Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tại Sao Phải Tu Thiền?

15 Tháng Mười 202007:21(Xem: 2913)
Tại Sao Phải Tu Thiền?
TẠI SAO PHẢI TU THIỀN?

Bhante Henepola Gunaratana 
Diệu Liên Lý Thu Linh

Định Nghĩa Chánh Niệm

Hành thiền không dễ. Nó đòi hỏi thời giannghị lực. Nó cũng đòi hỏi sự kiên định, kỷ luật và đam mê. Nó đòi hỏi nhiều cá tính mà chúng ta thường xem là khó chịu và tránh né chúng bất cứ khi nào có thể. Ta có thể tóm tắt rằng thiền đòi hỏi một tinh thần dám nghĩ, dám làm.

Không thể phủ nhận là ngồi xem truyền hình thì dễ hơn nhiều. Vậy tại sao ta phải quan tâm đến thiền? Tại sao phải lãng phí thời giannăng lượng, khi ta có thể đi ra ngoài tận hưởng mọi thú vui. Tại sao? Rất đơn giản. Vì chúng tacon người. Và cũng chính vì sự thật đơn giản: bạn là con người; bạn cảm thấy mình phải đón nhận bao thất vọng, khổ đau trong cuộc sống mà không thể làm chúng biến mất đi. Bạn có thể đẩy nó khỏi sự chú tâm của mình trong một khoảng thời gian nào đó; bạn có thể tìm quên lãng trong bao nhiêu tiếng đồng hồ nào đó, nhưng chúng luôn trở lại - thường vào những lúc bạn không ngờ nhất.

Bỗng nhiên, tựa như trên trời rớt xuống, bạn sẽ ngồi dậy, nhẩm tính lại, và nhận thức về hoàn cảnh thực sự của mình trong cuộc đời. Có điều gì không ổn với bạn? Bạn túng thiếu? Bạn sợ hãi? Bạn làm gì cũng thất bại. Bạn chỉ là một chúng sanh. Bạn phải hứng chịu cùng loại bệnh truyền nhiễm với mọi chúng sanh. Đó là con quỷ bên trong tất cả chúng ta, và nó có nhiều bộ mặt với nhiều cánh tay: sự căng thẳng triền miên, thiếu sự cảm thông đối với người, cũng như bản thân (kể cả những người gần gũi với bạn nhất), đè nén cảm xúc, giết mòn tâm hồn. Không có ai trong chúng ta hoàn toàn thoát khỏi chúng. Ta chạy trốn chúng. Ta xây cả một nền văn hóa để che giấu chúng, giả vờ là chúng không có mặt, và vùi đầu vào các dự án, mục tiêu, lo lắng về chỗ đứng của mình trong xã hội. Nhưng chúng không bao giờ mất đi. Chúng là luồng sóng ngầm dưới mọi suy tưởng, là tiếng nói thầm thì trong đầu không ngừng, “Chưa tốt đủ. Chưa đâu. Cần phải có nhiều hơn. Tốt hơn. Cần phải tốt hơn”. Đấy là con quỷ. Con quỷ có mặt ở khắp nơi dưới nhiều hình thức thô, tế vô tận.

Nhưng bản chất trải nghiệm của ta thì thay đổi. Thay đổi không ngừng nghỉ. Cuộc sống trôi qua trong từng khoảnh khắc, và không bao giờ giống nhau. Sự biến đổi không ngừng là bản chất của vũ trụ giác quan. Một tư tưởng vừa khởi lên trong đầu, nửa giây sau nó biến mất. Rồi một tư tưởng khác đến, sau đó cũng qua đi. Một âm thanh chạm đến tai, rồi im lặng. Mở mắt ra và cả thế giới ùa vào, chớp mắt, chúng lại biến mất. Người đến rồi đi qua cuộc đời bạn. Bạn bè xa rời, người thân ra đi. Vận may của bạn trồi sụt. Đôi khi bạn thắng, và cũng nhiều khi, bạn thua. Nó không ngừng như thế: thay đổi, thay đổi, thay đổi; không hai giây phút nào giống nhau.

Không có gì sai với điều đó. Biến đổibản chất của vũ trụ. Nhưng văn hóa nhân loại đã dạy chúng ta những cách phản ứng kỳ lạ đối với dòng chảy không dừng dứt này. Chúng ta phân loại kinh nghiệm. Chúng ta cố dán nhãn mọi suy tưởng, mọi thay đổi tâm lý trong dòng chảy vô tận này, bằng một trong ba khung trạng thái: tốt, xấu hay trung tính, không đáng để tâm đến. Sau đó, tùy theo cái khung đã chọn, chúng ta cảm nhận sự việc bằng một số phản ứng tâm lý quen thuộc. Nếu điều gì được cho là “tốt”, ta sẽ cố nắm giữ ngay tại đó. Ta bám vào đó, nắm chặt, ôm cứng, cố không để nó thoát khỏi ta. Khi điều gì đó không xảy ra theo như ý, ta lại bằng mọi cách cố lặp lại với hy vọng nó sẽ xảy ra theo như ý.

Hãy gọi thói quen tâm lý này là “chấp”. Ở phía bên kia của tâm là cái khung được dán nhãn “xấu”. Khi ta xem điều gì đó là “xấu” thì ta cố đẩy nó ra xa. Ta cố chối bỏ, chống báng, chỉnh sửa nó. Ta cố hủy bỏ nó bằng mọi cách có thể. Ta tranh đấu chống lại ngay cả trải nghiệm bản thân của mình. Ta chạy trốn những gì thuộc về ta.

Hãy gọi thói quen tâm lý đó là “tẩy chay”. Giữa hai phản ứng này là cái khung có nhãn dán “trung tính”. Chúng ta bỏ vào khung đó các trải nghiệm không tốt, không xấu. Chúng trung tính, nhạt nhẽo, bàng bạc. Chúng ta dồn các trải nghiệm vào khung trung tính này để bỏ lơ chúng, để quay về lại nơi nhộn nhịp, nơi của hành động, được gọi là vòng vô tận của ái và sân. Như thế khung của các trải nghiệm “trung tính” không được ta quan tâm đủ.

Hãy gọi thói quen tâm lý này là “thờ ơ”. Kết quả trực tiếp của tất cả những thứ điên cuồng này là một cuộc chạy đua không có đích đến, dồn dập chạy theo dục lạc, trốn chạy không dừng nghỉ khỏi khổ, và không dừng bỏ qua bao trải nghiệm của mình. Rồi ta lại hỏi sao cuộc sống vô vị. Kết luậncách sống đó thất bại. Dầu bạn có cố gắng chạy đuổi theo dục lạc, tiếng tăm khó nhọc đến thế nào, cũng có nhiều lúc bạn không thành công. Dầu bạn có đào tẩu nhanh tới đâu, cũng có nhiều lúc khổ đau bắt kịp bạn.

Và giữa những khoảng thời gian ấy, cuộc sống trở nên nhàm chán đến độ bạn có thể hét lên. Tâm bạn đầy các quan điểm và phê phán. Bạn xây các bức tường quanh mình và bị kẹt trong nhà tù của chính cái thích và không thích của mình. Bạn đau khổ. Bạn  không thể có được mọi thứ mình muốn. Điều đó bất khả thi.

May mắn thay, bạn có sự lựa chọn khác. Bạn có thể học cách kiểm soát tâm, để thoát ra khỏi cái vòng quay vô tận của tham và sân. Bạn có thể tập không muốn những gì bạn thường muốn, để nhận ra các ham muốn nhưng không để chúng làm chủ mình. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ nằm xuống để mọi người có thể dẫm đạp lên. Điều đó có nghĩa là bạn tiếp tục sống bình thường, nhưng sống với một quan điểm hoàn toàn mới. Bạn làm những điều cần làm, nhưng không để hấp lực của chính các ái dục của mình sai khiến, làm chủ mình. Dầu có muốn điều gì đó, bạn cũng không chạy đuổi theo nó. Có sợ điều gì đó, bạn cũng không cần phải đứng run rẩy.

Sự huân tập tâm linh này rất khó. Đòi hỏi thời gian. Nhưng cố gắng để làm chủ mọi thứ là điều không thể; khó khăn đến độ không thể. Bạn không thể thay đổi triệt để cách sống của mình, trừ khi bạn bắt đầu thấy mình đúng như bạn đang là. Lúc đó, những sự chuyển đổi sẽ tự nhiên đến. Bạn không cần phải ép buộc, đấu tranh với bất cứ điều gì, hoặc tuân theo mệnh lệnh của ai đó có thẩm quyền. Sự thay đổi tự động xảy ra; và bạn thay đổi.

Nhưng để đạt được cái thấy ban đầu đó là một việc khá vất vả. Bạn phải biết mình là ai, như thế nào mà không ảo tưởng, phê phán, hay có sự chống đối nào. Bạn phải xem lại vị thế của mình trong xã hộichức năng của mình với tư cách là thành viên trong xã hội. Bạn phải xét đến các bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với đồng loại, nhưng trên hết là bổn phận đối với bản thân với tư cách là một cá nhân sống cùng với các cá nhân khác. Và cuối cùng, bạn phải thấy tất cả rất rõ ràng là một đơn vị duy nhất, một tổng hợp của sự tương quan liên hệ không thể giảm thiểu.

Nói thì có vẻ phức tạp, nhưng nó có thể xảy ra tức tốc. Sự vun bồi tâm linh qua hành thiền là vượt bậc trong việc giúp bạn đạt được sự hiểu biếthạnh phúc bình an đó. Thiền được gọi là Đại sư phụ (Great Master). Nó là lò lửa thanh lọc tâm, hoạt động chậm nhưng chắc, qua trí tuệ. Bạn càng có hiểu biết, bạn càng kham nhẫn, uyển chuyển, từ bi. Bạn trở thành những cha mẹ, hay các bậc thầy lý tưởng. Bạn luôn sẵn sàng tha thứquên lãng. Bạn cảm thấy dễ cảm thông với người vì bạn hiểu họ, và bạn hiểu họ vì bạn hiểu bản thân mình. Bạn đã quay nhìn vào tận bên trong, đã thấy sự tự ảo tưởng và những sa ngã, yếu kém của con người, để học thương yêutha thứ. Khi bạn đã biết thương mình, từ bi với mình, thì lòng thương cảm cho người khác sẽ tự động có mặt.

Một vị chứng thiền đã đạt được sự hiểu biết về cuộc sống thấu đáo. Vị đó liên hệ với thế giới bằng một tình yêu thương sâu đậm, không phê phán. Thiền rất giống như sự vun xới, khai vỡ một mảnh đất mới. Để biến rừng thành đồng bằng, trước tiên ta phải đốn cây, dời gốc. Sau đó phải xới đất, bón phân, gieo giống, và thu hoạch. Để vun trồng tâm, trước tiên ta phải dọn sạch những ô uế trên đường - nhổ tận gốc rễ để chúng không mọc trở lại. Sau đó bón phân: ta dồn năng lượng và kỷ luật vào mảnh đất tâm. Sau đó gieo giống, và thu hoạch sản phẩm của tín, giới, niệm và tuệ.

Mục đích của hành thiền là sự chuyển hóa bản thân. Cái “tôi” trước khi đi vào trải nghiệm thiền không giống với cái “tôi” sau đó. Thiền chuyển hóa cá tính của ta bằng quá trình tạo sự nhạy cảm, bằng cách khiến ta ý thức sâu xa đến ý nghĩ, lời nói và hành động của bản thân. Ngã mạn sẽ bay hơi, sự kỳ thị người khác sẽ cạn kiệt. Cuộc sống của ta sẽ bằng phẳng hơn. Vì vậy, thiền, nếu hành cho đúng, chuẩn bị cho ta đối mặt với những sự vô thường trong cuộc sống. Nó làm giảm căng thẳng, lo âusợ hãi. Trạo cử tiêu giảm, đam mê trở nên chừng mực. Mọi thứ bắt đầu có chỗ đứng, và cuộc sống của ta trở nên nhuần nhuyễn, thay vì là đấu tranh. Tất cả những điều này xảy ra là nhờ có trí tuệ.

Bhante Gunaratana
Diệu Liên Lý Thu Linh
(chuyển ngữ theo Why Bother With Meditation?)
Bhante Henepola Gunaratana, người Sri Lanka, là một Trưởng lão thuộc truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Sau khi qua Mỹ năm 1968, Sư lấy bằng tiến sĩ về Triết họcĐại học American tại Washington D.C. Sư đã qua các nước châu Âu, châu Á, Úc và Nam Mỹ để hướng dẫn nhiều khóa tu thiền.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9216)
Đây là một quyển sách khác thường của Đức Đạt-lai Lạt-ma phân tích bản chất của thiền định thật chi tiết và sâu sắc.
(Xem: 8768)
Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạng căng thẳng tâm thần, các xúc cảm tiêu cựccải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác động tích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.
(Xem: 4264)
Nếu bạn tinh tấn chánh niệm hàng ngày, bằng cách tích cực hành thiền trong ba mươi phút hay một giờ, và chánh niệm tổng quát vào mọi tác động hàng ngày thì bạn gặt hái nhiều điều tốt đẹp.
(Xem: 4016)
Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa.
(Xem: 9913)
Sống trong thời đại văn minh, con người cần phải học hỏi để theo kịp trào lưu tiến bộ trong nhiều lãnh vực như Y học, Não học, Tâm lý học, Địa chấn học, Thiên văn học, Vũ trụ học v.v
(Xem: 8907)
Trong số các phương pháp thực hành tâm linh, thiền chánh niệm (còn gọi thiền tỉnh thức, thiền minh sát) là một lựa chọn của số đông người.
(Xem: 8400)
Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét.
(Xem: 4656)
Trong buổi nói chuyện này, tôi sẽ đặc biệt bàn về cái mà chúng ta vẫn gọi là sự đau khổ cùng với con đường quán niệm nó theo đúng tinh thần của pháp môn Tuệ Quán (Tứ Niệm Xứ).
(Xem: 8987)
Tu tập tự thân chính là công phu quan trọng nhất trong toàn bộ cái gọi là Phật giáo.
(Xem: 7367)
Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia).
(Xem: 7946)
Khởi đầu, thiền định là một phương pháp tu luyện tâm thức (bhāvanā), bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây vài ngàn năm, phát triển chủ yếu trong...
(Xem: 7841)
Chỉ vài phút tập tỉnh thức trong các việc nhỏ đời thường, sau này sẽ trở thành những hành trang Phật giáo cực kỳ quý giá cho các em vào đối mặt cuộc đời.
(Xem: 7498)
Bài này chỉ giới thiệu sơ sài đôi nét độc đáo của bản dịch Việt thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông...
(Xem: 8200)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về.
(Xem: 11679)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung.
(Xem: 8232)
Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm...
(Xem: 10572)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêm tại đảo quốc xinh đẹp này.
(Xem: 10339)
Đức Phật dạy chúng ta nhìn bất cứ điều gì xuất hiện trước mắt cũng phải nhận biết rằng: sự vật không trường tồn.
(Xem: 8019)
Khi nói “thiền trong cuộc sống hằng ngày”, ta nên hiểu thiền ở đây là sự duy trì chánh niệm, tỉnh giác nơi thân và tâm...
(Xem: 4820)
Chạy bộ dĩ nhiên là tốt cho sức khỏe. Nhưng chạy bộ chophù hợp với lời khuyên của bác sĩ sẽ tốt nhiều thêm chosức khỏe -- hơn là khi chạy chỉ là chạy.
(Xem: 5573)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và...
(Xem: 15389)
Có lẽ cách hay nhất để hiểu chánh niệm (mindfulness) là gì, theo quan điểm truyền thống Phật giáo, là nhận ra những gì không phải là chánh niệm.
(Xem: 10384)
Thiền Vipassana là một phương pháp để giúp chúng ta có được một đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc.
(Xem: 10169)
Có nhiều phương pháp giúp chúng ta giảm bớt đau khổ tạm thời. Khi các bạn gặp đau khổ, các bạn đổi hướng chú ý của ...
(Xem: 10671)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy...
(Xem: 10426)
Chánh niệm không phải chỉ là một ý tưởng tốt, một triết lý hoặc một tôn giáo theo nghĩa đen, mà là áp dụng một cách sống.
(Xem: 10694)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo.
(Xem: 9659)
Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như ...
(Xem: 13161)
Phương cách tốt nhất giúp ta tỉnh giác khi hành Thiền là ta biết giữ hơi thở trong tâm.
(Xem: 19686)
Thân thị Bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Vật sử nhá trần ai.
(Xem: 13138)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 18444)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực...
(Xem: 10586)
Thiền Tôngpháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy.
(Xem: 13366)
Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ làm điều gì, các ông phải làm với chánh niệm.
(Xem: 11965)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ.
(Xem: 11000)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng.
(Xem: 10201)
Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán…
(Xem: 10163)
Ba viên ngọc quý Phật, Pháp, Tăng mà ai cũng có đầy đủ đều không ngoài Bản Tâm Tự Tánh mình.
(Xem: 10407)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức.
(Xem: 11794)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?
(Xem: 9187)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng...
(Xem: 10897)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm;
(Xem: 6048)
Khi đã bước vào con đường tu tập tâm linh, nhất là con đường Phật giáo, thì bệnh tật sẽ là một lời giáo huấn...
(Xem: 5511)
Số tức quan tức là quán xét hơi thở mà đếm số. Đức Phật Thích-ca khi xưa dưới cội bồ-đề, ngồi trên tòa cỏ, xét đếm như vậy.
(Xem: 5655)
Khi nói về thiền mọi người thường thấy một thiền sinh ngồi với đôi mắt nhắm lại. Chỉ có ngồi thiền không có nghĩa là thiền sinh đó đang hành thiền,
(Xem: 6981)
Chìa khóa để mở cánh cửa thiền định, là sự-nhận-biết. Nhưng, từ ngữ nầy có ý nghĩa gì đối với bạn?
(Xem: 6449)
Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật.
(Xem: 4392)
Chúng ta đang tìm hiểu để phát triển một tâm thức thiền quán mà tự nó là trong sáng một cách nhiệt tình, nơi mà ý thứcquang minhtỉnh giác.
(Xem: 5332)
Tâm tỏa rộng, tâm vui sướng và tâm thương yêu là các thể dạng tâm thần của một môn đệ của Đức Phật. Nếu muốn vượt thoát ra khỏi thế giới của dục vọnghình tướng, chúng ta phải biết tu tập bằng cách buông bỏ chính mình.
(Xem: 6673)
Niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập, được thực hành thường xuyên là có quả báu lớn, có lợi ích lớn.
(Xem: 10240)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 11794)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10613)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12256)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9706)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 13749)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9508)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 10435)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 10982)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 9462)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant