Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chánh Niệm Là Gì

20 Tháng Hai 202219:38(Xem: 1915)
Chánh Niệm Là Gì

CHÁNH NIỆM LÀ GÌ

HT.
Thích Tịnh Đạo

Melbourne Úc Châu

 Chánh Niệm Trong Đời Thường

Sư  Ông  Thích Nhất Hạnh nói:

“Khi chúng ta thực hành chánh niệm mỗi ngày, chúng ta mở ra những điều tuyệt vời của đời sống, điều ấy cho phép chữa lành thế giới và nuôi dưỡng chính chúng ta”

“ Khi tôi chế trà, tôi thích chế trà trong chánh niệm, nghĩa là tôi chế trà với tâm trí hoàn toàn trong việc chế trà, tâm trí không ở quá khứ, tương lai hay ở những dự án khác. Tâm trí tôi đang tập trung chế trà, tôi tập trung chú ý vào việc chế trà, chế trà trở thành đối tượng duy nhất trong chánh niệm và sự tập trung. Điều này là một niềm vui và nó cũng mang lại sự hiểu biết sâu sắc. Tôi có thể nhìn thấy trong trà của tôi có đám mây, hôm qua nó là đám mây nhưng giờ nó là trà của tôi. Sự hiểu biết sâu sắc không phải là cái gì xa vời, với chánh niệm và sự tập trung sẽ đem lại sự hiểu biết sâu sắc cho bạn và cũng từ đó sẽ giải phóng bạn, mang lại hạnh phúc cho bạn”- Thích Nhất Hạnh

Thực hành những gì đức Phật dạy

“ Chánh Niệm/ tỉnh thức chính là thiền định mà đức Phật đã thực hành và dạy. Đây chính là phương thuốc căn bản của ngài để đối trị sự khổ đau của loài người, hãy nhìn đời với cái nhìn cởi mở và không phán xét, chúng ta sẽ thấy được sự hàm hồ ( mơ hồ) của chúng ta và sẽ phát triển sự hiểu biết sâu sắc. Đây là điều căn bản để thực hành các phương pháp tu tập trong Phật giáo và cũng là chìa khóa của sự giải thoát”- Jack Kornfield

Hãy để kinh nghiệm như là người thầy, chánh niệm không chối bỏ kinh nghiệm. Có một Phật tử thực hành pháp vốn bị hen suyễn nặng, người ấy tập trung chú ý mang chánh niệm đến hơi thở của mình và hạn chế sự tấn công ( của bệnh suyễn) bằng sự kiên nhẫn trong khi các nhóm cơ cổ họng và ngực được thư giãn giảm căng thẳng trong cơ thể. Một người đàn ông khác đang trải qua quá trình trị liệu ung thư đầy đầu đớn. Anh ta dùng chánh niệm để xua đi nỗi sợ hãi của mình về sự đau đớn và bồi thêm sự yêu thương tử tế cho chính bản thân như là sự bổ sung cho sự hóa trị. Thông qua chánh niệm, một chính trị gia địa phương đã trở nên không ngán sợ những kẻ tấn công mình. Một bà mẹ trẻ đơn thân của trẻ mẫu giáo đã dùng chánh niệm và hiểu biết cái cảm xúc căng thẳng, choáng ngợp và trở nên tôn trọngrộng rãi hơn với chính bản thân cô ta và những đứa trẻ của cô ấy. Mỗi người thực hành chánh niệm học cách tin vào không gian của nhân thức chánh niệm. Với chánh niệm họ nhập vào những khó khăn của chính cuộc sống của họ cũng giống như đức Phật ở trong rừng già, họ tìm thấy sự chữa trị lành bệnh và tự do.

 

Kính thưa Qúy độc gỉa muốn tìm hiểuchính xác về nghĩa của Chánh Niệm.Chơn niệm….

Quý vị có thể đọc một số bài viết khác của những ngòi bút khác nhau giải thích về Chánh niệm nhân đây xin cũng có một bài viết về Chánh niệm kính mời đọc giả theo dõi cần cân nhắc mức độ súc tích, chính xác và sâu cạn. Vì đây là một chủ đề cực kỳ quan trọng rất rộng lớn cho cả Tiểu thừa, Trung ThừaĐại Thừa, cho cả Thiền Tông Tối Thượng Thừa.

Có những bài viết nói về thành quả đạt được từ thực tập Chánh niệm hoặc một vài cảm xúc khi uống trà, ăn cơm, đi dạo…v..v… có thể có đôi chút tiếp cận với chánh niệm, chứ chưa xác định thật nghĩa của Chánh Niệm..

Ngàn xưa đến nay, hầu hết các chùa Bắc truyền Phật Giáo cho cả Thiền Tông Tối Thượng Thừa.và cả Nam truyền Phật giáo đều tu tập không ra ngoài Bát chánh đạo, Chánh kiến, Chánh niệm, chánh tư duy…v..v.. tu tập, Giới, Đinh, Tuệ.Thiền Tông Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy” Nhược khởi tà mê, vọng niệm, (không chánh niệm,thất niệm, quên chánh niệm, loạn niệm, động  niệm.v.v.) điên đảo,  ngoại  Thiện tri thức, tuy  hữu giáo thọ, cứu bất khả đắc”.ý của Tổ Sư Tìm cầu Thiện tri thức bên ngoài, không bằng tự mình lìa Tà mê vọng niệm điên đảo, dù có Thiện tri thức hay  Phật ở bên cạnh cũng chẳng cứu được  ”Nhược khởi chánh chơn, Bát Nhã quán chiếu, nhất sát na gian, vọng niệm câu diệt, nhất ngộ tức chí Phật địa. ý Tổ là luôn khởi niệm chánh chơn Bát Nhã quán chiếu, diệt hết vọng niệm,( Tà niệm, thất niệm, quên chánh niệm, loạn niệm, động  niệm…v….v.)  luôn luôn Chánh niệm…

Qúy vị nên biết, danh từ Chánh Niệm. Trong chùa nhất là mùa An cư buổi trưa , mỗi ngày trước khi ăn đều phải Tam đề, ngũ quán, Đại chúng đồng thinh Chánh niệm, A Di Da Phật. nghĩa là luôn luôn Chánh niệm và Tỉnh Giác trong lúc ăn trưa, ngọ trai cũng như hành, trụ, tọa, ngọa mọi lúc.

Đức Lục Tổ Huệ Năng phó chúc lời tối hậu trước những ngày giờ chia tay vĩnh biệt vào Niết Bàn. Nhữ đẳng đế thính, Hậu đại mê nhơn, nhược thức chúng sinh, tức thị phật tánh, nhược bất thức chúng sinh, vạn kiếp mích Phật nan phùng, ngô kim giáo nhữ, thức tự tâm chúng sinh, kiến tự tâm Phật tánh, Dục cầu kiến Phật, Đản thức chúng sinh. Dịch “Các ông lắng nghe, người mê đời sau nếu biết chúng sanh tức là Phật tánh, nếu chẳng biết chúng sanh, muôn kiếp tìm Phật khó gặp. Nay tôi dạy các ông biết tự tâm chúng sanh, thấy tự tâm Phật tánh. Muốn cầu thấy Phật, chỉ biết chúng sanh. Qua đoạn kinh này, Người muốn tu thành phật, thì phải hiểu biết rõ về những cái Niệm chúng sinh, những cái nhớ nghĩ của chúng sinh, chúng sinh muốn cái gì? chúng sinh Nghĩ cái gì ? chúng sinh Tâm niệm như thế nào? Hơn Tám tỷ người trên qủa đất này, ấy thế mà chúng sinh đều giống hệt như nhau, đó là đều ham sống sợ chết, mong cầu hạnh phúc, tránh xa đau khổ, tâm niệm đều tham, sân ,si ngã mạn, ganh tỵ, đố kỵ , ích kỷ, tranh giành giống như nhau, liệt kê kể không thể hết các cái Tâm Niệm bệnh hoạn như đã kể ở trên.  tràn ngập suốt nhiều ngàn năm qua. Học bài Chánh Niệm này qúy vị cũng có phần nào Tha Tâm Thông rồi đấy.  vì thấu rõ (thức) biết rõ, vô số cái Niệm Tà mê vô minh của chúng sinh. Thì mới thành Phật được. Vì Phật là Giác ngộ sáng suốt không cùng, tận rõ biết hết các Tâm  Niệm những gì chúng sinh có trong sinh tử luân hồi ba cõi. Cho nên Đức Lục Tổ Huệ Năng phó chúc lời tối hậu “Dục cầu kiến Phật, Đản thức chúng sinh” Muốn cầu thấy Phật, chỉ cần (thức) biết tâm niệm chúng sanh. Thật qúa rõ ràng.

 Câu hỏi.Thế thì Chánh niệm là gì ?  hay Thế nào là Chánh niệm ?. Xin đáp, Chánh niệm là niệm chơn chánh không có các thứ Tà niệm. Chánh niệm là nghỉ, là tưởng, là nhớ điều chơn chánh. Người có chánh niệm là không có các Tà niệm như là niệm tham, niệm sân, si niệm, niệm ngã mạn, niệm nghi, niệm yêu, niệm ghét, niệm lo lắng, niệm sợ hãi, loạn niệm, tạp niệm, thất niệm, chấp, kẹt, dính mắc vào Niệm…v…v.

 Qúy vị nên biết Khởi niệm ác, làm ác thì đọa  địa ngục, niệm ích kỷ, niệm bủn xỉn, niệm keo kiệt, niệm san, niệm tật đố. Niệm ghen ghét, niệm ganh tỵ, niệm khinh chê, đó là ngạ qủy, niệm đắm nhiễm tham ăn ham ngủ đó là súc sanh, niệm đấu tranh đó là Atu la. Các niệm xấu ác, bất thiện, dù sinh làm người thì cũng ngu si, nghèo hèn, xấu xí, bệnh tật, bất hạnh khùng điên, đui què, câm hoặc điếc. Khởi niệm thiện, làm thiện thì phước báu sinh làm người xinh đẹp giàu có khỏe mạnh, giồng giống qúy tộc cao sang …. Hoặc sinh thiên các cõi trời…

Chúng sinh ngu mê nghiệp chướng suốt ngày niệm nhưng hầu hết là loạn niệm, ác niệm nhiều, thiện niệm ít. Niệm lang bang, niệm lang thang, niệm vớ vẩn, niệm linh tinh, niệm yêu, niệm ghét,  niệm vui, niệm buồn, Niệm lo lắng, Niệm sợ hãi, Niệm hốt hoảng, niệm thương, niệm nhớ, niệm khóc, niệm cười, niệm nuối tiếc, niệm tủi thân,Niệm cô đơn, niệm nuối tiếc mất danh, niệm nuối tiếc mất chức, niệm nuối tiếc mất quyền, niệm tiếc tiền, Niệm tiếc của, niệm tiếc job, niệm luyến tiếc vợ,  Niệm luyến tiếc chồng, Niệm luyến tiếc con, Niệm luyến tiếc mất cha, Niệm luyến tiếc mất mẹ, Niệm luyến tiếc mất bạn thân,  niệm thất tình, niệm đau thương, Niệm tiếc mất vật qúy, Niệm nuối tiếc mất tuổi thơ, Niệm luyến tiếc mất Thầy, Niệm nuối tiếc mất tri âm,  Niệm nuối tiếc mất tri kỷ, Niệm nuối tiếc mất người thân, Niệm nuối tiếc mất đồng chí, Niệm nuối tiếc mất báu vật, Niệm nuối tiếc mất vật Kỷ niệm. Niệm nuối tiếc mất xóm, Niệm nuối tiếc mất làng, Niệm nuối tiếc mất quê hương, Niệm nuối tiếc mất xứ sở, Niệm nuối tiếc mất nước, Niệm nuối tiếc mất nhà, Niệm sợ hãi mất ăn, Niệm lo lắng mất ngủ, Niệm nuối tiếc mất tất cả,…v…v  Niệm bất mãn, Niệm hận, Niệm thù , Niệm giận, Niệm hờn, Niệm báng bổ, Niệm chà đạp, Niệm bôi nhọ, Niệm bêu rếu, Niệm châm biếm, Niệm mỉa mai, Niệm chế nhạo,  Niệm chỉ trích, Niệm đanh đá, Niệm chanh chua, Niệm hơn thua, Niệm ám chỉ,  Niệm hài hước, Niệm tiếu lâm, Niệm diễu cợt, Niệm đánh bóng, Niệm khoác lác, Niệm tranh danh, Niệm đoạt lợi, Niệm tranh giành ảnh hưởng, Niệm ta đây, Niệm hách dịch, Niệm nghi ngờ, Niệm soi bói, Niệm xỉa xói, Niệm bới lông tìm vết. Niệm dòm ngó lỗi người, Niệm che giấu lỗi mình,Niệm dựa quyền hiếp người, Niệm dựa hơi bắt nạt, Niệm đạp đổ vì không ăn được, Niệm quậy cho hôi, Niệm khuấy động, Niệm triệt hạ, Niệm thiên vị, Niệm khen mình, Niệm chê người, Niệm nịnh bợ,  Niệm nịnh hót, Niệm tâng bốc, Niệm buông lung, Niệm dãi đãi, Niệm ăn, Niệm nhậu,Niệm ca hát xướng. Niệm nhảy nhót, Niệm múa may quay cuồng.Niệm cá độ, Niệm cờ bạc, Niệm hút chích, Niệm mưu mô, Niệm gian xảo, Niệm thủ đoạn, Niệm đánh phá,  Niệm công kích, Niệm gán tội, Niệm xiên xỏ, Niệm đâm thọc, Niệm châm chích, Niệm chọc tức người khác, Niệm chọc người nổi sân, Niệm xúi giục, Niệm ly gián, Niệm đòn sóc hai đầu, Niệm đâm bị thóc. Niệm thọc bị gạo. Niệm lợi dụng, Niệm lợi dụng rúc rỉa, Niệm lợi dụng đào mỏ, Niệm lừa tình, Niệm lừa Thầy, Niệm phản bạn, Niệm vô ơn, Niệm phản phúc, Niệm bắt bẻ, Niệm bắt bí, Niệm ép ngặt, Niệm bao vây, Niệm lấn lướt, Niệm thô lỗ, Niệm tục tìu, Niệm sàm sở, Niệm đạo đức giả ,Niệm lấy đạo tạo đời, Niệm Bi quan, Niệm chán đời, Niệm tiêu cực, Niệm bạo hành, Niệm bạo loạn, Niệm hù dọa, Niệm phủ đầu, Niệm chụp mũ, Niệm gắp lửa bỏ cho người, Niệm trù dập đối phương, Niệm bôi nhọ, Niệm nhồi sọ, Niệm tuyên truyền, Niệm khai thác,  Niệm phản gián,  Niệm phe đảng, Niệm tranh giành. Niệm bành trướng, Niệm xâm lăng, Niệm thâu tóm thiên hạ. Niệm làm bá chủ. Niệm trù dập.Niệm tôn thờ lãnh tụ mù quáng, Niệm thần tượng mù quáng….v..v..

 Niệm thù địch, Niệm một mất một còn, Niệm không chịu thua, Niệm trả đũa, Niệm trả thù, Niệm ăn thua quyết liệt, Niệm chiến Đấu đến cùng, Niệm cay cú, Niệm ghim gút, Niệm đay nghiến, Niệm chì chiết, Niệm so đo, Niệm tính toán, Niệm keo kiệt, Niệm bủn xỉn, Niệm trục lợi, Niệm thả tôm bắt tép, Niệm gán tội, Niệm triệt hạ, Niệm đã kích, Niệm khiêu khích,  Niệm xuyện tạc, Niệm Mạ lỵ, Niệm vu khống, Niệm chà đạp, Niệm thiên vị, Niệm dương đông, Niệm kích tây, Niệm kích động, Niệm thừa nước đục thả câu,Niệm hùa theo,Niệm chỉ nghe một chiều, Niệm gài độ, Niệm săn tin, Niệm dò thám, Niệm chia rẽ.       

 Niệm thị, Niệm phi, Niệm ganh tỵ, Niệm đố kỵ, Niệm dèm pha, Niệm xiên xỏ, Niệm chửi bóng, chửi khéo. Niệm tung bụi, đẩy gió. Niệm vừa cướp vừa la làng. Niệm thâm hiểm, Niệm  dè bỉu, Niệm chê bai, Niệm báng bổ, Niệm bêu rếu, Niệm không muốn người khác hơn mình, Niệm ích kỷ, Niệm ngã mạn, Niệm cống cao, Niệm ganh tỵ, Niệm đố kỵ. Niệm khen trước mặt, Niệm chê sau lưng, Niệm ghen ăn tức uống, Niệm A tòng, Niệm A dua, Niệm dụ dỗ rủ rê, Niệm giả vờ ngọt dịu, Niệm tự tôn, Niệm tự đại, Niệm tự mãn, Niệm tự đắc, niệm tự ty, niệm mặc cảm, niệm ta đây, Niệm phách lối, niệm khinh khi, Niệm mục hạ vô nhơn, niệm ma, niệm qủy, niệm sát sinh, niệm trộm cướp, Niệm dâm dục, Niệm khêu gợi dục nhiễm, Niệm tìm trai, kiếm gái, Niệm liếc xiên liếc xéo.Niệm trừng niệm trợn, Niệm háy niệm nguýt.Niệm vênh niệm váo. Niệm tráo niệm trở. Niệm ăn không nói có, Niệm dệt thêu hại người, Niệm dối gạt, Niệm buôn thần bán thánh, Niệm mưu mô, Niệm danh, Niệm lợi, Dục Niệm, sân Niệm, si Niệm, lo lắng Niệm, sợ hãi Niệm, Niệm đấu tranh, Niệm hơn thua, Niệm đánh trống lãng, Niệm giả đò, Niệm che dấu tội lỗi, Niệm vu khống, Niệm ngậm máu phun người. Niệm vu oan, đổ vạ cho người, Niệm hý Luận,  Niệm ái thủ, Niệm chấp trước , …v…v.. như thế ngàn, muôn Niệm, tràn tuông cùng nhau nối tiếp ngày đêm không dứt, Niệm niệm vướng mắc, Niệm niệm trói buộc, Niệm niệm nhiễm ô, Niệm niệm bất tịnh Niệm niệm chấp thủ, Niệm niệm đắm nhiễm. Niệm niệm phàm phu chúng sinh…v..v

Người có Giới, có Trí tuệ Tỉnh giác,(Chánh kiến) Giải thoát không Si Mê, không điên đảo, thì tương ưng với Chánh niệm, không Tà Kiến, không Tà Tư Duy…V….V.. Chúng ta, Trạch pháp Bồ Đề phần, phân tích và Thấy rõ từ Giới thanh tịnh sẽ tác thành cho Niệm thanh tịnh, Niệm thanh tịnh sẽ là nền tảng vững chắc cho Định và Tuệ. Ngược lại, giới không thanh tịnh thì niệm sẽ không thanh tịnh, niệm không thanh tịnh thì chỉ có Tà định, Tà Kiến, Tà Tư Duy .v..v chỉ có Si mê, không có Tuệ. Cũng là mất Chánh kiến..v..v..

Theo kinh Di Giáo. Giây phút trước khi vào Niết Bàn,

Đức Phật nhắc nhở cặn kẻ về Giới, về Chánh niệm, về Thiền Định về Trí Tuệ…..

Nhữ đẵng tỳ-kheo! Cầu thiện tri thức, cầu thiện hộ trợ, vô như bất vong niệm. Nhược hữu bất vong niệm giả, chư phiền não tặc tắc bất năng nhập.Thị cố nhữ đẳng thường đương nhiếp niệm tại tâm. Nhược thất niệm giả, tắc thất chư công đức. Nhược niệm lực kiên cường, tuy nhập ngũ dục tặc trung, bất vi sở hại. Thí như trước khải nhập trận, tắc vô sở úy. Thị danh bất vong niệm.

 KHÔNG MẤT CHÁNH NIỆM

" Này các Tỳ-kheo ! Tìm cầu  bậc thiện tri thức, cầu tìm thiện hổ trợ, cũng không bằng không mất chánh niệm. Nếu như không mất chánh niệm, giặc phiền não chẳng xâm nhập được. Vậy nên các ông phải thường thâu nhiếp chánh niệm trong tâm. Nếu để mất chánh niệm thì mất hết công đức.Nếu niệm lực được mạnh mẽ, bền bỉ, thì dù vào giữa đám giặc năm dục cũng chẳng bị hại; Ví như mặc áo giáp ra trận thì không sợ chi cả.         "Như vậy gọi là không mất chánh niệm."

Qua đoạn kinh trên ,Nếu như không mất chánh niệm, giặc phiền não chẳng xâm nhập được.Nếu khôngchánh niệm giặc phiền não sẽ xâm nhập, phải thường thâu nhiếp chánh niệm trong tâm, gom niệm lại thì sức (lực) niệm được mạnh mẽ, bền bỉ, khi sức lực niệm được mạnh mẽ, bền bỉ thì đã tạo thành sức mạnh cho Định thì dù vào giữa đám giặc năm dục cũng chẳng bị hại.

Thế nào là Tà niệm ?  là Niệm si mê điên đảo, niệm phiền não, như yêu ghét, sân, si, vui buồn, ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái, cao ngạo, tự đắc, khen mình chê người, ganh tỵ, đố kỵ…v…v chấp ngã gồm mười Căn bản phiền não và hai mươi tùy phiền não. chướng, chấp pháp, và sở tri chướng…                                   

Ôi. Vô số Tà niệm, nhớ tà, nghĩ tà, tưởng tà, liên tục sinh diệt ngày đêm không ngừng (tưởng ấm, hành ấm, thức ấm) gồm hiện hành tám thức, hạt giống Tà niệm bất thiện, kể cả thiện niệm, hạt giống hữu lậu trong thức A Lai da. Câu chuyện Vua Ba tư Nặcsắc dục, dù đã có chánh phi, thứ phi mỹ nhân đủ cả, ấy thế vua vẫn mê một cô gái trẻ đẹp, nghiệt ngã thay, cô đã có chồng, Vì vô minh tham ái xúi giục là (không có Chánh kiến) cả mấy đêm liền vua không ngủ được, Tà niệm, là trong đầu cứ nhớ nghĩ yêu cô gái, tương tư cô gái nổi lên, Vua Tà tư duy ,nghĩ mưu kế sai chồng của cô gái này đi thật xa, trước  giờ buổi chiều phải hái cho nhiều hoa súng đỏ, xanh và lấy cho nhiều thứ hiếm qúy khác gồm đất đỏ… Nếu không về nộp kịp trong ngày thì bị giết chết. Như thế (Tà Niệm) chính là ý nghĩ Yêu thầm,nhớ trộm bất thiện,bất chánh, muốn chiếm đoạt nổi lên, kéo theo (Tà Tư Duy),như mưu kế, thủ đoạn, kéo theo (Tà ngữ) như cưỡng hiếp, ra lệnh, kéo theo (Tà Nghiệp) là hành động sai quấy, Bất thiện. Nếu có Chánh kiến là (có chánh Niệm) có Chánh kiến là thấy sáng suốt thấy ra cái ý Niệm đen tối (Tà niệm) là ý nghĩ Yêu thầm,nhớ trộm là sai quấy, không hợp lý. (có chánh Niệm) thì không có ý nghĩ đen tối bất chánh,như muốn chiếm đoạt, nhờ có Chánh niệm thì không có (Tà Tư Duy) là mưu kế thủ đoạn và không có (Tà Nghiệp) là hành động sai quấy Bất thiện. . ..

Câu chuyện khác. Vì Mê của cải vàng bạc là do không có Chánh kiến sáng suốt,Tà mê nổi lên. Rồi kéo theo (Tà Tư Duy),nhập bọn có vũ khí Dao, súng, (Tà Nghiệp) là hành động sai quấy Bất thiện, là ăn cướp có đã thương cho đến giết người….

Ngoại trừ, vì trách nhiệm, Bồ Tát không nắm giừ của cải, cũng không sợ hãi của cải, không đắm trước, biết xử dụng hợp lý,tiêu dùng  phải cách là phương tiện độ sinh giúp đời.

Một Câu chuyện khác. Vì Mê ghiền cảm giác cảm thọ như hút thuốc, nhậu nhẹt, nghiện ngập cờ bạc,…làm nhân làm duyên cho mê ghiền phạm giới, không chánh niệm,Tỉnh giác, Tà niệm, Tóm lại. Niệm niệm khởi lên mà có ô nhiễm như tham niệm, sân niệm, si niệm,ganh tỵ, chấp ngã niệm,ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái, chấp pháp, loạn niệm, động niệm,mất chánh niệm (thất niệm) …v..v..đều rơi vào Không chánh niệm,(Tà Niệm, mê niệm). Nếu nói rộng ra, sáu căn tiếp xúc sáu trần Niệm nào mà còn dính mắc, bám víu, dính kẹt, ô nhiễm, Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu thì đều là Không chánh niệm,(loạn Niệm, mê niêm, vọng niệm).Niệm niệm không thanh tịnh thì đều Tà Niệm vô minh cả.

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn, Vân hà ưng trụ ?  Vân hà hàng phục kỳ Tâm? Nên trụ Tâm như thế nào? và hàng phục cái Tâm như thế nào ? Đức Phật dạy Tu Bồ Đề,  Trong thế giới, có vô lương vô biên chúng sinh, noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, khiến tất cả chúng sinh đều vào vô dư Niết BànBồ tát không thấy có chúng sinh nào được độ cả. ý của Đức Phật dạy độ tất cả cái tâm chúng sinh, niệm chúng sinh vào Niết Bàn,thì đó là hàng phục cái Tâm.

Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy, Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ. Là Tâm trung chúng sinh, sở vị tà mê tâm, cuồng vọng tâm, bất thiện tâm, tật đố tâm, ác độc tâm, ngu si tâm, mạn tha tâm,Tà kiến tâm, như thị đẳng tâm, tận thị chúng sinh, các tu tự tánh tự độ.thị danh chơn độ…… Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,  là độ chúng sanh trong tâm, là tâm(niệm) tà mê, tâm(niệm) cuống vọng, tâm(niệmbất thiện, tâm(niệm)  tật đố, tâm(niệmác độc, những tâm (niệm) trọn hết là chúng sanh, mỗi người nên tự tánh tự độ, ấy gọi là chân độ. Sao gọi là tự tánh tự độ ? Tức tự trong tâm(niệm)  những chúng sanh tà kiến, phiền não, ngu si, đem chánh kiến mà độ. Đã có chánh kiến bèn sử dụng trí Bát-nhã đánh phá những chúng sanh (niệm) ngu si mê vọng, mỗi mỗi tự độ, tà đến thì chánh độ, mê đến thì ngộ độ, ngu đến thì trí độ, ác đến thì thiện độ, độ như thế gọi là chân độ, nghĩa là Độ hết tất cả cái Tâm chúng sinh (niệm) nghĩ, tưởng, nhớ theo ô nhiễm chúng sinh ngay trong Tâm cho thành Tâm Phật (niệm) nghĩ, tưởng, nhớ theo Phật.(Tri kiến Phật).

  Chánh Niệm hữu hoc hữu lậu tương đối, trạch pháp Bồ Đề phần.

 Còn việc khi ta ăn ta biết ta ăn, khi ta uống trà ta biết ta uống trà, ta lái xe ta biết ta lái xe,Ta , Đi, đứng ngồi nằm , Ta biết ta Đi, đứng, ngồi, nằm, ta nói chuyện ta biết ta nói chuyện, Ta rửa rau, nấu cơm ta biết ta rửa rau, nấu cơm,ta đánh máy, ta check email, ta khám bệnh,ta hút bụi,…..ta đều tập trung ta biết ta đang làm gì, và biết ta đang lúc đếm tiền. Ta đếm tiền ta biết ta đếm tiền,Ta rình mấy con chim, ta biết ta rình mấy con chim, ta ngồi lim dim, v…v..Đây chưa hẳn là bạn thực sự có, chánh niệm. Đây chỉ là sự tập trung có ý thức vế hành động của chính mình, hành động có ý thức tập trung này, bạn cảm nhận thưởng thức chén trà, ăn cơm, đi,đứng, ngồi, nằm, có ý thức mà thôi. Chỉ mới bước đầu định tâmý thức trong lúc uống trà mà Sư Ông Nhất Hạnh cũng đã an lạc để thưởng thức trọn vẹn chén trà sảng khoái trong lúc ấy mà không phải nghĩ đến bận tâm các kế hoạch khác, Đây chỉ mới sơ khởi, có thể có đôi chút tiếp cận với chánh niệm, chứ chưa xác định thật nghĩa của Chánh Niệm..

 Đức Phật,và Tổ Sư đều nói chúng sinh phàm phu, hầu hết ngày đêm đều là Dục niệm, sân niệm, si niệm, lo lắng niệm, sợ hãi niệm, tranh đấu niệm, hơn thua niệm,Dèm pha niệm, chê bai Niệm, ganh tỵ niệm, ngã mạn niệm. Vọng niệm,Tà Niệm. Thất niệm, Loạn niệm, động niệm, Không chánh niệm,

 Qúy vị nên biết, Hành giả tu tập, từng bước chuyển hóa các Tà Niệm trở thành Chánh niệm, Tùy người, Người có chánh niệm Toàn phần là từng sát na, trong từng hơi thở, đi, đứng, nằm, ngồi, trong mọi lúc, mọi chỗ. Người có chánh niệm Từng phần hay bán phần có lúc chánh niệm nhiều, giác tỉnh nhiều, có lúc Tà niệm nhiều, si mê nhiều.Tùy theo mức độ công phu tu tập, dụng công chuyển hóa. Ác niệm trờ thành thiện niệm, phần thô. Ngay cả. Nếu còn có dính mắc vào niệm chánh, niệm Thiện, thì dù chánh niệm nhưng vẫn còn trong đối đãi nhị nguyên hữu học tương đối.

Tỉnh Am Đại sư dạy Phát Bồ Đề Tâm Văn ,,,,,, Duy vi sinh từ, vi Bồ Đề, Niệm niệm thượng cầu Phật Đạo, Tâm tâm hạ hóa chúng sinh, Niệm cứu độ chúng sinh, Đó là Chánh Niệm hữu học tương đối.

Đức Phật dạy về Tứ Vô lượng Tâm, Niệm Từ, Niệm Bi, Niệm hỷ, Niệm xã. Lục NiệmNiệm Phật, Niệm, Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thí, Niệm Thiên.Tứ Niệm xứ là  Niệm thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm pháp. Niệm 37 phẩm Đao Bồ Đề. Niệm Giác ngộ,,,,v,,,v.. Đó là Chánh Niệm hữu học tương đối.

Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy Niệm niệm bất (chằng) bị ngu mê nhiễm Niệm niệm bất (chằng) bị tật đố nhiễm, Niệm niệm bất(chằng)  bị kiêu cuống nhiểm. Đây chính là Chánh Niệm hữu  học tương đối.

Không Si mê điên đảo vi tế, không Tà Niệm, Chánh Niệm Chơn Niệm Vô hoc vô lậu đến chỗ tuyệt đối,

Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy Tự tánh vô phi, vô si, vô loạn, Niệm niệm Bát Nhã quán chiếu, thường ly pháp tướng, tự do tự tại, túng huỳnh tận đắc. Niệm niệm viên minh, tự kiến bổn tánh. Niệm niệm không trệ, Niệm niệm thông suốt, Niệm niệm tỏ thông, Niệm niệm không ngăn ngại, Niệm niệm liên tục, Niệm niệm không gián đoạn. Niệm niệm Biện tài vô ngại, Nhập Bất Nhị Pháp môn,Đức Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma Ấn tâm cho ngài Huệ Khả trong im lặng bất khả tư nghì, Đức Phật đóng cửa thất ở xứ Ma Kiệt Đà. Đức Duy Ma Cật ngậm miệng ở thành Tỳ Da Ly , ở  Pháp Hội Linh Sơn Niệm Hoa vi tiếu, Đức Phật Ấn Tâm, truyền tâm cho Ngài Ma Ha Ca Diếp. Đây chính là Chánh Niệm, Chơn Niệm Vô hoc, Vô lậu đến chỗ tuyệt đối.Tịch Quang phổ chiếu, Thích Ca Mâu Ni Như Lai..

Lời cuối, như Kim Cang  Kinh, Phật cáo Tu Bồ Đề, “Nhĩ sở quốc độ trung, sở hữu chúng sinh, nhược can chủng tâm, Như Lai tất tri. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tâm, giai vi phi tâm, thị danh vi Tâm. Phật bảo Tu Bồ Đề, Trong chỗ cõi nước, chỗ có chúng sinh, có bao nhiêu Tâm, niệm, Như Lai biết tất, Tại sao thế, Như Lai nói các tâm niệm, đều chẳng phải tâm niệm, Đó tên gọi là  Tâm niệm. Như thế, người viết chẳng có. Bài viết Chánh Niệm cũng  không, tất cả chỉ là Gỉa danh như huyễn, tại sao thế ? Vì Niệm, tâm quá khứ đã diệt, Niệm, tâm tương lai chưa đến, niệm, Tâm hiện tại không dừng trụ, ba thời đều bất khả đắc. như Kim Cang kinh “Qúa khứ Tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai Tâm bất khả đắc.”

Kính chúc và nguyện tất cả đều viên thành Chánh Niệm vô thượng Bồ Đề.

Hòa Thượng Thích Tịnh Dạo. Melbourne Úc Châu.  Viết Dịp Đức Phật Thích Ca Thành Đạo 2019

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 217)
Người theo Đạo Phật thường tin rằng, có vô lượng Bồ tát thị hiện trong nhiều hình tướng và chủng tộc, trong nhiều không gian và thời gian khác nhau
(Xem: 436)
Thiền Phật giáo là chìa khóa giúp chúng ta có một đời sống khỏe mạnh, là một phương thuốc trị liệu giúp chữa lành thân và tâm
(Xem: 625)
Nói một cách đơn giản: mọi khía cạnh của thiền đều tốt.
(Xem: 619)
Hãy để hơi thở trôi chảy nhẹ nhàng. Hãy để tâm trí được thoải mái. Đừng ép nén hơi thở hoặc cố gắng đưa tâm vào trạng thái định.
(Xem: 666)
Có ba phương pháp thiền chính giúp đưa chúng ta trở về với tinh túy của tâm và thân một cách cân bằng, giúp tâm thoát khỏi...
(Xem: 785)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh.
(Xem: 770)
Cơ sở của thiền định Phật giáo là sự quan sát chính xác, từng khoảnh khắc về bất cứ điều gì phát sinh trong kinh nghiệm của chúng ta.
(Xem: 892)
Khi thực hành thiền, chúng ta đã được trao các phương pháp để đối trị các triền cái (tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quáhoài nghi).
(Xem: 679)
Để dập tắt ngọn lửa mà chúng ta đang phải chịu đựng, cần phải có dòng nước mát của thiền tập.
(Xem: 1005)
Theo giáo thuyết Thiền tông, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và...
(Xem: 1200)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận
(Xem: 967)
Ở đâu có pháp, ở đó có nhân. Thế giới chúng ta trải nghiệm đến từ tâm, là nhân của nó. Nếu tâm tốt, thế giới sẽ tốt đẹp. Nếu tâm xấu, thế giới sẽ xấu.
(Xem: 1239)
Học giả Sarah Shaw giải thích tại sao chánh niệm phải kết hợp với đạo đức, từ bitrí tuệ - trong Phật giáo và trong cuộc sống.
(Xem: 1101)
Đây là bài cuối cùng trong số ba bài viết về chủ đề được thảo luận trong Hội nghị chuyên đề về “Cảm thọ” (Thọ, Vedanā)...
(Xem: 1062)
Để đánh giá cao thái độ khác biệt trong tư tưởng Phật giáo sơ thời đối với những cảm thọ dễ chịu, bản tường thuật về hành trình giác ngộ của chính Đức Phật đưa ra những chỉ dẫn hữu ích.
(Xem: 1268)
Chánh niệm cho phép chúng ta nhìn thấy ba khía cạnh này của thực tại: vô thường, không toại nguyện (khổ) và chẳng-phải-ta (vô ngã).
(Xem: 1561)
Đức Phật đã dạy các vị Tỳ kheo thực hành thiền như sau, “ Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác.
(Xem: 1364)
Tại sao chúng ta thiền? Khi được hỏi, những người tu thiền sẽ đưa ra nhiều lý do khác nhau cho việc tu tập thiền.
(Xem: 1486)
Hành thiền không dễ. Nó đòi hỏi thời giannghị lực. Nó cũng đòi hỏi sự kiên định, kỷ luật và đam mê.
(Xem: 2332)
Ngồi Thiền, ngồi tới lúc trong không có thân tâm, ngoài không có thế giới, xa gần đều trống rỗng thì mới đạt đến chỗ không có ngã-tướng,
(Xem: 3004)
Giả dụ như, có vị nói: Chánh niệmtỉnh thức trong giây phút hiện tại! Nếu lập ngôn như vậy, thì chánh niệm đồng nghĩa với tỉnh thức còn gì?
(Xem: 2172)
Phần lớn hành giả tưởng mình hành Thiền Vipassanā nhưng trên thực tế họ đang hành thiền Định
(Xem: 1675)
Thiền Minh Sát hay còn gọi là thiền Minh Sát Tuệ, tiếng Pāli là Vipassanā, có nghĩa là “Nhìn thấy mọi thứ như nó đang thực sự là”.
(Xem: 2552)
Lúc mới bước chân vào việc hành thiền, bạn chưa thấy rõ các chuyển biến của thân và tâm.
(Xem: 2148)
Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.
(Xem: 2517)
Thực hành thiền nó giúp đánh thức niềm tin của chúng ta, khôn ngoan và từ bi vốn cần và chúng ta sẵn có.
(Xem: 12004)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 2911)
Hành thiền không dễ. Nó đòi hỏi thời giannghị lực. Nó cũng đòi hỏi sự kiên định, kỷ luật và đam mê.
(Xem: 6514)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 4196)
Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh.
(Xem: 2531)
Tôi muốn nhấn mạnh rằng Thiền, không phải là việc chúng ta chỉ làm khi rảnh rỗi, trái lại Thiền tối cần cho cuộc sống hạnh phúc, an lành của chúng ta.
(Xem: 3179)
Hôm nay đề tài mà tôi muốn nói với các bạn là tỉnh giác hay hiểu biết sáng suốt trong khi ăn.
(Xem: 2514)
Sách thuộc loại song ngữ Việt- Anh gồm 95 bài thi kệ thiền, dịch Việt bởi Thiền sư Thích Thanh Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn. Tác giả dịch sang Anh ngữ với lời ghi chú nơi mỗi bài. Sách đã được phát hành hạn chế tại Việt Namrộng rãi trên mạng Amazon.
(Xem: 3041)
Nếu như đi bộ là một môn thể dục không tốn tiền và lúc nào cũng có thể tập được thì thiền là một pháp tu không mất thời gian và lúc nào cũng có thể thực tập được.
(Xem: 2813)
Thiền Định nuôi dưỡng năng lượng để phòng ngừa dịch bệnh, giúp cho bạn có một đời sống Thân khỏe, Tâm an, Trí sáng.
(Xem: 3461)
Chánh niệm đã trở nên phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, nhưng ở Nhật Bản nó đã ăn sâu vào văn hoá hàng thế kỷ.
(Xem: 3662)
Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.
(Xem: 3152)
Thiền Minh Sát có thể được xem như tiến trình phát triển một số tâm sở tích cực cho đến khi chúng đủ sức mạnh để hoàn toàn liên tục chế ngự tâm.
(Xem: 3000)
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổmọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 4251)
Đây là bài thuyết pháp đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Hoa. Ngài thuyết giảng ngay tại triều đình của Lương Võ Đế có sự hiện diện của nhà vua và
(Xem: 5915)
Pháp thiền này không cửa để vào, nhưng vẫn lấy tam học (giới, định, huệ) để lìa tam độc (tham, sân, si).
(Xem: 5228)
Quá trình hóa giải sự hoang mang bối rối dựa trên việc làm cho tâm chúng ta ổn định và thêm sức mạnh cho tâm. Chúng ta thực hiện việc này bằng cách thực hành thiền.
(Xem: 5506)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệtừ bichúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi.
(Xem: 3084)
Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi là kẻ luôn băn khoăn thao thức. Cuộc đời hình như chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi.
(Xem: 5092)
Theo truyền thống sách vở, hình như gắn liền với Thiền là trà, chớ không phải cà phê.
(Xem: 2292)
Chánh niệm là một năng khiếu giúp chúng ta tạo một không gian giữa những cảm xúc / cảm thọ và sự phản hồi của mình.
(Xem: 2292)
Ngày mới đến với đạo, tôi không có trí để đọc học hay tham cứu các loại kinh luận bình thường, vì vậy tôi chỉ biết nương vào pháp Biết vọng không theo....
(Xem: 2602)
Trong khi thực hành thiền quán, hành giả thường hay vướng vào năm chướng ngại, mà thuật ngữ Phật học gọi là ngũ triền cái.
(Xem: 2423)
Sử dụng tư tưởng như một đề mục chánh niệm là một điều quan trọng. Nếu chúng ta không ý thức được tư tưởng của mình khi chúng vừa mới khởi lên
(Xem: 3243)
Stress : có nghĩa là sự dồn nén, cưỡng ép trên cả hai mặt sinh lýtâm lý, một trạng thái căn thẳng thần kinh, gây ra lo âu, sợ sệt và sau cùng là sự suy nhược cơ thể.
(Xem: 4944)
“Chánh niệm là tỉnh giác, tu tập bằng cách đặc biệt duy trì chú tâm: mục đích tập trung vào hiện tiền và không phán đoán.”
(Xem: 4750)
Thực tập thiền địnhchánh niệm không những giúp ích cho sức khoẻ chung trong cuộc sống cá nhân mà còn giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân trong việc chữa trị bệnh được hiệu quả hơn.
(Xem: 3891)
Khi còn là một chú tiểu mới mười sáu tuổi, Thầy tôi đã dạy tôi cách đóng cửa với sự chú tâm một trăm phần trăm.
(Xem: 4917)
Từ trước đến nay, trên sách báo, tạp chí, trong nhiều băng giảng, cho đến chư vị thiền sư, nhà nghiên cứu đó đây, ai cũng nói đến chánh niệm, và lại nói nhiều cách khác nhau.
(Xem: 4657)
Sự khác biệt là nhờ thiền mà bạn học hỏi về bản chất của tâm mình, thay vì thế giới giác quan của dục vọngtham ái.
(Xem: 4425)
Những năm gần đây, danh từ “chánh niệm” được xuất hiện tràn ngập khắp sách vở, báo chí, học thuyết, các khóa học...
(Xem: 3857)
Thiền là đường lối để thực hiện sự buông bỏ. Khi hành thiền, ta buông bỏ thế giới phức tạp bên ngoài, để có thể vươn đến thế giới an nhiên bên trong.
(Xem: 8438)
Khi nhìn bức tượng Đức Phật đang ngồi thiền, hình ảnh đó làm tôi cảm thấy rất bình an.
(Xem: 5395)
Thiền định là một phép luyện tập thật cần thiết giúp phát huy tối đa các phẩm tính tinh thần như tình thương yêu, lòng từ bi và lòng vị tha.
(Xem: 8192)
Lòng từ bi nhân ái, tiếng Tây Tạng là Tse wa (rtse ba) là một thuật ngữ nói lên tình mẫu tử và nỗi âu lo vô biên của chư Phật đối với mỗi chúng sinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant