Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Gà Ấp Trứng

28 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 4040)
Gà Ấp Trứng

Gà Ấp Trứng

Trong bài kinh “Phát Triển Tâm Linh”, bài kinh số 149, Phẩm VII, thuộc Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Phật so sánh sự hành thiền Minh Sát với sự ấp trứng của gà. Ngài giảng bài kinh này nhằm mục đích giúp cho hội chúng là những người sống ở thôn quê hiểu được bản chất sự tu tập. Đối với những ai sống ở thôn quê sẽ hiểu dễ dàng việc gà ấp trứng, nhưng đối với người sống thị thành thì khó hiểu thấu đáo được việc này. Tuy nhiên bài kinh diễn tả rất đầy đủ chi tiết sống động, rất dễ hiểu.

Muốn trứng nở đúng thời hạn và gà con được chào đời mạnh khỏe, gà không thể chỉ ước muốn suông. Gà phải làm tròn ba bổn phận: ấp đủ thời gian đòi hỏi, cung cấp thân nhiệt truyền sang cho trứng, và cung cấp mùi để bảo vệ trứng. Chỉ một việc ấp trứng, nhưng tạo nên hai kết quả: hơi nóng và mùi. Ngoài ra, việc ấp trứng còn tạo thêm năm lợi ích: (1) ấp đủ lâu theo thời gian đòi hỏi, (2) cung cấp thân nhiệt đầy đủ, (3) cung cấp mùi để trúng không bị hư, (4) hơi nóng từ thân giữ trứng được khô ráo, không bị ẩm ướt, nhờ vậy vỏ trứng trở nên mỏng dần và (5) giúp điều kiện cho sự tượng hình, chân, cánh, mỏ... phát triển trọn vẹn. Đúng thời gian đòi hỏi chừng đôi ba tuần, gà con lớn mạnh, chân mỏ đủ cứng cát, phá được vỏ trứng, sanh ra mạnh khỏe an toàn.

Việc hành thiền cũng tương tự như việc gà ấp trứng liên tục. Thiền sinh phải giữ chánh niệm liên tục vào phồng xẹp, quán sát các hiện tượng tâm và vật chất. Thiền sinh quán sát vật chất qua sự biểu hiện đặc tính riêng của Tứ Đại. Yếu tố gió thể hiện bằng sự thở ra vô, rất dễ thấy. Vì yếu tố gió thể hiện rõ ràng nhất, dễ theo dõi nhất trong sự hít thở, nên hơi thở được dùng làm đề mục hành thiền trong pháp thiền chỉthiền minh sát. Trong kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật dạy rằng trong Tứ Đại, yếu tố gió biểu hiện rõ ràng nhất. Thiền sinh quán sát yếu tố gió thể hiện trong chuyển động phồng xẹp của bụng, hay trong chuyển động dở, bước, đạp của chân, cũng như khi đứng lên hay ngồi xuống. 

Giống như khi gà ấp trứng, gà phải ngồi vào ổ một cách thận trọng, không làm vỡ trứng, và phải xòe cánh bao phủ trọn vẹn tất cả trứng, không để hơi lạnh len vào làm hư trứng. Bằng sự tinh tấn, vận dụng nỗ lực hướng tâm về đối tượng, chánh niệm, cẩn thận quán sát đối tượng bằng sự chuyên cần, tỉnh giácnăng động luôn luôn, giống như gà luôn luôn cung cấp hơi nóng cho trứng. Chánh niệm ghi nhận không bỏ sót hiện tượng, không để phiền não xâm nhập vào tâm, giống như gà cung cấp hơi nóng liên tục, bao phủ trọn vẹn ổ trứng, không để hơi lạnh len vào. 

Định tâm phát triển giúp cho trí tuệ hình thành, bắt đầu là tuệ phân biệt được thân tâm, hay danh sắc, kế đến tuệ phân biệt nhân duyên, và sau đó là tuệ thấy được tam tánh: vô thường, bất toại nguyện, và vô ngã của các pháp. Khi thấy rằng tất cả các pháp đều sinh diệt, không có gì thường còn, thiền sinh bỏ ngã mạn. Khi hiểu được đặc tánh khổ nơi các pháp, thấy không có sự vui thích nào trong các pháp, thiền sinh bỏ sự dính mắc tham ái nơi các pháp. Khi thấy rằng chỉ đơn thuần là một tiến trình sinh diệt của tâm và vật chất, thiền sinh hiểu rằng chẳng có thực chất, có tôi ta, hay tự ngã, linh hồn trong tiến trình này, thiền sinh buông bỏ tà kiến về ngã. Tương tự với sự cung cấp hơi nóng bảo vệ cho trứng không hư, thiền sinh khi đã hiểu ba đặc tánh của các pháp, tâm không còn mang tà kiến, giống như trứng không bị hư, trứng tiếp tục phát triển. Cũng vậy, thiền sinh tiếp tục hiểu ngày một sâu sắc hơn, trí tuệ không còn bị thoái hóa, thái độ tu tập trở nên tích cực hơn, tinh tấn hơn, không muốn bỏ thiền tập. Thiền sinh trở nên chuyên cần trong chánh niệm bằng cách niệm ngay khi sự phồng xẹp xuất hiện, và niệm liền theo với sự phồng hay xẹp khác xuất hiện kế tiếp, thiền sinh liên tục niệm không ngừng nghỉ vào đối tương quán sát.

Sự quán sát càng ngày càng rõ dần, chánh niệm trở nên bén nhạy, làm cho tâm định ngày càng sâu sắc hơn. Thiền sinh có sự tỉnh giác hoàn toàn nơi đối tượng quán sát, sampajañña, hay minh sát tuệ. Có nghĩa thiền sinh hiểu trọn vẹn, chính xác, phân biệt thân và tâm, tương quan nhân duyên rõ ràng, thấy sự sinh diệt của đối tượng biện biệt, hiểu được ba đặc tánh Vô Thường, Bất Toại Nguyện, và Vô ngã trong từng đề mục. Hết đề mục này biến đi, nối tiếp theođề mục mới, thiền sinh quán sát hên tục cùng với sự hiểu biết trọn vẹn đề mục. Như vậy, thiền sinh quán sát sự lập đi lập lại của đối tượng và có sự hiểu biết đề mục hoàn toàn, theo đúng như ý nghĩa, anupassanā. Khi quán sát các hiện tượng vật chất sinh khởi nơi thân, thiền sinh thực hành đầy đủ theo ý nghĩa “quán thân trong thân”, nói cách khác, thiền sinh thực hành đúng đắn pháp Tứ Niệm Xứ. Ở giai đoạn này, thiền sinh không còn muốn pháp hành bị thoái bộ, cũng như trí tuệ bị đình trệ. Thiền sinh chỉ muốn sự thực hành của mình tiến bộ nhiều hơn nữa, mở mang sự hiểu biết sâu rộng hơn nữa.

Trở lại tiến trình ấp trứng của gà. Nhờ hơi nóng cung cấp, trứng được giữ khô ráo, làm cho vỏ trứng mỏng dần. Bằng cách giữ chánh niệm liên tục nơi đề mục, thiền sinh hiểu được ba đặc tánh của các pháp, nên buông bỏ tham áità kiến, có được chánh kiến. Nhờ có chánh kiến, nên không còn vô minh. Sự vô minh ngày càng bớt dần theo công phu tu tập, giống như vỏ trứng trở nên mỏng đần do ảnh hưởng của hơi nóng. Vì không còn tham ái, nên không còn dính mắc, do đó không còn muốn tiếp tục hiện hữu, không muốn tái sinh. Phiền não tham ái, tanhā, làm bợn nhơ tâm bớt dần, giống như vỏ trứng mỏng dần. Vì không còn tà kiến về ngã nên không còn ham muốn tái sinh hay hiện hữu. Phiền não ngã kiến làm bợn nhơ tâm giảm dần, tương tự như vỏ trứng mỏng dần. Giống như những kết quả đạt được từ bổn phận ấp trứng của gà, thiền sinh đạt được sự hiểu biết, loại bỏ tà kiến, khắc phục phiền não, làm “mỏng vỏ” vô minh, là những kết quả mang lại từ sự hoàn thiện bổn phận giữ chánh niệm của thiền sinh. Phiền não bị khô cạn dần theo tiến trình thiền tập một cách tự nhiên, không cần phải mong ước. Thiền sinh làm đầy đủ bổn phận đòi hỏi là vận dụng tinh tấn, cố gắng hướng tâm đến đề mục, thiết lập chánh niệm, duy trì chánh niệm liên tục, gắn chặt vào đối tượng quán sát. Kết quả là sát na định hình thành làm khai mở trí tuệ, khắc phục được vô minhphiền não. Tất cả được thành tựu một cách tự nhiên không cần mong cầu. Đây là điều không thể phủ nhận được. Do đó, thực hành đúng chắc chắn sẽ đem lại kết quả, là đặc điểm thực tiễn của pháp hành

Không còn vô minh, có nghĩa trước đây không hiểu biết, bây giờ có hiểu biết, và trước đây hiểu sai, bây giờ hiểu đúng. Trước đây không hiểu sự thật về khổ, bây giờ hiểu thế nào là khổ, nên không nghĩ rằng khổ là vui. Trước đây không hiểu tham áinguyên nhân khổ, bây giờ hiểu tham ái mới đúng là nguyên nhân khổ, nên không còn nghĩ rằng tham áinguyên nhân của sự vui sướng. Trước đây không hiểu sự chấm dứt khổ là hạnh phúc, bây giờ hiểu sự chấm dứt khổ mới đúng là hạnh phúc, nên không còn nghĩ rằng đó là sự chấm dứt hạnh phúc. Trước đây không hiểu thế nào là con đường diệt khổ, bây giờ hiểu thế nào là con đường diệt khổ, nên không còn nghĩ rằng đó là con đường chấm dứt hạnh phúc.

Khi thiền sinh phân biệt được thân và tâm, vô minh giảm dần; phân biệt được tương quan nhân duyên, vô minh giảm dần; thấy được sự sinh diệt, và tam tánh, vô minh giảm dần. Đặc biệt khi đến tuệ Xả hành, sankhārupekkhāñāṇa, thiền sinh thấy sự sinh diệt tức thời, vô cùng mau lẹ, vô minh chấm dứt. Trên đường thực hành, sự tu tập làm cho màn vô minh từ dày đặc sang mỏng dần. Giống như gà con theo thời gian phát triển chân, móng, ngày càng cứng cáp, vỏ trứng mỏng dần. Hành thiền ngày càng tiến bộ, thiền sinh phát triển tuệ minh sát càng ngày càng sâu sắc, vô minh theo đó giảm dần.

Có câu “Thực hành thiền Tứ Niệm Xứthực hành tất cả các pháp” hay “Tất cả các pháp đều nằm trong thiền Tứ Niệm Xứ”. Điều này có nghĩa, thực hành Tứ Niệm Xứthực hành Thất Giác Chi, hay Thất Giác Chi được thành tựu do sự tu tập Tứ Niệm Xứ như đã được bàn trước đây.

Do sự cố gắng duy trì chánh niệm, làm ngăn chận không cho phiền não sinh khởi, phản ảnh yếu tố thứ nhất của Tứ Chánh Cầntinh tấn ngăn chận bất thiện pháp chưa sinh khởi, không làm cho sinh khởi. Do sự cố gắng duy trì chánh niệm tiêu diệt phiền não đang sinh khởi, phản ảnh yếu tố thứ hai của Tứ Chánh Cầntinh tấn tiêu diệt bất thiện pháp khi đã sinh khởi, không cho tiếp tục phát triển. Tương tự, đối với hiệu quả của sự duy trì chánh niệm giúp phát triển các tâm thiện được sinh khởi, và làm phát triển tốt đẹp các tâm thiện đã sinh khởi, phản ảnh yếu tố thứ ba và thứ tư của Tứ Chánh Cần. Do đó, bằng sự thực hành Tứ Niệm Xứ, thiền sinh thực hành được luôn Tứ Chánh Cần.

Trong sự thực hành, có lúc thiền sinh dựa vào sức mạnh ý muốn (Dục) thành công, có lúc dựa vào sức mạnh tinh tấn (Tinh Tấn) để vượt qua trở ngại, có lúc tùy thuộc vào sức mạnh của tâm kiên định (Tâm Lực) không rút lui, và có lúc tùy thuộc vào sức mạnh của trí tuệ (Trí). Đây là phản ảnh nội dung của Tứ Như Ý Túc: Dục, Tinh Tấn, Tâm LựcTrí Tuệ. Do đó, bằng sự thực hành Tứ Niệm Xứ, thiền sinh thực hành được luôn Tứ Như Ý Túc.

Khi thiền sinh kinh nghiệm được sự sinh diệt mau lẹ của các pháp, Ngũ CănNgũ Lực bắt đầu phát triển. Các yếu tố Tín, Tấn, Niệm, Định, và Tuệ phát triển trên đường tu tập. Như vậy, Ngũ Căn, Ngũ Lực cũng được phát triển trong khi thực hành Tứ Niệm Xứ

Ngoài ra, khi hành thiền Tứ Niệm Xứ, thiền sinh thực hành trọn vẹn Tam Học: Giới, Định, Huệ, do đó thực hành trọn vẹn Bát Chánh Đạo.

Tóm lại, thực hành Tứ Niệm Xứthực hành trọn vẹn 37 Phẩm Trợ Đạo.

Thực hành tốt đẹp, chánh niệm càng bén nhạy, tâm định càng sâu sắc, tỉnh giác càng biện biệt, tuệ minh sát càng mạnh mẽ. Chánh niệm ghi nhận một đối tượng, nhưng có sự hay biết nhiều đối tượng khác. Ghi nhận một sự phồng, nhưng hay biết nhiều sự phồng khác. Cũng như khi quán sát có sự căng dãn trong phồng xẹp, dù không có chú tâmnơi khác, thiền sinh đồng thời cũng hay biết sự nóng lạnh, cứng mềm, v.v... xuất hiệnnơi khác. Tầm quán sát trở nên rộng rãi, bao quát hơn. Dù ghi nhận một đối tượng, nhưng không bỏ sót các đối tượng khác. Trí tuệ ngày càng mở mang sâu sắc. Ở giai đoạn này, thiền sinh có thể dính mắc vào các chướng ngại vi tế, nikanti, xuất hiện như ánh sáng, phỉ lạc, trạng thái thân tâm an tịnh v.v..Sự dính mắc này là hình thức vi tế của tham ái, tạo thành chướng ngại cho tâm. Nếu tiếp tục niệm vào những chướng ngại vi tế này sẽ làm cho tâm càng thêm trong sạch. Tín tâm tăng trưởng càng mạnh mẽ hơn, trí tuệ càng lúc càng trong sáng hơn. Đến giai đoạn này, thiền sinh cần nương tựa vào người thầy thích nghi có khả năng hướng dẫn để đạt tiến bộ trong pháp hành. Các yếu tố thích nghi khác cũng trợ giúp cho sự tu tập tiến bộ như: thích nghi về khí hậu, thực phẩm, nghe Pháp, v.v...Nếu đạt được đầy đủ các yếu tố này, thiền sinh sẽ chứng nghiệm Giáo Pháp trong vài ngày.

Từ lúc thấy sự sinh diệt của tâm và vật chất, tiếp tục tu tập tiến bộ, thiền sinh sẽ chứng nghiệm được sự diệt tận của tâm và vật chất, và cuối cùng thành đạt Đạo Quả. Giống như gà ấp trứng thành công, cuối cùng trứng nở, gà con chào đời mạnh khỏe an toàn. Thiền sinh chứng đạt Đạo.

Quả thoát ra khỏi cái vỏ tối tăm tù túng, giống như chú gà con sung sướng tung tăng trong thế giới mới lạ. Thiền sinh cảm thấy tràn đầy hạnh phúc, sung sướng, hoan hỉ cho sự tu tập thành công.

 

Hồi Hướng

Nguyện cho tất cả chúng sanh
Cùng chia trọn vẹn phước lành này đây
Nguyện cho tất cả từ rày
Luôn luôn an lạc, duyên may mọi miền
Nguyện cho chư vị Long, Thiên
Trên trời dưới đất oai thiêng phép mầu
Cùng chia công đức dầy sâu
Hộ trì Chánh Pháp bền lâu muôn đời.

Tri ân

Như Lai Thiền Viện xin chân thành cảm niệm công đức:

Tỳ Kheo Khánh Hỷ đã hoan hỷ hiệu đính bản dịch sách “Pháp Hành đưa đến Bình An”
Họa sĩ Nguyễn Việt An và đạo hữu Bùi Hoài Thanh đã nhiệt tình giúp phần trình bày bìa sách và tranh phụ bản. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant