Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Thiền Trong Việc Chữa Trị Bệnh

09 Tháng Tư 201918:42(Xem: 4850)
Thiền Trong Việc Chữa Trị Bệnh
THIỀN TRONG VIỆC CHỮA TRỊ BỆNH
BS. Hồ Ngọc Minh

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. 
Có rất nhiều lợi ích của thiền định ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ cả về thể xác lẫn tâm thần. Một số ảnh hưởng có thể bị xem là huyền hoặc hay phóng đại, tuy nhiên hầu hết những lợi ích thực tiển, đa số phải mặc nhiên công nhận, không thể phủ nhận được.

Một nghiên cứu mới đây đăng trên tờ báo y khoa Frontiers in Immunology cho thấy các phương pháp tập luyện như thiền tập, Yoga, Tai Chi, Khí Công, không những có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tâm thần và thể xác, mà còn thay đổi sự biểu hiện của một số gene trong cấu trúc DNA. Hầu hết những gene nầy đều liên hệ đến vấn đề stress và viêm kinh niên (inflammation) trong cơ thể. Thí dụ như, chất NF-κB, là một chất được sản xuất khi bị stress, tác động đến mức độ bị viêm sưng, ảnh hưởng đến mọi tế bào trong cơ thể. Bằng cách luyện tập một trong các phương pháp trên đây, sau một thời gian, chất NF-κB sẽ giảm xuống. Như ta đã biết, stress và viêm kinh niên cũng như là một sự rỉ sét, làm hao mòn các tế bào, dễ sanh ra bệnh tật, tiêu biểu là các bệnh về tim mạch.

Một nghiên cứu khác đăng trên tờ báo BMC Pregnancy and Childbirth, cho thấy những bà mẹ khi mang thai, thực tập hít thở theo phương hướng thiền tậpchánh niệm trong thời gian mang thai, sẽ ít bị đau đớn hơn, bình an hơn về tâm trí trong khi sanh, và ít bị nguy cơ phiền muộn hơn sau khi sanh.

Đi đôi với thiền địnhquan niệm về chánh niệm (mindfulness), “là sự biết rõ (tuệ tri) được những gì đang có mặt, đang xảy ra. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu của một thiền giả; là cột trụ, là cốt tủy trong đạo Phật” (theo wiki).

Tôi không phải là một thiền sư. Nói thật, tôi đã cố gắng ngồi thiền định mỗi tối, nhưng không thể nào ngồi yên một chỗ trên 10 phút. Và, không riêng gì tôi, đa số mọi người chúng ta, khi nghe nói đến thiền định, là một điều gì tương đối xa lạ và cao siêu lắm lắm.

Trong mỗi ngày bận rộn với công việc chữa trị bệnh nhân, tôi luôn luôn tìm cách có được những giây phút “tĩnh lặng” trong cái “động”, quay cuồng của cuộc sống. Qua sự tìm hiểu một số sách vở về thiền định, tôi nghiệm ra rằng mình có thể thực tập chánh niệm không riêng gì trong khi ngồi hay nằm mà còn trong khi đi đứng và làm việc.

Bác sĩ Ronald M. Epstein, M.D., một giáo sư y khoa tại trường Đại Học University of Rochester in New York, qua cuốn sánh viết cho các đồng nghiệp y khoa, “Attending: Medicine, Mindfulness, and Humanity”, có những lời khuyên hữu ích không riêng gì cho bác sĩ, cho bệnh nhân, mà còn cho mọi người đại chúng.

Theo Bác Sĩ Epstein, chánh niệm, để ý đến những gì đang làm, là một công cụ rất mãnh liệt giúp đỡ cho bác sĩ chống lại stress, hiểu biết, thông cảm cho bệnh nhân hơn, và tránh những lỗi lầm, bất cẩn về y tế. Cũng theo tác giả nầy, những người hành nghề y tế, để giúp đỡ bệnh nhân hữu hiệu hơn, cần phải hiểu biết chính mình trước đã, vì lẽ, khi mà tâm không ổn định thì sẽ dễ làm nên các lỗi lầm tai hại đến bệnh nhân, hay chạm phải lệch lạc trong tương quan giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Riêng đối với bệnh nhân, chính sự bình an trong tâm thần là một trong những vị thuốc làm giảm bớt sự nghiêm trọng của cơn bệnh. Nghiên cứu cho thấy, một khi bệnh nhân nói lên được, cảm thông được với bác sĩ, sẽ có niềm tin vào bác sĩ, và chính niềm tin ấy giúp đỡ cho việc chữa trị được hữu hiệu hơn.

Bất kỳ một căn bệnh nào, dù nặng hay nhẹ đều đưa đến stress cho cả bệnh nhân lẫn người thầy thuốc. Một khi stress chồng chất lên nhau, sẽ gây ra tình trạng viêm kinh niên, lại làm cho cơn bệnh nặng thêm. Thực tập chánh niệm sẽ giảm stress, giảm viêm, và giảm nguy cơ của căn bệnh.

Một lần nữa, tôi chỉ là một học sinh vỡ lòng, cố gắng thực tập chánh niệm. Sau đây là một số kinh nghiệm:

1. Dừng lại và để ý đến hơi thở, để ý đến một điểm nào đó, thí dụ như bước chân của mình, hay nước lạnh chạy qua tay khi tắm, khi rửa chén chẳng hạn.

2. Tập trung tư tưởng, để ý đến những gì mình muốn suy nghĩ, thay vì suy nghĩ lung tung.

3. Sống trong hiện tại. Về bản năng tự nhiên, con người ta thường sống trong quá khứ và hay lo xa cho tương lai. Nghiên cứu cho biết, trung bình mỗi ngày chúng ta có khoảng 60,000 ý tưởng, nhưng 90% những ý tưởng đó lại liên quan đến những chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Bằng cách thực tập chánh niệm, tập trung tư tưởng vào hiện tại nhiều hơn, ta sẽ tìm được sự bình an.

4. Tránh phán đoán. Hãy để những cảm nhận của chúng ta về sự việc, tự nhiên như hơi thở, không nên phán đoán rằng đúng hay sai, xấu hay tốt.

5. Biến những chuyện đơn giản thành chuyện quan trọng. Có khi chúng ta cần phải xé nhỏ chuyện lớn ra thành chuyện nhỏ để giải quyết, nhưng ngược lại nên chú trọng đến những chuyện thường ngày mà chúng ta xem như chuyện tự nhiên. Thí dụ như tập cầm đủa, chải đầu bằng tay không thuận để hiểu sự quan trọng đến dường nào của phía tay thuận. Tương tự, để ý những động tác khi chải răng, khi rửa chén, khi bàn chân chạm đất. Hoặc, khi đi bộ nên để ý quan sát ngoại cảnh, khi lái xe nên tránh dùng “autopilot, cruise control” mà để ý đến chân đạp gas và đồng hồ tốc độ…

Ở đây, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn, tiêu biểu cho một ngày sống của tôi.

Buổi tối trước khi đi ngủ, và sau khi đọc báo y khoa, tôi hay dành khoảng 10 phút để… ngồi thở. Buổi sáng, tôi có thói quen ra ngoài vườn, uống trà hay cà phê nóng để chờ mặt trời mọc trước khi đi làm.

Mỗi ngày, trong suốt 22 năm hành nghề, tôi phải lái xe trên 100 dặm (miles) đi và về. Để giết thời giờ, tôi đã từng trải qua đủ thứ, từ nghe nhạc (và viết nhạc trong khi lái xe!), nghe truyện đọc, nghe tin tức, hay nghe những bài bình luận, nghiên cứu về y khoa… Dần dà, thú thật, những thứ ấy trở thành những tiếng ồn làm mệt não! Trong những năm gần đây, tôi “không nghe” gì cả, chỉ để ý đến tiếng bánh xe lăn trên mặt đường, tiếng gió lùa qua khung cửa, tiếng hơi thở của chính mình, và cảm nhận nhịp đập của con tim trong lồng ngực… Dĩ nhiên là tôi cũng để ý tới những xe cộ đầy màu sắc chung quanh, cảnh mây bay trên đỉnh núi, màu xanh của trời và biển, cũng như màu xanh của những hàng cây ven đường… để cảm nhận được sự sống của tôi, và của vạn vật.

Đến phòng mạch, trước khi mở cửa vào phòng khám của từng bệnh nhân, tôi thường đứng dừng lại khoảng 5 giây để…thở và suy nghĩ về những gì sẽ nói với bệnh nhân. Tôi không chối cãi là mình có suy nghĩ lung tung, nhưng tôi cố tập trung những suy nghĩ ấy chỉ liên quan đến bệnh nhân mà thôi.

Buổi chiều về, tôi lại ra vườn, ngồi cho cá koi ăn và để… thở.

Ngoài ra, một tuần ba lần, vợ chồng tôi thường hay đi bộ chung buổi sáng hay buổi chiều, nhìn trời nhìn đất, nhìn cảnh thiên nhiên, và… nhìn nhau.

Tóm lại, thực tập thiền địnhchánh niệm không những giúp ích cho sức khoẻ chung trong cuộc sống cá nhân mà còn giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân trong việc chữa trị bệnh được hiệu quả hơn. Mỗi căn bệnh là một sự xáo trộn, gây ra stress, và sự tĩnh lặng, bình an tìm thấy qua thiền tập sẽ giúp ta tìm lại sự cân bằng, ổn định.
Hồ Ngọc Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19832)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19521)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33400)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34470)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54507)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37710)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21129)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17869)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63631)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17377)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49647)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 16859)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16368)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 14481)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 22436)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 56961)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13832)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 28999)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33300)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38372)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31224)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 13892)
Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp...
(Xem: 14611)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
(Xem: 14298)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánhthực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
(Xem: 12634)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạogiác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
(Xem: 14807)
Tôi có một số kinh nghiệm vững chắc về định, tĩnh, và quán tưởng. Điều đó thúc đẩy tôi đến với Thiền Minh Sát. Các tu sĩ ở đây khuyến khích tôi xuất gia.
(Xem: 19194)
Nếu thấy tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân nữa. Mình không thật, có ai chửi mình cũng không giận. Cái tôi không thật, lời chửi thật được sao...
(Xem: 13804)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
(Xem: 12643)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sốngý nghĩakhông tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
(Xem: 30369)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 11821)
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa.
(Xem: 30641)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 29368)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 30551)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31183)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37056)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32217)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 23638)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12208)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 14225)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14076)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 33947)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27707)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 12441)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 28605)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 29328)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 12379)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 29195)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 27986)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 25639)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26008)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22236)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 33115)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31786)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 39565)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22385)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 34435)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27322)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28340)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 35236)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant