Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Cửa Thứ Sáu Huyết Mạch Luận

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 5536)
Cửa Thứ Sáu Huyết Mạch Luận

CỬA THỨ SÁU 
HUYẾT MẠCH LUẬN

Ba cõi dấy lên cùng về một tâm.
Phật trước Phật sau đều lấy tâm truyền qua tâm, chẳng lập văn tự.Ba cõi dấy lên cùng về một tâm. 
Phật trước Phật sau đều lấy tâm truyền qua tâm, chẳng lập văn tự

Hỏi: Nếu chẳng lập văn tự thì lấy gì làm tâm? 

Đáp: Ngươi hỏi ta, tức đó là tâm ngươi. 

Ta đáp ngươi, tức đó là tâm ta. 
Ta đáp ngươi, tức đó là tâm ta. 
Nếu ta không tâm, nhân đâu giải đáp cho ngươi. 
Nếu người không tâm, nhân đâu thưa hỏi ta. 

Hỏi ta, tức là tâm ngươi đó. Từ vô số kiếp kiếp âm u đến nay, tất cả hành vi động tác nào, bất cứ thời nào, bất cứ nơi đâu, đều do nơi bồn tâm của ngươi, do nơi bổn Phật của ngươi. Nói tâm là Phật thì cũng như vậy đó. Trừ tâm ấy ra, quyết không có Phật nào khác chứng được. Lìa tâm ấy ra mà tìm Bồ đề Niết bàn, không đâu có được. Cái chân thật của tự tánh chẳng phải nhân chẳng phải quả. 

Pháp tức là ý nghĩa của tâm. 
Tự tâmBồ đề
Tự tâmNiết bàn
Nếu nói ngoài tâm có thể chứng được Phật cùng Bồ đề Niết bàn, điều ấy không đâu có được. 

Phật và Bồ đề ở tại đâu? Ví như có người dang tay đón bắt hư không, có thể nắm được không? Hư không chỉ là một tên gọi, tuyệt không tướng mạo, nên nắm chẳng được, buông chẳng được: không thể bắt cái không vây. Cũng vậy, trừ tâm ấy ra tìm Phật, rốt chẳng tìm được. Phật là tự tâm tạo nên. Sao lại lìa tâm tìm Phật. Cho nên Phật trước Phật sau chỉ nói đến tâm. 

Tức tâm là Phật. 
Phật tức là tâm. 
Ngoài tâm không Phật. 
Ngoài Phật không tâm
Nếu nói ngoài tâm có Phật, Phật ở nơi nào? 

Ngoài tâm vốn không Phật, sao còn vọng thấy Phật, lại lần lượt phỉnh gạt nhau, đã không rõ suốt tâm mình lại còn bị ngoại vật vô tình thâu nhiếp đến không còn chút tự do phân biệt nữa. Nếu ngươi vẫn không tin điều ấy, là tự ngươi phỉnh gạt ngươi chứ có ích gì. 
Phật không lầm lỗi. 
Chỉ vì chúng sanh điên đảo nên không tự giác tự tri được chính tâm mình là Phật. 
Nếu biết tâm mình là Phật, thì chẳng nên tìm Phật ngoài tâm. 

Phật chẳng độ Phật. 
Đem tâm tìm Phật tức không hiểu Phật. 
Kẻ nào tìm Phật ở ngoài, kẻ ấy hoàn toàn chẳng biết tâm mình là Phật. 
Cũng đừng đem Phật ra lạy Phật
Đừng đem tâm ra niệm Phật
Phật chẳng tụng kinh
Phật chẳng giữ giới
Phật chẳng phạm giới
Phật chẳng giữ chẳng phạm, cũng chẳng tạo lành, tạo dữ. 
Nếu muốn tìm Phật phải cần thấy tánh. 
Tánh tức Phật. 
Nếu chẳng thấy tánh thì chay lạt, giữ giới đều vô ích
Niệm Phật thì được nhân tốt. 
Tụng kinh thì được thông minh
Giữ giới thì được sanh lên cõi trời
Bố thí thì được phước báo
Nhưng tìm Phật bằng những cách ấy quyết chẳng được vậy. 
Nếu tự mình không sáng tỏ, cần tham vấn các bậc thiện trí thức để thấu rõ nguồn gốc sanh tử
Nếu không thấy tánh thì chẳng được gọi là thiện trí thức. 
Nếu chẳng được vậy thì phỏng có giảng nói được mười hai bộ kinh vẫn không thoát khỏi vòng sanh tử, vẫn chịu nỗi khổ trong ba cõi không hẹn ngày ra. 

Xưa có Tỳ kheo Thiện Tinh (1) tụng làu làu mười hai bộ kinh, nhưng vẫn không thoát sanh tử luân hồi, chỉ vì không thấy tánh. Thiện Tinh kia còn vậy, huống nữa người đời nay mới giảng được năm ba bộ kinh đã coi đó là pháp Phật thì là kẻ ngu vậy. Nếu không thấu rõ được tự tâm thì tụng đọc kinh sách gì cũng chỉ là hư văn, không dùng vào đâu được. 
Nếu cốt tìm Phật, trực tiếp cần thấy tánh. 
Tánh tức là Phật. 
Phật là người tự tại, là người vô tác

Nếu không thấy tánh thì suốt ngày lăng xăng cầu cạnh, tìm kiếm Phật ở ngoài, đời nào gặp được, dù rằng rốt cuộc không một vật nào khá hơn. Nếu cần thông hiểu nên tham vấn bậc thiện trí thức, nên thiết tha mà tu, công khó mà cầu, đem tâm hội giải lớn vấn đề lớn về sanh tử, đừng bỏ trôi suông, tự phỉnh mình vô ích. Ví châu báu chất cao như núi, bà con nhiều như cát sông Hằng, mở mắt thấy đó, nhắm mắt thấy gì đâu? Mới hay mọi pháp hữu vi đều là mộng mị. Nếu chẳng gấp tìm thầy, ắt uổng kiếp sống buông xuôi trong khi tánh Phật mình vẫn sẵn có. 

Nếu không nhờ thầy, quyết chẳng sáng tỏ được. 

Không thầy mà ngộ, điều ấy hiếm lắm. 

Nếu tự mình nhờ cơ duyên tốt mà thông suốt được thánh ý, đó là hàng thắng học, sanh ra đã biết. 

Nếu chưa thông rõ, nên siêng năng khổ học, nương theo giáo phương (2) để chứng ngộ

Nếu tự mình sáng tỏ được thì chẳng cần học, khác với kẻ mê trắng đen không phân rõ lại còn lếu láo tuyên lời Phật dạy, báng Phật chê pháp. Các vị ấy nói pháp như mưa: đó là ma nói, chẳng phải Phật nói. Thầy là vua ma, học trò là dân ma. Kẻ mê mặc sức múa máy theo người, phút chốc đọa sanh tử. Đó là những người không thấy tánh xưng càn là Phật. Hạng chúng sanh ấy phạm tội lớn, phỉnh gạt tất cả chúng sanh đưa vào vòng ma giới. Nếu không thấy tánh thì dù giỏi nói mười hai bộ kinh vẫn là ma nói. Đó là hàng bà con của nhà ma, chẳng phải học trò của nhà Phật. Đã chẳng phân rõ trắng đen, bằng vào đâu mà thoát sanh tử? 

Nếu thấy tánh tức là Phật. 
Không thấy tánh tức là chúng sanh
Nếu lìa tánh chúng sanh thì không có tánh Phật nào khác chứng được. 
Phật nay tại nơi đâu? 
Tánh chúng sanh tức là tánh Phật vậy.
Ngoài tánh không Phật. 
Phật tức là tánh. 
Trừ tánh ấy ra, không Phật nào có được. 
Ngoài Phật, không tánh nào có được. 

*

Hỏi: Nếu không thấy tánh thì niệm Phật, tụng kinh, bố thí, giữ giới, tinh tấn, rộng ban điều phước lợi có thành Phật được không? 

Đáp: Không được. 

Lại hỏi: Sao không được? 

Đáp: Nếu có chút pháp nào chứng được thì đó là pháp hữu vi - pháp nhân quả, pháp thọ báo, pháp luân hồi. Không sáng tỏ lẽ sống chết, đời thuở nào thành được Phật đạo? 

Thành Phật cần thấy tánh. 

Nếu không thấy tánh thì nói gì về nhân quả vẫn chỉ là pháp ngoại đạo

Nếu là Phật, chớ tập pháp ngoại đạo

Phật là người không nghiệp, không nhân quả

Nói có chút pháp nào đó có thể thành được quyết là phỉ báng Phật. Dựa vào đâu mà thành được chứ? Đó là sự chấp trước ở một "tâm", một "năng", một "giải", một "kiến", điều ấy Phật có hứa bao giờ đâu. 

Phật không giữ, không phạm giới

Tâm tánh vốn không cũng chẳng dơ sạch. 

Các pháp đều không tu không chứng, không nhân không quả. 

Phật chẳng giữ giới
Phật chẳng tu hành
Phật chẳng tạo dữ. 
Phật chẳng tinh tấn 
Phật chẳng biếng lười. 
Phật là người vô tác

Cho nên đem tâm trụ trước ra thấy Phật, không đâu hứa có vậy. 

Phật chẳng là Phật. Nếu không thấy được nghĩa ấy thì bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, đều không tỏ được bổn tâm. Nếu không thấy tánh thì bất cứ lúc nào, bất cứ nghĩ gì hoặc không nghĩ gì, đều là kẻ đại tội, là người si, đắm giữ cái không vô ký, ngầy ngật như người say, chẳng rõ phân tốt xấu. Nếu muốn tu pháp vô tác, trước cần thấy tánh, sau đó tự nhiên dứt lo. Nếu không thấy tánh mà thành được Phật đạo, không đâu có được. Có người phá bỏ lẽ nhân quả, thẳng tay tạo nghiệp dữ, nói càn tất cả là không, tạo ác không gì hơn, hạng người ấy đọa địa ngục vô gián mãi mãi không hẹn ngày ra. Nếu là người trí, chớ có lối kiến giải như vậy. 

*

Hỏi: Nếu trong bất kỳ lúc nào, bất cứ cử chỉ hành động nào cũng đều là tự tâm, sao trong khi mang sắc thân vô thường này tôi không thấy được bổn tâm? 

Đáp: Bổn tâm luôn ở trước mắt, tại ngươi không chịu thấy? 

Hỏi: Tâm ở trước mất sao tôi không thấy? 

hỏi: Ngươi thường nằm mộng chứ? 

Đáp: Thường nằm mộng

Hỏi: Trong khi ngươi nằm mộng thì đó là bổn thân ngươi chứ? 

Đáp: Đúng là bổn thân tôi. 

Lại hỏi: Lời nóiviệc làm của ngươi trong lúc ấy có khác hay chẳng khác với chính ngươi? 

Đáp: Chẳng khác. 

Sư nói: Nếu chẳng khác thì thân ấy tức là pháp thân ngươi, pháp thân ấy tức là bổn tâm ngươi. 

Tâm ấy từ vô số kiếp đến nay vẫn y như hiện giờ, chẳng sai khác, chưa từng có sống chết, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng thêm chẳng bớt, chẳng sạch chẳng dơ, chẳng tốt chẳng xấu, chẳng qua chẳng lại, cũng không phải trái, cũng không tướng nam nữ, cũng không tăng tục, già trẻ, không thánh phàm, cũng không Phật không chúng sanh, không tu chứng, không nhân quả, không gân cốt, không tướng mạo, giống như hư không , nắm chẳng được, bỏ chẳng được, núi sông tường đá không ngăn nổi, ẩn hiện qua lại thần thông tự tại, vượt núi ngũ uẩn, qua dòng sanh tử, không một nghiệp nào trói buộc được pháp thân ấy. 

Tâm ấy vi diệu khó thấy. 
Tâm ấy chẳng giống sắc tâm
Chính từ trong ánh sáng của tâm ấy ứng dụng lên tất cả hành động, tay đưa chân bước. 
Cũng như hỏi về số cát sông Hằng thì ai trả lời được, đành trơ như người gỗ. Cũng vậy, tâm là thọ dụng của chính ngươi, sao ngươi không biết lại đi hỏi người khác?

Phật nói: Tất cả chúng sanh đều là người mê, do đó tạo nghiệp đọa vào dòng sanh tử, muốn thoát ra lại chìm xuống, chỉ vì không thấy tánh. 

chúng sanh không mê sao lại thắc mắc hỏi làm gì chuyện ấy không một ai giải đáp được? Tự tay mình đưa, chân mình bước sao mình không biết? 

Mới hay thánh nhân chẳng sai lầm, chỉ tại người mê không tự sáng tỏ được. Mới hay lẽ khó tường ấy, chỉ mình Phật mới hiểu nổi, ngoài ra tất cả người, trời và các loài chúng sanh đều không sáng tỏ được. 

Nếu trí huệ chiếu sáng tâm ấy, cũng gọi là pháp tánh, cũng gọi là giải thoát, mới hay tâm ấy không bị sanh tử buộc ràng, không một pháp nào trói mắc được, nên gọi là Đại Tự Tại Vương Như Lai, cũng gọi là Bất Tư Nghị, cũng gọi là Thánh Đế, cũng gọi là Trường sanh bất tử, cũng gọi là Đại Tiên; tên gọi tuy khác nhau, bổn thể vẫn là một. 

Thánh nhân phân biệt tất cả mà vẫn không lìa tự tâm
Sức chứa rộng lớn của tâm ứng dụng không cùng: ứng vào mắt thấy màu, ứng vào tai nghe tiếng, ứng vào mũi ngửi mùi, ứng vào lưỡi biết vị, cho đến bất cứ cử động nào cũng đều là tự tâm cả. 

...Sắc thân bốn đại tức là phiền não
Phàm là sắc thân phải chịu sanh diệt
Pháp thân thường trụ, nhưng không chỗ trụ. 
Pháp thân Như lai hằng còn không đổi khác, nên kinh nói: Chúng sanh nên biết bổn tánh Phật vốn sẵn tự có đủ đó, 
Ca Diếp chính là người ngộ được bổn tánh này. 
Bổn tánh tức là tâm. 
Tâm tức là tánh. 
Tức chung đồng với tâm chư Phật. 
Phật trước Phật sau chỉ truyền tâm ấy. 
Trừ tâm ấy ra, không Phật nào có thể được. 
Chúng sanh điên đảo không biết tự tâm là Phật, cứ hướng ngoài cầu cạnh giữ gìn, suốt ngày lăng xăng niệm Phật lạy Phật. Phật tại nơi đâu? Đừng nên có những lối thấy như vậy. 
Chỉ cần biết tự tâm
Ngoài tâm: rốt không có Phật nào khác. 
Kinh nói: Phàm cái gì có tướng đều là dối trá
Lại nói: chính tại nơi đây mới là có Phật. 
Tự tâm là Phật. 
Đừng nên đem Phật lễ Phật như vậy. 

Ví bỗng dưng hiện ra trước mắt tướng mạo Phật cùng Bồ tát, quyết đừng nên kính lạy. 

Tâm mình vốn không tịch, không hề có những tướng mạo ấy. 

Nếu giữ tướng tức là ma, rơi vào nẻo tà, chẳng qua đó là những bóng dáng do tâm dấy lên, đừng nên lễ lạy

Người lạy ắt không biết. 

Người biết ắt không lạy. 

Lại ắt bị ma hớp. Sợ người học không hiểu nên ta giải rõ như vậy. 
Trên thể tánh của chư Phật Như lai đều không có những tướng mạo ấy. 

... Tâm mình vốn thanh tịnh: không đâu có thể có những tướng mạo như trên. Cho đến các loại tướng của thiên long, dạ xoa, quỷ thần, Đế thích, Phạm vương cũng chớ nên đem lòng kính trọng, cũng chớ sợ sệt. 

Tâm mình vốn không tịch. Tất cả tướng mạo đều là vọng tưởng. Chớ nên giữ tướng. 

Nếu mống lòng thấy Phật, thấy pháp cùng các thứ tướng mạo của Phật, Bồ tát khởi lòng kính trọng, đó là tự mình đọa vào địa vị của chúng sanh

*

Hỏi: Tại sao không nên bái lạy chư Phật và Bồ tát? 

Đáp: Các loài thiên ma ba tuần, a tu la cũng có thể dùng phép thần thông tạo ra tướng mạo Bồ tát, biến hóa đủ cách, toàn là ngoại đạo, nào phải là Phật đâu. 
Phật là tự tâm, chớ lầm bái lạy. 
Phật là tiếng của nước Tây Thiên Trúc (Ấn Độ), tại đây (Trung Quốc) gọi là giác tánh
Giác tức là linh giác: ứng đối với cơ duyên, tiếp xúc với sự vật (ứng cơ tiếp vật). Ngẩng mày nheo mắt, cử động tay chân, đều do tánh linh giác của chính mình. 
Tánh tức là tâm. 
Tâm tức là Phật. 
Phật tức là đạo. 
Đạo tức là thiền. 
Chỉ một chữ thiền, thánh và phàm chẳng suy lường nổi. 
Thấy thẳng tánh mình thì gọi là thiền. 
Nếu chẳng thấy tánh, tức không phải thiền. 
Dù có giỏi nói được ngàn kinh muôn luận mà không thấy tánh thì vẫn là phàm phu, chẳng phải là pháp Phật. 
Đạo lớn kín sâu, không thể nói cho hiểu. 
Kinh điển dựa vào đâu nói tới? 
Chỉ cần thấy tánh dù không biết một chữ vẫn được đạo. 
Thấy tánh tức là Phật. 
Thánh thể xưa nay vốn thanh tịnh, chẳng có sạch dơ. 
Sở dĩlời nói là vì thánh nhân nương theo tâm mà khởi dụng. 
Dụng chỉ là một danh từ trống không. Lời nói kia còn chưa đạt tới thì mười hai bộ kinh bằng vào đâu đạt tới.? 
Đạo tự nó viên thành, chẳng dùng tu chứng
Đạo chẳng phải thanh sắc nên vi diệu khó thấy. 
Cũng như người uống nước, nóng lạnh tự mình biết, cũng vậy ta không thể hướng về người khác nói ra. 
Chỉ Như Laithông suốt, ngoài ra các bậc người và trời đều không hiểu thấu. 
Trí óc phàm phu vói không đến, do đó mới chấp tướng, chẳng biết tâm mình xưa nay vốn không tịch
Vọng chấp tướng cùng mọi pháp tức rơi vào ngoại đạo. Ví biết muôn pháp đều theo tâm sanh, ắt không nên chấp như thế. Chấp tức chẳng biết. 
Nếy thấy được bổn tánh thì mười hai bộ kinh hóa thành chữ nghĩa suông. 
Ngàn kinh muôn luận cốt mở sáng tâm. 
Nếu thoắt nghe đã hợp nhau rồi thì "giáo" còn dùng làm gì? 
Nói cho cùng lý: giáo là lời nói, thật chẳng phải đạo. 
Đạo vốn không lời. 
Lời nói là vọng. 

...Nếu thấy được tánh thì chẳng cần đọc kinh niệm Phật
Học rộng biết nhiều nào có ích gì. 
Vì lẽ để chuyển hôn mê cho thần thức nên mới có "giáo", lập ra cốt tiêu biểu cho tâm. 
Nếu ý thức được tâm thì coi giáo làm gì? 
Thánh nhân sống tự tại ngay giữa dòng sanh tử, ẩn hiện vào ra không định trước, không nghiệp nào trói buộc được. 

Thánh nhân phá tà ma. Tất cả chúng sanh chỉ cần thấy tánh thì mọi dư tập đều tiêu diệt tức thì, thần thức hết mờ; chỉ cần tiếp nhận thẳng là lãnh hội ngay; muốn thực lãnh hội đạo, chỉ cần tại đây, như bây giờ đừng chấp vào một pháp nào, cần dứt nghiệp dưỡng thần, thì dư tập cũng hết theo và tự nhiên trắng rõ chẳng cần dụng công phu. 

Ngoại đạo không lãnh hội được ý Phật, dụng công nhiều quá, trái với thánh ý, suốt ngày lững đững niệm Phật, chuyển kinh, làm cho thần tánh mê mờ, chẳng khỏi luân hồi

Phật là người an nhàn
Ích gì bôn ba khắp nơi cầu danh lợi, để sau này dùng làm gì? Chỉ những người không thấy tánh mới khư khư lo tụng kinh niệm Phật, tinh tấn học hoài, đêm ngày hành đạo, ngồi mãi không nằm, học rộng nghe nhiều, lấy đó làm pháp Phật, đó toàn là hạng người chê Phật chê pháp. 

Phật trước Phật sau chỉ nói thấy tánh. 
Muôn vật đều vô thường
Nếu không thấy tánh lại nói càn rằng "ta được quả chánh đẳng chánh giác", ấy là kẻ đại tội
Trong hàng mười đệ tử lớn của Phật, ngài A Nan là "đệ nhất đa văn", ở với Phật mà không thông hiểu gì hết, chỉ cốt học nhiều. 
Hạng Thanh vănDuyên giác, cùng ngoại đạo cũng không hiểu Phật, chấp vào mấy từng tu chứng, đọa vào nhân quả, chịu báo chúng sanh, không tỏ sanh tử, đi ngược ý Phật, đó là chê bai Phật, tội không gì hơn. 
Kinh nói: Người xiển đề không phát sanh tín tâm, tội không gì hơn. 
Ai có tín tâm, tức kẻ ấy là Phật ở địa vị người. 

Lành dữ tự nhiên, nhân quả phân rõ, thiên đường địa ngục chỉ ở trước mắt
Người tu không tin, hiện tại mắc giữa địa ngục tối đen mà vẫn không hay biết, vì duyên nghiệp nặng nề, do không có tín tâm. Tỉ như người mù không tin có ánh sáng. Ví có ai nói cho nghe cũng không tin, chỉ vì họ mù mắt, nên bằng vào đâu mà nhận có ánh sáng mặt trời? Kẻ ngu cũng như vậy. Hiện tại, họ đọa làm thân súc sanh đủ loại, sanh ở nơi nghèo cùng, thấp hèn, cầu sống không được, cầu chết không xong. Mặc dù chịu khổ như vậy, mà hỏi đến thì nói rằng ta nay rất vui khoái lắm, khác gì ở thiên đường. Mới biết tất cả chúng sanh đều lấy lối sống khổ làm vui mà không hay biết gì, chỉ vì nghiệp chướng nặng nề, nên không thể phát tín tâm, không thể tự mình mà chỉ do người. 

Nếu thấy tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu. 
Hàng áo trắng (1) vẫn là Phật. 
Nếu không thấy tánh, cắt tóc cạo râu, vẫn là ngoại đạo

*

Hỏi: Hàng áo trắng có vợ con, dâm dục không trừ, bằng vào đâu thành Phật được? 

Đáp: Tôi chỉ nói thấy tánh, chẳng nói dâm dục. Chỉ cần thấy được tánh mới vỡ lẽ rằng từ vô thỉ dâm dục vẫn là không tịch, chẳng có gì phải dối trá dứt trừ, mà cũng chẳng mắc vào dục lạc. Tại sao vậy? Vì tánh của mình vốn thanh tịnh, dù nó trụ ở sắc thân năm uẩn. Tánh ấy bổn lai thanh tịnh, không gì có thể nhuốm dơ được. Pháp thân bổn lai tự nó có, không do ai ban cho, không đói khát, không lạnh nóng, không bịnh, không ân ái, không bà con, không khổ vui, không xấu tốt, không dài ngắn, không mạnh yếu. Bổn lai không một vật nào khá được, vì chấp có sắc thân này nên mới có đủ tướng nóng lạnh, đói khát, chứng bịnh đủ thứ. Nếu chẳng chấp thì mặc tình đi đứng, được tự tại giữa dòng sống chết, chuyển vận tất cả pháp, cùng với thánh nhân tự tại vô ngại như nhau, không đâu chẳng an. 

... Nếu thấy tánh, chiên đà la (2) cũng thành Phật được. 

*

Hỏi: Chiên đà la gây nghiệp giết chóc, sao gọi là thành Phật được? 

Đáp: Tôi nói thấy tánh, chẳng nói gây nghiệp. Tuy nghiệp gây ra chẳng đồng nhau, nhưng dù sao vẫn không một nghiệp nào ràng buộc được "nó" (tánh). Từ vô lượng kiếp đến nay, vì không thấy tánh nên đọa vào địa ngục, do gây nghiệp sanh tử luân hồi

Nếu ngộ được bổn tánh, rốt cùng vẫn không có gì gọi là gây nghiệp. 

Nếu không thấy tánh thì niệm Phật, rõ báo kia còn chẳng được, huống nữa luận về chuyện giết mạng sống. 

Nếu thấy được tánh thì mọi ngờ vực trong tâm phút chốc trừ ngay, thì việc giết mạng sống còn nêu lên làm sao được? 

Trời Tây hăm tám Tổ sư Thiền đều lần lượt truyền tâm ấn cho nhau. 

Ta nay tới xứ này cũng chỉ vì truyền một tâm ấy không luận về giới thí, tinh tấn, khổ hạnh, cả đến việc vào nước lửa, lên lưỡi gươm, chay lạt ngày một lần, ngồi hoài không nằm, thảy thảy chỉ là pháp hữu vi của ngoại đạo

ý thức được tánh linh giác của chính mình trong mọi cử động hành vi, tức ý thức được tâm Phật. Phật trước Phật sau chỉ nói pháp truyền tâm, ngoài ra không pháp nào khác. Nếu thấu rõ pháp ấy thì phàm phu ngu dốt không biết một chữ cũng vẫn là Phật. 

Nếu không thấu rõ tánh linh giác của chính mình thì dù đem thân nầy nghiền nát ra thành vô số bụi bặm để cầu tìm Phật, rốt chẳng được vậy. 

Phật ấy cũng gọi là pháp thân, cũng gọi là bổn tâm. 

Tâm ấy không có hình tướng, không nhân quả, không gân cốt,tợ như hư không, không thể nắm được, không chung đồng với vật chất, với ngoại đạo

Tâm ấy chỉ mình Như lai lãnh hội được, kỳ dư không ai sánh tỏ nổi. Tâm ấy không lìa ngoài sắc thân bốn đại. Nếu lìa tâm ấy, tức không còn vận động gì được, vì đó là thân vô tri, khác gì cây cỏ ngói gạch. 

Thân đã là vô tình, làm sao vận động được? Nếu tự tâm động, thì tất cả mọi ngữ ngôn, mọi hành vi cử động, mọi điều thấy nghe cảm biết đều là tâm động. 

*

Tâm động dụng động, 
Động tức là dụng. 
Ngoài động không tâm
Ngoài tâm không động. 
Động chẳng là tâm, 
Tâm chẳng là động. 
Động vốn không tâm
Tâm vốn không động. 
Động chẳng lìa tâm, 
Tâm chẳng lìa động. 
Động không tâm lìa, 
Tâm không động lìa. 
Động là tâm dụng, 
Dụng là tâm động. 
Tức động tức dụng, 
Chẳng động chẳng dụng. 
Dụng thể vốn không, 
Không vốn không động. 
Động dụng đồng tâm, 
Tâm vốn không động. 

Nên kinh nói: Động mà không có sở động. 

Bởi vậy: 
- Suốt ngày thấy mà chưa từng thấy. 
- Suốt ngày nghe mà chưa từng nghe. 
- Suốt ngày cảm mà chưa từng cảm. 
- Suốt ngày ngày biết mà chưa từng biết. 
- Suốt ngày đi, ngồi mà chưa từng đi, ngồi. 
- Suốt ngày hờn vui mà chưa từng hờn vui. 

Nên kinh nói: Lời nói làm cho đạo dứt, tâm động làm cho giác ngộ tiêu (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). 
Thấy, nghe, cảm, biết vốn tự nó viên tịch, cho đến mọi niềm giận vui cũng vậy. 
... Nếu biết giận vui vẫn là tánh không thì chỉ cần đừng chấp tức thoát khỏi mọi nghiệp. 
Nếu tụng kinh mà không thấy tánh, điều ấy quyết không bằng vào đâu cả, mà nói mấy vẫn không cùng. 
Nếu sợ lẽ chánh tà trên, chẳng qua chỉ đôi phần thôi vậy.

*

Xin nói bài tụng vầy: 

1.- Ngô bổn lai tư thổ,
Truyền pháp cứu mê tình.
Nhất hoa khai ngũ diệp,
Kết quả tự nhiên thành.

Ta cốt qua Trung thổ, 
Truyền pháp cứu mê tình
Một hoa năm cánh trổ, 
Tự nhiên trái kết thành. (3) 

2.- Giang tra phân ngọc lãng,
Quảng cự khai kim tỏa.
Ngũ khẩu tương cộng hành,
Cửu thập vô bỉ ngã.

Bè lau rẽ sóng ngọc, 
Đuốc sáp mở khóa vàng. 
Năm miệng cùng nhau bước, 
Chín mười không ta người. (4) 

GHI CHÚ:

(1) Áo trắng: người tu tại nhà. 
(2) Chiên đà la: hạng hèn mạt ở Ấn độ, coi như thú vật, ai thấy cũng phải tránh sa sợ nhiễm dơ, chuyên sống về nghề hàng thịt, giết trâu bò. 
(3) Bài kệ này báo trước hậu vận của đạo Thiền. Một hoa (hoa Ấn độ) là Bồ Đề Đạt Ma; năm cánh (cánhTrung hoa) là năm vị tổ kế tiếp truyền tâm ấn Phật: Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng NhẫnHuệ Năng. Sau Huệ Năngthời kỳ "tự nhiên trái kết thành", thiền phong lên như vũ bão với các Sư Huyền Giác, Thạch Đầu, Bàng Uẩn, Mã Tổ, Lâm Tế v.v... không học mà ngộ, không tu mà chứng. 
(4) Bài tụng này báo trước ngày Tổ Đạt Ma viên tịch. Ba câu chiết tự chữ NGÔ là ta, do chữ NGŨ (năm) - KHẨU (MIỆNG) thành chữ NGÔ (ta). Ý nói "ta" sẽ thâu thần vào cõi Niết bàn tịch diệt (vô bỉ ngã) vào ngày 9 (cửu) tháng 10 (thập), nhằm năm Bính Thìn (536) triều nhà Lương, năm Đại Thông thứ 2. Đó là ngày vía của Tổ Đạt Ma.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant