Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Lời Khuyên Về Thiền Định (song ngữ)

19 Tháng Sáu 201509:10(Xem: 6444)
Lời Khuyên Về Thiền Định (song ngữ)
Lời Khuyên Về Thiền Định

Tác Giả: Sogyal Rinpoche

Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Advice On Meditation - By Sogyal Rinpoche)

Lời Khuyên Về Thiền Định (song ngữ)

Lời Khuyên Về Thiền Định 

Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật. Ở phương Tây, người ta có khuynh hướng chú ý rất nhiều đến phần "công nghệ", nghĩa là phần "kỹ thuật" của thiền định. Tuy nhiên, cho đến nay, các đặc tính quan trọng nhất của thiền định không phải ở phần kỹ thuật, mà là phần tinh thần, là bản tính tự nhiên của con người, còn được gọi là "thái độ", một thái độ mà không có liên hệ nhiều đến vật chất, tức là thân thể, nhưng lại có sự liên hệ đến phần tinh thần nhiều hơn, và thái độ của chính mình.

Thật là dễ dàng để thấy rằng, khi bạn bắt đầu thực hành thiền định, là bạn đang bước vào một khía cạnh hoàn toàn khác của thực tại. Thông thường trong cuộc sống, chúng ta đặt rất nhiều nỗ lực vào việc làm cho xong một chuyện gì, vì thế, nên có liên quan rất nhiều đến sự tranh đấu, trong khi thiền định thì ngược lại, đây là một sự dừng lại, từ việc làm bình thường của chúng ta.

Thiền đơn giản là một sự khảo sát về bản chất tự nhiên của con người, thiền là sự tan chảy, giống y hệt như đặt một miếng bơ dưới ánh nắng mặt trời. Chuyện nầy không liên hệ đến chuyện bạn "biết" hay "không biết" về thiền, thật thế, vì mỗi lần bạn thiền định, phải là một lần mới toanh, giống như thể đây là lần đầu tiên bạn bắt đầu thiền định. Bạn chỉ ngồi yên lặng lẽ, thân thể không di động, bạn im lặng, không nói năng, tâm trí bạn thoải mái, bạn cho phép những ý nghĩ đến và đi, tuy nhiên, không để cho những ý nghĩ nầy phá phách bạn. Nếu bạn cần làm một chuyện gì, thì bạn chỉ cần theo dõi hơi thở. Đây là một quá trình rất đơn giản. Khi bạn thở ra, bạn biết rằng bạn đang thở ra. Khi bạn thở vào, bạn biết rằng bạn đang thở vào, bạn không thêm thắt bất cứ lời phê bình nào, hoặc bạn không tự mình nói chuyện tầm phào trong tâm trí, mà chỉ cần chú ý đến hơi thở. Đây là quá trình rất đơn giản của sự chánh niệm, đang làm việc với những suy nghĩ và với những cảm xúc của bạn, rồi sau đó, y hệt như bạn có một làn da già chết, bị tróc ra, chúng rơi rụng xuống, và tự do.

Người ta thường có khuynh hướng thư giãn cơ thể, bằng cách tập trung vào các bộ phận khác nhau. Sự thư giãn đúng đắn nhất, xảy ra khi bạn thư giãn từ bên trong tâm bạn, rồi sau đó tất cả mọi thứ khác, chúng sẽ tự thư giãn một cách dễ dàng và tự nhiên.

Khi bạn bắt đầu thực hành, bạn tự tập trung, rồi giữ liên lạc với "nơi chốn dễ chịu" của bạn, và hãy ở tại chỗ đó. Vào lúc ban đầu, bạn không cần tập trung vào bất cứ chuyện gì đặc biệt. Chính bạn hãy là một không gian rộng lớn, và cho phép những ý nghĩcảm xúc của bạn tự giải quyết. Nếu bạn làm như vậy, sau đó, khi bạn sử dụng một phương pháp như theo dõi hơi thở, sự chú ý của bạn vào hơi thở sẽ dễ dàng hơn. Không có điểm đặc biệt nào trên hơi thở, mà bạn cần phải tập trung, đây chỉ là quá trình đơn giản về hơi thở. Hai mươi lăm phần trăm sự chú ý của bạn ở trên hơi thở, và bảy mươi lăm phần trăm là ở sự thoải mái. Hãy cố gắng hòa nhập trọn vẹn vào hơi thở, chứ không phải chỉ theo dõi hơi thở. Bạn có thể chọn một đối tượng, để tập trung vào, thí dụ như một bông hoa. Đôi khi bạn được giảng dạy, hãy hình dung về ánh sáng trên trán, hoặc trong tim. Đôi khi một âm thanh, hoặc một câu thần chú được sử dụng. Nhưng vào lúc ban đầu, chuyện tốt nhất bạn đơn giản chỉ là một không gian rộng lớn, như bầu trời. Hãy nghĩ bạn là bầu trời, trong đó có tất cả vũ trụ.

Khi bạn ngồi, bạn hãy để mọi chuyện ổn định và cho phép con-người chống-đối của bạn,

con-người mà không-thành-thật, con-người mà có-bản-chất-không-tự-nhiên, tự chúng tiêu tan, và biến mất, rồi bạn sẽ nhìn thấy con người thật sự của bạn rõ ràng hơn. Bạn sẽ hiểu biết thêm về một khía cạnh mới của chính bạn, một con người thật sự, với cội nguồn là sự thành thật, không giả dối. Khi bạn thiền định sâu hơn, bạn bắt đầu khám phá và kết nối với lòng nhân đạo căn bản của bạn.

Điểm chính yếu của thiền định là để làm quen với khía cạnh nói trên, mà bạn đã lãng quên đi. Trong tiếng Tây Tạng "thiền" có nghĩa là "để làm quen". Làm quen với điều gì? làm quen với bản chất thật sự của bạn, Phật Tính của bạn. Đây là lý do tại sao, trong việc giảng dạy cao nhất của Phật giáo, Dzogchen, bạn được nghe nói đến "hãy nghỉ ngơi, ở trong bản chất của tâm". Bạn chỉ cần ngồi yên lặng lẽ, và để cho tất cả những ý nghĩ và khái niệm tự tan biến. Cũng giống như khi mây tan biến đi, hoặc khi sương mù bốc hơi, sẽ để lộ ra bầu trời trong sáng, chan hòa trong ánh nắng mặt trời. Khi mọi chuyện tan biến như thế, bạn bắt đầu hiểu biết bản chất thật sự của bạn, rồi bạn "sống" với bản chất nầy. Sau khi bạn biết được điều nầy, vào lúc đó, bạn cảm thấy tuyệt vời. Nó không giống bất kỳ cảm giác tốt đẹp nào khác, mà bạn có thể đã có kinh nghiệm. Đây là một chuyện tốt đẹp thật sự và chân thành, vì khi đó bạn hiểu biết ý nghĩa sâu sắc của sự bình an, của sự hạnh phúc và sự tự tin vào chính mình.

Bạn sẽ thiền định tốt hơn, khi bạn có nguồn cảm hứng. Buổi sáng sớm có thể mang đến nguồn cảm hứng, vì buổi sáng sớm là giờ phút tốt đẹp nhất của tâm, khi tâm bình yên hơn và tươi đẹp hơn (thời gian được đề nghị theo truyền thống là vào lúc trước khi bình minh). Khi bạn đang có nguồn cảm hứng, thì đây là lúc thích hợp để ngồi thiền, bởi vì bạn cảm thấy dễ dàng hơn, khi tâm bạn đang ở trong trạng thái tốt đẹp cho việc thiền định, nguồn cảm hứng nầy còn làm cho bạn cảm thấy phấn khởi hơn, khi bạn thực hành thiền định. Điều này sẽ mang lại cho bạn nhiều sự tự tin trong việc thực hành, để sau này lúc bạn không có nguồn cảm hứng, bạn vẫn sẽ tiếp tục thực hành thiền định. Chúng ta không cần phải ngồi thiền thật lâu: bạn chỉ cần ngồi yên lặng lẽ, cho đến khi bạn bắt đầu mở lòng ra, rồi sau đó kết nối với bản chất tốt đẹp của trái tim bạn. Đây là điểm chính yếu.

Sau đó, bạn sẽ có sự hội nhập, nghĩa là bạn thiền định trong hành động. Khi chánh niệm của bạn đã được đánh thức bởi thiền định, tâm của bạn sẽ bình yên, và nhận thức của bạn sẽ hợp lýđáng tin cậy hơn. Sau đó, bất cứ chuyện gì bạn làm, thì bạn có mặt, ngay trong thời điểm đó. Như câu nói nổi tiếng của một vị Thiền Sư: "Khi tôi ăn, tôi ăn; khi tôi ngủ, tôi ngủ". Bất cứ chuyện gì bạn làm, bạn hoàn toàn có mặt, trong việc bạn đang làm. Ngay cả khi bạn đang rửa bát, nếu bạn làm việc nhất tâm, bạn sẽ thấy nạp thêm năng lượng, bạn có sự tự do, và bạn có sự tinh khiết. Bạn cảm thấy bình yên hơn, vì thế, bạn cảm thấy tâm bạn rộng lớn hơn. Lúc đó, bạn có "Tâm Rộng Lớn Như Thế Giới".

Một trong những điểm cơ bản của cuộc hành trình tâm linh là lòng kiên nhẫn đi theo một con đường. Mặc dù chuyện thiền định của bạn có thể tốt đẹp vào ngày hôm nay, và không tốt đẹp vào ngày mai, giống y hệt như chuyện phong cảnh luôn thay đổi, vấn đề căn bản ở đây không phải ngồi cộng điểm làm tốt hoặc điểm làm xấu, mà thật ra, là khi bạn kiên nhẫn, thực hành đúng đắn, thì sự thực hành thiền định chà xát trên con người bạn, và làm rơi rụng cả chuyện tốt lẫn chuyện xấu. Chuyện tốt và chuyện xấu chỉ đơn giản xuất hiện, giống như là thời tiết tốt, hoặc thời tiết xấu, nhưng bầu trời luôn luôn không-thay-đổi. Nếu bạn kiên nhẫn, và có thái độ rộng lớn giống như bầu trời, và nếu bạn không bị bối rối bởi những cảm xúckinh nghiệm, tâm bạn sẽ phát triển trong sự ổn định, rồi bạn sẽ hiểu biết sự rộng lớn và chiều sâu thật sự của thiền định, khi bắt đầu có hiệu lực. Cho dù bạn không chú ý, bạn sẽ thấy, thái độ của bạn sẽ từ từ thay đổi. Bạn sẽ không còn khăng khăng giữ lấy mọi chuyện kiên cố như trước đây, hoặc bạn không còn nắm giữ lấy mọi chuyện thật chặt chẽ, và mặc dù chuyện khủng hoảng vẫn còn xảy ra cho bạn, nhưng nay bạn có thể giải quyết chúng dễ dàng hơn, trong một tinh thần hài hước. Thậm chí, bạn có thể sẽ mỉm cười vào những chuyện khó khăn, bởi vì giữa những chuyện nầy và bạn, nay đã có một khoảng cách rộng lớn hơn, làm bạn tự cảm thấy mình có nhiều tự do hơn trước. Mọi chuyện trở nên ít chắc chắn, không còn cứng rắn như đá, có vẻ hơi vô lý, có vẻ hơi buồn cười, và làm bạn trở nên vui vẻ hơn.

Advice On Meditation 

When you read books about meditation, or often when meditation it is presented by different groups, much of the emphasis falls on the techniques. In the West, people tend to be very interested in the "technology" of meditation. However, by far the most important feature of meditation is not technique, but the way of being, the spirit, which is called the "posture", a posture which is not so much physical, but more to do with spirit or attitude.

It is well to recognize that when you start on a meditation practice, you are entering a totally different dimension of reality. Normally in life we put a great deal of effort into achieving things, and there is a lot of struggle involved, whereas meditation is just the opposite, it is a break from how we normally operate.

Meditation is simply a question of being, of melting, like a piece of butter left in the sun. It has nothing to do with whether or not you "know" anything about it, in fact, each time you practice meditation it should be fresh, as if it were happening for the very first time. You just quietly sit, your body still, your speech silent, your mind at ease, and allow thoughts to come and go, without letting them play havoc on you. If you need something to do, then watch the breathing. This is a very simple process. When you are breathing out, know that you are breathing out. When you breath in, know that you are breathing in, without supplying any kind of extra commentary or internalized mental gossip, but just identifying with the breath. That very simple process of mindfulness processes your thoughts and emotions, and then, like an old skin being shed, something is peeled off and freed.

Usually people tend to relax the body by concentrating on different parts. Real relaxation comes when you relax from within, for then everything else will ease itself out quite naturally.

When you begin to practice, you center yourself, in touch with your "soft spot", and just remain there. You need not focus on anything in particular to begin with. Just be spacious, and allow thoughts and emotions to settle. If you do so, then later, when you use a method such as watching the breath, your attention will more easily be on your breathing. There is no particular point on the breath on which you need to focus, it is simply the process of breathing. Twenty-five percent of your attention is on the breath, and seventy-five percent is relaxed. Try to actually identify with the breathing, rather than just watching it. You may choose an object, like a flower, for example, to focus upon. Sometimes you are taught to visualize a light on the forehead, or in the heart. Sometimes a sound or a mantra can be used. But at the beginning it is best to simply be spacious, like the sky. Think of yourself as the sky, holding the whole universe.

When you sit, let things settle and allow all your discordant self with its ungenuineness and unnaturalness to dissolve, out of that rises your real being. You experience an aspect of yourself which is more genuine and more authentic-the "real" you. As you go deeper, you begin to discover and connect with your fundamental goodness.

The whole point of meditation is to get used to the that aspect which you have forgotten. In Tibetan "meditation" means "getting used to". Getting used to what? to your true nature, your Buddha nature. This is why, in the highest teaching of Buddhism, Dzogchen, you are told to "rest in the nature of mind". You just quietly sit and let all thoughts and concepts dissolve. It is like when the clouds dissolve or the mist evaporates, to reveal the clear sky and the sun shining down. When everything dissolves like this, you begin to experience your true nature, to "live". Then you know it, and at that moment, you feel really good. It is unlike any other feeling of well being that you might have experienced. This is a real and genuine goodness, in which you feel a deep sense of peace, contentment and confidence about yourself.

It is good to meditate when you feel inspired. Early mornings can bring that inspiration, as the best moments of the mind are early in the day, when the mind is calmer and fresher (the time traditionally recommended is before dawn). It is more appropriate to sit when you are inspired, for not only is it easier then as you are in a better frame of mind for meditation, but you will also be more encouraged by the very practice that you do. This in turn will bring more confidence in the practice, and later on you will be able to practice when you are not inspired. There is no need to meditate for a long time: just remain quietly until you are a little open and able to connect with your heart essence. That is the main point.

After that, some integration, or meditation in action. Once your mindfulness has been awakened by your meditation, your mind is calm and your perception a little more coherent. Then, whatever you do, you are present, right there. As in the famous Zen master's saying: "When I eat, I eat; when I sleep, I sleep". Whatever you do, you are fully present in the act. Even washing dishes, if it is done one-pointedly, can be very energizing, freeing, cleansing. You are more peaceful, so you are more "you". You assume the "Universal You".

One of the fundamental points of the spiritual journey is to persevere along the path. Though one's meditation may be good one day and and not so good the next, like changes in scenery, essentially it is not the experiences, good or bad which count so much, but rather that when you persevere, the real practice rubs off on you and comes through both good and bad. Good and bad are simply apparitions, just as there may be good or bad weather, yet the sky is always unchanging. If you persevere and have that sky like attitude of spaciousness, without being perturbed by emotions and experiences, you will develop stability and the real profoundness of meditation will take effect. You will find that gradually and almost unnoticed, your attitude begins to change. You do not hold on to things as solidly as before, or grasp at them so strongly, and though crisis will still happen, you can handle them a bit better with more humor and ease. You will even be able to laugh at difficulties a little, since there is more space between you and them, and you are freer of yourself. Things become less solid, slightly ridiculous, and you become more lighthearted.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 33299)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34299)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54353)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37542)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21037)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17791)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63446)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17273)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49475)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 16782)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16279)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 14401)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 22319)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 56800)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13758)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 28873)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33164)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38243)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31096)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 13807)
Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp...
(Xem: 14516)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
(Xem: 14195)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánhthực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
(Xem: 12542)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạogiác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
(Xem: 14706)
Tôi có một số kinh nghiệm vững chắc về định, tĩnh, và quán tưởng. Điều đó thúc đẩy tôi đến với Thiền Minh Sát. Các tu sĩ ở đây khuyến khích tôi xuất gia.
(Xem: 19116)
Nếu thấy tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân nữa. Mình không thật, có ai chửi mình cũng không giận. Cái tôi không thật, lời chửi thật được sao...
(Xem: 13711)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
(Xem: 12566)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sốngý nghĩakhông tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
(Xem: 30231)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 11691)
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa.
(Xem: 30481)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 29237)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 30437)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31043)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 36825)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32045)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 23518)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12119)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 14146)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14004)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 33813)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27561)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 12352)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 28466)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 29209)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 12284)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 29040)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 27847)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 25521)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 25902)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22105)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 32951)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31682)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 39443)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22237)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 34266)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27218)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28186)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 35090)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 31766)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 34940)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant