Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phần Bốn: Giấc Ngủ

06 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 5561)
Phần Bốn: Giấc Ngủ


NHỮNG YOGA TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ

Nguyên tác: The Tibetan Yogas of Dream and Sleep
Nhà Xuất Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998
Việt dịch: Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000

PHẦN BỐN: GIẤC NGỦ

Những phần sau đây hàm ý một sự quen thuộc nào đó với thuật ngữ căn bản của Mật thừa. Khác với phần trước về yoga giấc mộng, những đoạn sau về yoga giấc ngủ chủ yếu được gửi đến những ai đã là những hành giả của tantra hay Đại Toàn Thiện Dzogchen.


1 Giấc Ngủ và Rơi Vào Giấc Ngủ

Tiến trình bình thường của giấc ngủ xảy ra khi ý thức rút khỏi các giác quantâm thức tự chìm mất trong phóng dật, thưa thớt trong những hình ảnhtư tưởng cho đến khi nó tan vào bóng tối. Vô thức bấy giờ kéo dài cho đến lúc những giấc mơ khởi sanh. Khi có giấc mộng, cảm thức về cái ngã được tái tạo qua tương quan nhị nguyên với những hình ảnh của giấc mộng cho đến lúc giai đoạn tiếp theo của vô thức xảy ra. Những thời kỳ tiếp nối của vô thứcgiấc mộng tạo thành một đêm ngủ bình thường.

Giấc ngủ là tối tăm với chúng ta bởi vì chúng ta mất ý thức vào trong đó. Nó có vẻ không có kinh nghiệm nào bởi vì thường thì chúng ta đồng hóa với tâm thức thô, tâm thức này ngừng hoạt động trong giấc ngủ. Khoảng thời gian trong đó những bản sắc, những đồng hóa của chúng ta sụp đổ thì chúng ta gọi là “rơi vào giấc ngủ”. Chúng taý thức trong giấc mộng bởi vì tâm thức động còn hoạt động, làm sanh khởi một bản ngã trong mộng mà chúng ta đồng hóa với. Tuy nhiên trong giấc ngủ, bản ngã chủ thể không sanh khởi.

chúng ta định nghĩa giấc ngủ như là vô thức, thì sự tối tăm và trống trơn không phải là tinh túy của giấc ngủ. Đối với cái tỉnh giác thuần túy, nó là nền tảng của chúng ta, thì không có giấc ngủ. Khi không bị phiền não bởi những che ám, giấc mộng hay những tư tưởng, tâm thức động tan vào bản tánh của tâm thức ; bấy giờ thay vì giấc ngủ của vô minh, thì tánh sáng tỏ, thanh bìnhan lạc khởi lên. Khi chúng ta phát triển khả năng an trụ trong tánh tỉnh giác này chúng ta thấy rằng giấc ngủ là sáng rỡ, quang minh. Cái sáng rỡ quang minh này là tịnh quang. Nó là thực tánh của chúng ta.

Như đã giải thích trong những chương trước, những giấc mộng khởi lên từ những dấu vết của nghiệp. Tôi đã dùng sự tương tự là ánh sáng được phóng chiếu qua phim để làm thành những bộ phim điện ảnh, mà những dấu vết nghiệp là những tấm ảnh phim, tỉnh giác là ánh sáng chiếu sáng chúng, và những giấc mộng được phóng chiếu trên cái nền tảng (khunzhi*). Yoga giấc mộng phát triển sự sáng sủa minh bạch liên quan với những hình ảnh giấc mộng. Nhưng trong yoga giấc ngủ, không có phim cũng không có phóng chiếu. Yoga giấc ngủ là không có hình ảnh. Sự thực hànhnhận biết trực tiếp tánh tỉnh giác bởi tánh tỉnh giác, chính bản thân ánh sáng soi chiếu. Nó là cái sáng rỡ quang minh mà không có bất kỳ loại hình ảnh nào. Về sau, khi sự vững chắc trong tịnh quang được phát triển, thậm chí những hình ảnh giấc mộng cũng sẽ không làm cho hành giả phóng dật, xao lãng và giai đoạn mộng của giấc ngủ cũng xảy trong tịnh quang. Những giấc mộng này bấy giờ được gọi là những giấc mộng tịnh quang, chúng khác với những giấc mộng của sự sáng tỏ. Trong những giấc mộng tịnh quang, tịnh quang không bị che mờ.

Chúng ta đánh mất cảm thức chân thật về tịnh quang khi chúng ta vừa ý niệm hóa nó hay cố gắng tưởng tượng ra nó. Không có chủ thể lẫn đối tượng trong tịnh quang. Nếu có bất kỳ một sự đồng hóa nào với một chủ thể, bấy giờ không có lối vào trong tịnh quang. Thật ra, không có cái gì “vào trong” tịnh quang : tịnh quang là nền tảng tự nhận biết chính nó. Không có gì là “bạn” hay là “nó.” Dùng ngôn ngữ nhị nguyên để diễn tả cái bất nhị thì tất yếu đưa tới nghịch lý mâu thuẫn. Cách độc nhất để biết tịnh quang là biết nó một cách trực tiếp.

 

2 Ba Loại Giấc Ngủ

GIẤC NGỦ CỦA VÔ MINH

Giấc ngủ của vô minh, mà chúng ta gọi là “giấc ngủ sâu”, là một sự tối tăm vĩ đại. Nó giống như bóng tối của hàng ngàn năm, và thậm chí còn lâu hơn : nó là tinh túy của vô minh, gốc rễ sanh tử. Bất kể chúng ta ngủ bao nhiêu đêm, mỗi đêm cho ba chục năm hay bảy chục năm, chúng ta cũng không thể chấm dứt việc ngủ. Chúng ta trở lại giấc ngủ mãi như thể nó sạc năng lực cho chúng ta, và nó làm thế thật. Vô minh là sự duy trì và hỗ trợ cho sanh tử luân hồi, và là những chúng sanh của sanh tử, khi chúng ta hòa tan vào giấc ngủ của vô minh, những kiếp đời sanh tử của chúng ta được nuôi dưỡng. Chúng ta thức dậy khỏe mạnh hơn, cuộc hiện hữu trong sanh tử của chúng ta được tươi trẻ lại. Đây là “đại vô minh” vì nó là không đo lường được, là vô cùng.

Chúng ta kinh nghiệm giấc ngủ vô minh như là một cái không trơn, trong đó không có cảm thức về cái ngã và không có ý thức. Hãy nghĩ đến một ngày dài mệt mỏi, thời tiết mưa dầm, một bữa ăn tối nặng nề, và giấc ngủ đến sau đó không có sự sáng tỏ lẫn cảm thức về bản ngã. Chúng ta biến mất. Một biểu lộ của vô minh trong tâm thức là sự mê mờ, hôn trầm của tâm thức đẩy chúng ta về sự tan biến trong vô thức.

Vô minh bẩm sinh là nguyên nhân chủ yếu của giấc ngủ. Những nguyên nhânđiều kiện phụ và cần thiết cho những biểu lộ của nó gắn liền với thân thể và sự mệt mỏi của thân thể.

GIẤC NGỦ SANH TỬ

Loại giấc ngủ thứ hai là giấc ngủ sanh tử, giấc ngủ của những giấc mộng. Giấc ngủ sanh tử được gọi là “đại mê vọng” bởi vì nó có vẻ như không cùng.

Giấc ngủ sanh tử giống như đi dạo trong đường phố của một thành phố lớn, nơi mọi thứ xảy ra : người ta ôm nhau, tranh đấu, nói chuyện gẫu và bỏ nhau ; có đói và giàu, người chạy theo làm ăn và người lấy trộm từ sự làm ăn ; có những chỗ đẹp, những chỗ tả tơi, những chỗ đáng sợ. Những biểu lộ của sáu cõi sanh tử có thể tìm thấy trong bất cứ thành phố nào, và giấc ngủ sanh tử là thành phố của những giấc mộng, một cõi không biên giới của hoạt động tâm thức được sanh ra bởi những dấu vết nghiệp của những hành động đã qua. Khác với giấc ngủ của vô minh, trong đó tâm thức động dạng thô ngừng dứt, giấc ngủ sanh tử đòi hỏi sự tham dự của tâm thức thô và những phiền não tiêu cực.

Trong khi chính thân thể kêu gọi chúng ta đến giấc ngủ của vô minh, thì hoạt động phiền nãonguyên nhân chủ yếu của giấc mộng. Những nguyên nhân thứ yếu là những hoạt động đặt nền trên tham nắm và ghét bỏ.

GIẤC NGỦ TỊNH QUANG

Loại giấc ngủ thứ ba, được thành tựu qua yoga giấc ngủ, là giấc ngủ tịnh quang. Nó cũng được gọi là giấc ngủ của sáng tỏ. Nó xảy ra khi thân thể ngủ nhưng hành giả không mất niệm trong sự đen tối cũng không trong những giấc mộng, mà an trụ trong tánh giác thuần khiết.

Tịnh quang được định nghĩa trong hầu hết bản văn như sự hợp nhất của tánh không và tánh sáng tỏ. Chính tánh giác trống không, thuần khiết này là nền tảng của cá nhân. “Tịnh”, thanh tịnh, trong sáng ám chỉ tánh Không, bà mẹ, kunzhi. “Quang”, ánh sáng, ám chỉ sự sáng tỏ, đứa con, rigpa, cái tỉnh giác thuần túy bẩm sinh. Tịnh quang là sự chứng ngộ trực tiếp sự hợp nhất của rigpa và nền tảng, sự hợp nhất của tánh tỉnh giáctánh Không.

Vô minh được so sánh với một phòng tối mà bạn ngủ trong đó. Tỉnh giác là một ngọn đèn trong phòng đó. Bất kể căn phòng đã tối tăm bao lâu, một giờ hay một triệu năm, khoảnh khắc ngọn đèn tỉnh giác được thắp lên, toàn thể căn phòng đều sáng rỡ. Có một vị Phật trong ngọn lửa, Pháp thân. Bạn là cái sáng rỡ ấy, quang minh ấy. Bạn là tịnh quang ; nó không phải là một đối vật của kinh nghiệm của bạn hay của một trạng thái tâm thức nào. Khi cái tỉnh giác sáng rỡ trong bóng tối là phúc lạc, trong sáng, bất động, không quy chiếu, không phán xét, không trung tâm hay chu vi, cái ấy là rigpa. Nó là bản tánh của tâm thức.

Khi tư tưởng được quan sát trong tánh giác mà không bám nắm không ghét bỏ, nó tan biến mất. Khi tư tưởng – đối tượng của tỉnh giác – tan biến, người quan sát hay chủ thể cũng tan biến. Trong một nghĩa, khi đối tượng tan biến, nó tan biến trong nền tảng và khi chủ thể tan biến, nó tan biến vào trong rigpa. Đây là một thí dụ liều lĩnh và người ta có thể nghĩ rằng có hai cái, nền tảng và rigpa ; đó là một cái hiểu sai lầm. Chúng thì không thể phân chia tách lìa như nước và tính ướt. Chúng được diễn tả như hai phương diện của cùng một cái để giúp chúng ta hiểu, để liên hệ những giáo lý với sự chia hai bên ngoài của chủ thể và đối tượng. Nhưng chân lý là không bao giờ có một đối tượng lìa ngoài một chủ thể ; chỉ có một ảo tưởng, một vọng tưởng về sự phân chia.


3 Thực Hành Giấc Ngủ và 
Thực hành Giấc Mộng

Sự khác biệt giữa thực hành giấc mộngthực hành giấc ngủ một cách nào đó giống như sự khác biệt trong thực hành an định (samatha) khi một đối tượng được dùng và khi không có đối tượng. Tương tự, trong thực hành tantra, yoga giấc mộng được dùng để phát sanh thân thể thiêng liêng của hóa thần thiền định (yidam), việc này còn trong lãnh vực của chủ thể và đối tượng, trong khi yoga giấc ngủ khai triển tâm thức của hóa thần, nó là tánh giác thuần khiết bất nhị.

Khi học trò được đưa vào thực hành Đại Toàn Thiện, những thực hành với những thuộc tính thường được dạy trước tiên. Chỉ sau khi một phát triển nào đó về sự vững chắc thì thực hành không có những thuộc tính mới bắt đầu. Điều này bởi vì cách kiểu nổi trội của ý thức chúng ta là phải làm việc với những thuộc tính, với những đối tượng của chủ thể mà nó tự đồng hóa với. Bởi vì chúng ta thường trực đồng hóa với hoạt động của tâm thức động, vào lúc bắt đầu sự thực hành của chúng ta phải cung cấp cái gì cho tâm thức bám nắm. Nếu chúng ta nghe nói, “Hãy như hư không”, tâm thức động không thể hiểu nghĩa gì, vì không có cái gì để bám giữ. Nó cố gắng tạo ra một hình ảnh về tánh không để đồng hóa với nó, đấy không phải là sự thực hành. Nhưng nếu chúng ta nói rằng có cái gì cần được quán tưởng và rồi tan biến v.v..., tâm thức động cảm thấy dễ chịu, bởi vì có cái để nghĩ đến. Chúng ta dùng tâm thức ý niệm và những đối tượng của tỉnh giác để dẫn tâm thức đến tỉnh giác mà không có những thuộc tính, đó là nơi sự thực hành phải đến.

Thí dụ, chúng ta được nghe nói là tưởng tượng thân thể tan biến – điều ấy nghe có vẻ tốt, nó có thể hình dung. Sau khi hòa tan, có một khoảnh khắc trong đó không có gì để bám nắm, và điều này cung cấp hoàn cảnh trong đó hành giả đã được chuẩn bị có thể nhận biết rigpa. Nó tương tự như đếm trở lui từ mười – mười, chín, tám... – cho đến số không. Trong số không, không có gì để bám nắm cả, đó là tiglé của hư không, nhưng chính sự chuyển động đưa chúng ta đến đó. Đếm ngược lại đến tánh không thì tương tự với dùng sự thực hành với những thuộc tính để đưa chúng ta đến tánh không của sự thực hành không có những thuộc tính.

Thực hành giấc ngủ thực ra không có hình tướng, thế nên không có gì để tập chú vào. Sự thực hànhmục tiêu là như nhau : an trụ trong sự hợp nhất không thể tách lìa của sáng tỏtánh không, vượt khỏi sự tách lìa của người tri giác và cái được tri giác. Không có phẩm tính nào cả, không lên xuống, không trong ngoài, không đỉnh đáy, không thời gian hay biên giới. Trọn vẹn không có một phân biệt nào. Bởi vì không có đối tượng nào của tâm thức để bám nắm như trong giấc mộng, yoga giấc ngủ được xem là khó khăn hơn yoga giấc mộng. Trở nên sáng sủa minh bạch trong một giấc mộng nghĩa là giấc mộng được nhận biết ; nó là đối tượng của tỉnh giác. Nhưng trong thực hành giấc ngủ, sự nhận biết không phải là về một đối tượng của một chủ thể mà là sự nhận biết bất nhị về cái tỉnh giác thuần túy, cái tịnh quang, bởi chính bản thân tỉnh giác. Thức giác quan không vận hành, thế nên tâm thức dựa vào kinh nghiệm giác quan không vận hành. Tịnh quang thì giống như thấy mà không có con mắt, không có một đối tượng hay một người thấy.

Điều này tương tự với cái xảy ra khi chết : khó hơn để trở nên giải thoát trong trung ấm thứ nhất, trung ấm thanh tịnh một cách bổn nguyên (ka-dag), hơn là trong trung ấm tiếp theo, trung ấm tịnh quang (od-sal), trong đó những hình ảnh khởi lên. Vào lúc chết, có một khoảnh khắc tan biến hoàn toàn của kinh nghiệm chủ thể vào trong nền tảng trước khi những xuất hiện của những cái nhìn thấy thuộc trung ấm. Vào khoảnh khắc đó, không có cái ngã chủ thể, cũng như kinh nghiệm hàng ngày chấm dứt trong sự tan biến vào giấc ngủ. Chúng ta ra đi. Và rồi những giấc môïng khởi lên trong giấc ngủ, hay những hình ảnh khởi lên trong trung ấm, và khi chúng được tri giác, sức mạnh của những khuynh hướng nghiệp tạo ra cảm thức về một cái ngã đang tri giác kinh nghiệm về những đối tượng của tri giác. Bị bắt trở lại trong nhị nguyên, chúng ta tiếp tục trong giấc mộng sanh tử nếu đang ngủ hay tiếp tục đi đến tái sanh nếu trong trung ấm.

Nếu chúng ta hoàn thành thực hành giấc ngủ, chúng ta có thể giải thoát trong trung ấm thanh tịnh một cách bổn nguyên. Nếu chúng ta chưa hoàn thành yoga giấc ngủ, chúng ta sẽ gặp những cái nhìn thấy trong trung ấm tiếp theo, trải qua nó, và nếu chúng ta đã hoàn thành thực hành giấc mộng, chúng ta có khả năng hơn để giải thoát. Nếu chúng ta không hoàn thành thực hành giấc ngủ hoặc yoga giấc mộng, chúng ta tiếp tục trôi lăn trong sanh tử.

Bạn phải quyết định cho chính bạn cái gì trong những thực hành này là thích hợp nhất. Những giáo lý Đại Toàn Thiện luôn luôn nhấn mạnh sự quan trọng của tự biết chính mình, nhận biết những khả năng và những chướng ngại của bạn, và dùng cái hiểu biết đó để thực hành trong cách lợi lạc nhất. Nó nói rằng chỉ có một ít người mà đối với họ thực hành giấc ngủ sẽ dễ dàng hơn thực hành giấc mộng, thế nên một cách tổng quát, tôi đề nghị bắt đầu với thực hành giấc mộng. Nếu tâm thức bạn còn bám nắm, sẽ có ý nghĩa khi bắt đầu với yoga giấc mộng, trong đó tâm thức có thể buộc chặt vào chính giấc mộng. Sau khi sự vững chắc trong rigpa được khai triển, thực hành giấc ngủ sẽ dễ dàng hoàn thành hơn bởi vì có một kinh nghiệm mạnh mẽ của sự không bám nắm, của sự không là một chủ thể, nó là tình huống trong giấc ngủ. Một lý do khác khiến tôi đề nghị bắt đầu với yoga giấc mộngthường thường phải lâu dài cho hành giả để trở nên minh bạch trong giấc ngủ hơn là trong giấc mộng. Thực hành trong một thời gian lâu dài mà không có những kết quả rõ ràng có thể dẫn đến ngã lòng, điều này có thể trở thành một ngăn chướng trên con đường. Một khi bạn có một kinh nghiệm nào trong yoga này hay yoga kia, sẽ tốt để tiếp tụctăng cường sự thực hành.

Hai yoga cuối cùng dẫn vào nhau. Khi thực hành giấc mộng được hoàn thành trọn vẹn, cái tỉnh giác bất nhị của rigpa sẽ biểu lộ trong giấc mộng. Điều này dẫn đến nhiều giấc mộng của sáng tỏcuối cùng đến sự hòa tan của những giấc mộng vào tịnh quang. Đây cũng là quả của thực hành giấc ngủ. Ngược lại, khi tiến bộ có được trong yoga giấc ngủ, những giấc mộng sẽ tự nhiên trở nên minh bạch và những giấc mộng của sáng tỏ sẽ tự nhiên khởi lên. Những giấc mộng minh bạch bấy giờ có thể được dùng cho sự phát triển của sự linh hoạt mềm dẻo của tâm thức như đã diễn tả trước đây. Thành công cuối cùng trong cả hai thực hành đòi hỏi rằng sự hiện diện thuần khiết của rigpa phải được nhận biết và làm vững chắc trong suốt cả ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant