Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phụ Lục : Những Trích Dẫn

02 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 4263)
Phụ Lục : Những Trích Dẫn
Phụ Lục :
Những Trích Dẫn

Ai có thể thực hành Bardo Thošdošl.

Bardo Thošdošl là một phần của truyền thống mật thừa và theo nguyên tắc, nó không được nghiên cứuthực hành một cách bừa bãi (không phân biệt). Nhưng ngược lại với những giáo huấn Bardo Thošdošl thì ai cũng nghiên cứu được tử thư. (Tử thư trang 97)[24]*

Giáo huấn Bardo Thošdošl và đặc biệt phần thực hành “chuyển thức” là một con đường đã được vạch sẵn cho những xứ sở mà ở đó không có những bậc thầy thích hợp ngay bên cạnh. (Tử thư trang 98)

Thực hành sử dụng Bardo Thošdošl.

Bardo Thošdošl luôn nhắc nhở cần phải nhớ lại lời giáo huấn vị Lạt ma lúc ta còn sống. Việc này khác hẳn với một ký ức đơn giản. Chúng ta phải hiểu thật rõ từng chữ, từng sắc thái, từng ý nghĩa của văn bản. Điều đó có nghĩa là không đơn giản chỉ nghiên cứu giáo huấn này bằng cách đọc qua vài lần, mà phải thực hành nó đến khi nó có thể theo chúng ta vào cả trong giấc ngủ. (Tử thư trang 100)

Để thực hành được Bardo Thošdošl cũng phải có một trái tim dũng cảm, sẵn sàng để bài tập biến đổi mình, và nhờ thực hành lâu dài, bài tập trở thành một bộ phận không tách rời ta. Có thể lúc chết dù sự sợ hãiđau đớn tới gần, ta vẫn thực hiện bài tập một cách vững vàng. (Tử thư trang 101)

Có thể nói những dấu hiệu sau đây, nói chung, báo trước cái chết đang đến gần : cảm nhận cơ thể nặng hơn lúc bình thường, môi miệng khô đi, nhiệt lượng sống rời bỏ thân, tâm trí tối sầm, đi đến bất tỉnh. Tâm trí đi vào vùng ánh sáng trắng mờ (như buổi chiều tà hay bình minh). Ánh sáng mờ chuyển sang màu đỏ, tâm trí như bao một màn tối tăm. Đó là lúc “hơi thở bên ngoài đã ngừng nhưng hơi thở bên trong chưa chấm dứt”. (Tử thư trang 103)

Điều cực kỳ quan trọng là người sắp chết phải nhớ lại những hành động tốt lành của mình để có thể đến với cái chết trong một tâm trạng tin tưởng hoàn toàn đối với cuộc đời đã qua của mình. Lúc đó một nụ cười yên tĩnh hiện ra trên mặt người chết và thân xác thoải mái trên giường. Chính vì lý do này mà người Tây Tạng tránh sự khóc lóc và than vãn ở trong phòng người chết. Thân nhân thường ở xa căn phòng người chết vì khi không thể nén được sự đau buồn họ có thể gây trở ngại cho sự chuyển tiếp của người chết sang thế giới bên kia. (Tử thư trang 104)

Đọc Bardo Thošdošl sau khi chết.

Khi tâm thức người chết đi vào trạng thái trung ấm thì thoạt đầu người chết không biết mình đã chết. Anh ta tưởng mình còn sống và ngạc nhiên khi thấy thế giới xung quanh khác lạ... Tuy nhiên thể-trí ấy vẫn còn liên lạc với thể xác và với nơi sinh sống trước kia. Việc đọc Bardo Thošdošl ở đầu giường người chết hay ở nơi anh ta thường sinh sống có thể làm thể-trí ấy nghe được. (Tử thư trang 107)

Chuyển thức. (tiếng Tây Tạng là Phowa)

Vào lúc xuất hiện những dấu hiệu chắc chắn của cái chết, cần làm theo những hướng dẫn của tài liệu, thì sự giải thoát tức thì nhờ thực hiện cách chuyển thức. Người nào thực sự thấm nhuần bài tập chuyển thứcthực hiện một cách hoàn hảo bài tập ấy thì có thể chắc chắn được giải thoát trong trạng thái trung ấm. Chuyển thức là một bước phát triển có ý nghĩa của việc thiền định về đức A Di Đà, nó là sự chuẩn bị tốt nhất cho cái chết và trạng thái trung ấm. (Tử thư trang 108)

Lời bình Phần thứ nhất. (Tử thư)

“Tinh hoa của tâm trí” : Khi nào những hoạt động của tâm trí, những cuộc đối thoại liên tục bên trong đều trở nên lặng lẽ, khi tâm trí trở nên sáng suốt và không còn một ý nghĩa nào làm xáo trộn nó, lúc ấy nó mới thật hoàn toàn sáng rỡ. Có nhiều phương pháp để nhận biết bản chất thật của cuộc đối thoại bên trong ấy : chẳng hạn như tập trung vào một vài âm (không phải thần chú), vào chùm sáng tuôn trào ra... Khái niệm “tinh hoa của tâm trí” đã nói ở đây là một cố gắng để diễn đạt khái niệm “rang-rig” của Tây Tạng... “Cái gọi là “Tinh hoa của tâm trí” ấy có thể nói xuất phát từ những phạm trù ý thức”, mặc dù nó vượt qua những phạm trù này. Từng-lúc-một-của-ý-thức thường xác định một vật nào đó. Chính thiền định giải phóng ý thức khỏi sự xác định ấy, khi ấy sức mạnh của ý thức hướng vào nội tâm, vào bên trong của chính nó, cái rỗng không, chính là tinh hoa của tâm trí. Cái nhìn trực giác hay “nhìn sâu sắc” ấy vào tận trung tâm sâu thẳm của thực thể tự nó, được đạt tới vào lúc ta đóng kín con đường của xu hướng, thúc đẩy ý thức chạy ra bên ngoài, về phía đối tượng. Cái nhìn sâu sắc về tinh hoa của tâm trí ấy không phải cái nhìn nhị nguyên tách rời khỏi đối tượng nhận biết và đem đặt nó trước mặt ; đó là một sự hiểu biết, nó cảm nhận cái tinh hoa của đối tượng giống hệt như tinh hoa chứa đựng trong một cái nhìn sâu sắc. Truyền thống Tây Tạng nói rằng cái nhìn đối tượng với cái chứa đựng bên trong nó cũng giống như giọt nước rơi vào trong nước. (Tử thư trang 138)

Khái niệm “rang-rig” cũng mô tả cuộc khảo sát nội tâm bằng Thiền định hay cái nhìn sâu sắc, đồng thời (nó) cũng mô tả cái tinh hoa của “Trí huệ tự nó”. (Tử thư trang 140)

Thân thể con người có ba đường kinh vi tế xuyên qua, một ở trung tâm và hai đường nữa ở hai bên phải, trái. Giống như cấu trúc một cây tre, chúng có những mắt (đốt) ngang, ngăn chặn sự tuôn chảy tự do của dòng sinh lực, dòng sinh lực này liên quan mật với “hơi thở của cuộc sống” và sự hô hấp. Trong cả cuộc sống, ba đường kinh vi tế này được gắn liền với nhau bằng cách không cho sinh lực chảy tự do. Khi chết sinh lực được giải phóng và chảy vào đường kinh trung ương. Như văn bản đã chỉ rõ, người ta lật nghiêng người chết lại để đường kinh trung ương thoát khỏi sức ép của hai kinh bên.

Chuyển thức.

Lúc này ta làm cho người chết nhận biết được thông qua việc đọc nghe những gì xuất hiện với anh ta : lúc này Bardo thứ nhất gọi là sự chiếu sáng của Chân lý tự nó, sự nhận biết Thân Hư Không (Pháp thân) không bị biến dạng, xuất hiện trong tâm trí của tất cả chúng sanh. Chính trong giai đoạn từ lúc sự hô hấp bên ngoài chấm dứt đến khi chấm dứt dòng bên trong, chính lúc này Prajna tuôn vào đường kinh trung ương. Người ta thường nói Vía hay Thức của người chết bay đi. Thời gian của quá trình này thay đổi. Nó tùy thuộc vào năng lực vật chấttâm linh người chết cũng như trạng thái của những đường kinh vi tế. Đối với những người mà tâm trí được ổn định nhờ thực hành (Thiền) Samatha (thiền định để trấn an những xúc động làm rối loạn sự sáng suốt của tâm trí và đưa nó vào trạng thái ổn định) và đối với những người có đường kinh mạnh mẽ thì thời gian này có thể kéo dài. Vì vậy cần tích cực ứng dụng cách nói trên cho đến khi một chất lỏng màu vàng xuất hiện ở các khiếu. (Tử thư trang 146)

Cái nhìn sâu sắc về ánh sáng cơ bản.

Cái nhìn sâu sắc là sự nhận biết tức khắc theo nghĩa đen, tức là không qua một khâu trung gian nào. Vậy đó là trực giác. Cái nhìn sâu sắc cơ bản giúp người chết hiểu được ánh sáng là tâm trí. (Tử thư trang 152)

Yidam : vị thần “bẩm sinh” của một người, một mặt lồng vào sự hiện hữu của người đó trong mức độ thâm sâu nhất nhưng mặt khác lại vượt lên con người mà vị thần đó luôn ở bên cạnh để giúp đỡ và hướng dẫn. Thần Yidam bao trùm bản chất của con người thấm nhuần vào con người nhưng đồng thời lại vượt qua con người bởi sự kiện Yidam đồng thời tham gia vào cái thiêng liêng. (Tử thư trang 153)

Ánh sáng cơ bản sắp xuất hiện cho người. Hãy nhận biết nó đúng như vậy : xin người hãy đi vào thực hành. (Chú thích : Ánh sáng cơ bản là nguồn sáng làm xuất hiện mọi hiện tượng, tư tưởng, nhận thức, tất cả mọi vật. Đó là sự sáng suốt của tâm trí dưới dạng ánh sáng). (Tử thư trang 154)

Trong trạng thái trung ấm thứ nhất tiếp ngay sau khi chết, ta có thể rơi vào một trạng thái vô thức rất tệ hại, đến mức bỏ qua mất khả năng tốt nhất để có được cái nhìn sâu sắc về bản chất thật xuất hiện sau khi chết. Trong giai đoạn này chỉ có những người đã trải qua quá trình tu hành nghiêm túc và đã có kinh nghiệm mới có thể thấy được ánh sáng cơ bản trong toàn bộ sự thuần khiết của nó. Họ có thể làm cho trạng thái trên đây kéo dài rất lâu trong khi đối với những người khác, như văn bản đã nói, chỉ bằng thời gian khảy móng tay. (Tử thư trang 159)

Trạng thái trung ấm của bản thể. Lời giới thiệu.

Điều tốt nhất là nhận biết ánh sáng ngay trong giai đoạn đầu tiên của trạng thái trung ấm... Trong trạng thái trung ấm trong giai đoạn thứ hai gọi là thân huyễn thanh tịnh, tâm trí rất sáng ở trong trạng thái phân vân không biết chết hay sống. Nếu lúc ấy người chết hiểu được giáo huấn, anh sẽ nhận biết chân lý Mẹ hợp nhất với chân lý con. (Chú thích : chân lý con là một chứng nghiệm mà người ta có thể đạt được lúc còn sống. Chân lý Mẹ là chân lý tuyệt đối không hề thay đổi theo thời gian). (Tử thư trang 168)

Năm Bộ Phật. (Trí HuệĐại Bi – Dalai Lama)

Đất, nước, lửa, gió và không gian với tư cáchyếu tố căn bản của dòng sống của con người là những cấu thể đòi hỏi được tịnh hóa để cho sự chuyển hóa thành năm vị Phật của năm bộ. Trong tiến trình cái chết, sắc uẩn, thân xác vật chất của chúng ta tan rã, trong khi một sắc uẩn vi tế hơn đi theo chúng ta vào trạng thái trung ấm cho đến sự khởi đầu của đời tiếp theo. Đến nỗi rằng nếu chúng ta xem xét sắc uẩn mà không đặt một tấm chắn giữa mức độ vật chất và mức độ vi tế, chúng ta có thể nói đến nó như một dòng chuỗi liên tục vô thủy vô chung. Trong phương diện đã được tịnh hóa, sắc uẩn là Phật Vairochana (Tỳ Lô Giá Na). Về phần tâm thức chúng ta phân biệt nơi nó có sáu thức và năm mươi mốt yếu tố tâm thức, trong đó gồm năm yếu tố có khắp năm uẩn : uẩn cảm thọ, hình thức tịnh hóa của nó biểu lộ trong Ratnasambhava (Bảo Sanh Phật) ; uẩn phạm trù hóa (tưởng uẩn) mà phương diện tịnh hóa biểu hiện nơi Amitabha (A Di Đà Phật) ; uẩn của các hành, mà phương diện tịnh hóa biểu lộ nơi Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu Phật) và cuối cùng uẩn của tâm thức bổn nguyên mà phương diện tịnh hóa là Akshobya (A Súc Bệ Phật). Nếu các uẩn của chúng ta được tạo thành bằng những phương diện thô sơ và vi tế thì các uẩn của đức Phật của năm bộ đặc biệt rất vi tếphi thời gian.

Cái chết trong Phật giáo Tây Tạng.
(Trí HuệĐại Bi – Dalai Lama, NXB. Thiện Tri Thức.)

Sự khổ đau thực sự chính là bản chất vô thường, khổ, trống không, và không tự ngã. Có hai loại vô thường : hiển lộvi tế. Loại vô thường vi tế này là một hiện tượng được các nhà bác học biết khá rõ khi họ nghiên cứu những tiến trình của nó trong các hạt căn bản. Những quan sát cho phép họ nhận ra rằng, trái với vẻ bên ngoài, trong một đồ vật cứng đặc như một cái bàn, ở bề ngoài thì giống như hôm qua nhưng có những chuyển biến liên tục ở mức độ những hạt cơ bản tạo thành vật đó. Những hạt này tan rã từng khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, cũng y như cách hiện hữu trong khoảnh khắc của những tri giác bên trong của chính người quan sát. Điều chúng ta gọi là vô thường vi tế là tiến trình tan rã từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, trong khi vô thường hiển lộ nói đến sự hủy diệt của một đồ vật hay cái chết một sinh vật.

Nó căn cứ trên quy tắc một sự tương tục của tâm thức sau khi thân thể tan rã... Khi mà niềm tin về sự thường hằng bị lung lay, bạn đã giảm bớt bao nhiêu sự luyến ái của bạn ở cuộc đời này ; cho đến một ngày mà tính cách vô thường của mọi hình thức đời sống sẽ thấm nhuần thường trực tâm thức bạn. Từ đó, bạn biết rằng trong bản chất tất cả đều hướng đến sự tan rã và bạn sẽ ít thương tổn hơn trong lúc đối mặt với cái chết. (Trí HuệĐại Bi trang 225)

Khi cái chết đến gần, cần xoay những tư tưởng về sự thực hành. Tình trạng tâm thức vào giờ phút này là quyết định cho cái tiếp theo. Những giây phút cuối cùng này mang một năng lực đến nỗi công đức có được trong suốt cuộc đời không sánh kịp. (Trí HuệĐại Bi trang 226)

Thời gian thân thể vật chấttâm thức kết hợpđời sống, sự tách lìa chúng tạo ra cái chết. Về ba mức độ biểu lộ của thân và tâm, tức là mức độ thô, tế và rất vi tế, cái chết là sự chia lìa giữa tâm thức và thân xác bởi vì không có sự chia lìa giữa tâm thức vi tế nhất và yếu tố vật chất vi tế nhất. Vật chất vi tế này chỉ là năng lực bên trong – hay khí – dùng để chuyên chở các loại tâm thức. (Trí HuệĐại Bi trang 227)

Giáo lý Dakinis. (dịch theo nguyên bản Dakinis Teachings trang 153)

Dù có nhiều điểm then chốt sâu xa về thân, hãy cứ thong dongthoải mái như con thấy thuận tiện. Mọi thứ được bao gồm trong một điều đơn giản đó.

Dù có nhiều điểm then chốt về khẩu như theo dõi hơi thở và niệm chú, hãy ngừng nói chuyện và cứ làm như người câm. Mọi thứ đều được bao gồm trong một điều đơn giản đó.

Dù có nhiều điểm then chốt về tâm như tập trung, xả, phóng tưởng, giải tán và tập trung vào bên trong, mọi thứ được bao gồm trong một điều đơn giảnđể tâm trí an nghỉ trong trạng thái tự nhiên, thoải mái, không nghĩ tưởng tạo tác.

“Tâm không” hoàn toàn ở trong trạng thái đó. Nếu người ta hỏi : “Nó không là gì cả sao ?” thì như hơi nóng trong ánh sáng mặt trời, nó vẫn lung linh và phát sáng. Nhưng nếu được hỏi : “Nó là một vật gì ?” thì nó không màu sắc và hình dạng để nhận ra, mà tuyệt đối trống không và hoàn toàn tỉnh thức. Đó là tính chất của tâm.

Đã nhận ra nó là như vậy để xác tín về nó thì đó là thấy (kiến). Trụ vững trong trạng thái yên tĩnh, không nghĩ tưởng tạo tác hay chấp thủ, đó là thiền định. Trong trạng thái đó, không tham ái, thủ hay xả, mong cầu hay lo sợ, đối với bất cứ cảm thức nào của lục căn thì đó là hành động...

Vào lúc sắp chết con nên thực hành như sau đây :

Bởi đất tan trong nước, thể xác trở nên nặng và không thể tự nâng đỡ. Bởi nước tan trong lửa, miệng và mũi khô đi. Bởi lửa tan trong gió, hơi nóng thân thể biến mất. Bởi gió tan trong tâm thức, chỉ có thở ra khò khè và thở vô cạn cợt. Lúc đó con có cảm giác như bị một quả núi lớn đè, bị nhốt trong bóng tối hay bị thả rơi vào không gian. Tất cả những kinh nghiệm này đều có những tiếng sấm và những tiếng rít đi kèm. Cả bầu trời sẽ sáng rực rỡ như một tấm gấm trải rộng...

Ở lúc này, nên biết : Cảm giác bị đè không phải bị núi đè. Đó là tứ đại của con đang tan rã. Đừng sợ điều này ! Cảm giác bị nhốt trong bóng tối không phải là một thứ bóng tối nào, mà đó là ngũ giác của con đang tan biến. Cảm giác bị thả rơi vào không gian không phải là bị thả rơi mà đó là tâm trí của con không còn chỗ tựa vì thể xác và tâm trí đã chia lìa và hơi thở của con đã tắt. Tất cả những kinh nghiệm về ánh sáng nhiều màu như cầu vồng chỉ là những biểu lộ tự nhiên của tâm. Hình ảnh những vị thần hiền và dữ đều là những hình ảnh tự nhiên của tâm con. Tất cả những âm thanh đều là những âm thanh của chính con. Tất cả những ánh sáng đều là ánh sáng của chính con. Đừng nghi ngờ về điều này. Nếu con nghi ngờ con sẽ bị ném vào luân hồi. Đã hiểu những điều đó chỉ là sự biểu lộ, nếu con giữ tỉnh táo trong tánh không quang minh thì chính trong trạng thái đó con sẽ đạt ba thângiác ngộ. Bổn tôn (deity) nội tại là sự hộ trì hiện tiền tâm con với chánh niệm không xao lãng. Từ đây trở đi, cần phải không mong cầu hay lo sợ, bám giữ hay chấp thủ đối với các đối tượng của lục căn cũng như đối với sự hấp dẫn, hạnh phúc hay đau khổ.

Sách Giáo lý Dakinis, Padmasambhava, trang 211.

Pháp giới thể tánh trí : tổng tướng của tất cả chư Phật tức bản tánh bổn hữu vô niệm của con là cái tinh túy bổn nguyên không điều kiện, không do tạo tác, vô sanh, bổn lai thanh tịnh, vượt lên trên sanh diệt.

Đại viên cảnh trí : dù pháp giới không có vật chất cụ thể. Tánh chất của nó là sáng (quang minh) và các pháp xuất hiện như bóng trong gương, không có tự tánh và được nhận thức trong khi không có nghĩ tưởng gì cả.

Bình đẳng tánh trí : pháp giới là tánh giác tự hiện hữu không ngừng, và trí huệ tánh giác này không có nghĩ tưởng. Tri giácvô sanh, bất nhị, tuyệt đối bình đẳng.

Diệu quan sát trí : không rời trạng thái bình đẳng không nhị nguyên này, những đặc tánh chung và riêng của của các pháp không trộn lẫn và rốt ráo trọn vẹn, những tạp khí vô minh được tiêu diệt, và trí huệ toàn giác phát khởi mà không có sự phiền não của nghĩ tưởng.

Thành sở tác trí : là an nghỉ trong khi vẫn nhận thức như vừa nói trên. Trí huệ không tách lìa này là để thành tựuhoàn thiện lợi ích của mình và người khác một cách tự nhiên với sự kiên trì.

Sách Tạng thư sống chết, Sogyal Rinpoche, trang 431.

Bản chất bấp bênh chóng qua của giai đoạn trung ấm có thể là nguồn suối cho nhiều cơ hội giải thoát, và tính bén nhạy của tâm trong Bardo này có thể hóa ra lợi lạc cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần nhớ đến những lời giảng dạy, chỉ cần có một tư tưởng tích cực khởi lên trong tâm ta. Nếu ta nhớ đến một giáo lý nào gợi cho ta tự tánh tâm, nếu ta có dù chỉ một xu hướng tu tập, hay sự liên hệ sâu xa với sự tu hành, ta cũng đủ nhờ vậy mà giải thoát... Bởi thế trong Bardo này, bất cứ khi nào bạn có thể có lại sự tỉnh giác dù chỉ trong thoáng chốc, thì bạn hãy lập tức nhớ lại sự tu tập, nhớ thầy hay vị Phật mà bạn thờ, và tha thiết triệu thỉnh. Nhờ năng lực ân sủng của bậc thầy hay Phật, tâm bạn sẽ được giải thoát vào trong khoảng không gian của tâm giác ngộ. Sự cầu nguyện khi còn sống dường như ít hiệu quả nhưng trong cõi Bardo lại có hiệu quả mãnh liệt vô cùng.

Tuy nhiên sự mô tả trên đây về Bardo chứng tỏ thật rất khó mà tập trung tâm vào giai đoạn này nếu ta không thực tập từ trước. Hãy tưởng tượng ta dường như tuyệt nhiên không nhớ bài chú nào lúc gặp ác mộng ta cảm thấy bất lực như thế nào thì trong cảnh giới Bardo cũng khó như thế, nếu không nói là khó hơn, để tập trung tâm ý. Đó là lý do tử thư luôn nhắc đi nhắc lại lời : “Đừng tán loạn, đừng xao lãng.” Tử thư nhấn mạnh :

Đến đây là ngả rẽ giữa Phật và hữu tình
Trong một giây tâm phân biệt, trong một giây tâm
toàn giác.

Sách “Tibetan Elders” trang 173.

Một người nhận biết khả năng tinh thần của ông ta khi nhìn vào các vấn đề sinh tồn : sanh, lão, bệnh, tử và biết những vấn đề này không thể thay đổi được. Nhưng điều ông ta có thể thay đổi chính là thái độ riêng của ông ta, cách nhìn cuộc sống riêng của ông ta. Và đó chỉ ở mức tâm linh tối thiểu. Khi cuộc sống tâm linh thực sự bắt đầu, ông ta trở nên quan tâm nhiều hơn sự tăng trưởng riêng của ông ta. Khi sự tăng tiến xảy ra trong cõi tâm linh, trong cõi tâm thức, thì ông ta mở rộng sự quan tâm của mình – không chỉ gia đình hạn hẹp mà quan tâm đến cả xã hội và đến toàn bộ chúng sanh. Cho dù ông ta không đang làm những hạnh nghiệp thiện, ít nhất ông ta có phút giây có một cảm giác rằng ôi chúa ôi ! có quá nhiều chúng sanh đang đau khổ, và tôi có khả năng phát triển sức mạnh tâm linh cũng như quyền lực sao cho một ngày nào đó tôi sẽ trở nên một trong những vị thầy vĩ đại có thể giúp họ. Sự nhận thức này phải trong khuôn khổ “Pháp”. Pháp là nguồn gốc phát triển tâm linh. Cuối cùng nó mở ra một sự quan tâm và lòng đại bi đến toàn vũ trụ. Đó mới là cốt lõi (trái tim) của vấn đề tâm linh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant