Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 3: Truyền Thống Tái Sanh Huyền Bí Của Các Lạt Ma

09 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 4005)
Chương 3: Truyền Thống Tái Sanh Huyền Bí Của Các Lạt Ma

NẾP SỐNG TỈNH THỨC
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Tập I
Thích Nữ Giới Hương
Nhà xuất bản Hồng Đức 2012

Chương 3
Truyền Thống Tái Sanh Huyền Bí của Các Lạt Ma

Một trong những điểm huyền bí của Phật giáo Tây Tạngtruyền thống tái sanh (tuku/reincarnation). Sự tái sanh của các Đức Đạt Lai Lạt Ma là một hiện tượng xảy ra qua sự tình nguyện lựa chọn của cá nhânliên hệ, hoặc ít nhất là cũng qua sức mạnh của nghiệp duyên, phước báu và năng lực cầu nguyện. Cá nhân người tái sanh có toàn quyền quyết định tái sanh ở đâu, ai là hậu thân của mình, bằng cách nào và với hình thức nào mà vị tái sanh sẽ được tuyên nhận. Đây là một hiện tượng có thật và tự nguyện chứ không ai có thể ép buộc.

Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là hóa thân của Thupten Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Truyền thống tái sanh này thuộc trường phái Cách lỗ (Gelugpa) hay Mũ Vàng là một trong những trường phái phát triển nhất của Phật giáo Tây Tạng. Danh sách 13 Đức Đạt Lai Lạt Ma theo truyền thống tái sinh của Tây Tạng như sau:

Stt

PHÁP HIỆU

NĂM SANH & CHẾT

NƠI SANH

TUỔI THỌ

1

Gedun Drupa 

1391-1474

Shabtod (U-tsang)

84

2

Gedun Gyatso 

1475 - 1542

Tanag Segme (U-tsang)

67

3

Sonam Gyatso

1543 - 1588

Tolung (U-tsang)

45

4

Yonten Gyatso 

1589 - 1617

Mongolia

27

5

Lobsang Gyatso

1617 - 1682

Chingwar Taktse (U-tsang)

91

6

Tsangyang Gyatso

1682 - 1706

Mon Tawang, India

24

7

Kelsang Gyatso 

1708 - 1757

Lithang (Kham)

41

8

Jamphel Gyatso

1758 - 1804

Thobgyal (U-tsang)

47

9

Lungtok Gyatso

1805 - 1815

Dan Chokhor (Kham)

9

10

Tsultrim Gyatso

1816 - 1837

Lithang (Kham)

21

11

Khedrup Gyatso

1838 - 1856

Gathar (Kham)

18

12

Trinley Gyatso

1856 - 1875

Lhoka (U-tsang)

20

13

Thupten Gyatso

1876 - 1933

Dagpo Langdun (U-tsang)

58

14

Tenzin Gyatso 

1935 - ?

Taktser, Kumbum (Amdo)

?

 

TIỂU SỬ 13 ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

1) Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên là Gendun Truppa (còn gọi là Gendun Drub, Gendun Druppa và Gedun Drupa) (1391 – 1475) nghĩa là sự hoàn hảo của đức hạnh. Ngài sinh trong một gia đình sống bằng nghề chăn nuôi tại Shabtod. Khi còn là một đứa trẻ, cậu bé đã có những khả năng đặc biệt như biết khắc những câu mật chú và những lời chúc nguyện trên các tảng đá và cậu nói làm như thế là “để mang lại sự lợi lạc cho tất cả chúng sanh, mỗi người trong số họ đã từng là cha mẹ của tôi trong những kiếp quá khứ”. Lúc 14 tuổi, ngài xuất gia tại chùa Narthang, thọ Tỳ Kheo giới năm 1411 và ngài theo học đạo với Lama Tsongkhapa, người thành lập phái Gelugpa Mũ Vàng vào năm 1416. Đức Lama Tsongkhapa đã xé một mảnh y ca-sa của mình đưa cho Gendun Truppa và tiên đoán tương lai của Ngài Gendun Truppa sẽ thành công trong việc trì giữ và phát triển Phật giáo Tây Tạng. Năm 1447, ngài Gendun Drupa thành lập tu viện Tashi Lhunpo, được gọi là “núi phúc lành” ở Tsang gần Shigatse, một trong những tu viện lớn nhất của trường phái Gelugpa và trở thành Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên. Ngài sáng tác bảy tập triết Phật giáo với hàng trăm đề tài, những chú giải về Giới và Luận, nhiều tiểu luận về tâm linh và thơ văn Phật giáo. Gedun Truppa đã trở thành bậc Đạo sưnăng lực và là một nhà tinh thông về biện chứng.

Năm 1474, ngài Gendun Drupa an nhiên thiền tọathị tịch. Ngài tĩnh tọa trong tư thế tukdam, một trạng thái huyền bí giữa sống và chết và nhờ năng lực của định nên cơ thể ngài được duy trì khoảng 49 ngày, rồi sau đó ý thức dần dần rời khỏi tim và cuối cùng ngài viên tịch tại tu viện Tashi Lhunpo, hưởng thọ 84 tuổi.

2) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 2 là Gendun Gyatso (1475 - 1542). Ngài sanh trong một gia đình nông dân nhưng phụ thân của ngài là hành giả mật tông nổi tiếng của trường phái Ninh mã (Nyingmapa) hay Mũ Đỏ. Khi Gendun Gyatso mới bập bẹ biết nói, ngài nói với song thân rằng tên của ngài là Pema Dorjee (tức tên đời của vị Lạt ma thứ nhất) và nói ngài thích sống ở tu viện Tashi Lhunpo. Cùng lúc đó, phụ thân của ngài cũng nằm mơ thấy có một vị mặc áo trắng nói tên thật của con trai ông là Gendun Drupa.

Sau khi học xong cấp một, vào tuổi 11, cậu bé tự nhận mình là Gendun Drupa tức là Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên, đang thờ ở tu viện Tashi Lhunpo. Năm 1486, ngài xuất gia thọ giới sadi với đạo sư Panchen Lungrig Gyatso và thọ Ty kheo giới với Lạt ma Choje Choekyi Gyaltsen, người đã đặt pháp hiệu cho ngài là Gendun Gyatso. Ngài bắt đầu học đạotu viện Tashi Lhunpo và Drepung.

Năm 1517, Đức Đạt Lai Lạt Ma Gendun Gyatso trở thành viện trưởng tu viện Drepung và chủ trì đại lễ hội Monlam Chenmo cho tất cả chư tăng ni tại ba tu viện lớn của phái Gelugpa là Sere, Drepung và Gaden. Năm 1525, ngài trở thành viện trưởng của tu viện Sera và ngài viên tịch vào năm 1542, hưởng thọ 67 tuổi.

3) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3 là Sonam Gyatso (1543 - 1588). Ngài sanh trong một gia đình quý tộc đông con, nhưng không may mắn tất cả đều chết, chỉ có ngài là còn sống nhờ được nuôi bằng sữa dê trắng. Vì thế, ngài có tên là Ranu Sicho Pelzang, nghĩa là đứa bé khỏe mạnh nhờ sữa dê. Lúc vừa chào đời, đứa bé đã bắt đầu tụng thần chú: “Án Ma Ni Bát Minh Hồng” (Om mani padme hum) và mới biết nói bập bẹ là cậu bé tuyên bố rằng mình chính là Gendun Gyatso tức Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 2. Sau đó, cậu bé được hộ tống về tu viện Drepung làm lễ thế phát xuất gia. Khi 7 tuổi, ngài thọ sadi giới với đạo sư Sonam với pháp hiệu là Sonam Gyatso. Khi 20 tuổi, ngài thọ Tỳ kheo giới với đạo sư Gelek Palsang.

Năm 1552, Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso trở thành viện trưởng tu viện Drepung và năm 1558 là viện trưởng tu viện Sera. Ngài trước tác hơn bốn mươi tác phẩm. Với lòng nhiệt huyết vì sự truyền bá giáo pháp, Ngài đã rất thành công trong công cuộc củng cốtruyền bá giáo lý của ngài Tsongkhapa trên khắp đất nước Tây Tạng.

Năm 1574, ngài thành lập tu viện Namgyal, là nơi dành riêng cho tất cả các Đạt Lai Lạt Ma hành pháp tu tập, tọa lạc trên ngọn đồi Potala ngay bên ngoài Lhasa. Năm 1576, Vua Mông Cổ Atan Khan mời ngài Sonam Gyatso đến Mông Cổ hoằng pháp. Ngài Sonam Gyatso biết là mình bắt đầu thực hành lời hứa mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 2 đã nguyện: “sẽ trở lại để hóa độ những người phương Nam (tức Mông Cổ)”. Sau đó, vua Atan Khan tặng cho ngài tước hiệu là Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) nghĩa là “Trí tuệ lớn như Đại dương”. Từ đó, danh hiệu này được dùng cho các Đức Đạt Lai Lạt Ma tái sanh và ngài Sonam Gyatso cũng ban tặng danh hiệu “Đạo Vương Nghiêm Tịnh” cho vua Altan khan. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ ba thành lập tu viện Kumbum tại nơi ngài Tsongkhapa chào đời (giáo chủ thành lập phái Gelugpa Mũ Vàng). Kumbum trở thành tu viện đầu tiên của trường phái Gelugpa Mũ Vàng ở miền Đông Tây Tạng. Năm 1588, ngài bị bịnh và thiền tọa thị tịch trong lúc đi hoằng pháp tại Mông Cổ. Xá lợi của ngài được thờ tại tu viện Drepung, Lhasa.

4) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 4 là Yonten Gyatso (1589 - 1617) sanh tại triều đình Mông Cổ. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3 sắp viên tịch, những người Mông Cổ đã tha thiết cầu khẩn ngài nán ở lại thêm một thời gian nữa để hoằng pháp. Ngài đã nhận sự thỉnh cầu ấy bằng cách hứa sẽ tái sinhMông Cổ. Cho nên sau đó một thời gian, vào năm 1589, một cậu bé đã ra đời trong Hoàng gia Altan Khan (cháu nội lớn của Altan khan) và đã nhận ra các đồ dùng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3 là của mình. Triều đình liền mời ban Thiền Lạt Ma Tây Tạng sang để hướng dẫn cho Ngài và Ngài đã được làm lễ tấn phong với tước vị là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 4 tại Mông Cổ vào năm 1591 với pháp hiệu là Yonten Gyatso nghĩa là Biển Đức Hạnh.

Năm 1601, lúc 12 tuổi, Yonten Gyatso được Ban Thiền Lạt Masong thân người Mông Cổ hộ tống đưa về thủ đô Lhasa, Tây Tạng. Sanya Rinchen là vị Latma trụ trì chùa Gaden làm lễ thế phát và truyền sadi giới cho ngài. Năm 1614, lúc 25 tuổi, ngài thọ Tỳ kheo giới với đại sư Panchen Lama thứ tư, Lobsang Choegyal và ngài trở thành viện trưởng hai tu viện Drepung và Sera. Năm 1617, ngài bị bệnh thấp khớp phải đi đến những suối nước nóng để chữa trị. Đầu năm 1617, Ngài viên tịch tại tu viện Drepung khi vừa tròn 28 tuổi và có để lại vài tác phẩm do ngài sáng tác.

5) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 là Lobsang Gyatso (1617 - 1682), sanh tại Lhoka Chingwar Taktse, huyện Chongyas trên vùng biên giới phía Đông của Tsang. Năm 1619, Sonam Choephel là thị giả chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ tư nghe về những kỳ lạ của cậu bé Chong Gya, nên thân hành đến thăm. Sonam Choephel đưa ra những đồ dùng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ tư thì đứa trẻ nhận là của mình. Sonam Choephel giữ kín chuyện bí mật này vì lúc đó những cuộc nội chiến đấu tranh đang lan tràn khắp Tây Tạng và quân Mông Cổ đang tấn công vào các doanh trại quân đội của Tsang ở bên ngoài Lhasa. Sau đó vào năm 1621, vua Phuntsok Namgyal băng hà, nhờ đó sự đấu tranh về quân sự giữa Tây Tạng và Tsang có phần lắng dịu, nên việc phát hiện Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 được thông báo và tại tu viện Drepung đã tổ chức lễ lớn tấn phong Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Ngài được thọ Tỳ kheo giới với ngài Lama Pachen thứ ba, Lobsang Chogyal và được đặt pháp hiệu là Ngawang Lobsang Gyatso.Từ đó, Ngawang Gyatso được giáo dưỡng theo quy chế dành cho các Đức Đạt Lai Lạt Ma gồm Kinh tạng, Mật tạng và cả về y học.

Năm 1642, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 trở thành Nguyên Thủ đất nước Tây Tạng và ngài dùng kỹ năng của nền chính trị thần quyền để lãnh đạo quốc gia. Ngài thiết lập các luật lệ về tôn giáoxã hội vững chắc như soạn thảo ra những bộ luật kỹ cương cho nhân dân cũng như chỉ định các bộ trưởng của các nghành như kinh tế, y tế, giáo dục, xã hội, an ninh, thương mại và các cấp chính quyền địa phương. Phía tôn giáohọc thuật, ngài đã sáng tác nhiều tác phẩm về nhiều lãnh vực như thuyết thần học huyền bí, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng đương thời, lịch sử Tây Tạng, các luận giải về thơ văn cổ điển Ấn Độ, văn phạm, thuật chiêm tinh, văn xuôi và thơ ca, đặc biệt là nghệ thuật tu tập Mật tông. Việc phiên dịch các bản kinh Pali và Phạn văn với các nước láng giềng cũng phát triển. Dưới sự lãnh đạo tài ba của ngài, Tây Tạng đã trở thành một quốc gia thống nhất và độc lập. Ngài đã tạo nên một hình thức chính quyền của Tây Tạng, hệ thống lãnh đạo được chia đều giữa Tăng sĩ và cư sĩ. Còn vua Gushri Khan vẫn được duy trì trên danh nghĩa là vua của Tây Tạng, nhưng chỉ là nhà bảo trợhộ trì cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mối quan hệ mới giữa bậc Đạo sư và vị hộ pháp đã được chính thức thiết lập từ đây.

Năm 1655, vua Gushri Khan băng hà, hai hoàng tử kế vị của vua Gushri Khan chia nhau lãnh đạo Tây Tạng nhưng họ không để tâm vào việc chính sự này. Do đó, dần dần, tất cả quyền lực được giao lại cho đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, kể cả quyền bổ nhiệm quan nhiếp chính. Năm 1662, Đức Panchen Lama viên tịch, thọ 91 tuổi. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã xác thực hóa thân của ngài Panchen Lama là một cậu bé ở tỉnhTsang. Sau ðó, cậu bé ðýợc ðýa về Lhasa ðể thế phát xuất gia với pháp hiệu là Lobsang Yeshe. Từ khi Lobsang Yeshe xuất gia và cho mãi đến sau này, ngôi vị của đức Panchen Lama luôn được đặt ở vị trí thứ hai, sau đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5.

Một trong những thành tựu lớn nhất của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 là xây dựng cung điện Potala, là tu viện chính của các Đức Đạt Lai Lạt Ma và của chính quyền Tây Tạng tối cao trong hơn 300 năm. Bắt đầu từ năm 1645, công trình kéo dài đến gần 50 năm mới hoàn tất. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 viên tịch vào năm 1682, trong lúc Ngài đang thiền tọa, thọ 65 tuổi. Sau khi Ngài thị tịch, tu viện Potala vẫn được tiếp tục xây dựng và theo lời di giáo của ngài, kinh thành tạm thời giữ kín việc ngài nhập tịch cho đến khi kinh thành xây xong. Do đó, ngày nay cung điện Potala trở thành một biểu tượng tâm linh vĩ đại của Lobsang Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5.

nepsongtinhthucdalailama1-301

Cung điện Portala ở Lhasa, Tây Tạng cao 13 tầng với một ngàn phòng và mười ngàn miếu thờ và lăng mộ của tám vị Đạt Lai Lạt Ma.

6) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 là Tsangyang Gyatso (1682 - 1706) tại Mon Tawang, hiện nay thuộc Arunachal Predesh, Ấn Độ. Quan nhiếp chính Desi Sangye Gyatso thực hiện lời nguyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 giữ kín việc ngài nhập diệt cho đến 15 năm sau để hoàn thành xong kinh thành Potala. Quần chúng Phật tử được thông báo là ngài nhập thất lâu năm và mỗi khi có những buổi lễ quan trọng, các hoàng tử Mông Cổ yêu cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 chứng minh thì Depa Dayrab, một Lạt ma trưởng lãotu viện Namgyal giả trang Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 để ngự trên ngai và đội mũ vàng Tây Tạng của ngài. Quan nhiếp chính Desi vẫn duy trì bí mật này mãi cho đến năm 1688 khi nghe có một đứa trẻ ở Mon biểu hiện những điều phi thường. Desi liền cử Ban thiền Lạt Ma đến hộ tống đưa đứa trẻ về Nankartse, gần Lhasa để hướng dẫn đứa trẻ tu học. Cho tới năm 1697, Quan nhiếp chính Desi gởi sứ Shabdrung Ngawang Shonu đến triều đình Mãn Chu để thông báo với Hoàng Đế K’ang-si về sự nhập diệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm và Quan nhiếp chính Desi đã tìm được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ sáu - hóa thân của Lobsang Gyatso. Tin này cũng được loan báo khắp đất nước Tây Tạng. Người dân rất vui và cám ơn Quan nhiếp chính Desi cho việc này. Thay vì than khóc một mặt trời trí tuệ đã ấn (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 nhập diệt) thì họ vui mừng để chào đón một mặt trời khác đã mọc (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 đã được tìm thấy).

Quan nhiếp chính Desi mời Lobsang Yeshi, Lama Pachen thứ năm, đến Nankartse cho đứa trẻ thế phát xuất gia, thọ sadi giới và đứa trẻ được đặt pháp hiệu là Tsangyang Gyatso. Năm 1697, lúc 14 tuổi, ba tu viện lớn là Sera, Gaden và Drepung, Tsangyang Gyatso tổ chức lễ tấn phong Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 dưới sự chứng minh của nhiều Ban thiền Lạt ma, giới cao cấp chánh quyền, các hoàng tử Mông Cổ, đại biểu của triều đình K’ang Si và quần chúng Lhasa. Năm 1701, có một sự mâu thuẩn xảy ra giữa Quan nhiếp chính Desi và hoàng đế Mông Cổ Lhasang Khan. Hoàng đế Lhasang Khan đã giết Desi Sangya Gyatso. Điều này khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 rất buồn và ngài xin sám hối với Lama Panchen ở Shigatse để hoàn tục. Tuy vẫn sống trong kinh thành Potala, nhưng ngài Tsangyang Gyatso thường đi chơi rong, ca hát với các bạn bè ngoài kinh thành. Sau đó, được biết ngài trở thành một nhà thơ vì có những tác phẩm thơ để lại. Năm 1706, ngài được mời đền Trung Quốc, nhưng ngài đã thâu thần viên tịch trên đường đi, hưởng thọ 24 tuổi.

7) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 7 là Kelsang Gyatso (1708 - 1757). Người dân Tây Tạng tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Tsangyang Gyatso đã tiên đoán nơi tái sanh tương lai của ngài sẽ ở làng Lithang, tỉnh Kham, bởi lẽ bài thơ của ngài để lại như sau:

Con sếu trắng cho tôi mượn cánh của bạn

Tôi sẽ không đi xa hơn Lithang

Và rồi, tôi sẽ trở lại.

(White crane, lend me your wings

I go no farther than Lithang,

Anh thense, return again).

Quả nhiên như vậy, hai năm sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 viên tịch, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 7 hóa sanh trong thân một đứa bé tại làng Lithang như lời thơ ngài đã nói. Ban thiền Lạt Ma tại tu viện Thupten Jampaling, làng Lithang rất ngạc nhiên trước sự kỳ diệu của đứa trẻ. Tuy nhiên, lúc này tình hình chính sự đang rất rối loạn, Ban thiền Lạt ma không thể hộ tống vị Lạt ma mới về thủ phủ Lhasa và vì thế nên đưa đứa bé về tu viện Kumbum để ngài thế phát xuất gia với đại sư Ngawang Lobsang Tenpai Gyantsen. Vào năm 1720, tại kinh thành Potala, ngài thọ sadi giới với đạo sư Panchen Lobsang Yeshi và được đặt pháp hiệu là Kelsang Gyatso. Năm 1726, nhân dịp tháng tốt Saka Dawa, Kelsang Gyatso thọ Tỳ kheo giới với Rinpoche Panche và học đạo với Lạt Ma Panche Lobsang Yeshi, trụ trì chùa Gyumey và Shalu cũng như học triết Phật giáo với Lạt ma Ngawang Yonten. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 7 tỏ ra rất sáng suốt và học nhanh các kinh và luận và ngài cũng có sáng tác nhiều tác phẩm giá trị để lại cho đời.

Năm 1751, lúc 43 tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 7 thành lập triều chính Kashag để chỉnh đốn lại chính quyền và hủy bỏ vị trí của quan nhiếp chính Desi, bởi lẽ quá nhiều quyền lực độc tài trong tay một người. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 7 trở thành vị Nguyên thủ quốc gia của triều chính Tây Tạng. Lúc 45 tuổi, ngài thành lập trường phái Tse trong cung điện Potala và xây một cung điện mới ở Norling Kalsang Phodrang. Đời sống đức hạnh và khiêm tốn của ngài đã dành được tình cảm của số đông Phật tử Tây Tạng yêu mến. Ngài thị tịch năm 1757, hưởng thọ 49 tuổi.

8) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 8 là Jamphel Gyatso (1758 - 1804). Ngài sanh tại làng Thobgyal, Lhari Gang, tỉnh Tsang, phía Tây Nam của Tây Tạng. Gia đình ngài vốn là người từ tỉnh Kham và đã tìm về tổ tiên ở Dhrala Tsegyal, một trong những nơi sản sinh ra các anh hùng huyền thoại của thiên anh hùng ca Gesar. Khi mẹ ngài mang thai, làng Lhari Gang đã liên tiếp trúng mùa mang nhiều hoa lợi cho dân chúng và có những cầu vồng ngũ sắc rực rỡ đã bao quanh căn nhà khi ngài vừa ra đời. Đây là những điềm tốt báo rằng sẽ có một thánh nhân giáng sanh. Khi đứa trẻ vừa biết nói, cậu bé liền nói: “Ta sẽ đến Lhasa lúc 3 tuổi” (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng nói câu này). Năm 1761, đứa bé được đưa về Lhasa và đức Panchen Lama đã thế phát xuất gia, truyền Ngũ giới và đặt pháp danh cho ngài là Jampal Gyatso. Năm 1777, ngài được thọ Tỳ kheo Cụ túc giới và học mật tông theo truyền thống Gelugpa Mũ Vàng cũng giống như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 7. Tuy nhiên, sau này, ngài đã kết hợp giáo lý của phái Gelugpa Mũ Vàng và Nyingmapa Mũ Đỏ trong quá trình hành pháp của mình.

Sau cái chết của viên quan nhiếp chính Jampal Delek, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 8 được yêu cầu lên nắm chính quyền nhưng ngài đã từ chối. Do vậy, ngài Ngawang Tsultrim ở chùa Tsernonling, là quốc sư của hoàng đế trong suốt 14 năm, đã được đề cử lên làm quan nhiếp chính để giúp Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 8 về vấn đề chính trị. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 8 Jamphel Gyatso, viên tịch vào năm 1804, hưởng thọ 47. Tây Tạng luôn nhớ đến những phẩm chất tâm linh tuyệt diệu của ngài và sự đóng góp của ngài trong công trình xây dựng công viên mùa hè Norbulingka cho các Đức Đạt Lai Lạt Ma.

9) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 9 là Lungtok Gyatso (1805 - 1815). Ngài sanh tại làng Dan Chokhor, tỉnh Kham. Năm 1807, ngài được công nhậnhóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 8 và được đưa về Lhasa. Năm 1810, lễ tấn phong Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 9 được tổ chức rất long trọng tại cung điện Potala. Sau đó, ngài xuất gia và thọ Sadi giới với Rinpoche Pachen Lama và được đặt pháp hiệu là Lungtok Gyatso. Thật bất hạnh, năm 1815, ngài đã thâu thần thị tịch khi vừa mới 9 tuổi.

10) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 10 là Tsultrim Gyatso (1816 - 1837). Ngài sanh tại làng Lithang, tỉnh Kham. Năm 1822, ngài được công nhậnhóa thân của Đức Lạt Ma thứ 9 và được thế phát xuất gia, thọ sadi giới với đạo sư Panchen Lama, Tenpai Nyima và được đặt pháp hiệu là Tsultrim Gyatso. Năm 1826, lúc 10 tuổi, ngài đăng ký học triết Phật giáo tại tu viện Drepung và ngài tỏ ra rất xuất sắc cả về kinh và luận Phật giáo. Năm 1831, ngài tái xây dựng lại cung điện Potala và năm 1835, lúc 19 tuổi, ngài thọ Tỳ kheo giới với ngài Panchen Lama. Năm 1837, ngài bị bịnh nặngviên tịch khi vừa tròn 21 tuổi.

11) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 11 là Khedrup Gyatso (1838 - 1856). Ngài sanh tại làng Gathar, tỉnh Kham Minyak. Năm 1841, ngài được công nhận là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 11 và được đưa về thế phát xuất gia với Rinpoche Panchen Lama, Tendai Nyipa và được đặt pháp hiệu là Khedrup Gyatso. Năm 1842, tại cung điện Potala tổ chức lễ tấn phong Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 11 và ngài thọ giới sadi giới với đại sư Panchen Lama vào năm 1849. Mặc dù tuổi trẻ, nhưng ngài đã gánh vác trách nhiệm và sứ mệnh của một vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng. Tuy nhiên vào năm 1856, ngài thị tịch bất ngờ tại cung điện Potala khi vừa tròn 18 tuổi.

12) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 12 là Trinley Gyatso (1856 - 1875). Ngài sanh tại Lhoka, gần thủ đô Lhasa. Năm 1858, lúc 2 tuổi ngài được công nhận là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 12 và được hộ tống về kinh thành Lhasa để thế phát xuất gia. Đại sư Reting Ngawang Yeshi Tsultrim Gyaltsen đã đặt pháp hiệu cho đứa trẻ là Trinley Gyatso. Lúc 5 tuổi, Trinley Gyatso thọ sadi giới tại tu viện Gaden với đại sư Lobsang Khenrab và tại cung điện Potala tổ chức đại lễ tấn phong ngài là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 12. Năm 1873, lúc 18 tuổi, ngài thọ Tỳ kheo giới và là vị lãnh đạo tinh thần và hành chính cho toàn Tây Tạng. Tuy nhiên, năm 1875, ngài viên tịch bất ngờ tại kinh thành Potala lúc vừa tròn 20 tuổi.

13) Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 là Thupten Gyatso (1876 - 1933). Ngài sanh tại Thakpo Langdun thuộc miền Đông Nam Tây Tạng, trong gia đình nông dân du mục và thuần tín Tam Bảo. Theo như lời tiên tri của thần Nechung và Lạt Ma Gyudto nhìn vào mặt nước hồ thiêng Lhamoi Latso đã thấy nhà của cậu bé và phong cảnh xung quanh. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 12 thị tịch trong tư thế ngồi với đầu hướng về phía Đông Nam, nên Ban thiền Lạt ma hướng về phía Đông Nam và đã tìm thấy đứa trẻ với căn nhà và phong cảnh giống trong hồ thiên lúc đó cậu bé chỉ vừa được 10 tháng tuổi. Năm 1878, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 thế phát xuất gia với Lạt Ma Tenpai Wangchuk, Panchen Lama thứ 8 và được đặt pháp hiệu là Ngawang Lobsang Thupten Gyatso Jigdral Chokley Namgyal, nói gọn là Thupten Gyatso. Năm 1879, lễ tấn phong Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 được tổ chức tại cung điện Potala và ngài thọ sadi giới với Ringpoche Tatsak, Ngawang Palden Yeshi lúc 6 tuổi. Sau đó, ngài được học cả nội và ngoại điển và mặc dù mới 12 tuổi, nhưng ngài đã tỏ ra rất xuất sắc với những môn luận Phật giáo và đã thành công xuất sắc trong những buổi tranh luận với hàng trăm Tăng sĩ và các vị học giả nổi tiếng xuất thân từ ba trường đại học Phật giáo chính của Tây Tạng. Ngài thọ Ty kheo giới với Rinpoche Phurchok Ngawang Jampa ở tu viện Jokhang, Lhasa, vào năm 1895 và vào lúc 23 tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học (Geshe). Bắt đầu từ năm 1902, ngài nhập thất ba năm và đã chứng mật định Kim-cang thừa do các Đức Đạt Lai Lạt Ma trước ngài đã để lại.

Do thành công trong sở học và sở tu như thế, nên ngài có sáng tác nhiều tác phẩm. Tất cả được gom lại thành bảy tập bao gồm như cách hành trì Mật tông, cẩm nang thiền tập (văn xuôi lẫn thơ ca), nghi thức tế lễ, tiểu sử, giáo trình sư phạm, những tâm thư khuyên dạy cho cá nhân và tập thể, văn thư cho chính quyền, vv... Các tác phẩm của ngài nói lên sự chứng ngộ mật định, sự cản hóa chúng sanh, sự điều hành chính sự và xã hội của ngài. Năm 1888, ngài đã chủ trì lễ xuất gia cho đức Panchen Lama thứ 4, Chokyi Nyima, và truyền giới cho vị này vào năm 1902.

 Năm 1904, tình hình chính sự đang gây cấn giữa Tây Tạng và ngoại xâm. Khi quân đội Anh tiến gần đến thành Lhasa, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 phải lánh sang Mông Cổ và quan nhiếp chính Ganden Tri Rinpoche ở lại thủ phủ Lhasa thay ngài trông coi triều chính. Lúc ở Mông Cổ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã thuyết phápcảm hóa cho hàng trăm bộ lạc của dân du mục Mông Cổ và ngài trở thành khách quý của Tăng thống Lama Jetsun Dampa, vị lãnh đạo cao nhất của Phật giáo Mông Cổ tại Urga (ngày nay là Ulan Bator). Năm 1906, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đến miền đông Tây Tạng hoằng pháp và năm 1907 có cuộc thương lượng giữa Anh và Nga thừa nhận Tây Tạng thiết lập như một nước trung lập giữa Anh-Ấn và Nga dưới danh nghĩa quyền bá chủ của triều đình Trung Hoa.

Năm 1908, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đến Bắc Kinh để đàm phán về sự lạm dụng của triều đình Trung Hoa trong vấn đề quyền lực thống trị ở tỉnh Kham. Nhà Thanh khăng khăng rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 là cấp dưới của vị tân Hoàng đế Trung Hoa Mãn Chu, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 nhấn mạnh mối quan hệ giữa ngài và Trung Hoa như “Bậc Đạo sư và vị hộ pháp” mà trước kia Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã thiết lập. Năm 1910, vừa đúng hai năm sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 viếng thăm Trung Hoa, ngài phải đến tỵ nạn đến Ấn Độ, vì Trung Hoa muốn bắt ngài và họ đã treo giá cho thủ cấp (cái đầu) của ngài. Lu Chan là tể tướng của triều Mãn Chu kéo quân sangLhasa, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 cùng Ban Thiền Lạt ma và các vị chức sắc cao cấp rời bỏ thành Lhasa hướng về Ấn Độ tỵ nạn. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 khẩn xin Anh Quốc giúp đỡ, tuy nhiên, Anh quốc giữ vị trí trung lập, không can thiệp vào. Trung Hoa muốn tuyên bố bắt và cách chức Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 nhưng không đủ sức nên đã yêu cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 trở lại và giữ chức vụ dưới quyền của triều Mãn Chu nhưng ngài đã khước từ. May mắn thay, năm 1911, triều đình Mãn Chu sụp đổ và quân Tây Tạng nắm lấy cơ hội này đánh đuổi lực lượng Mãn Chu rời khỏi Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 trở lại Tây Tạng và ngài nỗ lực hiện đại hóa lại Tây Tạng, cũng như cố gắng loại bỏ những điểm nặng nề cố chấp cố hữu của hệ thống tu viện.

Trong thời gian sống lưu vong tại Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã rất phấn khởi khi tận mắt nhìn thấy thế giới hiện đại, nên ngài cho du nhập những đồng tiền bằng đồng và giấy đầu tiên tại Tây Tạng. Ngày 13 tháng 2 năm 1913, ngài thiết lập năm điều hiến pháp để củng cố lại nền độc lập của Tây Tạng. Năm 1913, ngài thành lập bưu điện đầu tiên tại Tây Tạng và gởi bốn sinh viên Tây Tạng đi học nghành kỹ sư tại Anh Quốc. Năm 1914, ngài tổ chức các lớp huấn luyện đặc biệt để củng cố lượng lực vũ trang quân đội Tây Tạng. Năm 1917, ngài xây dựng Men-Tsee-Khang, một học viện Thiên văn và Y học Tây Tạng. Năm 1923, ngài thành lập Trụ Sở Trung Ương Cảnh Sát tại Lhasa. Cũng trong năm này, ngài thành lập trường học Anh ngữ đầu tiên cho người Tây Tạng ở Gyaltse. Năm 1933, ngài thâu thần viên tịch, hưởng thọ 58 tuổi.

Tóm lại, xem qua tiểu sử của 14 Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta thấy đa phần các ngài thị hiệnTây Tạng không lâu, tức tuổi thọ ngắn hơn Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện tại. Các Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 1, thứ 2, thứ 5, thứ 13 và thứ 14 là lưu lại ở thế giới ta bà này lâu hơn, cho nên sự cống hiến của các ngài đã để lại cho đời cũng nhiều hơn như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã cống hiến rất nhiều cho Phật giáo nói chung và Phật giáo Tây Tạng nói riêng, vì ngài đã khơi dậy nguồn cảm hứng của hàng triệu con người trên khắp thế giới về với đạo Phật, khiến họ biết tìm kiếm nguồn hạnh phúctình thương yêu ngay trong chính con tim của họ. Số lượng thính chúng nghe giảng và tu tập đến số ngàn, số triệu. Đây là một cống hiến đáng kể của dòng Lạt Ma Tây Tạng, đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.

TRUYỀN THỐNG TÁI SANH CỦATÔNG PHÁI GELUGPA

Chúng ta thấy từ năm 1391 đến nay (2011) đã có 14 Đức Đạt Lai Lạt Ma tái sanh trong trường phái Cách lỗ (Gelugpa) hay Mũ vàng. Hình như mọi người đều mong truyền thống này sẽ tiếp nối và một Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 sẽ xuất hiện trên thế giới ta bà đầy đau khổ này. Tuy nhiên, theo tin vào ngày 27 tháng 4 năm 2011, trong bài tâm nguyện của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã tuyên bốgiải thích cặn kẽ những nguyên nhân của hai vấn đề rằng ngài xin rút khỏi cương vị một nhà lãnh đạo chính trị Tây Tạng và khi ngài được 90 tuổi, ngài và Ban Thiền Lạt ma Tây Tạng sẽ quyết định cho việc tiếp nối dòng tái sanh của tông phái Gelugpa để có một Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 nữa hay không. Bản tin Việt ngữ[1] do Konchog Jimpa Lhamo dịch từ tiếng Anh với nội dung như sau: 

Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố ngài tình nguyện rút lui khỏi chính trường. Ngày 27, tháng 4 năm 2011, cuộc bỏ phiếu dân chủ đã bầu Tiến sĩ Lobsang Sangay, 43 tuổi, dân Tây Tạng, một học giả và thành viên của chương trình Đông Nam Á học tại trường đại học Harvard, Hoa Kỳ, lên thay ngài.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu về việc tình nguyện chấm dứt việc nhận lãnh trách nhiệm như một người đứng đầu của ngài như sau:

Trong một chuỗi dài của việc duy trì truyền thống Phật giáo tại Tây Tạng, chúng tôi đã nuôi dưỡng một truyền thống Tây Tạng đặc thù, (đó là) công nhận sự tái sanh của các vị học giả cao thâm, là những người đã đóng góp một cách to lớn cho Giáo pháp và cho chúng sinh, đặc biệt hơn nữa là cho cộng đồng tu sĩ.

Kể từ khi đấng toàn giác Gedun Gyatso đã được nhận diện và tuyên nhận là hóa thân của ngài Gedun Drub vào thế kỷ thứ mười lăm, và từ khi Gaden Phodran Labrang tức là hệ thống tái sinh của đức Đạt Lai Lạt Ma được thiết lập, thì những vị hóa thân kế tiếp của đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã được tuyên nhận. Vị hóa thân thứ 3 trong truyền thống ấy, Lạt ma Sonam Gyatso, đã được ban cho pháp hiệu Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5, ngài Ngawang Lobsang Gyatso, đã thành lập Chính Quyền Gaden Phodrang vào năm 1642, trở thành vị lãnh đạo tâm linh lẫn chính trị của Tây Tạng. Đã trải qua hơn 600 năm từ ngài Gedun Drub trở đi cho đến nay, một chuỗi dài bao gồm các vị hóa thân thuộc dòng truyền thừa của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được công nhận một cách hoàn toàn đúng đắn, không hề sai trật.

Các vị Đạt Lai Lạt Ma trong quá khứ đã nhận lãnh trách nhiệm như là những vị lãnh đạo chính trị và tâm linh của Tây Tạng trong suốt 369 năm từ năm 1642 cho đến nay. Giờ đây, bản thân tôi (Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, Tenzin Gyatso) đã tình nguyện chấm dứt (việc nhận lãnh trách nhiệm) như trên. Tôi hãnh diệnhài lòng là giờ đây chúng tôi có thể noi theo một hệ thống chính quyền dân chủ là một hệ thống đang nở rộ ở khắp nơi trên thế giới. Thật ra, ngay từ năm 1969 xa xưa trở đi, tôi cũng đã từng nói một cách hết sức minh bạch rằng những ai có mối liên hệ (với đức Đạt Lai Lạt MaTây Tạng), họ cần phải quyết định xem là các vị tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma có nên tiếp tục trong tương lai hay không. Tuy thế, trong khi thiếu vắng những tôn chỉ rõ ràng, giả sử nếu cộng đồng những người liên hệ bày tỏ một ước nguyện mạnh mẽ mong muốn các vị tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục hiện hữu, thì có thể có một nguy cơ rõ rệt là sẽ có những thế lực chính trị có chủ ý sẽ lợi dụng hệ thống tuyên nhận hóa thân này để hoàn thành những chương trình (tham vọng) chính trị riêng tư. Do đó, trong khi tôi vẫn còn đầy đủ sức khoẻ và tinh thần minh mẫn, tôi nghĩ rằng có lẽ điều quan trọng đối với tôi là chúng ta cần phải thiết lập những tôn chỉ rõ ràng để tuyên nhận vị Đạt Lai Lạt Ma kế nhiệm, không để bất kỳ khe hở nào cho sự hoài nghi hay gian trá. Để có thể hiểu được những tôn chỉ này một cách trọn vẹn, điều thiết yếu là phải thấu hiểu về hệ thống tuyên nhận Tulku (hóa thân) và về những khái niệm căn bản đằng sau hệ thống ấy. Bởi thế cho nên, tôi sẽ vắn tắt giải thích như sau:

Để có thể chấp nhận được thuyết tái sanh hay về thực tại của các vị Tulku (tức các vị hóa thân), chúng ta cần phải chấp nhận sự hiện hữu của đời trước và đời sau, của các kiếp quá khứ và kiếp vị lai. Chúng sinh hiện hữu trong cuộc đời hiện tại khởi đi từ những đời kiếp trướcchúng sinh đầu thai trở lại sau khi chết. Sự đầu thai trở lại một cách liên tục này được công nhận bởi tất cả các truyền thống tâm linh Ấn Độ cổ cũng như được công nhận bởi tất cả các trường phái triết học, ngoại trừ phái Charvakas (cũng thuộc Ấn Độ cổ), là một phong trào duy vật. Có một số các triết gia hiện đại chối bỏ kiếp trước kiếp sau dựa trên tiền đề cho là chúng ta không thể nhìn thấy được điều đó. Có những người khác thì lại không vẽ ra những kết luận quá rõ rệt dựa trên cơ sở này (của việc không “nhìn thấy” được là có kiếp trước kiếp sau).

Cho dù có rất nhiều truyền thống tôn giáo công nhận việc đầu thai trở lại thì các truyền thống này lại có những cái nhìn khác nhau, chẳng hạn như là các quan điểm khác nhau về cái gì là cái đầu thai trở lại, đầu thai trở lại như thế nào, và sự việc xảy ra như thế nào khi đi qua giai đoạn chuyển tiếp giữa hai kiếp sống. Có một số truyền thống tôn giáo chấp nhận viễn ảnh của kiếp tương lai, nhưng lại chối bỏ khái niệm về những đời quá khứ.

Nói chung, người Phật tử tin tưởng rằng không có khởi đầu của sự chào đời và họ tin rằng một khi chúng ta đạt được giải thoát khỏi vòng xoay luân hồi, bằng cách khắc phục được nghiệp báo và các tâm thức tiêu cực thì chúng ta sẽ không phải bị đầu thai trở lại dưới sự lôi kéo của những điều kiện nghiệp duyên đó nữa. Do đó, người Phật tử tin rằng có thể chấm dứt việc đầu thai như là kết quả của nghiệp báo và các tâm thức tiêu cực, nhưng đa số các trường phái triết học Phật giáo đều không chấp nhận rằng có sự chấm dứt của dòng tâm thức. Việc chối bỏ quá khứ và chối bỏ sự đầu thai trong tương lai sẽ tương phản với các khái niệm Phật giáo liên quan đến (các giáo lý thuộc về) nền tảng, đạo và quả, và những điều này cần phải được giải thích dựa trên một cái tâm thuần thục (được chế ngự) hoặc một cái tâm bất thuần thục (không được chế ngự).

Đối với những ai có thể nhớ lại được tiền kiếp thì việc đầu thai trở lại là một kinh nghiệm rất rõ ràng. Tuy nhiên, đa số những người tầm thường đều quên đi tiền kiếp của họ khi họ phải trải qua quá trình của cái chết, của giai đoạn giao chuyển (thân trung ấm) và của việc đầu thai. Đối với những người này thì đời quá khứ và đời tương lai có chút mù mờ, nên chúng ta phải dùng luận lý dựa trên chứng cớ rõ rệt để chứng minh cho họ về kiếp trước kiếp sau.|

Có rất nhiều những lý giải tranh luận khác nhau được đưa ra dựa trên lời Phật dạy, cũng như dựa trên những luận giải tiếp nối sau ngài, để chứng minh về sự hiện hữu của kiếp trước kiếp sau. Một cách vắn tắt, những lý giải ấy đưa đến 4 điểm như sau:

  1. Lý luận cho rằng mọi vật được sinh ra bởi một vật tương tự như nó trước đó.
  2. Lý luận cho rằng mọi vật được sinh ra bởi một nguyên nhân nguồn gốc chắc thực trước đó.

iii. Lý luận cho rằng tâm thức đã làm quen [huân tập] với những gì trong quá khứ.

iv. Lý luận cho rằng những gì trải qua trong quá khứ là những kinh nghiệm đạt được.

Một cách rốt ráo, tất cả những lý giải tranh luận trên đây đều dựa trên khái niệm cho rằng bản tánh của tâm, cùng tánh thông suốt và tánh tỉnh giác (của tâm ấy), bắt buộc phải dựa trên sự sáng tỏ thông suốt và sự tỉnh giác như là các nguyên nhân chắc thực. Không thể nào có một thực thể nào khác, chẳng hạn như là một vật thể vô tri vô giác nào đó, (lại có thể trở thành) nguyên nhân nguồn gốc chắc thực (đưa đến sự hiện hữu) của bản tâm. Điều này tự nó có thể chứng minh được. Qua sự phân tích dựa trên luận lý, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng một dòng chảy mới mẻ của sự thông suốt và sự tỉnh giác (của bản tâm) sẽ không thể nào hiện hữu nếu không có được những nguyên nhân chắc thực, hoặc không thể nào hiện hữu với những nguyên nhân không liên can. Trong khi chúng ta quan sát để thấy được rằng tâm thức không thể nào được sản xuất ra từ một viện bào chế, thì chúng ta cũng có thể đi đến kết luận rằng chẳng gì có thể diệt trừ được sự tương tục của tánh thông suốt và tánh tỉnh giác vi tế (của bản tâm).

Theo cái hiểu biết trước giờ của tôi, không có một nhà tâm lý học, vật lý học hay thần kinh học hiện đại nào lại có thể quan sátđoán trước rằng tâm là sản phẩm đến từ một chất đặc nào đó, hoặc tâm là một sản phẩm không đến từ một nguyên nhân nguồn gốc nào cả.

Có những người có thể nhớ lại được ngay cái kiếp mà họ vừa trải qua, kể cả nhiều đời kiếp trước nữa, và cũng có những người có thể nhận biết ra được những nơi chốn và bà con họ hàng từ những đời kiếp đó. Đây không phải là việc chỉ xảy ra trong quá khứ.

Ngay cả ngày nay cũng có rất nhiều người ở phương Đông và phương Tây có thể nhớ lại được những tình huống và kinh nghiệm từ những đời quá khứ. Nếu chối bỏ điều này trong khi làm khảo cứu thì đó không phải là một cách thức trung thực và sẽ phiến diện vô cùng, bởi vì điều ấy đi ngược lại với bằng chứng ở trên. Hệ thống Tây Tạng chứng nhận các vị hóa thân là một phương thức điều tra nghiên cứu trung thực dựa trên sự hồi nhớ về những đời kiếp trước của các cá nhân ấy.

Có thể có hai cách thức mà một người nào đó có thể đầu thai trở lại sau khi lìa đời: đầu thai trở lại do sự lôi kéo của nghiệp và các tâm thức tiêu cực nguy hại, và đầu thai trở lại nương vào sức mạnh của lòng từ bi và sự cầu nguyện. Đối với lại cách thứ nhất, bởi vì do vô minh mà các nghiệp lànhnghiệp ác được tạo ra và những dấu ấn của các nghiệp này tồn đọng lại trong tâm thức. Những dấu ấn ấy được kích hoạt trở lại qua sự tham luyến và bám chấp, đưa dẫn chúng ta đầu thai trở lại trong kiếp kế tới. Sau đó, chúng ta không tự nguyện mà vẫn cứ bị đầu thai trở lại trong các cõi cao hơn hoặc thấp hơn. Đây là cái cách mà các chúng sinh bình thường cứ liên tục, không dứt đoạn, quày tới quày lui trong vòng hiện hữu của luân hồi, y hệt như là một bánh xe quay. Nhưng ngay cả trong những hoàn cảnh như thế thì chúng sinh tầm thường với một tâm nguyện tốt lành cũng có thể nỗ lực tinh tấn tham gia vào các thiện hạnh trong đời sống hằng ngày. Họ huân tập bản thân trong các thiện hạnh để khi chết đi thì [những dấu ấn của] các thiện hạnh này lại được kích hoạt trở lại, trở thành những phương tiện giúp họ tái sinh vào những cõi cao hơn. Ngược lại, những vị Bồ tát tối thắng, là những người đã đạt đến con đường của cái thấy (kiến đạo), các vị ấy không đầu thai trở lại do bởi nghiệp lực hay các xúc cảm ô trược nguy hại lôi kéo, mà do bởi sức mạnh của lòng từ bi của các ngài dành cho chúng sinhdựa trên những lời cầu nguyện muốn đem lại lợi lạc cho kẻ khác. Các vị ấy có thể lựa chọn nơi chốn và ngày giờ chào đời, cũng như lựa chọn cha mẹ tương lai. Một sự đầu thai như thế, duy nhất bởi vì lợi lạc cho các chúng sinh khác, chính là sự đầu thai xuyên qua sức mạnh của lòng từ bi và sự cầu nguyện.

Ý nghĩa của Tulku (hóa thân)

Có vẻ như là phong tục Tây Tạng về việc sử dụng danh hiệu “Tulku” (Thị Hiện Thân của Phật) dành cho những vị hóa thân đã khởi sự bắt đầu từ khi những người mộ đạo sử dụng từ Tulku đó như là một tước hiệu danh dự. Nhưng mà từ đó trở đi thì cách gọi này trở thành là một biểu lộ thông thường. Nói chung, từ Tulku ám chỉ một khía cạnh đặc biệt của đức Phật, là một trong ba hay bốn khía cạnh [phẩm tánh] đã được mô tả trong Kinh thừa. Dựa trên những giải thích về các phẩm tánh này của đức Phật, một người hoàn toàn thoát khỏi, không bị trói buộc bởi những tâm thức ô nhiễm nguy hại và không bị trói buộc bởi nghiệp, người ấy có khả năng đạt được Pháp Thân (Chân Thân) (Truth Body-Dharmakaya), và Pháp Thân ấy bao gồm Trí Pháp Thân (WisdomTruth Body) và Thể Tánh Pháp Thân (Nature Truth Body). Trí Pháp Thân chỉ đến tâm giác ngộ của một vị Phật; tâm ấy, trong một khoảnh khắc có thể nhìn thấy trực tiếp mọi thứ, một cách đích xác như chúng thật là. Tâm ấy hoàn toàn tịnh hóa khỏi các xúc cảm nguy hại, kể cả hoàn toàn tịnh hóa khỏi các dấu ấn của các tâm thức tiêu cực ấy, xuyên qua việc tích lũy công đứctrí tuệ qua một thời gian dài. Sau đó, đến Thể Tánh Pháp Thân, là đang chỉ đến tánh không của chính tâm toàn tri toàn giác ấy. Đây là hai đặc tánh của chư Phật dành cho chính các ngài. Nhưng mà bởi vì các phẩm tánh ấy không thể được trực tiếp tiếp cận bởi những người khác, chỉ có thể xuyên suốt được giữa các vị Phật với nhau, cho nên bắt buộc chư Phật phải hóa hiện trong hình tướng phàm để chúng sinh có thể tiếp cận và như vậy thì mới có thể giúp đỡ được chúng sinh. Vì vậy, khía cạnh sắc tướng cao nhất của một vị Phật chính là Thọ Dụng Thân (Báo Thân) (Body of Complete EnjoymengSambhogakaya), có thể được tiếp cận bởi chư Bồ Tát cao tột, và Thọ Dụng Thân thì có năm phẩm tánh, mà một trong năm phẩm tánh đó là an trú tại cung trời Sắc Cứu Cánh Thiên (Akanishta). Rồi từ Thọ Dụng Thân ấy lại hóa hiện ra vô lượng vô số Thị Hiện Thân của chư Phật (Hiện Thân) hoặc Tulku (Nirmanakaya – Hóa Thân). Các vị hiện ra như là chư Thiên hoặc loài người và có thể được tiếp cận bởi các chúng sinh bình thường. Hai đặc tánh mang hình tướng này của Phật được gọi là Sắc Thân (Form Bodies), có nghĩa là với dành cho những kẻ khác.Thị Hiện Thân (Emanation Body) gồm có ba phân loại:

a) HiệnThân Tối Thượng (Supreme Emanation Body) giống như là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là đức Phật lịch sử, đã hóa hiện mười hai công hạnh của một vị Phật, chẳng hạn như là đản sanh vào nơi chốn mà ngài đã lựa chọn,vv...

b) Hiện Thân Mỹ Thuật (Artistic Emanation Body) để phụng sự người khác bằng cách thị hiện như là những nghệ nhân, nghệ sĩ, vv…

c) Hóa Hiện Thân (Hóa Thân) (Incarnate Emanation Body) mà qua đó chư Phật hiện ra trong vô số hình tướng khác nhau như là con người, Hộ Phật, con sông, chiếc cầu, dược thảo và cây cối để giúp đỡ chúng sinh.

Trong số ba loại Thị Hiện Thân này, sự tái sanh của các vị đạotâm linh được công nhận và biết đến như là các vị Tulku tại Tây Tạng nằm trong loại Thị Hiện Thân thứ ba. Trong số các vị Tulku này, có thể có nhiều vị là những Hóa Thân đầy đủ phẩm tánh thực sự của chư Phật, nhưng điều này cũng không nhất thiếtáp dụng được cho tất cả các vị Tulku. Trong số các vị Tulku của Tây Tạng, có nhiều vị là tái sanh của các vị đại Bồ Tát tối cao, của các vị Bồ Tát trên con đường tích lũy (tư lương đạo) và con đường chuẩn bị (gia hạnh đạo), cũng như là tái sanh của những vị đạo sư, là những vị tuy qua minh chứng chưa thực sự bước vào đến con đường tư lương đạo và gia hạnh đạo ấy của chư Bồ Tát. Do đó, danh hiệu Tulku được dành cho các vị Lama tái sanh được đặt trên cơ sở rằng các ngài [không khác nào] giống như là các vị giác ngộ, hoặc do bởi các ngài có sự kết nối với một số các phẩm hạnh nào đó của chư vị giác ngộ. Như đức Jamyang Khyentse Wangpo đã có nói: “Tái sanh là chuyện xảy ra khi một người nào đó đầu thai trở lại sau khi vị tiền nhiệm qua đời; hiện thân là khi một sự hóa hiện xảy đến mà không cần có sự qua đời của vị [hóa thân] gốc.”

Tuyên nhận các hóa thân

Việc tuyên nhận ai là ai qua việc nhận diện đời trước của một người nào đó, việc ấy xảy ra ngay cả khi chính đức Phật Thích Ca còn tại thế. Có rất nhiều câu chuyện đã được tìm thấy trong Phẩm thứ tư - Agama (Ngũ Bộ Kinh) của Luật Tạng, trong Truyện Tiền Thân Phật, trong Kinh Hiền Ngu, Kinh Bách Nghiệp, vv… Trong đó, Như Lai đã khai mở về luật vận hành của nhân quả, kể lại vô lượng vô số câu chuyện về những ảnh hưởng nghiệp báo của đời trước được một người nào đó trải nghiệm trong đời này ra sao. Thêm vào đó, trong chuyện cuộc đời của những vị đạoẤn Độ là những người đã sống sau thời đại đức Phật, cũng khai mở cho ta thấy về những nơi chốn chào đời trong những kiếp quá khứ của các vị ấy. Có rất nhiều những câu chuyện như thế, nhưng hệ thống công nhận và thứ tự hóa các vị tái sanh đã không xảy ra tại xứ Ấn.

Hệ thống tuyên nhận các vị tái sanh tại Tây Tạng

Trước khi đạo Phật đến Tây Tạng thì kiếp trước kiếp sau cũng đã được công nhận trong truyền thống bản xứ thuộc đạo Bon của Tây Tạng. Và từ khi Phật giáo được truyền bá tại Tây Tạng thì gần như tất cả mọi người dân Tây Tạng đều tin vào kiếp trước kiếp sau. Việc đi điều tra, tìm kiếm tái sanh của rất nhiều vị đạotâm linh, là những người duy trì Phật pháp, cũng như phong tục cầu nguyện các vị ấy một cách vô cùng thành tín, tất cả đã trở thành những điều được thực hành rộng rãi ở khắp nơi trên xứ TâyTạng. Có rất nhiều những kinh văn chính thống, các văn liệu bản xứ của Tây Tạng, chẳng hạn như Mani Kabum hoặc Giáo Lý Năm

Nhánh Kathang cùng những tài liệu tương tự như Tập Luận của Các Đệ Tử Kadam, Chuỗi Châu Bảo, Giải Đáp Các Thắc Mắc là những tài liệu được kể lại bởi vị đạoẤn Độ vô song, ngài Dipankara Atisha của thế kỷ thứ 11 tại Tây Tạng, trong đó có kể lại về những câu chuyện của các tái sanh của Thánh giả Quán Thế Âm, Bồ Tát của Đại Từ Bi. Tuy thế, truyền thống chính thức tuyên nhận các vị tái sanh của các đạo sư như truyền thống tái sanh ngày nay đã khởi sự bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ 13 qua sự việc ngài Karmapa Pagshi đã được chính các đệ tử của ngài tuyên nhận ngài là tái sinh của (vị tiền nhiệm) Karmapa Dusum Khyenpa, dựa trên chính những chỉ dẫn được để lại cho đệ tử bởi vị tiền nhiệm ấy. Từ đó trở đi, đã có 17 hóa thân Karmapa trong hơn chín trăm năm nay. Cũng giống như thế, bắt đầu từ việc tuyên nhận ngài Kunga Sangmo là tái sanh của ngài Khandro Choekyi Dronme của thế kỷ thứ 15 cho đến nay thì đã có 10 vị tái sanh của Samding Dorje Phagmo. Cho nên, trong số các Tulku được tuyên nhận tại Tây Tạng, có những vị là tu sĩ và những vị là hành giả Mật thừa, cả nam lẫn nữ. Hệ thống tuyên nhận các vị tái sanh dần dần lan truyền đến các truyền thống Phật Giáo Tây Tạng khác, kể cả đạo Bon, ở Tây Tạng. Ngày nay, có những vị Tulku được tuyên nhận trong khắp bốn truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, Sakya, Geluk, Kagyu và Nyingma, cùng với Jonang và Bodong, là những vị hiến mình cho Giáo pháp. Nhýng cũng có những trýờng hợp cho thấy là trong số các vị Tulku ấy, có những vị ðáng phải hổ thẹn.

Đấng toàn giác Gedun Drub, một ðệ tử tâm truyền của ngài Je Tsongkhapa, ðã khai lập tu viện Tashi Lhunpo tại vùng Tsang và ðã chăm lo cho các đệ tử của ngài. Đại sư Gedun Drub thị tịch vào năm 1474 vào tuổi 84. Cho dù lúc đầu, chẳng có nỗ lực nào để nhận diện lại tái sanh của ngài, nhưng cuối cùng người ta bị buộc phải tuyên nhận đứa trẻ tên Sangye Chophel, ra đời vào năm 1476 tại Tanak ở vùng Tsang, bởi vì những gì đứa trẻ đó nói ra cho thấy nó có một trí nhớ cực kỳ tuyệt vời và không chút gì sai trật về cuộc đời trong quá khứ. Từ đó trở đi, một truyền thống tái sanh đã khởi sự bắt đầu, chuyên đi tìm kiếm và tuyên nhận lại những vị tái sanh kế tiếp của các vị Đạt Lai Lạt Ma do Gaden Phodran Labrang, và sau đó, do Chính Quyền Gaden Phodran, điều hành.

Cách thức tuyên nhận các vị tái sanh

Sau khi hệ thống tuyên nhận các vị Tulku bắt đầu hiện diện (tại Tây Tạng), có nhiều cách thức khác nhau đã được khởi sự và phát triển. Trong số những phương cách khác nhau này thì phương cách quan trọng nhất liên quan đến lá thư tiên đoán của vị tiền nhiệm cùng với những hướng dẫn và những dấu hiệu khác nhau có thể xảy đến; hoặc qua cách vị tái sanh nhớ lại và kể lại một cách đáng tin cậy về chuyện đời trước; hoặc qua cách vị ấy nhận diện ra được những vật dụng thuộc về vị tiền nhiệm hoặc nhận diện ra được những người thân cận trong đời trước. Ngoài những phương thức ấy ra, còn có thêm những phương thức bổ túc khác, chẳng hạn như là thỉnh xin các tiên đoán của những vị đạotâm linh đáng tin cẩn, cũng như hỏi xin tiên đoán của những vị thầy tiên tri thế tục (oracle) trong khi các vị này đang ở trong trạng thái xuất thần, hoặc quan sát các linh ảnh hiện ra trong những hồ nước thiêng của những vị hộ pháp như là Hồ Lhamoi Latso, là hồ nước linh thiêng ở về phía nam Lhasa.

Khi xảy ra sự việc có nhiều hơn là một người ứng tuyển tương lai có thể được tuyên nhận là một vị Tulku, và quyết định lựa chọn tối hậu trở thành việc quá khó khăn, thì có một phương pháp tiên đoán nữa được đem ra sử dụng, đó là việc dùng những viên bột (zen tak) ngay trước một linh ảnh trong khi khẩn thiết thỉnh nguyện năng lực của chân lý nhiệm mầu.

Hiện thân trước khi vị tiền nhiệm qua đời (ma-dhey tulku)

Thông thường, một vị tái sanh phải là một người đầu thai trở lại làm một con người khác, sau khi vị tiền nhiệm qua đời. Thông thường, các chúng sinh bình thường không thể hóa thành ra một hiện thân khác trước khi họ chết (ma-dhey tulku), nhưng chư vị đại Bồ Tát tối cao, là những người có thể đồng lúc hóa hiện trong trăm ngàn hình tướng khác nhau, các vị ấy có thể hóa hiện ra một hiện thân ngay cả trước khi các vị ấy lìa đời. Trong truyền thống tuyên nhận Tulku của Tây Tạng, có những hiện thân thuộc vào cùng một dòng tâm thức với vị tiền nhiệm, có những hiện thân có sự liên hệ với nhau qua năng lực của nghiệp duyên và sự cầu nguyện, và có những hiện thân đã hóa hiện như là kết quả của sự gia trì và phó thác.

Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và (hóa độ) chúng sinh. Trong trường hợp của một vị Lama như một người bình thường, thay vì có một vị tái sanh thuộc vào cùng trong một dòng tâm thức, thì một người nào đó với những liên hệ kết nối (tâm linh) với vị Lama ấy, xuyên qua phước duyên thanh tịnh và (năng lực) cầu nguyện thì người đó cũng có thể được công nhậnhiện thân của vị Lama. Một cách khác hơn nữa, cũng có thể là vị Lama sẽ bổ nhiệm một người kế thừa, và người kế thừa, có thể là một đệ tử hoặc một người nào đó trẻ tuổi hơn, sẽ được tuyên nhận là hiện thân của vị Lama kia. Bởi vì những sự lựa chọn như vậy cũng có thể xảy ra trong trường hợp của một chúng sinh bình thường, nên trường hợp có một vị hiện thân không thuộc vào cùng một dòng tâm thức cũng có thể xảy ra trước khi (vị tiền nhiệm) lìa đời. Trong một số trường hợp, một vị đại cao tăng Lama cũng có thể có một vài tái sanh khác nhau đồng một lúc, chẳng hạn như hiện thân của thân, hiện thân của khẩu và hiện thân của ý, vv… Trong thời hiện đại, có những trường hợp nhiều người biết đến, ấy là có những vị hiện thân đã hóa hiện trước khi [vị tiền nhiệm] lìa đời, chẳng hạn như là trong trường hợp của ngài Dudjon Jigdral Yeshe Dorje và ngài Chogye Trichen Ngawang Khyenrab.

Sử dụng chiếc Lư Vàng

Bởi vì thời mạt pháp này ngày càng tệ mạt, và bởi vì các tái sanh của những vị Lama cao trọng được tuyên nhận ngày càng nhiều, lại có một số vị được tuyên nhận bởi các động lực chính trị, nên con số những vị tái sanh được công nhận qua các phương pháp không đúng đắn và đáng hồ nghi ngày càng cao, và kết quả của sự việc này là gây ra một tai hại hết sức to lớn cho Đạo pháp. Trong giai đoạn xung đột giữa Tây Tạng và Gurkha (1791-1793), chính phủ Tây Tạng đã phải cầu cứu sự hỗ trợ của quân đội Mãn châu (Manchu). Kết cuộc là quân đội Gurkha đã bị đánh đuổi khỏi lãnh thổ Tây Tạng, và sau đó, chính quyền Mãn châu đã soạn ra một bản kiến nghị 29 điểm dựa trên cái cớ là giúp cho cơ quan điều hành của Chính Phủ Tây Tạng thêm phần hiệu quả. Kiến nghị này gồm có những đề nghị về việc có thể bắt thăm từ một chiếc Lư Vàng (chiếc bình làm bằng vàng) để quyết định về việc công nhận tái sanh của các vị Đạt Lai Lạt Ma, của các vị Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) cũng như của các vị Hutuktu - một tước hiệu Mông Cổ dành cho những vị Lama cao trọng. Do đó, phương thức bắt thăm này đã được noi theo trong một vài trường hợp tuyên nhận hóa thân của Đạt Lai Lạt ma, Ban Thiền Lạt Ma hoặc một vài vị Lama cao trọng khác. Nghi thức cần phải noi theo đã được viết xuống bởi đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 8, ngài Jamphel Gyatso.

Cho dù sau khi một hệ thống như vậy đã được giới thiệu trước đây, nhưng trong trường hợp của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 9, thứ 13 và trong trường hợp bản thân tôi, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 thì phương thức bắt thăm từ chiếc Lư Vàng đã được bãi bỏ. Ngay cả trong trường hợp của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 10, vị hóa thân đích thực đã được tìm thấy và trên thực tế thì phương thức trên không hề được tuân theo, nhưng để làm vui lòng người Mãn châu, đã có một công bố ra đời, đơn giản báo cho họ biết rằng nghi thức đó đã được sử dụng.

Hệ thống chiếc Lư Vàng thật ra chỉ được sử dụng trong hai trường hợp duy nhấtĐạt Lai Lạt Ma đời thứ 11 và đời thứ 12. Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 12 đã được tuyên nhận trước khi phương thức chiếc Lư Vàng được áp dụng. Và vì vậy cho nên, chỉ có duy nhất một trường hợp Đạt Lai Lạt Ma được lựa chọn dựa vào chiếc Lư Vàng. Cũng như thế, trong số các hóa thân của Ban Thiền Lạt Ma, ngoại trừ đời thứ 8 và đời thứ 9, không có một trường hợp nào khác mà phương cách này được sử dụng. Hệ thống bắt thăm này đã được áp đặt bởi chính quyền Mãn châu, nhưng người Tây Tạng không có chút niềm tin nào vào điều này bởi vì việc này thật sự chẳng mang một tính cách tâm linh nào cả. Dù là như thế, nếu phương cách này được sử dụng một cách chân thành thì chúng ta cũng có thể xem đó tương tự giống như cách thức tiên đoán dựa trên việc sử dụng các viên bột (zen tak).

Vào năm 1880, trong thời điểm tuyên nhận Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 là hóa thân của đời thứ Mười Hai, ta thấy vẫn còn hiện hữu những dấu vết của sự liên hệ Đạo SưBảo Hộ giữa Tây Tạng và Mãn châu. Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 đã được tuyên nhận là vị hóa thân đích thực không hề sai trật từ đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 8, từ những tiên đoán của các vị thầy tiên tri (oracle) thuộc [hai tu viện] Nechung và Samye, cùng với việc quan sát những linh ảnh hiện ra trong Hồ Lhamoi Latso, và do đó, nghi thức chiếc Lư Vàng đã không được noi theo. Ta có thể hiểu về điều này rất rõ ràng xuyên lá chúc thư cuối cùng của đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13, viết vào năm Con Khỉ Nước (1933), trong đó ngài có nói rằng:

“Như tất cả các vị đã biết, tôi đã được lựa chọn, không từ cái tập quán lựa chọn bắt thăm từ chiếc Lư Vàng, mà tôi đã được lựa chọn dựa trên những lời tiên tri và tiên đoán. Theo đúng như những lời tiên tri và tiên đoán mà tôi đã được tuyên nhận là tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma và đã được tấn phong.”

Khi bản thân tôi được công nhậnhóa thân đời thứ 14 của Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1939 thì liên hệ Đạo SưBảo Hộ giữa Tây Tạng và Trung Hoa đã chấm dứt (trước đó) rồi. Vì vậy cho nên, không có cần phải đặt câu hỏi về nhu cầu sử dụng chiếc Lư Vàng để xác nhận việc tuyên nhận hóa thân của tôi. Điều mà rất nhiều người biết là vị Nhiếp Chính của Tây Tạng vào thời điểm đó cùng với Hội Đồng Quốc Gia Tây Tạng đã tuân theo phương thức tuyên nhận Đạt Lai Lạt Ma dựa trên những tiên đoán của các vị Lama cao trọng, của các vị thầy tiên tri cùng với các linh ảnh hiện ra tại Hồ Lhaomi Latso; và Trung Hoa không có bất kỳ một liên hệ dính líu gì đến việc này. Cho dù là như thế, có một số nhân viên cao cấp có liên hệ trong chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng (Guomintang), đã xảo quyệt tung ra những lời nói dối trong giới báo chí nói rằng họ đã đồng ý có những bước đi trước qua việc sử dụng cái Lư Vàng, và nói thêm rằng ông Wu Chung Tsin đã chủ toạ lễ tấn phong của tôi, v.v... Lời nói dối này đã được vạch trần bởi Ngabo Ngawang Jigme, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Thường Trực của Hội Nghị Quốc Gia Nhân Dân, một người được Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa xem là nhân vật cấp tiến nhất.

Điều này đã trở nên rất rõ ràng trong Phiên Họp thứ Nhì của Hội Nghị Toàn Vùng Tây Tạng (ngày 31/ 07/ 1989), khi vào cuối bài diễn văn, ông ta đã giải thích chi tiết tường tận và trưng bày cho mọi người xem các văn kiện như là các chứng cớ. Rồi ông ta kết luận: “Có nhu cầu nào để cho Đảng Cộng Sản theo chân và tiếp tục những lời nói dối của Trung Quốc Quốc Dân Đảng không?”

Chánh sách giả dốihy vọng hão huyền

Trong thời gian đã qua, có những trường hợp của những người quản lýtrách nhiệm, chuyên quản lý gia tài bất động sản giàu có kếch sù của những Lama. Những người này đã ham mê chạy theo những cách thức công nhận tái sanh một cách bất chính và điều này đã làm hại đến thanh danh của Giáo pháp, của cộng đồng tu sĩ cũng như của xã hội của chúng ta.

Thêm vào đó, từ thời Mãn châu đến nay, các giới chính trị có thế lực của Trung Hoa thường xuyên tham dự trong các phương tiện đầy xảo trá, sử dụng Phật giáo, các vị thầy của Đạo Phật cũng như các vị hóa thân Tulku như là các công cụ để hoàn thành các tham vọng chính trị của họ, qua việc họ can thiệp vào các vấn đề của Tây TạngMông Cổ. Điều này thật là một sự xúc phạm và đáng bỉ hổ. Việc bắt ép tuân theo những cách thức không thích đáng khác nhau để công nhận các tái sanh (với mục đích) xóa sạch truyền thống đặc thù của văn hóa Tây Tạng hiện đang tạo ra những thiệt hại rất khó chữa lành.

Do đó, bởi vì tôi có trọng trách phải bảo vệ Giáo phápchúng sinh, và ngăn chặn các âm mưu nguy hại ấy, nên tôi phải đưa ra lời công bố sau đây.

Tái sanh kế tiếp của Đạt Lai Lạt Ma

Như tôi đã có nhắc đến trước đây, tái sanh là một hiện tượng chỉ nên xảy ra, hoặc là qua sự tình nguyện lựa chọn của cá nhânliên hệ, hoặc ít nhất là cũng qua sức mạnh của nghiệp duyên, phước báu và sự cầu nguyện. Bởi thế cho nên, cá nhân người tái sanh có toàn quyền quyết định là muốn tái sanh ở đâu, tái sanh bằng cách nào và qua hình thức nào mà vị tái sanh sẽ được tuyên nhận. Đây là một thực tại không ai có thể ép buộc, hoặc sử dụng mánh khóe để thao tác.

Khi tôi vào khoảng 90 tuổi, tôi sẽ tham vấn với những vị Lama cao trọng thuộc các truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, cùng với cộng đồng Tây Tạng và những người có liên hệ đang noi theo Phật Giáo Tây Tạng. (Vào lúc đó) tôi sẽ thẩm định lại về cơ chế Đạt Lai Lạt Ma xem có nên tiếp tục hay không. Dựa trên căn bản đó, chúng ta có thể đi đến một quyết định. Nếu [vào lúc đó] có quyết địnhtái sanh của Đạt Lai Lạt Ma cần phải tiếp tục và có nhu cầu để Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 15 được tuyên nhận thì trọng trách của việc tuyên nhận hóa thân phần lớn sẽ nằm trong tay của những nhân viên có liên hệ [được ủy quyền], thuộc cơ quan Gaden Phodrang Trust của Đạt Lai Lạt Ma. Những vị này cần phải tham vấn với các vị thủ ngôi trì giữ các truyền thống tu tập khác nhau trong Phật Giáo Tây Tạng, cùng tham vấn với những vị Hộ Pháp tín cẩn, là những vị đã được nối kết chặt chẽ không phân lìa và đã tuyên thệ (trung thành) với dòng truyền thừa của các vị Đạt Lai Lạt Ma. Những nhân viên (được ủy thác này) cần phải nhận lấy những lời khuyên và hướng dẫn từ các vị có liên hệthi hành phương thức tìm kiếm và tuyên nhận dựa theo truyền thống trong quá khứ. Tôi sẽ để lại những lời hướng dẫn rõ ràng minh bạch về việc này. Hãy ghi khắc trong tâm khảm rằng, ngoại trừ vị tái sanh được tuyên nhận xuyên qua những phương cách chính thống như thế, thì không thể công nhận hay chấp thuận một ứng viên nào được lựa chọn từ những lý do nào, bởi bất kỳ ai.

Tóm lại, bản tâm nguyện này của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 do chính ngài tuyên đọc vào ngày 27 tháng 4 năm 2011tại Dharamsala, Ấn độ. Như vậy, chúng ta thấy ngài đã tuyên bố xin rút lui khỏi chính trường vì ngài muốn có một xã hội Tây Tạng tự lực, dân chủ (như nhiều nước trên thế giới) hơn là dựa vào các Đức Đạt Lai Lạt Ma và điều này đã được thực hiện dưới sự chứng minh và hỗ trợ sáng suốt của ngài, Ban thiền Lạt ma và nhiều nhân vật cao cấp Tây Tạng. Ngài cũng tuyên bố khi ngài được 90 tuổi, ngài sẽ tham khảo với các vị cao tăng, quần chúng, và nhiều người khác trong đạo để xét xem có nên tiếp tục với “định chế của Đức Đạt Lai Lạt Ma” và có cần thừa nhận Lạt Ma đời thứ 15 hay không. Bởi vì ngài muốn tránh các sự công nhận tái sanh không theo truyền thống Tây tạng và nhất là lúc này nhiều hiện tượng tái sanh do mục tiêu phi Phật giáo đã đang xảy ra. Vì thế, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng cũng cho hay rằng ngài quyết định đưa ra “rõ ràng các hướng dẫn để nhận ra Đức Đạt Lai Lạt Ma đời sau” trong khi ngài vẫn còn “mạnh khỏe về thể chất và tinh thần” để “không có sự nghi ngờ hoặc giả trá” và chính ngài sẽ là người có toàn quyền quyết định về cách thức và những dấu hiệu nào để nhận ra sự tái sinh này.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CUỐI CÙNG

Thỉnh thoảng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tự hỏi liệu mình là Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng? Có thể! Vì hai lý do:

Một là vấn đề chính trị. Tôi trả lời rằng tôi không có trách nhiệm cho truyền thống của các Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chính người Tây Tạngtrách nhiệm cho việc này. Tôi đã nói điều này nhiều lần. Người Tây Tạng muốn truyền thống của các Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục? Họ sẽ quyết định việc này theo đa số. Tôi sẽ rút lui. Trong trường hợp này, tôi sẽ là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng.

Lý do thứ hai là về lịch sử. Nhiều người nghĩ rằng truyền thống của các đức Đạt Lai Lạt Mabản chất của Tây Tạng. Điều này là sai. Cho tới thế kỷ 14, Tây Tạng tồn tại mà không có đức Đạt Lai Lạt Ma nào. Như vậy, cũng có thể xảy ra giống như vậy trong tương lai.

Tuy nhiên! Vì vô số chúng sanh đau khổ trong thế gian này, chúng ta kính cầu nguyện Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và những hóa thân kế tiếp của ngài sẽ tiếp tục xuất hiện và lưu dấu mãi ở Ta bà này như lời ngài đã nguyện:

Bao lâu thế giới này còn tồn tại,

Chừng nào tất cả chúng sanh còn đau khổ,

Tôi phát nguyện sẽ tiếp tục còn nỗ lực,

Diệt trừ hết nổi khổ đau của tất cả thế gian.

**



[1] Bản Việt ngữ được Konchog Jimpa Lhamo chuyển dịch từ bản Anh ngữ vào ngày 26/09/2011. http://dalailama.com/messages/tibet/reincarnation-statement.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant