Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

1. Lời Mở Đầu

14 Tháng Giêng 201300:00(Xem: 4491)
1. Lời Mở Đầu

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TẬP TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT
theo con đường bồ tát của Tịch Thiên
Lời mở đầu (Bài 1)
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: Practicing Wisdom. The Perfection of Shantideva’s Bodhisattva’s Way.
Translated and edited by Geshe Thupten Jinpa. Wisdom, 2005.

Lời mở đầu

Tăng trưởng lí do phát khởi trong sáng

Trong quyển sách này, phần của tôi là thầy, tôi cố gắng tăng trưởng lí do phát khởi trong sáng theo khả năng để làm lợi ích các bạn độc giả. Về phần các bạn, cũng thế, các bạn tiếp cận các giáo pháp này với thiện tâm và lí do phát khởi thiện hảo, cũng là một điều quan trọng.

Đối với những độc giả là những Phật tử đang tu tập và những bạn mong thành tựu toàn giác là mong cầu tâm linh tối hậu của các bạn, duy trì mục tiêu trở thành một người thiện hảo và một người nhiệt tình với nhân sinh cũng là một điều quan trọng. Với mục đích này bạn có thể bảo đảm rằng các nỗ lực của bạn ở đây đều là đem lại lợi ích, và sẽ giúp bạn tích tập phúc đức và tạo lập năng lượng tích cực xung quanh bạn. Khi bạn chuẩn bị đọc giáo pháp này, trước nhất bạn nên quy y Tam Bảo và xác định lại sự phát tâm vị tha, mong cầu thành tựu giác ngộ hoàn toàn để làm lợi ích tất cả hữu tình. Không quy y Tam Bảo, sự tu tập của bạn không trở thành một sự tu tập Phật giáo. Và không phát khởi lòng mong cầu vị tha thành tựu giác ngộ vì lợi ích cho tất cả hữu tình, các hoạt động của bạn không trở thành hành hoạt của một Phật tử Đại Thừa. (Hình bên dưới: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Geshe Thupten Jinpa)

dalai_lama_and_thupten_jinpaVài độc giả, chắc chắn không là các Phật tử đang tu học, nhưng tuy thế vẫn có một quan tâm nghiêm trang vào giáo pháp Phật giáo. Vài độc giả sẽ đến từ các bối cảnh tôn giáo khác biệt, tỉ dụ Ki tô giáo, và sẽ có một quan tâm trong các phương diện nhất định của các kĩ thuật Phật giáo và các phương pháp để có các chuyển hoá tâm linh. Đối với các độc giả không là các Phật tử đang tu tập, bạn cũng có thể phát khởi một thiện tâm và lí do phát khởi thiện hảo khi bạn chuẩn bị cho bạn đọc những giáo pháp này; và nếu bạn tìm thấy các kĩ thuật nhất định và các phương pháp mà bạn có thể chấp thuậnkết hợp vào đời sống tâm linh của chính bạn, bạn cứ vui vẻ tiến hành. Trái lại, nếu bạn không tìm thấy bất cứ phương pháp hữu ích như thế, dĩ nhiên bạn có thể đặt quyển sách sang một bên.

Về phần tôi, tôi chỉ là một nhà sư Phật giáo đơn giản, có lòng ngưỡng mộ sâu sắc và tận tụy thiết tha với các giáo pháp của Đức Phật, và đặc biệt với giáo pháp của ngài về đại bi và lí hội thông hiểu về bản chất của tính thật tại ở phương diện thâm sâu hơn. Tôi không có bất cứ một kiêu hãnh nào về khả năng của chính tôi để trình bày một cách đầy đủ các giáo pháp tâm linh phong phú của đức Phật, tuy nhiên tôi cố gắng hết sức để đảm nhận trách nhiệm lịch sử đặt cho tôi bằng cách chia sẻ sự lí hội thông hiểu của cá nhân tôi về các giáo pháp của đức Phật với càng nhiều người như khả năng có thể .

Độc giả đọc nhiều lần những giáo pháp này, với mục đích chính là đang tìm kiếm các phương pháp để chuyển hoá tâm của họ. Về phần của người thầy, điều đáng mong muốn, nếu có thể được, đối với người thầy là có trí tuệ đầy đủ về chủ đề đang giảng dạy. Về phần tôi, theo như mức độ tôi quan tâm, tôi không thể tuyên bốtrí tuệ đầy đủ, trọn vẹn về chủ đề tôi đang đảm nhiệm ở đây. Tuy nhiên, bản văn chúng ta đang nghiên cứuuy tín nổi bật về học thuyết tính không, và tôi có lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với triết học về tính không, và mỗi khi có cơ hội, tôi đều cố gắng tư duy cẩn thận (try to reflect) về nó nhiều như tôi có thể. Căn cứ trên kinh nghiệm nhỏ bé của tôi -- tôi có thể tuyên bố ít nhất có một kinh nghiệm nhỏ -- tôi có một nhận biết sáng tỏ rằng (I have a sense that) nó là một triết lí sống động và rằng một sự lí hội thông hiểu về tính không có một hiệu quả. Cũng thế, tôi cảm thấy về phương diện cảm xúc được kết nối với ý niệm về tính không. Đây đúng là một phẩm tính bởi vì tôi có thể phát biểu xác định trong tiến trình giảng dạy bản văn này (This is as much of a qualification as I can claim for teaching this text).

Tri thức và Tín (Intellect and Faith)

Đối với tất cả các độc giả, hoặc là đã tăng trưởng một quan tâm sâu sắc vào Phật giáo và đang bắt đầu trên một đạo lộ tâm linh để khám phá các giáo pháp phong phú của Đức Phật, hoặc là bạn chỉ mới bắt đầu, điều quan trọng là không mù quáng chỉ có tín mà thôi -- bắt đầu hiểu mọi sự vật chỉ trên căn bản của tín. Nếu bạn chủ trương như vậy, có một sự nguy hiểm do đánh mất năng lực phê phán của bạn. Một cách khá hơn, đối tượng của tín hoặc thiết tha tận tụy của bạn phải được khám phá xuyên quahội thông hiểu có được do tư duy phê phán cẩn thận. Nếu, là một kết quả do sự tư duy phê phán cẩn thận của bạn, bạn tăng trưởng một nhận biết sáng tỏ của xác quyết sâu sắc, lúc đó tín của bạn có thể tăng trưởng. Tự tin và tín được tăng trưởng trên căn bản của lí tính (reason) sẽ nhất định vững chắc và có thể tin cậy được. Không sử dụng tri thức của bạn, tín của bạn trong các giáo pháp của đức Phật sẽ chỉ là một tín không lí do và không căn cứ vào sự lí hội thông hiểu của chính bạn.

Nghiên cứu để mở rộng sự lí hội thông hiểu của chính bạn về các giáo pháp của Đức Phật là một điều quan trọng. Ngài Long Thọ, một vị thầy Ấn Độ thế kỉ thứ hai, khẳng định rằng cả hai tín và trí tuệ (faith and intelligence) là các yếu tố chủ yếu cho sự tăng trưởng tâm linh của chúng ta, và trong hai yếu tố đó, tín là nền tảng. Tuy thế, ngài minh bạch khẳng định rằng để cho tín có đầy đủ năng lực điều hướng tiến bộ tâm linh của chúng ta, chúng ta cần trí tuệ, một khả năng cung cấp cơ hội phương tiện làm cho chúng ta nhận định được đạo lộ đúng và để đào luyện các tuệ quán sâu sắc. Tuy thế, sự lí hội thông hiểu của bạn không nên cứ ở lại phương diện chỉ thuần trí tuệtri thức (knowledge and intellect). Một cách khá hơn, nó nên được hội nhập vào trong tim và tâm của bạn để có hiệu ứng trên hành vi của bạn. Nếu chuyện xảy ra khác đi, sự nghiên cứu về Phật giáo của bạn sẽ chỉ thuần túytrí thức và sẽ không có hiệu quả trên các thái độ của bạn, hành vi của bạn, hoặc lối sống của bạn.

Bản văn gốc

Trong Phật giáo Tây Tạng các bản văn gốc, tỉ như các bản kinh và các tantra là những lời nguyên thủy của chính Đức Phật. Thêm vào đó, các học giả Ấn Độ uy tín cũng viết nhiều bộ luận, được sưu tập thành Luận Tạng (Tạng ngữ: Tengyur). Các vị đại sư của tất cả bốn truyền thống của Phật giáo Tây Tạng cũng viết hàng ngàn tác phẩm luận giải.

Bản văn gốc chúng ta đang sử dụng để trình bày giáo pháp này là “Trí tuệ siêu việt” (“Wisdom”), chương thứ chín trong “Nhập Bồ tát hạnh” (Bodhicharyavatara) của đại sư Ấn Độ Tịch Thiên (Shantideva), viết trong thế kỉ thứ tám.

Tôi đã nhận sự truyền pháp của bản văn này từ Khunu Rinpoche, Tenzin Gyaltsen. Ngài đã quá cố và là một thiền giả và vị thầy tâm linh tuyệt vời. Ngài đã chuyên biệt trong tu tập phát tâm tỉnh thức vị tha / tâm bồ đề (altruistic mind of awakening), căn cứ trên bản văn của Tịch Thiên. Khunu Rinpoche đã nhận sự truyền pháp từ ngài Dza Patrul Rinpoche [tác giả “Lời vàng của Thầy tôi”; The Perfect Words of my Teacher].

Tôi sẽ sử dụng hai nguồn tham khảo chính yếucăn bản cho giải thích của tôi về bản văn của ngài Tịch Thiên. Bản thứ nhất là bản viết bởi Khenpo Kunpal và phản chiếu các thuật ngữ của tông Nyingma, học phái Cựu Dịch. Bản thứ hai là bản viết bởi Minyak Kunso, một người tuy là học trò của Patrul Rinpoche, nhưng bản thân là một đệ tử của tông phái Geluk và thế nên đã sử dụng các thuật ngữ của truyền thống Geluk. Khi tôi trình bày bản minh giải chi tiết về chính bản văn gốc, tôi cũng sẽ làm hiện rõ các vị trí mà hai trí giả này đưa ra các diễn dịch không đồng nhất (divergent interpretations) về chương thứ chín của ngài Tịch Thiên. Chúng ta hãy cùng nhau xem sự vụ này diễn tiến ra sao (Let’s see how it goes).

____________________

Chú thích

1. Bản dịch Việt các các phẩm của Tịch Thiên

* Nhập Bồ tát hạnh (Bản in 1999), Ni sư Trí Hải dịch (trong có bản dịch Hán -Việt, dịch từ bản dịch Tạng-Hán của Trần Ngọc Giao).

Độc giả có thể đọc trên thuvienhoasen.org hoặc trên hoagiacngo.com theo link sau đây:

http://hoagiacngo.com/Mnhapbotathanh.html

* Bồ tát hạnh.Trí Siêu dịch.

*Nhiều bản dịch Việt khác: xem thuvienhoasen.org

* Đại thừa tập bồ tát học luận. Thích Như Điển dịch. Chùa Viên Giác. 2005 [ sách 398 trang]

2. Bản dịch Anh của Santideva (chỉ lược ghi vài bản)

*Santideva. The Bodhicaryavatara. A new translation by Kate Crosby and Andrew Skilton. Oxford University Press. 2005.

* A Guide to the Bodhisattva Way of Life by Santideva. Translated from the Sanskrit and Tibetan by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace. Snow Lion 1997

* Siksa Samuccaya. A compendium of Buddhist Doctrine. Compiled by Santideva. Translated by Cecil Bendall and W.H. D. Rouse. Motilal Banarsidass Publishers. 1922, 1977. Reprint 1999 [Sách có 19 chương; 328 trang]

3. Giải thích về chương chín Nhập bồ tát hạnh.

Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng chương chín tại Thụy Sĩ 1979, bài giảng in thành sách dưới đây:

* The Dalai Lama. Transcendent Wisdom. Translated, edited and annotated by B. Alan Wallace. Snow Lion 1988, 1998, 2009

Đức Đại Lai Lạt Ma giảng chương chín tại Pháp 1993. Bài giảng in thành sách dưới đây, và là bản dịch Việt độc giả đang đọc:

*The Dalai Lama. Practicing Wisdom. The Perfection of Shantideva’s Bodhisattva Way. Translated and edited by Geshe Thupten Jinpa. Wisdom 2005.

Trong bài giảng này ngài có quy chiếu tới hai bản ghi chú giải thích của hai vị thầy, vốn là hai đệ tử của Patrul Rinpoche (1808-1887), có bản in trong hai sách dưới đây:

* Kunzang Pelden. The Nectar of Manjusri’s Speech. A detailed commentary on Shantideva’s Way of Bodhisattva. Translated by Padmakara Translation Group. Shambhala 2010.

[Bài giảng chương chín, trang 313 - 389 (dài 76 trang) trong sách này]

** Wisdom: Two Buddhist Commentaries. Khenchen Kunzang Pelden and Minyak Kunzang Sonam. Edition Padmakara, 1993, 1999

4. Phụ Bản

Trích từ Nhập Bồ tát hạnh. Bản dịch của Ni sư Trí Hải, đăng trên hoagiacngo.com

http://hoagiacngo.com/Mnhapbotathanh.html

Dẫn Nhập *

Thích Như Thạch

(Trần Ngọc Giao)

Nhập Bồ Tát Hạnh Đạo Luận

Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh là muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Đại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Đề tâmtu tập Bồ Tát hạnh. Toàn bộ luận phân làm mười chương. Chương thứ nhất Những lợi lạc của tâm Bồ Đề, khuyến khích chúng sinh phát tâm Bồ Đề chân thực. Chương thứ hai Sám hối tội nghiệp, kế đó tu tùy hỉ, khuyến thỉnh, và hồi hướng phúc đức rộng lớn. Chương thứ ba Gìn giữ tâm Bồ Đề, phát khởi tâm Bồ Đề nguyện cùng thọ giới Bồ Tát. Chương thứ tư Không buông lung, tu tập hạnh không buông lung, hầu tránh vi phạm Bồ Tát học xứ. Chương thứ năm Giữ gìn chánh tri, cho biết làm thế nào để giữ gìn Bồ Tát học xứ. Chương thứ sáu Nhẫn nhục, dạy tu nhẫn nhục để trừ khử tâm lý chướng ngại trong sự tu tập Bồ Tát hạnh. Chương thứ bảy Tinh tấn, vì muốn được tăng trưởng Bồ Tát hạnh, phải tinh cần tu tập. Chương thứ tám Thiền định, trước tiên tu tĩnh lự để đối trị hôn trầm, tán loạn (đặc biệt quở trách sự tham dục). Sau đó tiến thêm một bước tu tập pháp môn tự tha hoán (trao đổi mình và người), để tăng trưởng tâm Bồ Đề thế tục. Chương thứ chín Trí tuệ, vì muốn thông đạt thực tướng của chư pháp, dẫn đến tâm Bồ Đề thắng nghĩa, hầu có thể đoạn trừ phiền não, nên phải có trí tuệ. Chương thứ mười Hồi hướng, đem tất cả công đức của nghiệp lành hồi hướng đến tất cả chúng sinh.

Phần trên là đại ý nội dung của bộ luận này. Nếu qui nạp lại, có thể chia làm bốn phần:

(1) Ba chương đầu là tông chỉ chủ yếu, đối với chúng sinh chưa phát tâm, dẫn phát thế tục tâm nguyện Bồ Đề và tâm hạnh Bồ Đề.

(2) Ba chương Không buông lung, Giữ gìn chánh tri, Nhẫn nhục, chỉ dẫn, khuyến khích thế nào giữ gìn tâm Bồ Đề cùng nghiêm trì giới luật Bồ Tát, không để cho ngoại duyên làm ô nhiễm, thoái thất.

(3) Ba chương Tinh tiến, Thiền định, Trí tuệ, một mặt giúp hành giả tăng tiến tâm Bồ Đề thế tục, một mặt đem hành giả đến sự phát sinh tâm Bồ Đề thắng nghĩa, thuần tịnh không nhiễm. Cùng y vào đây thực hành xuất thế gian Ba la mật, tăng trưởng phúc tuệ tư lương, tăng tiến cho đến lúc thành Phật.

(4) Cuối cùng là chương Hồi hướng, hồi hướng phát nguyện, và đây cũng là một phương cách tăng trưởng vô tận phúc đức.

Nếu từ một khía cạnh khác, theo quan điểm của chính ngài Tịch Thiên trong quyển Học Xứ Tập Yếu, có thể giải thích như sau:

(1) Tông chỉ chủ yếu của ba chương đầu là muốn dẫn phát một loại ý nguyện tối thù thắng. Nguyện đem thân thể, tài sản, thiện căn của mình, hoàn toàn bố thí cho tất cả chúng sinh. Hơn nữa, lại bắt đầu chân thành tu tập hạnh Bồ Tát.

(2) Ba chương Không buông lung, v.v..., chủ yếu muốn nói đến trong quá trình tu học, làm thế nào để giữ gìn thân thể, tài sản, thiện căn của mình để thuận tiện cho việc lợi ích chúng sinh.

(3) Bốn chương cuối là muốn chỉ đạo hành giả, sau khi giữ gìn thân thể, tài sản v.v... , làm thế nào tiến thêm một bước nữa trong công việc tịnh hóa cùng tăng trưởng.

Nói một cách tổng quát, nội dung chủ yếu của bộ Nhập Bồ Tát Hạnh này là chỉ dẫn hành giả trong quá trình tu học hạnh Bồ Tát, làm thế nào tu tập lục độ vạn hạnh, để thuận tiện dùng những phương thức bố thí, giữ gìn, tịnh hóa cùng tăng trưởng thân thể, tài sản, thiện căn v.v..., trong việc lợi tế quần sinh. Tịch Thiên trong quyển Học Xứ Tập Yếu, chương Học tập bố thí, có nói: "Đem thân thể, tài vật cùng thiện căn của mình hoàn toàn bố thí cho tất cả hữu tình. Hơn nữa, phải giữ gìn, tịnh hoá cùng tăng trưởng chúng. Đây là yếu lĩnh của Bồ Tát học xứ". Tại cuối chương đó, Tịch Thiên dẫn kinh Bảo Vânkết luận như sau: "Thí xả là Bồ Đề của Bồ Tát". Nhập Bồ Tát Hạnh, chương thứ ba, bài kệ 10, 11 cũng nói: "Vì muốn thành tựu sự lợi ích của tất cả hữu tình, con bố thí thân mệnh mình không chút luyến tiếc. Bố thí tất cả tài sản cùng thiện căn phúc đức. Nếu có thể từ đáy lòng thí xả tất cả thân thể, tài sản, thiện căn, con sẽ vượt qua tất cả khổ, thành tựu Niết Bàn".

Do đây, có thể thấy được Tịch Thiên rất chú trọng đến sự tu tập bố thí. Từ cái nhìn của ngài, chữ Xả tổng trì trong sự hành trì của cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Hành giả Tiểu thừa, do vì xả ly tất cả sự tham luyến đối với tam giới mà chứng được sự diệu lạc của Niết Bàn. Hành giả Đại thừa, lại tiến thêm một bước, xả bỏ luôn sự diệu lạc của Niết Bàn, đạt tới cái gọi là "Trí không trụ ba cõi, Bi không trụ Niết Bàn", chính là cảnh giới vô trụ của vô thượng Bồ Đề.

Chính do Tịch Thiên nghĩ rằng tu tập bố thítrọng yếu nhất trong quá trình tu học Bồ Tát hạnh, vì thế ngài không lập riêng một chương Bố thí, mà đem quan niệm "thí xả tất cả" vào trong tất cả các chương khác. Nhân đây, trong mỗi chương của quyển Nhập Bồ Tát Hạnh, chúng ta có thể thấy rõ ý nghĩa của sự "thí xả tất cả" này.

_____________________________

5. Nội dung Nhập Bồ Tát Hạnh
* Bodhicaryavatara.
Translated by Kate Crosby and Andrew Skilton. 1995
1. Praise of Awakening Mind
2. Confession of Faults
3. Adopting the Awakening Mind
4. Vigilance regarding the Awakening Mind
5. The Guarding of Awareness
6. The Perfection of Forbearance
7. The perfection of Vigour
8. The Perfection of Meditative Absorption
9. The Perfection of Understanding
10. Dedication
__________________
*A Guide to the Bodhisattva Way of Life.
Translated by Vesna A. Wallace and B.Alan Wallace .1997
1. The Benefit of the Spirit of Awakening
2. The Confession of Sin
3. Adopting the Spirit of Awakening
4. Attending to the Spirit of Awakening
5. Guarding Introspection
6. The Perfection of Patience
7. The Perfection of Zeal
8. The Perfection of Meditation
9. The Perfection of Wisdom
10. Dedication.
_____________________
Nhập Bồ tát hạnh. Ni sư Trí Hải dịch. 1999
1. Những lợi lạc cuả Tâm Bồ Đề
2. Sám hối tội nghiệp
3. Phát Bồ Đề Tâm
4. Thực hành Bồ đề Tâm
5. Chính Niệm, Tỉnh Giác
6. Nhẫn nhục
7. Tinh tấn
8. Thiền Định
9. Trí Tuệ
10. Hồi hướng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant