Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

190. Kinh Tiểu Không[1]

31 Tháng Năm 201100:00(Xem: 4803)
190. Kinh Tiểu Không[1]
Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, tại Đông viên, Lộc tử mẫu giảng đường[2].

Bấy giờ Tôn giả A-nan vào lúc xế, từ thiền tọa đứng dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, lui đứng sang một bên mà bạch rằng:

“Một thời Thế Tôn du hành giữa những người họ Thích, trong thành tên là Thích đô ấp[3]. Con lúc ấy được nghe Thế Tôn nói nghĩa như vầy, ‘Này A-nan, Ta phần nhiều hành nơi không tánh’[4]. Thế Tôn! Phải là con biết rõ, nhận rõ và nhớ kỹ không?”

Khi ấy Thế Tôn đáp rằng:

“Này A-nan, lời nói của Ta đó, ông thật sự biết rõ, nhận rõ và nhớ kỹ. Vì sao? Vì Ta tự bao giờ cho đến hôm nay phần nhiều hành nơi không tánh.

“Này A-nan, như giảng đường Lộc tử mẫu này trống không, không có voi, ngựa, bò, dê, tài vật, lúa thóc, nô tỳ; nhưng có cái không trống không. Đó là chỉ có chúng Tỳ-kheo. Cho nên, này A-nan, nếu trong đó không có gì cả thì chính do đó mà Ta thấy là trống không. Nếu trong này còn có cái khác thì Ta thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, không tánh, sự không điên đảo[5]. 

“Này A-nan, Tỳ-kheo nào nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác đến ý tưởng về xóm làng, đừng tác ý đến ý tưởng về người, mà hằng tác ý đến ý tưởng về duy nhất tánh là ý tưởng về khu rừng[6]. Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ý tưởng về xóm làng, trống không ý tưởng về người, nhưng có một cái không trống không, đó là duy nhất tánh do ý tưởng về khu rừng. Nếu có sự phiền nhọc[7] do ý tưởng về xóm làng, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về người, thì ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc là do duy nhất tánh ý tưởng về khu rừng’. Nếu trong đó không có gì cả thì, thì chính do đó mà vị ấy thấy đó là trống không. Nếu trong này còn có cái khác, thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, không tánh, sự không điên đảo.

“Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ý đến ý tưởng về người, đừng tác ý đến ý tưởng khu rừng mà hằng tác ý đến duy nhất tánh là ý tưởng về đất. Tỳ-kheo ấy nếu thấy đất này có cao có thấp, có ổ rắn, có bụi gai, có cát, có đá, núi chởm, sông sâu thì chớ có tác ý đến. Nếu thấy đất này bằng phẳng như lòng bàn tay, chỗ trông ra được rõ ràng, thì hãy thường tác ý đến.

“Này A-nan, ví như da bò, lấy một trăm cây đinh mà căng ra; sau khi căng rất thẳng, nó không nhăn, không rút lại. Nếu thấy chỗ đất này có cao có thấp, có ổ rắn, có bụi gai, có cát, có đá, núi chởm, sông sâu thì đừng tác ý đến. Nếu thấy chỗ đất này bằng phẳng như lòng bàn tay, chỗ trông ra được rõ ràng, thì hãy thường tác ý. Vị ấy biết như vậy, biết rằng, ‘Trống không ý tưởng về người, trống không ý tưởng về khu rừng, nhưng có một cái không trống không, đó là duy nhất ý tưởng về đất. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về người, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về khu rừng, thì ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ý tưởng về đất’. Nếu trong đó không có gì cả, thì chính do đó mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này còn có cái khác thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, không tánh, sự không điên đảo.

“Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ý đến ý tưởng về khu rừng, đừng tác ý đến ý tưởng về đất, mà hằng tác ý đến duy nhất tánh là ý tưởng thuần nhất về vô lượng không xứ[8]. Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ý tưởng về khu rừng, trống không ý tưởng về đất, nhưng có cái không trống không, đó là duy nhất ý tưởng về vô lượng không xứ. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về khu rừng, thì ở đây ta không có sự đó. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về đất, thì ta không có sự đó. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ý tưởng về vô lượng không xứ’. Nếu trong đó không có gì cả, thì chính do đó mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này còn có cái khác, thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo.

“Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ý đến ý tưởng về khu rừng, đừng tác ý đến ý tưởng về đất, đừng tác ý về ý tưởng vô lượng không xứ, hãy hằng tác ý đến duy nhất tánh là ý tưởng về vô lượng thức xứ[9]. Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ý tưởng về khu rừng, trống không ý tưởng về đất, trống không ý tưởng về vô lượng không xứ, nhưng có một cái không trống không, đó là duy nhất ý tưởng về vô lượng thức xứ. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về khu rừng, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về đất, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về vô lượng không xứ, thì ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ý tưởng về vô lượng thức xứ.’ Nếu trong đó không có gì cả, thì chính vì vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này còn có một cái khác, thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo.

“Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ý đến ý tưởng về vô lượng không xứ, đừng tác ý đến ý tưởng về vô lượng thức xứ, mà hãy hằng tác ý đến duy nhất tánh là ý tưởng về vô sở hữu xứ[10]. Vị ấy niệm biết như vầy, ‘Trống không vô lượng không xứ, trống không vô lượng thức xứ, nhưng có một cái không trống không. Đó là duy nhất ý tưởng về vô sở hữu xứ. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về vô lượng không xứ, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về vô lượng thức xứ, thì ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ý tưởng về vô sở hữu xứ’. Nếu trong đó không có gì cả, thì chính vì vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong đó còn có cái khác, thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo

“Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ý đến ý tưởng về vô lượng thức xứ, đừng tác ý đến ý tưởng về vô sở hữu xứ, mà hãy hằng tác ý đến duy nhất tánh là ý tưởng về vô tưởng tâm định[11]. Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ý tưởng về vô lượng thức xứ, trống không ý tưởng về vô sở hữu xứ, nhưng có cái không trống không, đó là duy nhất tánh do vô tưởng tâm định. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về vô lượng thức xứ, thì ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ý tưởng về vô sở hữu xứ, thì ở đây ta cũng không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất là về tưởng tâm định’. Nếu trong đó không có gì cả, thì chính vì vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này còn có cái khác, thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo.

“Vị ấy lại suy nghĩ như vầy, ‘Vô tưởng tâm định mà ta đã có đây vốn là sở hành, vốn là sở tư[12]. Nếu nó vốn là sở hành, vốn là sở tư thì ta không ái lạc[13], không mong cầu nó, không an trụ trên nó’.

“Vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậuvô minh lậu. Giải thoát rồi, thì biết là mình đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy biết như vầy, ‘Trống không là dục lậu, trống không là hữu lậu, trống không là vô minh lậu; nhưng có cái không trống không, đó là chỉ có thân này của ta với sáu xứ cho mạng tồn tại. Nếu có sự phiền nhọc do dục lậu, thì ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do hữu lậuvô minh lậu, ta cũng không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do nơi thân này của ta và sáu xứ cho mạng tồn tại[14]’. Nếu trong đó không có gì cả thì chính vì vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này còn có cái khác thì vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo. Đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát

“Này A-nan, trong quá khứ, nếu có các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, các vị ấy tất cả đều hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo này; đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát

“Này A-nan, trong vị lai, nếu có các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, các vị ấy tất cả đều hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo này; đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát

“Này A-nan, trong hiện tại, Ta là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Ta cũng hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo này; đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát

“Cho nên, này A-nan, hãy học như vậy.”

Phật thuyết như vậy, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
 
 
 
 

[1] Tương đương Pāli, M.124. Cūḷa-suññatā-suttaṃ.

[2]Xem kinh 189 trên.

[3]Pāli: Sakkesu (.....) nagarakam nāma sakyānaṃ nigamo, giữa những người họ Thích, một thị trấn của họ Thích ca, tên là Nagaraka.

[4]Hành không 行空. Pāli: suññatāvihāra, không trụ, sự an trụ nơi tánh không, sống trong trạng thái không tánh.

[5]Hành chân thật không bất điên đảo. Pāli: Yathābhuccā avipallatthā parisuddhā sunnatāvakkam. Thâm nhập không tánh, chân thật, thanh tịnh, không điên đảo. Bốn từ này ở đây được coi là đồng nghĩa.

[6]Hán: niệm nhất vô sự tưởng 念一無事想. Pāli: araññasaññaṃ paṭicca manasi karoti ekattaṃ, duyên vào ý tưởng về khu rừng mà tác ý cái một. Duyên vào ý tưởng rừng mà tập trung trên một đối tượng duy nhất, nhất tánh.

[7]Bì bao 疲勞, Pāli: daratha, bất an, buồn phiền.

[8]Vô lượng không xứ tưởng 無量空處想. Pāli: ākāsānañcāyatana-saññā.

[9]Vô lượng thức xứ tưởng 無量識處想. Pāli: viññāṇañcanāyatana-saññā.

[10]Vô sở hữu xứ tưởng 無所處想. Pāli: ākiñcaññāyatana-saññā.

[11]Vô tưởng tâm định 無想心定. Pāli: animitta-cetosamādhi (vô tướng tâm định). Bản Hán bỏ qua Phi hữu tưởng phi vô tưởng phi vô tưởng xứ (nevasaññāsaññāyātana-saññā) được đề cập trong bản Pāli.

[12]Bổn sở hành, bổn sở tư 本所本所思. Pāli: ayampi kho animoitto cetosamādhi abhsaṅkhato abhisañcetayito, vô tướng tâm định này là thắng hữu vi, được tư duy. Thắng hữu vi, thuộc hữu vi, vì những thù thắng, siêu việt hơn. Trong bản Hán, đọc là abhisaṃkhāra (bổn sở hành hay thắng hành) thay vì là abhisaṃkhata. Bổn sở tư (abhisañcetayita), ở đây hiểu là cái được tạo ra do tư niệm, tư sở tác.

[13]So Pāli: abhismkhatṃm (....) aniccṃm: thuộc về hữu vi, là vô thường.

[14]Pāli: kāyaṃ paṭicca-saḷāyatanikaṃ jīvitapaccayā, duyên nơi thân với sáu xứđiều kiện cho mạng tồn tại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant