Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tại Sao Phải Hành Thiền?

30 Tháng Mười 202215:37(Xem: 975)
Tại Sao Phải Hành Thiền?

Tại Sao Phải Hành Thiền?

Ajahn Lee Dhammadharo
Diệu Liên Lý Thu Linh 

 hinh phat 5



Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất. Cuộc đời Ngài ngắn ngủi nhưng đầy biến độngNổi tiếng là vị thầy đạo hạnh và có khả năng thần thông, Ngài là người đầu tiên đã đem truyền thống tu khổ hạnh ra khỏi những cánh rừng thuộc lưu vực sông Mê-kông, để hòa nhập vào xã hội hiện đại ở ngay trung tâm Thái Lan.

+++

 

§ Ở đâu có pháp, ở đó có nhân. Thế giới chúng ta trải nghiệm đến từ tâm, là nhân của nó. Nếu tâm tốt, thế giới sẽ tốt đẹp. Nếu tâm xấu, thế giới sẽ xấu.

§ Tâm, khi không trụ nơi thân trong giờ phút hiện tại, nó là "thế giới". Khi nó ở với thân trong hiện tại, đó là Pháp.  Nếu tâm là thế giới, nó sẽ nóng như lửa. Nếu tâm là Pháp, nó mát mẻ như nước.

§ Đừng tự mãn. Hãy nhắc nhở bản thân rằng tất cả chúng ta đang từng ngày bị đuổi ra khỏi thế giới này.  Nói cách khác, lão hóa đang theo sau, bệnh tật đe dọa, và cái chết đang tăng tốc. Vì thế, đừng quên lãng, đừng đùa giỡn với các uế nhiễm của mình. Hãy thân cận với các phẩm chất của Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng) cho đến khi tâm ta phát triển được Chánh định. Nhờ đó, ta sẽ không có gì phải sợ hãi trước những hiểm nguy của thế gian.

§ Có lòng tin nơi người khác cũng không sao, nhưng điều đó chẳng có gì đặc biệtTương tự như vay tiền: Chúng ta sẽ phải chia sẻ lợi tức đầu tư của mình với những người cho vay. Khi chúng ta còn chưa biết, còn chưa thực sự có niềm tin nơi bản thân, mà vẫn phải tin vào những gì người khác nói, thì ta có khác gì đứa trẻ sơ sinh phải phụ thuộc vào cha mẹ của mình. Nếu không trở nên mạnh mẽ hơn, chúng ta sẽ phải tiếp tục nhận sự chăm sóc cho đến tuổi già. Nếu chúng ta không cố gắng rèn luyện tâm cho đến khi nó vững vàng, không lay chuyển, nó sẽ không làm phát sinh sức mạnh của định và sẽ mãi là một đứa trẻ. Khi ta có thể rũ bỏ tất cả các vấn đề trong tâm, chỉ còn lại tâm và chỉ tâm, Tam bảo sẽ xuất hiện trong tâm: đó là Phật BảoPháp Bảo và Tăng Bảo.  Khi Tam bảo xuất hiện trong tâm, chúng ta sẽ không trì kéo mình xuống bằng cách mang theo nhiều thứ khác.  Khi đã có các của báu này, tâm ta có thể nhẹ nhàng, và các kho báu quý giá khác sẽ phát sinh trong ta.  Nói cách khác, niềm tin vào các phẩm chất của Đức Phật sẽ xuất hiện trong tâm. Sau đó, ta sẽ thực hành phù hợp với những phẩm chất đó cho đến khi ta đạt được các thành tựu khác nhau do chúng mang đến.  Ta sẽ được nhìn thấy Phật, Pháp và Tăng chân chính trong tâm mình. Nếu bạn chỉ cố quy y Tam bảo ở bên ngoài, chắc chắn bạn sẽ thất bại. Đức Phật ở bên ngoài đã Niết-bàn rất lâu rồi.  Pháp ở bên ngoài chỉ là những con chữ trên trang sách.  Tăng ở bên ngoài chỉ là những người với chiếc đầu không tóc, với chiếc y vàng dong ruổi khắp nơi.  Nếu bạn cố bám vào những thứ này, thì giống như vác theo cây cuốc nặng chẳng để làm gì cả.  Nhưng nếu bạn nương theo phẩm hạnh của Phật, Pháp và Tăng ở bên trong và thực hành chúng, bạn sẽ nhận ra rằng những gì bạn đang tìm kiếm đang ở ngay trong tâm bạn. Rồi thì bạn muốn gì? Tái sinh trở lại kiếp con người?  Được lên cõi chư thiên? Đạt đến Niết-bàn? Hay xuống địa ngục? Tất cả đều khả thi, ngay nơi bạn.

§ Đức Phật đã dạy rằng năm uẩn là gánh nặng, vì tất cả đều sẽ đi đến mức ta không thể tiếp tục mang chúng đi khắp nơi nữa, mà phải ném chúng xuống bùn. Nếu ta không tiếp tục tẩy uế chúng, chúng sẽ ngày càng nặng hơn. Còn nếu ta phụ thuộc vào người khác, ta chỉ trì kéo họ xuống, trong khi bản thân ta hoàn toàn bất lực. Đó là do việc cất giấu mọi thứ trong lòng cũng giống như chụp ảnh mà không bao giờ tráng phim. Bạn chụp ảnh lúc ăn, lúc nói, bạn đưa vào phim những gì được nghe, nhưng chỉ có thế: trên phim. Bạn chưa bao giờ dừng lại để xem các bức ảnh bạn chụp, đẹp hay xấu. Nếu bạn muốn xem ảnh, bạn phải mang phim vào phòng tối, bằng  cách nhắm mắt lại, hành thiền, đạt được sơ thiền, hướng suy nghĩ của bạn đến hiện tại và đánh giá nó cho đến khi bạn có thể thấu rõ bản thân. Nếu hiện tại bạn không đi vào phòng tối, một ngày nào đó Thần Chết cũng sẽ bịt mắt, trói tay chân bạn, và kéo bạn vào phòng tối của hắn.  Nói cách khác, khi bạn đang trên bờ vực của cái chết, bạn sẽ không thể mở miệng, mở mắt. Không ai sẽ có thể cho bạn ăn. Bạn có muốn ăn cũng không thể ăn. Bạn có muốn nói, cũng không thể nói. Tai bạn sẽ bị đóng chặt, bạn không thể nghe thấy bất cứ điều gì rõ ràng. Bạn không thể nhìn thấy cha mẹgia đình, con cháu. Bạn không thể trăn trối với họ về những mong muốn cuối cùng của mình. Đó được gọi là phòng tối của Thần Chết.

§ Tâm là thứ duy nhất cảm nhận được niềm vui và nỗi đau. Thân không có ý thức gì về những điều này cả. Giống như kẻ tội phạm cầm  con dao để giết ai đó: Người ta không săn lùng con dao để trừng phạt nó. Người ta chỉ trừng phạt kẻ đã sử dụng dao để thực hiện hành vi giết người.

§ Nếu tâm của bạn không tốt, thì hành động của bạn không thực sự thiện lành, và lời nói của bạn cũng không thực sự chân thật.

 § Bạn phải tự phát triển nội lực, như dự trữ  thuốc súng. Nếu một khẩu súng không có thuốc súng, ta không thể sử dụng nó. Người hầu không đủ quyền lực để làm chủ ai cả.  Còn người có quyền lực, họ chỉ cần chỉ tay, là người khác phải ba chân, bốn cẳng làm theo ý họ.  Nếu chúng ta không phát triển nội lực riêng, chúng ta sẽ luôn phải là người hầu - nô lệ cho sự ô uế .

§ Thân giống như một con dao. Nếu bạn có dao nhưng không tiếp tục mài dũa, nó sẽ bị phủ dầy rỉ sét. Tương tự, khi bạn có thân - các yếu tố vật lý, các uẩn và phương tiện cảm giác – mà không huấn luyện, chăm sóc và đánh bóng, nó sẽ đầy những ô uế. Nếu thân là một khẩu súng, thì nó sẽ không giết nổi một con ruồi.

§ Thường, tâm không thích ở một nơi.  Nó cứ chạy ra mắt, tai, mũi, lưỡi và thân — giống như một dòng sông chẻ ra năm nhánh thay vì chảy xuôi một dòng. Ở một con sông như thế, dòng nước chảy bị suy yếu, không thể là cường lưu mạnh mẽ.  Ngoài việc tuôn chảy theo năm giác quan, tâm còn len lỏi ra ngoài qua những suy nghĩ về quá khứ và tương lai, thay vì trụ vững trong hiện tại. Đây là lý do tại sao tâm không có sự bình an hay sức mạnh, do nó không bao giờ được nghỉ ngơi. Khi tâm suy yếu, thân cũng không thể mạnh và sẽ không thể thành công ở bất cứ điều gì.

 

§ Nếu tâm không trụ nơi thân, ngay trong hiện tại, mà lang thang đây đó, tiếp xúc với các pháp bên ngoài, chắc chắn nó sẽ gặp nhiều vấn đề, giống như người không ở trong nhà mà đi lang thang cùng khắp.  Chắc chắn người đó phải chịu nắng, mưa, và có thể bị tai nạn xe cộ hoặc bị chó dại cắn. Nếu chúng ta ở trong nhà, thì dù vẫn có một số nguy hiểm, nhưng chúng sẽ không quá nghiêm trọng và chúng ta sẽ không chịu nhiều hệ lụy.

§ Khi tâm không yên tĩnh, cũng giống như cầm đuốc chạy lòng vòng.  Chắc chắn bạn sẽ bị phỏng.  Chỉ khi ngừng chạy, bạn mới có thể yên thân.

§ Những người tích lũy công đức nhưng không phát triển nền tảng cho tâm, giống như người sở hữu đất đai nhưng không có giấy tờ.  Họ có thể bán đất lấy tiền, nhưng họ dễ là con mồi cho những kẻ lừa đảo, vì họ không có bằng chứng gì cho sự sở hữu đó.  Nếu bạn thực hành bố thí và giữ giới nhưng không thực hành thiền định (nền tảng của tâm), thì giống như chỉ tắm từ thắt lưng trở xuống khi trời nóng nực.  Nếu không tắm từ đầu xuống chân, bạn sẽ không hoàn toàn sảng khoái, bởi vì sự mát mẻ không đi đến tận tâm.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh

10-2022

Chuyển ngữ từ WHY MEDITATE?, sách SKILL OF RELEASE, do Tỳ kheo Ṭhānissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff) tổng hợp và chuyển dịch sang tiếng Anh)-1995.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10329)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 11923)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9629)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10145)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10165)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 18967)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 14451)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 24143)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 15238)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10248)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 21215)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10155)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19096)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 11267)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 18484)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 9193)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 15721)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
(Xem: 25461)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 37751)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 19420)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18492)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 14068)
Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
(Xem: 19919)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 9411)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền.
(Xem: 14210)
Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc.
(Xem: 35350)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 10564)
Trên núi Linh Thứu ngày nọ, trước một cử toạ gồm 1.250 Tì kheo, thay vì thuyết pháp Đức Phật chỉ cầm lên một cành hoa. Ngài se cành hoa ấy giữa mấy ngón tay, và im lặng.
(Xem: 19534)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 23063)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13269)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 20042)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 10502)
Tôi rất cảm phục BS Thynn Thynn khi bà đã tận tình giải thích thấu đáo, trong quyển sách của bà, về cách sống tỉnh giác trong đời sống thường ngày.
(Xem: 9529)
Nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức” của y không phải là “thiện đức” thứ thiệt...
(Xem: 9072)
Con đường Trung đạo Thiền định, không phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà chúng dành chung cho tất cả các tông phái Phật giáo trong đó có Tịnh độ tông, và Mật tông.
(Xem: 8373)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền.
(Xem: 9666)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt.
(Xem: 11111)
Tranh Đại Thừa vẽ con trâu đen. Lần lượt qua từng bước họa, trâu đen trổ trắng lần lần, trắng từ trên đỉnh đầu, lan dần xuống mình, rồi chót đuôi.
(Xem: 8217)
Tất cả pháp hữu vi, Như mộng, huyễn, bọt, ảnh, Như sương, như ánh chớp, Hãy quán sát như vậy.
(Xem: 13913)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 9821)
Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên.
(Xem: 15044)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 12441)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 11211)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 11990)
Thiền Lâm Tế Nhật Bản - Nguyên tác: Matsubara Taidoo; Việt dịch: HT Thích Như Điển
(Xem: 10941)
Chư vị Tổ sư trong khoảng thời gian diệu ngộ, tâm tư bay bổng thênh thang như trời mây... Hạnh Huệ; Thuần Bạch dịch
(Xem: 36274)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 8865)
Từ thế giới biến đổi vô cùng của thời gian, xuyên suốt qua từng hiển hiện của không gian, từ đỉnh cao ngút ngàn đi lại của tâm thức, đến chốn không cùng của uyên nguyên... Như Hùng
(Xem: 17116)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10356)
Tác phẩm “Thiền Tông Chỉ Nam” hay còn gọi là “La Bàn Thiền” này, chủ yếu dựa trên các cuộc Pháp thoại của Thiền sư Sùng Sơn qua sự trình bày giáo lý căn bản của Phật giáo... Thích Giác Nguyên dịch
(Xem: 12106)
Đối với người mới tập thiền, không nên ngồi thiền trong lúc qúa no đói, có bệnh, thiếu ngủ, khát nước, quần áo qúa chật, qúa nóng lạnh, qúa ồn ào, không có tọa cụ... Toàn Không
(Xem: 13491)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 9064)
Thiền viết đầy đủ là thiền na, phiên âm từ phạn ngữ dhyana, có nghĩa là tư duy suy xét về một đối tượng tâm thức... Hư Thân Huỳnh trung Chánh
(Xem: 24597)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
(Xem: 11533)
Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10226)
Thật cần yếu để học hỏithành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc... Đạt Lai Lạt Ma; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 14409)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 12916)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
(Xem: 12351)
Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724)... Thích Duy Lực dịch
(Xem: 9493)
Tìm Phật ở đâu? Trăm ngàn kẻ điên đi tìm Phật, nếu có tìm thấy một người thì đó cũng không phải là Phật... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10045)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant