều cũng tiêu cực như giết người khác. Khi xem những bất hạnh nhỏ là quá trầm trọng, người ta có thể tự tạo ra những buồn phiền thực sự và trở nên càng bất lực hơn trong việc giải quyết chúng.

Khi tránh khéo hay trốn thoát những khó khăn, người ta tự tạo một sự xao lãng, khuây nguôi nhất thời, nhưng người ta không thể thanh toán chúng. Khi người ta bằng lòng chỉ làm điều mình thích và tránh mọi cái mình không thích, thì trái lại người ta càng có thêm những vấn đề rắc rối. Không nói đến những tổn hại tâm sinh lý mà việc đó gây ra, và sự thống trị càng lớn của những thói quen xấu người ta đã mang lấy và sau đó sẽ rất khó phá. Khi thả mình cho sự yếu đuối, người ta còn yếu đuối thêm và người ta giảm bớt những cơ may thoát khỏi những khổ đau.

Cần có một sự thụt lui nào đó trong liên hệ với những sự việc của cuộc đời, và tránh những sự thái quá của khắc khổ và dễ dãi. Nếu người ta quá chặt chẽ và nghiêm trọng, người ta có khuynh hướng luôn luôn bi kịch hóa. Người ta mất đi bình dưỡng khí khôi hài. Ngược lại, nếu quá khinh suất và luôn luôn xem nhẹ, người ta sẽ sống trong một thế giới ảo tưởng. Cách nào đi nữa, người ta cũng sẽ bị cắt đứt khỏi những sự thật hàng ngày và không ý thức đến những tình cảm khởi lên trong chúng ta, như khi người ta ở dưới đế chế của một xúc tình mãnh liệt – giận dữ hay ghen tuông –, hay người ta bị ám ảnh bởi quá khứ hay tương lai. Vậy người ta không thể làm việc một cách ích lợi trên chính bản thân mình nếu người ta mất cái nhìn thấy thực tại hiện tiền của những sự vật, thế giới trong đó người ta đang sống.

Cho đến bây giờ, người ta cứ lo toan tìm phương tiện để trốn tránh những vấn đề. Để hàng phục tâm thức, phải giáo dục lại và làm điều ngược lại : giáp mặt trực tiếp cái khó chịu hay nhọc nhằn với chúng ta, và làm điều đó một cách hiệu quả. Điều đó sẽ không thiếu lợi lạc với chúng ta, ít nhấtchúng ta không phải điên đầu để sáng chế những phương tiện để tự trốn thoát mình ! Có lẽ người ta thậm chí sẽ ngạc nhiên nhận ra rằng cái làm cho chúng ta sợ đến thế, hay cái xáo trộn chúng ta đến thế, rốt cùng không quá khủng khiếp, một khi người ta quyết định nắm lấy sừng con bò tót. Ý tưởngchúng ta có đối với những sự vật và những con người thường tệ hơn thực tế của chúng...

Một khi người ta sẵn sàng chấp nhận những sự việc y như chúng là, tất cả mọi sự được chuyển hóa, thậm chí cả những khó khăn hơn trong cuộc đời. Bên ngoài, chẳng có gì thay đổi ; tuy nhiên, tất cả đều khác, vì người ta đã tự mình thay đổi thái độ. Khi người ta chấp nhận nhìn tình huống như nó là, người ta tự biết làm sao để đáp ứng với nó : chính những hoàn cảnh cung cấp cho chúng ta sự chỉ dẫn khi chúng ta không nhọc mệt làm méo mó chúng bởi những thiên kiến tiên định của chúng ta. Trái lại, khi người ta làm con đà điểu vùi đầu trong cát và không nhìn những sự việc thẳng mặt, luôn luôn trì hỗn chúng, tình huống chắc chắn chỉ tệ hơn. Người ta phải học định giá những sự việc đúng theo giá trị của chúng. Những sự việc có khó nhọc, dễ chịu hay hoàn toàn tầm thường, điều quan trọng là nhận biết mỗi tình huống thật sự là gì. Không làm méo mó và làm rắc rối nó bởi hệ thống lọc ngoắt nghéo của những phản ứng trí thức hay tình cảm của chúng ta. Ngay khi những xúc tình trộn lẫn vào, tất cả tri giác về tình huống của chúng ta lập tức méo mó. Thực tại mất dấu đằng sau sự diễn dịch về những sự kiện của chúng ta.

Phải tiếc mà nhận ra rằng, sống trong nền văn minh hiện thời của chúng ta, chúng ta được trang bị quá kém để chấp nhận những sự việc như chúng là. Trong khi đó một tâm thức lành mạnh thì sống trong một thế giới lành mạnh, một tâm thức an bình thì cảm nhận thế giới an bình. Những bài thực tập ở phần hai là để làm cho tâm thức lành mạnh, đẹp đẽ, bình anhạnh phúc thay vì một tâm thức bệnh hoạn để chịu đựng một thế giới bệnh hoạn, đìu hiu, hỗn loạn và khổ đau.


CHƯƠNG VI
CÁI GƯƠNG


Sanh từ luân hồi là khuynh hướng tìm thấy
những lỗi lầm nơi người khác.
Naropa


Người ta lầm địa chỉ khi tìm hạnh phúc bên ngoài mình, người ta đã thấy điều đó. Người ta có đi du lịch đến đầu kia của thế giới và nhân lên nhiều lần những kinh nghiệm cho đến vô tận cũng vô ích, người ta vẫn sẽ luôn luôn thấy những sự vật qua cùng một đôi mắt, vì người ta tri giác thế giới theo cái mà người ta nghĩ và cảm nhận. Mỗi người có cách diễn dịch riêng của nó về thế giới trong đó nó đang sống.

Mọi cố gắng sửa đổi thế giới cho phù hợp với những tham muốnhy vọng của chúng ta đều đưa đến thất bại. Nếu trời mưa, người ta không thể làm gì và không phải vì người ta muốn thấy mặt trời mà trời nắng. Tuy nhiên, có một điều mà người ta có quyền thay đổi : sự khó chịu mà cơn mưa gây ra cho chúng ta. Điều này không muốn nói rằng người ta phải tự tạo mọi mảnh của một nhân cách mới khác – con người mà người ta có là đã quá đủ. Một cách thực tiễn, điều này nghĩa là người ta cần một tấm gương để giúp người ta thấy đích xác người ta ở đâu, và phát giác cho người ta thấy những khía cạnh của nhân cách mình mà trên đó người ta cần làm việc.

Con người có một khuynh hướng rõ ràng là sưu tầm những cái mặt nạ ; mỗi người thực sự có một mặt nạ cho mỗi hoàn cảnh. Nếu người ta không biết người ta có cái đầu gì, thì thực ra bởi vì người ta không bao giờ thực sự quan sát nó một cách chăm chú. Chắc hẳn người ta thiếu sự thụt lui để thấy nó rõ ràng. Rồi người ta nhìn cái đầu của những người khác, và khi thấy một cái đầu đẹp, người ta mong cái đầu mình giống được như nó.

Tuy nhiên, có đôi khi mặt nạ rơi tuột đi, hay người ta đã quên mang nó, và trong khoảnh khắc ngắn ngủi, người ta lập tức tự thấy mình nguyên dạng. Nói chung, sự chấn động khiến người ta không chịu đựng nổi. Người ta vội vã che dấu điều người ta đã thấy và làm lại rất mau một mặt nạ mới. Người ta có thói quen luôn luôn muốn sửa chữa lại thực tại để làm lại nó theo ý thích đến độ người ta không đảm đương cái thực sự người ta là. Trong thời gian đó, khuôn mặt thật của chúng ta đang hư thối dưới những mặt nạ, thiếu ánh sáng và không khí, và cũng bởi vì người ta không bao giờ nghĩ đến việc lau rửa nó.

Người ta có thể đến chỗ cho những người khác một hình ảnh đẹp về mình, trong khi cái người ta dấu sau những mặt nạ cần một sự giảm xuống nghiêm túc. Vậy là người ta chông chênh khi cho hình tướng bên ngoài đặc quyền so với thực tại, bởi vì chính cái người ta thực sự có nơi mình mới quyết định phẩm chất những kinh nghiệm và dòng sống của chúng ta. Khi nào người ta còn che dấu sự thối nát dưới một sự điểm trang hấp dẫn, người ta chẳng có ích lợi gì nhiều cho chính mình hay cho những người khác, dù người ta duy trì thành công một sự giả bộ toàn vẹn.

Chính là sau cái mặt nạ mà người ta phải đuổi cái ta ra khỏi sào huyệt để học nhận biết nó. Tất cả chúng ta đều có nhãn hiệu một “cái tôi”, tuy nhiên thật hiếm người biết họ thực sự là gì. Chỉ cần người ta cho một cái gì nhỏ nhặt, dư thừa – như một đồ chơi trẻ con vặt vãnh hay một mẩu bánh mì – để tự xưng là một lương tâm tốt hay tự cho là một nhà từ thiện vĩ đại, và người ta không thể quên cử chỉ đó. Bấy giờ người ta biểu lộ chứng quên lẫn sâu xa đối với những cơn ích kỷ hay với những trận giận dữ. Và như vậy người ta tự xây dựng một hình ảnh sai lầm về mình để tự củng cố, tự an tâm. Tất cả ý tưởng người ta tự tạo về mình đặt nền trên một sự lừa đảo còn khó phá hơn khi chính người ta là tác giả. Bởi thế tại sao người ta cần một tấm gương soi.

Đây là lời nói về vấn đề này của một trong những vị thầy tâm linh vĩ đại của Tây Tạng, Jamgon Lodro Thaye : “Khi tôi nhìn một số người thực hành Phật giáo, họ hoàn toàn có vẻ tốt đẹp, nhìn theo bên ngoài : họ nói hay, ăn mặc đúng, họ biết ngồi như một vị Phật. Nhưng khi tôi quan sát khuôn mặt bên trong của họ, họ có vẻ của những con rắn độc. Chỉ cần họ chạm phải chút khó khăn hay chút chướng ngại nhỏ nhặt thì tính khí đích thực của họ lộ ra ngay. Như con rắn có vẻ trơn láng và mềm mại trong khi luôn luôn sẵn sàng mổ, những người đó sẵn sàng gây gổ đổ lỗi cho bất kỳ ai làm chướng ngại họ.”

Không phải tự thân con rắn là xấu, nhưng sự sợ hãi, thù hận và vô minh đã quy định nó phải giết mỗi khi nó cảm thấy bị đe dọa. Chúng ta cũng hơi giống như vậy : cái xấu người ta có thể thấy nơi mình là sản phẩm của vô minh – sự nhận biết sai lầm về bản tánh thật sự của những sự vật. Vậy thì người ta có thể, và người ta phải, chuyển hóa vô minh này thành trí huệ, bằng cách nhìn vào trong, xoay tâm thức về trên chính nó. Điều này sẽ tự động tác động lên những tương quan lành mạnh hơn, phong phú hơn với thế giới bao quanh chúng ta.

Điều trên có nghĩa quan trọng là tỏ ra điều độlương tri đối với cái mà người ta sắp khám trong gương. Để cho những lỗi lầm, khuyết điểm được che dấu thì chẳng lợi ích gì, cũng không hiệu quả và có hại khi chỉ thấy những mặt tốt của mình. Nếu người ta quá đặt nặng những thói xấu, những lệch lạc của mình, người ta sẽ chìm trong thất vọng và chán nản tất cả. Người ta phải có thể tự xem mình trong cái gương một cách khách quan, không kết án điều mình thấy trong đó, và không muốn đập bể gương thành muôn mảnh. Ngược lại, vô ích khi không biết đến những khuyết điểm hay đè nén chúng, điều chỉ làm chúng mạnh thêm khi luôn luôn đặt mình dưới sức ép, sẵn sàng bùng nổ trước một cơ hội nhỏ.

Vũ khí nguyên tử là một chuyện làm cho nhiều người trong chúng ta tức giận, tuy nhiên người ta không biết rằng tâm thức chúng ta thường trực là chỗ ở của một loại phản ứng nguyên tử. Mỗi ngày, cái “ta” sản xuất ra hàng triệu tấn kiêu ngạo, ghen ghét, giận dữ, tham muốn và thù hận, chúng gieo rắc kinh hoàngcăng thẳng ở mọi phương vị và gây nên những tổn hại khủng khiếp nơi ta và nơi những người khác. Rõ ràng không phải chôn vùi những vũ khí nguyên tử xuống đất hay tự bằng lòng với ước mong chúng biến mất mà người ta làm cho chúng thành vô hại. Nếu người ta muốn hóa giải những sức mạnh tàn phá chứa trong mình, phải tỏ ra khôn khéo và thiện xảo để tháo gỡtriệt hạ chúng. Người ta phải kêu gọi hiểu biếttình thương, cộng với khá kiên nhẫn và không bám luyến. Không quên một chút thư giãn và khôi hài...

Điều người ta sắp khám phá khi nhìn “tấm gương” sẽ rất ích lợi cho chúng ta để thành tựu con đường tâm linh, nhưng quan trọng nhất là cái trí huệ rất mới mẻ này không nằm trong chữ nghĩa chết khô. Phải đem nó vào kinh nghiệm của mình và nuôi dưỡng thường trực nó trong cuộc sống hàng ngày. Nếu người ta không áp dụng vào cuộc sống trí huệ và lòng bi vừa thức giấc trong mình, người ta sẽ chỉ có thêm một mặt nạ khác.

Một kỹ thuật chỉ có giá trị nếu người ta có thể áp dụng nó vào một tình huống thực tiễn. Dù bạn có một hiểu biết lý thuyết hoàn hảo về cơ khí, bạn cũng sẽ không thể sửa chiếc xe của bạn nổ máy trở lại trước khi chính bạn bước vào thực hành bằng cách thọc tay vào dầu mỡ. Những kỹ thuật làm chủ tâm thức chẳng giúp gì bạn nếu chúng vẫn còn nguyên là những lý thuyết trừu tượng ; chúng chỉ có giá trị nếu chúng hiện thân trong thực tế hàng ngày và nuôi dưỡng thực tế đó. Chẳng hạn có ăn nhập gì khi trải qua một giờ thiền định về sự ghen tuông để cố thoát khỏi nó, rồi tức thì sau thời thiền, người ta lại nổ bùng một cơn ghen tuông với vợ hay chồng chỉ vì một cái cớ nhỏ nhặt.

Người ta có thể trải qua một đời thu thập sưu tầm những giáo huấn đủ mọi loại với những thiện ý tốt đẹp nhất cho thế giới : chúng chẳng giúp gì nhiều khi người ta không áp dụng chúng vào hoàn cảnh cụ thể. Sự giáo dục và khả năng trí thức của chúng ta có thể có một ích lợi nào đó để chúng ta hiểu cái gì xảy đến với chúng ta trong đời sống hàng ngày và giúp chúng ta quản lý nó. Nhưng vô cùng quan trọng hơn là có một tâm thức mở rộng, sẵn sàng chấp nhận cái gì tự xuất hiện và đối mặt với nó. Tiến bộ tâm linh không phải là một vấn đề trình độ trí thức hay và văn hóa : ở Tây Tạng không thiếu những người rất đơn giản, họ không biết đọc không biết viết, đã đạt đến một trạng thái thức tỉnh hoàn toàn của tâm thức.

Mỗi người đều mang nơi bản thân mình tiềm năng của sự thức tỉnh tâm linh. Nếu người ta thêm vào đó sự phong phú lớn lao những kinh nghiệmchúng ta đều có, người ta có tất cả nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển tâm linh, miễn là người ta khai thác nó. Bởi vì người ta không dùng nó, thì cũng như nó không có gì cả ở nơi người ta. Một người giàu có không biết cách dùng tiền sẽ có nhiều vấn đề khó khăn hơn một người đạm bạc biết rút phần tốt nhất có thể từ mỗi đồng xu. Một ví dụ khác : hãy tưởng tượng rằng bạn muốn nổ máy chiếc xe hơi của bạn. Nó không nhạy : bình ắc quy hết điện. Bạn có hàng trăm bình ắc quy để thay đổi trong ga-ra, nhưng bạn cũng quên sạc chúng. Tất cả tiềm năng năng lượng mà bạn có là vô ích, vì không được dùng, và bạn chẳng thể chạy đi. Từ đó là sự quan trọng phải nghiêm mật và lợi dụng cái người ta đã vốn có.

Trở lại tấm gương của chúng ta, không chỉ đơn giản ngắm hình ảnh mình trong đó, mà còn phải chuyển sang hành động. Không phải chỉ nhận ra mình đang ghen tuông, giận dữ, rồi thôi. Phải thể hiện sự kiên trìsáng suốt để học nhận diện, rồi hóa giải, trung hòa những chất độc bên trong của mình và những trạng thái tâm lý phát sanh từ chúng, những trạng thái tâm lý đã tạo cho chúng ta một thế giới quá đỗi khó khăn để sống. Nếu chúng ta không thể kiểm soát thế giới bên ngoài, ít ra tất cả chúng ta đều có thể đánh bại những kẻ xúi giục ra những rối rắm khổ nạn này là giận dữ, kiêu căng, tham muốn, thù hận và ghen tỵ. Càng tiến theo chiều hướng này, người ta càng cảm thấy biến mất cái cảm tưởng xung đột thường trực với những sự vật và những con người mà người ta đã có trước kia, và những vấn đề và những khổ đau của chúng ta càng giảm đi bấy nhiêu. Khi người ta chấm dứt tự đánh lộn với chính mình, người ta không còn chiến đấu với phần còn lại của thế giới. Nếu người ta biết tự chấp nhận mình như mình đang là, người ta có thể chấp nhận phần còn lại của thế giới và những người đang chia xẻ thế giới với chúng ta. Không còn nữa sự hao tán thất thoát năng lượng trong những xung đột bên trong hay bên ngoài ; mọi điều người ta làm, ở mọi cấp độ, đều hòa nhập vào hành trình tâm linh, và đem lại lợi lạc cho những người khác đồng thời cho chính mình.

Trước khi đến đó, tốt hơn là tránh rơi vào một quá độ của sự tự soi xét mình bằng cách tự phân cực mình thái quá trên chính mình và trên những vấn đề cá nhân. Để giữ sự chừng mực, cần không mất quan điểm vị tha của động lực ban đầu : nhớ rằng người ta tiến hành công việc này trên chính mình là để tìm ra khá đủ những nguồn lực nơi mình để có thể giúp đỡ những người khác. Một thái độ như thế sẽ cho chúng ta một điểm quy chiếu khách quan và tránh cho chúng ta khỏi quá tự trầm ngâm về chính mình. Người ta sẽ mang lại một cái nhìn tỏ rõ hơn về những sự vật khi thấy chúng như chính chúng là, và người ta sẽ tri giác tốt hơn cái gì không ổn trong đời họ. Người ta sẽ học thay đổi cái có thể thay đổi và chấp nhận cái không thể tránh.

Không dễ chịu lắm khi sống trước mặt một tấm gương, nhưng trò chơi xứng đáng bỏ công để giúp chúng ta hiểu những khó khăn của chúng ta và giúp giải quyết chúng. Bình thường, người ta có khuynh hướng phê phán những người khác và muốn thay đổi họ nhiều hơn. Thế nên người ta có thể hơi hoảng sợ khi lần đầu tiên nhìn thấy những quan hệ của mình và thế giới bằng cách mới mẻ này : thay vì chờ đợi những sự việc thay đổi từ bên ngoài, người ta nắm chính mình trong tay. Ban đầu, chắc chắn người ta hơi sợ vì cái không biết, cái xa lạ, điều đó rất bình thường, nhưng việc đó cũng không phải khó khăn như nó có vẻ thế : chỉ cần chấp nhận tìm hiểu chính mình, làm bạn với chính mình, như một người nuôi thú giỏi trước tiên phải có được sự tin cậy của con cọp trước khi có thể dạy dỗ nó. Một khi người ta biết thiết lập những quan hệ thật sự với chính mình, người ta có lẽ sẽ thấy rằng người ta có không nhiều những vấn đề hơn người ta tưởng, và những vấn đề thực sự còn lại có thể tự giải quyết khá dễ dàng.

Điều đó mở ra những viễn tưởng đáng để khổ công đầu tư vào công việc làm trên chính mình này. Khi học điều phục tâm thức mình, người ta có khả năng giải quyết những vấn đề riêng tư. Có một cái gì thay thế cho sự khó nhọc này không ? Có chứ, nếu người ta thích ở lại hơn mãi mãi trong tình trạng xung đột chiến đấu thường trực với thế giới, bằng cách cứ tiếp tục đổ những cái gì không song suốt lên lưng những người khác hay những hoàn cảnh. Nếu quả thật người ta chọn biện pháp này, phải tiên liệu sự nhiễm độc với hàng triệu cá nhân khác... Thật là một chương trình vĩ đại ! Thế thì dạy dỗ thuần hóa tâm thức của chính mình sẽ trở thành một cách giải quyết duy nhất đơn giảnhấp dẫn vô song...


CHƯƠNG VII
THÂN, NGỮ, TÂM :
BA CỬA CỦA THỰC TẠI CON NGƯỜI


Thật rất tốt khi giúp đỡ cho những người khác nếu có thể ;
nhưng nếu người ta không thể, thì ít nhất chớ làm hại cho họ.
Dalai Lama thứ Mười Bốn


Khi người ta khổ đau và những sự việc không song suốt, người ta có khuynh hướng tự nhủ rằng đây là lỗi của những người khác hay của những hoàn cảnh. Chính là thoải mái hơn và ít khó chịu hơn khi tự hỏi rằng sau cùng chẳng lẽ người ta không chịu chút gì trách nhiệm về mọi sự hay sao. Để biết khổ đau từ đâu mà đến, trước tiên phải hiểu cơ cấu vận hành của tri giác của chúng ta về thế giới. Chính là qua thân, ngữ, tâm, ba cái tạo thành cá thể con người của chúng ta, mà chúng ta tiếp thông với môi trường xung quanh của chúng ta và biến chúng thành cái đại diện cho mình.

Dù người ta trẻ, đang độ trưởng thành hay tuổi đã cao, ai cũng có một thân thể bằng xương bằng thịt và mọi thứ chất liệu khác – một cơ cấu phức tạp cho vô số cảm giác. Người cũng có lời nói, khả năng nói và truyền thông nhờ âm thanh và những chữ. Cuối cùng, người ta cũng được phú bẩm cái sáng tạo ra những tư tưởng và những hình ảnh, tốt hay xấu, mà người ta gọi là tâm thức. Cái chúng ta chú ý hiện thời ở đây, thân, ngữ, tâm là những thực tại hiển nhiên mà người ta kinh nghiệm mỗi ngày.

Thân là dụng cụ cho sự hoạt động của chúng ta, biểu hiện bằng chuyển động. Ngữ phát ra những tiếng và những chữ chuyên chở điều người ta muốn diễn đạt. Về phần tâm, chính nó làm sinh động hai cái kia ; nó là nguồn của mọi thứ tốt xấu người ta mang trong mình. Thân và ngữ hơi giống với những con múa rối của tâm. Một cách có lý, điều ấy muốn nói rằng người ta có thể khiến chúng làm điều người ta muốn, thay vì những điều chúng tham muốn. Thật ra, sự việc không xảy ra hoàn toàn như vậy : người ta có thói quen đối xử với những người và những sự kiện như thể người ta đã quên những sợi dây điều khiển nối thân, ngữ với tâm trong bản thân chúng ta. Đến độ những sợi dây giãn ra, và con rối không đáp ứng hoàn hảo nữa. Người ta cảm thấy rất rõ rằng có một cái gì khập khễnh, người ta không bằng lòng sự vận hành của con rối. Người ta cảm thấy thất vọng.

Lý tưởng là thân phải vận hành hòa hợp với tâm mà không có sự cách phân giữa hai cái đó. Nhưng thực ra, nếu người ta để cho mình đi theo những xu hướng sơ khai nhất của thân, người ta sẽ rơi vào một loại duy vật xoay quanh nhục dục, rất khó dứt ra. Mối hiểm nguy có với tất cả mọi người, những người yếu cũng như những người mạnh, và nó cũng có nghĩa là sự mất tự do. Để tránh một sự nguy hiểm như vậy, người ta phải tìm cách sử dụng những sợi dây điều khiển các con rối, và học điều khiển nó thông minh hơn, theo một cách tùy thuộc hơn vào những nguyện vọng thực sự của chúng ta. Ngược lại, phải không rơi vào sự trấn áp có hệ thốngmù quáng những nhu cầu vật lý, bởi vì chúng là sự biểu lộ của một trí huệ bản năng nào đó của thân. Người ta có thể học để thấy sự khác nhau giữa những thông điệp tự nhiên và có ích này với những dở chứng thất thường của những giác quan chúng ta.

Thân thể chúng ta là một phương tiện mạnh mẽ để thông tin. Nếu người ta thấy một con chó chạy đến và người ta chìa tay ra, con vật sẽ xáp gần, chờ đợi được vuốt ve hay cho cái gì để ăn. Nếu trái lại, người ta đưa tay lên, chắc chắn con chó sẽ bỏ chạy, sợ người ta làm hại nó. Cũng thế, cử chỉ nhỏ của chúng ta ảnh hưởng những người chung quanh – và sự việc cũng đúng như vậy với lời nóisuy nghĩ. Mọi cái toát ra từ chúng ta tạo nên một loại dấu hiệu đối với những người khác. Cần phải cẩn trọng khi biết rằng mỗi một cử chỉ ảnh hưởng những người đang có mặt và có thể gây ra những phản ứng về phía họ.

Cũng như với cử chỉ của thân, phải chú ý đến lời nói. Người ta phải luôn luôn cẩn trọng về điều người ta nói cũng như cách người ta nói điều đó. Giọng nói cũng quan trọng như cách chọn chữ. Những việc dễ thương được nói với giọng thiện cảmhậu quả khuyến khích và an ủi. Người ta có thể làm nhẹ cho người đang nhiều khổ đau nếu người ta biết tìm ra những chữ làm cho người ấy an tâm, hay nhờ vào năng lực chữa trị của một lời cầu nguyện hay thần chú. Cũng như điều người ta nói, cách nói là quan trọng.

Sau mỗi hành vi và mỗi lời nói, có tâm thức. Biết nó ở đâu không có gì quan trọng – người cho nó ở trong óc, người cho nó ở chỗ khác – điều quan trọng là nhận biết rằng tâm thức là cội nguồn của tất cả những gì chúng ta có thể nói hay làm. Cần yếu phải hiểu điều đó, bởi vì người ta muốn tiến bộcải thiện phẩm chất những lời nóihành vi của mình, phải lên đến tận nguồn và lưu tâm đến tâm thức, dù cho tâm thức thì thiếu hình thể vật chất và nơi trú ngụ hữu hình – những hậu quả của nó không phải là kém được cảm nhận cụ thể.

Nếu như tương đối dễ dàng ý thức được những biểu lộ rõ ràng nhất của chủ nghĩa thủ đoạn của tâm thức ranh ma của chúng ta, thì phải nhiều tinh tế hơn để phòng giữ những sự vận dụng tinh tế nhất của nó. Khi người ta xem một phim đầy bạo lực trong truyền hình, việc ấy có thể giống như một trò giải trí vô hại, nhưng nếu tâm thức đồng hóa với cảnh tượng những hành hạ và giết chóc được trình bày cho nó, khuynh hướng hung dữ của chúng ta sẽ được củng cố thêm mà chúng ta không biết.

Chắc chắncho đến bây giờ, những hoạt động và những lời nói của chúng ta phần lớn được khơi gợi từ một tâm thức ích kỷ và quy ngã càng ngày càng mạnh mẽ và quyền uy nếu nó không gặp một sự chống đối nào về phía chúng ta : người ta không muốn chống lại hay không thể chống lại. Có lẽ người ta còn chưa thật sự tin lắm vào sự hiện hữu của nó, nhưng một ngày nào sẽ phải rõ ràng kẻ độc đoán này chạy ra khỏi hang và người ta sẽ đối diện với nó. Phải cáng đáng nó và học quản lý nó như nó trình diện với chúng ta. Người ta sẽ có thể nói với nó : “Ê mày ! Đã quá lâu mày cai trị tao, mày quy định thân và ngữ của tao. Mày đã làm cho tao khá nhiều sai lầm và hư hại. Giờ đây, chính tao là người cai trị mày !” Người ta sẽ không có tiến bộ nào bao giờ người ta chưa từ chối bản ngã của người ta hay chưa chuyển hóa nó. Trái lại, công việc này hoàn thành thì những sự vật sẽ vận hành theo chiều hướng tốt đẹp. Thiền định có thể góp phần vào tiến trình này khi cho chúng ta sự thụt lui cần thiết để thấy nó rõ ràng hơn. Khi thiền định, người ta bắt đầu hiểu tâm thức là gì và nó vận động như thế nào, ở trong chính người ta cũng như qua những phương tiện biểu lộ là thân và ngữ.

Đến bây giờ chúng ta đã xem xét thân, ngữ, tâm một cách tách biệt. Thực ra, chúng rõ ràng tương thuộc và cuộc du lịch tâm linh không xảy ra nếu cả không cùng tiến bước. Vậy thì phải làm việc đồng thời ở ba cấp độ, cố gắng tẩy xóa tất cả cái gì có thể có hậu quả tiêu cực hay độc hại, và ngược lại tăng cường tất cả cái gì có thể là tích cực hay tốt lành cho mình và cho người. Chính lòng bi sẽ bảo đảm cho sự hợp tác của thân ngữ tâm tiến đến một mục đích chung. Nó làm động cơ cho chúng và thống nhất sự năng động của chúng, khiến thân, ngữ, tâm hoạt độngtiến hóa luôn luôn trong hòa hợp, ở mọi cấp độ.

Những thực tập được trình bày trong phần hai cuốn sách này để đưa ra một căn cứ thực hành cho công việc này. Khi người ta đã tiến bộ trong sự làm cho trong sạch thân, ngữ, tâm, có lẽ người ta có thể tiến xa hơn, và biết rằng trong thực tế chúng không có bản chất riêng và hiện hữu độc lập. Người ta sẽ hiểu rằng thân giống như một cái cầu vồng, ngữ như một tiếng vang và tâm như một hình ảnh phản chiếu trong nước. Nhưng phải chắc chắn rằng không thể làm việc làng nhàng trước khi đến đó...


CHƯƠNG VIII
PHƯƠNG DIỆN ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỜI SỐNG :
“HẠNH KIỂM CHÂN CHÁNH”


Không làm điều ác,
Thực hành đức hạnh,
Điều phục tâm mình,
lời Phật dạy.
Phật Cồ Đàm


Những dòng này tinh lọc triết lý của đức Phật. Chúng tóm tắt một cách gọn gàng nhưng đầy đủ một dạy bảo có thể có một ý nghĩa cho mỗi người, bất kể mức độ phát triển tâm linh của họ đến đâu. Mới nhìn, lời khuyên có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tiễn không dễ luôn luôn kiêng cữ điều ác để chỉ thuần làm điều thiện. Về phần điều phục tâm thức, việc này đòi hỏi khá nhiều kiên nhẫn và khéo léo. Tuy nhiên, không nên nản lòng, vì người ta sẽ có được tất cả khi theo những lời khuyên này. Những lợi lạc thì không thể tính toán được. Một “chánh hạnh”, một đời sống chân chánh là nguồn hạnh phúc cho mình và cho những người khác, và khi nào người ta còn gắn bó với nó, người ta có thể chắc chắn đang ở trên con đường tốt đẹp, đúng đắn.

Tất cả chúng ta đều tìm kiếm hạnh phúc, dù cho nhân danh nó mà có quá nhiều thái quángu xuẩn đã mắc phải. Người ta đi đến chỗ giết hại, lường gạt hay trộm cắp những người khác với niềm tin rằng mình đang theo đuổi hạnh phúc cho riêng mình. Nếu người ta không có đạo đức để hướng dẫn những hành động của mình, thì có ai nói cho người ta rằng người ta thật sự chịu trách nhiệm về sự khổ đau của một người khác, chưa tính đến khổ đau mà người ta đang tự sửa soạn cho mình, trong cùng một cơ hội ?

Đâu là nguyên nhân của những hành động bất thiện của chúng ta ? Chúng phát xuất từ vô minh của chúng ta về bản tánh của những sự vật khiến chúng ta tin vào sự hiện hữu của một bản ngã hay một cái ta cá biệt. Cái tôi thì rất thân thiết với chúng ta, và rộng ra, người ta cũng quá bám luyến mọi thứ liên hệ với cái tôi đó. Người ta bám níu vào cái họ có và vào những người họ yêu, vào những cảm giác dễ chịu. Và chính từ ý niệm về cái ngã này và về tính sở hữu của cái ngã mà kiêu căng, tham lam, ghen tỵ, ham muốn phát triển. Mặt khác, người ta ghét mọi cái gì chống lại cái nhìn quy ngã của mình, chống lại cảm tưởng mình là cái rốn của vũ trụ, và thế là nảy sinh sự không khoan dung, giận dữ và thù hận.

Ý tưởng cái tôi rõ ràng là một quan niệm thích nghi và thậm chí hữu ích trong đời sống hàng ngày, nhưng phải biết rằng, trên bình diện chân lý tuyệt đối, cái tôi đó không có hiện hữu riêng, không có thực tại độc lập, nói theo kinh điểnvô tự tánh. Điều này trở nên rõ ràng khi người ta hiểu sự tùy thuộc lẫn nhau của tất cả mọi hiện tượngbản chất tương đối và bị điều kiện chi phối của chúng (duyên sanh).

Vậy thì chính sự không biết, vô minhsai lầm là những nguyên nhân cho những lỗi lầm của chúng ta và tạo ra những đau buồn cho mọi người. Ngược lại, sự chính trực về đạo đức sẽ cải thiện phẩm chất và giá trị của đời sống, cho chính chúng ta và cho những người khác. Nó tán trợ cho sự hiểu biết chính mình và sự điều phục tâm thức, như thế cho phép chữa lành những chuỗi sai lầm quá khứ.

Trong những cách đánh giá về những hành động của mình, có một cách khá thuận tiện : người ta xem mọi cái gì đức hạnhtích cực, mọi hành vi ác hại là tiêu cực. Mỗi ngày, người ta tính sổ cái tích cựctiêu cực, mục đích của thực tập là tối đa hóa cái tích cựctối thiểu hóa cái tiêu cực, để cuối cùng chỉ có cái tích cực. Mỗi ngày, người ta củng cố động lực của mình bằng cách tái xác nhận ý chí làm thiện và tránh làm ác cho người khác, và người ta tập giữ gìn ý tưởng này hiện diện trong trí suốt ngày, dù đang làm việc, vui chơi hay thư giãn, một mình hay với những người khác. Người ta tự nhớ lại điều đó mọi lúc, biến nó thành sợi dây dẫn đường của mọi điều người ta làm, nói hay nghĩ. Sống với ý tưởng “an vui của những người khác” trong đầu óc, thì ngay cả một việc tầm thường nhất cũng có giá trị, in dấu của một phẩm giá mới.

Chiều tối, trước khi ngủ, người ta tính sổ ngày hôm đó, đánh giá những hành vi, lời nóitư tưởng của mình. Với một ít sáng suốt, người ta có thể phán đoán chính mình về sự tiến bộ của mình mà không cần tham khảo một ai. Người ta sẽ học nhận ra những khuynh hướng tiêu cực của mình và thấy chúng biểu lộ như thế nào, nhờ đó người ta sẽ có thể giảm thiểu sự xuất hiện thường xuyên của chúng. Đồng thời, người ta biết nhận rakích thích những vận hành tích cực. Về phần mọi hành vi “trung tính” mà người ta phải làm hàng ngày (ăn, tắm rửa, đi, ngủ...), không cần thiết phải bận tâm chút nào với chúng.

Tính sổ hàng ngày không phải là một kiểu cách thực tập đơn giản. Người ta sẽ không nhận xét lỗi lầm của mình bằng cách tự nhủ mình là một con quái vật, hay củng cố cho ý kiến tốt về mình bằng cách tự chúc mừng đã làm điều tốt. Mục đích của công việc này là nhổ sạch hay chuyển hóa cái ít tốt ở nơi mình, bằng cách nuôi dưỡng cái tốt nhất của chính mình. Đó thật sự là làm thế nào cải thiện phẩm chất cuộc sống của mình.

Còn phải biết phân biệt giữa tốt và xấu, thiện và ác. Truyền thống Phật giáo định nghĩa hạnh kiểm đạo đức nhờ hai phạm trù : tất cả cái gì người ta làm bởi thân, ngữ, tâm bắt buộc nằm trong “mười thiện hạnh” hay “mười ác hạnh”. Từ hơn hai ngàn năm trăm năm những nguyên tắc đạo đức này đã được áp dụng, đã tỏ ra lợi ích, và người ta có thể nhận thấy rằng ngày nay chúng không mất sự chính đáng thích hợp.

Có mười hành vi làm hại được khuyên là phải tránh : ba của thân, bốn của ngữ và ba của tâm. Về những hành vi của thân, (1) không giết hại bất kỳ chúng sanh nào, (2) không trộm cắp – không lấy cái mà người ta không cho mình, (3) không tà dâm. Điều thứ ba này hiểu là không cưỡng ép người nào vào những liên hệ dục tính trái với ý muốn của họ, và không dẫn dắt ai phạm vào những lời nguyện tôn giáo của họ hay phá vỡ những cam kết đã có của họ với một người khác.

Bốn hành vi làm hại của ngữ (4) nói dối, dẫn dụ người khác lầm lẫn khi nói điều mà người ta biết là sai. (5) Nói những sự việc gây bất hòaxáo trộn giữa những người bạn hay những người thông cảm nhau, khiến họ có thể chia rẽ nhau. (6) Nói điều xấu cho những người khác, gièm pha, chê bai họ hay chưởi mắng, làm nhục họ bằng cách trưng bày những lỗi lầm của họ ra giữa thanh thiên bạch nhật. (7) Cuối cùng nói lăng nhăng như không nói điều gì cả, tiêu phí thời gian trong những thói lắm mồm vu vơvô ích.

Ba hành vi làm hại cuối cùng thuộc về tâm thức. Vậy là tâm thức là cái quan trọng nhất, vì chính nó quyết định phẩm chất mọi cái người ta làm hay nói. Hôm nay người ta để cho mình cắm rễ trong một tư tưởng tiêu cực, và chắc chắn người ta sẽ gặt hái không lâu những trái quả đau buồn, khi tư tưởng nhiễm độc này đã chín và bắt đầu ảnh hưởng đến những hành vilời nói của chúng ta. Thế nên có ba khuynh hướng tiêu cực phải tuyệt đối tránh không để chúng phát triển trong tâm thức. Cái thứ nhất là tham muốn, khi người ta thèm khát cái của người bên cạnh, dù đó là vợ anh ta, xe cộ hay địa vị xã hội của anh ta (8). Tiếp theoác cảm, ý muốn làm hại hay làm điều xấu cho những người khác, bằng bất cứ phương tiện nào (9). Cuối cùng, người ta phải không bao giờ nghi ngờ những định luật nhân quả – sự không thể tránh, không thể sai chạy của mối liên hệ giữa một nguyên nhân và kết quả của nó (10). Mọi nguyên nhân đều có hậu quả của chính nó, và người ta luôn luôn gặt cái người ta đã gieo, tốt cũng như xấu.

Người ta có thể tự hỏi tại sao tránh những hành động có hại này là quan trọng đến thế. Câu trả lời thì đơn giản : khi phạm vào chúng, người ta chỉ tạo ra những khổ đau tương lai cho mình, và như vậy mất đi hạnh phúcbình an mà người ta đang tìm kiếm. Thật vậy, đó là một sự tính toán rất sai lầm, tệ hại : nếu người ta hành động bất kể thế nào, người ta sẵn sàng bước qua xác chết của những người khác với lý do say mê một hạnh phúc không bị ngăn ngại, rồi người ta phải trả giá cho những gì đổ vỡ – chịu những hậu quả của những sai lầm của mình. Đó sẽ không phải là hạnh phúc, mà chính là những lo buồn khổ đau trầm trọng người ta tự mang đến cho mình : ai gieo thù hận sẽ gặt cơn bão. Kiêng cữ mười hành động làm hại tức là tránh được nhiều vấn đề, bởi vì người ta thôi tự tạo ra chúng ; và tự động, những sự việc diễn tiến tốt hơn cho chúng ta và cho những người khác. Nhưng những thói quen thì cần thay đổi, người ta phải học cẩn trọng với điều mình làm, với điều mình nói và suy nghĩ.

Song song với sự tránh làm các ác hạnh, người ta cố gắng trau dồi mười hành vi công chính, chúng là cái đối nghịch, cái đối trị của mười hành vi làm hại. Thay vì giết, người ta tập tôn trọngbảo tồn sự sống dưới mọi hình thức của nó. Hơn là lấy cái người ta không cho, chúng ta chia xẻ cái chúng ta có, dù đó là cái nhỏ nhặt. Thay vì tự cho phép bất cứ điều gì, người ta sẽ trau dồi sự chính trực trong những liên hệ cá nhântình dục.

Về lời nói, người ta sẽ cố gắng nói sự thậttrung thực, giảng hòa và đưa lại gần nhau những người cãi cọ nhau hay không thông cảm với nhau, nói tốt về những người khác – nếu người ta phải nói về họ – và nói một cách tổng quát, sử dụng lời nói một cách có ý thức.

Trên bình diện tâm thức, thay vì luôn luôn ước ao, đố kỵ với những người khác, người ta sẽ tùy hỷ với may mắn của họ ; người ta sẽ cố gắng muốn điều tốt đẹp cho họ ; và người ta tìm cách hiểu rõ hơn những định luật nhân quảchấp nhận chúng.

Sự xếp loại mười hành vi làm hại và muời hành vi chân chánh này tiêu biểu cho một căn cứ đạo đức cần thiết cho những ai muốn sống một cuộc đời ngay chính, dù họ có là người Phật giáo hay không. Nếu người ta biết chế ngự thái độ cư xử của mình, người ta sẽ ít phạm vào những luật tắc của trò chơi đời sống trong cộng đồng và ít làm thương tổn hay làm hại những người khác. Như vậy người ta sẽ có những quan hệ tương giao tốt đẹp với họ và cái vũ trụ cá nhân của chúng ta sẽ rõ ràng sống động đáng sống hơn. Hơn nữa, người ta có sự thanh thản khi biết rằng người ta không đang liên tục tạo ra sự bất hạnh cho riêng mình và bất hạnh cho những người khác như trước kia nữa.

Dù người ta đã tiến bộ nhiều, tuyệt đối giữ gìn không phê phán những người khác và lần lựa nơi những khuyết điểm mà người ta tìm thấy nơi họ. Nếu người ta lưu tâm quá nhiều cái mà họ làm, cái mà họ có thể nói hay nghĩ, hay người ta luôn luôn tự so sánh với họ, người ta sẽ làm mạnh hơn sự kiêu căng của mình hay ngược lại sẽ chán nản mình. Sẽ tốt hơn rất nhiều khi chú ý điều phục tâm thức mình, nhắm vào những mục tiêu cao hơn mà những giáo huấn đề nghị cho chúng ta. Không phải tìm những câu trả lời ở ngoài mình : chỉ nhìn vào trong mình để tìm thấy ở những chỉ dẫn của sự tiến bộ đã làm được, hay của công việc còn phải làm.

Một tiêu chuẩn tuyệt hảo để đo lường sự tiến hóa của chúng ta nằm ở sự khảo sát thái độ người ta có với những khuyết điểm của người khác. Tâm thức càng được thuần hóa, người ta càng ít thấy những khuyết điểm ở những người khác. Ngược lại, tâm thức càng ít được thuần hóa thì người ta càng có nhiều khuynh hướng nghĩ rằng không có cái gì là lỗi của mình cả. Khi người ta có một thái độ và một động cơ tích cực, người ta có khuynh hướng xem sự vật về phía tốt nhiều hơn ; trong khi, nếu sự ích kỷvô minh trộn lẫn vào, người ta có một tri giác rất ít bằng lòng với thế giới, vì tri giác đó phản chiếu những khuyết điểm riêng của chúng ta. Cũng như cái đẹp, sự trong sạch thanh tịnh nằm trong con mắt người nhìn sự vật.

Rõ ràng đơn giản hơn khi thích ứng với thế giới thay vì tìm cách uốn bẻ nó theo chiếu hướng thích hợp với chúng ta. Hãy tưởng tượng chẳng hạn khắp mặt trái đất phủ đầy cây tầm ma và gai, không biết đặt chân ở đâu nữa, nếu cố gắng cắt tất cả thì đó là một việc không chấm dứt và hầu như không thể. Ngược lại, chỉ cần mang một đôi giày to tướng, để giày vào chân là có thể đi bất cứ nơi đâu. Sự việc cũng như vậy với tâm thức : một khi người ta đã thuần hóa nó, rõ ràng người ta ít khó chịu để đảm đương mọi cái đến với mình, từ trong cũng như chung quanh chúng ta, và đối mặt với nó một cách tích cực.

Điều ấy sẽ thay đổi một cách căn bản cách thế nhìn những sự vật của chúng ta, nhưng không nên chờ đợi mọi sự xảy ra tự động, ngày một ngày hai. Phải có vài chuyện hỏng, lúc ban đầu, tuy nhiên đó không phải là một lý do để nản lòng, để tức giận hay tự trừng phạt mình. Trái lại, phải biết kiên nhẫn và giữ một thái độ có lòng bi với chính mình, thử rút ra những bài học từ những sai lầm của mình. Chúng ta đang dấn thân vào một tiến trình giáo dục lại toàn diện để học đối mặt với bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn thế nào, và để trở nên có thể có những tương quan đích thực hơn và quân bình hơn với những người khác.

Thái độ của người ta khi những sự việc trục trặc là rất quan trọng. Thật ra không khó khăn lắm bình thản với chính mình trước thành cônghạnh phúc, nhưng đặc biệt rắc rối trong trường hợp thất bại hay bất hạnh. Với một số người, phải trấn tỉnh lại và ổn định mình để có thể rút ra những bài học từ những sai lầm và tránh chúng tái diễn. Với những người khác, phải dùng cách dịu dàngsuy nghĩ yên tĩnh cái gì trục trặc. Điều đó chứng tỏ quan trọng đến mức độ nào cần học cách tự hiểu biết mình để tìm ra phương cách tốt nhất để tiến bộ theo chiều hướng tích cực trên cả ba mặt trận : thân, ngữ, tâm.

Hạnh kiểm chúng ta càng cải thiện và những khuynh hướng xấu càng chuyển hóa, thì song song với chuyện đó chúng ta sẽ nhận ra một sự gia tăng những thúc đẩy xấu hay những toan tính tự để cho xao lãng. Đó không phải là dấu hiệu xấu, mà trái lại : mặt trời càng sáng chiếu càng để lộ rõ những bóng hơn khi nó yếu ớt hay bị che. Nói cách khác, mặt tích cực càng mạnh mẽ bao nhiêu, người ta càng thấy rõ mặt tiêu cực bấy nhiêu. Vậy thì không có gì ngạc nhiên hay hốt hoảng nếu điều đó xảy đến. Chỉ cần tiếp tục làm tốt hết sức mình.

Với phần đông người mới học như chúng ta, học phân biệt tốt với xấu, tích cực với tiêu cựcnhận biết cần phải huấn luyện tâm thức cho có kỷ luật là điều ích lợi. Đấy là những quan niệm nhị nguyên, hẳn thế, nhưng chúng cần thiết lúc khởi hành, bởi vì chúng cung cấp cho chúng ta những dụng cụ làm việc và chỉ cho hướng phải theo. Sau này, khi người ta đã tiến bộ trong con đường tâm linh, người ta không cần phải quy chiếu trực tiếp vào những quan niệm này nữa, sự tiến hóa của chúng ta sẽ tự nhiên hướng theo chiều hướng đúng. Nhờ những phản ứng mới của tâm thức, hoạt động của chúng ta ở mọi cấp độ – thân, ngữ, tâm – sẽ tự động có lợi lạc cho những người khác. Đấy cũng hơi giống với học lái xe : ban đầu, phải rất chú ý đến mỗi cử chỉ, mỗi thao tác. Nhưng khi đã có thói quen lái xe, người ta không cần học lại tất cả lý thuyết mỗi khi muốn đi đâu và thậm chí người ta còn nói chuyện và ngắm cảnh khi đang lái. Nhờ những sự tự động đã tự hình thành khi học điều phục tâm thức, hạnh kiểm đạo đức trở thành một bản chất thứ hai.

Một điểm chót rất quan trọng : người ta phải học tin cậy vào những phương pháp tâm linh mà người ta dùng và không nhường bước cho sự muốn bỏ cuộc khi người ta thấy có chút khó khăn. Những giáo huấn từ đó những phương pháp này được rút ra là hoàn toàn xác thực đáng tin cậy trên bình diện lý thuyết – từ chân lý của những nguyên tắc trên đó những phương pháp ấy được đặt nền – cũng như bình diện thực hành : đức Phật, và sau ngài biết bao thế hệ nam nữ đã thí nghiệm những kỹ thuật và đã nếm những quả trái. Đến lượt chúng ta hội nhập chúng vào đời sống hàng ngày của chúng ta, làm cho chúng thành thật sự của chúng ta. Nếu được như thế, toàn bộ cuộc sống của chúng ta sẽ được biến hình, chuyển hóa : hoạt động của chúng ta sẽ làm lợi lạc một cách tự động cho những người khác, không làm hại bất kỳ ai. Người ta cũng tự mình trở thành một mắt xích trong chuỗi dài đảm bảo sự chuyển giao truyền thống tâm linh này từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu hỏi : Người ta có thể tự hỏi tại sao người ta phải tự ép mình tuân theo những phép tắc thiện hạnh, trong khi vài người làm trái ngược lại thì không có vẻ gì bị chuyện xấu cả. Người ta thường thấy những cá nhân ít đáng tin cậy lại trở nên rất giàu và rất quyền lực, trong khi những người rất tốt lại nghèo suốt đời.

Trả lời : Có thể có những người lừa đảo, lường gạt giàu có lớn lao, nhưng điều đó không có nghĩa là họ được hạnh phúc. Sự giàu có thật sự là sống thỏa mãn với cái mình có, hân thưởng mọi cái đến với mình. Sự giàu có đó theo bạn đi khắp nơi, dầu bạn ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Dầu người ta sống ngoài đường và ngủ dưới gầm cầu, trong một thùng bằng cạc-tông, người ta vẫn có thể có cái cảm thức đó, cái cảm giác bạn đã đầy đủ. Không phải mất gì cả, người ta không lo về chuyện này nữa : người ta không phải run vì viễn cảnh có ai lấy cái thùng cạc-tông của bạn, có khối gì các thứ ấy... Không phải người ta có nhiều sự vật mà người ta giàu có, theo nghĩa đích thực của danh từ. Nhưng nếu người ta biết hành động theo cách chính đáng và biết cảm kích, hân thưởng cái mình có, bây giờ người ta thực sự giàu có.

Câu hỏi : Hình như có những cách giải thích khác nhau về sự thực hành hạnh kiểm đạo đức. Người ta nói tổng quát rằng cần trau dồi những hành vi tích cựclìa bỏ những hành vi tiêu cực, hầu như phải nhổ sạch chúng. Nhưng đôi khi, về vài điểm riêng biệt, người ta khuyên chúng ta chớ có đánh nhau với chính mình hay với cái tiêu cực trong chúng ta, mà nhìn vào trạng thái tâm thức như chính nó là, trong tính chất đặc biệt riêng của nó. Ngài có thể nói nhiều hơn về hai đường lối này ?

Trả lời : Đường lối thích hợp là do mức độ phát triển mỗi người, tùy theo người ta còn là một người mới học, hơi tiến bộ hay rất tiến bộ. Với người mới học, rất quan trọng là học không trau dồi khía cạnh tiêu cực của tư tưởng, lời nóihành vi của mình, và vào mức độ này, hoàn toàn vô ích khi nhìn vào chúng hay chấp nhận chúng. Tâm thức chưa đủ chín cho việc đó. Trái lại, đó là lúc phải loại bỏ cái tiêu cực và trau dồi cái tích cực. Đường lối đầu tiên này là thiết yếu cho những “chiến dịch” tiếp theo, bởi nó là nền tảng cần thiết cho sự phát triển của chúng ta.

Giai đoạn thứ hai là khi đã học đối mặt với những khía cạnh tiêu cực của chính mình, người ta không thải bỏ chúng một cách đơn giảntinh thuần, mà người ta có thể nhận biết chúng và thưởng thức tính chất đặc biệt của chúng.

Giai đoạn thứ ba là khi tâm thức đã đạt đến sự chín muồi, trưởng thành của nó, bây giờ không có gì loại bỏ khỏi sự thực hành tâm linh : tất cả những gì đến với chúng ta đều hòa nhập vào đó một cách tự động và nuôi dưỡng sự tiến hóa của chúng ta. Có thể vài người đã trưởng thành đủ về tâm linh để được miễn những giai đoạn sơ bộ. Trong trường hợp nào, dù mức độ phát triển cá nhân có thế nào, sự quan trọng là không bao giờ làm hại những người khác và luôn luôn cố gắng hành động, nói và nghĩ theo một cách có lợi lạc cho họ.


CHƯƠNG IX
ĐÁNH THỨC TRÁI TIM MÌNH :
LÒNG BI


Để giúp đỡ mọi chúng sanh đang bị giam giữ trong những khổ đau mà họ tin là không thể sửa tránh được, chúng ta hãy mặc áo giáp mềm mại của một lòng bi không chỉ giới hạn vào nhân loại, mà bao trùm toàn bộ hiện hữu, hữu hình hay vô hình.
Gyalwa Karmapa thứ 16


Có một kho tàng mà mọi chúng sanh đều có đặc quyền chia xẻ, tham dự : đó là mang nơi mình tiềm năng của sự toàn thiện, của trạng thái thức tỉnh của tâm thức. Đó là cái mà trong Phật giáo Đại thừa gọi là Phật tánh : tâm thức được phú bẩm tự nhiên mọi phẩm chất hiểu biết, trí huệ, tình thương và lòng bi, và người nào khám phá ra cái ấy (Phật tánh) nơi mình và đến chỗ biểu lộ trọn vẹn cái tiềm năng ấy là “một người đã thức tỉnh” – một trong những nghĩa của chữ Phật –, thức tỉnh khỏi giấc ngủ của vô minh. Mọi phẩm chất này đang hiện diện trong mỗi chúng ta, ở trạng thái tiềm năng trong tâm thức chúng ta, và chính vô minh – sự không hiểu biết, hiểu sai bản tánh chân thật của những sự vật – cùng tất cả sự tích tập những bất tịnh do vô minh gây ra, đã ngăn chặn những phẩm chất ấy biểu lộ trong sự tròn đầy vinh quangsống động của chúng.

Tuy nhiên, nếu người ta dần dần trừ bỏ những biến thể méo mó này của tri giác và của những tình cảm, người ta sẽ nhận ra rằng mọi chúng sanh và mọi sự vật của thế giới này, gồm cả và bắt đầu bởi cái tôi, không phải là những thực thể độc lập, mà là những hiện tượng chỉ hiện hữu liên lập, tương thuộc. Trong những điều kiện như thế, rõ ràng rằng làm điều xấu hay điều tốt cho một người nào, trở lại là tự làm cho chính mình. Một khi người ta đã hiểu rằng mọi người đang sở hữu cùng tiềm năng của sự toàn thiện – chính mình, những bạn bè và những kẻ thù ghét mình – và chịu đựng cùng những chướng ngại cho sự thể hiện trọn vẹn bản tánh thật sự của mỗi người, người ta từ từ đến chỗ cảm thấy cùng lòng đại bi cho tất cả.

Sự kiện biết rằng tất cả chúng ta đang có trong chúng ta tinh túy của sự toàn thiện mang một hy vọng vĩ đại : lòng bi không phải là cái gì xa lạ hay bên ngoài chúng ta, một mảnh miếng được mang đến mà người ta phải khó khăn cực khổ để có được và thâu hóa vào mình. Đó không phải là một đức hạnh riêng cho những vị thánh có thân thể bằng thanh khí hay những hiện thể ngoài trái đất, mà là một sức mạnh vốn đã hiện hữu nơi chúng ta, dự phần vào chúng ta. Người ta chỉ tưới nước và nuôi dưỡng hạt giống này với sự kiên trì, và rồi nó nảy mầm, lớn lên và trĩu quả. Không thể có chút nghi ngờ nào : nếu bạn nỗ lực hiểu biết tâm thứcđiều phục nó, lòng bi sẽ phát lộ và bừng nở dần dần nơi bạn – bởi vì nó đã ở đó, một cách tiềm ẩn. Thậm chí nó tạo thành tinh túy của con người bạn. Những kinh văn cổ minh họa điều đó bằng một hình ảnh rất ấn tượng : nếu bạn lấy sữa và đánh nó, bạn sẽ có bơ. Trong khi bạn có khuấy nước trong hàng thế kỷ, bạn cũng không thể rút ra một gam nào...

Mỗi người mang trong nó tia lửa nhỏ của lòng bi. Ngay cả những người ích kỷ nhất cũng có thể chăm lo cho cha mẹ, con cái, người bạn trăm năm và những bạn bè của họ. Điều ấy người ta cũng thấy trong thế giới loài vật, nơi ngay cả những kẻ giết chóc như rắn hay cá sấu cũng rất chăm lo cho con cái của chúng. Tuy nhiên, loại lòng bi này chỉ dành riêng cho kẻ thân thuộc hay chủng loại mà sự loại trừ nhiều hơn là sự bao trùm. Vậy thì nó rất chật hẹp, nhất là nếu người ta so sánh nó với lòng bi không giới hạn mà tất cả chúng ta đều có khả năng, nếu chúng ta chịu khó để cho nó bừng nở, khai triển nơi chúng ta.

Quyền lực và những kết quả của lòng bi tùy theo mức độ khai triển của nó. Nó càng mạnh mẽ và sâu xa, tác độngphạm vi ảnh hưởng của nó sẽ càng quan trọng. Nếu người ta có khả năng cho lòng bi vũ trụ, người ta có thể cho mỗi người đúng cái mà họ cần, nhưng dù với một ít lòng bi, người ta có thể tự mình sống tốt hơn và làm cho những người khác hạnh phúc.

Có người có thể tự hỏi lòng bi đóng góp cái gì để cải thiện phẩm chất cuộc đời của mỗi người về mặt cá nhân và của xã hội về mặt toàn thể. Càng khai phát lòng bi, người ta dần dần thoát khỏi thế lực của tham lam và thù hận ; người ta có thể làm cho gia đình mình, những người gần gũi với mình hạnh phúc hơn, và hạnh phúc ấy của những người này phun vọt trên những người khác. Nếu càng ngày những cá nhân nhổ nơi họ gốc rễ của mọi cuộc xung đột – lòng ích kỷ – và thay thế vào đó tình thương (từ) và bi, tiến bộ này phản chiếu trước tiên lên giai tầng gia đình, rồi môi trường gần gũi, rồi toàn thể xã hội, và cuối cùng toàn thể thế giới. Hòa bình xã hội và hòa bình trong thế giới bắt đầu trong lòng của mỗi cá nhân.

Mặc dù người ta có thể tưởng tượng lòng bi như thế là cái gì, chắc chắn là người ta còn chưa tới đó. Vào lúc này, đã khá khó khăn khi tự nắm mình trong tay mà không là một gánh nặng cho những người khác, và cố gắng không làm tổn hại họ. Nhưng trước khi người ta đến đó, điều này không phải là nhỏ đâu, nó đã là một bước tiến lớn về phía trước bởi vì đó là nền tảng của mọi tiến bộ tương lai. Thật vậy, làm sao cảm thấy lòng bi cho những người khác nếu người ta không trước tiên cảm thấy nó một chút cho mình ?

Làm phát triển nơi mình tình thương và lòng bi chắc hẳn là một tiến trình tiệm tiến : một công trình làm đi làm lại cả trăm lần... Nhờ kiên nhẫnkiên trì, tâm thức phải đi đến chỗ xếp những nếp thói quen tốt đẹp mới, đến mức có thể giữ gìn một thái độ từ bi ngay cả khi mọi sự trục trặc. Người ta sẽ phân biệt ba giai đoạn trong việc học nghề tập sự này : thứ nhất, ý thức sự kiện rằng khổ đau là phần của tất cả chúng ta ; thứ hai, trau dồi ham muốn nồng nhiệt chấm dứt những khổ đau này ; và thứ ba, không chỉ có một lời nguyện chân thành, mà chuyển qua hành động bằng cách tự mình giúp đỡ những người khác giải thoát khỏi những khổ đau của họ.

Giai đoạn thứ nhất cốt ở biết rằng tất cả chúng ta đều lệ thuộc vào khổ đau. Trước hết là khổ đau gắn liền với thân phận con người, dù những cá nhân có khác nhau thế nào đi nữa. Mỗi người đều phải đương đầu với những khó khăn và nhọc nhằn không thể tránh dính liền với hiện hữu của mình : sanh, bệnh, già và chết. Đó là những sự kiện không thể đảo ngược của cuộc đời và người ta chẳng thể làm gì cả, dù cường độ của mong muốn khỏi khổ của chúng ta có đến mức nào. Không có chỗ nào để trốn tránh sự thoát mất của thời gianvô thường – và phần khổ đau của nó. Người ta là một kẻ bị kết tội chết được thường xuyên hỗn lại ngay từ phút giây mới sanh ra.

Ngoài những khổ nhọc chung cho mọi cuộc đời này, còn có những vấn đề đặc biệt cho mỗi cá nhân. Dầu hoàn cảnh của mỗi người có thế nào, không ai có thể trốn tránh. Những khó khăn của người nghèo thì rõ ràng : chỗ ở thậm chí cả cái ăn và sống trong lo âu không thể cung cấp một đời sống đàng hoàng cho gia đình. Nhưng người giàu sang cũng không được miễn trừ. Họ có những lo lắng riêng, như sợ mất tiền, sợ tiền bạc làm cho hư hỏng, không có bạn bè chân thật yêu quý mình thật sự chứ không phải vì tài sản. Dù thông minh hay thiển cận, luôn luôn vẫn là một sự việc : những người tài giỏi luôn luôn có nhiều vấn đề, mặc dù – hay có lẽ là bởi vì – những tài năng và phẩm chất đặc biệt của họ, trong khi những người khả năng giới hạn hơn cảm thấy dễ dàng bị những biến cố nhỏ nhất vượt qua.

Có một điều quan trọng cần hiểu đối với người muốn khai triển nơi mình lòng bi : không khó để cảm thấy xúc động khi thấy những người bất hạnh biểu hiện ra rõ ràng, nhưng không phải những người không có vẻ bất hạnh hay nghèo khó lại không khổ đau, theo cách của họ. Hơn nữa, người có vẻ bằng lòng làm nhiễm độc cuộc đời của những người khác có lẽ không nghèo hay bệnh, nhưng nó là vô minh : đó là bệnh tật tệ hại nhất, vì chính vô minh là nguồn gốc của mọi bệnh tật và khổ đau. Tự nhiên thì thường thường người ta nổi giận với loại người đó ; nhưng chính nơi đó mà người ta cần trau dồi lòng bi, khi hiểu rằng họ làm hại cho chúng ta bởi vì ác tâm thì ít mà vô minh thì nhiều. Cũng giống như con rắn cắn đứa bé chơi trong bụi cỏ : con rắn không chủ định làm hại đứa bé, nhưng nó không hiểu rằng nó chẳng có gì phải sợ cả. Nó đã hoạt động một cách mù quáng, dưới ảnh hưởng của sợ hãivô minh.

Đó là một suy xét rất có ích cho chúng ta khi chúng ta có những phiền não với một người nào đó, để tránh nổi giận, mà trái lại, dùng tình huống để làm lớn thêm lòng bi. Thông thường, người ta có nhiều khuynh hướng tuân theo xu hướng tự nhiên bình thườngích kỷphản ứng trong chiều hướng những lợi ích riêng mình. Vậy thì, đối với người tìm cách khai triển từ bi nơi mình, thiết yếu hãy thử đặt mình vào địa vị của những người khác và thấy những sự việc từ quan điểm của họ : không làm cho những người khác điều mà mình muốn họ không làm cho mình, và cho họ hạnh phúc mà họ đang muốn cho chính họ. Khi cảm thấy ít khác biệt với người khác, chúng ta sẽ trở nên ít thản nhiên lạnh lùng hơn, và một sự hòa điệu nào đó trở nên có thể.

Một khi người ta hiểu rằng tất cả đều bị gộp chung trong cùng một lời giáo huấn – phù du và khổ đau – người ta có thể qua giai đoạn hai của cuộc hành trình : trau dồi ham muốn nồng nhiệt giúp đỡ mọi người thoát khỏi ách nạn của khổ đau. Người ta không chừa ai cả : lòng bi chúng ta nhắm đến ở đây là không thiên vị và vô điều kiện, nó đến với mọi chúng sanh, vì sự kiện đơn giản rằng họ hiện hữu và phơi mình dưới khổ đau.

Có lẽ người ta khó tưởng tượng ra lòng bi không giới hạn này, vì người ta đã có thói quen lựa chọn giữa vài người được chọn mà người ta xem là xứng đáng với “tình yêu” của họ với tất cả những người khác, mà người ta ném vào sự thản nhiên cho đến thù ghét. Chiều sâu và phẩm chất của một tình cảm như vậy có lẽ tìm thấy hình ảnh của nó trong tình thương nối kết một bà mẹ với đứa con, mà ở đây nó được thêm vào một chiều kích không thiên vị và phổ quát : một tình thươngđiều kiện ôm lấy mọi chúng sanh một cách bình đẳng.

Một khi người ta thoáng thấy một ít bản chất của lòng bi, người ta có thể khai triển nó trong mình. Người ta nghĩ đến một người rất thân thiết – nói chung, bà mẹ mình, nhưng người ta cũng có thể chọn một người khác nếu thấy khó khăn – và người ta tập ý thức trước tiên tất cả chiều sâu của những tình cảm mà người ta cảm thấy đối với người thân ấy. Rồi người ta tưởng tượng rằng mẹ mình – hay người thân – đang bị khổ sở. Thế là hoàn toàn không thể chịu đựng nổi, người ta chỉ có một mong muốn : tìm ra phương tiện để chấm dứt những khổ sở ấy càng nhanh càng tốt. Lòng bi chính là như vậy : ham muốn mãnh liệt chấm dứt khổ đau của những người khác. Ban đầu, sẽ dễ cảm thấy với người mẹ hay một người người ta thương yêu nhiều, nhưng một khi tình cảm này đã thiết lập được nơi mình đối với một người, người ta sẽ dần dần tập trải tình cảm đó cho những người khác. Dần dần, người ta thành thật cầu mong điều ấy cho người bạn thân nhất, rồi cho những người khác ít gần gũi hơn, rối đến những láng giềng, và cứ thế cho đến ngày người ta cảm thấy cùng một mong muốn cho tất cả, thậm chí với người trước kia người ta xem như kẻ thù. Tình thương chân thật và lòng bi là cái đối nghịch với thói quen thiên chấp của chúng ta. Người ta cũng có thể lợi dụng những suy nghĩ này để hiểu biết tính chất chuyên chế và thay đổi của những quan niệm bạn và thù : bạn hôm nay có thể thành thù ngày mai và ngược lại. Người ta có lợi gì đâu khi cho những phân biệt này là nghiêm túc thế kia và biến chúng thành những thực tại quá cứng chắc trong tâm trí mình ?

Một chi tiết khác quan trọng : lòng bi phổ quát, vũ trụ không giới hạn vào nhân loại, nó bao trùm toàn thể sự sống. Như chúng ta, những con vật lệ thuộc vào khổ đau nội tại trong mọi hình thức hiện hữu, nhưng hoàn cảnh của chúng thì tệ hơn của chúng ta, vì vị trí thống trị của chúng ta trong thiên nhiên. Hãy tưởng tượng bạn đang ở dưới lớp da của một con thú vật : bạn sẽ khó khăn tự nuôi sống mỗi ngày, rồi những đứa con nhỏ của bạn, bạn sợ loài thú khác và loài người săn bắn đôi khi chỉ để vui chơi. Hãy tưởng tượng một chốc bạn là một con cá, một con sâu lềnh bềnh trên mặt nước, bạn há miệng đớp mồi, và một sự đau đớn khủng khiếp hủy diệt bạn khi một luỡi câu xé rách cổ họng bạn. Trên kia, người câu kéo dây ; dưới nước móc câu đâm sâu vào đầu, thân thể bạn quằn quại đau đớn kịch liệt. Rồi thình lình, còn tệ hơn cái đau đang còn đóng đinh bạn, bạn đã ở ngoài nước, không thở được, không khí tấn công bạn. Sự nổ bùng của đau đớn mới khi người ta rút lưỡi câu ra khỏi miệng bạn, va chạm với đất ; bạn cháy bỏng bên trong, mang phập phồng, mong có chút nước, mắt mờ đi và suộc sống từ từ thoát khỏi bạn... Người ta có thể nhân sự thực tập lên vô tận, khi thì làm con thỏ, con chồn, con chim... Chắc chắn người ta sẽ ý thức được thế nào là một cuộc đời và những khổ đau của một con thú, và một sự kính trọng nào đó đối với sự sống, dưới mọi hình thức. Dù cho chúng ta không có quyền để lật đổ thái độ và tổ chức của cả một xã hội, mỗi người trong chúng ta ít ra có thể cố gắng, ở mức độ của mình, tốt với loài vật và tránh làm nặng thêm những khổ đau của các tạo vật khác cùng chia xẻ, thừa hưởng trái đất với chúng ta.

Đáng ca ngợi khi biết rằng mọi chúng sanh đang đau khổ và muốn làm cách nào cho sự việc ấy chấm dứt. Nhưng như thế chưa đủ : còn phải đi vào hành động. Và chính đó là giai đoạn thứ ba của sự khai triển lòng bi : người ta thử làm việc gì trong khả năng mình để chấm dứt sự khổ đau của những người khác.

Làm thế nào bắt tay vào giúp đỡ những người khác ? Bằng cách nhờ vào kinh nghiệm của riêng mình, vì làm sao thực sự giúp đỡ một người có những vấn đề khó khăn nếu người ta không biết đảm nhận những khó khăn riêng của mình và đối mặt với những khổ đau của riêng mình ? Khi người ta đã tự giúp mình được, người ta có thể giúp được những người khác. Điều này đưa ta trở lại một lần nữa sự cần thiết phải trước tiên làm việc trên chính mình. Như người ta đã thấy ở trước, thế giới chúng ta tri giáchình ảnh của chúng ta : người ta càng có khuyết điểm nơi mình, người ta càng tìm thấy những khuyết điểm nơi những người khác. Không phải cố làm chúng thay đổi hay ghét chúng ; sự việc sẽ trôi chảy nếu người ta thử trau dồi một thái độ lòng bi đối với chúng, khi hoàn toàn tiếp tục làm việc trên chính mình.

Tình thương và lòng bi chắc chắn là những phẩm tính kỳ diệuquyền lực biến chuyển cuộc đời của chúng ta. Nhưng có lẽ có một số người trong chúng ta nghi ngờ về chính họ và về khả năng tiến hành một đường lối như vậy : người ta cần một cú thúc đẩy nhỏ để tiến về phía trước. Vậy thì, trong gương mẫu những người khác người ta có thể tìm thấy một sự khuyến khích như vậy : có biết bao người đàn ông và đàn bà trong quá khứ đã đi trước chúng ta trên con đường tâm linh này cũng như một số người đương thời. Không phải do sức mạnh của lưỡi gươm, của tiền bạc hay những bằng cấp mà những bậc Thánh vĩ đại hay những vị thầy tâm linh đã được nhân loại ghi nhớ : chính là điều họ đã làm cho những người xung quanh. Chính là tình thương, lòng bi, sự khiêm hạ và sự hiến mình toàn diện cho sự tốt đẹp cho những người khác đã khiến một Francois d’Assie hay một Milarepa, chỉ kể hai người thôi, đã có thể giúp đỡ biết bao người, không chỉ trong thời đại họ, mà còn sau khi họ chết. Và cũng những phẩm chất đó người ta tìm thấy ở một số người đương thời đã hoàn toàn hiến dâng đời mình cho sự phụng sự những người khác, như mẹ Teresa hay tu viện trưởng Pierre. Ở một cấp bậc khiêm tốn hơn, người ta cũng thấy chung quanh chúng ta có nhiều người quan tâm đến việc khác hơn là sự an sinh của chính họ và của những người thân, chẳng hạn góp tiền vào những tổ chức từ thiện hay làm việc trong đó, đỡ đầu cho trẻ em thế giới thứ ba, đem lại một sự an ủi và một hiện diện ấm áp cho những người bệnh và người sắp chết, hay giúp đỡ những người không nơi nương tựa của xã hội chúng ta. Mọi hành động này theo chiều hướng tốt, khi nào người ta đơn giản bị điều động bởi mong muốn giúp đỡ và làm nhẹ cho những người khác, mà không phải vì nhu cầu thỏa mãn tà tâm hay vì những ham muốn vinh danh cá nhân. Hơn là cứ bị đè nặng bởi sự bất lực và những giới hạn cá nhân, chúng ta hãy rút nguồn cảm hứng trong sự khẩn thiết cần giúp đỡ của những người đang khổ đau và trong gương mẫu tích cực của những người đã giúp đỡ họ. Hoàn toàn ý thức về những chướng ngại, cạm bẫy của lòng ích kỷ hiện thời của chúng ta, phải học tin cậy vào tiềm năng lòng bi này tạo thành bản tánh thật sự của chúng ta, vào quyền lực của tình thươngđiều kiện đang ngủ trong lòng chúng ta và nó chỉ cần được đánh thức để cho tất cả đều biến hình, chuyển hóa trong chúng ta và chung quanh chúng ta. Chính là khi trui rèn mà người ta trở thành thợ rèn...

Chính trong thực tế hàng ngày mà người ta học trau dồi lòng bi. Sanh, lão, bệnh, tử diễn ra hàng ngày, sự khổ đau, cô đơn, đơn độc xảy ra hàng ngày. Rất tốt khi có một tâm hồn rộng rãi và những tư tưởng rộng lượng và rõ biết những kỹ thuật thư giãn, nhưng tất cả những lý thuyết đẹp đẽ này chẳng giúp ích gì nhiều nếu người ta đóng kín và co lại trong đời sống thường nhật. Khi người ta có một con ngựa giống, người ta không để mặc nó trong chuồng ngựa, người ta cỡi nó hàng ngày, nếu không nó chẳng dùng được gì và hình dáng đẹp đẽ sẽ mất đi. Lòng bi không phải là một phòng đẹp đẽ của bảo tàng viện mà người ta xếp vào một góc để thỉnh thoảng ngắm nghía, tán dương, sùng mộ và cảm động rơi lệ. Đó là một sức mạnh lớn dần khi người ta nuôi dưỡng nó mỗi ngày bằng máu thịt của mình, bằng những nụ cười và những nước mắt, bằng những sức mạnh và những yếu đuối, bằng những giấc mơ và những thất vọng, và nó hoàn thành khi cho mỗi khoảnh khắc của đời sống một chớp sáng của sự toàn thiện.

Không phải vì người ta nỗ lực thực hành lòng bi để chờ đợi được đền trả, và để nổi giận nếu những người khác không nỗ lực như chúng ta. Tình thương không phải là một tương tác buôn bán : tôi cho anh cái này, nếu anh cho tôi cái kia. Nếu người ta không biết cho một cách vô điều kiện, tình thương sẽ ô uế bởi ích kỷtiếp tục cô lập chúng ta với những người khác thay vì đem chúng ta xích lại gần họ. Lòng bi, đó là lơ là một chút với chính mình để lưu tâm hơn đến những người khác. Người ta ra khỏi tháp ngà của mình, khỏi cái thấy quy ngã khi nhìn thế giới ; khi tỉnh lại trong cảnh quan của thực tại, người ta tri giác tốt hơn sự tương đồng căn bản của tất cả đời sống.

Lòng bi vượt khỏi sự phản ứng đơn thuần đối với sự đau khổ của người khác ; nó cũng giả thiết một sự thông minh nào đó về tình thế của người kia. Chẳng hạn, nếu một người nghiện rượu đòi bạn cho uống, hay một người chơi ma túy xin bạn tiền để mua héroine, không phải là lòng tốt khi đáp ứng cho họ. Lòng bi phải đi đôi với một trí huệ nào đó, nếu không người ta sẽ làm điều xấu hơn là tốt, với những ý định tốt đẹp hơn cho thế giới. Phải biết đánh giá khi nào nên làm hay không nên, và bằng cách nào. Khi người ta chưa đủ lòng bi để làm chủ chính những xúc tình của mình, tốt hơn là chớ nên đi vào những hoàn cảnh quá tế nhị.

Điều đó nói lên rằng quan trọng là không tìm cách làm quá mức khả năng của mình, ở mỗi giai đoạn tiến hóa. Cố gắng làm tốt nhất để giúp đỡ những người khác, hẳn thế, nhưng chớ quên rằng người ta không phải là một loại siêu nhân cứu độ của nhân loại. Chúng ta hãy luôn luôn nhớ rằng nguyên tắc thiết yếu là luôn luôn không làm gì, nói gì, nghĩ gì có thể làm hại cho những người khác. Lòng bi sẽ lớn lên và an vững nơi chúng ta từng bước nếu chúng ta biết tỏ ra kiên nhẫn, khiêm hạ và thực tiễn đối với chính mình, cẩn trọngnhạy cảm đối với những người khác, tất cả kèm theo một lương tri và một ít khôi hài.

Một khuyên nhủ cuối : chớ hỗn lại ngày mai điều chúng ta có thể làm hôm nay, về sự làm chủ tâm thức cũng như về lòng bi. Người ta thường có khuynh hướng tự nhủ rằng mọi điều đó thì rất tốt đẹp, nhưng người ta sẽ có thời gian để quan tâm đến chúng sau này, khi người ta đã kiếm được chút ít những lạc thú của cuộc đời. Tuy nhiên chúng ta hãy coi chừng thả mồi bắt bóng : những lạc thú của chúng ta cũng phù du như bông tuyết dưới ánh mặt trời và những sự vật và những con người hôm nay làm nên hạnh phúc của chúng ta có thể sẽ là nguyên nhân của những giọt nước mắt của chúng ta ngày mai. Tất cả đều qua đi, tất cả đều mệt mỏi, tất cả đều tan vỡ. Và người ta cuối cùng mới hiểu rằng không đâu khác ngoài chính mình mà người ta phải tìm kiếm cội nguồn của hạnh phúc đích thực. Điều đó không có nghĩa phải từ chối những niềm vui mà cuộc sống có thể mang lại cho chúng ta, mà không đầu tư hết mình vào đó, bởi vì những lạc thú thì mong manh và sự đếm ngược tiến về cái chết theo đuổi không ngừng. Trong nhãn quan của lòng bi, chúng ta có thể sống với đôi tay và tấm lòng rộng mở với cái gì xảy ra, sẵn sàng làm tốt nhất điều mà mỗi tình huống đòi hỏi chúng ta, càng ngày càng có khả năng thương yêu và giúp đỡ những người khác bởi vì chúng ta làm chủ tốt hơn tâm thức của mình.

Không ai có thể lẩn tránh cái chết, nhưng người ta có chọn lựa sống tốt đẹp hơn : chinh phục con cọp tâm thức để tránh khỏi việc chính mình là nguyên nhân cho những khổ đau của chính mình và của những người khác, và để cho sức mạnh của lòng bi hướng dẫn hầu cho chúng ta cơ hội để sống tốt hơn – nơi chính mình và cùng với toàn thể – để rút ra phần lợi lạc nhất có thể có của sự băng qua phù du của chúng ta trên trái đất này.


CHƯƠNG X
SỰ CHÚ Ý CẨN TRỌNG
HAY
CON CỌP ĐƯỢC THUẦN HÓA


Sự việc đơn giảnbuông xả toàn diệnquan sát cái gì đang xảy ra sẽ cho bạn một sức mạnh vĩ đại.
Milarepa


Một phần lớn những vấn đề khó khăn người ta gặp trong đời sống mọi ngày là do một sự thiếu chú ý về phần chúng ta. Luôn luôn người ta làm một cách xung động, theo những tình cảm nhất thời, không chú ý đến bản chất của những hành động của mình hay những phản hồi của chúng lên chính mình hay lên những người khác. Khi với một cẩn trọng tối thiểu, người ta có thể thấy biết những tư tưởng và tình cảm của mình ngay lúc chúng xuất hiện, và vậy là ý thức được cái thúc đẩy chúng ta hành động. Thay vì để cho bị lôi cuốn một cách mù quáng thụ động phải làm hay nói những điều mà sau đó người ta sẽ hối tiếc, người ta ý thức những động lực của chúng và người ta có thể hành động trong sự hiểu biết rõ ràng nguyên nhân. Khi người ta chú tâm vào cái gì đang xảy ra nơi mình, người ta không bị bắt buộc làm món đồ chơi cho những tình cảm của mình nữa ; thay vì để cho những phản ứng xung động và thói quen cuốn trôi, người ta trở thành người chứng và người diễn viên sáng suốt của cái đang chuẩn bị trong tâm thức và của những hành động có từ đó.

Nếu thiền định nhắm vào việc phát triển chú ý và cẩn trọng, thì đó không phải là những phẩm chất đặc biệt tâm linh hay những đức hạnh bí truyền dành riêng cho những người quan tâm đến tâm linh. Thật vậy, không có gì thường ngày và bình thường hơn chú ý, vì người ta không thể làm gì mà không có nó. Không ngừng có hàng đống sự việc cần có sự chú ý : thời giờ, cách người ta ăn mặc y phục, cách người ta băng qua đường, lái xe và đậu xe, cái người ta ăn, cái người ta làm... Chú ý, là cố gắng nghĩ đến một sự việc nhất định, ý thức nó mà không để cho chuyện khác làm xao lãng. Vậy thì chú ý và cẩn trọng không phải là những quan niệm trừu tượng hay những đức hạnh ngoại lai, mà là những dụng cụ cần thiết cho sự sống còn và cho sự an toàn hàng ngày của chúng ta. Và hơn nữa, nếu người ta học cách phát triển nó, thì chính nhờ những công cụ này mà người ta có thể chinh phục con cọp và khiến nó phải làm điều mà người ta chờ đợi ở nó.

Đời sống hàng ngày đầy những cơ hội để thi hành sự chú ý, và thiền định cho ta một toàn bộ những kỹ thuật cho phép phát triển nó đến mức tỉnh thức với mọi khoảnh khắc của cái đang xảy ra trong tâm thức. Vậy thì có một bổ túc cho nhau rõ ràng giữa đời thường hàng ngày và thiền định. Tuy nhiên có người tưởng tượng rằng thiền định là một cách trốn thoát những thực tế của đời sống và quay lưng với những vấn đề của nó bằng cách trầm mình trong những thiền “hư không”. Chính điều ngược lại mới đúng và ít ra đối với cái thiền định xứng đáng với từ này, và không phải những giả mạo của những thầy lang bịp bợm hứa hẹn với bạn cái phúc lạc tức thời và những quyền năng huyền thuật. Thiền định chân thật không phải được thực hành để nuôi dưỡng những ảo vọng hoang đường của chúng tacủng cố cho cái nhìn ích kỷ của chúng ta về thế giới, trái lại nó nhắm đến việc đưa chúng ta đến gần thực tại của cái mà chúng ta thực sự là. Nó loại bỏ những méo mó ngăn cản chúng ta có một nhận thức đúng về chính mình, và về thế giới, về những người khác đúng như họ là. Về tiến trình phát triển sự chú ý, thiền định giống như một pha tu hành mãnh liệt, còn cái hàng ngày vừa như một chỗ thử cái người ta đã học vừa như một chỗ chứa những kinh nghiệm mới để nuôi dưỡngkích thích thiền định.

Phần đông chúng ta tự bằng lòng ở lại trong một giai đoạn sơ khai của sự phát triển chú ý, chỉ đủ để làm gấp những chuyện thông thường. Tâm thức tập trung một cách chừng mực – nhiều hay ít – trên một đối tượng mà bên ngoài khuyến khích sự chú ý vào giây phút đó, nhưng nó luôn luôn sẵn sàng trả lời tức khắc cho một khuyến khích khác làm vui lòng nó hơn. Nhưng người ta không biết những tiến trình tâm thức diễn tiến trong chúng ta ngay cùng lúc đó, nơi tấm màn phông. Người ta không ý thức những tư tưởng, những cảm giác và những tình cảm nổi lên không ngừng trong tâm thức, định hình tri giác của chúng ta về những sự vật và những phản ứng của chúng ta về những biến cố. Người ta chỉ thấy cái xảy ra trên sân khấu và không thấy trong hậu trường. Và bởi vì người ta không thấy những xung động, những động cơ trong sáng của mình mà nhiều khi người ta có những phản ứng, đối xử vô lý, không được kiểm soát gây ra bao nhiêu hỗn loạn cho cuộc đời.

Mối tương quan của chúng ta với những người khác và với thế giới hoàn toàn được xác định bởi cái xảy trong tâm thức chúng ta, và nếu người ta biết chú ý vào tâm thức, người ta ý thức được tác động, ảnh hưởng mà những hành vi nhỏ nhất của chúng ta có thể có trên những người khác. Người ta học nhận diện điều mà người ta cảm thấygiận dữ, ghen ghét, ham muốn – điều này không hàm ý rằng người ta nuôi dưỡng tình cảm đó, hay ngược lại đè nén nó, bởi vì cách nào thì một ngày nào đó nó sẽ nổ bùng. Người ta bằng lòng nhận ra sự hiện diện của nó, không để cho mình hành động một cách xung động vô ý thức, vì người ta biết những thiệt hại người ta có thể gây ra cho những người khác.

Hẳn nhiên, nói thì dễ dàng hơn là làm, và phải đã có một sự tu tập chú ý nào đó khả dĩ cách ly đủ với tư tưởng và những tình cảm của mình để không phản ứng tức khắc. Nhưng chớ có tin rằng điều ấy sẽ làm cho cuộc đời chúng ta thêm rắc rối, phức tạp, mà trái lại. Người ta không tìm kiếm sưu tập thêm những nguyên tắc và những mánh lới, mà tự để cho không gian cần thiết để thấy rõ hơn, khi giản dị hóa một chút những sự vật. Người ta càng cần điều này khi cuộc sống trong những xã hội hiện đại đã đủ phức tạpcuồng loạn.

Chính khi học tập trung sự chú ý mà người ta tìm ra không gian cần thiết để nhận diện cái gì đang xảy ra nơi mình và thụt lui khá đủ đối với cái ấy. Tập trung, đó là giản dị hóa : thay vì phân tán sự chú ý của mình trên nhiều sự vật, người ta chỉ để tâm vào một cái – một cách chú ý, và do đó có hiệu quả, không mất thời gian. (Trái với điều người ta thường tin, người ta không có thời giờ làm nhiều việc một lúc, vì chú ý không thể hiệu quả khắp nơi vào cùng một lúc.) Một vị thầy Tây Tạng vĩ đại đã nói : tâm thức phải ở nơi đâu thân thể ở. Điều này có vẻ là một điều hiển nhiên, nhưng trong thực tế, hiếm có người sống được như vậy. Phần lớn thời gian, người ta làm một việc mà nghĩ đến một việc khác ; người ta xao lãng bởi cái xảy ra chung quanh – một hình ảnh, một âm thanh, một mùi hương –, hay để mình chìm vào cuộn phim bên trong của mình – một cảm giác, một tư tưởng, một tình cảm. Đến độ cuối cùng một sự lầm rối lớn lao ngự trị và người ta hiểu sai cái gì đang xảy ra, người ta là cái gì, người ta làm điều gì và tại sao người ta làm thế. Tâm thức thường được ví như một cái ao : nếu người ta khuấy nó với một cây gậy, nước trở nên vẩn đục và mọi phần tử nhỏ lơ lửng trong đó. Ngược lại, nếu người ta ngừng lay động và để nước yên nghỉ, mọi thứ cặn dơ làm nước vẩn đục dần dần lắng xuống đáy ao và nó lấy lại sự trong sạch ban đầu. Tâm thức giống như nước trong sạch mà cơn lốc không ngừng của những tư tưởng, tình cảm và cảm giác có thể làm vẩn đục ; và người ta càng kích động nó, càng có sự hỗn loạn. Nhưng khi người ta biết để cho qua những biến cố tâm thức này, không xáo động chúng, tâm thức tìm thấy lại sự trong suốt ban đầu của nó.

Làm thế nào học không xáo động nước trong ao ? Trước hết người ta thư giãn, rồi, vẫn không co rút, người ta quan sát cái gì xảy ra. Ban đầu, có lẽ người ta sẽ không thấy rõ ràng lắm, bởi vì có nhiều sự vật chen chúc nhau trong mọi hướng. Nhưng nếu người ta cẩn thận, như con mèo rình con chuột mà không làm ra vẻ rình mồi, người ta dần dần nhận ra một số yếu tố, chẳng hạn như một tư tưởng – “tôi sẽ ăn cái gì trưa nay” –, một cảm giác – “tôi đau đầu gối” –, theo sau một tư tưởng khác – “tôi nghe ra-dô của những người hàng xóm” –, và trong đám ấy, một cảm giác – “chúng nó làm ta bực mình”. Và cứ như thế. Khi người ta làm bình lặng trò chơi, nghĩa là khi người ta rút lui và quan sát quang cảnh mà không gia thêm gì cho nó, người ta bắt đầu thấy cái gì xảy ra. Nếu bạn bị lọt trong một đám đông đang đi trong đường phố, bạn sẽ không biết chuyển động tổng quát của sự giao thông, nhưng khi bạn tách rời đường phố và bạn nhìn người ta từ cửa sổ của một căn nhà, bạn sẽ có một cái nhìn toàn bộ về tình huống.

Thiền định, theo nghĩa chúng ta hiểu, không phải là sự chiêm nghiệm một ý tưởng. Người ta chỉ đơn giản trở thành một người quan sát không tham dự, người ta tự cho mình thời gian và sự lùi lại cần thiết để tri nhận cái gì đang xảy ra nơi mình : vì bình thường tất cả đi qua nhanh quá đến độ người ta không thấy gì cả. Đấy cũng hơi giống như khi người ta hoàn thành một cuộn phim : phải làm cho nó diễn ra chậm lại, hình này sang hình khác, để có thể nhận diện rõ ràng mỗi cảnh và thấy cần cắt bớt hay thêm chỗ nào. Người ta tập quan sát tâm thức : người ta để cho tư tưởng đến và đi tự nhiên, theo ý chúng, không can thiệp để dừng chúng hay để kích thích chúng. Không phải phân tích hay đánh giá những tư tưởng, chấp nhận những tư tưởng tốt và bỏ đi những tư tưởng xấu. Việc đó thuộc về những loại thực hành khác. Ở đây người ta không phải là một người kiểm duyệt ; người ta thử làm một người quan sát vô tư mọi tư tưởng của mình, dù chúng có thế nào ; chúng chỉ đáng lưu tâm vì chúng là những chuyển động của tâm thức. Vậy thì không phải khó nhọc để phấn khích với một tư tưởng “tốt” và theo đuổi nó, để choáng váng bởi một tư tưởng “vô đạo đức” hay khiếm nhã và tìm cách triệt tiêu nó bằng võ lực, hay cảm thấy chán nản bởi sự tầm thường không có gì đặc sắc của những tư tưởng. Chỉ tiếp tục nhìn cái gì đang xảy ra mà không hòa lẫn vào nó, không tìm cách uốn nắn đường đi của những sự vật. Nhờ không gian do sự không tham dự của chúng ta tạo ra, người ta sẽ dần dần thấy nó rõ hơn. Người ta sẽ có thể ở yên trong sự chú ý và cẩn trọng với cảnh tượng của những tư tưởng của mình, không để cho chúng cuốn đi hay để cho xao lãng bởi những yếu tố bên ngoài. Khi người ta đạt được sự làm chủ sự chú ý của mình, tâm thức có được một an định nào đó : nó trở nên bình yên hơn. Con cọp bắt đầu thuần hóa. Điều đó tùy thuộc vào giai đoạn thứ nhất của phát triển chú ý : tâm thức trở nên tĩnh lặng và bình yên.

Giai đoạn tiếp theo là lúc mà tâm thức đã ổn định, nó xuất hiện bằng tất cả sự sáng tỏ của nó và người ta có thể thấy cái gì đang xảy ra ở đó. Lấy lại ví dụ mới đây của chúng ta, nước trở lại trong trẻo hoàn toàn khi người ta để cho nó yên nghỉ và nó lóng những cặn dơ của nó. Người ta càng tiến bộ trong sự làm chủ chú ý, tâm thức càng trở nên yên tĩnh và trong sáng ; điều này không phải nói rằng không có gì xảy ra nữa, như người ta đã qua một cơn mổ thùy não. Tất cả những chuyển động tự nhiên của tâm thức vẫn tiếp tụctư tưởng, tình cảm, cảm giác – nhưng người ta thấy chúng rất rõ ràng, người ta ý thức được chúng. Vậy thì người ta có thể hành động trong sự sáng suốt minh bạch, hiểu rõ nguyên nhân, và không mù mờ. Người ta không bị lôi kéo dật dờ bởi mọi thứ đi qua trong đầu chúng ta. Từ đó là một cảm thức bình an sâu xa ; một hòa bình đích thực, vì nó không tùy thuộc vào một cái gì bên ngoài mình. Khác với những hạnh phúc quen thuộc của chúng ta, cái này là vô điều kiện : đó là một sức mạnh luôn luôn hiện diện ở đó, thậm chí giữa những khổ cảnh tệ hại nhất. Không khó thấy mình “khỏe mạnh, sung mãn” khi người ta an ổn ở nơi nhà mình, với những người mình thương yêu và với âm nhạc : người ta dễ dàng cảm thấy tâm thức bình an. Nhưng có như vậy không khi xe người ta hỏng máy giữa lúc xe cộ nghẽn lối, khi người ta nhận được giấy cho thôi việc, khi người ta biết được vợ mình hay chồng mình lừa dối hay đơn giản khi người ta đau ở một chỗ nào đó ? Khi con cọp đã được nuôi dạy thuần, tâm thức giữ được sự vững chắc, phẩm chất thanh bình như nhau trong mọi trường hợp : bên ngoài, sự thay đổi màu sắc của cái hàng ngày vẫn theo dòng của nó, và như vậy, mặt ngoài chẳng có gì thay đổi, nhưng bên trong, tâm thức đã tìm ra một điểm neo đậu – đến nỗi mọi sự đều khác. Không có gì thay đổi, nhưng tất cả đều khác. Thay vì để cho bị lôi kéo và chìm đắm bởi những biến cố – ngoài và trong – với đủ mọi đảo điên thất vọng và khổ sở, người ta vẫn tập trung, sáng suốt. Đó là sự ích lợi của việc nuôi dạy con cọp : tìm thấy chỗ neo đậu bên trong này, sự vững chắc ổn cố phát sanh an lạc này. Không có gì thay đổi cả, nhưng không có gì như cũ.

Thật vậy, không có gì phấn khích cho bằng một viễn cảnh như thế : không có cái gì là vững bền, cứng chắc và bất động. Khi người ta biết rằng chính tâm thức mình quyết định tri giác mình có về thế giới, người ta học làm cho những niềm vui và nỗi khổ của mình thành tương đối, trong mức độ đấy là những trạng thái chủ quanvô thường, chứ không phải là những thực tại cứng chắc như cẩm thạch và bao giờ cũng bất động. Vả lại điều đó cũng đúng với thế giới bao quanh chúng ta, nếu người ta suy nghĩ kỹ. Thật vậy, toàn thể vũ trụ và tất cả cái gì chúng ta tri giác bằng con đường giác quan là hợp tạo bởi những nguyên tử và những hạt dưới mức độ nguyên tử. Những phần tử này tự phối hợp và tổ chức dưới dạng vật thể hay những năng lực vật lý mà những dụng cụ giác quan của chúng ta tri giác được, nhưng chúng không hiện hữu theo cách độc lập và cứng chắc. Sự biểu lộ của chúng tùy thuộc vào sự gặp gỡ của một tổng thể những điều kiện khách quan – những phối hợp đặc biệt những yếu tố tạo thành chúng – và tri giác mà một chủ thể có. Vật lý học hiện đại đã thấy rằng vật chất, cái mà người ta trước kia vẫn cho là một thực tại cứng đặc và bất biến, thực ra là một tổng hợp những năng lực trong tình trạng chuyển dịch thường hằng, liên tục tiến hóa, tự chỉnh hợp, tự giải thể và tự tổ chức lại. Bài thực tập số 5, “Cầu vồng” mà người ta sẽ thấy trong phần hai của cuốn sách này, chính là để chúng ta hiểu rằng những sự vật ở quanh chúng ta dù vẻ bề ngoài của chúng không có sự cứng đặc vững chắc mà người ta đã gán cho chúng ; điều đó sẽ giúp chúng ta có một bước lùi lại với thế giới vật chất, để bớt bị hấp dẫn, bị gắn chặt một cách mù quáng với nó hơn.

Khi người ta ngừng “làm lay động ao nước” và tâm thức trở nên vững chắctrong sáng, người ta thấy cái người ta cho là thực tại khách quan của thế giới chỉ là một diễn dịch chủ quan mà người ta tự tạo ra từ những phóng tưởng của người ta như thế nào. Như vậy, một người bị bệnh hoang tưởng tin rằng mọi người ghét mình và diễn dịch những sự kiện và những cử chỉ nhỏ nhất của người khác theo chiều hướng này ; đó là một thí dụ cục bộ bởi vì nó thuộc về một trường hợp bệnh lý, nhưng nó đáng để chỉ ra rõ ràng rằng ý nghĩ mà người ta tạo ra về những sự vật và về những con người có thể đúc khuôn tri giác của họ. Và điều đó đúng cho tất cả mọi người, trong mức độ rộng lớn nhiều hay ít. Người ta thấy trong những lời dạy truyền thống ngụ ngôn tượng trưng minh họa đầy đủ sự việc này : một người đi vào một căn phòng hơi tối, có một sợi dây thừng trên sàn nhà, và anh ta vấp vào nó mà anh ta tưởng là con rắn ; hoảng hốt, anh ta chạy thoát ra ngoài và la. Người ấy không phân biệt được sợi dây thừng, bởi vì trời tối ; có một giải thích sai về bản chất của một vật thật ra thì vô hại, anh ta đã sợ và hành động theo bản năng theo ảnh hưởng của xúc cảm này. Chúng ta hành động cũng giống gần như màn kịch ấy : vì người ta không thấy rõ trong tâm thức mình, người ta phân biệt lầm giữa cái đúng – những sự vật như chúng trình diện với chúng ta – và cái sai – sự giải thích chủ quan của chúng ta từ ý nghĩ thành kiến nào đó khiến người ta yêu hay ghét cái gì, hy vọng hay lo sợ, tham muốn hay kinh hãi nó. Tiếp theo, người ta hành động một cách xung động phản ứng theo xúc cảm ấy. Lấy lại cùng ẩn dụ trên, khi người kia thấy rõ ràng sợi dây, sự sợ hãi của anh ta, nó cũng thực như có một con rắn trong phòng, sẽ tự tan biến. Cũng thế, nếu người ta có đủ sự làm chủ đối với tâm thức để tri giác cái gì đang xảy ra, người ta có thể tiếp nhận những sự vật và những con người “đúng như chúng đến” – thấy sợi dây thừng – mà không sửa sang chúng bởi trò chơi của những phóng tưởng của chúng ta – biến nó thành một con rắn – và nhất là không phản ứng một cách xung động trên căn cứ những dữ kiện sai lầm kia – kinh hãi và tháo chạy. Người ta sẽ dần dần học để không tin những tư tưởng và những tri giác của mình là cứng như sắt, mà hơn nữa để xem chúng như một loại tạo dựng của mê sảng.

Khi tự thoát khỏi những giới hạn mà một cái nhìn quá cứng ngắt và rắn đặc tạo ra, ý thức thành tinh tếmở rộng ; người ta nhờ đó có một tri giác nhiều sáng suốt hơn về chính mình, về những người khác và những nhu cầu của họ. Từ đó là sự quan trọng của việc chế phục con cọp tâm thức để có thể thực hiện lý tưởng đại bi : những méo mó gây ra bởi bản ngã càng bớt đi, thì người ta càng trở nên mềm mại dễ uốn và chú ý vào những người khác, và như vậy càng hiểu họ và giúp đỡ họ hơn. Khi cuộc tan băng của bản ngã đã bắt đầu, tất cả cũng trở nên linh hoạt như nước ở chung quanh mình. Hiệu quả tấm gương, bạn hãy nhớ.

Phải có sự kiên trì vừa sự khôn khéo để trau dồi phẩm chất chú ý cẩn trọng này, điều sẽ đem lại bình an bên trong. Có một sự quân bình tìm thấy trong cố gắng : biết khi nào cần một ít chặt chẽ với mình, mà không quá cưỡng bách, hay ngược lại khi nào nên rất dịu dàng và ít mệnh lệnh. Người ta đang trong địa vị một người chinh phục muốn thuần phục một con cọp : phải đủ cương quyết để con thú hiểu ai là chủ, nhưng khi mối tương quan đã được thiết lập, người ta phải tỏ ra thông cảm và hòa hỗn, để con cọp chấp nhận được nuôi dạy. Một người thuần hóa giỏi trước hết là một người thương yêutôn trọng con thú, và biết nó rõ đến nỗi ông ta biết lúc nào ông ấy có thể tiến đến để rút phần lợi ích từ những phẩm chất của nó : còn có thể đòi hỏi nó thêm một chút cố gắng hay tốt hơn là tưởng thưởng nó một ít về điều nó đã làm được và để cho nó nghỉ ngơi. Nếu người ta quá đòi hỏi vào lúc căng thẳng, con thú sẽ phóng tới và trở thành nguy hiểm ; trái lại vào những lúc khác, phải tuyệt đối nắm đầu nó và không nhượng bộ, nếu không chính nó sẽ bắt bạn phục tùng ý chí của nó. Tất cả là một vấn đề liều lượng và thời khắc.

Những nguyên tắc dạy con cọp như vậy cũng áp dụng vào tâm thức. Trước tiên phải tìm cách hiểu rõ nó để biết nó vận hànhphản ứng lại như thế nào. Biết nó rõ một chút, người ta có thể dự liệu những phản ứng của nó và biết đối xử với nó thế nào, định liều lượng mạnh mẽ hay dịu dàng. Một liều lượng cố gắng nào đó là cần thiết để tập trung và duy trì sự chú ý, nếu không người ta sẽ bị những cơn lốc của những tư tưởng cuốn đi và người ta không thể quan sát gì nữa. Tuy nhiên, cũng không cưỡng bách quá, vì sẽ mất trạng thái thư giãn cần có để quan sát quang cảnh bên trong. Nếu người ta cố gìm cương quá sự chú ý của mình, nó sẽ nổi loạnlẩn trốn trong mọi hướng : con cọp nổi loạn nếu người ta quá đòi hỏi nó vào lúc xấu. Dần dần, người ta học để biết con cọp của mình và học sử dụng đôi găng nhung và bàn tay sắt.

Nhưng phải làm gì khi không có tiến bộ ? Bạn đã thử một cách vô hiệu những mánh lới quen thuộc, con cọp không biết gì nữa : nó nhảy lung tung trong mọi hướng, như thể nó trở lại hoang dã. Nhất là chớ hoảng sợ : bạn hãy thư giãn, hãy cho mình một ít không gian. Hãy thụt lui trong tâm trí, hãy “giải thể” bạn và chỉ nhìn những trò nghịch ngợm của con cọp. Đó không phải là lúc quá cưỡng bách, để kéo dây cương và tự trách mắng bạn ; lúc đó là lúc thư giãn, mềm dịu và khôn khéo. Vào những lúc khác, trái lại, bạn phải dùng biện pháp mạnh, chẳng hạn khi bạn cảm thấy con cọp chỉ chờ đợi một việc : đến ngủ trưa trong một góc và mơ màng yên tĩnh không muốn bị quấy rầy.

Không phải chỉ khi dạy mà người dạy thú và con thú của người ấy học biết lẫn nhau ; cũng có những giây phút thư giãn, chơi đùa, săn sóc, những bữa ăn. Mọi biến cố nhỏ nhoi của cuộc sống hàng ngày giúp cho nảy sinh sự tin cậy và cảm mến lẫn nhau. Như thế người ta sẽ quan tâm theo đuổi mối liên hệ với con cọp ngoài những thời dạy dỗ mãnh liệt – những bài thực tập thiền định – bằng cách áp dụng vào đời sống hàng ngày những kỹ thuật nuôi dạy mà người ta đã khởi sự. Và việc đó càng tiến triển, bạn càng thông hiểu con cọp : nó càng lúc càng hiểu điều bạn muốn ở nó và sẽ càng lúc càng có thể làm điều bạn đòi hỏi nó.

Khi người ta nắm con cọp trong tay để dạy nó, một phần lớn công việc cốt ở thay đổi những phản xạ xưa cũ của nó và thay thế chúng bằng cái mới. Con cọp có những thói quen của nó và không muốn người ta phá rầy. Có lẽ bạn có cảm tưởng sự chế phục nó xảy ra tốt đẹp, rồi thình lình, không báo trước, con cọp phản kháng và muốn cắn. Những thói quen có bộ da dày, cứng và ảnh hưởng của chúng có thể được cảm thấy rất lâu : người ta không nói đến “sức mạnh” của thói quen đấy sao ? Hãy lấy một cuốn sách có những trang được xếp góc : một khi người ta làm chúng phẳng lại, chúng vẫn giữ lằn xếp và tiếp tục cong lại như cũ một thời gian. Cũng thế, con cọp bên trong sẽ luôn luôn tìm lại những thói quen cũ của nó và chống lại. Mỗi lần phải điều phục nó – kiên nhẫn nhưng cương quyếtcho đến khi nó mất những thói xấu và tạo thành những thói quen mới mà người ta muốn đưa vào. Việc này không phải là không khó khăn, điều ngược lại mới là ngạc nhiên. Bạn chớ sợ những trả ngược của cái tay quay, mà hãy thấy đó là một chỉ dẫn cho những điểm mà bạn còn phải làm việc nhiều hơn. Những khó khăn là những phát giác cho những yếu đuối của chúng ta ; làm con đà điểu hay bỏ qua chúng khi nghĩ rằng chuyện đó sẽ ổn thỏa, như phép lạ, thì chẳng ích gì. Tốt hơn là ôm ngang lưng vấn đềthu xếpmột lần cho hết thảy, sau đó không phải làm trở lại.

Một lời khuyên chót cho những người mới vào nghề dạy cọp : “Kiên nhẫn và lâu dài hiệu quả hơn sức mạnh hay phẫn nộ.” Mỗi người chúng ta là sản phẩm của một lịch sử lâu dài gồm những ảnh hưởng và những yếu tố khác nhau, và người ta không thể mong làm thay đổi tất cả trong ngày một ngày hai. Người ta dấn thân vào một công việc dài hơi, nhưng với lòng bi như một chủ công trình, đạo đức như dụng cụ đo đạc, chú ý cẩn trọng là bạn đường và đời sống hàng ngày là xưởng làm việc, người ta sẽ có thể tiến hành chương trình trong những kỳ hạn tốt đẹp. Một khi người ta đã dấn thân vào con đường này, mọi cái người ta làm đều tự động hòa nhập vào lộ trình bên trong. Từ nay, không có gì phải ném bỏ, không có sự phân chia giữa cái thiêng liêng và cái phàm tục nữa : tất cả trở thành một cơ hội để học và để hiểu. Người ta có thể làm ra ngọn lửa từ mọi loại gỗ : lửa cháy sáng, dù người ta có đốt bằng rác hay bằng gỗ tốt.

Đó là nghệ thuật nuôi dạy con cọp. Hòa giải với chính mình, người ta cũng hòa giải với thế giới. Và chính trên lưng của con thú hoang bình an và mạnh mẽ của mình mà một người dạy thú giỏi sẽ tiếp tục băng qua những cánh đồng bao la của kinh nghiệm, giúp đỡ cho mọi người tập sự dạy thú khác trong tương lai mà nó sẽ gặp trên đường.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant