Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Pháp Quán Niệm Hơi Thở Theo Bài Kinh Tứ Niệm Xứ

12 Tháng Chín 201519:23(Xem: 10897)
Pháp Quán Niệm Hơi Thở Theo Bài Kinh Tứ Niệm Xứ

PHÁP QUÁN NIỆM HƠI THỞ
THEO BÀI KINH TỨ NIỆM XỨ


Thích Giác Chinh

Quan Niem hoi Tho

 

Giới thiệu: Bài Pháp thực hành Thiền Quán Niệm hơi Thở theo 16 Pháp quán niệm hơi thở của Đức Phật được hướng dẫn và thực tập tại Thiền Viện Pháp Thuận - Dharma Meditation Temple 2014-2015; xin trân trọng giới thiệu đến đọc giả và thân hữu gần xa.

 

1.         Pháp Quán niệm hơi thở

Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệgiải thoát.

Các bước thực tập thiền quán niệm hơi thở có thể được ứng dụng vào đời sống hàng ngày trong mọi lúc, mọi nơi như đi, đứng, nằm, ngồi. Là nền tảng của chánh niệm, tự dohạnh phúc.

Trong đời sống hằng ngày, Đức Phật thường tu tập phương pháp quán niệm hơi thở này trong hầu hết thời giờ của ngày và đêm.

Nhờ sống trong tu tập phương pháp này mà thân thể và đôi mắt không hề mệt nhọc; nhờ kết quả ấy mà tâm giải thoát các khổ, phiền nãođạt được hạnh phúc.

Khi thực tập, định sẽ có mặt do quán hơi thở, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, là an tịnh và cao thượng, là trú xứ an lạc vô nhiễm, loại trừ và làm cho an tịnh các tư duy bất thiện ngay khi chúng khởi lên.

Làm thế nào để phát triển và thực tập liên tục phép quán niệm hơi thở, để phép này mang lại những thành quảlợi lạc lớn?

Nếu thiền sinh không thể định tâm bằng cách theo dõi hơi thở vô ra, thì có thể tập cách đếm hơi thở như sau: Hít vô-thở ra đếm một, hít vô-thở ra đếm hai…, cứ như thế đếm cho tới mười rồi trở lại một. Thực tập như vậy một hồi lâu, tâm sẽ an định. Khi tâm đã an định, thiền sinh trở lại theo dõi bốn biểu hiện của hơi thở: vô, ra, dài, ngắn, hoặc toàn luồng hơi thở.

Không chuyển sự chú tâm theo dõi từ hơi thở sang các đề mục khác, ở đây, mục đích chính của niệm hơi thở là để an trú tâm và để đạt đến sự an định.

Đừng lo lắng, thiền sinh chỉ cần làm một việc duy nhất đó là tác ý (khởi niệm) cảm nhận toàn thânhơi thở, hoặc là tác ý có sự quyết tâm đạt đến sự an tịnh của hơi thởthân tâm. Trong lúc tác ý vẫn duy trì sự chú tâm theo dõi hơi thở. Nên nhớ, Thiền sinh phải giữ chánh niệm liên tục trên đối tượng chính là hơi thở.

Một khi từ bỏ năm triền cái [(1. Tham dục (kamachanda), 2. Sân hận (vyapada), 3. Hôn trầm (thiramiddha), 4. Trạo cữ (udhaccakukucca), 5. Nghi ngờ (vicikiccha)] và duy trì được sự an định này trong khoảng thời gian đủ dài thì thiền sinh sẽ vào Cận định (upacāra); và sẽ vào An chỉ định (appanā) khi đã làm cho sung mãn (phát triển dồi dào) năm thiền chi: tầm (duy trì tỉnh thức nơi đối tượng), tứ (an trú vững chắc nơi đối tượng), hỷ (hân hoan, vui mừng), lạc (an lạc), và nhất tâm (an định).

2.         Thực hành

Chuẩn Bị Tư Thế Ngồi Thiền

Điều chỉnh Thân thể:

Khi thực hành, thiền sinh có thể ngồi xếp bằng kiết già, bán già, hoặc ngồi trên ghế thả hai chân xuống đất nhưng phải ngồi thẳng lưng để cho cột sống thẳng hàng. Hai bàn tay xếp bằng, gác trên chân ngay dưới bụng hoặc để trên hai đầu gối. Tư thế ngồi phải vững chãi, thảnh thơi, và an lạc.

Điều chỉnh hướng Tâm:

Tập trung sự chú ý (chú tâm) của bạn vào điểm xúc chạm của hơi thở tại vùng cửa mũi hay môi trên. chỉ nên định tâm vào hơi thở. Hơi thở chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên là nơi dễ theo dõi nhất. Nếu cảm thấy khó chịu hay căng thẳng, có thể chuyển sự chú tâm vào vùng dưới rốn hoặc để tâm ngay trước mặt. Ở đây, chúng ta chỉ quán niệm vào hơi thở, hơi thở có chạm xúc, mà không quán vào sự chạm xúc. Quán niệm hơi thở nầy cần có một chánh niệm vững mạnh và có tuệ giác.

Sự chú tâm trong lúc ngồi thiền phải đầy đủ ba yếu tố của chánh niệm đó là: tỉnh thức (awareness), chú ý (attention), và tỉnh giác (alertness).

Thiền sinh cần phải cương quyết không để phóng tâm, tâm lang thang chỗ nầy chỗ kia, trong khi đếm hơi thở. Chỉ chú tâm theo dõi hơi thở.

Bây giờ ta đem tâm vào hơi thở: hơi thở vào và hơi thở ra.

Thực tập và chế tác Hơi thở:

Khi thở có sự chú tâm, thiền sinh để hơi thở vô, ra tự nhiên; không cố làm cho hơi thở dài thêm hai ngắn lại. cần phải Thở một cách đều đặn, nhẹ nhàng và để cho hơi thở tự nhiên. Ghi nhớ và chú tâm vào hơi thở là đối tượng duy nhất trong suốt thời gian hành thiền. Nếu bị phóng tâm, Thiền sinh phải cố gắng tỉnh thức và đem tâm trở về an trú trên đối tượng thiền bằng cách theo dõi luồng hơi thở vô ra và dán chặt tâm nơi điểm xúc chạm ở cửa mũi hay ngay điểm dưới rốn ở bụng.

Không nên đem tâm đi theo luồng hơi vào trong thân thể hay chạy ra ngoài thân thể. Nếu thiền sinh để tâm theo dõi luồng vào trong thân hay ra ngoài thân thì sẽ không thể làm hoàn hão sự định tâm. Cần phải chú tâm ghi nhận hơi thở.

Nếu thiền sinh hành trì như thế trong một hay hai giờ thì định tướng có thể sẽ phát sinh. Từ từ hơi thở sẽ tự nó trở nên dịu dàng, nhẹ nhàng, nhu nhuyễn. Hơi thở là cội gốc của chánh niệmhạnh phúc, vì vậy thiền sinh không nên cố tình ép hơi thở để nó nhẹ nhàng. Bởi vì nếu làm như thế thì chẳng bao lâu, bạn sẽ bị hụt hơi và tạo mệt nhọc, để sinh ra thất niệm (không có chánh niệm). Khi hơi thở tự nó trở nên nhẹ nhàng và tâm an định đi theo sau nó, qua thiền lực này, hầu hết các thiền sinh sẽ cảm thấy lâng lâng, thư thái như thể là họ không có mặt mũi, không có thân nữa, mà cảm thấy chỉ có hơi thở vào ra nhẹ nhàng và một cái tâm đang theo dõi nó.

Dần dần, nếu giữ tâm được an định vào hơi thở thì việc luyện tâm thiền định chỉ hoàn tất khi nào tâm quán niệm được giữ tại nơi mà hơi thở chạm xúc với cơ thể. Khi thiền sinh chú định vào bên ngoài, xa lìa nơi chạm xúc, thì rất khó mà đạt vào tầng thiền định.

Nếu tâm vẫn giữ an định và chỉ chú mục vào định tướng của hơi thở khoảng 1 đến 2 giờ, hầu hết các thiền sinh đều có thể nhận rõ 5 thiền chi (jhananga) rất dễ dàng nếu họ phân tích chúng lúc đó. Năm thiền chi đó là:

1.         Tầm (vitakka): đem tâm hướng về định tướng,

2.         Tứ (vicara): bám sát vào định tướng,

3.         Hỷ (pity): ưa thích định tướng,

4.         Lạc (sukha): cảm giác an lạc, hạnh phúc khi tiếp xúc với định tướng,

5.         Nhất tâm (ekaggata): tập trung tâm về một điểm (đó là định tướng)

Cũng cần biết thêm ở đây là có khi thiền sinh không thể nhận rõ được năm thiền chi trên, là vì lúc đó thiền sinh vẫn còn bị các triền cái (nivarana) ngăn che. Các Triền cái đó là:

1.         Tham dục (kamachanda)

2.         Sân hận (vyapada)

3.         Hôn trầm (thiramiddha)

4.         Trạo cữ (udhaccakukucca)

5.         Nghi ngờ (vicikiccha)

Thiền sinh phải xét duyệt từng triền cái một, để xem chúng còn vương vấn trong tâm trong lúc hành thiền hay không. Chúng cần phải được loại bỏ thì việc đắc thiền mới thành tựu.

3.         Các Bước Thực Tập Thiền Căn Bản

3.1.      Bước một:

Biết rõ: Hơi thở vô, ra, dài, ngắn.

Thiền sinh chỉ đơn thuần theo dõinhận biết rõ ràng hơi thở:

•           Hơi thở vô dài hoặc Hơi thở ra dài, nhận biết chúng.

•           Hơi thở vô ngắn hoặc hơi thở ra ngắn nhận biết chúng.

Ở đây, Thiền sinh chỉ cố gắng biết rõ bốn biểu hiện của hơi thở: vô, ra; dài, ngắn. Phải biết rõ các biểu hiện của từng hơi thở một cách cụ thể để giữ tâm tỉnh thức, không tán loạn (suy nghĩ lung tung) và đạt đến sự định tâm.

Khi tâm trở nên yên tịnh, không còn phóng tâm nữa và hơi thở trở nên nhẹ nhàng, bạn có thể chuyển qua bước hai kế tiếp.

3.2.      Bước hai:

Cảm giác toàn thân hơi thở vô; Cảm giác toàn thân hơi thở ra.

Cố gắng chú tâm nhận biếttoàn thể hơi thở, bao gồm: điểm đầu, giữa, cuối của hơi thở vô. Ghi nhận toàn thể luồng hơi thở một cách rõ ràng. Nhận biết luồng hơi thở vô ra một cách trọn vẹn.

3.3.      Bước Ba:

An tịnh thân hành, tôi thở vô; An tịnh thân hành, tôi thở ra.

Tiếp tục chú tâmduy trì chánh niệm, tỉnh giác về hơi thở một cách liên tục với quyết tâm làm cho hơi thở, thân, và tâm trở nên an tịnh, có mặt trong lúc thực tập.

4.         16 Đề Mục Thiền Quán niệm hơi thở (Theo Kinh Satipaṭṭhāna-sutta)

4.1.      Thân niệm xứ:

1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.

2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.

3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.

4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

4.2.      Thọ niệm xứ:

5. Ta đang thở vàocảm thấy mừng vui. Ta đang thở racảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.

6. Ta đang thở vàocảm thấy an lạc. Ta đang thở racảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.

7. Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người ấy thực tập như thế.

8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

4.3.      Tâm niệm xứ:

9. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.

10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.

11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy thực tập như thế.

12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.

4.4.      Pháp niệm xứ:

13. Ta đang thở vàoquán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở raquán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

14. Ta đang thở vàoquán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở raquán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

15. Ta đang thở vàoquán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở raquán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

16. Ta đang thở vàoquán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở raquán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.

5.         Kết quả và lợi ích

Thực tập thiền định bằng phương pháp Quán niệm hơi thởphương pháp đi thẳng vào tâm thức bằng nghị lựcý chí của chính mình. Ta chỉ việc ngồi xuống, và cứ ngồi yên đấy, có nghĩa là ta bỏ ra ngoài tất cả những gì trong đầu, chỉ trừ cái ý thức tỉnh giác về sự ngồi thiền của mình mà thôi.

Nghe thì có vẻ rất là giản dị, đơn giản nhưng thật ra là rất khó. Nếu bạn không tin cứ thử ngồi xuống thực hành trong giây lát đi, bạn sẽ hiểu những gì tôi và chính tâm ý của các bạn nói.

Những tư tưởng tạp nhạp, ồn ào trong đầu đều bị hạn chế, hành giả đem tâm ý mình tập trung vào một đề mục duy nhất đó là hơi thở. Thiền định có một giá trị rất cao trị liệu và chế tác hạnh phúc rất cao. Thiền định ở mức độ cao nó còn có cộng thêm một yếu tố mới, và được nhấn mạnh hơn, đó là yếu tố tỉnh giác. Kết quả là một sự tĩnh lặng sâu sắc, những hoạt động tâm sinh lý chậm lại, với một cảm giác rất an vui và khỏe khoắn, dồi dào sự tỉnh giác và đầy trí tuệ quang minh.

Theo như Kinh Tứ Niệm Xứ được Đức Thế Tôn tuyên thuyết, Thì Bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn. Bảy yếu tố giác ngộ, nếu được phát triển và thực tập liên tục, đưa đến sự thành tựu viên mãn của trí tuệgiải thoát. Nếu hành giả tu tập theo bảy yếu tố giác ngộ, một mình tĩnh cư, chuyên quán chiếu về tính cách không sinh diệt của vạn phápquán chiếu về sự tự do,  thì sẽ đạt tới khả năng buông bỏ. Đó là do tu tập bảy yếu tố giác ngộthành tựu viên mãn được trí tuệgiải thoát. Đó là những điều Đức Thế Tôn nói.

Trên thực tế, khi thực tập theo phương pháp Quán niệm hơi thở thì hành giả cần phải hết sức tỉnh giác và sức niệm và định lực vững vàng thì  khi năm thiền chi đều cùng hiện diện đầy đủ, một các rõ ràng, không vọng động thì thiền sinh sẽ thấy ngay là mình đang vào tầng thiền thứ nhất (Đệ nhất thiền), với tợ tướng là đề mục trong tâm, có tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.

Tiếp tục hành trì trong Thiền thứ nhất như thế cho đến khi xuất thiền và duyệt lại năm thiền chi cho tường tận thì thiền sinh có 5 sự thuần thục trong tầng thiền thứ nhất. Đó là:

1.         Thuần thục phân biệt: phải thuần thục trong việc phân biệt các thiền chi sau khi xuất thiền

2.         Thuần thục nhập định: phải thuần thục nhập thiền bất cứ lúc nào mà mình muốn

3.         Thuần thục quyết tâm: phải thuần thục giữ mức thiền trong suốt thời gian mà mình đã định trước

4.         Thuần thục xuất định: phải thuần thục xuất ra khỏi tầng thiền mỗi khi mình muốn

5.         Thuần thục xét duyệt: phải thuần thục xét duyệt các thiền chi một cách rõ rang.

Trong Thiền thứ nhất, các thiền chi Tầm và Tứ không an định và vững Niệm (sự chú tâm) bằng tầng thiền thứ nhì. Vì thế, theo như phương pháp Quán niệm của Kinh Tứ Niệm Xứ thì hành giả từ ước muốn rời bỏ hai thiền chi nầy và chỉ còn giữ thiền chi Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, rồi thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng Thiền thứ nhì, trong Thiền thừ nhì vốn chỉ còn ba thiền chi: Hỷ, Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Nhị Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Trong một quá trình của thiền có sức định và thực tập trong một thời gian dài, sau đó thiền sinh nhận thức rằng Hỷ cũng không đem lại an định, nên có ước muốn bỏ Hỷ, chỉ còn giữ lại Lạc và Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng Thiền thứ ba như bài Kinh Tứ Niệm Xứ Đức Thế Tôn đã chỉ bày. Trong mức Thiền thứ ba vốn chỉ còn lại hai thiền chi: Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Tam Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Cũng theo Kinh nghiệm của Đức Thế Tôn dựa trên bài Kinh Tứ Niệm Xứ, thì hành giả cần nhận thức rằng nếu cứ duy trì Lạc thì lại là một hình thức tham thủ, cố chấp vào cảm giác vui sướng do thiền sinh ra. Cho nên, với ý định bỏ Lạc, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng Thiền thứ tư. Theo như kinh nghiệm này, thì lúc đó hai thiền chi mới sẽ sinh ra đó là: Xả và Niệm, thay thế cho Nhất Tâm. Đức Thế Tôn khéo léo dạy chúng ta rằng: Lúc bấy giờ, thiền giả ở trong trạng thái “xả niệm thanh tịnh” (Theo như Kinh Tứ Niệm Xứ), không còn câu chấp vào các cảm giác, dù là cảm giác lạc thọ hoặc là khổ thọ hoặc là không lạc không khổ; và lúc này hơi thở trở nên nhẹ nhàng, các cảm giác hầu như tan biến. Tợ tướng trở nên rõ ràng, tròn sáng, quen thuộc, gần gũi, không xa lạ, và thiền sinh chú mục vào đó một cách nhẹ nhàng, bình thản, an tịnh. Sau khi vào được Tứ Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên thành tựu được chánh tuệ trian tịnh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 219)
Người theo Đạo Phật thường tin rằng, có vô lượng Bồ tát thị hiện trong nhiều hình tướng và chủng tộc, trong nhiều không gian và thời gian khác nhau
(Xem: 437)
Thiền Phật giáo là chìa khóa giúp chúng ta có một đời sống khỏe mạnh, là một phương thuốc trị liệu giúp chữa lành thân và tâm
(Xem: 631)
Nói một cách đơn giản: mọi khía cạnh của thiền đều tốt.
(Xem: 620)
Hãy để hơi thở trôi chảy nhẹ nhàng. Hãy để tâm trí được thoải mái. Đừng ép nén hơi thở hoặc cố gắng đưa tâm vào trạng thái định.
(Xem: 673)
Có ba phương pháp thiền chính giúp đưa chúng ta trở về với tinh túy của tâm và thân một cách cân bằng, giúp tâm thoát khỏi...
(Xem: 792)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh.
(Xem: 774)
Cơ sở của thiền định Phật giáo là sự quan sát chính xác, từng khoảnh khắc về bất cứ điều gì phát sinh trong kinh nghiệm của chúng ta.
(Xem: 899)
Khi thực hành thiền, chúng ta đã được trao các phương pháp để đối trị các triền cái (tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quáhoài nghi).
(Xem: 682)
Để dập tắt ngọn lửa mà chúng ta đang phải chịu đựng, cần phải có dòng nước mát của thiền tập.
(Xem: 1008)
Theo giáo thuyết Thiền tông, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và...
(Xem: 1201)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận
(Xem: 976)
Ở đâu có pháp, ở đó có nhân. Thế giới chúng ta trải nghiệm đến từ tâm, là nhân của nó. Nếu tâm tốt, thế giới sẽ tốt đẹp. Nếu tâm xấu, thế giới sẽ xấu.
(Xem: 1250)
Học giả Sarah Shaw giải thích tại sao chánh niệm phải kết hợp với đạo đức, từ bitrí tuệ - trong Phật giáo và trong cuộc sống.
(Xem: 1104)
Đây là bài cuối cùng trong số ba bài viết về chủ đề được thảo luận trong Hội nghị chuyên đề về “Cảm thọ” (Thọ, Vedanā)...
(Xem: 1072)
Để đánh giá cao thái độ khác biệt trong tư tưởng Phật giáo sơ thời đối với những cảm thọ dễ chịu, bản tường thuật về hành trình giác ngộ của chính Đức Phật đưa ra những chỉ dẫn hữu ích.
(Xem: 1278)
Chánh niệm cho phép chúng ta nhìn thấy ba khía cạnh này của thực tại: vô thường, không toại nguyện (khổ) và chẳng-phải-ta (vô ngã).
(Xem: 1561)
Đức Phật đã dạy các vị Tỳ kheo thực hành thiền như sau, “ Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác.
(Xem: 1367)
Tại sao chúng ta thiền? Khi được hỏi, những người tu thiền sẽ đưa ra nhiều lý do khác nhau cho việc tu tập thiền.
(Xem: 1486)
Hành thiền không dễ. Nó đòi hỏi thời giannghị lực. Nó cũng đòi hỏi sự kiên định, kỷ luật và đam mê.
(Xem: 2338)
Ngồi Thiền, ngồi tới lúc trong không có thân tâm, ngoài không có thế giới, xa gần đều trống rỗng thì mới đạt đến chỗ không có ngã-tướng,
(Xem: 1916)
Khi chúng ta thực hành chánh niệm mỗi ngày, chúng ta mở ra những điều tuyệt vời của đời sống, điều ấy cho phép chữa lành thế giớinuôi dưỡng chính chúng ta
(Xem: 3006)
Giả dụ như, có vị nói: Chánh niệmtỉnh thức trong giây phút hiện tại! Nếu lập ngôn như vậy, thì chánh niệm đồng nghĩa với tỉnh thức còn gì?
(Xem: 2180)
Phần lớn hành giả tưởng mình hành Thiền Vipassanā nhưng trên thực tế họ đang hành thiền Định
(Xem: 1675)
Thiền Minh Sát hay còn gọi là thiền Minh Sát Tuệ, tiếng Pāli là Vipassanā, có nghĩa là “Nhìn thấy mọi thứ như nó đang thực sự là”.
(Xem: 2552)
Lúc mới bước chân vào việc hành thiền, bạn chưa thấy rõ các chuyển biến của thân và tâm.
(Xem: 2152)
Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.
(Xem: 2518)
Thực hành thiền nó giúp đánh thức niềm tin của chúng ta, khôn ngoan và từ bi vốn cần và chúng ta sẵn có.
(Xem: 12008)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 2914)
Hành thiền không dễ. Nó đòi hỏi thời giannghị lực. Nó cũng đòi hỏi sự kiên định, kỷ luật và đam mê.
(Xem: 6518)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 4196)
Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh.
(Xem: 2533)
Tôi muốn nhấn mạnh rằng Thiền, không phải là việc chúng ta chỉ làm khi rảnh rỗi, trái lại Thiền tối cần cho cuộc sống hạnh phúc, an lành của chúng ta.
(Xem: 3193)
Hôm nay đề tài mà tôi muốn nói với các bạn là tỉnh giác hay hiểu biết sáng suốt trong khi ăn.
(Xem: 2517)
Sách thuộc loại song ngữ Việt- Anh gồm 95 bài thi kệ thiền, dịch Việt bởi Thiền sư Thích Thanh Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn. Tác giả dịch sang Anh ngữ với lời ghi chú nơi mỗi bài. Sách đã được phát hành hạn chế tại Việt Namrộng rãi trên mạng Amazon.
(Xem: 3044)
Nếu như đi bộ là một môn thể dục không tốn tiền và lúc nào cũng có thể tập được thì thiền là một pháp tu không mất thời gian và lúc nào cũng có thể thực tập được.
(Xem: 2821)
Thiền Định nuôi dưỡng năng lượng để phòng ngừa dịch bệnh, giúp cho bạn có một đời sống Thân khỏe, Tâm an, Trí sáng.
(Xem: 3468)
Chánh niệm đã trở nên phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, nhưng ở Nhật Bản nó đã ăn sâu vào văn hoá hàng thế kỷ.
(Xem: 3667)
Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.
(Xem: 3162)
Thiền Minh Sát có thể được xem như tiến trình phát triển một số tâm sở tích cực cho đến khi chúng đủ sức mạnh để hoàn toàn liên tục chế ngự tâm.
(Xem: 3002)
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổmọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 4258)
Đây là bài thuyết pháp đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Hoa. Ngài thuyết giảng ngay tại triều đình của Lương Võ Đế có sự hiện diện của nhà vua và
(Xem: 5932)
Pháp thiền này không cửa để vào, nhưng vẫn lấy tam học (giới, định, huệ) để lìa tam độc (tham, sân, si).
(Xem: 5232)
Quá trình hóa giải sự hoang mang bối rối dựa trên việc làm cho tâm chúng ta ổn định và thêm sức mạnh cho tâm. Chúng ta thực hiện việc này bằng cách thực hành thiền.
(Xem: 5510)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệtừ bichúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi.
(Xem: 3093)
Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi là kẻ luôn băn khoăn thao thức. Cuộc đời hình như chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi.
(Xem: 5098)
Theo truyền thống sách vở, hình như gắn liền với Thiền là trà, chớ không phải cà phê.
(Xem: 2294)
Chánh niệm là một năng khiếu giúp chúng ta tạo một không gian giữa những cảm xúc / cảm thọ và sự phản hồi của mình.
(Xem: 2292)
Ngày mới đến với đạo, tôi không có trí để đọc học hay tham cứu các loại kinh luận bình thường, vì vậy tôi chỉ biết nương vào pháp Biết vọng không theo....
(Xem: 2603)
Trong khi thực hành thiền quán, hành giả thường hay vướng vào năm chướng ngại, mà thuật ngữ Phật học gọi là ngũ triền cái.
(Xem: 2423)
Sử dụng tư tưởng như một đề mục chánh niệm là một điều quan trọng. Nếu chúng ta không ý thức được tư tưởng của mình khi chúng vừa mới khởi lên
(Xem: 3251)
Stress : có nghĩa là sự dồn nén, cưỡng ép trên cả hai mặt sinh lýtâm lý, một trạng thái căn thẳng thần kinh, gây ra lo âu, sợ sệt và sau cùng là sự suy nhược cơ thể.
(Xem: 4949)
“Chánh niệm là tỉnh giác, tu tập bằng cách đặc biệt duy trì chú tâm: mục đích tập trung vào hiện tiền và không phán đoán.”
(Xem: 4754)
Thực tập thiền địnhchánh niệm không những giúp ích cho sức khoẻ chung trong cuộc sống cá nhân mà còn giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân trong việc chữa trị bệnh được hiệu quả hơn.
(Xem: 3899)
Khi còn là một chú tiểu mới mười sáu tuổi, Thầy tôi đã dạy tôi cách đóng cửa với sự chú tâm một trăm phần trăm.
(Xem: 4927)
Từ trước đến nay, trên sách báo, tạp chí, trong nhiều băng giảng, cho đến chư vị thiền sư, nhà nghiên cứu đó đây, ai cũng nói đến chánh niệm, và lại nói nhiều cách khác nhau.
(Xem: 4661)
Sự khác biệt là nhờ thiền mà bạn học hỏi về bản chất của tâm mình, thay vì thế giới giác quan của dục vọngtham ái.
(Xem: 4427)
Những năm gần đây, danh từ “chánh niệm” được xuất hiện tràn ngập khắp sách vở, báo chí, học thuyết, các khóa học...
(Xem: 3859)
Thiền là đường lối để thực hiện sự buông bỏ. Khi hành thiền, ta buông bỏ thế giới phức tạp bên ngoài, để có thể vươn đến thế giới an nhiên bên trong.
(Xem: 8441)
Khi nhìn bức tượng Đức Phật đang ngồi thiền, hình ảnh đó làm tôi cảm thấy rất bình an.
(Xem: 5395)
Thiền định là một phép luyện tập thật cần thiết giúp phát huy tối đa các phẩm tính tinh thần như tình thương yêu, lòng từ bi và lòng vị tha.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant