Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Iii. Khoa Học Và Tôn Giáo:

06 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 3581)
Iii. Khoa Học Và Tôn Giáo:


PHẬT GIÁO NỀN TẢNG CỦA KHOA HỌC
Hòa thượng Prayudh Payutto
Tỳ kheo Thích Tâm Quang dịch


III. KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO
CUỘC GẶP GỠ HAY PHÂN LY?

Giống tôn giáo, nhưng ...

NÓI VỀ PHẬT GIÁO, điều trước hết là phải nói về nguồn gốc. Tôi đã nói nguồn gốc tôn giáo là do sợ hãi nguy hiểm, nhưng nguồn gốc của Phật Giáo không phải là như vậy mà là do sộ hãi khổ đau. Xin hãy lưu ý đến sự khác biệt này. Trong phần nói về tôn giáo, tôi có đề cập đến nguy hiểm, nhưng riêng Phật Giáo lại nói về khổ đau với một ý nghĩa rộng lớn. Cụ thể là sự sợ hãi nguy hiểm không những nhằm vào các yếu tố bên ngoài, như lụt lội, động đất, vân vân .. mà khổ đau là tình trạng tinh thần bị căng thẳng, mâu thuẫn.Khổ đau là gì? Khổ đau là trường hợp tinh thần bị căng thẳng, mâu thuẫn, nói ngắn gọn là cái khó khăn nan giải của nhân loại. Đơn giản chúng ta có thể nói khổ đau là khó khăn, vì sự khó khăn là nguyên nhân của tình trạng căng thẳng và nản lòng.

Các tôn giáo khác cũng đi tìm ngồn gốc của nguy hiểm. Theo như người ta biết, bất cú lúc nào, có điều gì xẩy ra trong xã hội loài người thì đều phải có người nào đó tạo nên hay điều khiển. Trong xã hội loài người, con người là người kiểm soát, nhưng thế giới thiên nhiên lại vượt qua sự kiểm soát của con người. Con người vẫn nghĩ rằng có một người nào đó điều khiển muôn việc, cho nên con người đi tìm người nào đó này, và tìm thấy người điều khiển, một hay các vị thần, sức mạnh siêu nhiên, nguồn gốc của mọi thiên tai. Những lực lượng này sinh ra mây, bão, lụt, cháy vân vân...Đó là sự nổi lên của tôn giáo.

Người thuở xưa coi có tình trạng đó là do sự thưởng phạt. Nay muốn tránh khỏi nguy hiểm là phải tìm nguyên nhân gây ra nó. Nhìn vào xã hội loài người, có những nhà lãnh đạo nắm quyền lực, nên họ cũng áp dụng mô hình này cho các thế lực đứng sau các hiện tượng thiên nhiên, do đó cho ra đời thuyết thần linh. Cho nên một số nhà tâm lý hiện đại nói con người tạo ra Thượng Đế theo hình ảnh của mình, ngược lại với các điều dạy của Cơ Đốc giáo cho rằng Thượng Đế tạo ra con người theo hình ảnh của Thượng Đế.

Nhân loại coi những thần thánh đó là nguồn gốc của các nguy hiểm, do đó họ lý luận họ cần phải làm vừa lòng các thần thánh ấy, cũng giống như vừa lòng người lãnh đạo. Kết quả sinh ra nhiều thứ pháp kỹ thuật và các cuộc hành lễ để tỏ bày lòng tôn trọngtôn kính, các lễ hiến tế cúng thần, cầu nguyện vân vân.....

Yếu tố căn bản quyết định những việc xẩy ra trên thế gian, theo như các tôn giáo cổ, là do ý muốn của thần thánh.

Yếu tố ràng buộc nhân loại vào các thần thánh hay sức mạnh siêu nhiên ấy là niềm tin.

Niềm tin vào thần thánh hay các vị thánh thần được biểu hiện qua các lễ hiến tế, cầu nguyện, lễ bái, vân vân...

Cho nên, nơi đây ta có một bức tranh toàn bộ về vị chủ tể các biến cố đó - ý muốn của Thượng Đế; chúng ta thấy sự liên hệ chung của nhân loại - niềm tin, và chúng ta thấy phương pháp tác động - lễ hiến tế, cầu nguyện, vân vân...Đó là hình ảnh phổ biến về vai trò của niềm tin trong hầu hết các tôn giáo.

Bây giờ, hãy nhìn vào các yếu tố liên quan đến Phật Giáo. Như tôi đã nói, Phật Giáo căn cứ vào sự mong muốn thoát khỏi khổ đau. Phương pháp thích hợp nào được thực hành để giải thoát khỏi khổ đau? Muốn như vậy, bạn phải xem khổ đau phát xuất từ đâu. Nguồn gốc của khổ đau ở nơi đâu? Trong khi các tôn giáo khác dạy ngồn gốc của hiểm nguy là ở sức mạnh siêu nhiên, Phật Giáo nói nguyên nhân khổ đau là một tiến trình tự nhiên cần phải hiểu.

Khổ đau có một nguồn gốc hành hoạt tùy theo tiến trình tự nhiên, gọi là nhân và quả. Việc không hiểu tiến trình nhân quả tự nhiênnguyên nhân khổ đau. Phật Giáo đào sâu vào nguồn gốc của khổ đau bằng cách nhìn vào vô minh, sự không hiểu biết về nhân và quả, hay sự ngu si không hiểu Qui Luật Tự Nhiên.

Tới điểm này, chúng ta vào trọng tâm của Phật Giáo. Vừa rồi tôi đã nói, nguồn gốc của các tôn giáo là do ý thức về sự nguy hiểm, nguồn gốc của nguy hiểm là ý muốn của đấng tối cao hay các lực lượng tối cao; nhưng nguồn gốc của Phật Giáo là do ý thức được khổ đau, mà nguồn gốc khổ đau là vô minh (ngu si) không hiểu tiến trình tự nhiên của khổ đau, tức ngu si không hiểu Luật Tự Nhiên.

Bây giờ chúng tôi đặt lại vấn đề. Đặt lại vấn đề ra sao? Khi ngu si không hiểu Qui Luật Tự Nhiênnguyên nhân thì cách sửa chữa là làm ngược lại, đó là kiến thứchiểu biết điều mà chúng ta gọi là trí tuệ.

Trước đây, tôn giáo dựa vào niềm tin vì mối liên hệ giữa người và nguồn gốc nguy hiểm. Phật Giáo thay đổi sự liên hệ của con người này thành trí tuệ. Ở đoạn này, xin nhấn mạnh là chuyển niềm tin thành trí tuệ, và đó là sự khác biệt chủ yếu của Phật Giáo. Theo Phật Giáo, con người phải biết và hiểu luật nhân quả, cùng giải quyết các vấn đề sao cho phù hợp.

Cuối cùng (x) việc tu sửa các yếu tố gây khổ đau là trách nhiệm con người, và trong phạm vi tiềm lực của con người. Do đó đặt tầm quan trọng cho việc giải quyết vấn đề đã chuyển từ ý muốn của sức mạnh siêu nhân thành nỗ lực của con người.

(x) sự ám chỉ tại đây và trong bốn đoạn văn trước đây, là Tứ Diệu Đế: Khổ, nguyên nhân của khổ, diệt khổcon đường dẫn đến diệt khổtrọng tâm của giáo lý Phật Giáo.

Ba điều sau đây rất có ý nghĩa:

1. Hầu hết các tôn giáo đều lo lắng về nguồn gốc nguy hiểm, cho rằng tại thần thánh, nhưng Phật Giáo lại quan tâm đến nguồn gốc của khổ đau và cho rằng do vô minh.

2. Sự ràng buộc vào nguồn gốc đó trong hầu hết các tôn giáothần thánh tức quyền lực siêu nhiên, nhưng trong Phật Giáotrí tuệ.

3. Chủ yếu của hầu hết các tôn giáo cho là do thần thánh hay sức mạnh siêu nhân, nhưng trong Phật Giáo trách nhiệm đặt trong tay con người, nhất là vào hành động của con người.

Nét nổi bật trong Phật Giáo là chuyển niềm tin thành trí tuệ, và đó là một sự thay đổi toàn diện mang tính cách mạng. Loại trí tuệ như thế bắt đầu với sự ham thích muốn biết, tức muốn có kiến thức trước khi đạt đến trí tuệ thông thái, và phải có khát vọng. Nhưng khát vọng có kiến thức này khác với khát vọng của khoa học, và tôi sẽ trình bày sau này.

Một chuyển đổi quan trọng khác trong nét nổi bật của Phật Giáo là chuyển niềm tin vào thần thánh thành nỗ lực của con người. Đây là một trong những nền tảng của Phật Giáo. Dù Phật Giáo lan tràn tới đâu, dù giáo lý có bị bóp méo thế nào đi nữa, nguyên tắc nhấn mạnh vào nỗ lực của con người không bao giờ thay đổi. Chỉ cần nguyên tắc này thay đổi, chúng ta có thể tin tưởng mà nói rằng nguyên tắc đó không phải là Phật Giáo.

Nguyên tắc về nỗ lực của con người được sáng tỏ trong phạm vi Phật GiáoĐịnh Luật về Nghiệp. Người ta có thể hiểu sai Nghiệp, có nhiều hiểu lầm về Nghiệp, ngay trong giới Phật Giáo, nhưng dù điều đó có thể thay đổi thế nào đi nữa, Nghiệp bao giờ cũng liên quan với nỗ lực con người.

Sự phối hợp gắn bó của Phật Giáo với Qui Luật Tự Nhiên, tuyên bố trạng thái độc lập của con người, đặt trí tuệ trước niềm tin, là một sự kiện độc đáo vô song trong lịch sử tôn giáo. Việc này đã làm cho một số các nhà phân tích Tây Phương nghĩ rằng Phật Giáo không phải là một tôn giáo. Sách vở về Phật Giáo của Tây Phương thường nói Phật Giáo không phải là một tôn giáo, có nghĩa không phải là một tôn giáo như một tôn giáo trong văn hóa Tây Phương.

Cho nên chúng tôi có ba nguyên tắc quan trọng:

1. Qui Luật Tự Nhiên;
2. Con người hoàn toàn độc lập;
3. Sự thay thế niềm tin bằng trí tuệ.

Tôn giáo thiên nhiên: hiểu biết thiên nhiên bằng trí tuệ

Bây giờ để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi dùng chút ít thì giờ nói về vài đặc tính căn bản của Phật Giáo. Trước nhất, chúng tôi đề cập đến một số giáo lý do đích thân Đức Phật chỉ dạy, và bàn rộng hơn về giáo lý này, xem chúng liên quan đến khoa học ra sao.

1. Sự gắn bó với qui luật tự nhiên: Chân lý là Qui Luật Tự Nhiên, tồn tại một cách tự nhiên. Đức Phật là người duy nhất tìm ra chân lý này. Chắc Quý Vị đã nghe các thầy tu tụng kinh Dhammaniyãma trong tang lễ, nhưng đa số nguời không hiểu nghĩa lý của kinh này, đó là chân lý thiên nhiên hiện hữu, là đi?u kiện bình thường. Đức Phật xuất hiện hay không, chân lý vẫn ở đó.

Cái gì là Dhammaniyãma, hay Qui Luật Tự Nhiên là gì? Các thầy tu tụng Uppãdã vã bhikhave tathãgatãnam, anuppãdã vã tathãgatãnam: "Các Đức Phật xuất hiện hay không xuất hiện, chân lý vẫn tự nhiên, không thay đổi, và mọi sự vật duyên hợp đều vô thường, khổ đau và vô ngã"

Vô thường có nghĩa là tất cả sự vật do duyên hợp sanh ra rồi chết đi không ngừng, xuất hiện và mất đi.

Khổ đau ý muốn nói chúng luôn luôn là điều kiện của những xung lực và đối lực, không thể giữ nguyên được sự bất biến.

Vô Ngã có nghĩa chúng không phải là Ngã (Ta), một thực thể nội tại, chúng chỉ là những yếu tố hỗ trợ, không thực chất. Bất cứ chúng ở dạng thức nào chúng cũng đều phải theo sự điều khiển của các yếu tố hỗ trợ (Không có Ngã Sở Hữu). Đó là nguyên tắc của sự phát sinh có điều kiện, giá trị căn bản nhất của chân lý.

Đức Phật đã giác ngộ các chân lý ấy, Ngài đã tuyên bốgiải thích chúng. Do đó bài tụng có nghĩa như thế nào. Nguyên tắc đầu tiên rất quan trọng, và là nguyên tắc căn bản nhất trong Phật Giáo. Phật Giáo coi những qui luật tự nhiên ấy như chân lý căn bản.

2. Sự tương quan và phụ thuộc lẫn nhau của mọi sự: Phật Giáo dạy Lý Nhân Duyên (Qui Luật về Sự Phát Sinh phụ thuộc-Lý Duyên Khởi). Tóm lại, cốt lõi của luật này là:

Imasmim sati idam hoti
Imasmimasati Idamna hoti
Imassuppãdã idam uppajjati
Imassa nidrdhãidam nirujjhati

Câu trên có nghĩa:

'Khi có cái này thì có cái kia
Khi không có cái này thì cái kia cũng không có
Vì lẽ cái này sinh thì cái kia sinh;
Vì cái này diệt thì cái kia cũng diệt.'

Đó là chân lý, một qui luật tự nhiên, được phát triển đầy đủ trong việc ứng dụng thực tế. Nói một cách đơn giản, đó là luật tự nhiên về nhân quả ở mức độ căn bản nhất.

Điều đáng ghi nhớ là Phật Giáo hay dùng từ ngữ nhân quả hơn là ' nguyên nhân và hậu quả'. Nhân quả nói đến mối quan hệ luyến tính và cụ thể. Phật Giáo tin những kết quả không chỉ do nguyên nhân mà còn do nhiều yếu tố phụ thuộc khác. Khi những điều kiện hội đủ, kết quả đến ngay.

Thí dụ, chúng ta trồng một hạt xoài, mầm của cây soài nẩy nở. Cây xoài là quả, nhưng nguyên nhân của cây xoài là gì? Bạn có thể nói hạt giốngnguyên nhân, nhưng nếu chỉ có hạt giống không thôi, cây soài không mọc lên được. Cần nhiều yếu tố khác như đất, nước, dưỡng khí, thời tiết, phân bón vân vân...Chỉ khi nào các yếu tố hội đủ, kết quả sẽ nẩy sinh. Nguyên tắc này giải thích tại sao một số người cảm thấy họ tạo nhiều nhân nhưng không thấy quả mong muốn. Họ nên tự hỏi là họ đã tạo các điều kiện đầy đủ chưa.

Xin nhớ là mối quan hệ nhân quả không hẳn diễn tiến đúng theo tuyến chiều dài. Chúng ta có khuynh hưóng nghĩ rằng sự việc sẽ tuần tự vi tiến cái này rồi đến cái kia - điều này xuất hiện trước, và kết quả phải theo liền sau đó. Nhưng sự việc chưa hẳn là như vậy.

Thí dụ chúng ta có cái bảng đen, tôi lấy phấn viết mấy chữ A, B và C lên bảng. Những chữ này xuất hiện là kết quả. Bây giờ cái gì là nguyên nhân của các chữ ấy xuất hiện trên bảng đen? Thông thường chúng ta có thể trả lời nguyên nhân là người viết. Nếu nhìn vào sự tương quan của các nét phấn trắng, chúng ta có thể trả lời nguyên nhân là phấn. Bất cứ một yếu tố nào ta lấy cũng có thể là nguyên nhân, nhưng chỉ một nguyên nhân không đủ cho kết quả nẩy sinh. Muốn có chữ A trên bảng, phải có sự tụ hội của nhiều yếu tố - người viết, phấn, bảng mầu thích hợp - chỉ một cái bảng chưa đủ, bảng phải có mầu sắc tương phản với phấn - độ ẩm thích hợp, bề mặt không bị quá ẩm - Phải hội đủ mọi yếu tố mới sinh ra kết quả

Giờ đây, sự xuất hiện của chữ A có cần thiết để tất cả các yếu tố phải lần lượt xuất hiện? Chúng ta thấy một số các yếu tố phải có cùng một lúc, là những yếu tố phụ thuộc lẫn nhau ở nhiều phương diện, không nhất thiết phải xuất hiện lần lượt cái này rồi mới đến cái kia. Đó là giáo lý của Phật Giáo về nhân duyên.

3. Nguyên tắc về niềm tin:Tôi vừa nói Phật Giáo đã chuyển tầm quan trọng từ niềm tin thành trí tuệ trong tôn giáo, nay chúng tôi lại nói về niềm tin là làm sao? Điều này, nên hiểu niềm tin vẫn đóng một vai trò quan trọng trong Đạo Phật, nhưng tầm quan trọng có thay đổi.

Trên hết, chúng ta hãy xem niềm tin liên quan ra sao trong Phật Giáo đến sự kiểm chứng qua kinh nghiệm hiện tại. Giáo lý về khía cạnh này được trích dẫn trong Kinh Kalama với đoạn sau đây:

Này các người Kalama,
Đừng tin vì bạn đã nghe thấy như thế.
Đừng tin vì bạn đã biết như thế
Đừng tin vì bạn đã thực hành như thế lâu rồi
Đừng tin vì điều đó được đồn đại
Đừng tin vì điều đó nói trong kinh
Đừng tin vì chỉ dựa vào lý luận, biện luận
Đừng tin vì suy luận, lập luận
Đừng tin vì lý luận
Đừng tin vì điều đó phù hợp với lý thuyết của bạn
Đừng tin vì điều đó có vẻ đáng tin
Đừng tin vì điều đó vị thầy của bạn tin

Giáo lý này khiến người Tây Phương hết sức ngạc nhiên khi lần đầu tiên nghe thấy giáo lý này, giáo lý này là một trong những giáo lý rất đại chúng, vì trong thời gian đó văn hóa Tây Phương mới bước vào ngưỡng cửa khoa học. Ý kiến không nên dễ dàng tin ngay vào một điều gì mà chỉ tin sau khi kiểm chứng là rất phổ biến. Kinh Kalama được khá nhiều người Tây Phương quen thuộc với Đạo Phật biết đến, nhưng người Thái lại ít biết đến.

Trong Kinh Kalama, Đức Phật dạy rằng ta phải biết và hiểu rõ bằng kinh nghiệm những điều nào là những điều nên theo và những điều nào là những điều không nên theo. Hiểu biết điều nào không nên áp dụng và có hại, không đem lợi ích mà đem đau khổ, ta phải từ bỏ. Hiểu biết điều nào đáng kể, hữu ích, đem hạnh phúc, ta nên theo. Đó là vấn đề về kiến thức trong sáng, sự nhận thức trực diện, kinh nghiệm bản thân. Đó là sự chuyển đổi từ niềm tin thành trí tuệ.

Ngoài ra, Đức Phật cũng dạy một số nguyên tắc rất rõ ràng để khảo sát kinh nghiệm bản thân. Ngài nói " Độc lập về niềm tin, độc lập về sự tán thành, độc lập về học hỏi, độc lập về tư duy, độc lập theo lý thuyết của mình, người đó thấy rõ ràng khi tâm tham, khi tâm không tham; khi tâm sân, khi tâm không sân; khi tâm bị ảo tưởng ám ảnh, khi tâm không ảo tưởng ngay trong hiện tại".Đây là kinh nghiệm bản thân đứng đắn, tâm ý của chúng ta tự chúng ta có thể nhận biết rõ ràng ngay trong hiện tại. Đó là nguyên tắc xác minh qua kinh nghiệm bản thân.

4. Tuyên bố độc lập của nhân loại:

Phật Giáo nảy sinh ra trong niềm tin vào Phạm Thiên hiện hữu. Niềm tin này cho rằng Phạm Thiên là người sáng tạo ra thế giới. Phạm Thiên (Thượng Đế) là người tạo mọi sự việc, và nhân loại phải làm lễ hiến tế, lễ cầu nguyện do người ta nghĩ ra để làm vừa lòng Phạm Thiên (Thuợng Đế). Họ rất hậu hĩ trong các cuộc lễ để được thiện cảm của Phạm thiên (Thượng Đế) hầu được ban thưởng. Phạm Thiên Vệ Đà nói rằng Đại Phạm Thiên phân chia nhân loại thành bốn đẳng cấp. Nếu sanh ra trong đẳng cấp nào thì người đó phải mang đẳng cấp đó suốt đời. Không có cách nào để có thể biến đổi tình trạng này, vì đó là những chỉ thị của Phạm Thiên (Thượng Đế).

Khi Thái Tử Tất Đạt Đa, Bồ Tát tức Đức Phật tương lai, đản sanh, điều trước nhất người ta quy cho Ngài về lời tuyên bố về sự độc lập của nhân loại. Quý bạn thấy trong tiểu sử của Đức Phật, khi Ngài thị hiện Ngài đi tượng trưng bẩy bước trên hoa sentuyên bố: "Ta là người vĩ đại nhất trong thiên hạ, Ta là người cao cả nhất trong thiên hạ, Ta là người cao quý nhất trong thiên hạ", Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn. (Ta nơi đây có nghĩa là con người độc lập chứ không phải cái Ngã sở hữu)

Câu tuyên bố trên đây rất dễ bị hiểu lầm. Người ta có thể hỏi: "Tại sao Thái Tử Tất Đạt Đa lại cao ngạo đến như thế?" Câu này phải được hiểu là Đức Phật tuyên bố sự độc lập của con người. Trong suốt cuộc đời của Ngài Ngài đã dẫn giải những nguyên tắc, tất cả đều nhằm vào tiềm năng của con người để mở mang tâm thiện tối thượng. Ngư?i phát triển toàn bích là người đẹp nhất trên thế gian này. Đức Phật là đài gương của chúng ta, và Ngài là đại biểu của chúng ta trong sự kiện này. Việc đạt Phật Quả của Ngài chứng minh tiềm năng của con người. Với tiềm năng ấy con người không cần đến sự giúp đỡ từ các thế lực bên ngoài. Thay vì cầu cạnh, ỷ lại, con người tin vào chính mình để trở thành Phật, cho nên ngay cả các thần thánh cũng phải tôn kính.

Có nhiều thí dụ trong giáo lý Phật Giáo. Thí dụ như câu sau đây:

Manussabhũtam sambuddham
attadantam samãhitam
devã'pi namassan'ti

Câu trên có nghĩa: "Là một chúng sinh như mọi người Đức Phật đã tự mình tu tập, trở nên toàn bích... Cả đến các thánh thần cũng tôn kính Ngài."

Với nguyên tắc trên, vị thế của con người thay đổi. Thái độ ỷ lại bên ngoài, nương tựa nơi thượng đế, thánh thần, đã bị dứt khóat chối bỏ, con người được dạy hãy quay về và nhìn vào chính mình, nhìn vào khả năng của chính mình để phát triển hầu đi đến thành tựu tốt đẹp nhất. Chẳng cần phải đem số phận mình nương nhờ vào thánh thần hay thượng đế. Nếu nhận thức được tiềm năng của mình, ngay cả các thánh thần cũng phải công nhận sự ưu tú và cũng phải tôn kính mình.

Nguyên tắc ấy đưa đến sự tin tưởng hay niềm tin nơi tiềm năng con người có thể phát triển đến mức tối đa. Đức Phật là tấm gương mẫu mực của một con người phát triển toàn bích.

5. Nguyên tắc nượng tựa được căn cứ vào việc thực hành và hành động hợp lý hơn là tùy thuộc vào thế lực bên ngoài.

Nguyên tắc đó được làm sáng tỏ trong Kinh Pháp Cú. Bài kệ bắt đầu với câu "Bahum ve saranam tanti.." " Nhân loại, bị đe dọa bởi nguy cơ.." Điều này nói lên con người trước thời Phật tồn tại như thế nào, chẳng khác gì sự nảy sanh các tôn giáo như đã nói trước đây. Bài kệ tiếp...

Con người, thấy mình bị đe dọa bởi nguy cơ, tìm nơi nương tựathánh thần, miếu mạo, và cây thiêng. Nhưng những thứ trên không phải thục sự là nơi nương tựa. Nương tựa với những thứ ấy, không đem lại an ninh.

Những ai tìm nơi nương tựaĐức Phật, Pháp và Tăng, hiểu biết Tứ Diệu Đế, hiểu các khó khăn và các nguyên nhân gây khó khăn, tự tại trước khó khăn, và áp dụng phương sách dẫn đến giải thoát khỏi khó khăn mới có thể vượt qua hiểm nguy.

Đó là bước ngoặt, không đặt tầm quan trọng vào việc cầu xin thần thánh mà đặt nó vào các hành động có trách nhiệm. Ngay cả một s? Phật Tử, không ý thức nguyên tắc này, nhầm lẫn sùng kính Tam Bảo như điều gì thần thánh giống như các tôn giáo khác.

Tam Bảo bắt đầu với Đức Phật, một tấm gương mẫu mực về con người toàn hảo. Điều này nhắc nhở cho chúng ta về tiềm năng của con người,cũng như khuyến khích chúng ta suy nghĩ sâu xa về trách nhiệm của mình trong việc phát triển tiềm năng đó. Nương tựa nơi Đức Phật là để chúng ta đừng quên và phải nhớ tới Ngài như tấm gương sáng soi đường. Ngay khi nghĩ đến Tam BảoĐức Phật, chúng ta phản ảnh về trách nhiệm dùng trí tuệ để giải quyết những khó khăn của đời sống và mở mang tâm ý cho chính mình.

Khi nghĩ về Pháp, chúng ta nghĩ về việc phát triển tiềm năng phải được thực thi bằng những phương tiện phù hợp với Qui Luật Tự Nhiên, hành hoạt theo nhân duyên.

Khi nghĩ đến Tăng (Già), chúng ta nghĩ đến những người đã sử dụng Giáo Pháp thành thạo, phát triển và nhận thức thực sự tiềm năng của mình. Các vị này sống cuộc đời gương mẫu, đạt chân lý, nhắc nhở, giúp chúng ta tu tập đúng cách hầu bảo đảm tư cách của mình.

Trên đây là Ba Nơi Nương Tựa. Khi tin tưởng và có niềm tin vào ba nơi nương tựa ấy, chúng ta phải cố gắng giải quyết mọi vấn đề như những người khôn ngoan sáng suốt. Giáo lý ấy bắt chúng ta dùng trí tuệ. Phương cách giải quyết khó khăn nhờ trí tuệ là:

(1) Khổ: Chúng ta bắt đầu với sự công nhận là có khổ

(2) Tập (Nguyên Nhân của Khổ - tham áivô minh): Chúng ta tìm nguyên nhân của vấn đề đó.

(3) Diệt : Chúng ta nhắm vào mục tiêu (Niết Bàn) diệt khổ

(4) Đạo: (Con đường chấm dứt Khổ - Niết Bàn ): Chúng ta tu tập theo mục tiêu ấy (x).

Đó là nguyên tắc giải quyết khó khăn nhờ trí tuệnỗ lực của con người.

(x) Chúng là Tứ Diệu Đế, trọng tâm của Phật Giáo cô đọng tất cả lời dạy của Đức Phật. Nói một cách đơn giản chúng là:

1. Nguyên tắc chịu khổ đau
2. Định luật về nguyên nhân của khổ đau
3. Định luật về chấm dứt khổ đau
4. Kế hoạch hay con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau.

6. Chỉ dạy chân lýlợi ích. Có nhiều loại chân lý khác nhau, nhưng một số không hữu ích, không liên quan tới việc giải quyết các khó khăn của đời sống. Đức Phật không dạy chân lý như thế và cũng không nghiên cứu các chân lý vô bổ này. Ngài tập trung vào những chân lý đem lợi ích thực tiễn. Nguyên tắc trên đây được minh họa trong việc so sánh các lá cây trong lúc Ngài ở trong rừng Sĩsapã.

Vào lúc đó Ngài đang quây quần với các thầy tu. Một ngày nọ, Ngài cầm một nắm lá cây trong tay và hỏi các thầy: "Này các thầy, lá trong tay Như Lai nhiều hay lá trên các cây kia nhiều?" Câu hỏi quá dễ dàng, các thầy liền trả lời. Lá trong tay Như Lai ít và lá trên cây nhiều".

Đức Phật liền nới: "Cũng giống vậy đó về những gì mà ta dạy cho các thầy. Có rất nhiều chân lý mà ta biết, những chân lý này cũng nhiều như lá cây trong rừng mà ta không dạy cho các thầy. Ta chỉ dạy chân lý cho các thầy giống như số lá cầm trong tay mà thôi. Tại sao ta không dạy cho các thầy những chân lý nhiều như lá cây trong rừng? Vì chúng không đưa đến trí tuệ tối thượng, đến sự hiểu biết thực tướng của sự vật, hay chỉnh đốn được vấn đề cho đứng đắnthoát khỏi khổ đau. Chúng không dẫn đến việc đạt được mục tiêu, Niết Bàn."

Ngài nói Ngài chỉ dạy những điều mà chính Ngài đã kinh nghiệm và vì những điều này rất hữu ích dẫn đến giải quyết mọi vấn đề, đến đời sống đạo đức. Nói tóm lại những điều này dẫn đến thoát khỏi khổ đau.

Một so sánh quan trọng khác được Ngài nói đến vào dịp khi trả lời những câu hỏi về triết lý cao siêu. Những câu hỏi mà khoa học đang còn vật lộn như Vũ Trụ này hữu hạn hay không hữu hạn? Vũ trụ có từ bao giờ? Kinh điển có ghi mười xấp các câu hỏi triết lý đã có từ thời trước Đức Phật. Một thầy chú ý đến những câu hỏi đó liền đem hỏi Đức Phật. Đức Phật đã không trả lời câu hỏi mà kể một câu chuyện sau:

Một người bị một mũi tên độc. Mũi tên vẫn cắm trong người hắn, và thân quyến vội vã chạy kiếm lương y. Trong khi vị luơng y sửa soạn rút mũi tên ra thì người bị thương nói: Hãy khoan, trước khi rút mũi tên ra,ông hãy cho tôi biết ai là người đã bắn tôi? Người đó sống ở đâu? thuộc đẳng cấp nào? Mũi tên thuộc loại nào? Cung hay nỏ? Mũi tên làm bằng gì? Cung làm bằng gì? Dây cung làm bằng gì? Loại lông chim gì được gắn vào đuôi mũi tên? Nếu không được trả lời về các câu hỏi trên tôi không để ông rút mũi tên ra."

Rõ ràng người đó sẽ chết trước khi được nghe trả lời những câu hỏi đó. Người đó không những không tìm được câu trả lời mong muốn mà đã chết một cách vô ích. Đường lối thích hợp ở đây là gì? Trước tiên là phải rút ngay mũi tên ra. Rồi nếu muốn có câu trả lời thì sẽ tìm sau.

Cũng như vậy, điều Đức Phật muốn dạy là cái khổ đau của con ngườiphương cách để thoát khỏi khổ đau. Những câu hỏi triết lý không thích đáng thì không cần thiết. Dù cho Đức Phậttrả lời thì cũng không thể kiểm chứng được. Ngài dạy những điều phải làm ngay, đừng phí phạm thời giờ vào sự theo đuổi hão huyềntranh luận vô ích. Cho nên Đức Phật không trả lời những câu hỏi như vậy, chỉ dạy những điều mang lợi lạc thực tiễn.

Đây là một số đặc tính thông thuờng trong Đạo Phật. Khi nghe thấy những điều này, chớ nên vội vã kết luận về sự so sánh trong Phật Giáotương tự hoặc ngược lại khác với khoa học. Có thể có một số điểm hình như rất tương đồng, nhưng trong tương đồng ấy, vẫn có khác biệt.

Thiện và ác

Như tôi dã trình bày, hầu hết các tôn giáo nhìn những biến chuyển trên thế giới là do hành động của thánh thần hay lực lượng siêu nhiên. Nếu nhân loại không muốn những bất hạnh này, mong muốn được tưởng thưởng, thì hãy để thánh thần chứng kiến một số dạng thức sùng báitôn kính.

Việc đó không chỉ áp dụng cho các biến cố thiên nhiên bên ngoài. Ngay cả đến đời sống cá nhân cũng chịu sự kiểm soát của thánh thần. Thánh thần, Thượng Đế là Đấng Tạo Hóa của Vũ Trụ, tạo tất cả hạnh phúc và khổ đau. Đấng Tạo Hóa giám sát các hành vi của con người để xác định xem điều đó có làm Ngài hài lòng hay không, và con người luôn luôn phải cảnh giác đề phòng để tránh những hành động có thể làm mất lòng Thượng Đế.

Theo tiêu chuẩn này, cách cư xử của nhân loại được chia thành hai loại: những hành động làm vừa lòng thánh thần (Thượng Đế), được thưởng gọi là "thiện"; và những hành động không làm vừa lòng thánh thần, bị phạt gọi là "ác". Đôi khi những đặc tính này được coi như chỉ thị của thánh thần. Bất cứ điều gì được chấp thuận bởi thánh thần là "thiện", bất cứ điều gì bị thánh thần cấm đoán là "ác". Các tu sĩ, đại diện cho tôn giáo là người trung gian báo cho nhân loại biết những hành động nào là thiện và ác theo tiêu chuẩn đặt ra bởi thánh thần. Những tiêu chuẩn phân định thiện ác trở thành tiêu chuẩn 'đạo đức' hay 'luân lý'.

Luân lý hay đạo đức là phần rất quan trọng của một tôn giáo. Bạn có thể nói đó là cốt lõi của tôn giáo. Luân lý của người Tây Phương tự tiến triển như tôi đã trình bày trên.

Khoa học từ lúc tách khỏi tôn giáo, chỉ chú trọng đến thế giới vật chất bên ngoài và không mảy may lưu ý đến tính cách trừu tượng của sự vật. Khoa học không quan tâm gì đến luân lý hay đạo đức, coi như thuộc phạm vi lo lắng cho thánh thần, không có cơ sở thực tế, và bỏ mặc chúng. Dân chúng ở các quốc gia Tây Phuơng hay các quốc gia kỹ thuật phát triển, đều bị lôi cuốn bởi những tiến bộ của khoa học. Hầu như, những giáo lý về thần thánh và các lực lượng siêu nhiên coi như vô căn cứ. Cho nên họ xa rời tôn giáo. Luân lýđạo đức giờ đây không còn có ý nghĩa. Khi Thuợng Đế không còn quan trọng, luân lý hay đạo đức, bộ luật của Thượng Đế cũng không còn quan trọng nữa. Ngày nay nhiều người ngay cả trong giới khoa học coi đạo đức chỉ là mệnh lệnh độc đoán của một nhóm người như các thầy tu hay các đại diện tôn giáo, thiết lập để duy trì trật tự xã hội, ngoài ra không có thực chất tý nào cả.

Những ngành khoa học nghiên cứu sự phát triển văn minh nhân loại, nhất là về xã hội học, và một số ngành về nhân chủng học, thấy sự thành công của khoa học tự nhiên, cố gắng phát triển bằng cách nghiên cứu tuơng tự, sử dụng nguyên tắc và phương pháp như khoa học tự nhiên. Xã hội học có khuynh hướng coi giá trị đạo đức hay luân lý không có nền móng khoa học. Ngành này cố tránh những đề tài đạo đức để chứng tỏ chính mình cũng là khoa học thuần túy không có hệ thống giá trị. Ngay cả khi nghiên cứu về vấn đề đạo đức, nó cũng coi vấn đề này là những con số có thể đo đếm được về các hành vi xã hội.

Khoa học vật lý, khoa học xã hội, và dân chúng trong thời đại tiên tiến, thông thường coi đạo đức chỉ là những sáng tạo thuần túytính cách quy ước. Nhận định này không đủ khả năng để phân biệt đạo đức với những biểu hiện thông thường, nó còn đi sai hướng dù cố gắng tránh những điều tin tưởng sai lầm, nhưng cuối cùng vẫn bị lạc lối càng xa vời chân lý.

Giờ đây xin quay lại với chủ đề Phật Giáo. Về đạo đức, cả khoa học và Phật Giáo đều khác biệt với đại bộ phận các tôn giáo. Trong khi khoa học tự cắt đứt hẳn không dính líu gì đến tôn giáo, không mảy may chú trọng đến đạo đức hay giá trị của đạo đức thì Phật Giáo lại chú tâm vào việc nghiên cứu và giảng dạy vai trò của đạo đức trong tiến trình thiên nhiên.

Trong khi hầu hết các tôn giáo nhìn vào các biến chuyển thiên nhiên, cả bên trong lẫn bên ngoài con người, cho rằng tất cả đều do thánh thần chỉ huy thì Phật Giáo nhìn những biến chuyển đó là thuờng tình và cho là do tiến trình tự nhiên, bình thường của nguyên nhân và các điều kiện. Đối với con người và các điều kiện trừu tượng, hay các giá trị, các qui luật này cũng được áp dụng như đối với sự vận hành vật chất của thiên nhiên. Chúng là một phần của dòng chuyển động chứa nguyên nhân và các điều kiện, vận hành hoàn toàn theo qui luật tự nhiên. Tình trạng khác biệt về chất lượng được quyết định bởi sự thay đổi của các yếu tố trong dòng chảy ấy.

Để dễ hiểu về những tiến trình trên, Phật Giáo chia định luật thiên nhiên thành năm loại:

1. Utuniyãma (luật vật lý): Đề cập đến những biến chuyển trong thế giới tự nhiên, tức môi trường vật chất.

2. Bijaniyãma (luật sinh học): nói về động vậtthực vật, đặc biệt về tính di truyền.

3. Cittaniyãma (luật tâm linh): nói về hoạt động của tâm và sự suy nghĩ.

4. Kammaniyãma (nghiệp luật hay luật luân lý): nói về nhân cách, đặc biệt về ý định và các hành động do ý định mà có.

5. Dhammanayãma (luật nhân quả chung): nói về mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau của mọi sự, biết trạng thái - điều kiện của mọi sự.

Bằng sự phân chia thành năm loại của định luật thiên nhiên, chúng ta thấy khoa học tin hoàn toàn vào luật nhân quả (Dhammanayãna), nhưng bị hạn chế trong lãnh vực luật vật lý (Utinitãma), và luật sinh học (Bijaniyama). Nói một cách thực tiễn, Phật Giáo nhấn mạnh nghiệp luật (luật hành động đạo đức - giới luật) dù rằng có một nhánh của Phật Giáo, Vi Diệu Pháp (x), nhấn mạnh việc nghiên cứu luật tâm linh (Cittaniyãma) liên quan đến luật về nghiệp và nhân quả.

(x) Vi Diệu Pháp hay Chân Lý Tối Thượng là Tạng Thứ Ba trong Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo. Vi Diệu Pháp trích yếu Giáo Lý Phật Giáo trong một thuật ngữ thuần khiết phân tích, vô tư.

Nghiệp Luật - Luân lý khoa học

Không hiểu rõ sự thực nếu không hiểu rõ luật thiên nhiên, sự tương quan phụ thuộc lẫn nhau và tính đồng nhất của chúng. Sự hiểu biết trên gồm có yếu tố con người, nhân tố tinh thần và các giá trị trong đó của những nguời nghiên cứu các định luật ấy. Các khoa học gia nghiên cứu luật tự nhiên, nhưng lại không hiểu chính mình, những người nghiên cứu định luật ấy, nên họ sẽ chẳng bao giờ có thể nhìn thấy sự thật- ngay cả về khoa học vật lý.

Về căn bản, con người sống trong thế giới tự nhiên trên bình diện vật chất, nhưng bên trong thế giới vật chất này là thế giới tinh thần. Trong phạm vi của tâm thì con người đang sống trong thế giới người, và thế giới người này có ý nghĩa quan trọng sống còn, ảnh hưởng của thế giới người trên cuộc sống của chúng ta còn rõ ràng hơn ảnh hưởng của môi trường tự nhiên.

Trong đời sống hàng ngày, tư tưởng, nhân cách và hành động, sự giao tiếp và truyền thống cùng những cơ sở xã hội của chúng ta hoàn toàn là sản phẩm từ những hành động có chủ tâm của con người, mà Phật Giáo gọi là Nghiệp. Ý định là khả năng duy nhất khiến con người tiến tới ngày nay. Thế giới con người chính là thế giới của ý định, đi theo chỉ dẫn của ý định. Trong Phật Giáo có câu: Thế giới bị Nghiệp tác động. Để hiểu thế giới con người, tức hoàn cảnh con người, việc hiểu Qui Luật Tự Nhiên tức Nghiệp Luật là rất cần thiết.

Ý định, nghiệp, nhân cách, đạo đức, đặc tính trừu tượng, giá trị, bản tính, tức tâm con người- tất cả hoàn toàn bẩm sinh. Chúng hiện hữu theo các Qui Luật Tự Nhiên, không theo sự dìu dắt của thánh thần. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà chúng có. Chúng là những tiến trình tự nhiên nằm trong khả năng con người nhằm hiểu biết và phát triển.

Xin ghi nhậnPhật Giáo phân biệt Nghiệp Luật và Luật về tâm linh. Điều này cho thấy tâm và ý không phải là một, và có thể nghiên cứu như hai sự việc riêng rẽ. Tuy nhiên hai sự việc có thật này lại hết sức gắn bó khắng khít với nhau. Đơn giản giống như một người lái chiếc thuyền máy. Tâm giống như con thuyền và máy của nó, trong khi ý là người lái, người lái tự quyết sẽ đi đâu và sẽ phải làm gì.

Gần như là một biến chuyển thiên nhiên tương tự có thể nảy sinh từ các định luật khác nhau trong những tình trạng khác nhau, trong khi một số biến chuyển lại là sản phẩm của hai hoặc nhiều định luật tự nhiên vận hành phối hợp. Một người bị chảy nước mắt có thể do khói (luật vật lý) vì quá vui hay quá buồn (luật tâm linh) cũng có thể do kết quả về các hành động ở quá khứ (nghiệp luật). Nhức đầu có thể do bệnh (luật sinh học), cũng có thể do không khí ngột ngạt, phòng quá nóng (luật vật lý), hay cũng có thể do phiền muộnlo lắng (nghiệp luật).

Vấn đề tự do ý chí

Khi người Phương Tây bắt đầu nghiên cứu về nghiệp hay ý, họ thường bối rối trước vấn đề tự do ý chí. Có tự do ý chí không? Thực ra không có tự do ý chí trong nghĩa 'tự do tuyệt đối', vì ý định chỉ là một trong muôn ngàn nguyên nhân quan hệ lẫn nhau trong tiến trình nhân quả. Tuy nhiên, ý chí có thể coi như tự do một cách tương đối. Chúng ta có thể nói 'tương đối tự do' vì thực ra nó chỉ là một trong các nhân tố trong toàn bộ tiến trình tự nhiên. Trong đạo Phật điều này gọi là purisakãra. (manliness - nhân tính). Mọi người đều có khả năng khai triển tư duy và ý đồ của mình, đúng ra là việc này trở thành nhân tố chủ mưu trong tiến trình nguyên nhânhậu quả, hay Nghiệp, do đó mà chúng ta nói mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm.

Hiểu nhầm, hay thiếu hiểu biết trong sự liên quan đến vấn đề tự do ý chí, xuất phát từ một số quan niệm sai rất sâu xa, đặc biệt là về cái "ta". Quan niệm này gây ra rất nhiều bối rối khi ta nhìn vào thực tại như là điều kiện có thật, nhưng bị mắc vào lối suy nghĩ theo thói quen bám víu ngay vào quan niệm. Hai quan niệm bất đồng sâu sắc. Theo thói quen người ta nhận thức có kẻ hành động và có kẻ nhận kết quả. Trong khi kì thực chỉ có sự cảm thấy, nhưng do nhận thức nên thấy có người cảm thấy. (Trong sách có câu: Có sự chứng nghiệm của cảm thấy, nhưng không có người cảm thấy). Lý do có sự bối rối này là sự không hiểu biết đặc tính của vô ngã.

Phật Giáo không đơn giản ngừng tại tự do ý chí, mà cố gắng đạt đến tình trạng ý được tự do về ý chí, vượt lên sức mạnh của ý chí, sự siêu việt này chỉ có thể đạt được nhờ sự phát triển đầy đủ tiềm năng của con người qua trí tuệ.

Cũng nên lưu ý rằng trong tiến trình phát triển con người, lãnh vực tâm ý và trí tuệ khác nhau. Trí tuệ đuợc hoàn toàn mở mang thì giải thoát khỏi tâm ý. Cho nên chúng ta có tâm với ý định, và tâm với trí tuệ. Tuy nhiên, đó là mối bận tâm thực tiễn, một đề tài rộng lớn chúng ta sẽ nói đến trong một dịp khác sau này.

Đơn giản tôi chỉ muốn trình bày việc đạt được kiến thức hoàn hảo, tức sự thật chân lý, phải xuất phát từ sự hiểu biết về con ngườivị trí của họ trong trật tự tự nhiên, kể cả những điều kiện cùng giá trị trừu tượng mà họ có.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant