Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

19. Kinh Ni-kiền[1]

31 Tháng Năm 201100:00(Xem: 4738)
19. Kinh Ni-kiền[1]
Tôi nghe như vầy: Một thời Phật du hóa tại Thích-ki-sấu[2], trong Thiên ấp[3].

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Các Ni-kiền[4] thấy như vậy, nói như vậy: ‘Những gì mà con người cảm thọ[5] đều do nhân đã tạo tác từ trước[6]. Nếu những nghiệp cũ của chúng do nhân khổ hạnh mà diệt và không tạo tác cái mới nữa, thì các nghiệp ấy dứt sạch. Các nghiệp đã dứt sạch thì các khổ được dứt sạch. Các khổ đã được dứt sạch thì đã đạt đến khổ biên[7]’.

“Ta liền đến các vị ấy; đến rồi liền hỏi:

“– Này các Ni-kiền, phải chăng các vị thấy như vầy, nói như vầy: ‘Những gì mà con người cảm thọ đều do nhân đã tạo tác từ trước. Nếu những nghiệp cũ của chúng do nhân khổ hạnh mà diệt và không tạo tác cái mới nữa, thì các nghiệp ấy dứt sạch. Các nghiệp đã dứt sạch thì các khổ được dứt sạch. Các khổ đã được dứt sạch thì đã đạt đến khổ biên?’

“Họ trả lời rằng:

“– Đúng như vậy, Cù-đàm.

“Ta lại hỏi các vị Ni-kiền kia rằng:

“– Các vị tự có tịnh trí hay không, để biết rằng, trước kia ta có hay không có? Trước kia ta tạo ác hay không tạo ác? Ta chừng ấy khổ đã diệt tận, hay chừng ấy khổ chưa diệt tận; và nếu đã diệt tận thì sẽ được đã diệt tận vĩnh viễn[8]? Chính ngay trong đời này mà đoạn các pháp bất thiện và tạo tác các thiện pháp, tu tậptác chứng chăng?’

“Họ trả lời rằng:

“– Không phải vậy, Cù-đàm!

“Ta lại hỏi các Ni-kiền kia rằng:

“– Các vị tự mình không có tịnh trí để biết rằng: ‘Trước kia ta có hay không có? Trước kia ta tạo ác hay không tạo ác? Ta chừng ấy khổ đã diệt tận, hay chừng ấy khổ chưa diệt tận; và nếu đã diệt tận thì sẽ được đã diệt tận vĩnh viễn? Chính ngay trong đời này mà đoạn các pháp bất thiện và tạo tác các thiện pháp, tu tậptác chứng chăng?’ Nhưng các vị lại nói rằng: ‘Những gì mà con người cảm thọ đều do nhân đã tạo tác từ trước. Nếu những nghiệp cũ của chúng do nhân khổ hạnh mà diệt và không tạo tác cái mới nữa, thì các nghiệp ấy dứt sạch. Các nghiệp đã dứt sạch thì các khổ được dứt sạch. Các khổ đã được dứt sạch thì đã đạt đến khổ biên’.

“– Này các vị Ni-kiền, nếu các vị tự có tịnh trí để biết rằng: ‘Trước kia ta có hay không có? Trước kia ta tạo ác hay không tạo ác? Ta chừng ấy khổ đã diệt tận, hay chừng ấy khổ chưa diệt tận; và nếu đã diệt tận thì sẽ được đã diệt tận vĩnh viễn? Chính ngay trong đời này mà đoạn các pháp bất thiện và tạo tác các thiện pháp, tu tậptác chứng chăng?’ Thì này các Ni-kiền, các vị mới có thể nói như vầy: ‘Những gì mà con người cảm thọ đều do nhân đã tạo tác từ trước. Nếu những nghiệp cũ của chúng do nhân khổ hạnh mà diệt và không tạo tác cái mới nữa, thì các nghiệp ấy dứt sạch. Các nghiệp đã dứt sạch thì các khổ được dứt sạch. Các khổ đã được dứt sạch thì đã đạt đến khổ biên’.

“– Này Ni-kiền, cũng như có người mà thân thể bị trúng tên độc. Vì trúng tên độc nên rất đau đớn. Người ấy được quyến thuộc yêu mến xót thương, muốn đem lại sự thiện ích, an ổn, nên lập tức mời vị y sư nhổ tên đến[9]. Vị y sư liền lấy dao bén để giải phẫu vết thương; do sự phẫu thuật vết thương nên lại rất đau đớn. Sau khi giải phẫu vết thương, liền tìm mũi tên[10]; khi tìm mũi tên, lại càng rất đau đớn. Tìm được mũi tên, liền lập tức nhổ ra; lúc nhổ ra y lại càng đau đớn thêm. Nhổ mũi tên ra rồi, đậy vết thương lại và băng bó. Khi băng bó vết thương, lại càng đau đớn hơn. Sau khi nhổ được mũi tên ra, người ấy khỏe mạnh, không bệnh hoạn, các căn không hư hoại, bình phục như cũ.

“– Này các Ni-kiền, người ấy có sẵn khôn ngoan nên liền suy nghĩ như vầy: ‘Ta trước kia bị trúng tên độc. Vì trúng tên độc nên rất đau đớn. Ta được quyến thuộc yêu mến xót thương, muốn đem lại sự thiện ích, an ổn, nên lập tức mời vị y sư nhổ tên đến. Vị y sư liền lấy dao bén để giải phẫu vết thương; do sự phẫu thuật vết thương nên lại rất đau đớn. Sau khi giải phẫu vết thương, liền tìm mũi tên; khi tìm mũi tên, lại càng rất đau đớn. Tìm được mũi tên, liền lập tức nhổ ra; lúc nhổ ra lại càng đau đớn thêm. Nhổ mũi tên ra rồi, đậy vết thương lại và băng bó. Khi băng bó vết thương, lại càng đau đớn hơn. Ta sau khi mổ mũi tên ra rồi, được khỏe mạnh, không bệnh hoạn, các căn không hư hoại, trở lại bình thường như cũ’.

“– Cũng vậy, này Ni-kiền, nếu các vị có tịnh trí, vậy có biết rằng: ‘Trước kia ta có hay không có, trước kia ta tạo ác hay không tạo ác? Ta bị chừng ấy khổ là hết hay bị chừng ấy khổ vẫn chưa hết. Nếu hết rồi sẽ được hết khổ vĩnh viễn? Chính ngay trong đời này mà đoạn các pháp bất thiện và tạo được các thiện pháp tu tậptác chứng chăng?’ Thì này các Ni-kiền, các vị mới có thể nói rằng: ‘Những gì mà con người cảm thọ đều do nhân đã tạo tác từ trước. Nếu những nghiệp cũ của chúng do nhân khổ hạnh diệt mà không tạo nghiệp mới nữa, thì các nghiệp ấy sẽ chấm dứt. Các nghiệp đã chấm dứt thì các khổ sẽ chấm dứt, các khổ đã được chấm dứt thì đã đạt đến khổ biên’.

“Ta hỏi như vậy mà không thấy các Ni-kiền có thể trả lời Ta rằng: ‘Này Cù-đàm, đúng như vậy’ hay ‘không đúng như vậy’.

“Lại nữa, Ta hỏi các Ni-kiền rằng:

“– Nếu các vị Ni-kiền có sự tinh cần bậc thượng, có sự khổ hành bậc thượng[11]; bấy giờ các Ni-kiền có phát sanh sự khổ bậc thượng[12] chăng?

“Họ trả lời Ta rằng:

“– Đúng vậy, Cù-đàm.

“– Nếu có sự tinh cần bậc trung, có sự khổ hành bậc trung; bấy giờ các Ni-kiền có phát sanh sự khổ bậc trung chăng?

“Họ trả lời Ta rằng:

“– Đúng vậy, Cù-đàm.

“– Nếu có sự tinh cần bậc hạ, có sự khổ hành bậc hạ; bấy giờ các Ni-kiền có phát sanh sự khổ bậc hạ chăng?

“Họ trả lời Ta rằng:

“– Đúng vậy, Cù-đàm.

“– Như vậy là, nếu các vị Ni-kiền có sự tinh cần bậc thượng, có sự khổ hành bậc thượng; bấy giờ các Ni-kiền có phát sanh sự khổ bậc thượng. Nếu có sự tinh cần bậc trung, có sự khổ hành bậc trung; bấy giờ các Ni-kiền có phát sanh sự khổ bậc trung. Nếu có sự tinh cần bậc hạ, có sự khổ hành bậc hạï; bấy giờ các Ni-kiền có phát sanh sự khổ bậc hạ.

“Nếu giả sử các Ni-kiền có sự tinh cần bậc thượng và khổ hành bậc thượng, bấy giờ các Ni-kiền ấy dập tắt sự khổ bậc thượng. Có sự tinh cần bậc trung và khổ hành bậc trung, bấy giờ các Ni-kiền ấy dập tắt sự khổ bậc trung. Có sự tinh cần bậc hạ và khổ hành bậc hạ, bấy giờ các Ni-kiền ấy dập tắt sự khổ bậc hạ. Hoặc làm như vậy, hoặc không làm như vậy, mà dập tắt khổ cùng cực và các nỗi khổ rất nặng nề, thì nên biết các Ni-kiền ngay trong đời này mà gây ra khổ. Nhưng các Ni-kiền bị si mê che lấp, bị si mê trói buộc, nên nói thế này: ‘Những gì mà con người cảm thọ đều do nhân đã tạo tác từ trước. Nếu những nghiệp cũ của chúng do nhân khổ hạnh diệt mà không tạo nghiệp mới nữa, thì các nghiệp ấy sẽ chấm dứt. Các nghiệp đã chấm dứt thì các khổ sẽ chấm dứt, các khổ đã được chấm dứt thì đã đạt đến khổ biên’.

“Ta hỏi như vậy mà không thấy các Ni-kiền có thể trả lời Ta rằng: ‘Này Cù-đàm, đúng như vậy’ hay ‘không đúng như vậy’.

“Lại nữa, Ta hỏi các Ni-kiền rằng:

“– Các vị Ni-kiền, nếu có nghiệp mang lại lạc báo[13] thì nghiệp ấy có thể nào nhân sự tinh cần và nhân sự khổ hành mà chuyển thành khổ báo chăng? Họ trả lời Ta rằng:

“– Không thể, thưa Cù-đàm!

“– Các vị Ni-kiền, nếu có nghiệp mang lại khổ báo[14] thì nghiệp ấy có thể nào nhân sự tinh cần và nhân sự khổ hạnh mà chuyển thành lạc báo chăng?

“Họ trả lời Ta rằng:

“– Không thể, thưa Cù-đàm!

“– Các vị Ni-kiền, nếu có nghiệp báo trong đời hiện tại[15], thì nghiệp ấy có thể nào nhân sự tinh cần và nhân sự khổ hành ấy mà chuyển thành quả báo đời sau chăng?

“Họ trả lời Ta rằng:

“– Không thể, thưa Cù-đàm!

“– Các vị Ni-kiền, nếu có nghiệp báo đời sau[16] thì nghiệp ấy có thể nào nhân sự tinh cần và nhân sự khổ hành mà chuyển thành quả báo đời hiện tại chăng?

“Họ trả lời Ta rằng:

“– Không thể, thưa Cù-đàm!

“– Các vị Ni-kiền, nếu có nghiệp báo không chín[17], nghiệp ấy có thể nào nhân sự tinh cần và nhân sự khổ hạnh mà chuyển thành quả báo chín[18] chăng?

“Họ trả lời Ta rằng:

“– Không thể, thưa Cù-đàm!

“– Các vị Ni-kiền, đó là lạc nghiệp báo, nghiệp ấy không thể nhân sự tinh cần và nhân sự khổ hành, mà chuyển thành khổ báo được. Này các Ni-kiền, khổ báo nghiệp; nghiệp ấy không thể nhân sự tinh cần hay nhân sự khổ hành mà chuyển thành lạc báo được. Này các Ni-kiền, hiện báo nghiệp; nghiệp ấy không thể nhân sự tinh tấn và nhân sự khổ hạnh mà chuyển thành hậu báo được. Này các Ni-kiền, sanh nghiệp báo; nghiệp ấy không thể nhân sự tinh cần và nhân sự khổ hạnh mà chuyển thành hiện báo được. Này các Ni-kiền, nghiệp không chín, nghiệp ấy không thể nhân sự tinh cần và nhân sự khổ hạnh mà chuyển thành quả báo chín. Này các Ni-kiền, nghiệp báo chín; nghiệp ấy không thể nhân sự tinh cần và nhân sự khổ hạnhchuyển đổi thành khác đi được. Vì vậy, này các Ni-kiền, sự nỗ lực của quý vị là hư vọng[19], sự tinh cần ấy là trống rỗng, chẳng đạt được gì cả[20].

“Các Ni-kiền ấy liền trả lời Ta rằng:

“Thưa Cù-đàm, chúng tôitôn sư tên là Thân Tử Ni-kiền[21] có nói thế này: ‘Các Ni-kiền, nếu các ngươi trước kia đã tạo tác ác nghiệp; những nghiệp ấy đều có thể nhân sự khổ hành này mà bị diệt tận. Nếu nay hộ trì thân, khẩu, ý; nhân đó không còn tạo ác nghiệp nữa’.

“Ta lại hỏi các Ni-kiền kia rằng:

“– Các vị tin tôn sư Thân Tử Ni-kiền, mà không chút nghi ngờ sao?

“Họ trả lời ta rằng:

“– Cù-đàm, chúng tôi tin tôn sư Thân Tử Ni-kiền, không hề có nghi hoặc.

“Ta lại hỏi các Ni-kiền kia rằng:

“– Có năm pháp đem lại hai quả báo trong đời này. Đó là tín, lạc, văn, niệm, kiến thiện quán[22]. Các Ni-kiền, có phải chăng người ta tự có sự hư dối mà nói rằng: ‘Điều này đáng tin, đáng nghe theo, đáng suy ngẫm, đáng chiêm nghiệm kỹ[23]?’ Họ trả lời Ta rằng:

“– Đúng như vậy, thưa Cù-đàm!

“Ta lại bảo các Ni-kiền kia rằng:

“– Đó là lời dối trá, sao đáng tin, sao đáng nghe theo, sao đáng suy ngẫm, sao đáng chiêm nghiệm? Nghĩa là, người ta tự có sự hư dối mà nói rằng: ‘Điều này đáng tin, đáng nghe theo, đáng suy ngẫm, đáng chiêm nghiệm kỹ’.

“Nếu các Ni-kiền nói như thế thì đối với pháp như thật có năm điều đáng khiển trách[24], chất vấn, là đáng ghê tởm[25]. Những gì là năm?

“Nay những điều khổ, lạc mà chúng sanh này cảm thọ đều do sự tạo tác trước kia[26] Nếu đúng như vậy thì các Ni-kiền trước kia tạo các ác nghiệp. Bởi thế nên nay các Ni-kiền phải thọ khổ cực trọng đại. Đó là điều đáng ghê tởm thứ nhất của các Ni-kiền.

“Lại nữa, chúng sanh lãnh thọ sự khổ vui đều do sự hội hợp[27]. Nếu đúng như vậy thì các vị vốn hội hợp các điều ác. Bởi thế nên nay các Ni-kiền phải thọ khổ cực trọng đại. Đó là điều đáng ghê tởm thứ hai của các Ni-kiền.

“Lại nữa, chúng sanh lãnh thọ sự khổ vui đều do định mạng[28]. Nếu đúng như vậy thì các Ni-kiền có định mạng ác. Bởi vậy cho nên nay các Ni-kiền phải thọ khổ cực trọng đại. Đó là điều đáng ghê tởm thứ ba của các Ni-kiền.

“Lại nữa, chúng sanh lãnh thọ sự khổ vui đều do kiến[29]. Nếu đúng như vậy thì các Ni-kiền vốn có ác kiến. Bởi vậy cho nên nay các Ni-kiền phải thọ khổ cực trọng đại. Đó là điều đáng ghê tởm thứ tư của các Ni-kiền.

“Lại nữa, chúng sanh lãnh thọ sự khổ vui đều do Tôn hựu tạo[30]. Nếu đúng như vậy thì các Ni-kiền vốn có một Tôn hựu hung ác. Bởi vậy cho nên nay các Ni-kiền phải thọ khổ cùng cực. Đó là điều đáng ghê tởm thứ năm của các Ni-kiền.

“Nếu các Ni-kiền vốn do tạo tác nghiệp ác hội hợp, ác định mạng, ác kiến, ác Tôn hựu, vì thế mà các Ni-kiền nay phải lãnh thọ khổ cực trọng đại. Đó là vì những việc ấy nên các Ni-kiền là những người đáng ghê tởm.

“Pháp mà ta tự tri, tự giác và nói cho các vị, dù là Sa-môn, Phạm chí, hoặc Thiên, Ma, Phạm và những kẻ khác trên thế gian đều không thể hàng phục được, đều không thể chế ngự được.

“Thế nào là pháp mà ta tự tri, tự giác và nói cho các vị, không thể bị Sa-môn, Phạm chí, hoặc Thiên, Ma, Phạm và những kẻ khác trên thế gian có thể khuất phục được? Có thể làm cho ô uế được, và có thể chế ngự được?

“Nếu có Tỳ-kheo xả bỏ thân nghiệp bất thiện để tu thiện nghiệp nơi thân; xả bỏ khẩu, ý nghiệp bất thiện, tu thiện nghiệp nơi khẩu, ý. Vị đó đối với sự khổ đời vị lai liền tự biết ta không có khổ đời vị lai, được sự an lạc như pháp mà không xả bỏ[31]. Vị ấy hoặc muốn đoạn trừ đối với nguyên nhân của khổ do sự tập hành bằng dục, hoặc muốn nỗ lực đoạn trừ đối với nguyên nhân của khổ do sự tập hành bằng xả dục[32]. Vị ấy nếu muốn nỗ lực đoạn trừ đối với nguyên nhân của khổ do tập hành bằng dục, vị ấy tu tập sự tập hành bởi dục ấy[33] và sau khi đã nỗ lực thành tựu[34], sự khổ liền chấm dứt. Vị ấy nếu muốn đoạn trừ đối với nguyên nhân của khổ bằng sự tập hành bởi xả dục, tức tu tập sự tập hành bởi xả dục ấy, và sau khi nỗ lực đã thành tựu, sự khổ liền chấm dứt.

“Bấy giờ nếu Tỳ-kheo ấy suy nghĩ như thế này: ‘Tùy theo sự tạo tác, tùy theo sự thực hành mà pháp bất thiện sanh khởi, thiện pháp bị tiêu diệt. Nếu tự tinh cần khổ hạnh[35] mà pháp bất thiện bị tiêu diệt, thiện pháp sinh khởi, thì ta hãy tự tinh cần khổ hạnh ấy[36]’. Rồi vị ấy tự tinh cần khổ hạnh. Sau khi đã tinh cần khổ hạnh, pháp bất thiện bị tiêu diệt, thiện pháp sanh khởi. Bấy giờ vị ấy không còn tinh cần khổ hạnh nữa. Vì sao thế? Này các Tỳ-kheo, những gì cần phải làm trước đó, nay mục đích đã thành tựu, nếu còn tinh cần khổ hạnh, việc ấy không xảy ra.

“Này Tỳ-kheo, cũng như người thợ làm tên, dùng kềm để uốn tên[37]. Khi cây tên đã thẳng thì không còn dùng kềm nữa. Vì sao thế? Vì việc phải làm trước đó nay đã xong rồi, nếu còn dùng kềm nữa, việc ấy không đúng.

“Cũng vậy, Tỳ-kheo suy nghĩ như thế này: ‘Tùy theo sự tạo tác, tùy theo sự thực hành mà pháp bất thiện sanh khởi, thiện pháp bị tiêu diệt. Nếu tự tinh cần khổ hạnh mà pháp bất thiện bị tiêu diệt, thiện pháp sinh khởi, thì ta hãy tự tinh cần khổ hạnh ấy’. Rồi vị ấy tự tinh cần khổ hạnh. Sau khi đã tinh cần khổ hạnh, pháp bất thiện bị tiêu diệt, thiện pháp sanh khởi. Bấy giờ vị ấy không còn tinh cần khổ hạnh nữa. Vì sao thế? Này các Tỳ-kheo, những gì cần phải làm trước đó, nay mục đích đã thành tựu, nếu còn tinh cần khổ hạnh việc ấy không đúng.

“Này Tỳ-kheo, cũng như có người thương nhớ, say đắm, trông chờ săn đón một người nữ kia, nhưng người nữ ấy lại nói chuyện với một người khác, thăm hỏi lẫn nhau, qua lại chung chạ. Người ấy do đó mà thân tâm phát sinh khổ não, buồn rầu không?”

Tỳ-kheo đáp:

“Thật như vậy, bạch Thế Tôn!”

“Vì sao thế? Vì người kia thương nhớ say đắmhết sức trông chờ săn đón nữ nhânnữ nhân ấy lại nói chuyện với người khác, thăm hỏi lẫn nhau, qua lại chung chạ, thân tâm người ấy làm sao khỏi sanh ra khổ não buồn rầu.

“Này Tỳ-kheo, giả sử người kia suy nghĩ thế này: Ta thương nhớ săn đón suông người nữ kia, nhưng người nữ ấy lại nói chuyện với người khác, thăm hỏi lẫn nhau, qua lại chung chạ. Nay ta có nên vì việc ấy tự gây khổ não và tự gây ưu phiền mà dứt trừ sự thương nhớ say đắm người nữ kia chăng?’ Người ấy sau đó vì sự tự gây khổ, tự gây sầu não liền dứt trừ sự thương nhớ say đắm người nữ ấy? Nếu người nữ kia vẫn còn nói chuyện với người khác, thăm hỏi lẫn nhau, qua lại chung chạ, người ấy sau đó có thể nào sẽ còn sanh ra khổ não, rất buồn rầu chăng?”

Tỳ-kheo đáp:

“Không còn nữa, bạch Thế Tôn”.

“Vì sao thế? Vì người ấy đối với nữ nhân kia không còn tình thương nhớ say đắm nữa. Giả sử nữ nhân kia vẫn còn nói chuyện với người khác, thăm hỏi lẫn nhau, qua lại chung chạ; nếu cho rằng người kia vì thế mà thân tâm lại còn sanh khởi khổ não, rất buồn rầu, điều ấy không đúng.

“Cũng thế, bấy giờ Tỳ-kheo suy nghĩ thế này: ‘Tùy theo sự tạo tác, tùy theo sự thực hành mà pháp bất thiện sanh khởi, thiện pháp bị tiêu diệt. Nếu tự tinh cần khổ hạnh mà pháp bất thiện bị tiêu diệt, thiện pháp sinh khởi, thì ta hãy tự tinh cần khổ hạnh ấy’. Rồi vị ấy tự tinh cần khổ hạnh. Sau khi đã tinh cần khổ hạnh, pháp bất thiện bị tiêu diệt, thiện pháp sanh khởi. Bấy giờ vị ấy không còn tinh cần khổ hạnh nữa. Vì sao thế? Này các Tỳ-kheo những gì cần phải làm trước đó, nay mục đích đã thành tựu, nếu còn tinh cần khổ hạnh việc ấy không đúng.

“Vị ấy lại nghĩ như thế này: ‘Nếu có những nguyên nhân để đoạn trừ các khổ não kia, ta liền đã đoạn trừ rồi, nhưng đối với dục ta vẫn còn như cũ chớ chưa đoạn được. Nay ta hãy tìm cách đoạn được dục. Vị ấy vì để đoạn dục, bèn sống cô đôïc, ẩn dật nơi rừng vắng, hoặc đến dưới bóng cây, nơi vắng vẻ, sườn núi, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc đi vào rừng sâu, hoặc ở giữa bãi tha ma. Khi vị ấy đã sống nơi rừng vắng rồi, hoặc là đến dưới bóng cây, nơi vắng vẻ yên lặng, trải Ni-sư-đàn, ngồi kiết già, dựng thân ngay thẳng, phản tỉnh không hướng ý niệm ra ngoài[38] đoạn trừ tham lam[39], tâm không còn não hại[40]; thấy của cải và tư cụ sinh sống của người khác, không còn móng khởi tham lam, muốn sao cho được về mình. Vị ấy đối với tham lam đã tịnh trừ tâm ý. Cũng vậy, đối với sân nhuế, tùy miên, trạo hối, đoạn trừ nghi, vượt qua hoặc, không còn do dự đối với các thiện pháp, vị ấy đối với nghi đã tịnh trừ tâm ý.

“Vị ấy đã đoạn trừ năm triền cái[41] vốn làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ.

“Vị ấy đạt được tịnh tâm thanh tịnh, không nhơ uế và không phiền nhọc như vậy, nhu nhuyến và khéo léo an trụ, chứng đắc tâm bất động, hướng thẳng đến lậu tận trí thông. Vị ấy biết như thật rằng: ‘Đây là Khổ’, ‘đây là Khổ tập’, ‘đây là Khổ diệt’, và biết như thật ‘đây là Khổ diệt đạo’. Cũng biết như thật rằng: Đây là lậu, đây là lậu tập, đây là lậâu diệt, biết như thật đây là lậu diệt đạo. Vị ấy biết như vậy, thấy như vậy thì tâm giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, tâm giải thoát vô minh lậu. Giải thoát rồi liền biết là giải thoát, biết như thật rằng: ‘Sự sanh đã hết, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

“Đức Như Lai với chánh tâm giải thoát như vậy thành tựu được năm điều tán thán như pháp, không tranh cãi, khả ái, khả kính. Những gì là năm?

“Chúng sanh kia thọ lãnh khổ vui đều do sự tạo tác trước kia. Nếu đúng như vậy thì Như Lai vốn có nghiệp vi diệu từ trước. Bởi vậy nên nay Như Lai mới có sự an lạc vô lậu của Bậc Thánh, tịch tịnh, tĩnh chỉ, cảm thọ lạc. Đó là điều xưng tán thứ nhất mà Như Lai đạt được.

“Lại nữa, chúng sanh thọ lãnh khổ vui đều do hiệp hội. Nếu đúng như vậy thì Như Lai vốn có sự nghiệp hội vi diệu. Bởi vậy, nên nay Như Lai mới có sự hiệp hội vi diệu, sự an lạc vô lậu của Bậc Thánh, tịch tịnh, tĩnh chỉ, cảm thọ lạc. Đó là điều xưng tán thứ hai mà Đức Như Lai đạt được.

“Lại nữa, chúng sanh thọ lãnh khổ vui đều do định mạng. Nếu đúng như vậy thì Như Lai vốn có định mạng vi diệu. Bởi vậy, nên nay Như Lai mới có sự an lạc vô lậu của Bậc Thánh, tịch tịnh, tĩnh chỉ, cảm thọ lạc. Đó là điều xưng tán thứ ba mà Đức Như Lai đạt được.

“Lại nữa, chúng sanh thọ lãnh khổ vui đều do kiến. Nếu đúng như vậy thì Như Lai vốn có kiến vị diệu. Bởi vậy, nên nay Như Lai mới có sự an lạc vô lậu của Bậc Thánh, tịch tịnh, tĩnh chỉ, cảm thọ lạc. Đó là điều xưng tán thứ tư mà Đức Như Lai đạt được.

“Lại nữa, chúng sanh thọ lãnh khổ vui đều do Đấng Tôn Hựu tạo tác. Nếu đúng như vậy thì Như Lai vốn có Tôn Hựu vi diệu. Bởi vậy, nên nay Như Lai mới có sự an lạc vô lậu của bậc Thánh, tịch tịnh, tĩnh chỉ, cảm thọ lạc. Đó là điều xưng tán thứ năm mà Đức Như Lai đạt được.

“Đó là Như Lai vốn có từ trước nghiệp vi diệu, sự hội họp vi diệu, định mạng vi diệu, kiến vi diệu và Tôn Hựu vi diệu và tạo tác vi diệu của Tôn Hựu. Do đó mà Như Lai được năm điều tán thán.

“Có năm nhân duyên làm cho tâm sanh ưu khổ. Những gì là năm? Đó là dâm dục triền, do dâm dục quấn chặt nên tâm sanh ưu khổ. Cũng vậy, đối với sân nhuế, thụy miên, trạo hối, nghi hoặc. Do nghi hoặc quấn chặt, nên tâm sanh ưu khổ. Đó là năm nhân duyên làm tâm sanh ưu khổ.

“Có năm nhân duyên để tâm diệt ưu khổ. Những gì là năm? Như do dâm dục triền nên tâm sinh ưu khổ, trừ dâm dục triền rồi thì ưu khổ liền bị tiêu diệt. Vì dâm dục triền nên tâm sanh ra ưu khổ, ngay trong đời hiện tạichứng đắc cứu cánh, không phiền, không nhiệt và thường trụ bất biến; đó là sở tri của bậc Thánh, sở kiến của bậc Thánh. Cũng vậy, với sân nhuế, thùy miên, nghi hoặc triền; do nghi hoặc quấn chặt nên tâm sanh ra ưu khổ. Nếu trừ được nghi hoặc triền rồi thì ưu khổ liền bị tiêu diệt. Vì nghi hoặc quấn chặt nên tâm sanh ra ưu khổ, trong đời hiện tạichứng đắc cứu cánh, không phiền, không nhiệt, thường trụ bất biến. Đó là sở tri của Bậc Thánh, sở kiến của Bậc Thánh. Ấy là năm nhân duyên để tâm diệt trừ ưu khổ.

“Lại nữa, còn có pháp khác ngay trong đời hiện tạichứng đắc cứu cánh, không phiền, không nhiệt, thường trụbất biến, là sở tri của bậc Thánh, là sở kiến của bậc Thánh. Thế nào là còn có pháp khác ngay trong đời hiện tạichứng đắc cứu cánh không phiền, không nhiệt, thường trụbất biến, là sở tri của bậc Thánh, sở kiến của Bậc Thánh? Đó là tám chi thánh đạo, tức từ chánh kiến đến chánh định. Ấy là còn có pháp ngay trong đời hiện tạichứng đắc cứu cánh, không phiền, không nhiệt, thường trú và bất biến, là sở tri của Bậc Thánh, sở kiến của bậc Thánh.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
 
 

Chú thích

 

[1] Tương đương Pāli: M.101. Devadaha-sutta.

[2] Thích-ki-sấu, xem cht.192, kinh số 12.

[3] Thiên ấp 天邑, sinh quán thân mẫu của Đức Thích Tôn; vườn Lâm-tỳ-ni cũng gần đó. Pāli: Devadahaṃ nāma Sakyānaṃ nigamo, trong một tụ lạc tên là Devadaha (Thiên tí, cánh tay trời) của người họ Thích.

[4] Ni-kiền, Pāli: Nigaṇṭha, xem chú thích? Bản Pāli: santi... eke samaṇabrāhmaṇā evaṃvādino evaṃdiṭṭhino... evaṃvādino... Nigaṇṭhā, “Có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương như vầy, kiến giải như vầy... Những người Nigantha chủ trương như vậy”.

[5] Pāli: yaṃ kiñcāyaṃ purisapuggalo paṭisaṃvedeti sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkham asukhaṃ vā, những gì mà con người cảm thọ như khổ, lạc, phi khổ phi lạc.

[6] Nhân bổn tác因本 作. Pāli: pubbekatahetu, nguyên nhân được làm đời trước.

[7] Pāli: dukkhakkhayā vedanākkhayo; vedanākkhayā sabbaṃ dukkhaṃ nijjiṇṇaṃ bhavisatī ti, “do khổ diệt tận nên thọ diệt tận; do thọ diệt tận nên hết thảy khổ tuyệt diệt”.

[8] Hán: nhược tận dĩ, tiện đắc tận 若盡已便得盡. Với sự diệt tận khổ mức độ như thế này, tất cả khổ sẽ được diệt tận.

[9] Hán: bạt tiễn kim y拔箭 金 醫. Pāli: bhisakko sallakatto, y sĩ nhổ tên, hay y sĩ giải phẫu. 

[10] Hán: tiễn kim箭金.

[11] Hán: thượng đoạn thượng khổ hành上斷 上 苦 行, đoạn ở đây được hiểu là tinh cần. Pāli: tibbo uppakkamo, tibbaṃ padhānaṃ, “tiến hành một cách căng thẳng, tinh cần một cách căng thẳng”. Trong bản Hán, padhāna (tinh cần) được đọc là pahāna (đoạn).

[12] Sanh thượng khổ生上 苦, lãnh thọ cảm thọ tối thượng khổ. Pāli: tibbā opakkamikā dukkhā, những (cảm giác) khổ đột nhiên và kịch liệt.

[13] Hán: lạc báo nghiệp樂報 業. Pāli: kammaṃ sukhavedanīyaṃ, nghiệp dẫn đến cảm thọ lạc.

[14] Hán: khổ báo nghiệp苦報 業. Pāli: kammaṃ dukkhavedanīyaṃ.

[15] Hán: hiện pháp báo nghiệp現法 報 業. Pāli: diṭṭhadhammavedanīya kamma.

[16] Hán: hậu sanh báo nghiệp候生 報 業. Pāli: samparāyavedanṭya kamma.

[17] Hán: bất thục báo nghiệp 不熟報業. Pāli: aparipakkavedanīya kamma.

[18] Hán: thục báo nghiệp熟報 業. Pāli: paripakkavedanīya kamma. 

[19] Hán: hư vọng phương tiện虚妄 方 便. Pāli: aphalo upakkamo, nỗ lực không kết quả.

[20] Hán: không đoạn vô hoạch 空斷無獲. Pāli: aphalaṃ padhānaṃ, sự chuyên cần không kết quả.

[21] Thân Tử Ni-kiền親子 尼 乾. Pāli: Nigaṇṭha Nātaputta.

[22] Tín信(saddhā), lạc樂 (ruci: hoan hỷ), văn聞 (anussava: tùy văn, nghe tường thuật), niệm念(ākārāparivitakka: tướng tĩnh lự, suy xét các dấu hiệu hay điều kiện hay lý do), và kiến thiện quán見善 觀 (diṭṭthinijhānakhanti: nhẫn thọ tà kiến).

[23] Hán: năm điều, tín, lạc, văn, niệm, kiến thiện quán. Bản Pāli: “Lòng tin của các Tôn giả Nigaṇṭha đối với Tôn sư quá khứ như là thế nào? Sự hoan hỷ, tùy văn, thẩn sấn và nhẫn thọ như thế nào?” (diễn giải về năm pháp nói trên). 

[24] Hán: ngũ trách cật. Pāli: dasa vādānuvādā, mười luận đề (của các học thuyết). 

[25] Hán: khả tắng ố可橧 惡.

[26] Hán: nhân bản tác因本 作. Pāli: pubbekatahetu.

[27] Hán: nhân hiệp hội因合 會. Pāli: saṅgātibhava.

[28] Hán: nhân vi mạng因為 命. Pāli: abhijātihetu, nhân là chủng loại thọ sanh. Tức do sự khác biệt da màu hay huyết thống.

[29] Hán: nhân kiến因見. Pāli: diṭṭhadhammupakkamahetu, nguyên nhân là sự nỗ lực trong đời hiện tại. Bản Hán hình như chỉ đọc: diṭṭha-hetu.

[30] Hán: Tôn hựu tạo尊佑 造. Pāli: Issaranimmānahetu, nguyên nhân là sự sáng tạo của Thượng đế (Tự tại thiên).

[31] Pāli: dhammikaṃ ca sukhaṃ na pariccajati, tasmiṃ ca sukhe anadhimucchito, vị ấy không từ bỏ lạc thọ phù hợp chánh pháp, nhưng cũng không bị buộc chặt vào lạc thọ đó.

[32] Hán: Bỉ hoặc dục đoạn khổ nhân hành dục, hoặc dục đoạn khổ nhân hành xả dục彼或 欲 斷 苦 因 行 欲 或 欲 斷 苦 因 行 捨 欲. Dục đoạn hành tức khát vọng đoạn trừ bất thiện bằng tinh cần trong khổ hạnh. Dục đoạn này được phát triển trong tinh tấn, khinh an, niệm, chánh tri, và do tư duy xả. Trong bản Hán này có hai phương pháp tu tập, hoặc bằng dục đoạn hành thuần tuý, hoặc dục đoạn hành đi đôi với xả. Pāli: imassa kho me dukkhanidānassa saṃkhāraṃ padahato saṃkhātappadhānā virāgo hoti; imassa pana me dukkha-nidānassa ajjhupekkhato upekhaṃ bhāvayato virago hoti, ta đối với nguyên nhân đau khổ này tinh cần hành; do tinh cần hành mà ly nhiễm; lại nữa, ta đối với nguyên nhân đau khổ này mà xả (không quan tâm); do tu tập xả mà ly nhiễm. (Nghĩa là, không cần đến sự tinh cần khổ hạnh nữa; Tự đoạn khổ).

[33] Hán: tu kỳ hành dục修其 行 欲. Pāli: saṃkhāraṃ tattha padahati, ở đây vị ấy tập trung nỗ lực trên hành.

[34] Hán: dĩ đoạn已斷, tinh cần tới mức tuyệt đỉnh.

[35] Hán: tự đoạn khổ自斷 苦. Pāli: dukkhāya attānaṃ padahato, tập trung tự ngã để hành trì khổ.

[36]Đại ý đoạn này theo Pāli: vị Tỳ-kheo trong khi sống với cảm thọ lạc, nhận thấy pháp thiện suy giảmbất thiện tăng trưởng, bèn áp dụng sự thực hành với cảm thọ khổ (tức áp dụng lối khổ tu), khi ấy pháp thiện tăng trưởng và pháp bất thiện suy giảm.

[37] Hán: dụng kiểm (sic) nạo tiễn用檢撓箭. Pāli: tejanaṃ dvisu alātesu ātāpitaṃ, hơ nóng cây tên giữa hai ngọn lửa.

[38] Hán: phản niệm bất hướng反念 不 向. Pāli: parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā, sau khi đặt niệm tưởng ngay trước mặt (hệ niệm tại tiền).

[39] Hán: tham tứ貪伺; Pāli: abhijjhaṃ loke, ham muốn trần tục.

[40] Hán: tâm vô hữu tránh 心無有諍. 

[41] Hán: ngũ cái五蓋, vừa kể đoạn trên. Pāli: pañca nivāraṇā.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant