Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phật Học Vấn Đáp

22 Tháng Tư 201100:00(Xem: 3720)
Phật Học Vấn Đáp

TINH HOA KHAI THI
Hòa Thượng Tịnh Không
Dịch giả: Vọng Tây cư sĩ - Biên tập: Giác Minh Duyên
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2011

Phật học vấn đáp

Câu hỏi 1: Trước tiên xin thỉnh pháp sư, Phật giáo rốt cuộc là gì? Phật giáo có phải là tôn giáo hay không? So với các tôn giáo khác có điểm nào khác biệt?

Vấn đề này nếu nói ra sẽ rất dài. Năm xưa khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn ở đời, hành nghi của Thế Tôn cùng Khổng Lão phu tử Trung Quốc rất giống nhau. Nếu nói sự khác biệt, thì Khổng tử năm xưa đích thực muốn cầu quan vị để phát huy học thuật, còn Phật Thích Ca Mâu Ni bản thân ngài là vương tử. Ngài có thể phế bỏ vương vị, chuyên tâm làm công tác giáo dục. Do đây mà biết, giáo học xác thực là việc lớn của quốc gia xã hội.

Trong điển tích Trung Quốc, như trong Lễ ký và Học ký nói: “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”, muốn kiến lập một chính quyền lãnh đạo quốc gia, việc then chốt nhất chính là công tác giáo dục. Cho nên Khổng Tử cả đời từ giáo dụctrở thành một nhà giáo dục vĩ đại. Phật Thích Ca Mâu Ni Phật cũng vậy, ngài là một nhà giáo dục lớn. Phật pháp là giáo học, không phải tôn giáo. Qua cách xưng hô trong nhà Phật hiện tại, chúng ta cũng có thể biết. Ví dụ, chúng ta gọi Phật là bổn sư, bổn sư chính là lão sư khai sáng của chúng ta.

Thông thường, người xuất gia được gọi là hòa thượng, “hòa thượng” là tiếng Ấn Độ, ý nghĩa của nó là “thân giáo sư”, chỉ vị lão sư đích thân dạy bảo ta, chúng ta mới gọi hòa thượng. Cho nên hòa thượng có quan hệ rất mật thiết với quá trình học hành của chúng ta. Hòa thượng không nhất định phải là người xuất gia. Người tại gia khi dạy bảo chúng ta cũng là hòa thượng. Ngày xưa, tôi theo học Phật với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm. Lão cư sĩ là người tại gia, đối với tôi, ông là hòa thượng, cho nên tôi gọi hòa thượng, bởi vì ông đã đích thân dạy tôi, có mối quan hệ rất gần gũi, thân thiết với tôi. Do đó, hòa thượng là tên gọi chung, không luận nam nữ già trẻ, cũng không luận xuất gia tại gia. “Pháp sư” là tên gọi chung, nếu không trực tiếp dạy thì chúng ta gọi họ là pháp sư. Còn “tỳ kheo”, “tỳ kheo ni”, “sa di”, “sa di ni” là cách gọi người xuất gia.

Câu hỏi 2: Vừa rồi ngài nói, Phật giáo không phải là tôn giáo mà là giáo dục. Vậy nội dung của nó có những thứ gì? Hơn nữa mục tiêu giáo học của Phật giáo là những gì?

Nội dung của Phật giáo rất rộng lớn, đối với giáo học của nhà Nho chúng ta đã cảm thấy nó rộng lớn rồi, vì nó bắt đầu từ thai giáo rốt ráo đến sau cùng, cho nên nó là giáo dục một đời viên mãn. Nhưng giáo học của Phật pháp còn rộng lớn hơn so với nhà Nho. Phật pháp biết được tất cả chúng sanh có đời quá khứ, đời vị lai; quá khứ vô cùng, vị lai vô tận. Từ trên thời gian mà nói thì Phật pháp là không bờ mé; từ không gian mà nói thì Phật pháp biết được cả vũ trụ này, không chỉ riêng quả địa cầu của chúng ta mà là cả hệ tinh cầu. Trên kinh luận Phật thường hay nói, giống như tinh cầu, hệ ngân hà trong vũ trụ là nhiều vô kể. Do đó, nội dung giáo học của ngài là tận hư không khắp pháp giới. Chúng ta phải thấu hiểu một cách triệt để đối với khắp hư không pháp giới, không những đối với sự việc trước mắt mà đối với quá khứ vị lai cũng phải tường tận. Những việc này có thể làm được không, nhất là chuyện quá khứ vị lai làm sao có thể thông hiểu? Phật pháp khẳng định “có thể”, bởi vì cái “có thể” này là bản năng của chúng ta, không phải từ bên ngoài học được.

Phật nói, khởi nguồn của sinh vật vũ trụ thảy đều từ tự tánh biến hiện ra, cho nên trọng tâm giáo học của ngài chính là “minh tâm kiến tánh” mà nhà thiền đã nói. Chỉ cần bạn đạt đến cảnh giới này thì tất cả sự lý, bạn đương nhiên liền thông suốt. Do đó “minh tâm kiến tánh” là trọng tâm tu học của Phật pháp, không luận thiền tông, giáo hạ, hiển giáo, mật giáo, chỉ cần là Phật pháp Đại Thừa, đều lấy điểm này làm trọng tâm. Thế nhưng trong các tông phái, danh từ và thuật ngữ không giống nhau, tuy thực chất thì hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn trong tông môn gọi là “minh tâm kiến tánh”, giáo hạ gọi là “đại khai viên giải”, mật tông gọi là “tam mật tương ưng”, còn tịnh độ thì gọi là “nhất tâm bất loạn”.

Câu hỏi 3: Xin thỉnh pháp sư, ở phương diện Phật giáo có phải còn phân ra Phật giáo truyền thống, Phật giáo của tông giáoPhật giáo của học thuật hay không? Thậm chí tương đối không hợp trào lưu là Phật giáo của tà môn ngoại đạo. Có phải có những phân loại này?

Đây là những hiện tượng gần đây mới xuất hiện. Nói đến truyền thống là nói đến giáo học, đó là sư đạo. Phật giáo bắt đầu từ Thích Ca Mâu Ni Phật, khoảng sau một ngàn năm thì truyền đến Trung Quốc, vào thời kỳ Đông Hán. Lịch sử ghi chép, thời kỳ Hán Minh Đế niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười, cũng là công nguyên năm 67, Phật giáo chính thức tiếp nhận thỉnh mời của triều đình Trung Quốc mà đến. Sau khi đến Trung Quốc, người ta đã mang tượng Phật, mang kinh điển tiếp xúc với triều đình và dân dã.

Người Trung Quốc cảm thấy khế cơ nên rất hoan nghênh, bởi vì giáo dục này cùng với giáo dục của nhà Nho từ trên nên tảng mà nói là hoàn toàn giống nhau. Giáo dục truyền thống của Trung Quốc xây dựng trên nền tảng hiếu đạo, Phật pháp cũng xây dựng trên nền tảng hiếu đạo. Ngoài ra còn rất nhiều quan niệm cơ bản khác tương ưng. Nhưng nhà Nho chỉ nói đến nguyên tắc, còn nhà Phật thì nói thấu triệt, rõ ràng hơn, đích thực có thể cùng với Nho đạo Trung Quốc hỗ trợ lẫn nhau, cho nên Phật giáo được triều đình và dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt.

Vì vậy Phật giáo liền được lưu giữ, bén rễ đâm chồi, khai hoa kết quả ở Trung Quốc, thậm chí còn vượt xa hơn Ấn Độ. Khi Phật giáo phát triển đến thời đại nhà Đường thì hình thành giáo dục chính quy, gọi là chế độ Tòng Lâm, tương đương giáo học của đại học hiện tại, nó là nét đặc sắc của Phật giáo Trung quốc. Trong Tòng Lâm, sự phân phối công việc rất giống đại học hiện đại. Chủ tịch Tòng Lâm là hiệu trưởng đại học, hòa thượng thủ tọa tương đương với giáo vụ trưởng, duy na tương đương với huấn đạo trưởng, giám viện tương đương với tổng vụ trưởng. Tính chất làm việc đều giống nhau, nó cũng có một cơ cấu học thuật hoàn chỉnh, không liên quan gì với tôn giáo.

Trong kinh điển, chúng ta xem các tác phẩm trước tác thấy có tông giáo, Phật giáotông giáo, đây chỉ là cách xưng hô. Tông giáo khác với tôn giáo trong xã hội hiện tại. Phật giáo gọi tông tức là chỉ thiền tông, chúng ta gọi tông môn. Ngoài thiền tông xưng tông ra, mỗi tông phái cũng giống như phân khoa của trường học, đều xưng là giáo. Cho nên “tông môn giáo hạ”, hai chữ “tông môn” này bao gồm tất cả Phật pháp trong đó, khác với cách người hiện tại thường gọi là tôn giáo.

Câu hỏi 4: Hiện tại người ta luôn dùng hai chữ “mê tín” gắn lên Phật giáo, vậy quan điểm này có đúng không? Xin pháp sưmọi người đính chính lại?

Tông chỉ của Phật giáo là phá mê khai ngộ, vậy mới có thể đạt lìa khổ được vui. Phật nói, “chúng sanh khổ nạn”, khổ nạn từ đâu mà ra? từ mê. Mê cái gì? mê mất đi chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Vũ trụhoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, nhân sanh chính là ta. Nói cách khác, bạn mê mất đi chính mình, mê mất đi chân tướng hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình. Thế là cách nghĩ, cách nhìn của bạn liền có sai lầm. Nghĩ sai thấy sai thì sẽ làm sai. Làm sai có quả báo sai lầm hiện tiền, bạn nhất định phải gánh chịu, không phải người khác gây cho bạn mà do bạn tự làm tự chịu. Cho nên Phật giáo, nếu muốn đạt đến lìa khổ được vui, phải làm đến phá mê khai ngộ, chân thật nhận rõ chính mình, nhận rõ chân tướng hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, vấn đề mới có thể giải quyết triệt để.

Câu hỏi 5: Đương nhiên nếu muốn đạt đến được cảnh giới này là việc không dễ dàng. Vừa rồi pháp sư nói, Phật giáo kỳ thực là một loại giáo dục, nội dung của nó cùng với thể chế của trường học hoàn toàn giống nhau, có huấn đạo, có giáo vụ, có tổng vụ. Vậy một người muốn học Phật, họ phải bắt tay từ đâu?

Phật cùng giáo học cổ xưa của Trung Quốc hoàn toàn giống nhau, nhất định phải từ việc thân cận một lão sư tốt mà bắt tay vào, Phật pháp gọi là thân cận thiện tri thức. Trong kinh điển, Phật đã nói một cách tường tận, nếu bạn muốn tu học Phật pháp, muốn tiếp nhận giáo dục của Phật, bạn nhất định phải thân cận minh sư. Chữ “minh” không phải là tên tuổi cao lớn, mà là minh của quang minh, minh của minh bạch, một vị lão sư chân thậtđạo đức, có học vấn. Thân cận họ, bạn mới có thể học được những lời dạy bảo của Phật Đà.

Câu hỏi 6: Thân cận một vị lão sư tốt, có phải thông thường thế gian chúng ta gọi là quy y không? có liên quan gì với vấn đề này không?

Việc này cũng không hoàn toàn liên quan. Quy y là một giai đoạn học Phật cần phải có. Ý nghĩa của quy ylão sư tốt, chúng ta nhất định phải thân cận. Lão sư tốt đem tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc tu học Phật pháp truyền thụ cho chúng ta, gọi là quy y. Quy là bảo chúng ta quay đầu, y là nương tựa. Quay đầu từ chỗ nào? Ngày xưa chúng ta mê hoặc điên đảo, tà tri tà kiến, thân tâm cả thảy đều ô nhiễm nghiêm trọng, cho nên quy y dạy chúng ta từ mê quay đầu lại, phải nương giác ngộ, phải từ tri kiến sai lầm quay đầu nương vào chánh tri chánh kiến; từ bỏ tất cả ô nhiễm quay đầu nương vào tâm thanh tịnh. Đây là điều kiện cơ bản để học Phật, bạn nhất định phải từ mê hoặc tà nhiễm quay đầu lại, nương vào Giác Chánh Tịnh. Mê Tà Nhiễm là chính mình, Giác Chánh Tịnh vẫn là chính mình. Cho nên chân thật quy yquy y tự tánh Tam Bảo. Giác Chánh Tịnh chính là Tam Bảo.

Câu hỏi 7: Quy y một vị, thân cận một vị pháp sư thì tốt, hay quy y càng nhiều càng tốt?

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Quy y không có một vị pháp sư, cũng không có rất nhiều pháp sư. Quy y ở đây chỉ là đem tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc tu học của Phật giáo truyền thụ cho bạn. Quy yquy y tự tánh Tam Bảo, không phải quy y người bên ngoài, thậm chí cho đến Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không liên quan. Bạn nói: “Tôi quy y Phật Thích Ca Mâu Ni” là sai lầm lớn, làm gì có đạo lý này. Phật Thích Ca Mâu Ni không hề nói “Ngươi phải quy y ta”. Phật dạy bạn phải quy y tự tánh giác của bạn. Giác chính là Phật Bảo, cho nên ý nghĩa của Phật là ý nghĩa của sự giác ngộ. Quy y Phậtgiác ngộ, nói cách khác, bạn phải nương vào lý trí, không nên y theo tình cảm mà làm việc. Lý tánh là giác, cảm tình là mê. Bảo bạn quy y Phật là dạy bạn đối nhân xử thế tiếp vật ngay trong cuộc sống thường ngày, phải dùng lý tánh không nên dùng tình cảm.

Thử nghĩ xem, cái lý tánh này cùng với cảm tình, cùng với Phật, với pháp sư có quan hệ gì? Không hề quan hệ. Nếu chúng ta nói quy y một người nào đó, vậy thì sai lầm. Con người, cụ thể vị lão sư chỉ đại diện cho tăng đoàn để truyền thụ Tam Quy cho chúng ta. Chúng ta quy y toàn thể tăng đoàn, vị thiện tri thức nào cũng là lão sư của ta, không nên nhận riêng một người, như thế, cái tâm lượng của bạn mới rộng lớn, phân biệt chấp trước của bạn mới có thể đột phá ra được, bạn mới có lợi ích chân thật.

Thế còn học pháp thì sao? Nhất định phải học với một vị lão sư. Một lão sư dạy bạn một con đường, hai lão sư thì biến thành hai con đường, hoặc ba vị lão sư thì ngã ba đường, bạn đâm ra lúng túng, không biết đi đường nào. Cho nên tu học ban đầu, Nho và Phật đều dạy chỉ nên theo một lão sư, học lời của một người. Đến khi trí tuệ của bạn khai mở, bạn có năng lực phân biệt chân vọng, phân biệt thị phi, tà chánh, vị lão sư liền vui mừng, nhất định sẽ để bạn đi tham học. Còn chưa có năng lực, khi bạn vừa tiếp xúc, phiền não liền khởi, bạn không biết bắt đầu đi từ đâu, lúc này lão sư nhất định bảo hộ bạn, không để bạn ra ngoài. Họ phải bồi dưỡng bạn, đấy mới là lão sưtinh thần trách nhiệm cao.

Câu hỏi 8: Chúng ta biết phương diện tu học của Phật pháp mênh mông rộng lớn. Xin pháp sưchúng tôi khai thị thêm một chút, khóa mục tu học của Phật pháp có những thứ nào tốt?

Giáo học của Phật pháp trên bản thân nó phân làm năm giai đoạn, từ cạn vào sâu, tuần tự mà tiến. Kinh điển ghi chép, từ rất sớm Phật đã giảng nói kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Bộ kinh này Phật ở trong định mà nói ra. Tham dự pháp hội đều là bậc đại Bồ tát, không phải người thông thường. Ở lần này, Phật đem toàn bộ chân tướng của vũ trụ nhân sanh mà giảng giải, đương nhiên nội dung rất sâu rộng. Mãi đến sau khi Phật diệt độ 600 năm, một vị Bồ tát Long Thọ từ Long Cung xem hết bộ kinh Hoa Nghiêm, số lượng rất lớn, rất khó nhớ, việc này tuyệt đối không phải người thế gian chúng ta có thể tiếp nhận được. Bồ tát Long Thọ sau khi xem hết toàn bộ, lại xem đến quyển trung, quyển hạ, đã thực hiện việc tiết lục. Tiết lục xong mà vẫn thấy còn rất rộng, cần phải có một quyển đơn giản hơn. Ngài xem đến sau cùng, thấy quyển hạ Hoa Nghiêm, cho rằng quyển này người thế gian chúng ta có thể đọc tụngtiếp nhận, nên liền đem nó truyền đến thế gian. Sau khi truyền vào Trung Quốc, người Trung Quốc dịch thành Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêmhiện tại mọi người đang đọc tụng. Bộ kinh này thực tế là tóm lược của kinh Hoa Nghiêm. Cũng giống như Tứ Khố Toàn Thư của Trung Quốc. Mọi người điều biết Tứ Khố Toàn Thư rộng lớn như biển, thế nhưng Tứ Khố có mục lục tóm lược. Phân lượng này ít đi rất nhiều. Hiện tại chúng ta đọc kinh Hoa Nghiêm cũng giống như mục lục tóm lược của Tứ Khố vậy. Cho dù là mục lục tóm lược nhưng cũng không được hoàn chỉnh. Dường như chúng ta chỉ có một phần hai nguyên bản, còn lại một phần hai đáng tiếc đã bị thất truyền, ngay đến nguyên bản hiện tại cũng tìm không ra. Có thể nói bản kinh Hoa Nghiêm hoàn chỉnh, hiện tại là bản dịch của Trung Quốc, rất đáng quý.

Sau khi Phật từ trong định ra, Ngài nói hết cảnh giới mà Ngài chứng được. Vậy, để khế hợp với căn tánh chúng sanhthế gian này, Ngài giảng kinh A Hàm như lớp tiểu học. Từ A Hàm tiến lên một bậc là Phương Đẳng như lớp trung học. Từ Phương Đẳng tiến vào Bát Nhã, như đại học. Thời gian giảng kinh Bát Nhã rất dài, hết hai mươi hai năm. Chúng ta biết Phật Thích Ca Mâu Ni ở đời, giảng nói kinh pháp tổng cộng bốn mươi chín năm. Trong bốn mươi chín năm, Ngài dùng hai mươi hai năm để giảng Bát Nhã. Cho nên Bát Nhãtrung tâm của Phật pháp, là khóa trình chủ yếu của Ngài. Kinh Bát Nhã trong kinh điển Trung văn hiện tại của chúng ta phân lượng cũng rất lớn, tổng cộng có sáu trăm quyển. Cuối cùng Ngài giảng kinh Niết Bàn mất tám năm, giống như nghiên cứu sở. Rồi quay trở lại cảnh giới của Hoa Nghiêm. Do đây mà biết, Phật giảng kinh nói pháp có thứ lớp, có phương tiện vô cùng khéo léo.

Câu hỏi 9: Chúng tôi biết được phương diện tu học của Phật pháp là ngay trong năm khóa mục lớn, dường như có cái gì là tam phước, sáu phép hòa kính, tam học, lục độ, mười nguyện. Những thứ này chúng tôi không thông hiểu lắm, có thể mời pháp sưchúng tôi khai thị được chăng?

Đó là nói đến tu hành của cá nhân, còn vừa rồi chúng ta nói đến giáo học của Phật. Giáo học của Ngài phân làm năm giai đoạn, kinh luận giảng giải trong mỗi giai đoạn rất phong phú. Cho đến tu học của cá nhân, Phật cũng đều giảng cho chúng ta rất rõ ràng, từ tam phước mà khởi đầu. Tam phước được Phật nói trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, thực tế vô cùng quan trọng, hoàn toàn giống tư tưởng giáo học của nhà Nho.

Phật nói phước thứ nhất là phước báu nhân thiên, hay nói cách khác, nếu bạn muốn làm Phật Bồ tát, là làm một người minh bạch. Phật Bồ tát đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh thấu hiểu triệt để. Làm Phật Bồ tát không phải đi làm thần tiên, vì như thế thì biến thành tôn giáo. Một người hiểu rõ được vũ trụ nhân sanh, loại người này gọi là Phật, Bồ tát. Phật thấu suốt triệt để viên mãn. Còn Bồ tát thấu suốt nhưng chưa đạt đến cứu cánh viên mãn, so với trí tuệ thông suốt của Phật còn kém một bậc. Tuy nhiên họ đều là người minh bạch. Chúng ta phải mong cầu, phải phát nguyện vọng làm một người minh bạch, không nên làm người hồ đồ, phàm phu.

Phật dạy bảo chúng ta phải bắt đầu từ đâu? từ “hiếu thuận cha mẹ”. Việc này cùng với dạy bảo của nhà Nho cũng hoàn toàn giống nhau, cho nên phước thứ nhất chính là phước báu nhân thiên. Trước tiên chúng ta phải làm người tốt, sau đó mới có thể học Phật. Trong phước báu nhân thiên, Phật nói bốn điều. Thứ nhất “hiếu dưỡng cha mẹ”, thứ hai “phụng sự sư trưởng”, thứ ba “từ tâm bất sát”, thứ tư “tu mười nghiệp thiện”, đây là đại căn đại bổn của việc học Phật. Phạm vi của chữ hiếu sâu rộng vô cùng, đặc biệt trong văn tự Trung Quốc, chúng ta nên trân trọng. Tổ tiên cổ đại đối với hậu thế đã hết sức chăm sóc chúng ta về mọi mặt. Trí tuệ của họ, kinh nghiệm của họ, làm thế nào để truyền lại cho con cháu đời sau? Họ quá chu đáo khi dùng văn tự làm công cụ truyền lại kinh nghiệm trí tuệ cho đời sau. Công cụ này tràn đầy trí tuệvăn tự dân tộc quốc gia khác không tìm thấy được.

Trong chế tác văn tự Trung Quốc có sáu nguyên tắc, chúng ta gọi là lục thư. “Hiếu” là hội ý một trong sáu nguyên tắc đó. Cái phù hiệu này bên trên là chữ lão, bên dưới là chữ tử, bạn thể hội xem, ý nghĩa đời trước cùng với đời saumột thể, tinh thần của chữ hiếu xây dựng trên nền tảng này. Cho nên hiện tại người ngoại quốc gọi là đại câu, đại câu là bất hiếu, đời trước với đời sau bị cách khoảng. Đời trước còn có đời trước, đời sau cũng có đời sau nữa, quá khứ vô cùng vị lai vô tận, đây mới là một chỉnh thể. Do đó người Trung Quốc kỷ niệm tổ tông mấy ngàn năm trước, vẫn nhớ tưởng, vẫn còn thờ cúng, người ngoại quốc không hiểu được đạo lý này. Thế nên nhà Nho cùng giáo học của Phật pháp đều xây dựng trên nền tảng hiếu đạo. Nói cách khác, thành Phật cũng vậy, chính là đem hiếu đạo làm đến viên mãn thì thành Phật.

Câu hỏi 10: Sau khi nghe khai thị của pháp sư, chúng tôi hiểu kỳ thực toàn thể Phật học chính là hiếu đạo. Hiếu đạo chiếm địa vị tương đối quan trọng trongPhật pháp. Thưa pháp sư! Chúng tôi biết sáu phép hòa kính trong Phật pháp cũng có một mắc xích tương đối quan trọng, xin pháp sư khai thị về sáu phép hòa kính?

Sáu phép hòa kính là Phật dạy chúng ta thái độ làm thế nào trong một đoàn thể có thể làm được, Ngài dạy chúng ta nguyên tắc để sống chung với đại chúng. Điều thứ nhất của lục hòa là “kiến hòa đồng giải”, dùng lời hiện đại mà nói, đôi bên phải xây dựng cùng hiểu. Ngạn ngữ có câu: “gia hòa vạn sự hưng”, người một nhà cùng nhau sinh sống, nếu có nhận thức giống nhau, cách nghĩ giống nhau, đồng nỗ lực, thì gia đình này đương nhiên sẽ hưng thịnh. Một quốc gia cũng vậy, cho nên xây dựng cùng hiểu là điều hiện tại mỗi đoàn thể phổ biến đều đang nói đến.

Điều thứ hai là “giới hòa đồng tu”, ý nghĩa của điều thứ hai này chính là phải tuân thủ pháp luật. Giới là quy củ. Mỗi người đều tuân thủ pháp luật, quốc gia có quốc pháp, gia có gia quy, công ty xí nghiệp cũng có nội quy, người người đều tuân thủ, đều tận trách nhiệm, thì sự nghiệp mới có thể hưng vượng.

Ba điều tiếp theo là “thân hòa cùng ở”, “khẩu hòa vô tranh”, “ý hòa cùng vui”. Có nghĩa, đôi bên cùng ở một chỗ hòa thuận. Điều sau cùng cũng rất quan trọng, “lợi hòa cùng chia”, nói trên phương diện đời sống vật chất là làm thế nào có thể đạt đến bình đẳng, không khác biệt. Phương cách sống này tuy lý tưởng nhưng rất khó đạt đến. Ba ngàn năm trước Thích Ca Mâu Ni Phật nói về lợi hòa cùng chia, chính là cách sống lục hòa. Do đó Phật pháp chân thậtđời sống tự do dân chủ bình đẳng, một lý tưởng cao độ của nhân loại.

Câu hỏi 11: Tam học về phương diện tu học của Phật pháp gọi là giới định huệ. Giới chính là vừa rồi pháp sư đã nói, vậy định và huệ thì giải thích như thế nào?

Tam họctrung tâm giáo học của Phật pháp. Khóa trình bằng kinh điển của Phật giáo tuy nhiều, nhưng nó có hạt nhân trung tâm không thể trái. Hạt nhân này là giới định huệ, còn gọi tam học. Bất cứ bộ kinh điển nào, không luận đại bộ tiểu bộ, khi vừa mở ra đều đầy đủ ba hạt nhân này, nhưng nó nghiêng nặng về bên nào thì không giống nhau. Có cái nghiêng nặng về giới, có cái nghiêng nặng về định, hoặc nghiêng nặng về huệ, nhưng nhất định đều phải nói đến. Giới học nếu hiểu nghĩa rộng thì đó chính là phương pháp. Không luận làm bất cứ việc gì, đều phải có phương pháp, có trình tự, bạn phải tuân thủ. Bạn không tuân thủ phương pháp thì sẽ không đạt được hiệu quả tốt. Giữ giới pháp và tinh thần giữ giới pháp thì tâm của bạn mới có thể định. Định là không bị ngoại cảnh bên ngoài làm dao động, tâm bạn có chủ trương, có chủ thể. Từ định liền khai trí tuệ, bạn có chủ thể, có chủ trương, nhất định bạn sẽ đem chân tướng sự thật xem cho rõ ràng, chu đáo. Do đó giới định huệ là tổng cương lĩnh mà Phật giảng kinh nói pháp giáo hóa tất cả chúng sanh.

Câu hỏi 12: Quan hệ của nó cũng mật thiết không thể phân?

Đúng, mật thiết không thể phân.

Câu hỏi 13: Còn Lục Độ thì giảng giải như thế nào?

Lục độquy tắc chung Phật dạy chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật. Sáu nguyên tắc này cần phải vâng giữ, không luận thân phận bạn như thế nào, không luận bạn trải qua đời sống như thế nào, từ công việc nghề nghiệp nào, không luận tại gia hay xuất gia, nhất định đều phải tuân thủ. Đó gọi là Bồ tát đạo, nghĩa là, nếu bạn muốn làm Bồ tát thì bạn nhất định phải vâng giữ sáu nguyên tắc này.

Điều thứ nhất là bố thí, ý nghĩa của sự bố thí dạy bạn buông xả, không phải buông bỏ công tác, mà buông bỏ những phiền não dính mắc ưu tư trong lòng. Hiện tại có rất nhiều người hiểu sai, cho rằng bố thí là đến chùa miếu cúng một ít tiền, làm chút việc tốt, đương nhiên đây cũng là bố thí, nhưng không phải ý nghĩa chân thật của sự bố thí. Bố thí chân thật là xả bỏ phiền não ưu tư vọng tưởng phân biệt chấp trước.

Điều thứ hai là trì giới, chính là tuân thủ pháp. Nhất định không luận làm bất cứ việc gì, đều phải chiếu theo pháp tắc, theo thứ tự mà làm.

Điều thứ ba là nhẫn nhục. Làm bất cứ việc gì, nếu khônglòng nhẫn nại thì không thể thành công. Sự việc càng lớn thì lòng nhẫn nại phải càng lớn hơn.

Điều thứ tư là tinh tấn, cầu tiến bộ, nhất định không bảo thủ, không thể được ít cho là đủ. Cũng như khoa học ngày càng tiến bộ, nếu bạn không tiến bộ thì bạn liền bị thời đại đào thải. Phật pháp mong cầu tiến bộ, không luận ở đức hạnh, trí tuệ, kỹ thuật, thậm chí ngay trong đời sống, đều phải không ngừng hướng lên cao. Do đó Phật pháp không hề lạc hậu, nó không hề thủ cựu, mà vĩnh viễn đang tiến bộ.

Điều thứ năm là thiền định, ý nghĩa của thiền định dạy bạn có chủ thể, không dễ dàng bị cảnh giới bên ngoài dao động.

Điều sau cùng là trí tuệ. Không có trí tuệ cao độ, không luận bạn làm bất cứ việc gì, đều không đạt đến viên mãn. Cho nên sáu nguyên tắc này nhất định phải vâng giữ, đặc biệt đối với Bồ tát.

Câu hỏi 14: Vừa rồi ngài nói đến bố thí làm cho chúng tôi có được quan niệm chính xác, thì ra bố thí tuyệt đối không phải đi đến nơi nào đó quyên một ít tiền, hay đi cứu trợ người bần khổ. Kỳ thật bố thí dạy chúng ta buông bỏ phiền não, buông bỏ những tạp niệm trong tâm. Thế nhưng thưa pháp sư, điểm này đối với người thông thường chúng tôi tương đối khó, bởi vì người thông thường có quá nhiều phiền não tạp niệm, chính mình không thể khống chế được. Xin pháp sư dạy bảo, chúng tôi phải làm thế nào mới có thể đạt được điểm này?

Điều này đích thực rất khó đối với người sơ học. Vì sao họ không thể buông bỏ? Họ có nhìn thấu hay không? Không, họ không thấu suốt được chân tướng của vụ trụ nhân sanh. Giả như triệt để thông suốt chân tướng rồi, tự nhiên họ sẽ liền buông bỏ. Cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời giảng kinh nói pháp, vì sao phải giảng kinh Bát Nhã đến hai mươi hai năm. Vì Bát Nhã nói trí tuệ, chính là nói rõ chân tướng của vụ trụ nhân sanh. Hai mươi hai năm Phật tổng kết quy nạp lại thành một bộ tâm kinh hai trăm sáu mươi chữ. Rõ hơn một chút thì kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật mà người Trung Quốc thích đọc có thể đại diện tinh hoa Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói suốt hai mươi hai năm.

Phật nói, tam tâm bất khả đắc gồm tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, và tâm vị lai bất khả đắc. Cái tâm này là năng đắc, một thứ không thể đạt được, đó là hư vọng. Phật nói, tất cả mọi thứ đều do nhân duyên biến hiện, là pháp duyên sanh. Ngày nay chúng ta gọi duyên là điều kiện, có rất nhiều điều kiện tập hợp thành một sự tướng, nó không có tự thể, không có bản thể, thế mới nói “Đương thể giai không liễu bất khả đắc”, phàm hễ có tướng đều là hư vọng. Sau cùng ngài đã tổng kết “Tất cả pháp hữu vi đều như mộng huyễn bọt nước”, tất cả hiện tượng trong vũ trụ vạn hữu đều không phải thật. Nhà khoa học hiện đại đã phát hiện, họ dùng phương pháp phân tích, đem những vật chất này phân thành phân tử, nguyên tử, điện tử. Phân tích đến sau cùng mới biết được chân tướng sự thật vốn như vậy. Trong khi đó, 3000 năm trước Phật đã nói rất rõ ràng ngắn gọn rằng nó không phải thật. “Như sương như ánh chớp”, sương ở đây là hạt sương. Hiện tại chúng ta thấy đang tồn tại một khoảng thời gian, khoảng thời gian này là tướng tiếp diễn, không phải thật tướng. Thật tướng của nó là sát na sanh diệtthời gian rất ngắn, chúng ta không cách gì phát hiện được. Phật có thể thấy rõ ràng tường tận, cái sanh diệt chính là không sanh diệt, bởi vì thời gian của nó quá ngắn. Sanh là diệt, diệt là sanh. Cho nên Phật pháp nói không sanh không diệt là chân tướng của sanh diệt. Hiểu rõ chân tướng này, thân tâm chúng ta liền buông bỏ nhẹ nhàng, biết tất cả pháp đều không thể được, bạn mới có thể tùy duyên. Tùy duyên thì tự tại, bạn sẽ không phan duyên, không muốn làm cái gì đó rồi tự chuốc lấy cái khổ. Tất cả đều phải tùy duyên, như vậy mới trải qua đời sống tự tại chân thật hạnh phúc mỹ mãn.

Câu hỏi 15: Phải nhìn thấu chân tướng, hiểu rõ chân tướng, tự nhiên phiền não tạp niệm trong tâm sẽ liền buông xuống. Ngay trong lục độ vừa rồi pháp sư đã nói đến, tôi nghĩ người thông thường cũng rất muốn học thiền định nhưng lại không dễ dàng, xin ngài chỉ dạy?

Đại sư Huệ Năng tổ thứ sáu thiền tông đã giảng trong Đàn kinh, ý nghĩa của thiền là không dính mắc, nói cách khác, không bị mê hoặc bởi cảnh giới bên ngoài. Định là không động tâm, lòng thường giữ thanh tịnh, không khởi phân biệt, không khởi phiền não, chấp trước. Thực tế đại sư Huệ Năng nghe kinh Kim Cangkhai ngộ, cho nên ngài giải thích chữ thiền định này y theo kinh Kim Cang. Trong kinh Kim Cang, Phật có hai câu nói: “Bất thủ ư tướng, như như bất động”, “bất thủ ư tướng” là thiền, “như như bất động” là định. Do đây mà biết, tu thiền định không phải ngày ngày ngồi đối diện với vách tường. Ngồi đối diện với vách tường chỉ là một loại, kỳ thực đi đứng nằm ngồi bao gồm tất cả hoạt động, chỉ cần bạn ngoài không dính mắc, trong không động tâm, thì chính là bạn đang thiền định.

Trong kinh Hoa Nghiêm, chúng ta xem thấy những vị Bồ tát tu thiền định ở đâu? ngoài chợ. Thương trường náo nhiệt, họ đi dạo thương trường mà tu thiền định, các vị hiểu được ý này thì liền thông suốt. Khi dạo thương trường, họ nhìn thấy rõ ràng tường tận, đó là huệ. Thế nhưng tất cả những thứ thấy đầy mắt kia không thể mê hoặc họ, đây chính là thiền định. Trong lòng họ như như bất động. Cho nên đi dạo thương trường là tu định, tu huệ. Không giống phàm phu nhìn thấy liền bị thu hút. Thiền định là sự hưởng thụ chân thật, định huệ là hưởng thụ cao nhất của nhân sanh.

Thiền định ở ngay trong đời sống. Ngoài không dính mắc, không bị mê hoặc là thiền, trong như như bất động là định. Do vậy chúng ta phải cố gắng tu tập.

Câu hỏi 16: Kỳ thực Phật chính là đời sống, Phật học cũng là đời sống. Vậy ngay trong năm khóa mục lớn còn có mười nguyện, thưa pháp sư, mười nguyện này là mười nguyện gì? Có quan hệ gì với đời sống của chúng ta không?

Mười nguyện là pháp tu hành của cao đẳng, không phải phổ thông. Lục độ có thể chân thật làm được viên mãn thì mới có thể tiến vào mười nguyện của Phổ Hiền. Đặc sắc của mười nguyện Phổ Hiền chính là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Nói cách khác, tâm của bạn không thanh tịnh, không bình đẳng thì bạn không cách gì tu được mười nguyện Phổ Hiền. Trong mười nguyện Phổ Hiền, chẳng hạn nguyện thứ nhất, “Lễ kính chư Phật”, đây là tu cung kính. Chư Phật chỉ tất cả chúng sanh, tuyệt đối không phải nói Phật đã thành Phật. Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai, Phật vị lai chính là tất cả chúng sanh. Ngoài những vật hữu tình còn bao gồm cả thực vật cùng khoáng vật, đây là cảnh giới của Hoa Nghiêm. Hoa Nghiêm nói “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”, không chỉ chúng sanh hữu tình chúng ta và các loài động vật có thể thành Phậtthực vật, khoáng vật đều thành Phật, cho nên tu tâm cung kính chân thành đối với người, với việc, với vật, chính là hạnh Phổ Hiền. Nếu bạn còn phân biệt, vọng tưởng, thì lòng thành kính của bạn không còn. Dùng chân thành, thanh tịnh, bình đẳng để tu lục độ, đó là mười nguyện Phổ Hiền. Chúng ta còn có phân biệt, còn chấp trước, còn cao thấp, vậy thì đó chỉ là lục độ, không phải mười nguyện, điểm khác biệt giữa mười nguyện và lục độ ở chỗ này.

Câu hỏi 17: Vừa rồi ngài nói rất nhiều về thiền định. Ngài nói, khi đi dạo thương trường cũng có thể tu thiền định, có thể nói xung quanh đời sống chúng ta, bất cứ giờ nào phút nào, bất cứ nơi nào cũng đều có thể tu thiền định, nhìn thấy xã hội trước mắt rối tung, những thứ không vừa ý, chúng ta đều phải không động tâm, không tức giận. Nhưng có phương pháp gì hay không để chúng tathể đạt đến được cảnh giới này?

Kỳ thực không khó. Nhìn thấy một hiện tượng, giả như tức giận, nổi nóng mà bạn có thể giải quyết được vấn đề thì quá tốt. Nhưng tức giận mà không giải quyết được, vậy có phải bạn đã tức giận oan uổng hay sao? Chẳng thà bạn làm cho tâm bình lặng lại, tâm thanh tịnh liền sanh trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới giải quyết được vấn đề. Cho nên loại sân hận hay ưa thíchrung động của cảm tình, không ích lợi. Thiền định trí tuệ rất quan trọng, không luận cảnh giới gì, nhất định phải giữ tâm thanh tịnh.

Câu hỏi 18: Tuyệt nhiên không thể nói định là tiêu cực, không tức giận là tiêu cực, vì thực tế nó làm bạn sanh trí tuệ. Ngay trong bình lặng sanh ra trí tuệ mới có thể giải quyết được vấn đề, đây là ý nghĩa tích cực?

Đúng vậy!

Câu hỏi 19: Vừa rồi pháp sư nói đến bố thíbuông bỏ phiền não, buông bỏ tạp niệm trong tâm, đây dường như là chính mình độ chính mình, vậy có nói đến chúng ta độ người hay giúp đỡ người hay không? có những loại bố thí gì?

Giúp đỡ người khác có tài bố thí, pháp bố thí, vô úy bố thí, gom lại thành ba loại lớn. Tài là chúng ta có dư. Người biết trải qua ngày tháng đời sống tuyệt vời nghĩa là họ tự tại. Không nhất định bạn phải giàu có, hào hoa, chỉ cần bạn tự tại, an vui là đời sống của bạn đã rất mỹ mãn. Chúng ta chỉ cần đủ cơm áo thì tự tại, hà tất phải quá dư. Chỉ cần ăn no mặc ấm, có một căn phòng ngăn gió mưa, thân tâm an ổn. Nếu có dư, chúng ta giúp đỡ người khác, lấy việc giúp người làm vui, phải nhiệt tâm chủ động đi giúp đỡ tất cả mọi người cần được giúp. Giúp đỡ vật chất thuộc về tài bố thí, bố thí không nên dính mắc trong lòng. Nếu tính toán mình đã làm được bao nhiêu việc tốt thì sự tính toán đó chỉ mang lại phước thông thường, không thể sanh trí tuệ. Khi đã bố thí, lòng trong sạch, không lưu lại tí gì, đây là chân thật công đức thành tựu định, huệ của bạn.

Pháp bố thí là khi chúng tatrí tuệ, có kỹ năng, chúng ta đem trí tuệ kỹ năng của mình truyền thụ cho người khác. Ví dụ chúng ta từ công tác giáo học của Phật đà, mỗi ngày đem những đạo lý này giảng giải cho người thông thường nghe, để họ hiểu, họ giác ngộ, đây thuộc về pháp bố thí. Trong loại bố thí này, nhất định không có báo đáp. Rất nhiều đồng tu biết, những băng đĩa giảng kinh của tôi cho đến tất cả vật xuất bản, thảy đều không có bản quyền. Không có bản quyền chính là bố thí, ai đem đi in hay lưu thông cũng đều tốt, chỉ cần có lợi ích cho xã hội. Nếu ghi có sở hữu bản quyền thì không còn gọi là bố thí nữa mà trở thành làm ăn buôn bán. Cho nên chỉ cần chúng ta nhiệt tâm giúp đỡ xã hội, tuy đã làm, tâm vẫn thanh tịnh, tiêu diêu tự tại, không nên để trong tâm.

Vô úy bố thígiải quyết khổ nạn của chúng sanh. Chúng sanh có nỗi lo sợ, thân tâm bất an, chúng ta giúp đỡ họ, khiến cho họ thân tâm an ổn, cái này thuộc về vô úy bố thí. Phật nói, quả báo của vô úy bố thí là được khỏe mạnh sống lâu, pháp bố thí được thông minh trí tuệ, tài bố thí được tiền tài. Người thế gian đều muốn có tiền của, thông minh trí tuệ, khỏe mạnh sống lâu, nhưng họ lại không biết cách tu nhân, thế nên những suy nghĩ này đều biến thành vọng tưởng, cứ đi cầu Phật Bồ tát bảo hộ nhất định không thể đạt được gì.

Câu hỏi 20: Thưa pháp sư, vừa rồi chúng ta nói đến tam phước, ngay trong phước trời người, dường như pháp sư chỉ nói đến phương diện hiếu đạo, có thể mời pháp sư khai thị bổ sung thêm các phương diện khác được không?

Giáo dụcsư đạo, sư đạo nhất định xây dựng trên nền tảng của hiếu đạo, do đó hiếu đạo là căn bản. Một người có thể thành công, trở thành người tốt trong xã hội, có cống hiến, nhất định đó phải là người nhận sự giáo dục tốt. Giáo dục tốt phải do cha mẹ phối hợp mật thiết với trường học mới có thể dạy ra được một con người. Ví dụ dạy hiếu thảo, cha mẹ không thể nói lời nói này với con cái, “con là con của ta, con phải hiếu thuận với ta”, cho nên, dạy hiếu thuận thuộc về trách nhiệm của thầy giáo và nhà trường. Tương tự, dạy con cái phải tôn kính lão sư, lão sư cũng không thể nói với học sinh, “ta là thầy của con, con phải tôn kính ta, phải tôn sư trọng đạo”, lời nói này cũng không thể nói ra miệng. Cho nên nhà trường và gia đình cần phối hợp.

“Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng” là nền tảng cơ bản của giáo dục. Từ chỗ này nâng lên cao, bạn phải có tâm từ bi, quan tâm xã hội, quan tâm đại chúng, thương yêu tất cả mọi người. Trong tâm từ, quan trọng nhất là không sát sanh. Không sát sanh thì chúng ta sẽ không làm tổn hại đến bất cứ người nào, bất cứ động vật nào. Bồi dưỡng tâm từ bi, kế đến lại tu mười nghiệp thiện, thân không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không hai lời, tuyệt đối không làm những việc này.

Câu hỏi 21: Thưa pháp sư, vừa rồi ngài nói, không sát sanh có phải ý nói, khi chúng ta học Phật thì nhất định phải ăn chay không?

Không nhất định như vậy, việc này không bắt buộc. Thế nhưng ăn chay đối với đời sống là rất tốt. Tôi học Phật cũng không có người nào bảo tôi ăn chay, thế nhưng tôi học Phật được sáu tháng thì tôi bắt đầu ăn chay. Lúc nhỏ tôi đi học, có một số bạn học là tín đồ Hồi giáo thuần thành, họ rủ tôi đến Thanh Chân Tự hiểu được một số lễ nghi của họ. Họ rất chọn lựa trong việc ăn uống, không chỉ chú trọng vệ sinh, bảo vệ sinh lý mà còn bồi dưỡng tánh tình. Họ nói tánh tình tốt xấu có quan hệ với thức ăn chúng ta ăn vào. Tôi hiểu được điểm này, tánh tình có thể ảnh hưởng chính mình, những vật có tính không tốt, thì họ đều không ăn.

Về sau học Phật, Phật giáo nói ăn chay, ăn chay có thể nuôi dưỡng tâm từ bi. Tôi liền nghĩ tới ẩm thực có vệ sinh, vệ tánh, vệ tâm. Từ khai thị này, tôi tự nhận được sự nhắc nhở và liền ăn chay. Năm hai mươi sáu tuổi tôi bắt đầu ăn chay, đến nay hơn bốn mươi năm, thân thể ngày càng khỏe mạnh, phần đông không đoán ra tuổi của tôi. Năm trước bác sĩ trong bệnh viện đo huyết áp, họ nói với tôi rằng, huyết áp của tôi và màu sắc của máu không khác gì người ba mươi tuổi. Đây là điểm tốt của trường chay. Cho nên ăn chay đối với sức khỏe thân thể là tốt tuyệt đối, lại thêm tâm thanh tịnh không ô nhiễm, bất cứ việc gì của thế gian đều buông bỏ là được. Sở dĩ tôi không xem tivi, không nghe phát thanh, cũng không xem báo chí, để được trải qua những ngày tháng tốt đẹp, thiên hạ thái bình. Khi xem ti vi, bạn thấy cái này cái kia, thiên hạ sao mà hỗn loạn đến như vậy, lộn xộn lung tung, lúc đó bạn sẽ khổ không nói ra lời, chúng ta hà tất phải trải qua tháng ngày như vậy? Cho nên xả bỏ tất cả, mỗi ngày đọc kinh, cùng hàng với Phật Bồ tát, cùng làm bạn với người xưa, nghĩ xem đời sống này tự tại an vui dường nào.

Câu hỏi 22: Thưa pháp sư, trong Phật học có người thường hay nhắc đến nghiệp chướng, nói mỗi người trong một đời đều có nghiệp chướng. Vậy nghiệp chướng này biểu thị cho cái gì? Có ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

Nghiệp là sự nghiệp, khi tạo tác thì gọi là sự. Bạn làm bất cứ việc gì, sau khi làm xong thì kết quả đó gọi là nghiệp. Giống như chúng ta đi học ở trường, học sinh lên lớp là đang tạo nghiệp, kết thúc một học kỳ gọi là kết nghiệp, sau ba năm gọi là tốt nghiệp. Nghiệp là kết quả tạo tác, người thông thường chúng ta khởi tâm động niệm đều tạo tác, do đó tạo nghiệp quá nhiều. Phật pháp đem nó quy nạp thành ba loại lớn: tư tưởng trong tâm, khởi tâm động niệm gọi là ý nghiệp; lời nói gọi là khẩu nghiệp, tạo tác của thân thể gọi là thân nghiệp. Thân khẩu ý bao gồm tất cả những tạo tác của bạn, những tạo tác đó nhất định sanh hậu quả, gọi là tạo nghiệp. Nghiệp sanh chướng ngại cho bạn, gồm chướng ngại định và chướng ngại huệ.

Vì sao bạn không thể định, vì sao khi đi bên ngoài, bạn hay bị dẫn dụ? những dẫn dụ đó là bạn đang tạo tác. Bạn bị người dẫn dụ thì định không còn, huệ cũng không còn, liền biến thành chướng ngại. Đây gọi là nghiệp chướng. Bạn tạo tác thiện, thiện cũng có thể chướng ngại, vì sao? khi làm thiện, ta sanh lòng hoan hỉ, nói cách khác, tâm bạn không bình đẳng. Do đó tâm phải bình. Khởi lên sự bất bình, hoan hỉ, hay phiền não, thảy đều là nghiệp chướng. Thiện nghiệp chướng ngại, ác nghiệp cũng chướng ngại, nhưng họ có quả báo riêng. Thiện nghiệp đến ba đường thiện, ác nghiệp đến ba đường ác, họ không thể vượt ngoài sáu cõi luân hồi. Chỉ khi có định huệ mới có thể siêu việt sáu cõi luân hồi. Do đó Phật dạy chúng ta phải tu tịnh nghiệp, không làm việc xấu, chỉ làm việc tốt. Chúng ta tu thiện nghiệp mà không dính vào cái tướng của tu thiện, như vậy cái chướng ngại sẽ không còn.

Tóm lại, bạn phải ghi nhớ, chúng ta ở trong cuộc sống thường ngày, từ sớm thức dậy mặc áo ăn cơm làm việc nhất định phải tương ưng với giới định huệ, cụ thể phải tương ưng với tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Bình đẳng không phân biệt, thanh tịnh không chấp trước. Đối với tất cả mọi việc không phân biệt, không chấp trước. Tương ưng với định huệ thì đời sống của bạn liền tự tại, mỹ mãn, sự nghiệp của bạn thuận buồm xuôi gió, bạn sẽ làm tốt hơn người khác, nguyên nhân do bạn có định huệ.

Câu hỏi 23: Làm việc thiện sẽ được quả thiện, làm việc ác sẽ bị ác báo, cũng chính là nói con người chúng ta nhất định phải làm nhiều việc tốt. Thưa pháp sư, Phật môn chúng ta đã nói về quan hệ nhân quả, cũng là tương ưng vấn đề vừa nêu phải không?

Có quan hệ, quan hệ mật thiết.

Câu hỏi 24: Ngài có thể nói qua về quan hệ nhân quả được không?

Thế xuất thế gian pháp cùng Phật pháp đều không rời nhân quả. Phật pháp cũng xây dựng trên nền tảng của nhân quả, bạn không có nhân thì làm gì có được quả. Chẳng hạn chúng ta nỗ lực học tập là nhân, lấy được học vị là quả, nỗ lực làm việc là nhân, được báo đáp tốt là quả. Thế xuất thế gian chính là một vòng nhân quả lớn, cái nhân quả này mãi mãi tiếp nối, vĩnh viễn tuần hoàn. Khi biết nhân quả tương tục, nhân quảtuần hoàn, thì dù ở hoàn cảnh nào, tự nhiên chúng ta liền sẽ hướng đến đoạn ác tu thiện, bởi vì tạo nhân bởi chính ta, kết quả đương nhiên chính mình cũng có thể dự biết. Ta tạo nhân tốt nhất định được quả tốt, tạo nhân ác thì quả nhất định không tốt. Không thể nói nhân thiện được quả ác, nhân ác được quả thiện, không hề có đạo lý này, đây là định luật.

Câu hỏi 25: Nói đến nhân quả tôi rất hiếu kỳ. Thời đại này của chúng ta, ngay một đời làm việc thiện để đời sau chúng ta kết được quả thiện, như vậy nếu đời trước của chúng ta đã làm việc xấu, còn chúng ta vô tội, không biết nhưng lại phải gánh chịu quả ác do đời trước đã làm, vậy chúng ta phải xử lý thế nào?

Tình huống này vô cùng phức tạp, nghiêm túc mà nói, nhân quả do cá nhân tự mình làm, tự mình gánh chịu, đời trước và đời sau chỉ có ảnh hưởng gián tiếp. Dù đời trước làm việc không tốt, nếu chúng ta chăm chỉ nỗ lực, có thể thay đổi. Khi không thể thay đổi là bởi vì bạn không hiểu được đạo lý của nhân quả, bạn không biết chân tướng sự thật, bạn bị hoàn cảnh xoay chuyển. Vừa rồi đã nói bạn còn bị ảnh hưởng bởi cảnh giới bên ngoài, bạn không có định, không có huệ. Nếu bạn giữ đúng nguyên lý nguyên tắc trì giới, tu tâm thanh tịnh sanh trí tuệ thì bạn có thể thay đổi hoàn cảnh. Hoàn cảnhác liệt hơn, chúng tanăng lực thay đổi lại, đều do con người làm. Cái này chính là trí tuệ cao độ mà chúng ta thường nói. Trí tuệ cao độ nhất định nhờ vào định lực sâu và phương pháp thỏa đáng. Cho nên dù xã hộiác liệt hơn, dù hoàn cảnh của chúng ta ác liệt hơn, cũng không phải là không thể thay đổi. Liễu Phàm Tứ Huấn là một ví dụ điển hình.

Câu hỏi 26: Pháp sư! Một số người cho rằng, mình chỉ cần làm người tốt thì được, hà tất phải đi học Phật. Học Phật đối với cá nhân mỗi người chúng ta rốt cuộc có cái gì tốt? Tại sao nhất định phải học Phật?

Việc này lại là một hiểu lầm, vừa rồi tôi nói, nên có một hiểu biết tương đối, học Phật là học làm người minh bạch. Tôi làm người tốt, hà tất phải đi làm người minh bạch? hà tất phải biết chân tướng của vũ trụ nhân sanh, làm người tốt là được rồi? Với cách nói như vậy, bạn liền có được đáp án, nhất định phải làm một người minh bạch mới là người tốt viên mãn. Bạn tuy là người tốt, nhưng người tốt của bạn không viên mãn, còn khiếm khuyết rất nhiều. Nếu bạn có định huệ có thể làm người minh bạch, bạn mới là người tốt viên mãn. Còn người tốt thông thường chỉ là người tốt phổ thông mà thôi, không viên mãn.

Câu hỏi 27: Muốn học Phật có thành tựu, lẽ nào nhất định phải xuất gia? ở tại gia học Phật có thể học đến thành tựu được không?

Học Phật không nhất định phải xuất gia, quan niệm này sai lầm. Xuất gia cũng giống như một nghề nghiệp ở thế gian. Bạn thích nghề nghiệp nào thì bạn chọn lựa nghề nghiệp đó. Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có thể học Phật, bất cứ nghề nghiệp nào cũng thành Bồ tát, thành Phật. Xuất gia là một nghề nghiệp trong tất cả các nghề nghiệp, nghề nghiệp này tương đương với nghề nghiệp mà chúng ta đã chọn. Tôi thích giáo dục, tôi thích dạy học, tôi đến học ở trường sư phạm, tương lai sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ làm công việc giáo dục, đây là chí nguyện cá nhân. Cho nên nhất định phải hiểu, Phật pháptrí tuệ viên mãn, biểu hiện ngay trong bất cứ phương thức đời sống khác nhau nào, ngay trong bất cứ hoàn cảnh công tác nào, đây là chân chánh học Phật, chân thật có được thành tựu trong Phật pháp, không nhất định phải xuất gia.

Nếu xuất gia mà không từ nơi công tác giáo học thì lại càng đặc biệt sai lầm. Giống như bạn tốt nghiệp trường sư phạm, bạn được phân công đến trường học làm giáo viên, nhưng ngày ngày bạn không chịu lên lớp thì còn gì để nói nữa. Bạn từ công việc nghề nghiệp nào cũng phải đem nghề nghiệp mình chọn mà làm cho tốt, trở thành tấm gương mô phạm, đó gọi là Phật Bồ tát. Phật Bồ tát chính là tấm gương tốt nhất cho chúng sanh thế gian.

Câu hỏi 28: Vừa rồi pháp sư có nói đến học Phật giúp chúng ta lìa khổ được vui, hơn nữa đây là mục tiêu, một cảnh giới mà người học mong muốn đạt đến. Thế nhưng mọi người trên thế gian đều có khổ não, không biết Phật phápphương pháp nào tương đối cụ thể để lìa khổ được vui hay không, có thể giúp chúng ta hóa giải những khổ não này chăng?

Kinh Phật nói, khổ não từ mê mất đi chính mình, mê mất đi chân tướng hoàn cảnh sinh hoạt mà sanh ra. Vì bạn không hiểu rõ chân tướng sự thật, mỗi ngày bạn đang vọng tưởng, cách nghĩ cách nhìn của bạn thảy đều sai lầm, hành vi tạo tác của bạn cũng sai lầm theo. Tư tưởng chỉ đạo hành vi con người, nghĩ sai thì nhất định sẽ làm sai, đã làm sai đương nhiên sẽ mang đến kết quả khổ đau. Phật muốn giải quyết khổ nạn của chúng sanh, trước tiên phải giúp họ giác ngộ, giúp họ chân thật hiểu được nhân sanh. Người hiện đại chúng ta không bằng người xưa, bạn xem người xưa có thể an phận nghèo vui đạo, họ đạt nhiều an vui. Còn người hiện tại dục vọng không hề ngừng nghỉ, chẳng phải tự tìm lấy cái khổ hay sao. Hãy bình lặng mà nghĩ, mỗi ngày bạn làm việc khổ cực đến vậy, rốt cuộc bạn trải qua ngày tháng như thế nào, bạn đã đạt được cái gì, cứ bình lặng mà nghĩ chính mình liền sẽ hiểu ra.

Những năm đầu tôi học Phật, một vị hòa thượng giảng cho tôi nghe câu chuyện thật. Ở Thái Châu Giang Tô, có một người lang thang xin ăn rất đáng thương, con cái của ông buôn bán phát tài to luôn nghĩ cách cho người đi tìm ông về. Ông trở về, họ sắm sửa quần áo mới cho cha, thuê người hầu hạ. Thế nhưng người cha chỉ ở khoảng một tháng rồi lại bí mật trốn đi. Ông tiếp tục lang thang xin ăn. Người ta hỏi lý do vì sao ông làm vậy. Ông trả lời, vì được nhiều người hầu hạ khiến ông cảm thấy đắc tội; họ mang thức ăn cao sang đến ép nhưng ông không thích ăn; ông cũng không chịu mặc quần áo mới; thà mỗi ngày đi xin ăn, mỗi ngày được du sơn ngoạn thủy, đói thì xin một bát cơm, buổi tối ngủ nghỉ nơi nào cũng được, đời sống chân thậtđời sống mà chính mình bằng lòng trải qua, an vui, tự tại, rất tuyệt vời. Quan niệm này của ông cùng với quan niệm của người thế tục chúng ta hoàn toàn không giống nhau. Tuy ông không học Phật, nhưng nếu học Phật, chắc chắn ông ấy cũng sẽ thành Phật. Trên thực tế ông ấy là Bồ tát trong ăn xin, một người giác ngộ trong ăn xin. Biểu hiện của ông ấy là không tranh giành với người, không mong cầu ở đời, cuộc sống đại tự tại, hòa nhập với đại tự nhiên. Người nào có được cảnh giới này, quay đầu nhìn lại thấy con cái buôn bán, cảm thấy không tiếc rẻ, bản thân thong dong không phải là đời sống của người bình thường. Việc lìa khổ được vui các vị phải từ đây mà nghĩ.

Câu hỏi 29: Vâng. Ý cảnh rất sâu, nhưng thực tế lại có một số người tương đối trái nghịch, ở trong phước mà không biết phước, xung quanh họ đều đầy đủ viên mãn, thế nhưng họ cũng không hề được an vui, bởi vì trong đầu họ luôn ghi nhớ những việc buồn quá khứ, còn việc an vui thì lại không nhớ chút nào. Thưa pháp sư, xin ngài có thể vì những người nghĩ không thông này mà khai thị cho họ?

Kinh nói “Phàm hễ có tướng đều là hư vọng”, người và người, người và công việc đều thoảng qua như mây khói, hà tất phải để nó trong lòng, khiến chính mình khó chịu, đây là ngu muội. Một người nếu muốn chân thật đạt đến an vui trước tất cả những việc không vừa ý, tất cả người có vướng mắc với mình, thì phải đem nó quên sạch không nhớ gì. Thường nghĩ đến chỗ tốt, không nên nghĩ đến chỗ xấu của người, thì bạn an vui. Ngày ngày nghĩ đến lỗi lầm của người là bạn tự tìm cái khổ, không liên quan gì với họ. Khổ là chính mình, không phải họ, loại người này mới gọi là ngu si, mê hoặc, điên đảo mà kinh Phật thường nói. Chúng ta nên tự cầu phước báu, thường hay nghĩ đến chỗ tốt của người. Dù họ có lỗi lầm, dù họ ác, chúng ta vẫn có thái độ tốt đẹp đối đãi với họ, hơn thế nữa có thể làm cho người ác chuyển thành người tốt, công đức rất lớn, là một việc đại thiện. Không nên tác thành ác hạnh cho người khác, phải làm việc tốt cho người, chúng ta mới chân thật đạt đến an vui.

Câu hỏi 30: Một số người không cách gì khống chế được suy nghĩ của mình. Thưa pháp sư, có phải có những phương pháp ngoại lực, ví dụ niệm niệm kinh văn gì đó giúp họ cởi mở chính mình, vậy nên đọc những kinh gì?

Hiện tượng này rất phổ biến, trong ngoài nước đều đã thấy qua, nguyên nhân chủ yếu Phật pháp gọi là “tập khí của họ quá sâu, phiền não quá nặng”. Dù có hiểu được đạo lý, khi cảnh giới xuất hiện họ vẫn không thể khắc phục, vẫn không thể chuyển đổi nó. Phương pháp của Phật pháp rất nhiều, nếu phiền não khởi lên, tâm không bình, muốn làm cho tâm định lại, bạn nên mở quyển kinh, chăm chỉ đọc qua một lượt, háo hức dần dần liền ổn định. Cho nên dùng phương pháp đọc kinh cũng được, trì chú cũng được, niệm Phật cũng được. Thậm chí không dùng những phương pháp này bạn có thể dùng phương pháp thế gian. Bạn vốn thích nghe nhạc, chỉ cần mở vài khúc nhạc cổ điển rồi chuyên chú lắng nghe, tâm cũng có thể bình lại. Do đó phương pháp không cố định, bạn xem phương pháp nào có hiệu quả đối với mình thì có thể vận dụng nó. Tóm lại, bình lặng vọng tưởng phân biệt là việc trọng yếu, đây là then chốt quan trọng trong tu hành của chúng ta.

Câu hỏi 31: Thưa pháp sư, có thể chỉ dạy chúng tôi một chút, nếu chúng ta tự tu ở nhà thì nên đọc những kinh văn gì?

Sơ học nhất định phải từ nơi làm người tốt mà khởi đầu. Những năm gần đây chúng ta ở hải ngoại đề xướng vận động bốn tốt, bảo người “giữ tâm tốt, làm việc tốt, nói lời tốt, làm người tốt”, tiêu chuẩn của cái tốt phải phù hợp với xã hội, có lợi ích cho đại chúng, không vì lợi ích của chính mình. Nếu nghĩ đến lợi ích của chính mình, bỏ qua lợi ích của mọi người trong xã hội thì không đúng. Mỗi niệm vì xã hội, mỗi niệm vì mọi người, chúng ta cũng là một người trong đó. Mọi người được tốt, đương nhiên ta sẽ tốt; ta tốt mà mọi người không tốt thì ta vẫn phải chịu tai nạn, vẫn không cách gì tránh khỏi. Cho nên, đây là tiêu chuẩn tích cựcxã hộimọi người. Ngày xưa đại sư Ấn Quang cả đời cực lực đề xướng “Liễu Phàm Tứ Huấn”, Viên Liễu Phàm là người thời đại triều Minh, bốn thiên văn chương của ông lưu hànhĐài Loan rất rộng. Ngày trước tôi đã giảng qua tỉ mỉ, cũng có băng đĩa, sách đang lưu hành, các bạn có thể xem, chăm chỉ học tập, trước tiên phải làm người tốt, đây là nền tảng. Sau đó chúng ta đọc kinh mới có thể nhận được kết quả. Về đọc kinh, nếu mọi người chưa tiếp xúc, tốt nhất nên tụng kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ không dài, thích hợp với người hiện đại, lý luận phương pháp cảnh giới trong đó tương đối viên mãn, mọi mặt đều được nói đến, là một bộ sách rất hay.

Câu hỏi 32: Kinh Vô Lượng Thọ. Thưa pháp sư, trước khi chúng ta tụng kinh, đang tụng hoặc sau khi tụng, có quy củ gì không? có gì cấm kỵ không?

Không có. Phật là giáo học, không phải tôn giáo. Không có chuyện chúng ta không quy củ thì Phật không vui. Nếu Phật không vui thì ngài đã biến thành phàm phu vì ngài còn khởi tâm động niệm. Cho nên không hề có việc này. Chúng ta có thể tụng kinh bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, chỉ cần làm cho tâm được an tịnh.

Tuy nhiên, khi mọi người cùng nhau tu học theo nhóm thì cần phảiquy củ. Nếu không quy củ sẽ loạn. Mọi người cùng nhau đọc kinh, vì sao nhất định phải gõ mõ?, đó là để giữ nhịp, giúp mọi người hòa nhịp ăn khớp nhau, người nghe sẽ cảm thấy dễ chịu. Cho nên khi mọi người cùng nhau tụng thì phải có quy củ, còn cá nhân thì tự tại, muốn tụng cách nào cũng được.

Câu hỏi 33: Xung quanh đời sống nơi nào cũng có thể thấy một không khí không hòa hợp thân thiện, như vợ chồng bất hòa ngày càng nhiều, tỷ suất ly hôn ngày càng cao, tình hình con cái bất hiếu cũng thường xảy ra, hiện tượng hàng xóm mâu thuẫn, nơi nào cũng hiện rõ hiện tượng xã hội bất hòa, không thân thiện. Thưa pháp sư, có thể mời ngài vì một đại hoàn cảnh không thân thiện này, vì tất cả mọi người mà nhắc nhở khai thị được không?

Trước hết cần tìm ra những nhân tố gây bất hòa, sau đó trừ bỏ những nhân tố này mới có thể giải quyết được vấn đề. Nhân tố cội gốc vẫn ở giáo dục. Vì sao xã hội thời xưa an định suốt một thời gian tương đối dài? đó là nhờ vào giáo dục. Thời trước giáo dục trọng điểm chủ yếu dạy bạn làm người. Xem trong Tam Lễ, giáo học của nhà Phật các vị có thể thấy các kinh luận đều dạy bạn quan hệ giữa người và người, quan hệ vợ chồng, cha con, anh em, bè bạn, quân thần, ngày nay gọi là quan hệ cấp dưới và lãnh đạo. Trung Quốc gọi là ngũ luân bát đức, đây là trung tâm của giáo học. Trong giáo học Khổng Tử, đức hạnh là bậc nhất, là căn bản làm người, sau đó mới dạy ngôn ngữ, dạy những năng lực làm việc, năng lực mưu sinh, văn học nghệ thuật, nâng cao phương diện đời sống tinh thần,… Phật pháp cũng vậy. Nguyên nhân căn bản chính là giáo dục. Ngày nay của chúng ta trên tông chỉ có khác biệt, chúng ta chỉ chú trọng kỹ thuật mà không chú trọng nhân văn, không hiểu quan hệ người và người, tuy giàu có nhưng trong vấn đề nhân sự thì mãi mãi không giải quyết được. Cho nên muốn bù đắp, phương pháp hiệu quả nhất chính là giáo dục, đó là tính chuyện trăm năm.

Cụ thể, chúng ta phải giảng nhân quả báo ứng, nếu mọi người đều biết, nhân thiện có quả thiện, nhân ác nhất địnhác báo, từ đó biết kiểm soát khởi tâm động niệm hành vi tạo tác thì đối với an toàn của xã hội sẽ có thể nhận được một số hiệu quả. Đại sư Ấn Quang là người xuất gia, một đệ tử Phật, cả đời ngài không giảng kinh Phật, không hoằng dương pháp Phật, mà hoằng dương “Liễu Phàm Tứ Huấn”, hoằng dương “Cảm Ứng Thiên”, những thứ này đều khuyến thiện, đều giảng nhân quả báo ứng, rất phù hợp. Ngài thật tràn đầy trí tuệ, lòng từ bi muốn cứu vãn xã hội, chúng ta hiểu được những lý luận cũng như những phương pháp này mà toàn tâm toàn lực thúc đẩy.

Câu hỏi 34: Người thông thường hay lo sợ tương lai, đối với việc vãng sanh, đối với cái chết, trong những việc thuộc về phương diện sống chết này, xin mời pháp sưchúng tôi khai thị?

Sở dĩ họ lo sợ là vì đối với chân tướng sự thật họ hoàn toàn không hiểu biết, khi đã hiểu rõ thì tâm lo sợ ắt không còn. Phật nói, sinh mạng là vĩnh hằng bất diệt, hay nói cách khác, sinh mạng vốn dĩ không hề có chuyện chết đi, chết là vọng tưởng. Thân thể này không phải là ta, mọi người cứ xem thể xác này là mình, cho nên sanh ra lo sợ. Nếu biết thân xác này không phải là ta thì lo sợ làm gì. Cũng như biết được quần áo không phải là ta, quần áo chỉ là vật của ta, khi quần áo bẩn, bạn sẽ hoan hỉ đem vứt nó để thay một bộ quần áo mới. Thân xác này cũng là cái của ta, nhưng không phải là ta, dùng mấy mươi năm đã cũ, chúng ta nên vứt bỏ nó để thay một cái mới. Nếu bạn có quan niệm này, chẳng phải bạn sẽ rất tự tại sao? Đây là chân tướng sự thật, nếu bạn dùng thái độ như vậy để nhìn sanh tử thì bạn sẽ rất tự tại.

Câu hỏi 35: Vậy ta chính là cái gì?

Ta là chân tâmPhật pháp đã nói, cái này người ngoại quốc gọi là “Ta tư duy nên ta tồn tại”. Bạn có thể suy nghĩ thì cái đó mới là bạn.

Câu hỏi 36: Là vô hình?

Chúng ta gọi là tinh thần, là tâm linh. Thế nhưng cái đó vẫn không phải chân thật là ta. Chân thật là ta so với cái này còn cao hơn nữa. Tuy nhiên họ chỉ có thể thể hội đến được “Ta tư duy nên ta tồn tại”, đã là thông minh hơn so với người thông thường rất nhiều. Điều này khái niệm Phật pháp gọi là “Thức”. Thức là tác dụng của tâm. Họ có thể quan sát được tác dụng của tâm nhưng không quan sát được bản thể của tâm. Bản thể của tâm lại cao hơn một tầng, đó mới là ta chân thật. Cho nên thân thể này không phải là ta. Trong sáu cõi, bỏ thân rồi lại có thân, bị những thứ phiền toái trói buộc, không phải là điều tốt. Do đó chúng ta đối với cái thân này không nên thương yêu quá đáng, cũng không nên có ý hủy hoại nó. Bạn thương yêu quá đángsai lầm, bạn có ý hủy hoại cũng sai. Tất cả nên tùy theo tự nhiên. Thích ứng với đại tự nhiên mang đến đời sống tốt đẹp. Bên cạnh đó, cũng phải bảo cái thân này quay về với tự nhiên, như vậy mới được khỏe mạnh.

Câu hỏi 37: Thưa pháp sư, con người chúng ta sau khi vãng sanh thì đi đến nơi nào?

Dùng ngôn ngữ khoa học hiện đại mà nói, đó là chúng ta thay đổi không gian, nhà Phật gọi mười pháp giới, sáu cõi, hai mươi tám tầng trời, thế giới của Phật. Không gian đời sống không giống nhau, đời sống của chúng ta hiện tạikhông gian ba chiều, không gian bốn chiều, thậm chí họ biết đến không gian năm sáu chiều. Cảnh giới của Phật là không gian cao độ nhất, viên mãn nhất. Vãng sanh thực tế mà nói chính là thay đổi không gian. Cụ thể hơn, bạn có thể tưởng tượng chúng ta ngồi trước tivi thay đổi kênh đài, chúng ta không hề rời khỏi tivi, chỉ là thay đổi kênh trên một màn hình đó mà thôi. Nhà Phật nói vãng sanh, “sanh thì nhất định sanh, đi thì không đi”, vì bạn vẫn đang ở ngay màn hình này, nhưng tại sao sanh thì nhất định sanh? Vì kênh đài đã thay đổi, đã khác kênh rồi. Sự thật chính là như vậy.

Câu hỏi 38: Do đó Phật tuyệt nhiên không phải là mê tín?

Không phải mê tín.

Câu hỏi 39: Người sau khi vãng sanh đều phải siêu độ, vậy siêu độ biểu thị ý nghĩa gì?

Thực tế siêu độ mang ý nghĩa truy điệu hoài niệm. Chúng ta dùng tâm chân thành để giúp họ. Siêu độ phần nhiều nói đến nghiệp chướng mà lúc sanh tiền họ đã tạo tác, không tránh khỏi nghiệp chướng nên họ phải chịu đau khổ, chúng ta siêu độ là giúp đỡ họ giảm ít đau khổ, việc này kinh Địa Tạng nói rất rõ ràng. Siêu độ tuyệt nhiên không phải chúng ta tụng vài quyển kinh thì họ liền có công đức, không hề có việc như vậy. Kinh nói rõ, siêu độchúng ta cố gắng tu tập thành tựu thì họ mới được phước báu. Ví dụ, nếu chúng ta muốn làm rạng danh tổ tông, ta phải nỗ lực chăm chỉ làm việc, tương lai có địa vị xã hội, trở thành nhân tài kiệt xuất, cha mẹ ta liền có tiếng thơm, đến bất cứ nơi nào đều được mọi người hỏi thăm, cung kính, chăm sóc đặc biệt. Bạn không có thành tựu, dù tụng bất cứ kinh gì cũng vô ích. Chính bạn cần phảithành tựu, do đó chính bạn đọc kinh phải hiểu được nghĩa kinh, y theo đó mà tu hành, đem chính mình từ phàm phu nâng cao lên địa vị thánh hiền thì cha mẹ của bạn liền được tiếng thơm, được nhận sự tôn kính của mọi người trong xã hội, đó là ý nghĩa chân thật của việc siêu độ.

Câu hỏi 40: Tuyệt nhiên không thể giúp đỡ gì họ đối với việc vãng sanh?

Có giúp đỡ. Dù họ ở cõi trời hay cõi nào đi nữa đều sẽ được người ở cõi đó tôn kính, vì họ có con cái hiền lương, con cái là Bồ tát, như thế còn gì bằng. Nếu bạn không có bất cứ thành tựu gì thì bạn tụng bất cứ kinh gì cũng không kết quả.

Câu hỏi 41: Vừa rồi pháp sư có nói đến kinh Địa Tạng. Kinh Địa Tạng ở trong Phật học cũng là một bộ kinh văn tương đối quan trọng, xin ngài nói rõ hơn một tí cho chúng tôi hiểu?

Tu học Phật phápTrung Quốc có bốn giai đoạn. Thứ nhất, phải học từ Địa Tạng. Địa biểu thị tâm địa, Tạng là bảo tạng. Trong lòng chúng tavô lượng trí tuệ, vô lượng tài nghệ, vô lượng đức năng, Phật nói, tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai. Cho nên năng lực trí tuệ của chúng tabình đẳng, không phân cao thấp. Thế nhưng hiện tại vì sao hiện rõ cao thấp, vì sao có hiện tượng không bình đẳng?, như vừa rồi đã nói, vì bạn bị mê. Người nghiệp chướng nặng thì trí tuệ của họ lộ ra ít, người nghiệp chướng nhẹ thì trí tuệ tương đối nhiều, do đó cái không bình đẳng này là do nghiệp chướng dầy mỏng sâu cạn. Nếu nghiệp chướng thảy đều tiêu trừ, trí tuệ đức năng của bạn hiển lộ ra, nhất định bình đẳng. Cho nên “Tâm địa bảo tạng”, phải bắt tay vào chỗ này.

Dùng cái gì để khai mở Tâm địa bảo tạng? dùng hiếu kính. Kinh Địa Tạng là hiếu kinh của Phật môn, chúng ta phải từ Địa Tạng mà học, từ nền tảng Địa Tạng mà nâng lên. Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi cũng từ hiếu kính mà khai phát. Ta hiếu kính cha mẹ, hiếu thuận người thân, sau đó ta đem hiếu kính này hiếu thuận tất cả chúng sanh, tôn kính tất cả chúng sanh, vậy thì biến thành Bồ Tát Quán Thế Âm. Hướng lên triển khai, một vị nữa chính là Bồ Tát Văn Thù. Bồ Tát Văn Thù biểu thị trí tuệ, bạn từ bi với tất cả chúng sanh, quan tâm, chăm sóc tất cả chúng sanh, phải dùng lý tánh không thể dùng cảm tình. Văn Thù đại biểu lý trí. Sau cùng là Bồ Tát Phổ Hiền. Phổ Hiền đại biểu bình đẳng. Hiếu kính, từ bi, trí tuệ của bạn đối với tất cả chúng sanh phải bình đẳng, không thể có khác biệt, do đó Phổ Hiền mới chân thật làm được đại viên mãn.

Câu hỏi 42: Thưa pháp sư, vừa rồi ngài nói đến niệm Phật, rất nhiều nơi đều nghe được âm thanh của tiếng niệm Phật, phổ biến nhất là “Nam Mô A Di Đà Phật”, “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”. Niệm những danh hiệu Phật này có hiệu dụng gì?

Phương pháp tu học của Phật pháp rất nhiều, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn. Niệm Phật là một loại trong vô lượng pháp môn đó. Cái hay của pháp môn niệm Phật chính là dễ dàng đơn giản, người người đều có thể tu học, lý của nó rất sâu. Tịnh độ tông chuyên đề xướng niệm A Di Đà Phật, cầu sanh thế giới Tây Phương cực lạc, đương nhiên việc này không thể chỉ mấy câu nói là được rõ ràng, số lượng kinh điển tuy không nhiều nhưng nghĩa lý của nó thì vô cùng phong phú. Ví dụ kinh A Di Đà, mọi người đều rất quen thuộc, luôn cho là kinh đơn giản, dễ dàng, ngày trước tôi đã giảng qua hai lần có băng ghi âm, tổng cộng 335 cuộn. Do đây mà biết, bộ kinh này không đơn giản, nên tôi đã giảng dài đến vậy, có lẽ giảng hết một năm, nhưng vẫn chưa giảng hết ý kinh mà chỉ nói được phần ít, có thể thấy nghĩa lý tịnh tông là không thể nghĩ bàn.

Thế nhưng phương pháp niệm Phật lại đơn giản, bất cứ người nào dù hiểu hay không hiểu lý luận cũng đều được. Người không hiểu lý luận thì cần phải trung thực mà niệm, bạn phải thật tin thật nguyện thì cũng có thể thành tựu. Sự thành tựu này thực tế rõ ràng, rất tốt đẹp, không gì bằng, không những có thể siêu việt sáu cõi luân hồi, mà còn siêu việt mười pháp giới. Các pháp môn khác rất khó mà so sánh, pháp môn này được tất cả chư Phật khen ngợi. Xưa nay ngoài tịnh độ tông ra, tổ sư của các tông phái khác cũng khen ngợi đề xướng, có thể thấy pháp môn này đích thực tối ưu.

Câu hỏi 43: Trong học Phật có rất nhiều pháp môn như thiền tông, mật tông, tịnh độ tông. Có người nói rằng “thiền mật song tu”, cũng có người nói “thiền mật tịnh tam tu”. Xin pháp sư cho chúng tôi biết, rốt cuộc nên tu thế nào cho đúng?

Chúng ta ở trong một đời này, thời gian ngắn ngủi, có được thành tựu rất thù thắng thì cần phải một môn thâm nhập, bởi vì một môn thì tâm của bạn mới dễ dàng tịnh. Bạn học hai thứ, ba thứ nhất định sẽ không bằng người chuyên một môn. Cũng giống như đánh giặc, bạn đem binh lực tập trung đánh vào một điểm sẽ dễ dàng đột phá. Nếu bạn đem nó phân làm ba điểm để tấn công, binh lực của bạn bị yếu, bạn sẽ không thể nào đánh thắng được, đạo lý chính là như vậy. Cho nên tuy có người đề xướng cùng tu hai ba loại, bạn phải tỉ mỉ lắng nghe xem họ nói với người nào, họ có cái khổ bất đắc dĩ gì. Ví dụ nói, “thiền tịnh song tu”, thì nhất định là nói với người tham thiền. Họ không chịu buông bỏ tham thiền, thiền của họ không thể thành tựu, cho nên khuyên họ “thiền tịnh song tu” thì sẽ tốt hơn. Có như thế thì một nửa không thể thành tựu cũng còn một nửa vẫn có hi vọng. Dụng ý của “thiền tịnh mật tam tu” cũng chính như vậy. Do đó người nói lời nói này có cái khổ bất đắc dĩ riêng. Trên thực tế nếu bạn thật nghe theo, nhất định họ sẽ bảo bạn một môn thâm nhập, một môn này là tịnh độ, dễ dàng thành tựu. Thiền cùng mật đều không dễ dàng. Lần cập nhật cuối ( Thứ hai, 14 Tháng 3 2011 11:03 )
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant