Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tại Sao Chúng Ta Thiền?

16 Tháng Tư 202215:54(Xem: 1435)
Tại Sao Chúng Ta Thiền?
Tại Sao Chúng Ta Thiền?

 Sayadaw Revata

Tri An


Tại sao chúng ta thiền? Khi được hỏi, những người tu thiền sẽ đưa ra nhiều lý do khác nhau cho việc tu tập thiền. Một số người làm như vậy vì những lý do có phần phàm phu như là để thả lỏng, để được hiệu quả hơn trong công việc, để có một tâm và thân khỏe hơn, để tâm được yên tịnh và yên lặng, hạnh phúc hơn, để đối phó, đương đầu tốt hơn với những thăng trầm trong cuộc sống, và v.v… Những người khác có thể thiền vì những lý tưởng cao hơn là được thoát khỏi khổ, hoặc có thể được đặt gánh nặng của năm uẩn xuống. Bạn có thể có lý do riêng của mình để cũng muốn tu tập thiền.

Thật ra, tu tập thiền là điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm trong cuộc sống của chúng taChúng ta có thể thu về nhiều lợi ích hiệp thế khác nhau khi chúng ta thọ trì (samādinnathiền tập để đạt được những lý tưởng cao hơn. Tuy nhiênmục đích tối thượng của việc tu tập thiền là cần phải biết Sự Thật (sacca).

Sau khi đức Phật (Buddha) thấu rõ Sự Thật (sacca), Ngài trở thành bậc Toàn giácĐức Phật đã xuất hiện trong thế gian liên quan đến việc thấu rõ sự thật.

Những ai thấu rõ Pháp (dhamma), các Sự Thậtnhư thật (theo thực tính), thì những người ấy có thể dứt khổ. Những ai đã thấu rõ Tứ Thánh Đế và Pháp như thật (theo thực tính), thì những người ấy có thể đặt gánh nặng của họ xuống - gánh nặng về năm uẩn.

Người hạnh phúc nhất ở thế gian là những người thấy rõ Nibbāna, Sự Bất Tử. Không có hạnh phúc nào khác có thể vượt trội hơn kinh nghiệm thấy rõ Níp-bàn (Nibbāna). Không có hạnh phúc thực sự trong nhục dục.

Mọi người trong thế gian theo đuổi những nhục dục vì họ cho rằng tìm thấy hạnh phúc từ việc trải nghiệm những nhục dục. Đức Phật không nói không có hạnh phúc trong nhục dục. Ngài xác nhận là có. Đó là lý do tại sao mọi người ở khắp thế gian theo đuổi nhục dục. Tuy nhiên, không có hạnh phúc thực sự. Dù chúng ta có được những gì chúng ta muốn hay không thì vẫn không có hạnh phúc thực sự trong việc theo đuổi những nhục dục. Sự theo đuổi đó không cùng tận. Sau một thời gianchúng ta gặp những khó khăn với tất cả những điều này. Cho nên, nếu chúng ta muốn hạnh phúc thực sự thì chúng ta cần tu tập thiền.

Loại hạnh phúc duy nhất được tìm thấy trực tiếp trong nhục dục là hạnh phúc bất thiệnMọi người trên khắp thế gian theo đuổi nhục dục là đang theo đuổi hạnh phúc bất thiện.

Nếu bạn muốn đặt gánh nặng của năm uẩn xuống,[1] bạn cần phải dừng theo đuổi hạnh phúc bất thiện, tức là hạnh phúc nhục dục. Thay vào đó, bạn cần phải tu tập tâm của mình. Những ai thành công trong việc tu tập tâm sẽ biết và thấy (jānāti passatiSự Thật (Sacca), Pháp (Dhammanhư thật (theo thực tính).

Mọi người trong thế gian không biết rõ sự thật (sacca). Họ biết rõ sự không thậtNguyên nhân của khổ là không biết sự thật. Hầu hết mọi người trong thế gian có nhiều sự nhầm lẫn trong tâm của họ do họ không biết sự thật. Khi họ biết được sự thật qua việc tu tập thiền, sự hiểu biết và tầm nhìn của họ sẽ trở nên rõ ràng để họ có thể xóa bỏ hoài nghi của mình. Theo cách này, họ có thể từng bước trở nên thoát khỏi khổ, cuối cùng đạt đến sự giác ngộ.

Khi ấy, mục đích của việc tu tập thiền là để biết và thấy Sự Thật (sacca). Nó cũng có thể được đặt theo cách khác: Mục đích của việc tu tập thiền là để huấn luyện hay tu tập tâm - không phải để điều khiển tâm, mà là huấn luyện hay tu tập tâm. Điều khiển tâm và huấn luyện hay tu tập tâm là hai việc khác nhau. Nếu bạn thiền chỉ với chủ ý điều khiển tâm của bạn, bạn sẽ không thành công. Nếu bạn thành công trong việc huấn luyện hay tu tập tâm của mình, bạn đang điều khiển nó một cách gián tiếp.

Thiền tập là huấn luyện hay tu tập tâm. Hầu hết tâm của mọi người không được huấn luyện. Tâm đã được huấn luyện hoàn toàn khác với tâm không được huấn luyện. Một tâm không được huấn luyện đưa đến khổ; một tâm đã được huấn luyện đưa đến giải thoát khỏi khổ. Chúng ta càng huấn luyện hay tu tập tâm thì chúng ta sẽ càng hạnh phúc.

Bây giờ, có nhiều loại huấn luyện. Chúng ta đã được huấn luyện bởi những người khác từ khi chúng ta còn trẻ. Đôi khi chính chúng ta huấn luyện người khác. Thiền tập là việc tự huấn luyện, đó là loại huấn luyện quan trọng nhất cũng như khó nhất. Dù khó khăn thì nó là phần thiết yếu, bởi vì chúng ta không thể trông mong trải nghiệm hạnh phúc thực sự trừ khi chúng ta huấn luyện hay tu tập tâm. Không có việc huấn luyện hay tu tập tâm, chúng ta không thể tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho chính mình ở hiện tại hay ở vị lai. Cách duy nhất để làm như vậy là huấn luyện hay tu tập tâm. Trong số tất cả các loại huấn luyện khác nhau - huấn luyện thể chất, huấn luyện nghề nghiệp, v.v… - không có gì khó khăn như huấn luyện hay tu tập tâm. Cho nên, chúng ta cần dành hết một lượng thời gian thích hợp cho việc huấn luyện hay tu tập tâm này để được thành công. Người thành công trong việc tu tập tâm là biết và thấy Sự ThậtPháp như thật (đúng thực tính).

Để biết và để thấy Pháp như thật (theo thực tính), đức Phật đã dạy ba phần học: giới họcđịnh học và tuệ học. Phần học đầu tiên, giới học, là hành trì giới luật. Đây là nền tảng. Nương vào phần học này, bạn cần tiếp tục với phần học thứ hai là định học. Không có phần học thứ nhất, phần học thứ hai không thể được tu tập.

Trong phần học thứ hai, đức Phật đã dạy 40 đề mục thiền chỉ tịnh (samatha). Chúng tôi cũng dạy những người tu thiền hầu hết tất cả 40 loại thiền chỉ tịnh khi đủ duyên thích hợp để làm như vậy. Mục đích của việc tu tập phần học thứ hai là để biết và thấy các Sự Thật như thật (theo thực tính). Như đức Phật đã nói: ‘Này chư bhikkhu, tu tập định. Người được định biết và thấy Sự Thật như thật (theo thực tính).’[2] Lại nữa, biết và thấy Sự ThậtPháp như thật (theo thực tính), là mục đích của việc tu tập thiền. Nếu một người được định biết và thấy Pháp, các Sự Thậtnhư thật (theo thực tính), tương tự người không được định sẽ không biết hoặc thấy Pháp, Sự Thật như thật (theo thực tính). Biết và thấy Pháp là cách để dứt khổ. Biết và thấy Pháp là cách để đặt gánh nặng của năm uẩn (khandha) xuống [thân sắc (rūpa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), tư (cetanā) hành và thức (viññāṇa)]. Biết và thấy Pháp là cách để trải nghiệm hạnh phúc thật sự, Níp-bàn, Bất Tử. Nếu bạn muốn chấm dứt khổ ngay trong kiếp sống này và đặt gánh nặng của năm uẩn xuống và được hạnh phúc thì bạn cần biết và thấy Pháp, các Sự Thật như thật (theo thực tính). Nếu bạn muốn biết và thấy Pháp thì bạn cần tu tập định. Không có tu tập định thì không thể biết và thấy Pháp như thật (theo thực tính).

Chúng ta cần tu tập định (samādhi) để chúng ta có thể thấy những gì thông thường không thể được thấy. Có nhiều pháp không thể được thấy bằng mắt thường. Ví dụ như chúng ta liên tục bị vây quanh bởi nhiều vi khuẩn rất nhỏ. Chúng ta biết rằng chúng ở trong không khí và trên da và trên quần áo của chúng ta, dù chúng ta không thể thấy chúng bằng mắt thườngTuy nhiênchúng ta biết rằng vi khuẩn ở khắp quanh ta vì các nhà khoa học đã đầu tư kính hiển vi và sử dụng nó để thấy những vi khuẩn rất nhỏ mà không thể được thấy chỉ bằng mắt của con ngườiTương tự, Pháp mà đức Phật đã thấu rõ và Ngài đã dạy - Pháp mà tất cả chúng ta muốn thấu rõ - vượt ra ngoài phạm vi giới hạn của mắt thường. Giống như chúng ta không thể thấy những vi khuẩn rất nhỏ mà không có sự trợ giúp của kính hiển vi mạnh mẽ, tuy nhiên chúng ta không thể biết hay thấy Pháp như thật (theo thực tính) mà không có định, bởi vì chúng nằm ngoài phạm vi mắt thườngNgoài ra, dù chúng ta có thể thấy vi khuẩn rất nhỏ bằng kính hiển vi, nhưng Pháp như thật (theo thực tính) không thể được thấy dù bằng những thiết bị mạnh nhất. Biết và thấy Pháp, Sự Thật như thật (theo thực tính) là ngoài khả năng của bất cứ thiết bị nào bên ngoài. Sự Thật không thể được nhận ra bằng cách phụ thuộc vào bất cứ thiết bị nào bên ngoài; chúng vô dụng trong trường hợp này và chúng ta không cần chúng. Điều chúng ta cần là sức mạnh nội tại. Sức mạnh ấy là định. Đó là pháp chúng ta cần tu tập cho chính mình.

Nhớ rằng, không có tu tập định, không có cách nào để nhận ra Pháp, vì chỉ có người đạt định mới có thể biết và thấy Pháp như thật (theo thực tính), như đức Phật đã dạy. Dù bạn có cố gắng ra sao, và thậm chí nếu bạn dùng cuộc đời còn lại của mình để cố gắng thì bạn sẽ không bao giờ biết và thấy Pháp, Sự Thật như thật (theo thực tính), trừ khi bạn tu tập định.

Có người nói: “Điều quan trọng phải giải quyết trước cả những điều quan trọng khác”. Nếu bạn muốn biết và thấy Pháp thì bạn phải làm điều gì đến trước - điều vô cùng ưu tiên - đó là, bạn phải tu tập định. Đây là điều trước tiên.

Trích từ sách:
Hướng Dẫn Thiền Ānāpānasati Cho Người Mới Bắt Đầu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 35063)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 43867)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 53116)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 24921)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 38067)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 24827)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21893)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21122)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
(Xem: 27918)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 39154)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25586)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 14091)
Hiện nay, càng có nhiều người đang xoay qua và đặt kỳ vọng vào Thiền. Cho nên, họ rất cần thiết những phương thức hướng dẫn đơn giản nhất, để cho họ có thể tự tu tập...
(Xem: 8572)
Tác Giả- Hirosachiya - Dịch Giả-Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
(Xem: 30574)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 38064)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20144)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 15540)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 38725)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 13312)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17537)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 12375)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13800)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 12994)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12886)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14162)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 21101)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 13868)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 17052)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12625)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30723)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 14644)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13062)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 20288)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant