Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phần 7 (Bài 61- Bài 70)

Friday, October 29, 201000:00(View: 4262)
Phần 7 (Bài 61- Bài 70)

TRUNG ĐẲNG PHẬT HỌC
GIÁO KHOA THƯ 
Tác giả: Sa Môn Thích Thiện Nhơn 
Thái Hư Đại Sư giám định 
Việt dịch: Thích Nguyên Liên

Quyển thứ hai

Bài 61

GIÁO NGHĨA THẾ THÂN BA LẦN TRUYỀN VÀO TRUNG HOA.

NHỮNG ĐIỂM SAI BIỆT CỦA BA LẦN ĐÓ

Ngày nay giới nghiên cứu Phật học, khi đề cập đến học thuyết Thế thân, thường liên tưởng đến thuyết A lại da duyên khởi do Huyền trang truyền vào. Nhân vì Thế thân trước thuật rất nhiều, vả lại còn kế thừa các bộ luận khác để phân khởi, nên rất khó đoán định được thuyết nào đạt được chánh ý của Thế thân.

Thuyết A lại da duyên khởi, sở dĩ được tin là học thuyết chánh thống của Thế thân, là do thế lực của Huyền trang, các nhà cựu dịch trước Huyền trang, đều bị sự áp đảo của các nhà tân dịch từ Huyền trang trở về sau. Xưa nay người Trung quốc đối với học thuyết của Thế thân, có rất nhiều kiến giải sai biệt như sau.

1. Câu xá luận sớ của Pháp bảo cho rằng, Niết bàn luận là thuyết tột cùng của Thế thân.

2. Học giả Tịnh độ tông cho rằng, Tịnh độ vãng sanh luận là thuyết rốt ráo của Thế thân.

3. Hoa nghiêm huyền đàm của Thanh lương cho rằng, Thập địa luận là thuyết tối thượng của Thế thân.

4. Chân đế tam tạng truyện cho rằng, Nhiếp đại thừa luận là thuyết tối thượng của Thế thân.

5. Huyền trang pháp sư truyện cho rằng, Duy thức luận là thuyết tối thượng của Thế thân.

Các quan điểm sai biệt ai cũng cho mình là chính xác. Trong đó điều chúng ta đáng chú ý, là việc truyền dịch học thuyết Thế thân vào Trung quốc trước sau có ba lần, nay muốn biết rõ toàn bộ học thuyết Thế thân như thế nào, đương nhiên phải ngay nơi các nhà dịch thuật để tìm hiểu vấn đề này.

Ba lần nêu ra dưới đây tuy đều lấy A lại da thức làm căn bản, nhưng ý nghĩa của mỗi lần đều có sự trái nghịch, những điểm đồng dị đó đại để như sau.

bai_61

bai_61-2

Ba phái trên phái nào đạt được chánh ý của Thế thân, ngày nay khó có thể đoán định một cách rõ ràng, trong đó thuyết Địa luận phái là xưa nhất, lại dễ dàng nhận thấy mối quan hệ lần hồi đến nay, bởi cần xét giữa học thuyết Long thọThế thân, chúng có những điểm trái ngược với nhau như thế nào thì sẽ được rõ được vấn đề. Các sử gia cho rằng học thuyết của hai vị Bồ tát thời đó, quyết không có những sự xung độtphản đối lẫn nhau như người đời sau suy tưởng, chỉ là học thuyết Thế thân so với Long thọ, có đôi chút đối tranh về phương diện duyên khởi hình thành thế giới hiện tượng sai biệt và tăng thêm phần giải thích tích cực, nhưng chẳng qua cũng là thêm vào những điểm chưa đầy đủ nơi học thuyết Long thọ mà thôi.

Quả nhiên nếu A lại da duyên khởi xác định đó là lý duyên khởi. Địa luận phái cho rằng A lại da thức thanh tịnh, một lần chuyển biến mà thành cảnh giới hiện vọng. Phái Nhiếp luận cho rằng Chân như thức còn gọi Yêm ma la thứccảnh giới hiện vọng, gọi đó là A lại da thức. Phái Duy thức cho rằng đó chẳng phải chân như bản tánh, mà đơn cử nguyên lý khai phát cảnh giới hiện vọng gọi là A lại da thức.

Thuyết của Địa luận phái có phần gần với thuyết của Long thọ, có điều giáo nghĩa một lần chuyển biến (nhất biến) hơi đơn thuần, nhưng có thể thấy thuyết Địa luận phái, lần hồi thuyết minhduyên khởi của vọng cảnh khai phát, lần thành những dấu tích vụn vặt. Rốt cùng không có phái nào đạt được chánh ý của Thế thân. Đối với thuyết A lại da thức do Thế thân đề xướng, nên tìm đọc trong kinh Giải thâm mật do Phật thuyết, Du già sư địa luận do Bồ tát Di lặc thuyết, Duy thức tam thập tụng do Thế thân trước tác… mới có thể hiểu được học thuyết Thế thân một cách khái lược (xét Nhiếp đại thừa luận là do Vô trước tạo, Thích luận là do Thế thân tạo).

 

Bài 62

CÁC NHÀ PHÁN GIÁO THỜI ĐẠI LỤC TRIỀU

Trong Pháp hoa huyền nghĩa của đại sư Thiên thai ghi lại, trước thời Thiên thai đã có mười nhà phán giáo, ở phương nam có ba và ở phương bắc có bảy nay liệt ra như sau.

1. Cấp sư lập thuyết Tam giáoĐốn giáo, Tiệm giáoBất định giáo.

2. Tông ái lập thuyết Tứ giáoĐốn giáo, Hữu tướng giáo,Vô tướng giáoĐồng quy thường trụ giáo. Tăng mân một trong ba vị pháp sư đời Lương phán giáo cũng đồng với thuyết Tông ái.

3. Huệ thứ, Tăng nhu… lập thuyết Ngũ giáoĐốn giáo, Hữu tướng giáo,Vô tướng giáo, Bất định giáo và Ức dương đồng quy thường trụ giáo (Ức dương nói đủ là Bao phiến ức dương giáo, nghĩa là đè nén Tiểu thừa đề cao Đại thừa như kinh Duy ma…). Ngoài raHuệ quán chùa Đạo tràng, Trí tạng chùa Khai thiện, Pháp vân chùa Quang trạch phán giáo cũng đồng với thuyết này.

4. (Không rõ tên nhưng lập trường phán giáo đồng với thuyết Lưu xà thời Nam tề) gần giống với lối phán giáo các vị trước, có điều đem Tiệm giáo chia thành năm phần Nhân, Thiên, Hữu tướng, Vô tướngThường trụ ngoài ra tăng thêm Đốn giáo là sáu.

5. Bồ đề lưu chi Bắc nguỵ lập thuyết Nhị giáo, cho rằng mười hai năm đầu khi Phật tại thếBán tự giáo, mười hai năm sau là Mãn tự giáo (do thuyết này mà chia Đại thừaTiểu thừa sai biệt).

6. Luật sư Quang thống lập thuyết Tứ tôngNhân duyên tông, Giả danh tông, Cuồng tướng tông và Thường tông (Quang thống là vị cao tăng ở phương bắc).

7. Mỗ học giả (trong Pháp hoa huyền nghĩa không thấy nêu tên, đại để là chỉ Tự quỳ chùa Hộ thân), nơi thuyết Tứ tông của luật sư Quang thống thêm Pháp giới tông (kinh Pháp hoa), xếp Hoa nghiêm trên Niết bàn.

8. Pháp bẩm chùa Kỳ xà lập thuyết Lục tông, nơi thuyết Tứ tông của Quang thống thêm Chân ngôn tông (kinh Pháp hoa) và Viên giác tông (kinh Hoa nghiêm).

9. Ngoài ra còn có thuyết chia Đại thừa giáo thành Hữu tướng đại thừa (như các phẩm An lạc… trong kinh Hoa nghiêm) và Vô tướng đại thừa (như kinh Lăng già, Tư ích… thuyết minh lý tất cả chúng sanh đều có tướng Niết bàn).

10. Còn có thuyết Duy nhất âm giáo (nghĩa là chỉ có một Phật thừa không hai cũng không ba, do vì lời nói của tất cả chư Phật chỉ là một không sai biệt, nhân chúng sanh căn cơ sai khác nên sanh ra kiến giải khác nhau).

Trong Ngũ giáo chương của đại sư Hiền thủ, có nêu lập thuyết của mười vị đại luận sư, so với thuyết trên có điểm bất đồng nay liệt ra sau (trong Tham huyền ký cũng có nêu mười nhà phán giáo cũng đồng với thuyết này).

1. Bố đề lưu chi lập thuyết Ngôn nhất âm giáo (là trong một lời nói của Như lai mọi căn cơ lớn nhỏ đều có thể hiểu). La thập cũng có thuyết Ngôn nhất âm giáo (lời nói của đức Như lai vốn bình đẳng, không phải căn cơ chúng sanh sai biệt mà nghe có khác, hiểu có cao thấp).

2. Huệ đản (đệ tử Đàm diên đời Tùy) nương kinh Lăng già lập thuyết Nhị giáoĐốn giáoTiệm giáo. Ngoài raĐàm vô sấm, Tam tạng Chân đế, Huệ viễn chùa Tịnh ảnh… phán giáo đồng với thuyết này.

3. Luật sư Quang thống lập thuyết Tam giáoTiệm giáo, Đốn giáoViên giáo. Trong đó Đốn giáo là xét nơi Phật thuyết mà chia, còn Viên giáo là xét nơi giáo chất mà lập danh.

4. Đàm ẩn chùa Đại diễn (đệ tử của luật sư Quang thống) lập thuyết Tứ tôngNhân duyên tông, Giả danh tông, Bất chân tôngChân tông.

5. Tự quỳ chùa Hộ thân lập thuyết Ngũ giáo như đoạn trước đã nói.

6. Pháp bẩm chùa Kỳ xà lập thuyết Lục giáo như đoạn trước đã nói.

7. Thiên thai trí giả lập thuyết Tứ giáo, lấy Tạng, Thông, Biệt, Viên làm Hoá pháp tứ giáo, lấy Đốn, Tiệm, Bí mậtBất định làm Hoá nghi tứ giáo.

8. Pháp mẫn chùa Tĩnh lâm lập thuyết Nhị giáoThích ca giáo (cũng gọi Khuất điển giáo hay Tam thừa giáo) và Lô xá na giáo (còn gọi Nhất thừa giáo).

9. Pháp vân chùa Quang trạch lập thuyết Tứ giáo. Đàm cơ, Huệ quán chùa Đạo tràng lập thuyết Nhị giáoĐốn giáoTiệm giáo (Tiệm giáo có năm loại khác nhau), lại có thuyết hợp Tam thừa với Nhất thừa thành Tứ giáo.

10. (Sau thời Lục triều) Đường Tam tạng Huyền trang lập thuyết Tam giáoHữu giáo, Không giáo và Trung giáo (thuyết này xuất hiện sau Thiên thai).

 

Bài 63

CỘI NGUỒN GIÁO NGHĨA TÔNG THIÊN THAI

Trước thời đạiThiên thai trí giả, như bài trên đã nói có rất nhiều nhà phán giáo, trong dó có sự nhất chí phần nhiều là Đốn giáo, Tiệm giáoBất định giáo, ba loại sai biệt này là sai biệt trên Hoá cơ. Y theo thứ tự thì Đốn giáokinh Hoa nghiêm tột cùng Tiệm giáokinh Niết bàn, các thuyết đại để đều giống nhau như thế. Duy là trong Tiệm giáo có chia thành Tam thời hoặc chia thành Tứ thời, Ngũ thời.

Thuyết Ngũ thời xuất phát từ Huệ quán môn hạ của La thập (bài trước có nói, thuyết Tăng nhu, Huệ thứ một trong ba thuyết phương nam xuất phát từ đây), ngoài ra hợp các thuyết Tam thời, Tứ thời… theo thứ tự như thuyết Ngũ thời của Thiên thai. Có điều Huệ quán lập thuyết Hữu tướng, Vô tướng và Ức dương còn Thiên thai thì lập A hàm (Hữu tướng), Phương đẳng (Ức dương) và Bát nhã (Vô tướng). Lấy Ức dương làm Phương đẳng ý muốn nêu lên danh xưng rộng lớn, ngoại trừ kinh Bát nhã, Pháp hoa, Niết bàn các kinh còn lại đều gọi là Đơn ha chi giáo, giải thích ý nghĩa Đơn ha chi giáo đồng với Ức dương. Các nhà phán giáo trước đều xếp loại này vào trong Bất định giáo, kinh điển cũng được xếp vào trong đây. Vả lại Bất định giáogiáo lý đặc biệt có thể xếp vào Đốn giáo, Tiệm giáo, Phật có năng lực bất khả tư ghì nhưng bởi người nghe hiểu khác nhau, nên Thiên thai lấy Bất định chia làm hai là Bí mật bất địnhHiển lộ bất định.

Lại Huệ quán lấy kinh Niết bàn làm tột cùng của Tiệm giáo. Nhân đây Thiên thai ấn định Niết bàn là kinh“Truy dẫn truy thuyết”. Khi Phật sắp nhập Niết bàn một lần đem toàn thể tiểu giáo nhập vào đại giáo. Lại dẫn các học thuyết vào Pháp hoa nhất thừa, tức ấn định Pháp hoa, Niết bàn đồng một vị. Do đây có thể biết thuyết Hoá nghi của Thiên thai là bắt nguồn từ thuyết của Huệ quán, Quang trạch mà thêm vào sự cải biến vậy.

Còn thuyết Hoá pháp tứ giáo (căn cứ nơi tánh chất sai biệt của giáo lý) bắt đầu từ thuyết Tứ giáo của luật sư Quang thống, kế là thuyết Ngũù giáo của Tự quỳ, thuyết Lục giáo của Pháp bẩm… thuyết Tứ giáo của Thiên thai tương tợ với các thuyết này, tham khảo với thuyết của Huệ quán tạo thành.

Thuyết Huệ quán chia Tam thừaNhất thừa khác nhau, (bài trước có nói thuyết Tứ giáo của Pháp vân, e cũng bắt nguồn từ thuyết của Huệ quán) đem Tam thừa chia thành Tam thừa biệt giáo (Hữu tướng giáo) và Tam thừa thông giáo (Vô tướng giáo). Còn Thiên thai lại là Đại thừa thông giáo, Đại thừa biệt giáo, tức chia làm ba Tạng giáo, Thông giáoBiệt giáo.

Thiên thai lại hợp Pháp hoa, Niết bàn lập Viên giáo, đó không phải là căn cứ theo các thuyết trên hay sao. Thứ tự Tạng, Thông, Biệt, Viên của Thiên thai gần giống với thuyết Tứ tông Nhân duyên tông, Giả danh tông, Cuồng tướng tông và Thường tông của luật sư Quang thống. Do đây quan sát Thiên thai nhân nơi thuyết của Quang thống, châm chước thêm các nhà phán giáo khác mà thiết lập hai vấn đề sai biệt lớn là Hoá phápHoá nghi, tập hợp thuyết các nhà phán giáo khác, để đại thành học thuyết của mình đây là sự thật.

Phần trên nói về cội nguồn phán giáo tông Thiên thai, phần dưới sẽ nói về hệ thống truyền thọ của tông này.

Truyền thừa của La thập không chỉ là hệ Bát nhã, mà Ngài còn truyền Pháp hoa cho Đàm cảnh, Huệ quán… do vậy giòng phái La thập truyền đến phương nam thành Không tông sau chuyển thành Thiền tông. Mặt khác ở phương bắc thành Tứ luận tông, sau chuyển đến phương nam thành Thiên thai tông. Sơ tổ tông Thiên thaithiền sư Huệ văn (Bắc tề), Huệ văn nhân khi đọc đoạn văn “Tam trí nhất tâm” của luận Đại trí độ và bài kệ Tam đế của Trung luận mà ngộ lý Trung đạo, vì vậy biết Thiên thai tông xác thật là hệ phái của La thập.

Thiền sư Huệ văn tuy không trước thuật các tác phẩm lưu hành ở đời, nhưng qua truyện của đệ tửNam nhạc huệ tư có thể biết được lịch sử của Ngài một cách khái lược. Huệ tư sanh đời Lương năm Thiên nhạc thứ chín, đời Trần năm Quang đại thứ hai vào Nam nhạc, cư trú núi Nam nhạc mười năm và thị tịch tại đây.

Thiên thai trí giả đại sư xuất gia năm mười tám tuổi, năm hai mươi ba tuổi đến núi Đại tô Quang châu làm đệ tử Huệ tư, năm ba mươi tám tuổi Ngài đến trú chùa Quốc thanh núi Thiên thai, Trí giả là bậc vĩ nhân rực sáng huy hoàng trên bầu trời Phật giáo Trung hoa.

 

Bài 64

CỘI NGUỒN TÔNG NIỆM PHẬT

Cội nguồn của tông Tịnh độ, xuất phát từ ba bộ kinh Phật nói về Tịnh độ, đây là điều mọi người ai cũng biết không cần phải giải thích. Trong phạm vi bài này chỉ thuật lại, trải qua các thời đại chư vị cổ đức đã hoằng dương tông Tịnh độ như thế nào.

Tại Ấn độ các vị Bồ tát như Long thọ, Thế thân đã xiển dương pháp niệm Phật bài trước có nói, nay chỉ thuật lại việc truyền bá tông Tịnh độ sang Trung quốc, đầu tiên là An thế cao, Chi lâu ca sấm thời Hán; Khương tăng hội, Bạch diên… thời Tào nguỵ; Chi khiêm thời Ngô; Pháp hộ thời Tây tấn; Trúc pháp lực, La thập, Giác hiền thời Đông tấn; Cương lương da xá thời Lưu tống… nhưng các vị đó chỉ là những người phiên dịch kinh điển Tịnh độ. Còn hoằng dương Tịnh độTrung quốc đầu tiên là do Đạo an, Đạo an đưa ra những điểm sai biệt giữa Tịnh độUế độ, cho rằng tịnh hay uế đều do tâm hiện. Đệ tửHuệ viễn khai sáng Lô sơn liên xã, chủ trương nếu ai miệng thường xưng danh hiệu Phật, tâm chuyên tưởng Phật sẽ đạt được cảnh giới vô ngã vô tâm, nghĩa là không còn vọng tưởng lìa phiền não, khế hợp với lý chân như thành tựu sự vãng sanh Tịnh độ, xưa nay chư vị cổ đức cho rằng phương pháp này là lý sự song tu.

Thới đó có các vị đồng chí hướng, gồm mười bảy vị như Huệ vĩnh, Huệ trì, Đạo sanh, Đàm thuận, Tăng duệ, Đàm hằng, Đạo bính, Đàm sằn, Đạo kính, Phật đà da xá, Giác hiền, Trình lưu chi, Trương dã, Châu tục chi, Trương toàn, Tông bỉnh, Lôi thứ tông cùng với Huệ viễn, kết hội Bạch liên xã đồng tu Tịnh độ.

Phần cuối truyện Trúc pháp khoáng đệ tử Đạo an, trong Cao tăng truyện viết: “lấy Pháp hoa làm tông chỉ hội tam, lấy Vô lượng thọ làm nhân Tịnh độ, có chúng thì giảng không chúng thì niệm Phật…” đây là người niệm Phật sớm nhất được ghi trong Cao tăng truyện. Ngoài ra còn có Đàm ma mật đa chuyên tu pháp quán Phật… Người dịch Quán Vô lượng thọ kinhCương lương da xá, là vị thông suốt tam tạng, mỗi khi nhập định bảy ngày chưa xả, đầu năm Nguyên gia đến Kiến khang dịch Dược vương dược thượng kinhQuán Vô lượng thọ kinh, Ngài viết: “Hai bản kinh này là bí thuật chuyển chướng nạn, là nhân lớn Tịnh độ” đây là nói các vị hành giả đầu tiên liên quan đến tông niệm Phật.

Thời Bắc nguỵ Bồ đề lưu chi dịch Tịnh độ vãng sanh luận, người trước tác Tịnh độ luận sớ là Đàm loan từng đốt kinh tiên tu Tịnh độ. Lại bài trước có nói Huệ viễn chùa Tịnh ảnh, cũng có chú sớ hai bộ Vô lượng thọ và Quán vô lượng thọ, trong bốn môn Tam muội của đại sư Thiên thai lập, có nói Thường hành niệm Phật tức là Niệm Phật tam muội.

Trong Nhiếp đại thừa luận của Chân đế dịch cũng có nói Phật A di đà, trong Khởi tín luận có đề cập thế giới Tây phương cực lạc. Đời Trần đại sư Đạo xước trước tác An lạc tập. Đời Đường đại sư Thiện đạo là bậc chuyên gia niệm Phật, thời đó kẻ tăng người tục ở Trường an, không ai là không thọ nhận sự hoá đạo của Ngài, cho nên ngày nay nam nư,õ lão ấu không luận thời đại nào biết xưng danh hiệu Phật A di đà là do công sức hoằng dương của Thiện đạo. Từ đó lần về sau các bậc cổ đức tông niệm Phật, lần lượt xuất hiện rất nhiều.

 

Bài 65

PHẬT PHÁP THỜI SƠ ĐƯỜNG.

HUYỀN TRANG DU ẤN

Do Tuỳ dạng đế thất đức, khiến các băng đảng nổi lên chống đối, nhân cơ hội đó nhà Đường thống nhất thiên hạ, Phật pháp ở giai đoạn này có sự ảnh hưởng và phát triển mạnh. Năm Võ đức thứ hai Thái tông hạ chiếu tuân theo Phật chế vào tháng giêng, tháng năm, tháng chín và mười ngày trai mỗi tháng cấm thi hành các hành phạt, sát hại loài sanh vật… sắc lịnh này lần trở thành pháp lệnh của đất nước, lúc đó Huyền trang xuất gia đã sáu năm.

Pháp sư Huyền trang họ Trần người Yểm sư, anh là Trần tiệp xuất gia trước Ngài. Năm mười ba tuổi Huyền trang đến chùa Tịnh độLạc dương xuất gia, theo pháp sư Cảnh huệ nghe giảng kinh Niết bàn, đến pháp sư Nghiêm học Nhiếp đại thừa luận, lúc đó danh tiếng của Ngài đã vang khắp mọi nơi.

Võ đức năm đầu Ngài cùng người anh vào Trường an, lại đến Thành đô nương hai vị đại sư Đạo cơBảo hiền học Nhiếp luận, A tỳ đàm luận, theo pháp sư Chấn nghe giảng Phát trí luận. Sau khi xuất gia năm năm thọ Cụ túc giới lại nghiên cứu Luật tạng, từng đến Kinh châu giảng Nhiếp luận, đến Tương châu yết kiến pháp sư Huệ lâm, trú ở Triệu châu học Thành thật luận với pháp sư Đạo thân, rời Trường an theo pháp sư Đạo nhạc học Câu xá luận. Thời đó có hai vị pháp sư nổi tiếngPháp thườngTăng biện danh vang khắp kinh đô, hai vị này thường giảng Nhiếp đại thừa luận, Ngài lại đến đạo tràng này nghe giảng.

Sau thời gian dài theo học, Huyền trang nhận thấy các tông đường lối chủ trương khác nhau, kinh điển thiếu thốn không biết nương vào đâu để giải quyết những vấn đề nghi vấn, nhân đây Ngài nảy sanh ý định du Ấn. Sau khi xin phép nhưng không được triều đình chấp nhận, Ngài vẫn không thay đổi chí nguyện. Tháng tám năm Trinh quán thứ ba (trước dân quốc 1282 năm), một mình băng hành trên con đường vạn dặm, nếm đủ mùi gian truân khổ nhọc, trải qua 130 nước, đường đi trắc trở chim bay khó thông, nương đồi vịn đá, lấy vách núi làm chỗ trú, luôn gặp nạn giặc giã đòi xẻ thịt nướng thân… mãi đến năm Trinh quán thứ bảy mới đến được Ấn độ.

Tại Ấn độ Ngài nỗ lực cầu học, đông tây bôn tẩu thời gian hơn mười năm, kinh điển phạn văn thông đạt rất nhiều, thời đó có luận sư Giới hiền là bậc cao túc, dưới trướng có hơn hai ngàn môn đồ, Huyền trang đến cầu học và trở thành bậc thượng thủ, nhân đây uy danh của Ngài vang khắp, vua Giới nhật đặc biệt tôn sùng.

Năm Trinh quán thứ mười bảy Huyền trang về nước, bởi đoạn đường phía nam núi đồi trắc trở, nên đến hai năm sau Ngài mới trở về đến Trường an. Đường Thái tông hạ lịnh các quan văn võ cung đón, số người sắp hàng nghênh tiếp kéo dài hơn mười dặm, quần chúng hoan nghênh như gặp Di lặc hoá sanh, đến nỗi nhiều đoạn đường bít lối không thể đi được. Ngài đem các bản kinh từ Ấn ra phiên dịch, hoàn thành hơn 1300q, quả thật Ngài là một nhà đại phiên dịch, nhà đại mạo hiểm từ xưa đến nay không một ai có thể sánh bằng.

Đệ tử Huyền trang có đến ba ngàn, trong đó số người nổi danh lên đến hàng trăm, thạnh hành hơn cả hàng môn đồ Khổng tử, các bậc thượng thủKhuy cơ, Viên trắc, Phổ quang, Thần thái, Pháp bảo, Tĩnh ngộ… trong đó Khuy cơtrưởng tử. Hiện còn lưu hành Duy thức luận 10q, bộ luận này do Huyền trang cùng Khuy cơ đồng biên soạn. Ngoài ra Khuy cơ còn thuật ký rất nhiều tác phẩm số lượng lên đến hàng trăm quyển, Khuy cơ còn gọi là Từ ân đại sư do vì Ngài trú trì chùa Từ ân. Việc hoằng truyền Duy thức pháp tướng tông tại Trung quốc do đây mà thạnh hành, và đến đời hai vị đại sư Huyền trangKhuy cơ, mới chính thức đại thành học thuyết này.

Huyền trang tịch vào năm Vân đức năm đầu đời Đường Cao tông, vua hạ lịnh bãi triều ba ngày, kim quan Ngài được bọc bằng hòm bạc, triều đình bố cáo khắp nơi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cử hành tang lễ, số người đến phúng điếu hơn cả trăm vạn, do vì mọi người không ai là không kính phục vị Đường tăng lỗi lạc này.

Việc truyền bá Phật giáo ra các nước, năm Trinh quán 15 có công chúa Văn thành đem Phật giáo truyền sang Tây tạng. Người Nhật đầu tiên đến Trung hoa học Phật pháp là Tiểu giả muội tử ở thời Tuỳ, đời Đường có Đạo chiêu, Trí thông, Trí đạt… cùng rất nhiều vị khác sang Trung hoa học Phật pháp với đại sư Khuy cơ.

Bài 66

PHẬT PHÁP THỊNH HÀNH

THỜI ĐƯỜNG CAO TÔNG

Phật pháp thời Đường Cao tông, ngoài tông Duy thức của Huyền trang các tông phái khác cũng phát triển mạnh, nay thuật lại sự việc đó như sau.

1.Luật tông: thời này có ba nhà hoằng dương Luật Tứ phần.

a. Luật sư Đạo tuyên ở núi Chung nam trước tác Hành sự sao… hơn 40q, dung hội cả tư tưởng Đại thừa lẫn Tiểu thừa, lập thuyết Viên tông giáo thể dùng giáo nghĩa Duy thức giải thích Luật, bởi Đạo tuyên từng đến đạo tràng Huyền trang trợ giúp việc phiên dịch. Tông này được gọi là Nam sơn tông.

b. Luật sư Pháp lệ đã từng nghiên cứu Thành thật luận, khởi xướng thuyết Giới thể phi sắc phi tâm. Tông này được gọi là Tướng bộ tông.

c. Luật sư Hoài tố từng học luận Câu xá, Bà sa… với Huyền trang, Ngài đề xướng thuyết Giới thể vi sắc pháp. Tông này được gọi là Đông tháp tông.

Ba tông trên truyền thừa lâu dài, chỉ có Nam sơn tông còn truyền đến ngày nay (Đạo tuyên tịch sau Huyền trang ba năm).

2.Thiền tông:

Ngũ tổ Hoằng nhẫn truyền pháp cho lục tổ Huệ năng, cũng vào đời Cao tông năm Hàm hưởng thứ ba. Huệ năng quê ở Lãnh nam, là người không biết chữ làm nghề đốn củi, vào chùa giữ việc giã gạo tám tháng đọc ra bài kệ: “Bồ đề bổn vô thọ, Minh cảnh diệc phi đài, Bản lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai”. Lãnh thọ được chánh pháp nhãn tạng, sự đại ngộ này nếu không do chủng tử Bồ đề gieo trồng sâu dày từ quá khứ, làm sao nhanh chóng như thế, khiến cho một hoa nở năm cánh, Huệ năng là bậc vĩ nhân của Thiền tông xưa nay không ai có thể sánh bằng. (đồng môn với Huệ năngThần tú trước có nói kệ: “Thân tợ bồ đề thọ, Tâm như minh kính đài, Thời thời thường phất thức,Vật sử nhạ trần ai” so bài kệ này kém hơn bài kệ của Huệ năng, nên Thần tú chỉ là giòng thứ truyền bá ở phương bắc).

3.Niệm Phật tông:

Đại sư Thiện đạo cũng ở thời này, khởi xướng pháp niệm PhậtTrường an. Ngài từng chép hơn mười vạn quyển kinh Di đà, hoạ hơn ba trăm bức Tây phương tam thánh, Thiện đạo thị tịch vào thời Đường Cao tông năm Vĩnh long thứ hai.

4.Hoa nghiêm tông:

Hiền thủ nguyên tên Pháp tạng, sanh trước Huyền trang về nước hai năm, sau Huyền trang dịch kinh Ngài cũng từng ở trong dịch trường đảm nhận các chức bút thọ, chứng nghĩa, nhuận văn… do kiến giải bất đồng mà rời khỏi dịch trường.

Sau khi Cao tông băng hà,Võ hậu nối ngôi đổi quốc hiệu là Châu, sai sứ đến Vu chấn cung đón sa môn Thật xoa nan đà, về Trường an dịch Bát thập hoa nghiêm. Đương thời Võ hậu thỉnh Pháp tạng giảng Hoa nghiêm, khi giảng đến phẩm Hiền thủ, Võ hậu có sự cảm ngộ nên ban tặng cho Pháp tạng hiệu Hiền thủ đại sư. Hiền thủ phán giáo có sự khác biệt với Huyền trang, phiếm xưng Duy thức thuộc Đại thừa chung giáo, điểm này có thể thấy rõ lý do Pháp tạng không chấp nhận Huyền trang ở dịch trường. Hiền thủ đang chú sớ kinh Hoa nghiêm được hơn hai mươi quyển thì tịch, bấy giờ là năm Tiên thiên thứ hai đời vua Duệ tông.

5. Tam tạng Nghĩa tịnh cầu pháp Thiên trúc, Ngài xuất hành sang Ấn đời Đường Cao tông năm Hàm hưởng thứ hai, trở về nước đời Võ hậu Thánh lịch năm đầu, du hành Ấn độ 25 năm đi qua hơn ba mươi nước, trở về dịch được 56 bộ kinh luận 230 q. Ngài còn trước tác Nam hải ký quy truyện, cùng Tây vức ký của Huyền trang được mọi người tôn là “quán Ấn chi song nhãn kính” (cặp kính sáng để quán sát Ấn độ). Xét hai vị đại sư Huyền trangNghĩa tịnh đều là những bậc mô phạm, suốt cuộc đời xả thân cầu pháp, không quản mọi gian truân khó khổ.

6. Ba vị tăng phi thường của tông Thiên thai là Hàn san, Thập đắcPhong can, cũng đều xuất hiện vào thời này. Lúc đó thứ sử Giao châu là Lư khâu dận hỏi Phong can (trú trì chùa Quốc thanh) “Thiên thai có vị ẩn sĩ nào không?”, Phong can đáp:“Hàn san là Văn thù, Thập đắcPhổ hiền hiện đang ẩn tích chùa Quốc thanh, hình trạng như người nghèo khổ” . Lư khâu dận bèn đến chùa Quốc thanh tìm Hàn san và Thập đắc để đãnh lễ, hai Ngài nói: “ Phong can nói láo, ông ta là Di đà mà không biết lễ ta làm gì” rồi cười lớn nắm tay nhau chạy vào núi Hàn san, không thấy trở lại Quốc thanh nữa, Lư khâu dận bèn tìm kiếm tập hợp những bài thơ của hai Ngài, được ba trăm bài lưu truyền ở đời. Truyền thuyết này không biết có chính xác hay không, tuy nhiên những bài thơ của hai Ngài hiện còn, văn chương trác tuyệt ý tưởng sâu sắc, hàng văn nhân học tử không thể nguỵ tạo được.


Bài 67

MẬT GIÁO HOẰNG TRUYỀN MẠNH

Ở THỜI ĐƯỜNG HUYỀN TÔNG

Huyền tông là kẻ vô trí, lúc đầu nghe lời tâu của Dao sủng sa thải hơn hai vạn tăng ni, thời đó đã có sa môn Thiện vô uý từ Thiên trúc đem Mật giáo truyền vào, Huyền tông xây chùa mời Ngài trụ trì tôn làm giáo chủ, bây giờ là năm Khai nguyên thứ tư. Năm Khai nguyên thứ tám có Kim cang tríBất không sang Trung hoa truyền Mật giáo, như thế Mật giáo đã thạnh hành, sa môn Nhất hạnh… tận lực chú sớ kinh Đại nhật đến sáu vạn lời, sau truyền sang Nhật bản.

Xét Mật giáo truyền sang Trung hoa thời Tây tấn có Cẩm thi lê mật đa la, thời Đông tấn có La thập, Đàm vô sấm, thời Trần có Xà na quật đa… nhưng các Ngài chỉ phiên dịch kinh điển Mật giáo, mà không truyền thừa nên Mật giáo chưa được phát triển.

Đến khi ba vị đại sư Thiện vô uý, Kim cương tríBất không sang Trung hoa mới tổ chức kiến đàn truyền thọ. Mật tông cùng tín ngưỡng thần quyền Trung quốc như nước hòa với sữa, nên Mật tông phát triển ngày càng nhanh chóng. Nay đưa ra những lời bình luận của sử gia Nhật bản, để làm tư liệu nghiên cứu.

Ấn độ Phật giáo sử viết: “Sau Phật Niết bàn khoảng 900 năm, trong nội bộ Phật giáo đã có pha trộn các hình thức tín ngưỡng Bà la môn giáo, gọi là Phật giáo bí mật. Phật giáo bí mật khởi nguyên từ khi Bồ tát Long thọ khai tháp sắt phía nam Ấn, đem các kinh điển bí mật lưu hành nhân gian, truyền cho đệ tửLong trí, truyền thuyết về Mật giáo là như vậy. Điểm chính yếu Phật giáo mang nặng khuynh hướng bí mật, có nguồn gốc rất sớm, đã thấy ở trong các sách vở Phật giáo, khoảng thời gian trước sau Phật Niết bàn 1000 năm. Đến khoảng thời gian Phật Niết bàn 1300 năm, Mật giáo phát triển cực độ, do đây mà truyền sang Trung hoa, Phật giáo lần hồi có sự biến hoá, đại để là hấp thụ tư tưởng Bà la môn, nghĩa là chân diện mục của Phật giáo lần hồi cũng đã bị tiêu diệt”

Trung quốc Phật giáo sử viết: “Mật giáo ngoài tôn chỉ cầu đảo còn có lý mầu nhiệm, vì thế hệ thống tổ chức của giáo lý Mật giáo Trung hoa rất khó giải thích, bởi quán sát một phương diện Mật giáo tợ hồ đơn giản, có thể nói nghi thức là chủ nhãn của Mật giáo, vì thế không lìa giáo nghĩa căn bản của Phật giáo. Nhưng thực tế nếu ai hành trì theo nghi thức tác pháp hoặc lễ bái đúng pháp, sẽ được chư Phật gia bị rất dễ thành Phật, đó là nguyên do Mật giáo mang nặng tinh thần cầu đảo. Điểm đặc sắc của Mật giáophụng thờ các thiên thần, nương trên lý đại thực tại làm căn cứ, nhưng khi Mật giáo truyền sang Trung hoa, mới bắt đầu có chơn ngôn cúng dường liên quan đến chư Phật, Bồ tát, nhưng truyền thừa lộn xộn không có hệ thống. Do bởi chư Phật, Bồ tát, Thiên thần đều cho là thực tại, tin rằng nếu cúng dường tác pháp đúng nghi thức thì các Ngài sẽ đáp ứng lời thỉnh cầu, nên Mật giáo đặc biệt tôn trọng nghi thức cầu đảo.

Nguồn gốc phụng thờ Thiên thần của Mật giáo, do từ Bà la môn giáo chuyển đến ngày càng nhiều, nên nghi thức lễ bái cúng dường của Mật giáo, mang nặng phong cách của Bà la môn giáo không ít. Vì vậy Mật giáo ngoài kinh điển còn có nghi quỹ, nền tảng nghi quỹ từ nơi kinh điển nói ra, mà biểu thị bằng nghi thức lễ bái cúng dường, đây là điểm sai biệt giữa Mật giáo và các tôn giáo khác”.

Cao tăng truyện ghi Thiện vô uý vốn là hoàng tử Trung ấn, năm 13 tuổi lên ngôi vua, sau nhường ngôi cho anh đến chùa Na lan đà gặp được Long trí, lúc đó Long trí đã 700 tuổi(?) liền theo thọ Mật pháp mà truyền sang nhà Đường. Kim cương trí cũng xuất gia tại chùa Na lan đà, năm 31 tuổi đến nam Thiên trúc nương Long trí học Mật pháp, bảy năm và đem truyền vào Trung quốc. Bất không người bắc Ấn, theo chú ruột ngụ ở Long hải, nương Kim cang trí học Mật pháp, sau trở về Ấn thỉnh kinh truyền sang nhà Đường. Bất không dịch được 77 bộ kinh.

 

Bài 68

ĐẠO GIÁO XUNG ĐỘT PHẬT GIÁO

Ở THỜI ĐƯỜNG

Thời Đường Phật giáo thạnh hành, nhưng Đạo giáo được triều đình bảo hộ rất mạnh, do Đạo giáo cho rằng mình là tôn giáo sản sanh tại bản địa, còn Phật giáotôn giáo từ bên ngoài truyền vào. Vả lại vua Đường họ Lý, Lão tử là người khai tổ họ này, nhân đây các vua Đường hết lòng bảo hộ Đạo giáo.

Lúc đầu do Truyền dịch dâng thơ phá Phật, trong Tăng đoàn có các bậc cao đức như Pháp lâm, Huệ thừa, Minh khai… dùng ngôn ngữ lập luận bẻ gãy. Thái tông năm Trinh quán thứ 11, tại thành Lạc dương có xảy ra cuộc tranh luận giữa đạo sĩtăng lữ, kết quả theo lời thỉnh cầu của các đạo sĩ, nhà vua hạ chiếu xếp đặt vị trí ba tôn giáo theo tứ tự là Nho, Lão và Thích.

Mười năm sau Thái tông sắc lệnh Huyền trang, cùng với các đạo sĩ như Thái hoảng, Thành anh… hơn 30 vị tập hợp ở Ngũ thông quán, dịch Lão tư ûđạo đức kinh sang phạn văn, để hoằng truyền ở Tây vức. Thế lực Đạo giáo đã lớn mạnh, nhân đây gây áp lực với Phật giáo, tín đồ Phật giáo có sự phản kháng, như sa môn Pháp lâm trước tác Phá tà luận, Lý sư chánh trước tác Nội đức luận. Bên Lão giáo có Lý trọng hương trước tác Thập dị cửu mê luận, Lưu tấn đức trước tác Hiển chánh luận để phản đối, do đó Pháp lâm lại trước tác Biện chánh luận để chiết phục. Lại đang khi Đường Thái tông hạ chiếu sửa đổi vị trí Đạo giáo, Khổng giáo rồi mới đến Phật giáo, các sa môn Trí thật, Pháp thường, Huệ tịnh, Pháp lâm… dâng biểu can gián, nhưng vua không đổi ý, còn hạ lịnh người nào trái lịnh sẽ bị xử trị.

Bấy giờ sa môn Trí thật một mình thẳng đến cung, sẵn sàng chấp nhận mọi hình phạt dùng lời bẻ gãy mọi lý luận của nhà vua, bị xử đánh roi bắt hoàn tục đày ở phương xa. Sự kiện tiếp xảy ra năm thứ 14, đạo sĩ Tần thế anh sàm tấu Biện chánh luận của Pháp lâm là huỷ báng triều đình, thậm chí xúi giục nhà vua xử trị. Bấy giờ Pháp lâm dùng lời biện luận hợp với lòng vua, nên chỉ bị lưu đày ở Ích châu.

Đến đời Huyền tông Đạo giáo tợ hồ đã thành quốc giáo, Huyền tông sắc phong Lão tửĐại thánh tông hoàng đế, hạ lịnh các châu đều phải lập miếu thờ Lão tử, buộc học sanh phải học Đạo đức kinh, Trang tử, Liệt tử, Văn tử… và các kinh này trở thành các môn thi trong khoa cử. Huyền tông sắc phong Trang tửNam hoa chân nhân, Cảnh tang tử là Đổng linh chân nhân, Liệt tử là Trúng hư chân nhân, mời các đạo sĩ dạy học sinh, ngoài ra chọn những người thân tộc của họ làm nữ đạo sĩ, xem Phật giáo như Tự bộ (như cục tôn giáo Nhật bản) mà Đạo giáo là Tôn chánh tự.

Xét Đạo giáo nguyên là tôn giáo hạ đẳng, đày dãy mê tín dị đoan, riêng được các vua Đường hết lòng bảo hộ, với đường lối mê hoặc ngôn từ yêu mị, chữa bịnh bằng đan dược, huỳnh kim, thuỷ ngân… cầu trường sanh bất tử, với nhân như thế tất phải tàn diệt. Đạo sĩ ngày càng suy đồi, vì thế trong các cuộc tranh luận với Phật giáo họ thường chuốc lấy thất bại.

Như trong năm Lan đức, khi Cao tông truyền lịnh tín đồ Phật giáoĐạo giáo tranh luận Hoá hồ kinh là giả hay thật, sa môn Pháp minh hỏi: “Lão tử đến Ấn độ thành Phật, vậy tại sao Lão tử chỉ biết tiếng Hoa mà không biết tiếng Hồ”, các đạo sĩ nhìn nhau im lặng không ai trả lời được. Một vài nét đại lược như vậy, có thể biết được trình trạng tranh chấp giữa hai tôn giáothời đại bấy giờ. (lúc đó Cao tông truyền lịnh phế bỏ Đạo giáo thu hồi Hoá hồ kinh, đời Trung tông cũng hạ lịnh thiêu huỷ bức tranh Lão tử hoá hồ kinh trong Đạo quán, và các chùa nào hoạ tượng Lão tử, khắc Hoá hồ kinh hoặc biên chép Hoá hồ kinh đều trái với sắc lịnh mà bị xử trị).

Các vua Đường tuy đàn áp Phật giáo, nhưng Phật giáo vẫn không vì thế mà suy yếu, thế lực ngày càng phát triển khắp mọi nơi, không một tôn giáo nào có thể sánh bằng.

 

Bài 69

NHO GIÁO HIỀM KHÍCH PHẬT GIÁO Ở THỜI ĐƯỜNG

Đầu thời Đường Phật giáo rất hùng mạnh, noi theo ân đức của các vua trước, các đời vua kế tiếp thảy đều tôn sùng bảo hộ Phật giáo, xây chùa dựng tháp, chỉ tiếc họ quá tôn trọng thần đạo, do đó tinh ba Đại thừa chưa được phổ cập trong nhân gian. Thêm nữa các hàng Nho gia hẹp hòi, luôn cậy thế cho rằng đạo mình là đạo thanh tịnh tịch diệt, khiến nhân tình khốn khổ lại còn chưởi mắng đả kích Phật giáo, mà kết quả là xảy ra thảm kịch phá Phật của Võ tông, nay lược thuật các việc đó, để chúng ta có thể biết được sự phá Phật của Nho gia.

Thời đó khi Võ hậu có ý tạo đại Phật, tể tướng Địch nhân kiệt dâng thơ can gián trong thơ viết: “Chùa chiền hiện nay số lượng còn nhiều hơn cung thất, chùa nào cũng nghiêm trang lộng lẫy khắc chạm tinh vi, cây cối dùng để trang hoàng vàng ngọc dát chạm sắc sảo, cảnh đó không phải tự nhiên mà có, của cải không phải từ trên trời rơi xuống, hết thảy đều do dân đóng góp, dân tình khốn khổ làm sao kham chịu nổi.Vã lại người nông phu nếu không cày ruộng thì thiếu ăn, đã thiếu ăn thì ăn phần người khác, phải đi cướp của kẻ khác, hạ thần luôn suy nghĩ điều này, mà trong lòng vô cùng sầu khổ”.

Lại dẫn lời Lý cao vào trong thư: “Nay vua tạo đại Phật tốn kém đến mười bảy vạn, nếu đem số tiền đó bố thí cho người nghèo khổ mỗi người mỗi ngàn, tức sẽ cứu được một ngàn bảy trăm người, việc làm này ứng hợp với tâm từ bi ban vui cứu khổ của chư Phật, thế mà rất nhiều người muốn dừng lại ý tốt đó”.

Đến như Nguyên đạo thiên do Hàng thối chi trước tác, lời lẽ trịch thượng đả kích Phật giáo rất hằn học: “Xưa dân chỉ có bốn mà nay dân có đến sáu, xưa dạy dỗ chỉ một nơi mà nay dạy dỗ đến ba nơi. Một ngươì làm ruộng phải nuôi sáu người, một người làm thợ phải lo sáu người, một người buôn bán mà sáu người tiêu xài, với trình trạng đó thì dân tình làm sao thoát khỏi cảnh túng nghèo được”. Lại dâng biểu can gián Hiến tông cung nghinh Xá lợi Phật: “… chẳng qua chỉ là nắm xương khô đầy sự ô uế, sao lại rước vào cung cấm, xin đem xương cốt này thả vào nước, lửa để tuyệt từ nguồn gốc”.

Than ôi! những kẻ tư cách đê tiện mà luôn tự cho mình than khóc Nghiêu, Thuấn. Chẳng biết chư Phật, Bồ tát vì sự lợi ích chúng sanh trải qua vô lượng kiếp, hy sinh không biết bao nhiêu nhà cửa ruộng vườn, quốc thành vương vị, thậm chí đầu mắt tuỷ não tay chân gân thịt, thì cớ gì các Ngài lại mong muốn điêu khắc chạm trổ hình tượng của mình, để mọi người cung kính đảnh lễ? Chẳng qua là các Ngài muốn chúng sanh mượn cảnh để luyện tâm, nung đúc lâu ngày thì chướng lụt trí phát, tức chúng sanh sẽ lấy tâm Phật làm tâm mình, lấy hạnh Phật làm hạnh mình, chuyển Ta bà thành Tịnh độ, hoá bãi chiến trường thành đạo tràng. Bọn Nho gia thấp kém kia, há lầm đạo mình là thanh tịnh tịch diệt, chỗ thấy đó chẳng khác nào kẻ mê thấy cảnh mộng. Tại sao họ dám bảo tạo đại Phậthao tốn tài lực? Than ôi! Mắt họ nhìn như đàn bà thấy trong miệng chén, không đủ để làm tiêu chuẩn mực thước, vì vậy chúng ta cần phải dứt khoát dẹp bỏ mọi sự phỉ báng Phật của bọn Nho gia nông cạn, bọn ngu dốt không biết chút gì về Phật pháp.

 

Bài 70

ĐƯỜNG VÕ TÔNG PHÁ PHẬT.

CÁC BẬC LONG TƯỢNG KẾ TỤC XUẤT HIỆN

Nguyên nhân xảy ra pháp nạn Hội xương, là do Võ tông tôn sùng Đạo giáo. Hội xương năm đầu Võ tông mời đạo sĩ Triệu qui chơn… cả thảy 81 vị vào cung truyền thọ nghi quỹ Đạo giáo. Lưu nguyên tịnh ở Vệ sơn là Quan lục đại phu, được vua tin dùng ban chức Sùng huyền quán đại học sĩ, hai vị này ở luôn trong cung tu phápthường hay sàm tấu với nhà vua.

Triệu quy chơn lại kết hợp với Đặng nguyên siêu ở núi La phù, thời đó tể tướng Lý dục đức cũng trợ lực việc huỷ phá Phật. Võ tông nghe theo lời thỉnh cầu của các đạo sĩ, ngoại trừ thành Lạc dươngTrường an ra mỗi thành chỉ để lại bốn ngôi chùa, các châu địa phương mỗi châu chỉ để lại một ngôi, ngoài ra đều hạ lệnh phá huỷ. Qui định các chùa lớn chỉ được ở 20 người, chùa vừa được 10 người, chùa nhỏ được 5 người số tăng sĩ còn lại phải hoàn tục. Lại hạ lệnh dỡ phá chùa chiền đem cây cột xây dựng cung thất, lấy vàng bạc sung vào quốc khố. Tượng Phật bằng sắt đem làm nông cụ, còn tượng Phật, pháp khí bằng đồng thì đúc tiền.

Thời đó Võ tông hạ chiếu: “Nay khắp trong thiên hạ, hạ lệnh huỷ phá chùa chiền bắt tăng ni hoàn tục, sung nạp tài sản nhà chùa vào quốc khố. Ô hô! Các việc này xưa kia chưa thi hành nay tợ hồ đã đến lúc, nếu không làm thì biết khi nào làm, bắt 50 vạn tăng sĩ lười biếng đi khu dịch, thu hơn 6 vạn chùa chiền sung vào quốc khố”. Qua đoạn chiếu này chúng ta cũng hình dung được, việc làm tao loạn của hạng người bất tín dốt nát bạo ngược, lúc đó nhằm năm Hội xương thứ 5 (trước Dân quốc 1066 năm) (Võ tông tại vị được 19 năm, sau vì uống lầm kim đan mà chết, Triệu quy chân… đều bị xử tử)

Có người cho rằng hai vua Võ đời Châu, Nguỵ phá Phật nhưng không bao lâu Phật giáo lại phát triển mạnh. Riêng Đường Võ tông tin theo tà giáo cực lực phá hoại Phật giáo, tuy nhiên áp lực càng lớn thì kháng lực càng mạnh, như đá chọi đá, chọi càng mạnh thì phản lực càng cao.

Thời này có một số vị tăng cam nhẫn mọi áp lực, an nhiên bình thản tìm chỗ ẩn náu, ngõ hòng nối tiếp tuệ mạng Phật pháp, các vị đó đều là những bậc có nhân cách lớn, các Ngài là những vị có công trong việc, làm rạng rỡõ phát huy sự vinh quang cho Phật giáo, khiến không một thế lực tàn bạo nào có thể diệt trừ được. Như Mã tổ đạo nhất nỗ lực xây dựng tòng lâm, Bách trượng hoà hảo thành lập thanh quy thiền môn, Quy sơn linh hựu kham khổ nơi rừng sâu, ăn trái cây mặc áo vải mà hưng khởi tông Quy sơn, Hoàng bá hy vận, Quy tông chi chỉ đều là những bậc đại cơ đại dụng, Lâm tế nghĩa huyền xuất hát, Đức sơn tuyên giám cử bổng, Triệu châu tùng thẩm theo gót Hàn san, Vân môn văn yểm khí lực như rồng bay. Các Ngài đều mượn ngôn ngữ thế tục để khai thị đệ nhất nghĩa đế, thật là thiên phương độc bộ, vi diệu tuyệt luân, đó là những điểm độc đáo của Thiền tông.

Ngoài ra thời đó còn có Kinh khê trạm nhiên, trước tác các bộ luận căn bản trùng hưng tông Thiên thai. Nơi tông Hoa nghiêmTrừng quán, là bậc cao tăng được bảy đời vua kính lễ, sử gia tôn xưng là Tri môn thái đẩu, các Ngài đều thị tịch khoảng trước và sau niên hiệu Hội xương.

Quốc sư Thanh lương trừng quán thị tịch vào năm Khai nguyên thứ 3 (mậu ngọ đời Đường văn tông), thọ 101 tuổi giới lạp 88 hạ, thân Ngài cao 9 xích 4 thốn (1,84 mét) hai tay dài quá đầu gối, miệng đủ 40 răng, cặp mắt ban đêm phát ra ánh sáng, ban ngày thì không nhấp nháy, tay Ngài một lúc sử dụng cả hai cây bút, giọng nói sang sảng như tiếng chuông đồng.

Trừng quán sống trải qua chín đời vua (Huyền tông, Túc tông, Đại tông, Đức tông, Thuận tông, Hiến tông, Mục tông, Kính tông, Văn tông), là vị quốc sư bảy đời vua (Thất đế quốc sư). Ngài trước tác hơn 400 bộ luận, là vị tổ thứ tư tông Hoa nghiêm. Suốt đời Ngài thường lấy mười điều để tự răn nhắc bản thân (thấy trong Hoa nghiêm huyền đàm).

1. Thân không làm tổn hại hình tướng sa môn.

2. Tâm không nghĩ tưởng trái với những lời răn Phật chế.

3. Chuyển động không ngược với chiều quay của pháp giới.

4. Tánh không nhiễm trước vọng tình.

5. Chân không bước tới chùa Ni.

6. Thân không chạm giường cư sĩ.

7. Mắt không nhìn những màu sắc phi nghĩa.

8. Lưỡi không đụng vật thực khi quá ngọ.

9. Tay không nắm những vật quý báu.

10. Đêm ngủ không rời y bát.

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant