Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chánh Niệm - Nghệ Thuật Sống Tỉnh Thức

11 Tháng Mười 201705:07(Xem: 8987)
Chánh Niệm - Nghệ Thuật Sống Tỉnh Thức
CHÁNH NIỆM -
NGHỆ THUẬT SỐNG TỈNH THỨC 

Liên Trí


Chánh niệm - nghệ thuật sống tỉnh thức


Ngày nay, với xu hướng sống nhanh, sống vội và hầu hết chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy xã hội, nhiều người kịp nhận ra sự mất cân bằng trầm trọng nơi con người mình và kịp thời trở về với việc chăm sóc đời sống tinh thầntâm linh
Trong số các phương pháp thực hành tâm linh, thiền chánh niệm (còn gọi thiền tỉnh thức, thiền minh sát) là một lựa chọn của số đông người. Thiền chánh niệm được nhiều người tiếp nhậnthực hành vì tính phổ quát của phương pháp luyện tâm này. Không luận là xuất gia hay tại gia, chẳng kể là người theo Phật giáo hay tôn giáo khác, thậm chí không theo tôn giáo nào, ai cũng có thể thực hành thiền chánh niệm

Thế nhưng, trước khi bàn đến vấn đề thực hành thiền chánh niệm, chúng ta cần nhìn lại những hoạt động thường ngày của mình và chấp nhận rằng, nếu không được rèn luyện kỹ năng sống chánh niệm, trong hầu hết thời gian, ta sống trong thất niệm.

Thất niệm: bệnh của số đông

Đi đến chùa trong những ngày lễ hội, để dép bên ngoài chánh điện, vào lễ Phật, khi đi ra, mang lộn dép người khác về nhà. Điều này không ai muốn, cho dù đôi dép mình mất đi có thể cũ hơn, xấu hơn, nhưng ta không bằng lòng với mình và tự trách, sao mà chểnh mảng thế. Thường thì đồ vật nào gắn bó với mình lâu dài thì ta gắn vào đó cái tình và không muốn xa rời nó. 

Trường hợp đôi dép này cũng vậy; từ thất niệm, ta đi đến bất an, thậm chí bất an nhiều ngày sau đó. Để lạc chìa khóa và đỏ mắt đi tìm vẫn không thấy đâu, khi mệt quá, muốn hoa mắt thì thấy nó ở ngay trên bàn, mà do dọn dẹp, ta xới tung lên, từ chỗ tương đối ngăn nắp giờ trở nên bề bộn, che lấp xâu chìa khóa là vật chúng ta cần tìm. 

Có khi tệ hơn là kêu thợ mở khóa đến hoặc tự mình đập phá một vài ổ khóa rồi mới tìm thấy xâu chìa khóa. Lòng bắt đầu bực bội, ta không hài lòng, bất an với chính mình vì thất niệm. Có khi tay đang nắm cây viết mà cứ loay hoay tìm cây viết. Có người kéo gọng kính, gác công cụ hỗ trợ đôi mắt lên đầu, gọng kính vẫn an tọa ở vành tai, mà cứ đi tìm đôi kính ở đâu. Tìm hoài không ra, bí quá, hỏi người nhà có thấy đôi kính đâu thì họ cười chỉ ngay trên đầu mình. Ta cười chữa ngượng nhưng trong lòng thật bực, tự trách mình sao mà thân một nơi, tâm một ngả như thế!

câu chuyện này có vẻ tiếu lâm mà có thật, chính tôi được nghe. Một cô nọ kể rằng, chuyện xảy ra trên một chuyến máy bay nội địa và cô nhớ suốt đến giờ. Hôm đó, cô đi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Trên chuyến bay, cô tiếp viên phục vụ mỗi hành khách một hộp chứa ba chiếc bánh mì tròn. Phần mình, cô ta nhanh tay cất vào giỏ, trong khi người đàn ông ngồi bên cạnh thì đặt hộp bánh trên bàn ăn trước mặt ông ta. 

Ngồi một lát, cô ta bất giác đưa tay lấy hộp bánh của ông hành khách ngồi bên cạnh và mở ra ăn tỉnh bơ trước sự chứng kiến đến ngạc nhiên của ông này. Ông trố mắt nhìn cô cứ xé từng mẩu bánh mì bỏ vào miệng. Cô nghĩ thầm, cái ông này sao mất lịch sự quá đi, người ta ăn mà cứ dòm miệng. Thích ăn thì lấy phần mình ăn, sao cứ vô duyên dòm mình ăn khó chịu quá. Lại là người khác phái nữa chứ… Nghĩ thì nghĩ, ăn vẫn cứ ăn, cô ta lần lượt ăn hết ba chiếc bánh mì. Đến khi tiếp viên thông báo máy bay sắp hạ cánh, cô sửa soạn hành lý để chuẩn bị xuống máy bay. Đưa tay vào chiếc giỏ mang theo bên mình để sắp xếp lại vài vật dụng cá nhân, cô giật thót mình khi phát hiện hộp đựng bánh mì nằm gọn ghẽ trong giỏ của mình. Tâm trạng lẫn lộn nhiều cảm xúc đan xen: lúng túng, xấu hổ và tự trách. Giờ cô mới hiểu được ánh mắt mở to ngạc nhiên nhìn chằm chằm vào cô lúc nãy. 

Thì ra, do thất niệm, cô đã ăn phần bánh của ông hành khách ngồi bên cạnh. Cô cúi đầu xấu hổ, nhưng đành quẳng cục “lơ” chứ không thể mở lời xin lỗi. Quá mắc cỡ, khi đi ra cửa máy bay, ông khách ngồi bên bước ra trước, cô cố tình nán lại nhường nhiều người bước tiếp để lảng tránh ánh nhìn của ông ấy. Thật là một bài học nhớ đời về sự thất niệm.

Thất niệmgiao phó sự bình anhoàn cảnh sống của mình cho người khác để rồi bất an, bực bội, xấu hổ... Điều này không ai muốn, nhưng mấy ai trong chúng ta không có những trải nghiệm về sự thất niệm của mình mà vài ví dụ vừa nêu là những điển hình.

Chánh niệm có khó không?

Chánh niệm là sự tỉnh giác, là sự chú tâm đến những gì đang xảy ra nơi ta trong giây phút hiện tại, một cách vô tư không phê phán hoặc so sánh. Chánh niệm là không bị mê đắm bởi những trạng thái tâm tốt và không cố gắng lẩn tránh những trạng thái tâm không tốt, cũng không đeo bám theo sự dễ chịu hay trốn chạy cảm giác khó chịu. 

Chánh niệm nhắc cho chúng ta cần chú tâm đến những hoạt động đang làm và ghi nhận phản ứng của tâm mình trong thời điểm đó. Trong tu thiền, bạn đặt sự chú tâm của mình vào một đối tượng nào đó, thiết thân nhất là chọn hơi thở làm đề mục chú tâm. Chú tâm đơn thuần là đang nhận biết luồng hơi đi vào cơ thể, luồng hơi đi ra khỏi cơ thế. 

Thế nhưng chú tâm một cách trọn vẹn vào đối tượng không hề dễ dàng đối với người mới thực hành, vì tâm ưa duyên theo các ý tưởng khác đi lang bạt kỳ hồ trong thế giới tâm tưởng. Khi tâm bị trôi giạt khỏi điểm tựa này, thì người tu chánh niệm cần nhắc nhở rằng, tâm của bạn đang lang thang và những gì bạn cần nên làm vào lúc này là đem tâm của bạn về lại với đề mục

Chánh niệm, sự chú tâm đơn thuần trên đối tượng và khi không duy trì được sự chú tâm trên đối tượng thì cũng phải nhận biết tâm đã vắng mặt và đi rong.Ngay lúc mất chú tâm, hành giả phải kịp thời phát huy chức năng nhắc nhở rằng chúng ta đang bị mất tập trung vào đối tượng và nhờ chánh niệm tái lập chính nó. Ngay khi bạn nhận biết mình không còn có sự chú tâm, thì sự chú tâm trở lại với bạn ngay lập tức.

Sự chú tâm trên đối tượng trong quá trình thực hành thiền rất khó, nhất là người mới bắt đầu. Thứ nhất, việc này khó vì bình thường, con người quen sống với tâm lăng xăng trong các mối quan hệ xã hội, lăng xăng với các công việc thường ngày, nếu không tập luyện, không thể nào có khả năng chú tâm trong một thời gian lâu vào một đối tượng thiền quán. Thứ hai, trong cảnh động, tâm bận rộn lăng xăng, ta không có cơ hội ngồi “nhìn” tâm mình để thấy nó lăng xăng cỡ nào. Trong không gian yên tĩnh, trong tư thế ngồi tĩnh lặng, tâm không bị chi phối vào các hoạt động thô thiển thường ngày, ta mới thấy tâm ta chao đảo, lăng xăng như một nồi súp đang sôi trên bếp! 

Chỉ khi ngồi thiền trong yên lặng, các ý tưởng không mong đợi xô nhau ùa về, khởi lên trên bề mặt ý thức. Những ý tưởng qua rồi như những chiếc lá rụng nằm sắp lớp ngổn ngang trong hồ nước tâm thức, nay có dịp, từng lớp, từng lớp trỗi lên. 

Các thiền sư ví cái tâm chưa thuần của chúng ta như con chó con, đi tí là đứng lại ngửi ngửi, đưa mõ ngửi chỗ này, chạy đến ngửi chỗ kia, không lúc nào yên. Tôi dí dỏm nghĩ mình chẳng khác gì… trâu bò! Như bò, trâu sau khi về chuồng, rảnh rồi nằm nhai lại khi màn đêm buông xuống, con người “nhai” lại ý tưởng trong những lúc ngồi hành thiền, vì lúc này “rảnh” tay chân, không bận rộn với các công việc lăng xăng bên ngoài. Cũng như tên các tập tin còn lưu ảo trên thanh công cụ của máy tính sau khi đóng tập tin.

Hiểu điều này, ta không nản hoặc tự ti khi thấy sự hành thiền của mình không đưa đến kết quả mong muốn. Ta muốn chú tâm vào hơi thở, tâm vẫn cứ mặc tình rong chơi. Dù mình không hề muốn, nó nghĩ về tương lai vẫn còn mờ mịt xa, rồi nhớ việc này, hồi tưởng việc kia, ngay cả những việc đã qua từ lâu lắm. Đừng nản lòng, cứ chú tâm vào đối tượng đã chọn để thực hành

Có vị giảng sư nói vui rằng, giữ thân đâu tâm đó khi hành thiền là duy trì đời sống hòa hợp giữa thân và tâm mà không để chúng ly dị nhau. Lòng kiên nhẫn của ta gặp nhiều thử thách trong giai đoạn khởi đầu này. Những ai vượt qua được những khó khăn đặc trưng trong chặng đầu này mới có thể đi tiếp trên con đường thực tập. Kiên trì là một người bạn quý lúc này.

Khi tâm rời đối tượng, cần chánh niệm nhận ra ngay điều này, kéo tâm trở về với đối tượng. Cứ kiên trì như thế, trong vòng 30 phút ngồi thực tập hơi thở, nếu tâm đi chơi 100 lần, thì phải 100 lần đem tâm về với hơi thở. Nếu tâm trượt khỏi đối tượng mà lén đi chơi 1.000 lần, thì  vẫn phải 1.000 lần nhẹ nhàng đem tâm về. Cứ hình dung ta đưa một con trâu chưa thuần ra ruộng cày. Nó không muốn nỗ lực đi theo đường cày mà chướng khí chạy lên bờ, ta phải đưa nó về đường cày đang kéo dở. Nó lại chống đối kéo đi nơi khác, ta cứ thế đưa nó về đường cày đang đi. Vậy đủ biết chú tâm trên đối tượng thiền quán là rất khó, đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trìquyết tâm rất cao từ người thực hành

Đừng ảo tưởng bắt chân ngồi xuống, thân ta yên là tâm theo đó liền yên và có chánh niệm ngay đâu. Pháp mầu không đến như vậy mà đây là cả một hành trình xuyên suốt thời gian, đòi hỏi ý chínghị lực mà không phải ai cũng làm được. Người biết thực hành thiền đã ít, người nỗ lực để giữ chánh niệm trong mỗi thời ngồi thiền lại càng ít hơn; và hiếm hoi hơn nữa, như vài vì sao lác đác trên bầu trời rạng sáng là người có thể duy trì thời khóa hành thiền chánh niệm hàng ngày trong cuộc sống của mình.

Duy trì chánh niệm

Chánh niệm được thực hành hiệu quả nhất trong môi trường yên tĩnh để không bị sự chi phối của môi trường bên ngoài. Thêm vào đó, sự thực hành đem lại kết quả nhiều nhất khi hành giả trong tư thế ngồi, vì với tư thế này, các hoạt động thô của tay, chân và các giác quan được hạn chế đến mức tối đa, nhờ đó, hành giả dễ dàng tập trung vào đối tượng cần chú tâmghi nhận các cảm thọ sinh khởi. Điều này không có nghĩa suốt ngày ta ngồi trên bồ-đoàn trong căn phòng yên tĩnh để thực hành thiền chánh niệm, điều này không thể đối với một con người bình thường

Ngược lại, nếu thực hành thiền chánh niệm chỉ khi nào ngồi trên bồ-đoàn, ngoài ra, khi ta trở về với cuộc sống xô bồ thường ngày không chánh niệm nữa thì đâu lại vào đó, không có tác dụng gì cả. Nên lưu tâm rằng, mỗi ngày chúng ta thực hành ở tư thế ngồi - tư thế thực hành phổ biến nhất - là để thuần thục kỹ năng thực hành sự chánh niệm, tỉnh thứcáp dụng kỹ năng này vào tất cả hoạt động của mình trong mọi lúc, mọi nơi, thông qua các tình huống cuộc sống.

Các em học sinh học môn đạo đức, giáo dục công dân là để biết và thuần thục nếp sống đạo đức để ứng xử có đạo đứcvăn hóa với tất cả mọi người, trong mọi lúc, mọi nơi chứ không phải vào lớp học môn này mới thể hiện đạo đức. Ta học môn toán là để có kỹ năng nhằm ứng dụng các phép tính vào trong thực tế sinh động để góp phần giải quyết vấn đề cuộc sống cho con người. Ta luyện nói một ngôn ngữ nước ngoài nào đó trong phòng lab nhằm có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ấy trong cuộc sống đời thường để giao tiếp, truyền đạt thông tin chứ không phải ra khỏi phòng lab là thôi. 

Những thành công trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, vật lý… phải được đem ra ứng dụng trong cuộc sống đời thường, giải quyết những vấn đề thường ngày của con người thì sự thành công kia mới thực sự có ý nghĩa. Thiền chánh niệm cũng như vậy, nó chỉ có giá trị khi trở thành chất liệu sống của hành giả.

Kỹ thuật và nghệ thuật chú tâm, theo dõi cảm thọ và những phản ứng của thân cũng như tâm có được trong những lúc ngồi thiền là chất liệu để nuôi sống chánh niệm của chúng ta trong những tình huống, môi trường sinh hoạt khác. Giữ chánh niệm trong môi trường bình thường quả là một điều khó khăn, vì cuộc sống đời thường với bao âm thanh, sắc màu, các mối quan hệ con người, công việc trách nhiệm cần chu toàn… nên tâm ta bị lôi bên này, kéo bên kia. Điều này chẳng khác nào một cỗ xe cột vào cổ của năm, sáu con vật, mạnh con nào, con nấy kéo cỗ xe đi về hướng mình muốn. 

Hơn nữa, thời gian ta chọn môi trường yên tĩnh để thực hành thiền trong tư thế ngồi chỉ có 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ, còn 23 tiếng hoặc nhiều hơn nữa trong một ngày ta sống với môi trường động, thì việc duy trì chánh niệm trong hiện tại là một điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng, khó không có nghĩa là không thể. Ta vẫn có thể thực hành trên các hoạt động thường ngày với thời gian chánh niệm ngày càng nhiều, với chất lượng ngày càng cao nếu ta chăm rèn kỹ năng này trong những thời ngồi thiền thường xuyên trong ngày. Mức độ chánh niệm trên các hoạt động thường ngày của một hành giả cho ta biết hiệu quả, nội lực, kỹ năng và kỹ thuật thực hành thiền của người ấy trong các giờ ngồi thiền cố định.

Chánh niệm ngay cả khi rời bồ-đoàn

Nhiều người phấn khởi chia sẻ, độ rày tôi thực hành thiền chánh niệm tốt lắm, tâm yên lắm, chú tâm dễ dàng trên hơi thở. Thời gian ngồi cũng tăng lên, lúc đầu ngồi được 20 phút mà giờ ngồi 45 phút mà chân không đau tê… Khi nói như vậy, người ấy mặc nhiên xem việc thực hành thiền là thời khóa ngồi thiền cố định của mình.Như vậy, ngoài giờ này ra, bộ chúng ta không “thực hành thiền” sao? Đức Phật, vị thầy dạy phương pháp thiền định dạy các đệ tử của Ngài, được ghi lại trong kinh sách rằng, chánh niệm cần duy trì ở mọi lúc, ban ngày, ban đêm, canh đầu, canh giữa, canh cuối”(Trung bộ kinh, số 53: kinh Hữu học; số 125: Điều ngự địa)

Không những vậy, trong rất nhiều bài kinh, Đức Phật dạy cần duy trì chánh niệm trong tất cả các tư thế, hành vi, động tác của con người. Cụ thể, chúng ta cần thực hành “khi đi tới, khi đi lui, tôi đều tỉnh giác. Khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh, tôi đều tỉnh giác. Khi co tay, khi duỗi tay, tôi đều tỉnh giác. Khi mang y kép, y bát, tôi đều tỉnh giác. Khi ăn, uống, nhai, nuốt, tôi đều tỉnh giác. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, tôi đều tỉnh giác. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng, tôi đều tỉnh giác”(Trung bộ kinh, số 27: Tiểu kinh dấu chân voi; kinh số38; Đại kinh Đoạn tận ái, kinh số 39; Đại kinh Xóm ngựa, kinh số 51; Kandaraka, kinh số 107; Ganaka Moggallana, kinh số 112; kinh Sáu thanh tịnh, kinh số 125;kinh Điều ngự địa, Tăng chi bộ kinh, chương Bốn pháp, phẩm XX, kinh số 198; chương Mười pháp, phẩm X, kinh số 99).

Như vậy, thực hành chánh niệm không chỉ trong lúc hành thiền cố định với khoảng thời gian nhất định trong ngày, mà ứng dụng sự chú tâm, tỉnh giác trong cuộc sống hàng ngày là điều rất cần thiết. Nếu khôngchánh niệm ngoài giờ hành thiền, thì cũng không thể có chánh niệm trong lúc hành thiền, vì chúng đi đôi và hỗ trợ nhau. 

Hơn nữa, chánh niệm là một kỹ năng, nên càng thực hành, càng nhuần nhuyễn, càng điêu luyện và ít hao tốn năng lượng để phải gồng mình, cố gắng mà nó dần biến thành một nếp sống, một phản xạ vô điều kiện, tự nhiên như hơi thở của mình. Nếu khi đang hành thiền, ta chọn đối tượng chú tâmhơi thở, thì trong sinh hoạt hàng ngày, chú tâm vào mỗi hành động đang làm mà tạm “quên” đi việc chú tâm vào hơi thở là cách thực hành thiền chánh niệm trong đời sống bình thường. Khi nghỉ ngơi hay chờ đợi, thay vì để tâm nhảy lui về quá khứ hay mơ màng viển vông nghĩ tưởng tương lai, ta chú tâm vào hơi thở. Nếu biết thực hành như vậy, sự chờ đợi qua đi nhẹ nhàng, ta lại không bỏ phí thời gian

Ví dụ khi đang đi ngoài đường, người thực hành chánh niệm tỉnh giác biết tuân thủ luật giao thông, chú tâm và làm chủ phương tiện mình đang điều khiển, chú tâm quan sát những người cùng tham gia giao thông di chuyển gần mình, quan sát đường đi và lường những tình huống có thể xảy ra để kịp thời xử lý. Khi gặp đèn đỏ, người chánh niệm biết dừng đúng vạch, điềm tĩnh hít thở trong chánh niệm, chứ không tỏ vẻ nôn nóng, sốt ruột, chen lấn để càn lướt vượt lên. Cứ như vậy, chánh niệm càng nhiều, ta càng tỉnh giác, khả năng làm chủ cảm xúc của mình càng cao. Nhờ đó, chúng ta nhìn nhận vấn đề xuyên suốt, khách quan, có nhiều phán đoán chính xác, quyết định đúng đắn, phản ứng hợp lý trước sự tác động của môi trường xung quanh.

Chánh niệm là chìa khóa của tâm bình an thật sự mà chỉ những ai thực hành mới cảm nhận hết sự nhiệm mầu của phương pháp thiền này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10403)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 12008)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9687)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10207)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10218)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19105)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 14566)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 24253)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 15326)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10320)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 21359)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10223)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19211)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 11339)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 18626)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 9259)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 15856)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
(Xem: 25580)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 37839)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 19522)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18604)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 14199)
Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
(Xem: 20066)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 9478)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền.
(Xem: 14334)
Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc.
(Xem: 35509)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 10628)
Trên núi Linh Thứu ngày nọ, trước một cử toạ gồm 1.250 Tì kheo, thay vì thuyết pháp Đức Phật chỉ cầm lên một cành hoa. Ngài se cành hoa ấy giữa mấy ngón tay, và im lặng.
(Xem: 19650)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 23163)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13340)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 20166)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 10575)
Tôi rất cảm phục BS Thynn Thynn khi bà đã tận tình giải thích thấu đáo, trong quyển sách của bà, về cách sống tỉnh giác trong đời sống thường ngày.
(Xem: 9598)
Nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức” của y không phải là “thiện đức” thứ thiệt...
(Xem: 9161)
Con đường Trung đạo Thiền định, không phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà chúng dành chung cho tất cả các tông phái Phật giáo trong đó có Tịnh độ tông, và Mật tông.
(Xem: 8466)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền.
(Xem: 9743)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt.
(Xem: 11184)
Tranh Đại Thừa vẽ con trâu đen. Lần lượt qua từng bước họa, trâu đen trổ trắng lần lần, trắng từ trên đỉnh đầu, lan dần xuống mình, rồi chót đuôi.
(Xem: 8282)
Tất cả pháp hữu vi, Như mộng, huyễn, bọt, ảnh, Như sương, như ánh chớp, Hãy quán sát như vậy.
(Xem: 14051)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 9874)
Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên.
(Xem: 15163)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 12532)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 11287)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 12051)
Thiền Lâm Tế Nhật Bản - Nguyên tác: Matsubara Taidoo; Việt dịch: HT Thích Như Điển
(Xem: 11015)
Chư vị Tổ sư trong khoảng thời gian diệu ngộ, tâm tư bay bổng thênh thang như trời mây... Hạnh Huệ; Thuần Bạch dịch
(Xem: 36362)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 8936)
Từ thế giới biến đổi vô cùng của thời gian, xuyên suốt qua từng hiển hiện của không gian, từ đỉnh cao ngút ngàn đi lại của tâm thức, đến chốn không cùng của uyên nguyên... Như Hùng
(Xem: 17229)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10442)
Tác phẩm “Thiền Tông Chỉ Nam” hay còn gọi là “La Bàn Thiền” này, chủ yếu dựa trên các cuộc Pháp thoại của Thiền sư Sùng Sơn qua sự trình bày giáo lý căn bản của Phật giáo... Thích Giác Nguyên dịch
(Xem: 12173)
Đối với người mới tập thiền, không nên ngồi thiền trong lúc qúa no đói, có bệnh, thiếu ngủ, khát nước, quần áo qúa chật, qúa nóng lạnh, qúa ồn ào, không có tọa cụ... Toàn Không
(Xem: 13585)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 9127)
Thiền viết đầy đủ là thiền na, phiên âm từ phạn ngữ dhyana, có nghĩa là tư duy suy xét về một đối tượng tâm thức... Hư Thân Huỳnh trung Chánh
(Xem: 24763)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
(Xem: 11615)
Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10295)
Thật cần yếu để học hỏithành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc... Đạt Lai Lạt Ma; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 14480)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 12974)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
(Xem: 12415)
Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724)... Thích Duy Lực dịch
(Xem: 9552)
Tìm Phật ở đâu? Trăm ngàn kẻ điên đi tìm Phật, nếu có tìm thấy một người thì đó cũng không phải là Phật... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10107)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant