Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Số Tức Quan

14 Tháng Tám 201516:28(Xem: 5545)
Số Tức Quan

SỐ TỨC QUAN

Tổ sư Minh Đăng Quang

Số Tức Quan

Số tức quan tức là quán xét hơi thở mà đếm số. Đức Phật Thích-ca khi xưa dưới cội bồ-đề, ngồi trên tòa cỏ, xét đếm như vậy.

Số tức quan phát ra trong khi gần nhập định, chớ chẳng phải mượn số tức quan làm đề mục niệm, để đặng thiền định. Nghĩa là khi xưa đức Phật, trong khi ngồi nắm hai tay lại, cương quyết không làm cử động; tréo hai bàn chân, lật mặt bàn đi trở lên, nhứt quyết không đi đứng; ngậm miệng cắn khít răng lại, nhứt định không nói năng; con mắt ngó xuống ngay một chỗ, rồi từ từ nhắm lại, đứng tròng mắt một chỗ dưới, là Ngài tập chết, nguyện định mắt cứng chết luôn, không cần mở ra; lỗ tai nghe trở vô vắng lặng như đã chết rồi, đang ở trong cảnh võ trụ im bặt; lỗ mũi hít một hơi vô thật dài sau chót, và thở một hơi ra cuối cùng, rồi nín luôn tắt nghỉ, lặng tâm như sự đã chết, không còn biết chi; sau những lúc tìm xét về đạo lý với sự đời; sau những lúc mệt mỏi, chán nản, giác ngộ, thấy ra không còn muốn sống. Ấy tức gọi là nhập Niết-bàn, nhập định, nhập vào cảnh vắng lặng đứng ngừng của chơn lý võ trụ.

Nhưng bởi trong lúc ấy, bộ máy xác thân còn chạy, lửa bên trong chưa tắt, máu nóng vẫn thay đổi làm cho hơi đọng trong buồng phổi phải xuống lên nhẹ nhàng thoi thóp, chẫm rãi từ từ, đó là cảnh trạng của một người sắp chết, sẽ chết, gần chết.

Kìa như một người chết giả, một người bất tỉnh, một người ngủ say, một giấc ngủ ngon, một cái chết sướng của một người muốn chết muốn ngủ, sau sự tìm xét thấy ra cõi đời, là muốn chết mãi, ngủ mãi, chỉ muốn sự nghỉ yên là hơn.

Cái chết ngủ nghỉ đối với tâm hồn còn tham sống, ham thức, muốn tưởng nói làm là rất khó chịu phản đối, nặng nhọc khó khăn, chớ với người ưa thích giác ngộ thì thật rất dễ dàng.

Trong những lúc ấy, trí của họ nghỉ yên, sung sướng khoái lạc. Họ không có cảm giác gì nữa. Họ mãi cứ yên lặng, biết trong yên lặng, sống trong yên lặng, hư vô; mọi vật như đã đứng ngừng, im bặt đối với họ, tinh thần của họ đã gom hiệp lại lần lần, điện lực dung hòa sẽ thường sanh chớp nhoáng, thông lưu; thần gom là mắt trụ, khí sống tức ngậm hơi, tinh kết bởi ngồi ngay lửa đủ, nhờ đó mà điện phát sanh mau lẹ, trong ngoài túa ra khắp cùng. Bấy giờ người sống bằng ý giác, thơ thới, nhẹ nhàng; tiếng quả tim đập nhẹ chậm mà nghe ra như tiếng trống to, như đờn âm nhạc trổi lớn, có đủ nhịp nhàng, nhưng tâm không chú ý đến; ấy là giờ khắc của võ trụ, còn mỗi kiếp sống là mỗi hơi gió rút thâu vào, trả đẩy ra, điều hòa chậm chạp! Bởi tâm hồn tỉnh táo, phách giác thức yên, nên chỉ còn thấy ra xác thân là hơi thở, mỗi hơi thở như mỗi kiếp xác thân, trải qua mỗi hơi rút vô như sanh thân ra, mỗi hơi trả ra như chết mất vào, vào trong lòng mẹ bao la võ trụ. Cõi đời đối với người là hơi thở mau chóng, gồm thâu tất cả thời gian sự việc, rồi lại phủi xóa xô đi, như lẹ làng không mến tiếc. Khi ấy người không còn chú ý thở, nhưng tự xác thân nó vẫn thở lấy. Tâm người đã định yên, còn hơi thở, còn thân, hay không còn hơi thở, không còn thân cũng được. Người chỉ biết sự chết, ngủ nghỉ, đứng ngừng yên lặng, tự nhiên không vọng động, không không tất cả.

Những lúc đầu, người chưa được tự nhiên thì hơi thở ấy nó sẽ là bạn thân của người nương tựa, nó cũng như vầng mây dưới chưn để đưa tâm hồn người lên đến cõi tột cao hư vô tự nhiên, khi đến nơi rồi thì không còn kể đếm bảo giữ vầng mây hơi ấy. Nghĩa là trong lúc mới đầu, tâm còn nặng nề thì nương đó, lâu nhẹ lần là sẽ bỏ luôn. Hoặc là cái ý giác lúc đầu còn chấp té nằm nơi đó, rồi sẽ từ từ đứng dậy bay đi.

Hay cũng như lúc mới còn vọng động xao lãng nên phải kềm giữ ý giác ở một chỗ hơi thở, để rồi tập lần bỏ qua quên dứt, cho đến tự nhiên như nhiên, trong lúc lãng quên hơi thở chưa được, còn như đếm từ hơi, chờ giờ chết, còn quán tưởng nhận xét thấy nó, kêu là số tức quan vậy.

Số tức quan vẫn có nơi người hấp hối, muốn chết, ngủ nghỉ không vọng động, rồi sau lại là nó sẽ mất luôn, không còn, nên gọi là số tức quan không có, không có thật, vì nó vẫn tự có trong khi ấy, rồi tan mất, nên không ai muốn bảo giữ, Phật Thánh xưa kia đã phải như thế, chớ không phải là pháp muốn sống thức, vọng động mà luyện tập.

Nhưng nếu có ai muốn đuổi xua phiền não chốc lát tập định, nhận xét đếm số hơi thở cách ấy, cũng đỡ khá lắm, vì sẽ mau lãng quên thế sự và ngủ nghỉ như chết, rất dễ dàng.

Như thế thì số tức quan không bao giờ có nơi người còn thấy mình quan trọng địa vị, nặng nợ với xã hội, gia đình thế sự; không có nơi người còn muốn sống, thức, tưởng, nói, làm thái quá bất cập.

số tức quan là trung đạo, nấc thang của nhập định, trái ngược với sự vọng loạn.

Nhưng nếu sự cố luyện tập của người, cốt ý cho giác ngộ, để khi giác ngộ rồi là sẽ không còn chấp sống, thức, xao động, thì số tức quan xuất hiện, kềm giữ cho người sự giải thoát trong sạch, để tiến đến Niết-bàn đại định.

Kết quả của số tức quan là nhập định. Kết quả của nhập địnhcon người còn thân hay mất thân cũng được, miễn đặng một tinh thần đầy đủ, ý giác linh thiêng chơn như tròn sáng, chủ tể chắc thật hột giống tồn tại của cái ta, nó sẽ là ta.

Đành rằng số tức quan đối với người nặng nhiều nghiệp vọng là khó lắm, nhưng mà cũng nên hãy rán, tập tu lần lần, vì nó sẽ giác ngộ, giải khổ nghiệp cho người rất nhiều. Còn những ai tâm đã được thanh tịnh dứt nghiệp là sẽ có nó tự nhiên, hoặc vượt bỏ hẳn nó bằng sự nhập định xem mình như chết, ngủ nghỉ đã lâu đời.

Khi xưa đức Phật cùng chư A-la-hán nhờ giác ngộ thế ấy mà được nhập định, và phát thần thông trí huệ. Mặc dầu là xác thân chưa phải chết, ngủ nghỉ luôn, pháp thần thông chưa đủ đầy, chớ trong khi nhập định được từ một đến năm bảy ngày thì sẽ được sáu phép thần thông từ lần.

Sau đó các Ngài còn phải chờ đợi tiếp dẫn chúng sanh theo lời kêu gọi, nên sự tu cho mình phải bớt lại phân nửa, để đặng vừa lo cho mình mà cũng giúp đỡ cho người. Nhưng những việc làm bên ngoài ấy, các Ngài tùy nhơn duyên, làm xong là bỏ qua, gặp làm không thôi, chớ không tìm vọng. Các Ngài không xem địa vị mình là quan trọng, hay bắt buộc phận sự. Trong tâm lúc nào cũng thấy mình như chết, ngủ nghỉ, còn thân xác là số tức quan. Nhờ đó mà sự giác ngộ trí huệ thần thông của các Ngài không lui sụt, nhưng phép đi tới thì hơi chậm lại một chút; tuy kém về mặt đó chớ với sự độ đời thì phước đức trí huệ toàn giác, sẽ chóng mau tròn, là chơn như sẽ càng tăng thêm, và nhập định bằng cách thứ hai khác do từ bên ngoài vào làm cho đạo quả cũng vẫn tròn đủ y nhiên nảy nở mau lẹ, không kém sút, nhờ đó mà gồm luôn được hai tên Đạo và Đức một lượt.

Ấy cũng vì số tức quan ích lợi nên về sau có lắm cách tu, luyện tập bằng hơi thở, mà người ta chỉ chăm chú tại hơi thở, chớ ít ai nhận xét ra được, số tức quan có sẵn nơi mình, nơi bậc trong sạch dứt nghiệp. Những sự hô hấp ấy cũng có nhiều lợi ích. Ví như có một người kia tập như vầy: Hơi thở hít vô kéo dài nhẹ nhẹ, niệm tưởng thầm rằng “Nam-mô A” chẫm rãi đến mãn hơi, dội trở ra kéo dài nhẹ nhẹ, niệm tưởng thầm rằng “Di Đà Phật” chậm rãi đến mãn hơi; thâu vô trở lại, niệm tưởng nữa làm thành vòng tròn, bằng sáu chữ “Nam-mô A-di-đà Phật” và liên tiếp những vòng tròn. Đi đứng nằm ngồi đều niệm mãi, tập không cho bỏ sót một hơi thở nào, trừ ra lúc ngủ quên, hay khi nói chuyện. Kẻ ấy bằng định tâm được như thế cũng khá, lục căn sẽ thanh tịnh lần, và sẽ đến được giác ngộ, của chết, ngủ nghỉ, số tức quan mực trung mà đắc định. Vì khi niệm ghi nhớ lâu sau đã quen, là sẽ không còn niệm sáu chữ ấy, mà như lúc nào cũng vẫn có, in trí vào hơi thở, chừng đó là còn hơi thở, càng ngày càng nhẹ nhẹ lần, cho đến sau rốt chỉ biết có chết, ngủ nghỉ bằng hơi thở thoi thóp tự động, ấy là số tức quan, do đó mà đặng nhập định. Kẻ ấy niệm Phật danh như thế là để mượn đức tin ủng hộ, cho tinh tấn ham mộ, chớ hoặc như hơi vô đếm một, hơi ra đếm hai, mãi đếm một hai hoặc đến bao nhiêu cũng được. Có người niệm tưởng một câu pháp, niệm danh hiệu Phật khác, hoặc một cái chi, đề mục nào cũng nên ích lợi, vì cốt ý là để trụ tâm. Những kẻ yếu tâm hay loạn thì trước hết niệm ra tiếng cho quen, kế đó niệm thầm cho tai nghe theo hơi thở, tiếp nữa không niệm mà hơi thở quen chừng như có niệm, sau rốt mất niệm mà hơi thở vẫn đều hòa khỏe nhẹ, như đến cảnh trí chết, ngủ nghỉ là số tức quan hiển hiện, để đưa vào nhập định. Số tức quan ấy kêu là vầng mây bay đưa vào xứ Phật.

Cũng có kẻ mới lúc đầu niệm danh Phật rất nhiều theo hơi thở vô, còn hơi ra thì xả bỏ, kêu gọi là niệm thâu vô, lâu sau còn niệm vô một câu, lần đến còn một tiếng, kế đó nhớ tưởng theo hơi thở mà thôi niệm, nhưng vẫn còn như tưởng tượng, sau đó mới đến số tức quan và nhập định.

Người ta cho rằng hơi thở ấy cũng như vầng mây, vì còn xác thân là còn vầng mây; hơi thở người muốn bay vượt lên cao thì trước hết phải níu bám vầng mây, là tâm niệm theo hơi thở lúc đầu. Khi niệm ra tiếng như lúc kêu gọi cầu cứu với Phật, chừng giác ngộ gặp ra hơi thở niệm thầm theo là như gặp được vầng mây, tòa sen, Phật đã đưa qua cho, thế nên phải níu bám lấy, để cho tâm hồn được nhẹ sạch, cao ráo, bay cao, xa lần lần, dứt bỏ nghiệp trần, đến cõi trời Dục giới, còn sở dục. Khi còn hơi thở niệm tức là đã được ở trong tòa sen vầng mây, đến cõi trời Sắc giới có có; lúc dứt niệm chỉ còn hơi thở, số tức quan, tức là đã lên cõi trên vầng mây bay khá cao, đến cõi trời Vô sắc giới không không. Sau rốt nhập định, không còn biết hơi thở số tức quan, tức là đã đến tột cảnh hư vô Niết-bàn đại định, lìa bỏ vầng mây tòa sen, mà tâm định yên không còn vọng động té ngã nặng nề, tức là đắc đạo, ở luôn trong siêu hình xứ Phật Niết-bàn. Khi ấy không còn cần dùng xác thân hơi thở, tòa sen, thân mất còn cũng được bởi tâm mình đã tự chủ ở không trung (không không trung đạo) nhẹ nhàng. Kẻ sống còn thân mà được như thế thì lúc thác mất xác thân, vầng mây, tòa sen, người sẽ không còn lo sợ tâm té ngã xuống nghiệp trần, lao khổ luân hồi.

Cũng có những kẻ khá hơn, họ không niệm như thế, tùy duyên cảnh mà phát niệm. Ví như trong lúc đói thì họ niệm no no no, vài ba tiếng, nói ra theo hơi thở, rồi sau niệm thầm theo hơi thở ra vô một hơi một tiếng, kế đếm mỗi hơi thở ra vô, họ chỉ còn nhớ tưởng một tiếng no in trí, sau rốt còn hơi thở tự nhiên, êm nhẹ mất hẳn tiếng no và nhập định.

Cũng có người dùng một tiếng định một, hoặc một tiếng chết một, một tiếng ngủ một, hay một tiếng nghỉ một v.v... Người ta dùng một tiếng chi cũng được, tùy theo duyên cảnh; ví như mệt thì nói khỏe, đau thì nói mạnh, nóng thì nói mát, khi buồn thì nói vui v.v... Người ta dùng một tiếng tương đối để làm pháp đối trị giặc nghịch phiền não, đặng an tâm vào hơi thở, mà đến Niết-bàn vắng lặng.

Những phép niệm này lắm lúc rất linh nghiệm là do nhờ đức tin vào một vị Phật Thánh, và sự gom ý định thần, góp điện mà kết quả. Sự kết quả thi thố phép thần thông biến hóa là do ý lực mạnh mẽ của thần điện chớ không phải tại niệm danh Phật mà linh, vì niệm danh Phật, mượn đức tin là phép tinh tấn cho kẻ yếu loạn, còn người vững tâm thì khỏi mượn niệm. Ấy bởi tâm đã định thì dùng đề mục, thoại đầu nào, tên tiếng gì cũng làm cho được định, nên gọi là bậc Bồ-tát đã đắc định huệ là có vô số phép thiền cao viễn.

Ví như vị Bồ-tát trong lúc nóng nực, Ngài nói ra rằng nóng quá, thôi mát đi, mát, tức Ngài mật niệm: mát, mát, mát, từ tiếng một theo mỗi hơi thở ra vô, rồi từ từ in trí vào hơi thở; kế đến hơi thở nhẹ lần nhập định, là sẽ như có luồng gió mát thổi ngay lại, mát lạnh khỏe khoắn vô cùng. Gặp cái chi, việc gì, các Ngài cũng dùng nó mà đếm nhập định và phát thần thông. Thế nên các Ngài biến hóa vô cùng, phép nhập định vô số, cùng giác ngộ thêm lên sáng suốt, đó là số tức quan của bậc cao. Còn như những bậc thấp, hoặc người ta tập sự chăm chú chăm chỉ đếm một, hai, ba, đến trăm ngàn muôn trong mỗi lúc, một con số nhứt định bằng hơi thở ra vào; hay đếm những danh hiệu Phật, mỗi hơi thở mỗi tên, đếm mãi từ xuôi tới ngược, từ ngược tới xuôi, để đặng kềm ý phục tâm một chỗ cho quen, đặng đến lần số tức quan nhập định.

Lại như có người vì xao lãng hay quên, nên tập phép thở ngược như vầy: Người bắt đầu ngồi trói ngay thân thể, mắt ngó xuống, cắn răng ngậm môi, hít hơi vô thật mạnh dài xuống đến khỏi rún, phình bụng dưới ra, và khi tóp bụng dưới lại thở hơi dài mạnh ra ngoài, đếm thầm một; kế đến hít dài mạnh vô, thở dài mạnh ra đếm thầm hai; người càng thở dài mạnh thêm lên, và đếm mãi, theo con số nhứt định, mấy trăm, mấy ngàn mỗi ngày, và càng ngày càng tăng con số ấy. Như thế để cho tâm ý có việc làm, không vọng động bên ngoài, lần lần đi đứng ngồi nằm cũng đều có thở đếm. Sự thở ngược như thế ấy là để cho thái quá, đặng trói kềm tâm, cũng là phép ngừa bịnh, chữa bịnh rất hay; vì hơi thở vô mạnh làm cho nở thông buồng phổi, quạt lửa trái tim xuống, trợ ấm bao tử, mau tiêu hóa vật thực và đem sức nóng giúp cho tinh thận phía sau, làm cho lửa trên dưới thông nhau, chạy khắp cùng mình nóng rực, hơi bốc ra mồ hôi đượm chảy, sanh máu tốt, trợ gan mạnh, giúp sức ngũ tạng làm cho ấm đặc nước tinh ba, sanh hơi khí mạnh, rút lửa trên đầu xuống, mắt sáng, tai thông, đầu nhẹ, trán mát, lưỡi ngọt, mũi sạch. Hơi trong mình bốc ra sẽ đuổi xua độc khí bên ngoài, ngừa bịnh, chữa bịnh tạm mau chóng. Để rồi sau mỗi lúc hơi thở dài mạnh cho mệt ấy là đến lúc mát khỏe nhẹ lắm, hơi thở sẽ bình thường, và nhẹ nhẹ lần nhập định luôn không còn đếm niệm, đó cũng là phép đổi lửa, quạt lửa tùy theo mỗi lúc.

Bằng chẳng vậy, hoặc người ta đếm số từ chặng để dẫn hơi lên xuống từ lỗ mũi tới cuống cổ, tới chớn thủy, tới rún, tới bụng dưới, hay cho chạy khắp thân mình, từng chỗ ý định bằng tư tưởng tập luyện quen.

Như vậy tức là bày ra cho có hình thức hữu vi, cho có thấy việc làm, bằng tưởng tượng, để đặng gom thần nhập định.

Người ta cũng có thể tập nín thở mũi, để thở bằng hai bắp tay, hai bắp chưn, theo lỗ chơn lông.

Người ta có thể sống bằng hơi thở không khí tốt, trong sạch mát mẻ, gọi là ăn không khí, chẳng uống nước ăn trái, cũng như rùa cùng giống qui, nín mũi không thở hoài, vì chân lông cũng thở phụ thế cho được, nhưng rất yếu, ít hơi hơn, nên chỉ có kẻ không nói làm lo nghĩ, ngồi một chỗ luyện tập cho mau đắc định, thì mới dễ thật hành.

Về hơi thở, người ta luyện tập cách nào cũng được, cốt yếu là để tập định, nhưng lúc hành thì phải kinh nghiệm, xem chừng từ chút sự khác lạ, kẻo thái quá bất cập có điều trở ngại, tai hại cho thân thể, làm mất an vui tấn hóa. Người ta cũng có thể cần phải biết ra nhiều cách thở, để đặng thay đổi pháp hành tùy theo nhơn duyên trình độ, cho đặng thuận tiện tinh tấn. Hơi thở là một đề mục trong muôn ngàn đề mục thiền định, chớ chẳng phải một môn độc nhứt để đến thiền định. Nhưng phong tục ở xứ này, phần nhiều có học tiên gia, tu theo pháp hữu vi, chấp có hình thức, mau hiệu nghiệm, lại dễ làm cho lớp kém, nên ham thích hơn pháp vô vi tự nhiên, theo chơn lý vĩnh viễn thường bền của võ trụ nhà Phật; mà dầu sao cũng được, hãy cố gắng giác ngộquý báu, vì sự đi mau cũng có lắm khi đến chậm hơn người chẫm rãi bình thường mực giữa.

Phép đếm tưởng hơi thở vẫn hay chẳng bì đặng phép ngó chừng trái tim, mà bởi có thấy dễ làm nên ai cũng chú ý đến. Hơn nữa là nó cũng có phép ngăn đón, ngừa bịnh, được sống dai, tươi trẻ, khiến cho ai ai cũng tham muốn sự phản lão huờn đồng ấy.

Tất cả những phép tu tập hơi thở có khó dễ khác nhau, nhưng chẳng có cách nào qua lẽ tự nhiên bình thường này: Là người ta phải đừng cố ý chăm chú vào riêng hơi thở, nhưng người ta mỗi lúc nào cũng phải ngăn đón sự thái quá thở mạnh, cùng bất cập thở nhẹ, tức là phải giữ làm sao hơi thở được mực trung điều hòa nhau như sợi dây ngang thẳng chẳng cho gợn sóng, như cái vòng tròn không cho móp méo. Nghĩa là không có tu luyện mà phải làm sao hơi thở của tâm, hơi thở của trí, hơi thở của thân hòa nhau một mực, ấy là đắc đạo, đắc đại định, trung đạo, chánh đẳng chánh giác. Đó là một pháp tu chơn đúng lý, rất giản tiện, thật thông thường, nhưng chúng sanh thì thái quá bất cập đã quen, nên khó lòng bền chí thật hành.

Vậy thì tất cả các phép tu không có phép nào qua sự tự nhiên, vì tự nhiên chơn như là định, trung đạo, còn các pháp tu là dùng trừ thái quá bất cập, để đặng giữ cái trung đạo tự nhiên chơn như định, chớ không phải tu là để tìm thái quá bất cập, hai bên lề. Bởi cái sống, biết, linh là ai cũng đang sẵn có, mà vì bị thái quá bất cập, tà pháp ngăn che ám muội. Hiểu như thế tức là cũng như khôngtu tập luyện rèn chi, miễn đừng thái quá bất cập vọng loạn, và không nên chấp có hơi thở tưởng đếm chi số tức quan.

Vậy thì theo đây, chúng ta nên cần phải hiểu ba món: tinh, khí và thần trong xác thân này, để mà ngừa bịnh.

Tinh là trong, là đặc, là kết gồm lại, là chất có ánh sáng như sao. Chất tinh ba là chất kết lọc chót hết của tứ đại. Tinh ba là chất sanh ra bởi xương, xương sanh ra bởi thịt, thịt sanh ra bởi da. Cũng gọi là chất tồn còn sau chót, sau khi da thịt xương đã tiêu hoại; cũng như hột là sự un đúc, rút thân của tất cả chất trong cây lá nhánh hoa trái. Cả thảy đều un đúc cho nó. Chỉ còn có nó, nó là ngọc, là hột giống, là con của mỗi vật. Trong một cái hột là có chứa tất cả chất của cây, nhánh lá, hoa trái, muôn triệu trong đó, rút thâu vào đó, ở ẩn trong đó, và sẽ xuất lộ ra ngoài, chất tinh ba của người cũng y như thế. Một hột tinh ba là một thân hình của người chủ. Của người nam là giống nam, của người nữ là giống nữ, nó là hình thức của người chủ. Thế nên bọc thai bào trống lổng bên trong, khi có một nhểu tinh nam chen lọt vào, hay tinh nữ chen lọt vào là sẽ được nuôi dưỡng, nảy nở sanh con, hoặc nam, hay nữ giống y người đó. Và nếu khi hai thứ tinh pha trộn vào trong, là đứa con ấy sẽ giống cả vừa cha vừa mẹ. Lại cũng có lắm kẻ nữ nhơn tinh nghịch, mặc dầu không gần với ai người nam, nhưng nếu vì quá vọng động dục tâm, tinh chứa trong thận chảy ra, lại làm cho trống cửa bọc thai, lọt vào, là cũng sẽ sanh ra được một đứa con giống mẹ như hệt. Như thế nên gọi tinh là hột giống, là chất điển của ấm do nóng lạnh dung hòa. Tinh có hai tánh: thủy và hỏa. Khi thương thì thủy dậy tràn ra, lúc ghét thì hỏa dậy phừng túa, cho nên phép dưỡng tinh là tập tâm bình đẳng ôn hòa không cho thương và ghét xúi dục, làm tổn hại. Tinh là chất điển, cốt yếu của trong thân, với người chết lạnh nó chảy ra, nếu rút hơi vào lâu sau người ta rọi đèn cũng còn thấy rõ hình người. Với xác chết để trong hòm, người ta phải đốt đèn để ngay phía dưới, đừng cho hơi nó nhập thâu xuống đất, gọi là khử sao tinh. Vì nếu hơi tinh rút xuống đất, ít lâu sau khi nóng bực nó sẽ bốc cháy lòe lên như sao, và bay theo luồng gió, lộn cuốn trong nhà, ai đụng chạm là trúng điện độc, mà người ta thường gọi là hồn thư, hay đèn ma. Nơi những mả mới chôn, xác chết còn đọng chứa tinh, hay phát cháy lên theo hơi nóng như khí đá, ánh sáng lập lòe, giây phút rồi tan mất.

Tinh là ngọc xá lợi do những bậc tu thiền định lâu năm. Nước tinh ba lỏng trắng đục sẽ do sức ấm dung hòa của trung đạo, hấp ấp nấu làm cho đặc lại, trong suốt có viên tròn, theo những ống xương có từng hột lớn nhỏ, cứng mà dẻo, đốt không cháy, gặp hơi nóng hay nháng ánh sáng, kêu là ngọc xá lợi, ngọc người. Mỗi hột là như chứa đủ cơ thể của một người ẩn kín trong đó, sống biết linh sẵn có đủ nhiệm mầu. Xá-lợi lớn nhỏ và có đủ hình sắc phai lợt là tùy theo công đức của người tu lâu mau nhiều ít. Người tu mà có được xá lợi là quí lắm, chứng tỏ rằng người đã nhập định đắc thần thông, và do âm đức tu nhiều đời kiếp, nên kiếp này mới đặng. Cho nên người ta vì quí trọng đạo đức, pháp lý sự tu, và quý trọng sự tu kết quả của một người, mà đem ra trước mắt công chúng để tượng trưng và hoan hô tinh thần, cổ võ mối đạo.

Khi xưa đức Phật phóng hào quang cũng là do điện lực của tinh ba xá lợi trong xương thận; bởi Ngài đã có sẵn bên trong nên khi nhập định, dùng ý tưởng, chuyển hơi lửa đốt nung, là nó sẽ túa ra ánh sáng, hoặc từ thận lên theo xương sống, đến chót đầu, hoặc dẫn lại tam tinh, hay tay chưn cho xuất hiện. Đó là cái kết quả bên ngoài, để chứng rõ cái đạo tâm bên trong, là tâm chơn chánh trong sạch báu quý, chớ hiểu ra thì các phép linh ấy ma quỷ kẻ ác gian luyện tập cũng có được.

Tinh do nhờ ấm hấp nấu bốc lên hơi, gọi là khí; khí hòa là chẳng nói hơn thua mừng và giận. Khí ấy sanh thần, thần là tâm đứng vững một mực, bằng thẳng trung ngay chính giữa, không phải quấy, thiện ác, vui và buồn hai bên. Thần là giữa hai mắt thấy, tự nhiên chơn như đại định, trung đạo chánh giác, không xiên xẹo thiên vị. Khí là giữa nơi hai lỗ mũi điều hòa không mau chậm, tinh là ở nơi giữa hai lỗ tai, không nghe lời đẹp tiếng thô.

Tinh sanh khí, khí sanh thần, thần coi sóc nuôi lại khí, khí giữ gìn nuôi lại tinh, từ dưới sanh lên, từ trên nuôi xuống, cũng như chân giúp mình, mình giúp đầu, đầu giữ mình, mình giữ lại chân, ba phần sống cho nhau như một cái cây liền lạc. Lại cũng như một cái vòng tròn, tinh sanh khí, khí sanh thần, thần sanh tinh trở lại gọi là huờn nguyên. Khác nào giới nuôi định, định nuôi huệ, huệ nuôi trở lại giới, kêu là chơn như tròn. Ấy như một cái thân hình là có ba chặng chưn, mình, đầu hiệp lại. Vậy thì giữ tinh là trì giới, không dâm dục làm đầu; điều hòa khínhập định, không nói bậy làm gốc; dưỡng thần là không tưởng loạn làm nên. Thần dòm ngó lại cho tinh, tinh sanh khí giúp thần nên gọi là tinh thần, vì nếu thiếu khí hơi, thâu rút lửa tim xuống là hỏa tâm vượng vọng bốc cháy lên, đốt rượt thần phải chạy loạn. Vậy nên nhờ khí mà thần được chơn chánh hiệp một, duy nhứt ngó ngay sanh mắt giữa, được định yên làm chủ trở lại tinh khíxuất hiện linh thông kêu gọi là thần linh hay thiên linh (Tàu nói trại giọng là thiêng liêng). Nhờ thần làm chủ mạnh mẽ nên mới giữ được tinh, thì tinh mới sanh khí, khí giúp lại thần. Nhưng rồi sau rốt một ngày kia, tinh khí theo thân hoại mất, thì thần đã linh thông sống biết đầy đủ, giác chơn tròn định, ấy tức gọi là đắc đạo, kết quả, nên hột giống còn mãi, sống hoài trường sanh bất diệt, cũng kêu là Phật. Lúc ấy còn thân mất thân cũng được.

Ba phép tinh khí thần hay giới định huệ, nơi người mà biết giữ gìn đều đủ, tức là lục căn thanh tịnh, thất tình đoạn phủi, tam độc tiêu trừ, ngũ uẩn khỏi qua, tứ tướng dứt sạch, nhơn ngã không còn... nên trí huệ thần thông, quả linh đạo lý, giác ngộ chơn như đặng đều đủ.

Cũng vì thế mà người tu ai ai cũng quý trọng sự nhập định dưỡng khí, là phép số tức quan. Vì có cái giữa mới đến được cái trên.

Thần là không không, cái trên; khí giữa không và có; tinh là có có, cái dưới; kêu gọi tinh thần là dưới trên, từ dưới lên trên, từ hữu vi đến vô vi là xuôi thuận, mà nấc thang giữa ấy tức là khí trung đạo, điều hòa, số tức quan vậy.

Ai ai cũng có sẵn số tức quan hết.

(Trích: Bộ sách Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 43845)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 53105)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 24902)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 38042)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24807)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21874)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21110)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 27893)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 39117)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25565)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14079)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 8556)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 30549)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 38040)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20109)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 15522)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 38681)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 13297)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17515)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 12355)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13790)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 12972)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12876)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14147)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 21077)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 13851)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 17036)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12609)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30710)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 14617)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13046)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 20268)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant