Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

2. Bối Cảnh Phật Giáo

19 Tháng Giêng 201300:00(Xem: 3944)
2. Bối Cảnh Phật Giáo

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TẬP TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT
theo con đường bồ tát của Tịch Thiên
Bối cảnh Phật giáo (Bài 2)
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: Practicing Wisdom. The Perfection of Shantideva’s Bodhisattva’s Way.
Translated and edited by Geshe Thupten Jinpa. Wisdom, 2005.

Nội dung
Bối cảnh lịch sử
Đạo lộ Phật giáo
Tính nhân quả và bốn chân lí cao quý
Ba loại đau khổ
Tiềm năng cho Tự do
Duyên Khởi
Trí tuệ phân tích
** [Thực tập phân tích trí tuệ] [Tư]
Căn bản của sự thành công
*** [Thiền Định] [Tu]


Bối cảnh lịch sử

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạo sư đại bithiện xảo đã sống ở Ấn Độ cách đây hơn 2500 năm. Ngài giảng nhiều kĩ thuật và phương pháp khác nhau để chuyển hoá tâm linh, và ngài giảng hoà hợp với các tập khí sai biệt, các quan tâm, và các thái độ, cách thức tư duy, năng lực tinh thần (diverse dispositions, interests, and mentality) của những hữu tình ngài giảng dạy.

Một truyền thống triết họctâm linh phong phú đã tăng trưởng, và được nâng caoduy trì bởi các giòng truyền thừa liên tục của các đại sư Ấn Độ tỉ như Long ThọVô Trước. Phật giáo đã bắt đầu nở hoa trọn vẹnẤn Độ và sau đó đi tới nhiều nước khác trong châu Á. Tại Tây Tạng, Phật giáo đã bắt đầu hoạt động mạnh mẽ tích cực trong các thế kỉ thứ bảy và thứ tám. Rất nhiều nhân vật đã góp phần vào tiến trình lịch sử này, trong đó có Tịch Hộ tu viện trưởng Ấn Độ (Shantarakshita), đạo sư Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), và Trisong Detsen Hoàng Đế Tây Tạng đương thời. Từ thời kì này trở đi sự tăng trưởng của Phật giáoTây Tạng đã cực kì nhanh chóng. Như ở Ấn Độ, các giòng truyền thừa kế tiếp nhau của các đại sư Tây Tạng đã góp phần lớn lao để truyền bá các giáo pháp của Đức Phật trên chiều rộng toàn thể đất nước. Qua mọi thời, và do vì các yếu tố địa dư Tây Tạng, bốn học phái Phật giáo chính yếu tăng trưởng tự nhiên trong Tây Tạng. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong sự chọn lựa thuật ngữ học và dẫn tới sự nhấn mạnh các phương diện khác nhau về các thực hành và các tri kiến về thiền định Phật giáo.

Học phái đầu tiên của bốn học phái là Nyingma, học phái “cựu dịch”, khởi đầu từ thời ngài Liên Hoa Sinh. Từ thời kì của đại dịch giả Rinchen Sangpo, ba học phái khác, có tên chung là các học phái “tân dịch”, từ từ tự nhiên sinh khởi Kagyu, Sakya, và Geluk. Bốn truyền thống này có chung một điểm là đều có tất cả các hình thức đầy đủ của Phật giáo. Mỗi truyền thống đều có các tinh hoa của các giáo pháp Phật giáo Tiểu Thừa, Đại ThừaKim Cương Thừa.

Đạo lộ Phật giáo

Đối với các bạn không là Phật tử hoặc là các bạn mới biết đến các giáo pháp, nay tôi trình bày sơ lược về đạo lộ Phật giáo có lẽ cũng đem lại đôi chút lợi ích cho các bạn.

Tất cả chúng ta, là các con ngườicảm thọtâm thức, chúng ta theo bản năng đều tìm kiếm hạnh phúcvượt qua đau khổ. Cùng với lòng mong cầu bẩm sinh, chúng ta cũng có quyền hoàn thành mục tiêu căn bản này. Bất kể hoặc chúng ta thành công hoặc thất bại, tất cả những sự theo đuổi của chúng ta trong đời sống này đều là, cách này hay cách khác, đều nhắm hướng tới sự hoàn thành lòng ham muốn căn bản này. Điều này đúng cho tất cả chúng ta những người đang tìm kiếm sự giải thoát tâm linh -- bất kể niết bàn hoặc sự cứu độ, bất kể chúng ta tin tưởng vào tái sinh hoặc không. Điều hiển nhiên là các kinh nghiệm của chúng ta về đau đớnlạc thú, hạnh phúcbất hạnh đều liên quan mật thiết tới các thái độ, các tâm niệm, và các cảm xúc của chính chúng ta. Trong thực tế chúng ta có thể nói rằng tất cả chúng đều sinh khởi từ tâm. Thế nên chúng ta thấy trong các giáo pháp của tất cả các truyền thống tôn giáo chính của thế giới, có một sự nhấn mạnh trên các đạo lộ tâm linh đều đã căn cứ vào cảm thọtâm trí (heart and mind).

Điều độc đáo của giáo pháp Phật giáo là điều căn bản cho toàn thể đạo lộ tâm linh Phật giáo là tiền đề (premise) nói rằng có một sự sai biệt thâm sâu giữa các tri nhận của chúng ta về tính thật tại và thật tướng của các sự vật (our perceptions of reality and the way things really are). Sự sai biệt này ở ngay tại tâm yếu của hiện thể của chúng ta (at the heart of our being) dẫn đến đủ loại mê lấp tâm lí, các phiền não do cảm xúc, các thất vọng, và các tức bực chán nản -- nói trong một lời, đau khổ. Ngay cả trong đời sống hàng ngày, chúng ta luôn luôn lâm vào các tình huống chúng ta cảm thấy bị lừa dối, thất vọng do thấy biết thực tế (disillusioned), và các thứ tương tự. Một trong các thuốc giải hữu hiệu nhất cho loại tình huống này là tăng trưởng theo một cách ý thức trí tuệ của chúng ta, mở rộng các toàn cảnh khách quan của chúng ta (our perspective), và giao tiếp nhiều hơn với thế giới. Bằng các tiến hành này, chúng ta sẽ tìm thấy chúng ta có nhiều khả năng đối phó với các sự đối nghịch và sẽ không ở mãi trong trạng thái tức bực chán nản và thất vọng do thấy biết thực tế.

Một cách tương tự, cũng ở phương diện tâm linh, điều chủ yếu là mở rộng các toàn cảnh khách quan của chúng tatăng trưởng một trí tuệ phân tích thực sự về bản chất thực của thật tại (= tính thật tại) (the true nature of reality). Theo cách này, tri nhận sai lầm căn bản, hoặc vô minh, thâm nhập tất cả các tri nhận về thế giới của chúng ta và về hiện hữu của chúng ta; vô minh đó có thể bị xoá bỏ. Bởi vì điều này, trong Phật giáo, chúng ta tìm thấy các cuộc thảo luận về bản chất của hai chân lí [chúng] hình thành cấu trúc căn bản của tính thật tại. Căn cứ trên sự lí hội thông hiểu này về tính thật tại, nhiều phương diện sai biệt của các đạo lộ tâm linh và các nền tảng (grounds) được giải thích. Tất cả chúng có thể được thật chứng bên trong chúng ta trên căn bản của trí tuệ phân tích thật sự. Thế nên, trong Phật giáo, khi chúng ta bắt đầu bước vào đạo lộ tâm linh hướng về giác ngộ, chúng ta cần tiến hành như thế bằng cách đào luyện trí tuệ phân tích thật sự về bản chất thâm sâu hơn của tính thật tại. Không có một nền tảng như thế, thì không có khả hữu thành tựu các thật chứng tâm linh ở mức cao, và các nỗ lực tâm linh của chúng ta có thể trở thành một chỉ thuần hoang tưởng (mere fantasy) chẳng được xây trên một nền móng vững mạnh nào cả.

Tính nhân quả và bốn chân lí cao quý

Sau khi Đức Phật toàn giác, ngài giảng bài pháp đầu tiên trong cấu trúc của bốn chân lí cao quý. Đây là những chân lí về đau khổ, nguồn gốc của đau khổ, sự diệt tận của đau khổ, và đạo lộ dẫn đến sự diệt tận của đau khổ.

tâm yếu của giáo pháp về bốn chân lí cao quý là nguyên lí nhân quả. Với trí tuệ này, bốn chân lí có thể được chia thành hai cặp của một nguyên nhân và một hiệu quả. Cặp thứ nhất là về những gì chúng ta không ham muốnquan tâm các trải nghiệm của chúng ta về đau khổ. Cặp thứ nhì của nguyên nhânhiệu quả là về hạnh phúc và sự tịch tĩnh (serenity) của chúng ta. Nói cách khác, chân lí thứ nhất về đau khổhiệu quả của chân lí thứ nhì, nguồn gốc của đau khổ; và một cách tương tự, chân lí thứ ba về sự diệt tận, đó trạng thái của giải thoát, hoặc tự do cách tuyệt với đau khổ, là hiệu quả của chân lí thứ tư, đạo lộ dẫn đến trạng thái tự do đó. Sự chấm dứt đau khổmục tiêu của người mong cầu về tâm linh, và là tự do thực, hoặc hạnh phúc. Những giáo pháp này chiếu soi một sự lí hội thông hiểu sâu sắc về tính thật tại.

Ba loại đau khổ

Chân lí về đau khổ quy chiếu nhiều phương diện hơn là chỉ nói về các trải nghiệm của chúng ta về các đau khổ rất hiển nhiên của chúng ta, tỉ dụ cảm giác của đau đớn; các sinh vật cũng nhận định đó là cái chúng không ham muốn. Có một phương diện thứ nhì của đau khổ, được nhận biếtđau khổ của biến dịch, nó quy chiếu tới những gì chúng ta thường xem là các cảm thọ lạc thú.

Dựa trên những trải nghiệm của chính chúng ta mỗi ngày về bản chất biến dịch của các cảm thọ lạc thú này, chúng ta có thể cũng công nhận phương diện này của đau khổ, vì chúng ta có thể thấy trong chính bản chất của nó sự không thoả mãn đó hẳn luôn luôn có phần trong đó. 

Phương diện thứ ba của đau khổ được biết đến là đau khổ trải khắp do duyên hội (pervasive suffering of conditioning). Đây là điều khó khăn nhiều hơn cho chúng ta công nhậnđau khổ. Để công nhận, chúng ta cần đến một mức độ chiếu soi sâu sắc (deep reflection). Chúng ta có đủ các loại thành kiến do thiếu thông tin, kinh nghiệm (preconceptions), thiên kiến do không công bằng (prejudices), các tiến trình tư duy (thoughts), các nỗi sợ hãi, và các hi vọng. Các tiến trình tư tưởng và các cảm xúc như thế làm sinh khởi các trạng thái nhất định của tâm, kế tiếp chúng thúc đẩy nhiều loại hành động khác nhau, trong đó nhiều thứ có tính phá hoại và thường gây ra sự mê lấp tâm ý và ưu tư phiền muộn do cảm xúc (mental confusion and emotional distress). Như vậy tất cả những tâm niệmcảm xúc phiền não này đều liên quan đến các hành nghiệp nhất định -- tâm, ngữ và thân. Tuy nhiên, vài hành nghiệp không có động cơ chuyên biệt do các trạng thái tiêu cực hoặc tích cực của tâm; chính xác hơn (rather = to be more exact) chúng đến từ một trạng thái lãnh đạm (indifference), một trạng thái trung tính của tâm. Những hành nghiệp như thế bình thường không có năng lực mạnh mẽ và chỉ lưu lại một chút ảnh hưởng. Trái lại, các hành nghiệp bị chỉ huy bởi động cơ hoặc cảm xúc mạnh mẽ -- là tích cực hoặc tiêu cực -- lưu lại một ấn tượng quyết định trên cả hai trạng thái tâm của chúng ta và cách hành xử của chúng ta. Đặc biệt nếu động cơ (motivation) là tiêu cực, dấu ấn tập khí trên cả tâm và thân có khuynh hướng là rất định tướng (to be very marked). Thế nên, căn cứ trên kinh nghiệm hàng ngày của chính chúng ta, chúng ta có thể suy luận một liên kết nhân quả giữa các tâm niệmcảm xúc của chúng ta. Chu kì này của các tâm niệm và các cảm xúc sản sinh ra các hành xử tiêu cực (negative behaviours), kế tiếp chúng tạo duyên hội (condition) thêm nữa cho các tâm niệm và các cảm xúc bị phiền não (afflicted thoughts and emotions), là một tiến trình tiếp tục tự nó/ tự nó không chấm dứt (perpetuates itself) mà không có bất cứ nỗ lực nào nào từ phía chúng ta. Phương diện thứ ba của đau khổ quy chiếu tới bản chất của hiện hữu của chúng ta về căn bản là bị vướng mắc trong một chu kì không thoả nguyện.

Tiềm năng cho Tự do

Các câu hỏi có thể được nêu lên ở đây: “Có khả hữu nào để thay đổi ngay đúng bản chất của hiện hữu của chúng ta, vì nó được hình thành bởi các thành phần vật chấttinh thần bị nhơ nhuốm? Có khả hữu nào để hiện hữu mà không bị vướng mắc trong một hiện hữu do duyên hội như thế?” Trong sự thảo luận về diệt tận, Phật giáo chỉ rõ vào tính khả hữu của tự do, nghĩa là sự xoá bỏ toàn diện của tất cả các phương diện tiêu cực cuả tâm và hoạt động của tâm chúng ta, tính khả hữu của tự do hoàn toàn cách tuyệt tất cả đau khổ. Đây là một vấn đề đòi hỏi quan tâm suy nghĩ về phần hành giả.

Trong thời chuyển pháp luân thứ nhất, Đức Phật nói về diệt tận, tuy nhiên chỉ trong các giáo pháp đại thừa của thời chuyển pháp luân thứ nhì và thứ ba, bản chất của diệt tận và giải thoát mới được giải thích với mức độ đầy đủ của chúng. Trong thời chuyển pháp luân thứ nhì, chủ yếu là trong các kinh trí tuệ toàn hảo (bát nhã ba la mật), đức Phật giải thích bản chất tinh yếu của tâm là thanh tịnh (pure). Từ quan điểm này, các cảm xúctâm niệm phiền não khác nhau đều là thâu nhận tình cờ (adventitious) [không có tính tự nội], đó là chúng không là một phần quan yếu (an integral part) của bản chất tinh yếu của tâm (essential nature of the mind) và thế nên có thể bị nhổ đi (be removed).

Là các Phật tử đang tu tập chúng ta nên tư duy phê phán cẩn thận các câu hỏi sau đây: “Có phải các trạng thái phiền não của tâm -- và đặc biệt tri nhận sai lầm căn bảnvô minh của chúng ta, nó khiến chúng ta chấp thủ vào hiện hữu tự nội của các hiện tượng -- hoà hợp với bản chất của tính thật tại? Hoặc có phải các phiền não của chúng ta đã làm sai lệch các trạng thái của tâm chúng không có căn cứ trong các trải nghiệm hiệu quả hoặc tính thật tại ?”

(“Do our afflictive states of mind -- and in particular our underlying misconception and ignorance, which has us grasping at the intrinsic existence of phenomena -- accord with the nature of reality? Or are our afflictions distorted states of mind that have no grounding in valid experience or reality?”)

Xuyên qua sự tư duy cẩn thận này sẽ thấy hiển nhiên cần thiết thứ nhất là khảo sát tổng quát xem có hoặc không các hiện tượng đương sở hữu -- vì chúng rất thường xuất hiện như là -- một tính thật tại tự nội và độc lập. Có phải các cá nhân, các sự vật, và các biến cố mỗi thứ hiện hữu một cách riêng biệt, trong tự chúng, không xuyên qua một cái gì khác? (in their own right?). Trong các kinh trí tuệ toàn hảo chúng ta tìm thấy một sự thảo luận sâu rộng liên quan đến sự không có hiện hữu tự nội (=hiện hữu tự tính) của tất cả các hiện tượng. Những kinh này tuyên bố rằng mặc dầu chúng ta có thể tri nhận và trải nghiệm cả hai hiện hữu của chính chúng ta và các hiện tượng khác là có hiện hữu tự nội, nếu chúng ta thăm dò với sự phân tích sâu sắc hơn, chúng ta tìm thấy rằng các tri nhận của chúng ta về hiện hữu cụ thểđộc lập của chúng bị sai lệch và thế nên hư dối (our perception of their concrete and independent existence is distorted and therefore false). Chúng ta sẽ tìm thấy rằng tri nhận này thực ra là một tri nhận sai lầm và không có căn cứ trong tính thật tại (reality; Skt. dharmata; tính thật tại; pháp tính).

Kết quả là (it follows that) tất cả các trạng thái duyên hội theo sau (all the ensuing states) bị ảnh hưởng bởi loại tri nhận sai lầm này, tỉ dụ các cảm xúc phiền não -- giận dữ, thù ghét, ham muốn, kiêu mạn, v.v… -- đều rỗng thông không có quan hệ tương ứng với tính thật tại (are also devoid of a valid correlation with reality). Bởi vì nguyên nhân gốc rễ căn bản này, vô minh căn bản, nó tri nhận một cách sai lầm tất cả các sự vật và các biến cố là thực một cách tự nội, bị sai lệch, thế nên nó có thể được làm cho đúng, xuyên qua trí tuệ phân tích (insight). Điều này gợi ý tính khả hữu làm chấm dứt toàn thể chu kì của hiện hữu bất giác tạo bởi vô minh. Các hiệu quả của vô minh, [tức là] những uẩn nhơ nhuốm kia của thân và tâm, chúng trói buộc chúng ta trong hiện hữu bất giác này, cũng có thể được xoá bỏ. Trạng thái hoàn toàn tự do cách tuyệt các vướng mắc do kết quả từ tri nhận sai lầm căn bản này là niết bàn, hoặc giải thoát chân thực. Trong cách này, Đức Phật đã trình bày các giáo pháp về bốn chân lí cao quý. Đức Phật đã tìm kiếm thêm và tăng trưởng thêm các chủ đề của bốn chân lí cao quý trong các giáo pháp của ngài về mười hai chi của duyên khởi.

Duyên Khởi

Trong Kinh Duyên Khởi Đức Phật tuyên bố:

< Nếu có cái này, cái kia duyên hội theo sau;

Bởi vì cái này bắt đầu đi vào hiện hữu, cái kia bắt đầu đi vào hiện hữu.

Như vậy: Do vì vô minh hành nghiệp sinh khởi…>

(Kinh trình bày chi thứ nhất trong chuỗi xích của Duyên Khởi và các phân bộ của nó. Bản Tạng ngữ).

Nói cách khác, để cho một biến cố đặc thù hoặc trải nghiệm xảy ra, phải có một nguyên nhân, và nguyên nhân chính nó phải hiện hữu. Nguyên nhân đó cũng sẽ là một hiệu quả của một nguyên nhân đứng trước, bởi vì nếu chính nó không là là một sản phẩm (a product), lúc đó nó sẽ chẳng có tiềm năng hoặc khả năng sản sinh ra bất cứ kết quả nào. Thế nên nguyên nhân chính nó phải là một sản phẩm của một nguyên nhân khác. Thế nên Đức Phật đã nói rằng bởi vì nguyên nhân này sinh khởi, hiệu quả được tạo ra. Và không chỉ nguyên nhân phải có một nguyên nhân, nguyên nhân phải liên quan tương ứng với hiệu quả (correlate to the effect). Điều không đúng thực rằng bất cứ sự vật gì có thể sản sinh mọi thứ, nói chính xác, chỉ các nguyên nhân nhất định có thể dẫn đến một số loại nhất định của các hiệu quả.

Sau khi nói điều này, Đức Phật đã tuyên bố rằng sự hiện diện của vô minh căn bản dẫn đến nghiệp hoặc hành nghiệp (karma or action). Các trải nghiệm không mong muốn về đau khổ, tỉ dụ đau đớn, sợ hãi, và chết, tất cả một cách căn bản đều là các hiệu quả sản sinh bởi các nguyên nhân tương ứng. Thế nên để chấm dứt những đau khổ này, chúng ta phải chấm dứt cái thứ tự diễn tiến quan liên (relevant sequence) của các nguyên nhân và các hiệu quả. Đức Phật đã giải thích cách nào, trong cấu trúc của mười hai chi duyên khởi, các yếu tố đứng trước trong thứ tự diễn tiến nhân quả làm sinh khởi các yếu tố theo sau. Ngài cũng đã giảng tiến trình ngược chiều mười hai chi duyên khởi. Nói khác đi, làm chấm dứt các yếu tố đứng trước, chúng ta có thể xoá bỏ các yếu tố theo sau. Thế nên, bằng cách cắt đứt hoàn toàn gốc rễ nhân quả -- xoá bỏ vô minh căn bản của chúng ta -- cuối cùng chúng ta sẽ bắt đầu kinh nghiệm tự do hoàn toàn cách tuyệt tất cả đau khổ và nguồn gốc của đau khổ.

Trong mười hai chi duyên khởi, vô minh được liệt kênguyên nhân thứ nhất. Tôi cảm thấy điều này phản chiếu chân lí căn bản rằng chúng ta tất cả theo bản năng ham muốn hạnh phúctìm kiếm cách tránh thoát đau khổ. Không cần đến một ai dạy chúng ta ham muốn bẩm sinh này. Nhưng, mặc dầu chúng ta sở hữu mong cầu tự nhiên này để tìm kiếm hạnh phúcvượt qua đau khổ, tuy thế chúng ta tìm thấy chúng ta chẳng có hạnh phúc lâu dài và bị vướng mắc trong đau khổ. Điều này chỉ rõ rằng có một điều gì sai trái trong đường lối hiện hữu của chúng ta. Chúng ta không biết về các phương tiện hữu hiệu (ignorant of the means) để hoàn thành mong cầu căn bản của chúng ta để có hạnh phúc. Thế nên trí tuệ phân tích chúng ta đạt được từ các giáo pháp về mười hai chi duyên khởi -- rằng vô minhnguyên nhân gốc rễ của đau khổ của chúng ta -- thì thực sự xác thực (indeed true).

Dĩ nhiên có các diễn dịch khác biệt giữa các tư tưởng gia Phật giáo, tỉ dụ Vô Trước (Asanga) và Pháp Xứng (Dharmakirti), về bản chất của vô minh căn bản này. Điểm nổi bậtvô minh này không phải chỉ là một trạng thái không biết, nhưng chính xác hơn là một trạng thái thông hiểu sai lầm chủ động, nghĩa là chúng ta nghĩ chúng ta đã thông hiểu trong khi chúng ta không. Nó là một đường lối bị sai lệch về thông hiểu tính thật tại ở nơi chúng ta trải nghiệm các sự vật và các biến cố của thế giới như là mỗi cái có một kiểu loại nào đó của hiện hữu tự nội, độc lập.

Trí tuệ phân tích

Thuật ngữ vô minh, được dùng một cách tổng quát, có thể quy chiếu cả hai trạng thái tiêu cựctrung tính của tâm. Tuy nhiên, khi nói vô minh căn bản, chúng ta định nói rằng nó là nguyên nhân gốc rễ của sinh tử luân hồi. Chúng ta đang quy chiếu tới một trạng thái của tâm bị sai lệch (distorted). Bởi vì nó bị sai lệch, nên thông hiểu sai lầm về bản chất của tính thật tại, thế nên cách để xoá bỏ vô minh này là sẽ lưu xuất trí tuệ phân tích (generate insight) về bản chất thực của tính thật tại, thấy được sự thật không còn bị lừa gạt bởi sự giả dối do vô minh tạo lập (to see through the deception created by ignorance). Một trí tuệ phân tích như thế có thể có được chỉ do trải nghiệm sự hoàn toàn vô căn cứ (utter groundlessness) của quan điểm hình thành bởi trạng thái bị sai lệch này của tâm. Chỉ thuần cầu nguyện, “Tôi cầu nguyện tôi xoá bỏ được vô minh căn bản này” sẽ không đem lại mục tiêu được mong muốn. Chúng ta cần đào luyện trí tuệ phân tích.

Chỉ xuyên qua sự lưu xuất một trí tuệ phân tích như thế và sự thâm nhập vào bản chất của tính thật tại mà chúng ta sẽ có khả năng trục xuất tri nhận sai lầm căn bản này. Bằng trí tuệ phân tích này, hoặc trí tuệ siêu việt, tôi đang quy chiếu về cái được nói đến trong thuật ngữ học Phật giáosự lí hội thông hiểu về tính không hoặc vô ngã (the understanding of emptiness or no-self). Có các diễn dịch khác nhau về ý nghĩa các thuật ngữ tính không, vô ngã, sự vô ngã, sự vô tướng trạng (emptiness, no-self, selflessness, and identitylessness) trong các giáo pháp Phật giáo. Tuy nhiên, ở đây tôi đang sử dụng những thuật ngữ này để quy chiếu tới tính không của hiện hữu tự nội (the emptiness of intrinsic existence) (hiện hữu tự nội = hiện hữu tự tính). Chấp thủ vào cái đối nghịch -- rằng các sự vật và các biến cố sở hữu một loại nào đó của hiện hữu độc lập hoặc tự nội -- là vô minh căn bản/ căn bản vô minh. Trí tuệ phân tích thâm sâu sinh khởi với sự thật chứng về sự chẳng có bất cứ hiện hữu tự nội như thế thì được nhận diện là đạo lộ chân thật (the true path).

Trong thời chuyển pháp luân thứ nhì, chủ yếu trong các kinh về trí tuệ siêu việt toàn hảo, Đức Phật tuyên bố rằng vô minh của chúng ta nằm tại gốc rễ của tất cả các phiền não và sự mê lấp của chúng ta -- các tâm niệm và các cảm xúc tiêu cực của chúng ta và sự đau khổ chúng gây ra. Ngài tuyên bố rằng vô minh căn bản của chúng ta và các phiền não gây ra đều không phải là bản chất tinh yếu của tâm (the essential nature of the mind). Những phiền não này một cách căn bản đều li cách với tướng trạng tinh yếu của tâm (the essential character of mind), mà nó được định nghĩa là “quang minh và tính giác /tính biết” (luminous and knowing) [xin nhớ có sự khác nhau: knowing (biết trực tiếp) và knowing about (biết về; biết do có thông tin về) -- ĐHP]. Bản chất tinh yếu của tâm là thanh tịnh (pure) và khả năng tri nhận các sự vật và các biến cốchức năng tự nhiên của tâm. Sự miêu tả này về tính thanh tịnh tự nhiên của tâm và khả năng của tâm đối với trí tuệ (cognition) thì được nhấn mạnh trong các kinh trí tuệ siêu việt toàn hảo, chúng trình bày bản chất của tâm là có tướng trạng của quang minh giác chiếu (clear light).

[clear light là Anh ngữ dịch từ Tạng ngữ -- không phải dịch từ Phạn ngữ sang Anh ngữ -- nên nghĩa gốc Phạn ngữ không sáng tỏ trong Clear Light và trong danh từ Việt tương đương với Clear Light. ĐHP]

[Bài giảng có các phần có 3 tiểu đề: Commentary; practicing wisdom; meditation. Bản Việt: Giải thích bản văn [văn]; thực tập phân tích trí tuệ [tư]; thiền định [tu]

** [Thực tập phân tích trí tuệ] [Tư]

Căn bản của sự thành công

Đối với một Phật tử đang tu tập mục đích tâm linh cuối cùngniết bàn, trạng thái của tâm đã được thanh lọc hết tất cả các trạng thái ưu tư phiền muộn và bị dối gạt (distressed and deluded states). Đây là một điều khả thi xuyên qua một tiến trình có thứ tự về tu tập, và nó đòi hỏi thời gian. Nếu chúng ta dự định sở hữu các khả năng quan yếu cần thiết để theo đuổi hành trình tâm linh của chúng ta, vậy thì đúng ngay từ các giai đoạn phát khởi (initial stages) của đạo lộ này để đi tới niết bàn, hoặc giải thoát, chúng ta phải bảo đảm rằng các hình thức của hiện hữu của chúng ta và các phong cách sống của chúng ta đều hoàn toàn dẫn đường tới tu tập Pháp (fully conducive to Dharma practice).

Trong Bốn trăm tụng về Trung Đạo (Chatuhshatakashastra), ngài Thánh Thiên (Aryadeva) trình bày một thủ tục chuyên biệt để tiến hành trên đạo lộ tới giác ngộ.

< Trước nhất, ngăn ngừa xảy ra những gì bất thiện

Thứ nhì ngăn ngừa chấp thủ ý niệm ngã

Sau cùng, ngăn ngừa tri kiến các loại

Những ai biết điều này đều là người trí [Tụng 190] >

Điều này gợi ý rằng điều quan trọng là theo đuổi đạo lộ theo một hệ thống có thứ tự, bắt đầu bằng ngăn ngừa các hành nghiệp tiêu cựcduy trì một lối sống lành mạnh đạo đức. Đây là để bảo đảm sự thành đạt của một tái sinh tốt đẹp thuận duyên (favorable) để chúng ta có khả năng tiếp tục theo đuổi đạo lộ tâm linh của chúng ta trong tương lai. Ngài Thánh Thiên khẳng định rằng giai đoạn thứ nhất của đạo lộ là ngăn ngừa các hiệu quả của các trạng thái tiêu cựcphiền não của tâm khi chúng hiển lộ trong hành xử của chúng ta, bởi vì điều này bảo vệ an toàn cho chúng ta chống lại sự đi vào tái sinh nghịch duyên trong đời sống kế tiếp. Trong giai đoạn kế tiếp, sự nhấn mạnh được đặt trên sự sự lưu xuất trí tuệ phân tích về bản chất của vô ngã hoặc tính không. Giai đoạn cuối của đạo lộ là sự xoá bỏ toàn bộ tất cả các tri kiến sai lệch và vượt qua ngay cả những che lấp vi tế nhất đối với trí tuệ (knowledge).

Chính là trên căn bản của sự lí hội thông hiểu bốn chân lí cao quý mà chúng ta có khả năng tăng trưởng một sự lí hội thông hiểu chân thực về bản chất của Tam Bảo Phật, Pháp, và Tăng già. Xuyên qua sự lí hội thông hiểu bốn chân lí cao quý một cách sâu sắc, chúng ta sẽ có khả năng thực sự nhận định tính khả hữu của thành tựu niết bàn, hoặc giải thoát chân thực. Khi chúng ta thông hiểu rằng các trạng thái phiền nãotiêu cực của tâm có thể bị nhổ đi, lúc đó chúng ta sẽ có khả năng nhận định được tính khả hữu thật sự của sự thành tựu giải thoát chân thực -- không chỉ theo nghĩa tổng quát, nhưng trong liên hệ tới chính cái bản ngã của bạn. Chúng ta sẽ nhận biết sáng tỏ (we will sense), là các cá nhân, rằng tự do này thì thực sự trong tầm đạt đến xuyên qua sự thật chứng của chính chúng ta. Một khi chúng ta đạt đến niềm tin xác định này, chúng ta sẽ thông hiểu rằng chúng ta cũng có thể vượt qua các kiểu mẫu thói quen hình thành bởi các trạng thái bị dối gạt của tâm. Trong cách này chúng ta lưu xuất (generate) một niềm tin xác định trong tính khả hữu thành tựu giác ngộ hoàn toàn. Và một khi chúng ta tăng trưởng một niềm tin xác định như thế, lúc đó chúng ta sẽ có khả năng tán thưởng giá trị chân thực của quy y vào Phật, Pháp, và Tăng già.

Sự diễn tả thứ nhất của tiến trình quy y Tam Bảo -- cam kết thứ nhất của chúng ta -- là hướng dẫn đời sống của chúng ta hoà hợp với nghiệp, luật của nguyên nhânhậu quả. Điều này tạo nên kết quả cần thiết (this entails) sống một cuộc sống có kỉ luật đạo đức nơi mà chúng ta tự ngăn ngừa mười hành nghiệp bất thiện -- ba hành động sai trái do thân là giết, trộm cắp, và tà dâm, bốn hành động sai trái do ngôn ngữnói dối gạt, nói chia rẽ, nói thô ác, và nói ba hoa, và ba hành động sai trái do tinh thầnham muốn chiếm đoạt các thứ của người khác (covetousness), ý muốn làm tổn hại và xa lánh điều thiện hảo (ill will), và ôm giữ tà kiến (harboring wrong views). Bước thứ nhì là vượt qua chấp thủ vào ngã, hoặc hiện hữu tự nội/hiện hữu tự tính. Giai đoạn này chính yếuthực hành các tu tập của ba tu học tăng thượng -- kỉ luật đạo đức (giới), thiền định (định), và trí tuệ siêu việt (tuệ). Trong giai đoạn thứ ba và cuối cùng, chúng ta cần vượt qua không chỉ các trạng thái phiền nãotiêu cực của tâm của chúng ta, nhưng chúng ta phải vượt qua ngay cả các tập khí (predispositions) và các thói quen do các trạng thái bị dối gạt này.

Giai đoạn cuối cùng này thì được thành tựu xuyên qua kết hợp trí tuệ phân tích về tính không -- bản chất tối hậu của tính thật tại -- với đại bi phổ quát (universal compassion) [phổ quát: universal: mọi thời, mọi nơi]. Để làm cho điều đó được thành tựu, thật chứng về tính không của chúng ta phải được bổ túc với các phương tiện thiện xảo của thành tựu, gồm cả các yếu tố như thế là lòng mong cầu vị tha để thành tựu phật quả vì lợi ích của tất cả hữu tình, đại bi phổ quát, và từ bi (loving-kindness). Chỉ xuyên qua sự bổ túc trí tuệ của chúng ta thật chứng tính không với những yếu tố này của phương tiện thiện xảochúng ta sẽ có thực sự có khả năng tăng trưởng trí tuệ siêu việt năng lực mạnh mẽ đủ để xoá bỏ tất cả các tập khí và các thói quen hình thành bởi các trạng thái tinh thầncảm xúc bị dối gạt (our deluded mental and emotional states) [bị dối gạt là có ngã, có hiện hữu tự tính]. Điều này sẽ dẫn đến sự thật chứng của giai đoạn cuối cùng, phật quả.

Khi thật chứng tính không của chúng ta sinh khởi trên căn bản của các chuẩn bị mở đầu đã đầy đủ (complete preliminaries), nó trở thành một thuốc giải năng lực mạnh mẽ đủ để xoá bỏ các che lấp đối với giác ngộ hoàn toàn. Ngay ở mở đầu chương chín, ngài Tịch Thiên tuyên bố rằng tất cả các phương diện khác của tu tập Pháp đã được Đức Phật giảng dạy vì mục đích lưu xuất trí tuệ siêu việt [= Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật]. Thế nên, nếu mục đích của bạn là làm duyên hội xảy ra sự chấm dứt đau khổ, vậy thì bạn phải tăng trưởng trí tuệ siêu việt về tính không (Therefore, if your objective is to bring about an end to suffering, then you must develop the wisdom of emptiness)

*** [Thiền Định] [Tu]

Hãy thiền định ở đây trên sự lí hội thông hiểu bốn chân lí cao quý theo như chúng ta đã thảo luận cho tới nay. Đặc biệt hãy tư duy cẩn thận/ chiếu soi cách nào căn bản vô minh khoá giữ chúng ta trong một chu kì của đau khổ và cách nào trí tuệ phân tích về bản chất thực của tính thật tại cho chúng ta phương tiện, cơ hội (allow us) để xoá sạch các tâm niệm và các cảm xúc tiêu cực từ tâm của chúng ta. Hãy chiếu soi cách nào trí tuệ phân tích về tính không được kết hợp với phương tiện thiện xảo của đại biý nguyện vị tha (altruistic intention) có thể xoá bỏ các tập khí vi tế đối với các hành nghiệp tiêu cực.

--------------------

Chú thích từ Anh -Việt

be removed: được nhổ đi

underlying: căn bản

allow us: cho chúng ta cơ hội, phương tiện

entail: tạo nên kết quả cần thiết

in their own right: trong tự chúng, không xuyên qua một cái khác

reality (Skt.dharmata): tính thật tại; pháp tính

It follows that… : happen (duyên hội xảy ra); be true; as a result (of something)

dependent origination; dependent arising: duyên khởi

action (Skt. samskarakarma): hành nghiệp; hành động

development: tăng trưởng

------------------

Chú thích -- Phụ bản

Tất cả từ đây tới cuối bài đều lược trích từ :

Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trung Đạo. Bài 2. Mười hai chi của Duyên khởi

http://hoagiacngo.com/Mtrungdaochanhtindhp2.html

Kính giới thiệu: Kinh Duyên Sinh. Hoà Thượng Thích Tâm Châu dịch

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-16038_5-50_6-1_17-132_14-1_15-1/

______________________________

Bản dịch Việt, Trung Luận, chương XXVI, căn cứ vào 5 bản dịch dưới đây:

1. Bản dịch Thupten Jinpa (2009) (dịch từ Tạng-Anh) (The Dalai Lama. The Middle Way.)

2. Bản dịch Ngawang Samten & Garfield (2006) (dịch từ Tạng- Anh) (Tsong Khapa. Ocean of Reasoning)

3. Bản dịch Sanskrit – English của Louis Vallé de Poussin in trong McCagney (1997)

4. Bản dịch Sanskrit- English của Inada (1970, reprinted 1993)

5. Bản Trung luận thích—Thanh Mục, do La Thập dịch Hán, và Thiện Siêu dịch Việt (2001).

_____________________________

Trung Luận, chương XXVI

Quán mười hai chi của Duyên khởi

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Tụng 1.

Do vô minh che lấp,

chúng sinh tạo ba hành,

nên theo ba hành nghiệp,

vào luân hồi sáu cõi.

Tụng 2

Ba hành nghiệp quá khứ,

duyên thức đi sáu cõi.

Ở nơi thức an lập,

danh và sắc tăng trưởng.

Tụng 3

Danh và sắc tăng trưởng,

làm duyên sinh sáu xứ.

sáu xứ làm duyên,

nên sáu xúc sinh khởi.

Tụng 4

Mắt làm duyên cho sắc,

và thấy sắc trong tâm;

Cũng vậy, thức làm duyên,

danh và sắc sinh khởi.

Tụng 5

Khi mắt, sắc và thức

hội tụ gọi là xúc.

sáu xúc làm duyên,

thế nên thọ sinh khởi.

Tụng 6

Thọ làm duyên, ái sinh

theo đối tượng của thọ.

Ái làm duyên cho thủ,

bốn loại thủ hiện diện.

Tụng 7

Khi có thủ: có hữu

của kẻ thủ sinh khởi.

Không thủ: sẽ giải thoát

vì sẽ không có hữu.

Tụng 8

Hữu này là năm uẩn.

Từ hữu nên có sinh.

Già và chết, và sầu,

bi, khổ, và vân vân,

Tụng 9

cộng thêm ưu, não:

chúng đều đến từ sinh.

Những gì sinh khởi

khổ gắn vào năm uẩn.

Tụng 10

Gốc sinh tử: hành nghiệp.

Kẻ vô minh: tác giả.

Kẻ trí thấy pháp tính

và không là tác giả.

Tụng 11

Khi vô minh diệt tận,

hành nghiệp không sinh khởi.

Vô minh diệt do tuệ

và thiền Lí duyên khởi.

Tụng 12.

Chi vô minh này diệt,

nên chi sau cũng diệt,

mỗi chi làm sao sinh?

Nên khổ năm uẩn diệt.

Phụ Bản: Bổn Vô = Chân Như

Đại sư Tăng Triệu (384 - 414) trong Triệu luận, phần Tông Bản Nghĩa:

“Bổn vô, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa.

Để vạch ra tông chỉ chánh phápcăn bản của bổn Luận, hai chữ Bổn Vô chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lià tất cả tướng, dứt bặt Thánh phàm, nên gọi là Bổn Vô, chẳng phải có ý làm thành vô.

(có nghĩa là chẳng phải từ hữu lần biến thành vô, vì Bổn Vô này nó vượt ngoài cái có và không tương đối. Thích Duy Lực).

Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là Duyên Hội.

duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là Tánh Không, vì pháp thểchơn như biến hiện nên gọi là Pháp Tánh.

Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là Thật Tướng.

Vì bổn vô là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng, pháp tánh, tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy …

Tại sao vậy? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là Tánh Không, bởi vì tánh không nên gọi Pháp Tánh, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là Thật Tướng, thật tướng vốn không có tự thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là Bổn Vô.”

(Trích từ Triệu Luận Lược giải. Thích Duy Lực dịch, in trong Chư Kinh Tập Yếu, trang 470 - 471).

Chú thích về Bản Vô = Chân Như: trích từ Phật quang đại từ điển, Thích Quảng Độ dịch, xb 2000.

Chân Như: Sanskrit: bhuta-tathata hoặc tathata.

Chỉ bản thể chân thực tràn khắpvũ trụ; là nguồn gốc của hết thảy muôn vật.

Còn gọi Như như, Như thực, Pháp giới, Pháp tính, Thực tế, Thực tướng, Như lai tạng, Pháp thân, Phật tính, Tự tính thanh tịnh thân, Nhất tâm, Bất tư nghị giới.

Trong sách Phật Hán dịch ở thời kì đầu dịch là Bản vô. Chân, chân thật không hư dối; Như, tính của sự chân thật ấy không thay đổi.

Phụ bản

Ngài Tịch Thiên (Santideva). Nhập Bồ tát hạnh

(Chú thích trích từ: http://hoagiacngo.com/tamquangminhdhp16.html

Chương 7. Tinh tấn .Tụng 44. (bản dịch Việt:Thích nữ Trí Hải)

“ Nhờ những thiện nghiệp về trước, tôi sẽ sinh vào trong lòng mát rượi của một đoá sen thơm tho khoáng đạt.

Nhĩ căn tôi được nuôi dưỡng bằng Pháp ngữ vi diệu của đức Như Lai, thân tâm thấm nhuần phát sáng.

Khi hào quang Phật chiếu đến, hoa sen trắng nở ra một thân thể thù thắng, tôi sung sướng thành Con Phật đứng trước đức Như Lai.”

Nhập Bồ tát hạnh. Bản Hán dịch: Trần Ngọc Giao

Đệ Thất Phẩm. Tinh tấn. Tụng 44

“Nhân tích tịnh thiện nghiệp,

Sinh cư đại liên tạng,

Phân phân cực thanh lương;

Văn cực diệu Phật ngữ,

Tâm nhuận quang trạch sinh;

Quang chiếu bạch liên khai,

Sinh xuất tối thắng thân,

Hỉ thành Phật tiền tử.”

_______________________

Santideva. The Bodhicaryavatara.

A new translation by Kate Crosby and Andrew Skilton.

The Perfection of Vigour

Verse 44.

“Born in the womb of lake-growing lotuses, expansive, sweet-smelling, and cool, with thriving splendor granted by the sustenance of the Conqueror’s melodious voice, their beautiful forms emerging from the water-born lotuses as they blossom in the rays of light from the Sage, the Sons of the Sugata appear before him in consequence of their skilful deeds.”

Bùn lầy sinh tử

Đức Đạt lai lạt ma có nói đến bùn lầy sinh tử.

1. Ngài Thế Thân: Tụng mở đầu Luận Câu Xá

Chư nhất thiết chủng chư minh diệt,

Bạt chúng sinh xuất sinh tử nê,

Kính lễ như thị như lí sư,

Đối pháp tạng luận ngã đương thuyết.

Đại ý bài tụng kính lễ:

Diệt hết những hạt giống hôn muội hắc ámhôn muội hắc ám,

Cứu độ chúng sinh vốn gốc rễ trong bùn lầy sinh tử,

Kính lễ bậc thầy như lí giảng pháp như thị.

Tôi nay nói về trí tuệ thanh tịnh.

Đại ý câu hai là: Cứu độ chúng sinh vốn gốc rễ trong bùn lầy sinh tử bằng bàn tay giáo pháp như thị như lí.

2. Ngài Vô Trước giảng: Vô Si, Ngu si, Vô minh, Vô trí, Vô kiến, Phi hiện quán, Hôn muội, Hắc ám đều đồng nghĩa.

 1. Kinh Trung Bộ nói về lý tính Duyên khởi:

Cái này có, nên cái kia có;

Cái này sinh, nên cái kia sinh;

Cái này không có, nên cái kia không có;

Cái này chấm dứt, nên cái kia chấm dứt.

( Majjhima Nikaya II, 32 :

This being, that becomes;

from the arising of this, that arises;

this not becoming, that does not become;

from the ceasing of this, that ceases)

_______________________

2. Kinh Đại-thừa nói về lý tính duyên sinh:

Salistambasutra (Sanskrit)

(Xá-Lê-Sa-Đảm-Ma kinh) = Kinh Duyên-Sinh (=Phật thuyết Đại-thừa Đạo-cán kinh).

Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt [Saigon 1957; in lại trong: Chư Kinh Tập Yếu Tập I, Thích-Tâm-Châu, Toronto, Canada, 2004, gồm 21 bản kinh ngắn]

Đạo-cán nghĩa là lúa nếp. Đức Phật nhân trông thấy cánh đồng lúa nếp Ngài nói ra kinh này.

…Đại Bồ-tát Di-Lặc đáp lại Cụ Thọ Xá-Lỵ-Tử rằng :

Nay Phật, Pháp Vương, Chánh-Biến-Tri bảo các vị Tỳ-khưu : ‘Nếu ai thấy được Nhân-duyên , tức là người ấy thấy được Pháp; nếu ai thấy được Pháp tức là người ấy thấy được Phật’, vậy trong này thời cái gì là Nhân-duyên ? Nói là Nhân-duyên, thời : “đây có nên kia có, đây sinh nên kia sinh”.

Như : Vô-minh duyên cho Hành, Hành duyên cho Thức, Thức duyên cho Danh-sắc, Danh-sắc duyên cho Lục-nhập, Lục-nhập duyên cho Xúc, Xúc duyên cho Thụ, Thụ duyên cho Ái, Ái duyên cho Thủ, Thủ duyên cho Hữu, Hữu duyên cho Sinh, Sinh duyên cho Lão-tử, sầu, thán, khổ, ưu, não, sinh khởi được. Như thế, là chỉ sinh-khởi sự kết-tụ những khổ đau lớn-lao , thuần-nhất, cùng cực vậy.

Cũng trong này,Vô-minh diệt nên Hành diệt, Hành diệt nên Thức diệt, Thức diệt nên Danh-sắc diệt, Danh-sắc diệt nên Lục-nhập diệt, Lục-nhập diệt nên Xúc diệt, Xúc diệt nên Thụ diệt, Thụ diệt nên Ái diệt, Ái diệt nên Thủ diệt, Thủ diệt nên Hữu diệt, Hữu diệt nên Lão-tử, sầu, thán, khổ, ưu, não, cũng diệt được. Như thế là chỉ diệt sự kết-tự những khổ đau lớn-lao, thuần-nhất, cùng cực là được. Đó là Đức Thế-Tôn nói ra pháp Nhân–duyên vậy.

___________________________

3. Phật nói về lão-bệnh-tử

‘’ Các đệ tử ơi!

Ta thuở bé giàu-sang như thế. Ta sống trong cảnh huy-hoàng như thế. Mà tư-tưởng ta lại nảy ra như thế này:

người thường-tục, ngu-muội, mặc dầu biết phải có lúc già-nua, và không thoát được khỏi năng-lực của sự già-nua, lại ghét, lại gớm-nhờm, chán-ngán, khi trông thấy một kẻ khác già-nua. Rồi lòng ghét ấy quay trở về mình.

Còn ta, ta cũng phải già, không thoát được già. Vậy, đã mà cũng phải già, không thoát được già, ta có nên ghét, nên gớm, nên chán, khi ta trông thấy một người khác già hay không? Không có lẽ ta như thế.

Rồi trong khi ta ngẫm-nghĩ như thế riêng cho ta, thời, các đệ tử ơi!

Bao nhiêu những cái vui của tuổi thanh-niên, không lià tuổi thanh niên, bao nhiêu những cái vui ấy lại tiêu-tan hết ở nơi ta.

Một người thường-tục, ngu-muội, mặc dầu biết mình phải có lúc chịu bệnh, lại gớm-nhờm, chán ngán, khi trông thấy một kẻ khác bị bệnh tật giày-vò. Rồi lòng ghét ấy quay trở về mình.

Còn ta, ta cũng phải có lúc chịu bệnh và không thoát khỏi năng lực của tật-bệnh, ta có nên ghét, nên gớm, nên chán, khi ta trông thấy một người khác bị tật-bệnh giày-vò hay không? Không có lẽ ta như thế.

Rồi trong khi ta ngẫm-nghĩ như thế riêng cho ta, thời, các đệ-tử ơi!

Bao nhiêu những cái vui của sự mạnh-khoẻ, không rời sự mạnh-khoẻ, bao nhiêu những cái vui ấy lại tiêu-tan hết ở nơi ta.

Một người thường-tục, ngu-muội, mặc dầu biết mình phải có lúc chết và không thoát được năng-lực của sự chết, lại ghét, lại gớm-nhờm, chán-ngán, khi trông thấy một kẻ khác bị làm vật hy-sinh cho sự chết. Rồi lòng ghét ấy quay trở về mình.

Còn ta, ta cũng phải có lúc chết, không thoát khỏi năng lực của sự chết. Vậy đã mà phải có lúc chết, không thoát được khỏi năng-lực của sự chết, ta có nên ghét, nên gớm, nên chán, khi ta trông thấy một người khác bị làm vật hy-sinh cho sự chết hay không? Không có lẽ ta như thế.

Rồi trong khi ta ngẫm-nghĩ như thế, thời, các đệ-tử của ta ơi! bao nhiêu những cái vui của đời sống, không lià đời sống, bao nhiêu những cái vui ấy lại tiêu-tan hết ở nơi ta .”

[Phan Văn Hùm- Triết học Phật giáo trang 24-- dẫn từ kinh Anguttara nikaya -- dẫn bởi Oldenberg---dịch ra chữ pháp do Foucher ]

_________________________-

4. Duyên khởi và tích tập Phúc Tuệ

Đức Dalai Lama thứ 14, trong “The Middle Way“(2009) có dạy, nếu chỉ thực hành từ bi hỷ xả và mười nghiệp thiện thì vẫn chưa phải là thực hành phật pháp -- thực hành phật pháptu tập đi đến giải thoát.

Ngài cũng dạy-- nền tảng cuả lý tính Duyên khởi về phương diện hiển hiện (apparent aspect) giúp hữu-tình tích-tập phúc-đức (accumulate merit) và nền tảng của lý tính duyên khởi về phương diện rỗng thông (=empty aspect) giúp hữu-tình tích-tập trí-tuệ (accumulate wisdom)

[trống thông = rỗng thông vô tự tính = thông viên = dung thông = vô ngại = empty = open = free-- thế nên có thể tích-tập trí-tuệ ---ĐHP].

5. Duyên khởiNhư huyễn

Ngài Long Thọ. Trung luận VII, 34

34. Như huyễn tượng, như chiêm bao, như thành phố giữa hư không,

Cũng như thế, những gì xuất hiện, tồn tại và hủy hoại đã được minh diễn.

34. As illusion, as dream, as an imaginary city in the sky,

so have arising, endurance, and destruction been illustrated

(Nagarjuna and the Philosophy of Openness. Nancy McCagney,1997)

Đức Dalai Lama trong “ Awakening the mind , Lightening the heart” , trang 228-229 , có giảng, có hai loại như huyễn (illusion: huyễn tượng; như huyễn), một là nói đến tính không theo nghĩa là sự sự vật vật hiện hữu nhưng không có cái hiện hữutự tính (nên sự-sự vật-vật giống như huyễn tượng), hai là mặc dầu chúng ( =sự sự vật vật) chẳng có hiện hữutự tính (true or intrinsic existence), chúng phóng chiếu cái hiện tướng của hiện hữutự tính.

Thế nên, đơn giản, nói: Duyên khởi = Tính Không = Trung Đạo = Như Huyễn.

6. Duyên khởi, Tính không, Trung đạo

Trung luận XXIV,18

18. Cái gì do duyên khởi

Tôi nói là tính không

Tính khônggiả danh

Chính nó là trung đạo

18. That which is dependent origination

Is explained to be emptiness

That, being dependent designation

Is itself the middle way.

( Trích từ Ocean of Reasoning , trang 503)

Ngài Long Thọ giảng trong Hồi tránh luận (Vigrahavyavartani):

71. Tôi kính lễ Phật vô thượng, và

giảng pháp tối thượng rằng

Tính không, duyên khởi

Trung đạo cùng một nghĩa.

71. I prostrate to the Buddha who is unparalleled, and

Who has given the supreme teaching that

Emptiness, dependent origination and

The middle path have the same meaning.

(Tsong Khapa. Ocean of Reasoning. trang 505)

7. Duyên khởi là gì?

Ngài Nguyệt Xứng trong “ Bản diễn giải Bốn trăm bài tụng của Thánh Thiên Đề bà” / “Commentary on Aryadeva’s Four Hundred ” viết

<< Hỏi: Ngài đề nghị học thuyết gì vậy?

Trả lời: Tôi đề nghị học thuyết duyên khởi.

Hỏi: Vậy thì, ý nghĩa của duyên khởi là gì?

Trả lời: Duyên khởi có nghĩa là chẳng có hiện hữutự tính. Nó có nghĩa là sự sinh khởi của những hiệu quả mà chúng có một bản chất giống như bản chất của những huyễn tượng, những ảo ảnh sóng nắng, những phản chiếu, những thành phố huyễn thuật của những kẻ sống bằng mùi hương (càn thát bà), những hoá hiện, và những chiêm bao. Nó nghĩa là tính khôngvô ngã.”

(Jeffrey Hopkins. Meditation on Emptiness. p. 674) >>


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant