Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 6: Ảnh Hưởng Chuyến Đi Của Thiền Sư Nhất Hạnh Tại Việt Nam

15 Tháng Tám 201200:00(Xem: 4221)
Chương 6: Ảnh Hưởng Chuyến Đi Của Thiền Sư Nhất Hạnh Tại Việt Nam

PHẬT GIÁOTHỜI ĐẠI
Thích Nhật Từ
Hiệu chỉnh: Phú Tuệ, Thích Nữ Tâm Minh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

Chương 6: Ảnh hưởng chuyến đi
của Thiền sư Nhất Hạnh tại Việt Nam

Sức sống từ trận mưa nguồn
Bổ sung nguồn dữ liệu
Nhìn nhận khách quan
Giá trị trận mưa
Phật giáo và chính thể
Bước chân tâm linh
Động lực cho hành giả trẻ
Tiếp nhận từ trận mưa


Kính thưa quý vị thính giả! Chương trình Đuốc Tuệ hôm nay rất vui và hân hoan được đón tiếp thầy Thích Nhật Từ, một vị tu sĩ cũng là một học giả Phật giáo đến thăm miền Nam California. Chúng tôi được thầy hoan hỷ cho phép mở cuộc phỏng vấn thầy về nhiều vấn đề. Chúng tôi xin hỏi thầy một số câu hỏi và sẽ phát thanh những lời phát biểu của thầy thành nhiều chương trình trong đài phát thanh Đuốc Tuệ.

PV: Kính bạch thầy! Chương trình phát thanh Đuốc Tuệ tạ ơn thầy đã cho phép chúng con được phỏng vấnhân hoan đón tiếp thầy ở đây. Trước hết, xin chúc thầy sức khỏe và mong muốn chuyến thăm, hoằng pháp này của thầy ở Hoa Kỳ mọi điều tốt đẹp và được chư Phật gia hộ!

Riêng chương trình phát thanh Đuốc Tuệ, chúng con xin thỉnh ý thầy nhiều vấn đề. Đầu tiên, Tâm Cát xin hỏi thầy một việc có liên quan đến chuyến đi thăm của Thiền sư Nhất Hạnh tại Việt Nam. Xin thầy cho biết cảm nghĩ, đánh giá của thầy về chuyến đi đó và sau khi thiền sư rời Việt Nam trở về Pháp.

Sức sống từ trận mưa nguồn

TNT: Trước nhất, chân thành cảm ơn hội Phật học Đuốc Tuệ đã tạo cơ hội cho cuộc phỏng vấn này được diễn ra và thông qua đó, chúng tôi có cơ hội trình bày, chia sẻ với toàn thể thính giả của Đuốc Tuệ! Chuyến đi của Thiền sư Nhất Hạnh mở ra cho Phật giáo Việt Nam một vận hội rất mới vì sự khai phóng đó kéo theo hàng loạt sóng gió từ rất nhiều góc độ chính trị, văn hóa đối với Phật giáo trong và ngoài nước. Chúng tôi thích dùng ẩn dụ Dược thảo dụ trong kinh Pháp Hoa để nói về bản chất chuyến đi của thiền sư.

Một trận mưa đổ xuống, cây cỏ được hấp thụ chất và lượng nước mưa khác nhau. Có những cây sinh sôi nảy nở rất tốt, có những cây phát triển vừa vừa, có những cây ngập lụt mà chết. Như vậy, bản chất giá trị của cơn mưa phụ thuộc vào từng cây, nhu cầu của các loại cây cỏ đó. Do vậy, có thể nói tương tự, chuyến về quê của Thiền sư Nhất Hạnh như một trận mưa.

Trận mưa này, trước nhất khiến không khí oi bức về tình hình tu học của Phật giáo Việt Nam trong thời gian vừa qua giảm đi. Thứ hai, những loài cây nào nghiêng về chính trị quá mức, không chấp nhận nó như nguồn dưỡng chất cung cấp cho sự sống thì có đối kháng. Đối kháng không thừa nhận nước, trong khi nước là nhu cầu cho sự sống và dĩ nhiên, loại cây đó sẽ bị èo uột. Nhiều loại cây do được nước này chu cấp nhiều quá, nhiều đến độ không tin đó là sự thật và nhu cầu nên có thể bị úng, bị ảnh hưởng, gây tác hại về phương diện này hay phương diện nọ. Nếu nhìn từ góc độ chính trị thì rõ ràng, chuyến đi đó có ảnh hưởng về chính trị. Nếu nhìn từ góc độ Phật Pháp, đặc biệt dưới góc độ của sự hành trì thì hiển nhiên, chuyến đi của Thiền sư Nhất Hạnh đã để lại rất nhiều ấn tượng.

Chúng ta biết rõ sau biến cố năm 1975, con đường hành trì của nội bộ Phật giáo vẫn tiếp tục nhưng còn nhiều trở ngại. Cách thức hành đạo của Thiền sư Nhất Hạnh mở ra ít nhất cho Phật giáo trong nước một dữ liệu rất quan trọng để tham khảo, được đặt trước Tăng-Ni và Phật tử Việt Nam. Trong thời gian rất ngắn, khoảng 13 năm trở lại đây mà thiền sư đào tạo được các đồ đệ dưới hình thức xuất giakiến thức về Phật pháp, cách dấn thân hành đạo, con đường hành trì, những biểu đạt thân, khẩu, ý của các thiền sinh mới này không thua kém gì những người có quá trình hành trì lâu dài. Vì thế, con đường hành trì đó là điểm tựa tinh thầntâm linh rất quan trọng, nếu Phật giáo thiếu phương diện này thì chỉ có thể đóng góp lớn nhất về phương diện văn hóa, kế đến là phương diện tín ngưỡng thông thường chứ không đạt được mức đức Phật đã gửi gắm, đem chính pháp và biến chính pháp thành dưỡng chất của tinh thần cho tất cả những người có duyên với Phật pháp. Do vậy, dữ liệu tham khảo này rất quan trọng và cần thiết.

Bổ sung nguồn dữ liệu

Sỡ dĩ, dùng từ tham khảo vì muốn nhận định một cách khách quan. Chúng tôi không phải đệ tử của Thiền sư Nhất Hạnh, không phải cuồng tín về những gì thầy dạy mà chúng tôi tiếp cận những gì thầy mang lại cho cộng đồng quốc tế trong thời gian qua. Duyên kỳ ngộ đặc biệt trong thời gian trở về Việt Nam cho Tăng-Ni và Phật tử là rất quan trọng. Tham khảo trong trường hợp giúp con người có cái nhìn mở, thấy được ở chân trời phương Tây với nhiều bối cảnh của thế giới nhân danhtự do, dân chủ, thoải mái thì hướng đi của thiền quán và sự hành trì đã để lại cho họ ít nhất một chất liệu tháo gỡ những căng thẳng, xung đột, va chạm ý thức hệ hàng ngày. Nếu áp đặt chất liệu đó vào mảnh đất Việt Nam, nơi có quá nhiều sự đổ vỡ, rạn nứt lẫn nhau chỉ vì ý thức hệ, con đường lý tưởng, khuynh hướng tông môn pháp phái hay trong và ngoài nước hoặc trước và sau năm 1975 thì khó có thể xem nó như một dữ liệu cần thiết. Dùng từ dữ liệu tham khảo để sự tiếp cận ít nhất mong được bằng cách khách quan, bỏ ra ngoài hết các khuynh hướng, định danh dán nhãn đối tượng hay đeo cặp kính màu của một thời quá khứ nào đó hoặc thành kiến từng hiểu lầm nhau trong quá khứ…

Tất cả những áp lực đó, nhà Phật thường gọi là ngã chấp, tức bản ngã chấp nhiều quá nên dán bản ngã đó lên các dữ liệu khác. Vì thế, không sẵn sàng và không đón nhận được những gì đến một cách rất vô tư mà nghĩ rằng, đã có sự sắp đặt thế này thế kia ngược với khuynh hướng và hệ giá trị mà mình đã đặt ra. Tiếp cận chuyến đi của Thiền sư Nhất Hạnh dưới góc độ dữ liệu tham khảo, sẽ dễ dàng chấp nhận những giá trị ngài đã đóng góp, ít nhất là việc hành trì của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.

Trước năm 1975, Việt Nam có nhiều trường, viện Phật học, cơ cấu tổ chức là Tăng-Ni khi nhập học phải ở tại chỗ nên khuynh hướng hành trì, cách thức dấn thân và kiến thức Phật pháp chia sẻ với tinh thần Lục hoà tương kính trong Tăng đoàn, nhất là thế hệ đi sau có thể nhìn thấy được tấm gương đặc biệt cao thượng, giới đức tinh nghiêm của thế hệ đi trước. Bản thân của sự quan sát đó trở thành nguồn giáo dục rất lớn cho thế hệ trẻ để họ có thể dấn thân làm những việc Phật sự sau này. Với những lý do lịch sửđiều kiện khó khăn của xã hội, sau năm 1975, truyền thống tốt đẹp đó không còn được duy trì.

Vì không bận tâm với những khó khăn về nguyên do đó và thấy nó như một thực tại nên khuynh hướng hành trì thiếu sự nhất quán, tất cả Tăng-Ni đến trường Phật học học xong rồi về lại chùa riêng của mình sinh hoạt, khi ấy, dĩ nhiên chịu ảnh hưởng rất nhiều khuynh hướng dấn thân và hành trì của vị trụ trì. Do đó, khi trưởng thành ra làm Phật sự thì có rất nhiều cách thức khác biệt khó có thể hòa nhập với nhau được. Bởi vậy, đào tạo được rất nhiều thế hệ trẻ thế mà làm Phật sự thành công như các thế hệ của những bậc tổ sư không là bao. Trong khi, các phương tiện, công cụ, chương trình, nội dung giáo dục ở các trường Phật học hiện tại so với trước không thua kém gì, hoặc thậm chí còn phong phú hơn rất nhiều. Chúng tôi không muốn đề cập đến vấn đề này nhưng nhìn một cách khách quan phải thừa nhận vậy.

Hệ quả dấn thân làm Phật sự thua kém những thế hệ đi trước là bởi, không có nhiều môi trường thực nghiệm tâm linh, ít nhất môi trường thí điểm những gì chúng ta được học trong trường lớp Phật học dấn thân hành đạo thế nào để có hiệu quả. Khuynh hướng hành đạo của Thiền sư Nhất Hạnh để lại những dữ liệu tham khảo rất quý báu. Nhìn con đường trở về của Thiền sư Nhất Hạnh dưới góc độ mời gọi, dấn thân vào hành trì và đưa kiến thức Phật pháp đã học được trong các trường lớp trở thành nguồn dưỡng chất, thực phẩm rất đa dạng, phong phú thì tin chắc sẽ thấy được những giá trị đóng góp to lớn. Thiền sư Nhất Hạnh có cơ hội rất quý báu, trở lại Việt Nam trong bối cảnh chính trị nhạy cảm, ý thức hệ phức tạp trước và sau năm 1975, nhiều phong ba bão táp nhưng con đường của bậc cao Tăng đi luôn luôn vượt lên trên những cái mà con người cho rằng phải nên hay không nên trong từng giai đoạn nào đấy. Con đường hành trì Phật pháp phải vượt lên trên những cái đó. Nếu hành đạo dưới góc độ này thì thấy chân lý vững chãitồn tại lâu dài, bằng không sẽ bị rơi vào một sai lầm mà trong kinh Bát Đại Nhân Giác, đức Phật đã từng lưu ý, gọi là quốc độ nguy thuý.

Nhìn nhận khách quan

“Quốc độ nguy thúy” có thể được hiểu dưới hai góc độ. Thứ nhất, hiểu theo nghĩa đen, quốc độ là một cõi nước hay một quốc gia về phương diện vật chất thì giòn bở với tính cách vô thường của cuộc đời trong những điều kiện vật lý xung quanh. Thứ hai, hiểu quốc độ là một chính thể mà trong đó nó đóng vai trò chuyển đổi hay vận hành vận mệnh của quốc gia trong từng giai đoạn và bối cảnh lịch sử nào đó thì tin chắc, lời đức Phật dạy không bao giờ sai. Tức là, không có chính thể nào tồn tại lâu dài với cuộc đời, có những chính thể kéo dài 50 năm, 100 năm, 200 năm, 500 năm… tùy theo cơ cấu tổ chức và giá trị phục vụ mà nó đóng góp cho cuộc đời nhưng nó vô thường, không tồn tại mãi với cuộc đời để thấy được giá trị chân lý phải vượt lên trên hạn định đó. Nhìn dưới góc độ nên hay không nên trong giai đoạn lịch sử này hay giai đoạn lịch sử kia là tự động cô lập chính pháp trong khuôn của định chế chính trị và định chế thời cuộc, tự tạo ra những rào cản, khoảng cách rất lớn.

Trong quá trình dấn thân làm Phật sự, đôi lúc thấy hạnh nguyện của Bồ tát Quan Thế Âm với 32 ứng thân là một trong những cách thức có thể học theo. Phải mang rất nhiều thân phận, cách thế, vận dụng rất nhiều phương tiện để Phật phápgiá trị chân lý của đức Phật đã dạy vượt lên trên định chế mà hiện hữukiến thức hạn hữu của kiếp người không thể làm vẩn đục, bận chân, cản trở con đường dấn thân của những bậc cao Tăng được.

Nếu tiếp cận với Phật pháp, với những đóng góp của các bậc cao Tăng dưới góc độ đó thì sẽ thấy giá trị cho cuộc đời rất lớn. Còn nhìn ở một định chế hay lấy một góc độ chính thể bất kỳ để nhận định, đánh giá thì không những không tiếp nhận được sự đóng góp mà lại gieo nghiệp rất xấu đối với vị cao Tăng đó nên trở thành người bất hạnh. Tạo ra sự cộng nghiệp ảnh hưởng giao thoa, lây lan tâm lý khiến người khác vì sợ hãi, thiếu dữ liệu, thiếu cách hiểu chính xác trở thành người xa lìa với những giá trị đóng góp ấy. Quả thật, đó là bất hạnh rất lớn cho cộng đồng Phật tử Việt Nam trong cũng như ngoài nước.

PV: Xin thành thật cảm ơn thầy đã đưa ra cái nhìn tổng quát trong chuyến đi của Thiền sư Nhất Hạnh. Sự nhìn nhận với tư cách tu sĩ vừa là học giả Phật giáo giúp thính giả có cái nhìn tốt hơn, nhận xét chính xác hơn về chuyến đi của thầy Nhất Hạnh. Đi vào cụ thể, con xin thầy nói qua quá trình Thiền sư Nhất Hạnh giảng dạy ở trong nước gần bốn tháng? Xin thầy cho biết, ảnh hưởng lời giáo hoá của thầy Nhất HạnhTăng đoàn của thầy đến quần chúng nói chung? Tiếp theoảnh hưởng chuyến hoằng dương này tới thanh thiếu niên, chính quyền, Phật tử Việt Nam ở quốc nội?

TNT: Đề cập đến ảnh hưởng của Thiền sư Nhất Hạnh qua chuyến đi hơn ba tháng rưỡi tại Việt Nam phải nhấn mạnh các giá trị đóng góp thầy để lại với tư cách một thiền sư hướng dẫn đời sống tâm linh qua những buổi thuyết pháp trong suốt thời gian thầy có mặt tại Việt Nam, ít nhất, có ba góc độ ảnh hưởng rất tích cực cho cộng đồng Việt Nam nói chung và các thế hệ Tăng-Ni Phật tử trong nước nói riêng.

Giá trị trận mưa

Phương diện liên hệ đến chính trị, dù Phật giáo không liên quan đến chính trị, không cổ suý cho bất cứ chính thể nào, không tán đồng, phê bình, chỉ trích bất kể cái gì không thích. Trên con đường đi, nếu đi đúng Phật pháp thì rõ ràng vẫn có những quan điểm nhất định nào đó về chính trị mà không cổ suý cho chính trị. Từ góc độ này, chúng ta thấy ảnh hưởng chuyến đi của Thiền sư Nhất Hạnh đối với nền chính trị Việt Nam rất lớn. Trước nhất, giúp giới chức của Đảng Cộng sản trong nước hiểu được đạo Phật thông qua cách lý giải của Thiền sư Nhất Hạnh hoàn toàn không lệ thuộc và không phải như bộ mặt về tín ngưỡng truyền thống tôn giáo mà họ đã gặp trong mấy mươi năm qua, kể từ khi chủ nghĩa Cộng sản trở thành một ý thức hệ quan trọng của nước Việt Nam. Nền tảng đạo học, tâm lý học hiện đại để triển khai Phật giáo trong các ngõ ngách của xã hội khiến người trong nước phải xem lại cách hiểu của mình về Phật pháp.

Phật giáo và chính thể

Đặt vai trò Phật giáo trong lịch sử cũng như thời hiện đại, chúng tôi còn nhớ một buổi thiền sư thuyết trình về đề tài “Tương lai của đạo Bụt ở Âu-Úc-Mỹ” cho khoảng 1.000 các nhà nghiên cứu về tôn giáo, làm công tác tôn giáo, giáo sư đại học và các nhà chính trị đã để lại ấn tượng rất tốt. Chẳng hạn, thiền sư nói: “Tôi nghe người ta nói, Đại sứ Việt Namphu nhân tại Pháp rất muốn đến Làng Mai, nhưng đến bây giờ chúng tôi vẫn chưa có cơ hội gặp các vị. Sẵn đây, chúng tôi xin hỏi quý vị, yếu tố nào, cản lực gì khiến quý vị không thể đến Làng Mai được? Rõ ràng, Làng Mai không hề có súng ống, rào cản, những cách dò xét các thủ tục này nọ, tại sao các vị không đến được?”. Cách đặt vấn đề đó rất có ý nghĩa trong bối cảnh của hoạt động tôn giáoViệt Nam, vì nó có một giai đoạn lịch sử dù không thành văn nhưng các Đảng viên không đi chùa, sinh hoạt tôn giáo.

Thiền sư nêu sự kiện Làng Mai ra để muốn nhắn nhủ với các vị Đảng viên, “lý do gì khiến các vị không dám đến chùa?”. Các vị biết, truyền thống lịch sử nước Việt Nam được cường thịnh trong suốt bốn thế kỷ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV dưới hai triều đại Lý và Trần là nhờ vào chất liệu tâm linh, chất liệu Bi-Trí-Dũng, những đóng góp to lớn của các vị thiền sư, cao tăng, nghĩa sĩ Phật giáo. Tại sao hiện tại lại xem đạo Phật như cái gì đó xa lạ? Chúng ta có một phản ứng đẩy ngược cái xa lạ đó ra bên ngoài, đến nỗi làm thương tổn Phật giáo ở góc độ này hay góc độ khác. Nên, cách giới thiệu đạo Phật dưới góc độ của tâm họcđạo học làm họ thấy đạo Phật rõ ràng phù hợp với những cái mà họ có thể cho là số một trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. Họ có thể cho họ là tất cả ấy vậy mà họ thấy được, bao nhiêu thế kỷ trước đức Phật đã vượt lên trên những cái họ cho họ là số một. Chúng tôi nghĩ, cách thức hành đạo, truyền bá, giới thiệu một cách khoa học đó làm người ta phải suy nghĩ lại.

Cách đặt vấn đề khác, Thiền sư Nhất Hạnh đưa vào cách thế làm cho não trạng của những nhà lãnh đạo trong nước phải thay đổi. Ví dụ, thiền sư nói: “Chúng tôi không ngạc nhiên khi biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp mỗi ngày đều ngồi thiền và khi được mời đến những nơi quân đội thay vì thuyết trình về chiến lược, chiến thuật thì Đại tướng lại truyền bá con đường thiền quán cho các binh sĩ để họ có thêm tinh thần vô uý, chí hùng cường, quan niệm về sống chết rất tầm thường, lòng yêu nước phát triển hơn bởi trong lịch sử Việt Nam, tổ tiên chúng ta đã từng làm điều đó.

Chúng tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên khi cựu Thủ tướng hay Chủ tịch nước trước lúc chết lại trở thành một Phật tửtổ tiên chúng ta đã từng làm thế”. Sự khác biệt Thiền sư Nhất Hạnh muốn nhắn nhủ giới chức lãnh đạo trong nước là, tổ tiên chúng ta đến với đạo Phật khi họ còn rất trẻ, còn nhiều tiềm năng, nhiều nhiệt huyết có thể biến ước mơ thành hiện thực. Bây giờ, quý vị đến với đạo Phật vào tuổi xế chiều, dĩ nhiên không muộn màng nhưng đã bỏ một khoảng thời gian rất xa, khoảng thời gian có thể làm được rất nhiều việc mà lại không làm. Thiền sư Nhất Hạnh nhắn nhủ giới chức lãnh đạo về chính trị, không chỉ những nhà làm công tác chính trị, cầm cân nẩy mực của quốc gia trong từng bối cảnh, giai đoạn lịch sử nào đó mà tất cả những nhà văn hoá, nhà học thuật, nhà nghiên cứu, đặc biệt những nhà kinh tế cần phải ứng dụng Phật pháp khi còn trẻ để có thể thấy được rằng, bên cạnh những giá trị vật chất đang theo đuổi và có được cần được hỗ trợ bởi một giá trị tinh thần cao hơn để đời sống con người không bị khập khiễng, ngoài bước chân của vật chất thì cần phải có bước chân tinh thần hỗ trợ.

Cách thức đánh động như vậy là chất xúc tác và tạo ra cơ chế thay đổi não trạng, tư duy của con người, khi đạt được giá trị vật chất rồi con người vẫn thấy thiếu một cái gì đó. Những cách thức đặt vấn đề của Thiền sư Nhất Hạnh khiến não trạng có nhiều sự thay đổi về chính trị ở những người đang đóng vai trò rất quan trọng trong nước. Nhận định dưới góc độ này sẽ thấy, chuyến đi đó rất tích cực. Mấy mươi năm trời, kể từ năm 1975 trở về đây, hầu như người ta đánh giá đạo Phật là đạo rất mê tín, là đạo dành cho người hấp hối hoặc đã qua đời. Như vậy, bộ mặt Từ-Bi-Trí-Dũng từ cách thức dấn thân, hội nhập vào cộng đồng xã hội với tinh thần vô ngã vị tha, vô uý của đức Phật, các vị Bồ-tát, các bậc cao Tăng được xã hội Việt Nam nhìn nhận như một tôn giáo bi quan, yếm thế. Vì thế, cách thức dấn thân của Thiền sư Nhất Hạnh, ít nhất là dám đặt ra vấn đề cần phải thay đổi về cái nhìn đối với tôn giáo, đừng đưa chính trị vào tôn giáo để hai bên đừng lũng đoạn, tạo nỗi bất hạnh lẫn nhau, điều mà nhiều người đã suy nghĩlên tiếng.

Lên tiếng có thể tạo ra sự đối kháng hoặc những suy nghĩ mà không dám đặt vấn đề hoặc có thể nói người ta nghe nhưng không chấp nhận là sự thật. Thiền sư đã đưa ra được vấn đề với tinh thần từ bixây dựng của nhà Phật. Chúng tôi tin chắc, dù người khó tính cỡ nào, người có thần tượng học thuyết, chủ nghĩa cá nhân chừng nào đi nữa thì vẫn tiếp nhận nó dưới góc độ rất khách quan. Qua sự khách quan đó sẽ thấy nó tạo ra sự thay đổi, đừng can thiệp lẫn nhau, chính trị đừng đưa vào đạo Phật. Dẫu dưới góc độ chính trị Cộng sản hay chính trị đối kháng Cộng sản, chính trị Tư bản hay chính trị sau Tư bản... nếu đưa vào đạo Phật tất cả những cái đó thì làm cho đạo Phật không còn là nền tảng cung ứng giá trị tâm linh vốn vượt lên trên hạn cuộc thông thường của cuộc đời. Về phương diện chính trị, Thiền sư Nhất Hạnh đã khuấy động được não trạng của những người được xem như đóng vai trò quan trọng trong khuynh hướng phát triển của Phật giáo hay khuynh hướng có mặt của đạo Phật trong nước Việt Nam mấy mươi năm qua, cần sự thay đổi rất cơ hữu chung cho cả dân tộc.

Bước chân tâm linh

Giá trị lợi ích thứ hai là giá trị về tâm linh, nếu nhìn cách thức hành đạo của thầy Nhất Hạnh, nhìn cách thầy dẫn dắt đạo Phật Việt Nam ở hải ngoại như Mỹ, những nước từng có nền tảng Thiên Chúa giáo, Tin Lành làm chuẩn thế mà đạo Phật đã len lỏi vào cộng đồng của người phương Tây không thông qua chiến tranh, cuồng tín, kinh tế theo kiểu “theo đạo có gạo mà ăn”. Nhưng, người ta vẫn thấy đạo Phậtgiá trị tinh thần lớn và mạnh, làm cho giới tri thức, nghiên cứu Việt Nam phải xem lại vấn đề về cách thức đã hiểu đạo Phật thông qua văn chương ảnh hưởng thấp kém do kỳ thị đạo Phật từng diễn ra trong lịch sử văn học Việt Nam, từ góc độ đó, tin rằng giới nghiên cứu sẽ có cái nhìn khác hơn về đạo Phật.

Trước nhất, họ có thể thấy đạo PhậtThiền sư Nhất Hạnh giới thiệu ở phương Tây là một đạo Phật rất trẻ trung. Hình ảnh gần 200 người xuất thân từ 30 quốc gia, tôn giáo khác nhau có vai trò, vị trí xã hội rất lớn, có tiến sĩ, luật sư, giáo sư, thậm chí có vị đã từng làm linh mục, mục sư Tin Lànhtrở thành đệ tử của thiền sư thì rõ ràng điều đó cho thấy một đạo Phật tâm học vượt lên trên tất cả hạn cuộc, biên cương của tôn giáo, bờ cõi ý thức hệ, những hạn cuộc trong và ngoài nước. Do đó, giới trí thức Việt Nam có nhiều cơ hội suy nghĩ lại cách thức đã từng ứng xử đối với đạo Phật trong mấy mươi năm qua.

Góc độ đó được hỗ trợ rất hay bằng hoạt động thiền hành, với tư cáchhành giả, thiền sư dẫn một đoàn thiền sinh mấy trăm người đi rất an nhiên, tự tại, thảnh thơi ở những khu vực rất hiếm sự hiện hữu của các tu sĩ. Có thể thấy tu sĩ Phật giáo đi chợ búa, chợ tết, chợ hoa… nhưng chưa thấy những vị ấy đi với tính cách thiền hành, thiền quán. Thiền sư Nhất Hạnh có cơ hội rất quý báu mà người trong nước không có được, đi thong dong tự tại ở chợ Bến Thành, chợ Đồng Xuân hoặc những khu vực quan trọng của nền văn hóa Việt Nam như Huế.

Những bước đi của các thiền sinh dưới sự hướng đạo của thiền sư đã làm cho rất nhiều người phải suy nghĩ. Tại sao có những người tu sĩ là người phương Tây? Thường trong nước có bệnh quan niệm ngoại là quý, cái gì của ngoại quốc cũng phải hấp dẫn, giá trị hơn trong nước. Bây giờ, những người coi là quý, tốt lành đó trở thành đệ tử của thiền sư, đệ tử của Phật thì rõ ràng giá trị tâm linh đức Phật để lại trong kinh điển mấy mươi thế kỷ qua chắc chắn phải vượt lên trên những giá trị mà họ đã học được ở trong kinh thánh hoặc từ cách thức khéo léo dẫn dụ của các vị linh mục, các nhà thần học có mặt trong lịch sử đạo của họ trong nhiều thế kỷ vừa qua. Nội chừng hình ảnh nhà sư đi thong dong tự tại ở các khu phố chợ đã làm cho quần chúng phải đặt lại vấn đề rằng đạo Phật phải có giá trị nào đó nên mới thu hút nhiều giới trẻ, giới tri thức từ nhiều quốc gia khác nhau.

Tiếp đến, nếu tinh tế một chút có thể thấy được cách thức thiền sư muốn con người trở về nguồn đạo Phật ở chỗ, ngày xưa đức Phật đi hành đạo thông qua con đường hành khất. Hành khất này không phải để chứng tỏ một đạo Phật tách rời khỏi kinh tế, lao động mà vẫn nêu cao giá trị tinh thần, là nơi quy ngưỡng cho quần chúng. Mỗi bước chân thong dong tự tại làm người ta tương phản lại chính bản thân thấy được rằng mình là một quốc sư, người cầm cân nẩy mực, nhà chính trị, kinh tế, ngoại giao hay với vai trò, vị trí nào đó rất lớn trong xã hội, có tất cả những phương tiện ở cuộc sống nhưng chưa chắc có được cuộc sống hạnh phúc thong dong tự tại như những Tăng-Ni trong tay có thể không có một tấc đất, trong túi không hề có một đồng xu và trang phục giản đơn với một màu nâu sòng hoặc màu vàng tượng trưng cho sự giải thoát. Họ sống an nhiên với nụ cười thoải mái, không phải cười gượng gạo, cười làm duyên hoặc theo phản ứng sinh học mà cười bởi họ có được chất liệu hỷ lạc thông qua con đường hành trì, dấn thân.

Chỉ chừng đó đã làm cho những người thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội, Huế phải tương phản lại với những giá trị họ có và cho rằng giá trị an lạc thuộc về giác quangiá trị số một. Nó như Niết bàn trần thế nhưng bị đánh đổ hoàn toàn bởi những giá trị tĩnh tại tỏa ra từ đời sống nội tâm, chuyển hóa đời sống nghiệp chướng. Chúng tôi nghĩ, chừng đó hình ảnh đã khiến giới tri thức, bình dânViệt Nam nhìn thấy đạo Phật rõ ràng rất khác với những gì họ thấy trong quá khứ với hình thức tín ngưỡng pha tạp rất nhiều các truyền thống tín ngưỡng mê tín của các tôn giáo có mặt trước khi đạo Phật xuất hiện tại Việt Nam. Như vậy, về phương diện xã hội, rõ ràng thời gian Thiền sư Nhất Hạnh có mặt ở Việt Nam đã tạo ra một cái nhìn mới mẻ cho quần chúng đối với Phật giáo.

Động lực cho hành giả trẻ

Thứ ba, chúng tôi muốn đề cập đến ảnh hưởng của chuyến đi đối với hành giả, tức những con người có một quá trình tu tập với nhiều pháp môn, nhiều con đường hành trì và dấn thân khác nhau ở Việt Nam trong thời gian dài về trước. Giới tu sĩ trẻ Việt Nam từng nghe, biết đến Thiền sư Nhất Hạnh qua các tác phẩm như, Nẻo Về Của Ý, Nẻo Vào Thiền Học, Duy Thức Học Thông Luận hay Nói Với Tuổi Trẻ, Nói Với Tuổi Hai Mươi và nhiều tác phẩm văn học, lịch sử ấn tượng khác thầy viết trong thời gian còn là Sa-di hoặc Việt Nam Phật Giáo Sử Luận... mà họ đã thần tượng thầy từ lâu. Họ cũng từng nghe băng giảng của thầy được đưa về Việt Nam một cách thầm lặng, từng đọc những cuốn sách in thô ở Việt Nam mà có giai đoạn không được phép phổ biến trong các chùa vì hạn chế từ phía giới chức lãnh đạo. Bây giờ, họ có cơ hội gặp thầy trực tiếp, tin chắc sự tiếp xúc đó tạo ra một tiến trình quan sáttheo dõi. Người ta quan sát thầy với hình thức hành giảđắn đo, giữa kiến thức và sự hành trì của thầy có ăn khớp, tương thích với nhau không?. Rõ ràng, họ tìm được câu trả lời”.

Như vậy, những gì đóng góp cho Phật giáo thông qua các tác phẩm bất hủ phản ánh kinh nghiệm tu học rất vững chãi. Nền Phật pháp mà ngài tiếp thu được từ truyền thống Phật giáo Việt Nam rất lớn, làm cho cách đi, đứng, nói, hành đạo, giải quyết xung đột, tháo gỡ bế tắc, cách để hoà giải những đối lập với nhau là một trong những điều giới trẻ cần tham khảo. Vì, con đường của Phật giáocon đường hòa giải chứ không phải đối lập, con đường dung thông chứ không phải đối kháng, con đường vượt lên trên tất cả những đối lập hàng ngày, từ ý thức hệ chính trị, tôn giáo, tuổi tác của thế hệ đi trước đối với thế hệ đi sau hay ý thức hệ giữa nam và nữ. Chúng ta bắt gặp được ở thầy Nhất Hạnh cách thức truyền đạthành đạo đáp ứng nhu cầu của giới trẻ. Số lượng hơn 1.000 Tăng-Ni tại chùa Hoằng Pháp, 1.000 ở Bình Định, Huế và rất nhiều tại Hà nội, rõ ràng rất khao khát về phương diện hành trì. Tiếc là, thời gian vừa qua do hạn chế của lịch sử nên không có cơ hội quây quần bên nhau trong thái độ hòa hợp, đoàn kết, thương yêu, chăm sóc cho lý tưởng Phật pháp, sự dấn thân hành đạo tạo ảnh hưởng lớn cho cộng đồngphục vụ xã hội.

Cách thức của thầy Nhất Hạnh thông qua con đường hành trì đó khiến giới trẻ khao khát và có được niềm hy vọng mới. Tin chắc con đường hành trì đó được giới thiệu thêm lần thứ hai, thứ ba trong vòng vài năm tới thì hạt giống thầy gieo trồng trong thời gian quá ngắn (hơn ba tháng rưỡi) ấy mới thật sự nẩy mầm, sinh sôi và phát triển. Bằng không, nó có thể trở thành giống như một cơn mưa trên sa mạc tạo sự bốc hơi từ những giọt mưa tiếp xúc ở trên cát nóng bỏng đó nên nó có thể trở thành một phong trào nhất thời, cuối cùng lại tắt lịm. Do vậy, một phong trào khi được tác động, gieo vào tâm thức thế hệ trẻ rồi thì cần có sự hỗ trợ nuôi dưỡnghành trì. Vì thế, việc trở về Việt Nam của Thiền sư Nhất Hạnh hay những bậc giáo thọ lớn của Làng Mai cần phải nhiều hơn nữa để giới thiệu thêm dù ở trong nước cũng có những phương pháp hành trì, con đường dấn thân, tổ chức tu học rất hay nhưng ít nhất chúng ta có thêm giá trị tham khảo làm phong phú hóa cách nhìn về đạo Phật, cách hành đạo, con đường dấn thân và rõ ràng mang lại nhiều lợi lạc cho rất nhiều quần chúng.

Từ góc độ sự hành trì, Thiền sư Nhất Hạnh mang lại những khao khát và đáp ứng phần nào về sự khao khát đó nên mở ra vận hội mới, không khí rất tích cực đối với giới trẻ Tăng-Ni, Phật tử trong nước mà mấy mươi năm qua họ chưa từng tìm thấy không khí đó. Có thể nói một cách khách quan, không khí như vậy chưa từng có trong lịch sử mấy mươi năm qua tại Việt Nam.

Tóm lại, nhìn từ góc độ chính trị hay từ tác động về phương diện xã hộiảnh hưởng chuyến đi của thầy trong đời sống cộng đồng, đặc biệt trong tổ chức sinh hoạt của Tăng-Ni, Phật tử thì ba phương diện này được rất nhiều đóng góp tích cực từ Thiền sư Nhất Hạnh. Trước đây, những vị tôn đức, dù đạo cao đức trọng, có dấn thân nhưng do hạn chế thời cuộc, biến cố lịch sử mà không thể đóng góp như thiền sư đã mang lại cho cộng đồng Việt Nam trong thời gian qua. Chúng tôi tin, nếu có cách thức hành đạo, nới rộng vòng tay thân ái, đoàn kết, hoà hợp Phật giáo trong và ngoài nước thì rõ ràng có cơ hội đóng góp cho cộng đồng người Việt Nam. Đừng nghĩ, làm cho tông phái này giáo phái nọ mà cần nghĩ, làm cho đại cuộc Phật giáo Việt Nam vượt lên trên hết tất cả ý thức hệ giáo hội thì mới đáp ứng nhu cầu tâm linh rất thiếu thốn, đặt nặng về phong tục tập quán trong nhiều năm qua tại Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn thầy! những điều thầy vừa dạy là một phần anh em chúng con trong chương trình phát thanh Đuốc Tuệ cố gắng theo đuổi. Câu hỏi cuối đề cập với thầy về công việc của Thiền sư Nhất Hạnh. Con xin hỏi thầy, qua cơn mưa như thầy dẫn dụ chuyến viếng thăm của Sư ông Nhất Hạnh đối với Việt Nam thì theo ý thầy, những Tăng-Ni ở Việt Nam có thể làm gì tiếp tục theo đó? Và những Tăng-Ni trẻ sẽ ảnh hưởng như thế nào? Những công dân trẻ nhìn Phật giáo Việt Nam sau này như thế nào và họ có thể đóng góp gì cho đất nước qua những bài học về Phật giáo mà họ được tiếp xúc với Thiền sư Nhất Hạnh?

Tiếp nhận từ trận mưa

TNT: Ảnh hưởng của chuyến đi là điều không thể phủ định giá trị đóng góp của rất to lớn. Nhưng, muốn tạo ra một phong thái mới về hành đạo và dấn thân trong nước thì nó phải thực sự thể nghiệm trong lòng dân tộc Việt Nam. Những giá trị vay mượn thường đem lại giá trị nhất định của bởi cách thức thiền sư hành đạo ở Làng Mai, phương Tây đặt trên nền tảng phong tục tập quán của họ, nếu nhập cảng nguyên xi nền Phật giáo đó vào nước Việt Nam thì sẽ không thuận lợi 100% như suy nghĩ. Chúng tôi vẫn tin, phải có những phương thức hành trì chiếm 70% của cách đó cộng 30% phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam thì có thể khiến ảnh hưởng đó càng ngày càng lớn mạnh hơn.

Chẳng hạn, cách ca tụng trong Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh mang âm hưởng nền âm nhạc thánh ca phương Tây mà những người phương Tây không thể thiếu những yếu tố tinh thần đó được nên nó thành công tại đấy. Nếu áp dụng nó vào Việt Nam thì e rằng không thích hợp lắm bởi người Việt Nam có nền nhạc dân tộc riêng, cách thức tán tụng truyền thống mang âm hưởng gần gũi với cách hiểu và tiếp cận thông qua nhạc cụ của Việt Nam. Nên, có thể lấy nội dung những bài trong Làng Mai thường đọc, tụng, ca hát rất hay đó phổ lại theo điệu thích ứng của người Việt Nam thì mới ảnh hưởng tiếp nhận dễ dàng, bằng không, sự đối chọi về văn hoá tạo thành bản ngã làm cho con người không bao giờ tiếp nhận được những cái khác với mình, dù cái đó hay hơn, hấp dẫn hơn, có giá trị đóng góp hơn và mang lại chức năng chuyển hoá cao hơn… vẫn bị đẩy ra và còn có thể coi là phi chân lý vì không hợp thời, hợp cơ… Từ góc độ này, cần phải có một đạo Phật ứng dụng mới, cộng với phong tục tập quán Việt Nam cùng những gì thiền sư đã làm rất thành công ở phương Tây để tạo ra con đường dấn thân rất tích cực cho những người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.

Dĩ nhiên, giới trẻ có được khao khát và sự năng động, khao khát của họ có thể đặt họ vào trong cách thế duy trí, tức là những ước mơ của họ có thể lớn hơn những cái hiện thực họ đã có, phải quý trọng những điều đó. Để đạo Phật được phát triển mạnh ở Việt Nam thông qua giới trẻ, tất nhiên cần phải gieo những hạt giống tươi mát mà kinh điển nhà Phật thường gọi là trạng thái hỷ lạc. Hỷ lạc được giới thiệu trong thiền quán như một cửa ngõ của Sơ thiềnNhị thiền thông qua chuyển hóa được sự lệ thuộc hoạt động tính dục của con người như nhu cầu hưởng thụ giới tình, nhu cầu có mặt của một con người trong cuộc đời. Rồi có thể như hệ quả của sự chuyển hoá đời sống cảm xúc âm tính thông qua con đường thiền quán. Lấy con đường của hỷ lạc và có thể tạo ra nhịp nối thông qua các hoạt động mà thông thường cho là những hoạt động rất bình thường. Ví dụ, lời ca tiếng hát, sinh hoạt giới trẻ, sinh hoạt cộng đồng… nạp chất liệu hỷ lạc đó vào bên trong theo cách thức thiền sư đã làm, làm rất thành công.

Ví dụ, thiền sư đã tạo ra những bài ca, giá trị của nụ cười như chất liệu của cuộc sống. Thay vì nói sự hỷ lạc khiến người ta thấy giống như thuật ngữ khô khan, lạ lẫm, thuật ngữ liên hệ đến thiền mà có thể người đi Tịnh Độ tông không thích bằng hình ảnh một nụ cười, bằng hình ảnh của sinh hoạt giới trẻ, lời ca tiếng hát. Trong sự sinh hoạt đó, giới trẻ có thể tìm thấy được chất liệu của hỷ lạc. Do đó, họ có thể đến với đạo Phật dễ dàng hơn bằng không họ có thể nói, đạo Phật không dành sân tâm linh, không gian sinh hoạt cho chúng tôi mà chỉ dành cho những người già, ưu ái những người gần đất xa trời. Như vậy, nhiệt huyết của họ không có cơ hội đóng góp, rồi tinh thần không có cơ hội được trưởng thành. Chính vì thế, giá trị rất cao, rất quý ở đạo Phật vĩnh viễn xa rời với đời sống quần chúng giới trẻ, sự tổn thất rất lớn.

Thông qua cách thức Thiền sư Nhất Hạnh hành đạoViệt Nam, có thể vay mượn một vài yếu tố để đẩy mạnh được hoạt động sinh hoạt giới trẻ đi lên bằng cách đưa vào lời ca tiếng hát. Lời ca tiếng hát về đạo rõ ràng không quá mới mẻ trong truyền thống Phật giáo Đại thừa bởi biết rằng, khi đức Phật nói những bản kinh Đại thừa thì trước những bài kinh đó đều có chư thiên, những vị thần Khẩn na la trỗi lên những cung nhạc du dương, trầm bổng ca ngợi đạo lý, tán dương Tam bảo, nói rõ về giá trị của sự hành trì để làm cho những cử toạ, các thính giả có mặt lúc bấy giờ thấy họ được khởi động tích cực.

Sự khởi động ấy làm nóng về phương diện tâm linh và họ có được chất xúc tác đi vào lời pháp hiệu quả hơn. Nên, chỉ cần thay đổi, từ nội dung của lời ca tiếng hát về yêu đương, thất tình, tình cảm nhỏ bé và tầm thường đó bằng nội dung của thiền quán, chuyển hoá và sự tu tập, của sự dấn thân thì sẽ làm cho giới trẻ thấy được mình có mặt trên cuộc đời này thông qua sự giúp đỡ cuộc đời, làm lợi ích cho quần chúng và họ sẽ gắn bó nhiều hơn. Có thể vay mượn những hoạt động đó bằng cách lấy những nội dung rất tích cực trong đại thừa tạo thành cầu nối cho họ có mặt trong chùa, và sự có mặt ấy mang lại lợi ích cho những người khác. Như vậy, sự có mặt đó có lợi cho cả Phật giáo, cả người trực tiếp dấn thân.

Mục đích ra đời của đức Phật được nói trong kinh Pháp Hoa là “Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến”, có nghĩa, sự ra đời của đức Phật và sau đó hình thành đạo Phật để mang lại tiềm năng giác ngộ cho con người thông qua con đường giáo dục. Giáo dục đầu tiên nằm ở vai trò của nhà hoằng pháp là “khai thị”. Hai động từ “Khai” và “Thị” mở ra vận hội “Tuệ” và “Giác”, tạo ra nhận thức chính xác, phương pháp luận, con đường dấn thân và cuối cùng, 50% còn lại nằm tại con người của hành giả, ở tuổi trẻ, là phải “Ngộ” và “Nhập”, phải sẵn sàng mở mắt khách quan, phải tiếp nhận đóng góp của những bậc cao Tăng, của những người đi trước bằng tấm lòng vượt lên trên ý thức hệ chính trị, tôn giáo để thấy được giá trị rất lớn. Khi tiếp cận dưới góc độ đó thì rõ ràng đã mang nó vào trong cuộc đời, phải đưa nó vào trong cuộc sống và biến nó thành một phần không thể thiếu trong giá trị của sự hành trì. Lúc đó, nhà Phật nói, đang với nó là một, sự thể nhập với nó mang lại giá trị rất thực tế trong cuộc đời. Nếu áp dụng những lời Phật dạy trong kinh điển đại thừa và những phương tiện Thiền sư Nhất Hạnh đã làm rất thành công ở phương Tây với những gì thầy dạy trong ba tháng rưỡi ở Việt Nam năm vừa qua thì có thể tạo một bộ mặt rất mới cho Phật giáo.

Dĩ nhiên, bộ mặt mới cho Phật giáo không có nghĩa cách tân giáo lý, thay đổi chánh pháp, làm mới những gì đức Phật nói để tạo ra những cái mới, hoàn toàn không có. Bản chất của đức Phật và lời dạy của Ngài luôn luôn mang tính khế cơ, có điều cách thức hiểu và hành trì trong từng bối cảnh lịch sử với nhiều bối cảnh, nền tảng văn hóa khác nhau không làm con người có mặt trong giai đoạn đó thấy nó là một phần sự sống của mình. Nên phải cách tân và có thể vay mượn, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệmThiền sư Nhất Hạnh đã làm thành công trong những năm tháng thầy có mặt tại Việt Nam cũng như trong mấy mươi năm lưu vong, thầy đã giới thiệu một đạo Phật rất tươi mát, trẻ trung, nhẹ nhàng có giá trị thiết thực đặt trên nền tảng văn hóa tự lậpthế giới phương Tây đã đi về và rất gần gũi với Phật giáo.

Nếu áp dụng Phật giáo với chất liệu đó, chúng tôi tin chắc giới trẻ Việt Nam sẽ thấy đạo Phật là nhu cầu không thể thiếu đối với họ. Họ không đến với đạo Phật sẽ mất nhiều lợi lạc, tổn thất và có thể biến họ thành nạn nhân của sự xung đột ý thức hệ, sự tranh chấp kinh tế hoặc hưởng thụ vật chất mà đánh mất những giá trị mà chỉ cần mở mắt ra nhìn, để lỗ mũi tiếp xúc với không khí tâm linh của những giá trị rất quý báu trong cuộc sống.

PV: Chương trình phát thanh Đuốc Tuệ thành kính cảm ơn thầy! Tuy thời gian có hạn nhưng thầy đã dành cho đề tài liên hệ đến chuyến trở về của Thiền sư Nhất Hạnh cái nhìn rất rõ ràng và đầy đủ, nhận xét rất lạc quan. Nhân danh chương trình phát thanh Đuốc Tuệ, một lần nữa, chúng con thành kính cảm ơn thầy và có thể nói, chúng con đã được nghe câu trả lời của một tu sĩ vừa là học giả vừa là hành giả. Xuyên qua việc trả lời của thầy, thính giả chương trình Đuốc Tuệ có thể học thêm những điều đó, nhất là của một vị học giảhành giả Phật học nói với thính giả cũng như Phật tử Việt Nam về vấn đề tu học, đặc biệt sự tu học theo cách Sư ông Nhất Hạnh đã làm được thầy nhìn và khai triển rõ rệt.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant