Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Hóa Tâm Thông

23 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 4079)
Hóa Tâm Thông

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG
TRONG PHẬT GIÁO
Nguyên tác: Supra-Mundane, Psychic Powers
Tác giả: Phorn Ratanasuwan - Dịch giả: Tỳ khưu Thiện Minh

HÓA TÂM THÔNG (Manomayiddhi)

Theo nguồn tham khảo Kinh Phật giống như các chương trên, có ghi lại giai thoại Đức Phật hướng dẫn nhà vua Ājātasattu (đã phạm tội giết cha mình) về những kết quả to lớn một người sống đời độc thân ly tục hy vọng đạt được như sau:

“Một vị tỳ khưu nhập thiền định (samadhi), do vậy tuệ giác ngài được thanh tịnhsinh động, ngài đã gạt bỏ hết những ảnh hưởng phiền não, tuệ giác tỳ khưu trở nên ổn định, linh hoạt, không gì lay chuyển nổi, chỉ một mực hướng tới tạo ra Ý Sinh Thân từ thân xác thô thiển này. Sắc (rūpa) đã tạo thành thân xác đó cùng với tuệ giác, cũng gồm đầy đủ các chi và căn khác, hoàn hảo với những môn (mắt, tai, mũi. lưỡi, thân và tâm); ôi Hoàng Thượng Vĩ Đại. Người đó giống hệt như kẻ được kéo ra từ đám bùn lầy lau sậy “

Đoạn trích trên chính là Đức Phật, một nguyên lý cơ bản nhờ đó ta hiểu được chân lý liên quan đến các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) và Ý Sinh Thân của các chúng sanh đó hay cái được gọi là “các Thiên Thể”. Từ ‘Dibbakāya’ nghĩa đen được hiểu là Thiên Thể (thân xác mang tính thiên đường) là một từ chung chỉ những thành tố thuộc các chúng sanh Hóa Sinh. Gồm cả những chúng sanh trong cõi khổ như Ngạ quỷ, Atula và những chúng sanh thuộc cõi ma quái. Cũng như các sinh vật khác trong cõi sướng được gọi chung là các vị thần hay là các chư thiên . Chính vì thế từ có một ý nghĩa rất rộng dùng để ám chỉ các chúng sanh không giống con người kể cả các chúng sanh siêu nhân nữa.

Hiểu được một cách tường tận chân lý về các thành tố Ý Sinh Thân – tức lý do tại sao lại tồn tại các chúng sanh này và bằng cách nào chúng xuất hiện, chắc chắn sẽ giúp làm gia tăng niềm tin vào những kết quả nghiệp chướngcuối cùng ta có được một niềm tin không lay chuyển về chiều kích cuộc sống được gọi cách chung là nhàn cảnh (diệu hỷ quốc) và khổ cảnh. Một phó phẩm phát sinh từ hiểu biết đúng đắn này là một niềm tin vô tư về những thành tựu Đức Phật có được trong lãnh vực các phép thần thông ngài có được như : việc Nhớ Lại Tiền Kiếp của chính ngài cũng như tiền kiếp của nhiều người khác nữa. Hơn thế nữa am hiểu tường tận được những chân lý về hóa tâm thông (Mind-made-body) sẽ đem lại kết quả thể hiện được nơi hiểu biết tương xứng về chân lý cho rằng thân xác con người ta do thức hoặc tâm. Điều này được thấy rõ khi Đức Phật đàm đạo với Trưởng lão Ānanda về Kinh Mahānidāna, đề cập đến trong Đại Phẩm (Mahāvagga), một đoạn trích trong Trường Bộ Kinh (10/74) như sau:

“Ôi Ānnada, nếu như thức không thể lọt vào trong lòng mẹ, liệu Danh và Sắc có thể được sinh ra trong đó hay không?”

“Thưa Đức Thế Tôn, điều này không thể được,” Trưởng lão Ānanda trả lời.

Chính vì thế Đức Phật nói tiếp. “Đây chính là trường hợp. Ôi ngài Ānanda, bất kỳ nơi nào xuất hiện thức đều xuất hiện Danh và Sắc.”

Sự Mù Quáng Siêu Nhiên

Theo quan điểm Phật giáo, chẳng phải quá đáng cho rằng những ai không tự thể hiện (khẳng định) được chính mình đầy đủ chân lý vừa đề cập ở trên nói về Đức Phật đều thực sự trở nên mù quáng siêu nhiên và như vậy họ không thể hiểu được ý nghĩa sâu rộng các ân đức nơi Tam Bảo. Đối với tuyệt đại đa số con người ta, “mù quáng siêu nhiên” đã hạn chế tầm nhìn của họ, một hiện tượng trên bình diện vật chất thô thiển này lại là một điều tốt nhất nhưng chỉ là một phần và vì thế không hoàn hảo. đây chỉ là một thực chất sinh lý thuộc về di truyền hay, chính xác hơn, xuất hiện chung với cha mẹ, và là một kết quả, một sản phẩm của tạo hóa. Hiểu theo bất kỳ kiểu nào rất ít người dám tháo bỏ sự “mù quáng” đó để có thể nhìn thấy được những sự thật về những lãnh vực khác trong cuộc sống. Cũng chính vì không thông suốt chân lý vĩ đại này đa số đã có khuynh hướng không quan tâm gì đến qui luật nghiệp chướng, hay nói theo kiểu hiện nay là hành động hay phản ứng lại cõi siêu nhiên này. Coi nhẹ qui luật đầy ý nghĩa đang chi phối cuộc sống. Họ đã bị thu hút vào việc nuông chiều giác quan, và đã bị tính đam mê lạc thú lấn át và quên mất là trong cuộc sống của họ đâu chỉ có những gì ta quan sát được bằng mắt trần (hay thực tế là còn có nhiều điều khác hơn là các giác quan thô thiển của thân xác ta).

Sự so sánh của Đức Phật thật đáng quan tâm. Người nói rằng nếu (thân xác siêu nhiên) một khi lìa khỏi bản sao vật lý của nó cũng coi như là một con người được kéo ra khỏi vũng bùn lầy lau sậy và trở thành một cây sậy linh thiêng. Theo Trưởng lão Buddhaghosacariya, tác giả cuốn Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) điều này được giải thíchmục tiêu của Đức Phật. Ở đây chính là ngài muốn truyền đạt ý nghĩa cho rằng một thân xác do tâm tác tạo như thế dưới mọi khía cạnh giống y hết như thân xác của một người đã đạt đến được những khả năng siêu phàm. Một hình ảnh tương đương ta có thể nhìn thấy trong trường hợp một người đang lìa khỏi cõi đời này các căn môn của họ không thể phản ứng lại với bất kỳ một kích thích nào thuộc cõi đời này được nữa. Nếu như một người đã đạt được một mức độ thiền thích đáng, một thân xác khác nữa sẽ hiện ra ngay trước mắt họ (họ có thể nhìn thấy một thân khác nữa y hệt như thân xác đang nằm bất động đó) có nghĩa là một thân xác tinh tế hơn, một Ý Sinh Thân dưới mọi góc độ đồng nhất với thân xác đang nằm bất động trên giường. Ngay cả trang phục của Ý Sinh Thân đó cũng giống hệt như thân xác chết nằm đó.

Điều này có nghĩa là đối với một người đang trong cơn sinh thì, thân xác cõi trời của họ (nghĩa là thân xác do tâm tác thành hay là Ý Sinh Thân) trước tiên phải lìa khỏi thân xác trần tục này Nếu bằng bất cứ cách nào ta có thể thấy được Ý Sinh Thân đó, thoát ra khỏi thân xác trần tục của nó, thì lúc đó ta chắc chắn người đó đã lìa khỏi cõi đời vào giây phút đó, ta có thể nói chính xác đến từng giờ từng phút. Tuy nhiên, những phương thế khiến ta thực hiện được điều đó chỉ có thể có được thông qua sức mạnh thiền. Một người tự trang bị cho chính mình khả năng có thể nhìn thấy bằng con mắt siêu nhiên của mình một cách chính xác lúc nào Ý Sinh Thân của người đang chết đó rời khỏi thân xác thế tục của họ. Người đó có thể làm được điều này mà không cần dùng tới con mắt thật của mình gì cả. Có nghĩa là không cần nhìn vào con người đang chết đó. Biểu tượng sự chết thật quá rõ ràng không còn nghi ngờ gì nữa. Như vậy sau khi nhìn thấy Ý Sinh Thân đó lìa khỏi con người. Người đó nổi lên từ hành thiền và cho biết chính xác đến tận phút khi nào thì cái thân xác đó đã chết.

Nếu vào này có ai đó đã đạt được những khả năng Thần Túc Thông dứới mọi góc độ và người đó có thể đứng ra đương đầu với những thách thức trước mọi nghi ngờ và mọi chứng cứ hoài nghi xác thực, thái độ của những người đó xét dưới góc độ của tôn giáo nói trên và do đó là hoài nghi chính các tôn giáo khác nữa, sẽ có thể thay đổi một cách cơ bản và còn thay đổi đến tận gốc rễ để trở nên tốt hơn. Một điều hết sức ý nghĩa đó là bất kỳ điều gì, cho dù có thể nào đi chăng nữa, cho dù người đó có là một tỳ khưu, hay một tín đồ đạo hữu, nam hay nữ, già trẻ lớn bé. Vấn đề là chính thành tích đó phải được kiểm nghiệm và chấp nhận một cách khoa học. Hay ít nhất được tuyệt đại đa số những người trên thế giới đồng tình ủng hộ. Liệu đây có phải là một giấc mơ trở thành hiện thực, là thái độ của mọi ngườiphản ứng của họ về các hoàn cảnh đó sẽ mang tính xây dựng và đem lại nhiều ích lợi hơn vào lúc này hay không. Những vấn đề và khó khăn cho dù là kinh tế chính trị hay xuất phát từ nhận thức, chắc chắn sẽ được giải quyết một cách hiệu quả hơn và sẽ được giảm thiểu tới mức tối đa. Chính vì thế mà sự băng hoại, bóc lột và nhiều hình thức đạo đức xuống cấp từ bấy lâu nay đã làm xói mòn xã hội và các quốc gia hiện nay. Tuy nhiên việc chấp nhận chân lý vĩ đại, phổ quát và hiển nhiên này đã trở thành như là một hiện tượng giống như con người đặt chân lên mặt trăng vậy.

Một Giấc Mơ Trở Thành Hiện Thực Chăng

Liệu “giấc mơ” này có trở thành hiện thực nơi các giáo lý của các tôn giáo chăng, đặc biệt là nơi giáo lý Phật giáo, một tôn giáo đã đề cập đến các hiện tượng này một cách trực tiếp và dồi dào trong kinh Phật. Liệu giấc mơ này có trở thành một thôi thúc đầy ý nghĩa để thể hiện được một ý chí mạnh mẽ hơn nơi một bộ phận dân chúng, khiến họ cảm thấy hổ thẹnsợ hãi khi làm điều không tốt, ngay cả khi không có người nào chứng kiến hay biết được các hành vi đó. Nhưng xin nhắc lại một lần nữa ước mơ này cần phải được giải thích một cách cặn kẽ trên cơ sở giáo lý của Đức Phật, để có thể được áp dụng hiệu quả vào cuộc sống đời thường và nơi các công việc của người đời. Bằng không, và đây là điều kiện vô cùng quan trọng, hiện tượng này chỉ là nhân duyên khích động lên một phản ứng mơ hồ thay vì một sự chấp nhận thông minh chân lý nghiệp chướng còn sót lại và có thể dẫn đến lạm dụng thay vì sử dụng được một cách thông minh, khả năng siêu vượt này. Đây là một ảnh hưởng vô cùng to lớn và có thể gây ra kết quả tai hại siêu nhiên, giống như thân thể nếu không được kiểm soát chặt chẽ và đặt dưới kỷ luật nghiêm ngặt, ảnh hưởng lôi cuốn của điều này sẽ vô cùng mãnh liệt một cách khác thường. Trừ khi được đặt dưới chế độ kỷ luật nghiêm minhkiềm chế nghiêm khắc, rất có thể chúng sẽ tạo ra những hậu quả khủng khiếp, cho chính mình và cho nhiều người khác ở mức độ toàn cầu.

Đối với những người hoài nghi chân chính, các trích đoạn của Đức Phật về hậu quả cho rằng khi một tuệ giác được thanh tịnh và trở nên linh hoạt sẽ xuất hiện khả năng tạo ra được ý Sinh Thân tự nhiên đáng cần tới một suy tư cẩn thận, và kết quả là phải cần đến một số giải thích như sau:

Giấc MộngHiện Thực Khi Còn Đang Tiếp Diễn

Một người bình thường luôn mơ mộng khi ngủ. Một điều hết sức rõ ràng là những gì diễn ra trong giấc mơ - Bất kể điều gì thấy, nghe được v.v… đều do tâm tạo ra hay nói chính xác hơn tất cả xuất phát từ Tâm Hộ Kiếp (Bhavañga-citta) có nghĩa là xuất phát từ đáy tâm hữu phần hay là tận cõi lòng sâu thẳm. Như tất cả chúng ta đều biết, vẫn tồn tại một thân xác khác nữa, thực tếbền vững cho đến khi nào giấc mơ vẫn còn tồn tại, không kể đến thân xác bất động và đang ngủ của ta. Thân xác thứ hai hay là “song hành” đó hoàn toàn đầy đủ các chi, và cơ quan, cộng với các giác quan có khả năng vận hành y hệt như thân xác của ta. Thân xác này có thể cảm thọ, suy nghĩ và cảm nhận được những cảm xúc. Nói tóm lại, thân xác đó hoàn toàn sống động như là thân xác tương đương của ta, cho dù cuộc sống của thân xác này so với thân xác đồng hành của nó, rõ ràng là có ngắn ngủi hơn. Nhưng sức mạnh những cảm nghiệm gặp phải trong những giây phút ngắn ngủi đó chẳng có ngắn ngủi hay hão huyền một chút nào. Ngược lại còn rất mạnh và đôi khi, đặc biệt trong trường hợp một đau khổ có cường độ mạnh, hình như còn tồn tại vĩnh viễn nữa là đàng khác.

Tuy nhiên, vì hầu hết các giấc mơ của chúng ta đều không mạch lạc và khó hiểu, phần lớn thời gian là sản phẩm do chính những triền cái thường tự đánh lừa chính mình, nên chúng ta thường có khuynh hướng đưa ra những kết luận khái quát và ngây thơ cho rằng các giấc mơ chỉ toàn là ảo giác và chẳng đưa ra được những ý định trước đây. Cho dù có một thực tế rõ ràng là một số giấc mơ đã thực sự được biết đến như là lời tiên đoán cho những sự kiện trong tương lai một cách chính xác. Nếu chúng ta xét đến những hiện tượng này với một thái độ không thiên vị và thực sự với một tâm hữu phần tìm hiểu nghiêm túc, ta sẽ thấy cả hai thái độ kết án một cách chung chung và một thái độ tin tưởngđiều kiện những giấc mơ đều là những thái độ quá khích. Chắc chắn sẽ phải có một thái độ trung dung cần tìm hiểunghiên cứu với một cách tiếp cận phân tích và một tâm khoa học. 

Có một điểm chung cho cả hai hạng người mơ mộng và ngưòi nhập thiền sâu xa. đó chính là sự thức tỉnh tâm như là điều gì đó đối kháng lại với tính vô ý thức của thân xác của chúng ta. Chính vì thế ta có thể khẳng định được thành một công thức như sau. Nếu khi tâm trở thành vô thức và được tách khỏi thân xác thô thiển của chúng ta, sẽ có một Ý Sinh Thân khác xuất hiện để bù vào chỗ thân xác của ta ngay tức khắc. Đây chính là thân xác do tâm tạo ra. (Ý Sinh Thân). Thân xác này xuất hiện trong giấc mơ hoặc vào lúc chúng ta nhập thiền bậc cao. Cảm giác bay bổng lâng lâng cùng xuất hiện trong lúc nhập thiền cũng chính là cảm giác của Ý Sinh Thân đó. Chỉ có điều khác là, trong giấc mơ người ta bị tước đoạt mất chánh niệm đã được kiểm soát. Trong những giây phút như vậy thì ước muốn bị khống chế, những tư tưởng mong muốn và những tưởng tượng tình cảm được phép tuôn trào một cách hoang dại. Kết quả là trong đa số những trường hợp như chúng ta đã thấy, chính vì thế mà “chất cặn bã”tâm cho đến giờ vẫn thường được lắng đọng trong hữu phần từ bấy lâu nay lại nổi lên và chơi khăm những người mơ mộng đó. Trong trường hợp một chủ thể là người nhập thiền nghiêm túc từ đó một Ý Sinh Thân được tái tạo ra, cũng xuất hiện một mức độ chánh niệm đủ để có mức độ tự kiềm chế cho dù điều đó vẫn chưa đủ để sử dụng quyền lực tuyệt đối trên Ý Sinh Thân vừa được tạo nên. Điều này không thể diễn ra được cho đến khi người đó đạt đến thiền bậc bốn. Thì sức mạnh kiềm chế này mới kiềm tỏa được Ý Sinh Thân một cách hoàn hảo vì theo Đức Phật chỉ ở mức độ chánh niệm này, thì thân xác mới được thanh tịnh đồng loạt với phẩm chất hành xả được (upekkhāsatipārisuddhiṃ)

Vùng Sáng Đan Xen Nhau” 

Khi chúng ta đạt đến bậc thiền tột đỉnh, thường thấy xuất hiện nhiều loại cảnh tượng tâm đa dạng. Ở đây, Ý Sinh Thân có thể được coi như là một “phôi thai”. Tâm đang đứng trước ngưỡng cửa tách biệt khỏi cái lồng xác thịt. Nó xuất hiện trong vùng “sáng đan xen nhau” giữa thức tỉnh và ngủ mê. Trong trường hợp chưa rơi vào giấc ngủ say, những hình ảnh tâm sẽ xuất hiện một cách rõ ràng hơn khi nhập thiền ngày càng thêm mãnh liệt và hậu quả tất yếu là một hiện trạng ngày càng mất ý thức về thân xác. Kể cả bất độngmệt mỏi, và cũng như nhĩ căn … nếu như hành thiền tiếp tục được phát triển cho đến khi đạt đến bậc một và kéo dài từ năm đến mười phút, thì chẳng còn cảm nhận được bất kỳ cảm giác nào thuộc thân xác nữa. Cùng lúc đó sẽ xuất hiện cảm giác của một thân xác khác tự động xuất hiện. Tuy nhiên, ngay cả ở bậc thiền này (thiền bậc một) thì Ý Sinh Thân được tạo ra và vẫn chưa được kiềm chế một cách tuyệt đối. Chỉ trong thiền bậc bốn thì sức mạnh này mới hy vọng được kiềm tỏa một cách hoàn toàn. Khi đó hình ảnh tâm xuất hiện một cách rõ ràngsống động và cũng theo ý muốn của ta nữa có nghĩa là ngay tức khắc.

Một hiện tượng cũng đáng cho ta nghiên cứu thêm đó là có hiện tượng xảy ra trong rất nhiều trường hợp các ông đồng bà bóng (mediums) thường có khả năng nói những tiếng lạ mà họ chưa bao giờ có thể nói được trước đó, có nghĩa là trong lúc tỉnh táoý thức, điều quan trọng là những tiếng lạ đó đôi khi lại tiên đoán chính xác những sự kiện sắp xảy ra và không có trong mộng và có thể được chứng minhlời nói hay lời tuyên bố chính thức của các nhân vật nổi tiếng đã chết. Điều này ít nhất cũng chứng minh được một điều là những người chết chẳng bao giờ biến mất luôn. Nhưng họ vẫn còn sống và khỏe khoắn ở đâu đó, trong một chiều kích nào đó mà chúng ta chưa khám phá ra. Theo giáo lý của Đức Phật, chúng ta biết họ đang ở dạng các chúng sanh vô hình mà đa số đều cho là các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) một trong bốn cách tái sanh đã được Đức Phật mô tả trong Kinh Mahāsīhanāda, trong bộ Mūlapaññāsaka thuộc Trung Bộ Kinh. (Middle Lenghth Sayings)

“Tái sinh nơi cõi Hóa Sinh là gì?” Đó là những chúng sanh thần tiên. Những chúng sanh tái sanh trong địa ngục, một số con người (trong những giai đoạn tiên khởi của cõi đời này và một số loại ma quái (Vinipāta)”

Đức Phật gọi những chúng sanh này là Hóa Sinh (Opapātika) là vì thân xác và cuộc sống của họ hoàn toàn do tâm mà ra. Điều này lại được khẳng định chắc chắn một lần nữa trong Kinh poṭṭhapāda, trong tác phẩm Sīlakhandhavagga, thuộc Trường Bộ Kinh (Long Length Sayings đoạn 9/ 241)

Qua tâm thì Ngã (atta) thu được điều gì? Vì Sắc của Ngã (atta) do tâm tạo ra, trọn vẹn với các chi và đầy đủ các cơ quan hoàn hảo, và các giác quan hoạt động. Chính điều Ngã (atta) thu được đó lại do tâm tác thành nên.”

Chính những đoạn trích trên đây có thể so sánh với đoạn trích ngay ở trang đầu chương này. Để cho độc giả có thể tự đi kết luận lấy cho mình thuận lợi cho mình, tôi trích lại ngắn gọn đoạn trên dưới đây.

“Một vị tỳ khưu chủ tâm nhập thiền định . . .hướng tâm trí tới việc tạo ra một “Ý Sinh Thân” . . . với đầy đủ các chi và các cơ quan nội tạng, hoàn hảo với các môn. . .”

Chúng sanh Thuộc Hai Cõi

Từ những trích đoạn trên ta có thể đi đến kết luận là, ngoài việc chấp nhận rằng thực sự có việc các chúng sanh vô hình là có thật được gọi chung là chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) một vị tỳ khưu chủ tâm nhập thiền định tới bậc bốn có thể “tạo ra” một Ý Sinh Thân khác hoàn toàn do tâm tạo ra. giống hệt như một Chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika). Mặt khác, một con người như vậy với khả năng tạo được cái gọi là chúng sanh Ý Sinh Thân, nhờ thành tích đó người này có thể trở thành một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) theo ý muốn bất kỳ lúc nào, không nhất thiết chỉ sau khi chết. Ta có thể nói, đây là một chúng sanh thuộc hai cõi, có khả năng di chuyển thức qua lại từ cõi thô thiển hữu hình này đến chiều kích tinh tế, vô hình thuộc cuộc sống Hóa Sinh (Opapātika). Điều này có thể thực hiện được tuỳ ý muốn và ngay tức khắc.

Để có thể nắm được khả năng này, hay đúng hơn là nắm được chân lý này một cách tốt hơn. Điều cần thiết là ta phải nghiên cứuhiểu rõ một trong những mô thức của Đức Phật nói về y tương sinh (dependent origination) “Có thức là xuất hiện Danh và Sắcchấp nhận chân lý của mô thức này sẽ cho phép ta nhận ra, khi con người ta sinh ra trên cõi đời này, chính thứcnhân duyên tác thành tạo ra thân xác thô thiển từ máu người mẹ của ta. Tuy nhiên xét về góc độ thể chất, chúng ta đều biết các phần của thân xác chúng ta như tóc, răng, móng tay móng chân, xương cốt v.v… xuất hiện thông qua nguyên lý nuôi dưỡng do máu huyết của người mẹ ngày từ khi toàn bộ những bộ phận này mới chỉ là một phôi thai nằm trong bào thai người mẹ. Đến đây tiến thêm một bước nữa, chúng ta cần phải biết thêm điều gì lại có khả năng biến đổi máu của người mẹ trở thành những thành tố cấu thành đó trở thành nhứng bộ phận rắn chắc mà ta gọi là máu, tóc, răng xương v.v…

Từ những trích đoạn nơi giáo lý của Đức Phật ở trên, nếu như khái niệm “tạo hóa” vẫn còn được coi trọng, chúng ta có thể nói “tạo hóa” chẳng là gì khác hơn là thức hay là “tâm” là điều Đức Phật muốn ám chỉ. Tâm này đứng đàng sau qui trình hơi thở của cuộc sống đối với bào thai trong lòng mẹ, biến đổi thức ăn được tiêu hóa thành máu và máu tức là các thành tố khác nhau của máu lại biến đổi thành tóc, móng, răng v.v… làm thành một cơ thể vật lý. Chính vì thế đây là luật tự nhiên “tạo hóa” ở một mức độ tinh tế hơn, hay là cùng một cách thức, tỷ dụ như luật trọng lực, trong bình diện vật lý. Làm cho một vật rơi xuống trái đất vậy.

Đến đây, điều gì Đức Phật đã nhìn thấy hay thể hiện được khiến ngài nói lên điều đó? Trong Kinh Phật chúng ta thấy, trong số những khả năng tạo ra “Ý Sinh Thân” có thể được phân biệt, hay là được tác tạo thành thông qua thành tích những khả năng siêu nhiên của ngài. Nhờ đó ngài đã biết được những cõi khác của cuộc sống là có thật và những chúng sanh cư ngụ trong các cõi đó được gọi chung là chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika), kể cả tuệ giác trổi vượt hơn hẳn những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) này, tuy nhiên những chúng sanh này đã biến hóa một cách cao hơn. Điểm này đã được đề cập đến trong chương hai trang 61, bàn về tuệ giác của Đức Phật được gọi là Adhidevañāṇadassana. Vì đối với nhiều người một cách chung chung, có rất ít người, nếu không phải chỉ có một số rất ít nhìn ra được một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) là có thật. Trong số rất ít đó, lại chỉ có một số ít hơn không tin vào những gì họ nhìn thấy; họ cũng chẳng hiểu họ nhìn thấy như thế nào và tại sao họ lại có được cảnh tượng đó. Trong nhiều trường hợp họ lại gạt điều đó sang một bên, kết luận là đó chỉ là ảo giác và dừng lại ở đó.

Với sự chấp nhận nguyên lý “thiên nhiên” hiểu theo nghĩa rộng này, ta có lý khi nói rằng điều kích hoạt những cơ quan giác quan, khiến mắt có thể nhìn thấy được, tai nghe thấy, mũi ngủi được, luỡi nếm, tay sờ mó, và suy nghĩ được, chẳng là gì khác hơn là chính thức hay là “Tâm”đóng vai trò một “động lực đầu tiên” (First mover) hay là một lực chuyền đứng đằng sau hành động thấy, nghe, ngửi. v.v…Chính vì thế khi động tác nhìn diễn ra, chính là “tâm” hay nhãn thức nhìn thấy vậy (thông qua thần kinh nhãn). Cũng như vậy khi có động tác nghe, hay ngửi nếm, tiếp xúcsuy nghĩ. Cũng y hệt như vậy chính thức hay là “tâm” thực hiện điều này. Tâm thực hiện hành động này thông qua các “kênh” hay là các công cụ là mũi, lưỡi, thân xác (da) và cái được gọi là ý hay là “tâm” chính vì thế mà Đức Phật dùng một từ là Nhãn Thức (Cakkhurññāṇa) có nghĩa là thức thông qua mắt sotaviññaṇa- Nhĩ thức tức là thức thông qua tai v.v… chấp nhận những định nghĩa nêu trên sẽ dẫn đến tuệ và trí cho rằng không phải mắt nhìn thấy cũng chẳng phải tai nghe, hay mũi ngửi được v.v… nhãn xứ,nhĩ xứ, tỷ xứ, và các xứ khác chỉ là những sắc thần kinh hay là những kênh thông qua đó “Tâm” có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì thế các xứ vừa kể không phải là nhân duyên của những nhiệm vụ đó. Điều này giống như một cây mọc lên từ những hạt giống của cây đó, mới là nhân duyên của các cây đó. Điều này đúng như vậy. Đất trồng có thể đóng vai trò bổ sung hay là phương tiện cho cây mọc lên mà thôi. Bản thân của đất trồng không thể đem sự sinh ra cho cây, cho dù không có đất thì cây không thể phát triển được. Cũng như vậy đối với những điều kiện khí hậu, độ ẩm, chỉ được dùng như là những nhân duyên hỗ trợ cho cây lớn lên. Nếu ta cho là chính mắt có thể nhìn thấy chẳng lẽ là chúng ta cao bằng cho là đất trồng đã làm nảy sanh ra cây hay sao. Đây chính là một đánh giá quá cao và tạo ra những hiểu lầm nghiêm trọng ở mức độ một sự thật tuyệt đối hay là phân tích đến cùng mà ra. Chính vì thế chúng ta không nên phóng đại quá khi nhấn mạnh đến nguyên lý tuyệt đối này như là điều gì đi ngược lại những nguyên lý qui ước.

Mục tiêuý nghĩa

Còn có một chân lý khác nữa không được coi nhẹ, một nguyên tắc cho là bất kỳ điều gì được sản sinh ra trong thiên nhiên hiểu theo ý nghĩa qui ước của từ ngữ đều không nhằm đến một mục đích nào hay đem lại một ý nghĩa nào cả. Có nghĩa là thiên nhiên không hàm chứa một ý định nào hay một ước muốn nào ở phía sau cả. Điều này ta có thể thấy trong cơn gió thổi, cây đổ, lửa cháy trụi nhà, mưa đổ xuống, hay sấm sét nổi lên. Một điều rất thực là chúng ta có thể giải thích những hiện tượng đó xảy ra. Nhưng chúng ta không thể nói được tại sao hay vì mục đích gì những điều đó lại xảy ra giống như vậy. Điều này thì hoàn toàn khác so với những gì đã xảy ra đối với những gì được thức hay “tâm” tạo ra. Vì chúng ta có thể nói cho mọi người biết về mục tiêu hàm chứa trong đó hay là một ý định, có nghĩa là một ý nghĩa hàm chứa đàng sau sự việc đó. Toàn bộ các căn các chi nội tạng trong con người được tạo nên không do ngẫu nhiên, nhưng để nhằm phục vụ cho một mục đích gì đó.. tóc, răng, xuơng, tim gan phèo phổi và các thứ khác tất cả đều có mục đích riêng của nó. Tất cả có bằng cách này hay cách khác đều có liên hệ với nhau, hay đan xen vào với nhau trong một hệ thống, ở đây là thân xác của con người. Ngay cả bộ não cũng chỉ là một kênh thông qua đó thức hay là “tâm” thực hiện nhiệm vụ dưới dạng suy nghĩ hay cảm nhận (tình cảm).

Nếu chúng ta dừng lại và nhìn vào các phần khác nhau của một cỗ máy do con người tạo ra, chúng ta sẽ thấy mỗi một bộ phận hay toàn thể cấu trúc của cỗ máy đều nhằm thực hiện một mục tiêu này hay mục tiêu khác nào đó. Chẳng có bộ phận nào được chế tạo mà không nhằm một mục tiêu nào cả. Đương nhiên điều này là do kết quả của bộ não con người tạo ra. Cùng một cách thức như vậy và theo một nghĩa rộng. Mỗi một bộ phận và toàn bộ các bộ phận của thân xác con người ta được biết là đã tồn tại nhằm một mục tiêu duy nhất là tương quan với các bộ phận khác, toàn bộ các bộ phận gom lại chỉ nhằm một mục tiêu duy nhấtnuôi dưỡng toàn bộ thân thể con người. Chúng không xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay không có mục tiêu nào cả. Vì chúng đều là công trình của tâm. Giống hệt như mỗi chi tiết trong một cỗ máy đều là công trình của trí óc con người. Chấp nhận sự thật này, chúng ta sẽ hiểu được tuệ hay là “tâm” và khối óc của con người không phải là một; cả hai cũng không thuộc một lãnh vực giống nhau. Trí óc chỉ là dụng cụ, hay là kênh truyền tải những thể hiện hay những biểu lộ của “tâm” mà thôi. Tác giả muốn cung cấp cho bạn đọc những sự thật này như là một món ăn tâm dành cho những người có tư duy và dành cho ai hoài nghi chính cống, có nghĩa là những ai còn tha thiết với tâm rộng mở và chấp nhận những sự thật mới thông qua những sự kiện xem ra đã có vẻ “xa lạ” nếu không muốn nói là kỳ quặc trong tâm của họ.

Hơn thế nữa, với từng bộ phận của cơ thể đều có những chức năng đặc biệt cho thân xác, một điều tiếp theo đó là các hành động và từng hành động một hay từng cách thức cư xử của những bộ phận đó sẽ chắc chắn được điều hành cho phù hợp với những mục tiêu đã được định trước cho chúng. Đây lại là một bằng chứng nhờ đó liên quan đến “tác nhân” đàng sau những sự việc đó, những thái độ đó hay những qui trình đó, có nghĩa là tiềm thức hay “tâm” được gọi là “động lực đầu tiên” (prime force) hay là một lực truyền (driving force) nếu bạn muốn gọi là như thế. Thế nên, nếu thứchay “tâm” có thể tạo ra được một thân xác thô thiển. Thì với những tác nhân hỗ trợ của cha mẹ, khí hậu và những thành tố khác của trái đất này, tại sao không thể tạo ra được từ những động lực sáng tạo của riêng mình một thân xác tinh tế, độc lập khỏi cõi vật chất này những nhân duyên tác thành dụng cụ – theo đúng chiều kích của mỗi thành phần?

Thức Hay “tâm” thuyên chuyển

Đương nhiên đây chỉ là một lý luận theo kiểu lô-gic, một lối suy ra từ những thành tố đã biết rõ suy ra những sự kiện chưa được biết. Từ những sự kiện đã quá rõ ràng đến chân lý xem ra bí hiểm. Nhưng chính như vậy chân lý to lớn và sâu xa đã được khám phá. Nếu chúng ta chú tâm tiếp tục một cách cẩn thận và có hệ thống với những lý luận của chúng ta, đối với những ai có được những sức mạnh siêu phàm như thể Đức Phật và một số các đồ đệ của ngài, chắc chắn đây chính là sự thể hiện của họ, là thắng trí của họ vậy. Họ đã có khả năng tạo ra được hay phân biệt được. Chỉ để xem được, một “Hóa tâm thông” ngay cả khi họ vẫn còn sống trên trần gian này. Một điều mở ra như vậy, những bậc thánh nhân như đã đề cập đến ở trên là những con người thuộc hai cõi. Có khả năng di chuyển thức của họ qua lại giữa trần gian thô thiển này sang cõi vô hình thuộc cõi Hóa Sinh (Opapātika) theo ý muốnngay lập tức. Hơn thế nữa họ còn có khả năng biết được, vì họ có khả năng nhận ra, người chết hiện đang được tái sanh ở nơi nào sau khi họ đã từ biệt cõi đời này. Bằng cách nào họ đã đến được đó và cõi nào hay môi trường nào hiện họ đang trú ngụ. Điều này thông qua sức Thiên Nhãn Thông (clairvoyance) của họ mà có. Đặc biệtĐức Phật, ngài còn có một tuệ giác thêm vào đó như đã được mô tả trong chương bàn về Nhớ Lại Tiền Kiếp, khả năng này còn cho phép ngài nhìn thấy cuộc sống quá khứ của bất kỳ người nào theo ý ngài muốn. Như vậy ngài có thể nhận ra cuộc sống người đó đã sống, người đó đã sống ở đâu, tên là gì và hoàn cảnh gia đình ra sao và những dữ liệu có liên quan.

Động lực đầu tiên (prime mover) có nghĩa là thức (tâm) có khả năng tạo ra và nuôi dưỡng bất kỳ hình thức cuộc sống nào, ở đây còn gồm có cả cuộc sống của súc vật và cây cối nữa. Bất kỳ nơi nào có cuộc sống, dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều có thức (tâm) hiện diện. Chính vì thế đây chính là ‘bản chất’ theo nghĩa rộng, tạo thành và duy trì sự sống, biến đổi thực phẩm trở thành máu và các thành phần khác của một hệ thống thân xác, cho dù đó là của con người, súc vật hay cây cối. Cuộc sống đó xuất hiện rất đa dạng là do rất nhiều những chi tiết phong phú khác nhau thuộc các mức độ hay chất lượng của chính thức đó. Một bài kệ mở đầu cho tác phẩm Pháp Cú Kinh (Dhammapada) được trích ở đây để xác thực chân lý này. Hiểu theo nghĩa đen cho rằng tâm (ở đây được hiểu là thức hay là tâm) chính là tiền thân của các pháp. Trổi vượt lên trên hết mọi tâm, toàn bộ các pháp đều do tâm mà tạo thành. Lại còn một câu trích trong Kinh Cūlakammavibhanga [1] cũng đáng được lưu ý như sau. Chính là do “Kammaṃ satte vibhajati yadidaṃ hīnappṇītatāya: Nghiệp chướng khiến cho mọi chúng sanh khác biệt lẫn nhau. khiến cho chúng sanh từ chỗ thô thiển và trở nên tinh tế.”

Còn về di truyền thì sao?

Một vấn đề đang được nghiên cứu tìm hiểu nổi lên ở đây cho là tại sao thức hay là “tâm” đã thực sự trở thành một lực tạo thành thân xác, một thân xác giống như một kết quả của lực tác tạo xuất phát từ cha mẹ, ít nhất hay trong một vài trường hợp ở một mức độ đáng kể, điều này hoàn toàn ăn khớp với cuộc sống hiện thấy được trên thế giới hiện nay. Điều này có phải là khái niệm về di truyền không có một chút sự thật nào hay sao?

Câu trả lờidi truyền cũng góp phần đáng kể trong toàn bộ qui trình này. Nhưng không phải là thành tố hay nhân tố duy nhất trong qui trình này. Vẫn còn một thành tố khác nữa cần được nghiên cứu nếu chúng ta muốn nhìn vào hình ảnh nguyên trạng của toàn bộ vấn đề. Đây chính là thức giới đứng đàng sau qui trình sắc. Cũng phải nói thêm, đây là một qui trình sáng tạo nói về danh và sắc trong lòng mẹ. Chính vì thế, cả hai gộp lại nhiệm vụ với nhau trên cõi đời này lại có thể phân biệt được một cách đều nhau. Nhưng ở góc độ cuộc sống siêu hình thuộc cõi Hóa Sinh (Opapātika) thì không cần thiết phải có cha mẹ và như thế vấn đề di truyền theo như chúng ta hiểu không có phần can dự nào cả. Như chúng tôi đã đề cập đến ở trên. Một người chết tức là thân xác thô thiển này sắp phải chết hay là tan rã thì thân xác Hóa Sinh (Opapātika) liền xuất hiện ngay vào sát na giống như bản sao thân xác thô thiển này vậy. Thân xác này cho đến khi nào còn tồn tại trên bầu khí quyển này tức là ngôi nhà cũ của nó. Tức là cõi đời này, cho đến khi nào người đó chưa được đưa đến một cõi nào đó tương xứng với nghiệp chướng vào sát na thân xác của người sẽ nhận lấy hình thù, nét đặc trưng và sự tinh tế của cõi đó, là thân xác Hóa Sinh (Opapātika) này hay bạn có thể gọi đó là thân thể được tái sanh nơi tâm hữu phần có nghĩa là Tâm Hộ Kiếp (Bhavaṇga-citta) không có cha mẹ theo ý nghĩa của từ chúng ta thường hiểu trên cõi đời này có ảnh hưởng gì hay giữ vai trò gì trong đó. Cho dù cho mẹ có tạo ra được hiệu quả nghiệp chướng gì người đó đã tích lũy được từ xưa đến giờ. Cho đến nay đã có đủ bằng chứng để khẳng định điều đó đối với những người nghi ngờ chân chính., nơi những ai tự cho mình là đã nghe theo lý lẽ ở một mức độ nào đó.

Như trên đã đề cập đến thân xác hóa sinh (Opapātika) cũng có các bộ phận và các chi giống y như thân xác . Thân xác đó cũng có năm căn có thể hoạt động tốt – Nói chung, không nói đến căn thứ sáu có nghĩa là tâm trong nhiều trường hợp còn có thể hoạt động tốt hơn. Đặc biệt những người đang trong nhàn cảnh chấp nhận điều này là có thực. Vì vẫn còn có một điều nghi ngờ- và còn là một nghi ngờ hợp lý nữa là đàng khác. Đó là làm thế nào và tại sao thức có thể biết được điều gì đã được tác tạo ra và dùng vào mục đích gì nơi một cỗ máy phức tạp cao độ như vậy được gọi là một thể xác. Về câu hỏi này tôi muốn đưa ra ý kiến riêng của tôi là điều này chính là tài khéo và sự lưu loát bao trùm lấy chính thức vậy. Một cặp song hành có thể rút ra được từ cùng một khả năng trong lãnh vực trần tục như trong khoa học, toán học, kiến trúc và nhiều môn khác nữa đối với những ai đã kinh nghiệm qua được trong lãnh vực riêng của mình khối kiến thức ngầm hiểu các câu hỏi bằng cách nào, tại sao và lý doviệc làm đó lại tự động diễn ra, hay bằng trực giác, hầu như chỉ trong một giây lát, tuy nhiên cho dù chúng đã đạt được những tư liệu cần thiết để thực hiện như vậy. Những điều này còn cần nhiều thời giancố gắng và rất có thể còn cần nhiều nhân tố phụ trợ khác nữa như là người tổ trưởng và các công nhân dưới quyền ông thể hiện những tư tưởngchương trình của họ. Trong khi đó ở trường hợp thức hay là “tâm”, đặc biệt đối với việc sáng tạo ra thân xác Hóa Sinh (Opapātika) thì toàn bộ nhưng vật liệu cần thiết đã được gắn kết nơi chính trong đó, những “tư liệu” này thực chất cũng là sắc pháp, nhưng ở một góc độ tinh tế hơn hay với một từ hiện đại và khoa học, những “pháp đó” thuộc tần số rất cao hay là thuộc siêu tần số, nhưng dẫu sao chúng vẫn là sắc pháp. Trong Đạo Phật, thân xác đựơc tinh luyện bao gồm những giới đã được thanh tịnh và được gọi là Sắc Tế (Sukhumarupa) trong khi đó thân xác thô thiển thuộc cõi trần gian này được gọi với tên là Sắc Thô (Olārikarūpa). Vì thế cả hai loại thân xác đều xuất phát từ một nguồn gốc giống nhau. Có những trường hợp một số người thường nhìn thấy sự xuất hiện của thân xác Hóa Sinh (Opapātika) của một người chết trong trường hợp phải chết tức tưởi như bị tai nạn chẳng hạn. Thân xác Hóa Sinh (Opapātika) có thể quay trở lại thăm các người thân hay bạn bè của mình y hệt như tình trạng diện mạo khi bị giết trong tại nạn. Máu chảy từ vết thương, xương xẩu bị gẫy giống như các bộ phận của thân xác lúc bị tai nạn. Kể cả nước tiểu và phân thường thấy nhắc đến nữa, đây lại là một bằng chứng nữa thường được dùng để xác nhận chân lý cho là thân thể Hóa Sinh (Opapātika) có thể giống hệt như bản sao thân xác cõi trần của nó vậy. Như đã nói ở trên ít nhất cũng vào lúc này.

Siêu Hình Là Nguồn Hữu Hình

Điều này cũng có thể giúp loại bỏ được một loạt những nghi kỵ nơi một số người không hiểu được bằng cách nào, thức có thể tạo ra được một thân xác khác tinh tế hơn là bản sao trần tục của thân xác đó. Tôi muốn tái khẳng định ở đây rằng, vì thân xác được tinh tế của chúng sanh hóa sanh (Opapātika) là một vật giống hệt như bản sao thân xác con người ta, thân xác này phải được tác thành bằng bốn giới đó là: đất nước gío và lửa. Phần rắn chắc của thân xác hóa sanh, chính vì thế mà có phần kém hơn đôi chút mặc dù hay là vì thân xác này có hơi tinh tế hơn một chút. Thực chất chính vì điểm nó được tinh tế và vô hình đó là lý do tồn tại (raison d’être) nguồn gốc của sự kém tinh tếhữu hình. Chính vì thế mà, lấy thí dụ như tóc và xương thường tồn tại trước tiên nơi một tần số cao hơn trước khi xuất hiện ở một tỷ lệ tần số thấp hơn. Chứng cớ có rất nhiều nơi những vật tồn tại trên trái đất của chúng ta, nếu chúng ta ngưng suy nghĩ đến chúng trong giây lát. Không khí, hay gió, khí ga và nhiều hình thức năng lượng đa dạng là những ví dụ cụ thể cho sự thật này. Bất kỳ điều gì con người đã thực hiện trên hình thức sắc hữu hình này đều là thí dụ điển hình như là một định luật phát xuất từ hình ảnh tâm của con người đó mà ra. Điều đó xuất hiện trước tiên trong tâm người đó dưới dạng một vật vô hình. 

Nếu chúng ta ngừng suy nghĩ về điều kiện thuộc những lãnh vực vô sắc trong Phật giáo thường gọi là Thiền Vô Sắc Giới (Arūpajhana), tức là những cõi thuộc những ai đã đạt đến được Thiền Vô Sắc, chúng ta sẽ thấy làm thế nào sự vô hình có thể tồn tại được mà không có sự hữu hình, tức là “Danh” vô “Sắc” trong khi đó ngược lại thì không thể được. Trong ngôn từ khoa học hiện đại, trong một số trường hợp tuyệt đốicá biệt, điều này giống như danh chỉ có thể tồn tại được mà không có sắc, nhưng lại không thể ngược lại được. Chính vì thế đây là một ngoại lệ. Tuy nhiên, đây là một ngoại lệ rất có giá trị chứng tỏ rằng bằng cách nào đó một điều gì đó có thể tồn tại không cần đến vật gì khác, mà vật này không thể tồn tại được nếu không có điều này..

Trong trường hợp như thế, có thể đặt thành một qui luật cho rằng, chỉ trừ trong trường hợp những cõi thiền vô sắc giới (formless Jhana), còn trong toàn bộ các cõi khác thuộc các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) đều thấy xuất hiện điều được là bốn giới: địa, thủy, khí hay phong và hỏa, đương nhiên sự khác biệt, hệ tại ở trình độ và mức độ trưởng thành siêu nhiên cũng như trình độ sắc tế mà ra có nghĩa là bốn “giới” như là kết quả xuất phát từ đó. Đây là sáu cõi Dục Giới (kāmāvacarabhūmi) có nghĩa là các cõi dục, có thể nói đây là các nhàn cảnh (tuy nhiên hạnh phúc ở đây lại rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ) bốn khổ cảnh (apāya) và mười sáu cõi Thiền Sắc Giới (rūpajhāna).

“Lúc này sức mạnh sáng tạo của “thức” (tâm) cũng lệ thuộc vào sắc rất nhiều, có nghĩa là bốn “giới” của mỗi cõi. Như vậy trong cõi thế gian thô thiển, thì sắc thô thiển lại đóng một vai trò làm chậm lại qui trình sáng tạo. Chính vì yếu tố này mà giai đoạn thụ thai đối với con người cần tới chín tháng trước khi sinh khởi thực sự có thể diễn ra. Nơi súc vật giai đoạn này có thể thay đổi, nhưng chắc chắn phải có một thời gian nào đó lâu dài hơn kém so với con người. Trong khi đó sinh khởi của súc vật vào cõi Hóa Sinh (Opapātika) diễn ra giống như con người, xảy ra ngay lập tức, sức mạnh tái tạo của thức có tiếng nói tuyệt đối ở đây. Bất kỳ giới nào trong bốn giới đó đều có thể được rút lạilợi dụng Sắc thân thích ứng ngay với sự tinh tế của các cõi đó. Khả năng rút bất kỳ thứ gì rất cần thiết đối cho qui trình sáng tạo lại là một khía cạnh lưu loát khác của thức (tâm). Ngoài sự lưu loát như đã đề cập đến ở trên, điều này giúp am hiểu được điều gì nên được tác tạo và dùng vào mục đích gì, và điều quan trọng nhất là tác tạo bằng cách nào, nghĩa là biến đổi chúng nhằm đáp ứng nhu cầu ngay tại chỗ.

Yếu Tố Song Hành Và Bổ Sung Cho Thức

Từ những đoạn đã được thảo luận cho đến lúc này, thẳng thắn mà nói ta thấy thân xác được sinh ra hay xuất hiện không chỉ thông qua những thân căn hay đi kèm với nhiều giới khác nhau theo một tỷ lệ thích hợp và do những phản ứng hóa học xuất phát từ đó thôi đâu, nhưng còn có một nhân tố quyết định đàng sau qui trình đó. Nhân tố này Phật giáo gọi là Thức (Viññāṇa). Tuy nhiên ở mức độ phân tích sâu xa hơn, có một vài yếu tố song hành cùng xuất hiện chung với Thức. Liên quan đến tâm của những người đời thường, Đức Phật đã mô tả những yếu tố này là Xúc (phassa), (Cetanā) hay là sở hữu tư, Ái dục (Taṇhā) và Thủ (Upādāna). Toàn bộ những yếu tố này đi kèm theo một cách tự nhiên cùng với một hiện tượng chẳng hạn như Nhãn Thức hay còn gọi là Cakkhuviññāṇa. Điều này đã được đề cập đến trong điều gọi là y tương sinh (dependent origination) hay còn gọi là duyên khởi (paṭiccasamuppāda) nguyên lý này đã được trình bầy trong cuốn sách hiện đã được dịch sang tiếng Anh có tựa đề là BUDDHILOGY hay là BUDDHAVIDYA. Tóm lại, mục đích của tôi là nhấn mạnh đến chân lý cho là thân xác, cho dù là của con người, loài vật hay là một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) cả trong nhàn cảnh cũng như trong khổ cảnh, đều gồm có hai phần cơ bản, đó là sắc và danh, mỗi thành phần này lại còn được chia thành nhiều phần phụ nữa thuộc nhiều thành phần nhỏ khác nhau, ta có thể nói như vậy hoặc là các yếu tố đi kèm theo với hai yếu tố cơ bản đó. Chính vì thế theo lời dạy của Đức Phật trong Kinh Cūlakammavibhañga [2] kết quả là chúng ta phải chịu nghiệp chướng là do những tài sản của chúng ta, những di sản của chúng ta, do sanh thân quyến, và nơi nương tựa của ta nữa. Bất kỳ điều gì chúng ta thực hiện. Cho dù tốt hay xấu, chúng ta buộc phải trải qua những hậu quả đó.

Một tác phẩm biên soạn kỹ càng và nghiêm túc về những lời dạy của Đức Phật sẽ chiếu rọi một ánh sáng về chức năng của cha mẹ chúng ta, về di truyền, về cuộc sống của mỗi con người. Ít nhất chúng ta sẽ có thể biết được, chúng ta được thừa kế bao nhiêu từ phía cha mẹ chúng ta, có nghĩa là do nghiệp chướng chúng ta tích lũy được từ xưa nay nhiều hơn là từ những gì cha mẹ chúng ta để lại như: những nét đặc trưng, màu da, và những đặc tính khác liên quan đến thân xác của chúng ta. Trong thực tế những đặc tính thân xác đó phải đảm nhiệm một số hay nhiều điều từ phía cha mẹ chúng ta. Khí hậu và giống nòi chúng ta được sinh ra. Trong Y tưởng sinh, Đức Phật đã đề cập đến hậu quả cho là Ái dục (Taṇhā) hay là ước muốn và Chấp thủ (Upādāna) hoặc giả tham lam đã truyền lại cho con người những gì đã được thừa hưởng, để trở thành một người hiện hữu. Nếu xét đến khía cạnh siêu nhiên chắc hẳn phải có gì đó truyền lại “đôi điều gì đó cho tất cả chúng ta, chắc hẳn chỉ có cặp sở hữu tư là ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna), do đó chúng ta thừa hưởng tất cả nhào nặn thành con người chúng ta có hiện nay, Dù ta có biết hay thích điều đó hay không. Vì đây là một qui trình tự nhiên (không chủ tâm) y hệt như hệ thống tiêu hóa của chúng ta vậy.

Di Truyền Sinh Học Sau Khi Chết 

Chức năng của di truyền sinh học, cần được nghiên cứu, vẫn còn phần vụ tích cực sau khi con người ta đã chết, thực vậy, như đã nói đến ở trên, tạm thời lúc này người chết sẽ hiện nguyên hình thân xác và những nét đặc trưng của con người cũ, kể cả quần áo họ đang mặc trong người. Điều này diễn ra như khi họ vẫn còn sống trên đời này, là ngôi nhà xưa của họ. Một thời gian sau họ mới được nhập vào cõi thích hợp với sự trưởng thành siêu nhiên, lúc này mới diễn ra thay đổi cho hợp với đặc tính môi trường nơi họ được chỉ định cho cư ngụ. Từ đây trở đi di truyền siêu nhiên sẽ diễn ra và họ sẽ trở thành điều họ đáng được một cách siêu nhiên.

Chân lý này cho ta biết thêm một điều đó là: Trong Tiềm Thức (tâm) mọi người chỉ trừ trí của bậc thánh A-la-hán, luôn hàm chứa một lượng, hay một mức độ ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna) nào đó và dĩ nhiên đó là lượng thiếu hiểu biết, tức là Vô minh (avijjā). Như vậy, nếu trong mọi sinh vật đều có Thức, ngay cả ở mức độ vi mô, tức mọi tế bào sống, thì hậu quả cũng là thức hiện hữu trong tinh trùng người nam chẳng khác gì nơi một đơn vị nào khác – nếu như “đơn vị” được coi là thích hợp, như vậy Thức cũng hiện hữu nơi trứng của người phụ nữ, và cũng có cả hai ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna) trong đó. Đến đây, khi trứng được thụ tinh do tinh trùng nam, thì hai “đơn vị” có thức đó đã phải trải qua đủ mọi giây phút “sinh” và “diệt” và cả hai thức đó được thế bằng một Thức khác qua qui trình thụ tinh đó (2 trở thành một “đơn vị” thức duy nhất khác). Đây chính là vai trò, hay là qui luật tự nhiên, chi phối sự sống của các chúng sanh đơn bào như các tế bào bắp thịt, tế bào xương v.v…. Kể từ giờ phút này trở đi thì Thức lại chi phối qui trình sự sống và phát triển bằng thức “Sinh.” Chính nhờ tiềm thức “sinh” này, một đứa trẻ được thụ thai, thoạt tiên cũng chỉ là một bào thai sau đó trở thành một phôi thai và cứ tiến triển như vậy trong tử cung của người mẹ. Sau đó thức này còn là cơ quan biến đổi máu của người mẹ trở thành nhiều phần và cơ quan của một thân xác mới mang theo một số đặc tính giống hệt với thân xác của cha và mẹ của đứa bé điều này diễn ra là do ảnh hưởng thô thiển vật lý của “môi trường mới” hay chúng ta có thể gọi là ‘căn nhà mới” của đứa bé. Như đã đề cập đến ở trên, ta cũng thấy có một bản sao “thân thể cõi trời” của một người vừa mới qua đời xuất hiện ngay lập tức khi thân thể cõi trời đi vào cõi mới có cuộc sống thích hợp với sự trưởng thành siêu nhiên khi còn ở tại thế, thân thể cõi trời (người chết này) sẽ mang lấy những đặc tính và thành tố “chung” thuộc cõi đó, làm nơi ở mới. Tuy nhiên ở đây, từ “chung” nói ở trên lại được nhấn mạnh đến một lần nữa, vì bất kỳ một sự thay đổi hay biến đổi nào xảy ra chẳng phải là một sự pha trộn hay tan biến nào cả. Xét cho cùng lúc nào cũng luôn tồn tại một số tính chất cá nhân nào đó, có nghĩa là những điểm đặc trưng và đặc thù cụ thể rõ ràng còn sót lại khiến cho người đó khác biệt với những người khác.

Không Phải Là Một Bản “Sao Chụp”

Điều này hoàn toàn đúng cả trong những trường hợp ở các cõi “mai hậu” và còn cả ở trên cõi đời này nữa. Hãy nhìn vào những đứa con do cùng một cha mẹ sanh ra. Tất cả đều có những yếu tố giống nhau hay một số đặc điểm chung và những nét đặc trưng được thừa hưởng từ nơi cha mẹ để lại. Điều này dễ nhận ra cũng như quan sát được. Tuy nhiên mỗi cá thể lại có một số đặc tính cá nhân hay cá tính riêng biệt của mỗi người. Chẳng ai là một bản sao chụp của cha mẹ hay của một ai khác cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ đối với luật này trong những trường hợp các cặp song sanh, những nét đặc trưng của họ và các đặc điểm thân xác khó có thể nhìn ra sự khác biệt. Đây là những trường hợp đặc biệt khi cả hai thường khoanh tay lại, họ thường làm những điều hầu như hoàn toàn giống nhau hay như nhau và lại thề là sẽ gắn bó cuộc sống của họ trong cuộc sống mai hậu. Tuy nhiên vẫn còn đó một số khác biệt rất tinh tế trong diện mạo thân xác, mà chỉ có cha mẹ họ mới nhận ra và ngay cả trong những phản ứng của họ trước những hoàn cảnh cụ thể thì chỉ có chính họ mới có thể biết được.

Trừ những trường hợp khác thường đặc biệt trên, có một luật chung được chấp nhận như sau: “Chẳng có hai cá nhân nào trong chúng ta bằng nhau như in hay hoàn toàn giống nhau dưới mọi góc độ hay trong mọi tình huống cả”. Chúng ta chỉ được thừa hưởng có một phần về mặt thân xác từ phía cha mẹ chúng ta; tuy nhiên chúng ta cũng thừa hưởng cùng lúc đó một phần khác - cũng là một phần cốt yếu từ chính nơi chúng ta. Điều này ám chỉ đặc tính tâm và siêu nhiên. Phản ứng trước những hoàn cảnh cụ thể, ý thức về giá trị, hay về một mức độ trưởng thành hay thiếu trưởng thành nào đó. Rất nhiều trường hợp một đứa bé thần đồng lại được cha mẹ bình thường hay rất xoàng sinh ra. Từ khi sinh ra Đức Phật đã biểu lộ một số đặc tính vượt trội hẳn không thấy có nơi cha mẹ người hay nơi chính người con trai của ngài là Rāhula. Toàn bộ những điều này phản lại chân lý cho là di truyền (và cả môi truờng nữa) chẳng phải là tất cả.

Di truyền là một sự thật phức tạp, đòi hỏi nghiên cứutìm hiểu cả ở góc độ vật chất, sinh học và siêu nhiên cũng như nghiệp chướng nữa. Một điều hết sức bất hạnh là có quá ít những nhà nghiên cứu và các nhà khoa học quan tâm thực hiện những thí nghiệm hay nghiên cứu về khía cạnh này. Có nghĩa là chân lý sinh học đã đủ hết mọi sự cần được học hỏi. Đây là một sai lầm nghiêm trọng và cơ bản kết quả thấy được nơi cái gọi là chân lý nửa vời hay thực tế còn ít hơn cả phân nửa sự thật. Nơi Đạo Phật chúng ta tìm thấy câu nói sau đây của Đức Phật trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) 

“Chỉ có các vị thánh đệ tử hữu học mới có thể nhận ra được thân xác này (ám chỉ một chân lý là họ biết được bằng cách nào và tại sao con người ta được sanh ra, sống như thế nào, và sẽ đi về đâu sau khi thân xác này tan rã). Sau khi thể hiện được điều này họ cũng có thể nhận ra được các cõi Diêm vương (Yama) (có nghĩa là bốn cảnh khổ) và các cõi thiên đường (có nghĩa là các cảnh hạnh phúc)”

Từ “Sekha” ở đây có nghĩa là những đồ đệ bậc thánh, từ các Đấng Dự Lưu (Sotapnna) trở lên cho tới các vị Quả Bất Lai (Anagami). Hiểu theo nghĩa đen đó là những người vẫn còn đôi điều gì đó còn phải học hỏi (và tu luyện) thêm, sau khi đã đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Đoạn văn trên làm rõ rằng một trong những đòi hỏi đối với các vị Tôn Giả đó là thể hiện được Y tương sinh có nghĩa là Paṭiccasamuppāda 

Tiến Bộ Về Mặt Kiến Thức

Lợi ích do việc nắm được Manomayiddhi (phép Ý hóa tâm thông) hay là tạo một “thân xác tâm ” sẽ đem lại một lối thoát cho cuộc nghiên cứu hay tìm hiểu về di truyền sinh học, mở rộng tầm kiến thứcđào sâu hiểu biết về chân lý phát xuất từ đó. Theo ý kiến của tôi nhu cầu xuất phát từ đó chính là một con người đã được khả năng này và có thể chứng tỏ cho công chúng biết trước khi họ hoàn toàn được cả những người đời thường và các trí thức chấp nhận một cách không dè dặt e ngại. Chỉ khi nào chân lý vĩ đại này được chứng minh một cách đầy đủ nhất cho hầu hết mọi người ở khắp nơi, thì lợi ích phát sinh từ việc chấp nhận này chắc chắn sẽ đủ để đảo ngược được xu hướng chỉ tin vào những khía cạnh sắc di truyền, và dẫn đến những kết luận buồn thảm cho là “ Sanh ra là lúc bắt đầu và chết là kết thúc tất ca” Những người đặt niềm tin dựa trên lý trí về chân lý này sẽ sẵn sàng chấp thuận chân lý Phật giáo cho rằng Thức tạo ra thân xác và chúng ta thừa hưởng tất cả (cả tâm lẫn siêu nhiên) từ việc chính chúng ta tích lũy được những điều tốt cũng như xấu. Chẳng có gì biến mất cả, ngay cả những gì chúng làm mà chẳng được ai thấy, không ai biết cũng như chẳng được ai ca ngợi.

Điều quan trọng hơn cả là, cảm thấy mắc cỡ về điều xấu xa, sợ hãi về những kết quả sẽ nẩy sinh từ bên trong nội tâm, không sợ hình phạt của người khác hay luật pháp trừng phạt. Cùng với nhiều người ngày gia tăng tin tưởng vào chân lý lớn lao này, xã hội sẽ không rơi vào rối loạnlộn xộn hủy diệt như hiện nay. Đa số mọi người sẽ tin theo một tôn giáo mà họ sẽ lựa chọn. Không phải chỉ thực hiện những việc thờ phụng từ môi miệng mà thôi, cũng như không giả hình trong một số trường hợp. Thật đáng tiếc cho dù sự thật là có hàng ngàn bộ phận cải tiến được chế tạo do kỹ thuật hiện đại đã khiến cho cuộc sống của chúng ta thêm hạnh phúc hơn bao giờ hết, thế mà con người vẫn phải chịu đau khổ một cách trớ trêu, đặc biệt trong lãnh vực tâm nhiều hơn so với trước đây. Xã hội hình như đang rơi vào tình trạng rối loạn tuyệt vọng và thất bại thảm thương. Thực chất là kết quả của chính việc sáng tạo của con người, nghĩa là một thái độ tm sai trái, quá kiêu hãnh ấp ủ ý tưởng “sanh khởi đầu mọi sự sanh và tử lại kết thúc tất cả”.

Một lẽ tất yếu là, không phải toàn bộ các Phật tử đều có thể đạt được tuệ giác về việc Nhớ Lại Tiền Kiếp, ngay cả quá khứ của chính họ nữa. Nhưng với một trí tuệ hợp lý và một niềm tin nơi Giáo Lý của Đức Phật và sự giác ngộ họ vẫn có thể tự giữ mình đi theo Chánh Đạo và vì thế có thể duy trì thái độ tâm của mình dựa trên những chân lý Kết quả nghiệp chướng, về sự sống, đặc biệt là cuộc sống, “trước cái nôi và vượt qua cả ngôi mộ” (trước khi sanh ra và sau khi chết) và một điều quan trọng nhất, đó là đại chân lý về tâm Thức đó chính là “người sáng tạo ra thân xác, cả cái thân xác thô thiển đến thân xác được thanh tịnh, vô hình, do tâm tác thànhmọi người thường đồng thanh gọi là thân xác Hóa Sinh (Opapātika). Điều này hòa hợp với một trong những công thức Đức Phật đã công bố trong Y tương sinh của ngài nói rằng, “viññāṇapaccaỳa Nāmarūpaṃ: (có thức thì cũng có danh và sắc). 

Phát xuất từ Thức, hay từ nơi góc độ cá nhân hơn, tất cả chúng ta đã phải trải qua vô số những quá trình “Sinh Tử” trước khi xuất hiện trên cõi đời này là nơi cư ngụ tạm thời. Điều này kéo theo như là một kết quả tất yếu đó là chúng ta sẽ phải trải qua vô số qui trình sinh tử khác nữa để có thể kết thúc được quãng thời gian tạm trú này, quãng thời gian này còn kéo dài lâu mau tùy thuộc vào chúng ta, chỉ một chút ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna) nơi thâm sâu tâm thức của chúng ta thôi.

Chân lý cho rằng “Chẳng có bất kỳ điều gì triệt tiêu cả” Tức là các chúng sanh sống sót do nghiệp chướng, một chân lý vĩ đại vô tiền khoáng hậu– chắc chắn sẽ trở thành nguồn mạch cho các giá trị đạo đức nội tại trong tâm mỗi người chúng ta. Chẳng cần đến bất kỳ thế lực ngoại vi nào kiềm chế như luật lệ do con người đặt ra và mối lo sợ những hình phạt tạm bợ. Đây là cách thức chắc chắn nhất để chống lại khuynh hướng suy sụp luân lý và bạo loạn từ đó phát sanh và những thất bại ảnh hướng mạnh mẽ đến xã hộiquần chúng ở khắp nơi trên thế giới ngày nay. Kết quả của hành vi này chẳng là gì khác hơn là một nền hòa bình, phát triển và tiến bộ theo chiều hướng tất cả mọi người trên thế gian này đang mong đợi.

NHỮNG CON NGƯỜI THUỘC VỀ HAI CÕI

Di truyền đã quá rõ ràng
Phải đâu tất cả những điều ta tin
Niềm hy vọng đã gắn liền
Khổ đau hạnh phúc chẳng qua kiếp người.

Môi trường cũng là điều thiết yếu
Còn nhiều điều khác nữa phụ thêm
Xét toàn khối chẳng là điều to tát
Au chỉ là “chuyện nhỏ” có chi đâu.

Hóa tâm thông điều quá rõ ràng.
Phận con người Nam Phụ Lão Ấu
Đều mang nặng kiếp di truyền muôn thuở
Trong qui trình sống của mỗi chúng ta.

xác thanh tịnh đã một thời được giải thóat.
mọi ràng buộc nào cha nào mẹ hoặc của chính riêng ta.
Khi tâm bình an vạn kiếp.
Chính nơi đây hiện rõ mọi hành vi siêu phàm.

Những kỳ công Phật Tổ đã chắt chiu.
qua phép thần thông nơi Người vốn chứng đắc.
Sa-va-ka* cũng chia phần tham dự
(* Đồ đệ bậc thánh).
Người chiến thắng phiền não nơi trần tục.
Lấy thân xác hữu hình làm minh chứng.
Đâu phải là tất cả mỗi chúng ta
Vượt trên các cõi gian tà
Đang chờ hạnh phúc bao la nghìn trùng.

Nhận thấy được thân xác điều cao quí 
Gánh gian nan niềm đau khổ đan xen.
Chỉ nhờ lòng quyết tâm mỗi chúng sanh.
Ái dục cùng Chấp thủ chắc biến tan.

Làm thành viên cõi đời gồm hai kiếp.
Nhìn xa thấy rộng giải thoát ắt trong tay.
Sinh, Bệnh, Già Tử chẳng lay chuyển.
Chỉ chuyên tâm chiêm ngưỡng điều tốt đẹp.

Mong rằng tầm nhìn ta rộng mở.
Để Vô minh đừng hạn chế mọi căn môn.
Đập bỏ tan tành tường thành ngục tối
Hãy can trường thể hiện cuộc phiêu lưu.

Có nhiều điều tuyệt vời ở phía trước.
Điều phi thường chưa thể hình dung ra
Trời cao, rực sáng chói chang.
Đón chào những kẻ can trường thoát nguy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant